Đề cương ôn tập - Lịch sử văn minh thế giới | Học viện Ngoại giao Việt Nam

Lịch sử văn minh là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất và tinh thần của xã hội loài người, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa. Loài người ra đời và đã sáng tạo ra nhữnggiá trị văn hóa vật chất và tinh thần cách đây hàng triệu năm

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
Lịch sử văn minh là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất và tinh thần của xã hội loài
người, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa. Loài người ra đời và đã sáng tạo ra những
giá trị văn hóa vật chất và tinh thần cách đây hàng triệu năm.
Ở phương Đông (tức ở Châu Á và Đông Bắc Châu Phi), từ cuối thiên niên kỷ IV - đầu
thiên niên kỷ III trước CN, có bốn trung tâm văn minh lớn, đó là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và
Trung Quốc. Cả 4 trung tâm này đều nằm trên lưu vực những con sông lớn như sông Nile ở Ai
Cập, sông Euphrates và sông Tigris ở Lưỡng Hà, sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Gange) ở Ấn
Độ, Trường Giang và Hoàng Hà ở Trung Quốc. Nhờ sự bồi đắp của những con sông này nên đất
đai ở đây màu mỡ, rất thuận lợi cho nền nông nghiệp xuất hiện và phát triển và hơn thế nữa là
sáng tạo những thành tựu văn minh rực rỡ. Phương Đông cũng là cái nôi của văn minh nhân loại,
nơi mà lần đầu tiên con người đã biết sáng tạo ra chữ viết, văn học, nghệ thuật và nhiều tri thức
khoa học khác.
Ở phương Tây xuất hiện nền văn minh Hy Lạp cổ đại. Tuy muộn hơn phương Đông (từ
thiên niên kỷ III đến thiên niên kỷ II trước CN) nhưng Hy Lạp đã đạt được những thành tựu to
lớn. Đến thế kỷ VI TCN, nhà nước La Mã bắt đầu xuất hiện. Kế thừa và phát huy văn minh Hy
Lạp, La Mã trở thành một trung tâm văn minh lớn ở phương Tây. La Mã chinh phục Hy Lạp (thế
kỷ II TCN) và tiếp đó chinh phục các nước chịu ảnh hưởng văn hóa Hy Lạp ở phương Đông, trở
thành đế quốc rộng lớn, hùng mạnh. Văn minh La Mã vốn chịu ảnh hưởng của văn minh Hy Lạp,
vốn có cùng một phong cách, giờ đây lại hòa đồng và tiếp biến với nó, nên người ta gọi chung
hai nền văn minh này là văn minh Hy - La. Những thành tựu rực rỡ của văn minh Hi-La cổ đại
được ghi vào lịch sử nhân loại như những ánh hào quang rực rỡ nhất. đã đặt một nền tảng khá
vững chắc cho văn minh châu Âu nói riêng và mang đến cho nền văn hóa thế giới nói chung
những thành tựu bất hủ mọi thời đại. Giá trị và tầm ảnh hưởng của văn minh phương Tây cổ
trung đại được khẳng định và thừa nhận xét cho cùng chính là những giá trị có tầm ảnh hưởng
đến thời đại ngày nay.
Nói đến văn minh Phương Đông không thể không đặt nó trong mối tương quan với văn minh
Phương Tây. Nếu chỉ nhìn văn minh Phương Đông với riêng nó sẽ thiếu tính khách quan, cần đặt
Phương Đông trong sự liên hệ với Phương Tây. Giữa 2 nền văn minh này có nhiều điểm giống và
khác nhau, tìm ra những điểm ấy của văn minh đông – tây cũng là tìm ra mấu chốt, là chìa khoá
để mở ra cánh cửa đóng kín từ lâu của thế giới cổ đại đầy bí ẩn. Với tiểu luận này, tôi xin trình
bày một sốđiều mình nghĩ về sự giống và khác nhau giữa các quốc gia cổ đại phương đông,
phương tây trong thế giới cổ đại.
1. ĐKHT NỀN VM PHƯƠNG TÂY VÀ PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI
1
21:01 5/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
about:blank
1/23
1.1. Điều kiện hình thành nền văn minh phương Đông cổ đại
Loài người ra đời cách đây hàng triệu năm, và từ đó loài người đã sáng tạo ra những giá trị văn
hóa vật chất và tinh thần. Nhưng mãi đến cuối thiên kỉ IV TCN, xã hội nguyên thủy bắt đầu tan
rã ở Ai Cập, nhà nước bắt đầu ra đời, từ đó loài người mới bắt đầu bước vào thời kì văn minh.
Trong thời cổ đại, tức là từ cuối thiên kỉ IV, đầu thiên kỉ III TCN, đến những thế kỉ trước sau CN,
ở phương Đông tức là ở châu Á và ở Đông Bắc châu Phi có bốn trung tâm văn minh lớn, đó là Ai
Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc. Có một tình hình chung nổi bật là cả bốn trung tâm văn
minh này đều nằm trên những vùng chảy qua của những con sông lớn. Đó là sông Nin ở Ai Cập,
sông Ơphrat và sông Tigrơ ở Tây Á, sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Gange) ở Ấn Độ, Hoàng Hà
và Trường Giang ở Trung Quốc. Chính nhờ sự bồi đắp của những dòng sông lớn ấy nên đất đai ở
những nơi này trở nên màu mỡ, nông nghiệp có điều kiện phát triển trong hoàn cảnh nông cụ còn
thô sơ, dẫn đến sự xuất hiện sớm của nhà nước, do đó cư dân ở đây sớm bước vào xã hội văn
minh, và hơn thế nữa đã sáng tạo nên những nền văn minh vô cùng rực rỡ.
Xã hội có giai cấp và nhà nước đã xuất hiện đầu tiên ở phương Đông, trên lưu vực các dòng sông
lớn ở châu Phi và châu Á như sông Nin ở Ai Cập, sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ ở Lưỡng Hà, sông
Ấn, sông Hằng ở Ấn Độ, Hoàng Hà ở Trung Quốc v.v Ở đây có những điều kiện thiên nhiên rất
thuận lợi cho đời sống của con người. Những nơi này có nhiều đất canh tác, có mưa đều đặn theo
mùa, có khí hậu nóng ẩm (trừ Trung Quốc nhưng cũng không lạnh như ngày nay), dân cư sống
tập trung khá đông theo từng bộ lạc, trên các thềm đất cao gần sông, dễ trồng vườn, trồng lúa và
chăn nuôi.
Khoảng 3500 năm đến 2000 năm trước công nguyên, cư dân ở Tây Á, Ai Cập và cư dân ở lưu
vực các sông còn lại đã sinh sống trên đồng bằng ở ven các con sông. Họ sống bằng nghê nông
là chủ yếu và biết trồng mỗi năm hai vụ. Đồng bằng ven sông đã bù đắp rất nhiều cho con người.
Vào mùa mưa hàng năm, nước sông dâng cao, phủ lên các chân ruộng thấp một lớp phù sa màu
mỡ và làm cho đất rất mềm, dễ làm với cả những chiếc cày bằng gỗ.
Cư dân phương Đông sống bằng nghề nông là chủ yếu nên trước tiên họ phải lo đến công tác
thuỷ lợi. Họ đã biết đào các hệ thống kênh, lập hệ thống gầu để múc nước ở chân ruộng thấp và
đưa nước lên chân ruộng cao những khi cần. Ngoài ra, họ còn biết đắp đê để ngăn lũ nhờ thế con
người có thể thu hoạch lúa ổn định hằng năm. Công việc trị thuỷ khiến moi người gắn bó và ràng
buộc với nhau trong tổ chức công xã.
1.2. Điều kiện hình thành nền văn minh phương Tây cổ đại
1.2.1. Hi Lạp cổ đại
2
21:01 5/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
about:blank
2/23
Hi Lạp cổ đại nằm ở phái Nam bán đảo Balkans, giống như cái đinh ba của thần biển từ đất liền
vươn ra địa Trung Hải. Thế kỉ IX TCN, người Hi Lạp gọi tên nước mình là Hellad hay Ellad dựa
theo tên tộc người của họ. Qua phiên âm từ Trung Quốc, ta gọi là Hi Lạp.
Đất đai Hi Lạp cổ đại bao gồm Hi Lạp ngày nay, các đảo trong biển Aegean tới phía Tây Tiểu Á,
và phía Bắc của Bắc Hải, nhưng vùng quan trọng nhất là vùng lục địa Hi Lạp ở phía Nam
Balkans. Lục địa Hi Lạp gồm 3 phần: miền Bắc là vùng đồng bằng rộng lớn và quan trọng nhất
Hi Lạp; miền Trung ngăn cách với phía bắc bởi đèo Thermopil hiểm trở, nơi đây có 2 đồng bằng
lớn là Attique và Beotie trù phú với thành thị Athens nổi tiếng; miền Nam là bán đảo
Peloponesus như hình bàn tay bốn ngón xòe ra Địa Trung Hải – đây là nơi xuất hiện nhà nước
thành bangđầu tiên của Hi Lạp – nhà nước Sparta.
Mặc dù có nhiều đồng bằng rộng lớn nhưng nhìn chung đất đai Hi Lạp không phì nhiêu lắm, chủ
yếu trồng nho, ô liu và phát triển các nghề thủ công, còn lương thực chính là lúa mì phần lớn
được nhập từ Ai Cập.
Địa hình Hi Lạp tương đối trở ngại về giao thông đường bộ nhưng có sự thuận lợi tuyệt vời với
con đường giao thông trên biển, bờ biển có nhiều cảng, vịnh, thuận lợi cho tàu bè hoạt động. Từ
đây, người Hi Lạp dễ dàng tới vùng Tiểu Á, Bắc Hải để giao thương.
Nằm giữa vùng tiếp giáp giữa 3 châu, Hi Lạp sớm tiếp thu những thành tựu của nền văn minh
phương Đông cổ đại và tạo ra một nền văn minh Hi Lạp cổ đại độc đáo và rực rỡ, với những
thành tựu tuyệt vời đóng góp cho sự phát triển của văn minh phương Tây nói riêng và văn minh
nhân loại nói chung.
1.2.2. La Mã cổ đại
Nơi phát sinh quốc gia La Mã cổ đại là bán đảo Ý – một dải đất dài và hẹp như chiếc hia duỗi
thẳng xuống Địa Trung Hải với diện tích lớn gấp 5 lần bán đảo Hi Lạp. Phía Bắc có dãy núi
Apels như một bức tường thành tự nhiên ngăn cách bán đảo với lục địa châu Âu; ba phía Đông,
Tây, Nam đều có biển bao bọc. Dãy núi Apennines như một chiếc xương sống chạy dọc bán đảo
từ Tây Bắc xuống ĐôngNam.
Khác với Hi Lạp, điều kiện tự nhiên của La Mã tương đối thuận lợi hơn. Nơi đây có nhiều đồng
bằng rộng lớn, màu mỡ và phì nhiêu: đồng bằng sông Pô (miền Bắc), đồng bằng sông Tibrơ
(miền Trung), các đồng bằng trên đảo Xixin. Ở miền Nam còn có nhiều đồng cỏ rộng lớn thuận
tiện cho việc phát triển nghề nông và chăn nuôi gia súc. Ở phía Tây và Nam, bờ biển có nhiều
cảng, tàu bè ra vào dễ dàng, thuận lợi cho giao thông và buôn bán.
Tóm lại:
3
21:01 5/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
about:blank
3/23
Văn minh phương Tây cổ đại mà nền tảng là 2 nền văn minh của Hi Lạp và La Mã đã hình thành
và phát triển trên cơ sở điều kiện tự nhiên của những cư dân gốc du mục. Khác với các quốc gia
cổ đại phương Đông, nền văn minh chủ yếu được hình thành trên những khu vực gần các con
sông lớn, thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, văn minh phương Tây cổ đại hình thành và
phát triển trên những khu vực điều kiện tự nhiên tương đối khắc nghiệt và phức tạp hơn. Điều
kiện tự nhiên đó tuy khó khăn cho sự phát triển của nông nghiệp, nhưng bù lại nền văn minh
phương Tây có được sự trợ giúp tuyệt vời của biển đảo. Những con đường giao thương trên biển,
hải cảng, tàu bè không chỉ tạo điều kiện phát triển trong mối quốc gia mà còn thúc đẩy sự giao
lưu, buôn bán giữa các nước, mang những thành tựu văn hóa, văn minh phương Tây truyền bá
khắp nơi trên thế giới. Sự phát triển về kinh tế, đặc biệt là kinh tế thương nghiệp hàng hải đã tạo
ra một nền kinh tế giàu mạnh cho các quốc gia phương Tây cổ đại, đặc biệt là sự phát triển cực
thịnh của chế độ chiếm nô. Phương thức sản xuất chiếm nô thời bấy giờ đạt đến mức hoàn chỉnh
và cao nhất của nó trong xã hội phương Tây cổ đại. Chính sự phát triển của chế độ chiếm nô đã
tạo điều kiện cho sự sáng tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần của nền văn minh phương
Tây. Sự giàu mạnh về kinh tế cùng với những con đường giao thông trên biển là những nguyên
nhân quan trọng đã thúc đẩy quá trình bành trướng của các quốc gia được mệnh danh là đế quốc
cổ đại: Hi Lạp và La Mã.
Như vậy, điều kiện tự nhiên của Hi Lạp và La Mã không chỉ là nền tảng, cơ sở tạo ra nền văn
minh phương Tây cổ đại với nhiều thành tựu rực rỡ mà điều kiện tự nhiên cũng là một yếu tố cực
kỳ quan trọng đã mang nền văn minh phương Tây cổ đại truyền bá khắp thế giới dù bằng nhiều
con đường khác nhau: hòa bình hoặc chiến tranh.
2. SO SÁNH NỀN VM PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI VÀ PHƯƠNG TÂY CỔ ĐẠI VỀ KINH
TẾ.
Các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây có sự giống và khác nhau về các đặc điểm kinh
tế.
- Kinh tế của họ phát triển đến thời cổ đại đều đã kinh qua nền sản xuất nguyên thuỷ, công xã thị
tộc. Hay nói cách khác sự tan rã của nền kinh tế nguyên thuỷ là tiền đề để hình thành nền kinh tế
cổ đại ở cả các quốc gia phương đông và phương tây. Vì đều trải qua nền sản xuất nguyên thuỷ
nên họ đều có những điểm giống nhau: đều trải qua mô hình sản xuất công xã thị tộc, công xã
nông thôn, đều có nền kinh tế đi lên từ nông nghiệp
-Kinh tế của họ phát triển đều dựa vào điều kiện tự nhiên, phát huy thế mạnh mà tự nhiên ban
tặng cũng như hạn chế đến mức tối đa các khó khăn từ điều kiện tự nhiên gây ra với kinh tế: ở
phương đông là tận dụng lương mưa và đất phù sa để phát triển nông nghiệp, hạn chế hậu quả do
lũ lụt gây ra, ở phương tây là phát huy thế mạnh về hàng hải và thủ công nghiệp, hạn chế khó
khăn do thiếu hụt lương thực gây ra(ở phương tây, đất đai không thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp nên phải dựa vào thương nghiệp để mua lương thực cho những năm mất mùa)
4
21:01 5/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
about:blank
4/23
Ở phương Đông đặc trưng kinh tế của họ là nền kinh tế nông nghiệp mang tính chất tự cấp, tự
túc. Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp có tồn tại nhưng không có điều kiện phát triển,
được coi như nghề phụ trong những lúc nông nhàn.Trái lại các quốc gia cổ đại phương tây nền
kinh tế chủ yếu của họ là thủ công nghiệp và thương nghiệp.Đây là nơi hình thành và phát triển
nền kinh tế hàng hoá cổ đại.Sau đây ta sẽ đi rõ vào chi tiết từng ngành sản xuất để thấy rõ hơn sự
khác biệt trên
2.1. Trong nông nghiệp:
2.1.1.Ở các quốc gia cổ đại phương đông:
Nông nghiệp trồng lúa nước là ngành kinh tế chủ yếu, là cơ sở kinh tế của tất cả các quốc gia cổ
đại phương đông. Bên cạnh việc lấy nghề nông làm gốc, cư dân phương đông thời cổ đã biết
chăn nuôi gia súc như: bò, cừu, lợn , và biết trồng các loại ngũ cốc khác nhau như: ngô, lúa
mạch, kê, vừng và các loại cây ăn quả khác. Chính vì các nghành nông nghiệp phát triển theo
hướng tự túc, tự cấp như vậy nên kinh tế hàng hoá không phát triển, nhu cầu trao đổi buôn bán
hàng hoá ít. Lối sản xuất này của họ đã gần như bóp nghẹt kinh tế công thương nghiệp và tạo ra
sự trì trệ tương đối nhưng vì 3 trong 4 quốc gia cổ đại phương đông nằm biệt lập với thế giới bên
ngoài nên nền kinh tế tự túc, tự cấp là phù hợp với điều kiện phát triển của họ. Chỉ có Lưỡng Hà
nằm ở nơi địa hình bằng phẳng nên phát triển hơi khác về kinh tế họ phát triển công thương
nghiệp và là một trung tâm thương nghiệp lớn trong thế giới cổ đại họ có nhiều nét giống các
quốc gia cổ đại phương tây nhưng về bản chất họ vẫn lấy nghề nông làm gốc điều này thể hiện
rất rõ qua bộ luật Hammurabi bộ luật thành văn đầu tiên của thế giới bộ luật này chủ yếu bảo vệ
nông nghiệp và quan hệ sản xuất nông nghiệp.
2.1.2. Ở các quốc gia cổ đại phương tây:
Nền kinh tế nông nghiệp không phát triển như các quốc gia cổ đaị phương đông. Nền nông
nghiệp của họ chủ yếu gắn với thị trường và phục vụ nhu cầu của thị trường. Cây trồng chính của
họ không phải là cây lúa nước họ chủ yếu trồng lúa mì và các cây công nghiệp lâu năm như nho,
ô liu Như vậy ta có thể thấy nền nông nghiệp của họ không chỉ để phục vụ nhu cầu cá nhân mà
còn phục vụ nhu cầu của thị trường. Từ đó ta có thể thấy rõ sự phát triển của yếu tố thị trường
trong sản xuất nông nghiệp. Đây cũng là sự khác nhau cơ bản của sản xuất nông nghiệp phương
đông và phương tây.
2.2. Trong thủ công nghiệp
Ở các quốc gia phương đông, họ đã biết làm nhiều nghề thủ công với những dấu ấn riêng
ở mỗi quốc gia như: đồ gốm sứ ở Trung Quốc, Lưỡng Hà, dệt ở TrungQuốc, làm giấy ở Ai Cập
nhưng kinh tế thủ công nghiệp ở đây vẫn bị cho là nền kinh tế bổ trợ cho nông nghiệp. Vì vậy độ
chuyên môn hoá trong sản xuất thủ côngnghiệp chưa cao. Ở nhiều nơi nghề thủ công chỉ được
5
21:01 5/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
about:blank
5/23
coi như “nghề phụ” là việc làm thêm trong lúc nông nhàn. Điều này càng cho thấy rõ tính chất tự
cấp, tự túc trong nền nông nghiệp của các quốc gia cổ đại phương đông.
