Đề cương ôn tập kinh tế chính trị | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp

Đề cương ôn tập môn Kinh tế chính trị tại Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp tập trung vào các khái niệm cơ bản và lý thuyết quan trọng. Dưới đây là một số nội dung chính trong đề cương: Định nghĩa: Là hình thức tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được tạo ra chủ yếu để trao đổi. Điều kiện ra đời: Phân công lao động xã hội và sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất.

Mục Lục
Câu 1: Sản xuất hàng hóa là gì? Phân tích những điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa-2
Câu 2: Hàng hóa là gì? Phân tích hai thuộc tính của hàng hóa và mối quan hệ giữa hai thuộc tính đó?-3
Câu 3: Phân tích tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa. Vì sao chỉ lao động sản xuất hàng hóa
mới có tính hai mặt-5
Câu 1: Thị trường? Phân tích vai trò của thị trường và các chức năng của thị trường-7
Câu 2: Phân tích vai trò và mối quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu dùng trên thị trường? ( có thể hỏi
là Vai trò của các chủ thể tham gia thị trường)-9
Câu 3: Kinh tế thị trường là gì? Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường?-12
CÂU 1: CÔNG THỨC CHUNG CỦA TƯ BẢN VÀ MÂU THUẪN TRONG CÔNG THỨC CHUNG CỦA TƯ BẢN?-13
CÂU 2: SỨC LAO ĐỘNG LÀ GÌ? ĐIỀU KIỆN ĐỂ SỨC LAO ĐỘNG TRỞ THÀNH HÀNG HÓA? PHÂN TÍCH TÍNH CHẤT ĐẶC BIỆT
CỦA HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG?-14
CÂU 3: PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ VÀ CHO BIẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ LÀ GÌ?-14
CÂU 4: PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN? TRONG NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY, CÓ SỰ TỒN TẠI CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ KHÔNG? VÌ SAO?-15
CÂU 5: LỢI NHUẬN THƯƠNG NGHIỆP LÀ GÌ? NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH CỦA LỢI NHUẬN THƯƠNG NGHIỆP?-17
Câu 1:Khái niệm cạnh tranh,độc quyền ,mqh giữa cạnh tranh và thị trường trong nền
KTTT-18 Câu 2:Nguyên nhân ra đời của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản-18
Câu 3: Những đặc điểm của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản-19
Câu 1:KTTT định hướng XHCN ở VN?Tính tất yếu khách quan và đặc trưng-20 Câu 2: Lợi ích kinh tế?
bản chất,biểu hiện, vai trò của lợi ích kinh tế đối với chủ thể kinh tế-xã hội-23
Câu 3: quan hệ lợi ích kinh tế? sự thống nhất và mâu thuẫn trong các quan hệ lợi ích kinh tế? các nhân tố
ảnh hưởng và 1 số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản?-24
Câu 4: Vai trò của nhà nước trong việc đảm bảo hài hoà các quan hệ lợi ích kinh tế?-26
1. CMCN là gì?-28
2. CMCN 4.0 là gì?-29
3. Phân tích vtro của CMCN?-29
4. Công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) là j?-31
5. Tại sao CNH, HĐH ở VN là tất yếu khách quan? (Có thể hỏi làTính tất yếu khách quan)-31
6. Pt đặc điểm và quan điểm về CNH, HĐH ở VN?-31
7. Phương thức thích ứng của VN trc cuộc CMCN 4.0?-33
8. Hội nhập KT quốc tế (HNKTQT)? Tính tất yếu khách quan của hội nhập KT quốc tế ở VN?-35
9. Phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của HNKTQT?-36
1
10. Phương hướng nâng cao hiệu quả HNKTQT? Vì sao VN cần phải xây dựng nền KT độc lập tự chủ
trong quá trình HNKTQT?-37
CHƯƠNG 2:
Câu 1: Sản xuất hàng hóa là gì? Phân tích những điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất
hàng hóa
* Khái niệm:
- Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó những người sản xuất ra sản phẩm không phải để tiêu
dùng cho bản thân mà để trao đổi, mua bán trên thị trường.
- Ví dụ:
+ Một số người nông dân trồng lúa để bán cho nước ngoài
+ Một số công ty sản xuất ốc vít để bán cho các công ty khác
* Điều kiện ra đời:
Sản xuất hàng hóa và sự xuất hiện của xã hội loài người không xuất hiện đồng thời với nhau. Nền kinh tế
hàng hóa chỉ hình thành và phát triển khi đáp ứng đủ 2 điều kiện sau:
+ Một là, phân công lao động xã hội
Phân công lao động là sự phân chia lao động xã hội thành các ngành, nghề, các lĩnh vực sản xuất khác nhau
Phân công lao động làm cho việc trao đổi hàng hóa trở nên tất yếu vì mỗi người chỉ thực hiện một hoặc
một số sản phẩm nhất định, nhưng nhu cầu của họ lại yêu cầu nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Phân công lao động còn giúp tăng năng suất lao động, thúc đây trao đổi sản phẩm để thặng dư ngày càng tăng
+ Hai là, sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất
Sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất giữa những người sản xuất là những người sản xuất
độc lập với nhau, sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của người đó. Do đó, nếu người này muốn tiêu
dùng sản phẩm của người khác thì phải thông qua trao đổi mua bán.
Sự tách biệt này do chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất.
Như vậy, sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi đáp ứng đủ hai điều kiện trên, con người không thể xóa bỏ nền
sản xuất hàng hóa. Nếu cố tình xóa bỏ thì xã hội sẽ đi tới chỗ khan hiếm và khủng hoảng
* Đặc trưng của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa gồm có ba đặc trưng cơ bản như
sau: + Sản xuất hàng hóa là để trao đổi, mua bán
+ Lao động của sản xuất hàng hóa mang tính tư nhân và tính xã hội
+ Mục đích của sản xuất hàng hóa là lợi nhuận, giá trị, không phải giá trị sử dụng
2
* Ưu thế của sản xuất hàng hóa
− Sản xuất hàng hóa mang lại nhiều ưu thế vượt trội hơn sản xuất tự cung tự cấp như:
+ Thứ nhất, sản xuất hàng hóa ra đời dựa trên sự phân công lao động xã hội, chuyên môn hoa sản xuất
Khai thác lợi thế về tự nhiên, xã hội, kĩ thuật của từng người, từng cơ sở sản xuất,…
Thúc đẩy sự phát triển mối liên hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng mở rộng
Phá vơ tính tự cung tư cấp, bảo thủ lạc hậu của mỗi ngành, mỗi địa phương làm tăng năng suất lao động
và nhu cầu xã hội được đáp ứng đầy đủ hơn
Khai thác được lợi thế của các quốc gia với nhau
+ Thứ hai, quy mô sản xuất không bi giới hạn bởi nhu cầu và nguồn lực mang tính khép kín của mỗi cá
nhân, gia đinh,…
Mở rộng quy mô lớn dựa trên nhu cầu và nguồn lực của xã hội phù hợp với xu thế thời đại
Tạo điều kiện ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất…
Thúc đẩy sản xuất phát triển
+ Thứ ba, sự tác động của quy luật vốn có của sản xuất và trao đổi hàng hóa là qui luật giá trị, cung –
cầu, canh tranh buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, biết tinh toán,…
Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế
Giảm chi phí sản xuất đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng
+ Thư tư, sự phát triển của sản xuất, mở rộng và giao lưu kinh tế giữa các cá nhân, các vung, các
nước… • Nâng cao đời sống vật chất mà cả đời sống văn hóa, tinh thần
Câu 2: Hàng hóa là gì? Phân tích hai thuộc tính của hàng hóa và mối quan hệ giữa hai thuộc tính đó?
* Hàng hóa là gì?
- Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao
đổi, mua bán
- Hàng hóa là phạm trù lịch sử, sản phẩm của lao động chỉ mang hình thái hàng hóa khi được trao đổi, mua
bán trên thị trường
- Ví dụ:
+ Ô tô, điện thoại, quần áo, sách, ….
+ Gạo, rau, nước ngọt, ….
* Hai thuộc tính của hàng hóa là giá trị sử dụng của hàng hóa và giá trị của hàng
hóa - Giá trị sử dụng của hàng hóa:
3
+ Khái niệm: Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của
con người, không kể nhu cầu đó được thỏa mãn trực tiếp hay gián tiếp
+ Ví dụ: Gạo, quần áo, điện thoại, ….
+ Đặc trưng giá trị sử dụng của hàng hóa:
Hàng hóa có thể có một hay nhiều giá trị sử dụng hay công dụng khác nhau. Số lượng giá trị sử dụng của một
vật không phải ngay một lúc đã phát hiện ra được hết, mà nó được phát hiện dần dần trong quá trình phát
triển của khoa học - kỹ thuật
Giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn vì giá trị sử dụng hay công dụng của hàng hóa là do thuộc tính
tự nhiên của vật thể hàng hóa quyết định
Giá trị sử dụng của hàng hóa chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng (tiêu dùng cho sản xuất, tiêu dùng
cho cá nhân), nó là nội dung vật chất của của cải, không kể hình thức xã hội của của cải đó như thế nào
Hàng hóa ngày càng phong phú, đa dạng, hiện đại thì giá trị sử dụng càng cao
- Giá trị của hàng hóa:
+ Khái niệm: Giá trị của hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất đã hao phí để sản xuất ra hàng hóa
hay alo động của người sản xuất kết tinh trong hàng hoá
+ VD: 1m vải = 20kg
+ Đặc trưng của giá trị hàng hóa:
Giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa
Giá trị là một phạm trù lịch sử, nghĩa là nó chỉ tồn tại ở những phương thức sản xuất có sản xuất và trao
đổi hàng hóa
Giá trị hàng hóa biểu hiện quan hệ sản xuất xã hội, tức là quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất hàng
hóa. Trong nền kinh tế dựa trên chế độ hữu về liệu sản xuất, quan hệ kinh tế giữa người với người
biểu hiện thành quan hệ giữa vật với vật. Hiện tượng vật thống trị mgười gọi sự sùng bái hàng hóa, khi
tiền tệ xuất hiện thì đỉnh cao của sự sùng bái hàng hóa là sự sùng bái tiền tệ
Giá trị trao đổi chỉ là hình thức biểu hiện của giá trị; giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi. Giá
trị thay đổi thì giá trị trao đổi cũng thay đổi theo
* Mối quan hệ giữa hai thuộc tính
- Mối quan hệ giữa hai thuộc tính là mối quan hệ biện chứng, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn
+ Thống nhất: chúng luôn cùng tồn tại trong mỗi hàng hóa
+ Mâu thuẫn:
Giá trị sử dụng của hàng hóa Giá trị của hàng hóa
Mục đích Người tiêu dùng Người sản xuất
4
Thời gian thực hiện
Sau
Trước
Không gian thực hiện Trong quá trình tiêu dùng hàng hóa
Trong quá trình trao đổi mua bán
trên thị trường
Câu 3: Phân tích tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa. Vì sao chỉ lao động sản xuất hàng
hóa mới có tính hai mặt
*Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
Tính chất hai mặt lao động sản xuất hàng hóa là lao động cụ thể và lao động trừu tượng
- Lao động cụ thể:
+ Khái niệm : Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên
môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể mục đích riêng, đối tượng riêng, phương tiện riêng, phương pháp
riêng, và kết quả riêng
+ dụ: lao động cụ thể của người thợ mộc, mục đích sản xuất cái bàn, cái ghế, đối tượng lao động
gỗ, phương pháp của anh ta các thao tác về cưa, về bào, khoan, đục; phương tiện được sử dụng cái
cưa, cái đục, cái bào, cái khoan; kết quả lao động là tạo ra cái bàn, cái ghế
+ Đặc trưng của lao động cụ thể:
Thứ nhất: Mỗi lao động cụ thể tạo ra một giá trị sử dụng nhất định
Ta thấy rằng, mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, công cụ lao động riêng, đối tượng lao động
riêng. Chính những cái riêng đó làm cho lao động cụ thể khác với lao động cụ thể kia.
Ví dụ: Lao động cụ thể của người thợ may cần nguyên vật liệu là vải vóc, kim chỉ.. có mục đích là
tạo ra sản phẩm may mặc quần áo. Lao động cụ thể của thợ nề có nguyên liệu là gạch, đá, ximang
… tạo ra công trình xây dựng. Ngoài ra, lao động cụ thể của thợ mộc tạo ra sản phẩm gỗ, lao động
cụ thể của thợ cơ khí tạo ra sản phẩm kim loại… Rõ ràng, không có chuyện thợ may tạo ra sản
phẩm hàn, cũng chẳng có chuyện lao động của thợ nề lại tạo ra sản phẩm gỗ
Như vậy, đặc trưng đầu tiên đó là lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng khác nhau
Đặc trưng thứ hai: Lao động cụ thể phản ánh trình độ phân công lao động xã hội
Trong xã hội, không ai có thể làm hết tất cả mọi việc, người ta chỉ có thể đảm nhiệm 1 lao động cụ
thể nhất định. Bởi vậy, cần có phân công lao động xã hội. Lao động cụ thể muôn hình muôn vẻ tạo
ra giá trị sử dụng đa dạng, cũng chính là cách phản ánh trình độ phân công lao động xã hội. Nói như
vậy, có nghĩa rằng, càng xuất hiện nhiều lao động cụ thể thì phân công lao động xã hội càng chi
tiết, sản xuất hàng hóa càng phát triển, xã hội đó càng tiến bộ
Đặc trưng thứ ba: Lao động cụ thể là phạm trù vĩnh viễn
5
Lao động cụ thể tồn tại không phụ thuộc bất kỳ vào hình thái kinh tế xã hội nào. Lao động cụ thể
của người làm bánh mỳ thì vẫn là công việc tạo ra bánh mỳ, chắc chắn nó sẽ không thể tạo ra quần
áo, hay đồ kim khí khi nó ở một hình thái kinh tế xã hội khác. Đến đây, ta thấy rằng lao động cụ thể
tạo ra giá trị sử dụng nên điều này cũng lý giải giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn
Đặc trưng thứ tư: Lao động cụ thể ngày càng phong phú đa dạng, tính chuyên môn hóa cao
Sơ dĩ như vậy, là vì khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sinh hoạt con người ngày càng cao, với
sự trợ giúp của khoa học công nghệ, những nhu cầu đó ngày càng được đáp ứng một cách hoàn hảo
Ví dụ như hoạt động xây nhà chẳng hạn. trước kia ở thập kỷ 80, muốn xây 1 ngôi nhà, thì phải tự thiết kế
hình dáng ngôi nhà và thi công xây dựng, chỉ có 1 vài người bạn hỗ trợ việc xây dựng. Nhưng ngày nay, do
nhu cầu xã hội ngày càng cao về điều kiện nơi ăn chốn ở, thay “ăn no mặc ấm” chuyển sang “ăn
ngon mặc đẹp” nên khi xây một ngôi nhà cần rất nhiều công đoạn và được phân công hóa lao động
rệt. Đầu tiên, lao động cụ thể của kiến trúc thiết kế công trình, Việc thi công công trình sẽ
do lao động cụ thể của người thợ xây, việc thiết kế hệ thống điện, nước sẽ do lao động cụ thể của
người thợ điện, thợ nước, chưa kể thợ sơn, thợ điêu khắc … Rõ ràng, ngày càng xuất hiện nhiều loại
hình lao động cụ thể khi nhu cầu xã hội và khoa học công nghệ càng phát triển
- Lao động trừu tượng:
+ Khái niệm: Lao động trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa không kể đến hình thức cụ thể của
nó. Đó là sự hao phí sức lao động của người sản xuất hàng hóa nói chung về cơ bắp, thần kinh, trí óc.
+ Ví dụ: lao động của người thợ mộc lao động của người thợ may, nếu xét về mặt lao động cụ thể thì
hoàn toàn khác nhau, nhưng nếu gạt bỏ tất cả những sự khác nhau ấy sang một bên thì chúng chỉ còn
một cái chung, đều phải hao phí sức óc, sức bắp thịt và sức thần kinh của con người
+ Đặc trưng của lao động trừu tượng:
Đặc trưng thứ nhất: Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa
Khi xét mặt lao động trừu tượng, thì người ta có thể so sánh giá trị của hàng hóa này với hàng hóa khác Ví
dụ: Lao động trừu tượng của người sản xuất xe máy sẽ cao hơn lao động trừu tượng của người nuôi gà. Do
hao phí lao động xã hội để làm ra 1 chiếc xe máy nhiều hơn việc nuôi 1 con gà. Đương nhiên, khi bán ra thị
trường, thì 1 chiếc xe máy có giá cả cao hơn 1 con gà. Vậy, xét về mặt lao động cụ thể thì người ta không thể
so sánh loại lao đọng này vơi loại lao động khác, nhưng xét về mặt lao động trừu tượng người ta có thế so
sánh mức độ hao phí về thần kinh, cơ bắp của lao động này, với lao động khác
, và trả lời được câu hỏi, loại lao động nào có giá trị cao hơn?
