-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương ôn tập - Môn Kinh tế vĩ mô - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Nếu nhìn dưới giác độ phân công lao động xã hội thì thương mại được coi là một ngành kinh tế độc lập của nền kinh tế. Ngành thương mại chuyên đảm nhận chức năng tổ chức lưu thông hàng hóa và cung ứng các dịch vụ cho xã hội thông qua việc thực hiện mua bán nhằm sinh lợi. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế vĩ mô (KTVM47) 374 tài liệu
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1.1 K tài liệu
Đề cương ôn tập - Môn Kinh tế vĩ mô - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Nếu nhìn dưới giác độ phân công lao động xã hội thì thương mại được coi là một ngành kinh tế độc lập của nền kinh tế. Ngành thương mại chuyên đảm nhận chức năng tổ chức lưu thông hàng hóa và cung ứng các dịch vụ cho xã hội thông qua việc thực hiện mua bán nhằm sinh lợi. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế vĩ mô (KTVM47) 374 tài liệu
Trường: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Preview text:
lOMoARcPSD| 50032646
Họ và tên: Hoàng Thị Thúy Lớp: 45K08.2 MSSV: 191124008239 Cậu 1: Thương mại là:
Theo nghĩa rông: Thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị trường.̣ Thương
mại đồng nghĩa với kinh doanh được hiểu như là các hoạt động kinh tế nhằm mục đích
sinh lời của các chủ thể kinh doanh trên thị trường (thương nhân)
Theo nghĩa hẹp: Theo Luật thương mại 2005: ”Thương mại là quá trình mua bán hàng hóa,
dịch vụ trên thị trường, là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa.” Thương mại có thể được
xem là khâu quan trọng của nền kinh tế - là khâu phân phối lưu thông Thương mại là một
ngành của nền kinh tế vì:
Nếu nhìn dưới giác độ phân công lao động xã hội thì thương mại được coi là một ngành
kinh tế độc lập của nền kinh tế. Ngành thương mại chuyên đảm nhận chức năng tổ chức
lưu thông hàng hóa và cung ứng các dịch vụ cho xã hội thông qua việc thực hiện mua bán nhằm sinh lợi. Câu 2:
• Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách về phát triển thương mại và thị trường trong nước;
phát triển thương mại và bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, các mặt hàng thiết yếu cho
miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và đồng bào dân tộc theo quy định
của pháp luật; về phương thức giao dịch và loại hình kinh doanh thương mại theo quy định của pháp luật;
• Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành chỉ đạo, điều tiết lưu thông hàng hóa;
• Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương quản lý và phát triển dịch vụ thương mại
theo quy định của pháp luật;
• Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính điều hành giá đối với một số mặt hàng theo quy định của pháp luật;
• Xây dựng chiến lược XTTM quốc gia, cơ chế hỗ trợ tham gia hoạt động XTTM, xây dựng
và ban hành Chương trình XTTM quốc gia, chiến lược, chính sách xúc tiến thương mại và
xúc tiến đầu tư phát triển ngành Công Thương trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; lOMoARcPSD| 50032646
• Quản lý, theo dõi nguồn ngân sách nhà nước cho các hoạt động XTTM hàng năm theo quy định pháp luật;
• Nghiên cứu thị trường nhằm hoạch định chính sách XTTM, xúc tiến đầu tư phát triển ngành
Công Thương và hỗ trợ doanh nghiệp; cung cấp thông tin thị trường, ngành hàng, hỗ trợ
các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức XTTM trong nước và quốc tế; tổ chức các hoạt
động nghiên cứu, phát triển thị trường, sản phẩm;
• Tổ chức và thực hiện các hoạt động XTTM, xúc tiến đầu tư phát triển ngành Công Thương;
tổ chức hoạt động giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài; quản lý các Trung tâm giới thiệu sản
phẩm, Trung tâm thương mại, Trung tâm XTTM của Việt Nam ở nước ngoài;
• Thực hiện quảng bá XTTM, xúc tiến đầu tư phát triển ngành Công Thương trên các phương
tiện truyền thông trong nước và quốc tế. Câu 3:
Sau khi đọc được đề xuất của Bộ Giao thông vận tài áp giá sàn (bằng 20% giá trần) với vé
chuyến bay nội địa từ đầu tháng 11 năm 2021 đến tháng 10 năm 2022 thì em thấy với đề
xuất mức giá sàn tối thiểu như trên theo em nghĩ sẽ không giải quyết được bài toán "cứu
VN Airline thoát lỗ" vì các hãng hàng không sẽ tìm các cách "hóa giải" việc áp dụng mức giá sàn như sau:
1. Hãng Hàng không sẽ miễn phí các khoản thuế, lệ phí sân bay cho khách bay (sau
khikhấu trừ giá sẽ về lại gần 0 đồng).
