-
Thông tin
-
Quiz
Đề cương ôn tập - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Trường Đại học Hà Nội
Theo nhà sử gia Đào Duy Anh: "lòng ngưỡng mộ, mê tín đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa" o Theo từ điển tôn giáo: "là lòng tin và sự ngưỡng mộ, ngưỡng vọng vào một lực lượng siêu nhiên, thần bí". Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Cơ sở Văn hoá 78 tài liệu
Đại học Hà Nội 682 tài liệu
Đề cương ôn tập - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Trường Đại học Hà Nội
Theo nhà sử gia Đào Duy Anh: "lòng ngưỡng mộ, mê tín đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa" o Theo từ điển tôn giáo: "là lòng tin và sự ngưỡng mộ, ngưỡng vọng vào một lực lượng siêu nhiên, thần bí". Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Cơ sở Văn hoá 78 tài liệu
Trường: Đại học Hà Nội 682 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Hà Nội
Preview text:
lOMoARcPSD|46342985 lOMoARcPSD|46342985
Câu 1: Tín ngưỡng trong đời sống người Việt: khái niệm, nguồn gốc của tín
ngưỡng, một số loại hình tín ngưỡng ở Việt Nam (nội dung, những điểm tích
cực và hạn chế trong việc thực hành tín ngưỡng):
1. Khái niệm và nguồn gốc tín ngưỡng: Khái niệm:
o Theo nhà sử gia Đào Duy Anh: "lòng ngưỡng mộ, mê tín đối với một tôn
giáo hoặc một chủ nghĩa"
o Theo từ điển tôn giáo: "là lòng tin và sự ngưỡng mộ, ngưỡng vọng vào một
lực lượng siêu nhiên, thần bí"
o Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016: "là niềm tim của con người được thể
hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống
để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng"
o Sự khác nhau giữa niềm tin thông thường và niềm tin trong tín ngưỡng là
sự thiêng hóa, khi con người gắn sự thiêng liêng vào một sự vật, hiện
tượng nào đấy, gắn cho những sự vật hiện tượng này những khả năng siêu
phàm và sùng bái thần thánh hóa điều đó lên.
Nguồn gốc ra đời của tín ngưỡng: khi trình độ nhận thức của con người còn hạn
chế, khi con người chưa thể hoặc không thể giải thích được sự xuất hiện của các
hiện tượng tự nhiên và xã hội, thì tín ngưỡng là sản phẩm văn hóa do con người
tạo ra được hình thành trong mối quan hệ giữa con người với môi trường tự
nhiên và môi trường xã hội và với chính bản thân mình.
1.1 Tín ngưỡng phồn thực: (phồn nghĩa là nhiều, thực nghĩa là sinh sản) Khái niệm:
o Là sự sùng bái, thiêng hóa sự sinh sản
o Có ở nhiều nền văn hóa khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và đặc biệt
phổ biến ở nền văn hóa nông nghiệp vì cư dân nông nghiệp sống dựa vào
trồng trọt mong muốn được mùa màng tươi tốt, bội thu và mong ước phát
triển giống nòi để có nhiều người, nhiều sức lao động nhân lực để tham gia công việc sản xuất
o Thể hiện ước vọng, niềm cầu mong về sự sinh sôi của tạo vật và con người. Biểu hiện:
o Tục thờ biểu tượng của sinh thực khí (như thờ cột trụ đá, thờ khe nứt đá tự
nhiên, thờ hốc cây, thờ chày thờ cối) lOMoARcPSD|46342985
o Tục thờ hành vi giao phối, giao hoan. (cột đá trước cửa ngôi chùa Dạm, thờ
Linga và Yoni (sinh thực khí nam và sinh thực khí nữ) của người Chăm, hay nhà mồ ở Tây Nguyên)
o Thể hiện thông qua lễ hội (thường diễn ra vào mùa xuân, mùa của sự sinh sôi):
Lễ hội Linh tinh tình phộc tại miếu Trò làng Trám-tỉnh Phú Thọ Lễ
rước pháo (tượng trưng cho Linga) ở làng Đồng Kỵ, đốt pháo rồi rải
tro than ở khắp các cánh đồng với mong muốn
kích thich cây cối đâm chồi nảy lộc
Trò chơi đánh đu, trò chơi bắt trạch trong chum; trò bịt mắt bắt dê.
Trò đấu vật, trong đó sới vật ở bất cứ đâu cũng đều có hình tròn và
thường được đặt trước sân đình hình vuông. Vuông và tròn theo quan
niệm của dân tộc Việt là 2 hình toàn vẹn. Hình tròn tượng trưng cho
trời, cho tính dương, hình vuông tượng trưng cho đất, cho tính âm,
vuông và tròn - âm và đương đặt cạnh nhau nghĩa là một sự kết hợp
hài hòa, trọn vẹn và mang lại những điều tốt đẹp.
