-
Thông tin
-
Quiz
Đề cương ôn tập môn Dẫn luận ngôn ngữ | Đại Học Hà Nội
Đề cương ôn tập môn Dẫn luận ngôn ngữ | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Dẫn luận ngôn ngữ (ĐHHN) 57 tài liệu
Đại học Hà Nội 682 tài liệu
Đề cương ôn tập môn Dẫn luận ngôn ngữ | Đại Học Hà Nội
Đề cương ôn tập môn Dẫn luận ngôn ngữ | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Dẫn luận ngôn ngữ (ĐHHN) 57 tài liệu
Trường: Đại học Hà Nội 682 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Hà Nội
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG DẪN LUẬN NGÔN NGỮ
CHƯƠNG 2. NGỮ ÂM: BIẾN THỂ ÂM VỊ
1. Âm vị và biến thể âm vị Nét khu biệt Âm vị
Âm vị và biến thể âm vị Âm vị và âm tố 1.1. Nét khu biệt
Những nét đặc trưng cấu âm - âm học đảm nhận chức năng xã hội, phân
biệt âm vị này với âm vị khu biệt khác, được gọi là những nét khu biệt.
(đặc trưng xã hội là những đặc trưng do xã hội quy định, đối với từng cộng đồng
ngôn ngữ khác nhau đảm bảo những đặc trưng cơ bản nhất để mọi người có thể hiểu lẫn nhau.)
VD. /t/ - Phương thức cấu âm: tắc (1 nét khu biệt)
- Vị trí cấu âm: đầu lưỡi – răng (1 nét khu biệt) - Tính thanh: vô thanh (1 nét khu biệt) /d/ - tắc - đầu lưỡi lợi - hữu thanh
đây là những nét cơ bản nhất để cấu tạo nên âm, 2 âm /t/ và /d/ chỉ
khác nhau ở nét khu biệt là tính thanh đây chính là chức năng của nét
khu biệt, phân biệt âm vị này với âm vị khác
Toàn bộ những nét khu biệt của một âm vị làm thành nội dung âm vị học
của âm vị đó; và mỗi âm vị cần được xem như một chùm nét khu biệt được thể hiện đồng thời. 1.2. Âm vị
Âm vị là tổng thể những nét khu biệt thể hiện đồng thời của cùng một loại âm tố. Kí hiệu: / /
VD. Hẹp, hàng sau, tròn môi (Tổng thể những nét khu biệt) âm vị /u/
- Âm vị được khái quát hóa từ vô vàn lần phát ra, nói ra 1 cách cụ thể từ
những con người cụ thể.
- Âm vị là đơn vị trừu tượng của hệ thống âm thanh của ngôn ngữ. Đó là
đơn vị chức năng, mang tính xã hội, không phải của riêng cá nhân nào. - Phân loại âm vị: + Âm vị đoạn tính:
Âm vị đoạn tính là những đơn vị được hiện diện trên ngữ lưu (có thể đo được
khoảng thời gian kéo dài của chúng) theo trật tự thời gian, tức là được phân
đoạn về mặt thời gian. Vd âm vị /a/, /b/, /c/,…
- Nguyên âm: có thể đo (dài)
- Bán âm/ phụ âm: có thể đo (ngắn) + Âm vị siêu đoạn tính
Âm vị siêu đoạn tính là những âm vị không hiện diện trên ngữ lưu (không đo
được khoảng thời gian kéo dài) theo trật tự thời gian mà hiện diện đồng thời với
các âm vị đoạn tính khác. Vd. dấu, trọng âm, thanh điệu là đơn vị siêu đoạn tính 1.3. Biến thể âm vị
a. Biến thể âm vị là các âm gần gũi nhau, xuất hiện trong những bối cảnh
loại trừ nhau, được coi là những biến thể của cùng một âm vị duy nhất. VD. /k/ trong ki, ke, cô,…
/k/ - âm tắc, mạc, vô thanh
Nhưng khi /k/ đi với /ô/ thì bị môi hóa, /k/ trong “ki” miệng hẹp hơn /k/
trong “ke”. Đó được gọi là biến thể âm vị.
b. Tương quan giữa âm vị và biến thể âm vị
Các biến thể của một âm vị vừa có đặc trưng cấu âm – âm học như nhau,
vừa mang một hoặc vài đặc trưng cấu âm – âm học nào đó khác nhau.