Đặc trưng thứ hai: Lao động trừu tượng là một phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa
Do lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa. Nên khi hai hàng hóa trao đổi với nhau, cần dựa vào
nguyên tắc trao đổi ngang giá: 1 con gà đổi được 5kg gạo do nó có cùng hao phí lao động như nhau
Lao động trừu tượng tạo ra giá trị, làm cơ sở cho sự ngang bằng trong trao đổi. Nếu không có sản xuất hàng
hóa, không có trao đổi thì không cần phải tuân theo quy tắc của lao động cụ thể và lao động trừu
6
tượng. Vì vậy, lao động trừu tượng là một phạm trù lịch sử riêng của sản xuất hàng hóa. Lao động
trừu tượng là phạm trù lịch sử
* Tại sao chỉ lao động sản xuất hàng hóa mới có tính hai mặt
- Trong sản xuất hàng hóa, người sản xuất hàng hóa không tự cung tự cấp mà phải trao đổi sản
phẩm của mình với sản phẩm của người khác.
- Vì vậy, lao động sản xuất hàng hóa vừa mang tính chất tư nhân, vừa mang tính chất xã hội.
Tính chất tư nhân thể hiện ở chỗ, mỗi người sản xuất hàng hóa chỉ quan tâm đến sản xuất ra
sản phẩm giá trị sử dụng cho mình, không quan tâm đến sản phẩm giá trị cho người
khác. Điều này do sản phẩm của lao động sản xuất hàng hóa được sản xuất ra để bán,
nhằm thu lại lợi nhuận cho người sản xuất.
Tính chất xã hội thể hiện ở chỗ, sản phẩm của lao động sản xuất hàng hóa chỉ có giá trị khi
nó được trao đổi với sản phẩm của người khác, và giá trị của sản phẩm được quyết định bởi
thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra nó. Điều này là do sản phẩm của lao động
sản xuất hàng hóa là hàng hóa, và hàng hóa chỉ có giá trị khi nó được trao đổi với sản phẩm
của người khác.
2. Thị trường các quy luật của thị trường vai trò của các chủ thể tham gia thị trường (Thị
trường, phân loại thị trường, vai trò, các chức năng của thị trường, vai trò của các chủ thể tham gia thị
trường, vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua thị trường, liên hệ thực tiễn)
Câu 1: Thị trường? Phân tích vai trò của thị trường và các chức năng của thị trường
* Khái niệm:
- Theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi diễn ra hành vi trao đổi, mua bán hàng hóa giữa các chủ thể kinh tế với nhau.
Tại đó, người có nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ sẽ nhận được thứ mà mình cần và ngược lại, người có hàng
hóa, dịch vụ sẽ nhận được một số tiền tương ứng
+ VD: Chợ, cửa hàng, siêu thị, …
- Theo nghĩa rộng, thị trường là tổng hòa các mối quan hệ liên quan đến trao đổi, mua bán hàng hóa trong
xã hội, được hình thành do những điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội nhất định
+ VD: quan hệ hàng tiền, quan hệ giá trị, giá trị sử dụng, …
* Vai trò của thị trường
- Thị trường là điều kiện, môi trường cho sản xuất phát triển
+ Sản xuất hàng hóa phát triển, sản xuất ra càng nhiều hàng hóa, dịch vụ thì càng đòi hỏi thị trường tiêu thụ
rộng lớn hơn
+ Sự mở rộng thị trường tác động trở lại sản xuất phát triển
→ Thị trường là môi trường kinh doanh, điều kiện không thể thiếu
7
+ Thị trường là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng
→ Thị trường có vai trò thông tin, định hướng cho mọi nhu cầu sản xuất kinh doanh
+ Ví dụ: Sầu riêng là một loại trái cây nhiệt đới trồng chủ yếu ở miền Nam nên thị trường đầu tiên của loại
trái cây này là các tỉnh phía Nam. Nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, sầu riêng bắt đầu
mở rộng ra ngoài thị trường miền Bắc
- Thị trường kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội, tạo ra cách thức phân bổ nguồn lực
hiệu quả trong nền kinh tế
+ Thị trường thúc đẩy các quan hệ kinh tế phát triển Đòi hỏi các thành viên trong hội không ngừng
nỗ lực, sáng tạo → Hưởng thụ lợi ích tương xứng (Sự sáng tạo được chấp nhận) → Tạo động lực thúc đẩy
(Lợi ích được đáp ứng)
+ Thông qua các quy luật thị trường, các nguồn lực cho sản xuất được điều tiết, phân bổ tới các chủ thể
được sử dụng hiệu quả nhất → Cơ chế để lựa chọn các chủ thể có năng lực sử dụng nguồn lực hiệu quả
+ Ví dụ: Gia đình ông A kinh doanh cà phê, để tăng tính cạnh tranh và thu được lợi nhuận cao hơn nên gia
đình ông A đã sáng tạo cách chế biến phê mới tiết kiệm được chi phí nhưng vẫn bán ra với giá cũ. Khi
đó, giá trị sẽ thấp hơn giá cả thì các quy luật kinh tế thông báo cho những người kinh doanh khác biết đây
là một lĩnh vực đầu tư có lợi, họ sẽ dồn nguồn lực sang sản xuất cà phê
- Thị trường gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể, gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế
giới + Xét trong phạm vi quốc gia:
● Thị trường làm cho các quan hệ sản xuất lưu thông, phân phối, tiêu dùng trở thành một thể thống
nhất ● Thị trường không phụ thuộc vào địa giới hành chính
Thị trường gắn kết mọi chủ thể giữa các khâu, giữa các vùng miền vào một chỉnh thể thống
nhất Thị trường phá vỡ ranh giới sản xuất tự nhiên, tự cấp, tự túc để thống nhất định trong
nền kinh tế + Xét trong quan hệ với nền kinh tế thế giới:
● Thị trường làm cho kinh tế trong nước gắn liền với nền kinh tế thế giới
● Các quan hệ sản xuất có sự kết nối, liên thông với các quan hệ trên phạm vi thế giới
+ Ví dụ: Công ty sữa Vinamilk tập trung vào khu vực thành thị đồng thời mở rộng, thâm nhập và bao phủ
khu vực nông thôn. Ngoài ra, các sản phẩm Vinamilk có mặt trên 30 quốc gia trên thế giới, chủ yếu
là khu vực Đông Nam Á, Trung Đông và Châu Phi
* Phân loại thị trường:
-Là việc sắp xếp thị trường theo những tiêu thức nhất định để các nhà sản xuất kinh doanh nhận biết những
đặc điểm chủ yếu của từng loại thị trường, từ đó nghiên cứu và có chiến lược kinh doanh phù hợp:
8
+ Căn cứ vào đối tượng hàng hóa đưa ra trao đổi, mua bán trên thị trường, ta có thị trường tư liệu sản xuất
và thị trường tư liệu tiêu dùng.
+ Căn cứ vào vai trò của người mua, người bán trên thị trường, ta có thị trường người bán và thị trường
người mua
+ Căn cứ vào phạm vi hoạt động, ta chia thị trường trong nước (thị trường dân tộc) và thị trường thế giới
+Căn cứ vào tính chất và cơ chế vận hành ta có thị trường tự do, thị trường có điều tiết, thị trường cạn
tranh hoàn hảo,thị trường cạnh tranh không hoàn hảo.
* Chức năng của thị trường
- Chức năng thực hiện (hay thừa nhận): giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa
+ Những chi phí lao động để sản xuất ra hàng hóa đó được xã hội chấp nhận giá trị sử dụng và giá trị của
hàng hóa được thực hiện
+ Ví dụ: Bác B may 1 bộ quần áo được khách hàng mua với giá cả hợp lí
- Chức năng thông tin: thị trường cung cấp cho các chủ thể kinh tế những thông tin về quy mô cung cầu,
giá cả, chất lượng cơ cấu, chủng loại, điều kiện mua bán hang hóa dịch vụ
Tác dụng:
+ Người mua: điều chỉnh việc mua hàng sao cho lợi
Ví dụ: ra chợ thấy rau rẻ thì mua nhiều, rau đắt mua ít
+ Người bán: đưa ra quyết đinh kịp thời để thu lợi nhuận
Ví dụ: ngày tết khách hàng cần nhiều bánh kẹo, người bán nhập nhiều bánh kẹo để bán
- Chức năng điều tiết kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng : Căn cứ vào sự biến động của cung cầu giá
cả thị trường đã điều tiết từ ngành này sang ngành khác luân chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác
Cụ thể:+ Khi giá cả tăng kích thích sx, hạn chế tiêu dùng
+ Khi giá cả giảm kích thích tiêu dùng, hạn chế sản xuất
Câu 2: Phân tích vai trò và mối quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu dùng trên thị trường? ( có
thể hỏi là Vai trò của các chủ thể tham gia thị trường)
* Người sản xuất và người tiêu dùng
- Người sản xuất:
+ Khái niệm: những người sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng của xã hội.
+ VD: Các nhà sản xuất, đầu tư, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ...
9
+ Vai trò:
Người sản xuất những người sử dụng các yếu tố đầu o để sản xuất, kinh doanh thu lợi nhuận.
Nhiệm vụ của họ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu hiện tại của xã hội, mà còn tạo ra và phục vụ cho những
nhu cầu trong tương lai với mục tiêu đạt lợi nhuận tối đa trong điều kiện nguồn lực hạn. vậy, người
sản xuất luôn phải quan tâm đến việc lựa chọn sản xuất hàng hóa nào, số lượng bao nhiêu, sản xuất với các
yếu tố nào sao cho có lợi nhất
Ngoài mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, người sản xuất cần phải có trách nhiệm đối với con người, trách nhiệm cung
cấp những hàng hóa dịch vụ không làm tổn hại tới sức khỏe và lợi ích của con người trong xã hội
- Người tiêu dùng:
+ Khái niệm: Người tiêu dùng là những người mua hàng hóa, dịch vụ trên thị trường đề thỏa mãn nhu cầu
tiêu dùng
+ VD: Cá nhân, hộ gia đình, ….
+ Vai trò:
Sức mua của người tiêu dùng yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của người sản xuất. Sự phát
triển đa dạng về nhu cầu của người tiêu dùng là động lực quan trọng của sự phát triển sản xuất, ảnh hưởng
trực tiếp tới sản xuất.
Người tiêu dùng có vai trò rất quan trọng trong định hướng sản xuất. Do đó, trong điều kiện nền kinh tế
thị trường, người ticu cùng ngoài việc thỏa mãn nhu càu của mình, cần phải có trách nhiệm đối với sự phát
triển bền vững của xã hội.
Lưu ý, việc phân chia người sản xuất, người tiêu dùng chỉ có tính chất tương dối để thấy được chức năng
chính của các chủ thề này khi tham gia thị trường. Trên thực tế, doanh nghiệp luôn đóng vai trò vừa
người mua cũng vừa là người bán
- Các chủ thể trung gian trong thị trường
+ Thương nhân là người trung gian giữa người sản xuất người tiêu dùng,lấy việc mua bán hàng hóa
cơ sở để tồn tại và phát triển. Hoạt động của các thương nhân được biểu hiện khái quát qua công thước vận
động T-H-T.
+ Vai trò:
Sự xuất hiện của các thương nhân giúp những người sản xuất chỉ chuyên tâm vào sản xuất, không
phải quan tâm đến khâu tiêu thụ sản phẩm nên rút ngắn được thời gian lưu thông, tăng nhanh vòng
quay của vốn. Đồng thời, năng lực sản xuất không bị phân tán, các đièu kiện về vốn, công nghệ,...
được tập trung vào sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất
Thương nhân là những người chuyên hoạt động trong lĩnh vực lưu thông,họ cung cấp thông tin cho
người sản xuất, giúp họ mở rộng hoặc thu hẹp sản xuất kịp thời theo nhu cầu của thị trường
10
Thương nhân có khả năng đẩy mạnh giao lưu buôn bán, hạn chế rủi ro,thúc đẩy hàng hóa được
phân phối nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Thương nhân sẽ giúp các chi phí về quảng cáo, vận chuyển, xây dựng cửa hàng,... sẽ nhỏ hơn so với
chi phí mà người sản xuất đảm nhận chức năng này.
=>Thương nhân các trung gian thương mại tuy không trực tiếp tạo ra sp hàng hóa giá trị, song
hoạt động của họ làm cho khối lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường tăng n,giao lưu giữa các
vùng, các khu vực và giữa cá nước được đẩy mạnh=> góp phần thúc đẩy sản xuất và kinh tế phát triển.
* Mối quan hệ người sản xuất và người tiêu dùng trong thị trường
- Người sản xuất và người tiêu dùng có mối quan hệ mật thiết với nhau.
- Người sản xuất:
+ Người sản xuất hàng hóa những người sản xuất cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị trường nhằm
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Người sản xuất bao gồm các nhà sản xuất, đầu tư, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ... Họ những người trực tiếp tạo ra của cải vật chất, sản phẩm cho hội để phục vụ tiêu
dùng. Sản xuất giữ vai trò quyết định đối với tiêu dùng bởi sản xuất tạo ra sản phẩm cho tiêu dùng. Quy mô
và cơ cấu sản phẩm do sản xuất tạo ra quyết định quy mô và cơ cấu tiêu dùng; chất lượng và tính chất của
sản phẩm quyết định chất lượng và phương thức tiêu dùng.
+ Trong nền kinh tế, người sản xuấtnhững người mua hoặc thuê các yếu tố đầu vào sản xuất chủ yếu
của các hộ gia đình để sản xuất kinh doanh và thu lợi nhuận. Nhiệm vụ của họ không chỉ làm thỏa mãn nhu
cầu hiện tại của hội còn tạo ra phục vụ cho những nhu cầu trong tương lai với mục tiêu đạt lợi
nhuận tối đa trong điều kiện nguồn lực hạn. vậy, người sản xuất luôn phải quan tâm đến việc lựa
chọn sản xuất hàng hóa nào, số lượng bao nhiêu, sản xuất với các yếu tố nào sao cho có lợi nhất.
+ Trong nền kinh tế thị trường, tất cả những người sản xuất được gọi chung các doanh nghiệp. Doanh nghiệp
và người tiêu dùng là hai tác nhân chủ yếu trên thị trường; họ tương tác với nhau trên thị trường hình thành nên giá
cả thị trường; qua đó hàng hóa được trao đổi thỏa mãn cho cả người tiêu dùng và người sản xuất.
+ Trong nền kinh tế chỉ có doanh nghiệp và người tiêu dùng, các hoạt động kinh tế chịu sự điều tiết bởi
giá cả thị trường, mọi hoạt động diễn ra khách quan, không có sự can thiệp của chính phủ gọi là cơ chế thị
trường. Khi nhà nước tham gia vào kinh tế, quản lýđiều tiết nền kinh tế thì gọi là kinh tế thị trường có
sự điều tiết của nhà nước.
- Người tiêu dùng:
+ Người tiêu dùng tất cả các nhân, hộ gia đình; họ là những người mua hàng hóa, dịch vụ trên thị
trường để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng. Chi tiêu của người tiêu dùng đại diện cho nhu cầu đối với các hàng
hóa, dịch vụ trên thị trường. Người tiêu dùng mua với số lượng lớn thì người sản xuất bán được nhiều
hàng, có thu nhập lớn và ngược lại.
11
+ Tiêu dùng tạo ra nhu cầu mục đích của sản xuất. Sức mua của người tiêu dùng yếu tố quyết
định sự thành bại của người sản xuất. Sự phát triển đa dạng về nhu cầu của người tiêu dùng động lực
quan trọng của sự phát triển sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất.
+ Người tiêu dùng là người quyết định hành vi mua sắm của mình. Vì vậy, thông qua hành vi mua sắm,
người tiêu dùng có ảnh hưởng lớn đến giá cả thị trường của hàng hóa, dịch vụ.
+ Người tiêu dùng có ảnh hưởng lớn tới quyết định việc sản xuất cái gì, số lượng bao nhiêu trong nền kinh tế. Từ
nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, người sản xuất căn cứ vào đó để đưa ra sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu
cầu sử dụng ngày càng cao của người tiêu dùng. Cũng từ nhu cầu của người tiêu dùng, người sản xuất sẽ có kế hoạch
và chiến lược phát triển lâu dài phù hợp với tình hình thực tế nhằm đạt lợi ích cao nhất.