Những hoạt động, trò chơi đó giúp các lằn ranh giữa nam và nữ được
tạm thời xóa bỏ, thể hiện ước vọng cầu duyên, giúp trai gái nên vợ
nên chồng, sinh con đẻ cái.
o Thể hiện thông qua thơ ca, hội họa:
Tín ngưỡng phồn thực còn được thể hiện cả trong hội họa mà đặc
trưng là dòng tranh Đông Hồ ở Bắc Ninh. Rất nhiều bức tranh mang
sắc thái phồn thực, thể hiện ước mong một cuộc sống viên mãn như
tranh đàn gà, đàn lợn, đàn cá.
Hoa văn trên trống đồng Đông Sơn có cảnh sinh hoạt cũng được
trang trí với hình đôi trai gái cầm chày giã gạo, trong đó chày tượng
trưng cho yếu tố dương, cối tượng trưng cho âm.
1.2 Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên: Khái niệm:
o Là sự sùng bái, thiêng hóa các hiện tượng tự nhiên Thể hiện ước vọng,
niềm cầu mong mưa thuận gió hòa
Nguồn gốc và đặc điểm:
o Do phụ thuộc và tự nhiên (do cư dân nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thời
tiết, khí hậu, lệ thuộc nhiều vào tự nhiên)
o Đa thần và đồng nhất với các nữ thần lOMoARcPSD|46342985
Người Việt thường đồng nhất các vị thần tự nhiên với các nữ thần: là
một người bà hoặc mẹ (nữ thần) cai quản một hiện tượng tự nhiên
nào đấy, và đều là những người phụ nữ trung tuổi (còn nếu có sự xuất
hiện của các vị nữ thần trẻ thì đều nằm dưới quyền của cá vị nữ thần
lớn tuổi), vì được gọi là bà được gọi là mẹ khi đã sinh nở ít nhất một
lần rồi, với cái đích hướng tới vẫn là cầu mong sự sinh sôi nảy nở
Sách "Hội chân biên" in năm 1847 đời vua Thiệu Trị, do Thanh Hoa
Tử tập hợp có viết: "27 vị thần tiên nguồn gốc thuần Việt, có tới 17 vị là Tiên nữ"
"Từ điển di tích văn hóa Việt Nam" có ghi: "trong số 1064 vị thần thì có
đến 253 là vị nữ, chiếm ¼ số lượng các thần được thờ ở các đình, đền, miếu, phủ..."
Nhà dân tộc học Đặng Nghiêm Vạn cho hay: "Nữ thần chiếm đến 1/5
số lượng các vị Thành hoàng được nhà nước phong kiến phong thần
trên khắp đất nước Việt Nam" Biểu hiện
o Tục thờ các hiện tượng tự nhiên (thờ không gian, Bà Ngũ Hành nương
nương, Ngũ đạo chi thần, Ngũ phương chi thần, thờ thần thời gian, thờ ông
Táo, cúng giao thừa, cúng 12 bà mụ)
o Tục thờ động vật, thực vật (thờ hổ, rắn, cá sấu, chim, rùa, thờ cây lúa rất
phổ biến do cây lúa là cây lương thực chủ đạo của người Việt)
o Theo quan niệm của người xưa, tiếng trống tượng trưng cho tiếng sấm sét,
báo hiệu cho mưa thuận gió hòa, giúp cây cối, mùa màng tốt tươi. Người ta
thường đánh 3 tiếng trống. Tiếng thứ nhất tượng trưng cho thiên, tiếng thứ
2 tượng trưng cho địa, tiếng thứ 3 tượng trưng cho nhân, ý chỉ thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
o Các hình ảnh trên Trống đồng (đặc biệt là trống đồng Đông Sơn) còn tái
hiện lại những hoạt động sản xuất, vui chơi và những hình tượng các con
vật tổ của cư dân Việt tổ.
1.3 Tín ngưỡng sùng bái con người: Nguồn gốc:
o Quan niệm về Hồn-Vía-Thể xác:
Hồn và vía là tinh thần, bắt ng từ quan niệm vạn vật hữu linh, vạn vật
nhất thể, âm dương tương cao tương cảm.
Hồn là bản chất trong sạch, quý giá nhất của sự vật hiện tượng ko thể
tiếp cận mà chỉ có thể lĩnh hội nhờ trực giác, khí
– tinh chuyển động tạo ra khí, ngọn nguồn sự sống, thần – kết lOMoARcPSD|46342985
tụ tinh và khí tạo thành cá thể vô hình nhưng cx có thể hoá thành hữu hình.
