Đề cương ôn tập môn Lý thuyết dự báo kinh tế | NEU
Trọn bộ đề cương ôn tập môn Lý thuyết dự báo kinh tế của trường Đại học Kinh tế Quốc Dân. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 8 trang với 10 câu hỏi kèm đáp án chi tiết giúp bạn củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
CÂU HỎI ÔN TẬP
LÝ THUYẾT DỰ BÁO KINH TẾ
Câu 1: Trình bày khái niệm dự báo, dự báo kinh tế? cho vd
- Dự báo là khoa học nghệ thuật tiên đoán các sự việc xảy ra trong tương lai.
- Dự báo kinh tế là nghiên cứu những khuyng hướng xu thế vận động phát triển
của nền KT và các yếu tố cấu thành nên nó.
Vd: dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2021. Các yếu tố cấu thành nên sự
tăng trưởng đó: nông, lâm nghiệp thủy sản, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ.
Câu 2: Trình bày đặc điểm chung của dự báo? Cho vd minh họa
- Tính nhân quả trong quá khứ vẫn được giữ nguyên trong tương lai
Vd: Khi tiến hành dự báo ta phải căn cứ trên các dữ liệu phản ánh tình hình
thực tế trong quá khứ và hiện tại, căn cứ vào xu thế trên cơ sở khoa học để dự
đoán những sự việc có thể sẽ xảy ra trong tương lai: ví dụ để dự báo cho tốc
độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2021 thì ta dựa vào tình hình kinh
tế năm 2020. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2020 của Việt Nam giảm xuống
còn 2,91% là do sự bùng nổ của đại dịch Covid 19. Vậy nên khi dự báo cho
tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2021 người ta vẫn phải xét đến sự ảnh hưởng của dịch bệnh.
- Các dự báo rất hiếm khi được hoàn hảo. Cần phải tính tới sai số cho phép.
Ví dụ: chính phủ Việt Nam (10/2020) dự báo tốc độ tăng là 2-3%; thực tế tốc
độ tăng trưởng kinh tế năm 2020 là 2.91%. Vậy có thể thấy được ít có dự báo
nào dự báo một cách chính xác được.
- Dự báo cho nhóm đối tượng thường chính xác hơn là dự báo cho từng đối
tượng riêng lẻ. Ví dụ: dự báo cho sự tăng trưởng chung của nền kinh tế Việt 1
Nam sẽ dễ chính xác hơn là dự báo cho từng ngành như dịch vụ; nông,lâm nghiệp thủy sản,…
- Độ chính xác của từng dự báo giảm khi kéo dài thời gian dự báo: khi thời gian
dự báo càng kéo dài thì sẽ xuất hiện nhiều yếu tố phát sinh hơn mà chúng ta
không thể đoán trước như dịch bệnh, thiên tai,...
Câu 3: Giải thích tại sao dự báo hiếm khi được hoàn hảo?
Dự báo là khoa học và nghệ thuật tiên đoán các sự việc có thể sẽ xảy ra trong
tương lai. Tính khoa học của dự báo thể hiện ở chỗ khi tiến hành dự báo người ta
phải căn cứ trên các dữ liệu phản ánh tình hình thực tế trong quá khứ và hiện tại,
căn cứ vào xu thế trên cơ sở khoa học để dự đoán những sự việc có thể sẽ xảy ra
trong tương lai. Người ta có thể sử dụng phương pháp định lượng trên cơ sở một
số mô hình toán học nào đó để đưa ra những dự báo cho tương lai. Phương pháp
định lượng có tính khoa học cao và làm cơ sở cho nhà quản trị đưa ra quyết định
về dự báo. Tuy nhiên, nhu cầu về sản phẩm không phải khi nào cũng ổn định, cố
định mà nó luôn biến động đòi hỏi chúng ta phải sửdụng kết hợp với phương pháp nghệ thuật.
Nghệ thuật trong dự báo thể hiển ở chổ là phải sử dụng tài phán đoán, kinh
nghiệm trong những điều kiện thiếu thông tin hoặc nhu cầu của khách hàng biến
động mạnh. Ngoài ra nó bị tác động bởi các yếu tố ngẫu nhiên, không có tính quy
luật như thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh,.... Chính tính nghệ thuật này làm cho
dự báo linh hoạt hơn, nhưng cũng làm giảm tính chính xác của nó.
