ĐỀ CƯƠNG ÔN CUỐI KÌ TRIẾT/ trường đại học ngoại ngữ - đại học Đà Nẵng
Triết học, khác với một số loại hình nhận thức khác, trước khi giải quyết các vấn đề cụ thể của mình, nó buộc phải giải quyết một vấn đề có ý nghĩa nền tảng và là điểm xuất phát để giải quyết những vấn đề còn lại à vấn đề giữa mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. à Vấn đề cơ bản của triết học. Ph. Ăngghen viết : “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là vấn đề giữa tư duy và tồn tại.
Preview text:
16:46 9/9/24
ĐỀ CƯƠNG ÔN CUỐI KÌ TRIẾT
ĐỀ CƯƠNG ÔN CUỐI KÌ TRIẾT
1/ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC. ** NỘI DUNG :
- Triết học, khác với một số loại hình nhận thức khác, trước khi giải quyết
các vấn đề cụ thể của mình, nó buộc phải giải quyết một vấn đề có ý
nghĩa nền tảng và là điểm xuất phát để giải quyết những vấn đề còn lại à
vấn đề giữa mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. à Vấn đề cơ bản của triết
học. Ph. Ăngghen viết : “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là
triết học hiện đại, là vấn đề giữa tư duy và tồn tại.
- Để giải quyết được các vấn đề chuyên sâu của từng học thuyết, câu hỏi
đặt ra đối với triết học trước hết vẫn là : thế giới tồn tại bên ngoài tư duy
con người có quan hệ như thế nào với thế giới tồn tại bên trong ý thức của
con người? Con người có khả năng hiểu biết đến đâu về sự tồn tại thực của
thế giới? à Bất kì trường phái triết học nào cũng không thể lảng tránh giải
quyết những vấn đề này – Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại và tư duy.
- Khi giải quyết những vấn đề cơ bản, mỗi triết học không chỉ xác định nền
tảng và điểm xuất phát của mình để giải quyết các vấn đề khác mà thông
qua đó, lập trường, thế giới quan của các học thuyết và các triết gia cũng được xác định.
à Vấn đề cơ bản của triết học có 2 mặt :
1. Mặt thứ nhất (BẢN THỂ LUẬN) : Vật chất và tinh thần, cái nào có
trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? Nói cách khác, khi tìm ra
nguyên nhân cuối cùng của sự vật, hiện tượng hay sự vận động, thì
nguyên nhân vật chất hay nguyên nhân tinh thần đóng vai trò quyết định.
2. Mặt thứ hai (NHẬN THỨC LUẬN) : Con người có khả năng nhận thức
được thế giới hay không? Nói cách khác, khi khám phá sự vật và hiện
tượng, con người có dám tin rằng mình sẽ nhận thức được sự vật và hiện tượng hay không.
à Cách trả lời 2 câu hỏi trên quy định lập trường của nhà triết học và của
trường phái triết học, xác định việc hình thành các trường phái lớn của triết học. about:blank 1/31 16:46 9/9/24
ĐỀ CƯƠNG ÔN CUỐI KÌ TRIẾT
** KẾT QUẢ CỦA CÁCH GIẢI QUYẾT
I. KẾT QUẢ CỦA CÁCH GIẢI QUYẾT MẶT THỨ NHẤT VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC
à Việc giải quyết… phân chia các nhà triết học ra làm 2 trường phái lớn: + Nhà duy
vật (cho rằng vật chất, giới tự nhiên là cái có trước và quyết
định ý thức của con người.
+ Nhà duy tâm (cho rằng ý thức, tinh thần, ý niệm, cảm giác là cái có trước giới tự nhiên)
-1- Hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật about:blank 2/31 16:46 9/9/24
ĐỀ CƯƠNG ÔN CUỐI KÌ TRIẾT
(à Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức cao nhất vì :
+ Đã khắc phục được hạn chế của các CNDV trước đó. à đã đấu tranh
không khoan nhượng với các học thuyết triết học trước đó
+ Kế thừa tinh hoa của các học thuyết trước đó (TH cổ điển Đức), sử dụng
triệt để các thành tựu khoa học đương thời (KHTN) để giải thích, cải tạo
thế giới nên CNDVBC có sự thống nhất giữa CNDV và KH, CNDV và PBC
+ Sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử à Đã chỉ ra quy luật chung nhất
chi phối sự hình thành, vận động và phát triển của xã hội và lịch sử à TH
Mác không chỉ dừng lại ở nhận thức, giải thích thế giới mà còn cải tạo thế giới.)
