Đề cương ôn tập cuối học phần môn Dẫn luận ngôn ngữ | Đại Học Hà Nội

Đề cương ôn tập cuối học phần môn Dẫn luận ngôn ngữ | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

VĐ: Cặp tối thiểu, biến thể của âm vị
1.Cặp tối thiểu
-Muốn biết khẳng định được một âm nào đó phải một âm vị của ngôn ngữ
hay không, trước hết phải so sánh với các âm khác trong bối cảnh ngữ âm đồng
nhất. Hai bối cảnh ngữ âm đồng nhất được gọi một cặp tối thiểu.
-Cặp tối thiểu hai từ nghĩa khác nhau nhưng về mặt ngữ âm, chúng chỉ khác
nhau phân biệt với nhau bằng một âm nào đó.
Vd: học-đọc =>h-đ cặp tối thiểu
Bát-bắt => a cặp tối thiểu
Bác-bát =>c-t cặp tối thiểu
2.Biến thể của âm vị
-Những âm tố cùng thể hiện một âm vị những biến thể của âm vị đó.
dụ: âm /k/ trong ki đều những biến thể của âm /k/
- Các biến thể của âm vị vừa cùng những dặc điểm cấu âm-âm học như nhau, vừa
mang một/một vài đặc trưng cấu âm-âm học khác nhau.
-Phân loại:
+Biến thể tự do: hiện diện một cách tự do, không bị phụ thuộc/chi phối bởi bất
nhân tố nào.Vd: Nghe nghie; cóa
+Biến thể kết hợp: Hiện diện do chu cảnh quyết định, phụ thuộc vào những âm khác
khi kết hợp. Vd: Nghe ngó; cá…
VĐ: Quan hệ ng nghĩa trong hệ thống từ vựng
1.Từ đa nghĩa
-Là hiện tượng một từ nhiều ý nghĩa các nghĩa đó quan hệ với nhau chứ
không được tập hợp một cách ngẫu nhiên.
-Hiện tượng một từ nhiều nghĩa kết quả của sự chuyển biến ý nghĩa của từ. Đó
quá trình biến đổi nghĩa của từ từ một nghĩa (đã sẵn) sang một nghĩa mới
(chưa có).
VD: Tuần sau, tôi sẽ đi Sài Gòn./Sau thời gian bị bệnh, ông ấy đã đi sáng nay rồi.
-Quá trình phát triển ý nghĩa của từ đa nghĩa:
a.Mở rộng thu hẹp nghĩa
Mở rộng ý nghĩa: quá trình phát triên từ cái riêng đến cái chung, từ cái cụ th đến
cái trừu tượng.
dụ: Đẹp: hình thức + tình cảm tinh thần
Thu hẹp ý nghĩa: quá trình phát triển từ cái chung đến cái riêng, từ cái trừu tượng
đến cái cụ thể.
dụ: Mùi: Cảm giác của khứu giác + mùi hôi(miếng thịt này mùi)
b.Chuyển đổi tên gọi - ẩn dụ hoán dụ
Giống nhau: Lấy tên gọi A của sự vật X để gọi tên sự vật Y
Khác nhau:
+Ẩn dụ: Giữa hai sự vật X Y nét tương đồng, giống nhau theo một khía cạnh
nào đó. (quan hệ liên tưởng)
+Hoán dụ: Giữa hai sự vật X Y luôn đi đôi với nhau, cái này thì cái
kia.(quan hệ logic)
-Các loại ẩn dụ:
Ẩn dụ hình thức: ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật, hiện
tượng. dụ: con bướm bướm mắc áo; răng người răng lược,
Ẩn dụ vị trí: ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về vị trí giữa các sự vật, hiện tượng. dụ:
đầu người đầu làng; ngọn cây - ngọn núi; gốc cây gốc vấn đề,…
Ẩn dụ cách thức: ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về cách thức thực hiện giữa các hoạt
động, hiện tượng. dụ: cắt giấy cắt hộ khẩu, vặn ốc vặn nhau,…
Ẩn dụ chức năng: ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về chức năng giữa các s vật, hiện
tượng. dụ: cửa nhà cửa sông, cửa biển, cửa rừng, ...
Ẩn dụ kết quả (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác): ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về kết quả
tác động của các sự vật, hiện tượng. dụ: chanh chua giọng nói chua; căn phòng
sáng sủa tương lai sáng sủa…
-Các loại hoán dụ:
Hoán dụ dựa vào quan hệ bộ phận toàn thể
VD: Nhà 5 miệng ăn (dùng từ miệng chỉ bộ phận để gọi người toàn thể).
Đêm biểu diễn (dùng từ đêm để chỉ một phần của đêm thường vào buổi tối) v.v…
Hoán dụ dựa vào quan hệ vật chứa vật bị chứa
VD: Ăn 5 bát (dùng từ bát để chỉ thức ăn đựng trong bát).
Cả nhà đi xem. (dùng từ nhà để chỉ các thành viên trong nhà) v.v.
Hoán dụ dựa vào quan hệ sự vật đặc điểm của sự vật
VD: Màu sắc sự vật: 2 đen (dùng màu đen chỉ phê)
+Vị sự vật: uống chút cay cay (dùng vị cay để chỉ rượu)
+Nhãn mác sự vật: một điếu Thăng Long (dùng nhãn thuốc chỉ điếu thuốc)
+Chất liệu sự vật: mua cái kính (dùng chất liệu kính để chỉ sự vật)
2. Đồng nghĩa
-Khái niệm: những từ tương đồng với nhau về nghĩa; khác nhau về âm thanh;
phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách nào đó,
hoặc cả hai.
VD: Nhà - Nhà đá - ngục - nhà giam - trại ...; jail - prison; to end - to finish…
+ Chết - mất - đi xa - từ trần - tạ thế ...; die - pass away - join the great majority - take
the ferry - kick the bucket - go away of all flesh
-Những từ đồng nghĩa không nhất thiết phải tương đương nhau về số lượngnghĩa,
những từ đó chỉ tương đồng một nghĩa nào đó. Do đó, một từ đa nghĩa thể tham
gia nhiều nhóm đồng nghĩa khác nhau.
