Đề cương ôn tập môn Pháp Luật Đại Cương | Trường Đại học Mở Hà Nội

Đề cương ôn tập môn Pháp Luật Đại Cương | Trường Đại học Mở Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Đại học Mở Hà Nội 405 tài liệu

Thông tin:
92 trang 7 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đề cương ôn tập môn Pháp Luật Đại Cương | Trường Đại học Mở Hà Nội

Đề cương ôn tập môn Pháp Luật Đại Cương | Trường Đại học Mở Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

168 84 lượt tải Tải xuống
GỢI Ý ÔN TẬP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
1. Vấn đề 1: Một số vấn đề lý luận về nhà nước và nhà nước CHXNCN Việt Nam
A, Nắm được nguồn gốc ra đời của nhà nước
B, Có mấy kiểu nhà nước, cấu trúc nhà nước, Phân tích các đặc trưng đặc điểm của
nhà nước, Phân biệt bản chất của các kiểu nhà nước khác nhau.
KIỂU NHÀ NƯỚC
- Kiểu nhà nước là tổng thể những dấu hiệu cơ bản của nhà nước, thể hiện bản chất
giai cấp, giá trị xã hội và những điều kiện phát sinh, tồn tại, phát triển của nhà
nước trong 1 hình thái kinh tế xã hội nhất định.
- Có 4 hình thái kinh tế xã hội:
+ Chiếm hữu nô lệ
+ Phong kiến
+ Tư bản chủ nghĩa
+ Xã hội chủ nghĩa
Có 4 kiểu nhà nước:
+ Kiểu nhà nước chủ nô
+ Kiểu nhà nước phong kiến
+ Kiểu nhà nước tư sản
+ Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa
Mỗi kiểu nhà nước đều có những đặc điểm khác nhau về bản chất và chức
năng trong quá trình quản lý và điều hành xã hội.
KIỂU NHÀ NƯỚC CHỦ NÔ
- Là kiểu nhà nước đầu tiên trong lịch sử. Là tổ chức chính trị đặc biệt của giai cấp
chủ nô. Là hình thái kinh tế xã hội có giai cấp dựa trên cơ sở người bóc lột người. Ra
đời trong thời kỳ tan rã của công xã nguyên thuỷ.
Bản chất
- Phương thức sản xuất: chiếm hữu nô lệ.
- Tính giai cấp: bảo vệ quyền lợi cho giai cấp chủ nô.
+ Chủ nô: có quyền sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất (ruộng, đất,…) và con người (nô lệ).
+ Nô lệ: lực lượng chủ yếu tạo ra của cải vật chất nhưng không có tư liệu sản xuất ->
phụ thuộc hoàn toàn vào chủ nô
=> Mâu thuẫn => Đấu tranh (chỉ mang tính tự phát, không phải đấu tranh giai cấp).
- Tính xã hội: có vai trò quản lý xã hội, quản lý kinh tế, đất đai, khai hoang
-> Đất nước phát triển, tạo ra nhiều của cải.
Chức năng
- Về đối nội: chức năng củng cố và bảo vệ chế độ sở hữu, chức năng đàn áp bằng
quân sự đối với sự phản kháng của nô lệ và các tầng lớp lao động khác, chức năng đàn
áp về tư tưởng
- Về đối ngoại: chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược, phòng thủ đất nước
Bộ máy nhà nước
- Bộ máy nhà nước chủ nô còn kế thừa, in đậm những dấu ấn của hệ thống quyền
lực thị tộc.
- Những người làm trong bộ máy nhà nước thường đảm đương tất cả mọi việc.
- Cùng với sự phát triển thì bộ máy nhà nước ngày càng hoàn thiện:
+ Nhà nước được chia thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và tổ chức bộ máy theo
cấp, hình thành nên hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương.
+ Đối với phương Tây: phân định rõ ràng giữa các cơ quan trong việc lập pháp, hành
pháp và tư pháp vd: nhà nước Aten, La Mã, Spác.
+ Đối với phương Đông: bộ máy đơn giản hơn -> nhà Vua có toàn quyền thực thi
quyền lực của nhà nước. Các quan lại từ trung ương đến địa phương là bề tôi của
nhà Vua giúp Vua làm việc vd: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn độ,...
+ Quân đội, cảnh sát, tòa án là lực lượng chủ chốt
+ Quân đội được quan tâm xây dựng để chinh phạt và bảo vệ chủ quyền.
+ Lực lượng cảnh sát giữ gìn trật tự nô lệ trong nước.
+ Tòa án ở mỗi quốc gia đều có điểm đặc trưng riêng.
Hình thức
- Hình thức chính thể
+ Chính thể là quân chủ: quyền lực tập trung vào người đứng đầu nhà nước, đó là vua
và hình thành theo quy tắc cha truyền con nối.
