-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương ôn tập - Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Đề cương ôn tập - Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Lý luận chung về nhà nước và pháp luật 40 tài liệu
Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu
Đề cương ôn tập - Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Đề cương ôn tập - Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật 40 tài liệu
Trường: Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
A- Hoàn cảnh lịch sử
Hoàn cảnh: 1/9/1858 Pháp nổ súng tấn công vào bán đảo Sơn Trà ( Đà Nẵng) mở
đầu cho thời kì xâm lược và thống trị thực dân ở Việt Nam. Bị sa lầy ở Đà Nẵng,
Pháp tấn công và đem quân đánh Gia Định.Do cuộc kháng chiến bền bỉ và rộng
khắp nên ta dã đánh bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh và xâm chiếm Việt
Nam.Trong quá trình đó Pháp thực hiện phương châm “ tằm ăn lá” chiếm dần lấn
dần chủ quyền và thiết lập bộ máy cai trị.
1858-1883 Pháp đã đánh và chiếm nhiều tỉnh thành của chúng ta và năm 1883 triều
đình nhà Nguyễn đã kí hiệp ước Hác-mang và Năm 1884 Pháp buộc triều đình nhà
Nguyễn kí hiệp ước mới với nội dung cơ bản là khẳng định lại nội dung hiệp ước 1883
Sau khi đánh chiếm Bắc kì và Trung kì kể từ hiệp ước Pa-tơ-nốt Pháp chuyển 2
tỉnh này thành Bộ chiến tranh Pháp sau đó thành bộ ngoại giao pháp. Và Nam kì
trực thuộc bộ hải quân và thuộc địa . Sự thống nhất này gây cho pháp không ít khó
khăn và trước tình hình đó Pháp đã tiến hành hoàn chỉnh và củng cố một bước chính quyền thuộc địa.
B- Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan
trong chính quyền thuộc địa Pháp ở Trung Kì 1884- 1945 I.
Khái quát về bộ máy cai trị của Pháp ở Đông Dương:
Pháp phân chia Đông Dương.
1. Liên bang Đông Dương:
- 17/10/1887, tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập “ Liên bang Đông Dương” thuộc Pháp
- Liên bang Đông Dương bao gồm: Lào ( quy chế “ bảo hộ”);
Campuchia ( quy chế “ bảo hộ”); Quảng Châu Loan ( quy chế “ lãnh
địa thuê”); Việt Nam ( chia thành ba kì với ba chế độ khác nhau)
- Đứng đầu liên bang Đông Dương là toàn quyền Đông Dương. Toàn
quyền Đông Dương chịu sự giám sát và kiểm soát của bộ thuộc địa
Pháp. Toàn quyền Đông Dương có rất nhiều quyền hành:
+ Quyền ra các quyết định hành pháp và lập pháp ở Đông Dương
+ Quyền cai trị tối cao ở Đông Dương. Toàn quyền công Dương là
người tổ chức và quy định chức năng, quyền hạn cho các công sở ở
Đông Dương. Những quan chức đứng đầu các cơ quan cấp liên bang
Đông Dương và cấp xứ đều dưới quyền chỉ đạo và giám sát trực tiếp của Toàn quyền
+ Chịu trách nhiệm chung về quân sự, có quyền lập các quan binh,
phân bố lực lượng quân đội, ban hành lệnh bắt lính… Song không
trực tiếp chỉ đạo chiến dịch thuộc quyền các sĩ quan cao cấp
+ Quyền chỉ đạo và giám sát hệ thống tòa án của Đông Dương
+ Quyền trực tiếp liên hệ với các nhân viên ngoại giao của Pháp và
các lãnh sự Pháp ở khu vực Viễn Đông, song không được tự ý thương
lượng ngoại giao với các nước khi chưa có sự chuẩn y của Chính phủ chính quốc.
- Phụ giúp cho toàn quyền Đông Dương là các cơ quan phụ tá:
+ Hội đồng tối cao Đông Dương ( Hội đồng Chính phủ Đông Dương)
+ Hội đồng phòng thủ Đông Dương
+ Ủy ban tư vấn về mỏ
+ Hội đồng tư vấn học chính Đông Dương
+ Sở chỉ đạo các công việc về chính trị toàn Đông Dương
+ Đại hội đồng lợi ích kinh tế và tài chính Đông dương
+ Hội đồng khai thác thuộc địa tối cao
+ Phủ toàn quyền Đông Dương 2. Cấp trung ương:
- Đứng đầu cấp trung ương là một viên Tổng Trú sứ chung cho cả địa bàn
Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Đương thời lúc đó thường gọi viên Tổng trú sứ này là
Toàn quyền lưỡng kỳ hay toàn quyền Trung-Bắc kỳ.