Trong khi đó các quốc gia cổ đại phương tây lại có nền sản xuất thủ công nghiệp hoàn
toàn khác các mặt hàng thủ công nổi tiếng của họ là rượu nho dầu ô liu và các sản phẩm như vũ
khí và đồ gỗ. Nền thủ công nghiệp của họ cũng gắn liền với nhu cầu của thị trường. Nhưng cái
khác biệt lớn nhất của họ so với các quốc gia phương đông là thủ công nghiệp của họ đã tách rời
khỏi nông nghiệp để trở thành một nền sản xuất độc lập. Đây là bước tiến lớn của họ, nhờ vậy
mà năng xuất lao động tăng lên không ngừng và cũng thể hiện nền thủ công nghiệp đã được
chuyên môn hoá, đem lại năng xuất cao hơn
2.3. Trong thương nghiệp
Ở các quốc gia cổ đại phương đông nền kinh tế của họ mang tính tự cấp, tự túc là chủ yếu
nên nền thương nghiệp chưa phát triển, buôn bán trao đổi chủ yếu dưới hình thức vật đổi lấy vật,
tiền tệ đã xuất hiện nhưng chưa phổ biến. Nước có nền kinh tế thương nghiệp phát triển nhất
phương đông là Lưỡng Hà cổ đại.
Trong khi nền kinh tế thủ công nghiệp ở phương đông không phát triển được do nền kinh
tế mang chất tự cấp, tự túc thì nền thương nghiệp ở phương tây đã có sự phát triển mạnh mẽ đặc
biệt là giao thương bằng đường biển. Các thuyền buôn của họ đã nối liền 3 châu lục Á, Phi, Âu
và đem về vô số tài sản cho lái buôn.
Tóm lại :
Vậy tại sao lại có sự khác nhau về kinh tế giữa các quốc gia phương đông và phương tây như
vậy? đó là do giữa phương đông và phương tây có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên. Ở buổi
đầu của văn minh nhân loại con người phải sống phụ thuộc vào tự nhiên chứ chưa có ý muốn
cũng như khả năng để chinh phục nó. Lao động là quá trình thúc đẩy sự tiến hoá của con người.
Ở thời cổ đại con người còn ở một trình độ sản xuất chưa cao. Nền kinh tế nông nghiệp phương
đông phát triển trên cơ sở trị thuỷ các dòng sông lớn, đất đai ở đây được phù sa các sông lớn như
sông Nin ở Ai Cập, Sông Tigơrơ và Ơphơrát ở Lưỡng Hà,… Chính các con sông này đã tạo nên
các đồng bằng phì nhiêu, các vụ mùa bội thu và quan trọng nhất là tạo ra các nhà nước cổ đại
phương đông. Không một quốc gia phương đông cổ đại nào mà lại không có một dòng sông lớn
chảy qua. Nhờ lớp đất phù sa có nơi dày tới vài mét nên nông nghiệp phương đông vẫn phát triển
dù thời kì đó công cụ lao động của họ chủ yếu là gỗ, đá và đồng đỏ họ có thể canh tác mà không
cần công cụ bằng sắt. Một yếu tố tự nhiên khác làm cho sự phân hoá đông – tây là khí hậu và địa
hình. Như ta đã biết một quốc gia muốn phát triển kinh tế thì phải dựa vào điều kiện khí hậu và
địa hình. Ví dụ ở nước ta cũng như đa số các quốc gia phương đông nền kinh tế nông nghiệp lúa
nước phát triển do nó hình thành trên cơ sở các đồng bằng rộng lớn có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Sở dĩ 2 yếu tố này đi với nhau vì nó bổ xung lẫn nhau vì có những nơi như ở La Mã cổ đại có các
6
21:01 5/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
about:blank
6/23
đồng bằng khá lớn như đồng bằng Pô và đồng bằng Tibrơ nhưng nền kinh tế nông nghiệp không
dữvai trò chủ đạo vì khí hậu ở đây là khí hậu Địa Trung Hải tuy có nhiều nét giống với khí hậu
nhiệt đới nhưng lượng mưa hàng năm ít hơn nhiều, còn ở một số vùng như ở Trung Phi và một
số vùng núi cao ở nước ta lượng mưa trong năm khá cao nhưng do địa hình gồ ghề không có các
đồng bằng châu thổ rộng lớn nên không có điều kiện phát triển nhà nước.
Ngoài ra, như đã nói từ đầu nền kinh tế các quốc gia cổ đại phương tây là nền kinh tế dựa trên
sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp, nông nghiệp chỉ là thứ yếu, là nguyên liệu cho thủ
công nghiệp và thương nghiệp vì thế các quốc gia cổ đại phương tây không cần các điều kiện
như ở phương đông. Nhưng họ cũng là con người, cũng phải tuân theo các quy luật nhất định nhà
nước chỉ hình thành khi kinh tế đạt đến một mức nào đó khi mà quan hệ công xã thị tộc bị giải
thể vì sự tư hữu trong tư liệu sản xuất. Các quốc gia phương tây không cần các điêu kiện như
phương đông vì họ dựa trên thủ công nghiệp và thương nghiệp. Hi Lạp và La Mã đều là các quốc
gia nằm trên các bán đảo lớn ăn ra biển, có nhiều vũng, vịnh kín gió thuận lợi cho phát triển hàng
hải. Hơn nữa 2 bán đảo Bancăng và Italia đều nằm trong vùng biển Địa Trung Hải vùng biển này
3 mặt là 3 châu lục Á, Phi, Âu bao bọc nên tương đối yên bình, ít bão lớn. Vì thế từ thời cổ đại
khi kĩ thuật đóng tàu chưa phát triển hoàn thiện người ta vẫn có thể vượt biển để buôn bán. Đất
đai và khí hậu ở đây tuy không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lúa nước nhưng bù lại khí
hậu và đất đai ở đây lại thuận lợi cho việc trồng một số cây công nghiệp lâu năm như nho, ôliu.
Đây là nguyên liệu để sản xuất rượu nho và dầu ôliu 2 mặt hàng có thể cho là “đặc sản” của các
quốc gia cổ đại phương tây. Hơn nữa đất đai của họ không thích hợp với sản xuất nông nghiệp
nên để có nguồn lương thực đáp ứng nhu cầu họ phải tiến hành trao đổi, buôn bán với các quốc
gia dồi dào lương thực ở phương đông như Ai Cập, Lưỡng Hà đây cũng là những thị trường tiêu
thụ rộng lớn của họ.
3. SO SÁNH VMPĐ VÀ VMPT VỀ CHÍNH TRỊ- XÃ HỘI
Cũng giống như về kinh tế, về chính trị - xã hội cổ đại phương đông và xã hội cổ đại phương tây
có những nét giống và khác nhau nhất định.
Giống nhau: Do cùng trải qua xã hội nguyên thuỷ trước khi hình thành các quốc gia cổ đại của
mình nên giữa các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây cũng có những nét giống nhau:
- Cơ sở của việc hình thành nhà nước là sự phân chia giai cấp và sự tư hữu về tư liệu sản xuất
nên xã hội cổ đại phương đông và phương tây đều chia làm 2 tầng lớp là tầng lớp thống trị bao
gồm tăng lữ, quý tộc ở phương đông và chủ nô ở phương tây, tầng lớp bị trị là những nông dân
công xã, dân tự do và nô lệ.
- Sự hình thành và phát triển của các quốc gia cổ đại dựa trên cơ sở sự bóc lột của tầng lớp thống
trị với tầng lớp bị trị
7
21:01 5/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
about:blank
7/23
- Kế tiếp xã hội cổ đại là xã hội chiếm nô, cả các quốc gia phương đông và phương tây đều như
vậy nhưng do điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh kinh tế mà các quốc gia cổ đại phương đông
không phát triển chế độ chiếm nô đến điển hình và thành thục như ở các quốc gia cổ đại phương
tây.
Khác nhau:
* Về chính trị
- Sự khác nhau đầu tiên và rất rõ ràng giữa các quốc gia cổ đại phương đông và các quốc gia cổ
đại phương tây là ở thể chế nhà nước, trong khi các quốc gia cổ đại phương đông theo chế độ tập
quyền chuyên chế thì ở phương tây thể chế nhà nước của họ là chế độ dân chủ chủ nô. Đây là 2
hình thức nhà nước cơ bản mà dựa vào nó các quốc gia phong kiến, hiện đại dùng để tổ chức bộ
máy nhà nước. Ở các quốc gia phương đông “vua có quyền lực tuyệt đối. Tên của các ông vua
được gọi theo cá cách khác nhau ở Ai Cập gọi vua là Pharaông, ở Lưỡng Hà gọi là Patêxi hay
Enxi Vua được coi là con của thần hay thượng đế” nói chung vua các quốc gia phương đông có
quyền lực vô hạn. Trái với các quốc gia phương đông các quốc gia phương tây cổ đại theo chế độ
dân chủ chủ nô. Hội đồng nhân dân giữ vai trò quyết định, vua được chọn chỉ nhằm tổ chức nhà
nước quyền lực của vua bị giới hạn bởi các cơ quan như “viện nguyên lão”, “đại hội công dân”
hay thậm chí bởi một ông vua khác(chế độ của thành bang Xpác)
- Sự khác nhau giữa các quốc gia phương đông và phương tây còn ở thời điểm ra đời của nhà
nước cổ đại các quốc gia cổ đại phương đông là những nhà nước đầu tiên của nhân loại thì các
quốc gia cổ đại phương đông hình thành từ khoảng thiên niên kỉ IV – III TCN, tức là khi nhà
nước của họ thành lập thì con người còn đang ở thời kì đá- đồng và dĩ nhiên chưa có sự xuất hiện
của công cụ bằng sắt. “Thậm chí người Ai Cập mới chỉ biết đến công cụ bằng đá và gỗ”(Lịch sử
thế giới cổ trung đại). Trong khi đó các quốc gia cổ đại phương tây bước vào quá trình hình
thành nhà nước muộn hơn nhiều theo một số tài liệu thì đó là vào khoảng thế kỉ VIII- VII TCN.
Đây cũng là sự khác nhau về chính trị giữa các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây.
- Điểm khác nhau tiếp theo về chính trị giữa các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây là:
các quốc gia cổ đại phương đông tồn tại một cách khá cách biệt với thế giới bên ngoài nên họ tồn
tại và phát triển một cách khá độc lập liên tục mà không chịu ảnh hưởng của nền văn minh nào
khác từ bên ngoài nếu bị xâm lược thì thường giành lại độc lập sau đó. Trong khi đó chính trị, xã
hội của các quốc gia cổ đại phương tây chịu ảnh hưởng khá lớn từ các lực lượng bên ngoài. Họ
thường phải chịu những cuộc xâm lược của các bộ tộc khác tiêu biểu là cuộc xâm lược của người
Giecmanh cuộc xâm lược này đã làm sụp đổ đế chế La Mã đồng thời cũng chấm dứt lịch sử cổ
đại châu Âu mở ra thời kì phong kiến.
- Về mặt tổ chức nhà nước thì các quốc gia cổ đại phương đông lãnh thổ của họ thường khá rộng
lớn và là một nhà nước thống nhất ví dụ như Ai Cập, Trung Quốc, Lưỡng Hà. Lịch sử Ấn Độ, Ai
8
21:01 5/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
about:blank
8/23
Cập, Trung Quốc cũng có một số thời kì bị chia cắt nhưng các vùng chia cắt thường không khác
nhau lắm về chính trị, xã hội, hơn nữa thì chúng thường được nhanh chóng thống nhất trở lại.
Nhưng ở các quốc gia cổ đại phương tây đặc biệt là ở Hi Lạp cổ đại, nhà nước của họ tồn tại
dưới hình thức thành bang tức là trên lãnh thổ đó tồn tại nhiều tiểu quốc nhỏ với chế độ tổ chức
nhà nước khác nhau giữa các thành bang không có sự giống nhau ví dụ: thành bangAten là thành
bang có hình thức hội đồng 500 và hội đồng công dân đứng đầu là 10 nhà chiến lược kiệt xuất
được bầu chọn, ở Xpác cũng có hội đồng nhân dân nhưng chủ chốt lại là ở 2 vua và 5 quan giám
sát. Ở Rôma thời kì đế chế tuy lãnh thổ mở rộng nhưng về bản chất vẫn không có sự quản lý chặt
chẽ thành một khối như ở các quốc gia cổ đại phương đông.
* Sự khác nhau về xã hội:
- Theo quy luật khách quan của lịch sử thì tiếp theo xã hội cổ đại sẽ là xã hội chiếm nô nhưng do
một số nguyên nhân về điều kiện tự nhiên và xã hội nên ở phương đông tồn tại một cách dai
dẳng chế độ công xã nông thôn 1 hình thức tổ chức xã hội mà trong đó duy trì nền kinh tế tự
nhiên và nhiều tàn dư của công xã nguyên thuỷ. Vì vậy nên xã hội chiếm nô ở phương đông
không phát triển đến mức thành thục, điển hình như ở các quốc gia phương tây nơi số lượng nô
lệ đông gấp hàng chục lần chủ nô và bình dân.
- Điều khác nhau tiếp theo giữa các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây là về lực lượng
chính lao động để làm ra của cải vật chất. Ở các quốc gia phương tây với nền kinh tế thủ công
nghiệp và thương nghiệp phát triển, lực lượng chính làm ra của cải vật chất là những người nô lệ,
một thứ “công cụ biết nói”, còn ở các quốc gia cổ đại phương đông với nền kinh tế nông nghiệp
phát triển thì vai trò nàyNthuộc về những nông dân công xã. Lực lượng lao động chính khác
nhau cũng cho thấy sự khác nhau về bản chất xã hội giữa các quốc gia cổ đại phương đông và
các quốc gia cổ đại phương tây.
- Do sự khác biệt trong lực lượng sản xuất chính giữa xã hội cổ đại phương đông và xã hội cổ đại
phương tây nên mâu thuẫn xã hội giữa các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây cũng
khác nhau. Ở xã hội cổ đại phương đông dó là mâu thuẫn giữa 2 giai tầng chính là giai cấp thống
trị( vua, quan, quý tộc) và giai cấp bị trị( nông dân công xã, nô và thợ thủ công). Ở các quốc gia
cổ đại phương tây thì có vẻ phức tạp hơn vì ngoài 2 giai cấp đối kháng là chủ nô và nô lệ thì lại
có thêm một tầng lớp không bóc lột ai nhưng cũng không bị ai bóc lột, họ là những người dân tự
do nghèo, Mác đã gọi họ là tầng lớp “vô sản ăn bám” họ sống nhờ vào phúc lợi xã hội mà không
cần phải lao động gì. Đó cũng là sự khác biệt giữa các quốc gia cổ đại phương đông và các quốc
gia đại phương tây.
- Trong cơ cấu xã hội của các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây cũng có sự khác nhau.
Trong xã hội cổ đại phương đông nông dân công xã chiếm phần lớn dân số trong khi đó số lượng
nô lệ của các quốc gia cổ đại phương tây cao gấp hàng chục lần số lượng chủ nô và bình dân.
9
21:01 5/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
about:blank
9/23
- Một đặc điểm khác của xã hội cổ đại phương đông và phương tây là: do hình thức thành bang
phát triển nên tỉ lệ dân thành thị của họ rất cao, thành thị là trung tâm của thành bang, là nơi tập
trung của cư dân. Trái lại ở các quốc gia phương tây tỉ lệ dân nông thôn lại cao hơn thành thị
điều này nói lên sự khác biệt về kinh tế xã hội giữa các quốc gia cổ đại phương đông và các quốc
gia phương tây cổ đại đồng thời nó cũng rất có ảnh hưởng với xã hội các quốc gia này trong
những giai đoạn phát triển sau.
3.3. Giải thích sự giống và khác nhau về chính trị, xã hội giữa các quốc gia cổ đại phương
đông và phương tây.
3. 3.1. Giải thích sự giống nhau về chính trị, xã hội
-Có sự giống nhau giống nhau giữa các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây vì các quốc
gia này đều hình thành trên cơ sở tuân theo quy luật khách quan tất yếu của lịch sử đó là “kế tiếp
xã hội nguyên thuỷ cổ đại là xã hội chiếm nô với 2 giai cấp cơ bản: Giai cấp thống trị chủ nô và
giai cấp bị trị nô lệ”(Lịch sử thế giới cổ trung đại- Nghiêm Đình Vỳ chủ biên).
-Như ta đều biết nhà nước ra đời khi xã hội ẩn chứa nhiều mâu thuẫn, khi mà sự tư hữu về tư liệu
sản xuất đã đạt tới một mức độ nhất định. Nhà nước cổ đại có vai trò quản lý, điều hoà mâu
thuẫn đó nhưng chủ yếu là thay mặt tầng lớp trên trong xã hội để trấn áp, bóc lột nhân dân. Vì
thế về bản chất nhà nước là một cơ quan bóc lột nhân dân không phân biệt sự khác nhau về kinh
tế, chính trị, xã hội
-Do cùng ra đời vào thời cổ đại nên xét cho cùng tổ chức chính trị, xã hội có một số điểm giống
nhau nhất định như tính sơ khai, tính bóc lột nguyên thuỷ
3.3.2. Giải thích sự khác nhau về chính trị, xã hội
- Nguyên nhân hình thành chế độ tập quyền chuyên chế ở phương đông và nền dân chủ chủ nô ở
phương tây. Do ở phương đông nền kinh tế nông nghiệp tự túc, tự cấp phát trỉển còn ở phương
tây có nền kinh tế hàng hoá, công thương nghiệp phát triển nên yêu cầu về chính trị, xã hội khác
nhau. Ở phương đông với nền kinh tế nông nghiệp thì thuỷ lợi là vấn đề hàng đầu, nhưng trị thuỷ
phải có sự góp sức của nhiều người vì thế chế độ tập quyền chuyên chế giúp vua có khả năng
trong điều hành các công việc chung dễ dàng hơn. Ngoài ra các vị vua phương đông thường
mượn thần quyền để tăng uy tín của mình. Trái lại ở phương tây họ hình thành các quốc gia cổ
đại muộn hơn nên có thể tiếp thu thành tựu phương đông. Trong các quốc gia phương đông cổ
đại Lưỡng Hà là nước dân chủ hơn cả cộng thêm với việc thương nghiệp ở đây phát triển nên
theo tôi các quốc gia phương tây đã học tập và hoàn thiện chế độ ở Lưỡng Hà và lập ra các nhà
nước dân chủ chủ nô nhằm hạn chế sự chuyên quyền của vua đồng thời tạo tính dân chủ trong xã
hội. Hơn nữa nền kinh tế công thương nghiệp của họ không cần có một vị vua chuyên quyền để
cai trị, nền kinh tế công thương coi trọng sự công bằng hơn nữa họ muốn không chỉ có địa vị
10
21:01 5/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
about:blank
10/23
kinh tế mà còn có địa vị xã hội nên đó cũng có thể là lý do hình thành nhà nước dân chủ chủ nô ở
các quốc gia cổ đạu phương tây.