Chúng phân biệt nhau ở chính những nét đặc trưng đó. Giải thích:
- “Đặc trưng cấu âm – âm học như nhau” của /k/ trong ki, ke, cô có tắc, ngạc, vô thanh
- “Đặc trưng cấu âm – âm học khác nhau”: o
/k/ trong cô: môi hóa, tròn môi o /k/ trong ke: miệng rộng o /k/ trong ki: miệng hẹp
Không thể chỉ đảm bảo 3 nét khu biệt của 1 âm vị (phương thức cấu âm,
vị trí cấu âm, tính thanh) mà trong quá trình thể hiện các âm vị sẽ mang
màu sắc riêng của mỗi cá nhân (giới tính, tuổi tác, phong cách, tâm trạng,
…), nhưng khi viết, âm vị /t/ vẫn là âm vị /t/.
Những màu sắc cá nhân kể trên được gọi là nét rườm. Nét rườm kết
hợp với nét khu biệt sẽ tạo thành biến thể âm vị.
c. Phân loại biến thể âm vị
Biến thể âm vị được chia làm hai loại là biến thể tự do và biến thể kết hợp. Biến thể tự do
Biến thể tự do là những biến thể hiện diện không bị phụ thuộc, bị chi phối
bởi bất kì nhân tố nào. Chúng xuất hiện một cách “tùy tiện” ở một số các
nhân(có nghĩa là ta đưa màu sắc cá nhân vào), không thể đoán trước được bối cảnh của chúng. Biến thể kết hợp.
Biến thể kết hợp là những biến thể do chu cảnh quyết định. Biến thể này
xuất hiện do có sự kết hợp của nó trong dãy âm mang lại. (Biến thể kết
hợp do âm này kết hợp với âm kia tạo thành)
VD. /t/ (tu, tô, to) - /t/ bị biến đổi, ngoài tắc, răng, vô thanh còn xuất hiện thêm yếu tố môi hóa. d. Âm vị và âm tố
Âm vị là cái trừu tượng, khái quát hóa từ các âm tố, còn âm tố là hình
thức thể hiện vật chất cụ thể trong mỗi lần được nói ra, được phát ra âm thanh của âm vị.
Âm tố: nghe được, nhận ra được
Âm vị: được nhận diện thông qua âm tố
Chúng ta nói ra và nghe thấy âm tố nhưng khi tri nhận là tri nhận âm vị.
Tương quan âm vị và âm tố tương ứng với ngôn ngữ và lời nói.
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG THỨC CẤU TẠO TỪ
PHƯƠNG THỨC BIẾN ĐỔI NGHĨA Khái niệm Từ:
Trên thế giới có khoảng hơn 6000 ngôn ngữ và có khoảng 200 định nghĩa về từ.
Vì vậy chúng ta không có khái niệm chính xác về từ vì không có khái niệm nào
là đúng với tất cả ngôn ngữ trên thế giới. Các loại hình ngôn ngữ khác nhau lại
có cấu trúc của từ khác nhau.
Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ, có khả năng hoạt động
độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để xây dựng nên câu.
1. Phương thức cấu tạo từ
1.1. Đơn vị cấu tạo từ a. Hình vị
Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa hoặc có giá trị (chức năng) về mặt
ngữ pháp. (Đơn vị cấu tạo nên từ là hình vị)
VD, - bàn ghế = 1 từ ghép
Bàn + ghế (1 hình vị + 1 hình vị) - Work: 1 hv - Worker: 2 hv (work + er)
- Workers : 3 hv (work + er + s)
Xanh lè, đen xì, đỏ rực,…=2 hv (có ý nghĩa và giá trị về mặt ngữ pháp)
Mồ côi, bồ câu, mồ hôi,… nếu là 1 hv thì được gọi là từ đơn đa kết (các từ
bổ sung nghĩa cho nhau), nếu là 2 hv thì gọi là ghép ngẫu kết (kết hợp một
cách ngẫu nhiên, không có mối quan hệ về nghĩa)
b. Phân loại hình vị dựa vào ý nghĩa
+ Căn tố: hình vị mang ý nghĩa từ vựng của từ
+ Phụ tố: Hình vị có thể biểu thị ý nghĩa từ vựng phái sinh và ý nghĩa ngữ pháp. VD. Workers
Work: căn tố (mang ý nghĩa từ vựng của từ) Er, s: phụ tố
Căn cứ vào vị trí của phụ tố o
Tiền tố: đứng trước căn tố o
Hậu tố: đứng sau căn tố o
Trung tố: đứng giữa căn tố o
Chu tố: đúng trước và sau căn tố
Căn cứ vào chức năng mà phụ tố đảm nhiệm o
Phụ tố cấu tạo từ: là phụ tố kết hợp với căn tố để tạo nên từ mới
VD. “er” (teacher), “un”(unactive),… o
Phụ tố biến hình từ: dùng để tạo những dạng thức ngữ pháp khác
nhau của từ, thể hiện ngữ pháp khác nhau.