Vía còn gọi là phách là những lỗ trên cơ thể con người để con người
có thể liên thông được với trời đất, ở nam giới thì có 7 vía, ở nữ giới có 9 vía.
Sau khi con người chết đi thì vía và thể xác sẽ mất đi còn hồn sẽ ở lại
để phù hộ độ trì cho con cháu, hồn có 3 phần là tinh- khí-thần
o Thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, đề cao đạo hiếu đối với những người đi trước Thể hiện: o Tục thờ cúng tổ tiên
o Thờ những người có công với làng xã (truyền nghề cho dân, khai hoang lập
làng, giúp đỡ cưu mang dân làng), danh nhân, anh hùng
o Thờ vua tổ (thờ cúng Hùng Vương giúp liên kết đoàn kết các cộng đồng
người trên đất nước Việt Nam)
1.4 Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng:
Là một trong những tín ngưỡng quan trọng của các làng xã Việt Nam
Là một tín ngưỡng độc lập những lại có mối quan hệ với tín ngưỡng sùng bái con
người vì trong đối tượng thờ phụng của Thành hoàng làng còn có những người
có công với đất nước, có công với làng xã, từ đó thể hiện một trong những đặc
điểm của tín ngưỡng Việt Nam là tính tổng hợp hỗn dung rất cao.
Giải nghĩa: thành nghĩa là thành trì, hoàng nghĩa là hào bao quanh thành đó (khi
người ta đổ nước vào những cái hào được đào xung quang thành đó thì được gọi là trì)
Nguồn gốc: bắt nguồn từ Trung Quốc từ thời nhà Chu, khi xã hội cổ đại Trung
Quốc bắt đầu thời kì phát triển, các khu vực thành trì (nơi cư trú của các quan lại
và thị dân), họ thường xây một cái miếu để thờ vị thần bảo vệ, bảo trợ cho thành
trì, đô thị đó, người ta gọi là Thành hoàng.
Du nhập vào Việt Nam thời nhà Đường (tín ngưỡng thờ Thành hoàng phá triển
nhất ở thời Đường, làng nào cũng có những miếu thờ Thành hoàng, các quan lại
ở địa phương là người phụ trách thờ phụng các vị thần).
Khi tín ngưỡng thờ Thành hoàng du nhập vào Việt Nam đã có những sự thay đổi.
o Người Việt vẫn giữ vị Thành hoàng là người bảo trợ, bảo vệ cho đô thị gọi là
Đô thành hoàng (người bảo trợ cho đô thị, đô thành và lOMoARcPSD|46342985
đồng thời là kinh đô của nước ta-vị thần sông Tô Lịch là bảo trợ cho thành Đại La).
o Từ đô thành lan tỏa ra các làng xã. Nhưng trước khi có sự du nhập của tín
ngưỡng thờ Thành hoàng thì ở các làng xã Việt đã có tục thờ những người
được dân làng tôn vinh-các vị thần làng. Và người Việt đã dung hợp, kết
hợp giữa thờ Thành hoàng và các vị thần làng (chọn ra 1 vị thần công
trạng, công lao lớn nhất trong các vị thần) thành tín ngưỡng thờ Thành hoàng Làng.
o Thành hoàng Làng của người Việt có nhiều nguồn gốc xuất thân:
Thiên thần: thần của các hiện tượng thiên nhiên mây mưa sấm chớp: Thánh Gióng
Nhiên thần: : Vua Cha Bát Hải Động Đình, Thuỷ Tinh (thuỷ thần); Sơn
Tinh, Cao Sơn Đại Vương, Thánh Minh Vương (thần núi, sơn thần)
Nhân thần: : người thường nhưng có công trạng, sự tích gắn liền với
làng nên được làng thờ phụng
Chính thần (Phúc thần): người có công với làng với nước, được
tôn vinh, được triều đình sắc phong.
- Thượng đẳng phúc thần: có công với dân tộc, với đất
nước (đánh đuổi ngoại xâm, có công hộ quốc tí dân): Hai Bà Trưng, Ngô Quyền
- Trung đẳng phúc thần: những vị thần dân làng thờ đã lâu,
có họ tên mà không rõ công trạng; hoặc là có quan tước
mà không rõ họ tên, hoặc là những thần có chút linh vị:
- Hạ đẳng phúc thần: có công với chính làng xã địa phương đó Tà thần, dâm thần
- Có nguồn gốc xuất thân hèn kém, thờ do sau cái chết
những người này có chuyện xảy ra với làng: ăn nên làm ra
hoặc gặp khó khăn thiên tai ở làng nên được làng thờ
phụng như thần ăn trộm, thần gắp phân.