+ Trên thị trường, người tiêu dùng có vai trò rất quan trọng trong định hướng sản xuất. Họ là người đặt hàng chủ
yếu của các doanh nghiệp, các hãng sản xuất trên thị trường. Với tư cách là người mua và sử dụng hàng hóa, dịch vụ
của doanh nghiệp, người tiêu dùng có thể đưa ra ý kiến góp ý chính xác về sản phẩm, dịch vụ
đang sử dụng. Tùy thuộc vào thị hiếu tiêu dùng và ý kiến thu thập được từ phía người tiêu dùng, người sản
xuất có thể điều chỉnh lại phương pháp sản xuất, hoàn thiện sản phẩm của mình cho phù hợp nhu cầu của
người tiêu dùng.
Câu 3: Kinh tế thị trường là gì? Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường?
* Khái niệm: Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động qua lại
với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường
* Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường
Nhà nước đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế. Trong đó, vai trò lớn nhất là điều tiết vĩ mô nền kinh tế
thông qua các công cụ, chính sách và chức năng cơ bản sau:
- Chức năng hiệu quả:
+Nhà nước cần đảm bảo các nguồn lực được sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm. Nhà nước cũng cần tạo
môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, phát triển.
+Nhà nước cần sử dụng tiền của, đất đai, lao động... một cách hợp lý, không lãng phí.
+Nhà nước cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuận lợi, không bị cản trở.
- Chức năng công bằng:
+ Nhà nước cần ban hành các chính sách kinh tế xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội... Nhà
nước cũng cần điều tiết thị trường, chống độc quyền, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, ...
+ Nhà nước cần quan tâm đến đời sống của người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau.
+ Nhà nước cần đảm bảo mọi người dân đều có cơ hội được học tập, chăm sóc sức khỏe, việc làm, ...
- Chức năng ổn định:
12
+ Nhà nước cần xây dựng và ban hành các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp với tình hình thực tế của đất nước,
hạn chế rủi ro kinh tế. Nhà nước cũng cần điều tiết thị trường, chống độc quyền, bảo vệ quyền lợi của
người tiêu dùng, ...
+Nhà nước cần giữ cho nền kinh tế hoạt động ổn định, không xảy ra biến động bất lợi.
+Nhà nước cần ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
- Chức năng định hướng:
+Nhà nước cần xây dựng và ban hành các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Nhà nước cũng
cần định hướng các ngành, lĩnh vực kinh tế, đầu tư phát triển khoa học công nghệ, ...
+Nhà nước cần có kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước.
+Nhà nước cần định hướng các ngành, lĩnh vực kinh tế phát triển phù hợp với nhu cầu của xã hội.
3. Lý luận của C. Mác về giá trị thặng dư và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư trong nền
kinh tế thị trường. (Công thức chung tư bản, sức lao động, điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa,
hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động; giá trị thặng dư, các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư, TB
thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp, liên hệ)
CHƯƠNG 3:
CÂU 1: CÔNG THỨC CHUNG CỦA TƯ BẢN VÀ MÂU THUẪN TRONG CÔNG THỨC CHUNG
CỦA TƯ BẢN?
a) Công thức chung của tư bản:
- Công thức T - H - T' được gọi là công thức chung của tư bản.
- Vì sự vận động của mọi tư bản đều biểu hiện trong lưu thông dưới dạng khái quát đó, dù đó là tư bản
công nghiệp, thương nghiệp hay tư bản cho vay. ...
->Để có được giá trị thặng dư mà vẫn tuân thủ các quy luật khách quan của nền kinh tế hàng hóa, đặc biệ t
quy luật giá trị, thì trên thị trường cần xuất hiện phổ biến một loại hàng hóa có giá trị sử dụng đặc biệt là
tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. Hàng hóa đó là hàng hóa sức lao động.
b) Mâu thuẫn của công thức chung:
* Giá trị thặng dư được tạo ra ở đâu: Từ công thức T-H-T’ nhiều người lầm tưởng cả sản xuất và lưu thông đều tạo
ra giá trị và giá trị thặng dư nhưng trong mọi trường hợp tiền và lưu thông đều không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư.
Nhưng giá trị thặng dư vẫn lớn lên đồng thời với lưu thông nên nảy sinh những mâu thuẫn.
* Trong lưu thông có thể xảy ra hai trường hợp:
- Trao đổi ngang giá: giá cả = giá trị, hai bên trao đổi không được lợi về giá trị, chỉ được lợi về giá trị sử
dụng
Vd:
- Trao đổi không ngang giá: gồm 3 trường hợp
+ Trường hợp 1: Bán cao hơn giá trị, khi đó được lợi khi bán nhưng mua bị thiệt vì người bán cũng
đồng thời là người mua
+ Trường hợp 2: Mua thấp hơn giá trị, khi đó được lợi khi là người bán và bị thiệt khi là người mua.
+ Trường hợp 3: Mua rẻ bán đắt. Tổng giá trị toàn xã hội không tăng lên bởi vì số giá trị mà người
này được là số giá trị mà người khác bị mất
- >Vậy lưu thông và bản thân tiền tệ trong lưu thông không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư.
- >Kết luận: không có trao đổi
13
Giá trị thặng dư vừa không được sinh ra trong lưu thông vừa không nằm ngoài lưu thông (mâu thuẫn)
- Phải lấy quy luật nội tại của lưu thông tư bản để giải thích sự chuyển hóa của tiền thành tư bản, tức là
lấy việc trao đổi ngang giá làm điểm xuất phát.
- Sự chuyển hóa của người có tiền thành nhà tư bản phải tiến hành trong phạm vi lưu thông và đồng thời
lại không phải trong lưu thông.
- “ tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện
trong lưu thông và đồng thời không phải lưu thông”. Đó là mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản.
CÂU 2: SỨC LAO ĐỘNG LÀ GÌ? ĐIỀU KIỆN ĐỂ SỨC LAO ĐỘNG TRỞ THÀNH HÀNG HÓA?
PHÂN TÍCH TÍNH CHẤT ĐẶC BIỆT CỦA HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG?
* Khái niệm: Sức lao động là toàn bộ thể lực, trí lực và kinh nghiệm sản xuất tông tại trong cơ thể một con
người, đó là khả năng lao động, sản xuất của một con người. Sức lao động được sử dụng trong quá trình
sản xuất gọi lag lao động.
*Sức lao động không phải lúc nào cũng là hàng hóa, nó chỉ trở thành hàng hóa khi có các điều kiện sau:
- Một là, người lao động phải được tự do về thân thể, do đó có khả năng chi phối sức lao động của mình.
Sức lao động chỉ xuất hiện trên thị trường với cách hàng hoá, nếu do bản con người sức lao
động đưa ra bán.
- Hai là người lao động không có tư liệu sản xuất và không có của cải. Chỉ trong điều kiện ấy, người lao
động mới buộc phải bán sức lao động của mình, vì không còn cách nào khác để sinh sống. Sự tồn tại đồng
thời hai điều kiện nói trên tất yếu dẫn đến sức lao động biến thành hàng hoá.
* Tính chất đặc biệt của hàng hóa sức lao động:(Hai thuộc tính của hang hoá sức lao động)
- Khi sức lao động là hàng hóa thì nó cũng có giá trị sử dụng và giá trị như những hàng hóa thông thường khác , tuy
nhiên cũng những mặt khác biệt với hàng hóa thông thường được hình thành bởi con người với những
nhu cầu phức tạp và đa dạng, về cả vật chất lẫn tinh thần theo quá trình phát triển của xã hội.
+ Xét về giá trị, giá trị hàng hóa sức lao động cũng do thời gian lao độnghội cần thiết để sản xuất
tái sản xuất ra sức lao động quyết định. Nhưng giá trị đó không được đo lường trực tiếp được đo
lường gián tiếp thông qua lượng giá trị của liệu sinh hoạt dịch vụ cần thiết để tái sản xuất sức lao
động, những chi phí để đào tạo người lao động và nó còn mang yếu tố lịch sử và tinh thần.
+ Xét về giá trị sử dụng, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng để thỏa mãn nhu cầu của
người mua, đây nhà bản (người sử dụng sức lao động) mua về để sử dụng trong quá trình sản suất
với mục đích thu được giá trị lớn hơn.
- Hàng hóa sức lao động là hàng hóa có giá trị sử dụng đặc biệt, khi sử dụng, nó tạo ra lượng giá trị mới
lớn hơn lượng giá trị của chính nó. Đây chính là chìa khóa để chỉ rõ ∆T của nhà tư bản do đâu mà có.
-> Tóm lại, hàng hoá ѕức lao động là hàng hoá đặc biệt khi tồn tại đủ hai điều kiện ề ѕự tự do à nhu cầu
bán ѕức lao động. Để duу trì điều kiện cho hàng hoá ѕức lao động tạo ra những giá trị thặng dư, người ѕử
dụng lao động phải đáp ứng những nhu cầu đặc biệt ề tâm lý, ăn hoá à khu ực địa lý,…
CÂU 3: PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ VÀ CHO BIẾT GIÁ TRỊ
THẶNG DƯ LÀ GÌ?
*Sản xuất giá trị thặng dư:
- Quá trình sản xuất giá trị thặng dư sự thống nhất của quá trình tạo ra giá trị sử dụng với quá trình tạo
ra giá trị và làm tăng giá trị.
- Trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư, người lao động làm việc dưới sự quản của nhà bản, sản
phẩm do người lao động làm ra nhưng thuộc sở hữu của nhà bản, chính vậy nhà bản mới chiếm
đoạt đc phần thặng dư do người lao động làm thuê tạo ra.
- Ví dụ về nhà tư bản sản xuất sợi:
+ Để tiến hành sản xuất nhà tư bản phải ứng ra số tiền là 30USD để mua 30kg bông, hao mòn máy móc
kéo 30kg bông thành sợi là 3USD, mua sức lao động để sử dụng trong 1 ngày làm việc (8 giờ) là 10USD. Như
vậy, nhà tư bản đã ứng ra 43USD.
14
+ Giả định trong 4 giờ công nhân bằng lao động cụ thể đã biến 30kg bông thành sợi, qua đó giá trị của
bông (30USD) hao mòn máy móc (3USD) chuyển vào giá trị của sợi bằng lao động trừu tượng tạo ra
10USD. Như vậy, giá trị của 30kg sợi là 43USD.
+ Nếu nhà tư bản dừng sản xuất ở điểm này, nhà tư bản không có được giá trị thặng dư, vì ứng ra
43USD bán sợi đúng giá trị được 43USD.
+ Nhưng nhàbản mua sức lao động sử dụng trong 8 giờ chứ không phải 4 giờ. Nhà bản tiếp tục
sản xuất, công nhân phải làm việc 4 giờ nữa, cũng như 4 giờ đầu công nhân tạo ra được 30kg sợi có giá trị
43USD nhưng nhà tư bản chỉ phải ứng ra 30USD mua bông và 3USD hao mòn máy móc
+ Kết thúc ngày lao động công nhân tạo ra 60kg sợi có tổng giá trị 43USD + 43USD = 86USD, Nhà
bản ứng ra 60USD + 6USD + 10USD = 76USD. Nhà bản đã thu được giá trị thặng là 86USD
76USD = 10USD
-> Kết luận:
- Giá trị sản phẩm sản xuất ra gồm 2 phần: giá trị cũ là giá trị của những TLSX được lao động cụ thể bảo
toàn chuyển vào sản phẩm mới; giá trị mới là giá trị do lao động trừu tượng của công nhân tạo ra kết tinh
trong sản phẩm mới.
- Ngày lao động của công nhân bao giờ cũng được chia thành hai phần: thời gian lao động tất yếu và
thời gian lao động thặng dư.
+ Thời gian lao động tất yếu là khoảng thời gian công nhân tạo ra được một lượng giá trị bằng với giá trị
của bản thân nó.
+ Thời gian lao động thặng dư là khoảng thời gian công nhân tạo ra được lượng giá trị mới lớn hơn
giá trị của bản thân nó.
- Giá trị thặng dư là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị H-SLĐ do công nhân làm thuê tạo ra và bị
nhà tư bản chiếm đoạt.
/ Như vậy, giá trị thặng dư (ký hiệu là m) là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do
người lao động làm thuê tạo ra, nhưng thuộc về nhà tư bản.
CÂU 4: PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG CHỦ NGHĨA
BẢN? TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN NƯỚC TA HIỆN NAY,
CÓ SỰ TỒN TẠI CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ KHÔNG? VÌ SAO?
a) Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản:
* Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối:
- Khái niệm: Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài thời gian lao động vượt quá
thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu
không thay đổi.
- Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối:
+ Bất cứ nhà tư bản nào cũng muốn kéo dài ngày công lao động của công nhân, nhưng việc kéo dài đó
không thể vượt qua giới hạn sinh lý của công nhân. Bởi vì, người công nhân cần có thời gian ăn, ngủ, nghỉ
ngơi, giải trí để phục hồi sức khỏe. Do vậy, việc kéo dài thời gian lao động gặp sự phản kháng gay gắt của
giai cấp công nhân đòi giảm giờ làm.
+ Khi độ dài ngày lao động không thể kéo dài thêm, lợi nhuận của mình, nhà bản lại tìm cách
tăng cường độ lao động của người công nhân. Vì tăng cường độ lao động có nghĩa là chi phí nhiều sức lao
động hơn trong một khoảng thời gian nhất định. Nên tăng cường độ lao động về thực chất cũng tương tự
như kéo dài ngày lao động.
-> Vì vậy, kéo dài thời gian lao động hay tăng cường độ lao động đều để sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối.
- Phương pháp này chủ yếu áp dụng trong thời kỳ đầu nền sản xuất tư bản, với việc phổ biến sử dụng lao
động thủ công và năng suất lao động thấp.
* Sản xuất giá trị thặng dư tương đối:
15
- Khái niệm: Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu
bằng cách nâng cao năng suất lao động trong ngành sản xuất ra liệu sinh hoạt để hạ thấp giá trị sức lao
động, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động, cường độ lao
động vẫn như cũ.
- Điểm mấu chốt của phương pháp này là phải hạ thấp giá trị sức lao động. Điều đó đồng nghĩa với giảm
giá trị các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết cho công nhân. Muốn vậy phải tăng năng suất lao động
hội trong các ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng và các ngành sản xuất tư liệu sản xuất để trang bị cho ngành
sản xuất ra các tư liệu tiêu dùng.
- Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản phát triển. nhưng lúc đầu chỉ
một số nhà tư bản làm được vì điều kiện khoa học, kỹ thuật chưa cho phép. Khi đó, các nhà tư bản này tăng
được năng suất lao động nên thu được giá trị thặng dư siêu ngạch. Khi các nhà tư bản đều cải tiến kỹ thuật,
giá trị thặng dư siêu ngạch sẽ không còn. Tất cả sẽ thu được giá trị thặng dư tương đối. Do đó giá trị thặng
dư siêu ngạch là biến tướng của giá trị thặng dư tương đối.
* So sánh:
m Tuyệt đối
-Thu được do kéo dài ngày lao động hoặc
tăng cường độ lao động
-Dễ nhận biết, có hạn chế
-Áp dụng trong điều kiện LLSX thấp kém
m Tương đối
-Thu được do rút ngắn thời gian lao động tất
yếu
-Tinh vi, kín đáo
-LLSX, KHKT phát triển cao
* Sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch:
- Trong nền kinh tế, việc tăng ng suất lao động diễn ra trước hết một hoặc vài nghiệp riêng lẻ,
hàng hóa do các xí nghiệp này sản xuất ra có giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội, do đó những xí nghiệp
này sẽ thu được giá trị thặng dư vượt trội so với các xí nghiệp khác. Phần giá trị thặng vượt trội đó gọi
là giá trị thặng dư siêu ngạch.
- Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư của TB cá biệt thu được thấp hơn mức giá trị thặng
dư bình thường của xã hội nhờ hạ thấp giá trị cá biệt của hàng hoá so với giá trị xã hội.
- Trong từng xí nghiệp, giá trị thặng dư siêu ngạch là một hiện tượng tạm thời, nhưng xét trên phạm vi toàn xã hội,
lại thường xuyên tồn tại. Và nó chínhđộng lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản đổi mới công nghệ để tăng
năng suât lao động cá biệt, đánh bại đối thủ cạnh tranh, thu được phần giá trị thặng dư lớn.
- So sánh:
b) Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, có sự tồn tại của
giá trị thặng dư không? Vì sao?
* Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam có tồn tại giá trị thặng
dư. * Vì:
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu
tương ứng với nhiều thành phần kinh tế trong đó có thành phần kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước
16
ngoài. Không thể phủ nhận chủ doanh nghiệp tư bản tư nhân thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh hợp
pháp đã góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển và nâng cao mức sống của người lao động.