+ Chính thể cộng hòa: cơ quan quyền lực nhà nước đều được hình thành bằng con
đường bầu cử và hoạt động theo nhiệm kỳ -> hội nghị công dân là cơ quan quyền
lực cao nhất.
- Về hình thức cấu trúc: hầu hết các nhà nước chủ nô đều có cấu trúc đơn giản nhất.
- Về chế độ chính trị: sử dụng phương pháp phản dân chủ để thực hiện quyền lực.
KIỂU NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN
1.Bchat NN: NN pkien ra đời vào gdoan cuối của chế độ chiếm hữu, khi QHSX chiếm hữu
nô lệ bắt đầu kìm hãm sự ptrien của lực lượng sx xh , mâu thuẫn giữa giai cấp chủ nô và
nô lệ ngày càng gay gắt. Các cuộc khởi nghĩa của nô lệ làm lung lay chế độ chiếm hữu
nô lệ và hình thái kinh tế- xã hội phong kiến đã hình thành thay thế kinh tế- xã hội
chiếm hữu nô lệ.
Xét về mặt bản chất nhà nước, ta chia làm 2 thuộc tính: A. Tính giai cấp, B. Tính xã hội
A.Tính giai cấp
Chia làm 2 giai cấp: Địa chủ và Nông dân. Ruộng đất nằm trong tay địa chủ.
Phương thức bóc lột: thu địa tô của nông dân do nông dân không có tư liệu sản xuất.
Thân phận và địa vị nông dân nâng cao hơn khi có 1 số đặc quyền riêng như kết hôn,
2. Chức năng của nhà nước
a. Chức năng đối nội
Bảo vệ,, củng cố và ptrien phương thức sx phong kiến. Và nông nghiệp là cơ sở tồn
tại cho cả xã hội
Đàn áp nông dân và người lao động bằng phương tiện bạo lực
Nô dịch về tư tưởng : hệ tư tưởng tôn giáo: Đạo nho, giáo hội,vv
B. Chức năng đối ngoại
Chiến tranh xâm lược: Được coi là phương tiện phổ biến để nhà nước giải quyết mâu
thuẫn, mở rộng lãnh thổ quyền lực và làm giàu tài nguyên thiên nhiên.
3. Bộ máy nhà nước
Nn pk với hình thức quân chủ là phổ biến nên bộ máy nhà nước luôn mang nặng tính
quân sự, tập trung quan liêu gắn liền với đẳng cấp của xã hội phong kiến
Đứng đầu bộ máy là vua. là người ban bố phluật là người tchức thi hành pluật, thực
thi và xét xử pháp luật
Dưới là các quan lại do vua cắt cử. Triều đình giúp vua cai quản đất nước.
KIỂU NHÀ NƯỚC TƯ SẢN
Kiểu nhà nước tư sản là kiểu nhà nước ra đời, tồn tại và p triển trong lòng hình thái
kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa. Cơ sở ktế của nhà nước tư sản là phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sxuất, nền kinh
tế hàng hoá - thị trường.
1. Sự ra đời và phát triển của nhà nước tư sản
- Vào khoảng cuối thế kỉ XV, đầu thế kỉ XVI, trong lòng xã hội phong kiến phương Tây
đang diễn ra quá trình tư bản hoá.
-> Xã hội hình thành 1 kiểu quan hệ phát triển mạnh mẽ : quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa.-> hình thành nên : giai cấp tư sản >< giai cấp vô sản
=> Mâu thuẫn ngày càng sâu sắc
- Có 3 còn đường dãn đến sự ra đời của NNTS:
+> Một là, sự ra đời của các nhà nước tư sản thông qua các cuộc cách mạng xã hội
dưới hình thức khởi nghĩa vũ trang như Hà Lan, Anh, Pháp...
+> Hai là, sự ra đời các nhà nước tư sản thông qua các cuộc cải cách xã hội như ở
Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản... Ở những nước này, giai cấp tư sản chưa đủ mạnh để lật
đổ giai cấp phong kiến vì vậy có sự thoả hiệp giữa giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến,
xã hội được cải cách từng bước theo hướng tư bản hoá, chính quyền nhà nước dần dần
chuyển vào tay giai cấp tư sản.
+> Ba là, sự ra đời các nhà nước tư sản ở châu Mỹ, châu úc như Mỹ, Ca Na Đa, úc...
Ở những khu vực này, giai cấp tư sản được hình thành từ những người châu Âu di cư, họ
dùng vũ lực lấn át và tiêu diệt thổ dân bản xứ còn đang trong chế độ thị tộc, bộ lạc, thiết
lập nên chính quyền nhà nước tư sản.
