Đề cương ôn tập cuối kỳ môn Dẫn luận ngôn ngữ | Đại Học Hà Nội
Đề cương ôn tập cuối kỳ môn Dẫn luận ngôn ngữ | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Chương 2: Ngữ âm: Phần Biến thể âm vị 1. Âm vị
* Định nghĩa: Là tổng thể những nét khu biệt được thể hiện đồng thời, là đơn vị
trừu tượng mang tính xã hội, có chức năng khu biệt nghĩa của hệ thống âm thanh.
* Nét khu biệt: Một âm tố được cấu tạo bởi nhiều yếu tố cấu âm-âm học. Đặc trưng
cấu âm-âm học có chức năng xã hội, tức chức năng khu biệt từ (hoặc hình vị) được gọi là nét khu biệt
VD: 2 từ “và” và “mà” khu biệt với nhau ở phần đầu và đặc trưng:
+ “và”: âm xát/ âm môi-răng/ hữu thanh
+ “mà”: âm tắc/ âm môi-môi/ hữu thanh
2. Biến thể âm vị
* Định nghĩa: Các âm gần gũi nhau, xuất hiện trong những bối cảnh loại trừ nhau
được coi là những biến thể của cùng một âm vị duy nhất. VD: [k] trong ki, ke, cô.
* Tương quan giữa âm vị và biến thể âm vị: Các biến thể của một âm vị có chung
một số đặc trưng cấu âm - âm học hoặc mang vài đặc trưng cấu âm – âm học khác nhau
Các BTAV phân biệt với nhau ở những đặc trưng khác nhau đó. VD: [k] trong
ki, ke khác với [k] trong cu, co khác với [k] trong qua, quê. * Các loại BTAV:
+ BT tự do: là những biến thể hiện diện không bị phụ thuộc, bị chi phối bởi bất kỳ
nhân tố nào. Chúng xuất hiện tùy tiện ở một số cá nhân, không thể đoán trước được
bối cảnh của chúng. Ví dụ, trong tiếng Việt, “tr” có thể được phát âm là [ ] hay tɕ
[c]; tương tự, “kh” có thể được phát âm là [x] hay [k ], “r” có thể được phát âm là ʰ
[z], [r] hoặc [ʐ] tùy theo thói quen và phương ngữ của mỗi người.
+ BT kết hợp: là những biến thể do chu cảnh quyết định,biến thể này xuất hiện do
sự kết hợp của nó trong dãy âm mang lại. Ví dụ: [t] (tu, tô, to); [i], [ ] + [ŋ] (ing, ɛ eng).
Chương 3: Từ vựng - ngữ nghĩa: Phần Cấu tạo từ và Phương thức biến đổi
nghĩa của từ (Ẩn dụ, Hoán dụ)
a. Phương thức cấu tạo từ:
* Khái niệm: Là cách thức NN tác động vào hình vị để tạo ra từ.
* Các phương thức cấu tạo từ:
- Phương thức từ hóa hình vị: Là phương thức tác động vào bản thân một hình vị,
làm cho nó có những đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa của từ, biến hình vị thành từ
mà không thêm bớt gì vào hình thức của nó. VD: Nhà, cửa, bàn, tủ, chơi, tường,
mái, học, ăn, đi, ngủ, chạy, bay, bò, sơn, hải, hữu, ái, nhân...(tiếng Việt); table, live (tiếng Anh).
- Phương thức ghép: là phương thức ghép các hình vị gốc từ (hình vị thực và hình
vị hư) với nhau dựa trên mối quan hệ về nghĩa. VD: từ ghép: sân bay, nhà cửa, ăn
nói, giặt giũ (tiếng Việt); homeland, blackboard, newspaper, inkpot (tiếng Anh).
