Đề cương ôn tập học phần Tâm lí học xã hội | AJC
Bộ câu hỏi ôn tập học phần Tâm lí học xã hội bao gồm câu hỏi tự luận (có đáp án) giúp sinh viên củng cố kiến thức và đạt điểm cao trong bài thi kết thúc học phần.
Môn: Tâm lí học xã hội
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|37752136
ÔN TẬP MÔN TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
Câu 1: Hiện tượng tâm lý xã hội là gì? Trình bày bản chất và chức năng của hiện tượng tâm lý xã hội. - Khái niệm:
• Bất kỳ hiện tượng nào nảy sinh trong đời sống xã hội hoặc liên quan
đến đời sống xã hội đều được gọi là hiện tượng xã hội. Các hiện tượng xã hội
chính là nguồn gốc tạo ra các hiện tượng tâm lý xã hội.
Tâm lý xã hội là những hiện tượng tâm lý chung của một nhóm xã hội
cụ thể nảy sinh trong quá trình tác động qua lại, giao tiếp và hoạt động cùng
nhau của các cá nhân trong nhóm.
Các hiện tượng tâm lý xã hội được hiểu là tâm lý của cá nhân khi đó một mặt chịu
sự quy định của nhóm xã hội và sự tương tác xã hội, mặt khác điều chỉnh hành vi
của bản thân cho phù hợp với yêu cầu và tình huống tương tác. Hệ quả tất yếu là
làm nảy sinh các hiện tượng tâm lý chung ở nhiều cá nhân trong một nhóm trong
một cộng đồng, trong cả một dân tộc, thậm chí trong nhiều dân tộc. - Bản chất
Cá nhân tồn tại phát triển trong các mối quan hệ xã hội và chính vì thế mỗi cá nhân
là “tổng hòa của các mối quan hệ xã hội” (C. Mác). Khi cá nhân tham gia vào các
nhóm xã hội, sự tương tác giữa các cá nhân trong nhóm xã hội sẽ tạo ra hiện tượng
tâm lý chung vì thế các hiện tượng tâm lý xã hội nảy sinh trong môi trường xã hội,
trong sự tác động qua lại giữa các thành viên. Do vậy bản chất của các hiện tượng
tâm lý xã hội phải gắn liền với sự tác động qua lại này.
Bản chất của các hiện tượng tâm lý xã hội là những hiện tượng tâm lý chung của
một nhóm xã hội cụ thể nảy sinh trong quá trình tác động qua lại, giao tiếp và hoạt
động cùng nhau của các cá nhân trong nhóm.
Mặt khác cũng phải thấy rằng các hiện tượng tâm lý xã hội có quan hệ đặc biệt và
khó có thể tách rời với các hiện tượng tâm lý cá nhân.
Các hiện tượng tâm lý xã hội hiện diện trong đời sống hàng ngày của chúng ta
nhưng không phải lúc nào chúng cũng được nhận biết. Cá nhân có thể bị chi phối
bởi các hiện tượng tâm lý xã hội một cách vô thức hay có ý thức. lOMoARcPSD|37752136 - Chức năng
Các hiện tượng tâm lý xã hội điều chỉnh, điều khiển hoạt động cùng nhau của các
thành viên và của nhóm xã hội.
Các hiện tượng tâm lý xã hội chi phối tâm lý của cá nhân và qua đó chi phối hoạt
động sống của cá nhân. Ở phạm vi lớn hơn, các hiện tượng tâm lý xã hội chi phối
các mối quan hệ xã hội trong các nhóm, các cộng đồng hay các dân tộc và cả xã hội loài người. - Ví dụ
Những cuộc chiến tranh, khủng hoảng, khủng bố… diễn ra trên thế giới, đặc biệt
thời gian qua cuộc chiến tranh giữa ukraine và nga tạo ra các hiện tượng tâm lý xã
hội nhất định trong tập thể xã hội loài người. Cụ thể đó là tâm trạng lo lắng trước
an toàn của nhân dân vùng chiến tranh của xã hội hay tâm trạng phản đối chiến tranh.
Dư luận xã hội của xã hội trước một vấn đề tốt sẽ được tập thể xã hội ủng hộ, khen
ngợi, tán thành và đồng ý. Đối với vấn đề xấu thì dư luận xã hội sẽ phê phán, lên án và không đồng tình
Câu 2: Hiện tượng tâm lý xã hội là gì? Phân biệt hiện tượng tâm lý xã hội và hiện tượng xã hội.
- Các hiện tượng xã hội và các hiện tượng tâm lý xã hội không đồng nhất, nhưng cũng
không tồn tại độc lập, tách rời. - Hiện tượng xã hội:
Bất kì hiện tượng nào nảy sinh trong đời sống xã hội của con người, liên quan đến
đời sống xã hội của con người đều được gọi là các hiện tượng xã hội. Đó có thể là
các hiện tượng tôn giáo, giáo dục, văn hóa, khoa học, đạo đức, chính trị, giai cấp, giới tính….
Các hiện tượng xã hội nảy sinh, biến đổi và chuyển hóa theo những quy luật nhất
định. Có những quy luật phổ quát cho nhiều hiện tượng xã hội, nhưng cũng có
những quy luật mang tính đặc thù cho một lĩnh vực xã hội nào đó.
- Các hiện tượng xã hội chính là nguồn gốc của các hiện tượng tâm lý xã hội, ví dụ
chiến tranh, khủng hoảng, khủng bố… sẽ tạo ra các hiện tượng tâm lý xã hội nhất định
như tâm trạng lo lắng của xã hội, tâm trạng phản đối chiến tranh. Như vậy, các hiện
tượng tâm lý xã hội là sự phản ánh các hiện tượng xã hội.