Tuy nhiên, xét một cách biện chứng thì thu nhập của chủ doanh nghiệp tư bản tư nhân là lợi nhuận (tức giá
trị thặng dư) nên vẫn tồn tại bóc lột giá trị thặng dư.
CÂU 5: LỢI NHUẬN THƯƠNG NGHIỆP LÀ GÌ? NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH CỦA LỢI NHUẬN
THƯƠNG NGHIỆP?
a) Lợi nhuận thương nghiệp:
* Nguồn gốc của tư bản thương nghiệp:
- Tư bản thương nghiệp xuất hiện rất sớm trong lịch sử. Nó tồn tại trên cơ sở lưu thông hàng hóa và
lưu thông tiền tệ.
- Trước chủ nghĩa tư bản, lợi nhuận của tư bản thương nghiệp chủ yếu là do mua rẻ, bán đắt.
- Trong nền kinh tế hàng hóa nói chung và trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa nói riêng, do
phân công lao động xã hội, xuất hiện một bộ phận chuyên môn hóa việc kinh doanh hàng hóa. Bộ phận này
gọi là tư bản thương nghiệp.
-> Như vậy, tư bản thương nghiệp là tư bản làm nhiệm vụ lưu thông hàng hóa từ sản xuất đến tiêu
dùng. * Vai trò tư bản thương nghiệp:
- Nhờ có thương nhân chuyên trách việc mua bán hàng hoá nên lượng tư bản ứng vào lưu thông và chi
phí lưu thông nhỏ hơn khi những người sản xuất trực tiếp đảm nhận chức năng này.
- Nhờ có thương nhân chuyên trách việc mua bán hàng hoá, người sản xuất có thể tập trung thời gian
chăm lo việc sản xuất, giảm dự trữ sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng giá trị thặng dư.
- Nhờ có thương nhân chuyên trách việc mua bán hàng hoá sẽ rút ngắn thời gian lưu thông, tăng nhanh
chu chuyển tư bản, từ đó tăng tỉ suất và khối lượng giá trị thặng dư hàng năm.
Tuy nhiên, bên cạnh đó nó làm cho mâu thuẫn của sản xuất hàng hóa ngày càng thêm sâu sắc vì nó tách rời
(tương đối) sản xuất với tiêu dùng thúc đẩy nguy khủng hoảng kinh tế. Kinh doanh trong lĩnh vực
thương nghiệp cũng thu được lợi nhuận.
-> Như vậy, lợi nhuận thương nghiệp là số chênh lệch giữa giả bán và giá mua hàng hóa.
b) Nguồn gốc hình thành của lợi nhuận thương nghiệp:
* Nguồn gốc hình thành của lợi nhuận thương nghiệp trong chủ nghĩa tư bản chính là một phần của giá trị
thặng dư, mà nhà tư bản sản xuất trả cho nhà tư bản thương nghiệp, do nhà tư bản thương nghiệp đã giúp
tư bản sản xuất lưu thông hàng hóa.
VD: Tư bản công nghiệp ứng ra 900 để sản xuất hàng hoá với cấu tạo hữu cơ là 4/1, tỷ suất giá trị thặng
dư là 100%, tư bản cố định hao mòn hết trong một năm thì tổng giá trị hàng hoá là 720c + 180v +180m =
1080; Tỷ suất lợi nhuận là (180/900)*100% = 20%. Để lưu thông được số hàng hoá trên, giả định tư bản
công nghiệp phải ứng thêm 100 nữa, tỷ suất lợi nhuận chỉ còn là 180/(900+100)*100%= 18%. Nếu việc ứng
100 này không phải là tư bản công nghiệp mà tư bản thương nghiệp ứng ra, thì nó cũng được hưởng một lợi
nhuận tương ứng với 100 tư bản là 18. Vậy tư bản công nghiệp phải bán hàng hoá cho tư bản thương nghiệp
với giá thấp hơn giá trị 720c + 180v + (180m – 18m) = 1062. Còn tư bản thương nghiệp sẽ bán hàng hoá theo
đúng giá trị, tức là 1080 để thu được lợi nhuận thương nghiệp là 18.
* Cách thức hình thành lợi nhuận thương nghiệp là nhà tư bản sản xuất bán hàng hóa cho tư bàn thương nghiệp với
giá cả sản xuất công nghiệp (giá bán buôn công nghiệp), nhà tư bản bán hàng hóa cao hơn giá bán buôn công nghiệp
(giá bán buôn thương nghiệp hoặc giá bán lẻ), giá này không nhất thiết phải bằng giá trị hàng hóa. -> Như vậy, với
biểu hiện số chênh lệch giữa giá bán và giá mua làm cho người ta nhầm tưởng lợi nhuận thương nghiệp do mua
bán tạo ra. Nhưng thực chất lợi nhuận thương nghiệp là một phần của giá trị thặng dư.
17
4. Lý luận về cạnh tranh, độc quyền, mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị
trường (độc quyền, cạnh tranh, mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền, nguyên nhân ra đời, đặc
điểm kinh tế cơ bản của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản, liên hệ)
CHƯƠNG 4:Câu 1:Khái niệm cạnh tranh,độc quyền ,mqh giữa cạnh tranh và thị trường trong nền KTTT
- Khái niệm:
+ Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, nắm trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ
một số loại hàng hóa, có khả năng định ra giá cả độc quyền, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao
+ Cạnh tranh là sự ganh đua giữa những chủ thể kinh tế với nhau nhằm có được những ưu thế về sản
xuất cũng như tiêu thụ và thông qua đó thu được lợi ích tối đa.
- Mối quan hệ:
+ Như vậy, trước hết, độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do. Nhưng sự xuất hiện của độc quyền không
thủ tiêu cạnh tranh. Trái lại, độc quyền làm cho cạnh tranh trở nên đa dạng, gay gắt hơn.
+ Trong nền kinh tế thị trường, nhìn chung, không chỉ tồn tại sự cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất
kinh doanh nhỏ và vừa mà còn có thêm các loại cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền. Đó là:
+ Một là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các doanh nghiệp ngoài độc quyền. Các tổ chức độc
quyền thường tìm cách để chi phối, thôn tính các doanh nghiệp ngoài độc quyền bằng nhiều biện pháp như:
độc quyền mua nguyên liệu đầu vào; độc quyền phương tiện vận tải; độc quyền tín dụng... để có thể loại bỏ
các chủ thể yếu thế hơn ra khỏi thị trường.
+ Hai là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau. Loại hình cạnh tranh này có nhiều hình thức:
cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền trong cùng một ngành, kết thúc bằng một sự thỏa hiệp hoặc bằng sự
phá sàn của một bên cạnh tranh; cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền khác ngành có liên quan với nhau
về nguồn lực đầu vào...
+ Ba là, cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền. Những doanh nghiệp tham gia các tổ chức độc
quyền cũng thể cạnh tranh với nhau đề giành lợi thế trong hệ thống. Các thành viên trong các tổ chức
độc quyển cũng thể cạnh tranh nhau để chiếm tỷ lệ phần khống chế, từ đó chiếm địa vị chi phối và
phân chia lợi ích có lợi hơn.
- Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, cạnh tranh độc quyển luôn cùng tồn tại song hành với nhau.
Mức độ khốc liệt của cạnh tranh mức độ độc quyền hóa phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi nền
kinh tế thị trường khác nhau.
Câu 2:Nguyên nhân ra đời của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản
- Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX trong nền kinh tế thị trường các nước tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện
các tổ chức độc quyền.
- Sự xuất hiện các tổ chức độ quyền đánh dấu chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn phát triển mới I
giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền
- Độc quyền xuất hiện do những nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Một là, sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật, đòi hỏi các
doanh nghiệp phải ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất kinh doanh. Điều đó, đòi hỏi các
doanh nghiệp phải có vốn lớn mà từng doanh nghiệp khó đáp ứng được. Vì vậy, các doanh nghiệp phải đẩy
nhanh quá trình tích tụ và tập trung
sản xuất, hình thành các doanh nghiệp quy mô lớn.
+ Hai là, cuối thế kỷ XIX, những thành tựu khoa học kỹ thuật mới xuất hiện như lò luyện kim mới; các máy móc
mới ra đời, như: động cơ điêzen, máy phát điện; phát triển những phương tiện vận tải mới, như: xe hơi, tàu thuỷ, xe
điện, máy bay, tàu hỏa ...Những thành tựu khoa học kỹ thuật mới xuất hiện này, một mặt làm
18
xuất hiện những ngành sản xuất mới đòi hỏi các doanh nghiệp phải có quy mô lớn; mặt khác thúcđẩy tăng năng suất
lao động, tăng khả năng tích lũy, tích tụ và tập trung sản xuất, thúc đẩy phát triển sản xuất quy mô lớn
+ Ba là, trong điều kiện phát triển của khoa học kỹ thuật, cùng với sự tác động của các quy luật kinh tế
thị trường, như: quy luật giá trị tăng dư, quy luật tích lũy, tích tụ, tập trung sản xuất ... ngày càng mạnh mẽ,
làm biến đối cơ cấu kinh tế của xã hội theo hướng tập trung sản xuất quy mô lớn.
+ Bốn là, cạnh tranh gay gắt làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản hàng loạt, còn các doanh
nghiệp lớn tồn tại được, nhưng cũng đã bị suy yếu, để tiếp tục phát triển họ phải tăng cường tích tụ, tập
trung sản xuất, liên kết với nhau thành các doanh nghiệp với quy ngày càng to lớn hơn. V.I.Lênin
khẳng định:"... tự do cạnh tranh để ra tập trung sản xuất sự tập trung sản xuấty, khi phát triển đến
mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền"
+ Năm là, do cuộc khủng hoảng kinh tế lớn năm 1873 trong toàn bộ thế giới bản chủ nghĩa làm phá
sản hàng loạt các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp lớn tồn tại, nhưng để tiếp tục phát triển được,
họ phải thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản suất hình thành các doanh nghiệp có quy mô lớn.
+ Sáu là, sự phát triển của hệ thống tín dụng trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất,
nhất là việc hình thành, phát triển các công ty có phần, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền.
Khi các tổ chức độc quyền xuất hiện các tổ chức độc quyền thể n định giá cả độc quyền mua, độc
quyền bán để thu lợi nhuận độc quyền
Câu 3: Những đặc điểm của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản
1) Tích tụ tập trung sản xuất và sự hình thành độc quyền:
- Cạnh tranh thúc đẩy tích tụ tập trung tự bản dẫn đến tập trung sản xuất, sản xuất tập trung được biểu hiện
là: + Số lượng công nhân trong các xí nghiệp quy mô lớn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lực lượng lao động
xã hội, số lượng sản phẩm sản xuất ra trong các xí nghiệp qui mô lớn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng sản
phẩn xã hội.
+ Sản xuất tập trung vào một số xí nghiệp quy mô lớn thì chúng có khuynh hướng liên minh thỏa thuận với
nhau, dẫn đến hình thành tổ chức độc quyền.
* Vậy: Tchức độc quyền liên minh các nghiệp qui lớn nắm trong tay hầu hết việc sản xuất
tiêu thụ một hoặc một số loại sản phẩm, chúng có thể quyết định được giá cả độc quyền nhằm thu được lợi
nhuận độc quyền cao.
- Quá trình hình thành của độc quyền diễn ra từ thấp đến cao, từ lưu thông đến sản xuất và tái sản xuất, cụ
thể: + Cartel là hình thức độc quyền trong lưu thông ở trình độ thấp nó quyết định về mặt hàng và giá cả.
+ Syndicate là hình thức độc quyền trong lưu thông ở trình độ cao hơn Cácten, nó quyết định về mặt hàng ,
giá cả và thị phần
+ Trust là hình thức độc quyền sản xuất, nó quyết định ngành hàng, qui mô đầu tư.
+ Consortium là hình thức độc quyền liên ngành tái sản xuất từ cung ứng vật tư - sảnxuất - tiêu thụ.
2) Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính:
- Sự hình thành độc quyền trong ngân hàng vai trò mới của Ngân hàng: Cùng với sự hình thành độc
quyền trong công nghiệp thì trong ngân hàng cũng diễn ra cạnh tranh quyết liệt, hàng loạt ngân hàng nhỏ bị
các ngân hàng lớn thôn tính, một số ngânng nhỏ tự nguyện sáp nhập lại thành ngân hàng lớn, một số
ngân hàng lớn thì có xu hướng liên minh, thỏa thuận với nhau hình thành độc quyền trong ngân hàng.
+ Khi độc quyền trong ngân hàng ra đời thì ngân hàng có một vai trò mới, thể hiện: Giữa tư bản ngân hàng
và tư bản công nghiệp thâm nhập vào nhau thông qua chế độ tham dự bằng việc mua cổ phiếu để các công
ty cử người vào HĐQT của ngân hàng,giám sát hoạt động của ngân hàng ngược lại thì ngân hàng cử
người vào HĐQT của các công ty.
-Sự dung nhập giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp bằng cách trên làm xuất hiện một loại tư bản
mới gọi là tư bản tài chính.
- Tư bản tài chính và đại diện cho nó là bọn đầu sỏ tài chính, chúng lũng đoạn cả về kinh tế và chính trị:
+ Về kinh tế: Bằng cổ phiếu khống chế để nắm công ty mẹ, chi phối các công ty con, các chi nhánh
19
+ Về xã hội: Bằng sức ép tập đoàn để nắm giữ các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước.
3) Xuất khẩu tư bản:
Xuất khẩu tư bản là đưa tư bản ra nước ngoài để kinh doanh nhằm thu lợi nhuận cao:
- Trong giai đoạn cạnh tranh tự do, xuất khẩu tư bản chủ yếu là tư bản hàng hóa, tức là đưa hàng ra nước
ngoài để thực hiện giá trị.
- Trong giai đoạn độc quyền, xuất khẩu bản chủ yếu bản hoạt động từ những nước phát triển đến
những nước đang phát triển hoặc kém phát triển ở những quốc gia nhân công, nguyên liệu rẻ, hậu quả xuất
khẩu tư bản là dẫn đến nền kinh tế phụ thuộc, cạn kiệt tài nguyên.
4) Sự hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế và phân chia ảnh hưởng kinh tế:
Xu hướng toàn cầu hóa diễn ra cạnh tranh quyết liệt, cạnh tranh giữa các quốc gia, các tập đoàn, dẫn đến
hình thành các liên minh kinh tế quốc tế rất đa dạng (liên minh về thương mại, thuế quan, sản xuất,…)Các
liên minh này phân chia nhau khu vực ảnh hưởng kinh tế.
5) Các cường quốc phân chia lãnh thổ thế giới:
- Do sự hoạt động của quy luật phát triển không đều trong giai đoạn độc quyền thì một nước đang phát
triển có thể đuổi kịp, vượt một nước đã phát triển.
- Sự phát triển không đều về kinh tế dẫn đến không đều về quân sự, chính trị làm thay đổi tương quan lực
lượng đòi phân chia lại lãnh thổ thế giới dẫn đến xung đột quân sự để chia lại lãnh thổ thế giới, đó
nguyên nhân dẫn đến 2 cuộc chiến tranh thế giới (14-18 và 39-45) trong đó, đặc điểm đầu tiên : tích tụ SX
quan trọng nhất.bởi đó chính nguyên nhân hình thành quyết định đến tính chất của CNTB độc
quyền. các đặc điểm khác chỉ là hệ quả.bởi có tập trung SX đến trình độ cao thì sẽ xuất hiện một số doanh
nghiệp quy lớn do đó nếu cạnh tranh với nhau sẽ mang lại nhiều thiệt hại, tất yếu họ bắt tay
thỏahiệp với nhau, trên nguyên tắc cùng có lợi.
Đây là điểm mấu chốt, điểm đột biến chuyển đổi từ CNTB cạnh tranh sang CNTB độc quyền.