- Phương thức phụ gia: là phương thức thêm phụ tố vào căn tố (thành tố gốc) để
tạo ra từ mới.VD: từ phái sinh anti-war, im-possible, il-legal,…
- Phương thức láy: là phương thức lặp lại bộ phận hoặc toàn bộ vỏ ngữ âm của
thành tố gốc. VD: nhỏ nhắn, cay cay, xanh xao, ăn năn, mền mệt,…
- Phương thức rút gọn: là phương thức rút gọn từ cũ tạo thành từ mới hoặc ghép
các âm đầu từ của một cụm từ, đọc theo cách rút gọn này và tạo thành từ mới. VD:
xe đạp điện xe điện, xe gắn máy xe máy
, bươm bướm bướm,…(tiếng Việt); television TV
, refrigerator fridge, want to wanna,…(tiếng Anh).
- Phương thức chuyển loại: là phương thức thay đổi ý nghãi và chức năng từ loại
của từ có trước, đưa nó sang từ loại khác với tư cách một từ riêng biệt. VD: của
(cải) (danh từ) của (hư từ), hòa bình (danh từ)
hòa bình (tính từ), ở (động từ)
ở (giới từ). update (danh từ) update (động từ), work (động từ) work (danh từ),…
b. Phương thức biến đổi nghĩa của từ (ẩn dụ và hoán dụ):
* K/n: Là cách thức mà dựa vào đó có thể thực hiện sự chuyển biến ý nghĩa cho từ,
tăng thêm nghĩa mới cho từ.
Mở rộng ý nghĩa: là quá trình phát triển từ cái riêng đến cái chung, từ cái cụ thể đến cái trừu tượng.
VD: Đẹp: Lĩnh vực hình thức “Người phụ nữa ấy đẹp.” -> Lĩnh vực tình cảm,
tinh thần, quan hệ “Tình bạn của họ thật đẹp.”
Thu hẹp ý nghĩa: là quá trình phát triển từ cái chung đến cái riêng, từ trừu tượng đến cụ thể.
VD: Mùi: cảm giác do khứu giác thu nhận được -> mùi hôi, thối, khó chịu: “Thức ăn đã có mùi”
Phản động: Hành động ngược lại -> hành động ngược lại với chính nghĩa. * Ẩn dụ và hoán dụ: - Phân biệt: Phương Ẩn dụ Hoán dụ thức/ Đặc điểm Giống
- Lấy tên gọi A của sự vật, hiện tượng (x) để gọi tên cho sự vật (y) [A(x) chỉ y]
- Là một phần của cách suy nghĩ, hành động, nói năng bình thường
trong cuộc sống hàng ngày Khác
- (x)-(y) có thuộc tính giống - (x)-(y) có liên hệ logic (bộ phận -
nhau dựa trên sự liên tưởng, toàn thể; nguyên liệu - sản phẩm, địa so sánh
điểm - sự kiện diễn ra tại đó...)
- Nhận thức 1 sv nào đó trên - Sử dụng 1 thực thể để tượng trưng
cơ sở 1 sv khác, chức năng
cho 1 cái khác, chức năng chính là chính là để hiểu biết quy chiếu
- Ẩn dụ: là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh.
+ Giống nhau về hình thức :
răng người -> răng lược, răng bừa
gốc cây -> gốc vấn đề, gốc bệnh
mặt người -> mặt đường, mặt ghế
mũi người -> mũi dao, mũi tên, mũi kim
+ Giống nhau về thuộc tính, tính chất:
căn phòng sáng sủa -> tương lai sáng sủa
chanh chua -> giọng nói chua
đất khô -> tình cảm khô
+ Lấy cụ thể để biểu thị cái trừu tượng:
Nắm ngoại ngữ, nắm tình hình, nắm bài
+ Lấy đặc điểm, tính chất của sinh vật sang sự vật:
Thời gian đi, tàu chạy, gió gào thét,… VD:
1. “Paris là trái tim của nước Pháp.” ta dùng “trái tim” để thay thế cho “nơi
quan trọng nhất”: Paris là nơi quan trọng nhất của nước Pháp.
2. “Một tia hy vọng lóe lên trong đầu.” ta dùng “tia” để thay thế cho “chút” (hay
“ít”): Một “chút” hy vọng lóe lên trong đầu.
3. “Tôi ghét cái mũi cà chua của mình.” ta dùng “cà chua” để thay thế cho “đỏ
rực như cà chua”: Tôi ghét cái mũi đỏ rực như cà chua của mình.
