Đề cương ôn tập môn Lý luận dạy học | Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Đề cương ôn tập môn Lý luận dạy học | Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 20 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Đề cương ôn tập môn lí luận dạy học
Phần 1: Quá trình dạy học
I, khái quát về quá trình dạy học 1. khái niệm:
Quá trình dạy học là quá trình dưới sự tổ chức hướng dẫn của người giáo viên;
người học tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo, tự tổ chức điều khiển hoạt động
học của mình, nhằm thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ dạy học.
Hoạt động học là hoạt động
tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức, tự điều khiển
nhằm thu nhập, xử lý, biến đổi thông tin bên ngoài thành tri thức của bản thân
Hoạt động dạy là hoạt động mà người giáo viên là chủ thể, giữ vai trò chủ đạo
trong quá trình dạy học; với hoạt động có chức năng tổ chức, hướng dẫn, tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động học của học sinh
2. Bản chất của quá trình dạy học
-Giáo viên tổ chức, hướng dẫn quá trình nhận thức, thực hành có tính độc đáo của
học sinh nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học.
-Hoạt động nhận thức: - đối tượng: tri thức kĩ năng, kĩ xảo được các nhà khoa học nghiên cứu
- được thực hiện theo phương pháp của các nhà khoa học
- kết quả: hình thành tri thức.
-Hoạt động thực hành: - đối tượng: các lý thuyết đã học.
- phương pháp: tuân thủ các nguyên tắc, nguyên lý.
- kết quả: phát triển kĩ năng, kĩ xảo.
3. Nhiệm vụ dạy học.
- Tổ chức, hỗ trợ học sinh chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng.
- Tổ chức, hỗ trợ học sinh phát triển trí tuệ, tư duy.
- Tổ chức, hỗ trợ học sinh hình thành tư tưởng, thế giới quan khoa học, những
phẩm chất đạo đức để phát triển nhân cách toàn diện.
4. Động lực của quá trình dạy học.
- khái niệm: động lực của quá trình dạy học là kết quả của việc giải quyết các mâu
thuẫn vốn có của quá trình dạy học. Trong đó bản chất của mâu thuẫn cơ bản chính
là mâu thuẫn giữa yêu cầu, nhiệm vụ học tập do giáo viên đề ra với trình độ nhận thức.
- mâu thuẫn trở thành động lực khi: - học sinh hiểu rõ mâu thuẫn đó.
- nhiệm vụ đặt ra vừa sức với nhận thức
(tương ứng với vùng giới hạn trên của vùng phát triển trí tuệ gần nhất của HS mà
họ có thể giải quyết được với sự nỗ lực cao nhất về trí lực và thể lực)
- tiến hành theo tiến trình dạy học logic từ dễ đến khó.
5. Logic của quá trình dạy học.
Khái niệm: là sự phù hợp giữa nội dung dạy học với trình độ nhận thức của học sinh từ dễ đến khó.
Các khâu của quá trình dạy học:
- kích thích thái độ học tập tích cực của học sinh.
- tổ chức điều khiển học sinh chiếm lĩnh tri thức mới
- tổ chức điều khiển học sinh củng cố tri thức, rèn luyện hình thành kỹ năng, kỹ xảo.
- tổ chức, điều khiển việc kiểm tra đánh giá HS.
6. Quy luật cơ bản của QTDH .
- Phản ánh mối quan hệ chủ yếu, tất yếu và bền vững giữa các thành tố trong cấu
trúc của quá trình dạy học. - Các quy luật(5):
Quy luật về mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa môi trường xã hội với
các thành tố của quá trình dạy học.
Quy luật về mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy của giáo
viên và hoạt động học của học sinh.
Quy luật về mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa dạy học và giáo dục.
Quy luật về mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa dạy học và sự phát triển trí tuệ.
Quy luật về mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa mục đích, nội dung,
phương pháp, phương tiện của quá trình dạy học.
7. Nguyên tắc dạy học.
Nguyên tắc dạy học là những luận điểm cơ bản có tính quy luật của lí luận dạy học,
chỉ đạo toàn bộ tiến trình dạy và học nhằm thực hiện tốt mục đích, nhiệm vụ dạy học.
*Hệ thống các nguyên tắc dạy học ở trường phổ thông bao gồm:
- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục;
- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn;
- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và tính tuần tự (tính kế thừa, đảm bảo mối liên hệ lô-gic);
- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính cụ thể và tính trừu tượng;
- Nguyên tắc đảm bảo tính vững chắc của tri thức và sự phát triển năng lực nhận thức của học sinh;
- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức chung và tính vừa sức riêng;
- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa hoạt động dạy và hoạt động học trong quá trình dạy học;
- Nguyên tắc đảm bảo tính cảm xúc tích cực của dạy học;
- Nguyên tắc đảm bảo chuyển quá trình dạy học sang quá trình tự học. II. Mục tiêu dạy học.