Từ các đặc điểm trên ta thấy dự báo vừa có tính chính xác, vừa có sai lệch và rất
khó dự báo chính xác hoàn toàn. Dự báo bao giờ cũng có sai số, chỉngẫu nhiên
nếu chúng ta dự báo đúng hoàn toàn. Tính chính xác của dự báo càng thấp khi
thời gian dự báo càng dài 2
Câu 3: Vai trò và tầm quan trọng của dự báo?
Dự báo là cầu nối giữa quá khứ đã biết và tương lai vô hình.
- Trong lĩnh vực kinh doanh:
Dự báo tạo ra lợi thế cạnh tranh (vd: trong hiệp hội vận tải, logistic,
cảng biển, IMO, DN trong hiệp dệt, da giày, dệt may,…)
Công tác dự báo là 1 phần không thể thiếu trong hoạt động của các doanh nghiệp.
- Phòng kế hoạch kinh doanh:
Doanh số trong các giai đoạn tiếp theo
Doanh số của những sản phẩm mới
Doanh số trong các hoạt động PR, marketing
Ngân sách cho các hoạt động PR, marketing - Phòng sản xuất:
Nhu cầu nguyên phụ liệu Lượng hàng tồn kho
Kế toàn thu mua nguyên vật liệu, vận chuyển, tổ chức giao nhận…
- Phòng Logistic: dự báo để nắm bắt đưa ra hướng vận chuyển một cách p/h - Phòng nhân sự: Kế hoạch tuyển dụng
Kế hoạch huấn luyện, đào tạo
- Phòng kế toán tài chính: Chi phí lỗ lãi
Các chỉ số tài chính (vốn, doanh thu, lợi nhuận)
Câu 4: Phân loại dự báo?
- Phân loại dự báo tho đối tượng: 3
+ dự báo kinh tế: là nghiên cứu những khuynh hướng xu thế vận động phát
triển của nền KT và các yếu tố cấu thành nên nó. Đối tượng của dự báo kinh
tế: có thể là mqh KT đối ngoại dựa trên những triển vọng phát triển KT khu
vực và TG, phân bổ SXCN, NN trong các vùng kinh tế…
+ dự báo tiến bộ khoa học công nghệ
+ dự báo dân số và nguồn nhân lực
+ dự báo xã hội: quan hệ con người với con người, con người – xã hội. + môi trường sinh thái
- Phân loại dự báo theo tầm xa:
+ dự báo tác nghiệp: sai số dự báo <= 3%
+ dự báo ngắn hạn: sai số <=5% 1-3 năm
+ dự báo trung hạn: 5-7 năm
+ dự báo dài hạn: >=10 năm
- Phân loại dự báo theo chức năng dự báo: + dự báo định mức + dự báo nghiên cứu + dự báo tổng hợp
- Phân loại dự báo theo hình thức biểu hiện kết quả của dự báo: số lượng, chất lượng
- Phân loại dự báo theo quy mô và cấp độ của đt dự báo: vi mô, vĩ mô
Câu 5: Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp dự báo bằng chuyên gia?
- Ưu điểm: không có phương pháp dự báo nào lại đóng vai trò kép như dự báo
bằng chuyên gia vì nó vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật, là
pp ra đời sớm nhất và lâu đời nhất. Pp này đặc biệt thích hợp sử dụng trong các trường hợp sau: 4
+ đối tượng dự báo có tầm quát lớn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
+ trong đk thiếu thông tin, những thống kê chưa đầy đủ đáng tin cậy về đặc
tính của đối tượng dự báo
+ trong đk có độ bất định cao về chức năng đt dự báo.
+ khi đt dự báo trung dài hạn, những đt thuộc ngành công nghiệp mới.
+ trong đk thiếu thời gian, hoàn cảnh cấp bách. - Nhược điểm: + mang tính chủ quan
+ ý kiến chuyên gia trái ngược nhau
+ nhiều chuyên gia đưa ra số liệu dự báo nhưng cơ sở lý luận chưa rõ ràng,
biên độ dao động lớn, kết quả tin cậy rất khó khăn.
Câu 6: Khái niệm pp dự báo bằng chuyên gia, quy trình áp dụng và
các tiêu chí lựa chọn chuyên gia.
- K/n: là thu thập xử lý những đánh giá dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến
của các chuyên gia giỏi, thuộc lĩnh vực đang nghiên cứu. - Quy trình áp dụng: + lựa chọn chuyên gia
+ trưng cầu ý kiến chuyên gia
+ thu thập xử lý đánh giá
- Các tiêu chuẩn lựa chọn chuyên gia:
+ có trình độ hiểu biết chung cao
+ có trình độ chuyên môn sâu trong từng lĩnh vực
+ có định hướng tâm lý về tương lai
+ nắm vững tính hình dự báo trong và ngoài nước
+ có đánh gia ổn định theo thời gian. 5
Câu 7: Khái niệm, của pp dự báo Markov? Hãy phân tích ngắn gọn
vai trò của dự báo bằng phân tích Markov trong dự báo thị trường
vận tải và trạng thái vận hành của thiết bị vận tải?