4. “Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi”(trích “Truyện Kiều”- Nguyễn Du) ta dùng
“đầu trâu mặt ngựa” để thay thế cho “bọn sai nha”.
- Hoán dụ: là hiện tượng chuyển tên gọi từ sự vật hoặc hiện tượng này sang sự
vật, hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ logic giữa các sự vật, hiện tượng.
+ Quan hệ giữa toàn thể với bộ phận và ngược lại:
Lấy bộ phận để gọi tên cho toàn thể. VD: má hồng, đầu xanh,…
Lấy toàn thể để gọi tên cho bộ phận. VD: ngày công, đêm ca nhạc,…
+ Lấy cái chứa đựng thay cho cái được chứa đựng. VD: ăn hai bát, uống ba chai,…
+ Lấy nguyên liệu để gọi tên cho sản phẩm. VD: bạc (tiền), mì (nấu một bát mì),…
+ Lấy bộ phận con người thay cho bộ phận của quần áo. VD: cổ áo, tay áo, vai áo,…
VD: 1. “Anh ấy là một tay săn ảnh giỏi” từ “tay” thay thế cho từ “thợ”.
2. “Sen tàn cúc lại nở hoa”(trích “Truyện Kiều”- Nguyễn Du) từ “sen” thay
thế cho “mùa hạ” và từ “cúc” thay thế cho “mùa thu”.
3. “Bác nhớ miền Nam nỗi nước nhà
Miền Nam mong Bác nỗi mong cha” (trích “Bác ơi!”- Tố Hữu)
“miền Nam” thay thế cho những con người, nhân dân ở miền Nam.
Chương 4: Ngữ pháp: Phần Phương thức ngữ pháp và Quan hệ ngữ pháp.
a. Phương thức ngữ pháp:
* K/n: Phương thức ngữ pháp là biện pháp (cách) sử dụng những phương tiện ngữ
pháp để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp.
* 8 phương thức ngữ pháp cơ bản:
- Phương thức phụ tố: Dùng các loại phụ tố nối kết vào căn tố để biểu thị ý nghĩa
ngữ pháp cho căn tố/ chính tố.
VD: hậu tố -s biểu thị YNNP số nhiều của DT: cats, rooms, books,…
hậu tố -ed biểu thị YNNP thời quá khứ của ĐT: worked, watched, booked,… Phân biệt: Work + er worker Un + happy unhappy
Im + possible impossible (phương thức phụ gia) Và Work + ed worked
Cat + s cats (phương thức phụ tố)
Đây là phương thức được sử dụng rộng rãi trong các ngôn ngữ biến hình.
- Phương thức luân chuyển ngữ âm: là phương thức biến đổi một bộ phận của
chính tố bằng những quy luật ngữ âm nhất định để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp cho chính tố. VD: Tiếng Anh Man - men Woman - Women Tooth - teeth Foot - feet Goose - geese Sing - sang Drink - Drank Do - did Drive – Drove
Đây là phương thức được sử dụng rộng rãi trong các ngôn ngữ biến hình.
- Phương thức thay thế căn tố: là phương thức thay chính tố. Thay đổi hẳn vỏ ngữ
âm của căn tố bằng 1 căn tố khác. VD: Tiếng Anh Go - went Good - better - best bad - worse - worst Tiếng Pháp Bon (tốt) - meilleur mauvais (xấu) – pire
Các cặp dạng thức trên có thể được coi là hai căn tố khác nhau.
- Phương thức trọng âm: là phương thức thay đổi vị trí của trọng âm để biểu thị và
phân biệt ý nghĩa ngữ pháp của đơn vị ngôn ngữ. VD: Tiếng Anh:
record [‘rek :d] – bản ghi chép (danh từ) và record [ri’k ɔ
:d] – ghi chép (động từ) ɔ
present [ prez.ənt] – món quà (danh từ) và present [pr ˈ
ɪˈzent] – trình chiếu (động từ)
Đây là phương thức phổ biến cho các ngôn ngữ biến hình.