VD: coi mắt - xem mắt, coi nhà - giữ nhà, trông nhà,…
-Trong mỗi nhóm từ đồng nghĩa thường một từ trung tâm.
VD: Chết (từ trung tâm)
Ngoẻo (= chết, không mang sắc thái trang trọng)
Qua đời (= chết, mang sắc thái trang trọng)
2. Trái nghĩa
-Định nghĩa: những từ nghĩa trái ngược nhau trong mối quan hệ tương liên.
Chúng khác nhau về ngữ âm phản ánh những khái niệm tương phản về logic.
VD: Cao - thấp, béo - gầy, đắt - rẻ, sang - hèn…
-Khác với những từ đồng nghĩa ba, bốn thậm chí nhiều hơn những từ mang cùng
một nghĩa tương đương nhau, trong nhóm từ trái nghĩa chỉ hai từ làm thành từng
cặp một, không từ trung tâm.
-Phân loại
+ Trái nghĩa theo thang độ: những cặp trái nghĩa không phải lúc nào đối lập
với từ cực này cũng từ cực bên kia, thể từ nào đó nằm “lơ lửng” giữa
hai cực.
VD: Cao, nặng, dài, rộng > vừa < thấp, nhẹ, ngắn, hẹp ...
+ Trái nghĩa loại trừ: những cặp trái nghĩa mà đối lập với từ cực này bắt buộc
phải từ cực bên kia, không khả năng khác VD: Nam >< nữ; đàn ông >< đàn
...
3. Đồng âm
-Định nghĩa: những từ giống nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về
nghĩa
VD: To - two - too, meat - meet,
-Kiểu tổ chức của từ vựng, bản chất không quan hệ về nghĩa
-Các từ đồng âm kích thước vật chất không lớn (cấp độ từ)
-Ở các ngôn ngữ đơn lập không biến hình, từ đồng âm luôn đồng âm trong mọi điều
kiện. VD: Đường phèn - đường làng, màu đỏ - số đỏ,
-Trong các ngôn ngữ biến hình, từ đồng âm dạng thức này nhưng lại không đồng
âm dạng thức khác
VD: (to) meet - meat (thịt) nhưng met (dạng quá khứ của động từ “meet”) meat;
saw (cái cưa) - saw (dạng quá khứ của động từ “see”) nhưng saw see,
* Phân biệt từ đồng âm, từ đa nghĩa
- Những từ khác nhau vỏ ngữ âm trùng nhau -> Đồng âm
- Một từ nhiều nghĩa khác nhau -> Đa nghĩa
- Một nghĩa nào đó của từ đa nghĩa tách ra, đứt đoạn liên hệ với cấu nghĩa chung -
> Từ đồng âm với từ ban đầu
VD: cây tre -> cây vàng (đồng âm)
4. Trường ngữ nghĩa:
-Khái niệm: Trường nghĩa tập hợp các từ đồng nhất với nhau về nghĩa.
VD: nhà (nhà sàn, nhà tầng, nhà tranh, nhà ngói) =>Có quan hệ đồng nhất: cùng chỉ
về vật: ngôi nhà ; bàn (Bàn ăn, bàn học, bàn trà) => quan hệ đồng nhất: cùng chỉ
về đồ vật: cái bàn
-Phân loại:
+ Trường nghĩa biểu vật là tập hợp các từ ngữ đồng nhất với nhau về nghĩa biểu vật
(về phạm vi biểu vật).
Mỗi một trường nghĩa những từ ngữ trung tâm, đặc trưng cho trường nghĩa đó.
/Có những từ không chỉ thuộc về một trường nghĩa thuộc về nhiều trường nghĩa
khác nhau đó những từ ngữ hướng biên. VD: Ăn, uống, chạy, thở,... thuộc trường
nghĩa người trường nghĩa động vật
/Các trường nghĩa khác nhau thể một số lượng từ ngữ chung nhau gọi trường
nghĩa giao nhau.
+ Trường nghĩa biểu niệm tập hợp các từ ngữ chung một cấu trúc nghĩa biểu
niệm.
dụ: Ném, quăng, hất, vứt, đá, ... =>các từ cùng cấu trúc biểu niệm tác động vào 1
vật làm cho vật đó di chuyển ra xa
/Các từ trong cùng một trường nghĩa biểu niệm thể khác nhau về trường nghĩa
biểu vật.
dụ: hót, sủa, chung một cấu trúc nghĩa biểu niệm hoạt động (phát ra âm
thanh) : hót thuộc về trường nghĩa biểu vật chim ; sủa thuộc về trường nghĩa biểu vật
chó ; thuộc về trường nghĩa biểu vật ngựa.
VĐ: Quan hệ pháp
Định nghĩa: Quan hệ giữa các thành tố đồng thời mặt trong dòng lời nói, tạo nên
ngữ đoạn câu, cấp cho những đơn vị này một chức năng nào đó với cách giá trị
lâm thời. sở của cấu trúc câu
Xác định quan hệ pháp
-Có thể được vận dụng độc lập vào các bối cảnh khác nhau
Vd: Ghế này rất tiện// Tôi mua ghế này// Ghế này, họ mang đến hôm qua//
Bốn chân của ghế này rất chắc...
-Có thể được xem dạng rút gọn của một kết cấu phức tập hơn.
Vd: Những chiếc ghế bằng gỗ mới mua này
-Có ít nhất một thành tố được thay thế bằng từ nghi vấn.
Vd: Ghế nào?
-Trong câu các từ/ngữ đoạn đứng cạnh nhau không nhất thiết quan hệ ngữ pháp
với nhau, không phải mỗi từ đều quan hệ ngữ pháp với các từ còn lại.