Lê nin đã nói :"Độc quyền phát sinh, là kết quả của sự tập trung SX, là một quy luật phổ biến và cơ bản
trong giai đoạn phát triển hiện nay của CNTB"
5. Kinh tế thtrường định hướng hội chủ nghĩa Việt Nam. Các quan hlợi ích trong nền kinh tế thị
trường (kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, mục tiêu kinh tế, tính tất yếu khách quan, những
đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng hội chủ nghĩa; Lợi ích kinh tế, bản chất biểu hiện, quan hệ lợi ích
kinh tế, nhân tố ảnh hưởng, vai trò của nhà nước trong đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích kinh tế)
CHƯƠNG 5:
Câu 1:KTTT định hướng XHCN ở VN?Tính tất yếu khách quan và đặc trưng
a) Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:
* Khái niệm:
- Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam; là nền kinh tế vận hành đẩy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm
định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước; là nền kinh tế thị trường hiện đại và
hội nhập quốc tế; sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo;
nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
*Tính tất yếu khách quan :
20
| 1/40

Preview text:

Mục Lục
Câu 1: Sản xuất hàng hóa là gì? Phân tích những điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa-2
Câu 2: Hàng hóa là gì? Phân tích hai thuộc tính của hàng hóa và mối quan hệ giữa hai thuộc tính đó?-3
Câu 3: Phân tích tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa. Vì sao chỉ lao động sản xuất hàng hóa
mới có tính hai mặt-5
Câu 1: Thị trường? Phân tích vai trò của thị trường và các chức năng của thị trường-7
Câu 2: Phân tích vai trò và mối quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu dùng trên thị trường? ( có thể hỏi
là Vai trò của các chủ thể tham gia thị trường)-9
Câu 3: Kinh tế thị trường là gì? Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường?-12
CÂU 1: CÔNG THỨC CHUNG CỦA TƯ BẢN VÀ MÂU THUẪN TRONG CÔNG THỨC CHUNG CỦA TƯ BẢN?-13
CÂU 2: SỨC LAO ĐỘNG LÀ GÌ? ĐIỀU KIỆN ĐỂ SỨC LAO ĐỘNG TRỞ THÀNH HÀNG HÓA? PHÂN TÍCH TÍNH CHẤT ĐẶC BIỆT
CỦA HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG?-14
CÂU 3: PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ VÀ CHO BIẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ LÀ GÌ?-14
CÂU 4: PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN? TRONG NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY, CÓ SỰ TỒN TẠI CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ KHÔNG? VÌ SAO?-15
CÂU 5: LỢI NHUẬN THƯƠNG NGHIỆP LÀ GÌ? NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH CỦA LỢI NHUẬN THƯƠNG NGHIỆP?-17
Câu 1:Khái niệm cạnh tranh,độc quyền ,mqh giữa cạnh tranh và thị trường trong nền
KTTT-18 Câu 2:Nguyên nhân ra đời của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản-18
Câu 3: Những đặc điểm của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản-19
Câu 1:KTTT định hướng XHCN ở VN?Tính tất yếu khách quan và đặc trưng-20 Câu 2: Lợi ích kinh tế?
bản chất,biểu hiện, vai trò của lợi ích kinh tế đối với chủ thể kinh tế-xã hội-23
Câu 3: quan hệ lợi ích kinh tế? sự thống nhất và mâu thuẫn trong các quan hệ lợi ích kinh tế? các nhân tố
ảnh hưởng và 1 số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản?-24
Câu 4: Vai trò của nhà nước trong việc đảm bảo hài hoà các quan hệ lợi ích kinh tế?-26
1. CMCN là gì?-28
2. CMCN 4.0 là gì?-29
3. Phân tích vtro của CMCN?-29
4. Công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) là j?-31
5. Tại sao CNH, HĐH ở VN là tất yếu khách quan? (Có thể hỏi làTính tất yếu khách quan)-31
6. Pt đặc điểm và quan điểm về CNH, HĐH ở VN?-31
7. Phương thức thích ứng của VN trc cuộc CMCN 4.0?-33
8.
Hội nhập KT quốc tế (HNKTQT)? Tính tất yếu khách quan của hội nhập KT quốc tế ở VN?-35
9.
Phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của HNKTQT?-36 1
10. Phương hướng nâng cao hiệu quả HNKTQT? Vì sao VN cần phải xây dựng nền KT độc lập tự chủ
trong quá trình HNKTQT?-37 CHƯƠNG 2:
Câu 1: Sản xuất hàng hóa là gì? Phân tích những điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa * Khái niệm:
- Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó những người sản xuất ra sản phẩm không phải để tiêu
dùng cho bản thân mà để trao đổi, mua bán trên thị trường. - Ví dụ:
+ Một số người nông dân trồng lúa để bán cho nước ngoài
+ Một số công ty sản xuất ốc vít để bán cho các công ty khác
* Điều kiện ra đời:
− Sản xuất hàng hóa và sự xuất hiện của xã hội loài người không xuất hiện đồng thời với nhau. Nền kinh tế
hàng hóa chỉ hình thành và phát triển khi đáp ứng đủ 2 điều kiện sau:
+ Một là, phân công lao động xã hội
• Phân công lao động là sự phân chia lao động xã hội thành các ngành, nghề, các lĩnh vực sản xuất khác nhau
• Phân công lao động làm cho việc trao đổi hàng hóa trở nên tất yếu vì mỗi người chỉ thực hiện một hoặc
một số sản phẩm nhất định, nhưng nhu cầu của họ lại yêu cầu nhiều loại sản phẩm khác nhau.
• Phân công lao động còn giúp tăng năng suất lao động, thúc đây trao đổi sản phẩm để thặng dư ngày càng tăng
+ Hai là, sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất
• Sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất giữa những người sản xuất là những người sản xuất
độc lập với nhau, sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của người đó. Do đó, nếu người này muốn tiêu
dùng sản phẩm của người khác thì phải thông qua trao đổi mua bán.
• Sự tách biệt này do chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất.
• Như vậy, sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi đáp ứng đủ hai điều kiện trên, con người không thể xóa bỏ nền
sản xuất hàng hóa. Nếu cố tình xóa bỏ thì xã hội sẽ đi tới chỗ khan hiếm và khủng hoảng
* Đặc trưng của sản xuất hàng hóa
− Sản xuất hàng hóa gồm có ba đặc trưng cơ bản như
sau: + Sản xuất hàng hóa là để trao đổi, mua bán
+ Lao động của sản xuất hàng hóa mang tính tư nhân và tính xã hội
+ Mục đích của sản xuất hàng hóa là lợi nhuận, giá trị, không phải giá trị sử dụng 2
* Ưu thế của sản xuất hàng hóa
− Sản xuất hàng hóa mang lại nhiều ưu thế vượt trội hơn sản xuất tự cung tự cấp như:
+ Thứ nhất, sản xuất hàng hóa ra đời dựa trên sự phân công lao động xã hội, chuyên môn hoa sản xuất
• Khai thác lợi thế về tự nhiên, xã hội, kĩ thuật của từng người, từng cơ sở sản xuất,…
• Thúc đẩy sự phát triển mối liên hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng mở rộng
• Phá vơ tính tự cung tư cấp, bảo thủ lạc hậu của mỗi ngành, mỗi địa phương làm tăng năng suất lao động
và nhu cầu xã hội được đáp ứng đầy đủ hơn
• Khai thác được lợi thế của các quốc gia với nhau
+ Thứ hai, quy mô sản xuất không bi giới hạn bởi nhu cầu và nguồn lực mang tính khép kín của mỗi cá nhân, gia đinh,…
• Mở rộng quy mô lớn dựa trên nhu cầu và nguồn lực của xã hội phù hợp với xu thế thời đại
• Tạo điều kiện ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất…
• Thúc đẩy sản xuất phát triển
+ Thứ ba, sự tác động của quy luật vốn có của sản xuất và trao đổi hàng hóa là qui luật giá trị, cung –
cầu, canh tranh buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, biết tinh toán,…
• Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế
• Giảm chi phí sản xuất đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng
+ Thư tư, sự phát triển của sản xuất, mở rộng và giao lưu kinh tế giữa các cá nhân, các vung, các
nước… • Nâng cao đời sống vật chất mà cả đời sống văn hóa, tinh thần
Câu 2: Hàng hóa là gì? Phân tích hai thuộc tính của hàng hóa và mối quan hệ giữa hai thuộc tính đó? * Hàng hóa là gì?
- Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán
- Hàng hóa là phạm trù lịch sử, sản phẩm của lao động chỉ mang hình thái hàng hóa khi được trao đổi, mua bán trên thị trường - Ví dụ:
+ Ô tô, điện thoại, quần áo, sách, ….
+ Gạo, rau, nước ngọt, ….
* Hai thuộc tính của hàng hóa là giá trị sử dụng của hàng hóa và giá trị của hàng
hóa - Giá trị sử dụng của hàng hóa: 3
+ Khái niệm: Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của
con người, không kể nhu cầu đó được thỏa mãn trực tiếp hay gián tiếp
+ Ví dụ: Gạo, quần áo, điện thoại, ….
+ Đặc trưng giá trị sử dụng của hàng hóa:
• Hàng hóa có thể có một hay nhiều giá trị sử dụng hay công dụng khác nhau. Số lượng giá trị sử dụng của một
vật không phải ngay một lúc đã phát hiện ra được hết, mà nó được phát hiện dần dần trong quá trình phát
triển của khoa học - kỹ thuật
• Giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn vì giá trị sử dụng hay công dụng của hàng hóa là do thuộc tính
tự nhiên của vật thể hàng hóa quyết định
• Giá trị sử dụng của hàng hóa chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng (tiêu dùng cho sản xuất, tiêu dùng
cho cá nhân), nó là nội dung vật chất của của cải, không kể hình thức xã hội của của cải đó như thế nào
• Hàng hóa ngày càng phong phú, đa dạng, hiện đại thì giá trị sử dụng càng cao
- Giá trị của hàng hóa:
+ Khái niệm: Giá trị của hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất đã hao phí để sản xuất ra hàng hóa
hay alo động của người sản xuất kết tinh trong hàng hoá + VD: 1m vải = 20kg
+ Đặc trưng của giá trị hàng hóa:
• Giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa
• Giá trị là một phạm trù lịch sử, nghĩa là nó chỉ tồn tại ở những phương thức sản xuất có sản xuất và trao đổi hàng hóa
• Giá trị hàng hóa biểu hiện quan hệ sản xuất xã hội, tức là quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất hàng
hóa. Trong nền kinh tế dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ kinh tế giữa người với người
biểu hiện thành quan hệ giữa vật với vật. Hiện tượng vật thống trị mgười gọi là sự sùng bái hàng hóa, khi
tiền tệ xuất hiện thì đỉnh cao của sự sùng bái hàng hóa là sự sùng bái tiền tệ
• Giá trị trao đổi chỉ là hình thức biểu hiện của giá trị; giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi. Giá
trị thay đổi thì giá trị trao đổi cũng thay đổi theo
* Mối quan hệ giữa hai thuộc tính
- Mối quan hệ giữa hai thuộc tính là mối quan hệ biện chứng, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn + Thống nhất: vì chúng luôn cùng tồn tại trong mỗi hàng hóa + Mâu thuẫn:
Giá trị sử dụng của hàng hóa Giá trị của hàng hóa Mục đích Người tiêu dùng Người sản xuất 4 Thời gian thực hiện Sau Trước Không gian thực hiện
Trong quá trình tiêu dùng hàng hóa
Trong quá trình trao đổi mua bán trên thị trường
Câu 3: Phân tích tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa. Vì sao chỉ lao động sản xuất hàng
hóa mới có tính hai mặt

*Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
Tính chất hai mặt lao động sản xuất hàng hóa là lao động cụ thể và lao động trừu tượng
- Lao động cụ thể:
+ Khái niệm : Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên
môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, đối tượng riêng, phương tiện riêng, phương pháp riêng, và kết quả riêng
+ Ví dụ: lao động cụ thể của người thợ mộc, mục đích là sản xuất cái bàn, cái ghế, đối tượng lao động là
gỗ, phương pháp của anh ta là các thao tác về cưa, về bào, khoan, đục; phương tiện được sử dụng là cái
cưa, cái đục, cái bào, cái khoan; kết quả lao động là tạo ra cái bàn, cái ghế
+ Đặc trưng của lao động cụ thể:
• Thứ nhất: Mỗi lao động cụ thể tạo ra một giá trị sử dụng nhất định
Ta thấy rằng, mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, công cụ lao động riêng, đối tượng lao động
riêng. Chính những cái riêng đó làm cho lao động cụ thể khác với lao động cụ thể kia.
Ví dụ: Lao động cụ thể của người thợ may cần nguyên vật liệu là vải vóc, kim chỉ.. có mục đích là
tạo ra sản phẩm may mặc quần áo. Lao động cụ thể của thợ nề có nguyên liệu là gạch, đá, ximang
… tạo ra công trình xây dựng. Ngoài ra, lao động cụ thể của thợ mộc tạo ra sản phẩm gỗ, lao động
cụ thể của thợ cơ khí tạo ra sản phẩm kim loại… Rõ ràng, không có chuyện thợ may tạo ra sản
phẩm hàn, cũng chẳng có chuyện lao động của thợ nề lại tạo ra sản phẩm gỗ
Như vậy, đặc trưng đầu tiên đó là lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng khác nhau
Đặc trưng thứ hai: Lao động cụ thể phản ánh trình độ phân công lao động xã hội
Trong xã hội, không ai có thể làm hết tất cả mọi việc, người ta chỉ có thể đảm nhiệm 1 lao động cụ
thể nhất định. Bởi vậy, cần có phân công lao động xã hội. Lao động cụ thể muôn hình muôn vẻ tạo
ra giá trị sử dụng đa dạng, cũng chính là cách phản ánh trình độ phân công lao động xã hội. Nói như
vậy, có nghĩa rằng, càng xuất hiện nhiều lao động cụ thể thì phân công lao động xã hội càng chi
tiết, sản xuất hàng hóa càng phát triển, xã hội đó càng tiến bộ
Đặc trưng thứ ba: Lao động cụ thể là phạm trù vĩnh viễn 5
Lao động cụ thể tồn tại không phụ thuộc bất kỳ vào hình thái kinh tế xã hội nào. Lao động cụ thể
của người làm bánh mỳ thì vẫn là công việc tạo ra bánh mỳ, chắc chắn nó sẽ không thể tạo ra quần
áo, hay đồ kim khí khi nó ở một hình thái kinh tế xã hội khác. Đến đây, ta thấy rằng lao động cụ thể
tạo ra giá trị sử dụng nên điều này cũng lý giải giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn
Đặc trưng thứ tư: Lao động cụ thể ngày càng phong phú đa dạng, tính chuyên môn hóa cao
Sơ dĩ như vậy, là vì khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sinh hoạt con người ngày càng cao, với
sự trợ giúp của khoa học công nghệ, những nhu cầu đó ngày càng được đáp ứng một cách hoàn hảo
Ví dụ như hoạt động xây nhà chẳng hạn. trước kia ở thập kỷ 80, muốn xây 1 ngôi nhà, thì phải tự thiết kế
hình dáng ngôi nhà và thi công xây dựng, chỉ có 1 vài người bạn hỗ trợ việc xây dựng. Nhưng ngày nay, do
nhu cầu xã hội ngày càng cao về điều kiện nơi ăn chốn ở, thay “ăn no mặc ấm” chuyển sang “ăn
ngon mặc đẹp” nên khi xây một ngôi nhà cần rất nhiều công đoạn và được phân công hóa lao động
rõ rệt. Đầu tiên, là lao động cụ thể của kiến trúc sư thiết kế công trình, Việc thi công công trình sẽ
do lao động cụ thể của người thợ xây, việc thiết kế hệ thống điện, nước sẽ do lao động cụ thể của
người thợ điện, thợ nước, chưa kể thợ sơn, thợ điêu khắc … Rõ ràng, ngày càng xuất hiện nhiều loại
hình lao động cụ thể khi nhu cầu xã hội và khoa học công nghệ càng phát triển
- Lao động trừu tượng:
+ Khái niệm: Lao động trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa không kể đến hình thức cụ thể của
nó. Đó là sự hao phí sức lao động của người sản xuất hàng hóa nói chung về cơ bắp, thần kinh, trí óc.
+ Ví dụ: lao động của người thợ mộc và lao động của người thợ may, nếu xét về mặt lao động cụ thể thì
hoàn toàn khác nhau, nhưng nếu gạt bỏ tất cả những sự khác nhau ấy sang một bên thì chúng chỉ còn có
một cái chung, đều phải hao phí sức óc, sức bắp thịt và sức thần kinh của con người
+ Đặc trưng của lao động trừu tượng:
Đặc trưng thứ nhất: Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa
Khi xét mặt lao động trừu tượng, thì người ta có thể so sánh giá trị của hàng hóa này với hàng hóa khác Ví
dụ: Lao động trừu tượng của người sản xuất xe máy sẽ cao hơn lao động trừu tượng của người nuôi gà. Do
hao phí lao động xã hội để làm ra 1 chiếc xe máy nhiều hơn việc nuôi 1 con gà. Đương nhiên, khi bán ra thị
trường, thì 1 chiếc xe máy có giá cả cao hơn 1 con gà. Vậy, xét về mặt lao động cụ thể thì người ta không thể
so sánh loại lao đọng này vơi loại lao động khác, nhưng xét về mặt lao động trừu tượng người ta có thế so
sánh mức độ hao phí về thần kinh, cơ bắp của lao động này, với lao động khác
, và trả lời được câu hỏi, loại lao động nào có giá trị cao hơn?