- Mục tiêu dạy học là kết quả mong đợi từ phía người dạy về sự phát triển nhân
cách của người học sau khi kết thúc một giai đoạn hay một quá trình dạy học
- Chức năng: chức năng định hướng và chức năng kiểm tra- đánh giá
*Yêu cầu đối với mục tiêu dạy học
- Mô tả được các kết quả, khả năng được kỳ vọng hoặc mong muốn và nội dung
hay điều kiện, môi trường mà các khả năng đó được áp dụng.
- Các mục tiêu phức hợp cần phải được xác định theo kiểu phân tích và đủ mức cụ
thể, rõ ràng đối với các hành vi, khả năng, kết quả học tập được kỳ vọng.
- Các mục tiêu phải xây dựng có tính phân hoá, phân tầng giữa các học sinh có
trình độ và năng lực khác nhau.
- Mục tiêu có tính phát triển (tạo tiềm năng, tiềm lực), thể hiện các con đường đi
tới chứ không chỉ là các điểm cuối cùng.
- Mục tiêu phải thực tế và chỉ bao gồm những gì được hiện thực hoá thành vốn tri
thức, kỹ năng, kinh nghiệm ở học sinh trong lớp học.
- Phạm vi của các mục tiêu phải đủ rộng để chứa đựng tất cả các kết quả đầu ra mà
cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm. - Mục tiêu phải đo lường được.
Phần 2. Lý thuyết học tập I. Thuyết hành vi. 1. Nội dung.
Thuyết hành vi ra đời vào năm 1913 ở Mỹ, gắn liền với tên tuổi của nhà sáng lập
J.B. Watson. Học tập là tác động qua lại giữa kích thích (Stimulus) và phản ứng
(Response). Trong dạy học, cần tạo ra những kích thích nhằm tạo ra hưng phấn,
dẫn đến các phản ứng học tập và qua đó thay đổi hànhvi. Vì vậy, quá trình học tập
được hiểu là quá trình thay đổi hành vi.
Dạy học cần tạo ra kích thích -> hưng phấn -> phản ứng học tập -> thay đổi hvi
*Các đặc điểm của cơ chế học tập theo thuyết hành vi như sau:
- Dạy học được định hướng theo hành vi đặc trưng có thể quan sát được. - Các được
quá trình học tập phức tạp
chia thành một chuỗi các bước học tập đơn giản
gồm các hành vi cụ thể , trong đó bao . - Giáo viên hỗ trợ và , tức là
khuyến khích hành vi đúng đắn
sắp xếp việc học tập
sao cho học sinh đạt được hành vi mong muốn và sẽ được phản hồi trực tiếp (khen thưởng và công nhận).
- Giáo viên thường xuyên điều chỉnh và giám sát quá trình học tập để kiểm soát
tiến độ học tập và điều chỉnh kịp thời những sai lầm.
2. Ưu điểm và hạn chế.
* Ưu điểm: học sinh có phản ứng tạo ra những hành vi học tập, và qua việc luyện
tập thường xuyên, dần thay đổi hành vi của mình. Như vậy, sự phát triển của người
học có thể lượng giá được theo mức độ người học có thể đưa những hành vi mong đợi theo yêu cầu.
vvvHS phản ứng tạo ra hvi học tập -> thường xuyên -> dần thay đổi hvi
=> Sự phát triển của người học lượng giá đc bằng mức độ HS đưa hvi mong đợi theo yêu cầu.
* Hạn chế: - Thuyết hành vi chỉ chú ý đến các kích thích từ bên ngoài; không quan
tâm nhận thức bên trong. Do vậy, việc thiết kế bài học đôi khi đi ngược với quá
trình nhận thức tự nhiên đó; học sinh có thể bị áp đặt, học vì điểm.
- Việc chia quá trình học tập thành chuỗi các hành vi đơn giản chưa
tạo ra hiểu biết đầy đủ về các mối quan hệ tổng thể.
3. Ứng dụng của thuyết hành vi.
* Thuyết hành vi được vận dụng trong việc xác định mục tiêu bài học – Là các
hành vi HS có thể thực hiện được, quan sát được sau khi học bài đó.
* Ứng dụng của thuyết hành vi trong dạy học như sau:
- Xác định mục tiêu bài học dựa trên các hành vi quan sát được, lượng hoá được
của học sinh sau bài học.
- Nhấn mạnh vai trò của việc giáo viên trong việc đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ;
giám sát, cung cấp phản hồi và điều chỉnh quá trình học tập của học sinh.
- Rèn luyện kĩ năng của học sinh.
- Dạy học chương trình hóa, đặc biệt là dạy học qua mạng trên hệ thống quản lí học tập (LMS). II. Thuyết nhận thức. 1. Nội dung.
Thuyết nhận thức (Cognitivism) ra đời vào những năm 1920 và phát triển mạnh
trong nửa sau của thế kỉ XX. * Đặc điểm:
- Các lý thuyết nhận thức nghiên cứu quá trình nhận thức bên trong với tư cách là
một quá trình xử lý thông tin.
- Quá trình nhận thức là quá trình có cấu trúc và có ảnh hưởng đến hành vi. Con
người tiếp thu các thông tin bên ngoài, xử lý và đánh giá chúng, từ đó quyết định các hành vi ứng xử.