- Các hiện tượng xã hội diễn ra theo các quy luật xã hội, nhưng bất kì một hiện tượng xã lOMoARcPSD|37752136
hội nào cũng có mặt tâm lý xã hội của nó, bởi lẽ chủ thể của các hiện tượng xã hội
chính là con người với ý thức, tinh thần của mình.
- Cũng cần thấy rằng các hiện tượng tâm lý xã hội có tính độc lập tương đối với các
hiện tượng xã hội. Các hiện tượng tâm lý xã hội có thể tồn tại lâu hơn và tương đối
bền vững, trong khi các hiện tượng xã hội lại dễ thay đổi. Các hiện tượng tâm lý xã
hội diễn ra trong cộng đồng lại có tác động điều chỉnh hành vi của các cá nhân trong
cộng đồng đó và thông qua đó tác động ngược trở lại đến các hiện tượng xã hội.
Câu 3: Phân tích một hiện tượng tâm lý xã hội cụ thể để làm rõ nội dung quy luật về sự
quyết định của các điều kiện kinh tế - xã hội đối với tâm lý xã hội.
Câu 4: Phân tích một hiện tượng tâm lý xã hội cụ thể để làm rõ bản chất của quy luật bắt chước.
Câu 5: Phân tích một hiện tượng tâm lý xã hội để làm rõ sự thể hiện của quy luật sự kế thừa tâm lý xã hội.
Câu 6: Phân tích bản chất cơ chế lây lan. Nêu hướng ứng dụng của cơ chế này trong
hoạt động truyền thông.
Câu 7: Phân tích bản chất của cơ chế thỏa hiệp. Nêu ứng dụng của cơ chế này trong đời sống xã hội.
Câu 8: Phân tích bản chất của cơ chế đồng nhất hoá. Nêu ứng dụng của cơ chế này trong đời sống xã hội.
Câu 9: Nhóm xã hội là gì? Hãy nêu các điều kiện để một tập hợp người trở thành nhóm xã hội.
Câu 10: Liên hệ xã hội là gì? Hãy trình bày nguồn gốc của liên hệ xã hội. 1. Khái niệm
Liên hệ xã hội là một sự tiếp xúc gắn kết giữa các cá nhân trong xã hội. Đó là sự
ràng buộc tâm lý giữa con người theo những chuẩn mực pháp lý, dư luận hay tình cảm.
Liên hệ xã hội thể hiện khả năng chung sống tạo thành xã hội và mức độ hòa nhập
xã hội của mỗi cá nhân trong mối quan hệ xã hội. 2. Nguồn gốc - Sự tham gia
Sự tham gia cho phép cá nhân cảm nhận bản thân mình thuộc về nhóm xã hội nào lOMoARcPSD|37752136
đó, thể hiện nhu cầu bày tỏ bản thân, được thừa nhận trong xã hội
Sự tham gia xuất hiện trong 3 trường hợp: khi cá nhân rơi vào hoàn cảnh họ không
thể hiểu nhưng lại có nhu cầu hiểu nó; khi cá nhân không tự giải quyết được vấn đề
của mình và sự tham gia nhằm mục đích tìm kiếm sự giúp đỡ; khi cá nhân rơi vào
tình huống căng thẳng sợ hãi. - Sự gắn bó
Sự gắn bó là liên hệ tình cảm nối liền các cá nhân được phối hợp giữa hai yếu tố:
chăm sóc thể chất và sự yên ổn tình cảm.
- Quá trình xã hội hóa cá nhân
Câu 11: Sự cố kết của nhóm xã hội là gì? Trình bày các đặc điểm cơ bản của sự cố kết của nhóm xã hội.
Câu12: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp xã hội.
Câu 13: Phân tích hình thức giao tiếp xã hội bằng ngôn ngữ.
Câu 14: Lấy ví dụ về tri giác xã hội và nêu ứng dụng của nó trong hoạt động truyền thông.
Câu 15: Phân tích chức năng của giao tiếp xã hội.
Câu 16: Ảnh hưởng xã hội là gì? Hãy nêu một số dạng ảnh hưởng xã hội cơ bản.
Câu 17: Định kiến xã hội là gì? Trình bày nguyên nhân và các biện pháp giảm thiểu định kiến xã hội.
Câu 18: Lấy một ví dụ cụ thể về định kiến xã hội để làm sáng tỏ bản chất của nó. Đề
xuất các biện pháp cụ thể cho việc điều chỉnh định kiến xã hội đó.
Câu 19: Phân tích nguyên nhân của xâm kích và xác định các biện pháp phù hợp để
giảm thiểu hành vi xâm kích. lOMoARcPSD|37752136
Câu 20: Nhân cách là gì? Trình bày cái tôi trong cấu trúc nhân cách.
Câu 21: Phân tích vai trò của các yếu tố chi phối đến sự hình thành và phát triển nhân cách.
Câu 22: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xã hội hóa nhân cách.
Câu 23: Trình bày quan hệ xã hội và quan hệ liên nhân cách trong quá trình xã hội hóa nhân cách.
Câu 24: Phân tích một ví dụ cụ thể về suy thoái nhân cách của sinh viên hiện nay, đề
xuất biện pháp khắc phục hiện tượng suy thoái nhân cách đó.
Câu 25: Hãy cho biết ý nghĩa của việc nghiên cứu Tâm lý học xã hội đối với bản thân.