Tục hèm: là những điều kiêng kỵ, hoặc nên làm của làng xã đó gắn
với Thành hoàng Làng. (kiêng không nói tên tục của thần, như làng
Triều Khúc ở Thanh Xuân kiêng kỵ không gọi từ bố vì Thành hoàng
Làng của làng Triều Khúc là Bố Cái Đại vương Phùng Hưng) lOMoARcPSD|46342985
Lễ mật: là những nghi lễ bí mật chỉ có dân làng biết, thường được là
vào lúc nửa đêm để diễn tả lại một lời nói hoặc hành động gắn liền với Thành hoàng Làng đó.
1.5 Tín ngưỡng thờ Tứ bất tử
Tứ bất tử là gồm 4 nhân vật sống mãi trong tâm thức dân gian của người Việt: o Thánh Tản Viên:
Thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên, mưa thuận gió hòa, biểu
trưng cho sức mạnh con người
Biểu hiện cho không gian văn hóa xứ Đoài (Thăng Long nằm trung tâm, nhìn về 4 phía) o Chử Đồng Tử:
Thể hiện ước vọng cuộc sống giàu sang, phát triển
Biểu tượng không gian văn hóa xứ Đông (ngày xưa gọi là xứ Hải Đông: nơi
xuất hiện đô thị sớm nhất ở vùng Bắc Bộ nước ta: Phố Hiến – Hưng
Yên, Vân Đồn – Hải Dương, dễ dàng giao lưu với cộng đồng bên ngoài)
Được coi là ông tổ nghề buôn o Thánh Gióng:
Thể hiện tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm, khát vọng hòa bình
Biểu tượng cho không gian văn hóa xứ Bắc (hướng luôn phải đề
phòng bởi ý đồ chinh phục từ phía Bắc)
o Thánh Mẫu Liễu Hạnh (trước tki 16 là Từ Đạo Hạnh):
Do thời kì Hậu Lê, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn, ảnh hưởng đến đời
sống người Việt, đặc biệt là sự hạn chế trong tư tưởng trọng nam
khinh nữ. Người Việt muốn tìm chỗ dựa tinh thần, an ủi cho đời sống;
thời kì này xuất hiện tranh giành quuyền lực vua Lê chúa Trịnh, mẫu
thuẫn họ Lê và họ Nguyễn, xã hội loạn lạc, nội chiến Đàng Trong
Đàng Ngoài, người dân lầm than khổ cực sáng tạo nên câu chuyện
Thánh Mẫu Liễu Hạnh được Quán Thế Âm cảm phục, quy y, tìm về ng
mẹ để làm chỗ dựa tinh thần cho mình
Là biểu hiện của tục thờ nữ thần, mẫu thần ở Việt Nam.
Thể hiện ước vọng giải phóng con người, nhất là phụ nữ (giải phóng
khỏi những khuôn phép, giáo điều của lễ giáo phong lOMoARcPSD|46342985
kiến xưa-đã quá bị ảnh hưởng bởi nho giáo, đặc biệt bởi tư tưởng trọng nam khinh nữ)
Biểu tượng không gian văn hóa xứ Nam 1.6 Đạo Mẫu:
Tín ngưỡng thờ Nữ thần, Mẫu thần+ Đạo giáo
Trong đời sống tín ngưỡng người Việt có xu hướng nữ thần hoá. Cư dân Việt
sống bằng nghề nông nghiệp (vai trò của phụ nữ rất quan trọng, được phân hoá
rõ ràng, ko quá phụ thuộc vào đàn ông), phụ nữ gắn liền với sự sinh sôi nảy nở
(điều được dân ta coi trọng), xã hội truyền thống đề cao phụ nữ
Tương đối nhất quán về điện thần với các phủ đền Các
nghi lễ bắt đầu được chuẩn hóa
Chứa đựng những nhân tốc về vũ trụ luận nguyên sơ: 4 miền không gian
Thể hiện ý thức nhân sinh (cách nhìn nhận của con người về cuộc đời, sự tham
sự của con người trong cuộc đời), ý thức về cội nguồn dân tộc, đất nước, chứa đựng lòng yêu nước Hình thức thể hiện: o Điện thờ o Hát chầu văn o Hầu đồng
Hệ thống thần trong tín ngưỡng thờ Mẫu o Nữ thần:
Đích là cầu mong sự sinh sôi nảy nở, nữ thần thường là những người