- Trung tâm của quá trình nhận thức là các hoạt động trí tuệ: nhận biết, phân tích và
hệ thống hóa các sự kiện và hiện tượng, nhớ lại những kiến thức đã học, giải quyết
các vấn đề và phát triển, hình thành các ý tưởng mới.
- Cấu trúc nhận thức của con người không phải bẩm sinh mà hình thành qua kinh nghiệm.
- Mỗi người có cấu trúc nhận thức riêng. Vì vậy, muốn có sự thay đổi với một
người thì cần có tác động phù hợp nhằm thay đổi nhận thức của người đó.
- Con người có thể tự điều chỉnh quá trình nhận thức: tự đặt mục đích, xây dựng kế
hoạch và thực hiện. Trong đó có thể tự quan sát, tự đánh giá, tự hưng phấn, không
cần kích thích từ bên ngoài.
2. Ưu điểm và hạn chế a) Ưu điểm
Thuyết nhận thức nhấn mạnh ý nghĩa của các cấu trúc nhận thức đối với sự học
tập. Thuyết nhận thức thừa nhận tính khách quan của tri thức, nhưng cũng nhấn
mạnh vai trò của chủ thể nhận thức. b) Hạn chế
- Việc dạy học nhằm phát triển tư duy, giải quyết vấn đề cần nhiều thời gian, chuẩn
bị kĩ lưỡng và đòi hỏi cao ở năng lực của giáo viên.
- Cấu trúc quá trình tư duy không quan sát trực tiếp được nên những mô hình dạy
học nhằm tối ưu hoá quá trình nhận thức cũng chỉ mang tính giả thuyết.
3. Vận dụng thuyết nhận thức trong quá trình dạy học
Thuyết nhận thức khi được vận dụng trong dạy học dẫn đến các quan điểm dạy học sau:
- Mục đích của dạy học là tạo ra những khả năng để người học hiểu thế giới khách
quan (tự nhiên, xã hội, tư duy). Theo đó, bên cạnh kết quả học tập, giáo viên cần
chú trọng đến quá trình học tập - quá trình tư duy.
- Nhiệm vụ của giáo viên là tạo ra môi trường học tập thuận lợi, thường xuyên,
khuyến khích các quá trình tư duy; người học cần được tạo cơ hội hành động và tư
duy tích cực. Cần thiết kế nội dung cũng như các nhiệm vụ học tập phù hợp với
đặc điểm của hoạt động nhận thức của cá nhân học sinh.
- Giải quyết vấn đề có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát triển tư duy. Các quá trình
tư duy được thực hiện không chỉ thông qua các vấn đề nhỏ, đưa ra một cách tuyến
tính, mà thông qua các nội dung học tập phức hợp.
- Các phương pháp học tập có vai trò quan trọng trong quá trình học tập của người
học. Các phương pháp học tập bao gồm tất cả các cách thức làm việc và tư duy mà
người học sử dụng để tổ chức và thực hiện quá trình học tập của mình một cách hiệu quả nhất.
- Cần có sự kết hợp thích hợp giữa những nội dung do giáo viên truyền đạt và
những nhiệm vụ tự lực chiếm lĩnh và vận dụng tri thức của người học. Ngày nay
thuyết nhận thức được thừa nhận và ứng dụng rộng rãi trong dạy học. Mục tiêu
phát triển khả năng nhận thức, đặc biệt là phát triển tư duy được ưu tiên trong các
bài học. Bài học cần được xây dựng theo cách mà thông tin mới được suy ra từ
kinh nghiệm và kiến thức trước đó, và sau đó tiến dần lên tư duy bậc cao.
III. Thuyết kiến tạo. 1. Nội dung
Theo thuyết kiến tạo, các hoạt động học phải dựa vào tri thức đã học (tri thức cũ)
và vốn kinh nghiệm sống của các em. Việc học tập chính là một quá trình thích ứng
những khuôn mẫu đã có để hòa hợp được với những kinh nghiệm mới. Khi học
tập, trải nghiệm, mỗi người hình thành thế giới quan riêng của mình. * Đặc điểm
- Thuyết kiến tạo chú trọng sự tương tác giữa học sinh với nội dung học tập (hấp
dẫn, có tính thách thức) nhằm chiếm lĩnh kiến thức theo từng cá nhân. Chủ thể
nhận thức tự cấu trúc các kiến thức này vào hệ thống bên trong của mình; tri thức
của mỗi người có thể mang tính chủ quan.
- Dạy học định hướng các nội dung tích hợp, gắn liền với hiện thực cuộc sống và
nghề nghiệp của học sinh trong tương lai. Học không chỉ là khám phá mà còn là
giải thích, cấu trúc mới tri thức. Nội dung học tập luôn định hướng vào học sinh
(của học sinh, do học sinh, vì học sinh).
- Kiến thức, kĩ năng mới của học sinh dựa trên nền tảng kiến thức, kĩ năng cũ có
liên quan. Mặt khác, những trải nghiệm, kiến thức mới làm biến đổi bản thân học sinh.
- Nội dung học tập được triển khai thông qua tương tác trong nhóm, tương tác xã
hội (kiến tạo xã hội – social constructivisum).