-2-Những hình thức của chủ nghĩa duy tâm :
+ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan : thừa nhận tính thứ nhất của ý thức
con người, phủ nhận sự tồn tại khách quan của hiện thực Vd : about:blank 3/31 16:46 9/9/24
ĐỀ CƯƠNG ÔN CUỐI KÌ TRIẾT
+ Chủ nghĩa duy tâm khách quan : thừa nhận tính thứ nhất là thứ tinh
thần khách quan (gt : ý niệm, tinh thần tuyệt đối, lý tính thế giới) có trước
và tồn tại độc lập với con người. Vd :
Theo Plato, thế giới ý niệm tựa như đoàn người đi qua
-3- Trường phái nhị nguyên luận
à Có những nhà triết học giải thích thế giới bằng cả hai bản nguyên vật
chất và tinh thần, xem vật chất và tinh thần là hai bản nguyên có thể
cùng quyết định nguồn gốc và sự vận động của thế giới. à Điển hình là .
Decartes à Những người này khi giải quyết một vấn đề
nào đó, ở 1 thời điểm nhất định là người duy vật và khi giải quyết vấn đề
khác lại là người duy tâm.
à Song, xét đến cùng nhị nguyên luận thuộc về chủ nghĩa duy tâm.
>> Những quan điểm, học phái triết học dù thực tế rất phong phú
và đa dạng nhưng dù đa dạng đến mấy chúng chỉ thuộc về hai lập
trường cơ bản. Triết học do vậy cũng được chia thành 2 trường
phái chính là CNDV và CNDT à Lịch sử đấu tranh của triết học chủ
yếu là của hai trường phái này. about:blank 4/31 16:46 9/9/24
ĐỀ CƯƠNG ÔN CUỐI KÌ TRIẾT
I. KẾT QUẢ CỦA CÁCH GIẢI QUYẾT MẶT THỨ HAI VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC
- Thuyết có thể biết (khả tri luận) và thuyết không thể biết (bất khả tri
luận) là kết quả của các giải quyết mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học
với câu hỏi “con người có khă năng nhận thức được thế giới hay không?”,
tuyệt đại số các nhà triết học trả lời khẳng định : thừa nhận khả năng
nhận thức được thế giới của con người.
+ Học thuyết khẳng định khả năng nhận thức của con người được gọi là
thuyết khả tri (Gnosticism – thuyết có thể biết). Thuyết khả tri khẳng định
nguyên tắc : con người có thể hiểu được bản chất của sự vật. Nói cách
khác, cảm giác, biểu tượng, quan niệm và nói chung ý thức mà con người
có được về sự vật, nguyên tắc là phù hợp với bản thân sự vật.
+ Học thuyết triết học phủ nhận khả năng nhận thức của con người được
gọi là thuyết bất khả tri (Agnosticism – thuyết không thể biết). Thuyết bất
khả tri khẳng định nguyên tắc : con người không thể hiểu được bản chất
của đối tượng. Kết quả nhận thức mà loài người có được chỉ là hình thức
bề ngoài, hạn hẹp, cắt xén về đối tượng. Các hình ảnh, tính chất, đặc điểm
của đối tượng mà giác quan con người thu nhận được trong quá trình nhận
thức cho dù có tính xác thực, cũng không cho phép con người đồng nhất
chúng với đối tượng. Bất khả tri không tuyệt đối phủ nhận những thực tại
siêu nhiên hay thực tại được cảm giác của con người, những vẫn khẳng
định ý thức con người không thể đạt tới thực tại tuyệt đối hay thực tại như
nó vốn có, vì mọi thực tại tuyệt đối đều nằm ngoài kinh nghiệm của con người về thế giới.