phụ nữ ít nhất đã trải qua một lần sinh nở (chùa Bà Đanh, chùa Thiên
Mụ, chùa Bà Đậu, chùa Bà Đen)
Mang tính nguyên sơ, bản địa
Phổ cập rộng rãi trong sinh hoạt tín ngưỡng dân gian Sản
phẩm từ điều kiện kinh tế-xã hội nông nghiệp o Mẫu thần:
Nữ thần được tôn vinh, cung đình hóa (khởi nguồn từ tục thờ mẫu
thân là tục thờ nữ thần được cung đình hóa)
Quốc Mẫu (Âu Cơ, Nguyên Phi Ỷ Lan, Linh Từ Quốc Mẫu...), Vương
Mẫu (Hai Bà Trưng), Thánh Mẫu (Liễu Hạnh) o Mẫu Tam phủ, Tứ phủ:
Quan niệm về không gian của người xưa: Tam phủ: thiên phủ, địa
phủ, thoại phủ; Tứ phủ: sáng tạo thêm nhạc phủ (miền rừng núi) ->
thiên phủ, địa phủm thoại phủ, nhạc phủ lOMoARcPSD|46342985
Khái quát hóa cao độ của tín ngưỡng thờ Mẫu thần, là sự hỗn dung
tổng hợp giữa Nữ thần, Mẫu thần, và Đạo giáo Có từ sau thế kỉ 16
1.7 Những điểm tích cực và tiêu cực trong việc thực hành tín ngưỡng ở Việt Nam: Mặt tích cực:
o Giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống tốt đẹp Lòng
hiếu thảo, yêu nước, tính cộng đồng (tục thờ tổ tiên,
thành hoàng làng, người có công với làng xóm, đất nước)
Đề cao tính hướng thiện, khuyên con người làm điều lành, tránh điều
ác từ đó góp phần tạo nên chỗ dựa tinh thần và ứng xử hài hòa trước
môi trường tự nhiên, đoàn kết cộng đồng:
Phật giáo: “Ngũ giới”, “thập thiện”: ko sát sinh, ko trộm cướp, ko
nói điều sai trái, ko tham lam…..
Công giáo: tinh thần bác ái, yêu thương đồng loại
o Bảo tồn văn hóa: các truyền thống được lưu giữ trong các di sản văn hóa
tôn giáo như đền, chùa, miếu mạo, nhà thờ, các nghi lễ tôn giáo.
o Đóng góp cho văn hóa dân tộc những di sản nghệ thuật về kiến trúc và văn học Mặt tiêu cực:
o Tín ngưỡng đang có chiều hướng phát triển thiên lệch, xa rời dần bản chất.
Hơn thế nữa, nhận thức của người dân về các giá trị văn hóa truyền thống
trong, tín ngưỡng có xu hướng lệch lạc.
o Trong nhiều tín ngưỡng còn tồn tại những tục hèm tối cổ, ít hoặc không còn
phù hợp với điều kiện mới, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý con người hiện đại.
o Công tác bảo tồn, trùng tu di tích, khôi phục các loại hình tín ngưỡng đang
có xu hướng làm sai lệch hoặc biến dạng những giá trị văn hóa, nghệ thuật
truyền thống của dân tộc.
o Nhiều sinh hoạt tín ngưỡng dân gian có tác động mạnh mẽ đến đời sống
tôn giáo làm biến dạng nhiều giá trị văn hóa tôn giáo truyền thống, gây tác
động xấu đối với xã hội, gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước. lOMoARcPSD|46342985
Câu 2: Văn hóa Đông Sơn: bối cảnh, đặc trưng, thành tựu văn hóa.
1. Bối cảnh hình thành của văn hóa Đông Sơn:
Câu 3: Tính nông nghiệp trong các thành tố văn hóa Việt Nam:
1. Trong văn hóa tổ chức đời sống tập thể:
1.1 Trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên:
Nghề trồng trọt buộc ngươi dân phải sống định cư, sản xuất để chờ cây cối lớn
lên, ra hoa kết trái và thu hoạch. Do sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, thời
tiết nên cư dân nông nghiệp có ý thức tôn trọng và ước vọng sống hòa hợp vời thiên nhiên.