- Học tập dựa trên sự phát hiện và sửa chữa sai lầm của học sinh.
- Đánh giá hoạt động học không chỉ đánh giá kết quả học tập, mà còn đánh giá cả
quá trình đi tới kết quả đó. * Nguyên tắc
- Hoạt động học phải xuất phát từ những sự vật, hiện tượng gần gũi với học sinh,
gây hứng thú khiến các em phải tìm hiểu bản chất vấn đề.
- Mục đích của việc học tập là mỗi cá nhân học sinh phải tự tìm ra được bản chất
của sự vật, hiện tượng; không chỉ đơn thuần là việc ghi nhớ những câu trả lời đúng,
lặp lại nội dung người khác đã tìm ra.
- Quá trình chiếm lĩnh tri thức của học sinh tập trung vào các khái niệm cơ bản,
nền tảng, chứ không phải là các sự kiện rời rạc, riêng lẻ.
- Hoạt động học có sự tham gia của ngôn ngữ; ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng có
ảnh hưởng đến việc tiếp nhận tri thức mới.
- Học là hoạt động suốt đời, cần có thời gian. Chìa khóa dẫn đến học tập có hiệu quả là động lực.
- Các hoạt động thực hành là cần thiết cho việc học tập, đặc biệt ở trẻ nhỏ, nhưng
không phải là điều kiện đủ. Giáo viên cần cung cấp cho học sinh những hoạt động
tích hợp cả tư duy và hành động.
2. Ưu điểm và hạn chế
* Ưu điểm: Lý thuyết kiến tạo trong dạy học đi theo hướng tích cực hoá nhận thức
của học sinh, giúp các em tự tìm kiếm, phát hiện, khám phá ra vấn đề và giải quyết
các vấn đề đó trong quá trình dạy học. Như vậy, học sinh chiếm lĩnh tri thức thông
qua các hoạt động mà ở đó giáo viên có vai trò tổ chức, định hướng.
* Hạn chế: -Dạy học theo thuyết kiến tạo đòi hỏi thời gian lớn, yêu cầu cao về
năng lực giáo viên và phụ thuộc vào tính tích cực, tự lực của học sinh.
- Có một số quan điểm cực đoan: phủ định hoàn toàn sự tồn tại của tri thức khách
quan; người học phải tự mình kiến tạo tri thức; đòi hỏi nội dung học tập luôn phải
hấp dẫn với học sinh; tuyệt đối hoá vai trò của việc trao đổi, tranh luận trong nhóm
mà ít chú trọng đến hoạt động tự lực cá nhân.
3. Ứng dụng vào quá trình dạy học
Thuyết kiến tạo được chú ý trong những năm gần đây, thách thức một cách cơ bản
tư duy truyền thống về dạy học. Không phải người dạy, mà là người học trong sự
tương tác với nội dung học tập là trung tâm của quá trình dạy học. Nhiều quan
điểm dạy học mới bắt nguồn từ thuyết kiến tạo: học tập khám phá, học tập tự điều
chỉnh, học theo tình huống, học theo nhóm, học qua sai lầm.
Phần 3. Dạy học định hướng phát triển năng lực
1. Phẩm chất, năng lực học sinh.
Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con người; cùng
với năng lực tạo nên nhân cách con người.
Theo Chương trình GDPT 2018, “năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành,
phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người
huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng
thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết
quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”
2. yêu cầu cần đạt được về phần chất và năng lực theo chương trình GDPT 2018
a, Chương trình GDPT 2018 hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm
chất chủ yếu sau: yêu nước nhân ái , chăm chỉ , trung thực , , và trách nhiệm.
Phẩm chất của người học được hình thành và phát triển bằng hai con đường: thông
qua nội dung kiến thức một số môn học và thông qua phương pháp giáo dục.
b, Chương trình GDPT 2018 hình thành, phát triển ở học sinh những năng lực cốt lõi sau:
- Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học
và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác,
năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số
môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán,
năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ,
năng lực thể chất.
3. Dạy học phát triển phẩm chất và năng lực.
3.1 Quan niệm về dạy học phát triển năng lực
Dạy học phát triển năng lực là sự “tích lũy” dần dần các biểu hiện, yếu tố của năng
lực người học để chuyển hóa và góp phần hình thành, phát triển nhân cách
Quá trình hình thành và phát triển năng lực học sinh chịu sự chi phối của các yếu tố chủ yếu sau:
Các yếu tố bẩm sinh di truyền( không do yếu tố này quyết định)
Hoàn cảnh sống (không có vai trò quyết định)
Giáo dục (giữ vai trò chủ đạo)
Tự học tập và rèn luyện (có vai trò quyết định)
3.2 Đặc điểm dạy học phát triển năng lực.
a) Nội dung dạy học: cơ bản, thiết thực, hiện đại
b) Tính tích cực của người học khi tham gia vào hoạt động học tập
c. Tăng cường những hoạt động thực hành, trải nghiệm cho HS
d. Tăng cường dạy học, giáo dục tích hợp
e. Tăng cường dạy học, giáo dục phân hóa
f. Kiểm tra, đánh giá theo năng lực, phẩm chất là điều kiện tiên quyết trong dạy
học phát triển phẩm chất, năng lựcĐề cương ôn tập môn lí luận dạy học
Phần 1: Quá trình dạy học
I, khái quát về quá trình dạy học 1. khái niệm:
Quá trình dạy học là quá trình dưới sự tổ chức hướng dẫn của người giáo viên;
người học tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo, tự tổ chức điều khiển hoạt động
học của mình, nhằm thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ dạy học.