- Nó nắm mọi quyền quân sự và dân sự chủ trì mọi quan hệ đối ngoại của
Nam triều và mọi quan hệ giữa giới cầm quyền Pháp và Nam triều. 3. Cấp kì:
- Cùng với việc cử Bôn- Be sang giữ chức Tổng Trú sứ Trung- Bắc Kỳ theo sắc
lệnh ngày 27-1-1886, thực dân Pháp cũng cho thiết lập tại Bắc Kỳ riêng và Trung
Kỳ riêng, mỗi nơi một viên chức cao cấp của người Pháp.
- Đứng đầu Bắc Kỳ là viên Thống sứ Bắc Kỳ. Đứng đầu Trung Kỳ là Khâm sứ
Trung Kỳ. Thống sứ Bắc Kỳ và Khâm sứ Trung Kỳ đều trực thuộc Tổng Trú sứ Trung- Bắc Kỳ.
- Khâm sứ Trung Kỳ có nhiệm vụ phải quản lí và khống chế mọi hoạt động của triều đình Huế. 4. Cấp tỉnh:
- ở bắc kì đứng đầu tỉnh là viên Công sứ người Pháp. Quyền hạn của công sứ người Pháp:
+ Về mặt hành chính, Công sứ Pháp chỉ kiểm soát các công việc cai trị của quan
lại hàng tỉnh người việt chứ không trực tiếp cai trị, Công sứ không chỉ có quyền đề
nghị thuyên chuyển, mà còn có quyền buộc triều đình Huế phải cách chức viên quan đó.
+ Về mặt tài chính, Công sứ phụ trách và kiểm soát việc thu thuế và sử dụng tiền thuế thu được
+ Về mặt tư Pháp, Công sứ chịu trách nhiệm xét xử các vụ dân sự, thương mại,
tiểu hình sự, xảy ra giữa người Âu với người Âu, người Âu với người Việt hoặc
người Châu Á, giữa người việt với người châu Á
- Ở Trung kì: chức Công sứ đầu tỉnh được thiết lập theo Quy ước ngày 30.7.1885.
Chức năng của Công sứ đầu tỉnh ở Trung Kỳ trong thời điểm này không được xác
định cụ thể như đối với Bắc Kỳ. Tuy nhiên, qua Hiệp ước 25.8.1883, ta thấy Công
sứ là người nắm các vấn đề thuộc về thương chính và công chính trong tỉnh; còn
các quan lại người Việt ở cấp tỉnh vẫn được tiếp tục “cai trị như trước không phải
chịu một sự kiểm soát nào của nước Pháp”
=> Qua một thời gian thăm dò và chuẩn bị, ngày 1/9/1858, đế quốc Pháp nổ
súng tấn công vào bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng). Và sau đó 29 năm, tức 17/10/1887,
Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập “Liên bang Đông Dương” thuộc Pháp và do
Bộ thuộc địa Pháp trực tiếp quản lý. Như vậy, Việt Nam và các nước khác ở Đông
Dương đã mất độc lập và toàn bộ chủ quyền. Với việc thiết lập Liên bang Đông
Dương và chia nước ta ra làm ba kì, người Pháp đã bắn một mũi tên nhưng nhằm
tới hai đích, một là thống nhất bộ máy thuộc địa ở toàn Đông Dương để thuận lợi
cho sự cai trị, hai là chia để trị, hòng xóa bỏ sức mạnh thống nhất và đoàn kết đấu
tranh của dân tộc Việt Nam. Cùng với việc thành lập Liên bang Đông Dương là
việc định ra chức danh Toàn quyền Đông Dương - người được ủy nhiệm thi hành
những quyền lực của nước Cộng hòa Pháp tại Đông Dương. Và Tòan quyền Đông
Dương chính là người có rất nhiều quyền hành trong việc điều hành bộ máy cai trị
của Pháp ở Việt Nam và một số nước Đông Dương khác.