- Phương thức lặp: là phương thức lặp lại toàn phần hoặc một phần vỏ ngữ âm của
chính tố để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. VD: Tiếng Việt: Nhà nhà nhà Người người người Ngày ngày ngày Phân biệt: Xanh xanh xanh Nhỏ nho nhỏ
Vội vội vàng (phương thức láy) Và
Nhà nhà nhà (phương thức lặp)
Đây là phương thức được sử dụng rộng rãi trong các ngôn ngữ đơn lập.
- Phương thức hư từ: là phương thức dùng hư từ (từ công cụ ngữ pháp) kết hợp với
từ (chứ ko nối kết vào bên trong ) để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Đây là phương
thức ngữ pháp sử dụng phương tiện ngoài từ. VD: Tiếng Việt:
+ Số nhiều của danh từ, dùng hư từ “những”, “các”: nhà -> những cái nhà người -> mọi người ngành -> các ngành
+ thời gian, dùng hư từ “đã”, “đang”, “sẽ”, “sắp”: đã đến, sẽ đi, sắp qua,…
+ Sở hữu, dùng hư từ “của”: của cậu ấy, của mẹ,… Tiếng Anh:
+ Thời gian, dùng “will”, “shall”: will go, shall do,…
+ Sở hữu, dùng hư từ “of”: friends of mine,…
Dùng phổ biến và hoạt động đắc lực trong các ngôn ngữ đơn lập.
- Phương thức trật tự từ: là phương thức dùng các trật tự từ khác nhau để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. VD: Tiếng Việt:
cửa trước// trước cửa; trong áo// áo trong; xe ôm//ôm xe;
uống nước// nước uống Tiếng Anh:
This classroom is clean// Is this classroom clean?
Đây là phương thức quan trọng của ngôn ngữ đơn lập.
- Phương thức ngữ điệu: là phương thức dùng các ngữ điệu khác nhau để biểu thị ý
nghĩa ngữ pháp (các ý nghĩa tình thái của câu) VD: Tiếng Anh: - Don’t give it to any body.
Tiếng Việt (kiểu nói dỗi, nói mát):
- Người đâu mà xấu thế ko biết!
- Vâng ... Tôi xấu. Bà thì đẹp ...
Đây là phương thức được sử dụng phổ biến trong các ngôn ngữ biến hình. Các
ngôn ngữ đơn lập được sử dụng dưới hình thức khác. b. Quan hệ ngữ pháp
* Khái niệm: là quan hệ giữa các thành tố đồng thời có mặt trong dòng lời nói, tạo
nên ngữ đoạn và câu, cấp cho những đơn vị này 1 chức năng nào đó, với tư cách là
một giá trị lâm thời. Là cơ sở của cấu trúc câu.
VD: a. Suối // chảy // róc rách. b. Anh ấy // yêu // tôi. CN VN BN CN VN BN
* Cách nhận biết quan hệ cú pháp trong câu
2 điều kiện để hai từ/ ngữ đoạn có quan hệ cú pháp:
+ Có thể được xem là dạng rút gọn của 1 kết cấu phức tạp hơn.
+ Có ít nhất 1 thành tố được thay thế bằng từ nghi vấn.
VD: Đôi giày này rất đẹp.// Tôi mua đôi giày này.// Đôi giày này, họ giao đến hôm qua…
+ “Những đôi giày thể thao mới mua này” là kết cấu phúc tạp hơn của “đôi giày này”.
+ “Đôi giày này” có thể được thay thế bằng “Đôi giày nào?”.
(Trong câu, các từ/ ngữ đoạn đứng cạnh nhau ko nhất thiết có quan hệ NP với
nhau; ko phải mỗi từ đều có quan hệ NP với tất cả từ còn lại.
Trong câu, quan hệ NP luôn thể hiện quan hệ ngữ nghĩa nào đó, nhưng hai từ/ngữ
đoạn có quan hệ ngữ nghĩa chưa chắc đã có quan hệ ngữ pháp vs nhau. VD: Mẹ
khuyên tôi nghỉ. “Tôi” và “nghỉ” có quan hệ ngữ nghĩa, nhưng ko có quan hệ cú pháp.