Hoạt động học là hoạt động
tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức, tự điều khiển
nhằm thu nhập, xử lý, biến đổi thông tin bên ngoài thành tri thức của bản thân
Hoạt động dạy là hoạt động mà người giáo viên là chủ thể, giữ vai trò chủ đạo
trong quá trình dạy học; với hoạt động có chức năng tổ chức, hướng dẫn, tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động học của học sinh
2. Bản chất của quá trình dạy học
-Giáo viên tổ chức, hướng dẫn quá trình nhận thức, thực hành có tính độc đáo của
học sinh nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học.
-Hoạt động nhận thức: - đối tượng: tri thức kĩ năng, kĩ xảo được các nhà khoa học nghiên cứu
- được thực hiện theo phương pháp của các nhà khoa học
- kết quả: hình thành tri thức.
-Hoạt động thực hành: - đối tượng: các lý thuyết đã học.
- phương pháp: tuân thủ các nguyên tắc, nguyên lý.
- kết quả: phát triển kĩ năng, kĩ xảo.
3. Nhiệm vụ dạy học.
- Tổ chức, hỗ trợ học sinh chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng.
- Tổ chức, hỗ trợ học sinh phát triển trí tuệ, tư duy.
- Tổ chức, hỗ trợ học sinh hình thành tư tưởng, thế giới quan khoa học, những
phẩm chất đạo đức để phát triển nhân cách toàn diện.
4. Động lực của quá trình dạy học.
- khái niệm: động lực của quá trình dạy học là kết quả của việc giải quyết các mâu
thuẫn vốn có của quá trình dạy học. Trong đó bản chất của mâu thuẫn cơ bản chính
là mâu thuẫn giữa yêu cầu, nhiệm vụ học tập do giáo viên đề ra với trình độ nhận thức.
- mâu thuẫn trở thành động lực khi: - học sinh hiểu rõ mâu thuẫn đó.
- nhiệm vụ đặt ra vừa sức với nhận thức
(tương ứng với vùng giới hạn trên của vùng phát triển trí tuệ gần nhất của HS mà
họ có thể giải quyết được với sự nỗ lực cao nhất về trí lực và thể lực)
- tiến hành theo tiến trình dạy học logic từ dễ đến khó.
5. Logic của quá trình dạy học.
Khái niệm: là sự phù hợp giữa nội dung dạy học với trình độ nhận thức của học sinh từ dễ đến khó.
Các khâu của quá trình dạy học:
- kích thích thái độ học tập tích cực của học sinh.
- tổ chức điều khiển học sinh chiếm lĩnh tri thức mới
- tổ chức điều khiển học sinh củng cố tri thức, rèn luyện hình thành kỹ năng, kỹ xảo.
- tổ chức, điều khiển việc kiểm tra đánh giá HS.
6. Quy luật cơ bản của QTDH .
- Phản ánh mối quan hệ chủ yếu, tất yếu và bền vững giữa các thành tố trong cấu
trúc của quá trình dạy học. - Các quy luật(5):
Quy luật về mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa môi trường xã hội với
các thành tố của quá trình dạy học.
Quy luật về mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy của giáo
viên và hoạt động học của học sinh.
Quy luật về mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa dạy học và giáo dục.
Quy luật về mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa dạy học và sự phát triển trí tuệ.
Quy luật về mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa mục đích, nội dung,
phương pháp, phương tiện của quá trình dạy học.
7. Nguyên tắc dạy học.
Nguyên tắc dạy học là những luận điểm cơ bản có tính quy luật của lí luận dạy học,
chỉ đạo toàn bộ tiến trình dạy và học nhằm thực hiện tốt mục đích, nhiệm vụ dạy học.
*Hệ thống các nguyên tắc dạy học ở trường phổ thông bao gồm:
- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục;
- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn;
- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và tính tuần tự (tính kế thừa, đảm bảo mối liên hệ lô-gic);
- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính cụ thể và tính trừu tượng;
- Nguyên tắc đảm bảo tính vững chắc của tri thức và sự phát triển năng lực nhận thức của học sinh;
- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức chung và tính vừa sức riêng;
- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa hoạt động dạy và hoạt động học trong quá trình dạy học;
- Nguyên tắc đảm bảo tính cảm xúc tích cực của dạy học;
- Nguyên tắc đảm bảo chuyển quá trình dạy học sang quá trình tự học. II. Mục tiêu dạy học.
- Mục tiêu dạy học là kết quả mong đợi từ phía người dạy về sự phát triển nhân
cách của người học sau khi kết thúc một giai đoạn hay một quá trình dạy học
- Chức năng: chức năng định hướng và chức năng kiểm tra- đánh giá
*Yêu cầu đối với mục tiêu dạy học
- Mô tả được các kết quả, khả năng được kỳ vọng hoặc mong muốn và nội dung
hay điều kiện, môi trường mà các khả năng đó được áp dụng.