Đặc trưng thứ hai: Lao động trừu tượng là một phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa
Do lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa. Nên khi hai hàng hóa trao đổi với nhau, cần dựa vào
nguyên tắc trao đổi ngang giá: 1 con gà đổi được 5kg gạo do nó có cùng hao phí lao động như nhau
Lao động trừu tượng tạo ra giá trị, làm cơ sở cho sự ngang bằng trong trao đổi. Nếu không có sản xuất hàng
hóa, không có trao đổi thì không cần phải tuân theo quy tắc của lao động cụ thể và lao động trừu 6
tượng. Vì vậy, lao động trừu tượng là một phạm trù lịch sử riêng của sản xuất hàng hóa. Lao động
trừu tượng là phạm trù lịch sử
* Tại sao chỉ lao động sản xuất hàng hóa mới có tính hai mặt -
Trong sản xuất hàng hóa, người sản xuất hàng hóa không tự cung tự cấp mà phải trao đổi sản
phẩm của mình với sản phẩm của người khác. -
Vì vậy, lao động sản xuất hàng hóa vừa mang tính chất tư nhân, vừa mang tính chất xã hội.
 Tính chất tư nhân thể hiện ở chỗ, mỗi người sản xuất hàng hóa chỉ quan tâm đến sản xuất ra
sản phẩm có giá trị sử dụng cho mình, không quan tâm đến sản phẩm có giá trị cho người
khác. Điều này là do sản phẩm của lao động sản xuất hàng hóa được sản xuất ra để bán,
nhằm thu lại lợi nhuận cho người sản xuất.
 Tính chất xã hội thể hiện ở chỗ, sản phẩm của lao động sản xuất hàng hóa chỉ có giá trị khi
nó được trao đổi với sản phẩm của người khác, và giá trị của sản phẩm được quyết định bởi
thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra nó. Điều này là do sản phẩm của lao động
sản xuất hàng hóa là hàng hóa, và hàng hóa chỉ có giá trị khi nó được trao đổi với sản phẩm của người khác.
2. Thị trường và các quy luật của thị trường và vai trò của các chủ thể tham gia thị trường (Thị
trường, phân loại thị trường, vai trò, các chức năng của thị trường, vai trò của các chủ thể tham gia thị
trường, vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua thị trường, liên hệ thực tiễn)

Câu 1: Thị trường? Phân tích vai trò của thị trường và các chức năng của thị trường * Khái niệm:
- Theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi diễn ra hành vi trao đổi, mua bán hàng hóa giữa các chủ thể kinh tế với nhau.
Tại đó, người có nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ sẽ nhận được thứ mà mình cần và ngược lại, người có hàng
hóa, dịch vụ sẽ nhận được một số tiền tương ứng
+ VD: Chợ, cửa hàng, siêu thị, …
- Theo nghĩa rộng, thị trường là tổng hòa các mối quan hệ liên quan đến trao đổi, mua bán hàng hóa trong
xã hội, được hình thành do những điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội nhất định
+ VD: quan hệ hàng tiền, quan hệ giá trị, giá trị sử dụng, …
* Vai trò của thị trường
- Thị trường là điều kiện, môi trường cho sản xuất phát triển
+ Sản xuất hàng hóa phát triển, sản xuất ra càng nhiều hàng hóa, dịch vụ thì càng đòi hỏi thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn
+ Sự mở rộng thị trường tác động trở lại sản xuất phát triển
→ Thị trường là môi trường kinh doanh, điều kiện không thể thiếu 7
+ Thị trường là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng
→ Thị trường có vai trò thông tin, định hướng cho mọi nhu cầu sản xuất kinh doanh
+ Ví dụ: Sầu riêng là một loại trái cây nhiệt đới trồng chủ yếu ở miền Nam nên thị trường đầu tiên của loại
trái cây này là các tỉnh phía Nam. Nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, sầu riêng bắt đầu
mở rộng ra ngoài thị trường miền Bắc
- Thị trường kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội, tạo ra cách thức phân bổ nguồn lực
hiệu quả trong nền kinh tế
+ Thị trường thúc đẩy các quan hệ kinh tế phát triển → Đòi hỏi các thành viên trong xã hội không ngừng
nỗ lực, sáng tạo → Hưởng thụ lợi ích tương xứng (Sự sáng tạo được chấp nhận) → Tạo động lực thúc đẩy
(Lợi ích được đáp ứng)
+ Thông qua các quy luật thị trường, các nguồn lực cho sản xuất được điều tiết, phân bổ tới các chủ thể
được sử dụng hiệu quả nhất → Cơ chế để lựa chọn các chủ thể có năng lực sử dụng nguồn lực hiệu quả
+ Ví dụ: Gia đình ông A kinh doanh cà phê, để tăng tính cạnh tranh và thu được lợi nhuận cao hơn nên gia
đình ông A đã sáng tạo cách chế biến cà phê mới tiết kiệm được chi phí nhưng vẫn bán ra với giá cũ. Khi
đó, giá trị sẽ thấp hơn giá cả thì các quy luật kinh tế thông báo cho những người kinh doanh khác biết đây
là một lĩnh vực đầu tư có lợi, họ sẽ dồn nguồn lực sang sản xuất cà phê
- Thị trường gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể, gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế
giới + Xét trong phạm vi quốc gia:
● Thị trường làm cho các quan hệ sản xuất lưu thông, phân phối, tiêu dùng trở thành một thể thống
nhất ● Thị trường không phụ thuộc vào địa giới hành chính
● Thị trường gắn kết mọi chủ thể giữa các khâu, giữa các vùng miền vào một chỉnh thể thống
nhất ● Thị trường phá vỡ ranh giới sản xuất tự nhiên, tự cấp, tự túc để thống nhất định trong
nền kinh tế + Xét trong quan hệ với nền kinh tế thế giới:
● Thị trường làm cho kinh tế trong nước gắn liền với nền kinh tế thế giới
● Các quan hệ sản xuất có sự kết nối, liên thông với các quan hệ trên phạm vi thế giới
+ Ví dụ: Công ty sữa Vinamilk tập trung vào khu vực thành thị đồng thời mở rộng, thâm nhập và bao phủ
khu vực nông thôn. Ngoài ra, các sản phẩm Vinamilk có mặt trên 30 quốc gia trên thế giới, chủ yếu
là khu vực Đông Nam Á, Trung Đông và Châu Phi
* Phân loại thị trường:
-Là việc sắp xếp thị trường theo những tiêu thức nhất định để các nhà sản xuất kinh doanh nhận biết những
đặc điểm chủ yếu của từng loại thị trường, từ đó nghiên cứu và có chiến lược kinh doanh phù hợp: 8
+ Căn cứ vào đối tượng hàng hóa đưa ra trao đổi, mua bán trên thị trường, ta có thị trường tư liệu sản xuất
và thị trường tư liệu tiêu dùng.
+ Căn cứ vào vai trò của người mua, người bán trên thị trường, ta có thị trường người bán và thị trường người mua
+ Căn cứ vào phạm vi hoạt động, ta chia thị trường trong nước (thị trường dân tộc) và thị trường thế giới
+Căn cứ vào tính chất và cơ chế vận hành ta có thị trường tự do, thị trường có điều tiết, thị trường cạn
tranh hoàn hảo,thị trường cạnh tranh không hoàn hảo.
* Chức năng của thị trường
- Chức năng thực hiện (hay thừa nhận): giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa
+ Những chi phí lao động để sản xuất ra hàng hóa đó được xã hội chấp nhận giá trị sử dụng và giá trị của
hàng hóa được thực hiện
+ Ví dụ: Bác B may 1 bộ quần áo được khách hàng mua với giá cả hợp lí
- Chức năng thông tin: thị trường cung cấp cho các chủ thể kinh tế những thông tin về quy mô cung cầu,
giá cả, chất lượng cơ cấu, chủng loại, điều kiện mua bán hang hóa dịch vụ ⇒ Tác dụng:
+ Người mua: điều chỉnh việc mua hàng sao cho lợi
Ví dụ: ra chợ thấy rau rẻ thì mua nhiều, rau đắt mua ít
+ Người bán: đưa ra quyết đinh kịp thời để thu lợi nhuận
Ví dụ: ngày tết khách hàng cần nhiều bánh kẹo, người bán nhập nhiều bánh kẹo để bán
- Chức năng điều tiết kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng : Căn cứ vào sự biến động của cung cầu giá
cả thị trường đã điều tiết từ ngành này sang ngành khác luân chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác
Cụ thể:+ Khi giá cả tăng kích thích sx, hạn chế tiêu dùng
+ Khi giá cả giảm kích thích tiêu dùng, hạn chế sản xuất
Câu 2: Phân tích vai trò và mối quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu dùng trên thị trường? ( có
thể hỏi là Vai trò của các chủ thể tham gia thị trường)

* Người sản xuất và người tiêu dùng
- Người sản xuất:
+ Khái niệm: những người sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
+ VD: Các nhà sản xuất, đầu tư, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ... 9 + Vai trò:
● Người sản xuất là những người sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất, kinh doanh và thu lợi nhuận.
Nhiệm vụ của họ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu hiện tại của xã hội, mà còn tạo ra và phục vụ cho những
nhu cầu trong tương lai với mục tiêu đạt lợi nhuận tối đa trong điều kiện nguồn lực có hạn. Vì vậy, người
sản xuất luôn phải quan tâm đến việc lựa chọn sản xuất hàng hóa nào, số lượng bao nhiêu, sản xuất với các
yếu tố nào sao cho có lợi nhất
● Ngoài mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, người sản xuất cần phải có trách nhiệm đối với con người, trách nhiệm cung
cấp những hàng hóa dịch vụ không làm tổn hại tới sức khỏe và lợi ích của con người trong xã hội - Người tiêu dùng:
+ Khái niệm: Người tiêu dùng là những người mua hàng hóa, dịch vụ trên thị trường đề thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng
+ VD: Cá nhân, hộ gia đình, …. + Vai trò:
● Sức mua của người tiêu dùng là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của người sản xuất. Sự phát
triển đa dạng về nhu cầu của người tiêu dùng là động lực quan trọng của sự phát triển sản xuất, ảnh hưởng
trực tiếp tới sản xuất.
● Người tiêu dùng có vai trò rất quan trọng trong định hướng sản xuất. Do đó, trong điều kiện nền kinh tế
thị trường, người ticu cùng ngoài việc thỏa mãn nhu càu của mình, cần phải có trách nhiệm đối với sự phát
triển bền vững của xã hội.
● Lưu ý, việc phân chia người sản xuất, người tiêu dùng chỉ có tính chất tương dối để thấy được chức năng
chính của các chủ thề này khi tham gia thị trường. Trên thực tế, doanh nghiệp luôn đóng vai trò vừa là
người mua cũng vừa là người bán
- Các chủ thể trung gian trong thị trường
+ Thương nhân là người trung gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng,lấy việc mua bán hàng hóa là
cơ sở để tồn tại và phát triển. Hoạt động của các thương nhân được biểu hiện khái quát qua công thước vận động T-H-T. + Vai trò:
 Sự xuất hiện của các thương nhân giúp những người sản xuất chỉ chuyên tâm vào sản xuất, không
phải quan tâm đến khâu tiêu thụ sản phẩm nên rút ngắn được thời gian lưu thông, tăng nhanh vòng
quay của vốn. Đồng thời, năng lực sản xuất không bị phân tán, các đièu kiện về vốn, công nghệ,...
được tập trung vào sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất
 Thương nhân là những người chuyên hoạt động trong lĩnh vực lưu thông,họ cung cấp thông tin cho
người sản xuất, giúp họ mở rộng hoặc thu hẹp sản xuất kịp thời theo nhu cầu của thị trường 10
 Thương nhân có khả năng đẩy mạnh giao lưu buôn bán, hạn chế rủi ro,thúc đẩy hàng hóa được
phân phối nhanh chóng và hiệu quả hơn.
 Thương nhân sẽ giúp các chi phí về quảng cáo, vận chuyển, xây dựng cửa hàng,... sẽ nhỏ hơn so với
chi phí mà người sản xuất đảm nhận chức năng này.
=>Thương nhân và các trung gian thương mại tuy không trực tiếp tạo ra sp hàng hóa và giá trị, song
hoạt động của họ làm cho khối lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường tăng lên,giao lưu giữa các
vùng, các khu vực và giữa cá nước được đẩy mạnh=> góp phần thúc đẩy sản xuất và kinh tế phát triển.
* Mối quan hệ người sản xuất và người tiêu dùng trong thị trường
- Người sản xuất và người tiêu dùng có mối quan hệ mật thiết với nhau. - Người sản xuất:
+ Người sản xuất hàng hóa là những người sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị trường nhằm
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Người sản xuất bao gồm các nhà sản xuất, đầu tư, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ... Họ là những người trực tiếp tạo ra của cải vật chất, sản phẩm cho xã hội để phục vụ tiêu
dùng. Sản xuất giữ vai trò quyết định đối với tiêu dùng bởi sản xuất tạo ra sản phẩm cho tiêu dùng. Quy mô
và cơ cấu sản phẩm do sản xuất tạo ra quyết định quy mô và cơ cấu tiêu dùng; chất lượng và tính chất của
sản phẩm quyết định chất lượng và phương thức tiêu dùng.
+ Trong nền kinh tế, người sản xuất là những người mua hoặc thuê các yếu tố đầu vào sản xuất chủ yếu
của các hộ gia đình để sản xuất kinh doanh và thu lợi nhuận. Nhiệm vụ của họ không chỉ làm thỏa mãn nhu
cầu hiện tại của xã hội mà còn tạo ra và phục vụ cho những nhu cầu trong tương lai với mục tiêu đạt lợi
nhuận tối đa trong điều kiện nguồn lực có hạn. Vì vậy, người sản xuất luôn phải quan tâm đến việc lựa
chọn sản xuất hàng hóa nào, số lượng bao nhiêu, sản xuất với các yếu tố nào sao cho có lợi nhất.
+ Trong nền kinh tế thị trường, tất cả những người sản xuất được gọi chung là các doanh nghiệp. Doanh nghiệp
và người tiêu dùng là hai tác nhân chủ yếu trên thị trường; họ tương tác với nhau trên thị trường hình thành nên giá
cả thị trường; qua đó hàng hóa được trao đổi thỏa mãn cho cả người tiêu dùng và người sản xuất.
+ Trong nền kinh tế chỉ có doanh nghiệp và người tiêu dùng, các hoạt động kinh tế chịu sự điều tiết bởi
giá cả thị trường, mọi hoạt động diễn ra khách quan, không có sự can thiệp của chính phủ gọi là cơ chế thị
trường. Khi nhà nước tham gia vào kinh tế, quản lý và điều tiết nền kinh tế thì gọi là kinh tế thị trường có
sự điều tiết của nhà nước. - Người tiêu dùng:
+ Người tiêu dùng là tất cả các cá nhân, hộ gia đình; họ là những người mua hàng hóa, dịch vụ trên thị
trường để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng. Chi tiêu của người tiêu dùng đại diện cho nhu cầu đối với các hàng
hóa, dịch vụ trên thị trường. Người tiêu dùng mua với số lượng lớn thì người sản xuất bán được nhiều
hàng, có thu nhập lớn và ngược lại. 11
+ Tiêu dùng tạo ra nhu cầu và là mục đích của sản xuất. Sức mua của người tiêu dùng là yếu tố quyết
định sự thành bại của người sản xuất. Sự phát triển đa dạng về nhu cầu của người tiêu dùng là động lực
quan trọng của sự phát triển sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất.
+ Người tiêu dùng là người quyết định hành vi mua sắm của mình. Vì vậy, thông qua hành vi mua sắm,
người tiêu dùng có ảnh hưởng lớn đến giá cả thị trường của hàng hóa, dịch vụ.
+ Người tiêu dùng có ảnh hưởng lớn tới quyết định việc sản xuất cái gì, số lượng bao nhiêu trong nền kinh tế. Từ
nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, người sản xuất căn cứ vào đó để đưa ra sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu
cầu sử dụng ngày càng cao của người tiêu dùng. Cũng từ nhu cầu của người tiêu dùng, người sản xuất sẽ có kế hoạch
và chiến lược phát triển lâu dài phù hợp với tình hình thực tế nhằm đạt lợi ích cao nhất.