II .Bộ máy cai trị ở Trung kì:
Đứng đầu chính quyền cai trị chính là Liên bang Đông Dương do Bộ thuộc địa
Pháp trực tiếp quản lý. Liên bang Đông Dương bao gồm rất nhiều các xứ, mỗi xứ
tương ứng với mỗi quy chế chính trị khác nhau. Ba xứ ở Việt Nam thường được
người Pháp gọi chung bằng một địa danh: “An Nam thuộc Pháp”. Nam Kì, Trung
Kì, Bắc Kì hưởng các quy chế chính trị khác nhau, nên có những hình thức tổ chức
chính quyền và các quy chế pháp lý khác nhau. Trong đó Trung Kì (từ Thanh Hóa
vào tới Bình Thuận) là đất “bảo hộ” (trừ thành phố Đà Nẵng theo quy chế “ thuộc
địa”). Nhưng mặc dù quy chế chính trị khác nhau nhưng thực chất đều là thuộc địa của Pháp hết.
Quản lí bắc và trung kì là tống trú sứ
Trung Kì có kinh đô của Nam triều nên chức danh của viên quan chức người Pháp
đứng đầu Trung Kỳ được gọi là Khâm sứ. Khâm sứ là người do Tổng thống Pháp
bổ nhiệm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Toàn quyền Đông Dương. Khâm sứ Trung
Kì có thể được Toàn quyền Đông Dương uỷ thác toàn bộ hoặc một phần quyền lực
của Toàn quyền trong phạm vi Trung Kì để có thể chủ động cai trị Trung Kì về mọi
mặt. Khâm sứ Trung Kì cũng có địa vị pháp lý, trách nhiệm quyền hạn tương
đương như Thống sứ Bắc Kì. Bắc Kì là đất “nửa bảo hộ” còn Trung Kì là đất “bảo
hộ” và là nơi có kinh đô của vua Nguyễn nên Khâm sứ Trung Kì có một số trách
nhiệm và quyền hạn khác với Thống đốc Bắc Kì như sau:
■ Khâm sứ Trung Kì chỉ trực tiếp ban cấp phẩm hàm cho công chức và binh
lính người Việt tại công sở của Pháp.
■ Khâm sứ Trung Kì trực tiếp chỉ đạo và giám sát vua Nguyễn và triều đình
Huế. Khâm sứ có cả quyền duyệt những đạo dụ - một hình thức văn bản pháp luật
thể hiện quyền lực cơ bản trong thời kì phong kiến trước đây của nhà vua, trước
khi đạo dụ đó được ban bố công khai; Khâm sứ Trung Kì có quyền cử một số quan
chức người Pháp với chức danh đại biện, thay mặt cho Khâm sứ vào chỉ đạo và
giám sát các bộ và các cơ quan cao cấp khác của triều đình. Ví dụ: Năm 1905 có ba
Đại biện: Một ở bộ Lại và Viện cơ mật, một ở bộ Hộ bộ Công, bộ Lễ, Phủ tôn
nhân, Quốc tử giám; một số ở bộ Hình và bộ Binh.
■ Khâm sứ Trung Kì trực tiếp quản lý các cơ quan phụ tá và triều đình nhà Nguyễn. Cụ thể:
*● ●* Các cơ quan phụ tá của Khâm sứ Trung Kì -
( thành lập từ năm 1886)
+ Chức năng: Cơ quan tổng hợp mọi mặt hoạt động của Pháp ở Trung Kì
+ Thành phần: Một văn phòng chịu trách nhiệm chung và đứng đầu là Chánh văn
phòng; Phòng phụ trách những công việc có liên quan đến người Âu ở Trung Kì;
Phòng phụ trách các công việc có liên quan đến người Việt ở Trung Kì; Phòng phụ
trách về ngân sách Trung Kì. + Chức năng:
● Góp ý kiến vê tất cả các vấn đề có liên quan đến thương mại, kĩ nghệ, tài chính, hàng hải.
● Tư vấn về các vấn đề nhân công công nghiệp, thủy lợi, đồn điên...
+ Thành phần: Mỗi phòng thương mại và phòng canh nông có chủ tịch người Pháp
và các ủy viên (phần đông là người Pháp, còn đâu là người Việt.
+ Chức năng: Đây là cơ quan phụ tá cao cấp nhất và trọng yếu ở Trung Kì. Hội
đồng bảo hộ Trung Kì thảo luận và thông qua các dự thảo nghị định của Khâm sứ,
về mọi vấn đề thuộc địa ở Trung Kì, những ý kiến đóng góp của Viện dân biểu
Trung Kì và của các hội đồng hàng tỉnh. Khâm sứ có quyền triệu tập Hội đồng bảo
hộ bất cứ lúc nào nếu xét thấy cần thiết.