Người Việt Nam mở miệng là nói “lạy trời”, “nhờ trời”, “ơn trời”… Người nông
dân Việt trong tâm thức luôn coi trời là một thế lực siêu nhiên, chỗ dựa tinh
thần cho nên có những câu ca dao rất gần gũi như: “Ơn trời mưa nắng phải
thì/ Nơi thì bừa cạn nơi thì cày sâu” hay như: "Cầu ông mưa thuận gió hòa/
Cho cây lúa trổ, cho cà đơm bông"
Dù vậy trước những thiên tai, những hiện tượng tự nhiên cực đoan như bão, lũ
lụt, cư dân nông nghiệp đặc biệt là cư dân Việt vẫn có mong muốn thuần phục,
chiến thắng, cảm hóa được thiên nhiên. Thể hiện qua những câu chuyện cổ
tích dân gian như Sơn Tinh Thủy Tinh. 1.2 Trong cách tư duy:
Vì nghề nông, nhât là nghề nông nghiệp lúa nước, cùng một lúc phụ thuộc
vào tất cả mọi hiện tượng thiên nhiên: đất, nước, mưa, nắng… Nên người
Việt luôn theo dõi và để ý các dấu hiệu thay đổi của thời tiết thiên nhiên
Dân gian có câu: “ Người ta đi cấy lấy công,/ Tôi nay đi cấy còn trông nhiều
bề./ Trông trời, trông đất, trông mây,/ Trông mưa, trông nắng, trông ngày,
trông đêm./ Trông cho chân cứng đá mềm,/ Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng."
Trong nhận thức của người dân dần hình thành lối tư duy tổng hợp, bao
quát thiên về kinh nghiệm, trực giác, cảm tính và duy linh (linh cảm). Người
Việt đã đúc kết những kinh nghiệm trồng trọt của mình từ sự quan sát
những mối quan hệ, liên kết giữa các yếu tố, lOMoARcPSD|46342985
hiện tượng tự nhiên với nhau và truyền lại cho đời sau thông qua những
câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ gần gũi, giản dị, đầy xúc tích: "Bầu nắng,
mướp đắng mưa, dưa đại hạn" hay "Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay
cao thì nắng, bay vừa thì râm"
Cuộc sống và cách ứng xử của người Việt ta luôn coi trọng sự hài hòa, các
quan hệ ứng xử thường đặt tình cao hơn lí.
Cùng với tư duy lưỡng phân lưỡng hợp, bộc lộ rất đậm nét qua khuynh
hướng cặp đôi ở khắp nơi, từ tư duy đến cách sống từ cách dấu vết cổ xưa
đến những thói quan hiện đại: ông Đồng – bà Cốt, ngói âm dương lợp nhà
phải viên ngửa viên sấp.
Nhưng chính vì lối tư duy nặng về kinh nghiệm chủ quan, cảm tính kết hợp
với lối sống trọng tình đã tạo nên thói quen tư duy, ứng xử tùy tiện.
1.3 Trong tổ chức cộng đồng:
Cư dân nông nghiệp tổ chức xã hội theo nguyên tắc trọng tình, chuộng sự hòa
thuận, tương trợ, quan tâm đến hàng xóm láng giềng. Vì đời sống dựa vào nông
nghiệp nên cư dân trồng trọt ưa sự ổn định và sống cố định lâu dài với nhau trong
một cộng đồng khép kín, có khuôn phép riêng biệt, tạo ra một cuộc sống hòa
thuận, lấy tình nghĩa làm đầu.
o Biểu hiện trong câu ca dao: "Bán anh em xa, mua láng giềng gần" hay "Hàng
xóm tối lửa tắt đèn có nhau".
o Không chỉ tình làng nghĩa xóm, dân ta còn luôn ưa chuộng hòa bình, luôn có
thái độ sống hòa thuận, tương trợ nước láng giềng.
o Hiện nay, Việt Nam vẫn luôn giữu thái độ thân thiện, hòa đồng không chỉ với
các nước anh em láng giềng mà còn với tất cả các quốc gia trên thế giới.
Cư dân nông nghiệp còn có thái độ trọng đức, trọng văn, trọng Mẫu, đề cao nguyên lý Mẹ.
o Trong truyền thống Việt Nam, tinh thần coi trọng ngôi nhà, coi trọng cái bếp
và coi trọng người phụ nữ là hoàn toàn nhất quán và rõ nét: Phụ nữ Việt
Nam là người quản lí kinh tế, tài chính trong gia đình – người nắm tay hòm
chìa khóa. Chính bởi vậy mà người Việt Nam coi "Nhất vợ nhì trời"; "Lệnh
ông không bằng cồng bà…" Phụ nữ Việt Nam cũng chính là người có vai trò
quyết định trong việcgiáo dục con cái: "Phúc đức tại mẫu", "Con dại cái mang".