Vd: +mẹ khuyên tôi nghỉ (Tôi nghỉ quan hệ ngữ nghĩa nhưng không quan hệ
ngữ pháp)
-Quan hệ ngữ pháp giữa các từ trong câu sở của cấu trúc câu.
-Các loại quan hệ pháp:
+Quan hệ đẳng lập: các thành tố bình đẳng với nhau, vai trò như nhau trong việc
quyết định đặc điểm ngữ pháp của tổ hợp, một trong hai thành tố thể đại diện cả tổ
hợp để quan hệ với yếu t bên ngoài.
4 kiểu quan hệ đẳng lập:
- Liệt kê: Anh em, ăn nghỉ, cần muốn.
- Lựa chọn: học hay chơi, hoặc yêu hoặc chết
- Giải thích: Lan, em gái tôi, rất đáng yêu…
- Qua lại: tuy lười nhưng xinh, càng nói càng hay…
+Quan hệ chính phụ: Các thành tố không bình đẳng về ngữ pháp (thành tố trung tâm
thành tố phụ), thành tố trung tâm quy định đặc điểm ngữ pháp của ngữ đoạn đó
đại diện cho ngữ đoạn quan hệ với yếu tố bên ngoài.
Vd: Cái váy trắng ấy đang mặc rất đắt
Cậu đang chơi sân vườn em trai họ của tôi.
+Quan hệ chủ vị: 2 thành tố phụ thuộc vào nhau, thành tố chủ thường đứng trước
thành tố vị. Phân biệt thành tố chủ thành tố vị như những thành tố của tổ hợp
quan hệ chủ vị với CN VN như 2 thành phần chức năng pháp của câu.
Ngữ đoạn Chủ - Vị làm nòng cốt của câu thì thành tố chủ = CN, thành tố vị=VN
Vd: ngủ. Tôi chơi
Anh khen quá làm em xấu hổ.
Căn biệt thự ông ấy mới mua tận gần Bắc Ninh.
*Lưu ý về quan hệ ngữ pháp:
-Quan hệ ngữ pháp mang tính hình thức khác với quan hệ ngữ nghĩa/quan hệ logic
-Thành tố chính trong quan hệ ngữ pháp chưa chắc thành tố chính về thông báo.
VĐ: Phương thức ngữ pháp
I. Phương thứ ngữ pháp biện pháp, (cách) sử dụng những phương tiện ngữ pháp để
thể hiện ý nghĩa ngữ pháp.
dụ: tiếng Anh anh dùng phụ tố (là một trong những phương tiện ngữ pháp) để thể
hiện ý nghĩa số nhiều ( book - books, pen - pens, cat - cats, house - houses, car -
cars,…). Ta nói rằng, đây, tiếng Anh đã sử dụng phương thức ngữ pháp phụ tố.
II. Trong các ngôn ngữ, nhiều phương thức ngữ pháp được sử dụng, nhưng thường
gặp nhất các phương thức sau đây:
1. Phương thức phụ tố:
Bản chất của phương thức này là dùng các loại phụ tố nối kết vào đơn vị ngôn ngữ
yếu tố chính để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp (của yếu tố chính đó). dụ:Trong tiếng
Anh
- Dùng hậu tố - s để biểu thị ý nghĩa số nhiều của danh từ. Chẳng hạn: book-books,
tree - trees, dog dogs, pen pens,…
- Dùng hậu tố -ed để biểu thị ý nghĩa thời quá khứ của động từ. Chẳng hạn:work -
worked, play played, wash washed,…
Phương thức phụ tố phương thức được sử dụng rất rộng rãi. Các ngôn ngữ biến
hình Ấn Âu nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới đều dùng phương thức này.
2. Phương thức luân chuyển ngữ âm:
Phương thức ngữ pháp này còn được gọi phương thức biến tố nội bộ/ biến tố bên
trong. Bản chất của biến đổi một bộ phận của căn tố bằng những quy luật biến
đổi ngữ âm nhất định để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp.
dụ: Trong tiếng Anh
Tooth ( cái răng ) - teeth ( những cái răng)
Man ( người đàn ông) - men ( những người đàn ông )
Phương thức ngữ pháp này thường thấy được sử dụng trong tiếng Arập, tiếng
Anh một số ngôn ngữ Ấn Âu khác
3. Phương thức thay thế căn tố:
Phương thức ngữ pháp này còn được gọi phương thức thay chính tố. Bản chất của
thay đổi hẳn vỏ ngữ âm của đơn vị ngôn ngữ (thay thế từ căn của đơn vị vốn
bằng một căn tố khác).Các ngôn ngữ Nga, Anh, Pháp nhiều ngôn ngữ Ấn Âu đều
dùng phương thức ngữ pháp này.
dụ:Go went; Good better; Bad worse
4. Phương thức trọng âm:
Đây phương thức sử dụng trọng âm (thay đổi vị trí của trọng âm) để biểu thị
phân biệt ý nghĩa ngữ pháp của từ. Tiếng Nga một số ngôn ngữ biến hình khác đều
dùng phương thức trọng âm.
dụ: Im’port(v) ‘import(n) ; ‘ruky( những cái tay) ry’ku(cái tay của)
5. Phương thức lặp:
Phương thức lặp cách lặp lại (còn gọi láy) toàn phần hoặc một phần vỏ ngữ âm
của chính tố để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. dụ:Trong tiếng Việt: người => người
người; nhà => nhà nhà; ngày => ngày ngày
6. Phương thức từ:
Phương thức này dùng từ (từ công cụ ngữ pháp) kết hợp với từ (chứ không nối kết
liền vào trong từ) để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp. vậy đây chính phương thức ngữ
pháp sử dụng phương tiện ngoài từ.
dụ: Người những người; Học đã học; Làm sẽ làm
7. Phương thức trật tự từ:
phương thức dùng các trật tự từ khác nhau để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Trong
các ngôn ngữ không biến hình như tiếng Việt, tiếng Hán… Phương thức này cùng với
phương thức từ hai phương thức ngữ pháp quan trọng hàng đầu. Các ngôn ngữ
biến hình Ấn Âu cũng sử dụng phương thức trật tự từ, nhưng sử dụng không nhiều
mạnh như trong các ngôn ngữ không biến hình.