VD. “s” (cats, chuyển thành số nhiều), “ed” (worked. chuyển thành quá khứ),…
1.2. Các phương thức cấu tạo từ a. Từ hóa hình vị
Đây là phương thức tác động vào bản thân một hình vị, làm cho nó có những
đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa của từ, biến hình vị thành ngữ pháp mà không
thêm bớt gì vào hình thức của nó (tạo thành từ đơn). VD: nhà, người, bàn,… b. Phương thức ghép
Đây là phương thức ghép các hình vị gốc từ (hình vị thực và hình vị hư) với
nhau dựa trên mối quan hệ về nghĩa.
VD. Sân bay, chó mực, bởi vì (hv hư), cho nên,…
+ Hình vị thực: có ý nghĩa từ vựng ( chỉ sự vật, hoạt động, tính chất,…)
+ Hình vị hư: có ý nghĩa ngữ pháp (và, còn, hay, rồi,…) c. Phương thức phụ gia
Đây là phương thức thêm phụ tố vào căn tố (thành tố gốc) để tạo ra từ mới được gọi là từ phái sinh. VD. Anti-war=antiwar Im-possible=impossible Player, kindness, homeless,… d. Phương thức láy
Đây là phương thức lặp lại bộ phận hoặc toàn bộ vỏ ngữ âm của thành tố gốc (tạo thành từ láy)
VD. Xanh xanh, đèm đẹp, ăn năn,… e. Phương thức rút gọn
Rút gọn từ cũ tạo thành từ mới or ghép các âm đầu của một cụm từ, đọc theo
cách rút gọn này và tạo thành từ mới
VD. Xe gắn máy – xe máy, bươm bướm - bướm, television – TV
f. Phương thức chuyển loại
Đây là phương thức thay đổi ý nghĩa và chức năng từ loại của từ có trước, đưa
nó sang từ loại khác với tư cách một từ riêng biệt.
VD. Của (của cải) (DT) - của (hư từ) Hòa bình (DTĐTTT) Về (ĐT) - về (GT) 2. Nghĩa của từ
Nghĩa của từ là khái niệm về từ đấy, nghĩa của từ chính là nghĩa sở thị
2.1. Thành tố ngữ nghĩa của từ
- Nghĩa sở chỉ (biểu vật): 1 cá thể sự vật mà từ chỉ ra được
- Nghĩa sở thị (biểu niệm):
sự biểu thị các lớp sự vật dưới dạng tập hợp của những đặc điểm thuộc
tính… được coi là đặc trung nhất, bản chất nhất, để phân biệt sự vật này với sự vật khác.