Quan hệ NP giữa các từ trong câu là cơ sở của cấu trúc câu.)
* Các loại quan hệ ngữ pháp
- Quan hệ đẳng lập: là quan hệ bình đẳng về mặt ngữ pháp giữa các yếu tố với nhau.
+ Sự bình đẳng thể hiện:
1. Chúng có vai trò như nhau trong việc quyết định đặc điểm ngữ pháp của cả tổ hợp,
2. Chúng có khả năng như nhau để làm đại diện cho toàn bộ tổ hợp trong quan
hệ với yếu tố bên ngoài tổ hợp.
+ Có 4 kiểu quan hệ đẳng lập:
+ Liệt kê: anh và em, ăn và nghỉ, bàn và ghế…
+ Lựa chọn: học hay chơi, đi hay ở…
+ Giải thích: Lan, em gái tôi, rất đáng yêu….
+ Qua lại: tuy thông minh nhưng lười, càng nói càng hay ...
- Quan hệ chính phụ: là quan hệ giữa các thành tố ko bình đẳng về ngữ pháp, một
thành tố trung tâm, các thành tố khác phụ. VD: Tất cả những sinh viên ngồi cuối
lớp ấy/ đều rất chăm chỉ.
+ Sự không bình đẳng thể hiện:
1. Thành tố chính quy định đặc điểm ngữ pháp của toàn bộ tổ hợp.
2. Chỉ có thành tố chính mới có khả năng đại diện cho toàn bộ tổ hợp trong
quan hệ với yếu tố bên ngoài tổ hợp.
+ Cách nhận biết thành tố chính, phụ:
1. Đối với ngôn ngữ biến hình: hình thái của thành tố chính chi phối hình thái của thành tố phụ.
2. Đối với ngôn ngữ đơn lập: Thực từ + hư từ Thực từ + thực từ
- Quan hệ chủ vị: là quan hệ cú pháp giữa hai thành tố phụ thuộc vào nhau, thành
tố chủ thường đứng trước thành tố vị. Phân biệt thành tố chủ và thành tố vị như
những thành tố của tổ hợp có quan hệ chủ vị với CN và VN như 2 thành phần chức
năng cú pháp của câu. VD: Em tôi(CN) học(VN).
+ Các ngôn ngữ biến hình: quan hệ chủ - vị được biểu thị thông qua sự phù ứng về
ngôi, số, giống,… giữa hai thành tố. VD: I(CN) go to school(VN).
+ Các ngôn ngữ đơn lập: quan hệ chủ - vị được biểu thị trước hết bằng trật tự từ.
VD: Sinh viên(CN) chăm chỉ(VN).
* Lưu ý về quan hệ cú pháp
Quan hệ cú pháp mang tính hình thức ≠ quan hệ ngữ nghĩa/ quan hệ logic VD: Chồng tôi qh vợ chồng Tay tôi qh sở hữu Túi bút
qh thượng danh - hạ danh
Thành tố chính trong quan hệ cú pháp chưa chắc là thành tố chính về thông báo VD: Mẹ em
Vị này là phụ huynh bạn nào? Mẹ em. Khả năng QHNP đại diện Chức năng NP Đặt câu hỏi
Đẳng lập Cả 2 thành tố
Chỉ xác định khi đặt cả tổ hợp Câu hỏi giống nhau cho vào k/c phức tạp hơn cả 2 thành tố Chính
Chỉ thành tố -C/n của TTP: dễ xđ
Chỉ đặt được câu hỏi cho phụ chính TTP
-Cn TTC được xđ khi đặt nó vào k/c phức tạp hơn
Chủ - Vị Ko thành tố Được xđ ko cần đặt vào k/c Câu hỏi khác nhau nào phức tạp hơn
VD: Anh và em là sinh viên Hanu/ Họ là anh và em
Chồng tôi là nội trợ/ Họ bắt nạt chồng tôi
Chồng tôi ngủ suốt ngày TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Dẫn luận ngôn ngữ học (NXB Đại Học Quốc Gia 2009) – Vũ Đức Nghiệu (Chủ biên), Nguyễn Văn Hiệp.