dụ:Trong nhà nhà trong; Uống nước nước uống; Tôi thích ấy– ấy thích
tôi
8. Phương thức ngữ điệu:
phương thức dùng các ngữ điệu khác nhau để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp (cụ thể
các ý nghĩa tình thái của câu).Trong các ngôn ngữ biến hình Ấn Âu như tiếng Anh,
tiếng Pháp, tiếng Nga phương thức này thể hiện rất hoạt động khá mạnh.
dụ: Con bị điểm kém. Mẹ nói Con học giỏi nhỉ…” ( ngữ điệu kéo dài thể hiện sự
phủ định)
VĐ: PHẠM TRÙ NGỮ PHÁP
Phạm trù ngữ pháp là một loại ý nghĩa ngữ pháp khái quát bao gồm những khía cạnh
ý nghĩa đối lập, được thể hiện ra bằng những dạng thức, phương tiện ngữ pháp đối
lập nhau theo hệ thống.
VD: Phạm trù ngữ pháp số: Ý nghĩa ngữ pháp Số ít “Book” Ý nghĩa ngữ pháp số
nhiều “Books”.
Phạm trù ngữ pháp thời: Ý nghĩa ngữ pháp Thời hiện tại “Work” Ý nghĩa ngữ
pháp thời quá khứ “Worked”
(1) Phạm trù giống
Giống phạm trù ngữ pháp của danh từ, quy các danh từ thành những lớp khác nhau
dựa vào các đặc điểm biến hình đặc điểm hợp dạng của chúng. Mỗi lớp như vậy
thường được gọi tên một cách quy ước giống đực, giống cái, giống trung,…
VD: Danh từ trong tiếng Tây Ban Nha: Hầu hết các danh từ kết thúc bằng nguyên
âm –a thì giống cái (femenino) kết thúc nguyên âm -o thì giống đực
(masculino)
Như: Danh từ giống cái (femenino): la casa (cái nhà), la cara (mặt), la ventana (cửa
sổ); Danh từ giống đực (masculino): el pelo (tóc), el dinero (tiền), el vaso (lọ hoa)
(2) Phạm trù số
phạm trù ngữ pháp biểu thị ý nghĩa số lượng ít hay nhiều của sự vật do danh từ
biểu hiện.
VD: Dog→dogs; Lamp lamps; Sinh viên→ những sinh viên; Người→ người
người
(3) Phạm trù thời
Thời phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị tương quan về thời gian giữa hành
động, trạng thái do động từ thể hiện với thời điểm được nói tới (làm mốc quy chiếu).
dụ: học đang học đã học; study is studying studied
Khi phạm trù thời biểu thị quan hệ giữa hành động với thời điểm phát ngôn, ta gọi đó
thời điểm tuyệt đối. Trên đại thể các ngôn ngữ phạm trù thời thường phân biệt
ba thời: Thời quá khứ (trước thời điểm nói), thời hiện tại (tại thời điểm nói), thời
tương lai (sau thời điểm nói)
(4) Phạm trù thể
Thể phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị trạng thái của hành động do động từ
biểu thị như: đã hoàn thành hay chưa hoàn thành, tiếp diễn hay không tiếp diễn,… tại
thời điểm được nói tới.
+Thể hoàn thành chưa/không hoàn thành: Tôi đọc sách; Tôi đã đọc sách xong rồi;
Tôi vẫn chưa đọc sách xong
+Thể tiếp diễn thể thường xuyên: Tôi đang đọc sách. ; Tôi vẫn đang đọc sách.
(5) Phạm trù cách:
- Phạm trù cách phạm trù ngữ pháp của danh từ, thể hiện quan hệ ngữ pháp giữa
danh từ với các từ khác trong cụm từ hoặc trong câu.
dụ: Trong câu Tôi nuôi mèo, thì Tôi giữ vai trò chủ thể của hoạt động (Tôi chủ
ngữ) còn Mèo đối tượng của hoạt động (Mèo bổ ngữ).
- Cách được thể hiện bằng phụ tố hoặc bằng phụ tố kết hợp với những phương tiện
khác như từ (Ví dụ như the engineer’s car), trật tự từ (như trong dụ trên), trọng
âm...
- Phạm trù cách trong các ngôn ngữ không giống nhau.
(6)Phạm trù ngôi:
- Trước hết ngôi phạm trù ngữ pháp của các đại từ nhân xưng nhưng liên quan mật
thiết đến các động từ biểu hiện hoạt động. thế trong các ngôn ngữ biến hình
thì phạm trù ngôi phạm trù ngữ pháp quan trọng của động từ. Nhờ phạm trù
ngôi động từ được thể hiện ràng.
dụ: She goes to school: Động từ tương ứng với đại từgoes she - ngôi thứ ba s ít.
- Phạm trù ngôi biểu thị vai giao tiếp của chủ thể hoạt động.
dụ: Người nói/viết được quy định ngôi thứ nhất thì người nghe ngôi thứ hai
đối tượng được nói tới ngôi thứ ba.
- Ngôi của động từ được thể hiện bằng phụ tố (Ví dụ: she eats, we eat...) bằng trợ
động từ (Ví dụ: She will speak, I shall speak..) hoặc bằng phụ tố kết hợp với trợ
động từ (Ví dụ: She has gone, I have gone...)
- Động từ tiếng Việt không phạm trù ngôi.
(7)Pham trù thức (8) phạm trù dạng
| 1/7

Preview text:

VĐ: Cặp tối thiểu, biến thể của âm vị 1.Cặp tối thiểu
-Muốn biết và khẳng định được một âm nào đó có phải là một âm vị của ngôn ngữ
hay không, trước hết phải so sánh nó với các âm khác trong bối cảnh ngữ âm đồng
nhất. Hai bối cảnh ngữ âm đồng nhất được gọi là một cặp tối thiểu.