- Nguyên nhân nhà nước chiếm hữu nô lệ phương tây phát triển một cách thuần thục và điển hình
trong khi ở các quốc gia phương đông thì không: do ở phương tây, kinh tế công thương nghiệp
phát triển mạnh mẽ lực lượng dân tự do không đáp ứng kịp từ đó nảy sinh nhu cầu cần một lực
lượng chính chuyên môn hoá sản xuất, phục vụ cho nhu cầu công thương nghiệp hơn nữa giữa
các quốc gia cổ đại phương tây thường sảy ra chiến tranh để cướp đoạt nô lệ, của cải vì thế số
lượng bình dân giảm nhưng số lượng nô lệ lại tăng vì thế bóc lột bình dân như ở các nước
phương đông không không còn phù hợp. Vì thế theo em ban đầu nô lệ ở phương tây cũng mang
tính gia trưởng như ở phương đông nhưng sau đó do nhu cầu phát triển kinh tế công thương
nghiệp nên xã hội chiếm nô ở đây ngày càng phát triển tới mức thành thục và điển hình.
- Nguyên nhân của sự chênh lệch về thời gian hình thành giữa các quốc gia cổ đại phương đông
và phương tây: do ở phương đông có điều kiện tự nhiên thuận lợi khí hậu phù hợp, đất phù sa
màu mỡ rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng cũng phải lo làm thuỷ lợi phòng lũ lụt nên
từ rất sớm các công xã nông thôn đã hợp nhất thành các liên minh bộ lạc lớn rồi từ đó hình thành
các quốc gia cổ đại vì thế ngay cả khi loài người còn đang ở thời kì đá - đồng, khi mà công cụ
bằng sắt chưa xuất hiện thì họ vẫn có thể thành lập các nhà nước cổ đại. Trái lại, ở phương tây
đất canh tác không màu mỡ bằng, khí hậu không phù hợp để canh tác nông nghiệp vì thế chỉ khi
công cụ bằng sắt ra đời từ khoảng giữa TNK I TCN thì các quốc gia cổ đại phương tây mới hình
thành. Ở đây ta lại có thắc mắc tại sao các quốc gia phương tây phát triển công thương nghiệp lại
cần sự phát triển nông nghiệp ở thời đồ sắt lý do rất đơn giản vì nông nghiệp là cơ sở của mọi
ngành kinh tế, là hình thức kinh tế giúp con người tồn tại, không ở đâu là không cần nông nghiệp
phát triển kể cả các quốc gia phương tây vì nông nghiệp là cơ sở để duy trì sự tồn tại của xã hội
- Nguyên nhân sự khác nhau về giai cấp đối kháng giữa các quốc gia cổ đại phương đông và
phương tây:lý do sự khác nhau đó đến từ thể chế chính trị, xã hội. Ở các quốc gia phương đông
cổ đại hình thức chính trị xã hội chủ yếu của họ là hình thức tập quyền chuyên chế vì thế mâu
thuẫn giai cấp chủ yếu sảy ra giữa nông dân công xã và quý tộc, quan lại trong khi đó ở các quốc
gia cổ đại phương tây nền dân chủ chủ nô phát triển mâu thuẫn chủ yếu là giữa chủ nô và nô lệ
nhưng trong xã hội cổ đại xuất hiện giai cấp bình dân họ không bị bóc lột như nô lệ nhưng cũng
không bóc lột trực tiếp đối với nô lệ họ sống nhờ vào phúc lợi xã hội (giai cấp vô sản ăn bám) .
Giai cấp này hình thành trên cơ sở sự phát triển của chế độ chiếm nô khi của cải trong xã hội đã
tích luỹ 1 lượng của cải đủ nuôi sống cả xã hội. Họ sống nhờ vào chính quyền chiếm nô nên có
quan hệ lệ thuộc vào giai cấp trên, nhưng họ vẫn là dân nghèo nên cũng có những mâu thuẫn
nhất định với giai cấp trên.
- Nguyên nhân lãnh thổ của các quốc gia phương đông cổ đại lại rộng lớn và thường xuyên ở
tình trạng thống nhất hơn các quốc gia phương tây: Do ở phương đông có nhu cầu chung sức trị
thuỷ các dòng sông lớn nên các tiểu quốc thường có xu hướng hợp nhất với nhau vì thế các quốc
11
21:01 5/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
about:blank
11/23
gia phương đông cổ đại thường có lãnh thổ rộng lớn và thống nhất lãnh thổ hơn các quốc gia
phương tây cổ đại(trừ đế chế Rôma). Còn ở các quốc gia cổ đại phương tây tiêu biểu là Hi Lạp
các quốc gia thường mang tính chất thành bang diện tích nhỏ và không có sự thống nhất về lãnh
thổ là do không có nhu cầu trị thuỷ các dòng sông lớn, sự phát triển của kinh tế công thương
nghiệp không đòi hỏi nhu cầu thống nhất lãnh thổ nhưng về cơ bản vẫn là do bị địa hình chia cắt
bởi núi cao, sông dài. Chính sự chia cắt về tự nhiên và việc các thành bang không thống nhất với
nhau đã khiến lãnh thổ Hi Lạp cổ đại chưa từng có 1 vương triều thống nhất có chăng chỉ là một
số thành bang mạnh vươn lên làm “minh chủ” một thời gian rồi sau này lại trở về cục diện ban
đầu.
=> Sự khác biệt chủ yếu giữa các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây là về xã hội kinh
tế, chính trị, điều kiện tự nhiên giống nhau đến mấy cũng không rõ ràng bằng nhà nước đó dựa
vào nô lệ hay nông dân công xã là lực lượng chính lao động để làm ra của cải vật chất. Theo tôi
đó là cái thước đo xem nhà nước cổ đại này thuộc các quốc gia cổ đại phương đông hay phương
tây
4. SO SÁNH VMPĐ VÀ VMPT VỀ NGHỆ THUẬT
Bên cạnh các thành tựu khác như văn học, toán học, vật lý, y học, . ko thể ko kể đến nghệ thuật
Kiến trúc và điêu khắc của văn minh phương tây và phương đông cổ đại Nói đến nghệ thuật là
nói tới cái đẹp. Thông qua sự phát triển của nghệ thuật chúng ta có thể hiểu được ngoài nhu cầu
vật chất con người còn có nhu cầu hưởng thụ về tinh thần, ngoài ra, thông qua nghệ thuật chúng
ta còn có thể thấy được sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sức sáng tạo kỳ diệu của con
người qua từng giai đoạn lịch sử
4.1.Phương đông
Ktruc cổ của các nước phương Đông có đặc điểm là thường gắn với tôn giáo, người pđ rất trọng
tâm linh nên họ thường tập trung của cải, sức lực để xây dựng các đền tháp đồ sộ để mời các vị
thần về, cầu mong các thần phù hộ. Do đó, ở Phương Đông nhiều công trình mang tính chất tôn
giáo đã ra đời và dựng lên ở hầu khắp các nước một tấm thảm nghệ thuật vô cùng đa dạng và
huyền bí . Từ những tác phẩm nhỏ bé và tinh xảo tới những công trình khổng lồ , vừa mang nét
thiêng liêng phồn thịnh của nền mỹ thuật Ấn Độ lại có những tác phẩm mang vẻ đẹp tinh vi óng
chuốt của phong cách siêu quán Trung Hoa .
Có thể nói, trong quá trình phát triển văn minh, người Phương Đông nói chung và người
Ai Cập cổ đại nói riêng đã tạo ra những di sản văn hóa cực kỳ quý báu đồ sộ trên tất cả các
lĩnh vực, đặc biệt là kiến trúc Ai Cập cổ đại đã đạt tới một trình độ rất cao. Kiến trúc Ai Cập cổ
đại chủ yếu là các đền đài tôn giáo với các cấu trúc khổng lồ và sự thần bí của không gian, được
xác định bởi các bờ tường dày dốc với ít lỗ mở. Các công trình kiến trúc tiêu biểu cung
điện, đền miếu và đặc biệt là Kim tự tháp. Người thiết kế ra Kim tự tháp đầu tiên để làm nơi yên
nghỉ cho các Pharaoh là Imhotep thuộc Vương triều III và vương triều IV. Người ta đã phát hiện
12
21:01 5/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
about:blank
12/23
ra khoảng 70 Kim tự tháp lớn nhỏ khác nhau trong đó có 3 Kim tự tháp nổi tiếng nằm ở gần thủ
đô Cairo. Lớn nhất Kim tự tháp Kêốp ( Kheops ) cao tới 146,5m, đáy hình vuông , mỗi cạnh
tới 230m, bốn mặt những hình tam giác ngoảnh về bốn hướng đông, tây, nam, bắc. Đã mấy
ngàn năm qua các Kim tự tháp vẫn sừng sững với thời gian. Vì vậy người Ai Cập có câu “ Tất cả
mọi vật đều sợ thời gian, nhưng riêng thời gian phải nghiêng mình trước Kim tự tháp”. đại
diện cho thời phát triển hưng thịnh của Ai Cập cổ đại, phản ánh quyền lực tối cao
thượng của các Pharaoh. KTT là biểu tượng của trí tuệ sáng tạo củadân AC, nó là 1 trong
7 kì quan cổ đại của thế giới còn tồn tại đế nngày nay, vẫn sừng sững với thời gian.
Bên cạnh những giá trị về mặt kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc của Ai Cập cổ đại cũng có những
thành tựu rất lớn, biểu hiện ở hai mặt: tượng và phù điêu. Tuy nhiên, đặc biệt nhất là tượng Nhân
Sư (Sphinx ) hùng vĩ ở gần Kim tự tháp Khephren. Bức tượng mình sư tử với gương mặt
Khephren cao hơn 20m này có lẽ muốn thể hiện Khephren là chúa tể với trí khôn của con người
và sức mạnh của sư tử.
Ngoài những công trình lớn nêu trên, mỹ thuật Ai Cập Cổ đại còn đạt tới trình độ hoàn hảo, trong
các tranh tượng vừa và nhỏ, theo phong cách tả thực rất tinh vi và đặc sắc trong đó kết hợp chặt
chẽ giữa điêu khắc và hội họa . Các tác phẩm tiêu biểu như : Tượng đá vôi màu ; Viên thư lại
ngồi ,tượng gỗ Cheikh e Beled là tượng gỗ vào loai đẹp và cổ nhất Ai Cập còn lưu lại đến ngày
nay. Phù điêu đá vôi Tigrane Pacha . tượng đồng Reine Karomama . Đặc biệt bức phù điêu tuyệt
đẹp trên đá tô màu Seti I và Nữ Thần Hathor
Nằm ở khu vực Tây Á, Lưỡng Hà cổ đại thuộc vùng đất nằm trong lãnh thổ hai nước Irắc
và Coóet ngày nay. Ở đây đã có một nền nghệ thuật phát triển rất cao, nhưng do điều kiện địa lý,
họ đã phải dùng nhiều vật liệu không bền như gạch không nung trong kiến trúc, nên nhiều công
trình bị động đất và thời gian tàn phá. Thời cổ đại, các công trình kiến trúc chủ yếu là tháp, cung
điện, đền miếu, thành, vườn hoa, . Nổi lên trên quần thể kiến trúc: thành, cung điện là vườn treo
Babylon.Toàn bộ vườn treo thực chất là một vườn hoa được tạo dựng trên không, được xây dựng
vào cuối thế kỷ VII, đầu thế kỷ VI (TCN). Đây công trình kiến trúc, chứng tích cho một
huyền thoại về tình yêu cuồng nhiệt của những vị vua, hoàng hậu, công chúa xinh đẹp xứ
Mađi. Nghệ thuật điêu khắc gồm tượng phù điêu . Một số tác phẩm tương đối tiêu biểu
bia diều hâu”, Cột đá Naramxin”, “Bia luật Hammurabi”,... Nhìn chung, mặt điêu khắc của
Lưỡng Hà không quá nổi bật.
Ấn Độ là nơi có nền nghệ thuật tạo hình phát triển rực rỡ, ảnh hưởng tới nhiều nước
ĐNA. Ấn độ là mảnh đất màu mỡ để nuôi dưỡng những tôn giáo du nhập vào nơi đây Vì vậy
nghệ thuật AD cổ đại hầu hết đầu phục vụ một tôn giáo nhất định, do yêu cầu của tôn giáo đó mà
thể hiện. có thể chia ra 3 dòng nghệ thuật Hindu giáo, phật giáo và hồi giáo trong đó đạo hồi
được nhắc tới trước tiên vì đạo hồi không chỉ du nhập vào ấn độ mà còn dần trở thành quốc giáo
của mảnh đất này. Vì vậy ở AD những công trình ktruc hồi giáo xuất hiện với vẻ đẹp lộng lẫy, uy
nga, tráng lạ và trường tồn với dòng chảy của chúng ta cũng như rtrong niềm tự hào của những
tín đồ đạo hồi. Đặc biệt bên ngoài vẻ đẹp hoàng tráng của ktruc, thánh đường hồi giáo còn ẩn
chứa nhiều nét đẹp văn hóa của ng Hồi giáo, đó cũng là những giá trị tinh thần cao quý nhất.
13
21:01 5/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
about:blank
13/23
Có rất nhiều chùa tháp phật giáo, nhưng đáng kể đầu tiên là dãy chùa hang Ajanta ở miền trung
Ấn Độ, được kiến tạo từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ VIII sau CN. Đây là dãy chùa được đục vào
vách núi, có tới 29 gian chùa, các gian chùa thường hình vuông và nhiều gian mỗi cạnh tới 20m.
Trên vách hang có những bức tượng Phật và nhiều bích hoạ rất đẹp. Tư tưởng phật giáo hòa
quyện một cách tự nhiên giữa đời sống thánh thần và con người.
Nghệ thuật trung quốc phát triển theo 2 hướng tạo thành 2 cách mĩ cảm. hướng trau chốt
nghệ thuật cầuđến mức điêu luyện và hướng biểu hiện nghệ thuật theo cái đẹp tự nhiên chân
chất mộc mạc nhưng sâu xa, ý vị. Hai hướng nghệ thuật này đã chi phối toàn bộ sáng tạo nghệ
thuật TQ. Thời kì văn minh Trung Hoa cổ đại, kiến trúc của con người ở đó xây dựng bằng nhiều
nguyên vật liệu nhưng chủ yếu gỗ theo kiểu nhiều mái, thường những i vòm cong.
Hơn nữa, người Trung Quốc coi trọng sự hài hòa với tự nhiên, sự đối xứng, trật tự và chiều sâu
trong bố cục của công trình xây dựng. Tiêu biểu có kinh đô Trường An, Vạn Trường Thành,
Lăng Ly Sơn, chùa Phật Quang (Ngũ Đài Sơn), Cố cung Bắc Sơn, Thiên Đài, Di Hoa Viên, Thập
Tam Lăng.
Gắn liền với kiến trúc là điêu khắc. Điêu khắc của người Trung Hoa cổ đại gắn liền với tôn giáo.
Vào đầu đời Thanh là giai đoạn phát triển cực thịnh của điêu khắc đá, hơn nữa, nghệ thuật chạm
trổ trên ngọc đá quý được xem nét độc đáo của nghệ thuật điêu khắc Trung Hoa. Một số
tác phẩm tiêu biểu của điêu khắc như tượng Phật nghìn mắt nghìn tay, cặp tượng Tần ngẫu đời
Tần, tượng Lạc sơn đại Phật đời Tây Hán.
Về hội họa, cư dân Trung Hoa thường phong phú, đa dạng với các đề tài về đời sống cung đình,
tôn giáo, phong cảnh, con người, chim, thú, hoa, lá, sinh hoạt dân gian,...Tranh của họ chủ yếu
được vẽ trên lụa, giấy hoặc vẽ trên tường với phong cách ước lệ, chú trọng đường nét hơn màu
sắc. Từ thời Đường trở đi, lối vẽ tranh thủy mặc được hoàn thiện nâng cao, trở thành nghệ
thuật độc đáo, mang đậm nét truyền thống.
Khoảng thế kỉ II và IV cn, nghệ thuật viết chữ đc mệnh danh là thư pháp hay thư đạo. Hình thức
phổ biến nhất của thư pháp là đôi câu đối, thư pháp là một bộ môn nghệ thuật có quy tắc nghiêm
ngặt.
Ngoài ra, Trung Quốc còn được mệnh danh là đất nước của nhạc lễ. Kinh Thi là bộ thơ ca ra đời
sớm. Nhạc vũ, ca vũ, hí khúc cũng rất phát triển.
4.2 Phương Tây
Nếu như đối với Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại, nghệ thuật thể hiện cái đẹp rất đặc trưng của văn
hóa Phương Đông thì khi nghiên cứu về nghệ thuật Phương Tây cổ đại, trừ giai đoạn đầu có chịu
ảnh hưởng của nghệ thuật Phương Đông, người học không khỏi ngạc nhiên trước những nét đẹp
mang đậm màu sắc Tôn giáo của Phương Tây, nét đẹp đó thể hiện qua ba mặt chủ yếu là kiến
trúc, điêu khắc và hội hoạ.
Kiến trúc Hy Lạp cổ đại và điêu khắc của nền văn minh Hy Lạp phát triển rực rỡ
để lại dấu ấn sâu sắc hơn cả. Những công trình điêu khắc Hy Lạp cổ thời gian đầu chịu ảnh
hưởng của trường phái nghệ thuật phương Đông. Nhưng nghệ thuật tạo hình điêu khắc đạt
14
21:01 5/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
about:blank
14/23
đến đỉnh caoở thời kỳ Hy Lạp hóa (thế kỷ V đến thế kỷ IV trước Công nguyên). Nhiều công
trình được sáng tạo bởi Polygnotus, Myron, Phidias. Tác phẩm Tượng thần Athena Marsyas
(tại Vườn Bách thảo của Copenhagen) được sáng tác bởi Myron. Kiến trúc và điêu khắc Hy Lạp
cổ thường đi song hành bên nhau, những giá trị lớn tập trung tại các công trình kiến trúc lớn,
những bức tranh tường, những bức tượng lớn trong một đại sảnh hình ảnh thường gặp
Athena. Nghệ thuật điêu khắc kiến trúc của Hy Lạp cổ đại đã tác dụng kinh điển ảnh
hưởng mạnh mẽ đến các nền nghệ thuật của nhiều quốc gia từ cổ đại cho đến ngày nay. Mặc
kế thừa những thành tựu nghệ thuật của Ai Cập Lưỡng nhưng ngwời Hi Lạp đã sáng tạo
và phát triển một cách mạnh mẽ phong cách nghệ thuật riêng biệt của mình, tạo ra những giá trị
nghệ thuật đạt mức điêu luyện. Trong lĩnh vực kiến trúc, người Hi Lạp đã tạo ra những công
trình kiến trúc bất hủ với thời gian.Công trình kiến trúc đẹp nhất của Hi Lạp đền Parthenon.
Đây được xem là kiệt tác về kiến trúc và là biểu tượng của kiến trúc Hi Lạp cổ. Người xây dựng
nên công trình này kiến trúc Ictinus dưới sự hướng dẫn của nhà điêu khắc thiên tài
Phidias. Trong nghệ thuật kiến trúc của Hi Lạp, người ta dễ dàng nhận thấy nổi bật lên lối kiến
trúc cột. Kiến trúc cột là cách người Hi Lạp tìm kiếm vẻ đẹp lý tưởng trong nghệ thuật kiến trúc.
