Đề cương ôn tập - Lịch sử văn minh thế giới | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Đề cương ôn tập - Lịch sử văn minh thế giới | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử văn minh thế giới (FC.007.02)
Trường: Học viện Ngoại giao
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
23:56 5/8/24
ÔN TẬP LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
ÔN TẬP LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
CHỦ ĐỀ 1: TỔNG QUAN VỀ VMTG
CHỦ ĐỀ 2: VĂN MINH BẮC PHI VÀ TÂY Á
CHƯƠNG 1: VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI
* Cơ sở hình thành ( điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, điều kiện dân cư) - thành tựu - đánh giá.
Điều kiện tự nhiên - dân cư - kinh tế xã hội: -
Vị trí địa lý - trang 10 VDH - Địa hình:
+ Ai Cập là một nước tương đối đóng ( t10)
+ Nhưng vị trí địa lý đặc biệt: ‘Ai Cập nằm ở một vị trí địa lý đặc biệt nên có
vị trí địa – chính trị quan trọng. Ai Cập là nơi giao nhau của 3 châu lục: Á,
Phi, Âu. Tại đây, 3 châu lục hoà nhập quanh một biển trung gian - Địa Trung
Hải – nơi có thể nối liền hoặc chia cắt 3 đại dương: Đại Tây Dương, Ấn Độ
Dương, Thái Bình Dương. Đó là vị trí thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu với
các châu lục khác. Nhờ đó, các hoạt đông trao đổi thương mại, kinh tế, văn
hoá... rất phát triển và luôn được cải thiện. - Cư dân:
Nhận xét: chủ yếu là người di cư tới: “ người Ai Cập thời cổ là những thổ dân châu Phi,
hình thành trên cơ sở hỗn hợp rất nhiều bộ lạc. Những thổ dân này đi lại săn bắn trên lục địa,
khi đến vùng đồng bằng sông Nin, họ định cư ở đây và theo nghề trồng trọt và chăn nuôi từ
rất sớm. Về sau chỉ có một chi của bộ tộc Hamit từ Tây Á xâm nhập hạ lưu sông Nin, chinh
phục thổ dân người châu Phi ở đây. Trải qua một quá trình hỗn hợp lâu dài, người Hamit và
thổ dân ở đây đã đồng hoá với nhau, hình thành ra một bộ tộc mới, chính là người Ai Cập.”
+ người Libi, người da đen và có cả người Xeemit di cư từ châu Á tới.
+ Sống bên cạnh sa mạc và sông Nin nên họ có tính cách chịu đựng, kiên nhẫn, dũng
cảm, liều lĩnh. Họ là những người tháo vát và lanh lợi. - Nhà nước xã hội:
+ để phục vụ quá trình canh tác “ Bên cạnh đó, hàng năm, người Ai Cập phải thường
xuyên đối phó với các loại hình thiên tai khắc nghiệt như hạn hán, lụt lội. Do đó, họ
rất chú trọng công tác thuỷ lợi, xem đó như là một công tác trọng yếu của công xã
nông thôn. Để hoàn thành tốt công tác thuỷ lợi, cần phải có sự đoàn kết, hợp lực của
nhiều công xã.” ⇒ hình thành 2 giai cấp: chủ nô và nô lệ. “ Chủ nô bóc lột cả nô lệ
và quần chúng nông dân công xã. Họ là tầng lớp quý tộc thị tộ, đã tách ra khỏi đám
dân tự do, trở thành giai cấp thống trị. Giai cấp thống trị chủ nô Ai Cập đã tổ chức ra
bộ máy nhà nước để cai trị nô lệ và nông dân công xã.”
+ Các châu ở miền Bắc thống nhất thành vương quốc Hạ Ai Cập, còn các châu miền
nam thống nhất thành vương quốc Thượng Ai Cập. Sau một quá trính đấu tranh lâu
dài và tàn khốc, vào khoảng năm 3200 trước công nguyên, Thượng và Hạ Ai Cập đã
hợp lại thành một quốc gia. Ông vua đầu tiên là Menes. Kinh thành đầu tiên là about:blank 1/6 23:56 5/8/24
ÔN TẬP LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
Memphis. Tổ chức nhà nước lúc bấy giờ còn sơ khai nhưng đã mang đặc điểm
của một nhà nước chuyên chế. -
Vào thời kỳ Trung Vương Quốc: loạn lạc, nghèo đói → ổn định, phát triển → Xã hội phân
hoá ngày càng mạnh mẽ, mâu thuẫn xã hội ngày một sâu sắc. Tầng lớp quý tộc ngày càng trở
nên giàu có nhờ vào sự bóc lột dân chúng và các cuộc chiến tranh. Đồng thời, số lượng nô lệ
ngày càng tăng lên. ngay cả tầng lớp viên chức nhỏ và dân thường cũng có nô lệ. → Năm
1710 trước công nguyên, các bộ lạc du mục người Hyksos đã xâm nhập vào lãnh thổ Ai Cập.