thể hiện quan hệ của từ ngữ âm với nghĩa
- Nghĩa sở dụng: (ngữ dụng): biểu hiện tình cảm, cảm xúc thái độ của
người nói đối với từ ngữ được biểu hiện
- Nghĩa kết cấu (cấu trúc): chỉ mối quan hệ giữa từ với các từ khác trong
hệ thống từ vựng. VD cái, con + từ -> Danh từ 2.2. Từ đa nghĩa
a. Là những từ có một số nghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác
nhau của một đối tượng, hoặc biểu thị những đối tượng khác nhau của thực tại b. Phân loại - Dựa vào nguồn gốc
Nghĩa gốc: có trước, dựa trên cơ sở nghĩa đó để xây dựng nên nghĩa khác
Nghĩa phái sinh: hình thành dựa trên cơ sở một nghĩa khác, nghĩa khác đó chính là nghĩa gốc
Nghĩa gốc: không giải thích được lí do, nhận biết một cách độc lập
Nghĩa phái sinh: giải thích được lí do (dựa vào nghĩa gốc để giải
thích), nhận biết nhờ nghĩa gốc
- Dựa vào mối quan hệ định danh giữa từ với đối tượng
Nghĩa trực tiếp (nghĩa đen): là nghĩa trực tiếp phản ánh đối tượng, từ gọi
tên sự vật một cách trực tiếp.
Nghĩa gián tiếp (nghĩa bóng): là nghĩa gián tiếp của đối tượng, từ gọi tên
sự vật một cách gián tiếp.
c. Ngữ cảnh và nghĩa của từ
- Ngữ cảnh của một từ là 1 chuỗi từ kết hợp với nó, đủ để làm cho nó
được cụ thể hóa và hoàn toàn xác định về nghĩa.
- Từ bộc lộ một nghĩa nào đó trong ngữ cảnh chứa nó là vì trong mỗi
ngữ cảnh, từ thể hiện khả năng kết hợp từ vựng và khả năng kết hợp ngữ pháp của mình.
d. Phương thức biến đổi nghĩa của từ
- Mở rộng ý nghĩa: là quá trình phát triển từ cái riêng đến cái chung, từ
cái cụ thể đến cái trừu tượng.
VD. “đẹp” ban đầu chỉ được dùng ở lĩnh vực hình thức, sau đó phát triển sang tình cảm,..
- Thu hẹp ý nghĩa: là quá trình phát triển từ cái chung đến cái riêng, từ
cái trừu tượng đến cái cụ thể.
VD: “mùi” -cảm giác do cơ quan khứu giác thu nhận, “miếng thịt có mùi”-“mùi hôi” ẨN DỤ HOÁN DỤ
Là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào
Lá hiện tượng chuyển tên gọi
sự giống nhau giữa các sự vật
từ sự vật, hiện tượng này sang
sự vật hiện tượng khác dựa
trên mối quan hệ logic giữa
các sự vật hiện tượng
+ Sự giống nhau về hnh thức
+ Quan hệ giữa toàn thể và bộ phận
- Răng(người): răng lược, răng và ngược lại bừa
- Bộ phận gọi tên cho toàn thể.
- Mũi (người): mũi thuyền, mũi VD. Má hồng (ng con gái), dao đầu xanh (ng trẻ),…
- Toàn thể gọi tên cho bộ
- Chân (người): chân bàn, chân phận ghế
VD. Ngày công (một ngày có
24h, ngày công chỉ có 8h lấy
+ sự giống nhau về thuộc tính, tính chất
8h gọi cho cả ngày), đêm ca
- Đất khô, tình cảm khô,… nhạc,…
+ Lấy cái chứa đựng thay cho cái
+ lấy cái cụ thể biểu thị cái trừu tượng. được chứa đựng.
- Nắm vững kiến thức, nắm - VD. Ăn 3 bát(cái chứa bài, nắm tình hình,…
đựng là bát, được chứa
đựng là cơm, thay vì nói ăn
+ lấy đặc điểm, tính chất của sự việc 3 bát cơm thì nói ăn 3 chuyển sang cho sự vật. bát),..
Tàu chạy, thời gian đi, gió gào + Lấy nguyên liệu gọi tên cho sản phẩm. thé,…
- VD. “bạc” (tiền), mì (bát mì (khoai mì)),…
+ Lấy bộ phận con người thay bộ phận quân áo. - VD. cổ áo, tay áo,…
CHƯƠNG 4. PHƯƠNG THỨC NGỮ PHÁP QUAN HỆ CÚ PHÁP
1. Phương thức ngữ pháp
PTNP là biện pháp, (cách) sử dụng những phương tiện ngữ pháp để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp.
8 phương thức ngữ pháp a. Phương thức phụ tố
Dùng các loại phụ tố kết hợp với căn tố để biểu thị ngữ pháp của căn tố.