2. Hãng Hàng không sẽ tìm cách khuyến mãi hoặc tặng quà (bằng hiện vật hoặc tiền
mặtvào tài khoản để mua vé máy bay) với giá trị tương đương với giá vé tối thiểu.
3. Khách bay sẽ được ưu đãi hoặc miễn phí sử dụng các dịch vụ đi kèm với các đối táccủa
hãng hàng không (giá trị tương đương giá tối thiểu). Thực chất hãng Hàng không sẽ thanh toán.
4. Việc áp dụng mức giá sàn thì người bất lợi ở đây là người dân trong nước. Không cóthu
nhập vì dịch giờ lại tăng giá vé vì giá sàn. Giá vé càng cao càng ít người đi máy bay, thiệt
hại ở đây là cả hãng bay và người dân.
-> Điều đặc biệt cần nói ở đây là đề xuất này “Không phù hợp thông lệ quốc tế”: lOMoARcPSD| 50032646
• Một số quốc gia đã từng quy định mức giá tối thiểu vé máy bay nội địa đều gặp khó khăn
trong việc kiểm soát giá bán của các hãng hàng không. Do đó, họ đã bãi bỏ quy định giá
sàn vé máy bay nội địa.
• Nó cũng gây nên tình trạng bất bình đẳng giữa các hãng hàng không, hạn chế tính cạnh
tranh; sẽ gặp phải những phản ứng từ người tiêu dùng… do làm hạn chế khả năng tiếp cận
của một bộ phận hành khách đi máy bay với những mức giá ưu đãi.
• Kết quả với giá vé máy bay hạng phổ thông cơ bản, có Vietnam Airlines và Pacific Airlines
đề xuất quy định giá tối thiểu. Vietjet đề xuất không áp giá sàn. Bamboo Airways đề xuất
bỏ quy định Nhà nước định giá trên các đường bay khai thác bởi 3 hãng trở lên. Câu 4:
Mỗi tỉnh / thành phố phải xây dựng và thực hiện Quy hoạch phát triển thương mại
của địa phương mình vì:
+ Quy hoạch thương mại là một bản luận chứng khoa học về sự phát triển của ngành thương
mại trên cả nước hoặc trên các vùng lãnh thổ với sự bố trí, sắp xếp một cách hợp lý các
nguồn lực để tổ chức phân phối và lu thông hàng hoá dịch vụ theo cơ chế thị trường sao
cho có hiệu quả nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu tiêu dùng của xã hội và dân chúng, phát
triển kinh tế – xã hội của cả nước.
+ Là khâu đột phá để phát triển sản xuất và xuất khẩu. Bởi lẽ quá trình tái sản xuất vận
động liên tục, phân phối và lưu thông có lúc chúng là điểm khởi đầu của sản xuất và tiêu dùng
+ Trong điều kiện kinh tế thị trường có nhiều biến động phức tạp, sự tiến bộ của khoa học
kỹ thuật, sự phát triển đa dạng về phương thức và hình thức tổ chức kinh doanh thương
mại dịch vụ hiện đại thì quy hoạch phát triển thương mại của cả nước, mỗi vùng và địa
phương đòi hỏi phải có nhiều kịch bản và phương án khác nhau, thích ứng với những đặc
điểm và bước đi khác nhau của từng thời kỳ
+ Tỉnh, thành phố là một đơn vị hành chính – lãnh thổ có vị trí rất quan trọng, là nơi trực
tiếp quản lý một cơ cấu kinh tế lãnh thổ nằm trong cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất. +
Quy hoạch chính là nền tảng, cơ sở để lập các kế hoạch phát triển, từ đó, giúp nền kinh tế
địa phương phát triển bền vững và ổn định hơn trong tương lai, lOMoARcPSD| 50032646
+ Mỗi tỉnh / thành phố đều cần quy hoạch để có thể thực hiện việc phân bố, sắp xếp
các hoạt động thương mại trên địa bàn để cụ thể hoá chiến lược phát triển kinh tế xã
hội ở địa phương đó theo thời gian.
+ Việc quy hoạch phát triển thương mại để đưa ra mục tiêu và đánh giá tình tình thực hiện
kế hoạch thương mại 5 năm: những mục tiêu, kế hoạch đã đạt được; những khó khăn, tồn
tại; những bài học kinh nghiệm.
+ Mỗi tỉnh / thành phố có những đặc điểm khác nhau nhất định về mức độ phát triển kinh
tế, trình độ dân cư. ... nên mỗi địa phương cần tư thực hiện những quy hoạch phát triển
thương mại phù hợp với chính những đặc điểm đó của địa phương mình.