Những thức cột Hy Lạp đã mang đến cho kiến trúc một hình thức, một sức sống, chịu đựng được
thử thách của thời gian, biểu trưng cho vẻ đẹp trong sáng, khỏe mạnh tinh tế của kiến trúc cổ
điển. Về hội họa người Hi Lạp cũng có nhiều thành tựu rỡ, Dùng để trang trí đồ gốm như các tác
phẩm của Polygnote, tìm ra luật sáng tối và viễn cận của hội họa của Apollodore.
Kiến trúc La mang tính chất thực dụng, bề thế đồ sộ. Khi thiết kế những
công trình kiến trúc, người La Mã chú ý đến tính năng sử dụng của nó hơn là sự hài hòa, cân đối
giữa công trình với môi trường xung quanh. Những đường nét uốn lượn thay bằng những nét sổ
thẳng hình học, vóc dáng các công trình đơn điệu, nặng nề nhưng vững chắc. Kiến trúc La
mang tính chất thực dụng, bề thế và đồ sộ. Khi thiết kế những công trình kiến trúc, người La Mã
chú ý đến tính năng sử dụng của hơn sự hài hòa, cân đối giữa công trình với môi trường
xung quanh. Những đường nét uốn lượn thay bằng những nét sổ thẳng hình học, vóc dáng các
công trình đơn điệu, nặng nề nhưng vững chắc. Nghệ thuật điêu khắc La Mã vốn thiên về tự do,
nhưng ở La mã cổ đại , quyền lực đã tạo ra nghệ thuật . Nghệ thuật chân dung La mã chủ yếu tạc
tượng các Hoàng đế đầu tiên của La mã. Mặckhông được điêu luyện bằng điêu khắc Hi lạp,
nhưng điêu khắc La mã lại độc đáo ở chỗ rất hiện thực, nó còn khắc hoạ được tính cách nhân vật.
Hội họa của La chủ yếu bích họa, vẽ các cảnh chiến tranh cảnh vật các nước phương
Đông. Người La Mã giỏi nhất trong việc sử dụng màu gỗ.
5. SO SÁNH VMPĐ VÀ VMPT VỀ TRIẾT HỌC
Triết học là hình thái ý thức xã hội ra đời từ khi chế độ cộng sản nguyên thuỷ được thay thế bằng
chế độ chiếm hữu nô lệ. Những triết học đầu tiên trong lịch sử xuất hiện vào khoảng thế kỷ VIII
– VI trước công nguyên ở Ấn Độ cổ đại, Trung quốc cổ đại, Hy Lạp và La Mã cổ đại và ở các
nước khác. Theo quan điểm của mác xít triết học là một hình thái ý thức xã hội, là học thuyết
về những nguyên tắc chung nhất của tồn tại và nhận thức về thái độ của con người
đối với thế giới, là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và
tư duy. Như vậy triết học là một hình thái ý thức xã hội, là sự phản ánh tồn tại của
xã hội và đặc biệt sự tồn tại này ở xã hội phương Đông khác hẳn với phương Tây
15
21:01 5/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
about:blank
15/23
về cả điều kiện tự nhiên, địa lý dân số mà hơn cả là phương thức của sản xuất của phương Đông
là phương thức sản xuất nhỏ còn phương Tây là phương thức sản xuất của tư bản do vậy mà cái
phản ánh ý thức cũng khác: văn hoá phương Đông mang nặng tính chất cộng đồng còn phương
Tây mang tính cá thể.
Sự khác biệt căn bản của triết học phương Tây và phương Đông còn được thể hiện
cụ thể như sau:
Thứ nhất đó là triết học phương Đông nhấn mạnh sự thống nhất trong mối quan hệ giữa
con người và vũ trụ với công thức thiên địa nhân là một nguyên tắc “thiên nhân hợp nhất”. Họ
coi con người là tiểu vũ trụ trong hệ thống lớn . trời đất với ta cùng sinh, vạn vật với ta là một.
Như vậy con người cũng chứa đựng tất cả những tính chất, những điều huyền bí của vũ trụ bao
la. Đối với phương Tây lại nhấn mạnh tách con người ra khỏi vũ trụ, coi con người là chủ thể,
chúa tể để nghiên cứu chinh phục vũ trụ – thế giới khách quan. Và cũng chính từ thế giới khách
quan khách nhau nên dẫn đến hướng nghiên cứu tiếp cận cũng khác nhau.
Cái khác biệt nữa là ngay trong vấn đề con người phương Đông cũng quan niệm khác phương
Tây:
Ở Phương Đông người ta đặt trọng tâm nghiên cứu mối quan hệ người với người và đời sống
tâm linh, ít quan tâm đến mặt sinh vật của con người, chỉ nghiên cứu mặt đạo đức thiện hay ác
theo lập trường của giai cấp trống trị cho nên nghiên cưú con người không phải là để giải phóng
con người mà là để cai trị con người, không thấy quan hệ giữa người với người trong lao động
sản xuất. Ở Phương Tây họ lại ít quan tâm đến mặt xã hội của con người, đề cao cái tự nhiên–
mặt sinh vật trong con người, chú ý giải phóng con người về mặt nhận thức, không chú ý đến
nguyên nhân kinh tế – xã hội, cái gốc để giải phóng con người.
Thứ hai, ở phương Đông những tư tưởng triết học ít khi tồn tại dưới dạng thuần tuý mà
thường đan xen với các hình thái ý thức xã hội khác. Cái nọ lấy cái kia làm chỗ dựa và điều kiện
để tồn tại và phát triển cho nên ít có những triết gia với những tác phẩm triết học độc lập. Nói
chung ở phương Đông thì triết học thường ẩn dấu đằng sau các khoa học. Ở phương Tây ngay từ
thời kỳ đầu triết học đã là một khoa học học độc lập với cácmôn khoa học khác mà các khoa học
lại thường ẩn dấu đằng sau triết học.
Thứ ba, Lịch sử triết học phương Đông ít thấy có những bước nhảy vọt về chất có tính
vạch ra ở các thời điểm, mà chỉ là sự phát triển cục bộ, kế tiếp xen kẽ. Ngược lại ở phương Tây
lại có điểm khác biệt. Ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ, bên cạnh các trường phái cũ lại có những
trường phái mới ra đời có tính chất vạch thời đại.
Thứ tư, Sự phân chia trường phái triết học cũng khác: Ở phương Đông đan xen các
trường phái, yếu tố duy vật, duy tâm biện chứng, siêu hình không rõ nét. Ngược lại triết học
phương Tây thì sự phân chia các trường phái rõ nét hơn và các hình thức tồn tại lịch sử rất rõ
ràng như duy vật chất phác thô sơ đến duy vật siêu hình rồi đến duy vật biện chứng.
Thứ năm, Tuy cả hai dòng triết học phương Đông và phương Tây đều nhằm giải quyết
vấn đề cơ bản của triết học nhưng phương Tây nghiêng nặng về giải quyết mặt thứ nhất còn mặt
16
21:01 5/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
about:blank
16/23
thứ hai chỉ giải quyết những vấn đề có liên quan. Ngược lại ở phương Đông nặng về giải quyết
mặt thứ hai cho nên dẫn đến hai phương pháp tư duy khác nhau.
KẾT LUẬN:
Trong buổi bình minh của lịch sử, các dân tộc phương Đông và phương tây đã sáng tạo
nên nhiều thành tựu văn hoá rực rỡ mà ngày nay chúng ta vẫn đang được thừa hưởng.
Những thành tựu rực rỡ của văn minh cổ đại được ghi vào lịch sử nhân loại như những
ánh hào quang rực rỡ nhất. những giá trị của văn minh thời kì cổ đại đã đặt một nền tảng khá
vững chắc cho văn minh phương đông, phương tây nói riêng và mang đến cho nền văn hóa thế
giới nói chung những thành tựu bất hủ mọi thời đại. Giá trị và tầm ảnh hưởng của nền văn minh
cổ đại được khẳng định và thừa nhận, xét cho cùng chính là những giá trị có tầm ảnh hưởng đến
thời đại ngày nay.
Nói khác nhau không nghĩa tuyệt đối hóa, cực đoan hóa, thậm chí không
bao giờ gặp nhau hoặc chống lại nhau. Trái lại, trong quá trình phát triển lịch sử
văn hóa cả hai bán câu đều nhìn thấy nhau, bởi có cái này có cái kia, học tập lẫn
nhau. dụ: lâu nay chúng ta vẫn nghĩ phương Đông cái cũng phải học tập
phương Tây, một phần do “phương thức sản xuất châu Á”, phần còn lại
những nên văn minh, Án Độ, Trung Hoa... nhưng không đáng kể ít phát huy
tác dụng, thiếu những phát minh tầm quốc tế. Trên thực tế khoa học kỹ thuật
phương Tây mới phát triển kỷ XVIII, còn Trung Quốc Án Độ toán học đã đạt
tới trình phát triển cao như hệ thập phân, việc đánh số thứ tự, sử dụng ,không số
các cách giải phương trình đại số được sử dụng nhiều thập kỷ trước khi du nhập
vào phương Tây. Theo nhà nghiên cứu lịch sử Joseph Needham (1990-1995)
trong công trình đồ sộ: Khoa học văn minh Trung Hoa, các ngành khoa học
Trung Quốc trở thành rât phong phú. Trong thiên văn học,trường nghiên cứu
người Trung Quốc đã thống kê danh mục hàng nghìn ngôi sao từ thế kỷ IV trước
CN, trong thực vật học từ thế kỷ XVI cuốn của nhà bác học LiĐại dược thư
Shizhen, miêu tả những thuộc tính các loại cây phân loại chúng. Trong địa
chất khoáng học, địa lý họ sớm có nhiều thành tựu. Trong nông nghiệp là sự chế
tạo lưỡi cày, yên cương, trong công nghiệp máy bơm nước, máy hơi nước,
trong y học khoa châm cứu, dược học; chế tạo đồng hồ; nghệ thuật quân sự.
Thế giới còn chịu ơn Trung Hoa về du nhập bánh lái, compa hàng hải, cột buồm
cho các chuyến vượt biển.
Về mặt mỹ học và lý luận nghệ thuật, chúng ta thấy có sự khác nhau và ít nhiều
sự tương đồng. Từ thời cỗ đại, phương Đông các triết giao giáo như Lão
17
21:01 5/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
about:blank
17/23
Tử, Trang Tử đã nêu một số quan niệm về cảm thụ và sáng tạo cái Đẹp trong các
điều kiện tự nhiên và xã hội nhất định. Lão Tử cho rằng, cái Đẹp có thê nhận biết
qua cảm tính nhân. Cái đẹp đây của Đạo; Người cảm thụ sáng tạo
phải biết kiềm chế những dục vọng nhân, giải thoát những ức chế bản năng.
Trang Tử thì lập luận đầy mâu thuẫn; vừa nhận thức cái Đẹp bằng cảm tính, vừa
phủ nhận tính chân của nhận thức ấy, coi cái đẹp chỉ chủ quan tương
đối,
Về phương diện này thì phương Tây được kiến giải hệ thống hơn. thể
khái quát thành bốn quan niệm bản về luận nghệ thuật để giải quyết các
vấn đề của sáng tạo và cảm thụ thẩm mỹ.
Loại thứ nhất coi sáng tạo và cảm thụ cái Đẹp; huyền bí gắn liền với Thần thánh.
Ở đây không có tính người vì nghệ sĩ là người phát ngôn cho thần thánh…
Loại thứ hai cho các lĩnh vực pháp quyền, tâm lý, tôn giáo, tâm học, mỹ học
thuộc lĩnh vực tinh thần tuyệt đối. Cảm thụ sáng tạo thẩm mỹ nguồn gốc
từ ý niệm tuyệt đối được thể hiện bằng hình tượng. Từ đó coi nhu cầu sáng tạo
nghệ thuật của con người cho bản thân, Năng lựcý thức duy sáng tạo
cảm quan nghệ không chỉ thuộc tính của từng nghệ sĩ, còn của một
dân tộc
Loại quan niệm thứ ba thích thú vô tư coi sáng tạo và cảm thụ cái Đẹp bằng sự ,
chứ không phải là lý trí, chủ yếu dựa vào năng khiếusự thỏa mãn về tinh thần
và thị hiểu. Sáng tạo và cảm thụ thẩm mỹ bắt nguồn từ của consinh lực dư thừa
người. Freud tiến xa hơn, coi sự thỏa mãn tình dục, dục vọng động lực của
sáng tạo nghệ thuật, những khoái cảm nông nhiệt lúc thăng hoa của thức
và dục vọng (libido).
Loại quan niệm thứ giải thích sáng tạo cảm thụ thâm mỹ sự tái hiện
những hình ảnh của thế giới khách quan trong ý thức chủ quan của con người.
Mặc dầu cách biện giải của các nhân của trường phái này nhiều cái khác
nhau, cấp độ cao thấp khác nhau, nhưng tất cả đều bắt rễ từ cội nguồn nhãn
quan duy vật chủ nghĩa…
18
21:01 5/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
about:blank
18/23
Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhiều quan niệm về sáng tạo nghệ thuật
đã bị thời đại vượt qua, nhưng cũng có nhiều ý tưởngthể phù hợp với tư duy,
tâm trạng, tình cảm của nhiều nghệ thời đại chúng ta, cho những hệ
thống triết - mỹ đó bắt nguồn từ phương Đông hay phương Tây, từ nền văn minh
Hy-La hay nên văn minh cổ đại Ai Cập, Trung Hoa, Ấn Độ.
Sự gặp gỡ nhau giữa phương Đông và phương Tây là một sự thật lịch sử, có từ xa
xưa. Chỉ riêng về nguồn lực con người, chúng ta cũng có thể dẫn ra những tổng
kết khái quát của cỗ nhân. Nếu ở phương Đông thì phươngthiên, địa, nhân
Tây có: nếu Việt Nam phươngcon người, trí tuệ, đất (man, mind, land);
châm thì ở Nhật Bản có một mô hình hình trụ mà đỉnh là “chân - thiện - mỹ đức”,
đoạn giữa , đáy v.v... Do đặc điểm của thời đại, đặc biệt kinh tế thẩm mỹ
do thành tựu các ngành: công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, kinh tế trí
thức, công nghệ vật liệu v.v... đang đi vào mọi lĩnh vực đời sống, nền văn học,
nghệ thuật nước ta phát triển theo phương châm: dân tộc, khoa học, đại chúng,
dân chủ, nhân văn. Hiện tượng đó cũng xảy ra với hầu hết các nước. Hàng ngày,
hàng giờ, các sản phẩm văn học, nghệ thuật vừa tốt, vừa phế phẩm, độc hại như
những đợt sóng ùa vào thị trường văn hóa các dân tộc. Bây giờ không thể chỉ
“đóng cửa”, chỉ sợ “gió độc” trào vào. Toàn cầu hóa vừa hội, vừa thách
thức. Cơ hội là học tập cái hay, cái đẹp của bên ngoài. Thách thức là tâm lý sùng
ngoại, phục ngoại, sao chép của ngoại, làm mất bản chất, bản tính dân tộc. Đây
một cuộc đấu tranh, cạnh tranh triền miền giữa ý thức, hành vi bảo vệ bản
sắc dân tộc với những dòng đục, yếu tố phi đạo lý, phi nhân tính, không phù hợp
với tâm lý, thị hiếu, phong tục. trình độ mặt bằng dân trí của dân tộc ta, nhân
dân ta.
CÁC TRIẾT THUYẾT PHƯƠNG TÂY - TIẾP BIẾN CÓ CHỌN LỌC
Trên các diễn đàn học thuật trên các quan thông tin đại chúng phương
Tây, có lẽ chưa bao giờ người ta bàn nhiều đến như những thậpvăn hóa chỉnh trị
kỷ gần đây; dân chủ, nhân quyên, đa nguyên, đa đảng, nhà nước pháp quyền,
văn hóa đảng, chủ nghĩa quan liêu, bệnh tham nhũng v.v... Cuốn sách: Bệnh
quan trường - định luật Packinson của nhà sử học. nhà văn Anh đã kịch liệt phê
phán bệnh quan liêu của bộ máy hành chính Anh đây rẫy mâu thuần lôi kéo, gạt
19
21:01 5/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
about:blank
19/23
bỏ nhau, hiệu suất thấp, cồng kềnh người nhiều hơn việc, không có trách nhiệm
nhân. Thực tiễn dân chủ sản mấy trăm năm qua không phải dở tất cả.
Quyền lực bị kiềm chế bởi nhiều cơ chế nên ít sinh ra tham nhũng lớn. Trong tam
giác vàng quyền lực: , thì trí thức được coi bạo lực, của cải trí thức tri
quyển tức văn hóa, chỉ phối mạnh mẽ các thành tố khác. Sự ra đời phát
triển của nền kinh tế tri thức hệ quả của dự báo trên. Đây là luận đề cấp tiến
trong thời đại hậu công nghiệp, kể cả ở nước ta.
Từ những năm 50, 60, 70 (của thế kỷ XX) (Culture de massc)văn hóa đại chúng
hiện tượng phức tạp xuất hiện tại các nước bản chủ nghĩa. Ban đầu
những sản phâm thuần túy giải trí như một thứ ống kính vạn hoa, dần dần
chúng có khả năng lý tưởng hóa các điều luật và đạo lý tư bản chủ nghĩa, tuyên
truyền chủ nghĩa thực dụng, sùng bái sex, suy tôn bạo lực những bản năng
sinh lý với mục đích chèn ép tính tích cực xã hội, làm mờ lý tưởng của con người,
nhất là tầng lớp trẻ, nhẹ dạ cả tin.
Các nhà khoa học nồi tiếng phê phán gay gắt văn hóa đại chúng coi đó sản
phẩm cơ bản của việc nguyên thủy văn hóa thẩm mỹ văn hóa phương Tây, biến
nó thành loại “văn hóa tiêu dùng”; Teodor Adorno, nhà xã hội học Tây Đức gọi nó
“công nghiệp văn hóa” thiếu tính nhân văn. Còn nhà hội học người Anh
R.Hoggart chia văn hóa đại chúng thành văn hóa “chết” và văn hóa “sống”. Văn
hóa “chết” mang tính chất thương mại, coi thường nhu cầu đa dạng của
nhân, mang tính chất quy phạm phản nhân văn. Chúng ta hiểu rằng
phương Tây, văn hóa, đạo lý, chủ nghĩa nhân văn, sự khoan dung cũng góp phần
cứu rỗi loài người, văn hóa thoát khỏi nhiều thảm họa: bóng ma chiến tranh sắc
tộc, chủ nghĩa phát xít mới, những tệ nạn hội trở thành quốc nạn, các băng
nhóm buôn lậu vũ khí, ma túy v.v...
Chủ nghĩa hiện sinhba quan điểm về luận văn học đều lấy con người làm
trung tâm. Bản chất văn hóa là gì? Và tại sao phải viết 3 bản chất của văn học là
bản chất tự do; nhà văn không thể nhà tưởng của giai cấp tư sản, bởi chủ
nghĩa vụ lợi của giai cấp này đang lệ hóa nhà văn. Nhà văn cầm bút biểu
thị quyền tự do, phải luôn nói không với chế độ bản. Chủ nghĩa hiện sinh đã
sáng tạo nhiều thuyết phi tính: kịch phi lý, kịch kinh dị những dụ.