-Cặp tối thiểu là hai từ có nghĩa khác nhau nhưng về mặt ngữ âm, chúng chỉ khác
nhau và phân biệt với nhau bằng một âm nào đó.
Vd: học-đọc =>h-đ là cặp tối thiểu
Bát-bắt => a -ă là cặp tối thiểu
Bác-bát =>c-t là cặp tối thiểu 2.Biến thể của âm vị
-Những âm tố cùng thể hiện một âm vị là những biến thể của âm vị đó.
Ví dụ: âm /k/ trong ki – cô đều là những biến thể của âm /k/
- Các biến thể của âm vị vừa cùng có những dặc điểm cấu âm-âm học như nhau, vừa
mang một/một vài đặc trưng cấu âm-âm học khác nhau. -Phân loại:
+Biến thể tự do: hiện diện một cách tự do, không bị phụ thuộc/chi phối bởi bất kì
nhân tố nào.Vd: Nghe – nghie; Có – cóa
+Biến thể kết hợp: Hiện diện do chu cảnh quyết định, phụ thuộc vào những âm khác
khi kết hợp. Vd: Nghe – ngó; có – cá…
VĐ: Quan hệ ngữ nghĩa trong hệ thống từ vựng 1.Từ đa nghĩa
-Là hiện tượng một từ có nhiều ý nghĩa và các nghĩa đó có quan hệ với nhau chứ
không được tập hợp một cách ngẫu nhiên.
-Hiện tượng một từ có nhiều nghĩa là kết quả của sự chuyển biến ý nghĩa của từ. Đó
là quá trình biến đổi nghĩa của từ từ một nghĩa cũ (đã có sẵn) sang một nghĩa mới (chưa có).
VD: Tuần sau, tôi sẽ đi Sài Gòn./Sau thời gian bị bệnh, ông ấy đã đi sáng nay rồi.
-Quá trình phát triển ý nghĩa của từ đa nghĩa:
a.Mở rộng và thu hẹp nghĩa
Mở rộng ý nghĩa: quá trình phát triên từ cái riêng đến cái chung, từ cái cụ thể đến cái trừu tượng.
Ví dụ: Đẹp: hình thức + tình cảm tinh thần
Thu hẹp ý nghĩa: quá trình phát triển từ cái chung đến cái riêng, từ cái trừu tượng đến cái cụ thể.
Ví dụ: Mùi: Cảm giác của khứu giác + mùi hôi(miếng thịt này có mùi)
b.Chuyển đổi tên gọi - ẩn dụ và hoán dụ
Giống nhau: Lấy tên gọi A của sự vật X để gọi tên sự vật Y Khác nhau:
+Ẩn dụ: Giữa hai sự vật X và Y có nét tương đồng, giống nhau theo một khía cạnh
nào đó. (quan hệ liên tưởng)
+Hoán dụ: Giữa hai sự vật X và Y luôn đi đôi với nhau, có cái này thì có cái kia.(quan hệ logic) -Các loại ẩn dụ:
Ẩn dụ hình thức: ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật, hiện
tượng. Ví dụ: con bướm – bướm mắc áo; răng người – răng lược, …
Ẩn dụ vị trí: ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về vị trí giữa các sự vật, hiện tượng. Ví dụ:
đầu người – đầu làng; ngọn cây - ngọn núi; gốc cây – gốc vấn đề,…
Ẩn dụ cách thức: ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về cách thức thực hiện giữa các hoạt
động, hiện tượng. Ví dụ: cắt giấy – cắt hộ khẩu, vặn ốc – vặn nhau,…
Ẩn dụ chức năng: ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về chức năng giữa các sự vật, hiện
tượng. Ví dụ: cửa nhà – cửa sông, cửa biển, cửa rừng, ...
Ẩn dụ kết quả (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác): ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về kết quả
tác động của các sự vật, hiện tượng. Ví dụ: chanh chua – giọng nói chua; căn phòng
sáng sủa – tương lai sáng sủa… -Các loại hoán dụ:
Hoán dụ dựa vào quan hệ bộ phận – toàn thể
VD: Nhà có 5 miệng ăn (dùng từ miệng chỉ bộ phận để gọi người toàn thể).
Đêm biểu diễn (dùng từ đêm để chỉ một phần của đêm thường vào buổi tối) v.v…
Hoán dụ dựa vào quan hệ vật chứa – vật bị chứa
VD: Ăn 5 bát (dùng từ bát để chỉ thức ăn đựng trong bát).
Cả nhà đi xem. (dùng từ nhà để chỉ các thành viên trong nhà) v.v.
Hoán dụ dựa vào quan hệ sự vật – đặc điểm của sự vật
VD: Màu sắc sự vật: 2 đen (dùng màu đen chỉ cà phê)
+Vị sự vật: uống chút cay cay (dùng vị cay để chỉ rượu)
+Nhãn mác sự vật: một điếu Thăng Long (dùng nhãn thuốc lá chỉ điếu thuốc)
+Chất liệu sự vật: mua cái kính (dùng chất liệu kính để chỉ sự vật) 2. Đồng nghĩa
-Khái niệm: Là những từ tương đồng với nhau về nghĩa; khác nhau về âm thanh; có
phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách … nào đó, hoặc cả hai.
VD: Nhà tù - Nhà đá - ngục - nhà giam - trại tù ...; jail - prison; to end - to finish…
+ Chết - mất - đi xa - từ trần - tạ thế ...; die - pass away - join the great majority - take
the ferry - kick the bucket - go away of all flesh …
-Những từ đồng nghĩa không nhất thiết phải tương đương nhau về số lượngnghĩa,
những từ đó chỉ tương đồng ở một nghĩa nào đó. Do đó, một từ đa nghĩa có thể tham
gia nhiều nhóm đồng nghĩa khác nhau.