2.1/ NHỮNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT
TRƯỚC MÁC VỀ QUAN NIỆM VẬT CHẤT about:blank 5/31 16:46 9/9/24
ĐỀ CƯƠNG ÔN CUỐI KÌ TRIẾT **Tích cực :
- Các nhà duy vật trước Mác đã xác lập phương pháp luận tích cực cho sự
phát triển nhận thức một cách khoa học về thế giới. Đặc biệt là trong việc
giải thích về cấu tạo vật chất khách quan của các hiện tượng tự nhiên,
- Làm tiền đề cho việc giải quyết đúng đắn nhiều vấn đề trong việc ứng xử
tích cực giữa con người và giới tự nhiên, vì sự sinh tồn và phát triển của con người. **Hạn chế :
- Quan niệm về vật chất của các nhà duy vật trước Mác chưa bao quát
được mọi tồn tại vật chất trong thế giới,
- Quan niệm này chủ yếu mới chỉ được tiếp cận từ giác độ cấu tạo bản thể
vật chất của các sự vật, hiện tượng trong thế giới, giác độ nhận thức luận
chưa được nghiên cứu đầy đủ à chưa giải quyết được triệt để phạm trù vật
chất từ góc độ giải quyết hai mặt vấn đề cơ bản của triết học.
2.2/ NỘI DUNG, Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN của ĐỊNH NGHĨA
VẬT CHẤT CỦA LÊ-NIN
Ta có định nghĩa VC của Lenin như sau : “Vật chất là một phạm trù triết
học dùng để chỉ thực tại khách quan
được đem lại cho con người trong cảm giác,
được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không
lệ thuộc vào cảm giác.” **Nội dung
Thứ nhất, vật chất là một phạm trù triết học với “vật chất là toàn bộ
thực tại khách quan”. Nó khái quát những thuộc tính cơ bản nhất, phổ
biến nhất của mọi dạng tồn tại của vật chất so với khái niệm vật chất
được sử dụng trong các khoa học chuyên ngành, hay nói cách khác là
khác dùng để chỉ những dạng vật chất cụ thể như: nước, lửa, không khí, nguyên tử, thịt bò…
Thứ hai, vật chất chính là thực tại khách quan, nghĩa là sự tồn tại
vận động và phát triển của nó không lệ thuộc vào tâm tư, nguyện vọng,
ý chí và nhận thức của con người cho dù con người nhận thức được nó.
Thuộc tính tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức của con người
là điều kiện cần và đủ để phân biệt cái gì thuộc về vật chất và cái gì
không thuộc về vật chất. about:blank 6/31 16:46 9/9/24
ĐỀ CƯƠNG ÔN CUỐI KÌ TRIẾT
Thứ ba, vật chất (dưới những hình thức tồn tại cụ thể của nó) là
nguồn gốc khách quan của cảm giác, ý thức; những cái có thể gây
nên cảm giác ở con người khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến các giác quan của con người.
Thứ tư, vật chất là những cái mà ý thức phản ánh. Các hiện tượng
tinh thần luôn có nguồn gốc từ các hiện tượng vật chất. **Ý nghĩa :
- Trong định nghĩa này, Lê-nin đã giải quyết triệt để vấn đề cơ
bản của triết học trên lập trường DVBC. Cụ thể là vật chất là cái có
trước, ý thức là cái có sau thể hiện ở câu“ được đem lại cho con người
trong cảm giác” à Chống lại chủ nghĩa duy tâm; con người có khả năng
nhận thức được thế giới thông qua câu “ được cảm giác của chúng ta chép
lại, chụp lại, phản ánh”, à chống lại thuyết bất khả tri cũng như khắc phục
hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước Mác
- Mở đường cho khoa học tự nhiên phát triển à để các nhà khoa học
tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu thế giới, dù tìm ra cái gì đi chăng nữa,
phạm vi đều nằm trong thực tại khách quan (tồn tại có thực bên ngoài,
độc lập và không phụ thuộc vào ý thức, chỉ có đã biết và chưa biết mà thôi.