20
21:01 5/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
about:blank
20/23
| 1/23

Preview text:

21:01 5/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
Lịch sử văn minh là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất và tinh thần của xã hội loài
người, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa. Loài người ra đời và đã sáng tạo ra những
giá trị văn hóa vật chất và tinh thần cách đây hàng triệu năm.
Ở phương Đông (tức ở Châu Á và Đông Bắc Châu Phi), từ cuối thiên niên kỷ IV - đầu
thiên niên kỷ III trước CN, có bốn trung tâm văn minh lớn, đó là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và
Trung Quốc. Cả 4 trung tâm này đều nằm trên lưu vực những con sông lớn như sông Nile ở Ai
Cập, sông Euphrates và sông Tigris ở Lưỡng Hà, sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Gange) ở Ấn
Độ, Trường Giang và Hoàng Hà ở Trung Quốc. Nhờ sự bồi đắp của những con sông này nên đất
đai ở đây màu mỡ, rất thuận lợi cho nền nông nghiệp xuất hiện và phát triển và hơn thế nữa là
sáng tạo những thành tựu văn minh rực rỡ. Phương Đông cũng là cái nôi của văn minh nhân loại,
nơi mà lần đầu tiên con người đã biết sáng tạo ra chữ viết, văn học, nghệ thuật và nhiều tri thức khoa học khác.
Ở phương Tây xuất hiện nền văn minh Hy Lạp cổ đại. Tuy muộn hơn phương Đông (từ
thiên niên kỷ III đến thiên niên kỷ II trước CN) nhưng Hy Lạp đã đạt được những thành tựu to
lớn. Đến thế kỷ VI TCN, nhà nước La Mã bắt đầu xuất hiện. Kế thừa và phát huy văn minh Hy
Lạp, La Mã trở thành một trung tâm văn minh lớn ở phương Tây. La Mã chinh phục Hy Lạp (thế
kỷ II TCN) và tiếp đó chinh phục các nước chịu ảnh hưởng văn hóa Hy Lạp ở phương Đông, trở
thành đế quốc rộng lớn, hùng mạnh. Văn minh La Mã vốn chịu ảnh hưởng của văn minh Hy Lạp,
vốn có cùng một phong cách, giờ đây lại hòa đồng và tiếp biến với nó, nên người ta gọi chung
hai nền văn minh này là văn minh Hy - La. Những thành tựu rực rỡ của văn minh Hi-La cổ đại
được ghi vào lịch sử nhân loại như những ánh hào quang rực rỡ nhất. đã đặt một nền tảng khá
vững chắc cho văn minh châu Âu nói riêng và mang đến cho nền văn hóa thế giới nói chung
những thành tựu bất hủ mọi thời đại. Giá trị và tầm ảnh hưởng của văn minh phương Tây cổ
trung đại được khẳng định và thừa nhận xét cho cùng chính là những giá trị có tầm ảnh hưởng
đến thời đại ngày nay.
Nói đến văn minh Phương Đông không thể không đặt nó trong mối tương quan với văn minh
Phương Tây. Nếu chỉ nhìn văn minh Phương Đông với riêng nó sẽ thiếu tính khách quan, cần đặt
Phương Đông trong sự liên hệ với Phương Tây. Giữa 2 nền văn minh này có nhiều điểm giống và
khác nhau, tìm ra những điểm ấy của văn minh đông – tây cũng là tìm ra mấu chốt, là chìa khoá
để mở ra cánh cửa đóng kín từ lâu của thế giới cổ đại đầy bí ẩn. Với tiểu luận này, tôi xin trình
bày một sốđiều mình nghĩ về sự giống và khác nhau giữa các quốc gia cổ đại phương đông,
phương tây trong thế giới cổ đại.
1. ĐKHT NỀN VM PHƯƠNG TÂY VÀ PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI 1 about:blank 1/23 21:01 5/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
1.1. Điều kiện hình thành nền văn minh phương Đông cổ đại
Loài người ra đời cách đây hàng triệu năm, và từ đó loài người đã sáng tạo ra những giá trị văn
hóa vật chất và tinh thần. Nhưng mãi đến cuối thiên kỉ IV TCN, xã hội nguyên thủy bắt đầu tan
rã ở Ai Cập, nhà nước bắt đầu ra đời, từ đó loài người mới bắt đầu bước vào thời kì văn minh.
Trong thời cổ đại, tức là từ cuối thiên kỉ IV, đầu thiên kỉ III TCN, đến những thế kỉ trước sau CN,
ở phương Đông tức là ở châu Á và ở Đông Bắc châu Phi có bốn trung tâm văn minh lớn, đó là Ai
Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc. Có một tình hình chung nổi bật là cả bốn trung tâm văn
minh này đều nằm trên những vùng chảy qua của những con sông lớn. Đó là sông Nin ở Ai Cập,
sông Ơphrat và sông Tigrơ ở Tây Á, sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Gange) ở Ấn Độ, Hoàng Hà
và Trường Giang ở Trung Quốc. Chính nhờ sự bồi đắp của những dòng sông lớn ấy nên đất đai ở
những nơi này trở nên màu mỡ, nông nghiệp có điều kiện phát triển trong hoàn cảnh nông cụ còn
thô sơ, dẫn đến sự xuất hiện sớm của nhà nước, do đó cư dân ở đây sớm bước vào xã hội văn
minh, và hơn thế nữa đã sáng tạo nên những nền văn minh vô cùng rực rỡ.
Xã hội có giai cấp và nhà nước đã xuất hiện đầu tiên ở phương Đông, trên lưu vực các dòng sông
lớn ở châu Phi và châu Á như sông Nin ở Ai Cập, sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ ở Lưỡng Hà, sông
Ấn, sông Hằng ở Ấn Độ, Hoàng Hà ở Trung Quốc v.v Ở đây có những điều kiện thiên nhiên rất
thuận lợi cho đời sống của con người. Những nơi này có nhiều đất canh tác, có mưa đều đặn theo
mùa, có khí hậu nóng ẩm (trừ Trung Quốc nhưng cũng không lạnh như ngày nay), dân cư sống
tập trung khá đông theo từng bộ lạc, trên các thềm đất cao gần sông, dễ trồng vườn, trồng lúa và chăn nuôi.
Khoảng 3500 năm đến 2000 năm trước công nguyên, cư dân ở Tây Á, Ai Cập và cư dân ở lưu
vực các sông còn lại đã sinh sống trên đồng bằng ở ven các con sông. Họ sống bằng nghê nông
là chủ yếu và biết trồng mỗi năm hai vụ. Đồng bằng ven sông đã bù đắp rất nhiều cho con người.
Vào mùa mưa hàng năm, nước sông dâng cao, phủ lên các chân ruộng thấp một lớp phù sa màu
mỡ và làm cho đất rất mềm, dễ làm với cả những chiếc cày bằng gỗ.
Cư dân phương Đông sống bằng nghề nông là chủ yếu nên trước tiên họ phải lo đến công tác
thuỷ lợi. Họ đã biết đào các hệ thống kênh, lập hệ thống gầu để múc nước ở chân ruộng thấp và
đưa nước lên chân ruộng cao những khi cần. Ngoài ra, họ còn biết đắp đê để ngăn lũ nhờ thế con
người có thể thu hoạch lúa ổn định hằng năm. Công việc trị thuỷ khiến moi người gắn bó và ràng
buộc với nhau trong tổ chức công xã.
1.2. Điều kiện hình thành nền văn minh phương Tây cổ đại
1.2.1. Hi Lạp cổ đại 2 about:blank 2/23 21:01 5/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
Hi Lạp cổ đại nằm ở phái Nam bán đảo Balkans, giống như cái đinh ba của thần biển từ đất liền
vươn ra địa Trung Hải. Thế kỉ IX TCN, người Hi Lạp gọi tên nước mình là Hellad hay Ellad dựa
theo tên tộc người của họ. Qua phiên âm từ Trung Quốc, ta gọi là Hi Lạp.
Đất đai Hi Lạp cổ đại bao gồm Hi Lạp ngày nay, các đảo trong biển Aegean tới phía Tây Tiểu Á,
và phía Bắc của Bắc Hải, nhưng vùng quan trọng nhất là vùng lục địa Hi Lạp ở phía Nam
Balkans. Lục địa Hi Lạp gồm 3 phần: miền Bắc là vùng đồng bằng rộng lớn và quan trọng nhất
Hi Lạp; miền Trung ngăn cách với phía bắc bởi đèo Thermopil hiểm trở, nơi đây có 2 đồng bằng
lớn là Attique và Beotie trù phú với thành thị Athens nổi tiếng; miền Nam là bán đảo
Peloponesus như hình bàn tay bốn ngón xòe ra Địa Trung Hải – đây là nơi xuất hiện nhà nước
thành bangđầu tiên của Hi Lạp – nhà nước Sparta.
Mặc dù có nhiều đồng bằng rộng lớn nhưng nhìn chung đất đai Hi Lạp không phì nhiêu lắm, chủ
yếu trồng nho, ô liu và phát triển các nghề thủ công, còn lương thực chính là lúa mì phần lớn được nhập từ Ai Cập.
Địa hình Hi Lạp tương đối trở ngại về giao thông đường bộ nhưng có sự thuận lợi tuyệt vời với
con đường giao thông trên biển, bờ biển có nhiều cảng, vịnh, thuận lợi cho tàu bè hoạt động. Từ
đây, người Hi Lạp dễ dàng tới vùng Tiểu Á, Bắc Hải để giao thương.
Nằm giữa vùng tiếp giáp giữa 3 châu, Hi Lạp sớm tiếp thu những thành tựu của nền văn minh
phương Đông cổ đại và tạo ra một nền văn minh Hi Lạp cổ đại độc đáo và rực rỡ, với những
thành tựu tuyệt vời đóng góp cho sự phát triển của văn minh phương Tây nói riêng và văn minh nhân loại nói chung.
1.2.2. La Mã cổ đại
Nơi phát sinh quốc gia La Mã cổ đại là bán đảo Ý – một dải đất dài và hẹp như chiếc hia duỗi
thẳng xuống Địa Trung Hải với diện tích lớn gấp 5 lần bán đảo Hi Lạp. Phía Bắc có dãy núi
Apels như một bức tường thành tự nhiên ngăn cách bán đảo với lục địa châu Âu; ba phía Đông,
Tây, Nam đều có biển bao bọc. Dãy núi Apennines như một chiếc xương sống chạy dọc bán đảo
từ Tây Bắc xuống ĐôngNam.
Khác với Hi Lạp, điều kiện tự nhiên của La Mã tương đối thuận lợi hơn. Nơi đây có nhiều đồng
bằng rộng lớn, màu mỡ và phì nhiêu: đồng bằng sông Pô (miền Bắc), đồng bằng sông Tibrơ
(miền Trung), các đồng bằng trên đảo Xixin. Ở miền Nam còn có nhiều đồng cỏ rộng lớn thuận
tiện cho việc phát triển nghề nông và chăn nuôi gia súc. Ở phía Tây và Nam, bờ biển có nhiều
cảng, tàu bè ra vào dễ dàng, thuận lợi cho giao thông và buôn bán.  Tóm lại: 3 about:blank 3/23 21:01 5/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
Văn minh phương Tây cổ đại mà nền tảng là 2 nền văn minh của Hi Lạp và La Mã đã hình thành
và phát triển trên cơ sở điều kiện tự nhiên của những cư dân gốc du mục. Khác với các quốc gia
cổ đại phương Đông, nền văn minh chủ yếu được hình thành trên những khu vực gần các con
sông lớn, thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, văn minh phương Tây cổ đại hình thành và
phát triển trên những khu vực điều kiện tự nhiên tương đối khắc nghiệt và phức tạp hơn. Điều
kiện tự nhiên đó tuy khó khăn cho sự phát triển của nông nghiệp, nhưng bù lại nền văn minh
phương Tây có được sự trợ giúp tuyệt vời của biển đảo. Những con đường giao thương trên biển,
hải cảng, tàu bè không chỉ tạo điều kiện phát triển trong mối quốc gia mà còn thúc đẩy sự giao
lưu, buôn bán giữa các nước, mang những thành tựu văn hóa, văn minh phương Tây truyền bá
khắp nơi trên thế giới. Sự phát triển về kinh tế, đặc biệt là kinh tế thương nghiệp hàng hải đã tạo
ra một nền kinh tế giàu mạnh cho các quốc gia phương Tây cổ đại, đặc biệt là sự phát triển cực
thịnh của chế độ chiếm nô. Phương thức sản xuất chiếm nô thời bấy giờ đạt đến mức hoàn chỉnh
và cao nhất của nó trong xã hội phương Tây cổ đại. Chính sự phát triển của chế độ chiếm nô đã
tạo điều kiện cho sự sáng tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần của nền văn minh phương
Tây. Sự giàu mạnh về kinh tế cùng với những con đường giao thông trên biển là những nguyên
nhân quan trọng đã thúc đẩy quá trình bành trướng của các quốc gia được mệnh danh là đế quốc
cổ đại: Hi Lạp và La Mã.
Như vậy, điều kiện tự nhiên của Hi Lạp và La Mã không chỉ là nền tảng, cơ sở tạo ra nền văn
minh phương Tây cổ đại với nhiều thành tựu rực rỡ mà điều kiện tự nhiên cũng là một yếu tố cực
kỳ quan trọng đã mang nền văn minh phương Tây cổ đại truyền bá khắp thế giới dù bằng nhiều
con đường khác nhau: hòa bình hoặc chiến tranh.
2. SO SÁNH NỀN VM PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI VÀ PHƯƠNG TÂY CỔ ĐẠI VỀ KINH TẾ.
Các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây có sự giống và khác nhau về các đặc điểm kinh tế.
- Kinh tế của họ phát triển đến thời cổ đại đều đã kinh qua nền sản xuất nguyên thuỷ, công xã thị
tộc. Hay nói cách khác sự tan rã của nền kinh tế nguyên thuỷ là tiền đề để hình thành nền kinh tế
cổ đại ở cả các quốc gia phương đông và phương tây. Vì đều trải qua nền sản xuất nguyên thuỷ
nên họ đều có những điểm giống nhau: đều trải qua mô hình sản xuất công xã thị tộc, công xã
nông thôn, đều có nền kinh tế đi lên từ nông nghiệp
-Kinh tế của họ phát triển đều dựa vào điều kiện tự nhiên, phát huy thế mạnh mà tự nhiên ban
tặng cũng như hạn chế đến mức tối đa các khó khăn từ điều kiện tự nhiên gây ra với kinh tế: ở
phương đông là tận dụng lương mưa và đất phù sa để phát triển nông nghiệp, hạn chế hậu quả do
lũ lụt gây ra, ở phương tây là phát huy thế mạnh về hàng hải và thủ công nghiệp, hạn chế khó
khăn do thiếu hụt lương thực gây ra(ở phương tây, đất đai không thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp nên phải dựa vào thương nghiệp để mua lương thực cho những năm mất mùa) 4 about:blank 4/23 21:01 5/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
Ở phương Đông đặc trưng kinh tế của họ là nền kinh tế nông nghiệp mang tính chất tự cấp, tự
túc. Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp có tồn tại nhưng không có điều kiện phát triển,
được coi như nghề phụ trong những lúc nông nhàn.Trái lại các quốc gia cổ đại phương tây nền
kinh tế chủ yếu của họ là thủ công nghiệp và thương nghiệp.Đây là nơi hình thành và phát triển
nền kinh tế hàng hoá cổ đại.Sau đây ta sẽ đi rõ vào chi tiết từng ngành sản xuất để thấy rõ hơn sự khác biệt trên
2.1. Trong nông nghiệp:
2.1.1.Ở các quốc gia cổ đại phương đông:
Nông nghiệp trồng lúa nước là ngành kinh tế chủ yếu, là cơ sở kinh tế của tất cả các quốc gia cổ
đại phương đông. Bên cạnh việc lấy nghề nông làm gốc, cư dân phương đông thời cổ đã biết
chăn nuôi gia súc như: bò, cừu, lợn , và biết trồng các loại ngũ cốc khác nhau như: ngô, lúa
mạch, kê, vừng và các loại cây ăn quả khác. Chính vì các nghành nông nghiệp phát triển theo
hướng tự túc, tự cấp như vậy nên kinh tế hàng hoá không phát triển, nhu cầu trao đổi buôn bán
hàng hoá ít. Lối sản xuất này của họ đã gần như bóp nghẹt kinh tế công thương nghiệp và tạo ra
sự trì trệ tương đối nhưng vì 3 trong 4 quốc gia cổ đại phương đông nằm biệt lập với thế giới bên
ngoài nên nền kinh tế tự túc, tự cấp là phù hợp với điều kiện phát triển của họ. Chỉ có Lưỡng Hà
nằm ở nơi địa hình bằng phẳng nên phát triển hơi khác về kinh tế họ phát triển công thương
nghiệp và là một trung tâm thương nghiệp lớn trong thế giới cổ đại họ có nhiều nét giống các
quốc gia cổ đại phương tây nhưng về bản chất họ vẫn lấy nghề nông làm gốc điều này thể hiện
rất rõ qua bộ luật Hammurabi bộ luật thành văn đầu tiên của thế giới bộ luật này chủ yếu bảo vệ
nông nghiệp và quan hệ sản xuất nông nghiệp.
2.1.2. Ở các quốc gia cổ đại phương tây:
Nền kinh tế nông nghiệp không phát triển như các quốc gia cổ đaị phương đông. Nền nông
nghiệp của họ chủ yếu gắn với thị trường và phục vụ nhu cầu của thị trường. Cây trồng chính của
họ không phải là cây lúa nước họ chủ yếu trồng lúa mì và các cây công nghiệp lâu năm như nho,
ô liu Như vậy ta có thể thấy nền nông nghiệp của họ không chỉ để phục vụ nhu cầu cá nhân mà
còn phục vụ nhu cầu của thị trường. Từ đó ta có thể thấy rõ sự phát triển của yếu tố thị trường
trong sản xuất nông nghiệp. Đây cũng là sự khác nhau cơ bản của sản xuất nông nghiệp phương đông và phương tây.
2.2. Trong thủ công nghiệp
Ở các quốc gia phương đông, họ đã biết làm nhiều nghề thủ công với những dấu ấn riêng
ở mỗi quốc gia như: đồ gốm sứ ở Trung Quốc, Lưỡng Hà, dệt ở TrungQuốc, làm giấy ở Ai Cập
nhưng kinh tế thủ công nghiệp ở đây vẫn bị cho là nền kinh tế bổ trợ cho nông nghiệp. Vì vậy độ
chuyên môn hoá trong sản xuất thủ côngnghiệp chưa cao. Ở nhiều nơi nghề thủ công chỉ được 5 about:blank 5/23 21:01 5/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
coi như “nghề phụ” là việc làm thêm trong lúc nông nhàn. Điều này càng cho thấy rõ tính chất tự
cấp, tự túc trong nền nông nghiệp của các quốc gia cổ đại phương đông.