VD: coi mắt - xem mắt, coi nhà - giữ nhà, trông nhà,…
-Trong mỗi nhóm từ đồng nghĩa thường có một từ trung tâm. VD: Chết (từ trung tâm)
Ngoẻo (= chết, không mang sắc thái trang trọng)
Qua đời (= chết, mang sắc thái trang trọng) 2. Trái nghĩa
-Định nghĩa: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau trong mối quan hệ tương liên.
Chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh những khái niệm tương phản về logic.
VD: Cao - thấp, béo - gầy, đắt - rẻ, sang - hèn…
-Khác với những từ đồng nghĩa có ba, bốn thậm chí nhiều hơn những từ mang cùng
một nghĩa tương đương nhau, trong nhóm từ trái nghĩa chỉ có hai từ làm thành từng
cặp một, không có từ trung tâm. -Phân loại
+ Trái nghĩa theo thang độ: Là những cặp trái nghĩa mà không phải lúc nào đối lập
với từ ở cực này cũng là từ ở cực bên kia, mà có thể là từ nào đó nằm “lơ lửng” giữa hai cực.
VD: Cao, nặng, dài, rộng > vừa < thấp, nhẹ, ngắn, hẹp ...
+ Trái nghĩa loại trừ: Là những cặp trái nghĩa mà đối lập với từ ở cực này bắt buộc
phải là từ ở cực bên kia, không có khả năng khác VD: Nam >< nữ; đàn ông >< đàn bà ... 3. Đồng âm
-Định nghĩa: Là những từ giống nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về nghĩa
VD: To - two - too, meat - meet, …
-Kiểu tổ chức của từ vựng, bản chất không quan hệ về nghĩa
-Các từ đồng âm có kích thước vật chất không lớn (cấp độ từ)
-Ở các ngôn ngữ đơn lập không biến hình, từ đồng âm luôn đồng âm trong mọi điều kiện.
VD: Đường phèn - đường làng, màu đỏ - số đỏ, …
-Trong các ngôn ngữ biến hình, từ đồng âm ở dạng thức này nhưng lại không đồng âm ở dạng thức khác
VD: (to) meet - meat (thịt) nhưng met (dạng quá khứ của động từ “meet”) ≠ meat;
saw (cái cưa) - saw (dạng quá khứ của động từ “see”) nhưng saw ≠ see, …
* Phân biệt từ đồng âm, từ đa nghĩa
- Những từ khác nhau có vỏ ngữ âm trùng nhau -> Đồng âm
- Một từ có nhiều nghĩa khác nhau -> Đa nghĩa
- Một nghĩa nào đó của từ đa nghĩa tách ra, đứt đoạn liên hệ với cơ cấu nghĩa chung -
> Từ đồng âm với từ ban đầu
VD: cây tre -> cây vàng (đồng âm) 4. Trường ngữ nghĩa:
-Khái niệm: Trường nghĩa là tập hợp các từ đồng nhất với nhau về nghĩa.
VD: nhà (nhà sàn, nhà tầng, nhà tranh, nhà ngói) =>Có quan hệ đồng nhất: cùng chỉ
về vật: ngôi nhà ; bàn (Bàn ăn, bàn học, bàn trà) =>Có quan hệ đồng nhất: cùng chỉ về đồ vật: cái bàn -Phân loại:
+ Trường nghĩa biểu vật là tập hợp các từ ngữ đồng nhất với nhau về nghĩa biểu vật (về phạm vi biểu vật).
Mỗi một trường nghĩa có những từ ngữ trung tâm, đặc trưng cho trường nghĩa đó.
/Có những từ không chỉ thuộc về một trường nghĩa mà thuộc về nhiều trường nghĩa
khác nhau – đó là những từ ngữ hướng biên. VD: Ăn, uống, chạy, thở,... thuộc trường
nghĩa người và trường nghĩa động vật
/Các trường nghĩa khác nhau có thể có một số lượng từ ngữ chung nhau gọi là trường nghĩa giao nhau.
+ Trường nghĩa biểu niệm là tập hợp các từ ngữ có chung một cấu trúc nghĩa biểu niệm.
Ví dụ: Ném, quăng, hất, vứt, đá, ... =>các từ cùng cấu trúc biểu niệm tác động vào 1
vật làm cho vật đó di chuyển ra xa
/Các từ trong cùng một trường nghĩa biểu niệm có thể khác nhau về trường nghĩa biểu vật.
Ví dụ: hót, sủa, hí có chung một cấu trúc nghĩa biểu niệm hoạt động (phát ra âm
thanh) : hót thuộc về trường nghĩa biểu vật chim ; sủa thuộc về trường nghĩa biểu vật
chó ; hí thuộc về trường nghĩa biểu vật ngựa. VĐ: Quan hệ cú pháp
Định nghĩa: Quan hệ giữa các thành tố đồng thời có mặt trong dòng lời nói, tạo nên
ngữ đoạn và câu, cấp cho những đơn vị này một chức năng nào đó với tư cách giá trị
lâm thời. Là cơ sở của cấu trúc câu
Xác định quan hệ cú pháp
-Có thể được vận dụng độc lập vào các bối cảnh khác nhau
Vd: Ghế này rất tiện// Tôi mua ghế này// Ghế này, họ mang đến hôm qua//
Bốn chân của ghế này rất chắc...
-Có thể được xem là dạng rút gọn của một kết cấu phức tập hơn.
Vd: Những chiếc ghế bằng gỗ mới mua này
-Có ít nhất một thành tố được thay thế bằng từ nghi vấn. Vd: Ghế nào?
-Trong câu các từ/ngữ đoạn đứng cạnh nhau không nhất thiết có quan hệ ngữ pháp
với nhau, không phải mỗi từ đều có quan hệ ngữ pháp với các từ còn lại.
Vd: +mẹ khuyên tôi nghỉ (Tôi và nghỉ có quan hệ ngữ nghĩa nhưng không có quan hệ ngữ pháp)
-Quan hệ ngữ pháp giữa các từ trong câu là cơ sở của cấu trúc câu.