- Là cơ sở khoa học để xác định vật chất trong lĩnh vực xã hội. Đó
là điều kiện sinh hoạt vật chất, hoạt động vật chất và các quan hệ vật
chất xã hội giữa người với người,
3.1/ QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ NGUỒN GỐC, BẢN
CHẤT, KẾT CẤU CỦA Ý THỨC. *1*Nguồn gốc : about:blank 7/31 16:46 9/9/24
ĐỀ CƯƠNG ÔN CUỐI KÌ TRIẾT
** Nguồn gốc tự nhiên : sự xuất hiện của con người và hình thành bộ óc
của con người có năng lực phản ánh hiện thực khách quan. Bộ óc của con
người tinh vi và phức tạp, nhờ có thế giới khách quan tác động lên bộ não
mà bộ não con người có thể phản ánh. Phản ánh của con người là phản
ánh ý thức, tức là phản ánh một cách năng động, sáng tạo mà chỉ riêng con người mới có.
** Nguồn gốc xã hội : à nguồn gốc đóng vai trò quyết định
- Lao động là con người phải sử dụng công cụ lao động tác động vào giới
tự nhiên để tạo ra của cải vật chất. à Nhờ có lao động, cơ thể, bộ não con người thay đổi
- Công cụ lao động tác động vào thế giới tự nhiên à sự vật tự nhiên bộc lộ
ra các thuộc tính, yếu tố, kết cấu, quy luật à nhận thức con người đầy đủ
hơn. à Nhờ công cụ lao động nối dài các giác quan cho con người, giúp con
người nhận biết thế giới sâu sắc hơn.
- Cùng với lao động, sau lao động, con người nảy sinh nhu cầu trao đổi
thông tin, giao tiếp với nhau à Ngôn ngữ
- Ngôn ngữ là vỏ vật chất của tư duy, phương tiện để giao tiếp để truyền
tải tri thức hay giao lưu, trao đổi tình cảm.
à Nhờ có ngôn ngữ, con người bớt lệ thuộc vào các đối tượng vật chất cụ
thể à Tư duy, trí tuệ con người ngày càng phát triển, *2*Bản chất
- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan (QĐ CNDVBC)
+ Ý thức là cái phản ánh TGKQ, không phải là sự vật mà chỉ là hình ảnh
của sự vật trong bộ óc của con người.
+ Nội dung ý thức phản ánh là khách quan, hình thức phản ánh là chủ
quan à ý thức là cái vật chất di chuyển vào bộ óc người và bị cải biến
+ Kết quả phản ánh phụ thuộc vào nhiều yếu tố : đối tượng phản ánh,
điều kiện lịch sử - xã hội, phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm sống của từng chủ thể phản ánh.
- Ý thức là sự phản ánh mang tính tự giác, tích cực, sáng tạo và
gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã hội
+ Ý thức là kết quả của quá trình có định hướng, có mục đích
+ Ý thức hình thành, phát triển gắn liền với hoạt động thực tiễn xã hội about:blank 8/31 16:46 9/9/24
ĐỀ CƯƠNG ÔN CUỐI KÌ TRIẾT
+ Bằng hoạt động thực tiễn đa dạng, phong phú của mình, con người biến
đổi thế giới và chủ động khám phá không ngừng bề rộng và chiều sâu của
các đối tượng phản ánh
+ Ý thức còn là quá trình thống nhất của 3 mặt trong quá trình chuyển hóa
- Ý thức mang bản chất lịch sử - xã hội
+ Thể hiện qua nguồn gốc hình thành đến phương thức tồn tại, phát triển
của nó à luôn gắn liền với thực tiễn xã hội, chịu sự chi phối của quy luật tự
nhiên, xã hội và nhu cầu giao tiếp…
+ Mỗi chủ thể ở mỗi giai đoạn lịch sử à sự phản ánh của ý thức cũng khác biệt. *3*Kết cấu
- Phân chia theo lớp cấu trúc :
+ Tri thức (sự hiểu biết của con người về thế giới) à đóng vai trò quan
trọng nhất, là phương thức tồn tại của ý thức, định hướng cho các hoạt động của con người. +
à động lực quan trọng của Tình cảm hoạt động con người
+ Sự hòa quyện giữa tri thức với tình cảm và trải nghiệm thực tiễn tạo
niềm tin mà tính bền vững của nó thôi thúc con người hoạt động vươn lên trong mọi hoàn cảnh.