- Khái niệm: phân tích markov là một quá trình ngẫu nhiên theo thời gian rời
rạc với tính chất markov. Trong 1 quá trình như vậy quá khứ không lien quan
đến việc tiên đoán trong tương lai mà việc đó chỉ phụ thuộc vào kiến thức hiện tại
- Vai trò: ước tính xác xuất các sự kiện xảy ra trong tương lai bằng việc phân
tích xác xuất đã biết trong hiện tại. Những phân tích Markov này hỗ trợ cho
những nhà quản trị đưa ra những quyết định cơ sở và hiệu quả (trong ngắn
hạn) như là mở rộng thị trường chủ động đầu tư các trang thiết bị mới hiện đại
hơn hoặc thay thế các trang thiết bị đã hư hỏng nhiều giúp đảm bảo năng suất
kinh doanh. Phân tích Markov còn giúp xác định xác xuất ở trạng thái cân
bằng nếu xác định chất lượng dự báo ở mứ vừa phải
Câu 8: Khái niệm ngoại suy, xu thế, chuỗi thời gian?
- Ngoại suy: là nghiên cứu quá khứ của đối tượng dự báo và chuyển tính quy
luật đã phát hiện trong quá khứ, hiên tại sang tương lại với điều kiện:
+ đt dự báo phát triển ổn định theo thời gian
+ đk chung cho sự ptr của đt dự báo trong quá khứ phải duy trì sang tương lai
+ không có những tác động gây ra những đột biến tron quá trình ptr của đối tượng dự báo.
- Chuỗi thời gian là tập hợp các giá trị của 1 biến ngẫu nhiên được sắp xếp theo
thứ tự thời gian.. CTG còn được gọi là dãy sô thời gian, đơn vị thời gian có
thể là ngày, giờ, tuần, tháng, quý, năm,.. người ta thường ký hiệu CTG bằng
các chữ cái Xt, Yt, Zt,..trong đó t là chỉ số thơi gian,… 6
- Xu thế là một bộ phận của chuỗi thời gian thể hiện khuynh hướng phát triển dài hạn của nó.
Câu 9: Khái niệm pp dụ báo thống kê. Ưu và nhược điểm?
- Dự báo thống kê là hoạt động xử lí các dữ liệu trong quá khứ để đưa ra những
thông tin có cơ sở khoa học về mức độ, trạng thái, các mối quan hệ. - Ưu điểm:
+ Biết được tính quy luật phát triển của đối tượng dự báo ở quá khứ tương lai và hiện tại.
+ làm rõ các đặc trưng của hiện tượng kinh tế xã hội, sự thay đổi và các yếu
tố ảnh hưởng, vai trò và sự tác động qua lại của từng yếu tố - Nhược điểm:
+ Nhập số liệu dễ xảy ra sai sót
+ Đòi hỏi nguồn số liệu phải có độ chính xác cao
+ chỉ thực hiện trên một mô hình cụ thể: MH dãy số thời gian, MH nhân quả
+ tính khả thi mức độ dự báo: mang tính xác suất
+ dự báo thống kê thường dùng trong ngắn hạn hoặc trung hạn.
Câu 10: Ưu và nhược điểm của phương pháp san bằng hàm số mũ đơn? Bậc 2 - Ưu điểm:
+ Đơn giản, kết quả tương đối chính xác đáp ứng tốt cho kinh doanh, công tác
lập kế hoạch ở cấp vi mô.
+ Dễ chương trình hóa
+ Kết quả dự báo có thể được điều chỉnh cho thích hợp thông qua một hệ số anpha
+ Các bước tiến hành dự báo khá rõ ràng, dễ áp dụng
->Ứng dụng nhiều trong dự báo kinh doanh, khối lượng bán hàng,… 7 - Nhược điểm:
+ Tham số alpha không được xác định một cách khoa học khách quan.
- San bằng hàm số mũ bậc cao:
+ nhược điểm: khối lượng tính toán phức tạp, kết quả dự báo không chứng tỏ
đc sự vượt trội, khó khăn về giải thích ý nghĩa kinh tế 8