+ Thành phần: Chủ tịch là Khâm sứ, Thư kí là viên Chánh văn phòng Phủ khâm
sứ và có 7 ủy viên gồm Tông tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp đóng chiến Trung
Kì, Tổng kĩ sư công chính phụ trách địa bàn Trung kì, Tổng biện lí Trung kì, 2 kiều
dân Pháp và 2 kì hào người Việt
+ Chức năng: Tư vấn về chính sách và quy chế cho ngành giáo dục ở Trung Kì
+ Thành phần: Chủ tịch là Giám đốc Nha giáo giục Trung Kì và các ủy viên
+ Viện dân biểu Trung Kì được thành lập theo nghị định ngày 24 tháng 2 năm
1926 của Toàn quyền Đông Dương, tiền thân của nó là Hội đồng tư vấn Bản xứ
Trung Kì. Viện dân biểu Trung Kì chính thức chấm dứt hoạt động ngày 12 tháng 5
năm 1945, sau đạo dụ giải tán viện của vua Bảo Đại.
+ Chức năng: Góp ý kiến với chính phủ về các vấn đề liên quan đến dân chúng bản
xứ, cơ quan tư vấn cho chính quyền Pháp ở Trung Kì về các vấn đề kinh tế, tài
chính, xã hội. Chính phủ bảo hộ phải tham khảo Viện Dân biểu về ngân sách, thuế
khóa và các công trình công cộng ở Trung Kì.
+ Thành phần: Ủy viên của Viện dân biểu thường được gọi là “ nghị viên ”, đứng
đầu là viện trưởng. Các nghị viên là những thành phần trung lưu, gồm 3 loại:
▪ Một là đại diện cho những người trong diện đóng thuế thân và những
người được miễn đóng thuế thân.
▪ Hai là đại diện của những thương nhân người Việt đóng thuế môn bài.
▪ Ba là đại diện của các tỉnh miền núi và trung du, do các quan lại đầu tỉnh
lựa chọn trong sô viên chức và kì hào trong tỉnh để Thống sứ quyết định. Thống sứ
có quyền đề nghị Toàn quyền ra nghị định giải Viện dân biểu.
+Phương thức hoạt động: Mỗi năm Viện dân biểu họp một lần do Khâm sứ triệu
tập. Mỗi kì họp kéo dài 10 ngày trong ngày họp đầu tiên các nghị viên bỏ phiếu kín
bầu ra ban chỉ đạo kì họp. Ban này lại bầu ra chủ tịch kì họp.
Viện dân biểu không phải là cơ quan dân cử, lại càng không phải là cơ quan
quyền lực mà chỉ là cơ quan tư vấn. Nó được lập ra còn nhằm mua chuộc tầng lớp
trí thức, tư sản, trung lưu người Việt. Các thành viên toàn là người Việt nhưng viện
dân biểu lại nằm trong hệ thống chính quyền của người Pháp.
Hội đồng này được thành lập theo Sắc lệnh của Tổng thống Pháp và là tổ chức
chân rết ở cấp kì của Đại hội đồng kinh tế và tài chính ở Đông Dương.
+ Chức năng: Tư vấn về kinh tế tài chính và đề xuất nguyện vọng của mình trong
lĩnh vực kinh tế, tài chính, không được bàn về chính trị
+ Thành phần: Các ủy viên phải là người Pháp hoặc người việt đã nhập quốc tịch Pháp, do bầu cử ra.
+ Phương thức hoạt động: Mỗi năm Khâm sứ triệu tập hội đồng này họp một kì.
Mỗi kì họp, Hội đồng tự bầu ra chủ tịch kì họp.
Đây là tổ chức chân rết ở cấp kì của Hội đồng khai thác thuộc địa tối cao Đông Dương.
+ Thành phần : Chủ tịch là viên Thanh tra công việc hành chính và các ủy viên.
+ Chức năng: Tư vấn các vấn đề thuộc lĩnh vực khai thác thuộc địa để Khâm sứ
đưa ra thảo luận ở Hội đồng khai thác thuộc địa tối cao Đông Dương mà Khâm sứ là một ủy viên.
=> Như vậy, ở Trung Kì không có hội đồng cố vấn như ở Bắc Kì. Ở Bắc Kì phải
lập ra Hội đồng này nhằm hỗ trợ cho Thống sứ trong việc thi hành những chức
năng của chức Kinh lược sứ Bắc Kì mà chức này đã bị xóa bỏ từ năm 1897 và
chuyển chức năng của nó sang tay Thống sứ. Còn tất cả các cơ quan phụ tá của
Khâm sứ Trung Kì đều tương ứng và có chức năng, quyền hạn tương đương như
những cơ quan phụ tá của Thống sứ Bắc Kì.