o Vì tầm quan trọng của người mẹ cho nên trong tiếng Việt, từ cái với nghĩa là
“mẹ” đã mang thêm nghĩa “chính, quan trọng”: sông cái, đường cái, đũa cái. lOMoARcPSD|46342985
o Tuy nhiên trong một giai đoạn của xãhội cũ, tư tưởng trọng nam khinh nữ
đã bị truyền vào Việt Nam và đã bịngười dân phản ứng một cách dữ dội
o Trong các cồn đồng ít bị ảnh hưởng bởi Nho giáo và tư tưởng trọng nam
khinh nữ, như dân tộc Tây Nguyên hay Khmer vai trò của người phụ nữ vẫn
rất lớn: phụ nữ chủ động trong hôn nhân, chồng về ở đằng nhà vợ,con cái đặt tên theo họ mẹ…
Vì sống bằng trồng trọt, nên người dân Việt rất trọng kinh nghiệm và đề cao tuổi
tác, có kinh nghiệm. Người già, những bô lão có vai trò và chỗ đứng quan trọng
trong cộng đồng Việt cả xưa và nay. Người già luôn là đối tượng đầu tiên được
hỏi xin lời khuyên hoặc đưa ra quyết trong những công việc quan trọng của một
gia đình, làng xóm hay cả đất nước (Hội nghị Diêm Hồng)
1.4 Về cách thức tổ chức cộng đồng:
Lối tư duy tổng hợp biện chứng, cộng với nguyên tắc trọng tình dẫn đến lối sống
linh hoạt, luôn ứng biến cho phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể: o Trong ca dao
tục ngữ: "Lạt mềm buộc chặt", " Đi với Bụt mặc áo cà-
sa, đi với ma mặc áo giấy", "cứng quá thì gãy"
Lối sống trọng tình và cách cư xử linh hoạt, hòa thuận dẫn đến tâm lí coi trọng
cộng đồng, tập thể. Người dân nông nghiệp làm gì cũng phải nghĩ đến tập thể và tinh thần đoàn kết.
Tuy nhiên, mặt trái của tính linh hoạt là thói tùy tiện biểu hiện ở tật cogiãn giờ giấc
(giờ cao su), sự thiếu tôn trọng pháp luật… Lối sống trọng tình làm cho thói tùy
tiện càng trở nên trầm trọng hơn: “Một bồ cái lí không bằng một tí cái tình”… Nó
dẫn đến tệ “đi cửa sau” trong giải quyết công việc: “Nhất quen, nhì thân, tam thần, tứ thế”…
1.5 Trong lối ứng xử với môi trường xã hội:
Tư duy tổng hợp và phong cách linh hoạt của văn hóa nông nghiệp còn quy định
thái độ dung hợp trong tiếp nhận các yếu tố.
o Yếu tố của văn hóa Việt Nam là văn hóa mang tính hỗn dung và tổng hợp từ nhiều nguồn văn hóa.
o Ở Việt Nam không những không cóchiến tranh tôn giáo mà, ngược lại, mọi
tôn giáo thế giới (Nho giáo,Phật giáo, Đạo giáo, Thiên chúa giáo…) đều
được tiếp nhận và đều bình đẳng giữa các tôn giáo.
Đối phó với các cuộc chiến tranh xâm lược, người Việt Nam luôn hết sức mềm
dẻo, hiếu hòa. Ngày xưa, trong kháng chiến chống ngoại xâm, mỗi khi thế thắng
đã thuộc về ta một cách rõ ràng, cha ông ta thường dừng lOMoARcPSD|46342985
lại chủ động cầu hòa, “trải chiếu hoa” cho giặc về, mở đường cho chúng rút lui trong danh dự.
® Tuy nhiên văn minh nông nghiệp kéo dài đã làm chậm sự phát triển của tiến trình
lịch sử Việt Nam, không tạo ra được những tiền đề và điều kiện để bức ra khỏi cái
khung phong kiến phương Đông, làm hạn chế tính năng động, sáng tạo của con
người Việt Nam và dẫn đến sự trì trệ của xã hội Việt Nam. Vậy nên bên cạnh sự
giữ gìn nên văn hóa đặc trưng của dântộc, ta còn cần biết sáng tạo, vận dụng
những thành quả tiến bộ của nền văn minh thế giới.