-Các loại quan hệ cú pháp:
+Quan hệ đẳng lập: các thành tố bình đẳng với nhau, vai trò như nhau trong việc
quyết định đặc điểm ngữ pháp của tổ hợp, một trong hai thành tố có thể đại diện cả tổ
hợp để quan hệ với yếu tố bên ngoài.
Có 4 kiểu quan hệ đẳng lập:
- Liệt kê: Anh và em, ăn và nghỉ, cần và muốn.
- Lựa chọn: học hay chơi, hoặc yêu hoặc chết
- Giải thích: Lan, em gái tôi, rất đáng yêu…
- Qua lại: tuy lười nhưng xinh, càng nói càng hay…
+Quan hệ chính phụ: Các thành tố không bình đẳng về ngữ pháp (thành tố trung tâm
và thành tố phụ), thành tố trung tâm quy định đặc điểm ngữ pháp của ngữ đoạn đó và
đại diện cho ngữ đoạn quan hệ với yếu tố bên ngoài.
Vd: Cái váy trắng mà cô ấy đang mặc rất đắt
Cậu bé đang chơi ở sân vườn là em trai họ của tôi.
+Quan hệ chủ vị: 2 thành tố phụ thuộc vào nhau, thành tố chủ thường đứng trước
thành tố vị. Phân biệt thành tố chủ và thành tố vị như những thành tố của tổ hợp có
quan hệ chủ vị với CN và VN như 2 thành phần chức năng cú pháp của câu.
Ngữ đoạn Chủ - Vị làm nòng cốt của câu thì thành tố chủ = CN, thành tố vị=VN Vd: Nó ngủ. Tôi chơi
Anh khen quá làm em xấu hổ.
Căn biệt thự ông ấy mới mua ở tận gần Bắc Ninh.
*Lưu ý về quan hệ ngữ pháp:
-Quan hệ ngữ pháp mang tính hình thức khác với quan hệ ngữ nghĩa/quan hệ logic
-Thành tố chính trong quan hệ ngữ pháp chưa chắc là thành tố chính về thông báo.
VĐ: Phương thức ngữ pháp
I. Phương thứ ngữ pháp là biện pháp, (cách) sử dụng những phương tiện ngữ pháp để
thể hiện ý nghĩa ngữ pháp.
Ví dụ: tiếng Anh anh dùng phụ tố (là một trong những phương tiện ngữ pháp) để thể
hiện ý nghĩa số nhiều ( book - books, pen - pens, cat - cats, house - houses, car -
cars,…). Ta nói rằng, ở đây, tiếng Anh đã sử dụng phương thức ngữ pháp phụ tố.
II. Trong các ngôn ngữ, có nhiều phương thức ngữ pháp được sử dụng, nhưng thường
gặp nhất là các phương thức sau đây: 1. Phương thức phụ tố:
Bản chất của phương thức này là dùng các loại phụ tố nối kết vào đơn vị ngôn ngữ là
yếu tố chính để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp (của yếu tố chính đó). Ví dụ:Trong tiếng Anh
- Dùng hậu tố - s để biểu thị ý nghĩa số nhiều của danh từ. Chẳng hạn: book-books,
tree - trees, dog – dogs, pen – pens,…
- Dùng hậu tố -ed để biểu thị ý nghĩa thời quá khứ của động từ. Chẳng hạn:work -
worked, play – played, wash – washed,…
Phương thức phụ tố là phương thức được sử dụng rất rộng rãi. Các ngôn ngữ biến
hình Ấn Âu và nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới đều có dùng phương thức này.
2. Phương thức luân chuyển ngữ âm:
Phương thức ngữ pháp này còn được gọi là phương thức biến tố nội bộ/ biến tố bên
trong. Bản chất của nó là biến đổi một bộ phận của căn tố bằng những quy luật biến
đổi ngữ âm nhất định để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Ví dụ: Trong tiếng Anh Tooth ( cái răng ) - teeth ( những cái răng) Man ( người đàn ông)
- men ( những người đàn ông )
Phương thức ngữ pháp này thường thấy được sử dụng trong tiếng Arập, tiếng
Anh và một số ngôn ngữ Ấn Âu khác
3. Phương thức thay thế căn tố:
Phương thức ngữ pháp này còn được gọi là phương thức thay chính tố. Bản chất của
nó là thay đổi hẳn vỏ ngữ âm của đơn vị ngôn ngữ (thay thế từ căn của đơn vị vốn có
bằng một căn tố khác).Các ngôn ngữ Nga, Anh, Pháp và nhiều ngôn ngữ Ấn Âu đều
có dùng phương thức ngữ pháp này.
Ví dụ:Go – went; Good – better; Bad – worse
4. Phương thức trọng âm:
Đây là phương thức sử dụng trọng âm (thay đổi vị trí của trọng âm) để biểu thị và
phân biệt ý nghĩa ngữ pháp của từ. Tiếng Nga và một số ngôn ngữ biến hình khác đều
có dùng phương thức trọng âm.
Ví dụ: Im’port(v) – ‘import(n) ; ‘ruky( những cái tay) – ry’ku(cái tay của) 5. Phương thức lặp:
Phương thức lặp là cách lặp lại (còn gọi là láy) toàn phần hoặc một phần vỏ ngữ âm
của chính tố để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Ví dụ:Trong tiếng Việt: người => người
người; nhà => nhà nhà; ngày => ngày ngày 6. Phương thức hư từ:
Phương thức này dùng hư từ (từ công cụ ngữ pháp) kết hợp với từ (chứ không nối kết
liền vào trong từ) để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp. Vì vậy đây chính là phương thức ngữ
pháp sử dụng phương tiện ngoài từ.