VD. Dùng hậu tố “s” để biểu thị số nhiều: cats, dogs,…
Dùng hậu tố “ed” để biểu thị quá khứ: worked, learned,… o Phân biệt: Work + er -> worker Un + happy -> unhappy
Thay đổi ý nghĩa từ vựng, đây là phương thức phụ gia trong cấu tạo từ Work + ed -> worked Cat + s -> cats
Thay đổi ý nghĩa ngữ pháp, ptpg trong ngữ pháp
b. Phương thức luân chuyển ngữ âm (biến hình bên trong từ căn)
- Đây là phương thức biến đổi nội bộ/biến tố bên trong. Biến đổi một bộ
phận của chính tố bằng những quy luật ngữ âm nhất định. o VD. Tooth – teeth o Man – men o Sing – sang
Đây là sử dụng phổ biến trong ngôn ngữ biến hình.
c. Phương thức thay thế căn tố (thay căn)
- Đây là phương thức thay chính tố. Thay đổi hẳn vỏ ngữ âm của đơn vị
ngôn ngữ (thay thế từ căn của đơn vị vốn có bằng một căn tố khác). o Go – went o Good – better o To be – is/am/are d. Phương thức trọng âm
- Đây là phương thức thay đổi vị trí của trọng âm để biểu thị và phân
biệt ý nghĩa ngữ pháp của đơn vị ngôn ngữ. o
Record (n) & record (v) o
Present (n,adj) & present (v)
phổ biến cho loại hình ngôn ngữ biến hình e. Phương thức lặp
- Đây là phương thức lặp lại toàn phần hoặc một phần vỏ ngữ âm của
chính tố để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. o
VD. người -> người người o Nhà -> nhà nhà o Ngày -> ngày ngày (số ít -> số nhiều) Phân biệt với : xanh -> xanh xanh nhỏ -> nho nhỏ vội -> vội vàng
(Đây là phương thức láy trong phương thức cấu tạo từ, tạo ra từ láy có ý nghĩa
từ vựng khác với từ gốc. Không giống với phương pháp lặp trong ngữ pháp có ý
nghĩa từ vựng không thay đổi mà thay đổi ý nghĩa ngữ pháp.) f. Phương pháp hư từ
- sử dụng hư tù (kết hợp với từ) để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp. Đây là
phương pháp sử dụng phương tiện ngoại từ. o
Vd. “những” + DT = số nhiều o
“của” biểu thị sở hữu o
“đã, đang,…” biểu thị thời gian TA. Will/shall : tương lai
phổ biến trong loại hình ngôn ngữ đơn lập
g. Phương pháp trật tự từ
- Dùng các trật tự từ khác nhau để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. o
Bộ phim này chiếu lúc nào? đã chiếu o
lúc nào chiếu bộ phim này? Chưa chiếu
Phương pháp quan trọng trong loại hình ngôn ngữ đơn lập
h. Phương pháp ngữ điệu
- Dùng ngữ điệu để khác nhau biểu thị ý nghĩa ngữ pháp (ý nghĩa tình thái) o You are a student ` o You are a student ‘
3. Quan hệ ngữ pháp
- Quan hệ cú pháp là quan hệ giữa các thành tố tạo nên ngữ đoạn và câu.
Đây là quan hệ giữa các yếu tố đồng thời có mặt. Quan hệ này cấp cho
đơn vị một chức năng nào đó, với tư cách là một giá trị lâm thời. Giải thích o
“quan hệ giữa các thành tố tạo nên ngữ đoạn và câu”: Ngữ đoạn
hay còn được gọi là cum từ, từ là thành tố tạo nên ngữ đoạn và
câu. Cách các từ kết hợp với nhau như thế nào để tạo nên ngữ
đoạn và câu đó chính là quan hệ cú pháp. o
” đồng thời có mặt”:Yếu tố đồng thời có mặt đó chính là ngữ
đoạn, quan hệ ngữ đoạn chính là quan hệ cú pháp. o
“cung cấp… lâm thời”:
Hòa bình + cái, con, chiếc -> danh từ
+ đã, đang -> động từ
+ rất, quá -> tính từ
(chức năng của từ vựng thay đổi) - Vd: Từ “sách”
Tôi đọc sách (bổ ngữ)
Sách là kho tàng tri thức…(chủ ngữ)
( vì có quan hệ cú pháp khác nhau nên từ “sách” ở hai câu
có chức năng ngữ pháp khác nhau)
- Trong một câu cần xác định yếu tố nào là chính, yếu tố nào là phụ, yếu
tố nào phụ cho yếu tố nào để có thể hiểu ý nhau. Câu mơ hồ về cấu
trúc là những câu mà trong đó ta không biết từ nào kết hợp với từ nào,
ngữ đoạn nào kết hợp với ngữ đoạn nào dẫn đến việc mơ hồ về ý nghĩa.