2. Trong văn hóa tổ chức đời sống tinh thần
2.1 Tín ngưỡng phồn thực: (phồn nghĩa là nhiều, thực nghĩa là sinh sản) Khái niệm:
o Là sự sùng bái, thiêng hóa sự sinh sản
o Có ở nhiều nền văn hóa khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và đặc biệt
phổ biến ở nền văn hóa nông nghiệp vì cư dân nông nghiệp sống dựa vào
trồng trọt mong muốn được mùa màng tươi tốt, bội thu và mong ước phát
triển giống nòi để có nhiều người, nhiều sức lao động nhân lực để tham gia công việc sản xuất
o Thể hiện ước vọng, niềm cầu mong về sự sinh sôi của tạo vật và con người. Biểu hiện:
o Tục thờ biểu tượng của sinh thực khí (như thờ cột trụ đá, thờ khe nứt đá tự
nhiên, thờ hốc cây, thờ chày thờ cối)
o Tục thờ hành vi giao phối, giao hoan. (cột đá trước cửa ngôi chùa Dạm, thờ
Linga và Yoni (sinh thực khí nam và sinh thực khí nữ) của người Chăm, hay nhà mồ ở Tây Nguyên)
o Thể hiện thông qua lễ hội (thường diễn ra vào mùa xuân, mùa của sự sinh sôi):
Lễ hội Linh tinh tình phộc tại miếu Trò làng Trám-tỉnh Phú Thọ Lễ
rước pháo (tượng trưng cho Linga) ở làng Đồng Kỵ, đốt pháo rồi rải
tro than ở khắp các cánh đồng với mong muốn
kích thich cây cối đâm chồi nảy lộc
Trò chơi đánh đu, trò chơi bắt trạch trong chum; trò bịt mắt bắt dê.
Trò đấu vật, trong đó sới vật ở bất cứ đâu cũng đều có hình tròn và
thường được đặt trước sân đình hình vuông. Vuông và tròn theo quan
niệm của dân tộc Việt là 2 hình toàn vẹn. Hình tròn tượng trưng cho
trời, cho tính dương, hình vuông tượng lOMoARcPSD|46342985
trưng cho đất, cho tính âm, vuông và tròn - âm và đương đặt cạnh
nhau nghĩa là một sự kết hợp hài hòa, trọn vẹn và mang lại những điều tốt đẹp.
Những hoạt động, trò chơi đó giúp các lằn ranh giữa nam và nữ được
tạm thời xóa bỏ, thể hiện ước vọng cầu duyên, giúp trai gái nên vợ
nên chồng, sinh con đẻ cái, tăng thêm lực lượng sản xuất.
2.2 Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên: Khái niệm:
o Là sự sùng bái, thiêng hóa các hiện tượng tự nhiên Thể hiện ước vọng,
niềm cầu mong mưa thuận gió hòa
Nguồn gốc và đặc điểm:
o Do phụ thuộc và tự nhiên (do cư dân nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thời
tiết, khí hậu, lệ thuộc nhiều vào tự nhiên)
o Đa thần và đồng nhất với các nữ thần
Người Việt thường đồng nhất các vị thần tự nhiên với các nữ thần: là
một người bà hoặc mẹ (nữ thần) cai quản một hiện tượng tự nhiên
nào đấy, và đều là những người phụ nữ trung tuổi (còn nếu có sự xuất
hiện của các vị nữ thần trẻ thì đều nằm dưới quyền của cá vị nữ thần
lớn tuổi), vì được gọi là bà được gọi là mẹ khi đã sinh nở ít nhất một
lần rồi, với cái đích hướng tới vẫn là cầu mong sự sinh sôi nảy nở Biểu hiện
o Tục thờ các hiện tượng tự nhiên (thờ không gian, Bà Ngũ Hành nương
nương, Ngũ đạo chi thần, Ngũ phương chi thần, thờ thần thời gian, thờ ông
Táo, cúng giao thừa, cúng 12 bà mụ)
o Tục thờ động vật, thực vật (thờ hổ, rắn, cá sấu, chim, rùa, thờ cây lúa rất
phổ biến do cây lúa là cây lương thực chủ đạo của người Việt)
o Theo quan niệm của người xưa, tiếng trống tượng trưng cho tiếng sấm sét,
báo hiệu cho mưa thuận gió hòa, giúp cây cối, mùa màng tốt tươi. Người ta
thường đánh 3 tiếng trống. Tiếng thứ nhất tượng trưng cho thiên, tiếng thứ
2 tượng trưng cho địa, tiếng thứ 3 tượng trưng cho nhân, ý chỉ thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
o Các hình ảnh trên Trống đồng (đặc biệt là trống đồng Đông Sơn) còn tái
hiện lại những hoạt động sản xuất, vui chơi và những hình tượng các con
vật tổ của cư dân Việt tổ. lOMoARcPSD|46342985 2.3 Đạo Mẫu:
Tín ngưỡng thờ Nữ thần, Mẫu thần+ Đạo giáo
Trong đời sống tín ngưỡng người Việt có xu hướng nữ thần hoá. Cư dân Việt
sống bằng nghề nông nghiệp (vai trò của phụ nữ rất quan trọng, được phân hoá
rõ ràng, ko quá phụ thuộc vào đàn ông), phụ nữ gắn liền với sự sinh sôi nảy nở
(điều được dân ta coi trọng), xã hội truyền thống đề cao phụ nữ