+ Trên thị trường, người tiêu dùng có vai trò rất quan trọng trong định hướng sản xuất. Họ là người đặt hàng chủ
yếu của các doanh nghiệp, các hãng sản xuất trên thị trường. Với tư cách là người mua và sử dụng hàng hóa, dịch vụ
của doanh nghiệp, người tiêu dùng có thể đưa ra ý kiến góp ý chính xác về sản phẩm, dịch vụ
đang sử dụng. Tùy thuộc vào thị hiếu tiêu dùng và ý kiến thu thập được từ phía người tiêu dùng, người sản
xuất có thể điều chỉnh lại phương pháp sản xuất, hoàn thiện sản phẩm của mình cho phù hợp nhu cầu của người tiêu dùng.
Câu 3: Kinh tế thị trường là gì? Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường?
* Khái niệm: Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động qua lại
với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường
* Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường
Nhà nước đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế. Trong đó, vai trò lớn nhất là điều tiết vĩ mô nền kinh tế
thông qua các công cụ, chính sách và chức năng cơ bản sau: -
Chức năng hiệu quả:
+Nhà nước cần đảm bảo các nguồn lực được sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm. Nhà nước cũng cần tạo
môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, phát triển.
+Nhà nước cần sử dụng tiền của, đất đai, lao động... một cách hợp lý, không lãng phí.
+Nhà nước cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuận lợi, không bị cản trở. -
Chức năng công bằng:
+ Nhà nước cần ban hành các chính sách kinh tế xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội... Nhà
nước cũng cần điều tiết thị trường, chống độc quyền, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, ...
+ Nhà nước cần quan tâm đến đời sống của người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau.
+ Nhà nước cần đảm bảo mọi người dân đều có cơ hội được học tập, chăm sóc sức khỏe, việc làm, ... -
Chức năng ổn định: 12
+ Nhà nước cần xây dựng và ban hành các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp với tình hình thực tế của đất nước,
hạn chế rủi ro kinh tế. Nhà nước cũng cần điều tiết thị trường, chống độc quyền, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, ...
+Nhà nước cần giữ cho nền kinh tế hoạt động ổn định, không xảy ra biến động bất lợi.
+Nhà nước cần ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. -
Chức năng định hướng:
+Nhà nước cần xây dựng và ban hành các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Nhà nước cũng
cần định hướng các ngành, lĩnh vực kinh tế, đầu tư phát triển khoa học công nghệ, ...
+Nhà nước cần có kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước.
+Nhà nước cần định hướng các ngành, lĩnh vực kinh tế phát triển phù hợp với nhu cầu của xã hội.
3. Lý luận của C. Mác về giá trị thặng dư và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư trong nền
kinh tế thị trường. (Công thức chung tư bản, sức lao động, điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa,
hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động; giá trị thặng dư, các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư, TB
thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp, liên hệ)
CHƯƠNG 3:
CÂU 1: CÔNG THỨC CHUNG CỦA TƯ BẢN VÀ MÂU THUẪN TRONG CÔNG THỨC CHUNG CỦA TƯ BẢN?

a) Công thức chung của tư bản:
- Công thức T - H - T' được gọi là công thức chung của tư bản.
- Vì sự vận động của mọi tư bản đều biểu hiện trong lưu thông dưới dạng khái quát đó, dù đó là tư bản
công nghiệp, thương nghiệp hay tư bản cho vay. ...
->Để có được giá trị thặng dư mà vẫn tuân thủ các quy luật khách quan của nền kinh tế hàng hóa, đặc biệ t
là quy luật giá trị, thì trên thị trường cần xuất hiện phổ biến một loại hàng hóa có giá trị sử dụng đặc biệt là
tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. Hàng hóa đó là hàng hóa sức lao động.
b) Mâu thuẫn của công thức chung:
* Giá trị thặng dư được tạo ra ở đâu: Từ công thức T-H-T’ nhiều người lầm tưởng cả sản xuất và lưu thông đều tạo
ra giá trị và giá trị thặng dư nhưng trong mọi trường hợp tiền và lưu thông đều không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư.
Nhưng giá trị thặng dư vẫn lớn lên đồng thời với lưu thông nên nảy sinh những mâu thuẫn.
* Trong lưu thông có thể xảy ra hai trường hợp:
- Trao đổi ngang giá: giá cả = giá trị, hai bên trao đổi không được lợi về giá trị, chỉ được lợi về giá trị sử dụng
Vd: - Trao đổi không ngang giá: gồm 3 trường hợp
+ Trường hợp 1: Bán cao hơn giá trị, khi đó được lợi khi bán nhưng mua bị thiệt vì người bán cũng
đồng thời là người mua
+ Trường hợp 2: Mua thấp hơn giá trị, khi đó được lợi khi là người bán và bị thiệt khi là người mua.
+ Trường hợp 3: Mua rẻ bán đắt. Tổng giá trị toàn xã hội không tăng lên bởi vì số giá trị mà người
này được là số giá trị mà người khác bị mất -
>Vậy lưu thông và bản thân tiền tệ trong lưu thông không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư. -
>Kết luận: không có trao đổi 13
Giá trị thặng dư vừa không được sinh ra trong lưu thông vừa không nằm ngoài lưu thông (mâu thuẫn)
- Phải lấy quy luật nội tại của lưu thông tư bản để giải thích sự chuyển hóa của tiền thành tư bản, tức là
lấy việc trao đổi ngang giá làm điểm xuất phát.
- Sự chuyển hóa của người có tiền thành nhà tư bản phải tiến hành trong phạm vi lưu thông và đồng thời
lại không phải trong lưu thông.
- “ tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện
trong lưu thông và đồng thời không phải lưu thông”. Đó là mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản.
CÂU 2: SỨC LAO ĐỘNG LÀ GÌ? ĐIỀU KIỆN ĐỂ SỨC LAO ĐỘNG TRỞ THÀNH HÀNG HÓA?
PHÂN TÍCH TÍNH CHẤT ĐẶC BIỆT CỦA HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG?
* Khái niệm: Sức lao động là toàn bộ thể lực, trí lực và kinh nghiệm sản xuất tông tại trong cơ thể một con
người, đó là khả năng lao động, sản xuất của một con người. Sức lao động được sử dụng trong quá trình
sản xuất gọi lag lao động.
*Sức lao động không phải lúc nào cũng là hàng hóa, nó chỉ trở thành hàng hóa khi có các điều kiện sau:
- Một là, người lao động phải được tự do về thân thể, do đó có khả năng chi phối sức lao động của mình.
Sức lao động chỉ xuất hiện trên thị trường với tư cách là hàng hoá, nếu nó do bản con người có sức lao động đưa ra bán.
- Hai là người lao động không có tư liệu sản xuất và không có của cải. Chỉ trong điều kiện ấy, người lao
động mới buộc phải bán sức lao động của mình, vì không còn cách nào khác để sinh sống. Sự tồn tại đồng
thời hai điều kiện nói trên tất yếu dẫn đến sức lao động biến thành hàng hoá.
* Tính chất đặc biệt của hàng hóa sức lao động:(Hai thuộc tính của hang hoá sức lao động)
- Khi sức lao động là hàng hóa thì nó cũng có giá trị sử dụng và giá trị như những hàng hóa thông thường khác , tuy
nhiên nó cũng có những mặt khác biệt với hàng hóa thông thường vì nó được hình thành bởi con người với những
nhu cầu phức tạp và đa dạng, về cả vật chất lẫn tinh thần theo quá trình phát triển của xã hội.
+ Xét về giá trị, giá trị hàng hóa sức lao động cũng do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất
và tái sản xuất ra sức lao động quyết định. Nhưng giá trị đó không được đo lường trực tiếp mà được đo
lường gián tiếp thông qua lượng giá trị của tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết để tái sản xuất sức lao
động, những chi phí để đào tạo người lao động và nó còn mang yếu tố lịch sử và tinh thần.
+ Xét về giá trị sử dụng, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng là để thỏa mãn nhu cầu của
người mua, ở đây là nhà tư bản (người sử dụng sức lao động) mua về để sử dụng trong quá trình sản suất
với mục đích thu được giá trị lớn hơn.
- Hàng hóa sức lao động là hàng hóa có giá trị sử dụng đặc biệt, khi sử dụng, nó tạo ra lượng giá trị mới
lớn hơn lượng giá trị của chính nó. Đây chính là chìa khóa để chỉ rõ ∆T của nhà tư bản do đâu mà có.
-> Tóm lại, hàng hoá ѕức lao động là hàng hoá đặc biệt khi tồn tại đủ hai điều kiện ề ᴠ ѕự tự do à ᴠ nhu cầu
bán ѕức lao động. Để duу trì điều kiện cho hàng hoá ѕức lao động tạo ra những giá trị thặng dư, người ѕử
dụng lao động phải đáp ứng những nhu cầu đặc biệt ề ᴠ tâm lý, ă ᴠ n hoá à ᴠ khu ự ᴠ c địa lý,…
CÂU 3: PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ VÀ CHO BIẾT GIÁ TRỊ
THẶNG DƯ LÀ GÌ?
*Sản xuất giá trị thặng dư:
- Quá trình sản xuất giá trị thặng dư là sự thống nhất của quá trình tạo ra giá trị sử dụng với quá trình tạo
ra giá trị và làm tăng giá trị.
- Trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư, người lao động làm việc dưới sự quản lý của nhà tư bản, sản
phẩm do người lao động làm ra nhưng thuộc sở hữu của nhà tư bản, chính vì vậy nhà tư bản mới chiếm
đoạt đc phần thặng dư do người lao động làm thuê tạo ra.
- Ví dụ về nhà tư bản sản xuất sợi:
+ Để tiến hành sản xuất nhà tư bản phải ứng ra số tiền là 30USD để mua 30kg bông, hao mòn máy móc
kéo 30kg bông thành sợi là 3USD, mua sức lao động để sử dụng trong 1 ngày làm việc (8 giờ) là 10USD. Như
vậy, nhà tư bản đã ứng ra 43USD. 14
+ Giả định trong 4 giờ công nhân bằng lao động cụ thể đã biến 30kg bông thành sợi, qua đó giá trị của
bông (30USD) và hao mòn máy móc (3USD) chuyển vào giá trị của sợi bằng lao động trừu tượng tạo ra
10USD. Như vậy, giá trị của 30kg sợi là 43USD.
+ Nếu nhà tư bản dừng sản xuất ở điểm này, nhà tư bản không có được giá trị thặng dư, vì ứng ra
43USD bán sợi đúng giá trị được 43USD.
+ Nhưng nhà tư bản mua sức lao động sử dụng trong 8 giờ chứ không phải 4 giờ. Nhà tư bản tiếp tục
sản xuất, công nhân phải làm việc 4 giờ nữa, cũng như 4 giờ đầu công nhân tạo ra được 30kg sợi có giá trị
43USD nhưng nhà tư bản chỉ phải ứng ra 30USD mua bông và 3USD hao mòn máy móc
+ Kết thúc ngày lao động công nhân tạo ra 60kg sợi có tổng giá trị 43USD + 43USD = 86USD, Nhà tư
bản ứng ra 60USD + 6USD + 10USD = 76USD. Nhà tư bản đã thu được giá trị thặng dư là 86USD – 76USD = 10USD -> Kết luận:
- Giá trị sản phẩm sản xuất ra gồm 2 phần: giá trị cũ là giá trị của những TLSX được lao động cụ thể bảo
toàn chuyển vào sản phẩm mới; giá trị mới là giá trị do lao động trừu tượng của công nhân tạo ra kết tinh trong sản phẩm mới.
- Ngày lao động của công nhân bao giờ cũng được chia thành hai phần: thời gian lao động tất yếu và
thời gian lao động thặng dư.
+ Thời gian lao động tất yếu là khoảng thời gian công nhân tạo ra được một lượng giá trị bằng với giá trị của bản thân nó.
+ Thời gian lao động thặng dư là khoảng thời gian công nhân tạo ra được lượng giá trị mới lớn hơn
giá trị của bản thân nó.
- Giá trị thặng dư là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị H-SLĐ do công nhân làm thuê tạo ra và bị
nhà tư bản chiếm đoạt.
/ Như vậy, giá trị thặng dư (ký hiệu là m) là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do
người lao động làm thuê tạo ra, nhưng thuộc về nhà tư bản.
CÂU 4: PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG CHỦ NGHĨA
TƯ BẢN? TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY,
CÓ SỰ TỒN TẠI CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ KHÔNG? VÌ SAO?

a) Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản:
* Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối:
- Khái niệm: Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài thời gian lao động vượt quá
thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi.
- Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối:
+ Bất cứ nhà tư bản nào cũng muốn kéo dài ngày công lao động của công nhân, nhưng việc kéo dài đó
không thể vượt qua giới hạn sinh lý của công nhân. Bởi vì, người công nhân cần có thời gian ăn, ngủ, nghỉ
ngơi, giải trí để phục hồi sức khỏe. Do vậy, việc kéo dài thời gian lao động gặp sự phản kháng gay gắt của
giai cấp công nhân đòi giảm giờ làm.
+ Khi độ dài ngày lao động không thể kéo dài thêm, vì lợi nhuận của mình, nhà tư bản lại tìm cách
tăng cường độ lao động của người công nhân. Vì tăng cường độ lao động có nghĩa là chi phí nhiều sức lao
động hơn trong một khoảng thời gian nhất định. Nên tăng cường độ lao động về thực chất cũng tương tự
như kéo dài ngày lao động.
-> Vì vậy, kéo dài thời gian lao động hay tăng cường độ lao động đều để sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối.
- Phương pháp này chủ yếu áp dụng trong thời kỳ đầu nền sản xuất tư bản, với việc phổ biến sử dụng lao
động thủ công và năng suất lao động thấp.
* Sản xuất giá trị thặng dư tương đối: 15
- Khái niệm: Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu
bằng cách nâng cao năng suất lao động trong ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt để hạ thấp giá trị sức lao
động, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động, cường độ lao động vẫn như cũ.
- Điểm mấu chốt của phương pháp này là phải hạ thấp giá trị sức lao động. Điều đó đồng nghĩa với giảm
giá trị các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết cho công nhân. Muốn vậy phải tăng năng suất lao động xã
hội trong các ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng và các ngành sản xuất tư liệu sản xuất để trang bị cho ngành
sản xuất ra các tư liệu tiêu dùng.
- Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản phát triển. nhưng lúc đầu chỉ
một số nhà tư bản làm được vì điều kiện khoa học, kỹ thuật chưa cho phép. Khi đó, các nhà tư bản này tăng
được năng suất lao động nên thu được giá trị thặng dư siêu ngạch. Khi các nhà tư bản đều cải tiến kỹ thuật,
giá trị thặng dư siêu ngạch sẽ không còn. Tất cả sẽ thu được giá trị thặng dư tương đối. Do đó giá trị thặng
dư siêu ngạch là biến tướng của giá trị thặng dư tương đối. * So sánh: m Tuyệt đối m Tương đối
-Thu được do kéo dài ngày lao động hoặc
-Thu được do rút ngắn thời gian lao động tất
tăng cường độ lao động yếu
-Dễ nhận biết, có hạn chế -Tinh vi, kín đáo
-Áp dụng trong điều kiện LLSX thấp kém -LLSX, KHKT phát triển cao
* Sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch:
- Trong nền kinh tế, việc tăng năng suất lao động diễn ra trước hết ở một hoặc vài xí nghiệp riêng lẻ,
hàng hóa do các xí nghiệp này sản xuất ra có giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội, do đó những xí nghiệp
này sẽ thu được giá trị thặng dư vượt trội so với các xí nghiệp khác. Phần giá trị thặng dư vượt trội đó gọi
là giá trị thặng dư siêu ngạch.
- Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư của TB cá biệt thu được thấp hơn mức giá trị thặng
dư bình thường của xã hội nhờ hạ thấp giá trị cá biệt của hàng hoá so với giá trị xã hội.
- Trong từng xí nghiệp, giá trị thặng dư siêu ngạch là một hiện tượng tạm thời, nhưng xét trên phạm vi toàn xã hội,
nó lại thường xuyên tồn tại. Và nó chính là động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản đổi mới công nghệ để tăng
năng suât lao động cá biệt, đánh bại đối thủ cạnh tranh, thu được phần giá trị thặng dư lớn. - So sánh:
b) Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, có sự tồn tại của
giá trị thặng dư không? Vì sao?
* Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam có tồn tại giá trị thặng dư. * Vì:
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu
tương ứng với nhiều thành phần kinh tế trong đó có thành phần kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước 16
ngoài. Không thể phủ nhận chủ doanh nghiệp tư bản tư nhân thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh hợp
pháp đã góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển và nâng cao mức sống của người lao động.