*● ● Triều đình nhà Nguyễn
Triều đình nhà Nguyễn thời kì Pháp thuộc từ năm 1884-1945
Từ năm 1884 triều đình nhà Nguyễn và vua Nguyễn chịu sự giám sát trực tiếp của Khâm sứ Trung Kì.
Nhà Nguyễn lúc này đã không có quyền lực của một nhà nước và trở thành chính
quyền tay sai bù nhìn, một bộ phận của chính quyền thực dân. Vì vậy, về tổ chức
bộ máy nhà nước, chính quyền phong kiến nhà Nguyễn tuy vẫn mang hình thức
chính thể quân chủ phong kiến và hệ tư tưởng Nho giáo nhưng cũng đã có một số
biến đổi do sự chỉ đạo của Pháp và do ảnh hưởng phần nào đó của thể chế tư sản phương Tây.
Các cơ quan phụ tá cao cấp cho nhà vua: -
: là cơ quan giúp vua giải quyết một số công việc
thường nhật và tổng hợp tình hình trình lên vua. Đứng đầu Văn phòng là chức đổng lí. -
+ Tứ trụ triều đình: gồm bốn viên đại thần cao cấp nhất mang hàm chánh nhất
phẩm và tước hiệu đại học sĩ được gọi là tứ trụ triều đình và có chức năng tư vấn cao cấp cho nhà vua.
+ Hội đồng phụ chính: bốn viên cao cấp sẽ giữ cương vị các phụ chính đại thần tạo
nên Hội đồng phụ chính với chức năng thay mặt vua điều hành công việc trong
triều đình khi vua còn nhỏ tuổi hoặc vua vắng mặt. -
: các bộ có nhiều biến đổi hơn các cơ quan khác.
+ Lúc đầu, Nam triều vẫn có lục bộ như trước Pháp thuộc. „„ Năm 1908 lập thêm bộ „„
học.1932 mang tên là Bộ quốc gia giáo dục.1933 lại trở lại thành 5 bộ. Năm 1937 trở đi lại thành 7 bộ
+ Về tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động: theo Đạo Dụ ngày 27/9/1897 của
vua Thành Thái, đứng đầu bộ là thượng thư, còn tả thị lang phụ trách các công việc
có liên quan đến bộ trong phạm vi phía nam kinh đô đến bình thuận và kiêm cả
công tác đối ngoại của bộ, hữu thị lang phụ trách các công việc có liên quan đến bộ
trong phạm vi các tỉnh phía bắc kinh đô. Trong bộ có các ti do tham ti đứng đầu.
Theo Đạo Dụ ngày 2/5/1933 của Bảo Đại, các viên đại biện Pháp bên cạnh các bộ
được đổi gọi bằng chức danh “cố vấn kĩ thuật”. -
+ Viện cơ mật đặt dưới sự chủ tọa của nhà vua và giúp vua đường lối chung bao
trùm mọi lĩnh vực. Lúc đầu Viện cơ mật chỉ gồm 4 thượng thư của các bộ quan
trọng nhất. 6 thượng thư của lục bộ hợp thành Hội đồng thượng thư và 1 trong 6
thượng thư giữ chức Chủ tịch Hội đồng thượng thư.
+ Đạo Dụ ngày 27/9/1897, mở rộng ra gồm 6 thượng thư và Hội đồng thượng thư không còn nữa.
+ Quy ước ngày 6/11/1925 quy định: Các thượng thư khi họp mà có vua chủ tọa thì
được gọi là Viện cơ mật, còn nếu đặt dưới sự chủ tọa của Khâm sứ thì được gọi là Hội đồng thượng thư.
+ Chức năng: kiểm soát mọi hoạt động của quan lại các cấp và giám sát việc thi
hành luật pháp. Đứng đầu Viện đo sát là Đô ngự sử hay còn gọi là Kiểm quan. -
+ Chủ tịch Hội đồng: là một người trong họ nhà vua có cấp bậc cao, giúp việc có tả
tôn khanh và hữu tôn khanh.
+ Chức năng: giải quyết các vấn đề có liên quan đến các thân vương, công tử, công
tôn... của nhà vua; chỉ định người cai quản lăng miếu của dòng họ vua; tư vấn cho
vua chọn người kế vị ngai vàng. Cũng từ 1897, Hội đồng Phủ tôn nhân bị đặt dưới
sự chỉ tọa của Khâm sứ.