Công việc nhà chồng chị ấy lo liệu tất cả. Mơ hồ
Nếu biết yếu tố chính, phụ có thể đạt được đúng mục đích giao tiếp Cv nhà,… Cv, nhà…
- Phân biệt quan hệ cú pháp với tôn ti và đối vị.
3.1. Cách nhận biết quan hệ cú pháp trong câu
- Hai điều kiện để 2 từ (ngữ đoạn = cụm từ) có quan hệ cú pháp với nhau
Điều kiện 1: Có thể được xem là dạng rút gọn của một kết cấu phức tạp hơn.
Điều kiện 2. Có ít nhất một thành tố có thể được thay thế bằng từ nghi vấn (Ai? Con gì? Cái gì?)
- Tất cả những sinh viên mới đều rất chăm chỉ
- Tất cả những sinh viên mới đều rất chăm chỉ - Tất cả những
sinh viên mới đều rất chăm chỉ
2 câu đầu là quan hệ cú pháp (cụm từ, có thể thay bằng từ nghĩ
vấn”Ai đều rất chăm chỉ”, ở điều kiện 1 vì khi trả lời câu hỏi “Ai
đều rất chăm chỉ” thay vì trả lời “tất cả những sv mới đều rất chăm
chỉ” có thể trả lời ngắn gọn “những sinh viên mới”, câu cuối là hư từ)
3.2. Các loại quan hệ cú pháp
a. Quan hệ đẳng lập
- Là quan hệ bình đẳng về mặt ngữ pháp giữa các yếu tố với nhau. Được thể hiện ở chỗ: o
Có vai trò như nhau trong việc quyết định đặc điểm ngữ pháp của cả tổ hợp o
Có khả năng như nhau để làm đại diện cho toàn bộ tổ hợp trong
quan hệ với yếu tố bên ngoài tổ hợp.
- 4 kiểu quan hệ đẳng lập: o
Quan hệ liệt kê: Các yếu tố của một quan hệ liệt kê thường được
nối kết bởi các từ như và, với, cùng,… Anh và em,… o
Quan hệ lựa chọn: …thường được kết nối bởi các liên từ như hay, hoặc,…
Đi hay ở, hoặc nó hoặc tôi,… o
Quan hệ giải thích: Là quan hệ giữa những danh từ hay danh
ngữ cùng chỉ một đối tượng. Có thể dùng từ “là” để xác lập một quan hệ giải thích.
Bạn Lan, lớp trưởng lớp tôi (học rất giỏi) hoặc bạn
Lan là lớp trưởng lớp tôi (học rất giỏi). o
Quan hệ qua lại:…thường được kết nồi bởi các từ: tuy…những, vì…nên,…
Vì trời mưa nên đường trơn trượt. b. Quan hệ chính phụ
- Là quan hệ giữa những yếu tố không bình đẳng với nhau về mặt ngữ
pháp, theo đó, có thành tố đóng vai trò chính (thành tố trung tâm), có
thành tố đóng vai trò phụ.