- Các mục tiêu phức hợp cần phải được xác định theo kiểu phân tích và đủ mức cụ
thể, rõ ràng đối với các hành vi, khả năng, kết quả học tập được kỳ vọng.
- Các mục tiêu phải xây dựng có tính phân hoá, phân tầng giữa các học sinh có
trình độ và năng lực khác nhau.
- Mục tiêu có tính phát triển (tạo tiềm năng, tiềm lực), thể hiện các con đường đi
tới chứ không chỉ là các điểm cuối cùng.
- Mục tiêu phải thực tế và chỉ bao gồm những gì được hiện thực hoá thành vốn tri
thức, kỹ năng, kinh nghiệm ở học sinh trong lớp học.
- Phạm vi của các mục tiêu phải đủ rộng để chứa đựng tất cả các kết quả đầu ra mà
cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm. - Mục tiêu phải đo lường được.
Phần 2. Lý thuyết học tập I. Thuyết hành vi. 1. Nội dung.
Thuyết hành vi ra đời vào năm 1913 ở Mỹ, gắn liền với tên tuổi của nhà sáng lập
J.B. Watson. Học tập là tác động qua lại giữa kích thích (Stimulus) và phản ứng
(Response). Trong dạy học, cần tạo ra những kích thích nhằm tạo ra hưng phấn,
dẫn đến các phản ứng học tập và qua đó thay đổi hànhvi. Vì vậy, quá trình học tập
được hiểu là quá trình thay đổi hành vi.
Dạy học cần tạo ra kích thích -> hưng phấn -> phản ứng học tập -> thay đổi hvi
*Các đặc điểm của cơ chế học tập theo thuyết hành vi như sau:
- Dạy học được định hướng theo hành vi đặc trưng có thể quan sát được. - Các được
quá trình học tập phức tạp
chia thành một chuỗi các bước học tập đơn giản
gồm các hành vi cụ thể , trong đó bao . - Giáo viên hỗ trợ và , tức là
khuyến khích hành vi đúng đắn
sắp xếp việc học tập
sao cho học sinh đạt được hành vi mong muốn và sẽ được phản hồi trực tiếp (khen thưởng và công nhận).
- Giáo viên thường xuyên điều chỉnh và giám sát quá trình học tập để kiểm soát
tiến độ học tập và điều chỉnh kịp thời những sai lầm.
2. Ưu điểm và hạn chế.
* Ưu điểm: học sinh có phản ứng tạo ra những hành vi học tập, và qua việc luyện
tập thường xuyên, dần thay đổi hành vi của mình. Như vậy, sự phát triển của người
học có thể lượng giá được theo mức độ người học có thể đưa những hành vi mong đợi theo yêu cầu.
vvvHS phản ứng tạo ra hvi học tập -> thường xuyên -> dần thay đổi hvi
=> Sự phát triển của người học lượng giá đc bằng mức độ HS đưa hvi mong đợi theo yêu cầu.
* Hạn chế: - Thuyết hành vi chỉ chú ý đến các kích thích từ bên ngoài; không quan
tâm nhận thức bên trong. Do vậy, việc thiết kế bài học đôi khi đi ngược với quá
trình nhận thức tự nhiên đó; học sinh có thể bị áp đặt, học vì điểm.
- Việc chia quá trình học tập thành chuỗi các hành vi đơn giản chưa
tạo ra hiểu biết đầy đủ về các mối quan hệ tổng thể.
3. Ứng dụng của thuyết hành vi.
* Thuyết hành vi được vận dụng trong việc xác định mục tiêu bài học – Là các
hành vi HS có thể thực hiện được, quan sát được sau khi học bài đó.
* Ứng dụng của thuyết hành vi trong dạy học như sau:
- Xác định mục tiêu bài học dựa trên các hành vi quan sát được, lượng hoá được
của học sinh sau bài học.
- Nhấn mạnh vai trò của việc giáo viên trong việc đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ;
giám sát, cung cấp phản hồi và điều chỉnh quá trình học tập của học sinh.
- Rèn luyện kĩ năng của học sinh.
- Dạy học chương trình hóa, đặc biệt là dạy học qua mạng trên hệ thống quản lí học tập (LMS).
II. Thuyết nhận thức. 1. Nội dung.
Thuyết nhận thức (Cognitivism) ra đời vào những năm 1920 và phát triển mạnh
trong nửa sau của thế kỉ XX. * Đặc điểm:
- Các lý thuyết nhận thức nghiên cứu quá trình nhận thức bên trong với tư cách là
một quá trình xử lý thông tin.
- Quá trình nhận thức là quá trình có cấu trúc và có ảnh hưởng đến hành vi. Con
người tiếp thu các thông tin bên ngoài, xử lý và đánh giá chúng, từ đó quyết định các hành vi ứng xử.