Dần dần họ đã chiếm đóng tòan bộ đất đai và đặt nền thống trị của họ ở đây. -
Tân vương quốc: dành lại được tự do → Năm 1570 trứơc công nguyên, người Hyksos bị đuổi
khỏi Ai Cập. Đất nước lại được thống nhất. Thời kỳ này gồm có ba vương triều. Các
Pharaông thi hành chính sách vũ lực và không ngừng mở rộng lãnh thổ. Nhờ đó, Ai Cập
trở thành một quốc gia rộng lớn hơn bao giờ hết. Các Pharaông ra sức củng cố chính quyền
chuyên chế và tăng cường lực lượng quân đội để làm công cụ đàn áp và xâm lược. → cải
cách tôn giáo → lại suy yếu -
Thời kì Hậu vương quốc: thời kỳ suy vong → bị xâm chiếm bởi nhiều nước ( người Nubi,
người Libi, Assyri, Ba Tư và cuối cùng là trở thành một tỉnh của Đế quốc La Mã)
Kết luận: Đặc trưng của văn minh Ai Cập cổ đại
Ai Cập cổ đại là một nền văn minh phương Đông: -
Hình thành từ các dòng sông lớn. -
Trong các nền văn minh trên thế giới, văn minh Ai Cập được hình thành sớm nhất. Văn minh
Ai Cập gắn liền với cư dân sống ở hai bên bờ sông Nil. Tất cả các điều kiện thiên nhiên ưu
đãi đã góp phần hình thành nền văn minh Ai Cập sớm nhất. Các ngành nghề như đánh bắt cá,
nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đều phát triển ngay từ 3.000 năm trước Công
nguyên. Đặc biệt, các di sản kiến trúc đồ sộ và đạt đến một trình độ vươn lên tầm kỳ quan của
thế giới như: các kim tự tháp, các kiệt tác về hội hoạ, điêu khắc và nghệ thuật ướp xác… -
Hình thành trên nền nông nghiệp lúa nước. Ngay từ thời kỳ sơ khai, nền nông nghiệp đã bắt
đầu xuất hiện với công cụ sản xuất đều làm bằng đá, bằng gỗ, phương pháp canh tác thô sơ,
lạc hậu; người ta chỉ biết xới đất lên rồi gieo hạt giống. Tuy vậy, nhờ đất đai màu mỡ nên đã
được thu hoạch một cách đều đặng. Theo các văn tự cổ, thời Cổ vương quốc đã có những loại
lúa mì đặc biệt ở Thượng và Hạ Ai Cập; nghề trồng nho, trồng cây ăn quả và trồng cây gai
cũng được nói đến trong các văn tự cổ. Sang đến thời kỳ Tân vương quốc, nền kinh tế Ai Cập
chủ yếu vẫn dựa trên sự phát triển của kinh tế nông nghiệp tưới tiêu. Ở thời kỳ này, nền nông
nghiệp đã có bước phát triển mới. Bước tiến đó thể hiện trước hết trong kỹ thuật canh tác.
Công cụ bằng đồng thau được sử dụng rộng rãi trong sản xuất, người ta biết dừng loại cày cán
đứng có lỗ cầm và biết dùng vồ để đập đất. -
Từ thời Cổ vương quốc, người Ai Cập đã biết chú trọng đến công tác thủy lợi và đã tiến hành
xây dựng nhiều công trình thủy lợi có quy mô to lớn. Herodote cũng nói rằng vùng châu thổ
sông Nil chằng chịt những kênh đào. Nhà nước còn đặt ra chức nông quan có nhiệm vụ trông
nom các công trình thủy lợi. Ở thời kỳ Trung vương quốc, các Pharaon đã hiểu một cách sâu
sắc tác dụng của các công trình thủy lợi và tầm quan trọng của việc quan sát mực nước sông
Nil đối với sản xuất nông nghiệp. Vì thế, chính quyền nhà nước rất quan tâm đến công tác
thủy lợi. Có quy mô to lớn nhất trong thời kỳ này là công trình sửa chữa hồ Phayum thành
một bể chứa nước nhân tạo rộng lớn. Đến thời vương triều XII, người ta đã đào một con kênh
dẫn nước nối từ hồ tới sông Nil dài 19 km. Sang thời Tân vương quốc, nhà nước đã cử quan
Vizir lãnh đạo mọi công việc sản xuất nông nghiệp cũng như công tác thủy lợi trong cả nước. about:blank 2/6 23:56 5/8/24
ÔN TẬP LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI -
Hình thành Nhà nước từ rất sớm với thiết chế chính trị quân chủ chuyên chế. Đứng đầu bộ
máy nhà nước Ai Cập là một ông vua chuyên chế, người Ai Cập gọi là Pharaon. Pharaon
được xem như một vị thần sống. Quyền lực của Pharaon là tối cao và vô hạn. Bất cứ là
thường dân hay là quý tộc, một được khi tiếp xúc với Pharaon đều phải quỳ lạy. Quý tộc, quan
lại khi muốn tâu trình với Pharaon điều gì đều phải cúi mặt xuống sát đất, cách xa nhà Vua.