Thành tố chính chỉ có 1
Thành tố phụ có 1 hoặc nhiều o Ví dụ
Tất cả(ttp) sinh viên(ttc) ngồi cuối lớp ấy(ttp)//đều rất(ttp) chăm chỉ(ttc)
- Sự không bình đẳng thể hiện :
+ Thành tố chính quy định đặc điểm ngữ pháp của toàn bộ tổ hợp
cụm 1: sinh viên là danh từ, là chính quyết định toàn bộ
đặc điểm ngữ pháp ta được cụm danh từ
cụm 2: chăm chỉ là ttc ta được cụm tính từ
+ Chỉ có ttc mới có khả năng đại diện cho toàn bộ tổ hợp trong
quan hệ với yếu tố bên ngoài tổ hợp.
cụm 1. Sinh viên là ttc -> chỉ sinh viên mới có quan hệ với cụm 2
Cụm 2. Chăm chỉ đại diện cho cụm 2, chỉ chăm chỉ mới có qh với cụm 1
- Cách phân biệt thành tố chính, phụ o
Đối với ngôn ngữ biến hình : hình thái của thành tố chính chi
phối hình thài của thành tố phụ
VD. Quan hệ giữa N & adj : N là chính
S,V trong ngôn ngữ biến hình : S là chính, V phải chia theo S o
Đối với ngôn ngữ đơn lập:
Thực tư kết hợp với hư từ, thực từ luôn là thành tố chính.
thực từ kết hợp với thực từ, thực từ đứng trước là chính
c. quan hệ chủ vị (cụm chủ vị)
- là quan hệ cú pháp giữa hai thành tố phụ thuộc vào nhau. Đây là quan
hệ thường được thấy giữa hai thành tố làm nên nòng cốt câu đơn theo ngữ pháp truyền thống. o
VD.em bé ngủ, xe máy hỏng -> không phải quan hệ chủ vị o
Em bé ngủ (cụm chủ vị)// còn tôi đi chơi -> qhcv
- Các ngôn ngữ biến hình: quan hệ chủ - vị được biểu thị thông qua sự
phù ứng về ngôi, số, giống,…giữa hai thành tố.
- Các ngôn ngữ đơn lập: quan hệ chủ - vị được biểu thị trước hết bằng trật tự từ.
KẾT LUẬN: Quan hệ cú pháp là mối quan hệ giữa các từ tạo nên cụm từ và câu.
Cung cấp cho từ chức năng nào đó có giá trị lâm thời. Đây là quan hệ của các
yếu tố đồng thời có mặt.
3.3. Phân biệt các loại quan hệ cú pháp
Có 3 tiêu chí để phân biệt:
a. Tiêu chí về khả năng đại diện
- Đối với quan hệ đẳng lập: Các thành tố cấu tạo có khả năng đại diện ngang nhau.
- Đối với quan hệ chính phụ: chỉ thành tố chính có khả năng đại diện
- Đối với quan hệ chủ-vị: không có thành tố có khả năng đại diện.
b. Tiêu chí về chức năng cú pháp
- đối với quan hệ đẳng lập: được xác định khi ta đặt toàn bộ tổ hợp vào
một kết cấu phức tạp hơn.
VD. Em và anh (CN) // thông minh và chăm chỉ. (VN)
Thông minh và chăm chỉ (CN)//là 2 đức tính…
- đối với quan hệ chính phụ: chức năng của thành tố phụ có thể xác lập
ngay, chức năng của thành tố chính được xác định khi đặt thành tố đó
vào một kết cấu phức tạp hơn.
VD. Những sinh viên mới ấy//đều rất chăm chỉ.
Chúng tôi dạy//những sinh viên mới ấy.
(TTP luôn bổ nghĩa cho TTC->xác định được ngay chức năng của
thành tố phụ, những TTC cần phải được đặt vào một kết cấu phức tạp
hơn, cần đưa vào một câu mới biết nó thực hiện chức năng nào. C1: CN, C2:VN)
- Đối với tổ hợp chủ vị: Chức năng cú pháp được xác định mà không
cần đặt tổ hợp vào trong kết cấu phức tạp hơn. VD. Sinh viên//chăm chỉ
c. Tiêu chí về cách đặt câu hỏi
- Đối với tổ hợp đẳng lập: có thể đặt câu hỏi giống nhau.
VD. Em và anh (em và ai?, ai và anh?)
- Đối với tổ hợp chính phụ: đặt câu hỏi cho ttp VD. Bàn gỗ (bàn gì?)
- Đối với tổ hợp chủ vị: có thể đặt câu hỏi cho cả 2 thành tố.
VD. Sinh viên // chăm chỉ . (ai chăm chỉ?, sinh viên như thế nào?)