+ Ý chí à những cố gắng nỗ lực của con người để vượt qua khó khăn
trong quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm đạt chân lí và kết quả mong muốn
- Phân chia theo cấp độ :
+ Tự ý thức : tự nhận thức về bản thân à xác định đúng vị trí và năng lực,
làm chủ bản thân, chủ động điều chỉnh hành vi của mình trong tác động
qua lại với thế giới khách quan.
+ Tiềm thức : hoạt động tâm lí diễn ra ngoài kiểm soát của ý thức à tự
động gây ra các hđ tâm lí và nhận thức mà chủ thể không cần kiểm soát about:blank 9/31 16:46 9/9/24
ĐỀ CƯƠNG ÔN CUỐI KÌ TRIẾT
trực tiếp à giúp giảm tải đầu óc khi công việc lặp lại nhưng vẫn đảm bảo
độ chính xác và chặt chẽ của tư duy khoa học.
+ Vô thức : hiện tượng tâm lí không do lý trí điều khiển, không kiểm soát
được trong một lúc nào đó = phản xạ vô điều kiện à giải tỏa ức chế tinh thần
3/2 MỐI QUAN HỆ BC GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
Theo quan điểm triết học Mác-Lênin : “Vật chất và ý thức có mối quan hệ
biện chứng, trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích
cực trở lại vật chất”.
*Vật chất quyết định ý thức
- Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức
+ Không có sự tồn tại của vất chất như : bộ óc người, sự tác động của thế
giới khách quan lên bộ óc người, quá trình phản ánh, lao động và ngôn
ngữ thì sẽ không có ý thức
- Vật chất quyết định nội dung của ý thức
+ Ý thức là “hình ảnh” của thực tại khách quan nên nội dung của nó là kết
quả của quá trình phản ánh thực tại khách quan vào bộ óc người trên cơ sở thực tiến.
- Vật chất quyết định của ý thức bản chất
+ Trên cơ sở hđ thực tiễn, ý thức là sự phả tự n ánh
giác, tích cực, sáng tạo
thế giới khách quan. Hoạt động thực tiễn, cải biến thế giới của con người
là cơ sở hình thành, phát triển ý thức.
- Vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức
+ Vật chất biến đổi à ý thức biến đổi. Đời sống vật chất thay đổi à Đời
sống tinh thần, tình cảm thay đổi.
Con người ngày càng phát triển thể chất + tinh thần à ý thức cũng phát
triển về nội dung + hình thức phản ánh ßđời sống xã hội ngày càng văn
minh, khoa học ngày càng phát triển.
*Ý thức tác động tích cực trở lại vật chất
- Tính độc lập tương đối của ý thức thể hiện ở chỗ nó có “đời sống
riêng”, có quy luật vận động và phát triển riêng không phụ thuộc about:blank 10/31 16:46 9/9/24
ĐỀ CƯƠNG ÔN CUỐI KÌ TRIẾT about:blank 11/31 16:46 9/9/24
ĐỀ CƯƠNG ÔN CUỐI KÌ TRIẾT about:blank 12/31 16:46 9/9/24
ĐỀ CƯƠNG ÔN CUỐI KÌ TRIẾT about:blank 13/31 16:46 9/9/24
ĐỀ CƯƠNG ÔN CUỐI KÌ TRIẾT about:blank 14/31 16:46 9/9/24
ĐỀ CƯƠNG ÔN CUỐI KÌ TRIẾT about:blank 15/31 16:46 9/9/24
ĐỀ CƯƠNG ÔN CUỐI KÌ TRIẾT about:blank 16/31 16:46 9/9/24
ĐỀ CƯƠNG ÔN CUỐI KÌ TRIẾT about:blank 17/31 16:46 9/9/24
ĐỀ CƯƠNG ÔN CUỐI KÌ TRIẾT about:blank 18/31 16:46 9/9/24
ĐỀ CƯƠNG ÔN CUỐI KÌ TRIẾT about:blank 19/31 16:46 9/9/24
ĐỀ CƯƠNG ÔN CUỐI KÌ TRIẾT about:blank 20/31