Ví dụ: Người – những người; Học – đã học; Làm – sẽ làm
7. Phương thức trật tự từ:
Là phương thức dùng các trật tự từ khác nhau để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Trong
các ngôn ngữ không biến hình như tiếng Việt, tiếng Hán… Phương thức này cùng với
phương thức hư từ là hai phương thức ngữ pháp quan trọng hàng đầu. Các ngôn ngữ
biến hình Ấn Âu cũng có sử dụng phương thức trật tự từ, nhưng sử dụng không nhiều
và mạnh như trong các ngôn ngữ không biến hình.
Ví dụ:Trong nhà – nhà trong; Uống nước – nước uống; Tôi thích cô ấy– cô ấy thích tôi
8. Phương thức ngữ điệu:
Là phương thức dùng các ngữ điệu khác nhau để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp (cụ thể là
các ý nghĩa tình thái của câu).Trong các ngôn ngữ biến hình Ấn Âu như tiếng Anh,
tiếng Pháp, tiếng Nga phương thức này thể hiện rất rõ và hoạt động khá mạnh.
Ví dụ: Con bị điểm kém. Mẹ nói “ Con học giỏi nhỉ…” ( ngữ điệu kéo dài thể hiện sự phủ định) VĐ: PHẠM TRÙ NGỮ PHÁP
Phạm trù ngữ pháp là một loại ý nghĩa ngữ pháp khái quát bao gồm những khía cạnh
ý nghĩa đối lập, được thể hiện ra bằng những dạng thức, phương tiện ngữ pháp đối lập nhau theo hệ thống.
VD: Phạm trù ngữ pháp số: Ý nghĩa ngữ pháp Số ít “Book” – Ý nghĩa ngữ pháp số nhiều “Books”.
Phạm trù ngữ pháp thời: Ý nghĩa ngữ pháp Thời hiện tại “Work” – Ý nghĩa ngữ
pháp thời quá khứ “Worked” (1) Phạm trù giống
Giống là phạm trù ngữ pháp của danh từ, quy các danh từ thành những lớp khác nhau
dựa vào các đặc điểm biến hình và đặc điểm hợp dạng của chúng. Mỗi lớp như vậy
thường được gọi tên một cách quy ước là giống đực, giống cái, giống trung,…
VD: Danh từ trong tiếng Tây Ban Nha: Hầu hết các danh từ kết thúc bằng nguyên
âm –a thì là giống cái (femenino) và kết thúc nguyên âm -o thì là giống đực (masculino)
Như: Danh từ giống cái (femenino): la casa (cái nhà), la cara (mặt), la ventana (cửa
sổ); Danh từ giống đực (masculino): el pelo (tóc), el dinero (tiền), el vaso (lọ hoa) (2) Phạm trù số
Là phạm trù ngữ pháp biểu thị ý nghĩa số lượng ít hay nhiều của sự vật do danh từ biểu hiện.
VD: Dog→dogs; Lamp → lamps; Sinh viên→ những sinh viên; Người→ người người (3) Phạm trù thời
Thời là phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị tương quan về thời gian giữa hành
động, trạng thái do động từ thể hiện với thời điểm được nói tới (làm mốc quy chiếu).
Ví dụ: học – đang học – đã học; study – is studying – studied
Khi phạm trù thời biểu thị quan hệ giữa hành động với thời điểm phát ngôn, ta gọi đó
là thời điểm tuyệt đối. Trên đại thể các ngôn ngữ có phạm trù thời thường phân biệt
ba thời: Thời quá khứ (trước thời điểm nói), thời hiện tại (tại thời điểm nói), thời
tương lai (sau thời điểm nói) (4) Phạm trù thể
Thể là phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị trạng thái của hành động do động từ
biểu thị như: đã hoàn thành hay chưa hoàn thành, tiếp diễn hay không tiếp diễn,… tại
thời điểm được nói tới.
+Thể hoàn thành – chưa/không hoàn thành: Tôi đọc sách; Tôi đã đọc sách xong rồi;
Tôi vẫn chưa đọc sách xong
+Thể tiếp diễn – thể thường xuyên: Tôi đang đọc sách. ; Tôi vẫn đang đọc sách. (5) Phạm trù cách:
- Phạm trù cách là phạm trù ngữ pháp của danh từ, thể hiện quan hệ ngữ pháp giữa
danh từ với các từ khác trong cụm từ hoặc trong câu.
Ví dụ: Trong câu Tôi nuôi mèo, thì Tôi giữ vai trò chủ thể của hoạt động (Tôi là chủ
ngữ) còn Mèo là đối tượng của hoạt động (Mèo là bổ ngữ).
- Cách được thể hiện bằng phụ tố hoặc bằng phụ tố kết hợp với những phương tiện
khác như hư từ (Ví dụ như the engineer’s car), trật tự từ (như trong ví dụ trên), trọng âm...
- Phạm trù cách trong các ngôn ngữ không giống nhau. (6)Phạm trù ngôi:
- Trước hết ngôi là phạm trù ngữ pháp của các đại từ nhân xưng nhưng liên quan mật
thiết đến nó là các động từ biểu hiện hoạt động. Vì thế trong các ngôn ngữ biến hình
thì phạm trù ngôi là phạm trù ngữ pháp quan trọng của động từ. Nhờ có phạm trù
ngôi mà động từ được thể hiện rõ ràng.
Ví dụ: She goes to school: Động từ goes tương ứng với đại từ she - ngôi thứ ba số ít.
- Phạm trù ngôi biểu thị vai giao tiếp của chủ thể hoạt động.
Ví dụ: Người nói/viết được quy định là ngôi thứ nhất thì người nghe là ngôi thứ hai
và đối tượng được nói tới là ngôi thứ ba.
- Ngôi của động từ được thể hiện bằng phụ tố (Ví dụ: she eats, we eat...) bằng trợ
động từ (Ví dụ: She will speak, I shall speak..) hoặc bằng phụ tố kết hợp với trợ
động từ (Ví dụ: She has gone, I have gone...)
- Động từ tiếng Việt không có phạm trù ngôi.
(7)Pham trù thức (8) phạm trù dạng