Trong khi đó các quốc gia cổ đại phương tây lại có nền sản xuất thủ công nghiệp hoàn
toàn khác các mặt hàng thủ công nổi tiếng của họ là rượu nho dầu ô liu và các sản phẩm như vũ
khí và đồ gỗ. Nền thủ công nghiệp của họ cũng gắn liền với nhu cầu của thị trường. Nhưng cái
khác biệt lớn nhất của họ so với các quốc gia phương đông là thủ công nghiệp của họ đã tách rời
khỏi nông nghiệp để trở thành một nền sản xuất độc lập. Đây là bước tiến lớn của họ, nhờ vậy
mà năng xuất lao động tăng lên không ngừng và cũng thể hiện nền thủ công nghiệp đã được
chuyên môn hoá, đem lại năng xuất cao hơn
2.3. Trong thương nghiệp
Ở các quốc gia cổ đại phương đông nền kinh tế của họ mang tính tự cấp, tự túc là chủ yếu
nên nền thương nghiệp chưa phát triển, buôn bán trao đổi chủ yếu dưới hình thức vật đổi lấy vật,
tiền tệ đã xuất hiện nhưng chưa phổ biến. Nước có nền kinh tế thương nghiệp phát triển nhất
phương đông là Lưỡng Hà cổ đại.
Trong khi nền kinh tế thủ công nghiệp ở phương đông không phát triển được do nền kinh
tế mang chất tự cấp, tự túc thì nền thương nghiệp ở phương tây đã có sự phát triển mạnh mẽ đặc
biệt là giao thương bằng đường biển. Các thuyền buôn của họ đã nối liền 3 châu lục Á, Phi, Âu
và đem về vô số tài sản cho lái buôn.  Tóm lại :
Vậy tại sao lại có sự khác nhau về kinh tế giữa các quốc gia phương đông và phương tây như
vậy? đó là do giữa phương đông và phương tây có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên. Ở buổi
đầu của văn minh nhân loại con người phải sống phụ thuộc vào tự nhiên chứ chưa có ý muốn
cũng như khả năng để chinh phục nó. Lao động là quá trình thúc đẩy sự tiến hoá của con người.
Ở thời cổ đại con người còn ở một trình độ sản xuất chưa cao. Nền kinh tế nông nghiệp phương
đông phát triển trên cơ sở trị thuỷ các dòng sông lớn, đất đai ở đây được phù sa các sông lớn như
sông Nin ở Ai Cập, Sông Tigơrơ và Ơphơrát ở Lưỡng Hà,… Chính các con sông này đã tạo nên
các đồng bằng phì nhiêu, các vụ mùa bội thu và quan trọng nhất là tạo ra các nhà nước cổ đại
phương đông. Không một quốc gia phương đông cổ đại nào mà lại không có một dòng sông lớn
chảy qua. Nhờ lớp đất phù sa có nơi dày tới vài mét nên nông nghiệp phương đông vẫn phát triển
dù thời kì đó công cụ lao động của họ chủ yếu là gỗ, đá và đồng đỏ họ có thể canh tác mà không
cần công cụ bằng sắt. Một yếu tố tự nhiên khác làm cho sự phân hoá đông – tây là khí hậu và địa
hình. Như ta đã biết một quốc gia muốn phát triển kinh tế thì phải dựa vào điều kiện khí hậu và
địa hình. Ví dụ ở nước ta cũng như đa số các quốc gia phương đông nền kinh tế nông nghiệp lúa
nước phát triển do nó hình thành trên cơ sở các đồng bằng rộng lớn có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Sở dĩ 2 yếu tố này đi với nhau vì nó bổ xung lẫn nhau vì có những nơi như ở La Mã cổ đại có các 6 about:blank 6/23 21:01 5/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
đồng bằng khá lớn như đồng bằng Pô và đồng bằng Tibrơ nhưng nền kinh tế nông nghiệp không
dữvai trò chủ đạo vì khí hậu ở đây là khí hậu Địa Trung Hải tuy có nhiều nét giống với khí hậu
nhiệt đới nhưng lượng mưa hàng năm ít hơn nhiều, còn ở một số vùng như ở Trung Phi và một
số vùng núi cao ở nước ta lượng mưa trong năm khá cao nhưng do địa hình gồ ghề không có các
đồng bằng châu thổ rộng lớn nên không có điều kiện phát triển nhà nước.
Ngoài ra, như đã nói từ đầu nền kinh tế các quốc gia cổ đại phương tây là nền kinh tế dựa trên
sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp, nông nghiệp chỉ là thứ yếu, là nguyên liệu cho thủ
công nghiệp và thương nghiệp vì thế các quốc gia cổ đại phương tây không cần các điều kiện
như ở phương đông. Nhưng họ cũng là con người, cũng phải tuân theo các quy luật nhất định nhà
nước chỉ hình thành khi kinh tế đạt đến một mức nào đó khi mà quan hệ công xã thị tộc bị giải
thể vì sự tư hữu trong tư liệu sản xuất. Các quốc gia phương tây không cần các điêu kiện như
phương đông vì họ dựa trên thủ công nghiệp và thương nghiệp. Hi Lạp và La Mã đều là các quốc
gia nằm trên các bán đảo lớn ăn ra biển, có nhiều vũng, vịnh kín gió thuận lợi cho phát triển hàng
hải. Hơn nữa 2 bán đảo Bancăng và Italia đều nằm trong vùng biển Địa Trung Hải vùng biển này
3 mặt là 3 châu lục Á, Phi, Âu bao bọc nên tương đối yên bình, ít bão lớn. Vì thế từ thời cổ đại
khi kĩ thuật đóng tàu chưa phát triển hoàn thiện người ta vẫn có thể vượt biển để buôn bán. Đất
đai và khí hậu ở đây tuy không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lúa nước nhưng bù lại khí
hậu và đất đai ở đây lại thuận lợi cho việc trồng một số cây công nghiệp lâu năm như nho, ôliu.
Đây là nguyên liệu để sản xuất rượu nho và dầu ôliu 2 mặt hàng có thể cho là “đặc sản” của các
quốc gia cổ đại phương tây. Hơn nữa đất đai của họ không thích hợp với sản xuất nông nghiệp
nên để có nguồn lương thực đáp ứng nhu cầu họ phải tiến hành trao đổi, buôn bán với các quốc
gia dồi dào lương thực ở phương đông như Ai Cập, Lưỡng Hà đây cũng là những thị trường tiêu thụ rộng lớn của họ.
3. SO SÁNH VMPĐ VÀ VMPT VỀ CHÍNH TRỊ- XÃ HỘI
Cũng giống như về kinh tế, về chính trị - xã hội cổ đại phương đông và xã hội cổ đại phương tây
có những nét giống và khác nhau nhất định.
Giống nhau: Do cùng trải qua xã hội nguyên thuỷ trước khi hình thành các quốc gia cổ đại của
mình nên giữa các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây cũng có những nét giống nhau:
- Cơ sở của việc hình thành nhà nước là sự phân chia giai cấp và sự tư hữu về tư liệu sản xuất
nên xã hội cổ đại phương đông và phương tây đều chia làm 2 tầng lớp là tầng lớp thống trị bao
gồm tăng lữ, quý tộc ở phương đông và chủ nô ở phương tây, tầng lớp bị trị là những nông dân
công xã, dân tự do và nô lệ.
- Sự hình thành và phát triển của các quốc gia cổ đại dựa trên cơ sở sự bóc lột của tầng lớp thống
trị với tầng lớp bị trị 7 about:blank 7/23 21:01 5/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
- Kế tiếp xã hội cổ đại là xã hội chiếm nô, cả các quốc gia phương đông và phương tây đều như
vậy nhưng do điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh kinh tế mà các quốc gia cổ đại phương đông
không phát triển chế độ chiếm nô đến điển hình và thành thục như ở các quốc gia cổ đại phương tây. Khác nhau: * Về chính trị
- Sự khác nhau đầu tiên và rất rõ ràng giữa các quốc gia cổ đại phương đông và các quốc gia cổ
đại phương tây là ở thể chế nhà nước, trong khi các quốc gia cổ đại phương đông theo chế độ tập
quyền chuyên chế thì ở phương tây thể chế nhà nước của họ là chế độ dân chủ chủ nô. Đây là 2
hình thức nhà nước cơ bản mà dựa vào nó các quốc gia phong kiến, hiện đại dùng để tổ chức bộ
máy nhà nước. Ở các quốc gia phương đông “vua có quyền lực tuyệt đối. Tên của các ông vua
được gọi theo cá cách khác nhau ở Ai Cập gọi vua là Pharaông, ở Lưỡng Hà gọi là Patêxi hay
Enxi Vua được coi là con của thần hay thượng đế” nói chung vua các quốc gia phương đông có
quyền lực vô hạn. Trái với các quốc gia phương đông các quốc gia phương tây cổ đại theo chế độ
dân chủ chủ nô. Hội đồng nhân dân giữ vai trò quyết định, vua được chọn chỉ nhằm tổ chức nhà
nước quyền lực của vua bị giới hạn bởi các cơ quan như “viện nguyên lão”, “đại hội công dân”
hay thậm chí bởi một ông vua khác(chế độ của thành bang Xpác)
- Sự khác nhau giữa các quốc gia phương đông và phương tây còn ở thời điểm ra đời của nhà
nước cổ đại các quốc gia cổ đại phương đông là những nhà nước đầu tiên của nhân loại thì các
quốc gia cổ đại phương đông hình thành từ khoảng thiên niên kỉ IV – III TCN, tức là khi nhà
nước của họ thành lập thì con người còn đang ở thời kì đá- đồng và dĩ nhiên chưa có sự xuất hiện
của công cụ bằng sắt. “Thậm chí người Ai Cập mới chỉ biết đến công cụ bằng đá và gỗ”(Lịch sử
thế giới cổ trung đại). Trong khi đó các quốc gia cổ đại phương tây bước vào quá trình hình
thành nhà nước muộn hơn nhiều theo một số tài liệu thì đó là vào khoảng thế kỉ VIII- VII TCN.
Đây cũng là sự khác nhau về chính trị giữa các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây.
- Điểm khác nhau tiếp theo về chính trị giữa các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây là:
các quốc gia cổ đại phương đông tồn tại một cách khá cách biệt với thế giới bên ngoài nên họ tồn
tại và phát triển một cách khá độc lập liên tục mà không chịu ảnh hưởng của nền văn minh nào
khác từ bên ngoài nếu bị xâm lược thì thường giành lại độc lập sau đó. Trong khi đó chính trị, xã
hội của các quốc gia cổ đại phương tây chịu ảnh hưởng khá lớn từ các lực lượng bên ngoài. Họ
thường phải chịu những cuộc xâm lược của các bộ tộc khác tiêu biểu là cuộc xâm lược của người
Giecmanh cuộc xâm lược này đã làm sụp đổ đế chế La Mã đồng thời cũng chấm dứt lịch sử cổ
đại châu Âu mở ra thời kì phong kiến.
- Về mặt tổ chức nhà nước thì các quốc gia cổ đại phương đông lãnh thổ của họ thường khá rộng
lớn và là một nhà nước thống nhất ví dụ như Ai Cập, Trung Quốc, Lưỡng Hà. Lịch sử Ấn Độ, Ai 8 about:blank 8/23 21:01 5/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
Cập, Trung Quốc cũng có một số thời kì bị chia cắt nhưng các vùng chia cắt thường không khác
nhau lắm về chính trị, xã hội, hơn nữa thì chúng thường được nhanh chóng thống nhất trở lại.
Nhưng ở các quốc gia cổ đại phương tây đặc biệt là ở Hi Lạp cổ đại, nhà nước của họ tồn tại
dưới hình thức thành bang tức là trên lãnh thổ đó tồn tại nhiều tiểu quốc nhỏ với chế độ tổ chức
nhà nước khác nhau giữa các thành bang không có sự giống nhau ví dụ: thành bangAten là thành
bang có hình thức hội đồng 500 và hội đồng công dân đứng đầu là 10 nhà chiến lược kiệt xuất
được bầu chọn, ở Xpác cũng có hội đồng nhân dân nhưng chủ chốt lại là ở 2 vua và 5 quan giám
sát. Ở Rôma thời kì đế chế tuy lãnh thổ mở rộng nhưng về bản chất vẫn không có sự quản lý chặt
chẽ thành một khối như ở các quốc gia cổ đại phương đông.
* Sự khác nhau về xã hội:
- Theo quy luật khách quan của lịch sử thì tiếp theo xã hội cổ đại sẽ là xã hội chiếm nô nhưng do
một số nguyên nhân về điều kiện tự nhiên và xã hội nên ở phương đông tồn tại một cách dai
dẳng chế độ công xã nông thôn 1 hình thức tổ chức xã hội mà trong đó duy trì nền kinh tế tự
nhiên và nhiều tàn dư của công xã nguyên thuỷ. Vì vậy nên xã hội chiếm nô ở phương đông
không phát triển đến mức thành thục, điển hình như ở các quốc gia phương tây nơi số lượng nô
lệ đông gấp hàng chục lần chủ nô và bình dân.
- Điều khác nhau tiếp theo giữa các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây là về lực lượng
chính lao động để làm ra của cải vật chất. Ở các quốc gia phương tây với nền kinh tế thủ công
nghiệp và thương nghiệp phát triển, lực lượng chính làm ra của cải vật chất là những người nô lệ,
một thứ “công cụ biết nói”, còn ở các quốc gia cổ đại phương đông với nền kinh tế nông nghiệp
phát triển thì vai trò nàyNthuộc về những nông dân công xã. Lực lượng lao động chính khác
nhau cũng cho thấy sự khác nhau về bản chất xã hội giữa các quốc gia cổ đại phương đông và
các quốc gia cổ đại phương tây.
- Do sự khác biệt trong lực lượng sản xuất chính giữa xã hội cổ đại phương đông và xã hội cổ đại
phương tây nên mâu thuẫn xã hội giữa các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây cũng
khác nhau. Ở xã hội cổ đại phương đông dó là mâu thuẫn giữa 2 giai tầng chính là giai cấp thống
trị( vua, quan, quý tộc) và giai cấp bị trị( nông dân công xã, nô và thợ thủ công). Ở các quốc gia
cổ đại phương tây thì có vẻ phức tạp hơn vì ngoài 2 giai cấp đối kháng là chủ nô và nô lệ thì lại
có thêm một tầng lớp không bóc lột ai nhưng cũng không bị ai bóc lột, họ là những người dân tự
do nghèo, Mác đã gọi họ là tầng lớp “vô sản ăn bám” họ sống nhờ vào phúc lợi xã hội mà không
cần phải lao động gì. Đó cũng là sự khác biệt giữa các quốc gia cổ đại phương đông và các quốc gia đại phương tây.
- Trong cơ cấu xã hội của các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây cũng có sự khác nhau.
Trong xã hội cổ đại phương đông nông dân công xã chiếm phần lớn dân số trong khi đó số lượng
nô lệ của các quốc gia cổ đại phương tây cao gấp hàng chục lần số lượng chủ nô và bình dân. 9 about:blank 9/23 21:01 5/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
- Một đặc điểm khác của xã hội cổ đại phương đông và phương tây là: do hình thức thành bang
phát triển nên tỉ lệ dân thành thị của họ rất cao, thành thị là trung tâm của thành bang, là nơi tập
trung của cư dân. Trái lại ở các quốc gia phương tây tỉ lệ dân nông thôn lại cao hơn thành thị
điều này nói lên sự khác biệt về kinh tế xã hội giữa các quốc gia cổ đại phương đông và các quốc
gia phương tây cổ đại đồng thời nó cũng rất có ảnh hưởng với xã hội các quốc gia này trong
những giai đoạn phát triển sau.
3.3. Giải thích sự giống và khác nhau về chính trị, xã hội giữa các quốc gia cổ đại phương
đông và phương tây
.
3. 3.1. Giải thích sự giống nhau về chính trị, xã hội
-Có sự giống nhau giống nhau giữa các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây vì các quốc
gia này đều hình thành trên cơ sở tuân theo quy luật khách quan tất yếu của lịch sử đó là “kế tiếp
xã hội nguyên thuỷ cổ đại là xã hội chiếm nô với 2 giai cấp cơ bản: Giai cấp thống trị chủ nô và
giai cấp bị trị nô lệ”(Lịch sử thế giới cổ trung đại- Nghiêm Đình Vỳ chủ biên).
-Như ta đều biết nhà nước ra đời khi xã hội ẩn chứa nhiều mâu thuẫn, khi mà sự tư hữu về tư liệu
sản xuất đã đạt tới một mức độ nhất định. Nhà nước cổ đại có vai trò quản lý, điều hoà mâu
thuẫn đó nhưng chủ yếu là thay mặt tầng lớp trên trong xã hội để trấn áp, bóc lột nhân dân. Vì
thế về bản chất nhà nước là một cơ quan bóc lột nhân dân không phân biệt sự khác nhau về kinh tế, chính trị, xã hội
-Do cùng ra đời vào thời cổ đại nên xét cho cùng tổ chức chính trị, xã hội có một số điểm giống
nhau nhất định như tính sơ khai, tính bóc lột nguyên thuỷ
3.3.2. Giải thích sự khác nhau về chính trị, xã hội
- Nguyên nhân hình thành chế độ tập quyền chuyên chế ở phương đông và nền dân chủ chủ nô ở
phương tây. Do ở phương đông nền kinh tế nông nghiệp tự túc, tự cấp phát trỉển còn ở phương
tây có nền kinh tế hàng hoá, công thương nghiệp phát triển nên yêu cầu về chính trị, xã hội khác
nhau. Ở phương đông với nền kinh tế nông nghiệp thì thuỷ lợi là vấn đề hàng đầu, nhưng trị thuỷ
phải có sự góp sức của nhiều người vì thế chế độ tập quyền chuyên chế giúp vua có khả năng
trong điều hành các công việc chung dễ dàng hơn. Ngoài ra các vị vua phương đông thường
mượn thần quyền để tăng uy tín của mình. Trái lại ở phương tây họ hình thành các quốc gia cổ
đại muộn hơn nên có thể tiếp thu thành tựu phương đông. Trong các quốc gia phương đông cổ
đại Lưỡng Hà là nước dân chủ hơn cả cộng thêm với việc thương nghiệp ở đây phát triển nên
theo tôi các quốc gia phương tây đã học tập và hoàn thiện chế độ ở Lưỡng Hà và lập ra các nhà
nước dân chủ chủ nô nhằm hạn chế sự chuyên quyền của vua đồng thời tạo tính dân chủ trong xã
hội. Hơn nữa nền kinh tế công thương nghiệp của họ không cần có một vị vua chuyên quyền để
cai trị, nền kinh tế công thương coi trọng sự công bằng hơn nữa họ muốn không chỉ có địa vị 10 about:blank 10/23 21:01 5/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
kinh tế mà còn có địa vị xã hội nên đó cũng có thể là lý do hình thành nhà nước dân chủ chủ nô ở
các quốc gia cổ đạu phương tây.
- Nguyên nhân nhà nước chiếm hữu nô lệ phương tây phát triển một cách thuần thục và điển hình
trong khi ở các quốc gia phương đông thì không: do ở phương tây, kinh tế công thương nghiệp
phát triển mạnh mẽ lực lượng dân tự do không đáp ứng kịp từ đó nảy sinh nhu cầu cần một lực
lượng chính chuyên môn hoá sản xuất, phục vụ cho nhu cầu công thương nghiệp hơn nữa giữa
các quốc gia cổ đại phương tây thường sảy ra chiến tranh để cướp đoạt nô lệ, của cải vì thế số
lượng bình dân giảm nhưng số lượng nô lệ lại tăng vì thế bóc lột bình dân như ở các nước
phương đông không không còn phù hợp. Vì thế theo em ban đầu nô lệ ở phương tây cũng mang
tính gia trưởng như ở phương đông nhưng sau đó do nhu cầu phát triển kinh tế công thương
nghiệp nên xã hội chiếm nô ở đây ngày càng phát triển tới mức thành thục và điển hình.