Tuy nhiên, xét một cách biện chứng thì thu nhập của chủ doanh nghiệp tư bản tư nhân là lợi nhuận (tức giá
trị thặng dư) nên vẫn tồn tại bóc lột giá trị thặng dư.
CÂU 5: LỢI NHUẬN THƯƠNG NGHIỆP LÀ GÌ? NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH CỦA LỢI NHUẬN THƯƠNG NGHIỆP?
a) Lợi nhuận thương nghiệp:
* Nguồn gốc của tư bản thương nghiệp:
- Tư bản thương nghiệp xuất hiện rất sớm trong lịch sử. Nó tồn tại trên cơ sở lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ.
- Trước chủ nghĩa tư bản, lợi nhuận của tư bản thương nghiệp chủ yếu là do mua rẻ, bán đắt.
- Trong nền kinh tế hàng hóa nói chung và trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa nói riêng, do
phân công lao động xã hội, xuất hiện một bộ phận chuyên môn hóa việc kinh doanh hàng hóa. Bộ phận này
gọi là tư bản thương nghiệp.
-> Như vậy, tư bản thương nghiệp là tư bản làm nhiệm vụ lưu thông hàng hóa từ sản xuất đến tiêu
dùng. * Vai trò tư bản thương nghiệp:
- Nhờ có thương nhân chuyên trách việc mua bán hàng hoá nên lượng tư bản ứng vào lưu thông và chi
phí lưu thông nhỏ hơn khi những người sản xuất trực tiếp đảm nhận chức năng này.
- Nhờ có thương nhân chuyên trách việc mua bán hàng hoá, người sản xuất có thể tập trung thời gian
chăm lo việc sản xuất, giảm dự trữ sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng giá trị thặng dư.
- Nhờ có thương nhân chuyên trách việc mua bán hàng hoá sẽ rút ngắn thời gian lưu thông, tăng nhanh
chu chuyển tư bản, từ đó tăng tỉ suất và khối lượng giá trị thặng dư hàng năm.
Tuy nhiên, bên cạnh đó nó làm cho mâu thuẫn của sản xuất hàng hóa ngày càng thêm sâu sắc vì nó tách rời
(tương đối) sản xuất với tiêu dùng thúc đẩy nguy cơ khủng hoảng kinh tế. Kinh doanh trong lĩnh vực
thương nghiệp cũng thu được lợi nhuận.
-> Như vậy, lợi nhuận thương nghiệp là số chênh lệch giữa giả bán và giá mua hàng hóa.
b) Nguồn gốc hình thành của lợi nhuận thương nghiệp:
* Nguồn gốc hình thành của lợi nhuận thương nghiệp trong chủ nghĩa tư bản chính là một phần của giá trị
thặng dư, mà nhà tư bản sản xuất trả cho nhà tư bản thương nghiệp, do nhà tư bản thương nghiệp đã giúp
tư bản sản xuất lưu thông hàng hóa.
VD: Tư bản công nghiệp ứng ra 900 để sản xuất hàng hoá với cấu tạo hữu cơ là 4/1, tỷ suất giá trị thặng
dư là 100%, tư bản cố định hao mòn hết trong một năm thì tổng giá trị hàng hoá là 720c + 180v +180m =
1080; Tỷ suất lợi nhuận là (180/900)*100% = 20%. Để lưu thông được số hàng hoá trên, giả định tư bản
công nghiệp phải ứng thêm 100 nữa, tỷ suất lợi nhuận chỉ còn là 180/(900+100)*100%= 18%. Nếu việc ứng
100 này không phải là tư bản công nghiệp mà tư bản thương nghiệp ứng ra, thì nó cũng được hưởng một lợi
nhuận tương ứng với 100 tư bản là 18. Vậy tư bản công nghiệp phải bán hàng hoá cho tư bản thương nghiệp
với giá thấp hơn giá trị 720c + 180v + (180m – 18m) = 1062. Còn tư bản thương nghiệp sẽ bán hàng hoá theo
đúng giá trị, tức là 1080 để thu được lợi nhuận thương nghiệp là 18.
* Cách thức hình thành lợi nhuận thương nghiệp là nhà tư bản sản xuất bán hàng hóa cho tư bàn thương nghiệp với
giá cả sản xuất công nghiệp (giá bán buôn công nghiệp), nhà tư bản bán hàng hóa cao hơn giá bán buôn công nghiệp
(giá bán buôn thương nghiệp hoặc giá bán lẻ), giá này không nhất thiết phải bằng giá trị hàng hóa. -> Như vậy, với
biểu hiện là số chênh lệch giữa giá bán và giá mua làm cho người ta nhầm tưởng lợi nhuận thương nghiệp do mua
bán tạo ra. Nhưng thực chất lợi nhuận thương nghiệp là một phần của giá trị thặng dư. 17
4. Lý luận về cạnh tranh, độc quyền, mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị
trường
(độc quyền, cạnh tranh, mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền, nguyên nhân ra đời, đặc
điểm kinh tế cơ bản của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản, liên hệ)
CHƯƠNG 4:Câu 1:Khái niệm cạnh tranh,độc quyền ,mqh giữa cạnh tranh và thị trường trong nền KTTT - Khái niệm:
+ Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, nắm trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ
một số loại hàng hóa, có khả năng định ra giá cả độc quyền, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao
+ Cạnh tranh là sự ganh đua giữa những chủ thể kinh tế với nhau nhằm có được những ưu thế về sản
xuất cũng như tiêu thụ và thông qua đó thu được lợi ích tối đa. - Mối quan hệ:
+ Như vậy, trước hết, độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do. Nhưng sự xuất hiện của độc quyền không
thủ tiêu cạnh tranh. Trái lại, độc quyền làm cho cạnh tranh trở nên đa dạng, gay gắt hơn.
+ Trong nền kinh tế thị trường, nhìn chung, không chỉ tồn tại sự cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất
kinh doanh nhỏ và vừa mà còn có thêm các loại cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền. Đó là:
+ Một là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các doanh nghiệp ngoài độc quyền. Các tổ chức độc
quyền thường tìm cách để chi phối, thôn tính các doanh nghiệp ngoài độc quyền bằng nhiều biện pháp như:
độc quyền mua nguyên liệu đầu vào; độc quyền phương tiện vận tải; độc quyền tín dụng... để có thể loại bỏ
các chủ thể yếu thế hơn ra khỏi thị trường.
+ Hai là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau. Loại hình cạnh tranh này có nhiều hình thức:
cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền trong cùng một ngành, kết thúc bằng một sự thỏa hiệp hoặc bằng sự
phá sàn của một bên cạnh tranh; cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền khác ngành có liên quan với nhau
về nguồn lực đầu vào...
+ Ba là, cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền. Những doanh nghiệp tham gia các tổ chức độc
quyền cũng có thể cạnh tranh với nhau đề giành lợi thế trong hệ thống. Các thành viên trong các tổ chức
độc quyển cũng có thể cạnh tranh nhau để chiếm tỷ lệ có phần khống chế, từ đó chiếm địa vị chi phối và
phân chia lợi ích có lợi hơn.
- Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, cạnh tranh và độc quyển luôn cùng tồn tại song hành với nhau.
Mức độ khốc liệt của cạnh tranh và mức độ độc quyền hóa phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi nền
kinh tế thị trường khác nhau.
Câu 2:Nguyên nhân ra đời của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản
- Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX trong nền kinh tế thị trường các nước tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện
các tổ chức độc quyền.
- Sự xuất hiện các tổ chức độ quyền đánh dấu chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn phát triển mới I
giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền
- Độc quyền xuất hiện do những nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Một là, sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật, đòi hỏi các
doanh nghiệp phải ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất kinh doanh. Điều đó, đòi hỏi các
doanh nghiệp phải có vốn lớn mà từng doanh nghiệp khó đáp ứng được. Vì vậy, các doanh nghiệp phải đẩy
nhanh quá trình tích tụ và tập trung
sản xuất, hình thành các doanh nghiệp quy mô lớn.
+ Hai là, cuối thế kỷ XIX, những thành tựu khoa học kỹ thuật mới xuất hiện như lò luyện kim mới; các máy móc
mới ra đời, như: động cơ điêzen, máy phát điện; phát triển những phương tiện vận tải mới, như: xe hơi, tàu thuỷ, xe
điện, máy bay, tàu hỏa ...Những thành tựu khoa học kỹ thuật mới xuất hiện này, một mặt làm 18
xuất hiện những ngành sản xuất mới đòi hỏi các doanh nghiệp phải có quy mô lớn; mặt khác thúcđẩy tăng năng suất
lao động, tăng khả năng tích lũy, tích tụ và tập trung sản xuất, thúc đẩy phát triển sản xuất quy mô lớn
+ Ba là, trong điều kiện phát triển của khoa học kỹ thuật, cùng với sự tác động của các quy luật kinh tế
thị trường, như: quy luật giá trị tăng dư, quy luật tích lũy, tích tụ, tập trung sản xuất ... ngày càng mạnh mẽ,
làm biến đối cơ cấu kinh tế của xã hội theo hướng tập trung sản xuất quy mô lớn.
+ Bốn là, cạnh tranh gay gắt làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản hàng loạt, còn các doanh
nghiệp lớn tồn tại được, nhưng cũng đã bị suy yếu, để tiếp tục phát triển họ phải tăng cường tích tụ, tập
trung sản xuất, liên kết với nhau thành các doanh nghiệp với quy mô ngày càng to lớn hơn. V.I.Lênin
khẳng định:"... tự do cạnh tranh để ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này, khi phát triển đến
mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền"
+ Năm là, do cuộc khủng hoảng kinh tế lớn năm 1873 trong toàn bộ thế giới tư bản chủ nghĩa làm phá
sản hàng loạt các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp lớn tồn tại, nhưng để tiếp tục phát triển được,
họ phải thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản suất hình thành các doanh nghiệp có quy mô lớn.
+ Sáu là, sự phát triển của hệ thống tín dụng trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất,
nhất là việc hình thành, phát triển các công ty có phần, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền.
Khi các tổ chức độc quyền xuất hiện các tổ chức độc quyền có thể ấn định giá cả độc quyền mua, độc
quyền bán để thu lợi nhuận độc quyền
Câu 3: Những đặc điểm của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản
1) Tích tụ tập trung sản xuất và sự hình thành độc quyền:
- Cạnh tranh thúc đẩy tích tụ tập trung tự bản dẫn đến tập trung sản xuất, sản xuất tập trung được biểu hiện
là: + Số lượng công nhân trong các xí nghiệp quy mô lớn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lực lượng lao động
xã hội, số lượng sản phẩm sản xuất ra trong các xí nghiệp qui mô lớn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩn xã hội.
+ Sản xuất tập trung vào một số xí nghiệp quy mô lớn thì chúng có khuynh hướng liên minh thỏa thuận với
nhau, dẫn đến hình thành tổ chức độc quyền.
* Vậy: Tổ chức độc quyền là liên minh các xí nghiệp qui mô lớn nắm trong tay hầu hết việc sản xuất và
tiêu thụ một hoặc một số loại sản phẩm, chúng có thể quyết định được giá cả độc quyền nhằm thu được lợi nhuận độc quyền cao.
- Quá trình hình thành của độc quyền diễn ra từ thấp đến cao, từ lưu thông đến sản xuất và tái sản xuất, cụ
thể: + Cartel là hình thức độc quyền trong lưu thông ở trình độ thấp nó quyết định về mặt hàng và giá cả.
+ Syndicate là hình thức độc quyền trong lưu thông ở trình độ cao hơn Cácten, nó quyết định về mặt hàng , giá cả và thị phần
+ Trust là hình thức độc quyền sản xuất, nó quyết định ngành hàng, qui mô đầu tư.
+ Consortium là hình thức độc quyền liên ngành tái sản xuất từ cung ứng vật tư - sảnxuất - tiêu thụ.
2) Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính:
- Sự hình thành độc quyền trong ngân hàng và vai trò mới của Ngân hàng: Cùng với sự hình thành độc
quyền trong công nghiệp thì trong ngân hàng cũng diễn ra cạnh tranh quyết liệt, hàng loạt ngân hàng nhỏ bị
các ngân hàng lớn thôn tính, một số ngân hàng nhỏ tự nguyện sáp nhập lại thành ngân hàng lớn, một số
ngân hàng lớn thì có xu hướng liên minh, thỏa thuận với nhau hình thành độc quyền trong ngân hàng.
+ Khi độc quyền trong ngân hàng ra đời thì ngân hàng có một vai trò mới, thể hiện: Giữa tư bản ngân hàng
và tư bản công nghiệp thâm nhập vào nhau thông qua chế độ tham dự bằng việc mua cổ phiếu để các công
ty cử người vào HĐQT của ngân hàng,giám sát hoạt động của ngân hàng và ngược lại thì ngân hàng cử
người vào HĐQT của các công ty.
-Sự dung nhập giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp bằng cách trên làm xuất hiện một loại tư bản
mới gọi là tư bản tài chính.
- Tư bản tài chính và đại diện cho nó là bọn đầu sỏ tài chính, chúng lũng đoạn cả về kinh tế và chính trị:
+ Về kinh tế: Bằng cổ phiếu khống chế để nắm công ty mẹ, chi phối các công ty con, các chi nhánh 19
+ Về xã hội: Bằng sức ép tập đoàn để nắm giữ các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước.
3) Xuất khẩu tư bản:
Xuất khẩu tư bản là đưa tư bản ra nước ngoài để kinh doanh nhằm thu lợi nhuận cao:
- Trong giai đoạn cạnh tranh tự do, xuất khẩu tư bản chủ yếu là tư bản hàng hóa, tức là đưa hàng ra nước
ngoài để thực hiện giá trị.
- Trong giai đoạn độc quyền, xuất khẩu tư bản chủ yếu là tư bản hoạt động từ những nước phát triển đến
những nước đang phát triển hoặc kém phát triển ở những quốc gia nhân công, nguyên liệu rẻ, hậu quả xuất
khẩu tư bản là dẫn đến nền kinh tế phụ thuộc, cạn kiệt tài nguyên.
4) Sự hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế và phân chia ảnh hưởng kinh tế:
Xu hướng toàn cầu hóa diễn ra cạnh tranh quyết liệt, cạnh tranh giữa các quốc gia, các tập đoàn, dẫn đến
hình thành các liên minh kinh tế quốc tế rất đa dạng (liên minh về thương mại, thuế quan, sản xuất,…)Các
liên minh này phân chia nhau khu vực ảnh hưởng kinh tế.
5) Các cường quốc phân chia lãnh thổ thế giới:
- Do sự hoạt động của quy luật phát triển không đều trong giai đoạn độc quyền thì một nước đang phát
triển có thể đuổi kịp, vượt một nước đã phát triển.
- Sự phát triển không đều về kinh tế dẫn đến không đều về quân sự, chính trị làm thay đổi tương quan lực
lượng và đòi phân chia lại lãnh thổ thế giới dẫn đến xung đột quân sự để chia lại lãnh thổ thế giới, đó là
nguyên nhân dẫn đến 2 cuộc chiến tranh thế giới (14-18 và 39-45) trong đó, đặc điểm đầu tiên : tích tụ SX
là quan trọng nhất.bởi đó chính là nguyên nhân hình thành và quyết định đến tính chất của CNTB độc
quyền. các đặc điểm khác chỉ là hệ quả.bởi có tập trung SX đến trình độ cao thì sẽ xuất hiện một số doanh
nghiệp quy mô lớn và do đó nếu cạnh tranh với nhau sẽ mang lại nhiều thiệt hại, tất yếu họ bắt tay và
thỏahiệp với nhau, trên nguyên tắc cùng có lợi.
Đây là điểm mấu chốt, điểm đột biến chuyển đổi từ CNTB cạnh tranh sang CNTB độc quyền.
Lê nin đã nói :"Độc quyền phát sinh, là kết quả của sự tập trung SX, là một quy luật phổ biến và cơ bản
trong giai đoạn phát triển hiện nay của CNTB"
5. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Các quan hệ lợi ích trong nền kinh tế thị
trường (kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, mục tiêu kinh tế, tính tất yếu khách quan, những
đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Lợi ích kinh tế, bản chất biểu hiện, quan hệ lợi ích
kinh tế, nhân tố ảnh hưởng, vai trò của nhà nước trong đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích kinh tế)
CHƯƠNG 5:
Câu 1:KTTT định hướng XHCN ở VN?Tính tất yếu khách quan và đặc trưng
a) Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: * Khái niệm:
- Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam; là nền kinh tế vận hành đẩy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm
định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước; là nền kinh tế thị trường hiện đại và
hội nhập quốc tế; có sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo;
nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
*Tính tất yếu khách quan : 20