Tất cả những chức vụ cao nhất, to lớn nhất của nhà nước này đều nằm trong tay nhà Vua.
Cùng với tầng lớp quí tộc, quan lại, tầng lớp tăng lữ cao cấp có vai trò vô cung quan trọng
trong đời sống chính trị xã hội của Ai Cập. Tăng lữ là chỗ dựa về mặt tinh thần cho cả nhà
nước quân chủ chuyên chế và cả thần dân. Các tăng lữ luôn tìm cách thần thánh hóa địa vị và
quyền lực của nhà Vua cho nên họ có quyền hành to lớn và được hưởng nhiều đặc quyền đặc
lợi của nhà nước ban cho. -
Hình thành có phần chịu sự ảnh hưởng của tín ngưỡng – tôn giáo. Ở Ai Cập cổ đại, tôn giáo
giữ một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của cư dân nước này, vì tôn giáo
đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực sinh hoạt của xã hội. Mặc dù quốc gia Ai Cập được hình thành
từ rát sớm, song xã hội Ai Cập phát triển hết sức chậm chạp, khiến cho Ai Cập trong một thời
gian dài còn giữ lại nhiều tín ngưỡng tôn giáo nguyên thủy.
SỰ KẾT NỐI GIỮA VĂN MINH PHƯƠNG ĐÔNG - PHƯƠNG TÂY 1. Về trang phục -
Người Hy Lạp quen mặc hàng len thô dệt bằng lông cừu. Khi Alexander III tiến quân sang
xâm lược Ấn Độ, người Hy Lạp thán phục vải trắng dệt từ sợi bông của Ấn Độ -
Vải lụa của Ấn Độ được lan truyền sang Phương Tây -
Thông qua buôn bán, những sản phẩm tơ lụa đặc sắc của Trung Quốc đã được mang đến bán
cho người Tây Á, đặc biệt là ở La mã. Thời kỳ đầu các bậc đế vương và quý tộc Roma thích
tơ lụa tới nỗi đổi tơ lụa với vàng -
về sau mọi tầng lớp trong xh Phương Tây sử dụng lụa từ TQ để làm quần áo, trang phục 2. Về ẩm thực -
Người Phương Tây ăn uống rất nhạt, không nhiều gia vị, chủ yếu ăn bánh mỳ lương khô được
làm từ lúa mì, lúa đại mạch… -
Qua quá trình tiếp xúc với P Đông họ đã biết sử dụng các loại gia vị trong món ăn, làm các món ăn cầu kỳ hơn -
→ Tiếp xúc giao lưu giữa các nền văn minh từ thời cổ đại là một trong những nhân tố thúc
đẩy tình hình kinh tế chính trị xã hội của các quốc gia trên toàn thế giới, từ đó để lại sự phong phú 3. Về chữ viết -
Lưỡng Hà, Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc là nơi hình thành và phát triển các hệ thống chữ viết
đầu tiên. Chữ viết của các quốc gia cổ đại phương Đông chủ yếu là chữ tượng hình và có tính khái quát cao. -
Hệ thống chữ cái a,b,c được sáng tạo tại Ai Cập từ thế kỷ XIV TCN. Ký tự này có khoảng 30
ký tự và có nhiều âm khác nhau. Tính chính xác và tính đa dạng hơn các loại chữ hình nêm. -
Người Hy Lạp tiếp xúc với người dân ở những nơi họ đặt chân tới, đã tiếp thu bảng chữ cái và
đem lại sự chính xác hơn bằng việc thay đổi một số phụ âm thành nguyên âm. -
Bảng chữ cái của Hy Lạp có 2 phiên bản: một phiên bản bây giờ được sử dụng rộng rãi tại
Phương Tây ( do sự tiếp thu và truyền bá của La Mã). Một phiên bản sử dụng tại Hy Lạp
→ như vậy chữ viết của TG hiện này là sử dụng nguồn nay nguồn khác nhưng đều bắt nguồn từ Ai Cập và Lưỡng Hà. 4. Khoa học kỹ thuật - Về thiên văn học +
Người Ai Cập làm ra lịch sớm nhất, lịch La Mã tiếp thu lịch của Ai cập → cơ bản lịch ngày about:blank 3/6 23:56 5/8/24
ÔN TẬP LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI nay
+ Phương đông là cái nôi của nền toán học, người ptay tiếp thu các phép toán → sinh ra các tiên
đề định lý → toán học ngày nay about:blank 4/6 23:56 5/8/24
ÔN TẬP LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI about:blank 5/6 23:56 5/8/24
ÔN TẬP LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
Câu 3: Đặc điểm của CMKHKT lần thứ 2 about:blank 6/6