- Nguyên nhân của sự chênh lệch về thời gian hình thành giữa các quốc gia cổ đại phương đông
và phương tây: do ở phương đông có điều kiện tự nhiên thuận lợi khí hậu phù hợp, đất phù sa
màu mỡ rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng cũng phải lo làm thuỷ lợi phòng lũ lụt nên
từ rất sớm các công xã nông thôn đã hợp nhất thành các liên minh bộ lạc lớn rồi từ đó hình thành
các quốc gia cổ đại vì thế ngay cả khi loài người còn đang ở thời kì đá - đồng, khi mà công cụ
bằng sắt chưa xuất hiện thì họ vẫn có thể thành lập các nhà nước cổ đại. Trái lại, ở phương tây
đất canh tác không màu mỡ bằng, khí hậu không phù hợp để canh tác nông nghiệp vì thế chỉ khi
công cụ bằng sắt ra đời từ khoảng giữa TNK I TCN thì các quốc gia cổ đại phương tây mới hình
thành. Ở đây ta lại có thắc mắc tại sao các quốc gia phương tây phát triển công thương nghiệp lại
cần sự phát triển nông nghiệp ở thời đồ sắt lý do rất đơn giản vì nông nghiệp là cơ sở của mọi
ngành kinh tế, là hình thức kinh tế giúp con người tồn tại, không ở đâu là không cần nông nghiệp
phát triển kể cả các quốc gia phương tây vì nông nghiệp là cơ sở để duy trì sự tồn tại của xã hội
- Nguyên nhân sự khác nhau về giai cấp đối kháng giữa các quốc gia cổ đại phương đông và
phương tây:lý do sự khác nhau đó đến từ thể chế chính trị, xã hội. Ở các quốc gia phương đông
cổ đại hình thức chính trị xã hội chủ yếu của họ là hình thức tập quyền chuyên chế vì thế mâu
thuẫn giai cấp chủ yếu sảy ra giữa nông dân công xã và quý tộc, quan lại trong khi đó ở các quốc
gia cổ đại phương tây nền dân chủ chủ nô phát triển mâu thuẫn chủ yếu là giữa chủ nô và nô lệ
nhưng trong xã hội cổ đại xuất hiện giai cấp bình dân họ không bị bóc lột như nô lệ nhưng cũng
không bóc lột trực tiếp đối với nô lệ họ sống nhờ vào phúc lợi xã hội (giai cấp vô sản ăn bám) .
Giai cấp này hình thành trên cơ sở sự phát triển của chế độ chiếm nô khi của cải trong xã hội đã
tích luỹ 1 lượng của cải đủ nuôi sống cả xã hội. Họ sống nhờ vào chính quyền chiếm nô nên có
quan hệ lệ thuộc vào giai cấp trên, nhưng họ vẫn là dân nghèo nên cũng có những mâu thuẫn
nhất định với giai cấp trên.
- Nguyên nhân lãnh thổ của các quốc gia phương đông cổ đại lại rộng lớn và thường xuyên ở
tình trạng thống nhất hơn các quốc gia phương tây: Do ở phương đông có nhu cầu chung sức trị
thuỷ các dòng sông lớn nên các tiểu quốc thường có xu hướng hợp nhất với nhau vì thế các quốc 11 about:blank 11/23 21:01 5/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
gia phương đông cổ đại thường có lãnh thổ rộng lớn và thống nhất lãnh thổ hơn các quốc gia
phương tây cổ đại(trừ đế chế Rôma). Còn ở các quốc gia cổ đại phương tây tiêu biểu là Hi Lạp
các quốc gia thường mang tính chất thành bang diện tích nhỏ và không có sự thống nhất về lãnh
thổ là do không có nhu cầu trị thuỷ các dòng sông lớn, sự phát triển của kinh tế công thương
nghiệp không đòi hỏi nhu cầu thống nhất lãnh thổ nhưng về cơ bản vẫn là do bị địa hình chia cắt
bởi núi cao, sông dài. Chính sự chia cắt về tự nhiên và việc các thành bang không thống nhất với
nhau đã khiến lãnh thổ Hi Lạp cổ đại chưa từng có 1 vương triều thống nhất có chăng chỉ là một
số thành bang mạnh vươn lên làm “minh chủ” một thời gian rồi sau này lại trở về cục diện ban đầu.
=> Sự khác biệt chủ yếu giữa các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây là về xã hội kinh
tế, chính trị, điều kiện tự nhiên giống nhau đến mấy cũng không rõ ràng bằng nhà nước đó dựa
vào nô lệ hay nông dân công xã là lực lượng chính lao động để làm ra của cải vật chất. Theo tôi
đó là cái thước đo xem nhà nước cổ đại này thuộc các quốc gia cổ đại phương đông hay phương tây
4. SO SÁNH VMPĐ VÀ VMPT VỀ NGHỆ THUẬT
Bên cạnh các thành tựu khác như văn học, toán học, vật lý, y học, . ko thể ko kể đến nghệ thuật
Kiến trúc và điêu khắc của văn minh phương tây và phương đông cổ đại Nói đến nghệ thuật là
nói tới cái đẹp. Thông qua sự phát triển của nghệ thuật chúng ta có thể hiểu được ngoài nhu cầu
vật chất con người còn có nhu cầu hưởng thụ về tinh thần, ngoài ra, thông qua nghệ thuật chúng
ta còn có thể thấy được sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sức sáng tạo kỳ diệu của con
người qua từng giai đoạn lịch sử
4.1.Phương đông
Ktruc cổ của các nước phương Đông có đặc điểm là thường gắn với tôn giáo, người pđ rất trọng
tâm linh nên họ thường tập trung của cải, sức lực để xây dựng các đền tháp đồ sộ để mời các vị
thần về, cầu mong các thần phù hộ. Do đó, ở Phương Đông nhiều công trình mang tính chất tôn
giáo đã ra đời và dựng lên ở hầu khắp các nước một tấm thảm nghệ thuật vô cùng đa dạng và
huyền bí . Từ những tác phẩm nhỏ bé và tinh xảo tới những công trình khổng lồ , vừa mang nét
thiêng liêng phồn thịnh của nền mỹ thuật Ấn Độ lại có những tác phẩm mang vẻ đẹp tinh vi óng
chuốt của phong cách siêu quán Trung Hoa .
Có thể nói, trong quá trình phát triển văn minh, người Phương Đông nói chung và người
Ai Cập cổ đại nói riêng đã tạo ra những di sản văn hóa cực kỳ quý báu và đồ sộ trên tất cả các
lĩnh vực, đặc biệt là kiến trúc Ai Cập cổ đại đã đạt tới một trình độ rất cao. Kiến trúc Ai Cập cổ
đại chủ yếu là các đền đài tôn giáo với các cấu trúc khổng lồ và sự thần bí của không gian, được
xác định bởi các bờ tường dày và dốc với ít lỗ mở. Các công trình kiến trúc tiêu biểu là cung
điện, đền miếu và đặc biệt là Kim tự tháp. Người thiết kế ra Kim tự tháp đầu tiên để làm nơi yên
nghỉ cho các Pharaoh là Imhotep thuộc Vương triều III và vương triều IV. Người ta đã phát hiện 12 about:blank 12/23 21:01 5/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
ra khoảng 70 Kim tự tháp lớn nhỏ khác nhau trong đó có 3 Kim tự tháp nổi tiếng nằm ở gần thủ
đô Cairo. Lớn nhất là Kim tự tháp Kêốp ( Kheops ) cao tới 146,5m, đáy hình vuông , mỗi cạnh
tới 230m, bốn mặt là những hình tam giác ngoảnh về bốn hướng đông, tây, nam, bắc. Đã mấy
ngàn năm qua các Kim tự tháp vẫn sừng sững với thời gian. Vì vậy người Ai Cập có câu “ Tất cả
mọi vật đều sợ thời gian, nhưng riêng thời gian phải nghiêng mình trước Kim tự tháp”. Nó đại
diện cho thời kì phát triển hưng thịnh của Ai Cập cổ đại, phản ánh quyền lực tối cao và vô
thượng của các Pharaoh. KTT là biểu tượng của trí tuệ và sáng tạo của cư dân AC, nó là 1 trong
7 kì quan cổ đại của thế giới còn tồn tại đế nngày nay, vẫn sừng sững với thời gian.
Bên cạnh những giá trị về mặt kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc của Ai Cập cổ đại cũng có những
thành tựu rất lớn, biểu hiện ở hai mặt: tượng và phù điêu. Tuy nhiên, đặc biệt nhất là tượng Nhân
Sư (Sphinx ) hùng vĩ ở gần Kim tự tháp Khephren. Bức tượng mình sư tử với gương mặt
Khephren cao hơn 20m này có lẽ muốn thể hiện Khephren là chúa tể với trí khôn của con người
và sức mạnh của sư tử.
Ngoài những công trình lớn nêu trên, mỹ thuật Ai Cập Cổ đại còn đạt tới trình độ hoàn hảo, trong
các tranh tượng vừa và nhỏ, theo phong cách tả thực rất tinh vi và đặc sắc trong đó kết hợp chặt
chẽ giữa điêu khắc và hội họa . Các tác phẩm tiêu biểu như : Tượng đá vôi màu ; Viên thư lại
ngồi ,tượng gỗ Cheikh e Beled là tượng gỗ vào loai đẹp và cổ nhất Ai Cập còn lưu lại đến ngày
nay. Phù điêu đá vôi Tigrane Pacha . tượng đồng Reine Karomama . Đặc biệt bức phù điêu tuyệt
đẹp trên đá tô màu Seti I và Nữ Thần Hathor
Nằm ở khu vực Tây Á, Lưỡng Hà cổ đại thuộc vùng đất nằm trong lãnh thổ hai nước Irắc
và Coóet ngày nay. Ở đây đã có một nền nghệ thuật phát triển rất cao, nhưng do điều kiện địa lý,
họ đã phải dùng nhiều vật liệu không bền như gạch không nung trong kiến trúc, nên nhiều công
trình bị động đất và thời gian tàn phá. Thời cổ đại, các công trình kiến trúc chủ yếu là tháp, cung
điện, đền miếu, thành, vườn hoa, . Nổi lên trên quần thể kiến trúc: thành, cung điện là vườn treo
Babylon.Toàn bộ vườn treo thực chất là một vườn hoa được tạo dựng trên không, được xây dựng
vào cuối thế kỷ VII, đầu thế kỷ VI (TCN). Đây là công trình kiến trúc, là chứng tích cho một
huyền thoại về tình yêu cuồng nhiệt của những vị vua, hoàng hậu, và công chúa xinh đẹp xứ
Mađi. Nghệ thuật điêu khắc gồm tượng và phù điêu . Một số tác phẩm tương đối tiêu biểu là “
bia diều hâu”, “ Cột đá Naramxin”, “Bia luật Hammurabi”,... Nhìn chung, mặt điêu khắc của
Lưỡng Hà không quá nổi bật.
Ấn Độ là nơi có nền nghệ thuật tạo hình phát triển rực rỡ, ảnh hưởng tới nhiều nước
ĐNA. Ấn độ là mảnh đất màu mỡ để nuôi dưỡng những tôn giáo du nhập vào nơi đây Vì vậy
nghệ thuật AD cổ đại hầu hết đầu phục vụ một tôn giáo nhất định, do yêu cầu của tôn giáo đó mà
thể hiện. có thể chia ra 3 dòng nghệ thuật Hindu giáo, phật giáo và hồi giáo trong đó đạo hồi
được nhắc tới trước tiên vì đạo hồi không chỉ du nhập vào ấn độ mà còn dần trở thành quốc giáo
của mảnh đất này. Vì vậy ở AD những công trình ktruc hồi giáo xuất hiện với vẻ đẹp lộng lẫy, uy
nga, tráng lạ và trường tồn với dòng chảy của chúng ta cũng như rtrong niềm tự hào của những
tín đồ đạo hồi. Đặc biệt bên ngoài vẻ đẹp hoàng tráng của ktruc, thánh đường hồi giáo còn ẩn
chứa nhiều nét đẹp văn hóa của ng Hồi giáo, đó cũng là những giá trị tinh thần cao quý nhất. 13 about:blank 13/23 21:01 5/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
Có rất nhiều chùa tháp phật giáo, nhưng đáng kể đầu tiên là dãy chùa hang Ajanta ở miền trung
Ấn Độ, được kiến tạo từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ VIII sau CN. Đây là dãy chùa được đục vào
vách núi, có tới 29 gian chùa, các gian chùa thường hình vuông và nhiều gian mỗi cạnh tới 20m.
Trên vách hang có những bức tượng Phật và nhiều bích hoạ rất đẹp. Tư tưởng phật giáo hòa
quyện một cách tự nhiên giữa đời sống thánh thần và con người.
Nghệ thuật trung quốc phát triển theo 2 hướng tạo thành 2 cách mĩ cảm. hướng trau chốt
nghệ thuật cầu kì đến mức điêu luyện và hướng biểu hiện nghệ thuật theo cái đẹp tự nhiên chân
chất mộc mạc nhưng sâu xa, ý vị. Hai hướng nghệ thuật này đã chi phối toàn bộ sáng tạo nghệ
thuật TQ. Thời kì văn minh Trung Hoa cổ đại, kiến trúc của con người ở đó xây dựng bằng nhiều
nguyên vật liệu nhưng chủ yếu là gỗ và theo kiểu nhiều mái, thường là những mái vòm cong.
Hơn nữa, người Trung Quốc coi trọng sự hài hòa với tự nhiên, sự đối xứng, trật tự và chiều sâu
trong bố cục của công trình xây dựng. Tiêu biểu có kinh đô Trường An, Vạn Lý Trường Thành,
Lăng Ly Sơn, chùa Phật Quang (Ngũ Đài Sơn), Cố cung Bắc Sơn, Thiên Đài, Di Hoa Viên, Thập Tam Lăng.
Gắn liền với kiến trúc là điêu khắc. Điêu khắc của người Trung Hoa cổ đại gắn liền với tôn giáo.
Vào đầu đời Thanh là giai đoạn phát triển cực thịnh của điêu khắc đá, hơn nữa, nghệ thuật chạm
trổ trên ngọc và đá quý được xem là nét độc đáo của nghệ thuật điêu khắc Trung Hoa. Một số
tác phẩm tiêu biểu của điêu khắc như tượng Phật nghìn mắt nghìn tay, cặp tượng Tần ngẫu đời
Tần, tượng Lạc sơn đại Phật đời Tây Hán.
Về hội họa, cư dân Trung Hoa thường phong phú, đa dạng với các đề tài về đời sống cung đình,
tôn giáo, phong cảnh, con người, chim, thú, hoa, lá, sinh hoạt dân gian,...Tranh của họ chủ yếu
được vẽ trên lụa, giấy hoặc vẽ trên tường với phong cách ước lệ, chú trọng đường nét hơn màu
sắc. Từ thời Đường trở đi, lối vẽ tranh thủy mặc được hoàn thiện và nâng cao, trở thành nghệ
thuật độc đáo, mang đậm nét truyền thống.
Khoảng thế kỉ II và IV cn, nghệ thuật viết chữ đc mệnh danh là thư pháp hay thư đạo. Hình thức
phổ biến nhất của thư pháp là đôi câu đối, thư pháp là một bộ môn nghệ thuật có quy tắc nghiêm ngặt.
Ngoài ra, Trung Quốc còn được mệnh danh là đất nước của nhạc lễ. Kinh Thi là bộ thơ ca ra đời
sớm. Nhạc vũ, ca vũ, hí khúc cũng rất phát triển.
4.2 Phương Tây
Nếu như đối với Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại, nghệ thuật thể hiện cái đẹp rất đặc trưng của văn
hóa Phương Đông thì khi nghiên cứu về nghệ thuật Phương Tây cổ đại, trừ giai đoạn đầu có chịu
ảnh hưởng của nghệ thuật Phương Đông, người học không khỏi ngạc nhiên trước những nét đẹp
mang đậm màu sắc Tôn giáo của Phương Tây, nét đẹp đó thể hiện qua ba mặt chủ yếu là kiến
trúc, điêu khắc và hội hoạ.
Kiến trúc Hy Lạp cổ đại và điêu khắc của nền văn minh Hy Lạp phát triển rực rỡ
và để lại dấu ấn sâu sắc hơn cả. Những công trình điêu khắc Hy Lạp cổ thời gian đầu chịu ảnh
hưởng của trường phái nghệ thuật phương Đông. Nhưng nghệ thuật tạo hình và điêu khắc đạt 14 about:blank 14/23 21:01 5/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
đến đỉnh cao là ở thời kỳ Hy Lạp hóa (thế kỷ V đến thế kỷ IV trước Công nguyên). Nhiều công
trình được sáng tạo bởi Polygnotus, Myron, Phidias. Tác phẩm Tượng thần Athena và Marsyas
(tại Vườn Bách thảo của Copenhagen) được sáng tác bởi Myron. Kiến trúc và điêu khắc Hy Lạp
cổ thường đi song hành bên nhau, những giá trị lớn tập trung tại các công trình kiến trúc lớn,
những bức tranh tường, những bức tượng lớn trong một đại sảnh là hình ảnh thường gặp ở
Athena. Nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc của Hy Lạp cổ đại đã có tác dụng kinh điển và ảnh
hưởng mạnh mẽ đến các nền nghệ thuật của nhiều quốc gia từ cổ đại cho đến ngày nay. Mặc dù
kế thừa những thành tựu nghệ thuật của Ai Cập và Lưỡng Hà nhưng ngwời Hi Lạp đã sáng tạo
và phát triển một cách mạnh mẽ phong cách nghệ thuật riêng biệt của mình, tạo ra những giá trị
nghệ thuật đạt mức điêu luyện. Trong lĩnh vực kiến trúc, người Hi Lạp đã tạo ra những công
trình kiến trúc bất hủ với thời gian.Công trình kiến trúc đẹp nhất của Hi Lạp là đền Parthenon.
Đây được xem là kiệt tác về kiến trúc và là biểu tượng của kiến trúc Hi Lạp cổ. Người xây dựng
nên công trình này là là kiến trúc sư Ictinus dưới sự hướng dẫn của nhà điêu khắc thiên tài
Phidias. Trong nghệ thuật kiến trúc của Hi Lạp, người ta dễ dàng nhận thấy nổi bật lên lối kiến
trúc cột. Kiến trúc cột là cách người Hi Lạp tìm kiếm vẻ đẹp lý tưởng trong nghệ thuật kiến trúc.
Những thức cột Hy Lạp đã mang đến cho kiến trúc một hình thức, một sức sống, chịu đựng được
thử thách của thời gian, biểu trưng cho vẻ đẹp trong sáng, khỏe mạnh và tinh tế của kiến trúc cổ
điển. Về hội họa người Hi Lạp cũng có nhiều thành tựu rỡ, Dùng để trang trí đồ gốm như các tác
phẩm của Polygnote, tìm ra luật sáng tối và viễn cận của hội họa của Apollodore.
