Đề cương ôn tập môn Dẫn luận ngôn ngữ | Đại Học Hà Nội
Đề cương ôn tập môn Dẫn luận ngôn ngữ | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Đề cương dẫn luận ngôn ngữ
VĐ1: Các đặc trưng của ngôn ngữ(Lê Ngân) Tính võ đoán:
Khái niệm: giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt của tín hiệu ngôn ngữ không có mối quan hệ tự
nhiên nội tại nào. Việc dùng âm này hay âm kia để biểu thị ý nghĩa này hay ý nghĩa khác do xã hội quy ước.
tính võ đoán là cơ sở của hiện tượng đồng âm và đồng nghĩa. Tính võ đoán có quan hệ mật thiết với
các đặc trưng khác ví dụ như nhờ tính võ đoán mà khả năng sinh sản từ mới của ngôn ngữ là vô tận,
hay một vỏ âm thanh có thể mang nhiều nghĩa thể hiện tính đa trị Tính hình tuyến:
Khái niệm: khi đi vào hoạt động, các tín hiệu ngôn ngữ xuất hiện kế tiếp nhau tạo thành các chuỗi
theo chiều rộng của thời gian.
Tính hình tuyến là cơ sở tạo ra các âm tiết và quan hệ kết hợp giữa các đơn vị ngôn ngữ. Đó là yếu tố
quan trọng giúp người ta phân tích các đơn vị ngôn ngữ tạo điều kiện để nghiên cứu các đặc trưng khác. Tính phân đoạn đôi:
Bậc 1: Các đơn vị tự thân không mang nghĩa
Bậc 2: Những đơn vị mang nghĩa (do các đơn vị không mang nghĩa kết hợp với nhau theo những quy tắc nhất định)
Tính phân đoạn đôi là cơ sở tạo nên câu, ngữ đoạn, từ và các yếu tố cấu tạo hoặc biến đổi hình thái
của từ và các âm. Sự kết hợp giữa các đơn vị ngôn ngữ dẫn đến khả năng sản sinh ngôn ngữ với số lượng vô cùng lớn.
4. Ngôn ngữ có tính sản sinh
Một vài đơn vị ngôn ngữ có sẵn sản sinh ra rất nhiều đơn vị ngôn ngữ mới.
5. Ngôn ngữ có tính đa trị
Một âm thanh có nhiều ý nghĩa
Một ý nghĩa có nhiều âm thanh
6. Sự biểu hiện của ngôn ngữ không bị chế định về không gian, thời gian.
Ngôn ngữ đại diện, thay thế cho những cái được nó thể hiện gọi tên. Cái được thể hiện của ngôn ngữ
dù bản tính vật chất hay phi vật chất, hiện thực hay phi hiện thực,.. đều không quan trọng, ở đây chỉ
cần sự tồn tại của chúng về mặt văn hóa - xã hội.
Bởi thế ngôn ngữ không bị hạn chế về thời gian và không gian trong giao tiếp khi nói về bất kì sự vật , hiện tượng,.. nào.
VĐ2: Chức năng của các bộ phận trong bộ máy phát âm (Anh Đào) + (Quỳnh)
Khoang miệng, khoang yết hầu, khoang mũi, phổi
Không chỉ để thực hiện chức năng nói
Khi để thực hiện chức năng nói, luồng hơi từ phổi đi lên qua bộ máy âm thanh trong trạng thái “sắp
đặt”’, “uốn nắn” theo hình dạng, kích thước khác nhau
Cơ quan hô hấp: phổi, thùy, khí quản.
Không trực tiếp tạo ra âm thanh mà chỉ cung cấp “hơi” hay “năng lượng” Thanh quản:
Lời nói phát ra do luồng không khí thở ra từ phổi tác động lên các nếp thanh âm.
Sự căng và vị trí của nếp thanh âm ảnh hưởng đến tần số âm thanh.
m thanh thay đổi là do sự cộng hưởng của các xoang mũi, hốc mũi, miệng, hầu và sự trợ giúp của môi, lưỡi, cơ màn hầu. Dây thanh:
Nằm trong thanh quản, có thể mở, khép, có khả năng rung, căng chùng
Đóng vai trò như nguồn âm thanh, nằm trong khoang cộng hưởng tạo ra những âm thanh phát ra rất nhỏ đầu tiên
Khoang miệng, khoang yết hầu:
Khoang miệng: Môi, răng, lợi, lưỡi, ngạc, mạc
Khoang yết hầu: nằm trong khoang miệng, được ngăn cách khi lưỡi nâng lên đóng kín đường thông khoang mũi
Lưỡi + hai môi + răng cửa hàm trên: Thay đổi hình dáng, thể tích khoang miệng, thay đổi lối thoát/
cách thoát của luồng hơi, thay đổi âm sắc của âm thanh
=> Đóng vai trò như những hộp cộng hưởng, làm biến đổi các âm do dây thay tạo nên
Khoang mũi: Hộp cộng hưởng, có kích thước, hình dáng cố định, khi khoang miệng bị chặn, luồng hơi
đi qua khoang mũi tạo ra những âm có bản sắc riêng, âm có tính mũi
VĐ3: Phân biệt cơ quan phát âm chủ động và thụ động (Đào)
Cơ quan phát âm chủ động: Lưỡi, môi, hàm dưới, mạc, lưỡi gà, dây thanh Có thể di chuyển
Sự chuyển động hướng đến cơ quan phát âm thụ động
Cơ quan phát âm thụ động: răng, lợi, ngạc cứng
Đứng im làm điểm tự, điểm tiếp xúc
Tùy vào việc tiếp xúc như thế nào để tạo ra các âm thanh khác nhau
VĐ4: Nội dung của các âm vị phụ âm đầu của Tiếng Việt Tiêu chí khu biệt:
Về phương thức: tắc/ xát, vang/ồn, hữu thanh/vô thanh
Về tiêu chí định vị: môi, đầu lưỡi bẹt/quặt, mặt lưỡi, gốc lưỡi, thanh hầu
Danh sách phụ âm đầu + chữ viết +ví dụ:
VĐ5: Quan hệ âm tố- âm vị