- Trung tâm của quá trình nhận thức là các hoạt động trí tuệ: nhận biết, phân tích và
hệ thống hóa các sự kiện và hiện tượng, nhớ lại những kiến thức đã học, giải quyết
các vấn đề và phát triển, hình thành các ý tưởng mới.
- Cấu trúc nhận thức của con người không phải bẩm sinh mà hình thành qua kinh nghiệm.
- Mỗi người có cấu trúc nhận thức riêng. Vì vậy, muốn có sự thay đổi với một
người thì cần có tác động phù hợp nhằm thay đổi nhận thức của người đó.
- Con người có thể tự điều chỉnh quá trình nhận thức: tự đặt mục đích, xây dựng kế
hoạch và thực hiện. Trong đó có thể tự quan sát, tự đánh giá, tự hưng phấn, không
cần kích thích từ bên ngoài.
2. Ưu điểm và hạn chế a) Ưu điểm
Thuyết nhận thức nhấn mạnh ý nghĩa của các cấu trúc nhận thức đối với sự học
tập. Thuyết nhận thức thừa nhận tính khách quan của tri thức, nhưng cũng nhấn
mạnh vai trò của chủ thể nhận thức. b) Hạn chế
- Việc dạy học nhằm phát triển tư duy, giải quyết vấn đề cần nhiều thời gian, chuẩn
bị kĩ lưỡng và đòi hỏi cao ở năng lực của giáo viên.
- Cấu trúc quá trình tư duy không quan sát trực tiếp được nên những mô hình dạy
học nhằm tối ưu hoá quá trình nhận thức cũng chỉ mang tính giả thuyết.
3. Vận dụng thuyết nhận thức trong quá trình dạy học
Thuyết nhận thức khi được vận dụng trong dạy học dẫn đến các quan điểm dạy học sau:
- Mục đích của dạy học là tạo ra những khả năng để người học hiểu thế giới khách
quan (tự nhiên, xã hội, tư duy). Theo đó, bên cạnh kết quả học tập, giáo viên cần
chú trọng đến quá trình học tập - quá trình tư duy.
- Nhiệm vụ của giáo viên là tạo ra môi trường học tập thuận lợi, thường xuyên,
khuyến khích các quá trình tư duy; người học cần được tạo cơ hội hành động và tư
duy tích cực. Cần thiết kế nội dung cũng như các nhiệm vụ học tập phù hợp với
đặc điểm của hoạt động nhận thức của cá nhân học sinh.
- Giải quyết vấn đề có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát triển tư duy. Các quá trình
tư duy được thực hiện không chỉ thông qua các vấn đề nhỏ, đưa ra một cách tuyến
tính, mà thông qua các nội dung học tập phức hợp.
- Các phương pháp học tập có vai trò quan trọng trong quá trình học tập của người
học. Các phương pháp học tập bao gồm tất cả các cách thức làm việc và tư duy mà
người học sử dụng để tổ chức và thực hiện quá trình học tập của mình một cách hiệu quả nhất.
- Cần có sự kết hợp thích hợp giữa những nội dung do giáo viên truyền đạt và
những nhiệm vụ tự lực chiếm lĩnh và vận dụng tri thức của người học. Ngày nay
thuyết nhận thức được thừa nhận và ứng dụng rộng rãi trong dạy học. Mục tiêu
phát triển khả năng nhận thức, đặc biệt là phát triển tư duy được ưu tiên trong các
bài học. Bài học cần được xây dựng theo cách mà thông tin mới được suy ra từ
kinh nghiệm và kiến thức trước đó, và sau đó tiến dần lên tư duy bậc cao.
III. Thuyết kiến tạo. 1. Nội dung
Theo thuyết kiến tạo, các hoạt động học phải dựa vào tri thức đã học (tri thức cũ)
và vốn kinh nghiệm sống của các em. Việc học tập chính là một quá trình thích ứng
những khuôn mẫu đã có để hòa hợp được với những kinh nghiệm mới. Khi học
tập, trải nghiệm, mỗi người hình thành thế giới quan riêng của mình. * Đặc điểm
- Thuyết kiến tạo chú trọng sự tương tác giữa học sinh với nội dung học tập (hấp
dẫn, có tính thách thức) nhằm chiếm lĩnh kiến thức theo từng cá nhân. Chủ thể
nhận thức tự cấu trúc các kiến thức này vào hệ thống bên trong của mình; tri thức
của mỗi người có thể mang tính chủ quan.
- Dạy học định hướng các nội dung tích hợp, gắn liền với hiện thực cuộc sống và
nghề nghiệp của học sinh trong tương lai. Học không chỉ là khám phá mà còn là
giải thích, cấu trúc mới tri thức. Nội dung học tập luôn định hướng vào học sinh
(của học sinh, do học sinh, vì học sinh).
- Kiến thức, kĩ năng mới của học sinh dựa trên nền tảng kiến thức, kĩ năng cũ có
liên quan. Mặt khác, những trải nghiệm, kiến thức mới làm biến đổi bản thân học sinh.
- Nội dung học tập được triển khai thông qua tương tác trong nhóm, tương tác xã
hội (kiến tạo xã hội – social constructivisum).
- Học tập dựa trên sự phát hiện và sửa chữa sai lầm của học sinh.