Kiến trúc La Mã mang tính chất thực dụng, bề thế và đồ sộ. Khi thiết kế những
công trình kiến trúc, người La Mã chú ý đến tính năng sử dụng của nó hơn là sự hài hòa, cân đối
giữa công trình với môi trường xung quanh. Những đường nét uốn lượn thay bằng những nét sổ
thẳng hình học, vóc dáng các công trình đơn điệu, nặng nề nhưng vững chắc. Kiến trúc La Mã
mang tính chất thực dụng, bề thế và đồ sộ. Khi thiết kế những công trình kiến trúc, người La Mã
chú ý đến tính năng sử dụng của nó hơn là sự hài hòa, cân đối giữa công trình với môi trường
xung quanh. Những đường nét uốn lượn thay bằng những nét sổ thẳng hình học, vóc dáng các
công trình đơn điệu, nặng nề nhưng vững chắc. Nghệ thuật điêu khắc La Mã vốn thiên về tự do,
nhưng ở La mã cổ đại , quyền lực đã tạo ra nghệ thuật . Nghệ thuật chân dung La mã chủ yếu tạc
tượng các Hoàng đế đầu tiên của La mã. Mặc dù không được điêu luyện bằng điêu khắc Hi lạp,
nhưng điêu khắc La mã lại độc đáo ở chỗ rất hiện thực, nó còn khắc hoạ được tính cách nhân vật.
Hội họa của La Mã chủ yếu là bích họa, vẽ các cảnh chiến tranh và cảnh vật các nước phương
Đông. Người La Mã giỏi nhất trong việc sử dụng màu gỗ.
5. SO SÁNH VMPĐ VÀ VMPT VỀ TRIẾT HỌC
Triết học là hình thái ý thức xã hội ra đời từ khi chế độ cộng sản nguyên thuỷ được thay thế bằng
chế độ chiếm hữu nô lệ. Những triết học đầu tiên trong lịch sử xuất hiện vào khoảng thế kỷ VIII
– VI trước công nguyên ở Ấn Độ cổ đại, Trung quốc cổ đại, Hy Lạp và La Mã cổ đại và ở các
nước khác. Theo quan điểm của mác xít triết học là một hình thái ý thức xã hội, là học thuyết
về những nguyên tắc chung nhất của tồn tại và nhận thức về thái độ của con người
đối với thế giới, là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và
tư duy. Như vậy triết học là một hình thái ý thức xã hội, là sự phản ánh tồn tại của
xã hội và đặc biệt sự tồn tại này ở xã hội phương Đông khác hẳn với phương Tây 15 about:blank 15/23 21:01 5/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
về cả điều kiện tự nhiên, địa lý dân số mà hơn cả là phương thức của sản xuất của phương Đông
là phương thức sản xuất nhỏ còn phương Tây là phương thức sản xuất của tư bản do vậy mà cái
phản ánh ý thức cũng khác: văn hoá phương Đông mang nặng tính chất cộng đồng còn phương Tây mang tính cá thể.
Sự khác biệt căn bản của triết học phương Tây và phương Đông còn được thể hiện cụ thể như sau:
Thứ nhất đó là triết học phương Đông nhấn mạnh sự thống nhất trong mối quan hệ giữa
con người và vũ trụ với công thức thiên địa nhân là một nguyên tắc “thiên nhân hợp nhất”. Họ
coi con người là tiểu vũ trụ trong hệ thống lớn . trời đất với ta cùng sinh, vạn vật với ta là một.
Như vậy con người cũng chứa đựng tất cả những tính chất, những điều huyền bí của vũ trụ bao
la. Đối với phương Tây lại nhấn mạnh tách con người ra khỏi vũ trụ, coi con người là chủ thể,
chúa tể để nghiên cứu chinh phục vũ trụ – thế giới khách quan. Và cũng chính từ thế giới khách
quan khách nhau nên dẫn đến hướng nghiên cứu tiếp cận cũng khác nhau.
Cái khác biệt nữa là ngay trong vấn đề con người phương Đông cũng quan niệm khác phương Tây:
Ở Phương Đông người ta đặt trọng tâm nghiên cứu mối quan hệ người với người và đời sống
tâm linh, ít quan tâm đến mặt sinh vật của con người, chỉ nghiên cứu mặt đạo đức thiện hay ác
theo lập trường của giai cấp trống trị cho nên nghiên cưú con người không phải là để giải phóng
con người mà là để cai trị con người, không thấy quan hệ giữa người với người trong lao động
sản xuất. Ở Phương Tây họ lại ít quan tâm đến mặt xã hội của con người, đề cao cái tự nhiên–
mặt sinh vật trong con người, chú ý giải phóng con người về mặt nhận thức, không chú ý đến
nguyên nhân kinh tế – xã hội, cái gốc để giải phóng con người.
Thứ hai, ở phương Đông những tư tưởng triết học ít khi tồn tại dưới dạng thuần tuý mà
thường đan xen với các hình thái ý thức xã hội khác. Cái nọ lấy cái kia làm chỗ dựa và điều kiện
để tồn tại và phát triển cho nên ít có những triết gia với những tác phẩm triết học độc lập. Nói
chung ở phương Đông thì triết học thường ẩn dấu đằng sau các khoa học. Ở phương Tây ngay từ
thời kỳ đầu triết học đã là một khoa học học độc lập với cácmôn khoa học khác mà các khoa học
lại thường ẩn dấu đằng sau triết học.
Thứ ba, Lịch sử triết học phương Đông ít thấy có những bước nhảy vọt về chất có tính
vạch ra ở các thời điểm, mà chỉ là sự phát triển cục bộ, kế tiếp xen kẽ. Ngược lại ở phương Tây
lại có điểm khác biệt. Ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ, bên cạnh các trường phái cũ lại có những
trường phái mới ra đời có tính chất vạch thời đại.
Thứ tư, Sự phân chia trường phái triết học cũng khác: Ở phương Đông đan xen các
trường phái, yếu tố duy vật, duy tâm biện chứng, siêu hình không rõ nét. Ngược lại triết học
phương Tây thì sự phân chia các trường phái rõ nét hơn và các hình thức tồn tại lịch sử rất rõ
ràng như duy vật chất phác thô sơ đến duy vật siêu hình rồi đến duy vật biện chứng.
Thứ năm, Tuy cả hai dòng triết học phương Đông và phương Tây đều nhằm giải quyết
vấn đề cơ bản của triết học nhưng phương Tây nghiêng nặng về giải quyết mặt thứ nhất còn mặt 16 about:blank 16/23 21:01 5/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
thứ hai chỉ giải quyết những vấn đề có liên quan. Ngược lại ở phương Đông nặng về giải quyết
mặt thứ hai cho nên dẫn đến hai phương pháp tư duy khác nhau. KẾT LUẬN:
Trong buổi bình minh của lịch sử, các dân tộc phương Đông và phương tây đã sáng tạo
nên nhiều thành tựu văn hoá rực rỡ mà ngày nay chúng ta vẫn đang được thừa hưởng.
Những thành tựu rực rỡ của văn minh cổ đại được ghi vào lịch sử nhân loại như những
ánh hào quang rực rỡ nhất. những giá trị của văn minh thời kì cổ đại đã đặt một nền tảng khá
vững chắc cho văn minh phương đông, phương tây nói riêng và mang đến cho nền văn hóa thế
giới nói chung những thành tựu bất hủ mọi thời đại. Giá trị và tầm ảnh hưởng của nền văn minh
cổ đại được khẳng định và thừa nhận, xét cho cùng chính là những giá trị có tầm ảnh hưởng đến thời đại ngày nay.
Nói khác nhau không có nghĩa là tuyệt đối hóa, cực đoan hóa, thậm chí không
bao giờ gặp nhau hoặc chống lại nhau. Trái lại, trong quá trình phát triển lịch sử
văn hóa cả hai bán câu đều nhìn thấy nhau, bởi có cái này có cái kia, học tập lẫn
nhau. Ví dụ: lâu nay chúng ta vẫn nghĩ phương Đông cái gì cũng phải học tập
phương Tây, một phần là do “phương thức sản xuất châu Á”, phần còn lại là
những nên văn minh, Án Độ, Trung Hoa... nhưng không đáng kể vì ít phát huy
tác dụng, vì thiếu những phát minh tầm quốc tế. Trên thực tế khoa học kỹ thuật
phương Tây mới phát triển kỷ XVIII, còn ở Trung Quốc và Án Độ toán học đã đạt
tới trình phát triển cao như hệ thập phân, việc đánh số thứ tự, sử dụng không số,
các cách giải phương trình đại số được sử dụng nhiều thập kỷ trước khi du nhập
vào phương Tây. Theo nhà nghiên cứu lịch sử Joseph Needham (1990-1995)
trong công trình đồ sộ: Khoa học và văn minh Trung Hoa, các ngành khoa học
Trung Quốc trở thành trường nghiên cứu rât phong phú. Trong thiên văn học,
người Trung Quốc đã thống kê danh mục hàng nghìn ngôi sao từ thế kỷ IV trước
CN, trong thực vật học từ thế kỷ XVI có cuốn Đại dược thư của nhà bác học Li
Shizhen, miêu tả những thuộc tính các loại cây và phân loại chúng. Trong địa
chất khoáng học, địa lý họ sớm có nhiều thành tựu. Trong nông nghiệp là sự chế
tạo lưỡi cày, yên cương, trong công nghiệp là máy bơm nước, máy hơi nước,
trong y học là khoa châm cứu, dược học; chế tạo đồng hồ; nghệ thuật quân sự.
Thế giới còn chịu ơn Trung Hoa về du nhập bánh lái, compa hàng hải, cột buồm
cho các chuyến vượt biển.
Về mặt mỹ học và lý luận nghệ thuật, chúng ta thấy có sự khác nhau và ít nhiều
có sự tương đồng. Từ thời cỗ đại, ở phương Đông các triết gia Lão giáo như Lão 17 about:blank 17/23 21:01 5/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
Tử, Trang Tử đã nêu một số quan niệm về cảm thụ và sáng tạo cái Đẹp trong các
điều kiện tự nhiên và xã hội nhất định. Lão Tử cho rằng, cái Đẹp có thê nhận biết
qua cảm tính cá nhân. Cái đẹp ở đây là của Đạo; Người cảm thụ và sáng tạo
phải biết kiềm chế những dục vọng cá nhân, giải thoát những ức chế bản năng.
Trang Tử thì lập luận đầy mâu thuẫn; vừa nhận thức cái Đẹp bằng cảm tính, vừa
phủ nhận tính chân lý của nhận thức ấy, coi cái đẹp chỉ là chủ quan và tương đối,
Về phương diện này thì ở phương Tây được kiến giải có hệ thống hơn. Có thể
khái quát thành bốn quan niệm cơ bản về lý luận nghệ thuật để giải quyết các
vấn đề của sáng tạo và cảm thụ thẩm mỹ.
Loại thứ nhất coi sáng tạo và cảm thụ cái Đẹp; huyền bí gắn liền với Thần thánh.
Ở đây không có tính người vì nghệ sĩ là người phát ngôn cho thần thánh…
Loại thứ hai cho các lĩnh vực pháp quyền, tâm lý, tôn giáo, tâm lý học, mỹ học
thuộc lĩnh vực tinh thần tuyệt đối. Cảm thụ và sáng tạo thẩm mỹ có nguồn gốc
từ ý niệm tuyệt đối được thể hiện bằng hình tượng. Từ đó coi nhu cầu sáng tạo
nghệ thuật của con người là ý thức tư duy sáng tạo cho bản thân, và Năng lực
cảm quan nghệ sĩ không chỉ là thuộc tính của từng nghệ sĩ, mà còn là của một dân tộc
Loại quan niệm thứ ba coi sáng tạo và cảm thụ cái Đẹp bằng sự thích thú vô tư,
sự thỏa mãn về tinh thần chứ không phải là lý trí, chủ yếu dựa vào năng khiếu
và thị hiểu. Sáng tạo và cảm thụ thẩm mỹ bắt nguồn từ sinh lực dư thừa của con
người. Freud tiến xa hơn, coi sự thỏa mãn tình dục, dục vọng là động lực của
sáng tạo nghệ thuật, là những khoái cảm nông nhiệt lúc thăng hoa của vô thức và dục vọng (libido).
Loại quan niệm thứ tư giải thích sáng tạo và cảm thụ thâm mỹ là sự tái hiện
những hình ảnh của thế giới khách quan trong ý thức chủ quan của con người.
Mặc dầu cách biện giải của các cá nhân của trường phái này có nhiều cái khác
nhau, ở cấp độ cao thấp khác nhau, nhưng tất cả đều bắt rễ từ cội nguồn nhãn quan duy vật chủ nghĩa… 18 about:blank 18/23 21:01 5/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhiều quan niệm về sáng tạo nghệ thuật
đã bị thời đại vượt qua, nhưng cũng có nhiều ý tưởng có thể phù hợp với tư duy,
tâm trạng, tình cảm của nhiều nghệ sĩ thời đại chúng ta, cho dù là những hệ
thống triết - mỹ đó bắt nguồn từ phương Đông hay phương Tây, từ nền văn minh
Hy-La hay nên văn minh cổ đại Ai Cập, Trung Hoa, Ấn Độ.
Sự gặp gỡ nhau giữa phương Đông và phương Tây là một sự thật lịch sử, có từ xa
xưa. Chỉ riêng về nguồn lực con người, chúng ta cũng có thể dẫn ra những tổng
kết khái quát của cỗ nhân. Nếu ở phương Đông có thiên, địa, nhân thì ở phương
Tây có: con người, trí tuệ, đất (man, mind, land); nếu ở Việt Nam có phương
châm chân - thiện - mỹ thì ở Nhật Bản có một mô hình hình trụ mà đỉnh là “đức”,
đoạn giữa là kinh tế, đáy là thẩm mỹ v.v... Do đặc điểm của thời đại, đặc biệt là
do thành tựu các ngành: công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, kinh tế trí
thức, công nghệ vật liệu v.v... đang đi vào mọi lĩnh vực đời sống, nền văn học,
nghệ thuật nước ta phát triển theo phương châm: dân tộc, khoa học, đại chúng,
dân chủ, nhân văn
. Hiện tượng đó cũng xảy ra với hầu hết các nước. Hàng ngày,
hàng giờ, các sản phẩm văn học, nghệ thuật vừa tốt, vừa phế phẩm, độc hại như
những đợt sóng ùa vào thị trường văn hóa các dân tộc. Bây giờ không thể chỉ
“đóng cửa”, chỉ sợ “gió độc” trào vào. Toàn cầu hóa vừa là cơ hội, vừa là thách
thức. Cơ hội là học tập cái hay, cái đẹp của bên ngoài. Thách thức là tâm lý sùng
ngoại, phục ngoại, sao chép của ngoại, làm mất bản chất, bản tính dân tộc. Đây
là một cuộc đấu tranh, cạnh tranh triền miền giữa ý thức, hành vi bảo vệ bản
sắc dân tộc với những dòng đục, yếu tố phi đạo lý, phi nhân tính, không phù hợp
với tâm lý, thị hiếu, phong tục. trình độ mặt bằng dân trí của dân tộc ta, nhân dân ta.
CÁC TRIẾT THUYẾT PHƯƠNG TÂY - TIẾP BIẾN CÓ CHỌN LỌC
Trên các diễn đàn học thuật và trên các cơ quan thông tin đại chúng ở phương
Tây, có lẽ chưa bao giờ người ta bàn nhiều đến văn hóa chỉnh trị như những thập
kỷ gần đây; dân chủ, nhân quyên, đa nguyên, đa đảng, nhà nước pháp quyền,
văn hóa đảng, chủ nghĩa quan liêu, bệnh tham nhũng v.v... Cuốn sách: Bệnh
quan trường - định luật Packinson
của nhà sử học. nhà văn Anh đã kịch liệt phê
phán bệnh quan liêu của bộ máy hành chính Anh đây rẫy mâu thuần lôi kéo, gạt 19 about:blank 19/23 21:01 5/8/24
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
bỏ nhau, hiệu suất thấp, cồng kềnh người nhiều hơn việc, không có trách nhiệm
cá nhân. Thực tiễn dân chủ tư sản mấy trăm năm qua không phải dở tất cả.
Quyền lực bị kiềm chế bởi nhiều cơ chế nên ít sinh ra tham nhũng lớn. Trong tam
giác vàng quyền lực: bạo lực, của cải và trí thức, thì trí thức được coi là tri
quyển
tức là văn hóa, chỉ phối mạnh mẽ các thành tố khác. Sự ra đời và phát
triển của nền kinh tế tri thức là hệ quả của dự báo trên. Đây là luận đề cấp tiến
trong thời đại hậu công nghiệp, kể cả ở nước ta.
Từ những năm 50, 60, 70 (của thế kỷ XX) văn hóa đại chúng (Culture de massc)
là hiện tượng phức tạp xuất hiện tại các nước tư bản chủ nghĩa. Ban đầu là
những sản phâm thuần túy giải trí như một thứ ống kính vạn hoa, dần dần
chúng có khả năng lý tưởng hóa các điều luật và đạo lý tư bản chủ nghĩa, tuyên
truyền chủ nghĩa thực dụng, sùng bái sex, suy tôn bạo lực và những bản năng
sinh lý với mục đích chèn ép tính tích cực xã hội, làm mờ lý tưởng của con người,
nhất là tầng lớp trẻ, nhẹ dạ cả tin.
Các nhà khoa học nồi tiếng phê phán gay gắt văn hóa đại chúng coi đó là sản
phẩm cơ bản của việc nguyên thủy văn hóa thẩm mỹ văn hóa phương Tây, biến
nó thành loại “văn hóa tiêu dùng”; Teodor Adorno, nhà xã hội học Tây Đức gọi nó
là “công nghiệp văn hóa” thiếu tính nhân văn. Còn nhà xã hội học người Anh
R.Hoggart chia văn hóa đại chúng thành văn hóa “chết” và văn hóa “sống”. Văn
hóa “chết” mang tính chất thương mại, coi thường nhu cầu đa dạng của cá
nhân, mang tính chất quy phạm và phản nhân văn. Chúng ta hiểu rằng ở
phương Tây, văn hóa, đạo lý, chủ nghĩa nhân văn, sự khoan dung cũng góp phần
cứu rỗi loài người, văn hóa thoát khỏi nhiều thảm họa: bóng ma chiến tranh sắc
tộc, chủ nghĩa phát xít mới, những tệ nạn xã hội trở thành quốc nạn, các băng
nhóm buôn lậu vũ khí, ma túy v.v...
Chủ nghĩa hiện sinh có ba quan điểm về lý luận văn học đều lấy con người làm
trung tâm. Bản chất văn hóa là gì? Và tại sao phải viết 3 bản chất của văn học là
bản chất tự do; nhà văn không thể là nhà tư tưởng của giai cấp tư sản, bởi chủ
nghĩa vụ lợi của giai cấp này đang nô lệ hóa nhà văn. Nhà văn cầm bút là biểu
thị quyền tự do, phải luôn nói không với chế độ tư bản. Chủ nghĩa hiện sinh đã
sáng tạo nhiều lý thuyết phi lý tính: kịch phi lý, kịch kinh dị là những ví dụ. 20 about:blank 20/23