III. Chính quyền địa phương Ở Trung Kì:
Các tỉnh của Trung kì chịu sự giám sát trực tiếp của Công sứ người Pháp.
Trung Kì có 13 tỉnh và một thành phố cấp II là Đà Nẵng, chúng đều là những cấp
hành chính tương đương nhau. Cũng như ở Bắc Kì, đứng đầu mỗi tỉnh Trung Kì là
viên công sứ người Pháp, thành phố Đà Nẵng là Đốc lí (thiết lập 30/7/1885). Công
sứ là người thay mặt chịu trách nhiệm trước Khâm Sứ về mọi mặt ở Tỉnh và cai trị
thông qua hệ thống quan lại triều Nguyễn, công sứ do toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm.
Công sứ, Đốc lí có địa vị pháp lý, trách nhiệm, quyền hạn và các cơ quan phụ tá
tương tự như ở Bắc Kì ( riêng Đà Nẵng không có Hội đồng thành phố mà thay vào
đó là Ủy ban thành phố). • Hành chính
Công sứ kiểm soát các công việc cai trị của quan lại hàng tỉnh người việt chứ
không trực tiếp cai trị, khi thấy viên quan người việt nào có thái độ chống đối lại
người Pháp thì Công Sứ có quyền đề nghị triều đình Huế cho thuyên chuyển viên
quan đó đi nơi khác và triều đình Huế không được từ chối. • Tài chính
Công Sứ phụ trách và kiểm soát việc thu thuế và sử dụng tiền thuế thu được • Tư pháp
Công Sứ tỉnh chịu trách nhiệm xem xét xử các vụ án dân sự , thương mại, tiểu hình sự, xảy ra.
Chính quyền địa phương triều Nguyễn thời Pháp thuộc 1. Cấp tỉnh
- Đứng đầu mỗi tỉnh lớn như Thanh Hoá, Nghệ An…là Tổng Đốc phụ trách về
thuế khoá, án sả đặc trách về tư pháp
- Tỉnh loại vừa như Hà Tĩnh do Tuần vũ ( Tuần phủ) phụ trách chung có bố tránh và án sát.
- Tỉnh nhỏ như Quảng Bình thì Bố Chánh phụ trách chung và có án sát, có tỉnh như
Quảng trị thì tuần vũ phụ trách và có án sát.
- Tỉnh Thừa Thiên nơi đóng đô của nhà Nguyễn thì đứng đầu là chức Phủ doãn phụ
trách chung và có chức phủ thừa
Quan lại của triều đình huế ở các tỉnh phải chịu sự chỉ đạo và giám sát trực tiếp của
công sứ pháp và là người “áp kí” vào các văn bản công nhận chính quyền tổng, xã.
2. Cấp Phủ- Huyện- Đạo- Châu
- Trước năm 1919, tỉnh chia làm các phủ, mỗi phủ được chia thành huyện hoặc châu
- Từ 1010 trở đi phủ, huyện, đạo, châu đều là cấp hành chính tương đương nhau,
trong đó huyện lớn được gọi là phủ, châu lớn được gọi là đạo. Đứng đầu các cấp
hành chính này có tri phủ, tri huyện, quản đạo, tri châu. 3. Cấp tổng
Mỗi tổng gồm khoảng vài xã, do chánh tổng đứng đầu và có phó chánh tổng 4. Cấp xã
Đứng đầu xã là lí trưởng. Trước thời Pháp thuộc, làng xã Việt Nam mang nặng
tính tự quản, nhưng người Pháp lại vừa sử dụng tổ chức vốn có của làng xã lại vừa
can thiệp hạn chế tính tự quản của làng xã, nhưng cuối cũng vẫn bị thất bại. C. Kết luận:
- Việt Nam từ năm 1884- 1945 trở thành quốc gia thuộc địa nửa phong kiến, nhà
Nguyễn vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế nhưng thật chất quyền lực không còn nằm trong tay vua.
- Giai đoạn Pháp thuộc 1884- 1945 Pháp chia đất nước Việt Nam thành ba kì : Bắc
kì, Trung kì, Nam kì với những chính sách và bộ máy cai trị khác nhau nhưng
chung quy tất cả các bộ máy ở các kì đều do Pháp nắm toàn bộ quyền hành và bộ
máy chính quyền triều Nguyễn chỉ mang hình thức.
- Cơ cấu tổ chức và các cơ quan của Pháp giai đoạn 1884- 1945 hoạt động với mục
đích chung nhất là giúp Pháp khai thác.