- Đánh giá hoạt động học không chỉ đánh giá kết quả học tập, mà còn đánh giá cả
quá trình đi tới kết quả đó. * Nguyên tắc
- Hoạt động học phải xuất phát từ những sự vật, hiện tượng gần gũi với học sinh,
gây hứng thú khiến các em phải tìm hiểu bản chất vấn đề.
- Mục đích của việc học tập là mỗi cá nhân học sinh phải tự tìm ra được bản chất
của sự vật, hiện tượng; không chỉ đơn thuần là việc ghi nhớ những câu trả lời đúng,
lặp lại nội dung người khác đã tìm ra.
- Quá trình chiếm lĩnh tri thức của học sinh tập trung vào các khái niệm cơ bản,
nền tảng, chứ không phải là các sự kiện rời rạc, riêng lẻ.
- Hoạt động học có sự tham gia của ngôn ngữ; ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng có
ảnh hưởng đến việc tiếp nhận tri thức mới.
- Học là hoạt động suốt đời, cần có thời gian. Chìa khóa dẫn đến học tập có hiệu quả là động lực.
- Các hoạt động thực hành là cần thiết cho việc học tập, đặc biệt ở trẻ nhỏ, nhưng
không phải là điều kiện đủ. Giáo viên cần cung cấp cho học sinh những hoạt động
tích hợp cả tư duy và hành động.
2. Ưu điểm và hạn chế
* Ưu điểm: Lý thuyết kiến tạo trong dạy học đi theo hướng tích cực hoá nhận thức
của học sinh, giúp các em tự tìm kiếm, phát hiện, khám phá ra vấn đề và giải quyết
các vấn đề đó trong quá trình dạy học. Như vậy, học sinh chiếm lĩnh tri thức thông
qua các hoạt động mà ở đó giáo viên có vai trò tổ chức, định hướng.
* Hạn chế: -Dạy học theo thuyết kiến tạo đòi hỏi thời gian lớn, yêu cầu cao về
năng lực giáo viên và phụ thuộc vào tính tích cực, tự lực của học sinh.
- Có một số quan điểm cực đoan: phủ định hoàn toàn sự tồn tại của tri thức khách
quan; người học phải tự mình kiến tạo tri thức; đòi hỏi nội dung học tập luôn phải
hấp dẫn với học sinh; tuyệt đối hoá vai trò của việc trao đổi, tranh luận trong nhóm
mà ít chú trọng đến hoạt động tự lực cá nhân.
3. Ứng dụng vào quá trình dạy học
Thuyết kiến tạo được chú ý trong những năm gần đây, thách thức một cách cơ bản
tư duy truyền thống về dạy học. Không phải người dạy, mà là người học trong sự
tương tác với nội dung học tập là trung tâm của quá trình dạy học. Nhiều quan
điểm dạy học mới bắt nguồn từ thuyết kiến tạo: học tập khám phá, học tập tự điều
chỉnh, học theo tình huống, học theo nhóm, học qua sai lầm.
Phần 3. Dạy học định hướng phát triển năng lực
1. Phẩm chất, năng lực học sinh.
Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con người; cùng
với năng lực tạo nên nhân cách con người.
Theo Chương trình GDPT 2018, “năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành,
phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người
huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng
thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết
quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”
2. yêu cầu cần đạt được về phần chất và năng lực theo chương trình GDPT 2018
a, Chương trình GDPT 2018 hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm
chất chủ yếu sau: yêu nước nhân ái , chăm chỉ , trung thực , , và trách nhiệm.
Phẩm chất của người học được hình thành và phát triển bằng hai con đường: thông
qua nội dung kiến thức một số môn học và thông qua phương pháp giáo dục.
b, Chương trình GDPT 2018 hình thành, phát triển ở học sinh những năng lực cốt lõi sau:
- Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học
và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác,
năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số
môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán,
năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ,
năng lực thể chất.
3. Dạy học phát triển phẩm chất và năng lực.
3.1 Quan niệm về dạy học phát triển năng lực
Dạy học phát triển năng lực là sự “tích lũy” dần dần các biểu hiện, yếu tố của năng
lực người học để chuyển hóa và góp phần hình thành, phát triển nhân cách
Quá trình hình thành và phát triển năng lực học sinh chịu sự chi phối của các yếu tố chủ yếu sau:
Các yếu tố bẩm sinh di truyền( không do yếu tố này quyết định)
Hoàn cảnh sống (không có vai trò quyết định)
Giáo dục (giữ vai trò chủ đạo)
Tự học tập và rèn luyện (có vai trò quyết định)
3.2 Đặc điểm dạy học phát triển năng lực.
a) Nội dung dạy học: cơ bản, thiết thực, hiện đại
b) Tính tích cực của người học khi tham gia vào hoạt động học tập
c. Tăng cường những hoạt động thực hành, trải nghiệm cho HS
d. Tăng cường dạy học, giáo dục tích hợp
e. Tăng cường dạy học, giáo dục phân hóa
f. Kiểm tra, đánh giá theo năng lực, phẩm chất là điều kiện tiên quyết trong dạy học phát triển phẩm ch