- Các giai đoạn phát triển của NNTS:
+> Giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh (từ đầu đến cuối thế kỉ XIX).
+> Giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa tư bản độc quyền, lũng đoạn (từ cuối thế
kỉ XIX đến sau chiến tranh thế giới thứ hai).
+> Giai đoạn chủ nghĩa tư bản hiện đại (từ những năm 1970 trở lại đây).
2, Bản chất của Nhà nước tư sản:
- Bchất của nhà nước tư sản do chính các đkiện nội tại của xhội tư sản quyết định, đó là
cơ sở kinh tế, cơ sở xã hội và cơ sở tư tưởng.
+> Cơ sở kinh tế của nhà nước tư sản là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, đó là quan
hệ sản xuất giữa nhà tư bản và công nhân lao động làm thuê.
+> Cơ sở xã hội của nhà nước tư sản là quan hệ giữa các giai cấp tầng lóp trong xã hội
mà cốt lõi là quan hệ giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản.
+> Cơ sở tư tưởng : tìm mọi cách đảm bảo địa vị độc tôn của ý thức hệ tư sản, ngăn
cản mọi sự phát triển và tuyên truyền tư tưởng cách mạng, tiến bộ của giai cấp công nhân
và nhân dân lao động.
3. Chức năng của nhà nước tư sản
a, Chức năng đối nội
+> : nhà nước tư sản luôn thẳng tay đàn áp cuộc đtranh bằng Chức năng chính trị
nhiều hình thức và biện pháp khác nhau. Nhà nước tư sản đã dùng bạo lực đàn áp sự phản
kháng của gcấp công nhân hoặc hạn chế quyền chính trị chính đáng của giai cấp công
nhân và các tầng lớp nhân dân lao động khác.
+> : nhằm tạo ra các điều kiện, các đảm bảo vật chất, kỹ thật, phápChức năng kinh tế
lý và chính trị cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tập đoàn tư bản, đảm bảo
sự tăng trưởng của nền kinh tế tư sản, ngăn ngừa và khắc phục những nguyên nhân dẫn
đến tình trạng khủng hoảng kinh tế.
+> : giải quyết các vấn đề xã hội như: việc làm, thất nghiệp, dân số, Chức năng xã hội
giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường, vấn đề bảo trợ xã hội cho người già, giải quyết các tệ
nạn xã hội…
+> nhà nước tư sản lợi dụng nhà thờ và tín điều tôn Chức năng trấn áp về tư tưởng:
giáo phục vụ gián tiếp cho lợi ích giai cấp. nhà nước tư sản đã sử dụng các phương tiện
thông tin đại chúng, quan hệ chặt chẽ với nhà thờ và tôn giáo khác nhằm ngăn chặn sự
phản kháng của nhân dân lao động, xuyên tạc học thuyết Mác-Lênin về nhà nước và pháp
luật,….
b, Chức năng đối ngoại:
+> Chức năng tiến hành ctranh xlược và chống phá các ptrào cách mạng thế giới
+> Chức năng phòng thủ
+> Thiết lập và phát triển các quan hệ ngoại giao
4, Dặc điểm và bộ máy của nhà nước tư sản
* Đặc điểm:
- Thiết lập nguyên tắc chủ quyền nhà nước trên danh nghĩa thuộc về nhân dân, tất
cả quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân
- Cquan lập pháp là cquan đại diện của các tầng lớp dân cư trong xhội do bầu cử
lập nên;
- Thực hiện nguyên tắc phân chia quyền lực và kiểm chế, đối trọng giữa các cơ
quan lập pháp, hành pháp và tư pháp
- Thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng trong bầu cử nghị viện và tổng thống
* Bộ máy:
a, : đứng đầu nhà nước, chịu trách nhiệm lãnh đạo bộ máy nhà Nguyên thủ quốc gia
nước.
b, Nghị viện: là cơ quan nhà nước có vai trò rất lớn.
c, Chính phủ : là cơ quan hành pháp cao nhất, chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống các
cơ quan nhà nước ở trung ương
d, : là cơ quan có vị trí độc lập với các cơ quan nhà nước khác, được xây dựng Tòa án
thành ba hệ thống: tòa án truyền thống, tòa án hiến pháp và tòa án hành chính.
e, Hệ thống quân đội, cảnh sát
5, Hình thức nhà nước tư sản
- Hình thức chính thế:
+> Chính thể quân chủ lập hiến: là hình thức quá độ khi giai cấp tư sản chưa giành
được thắng lợi hoàn toàn và đây chính là hình thức thỏa thuận giữa giai cấp tư sản và
tầng lớp quý tộc phong kiến.
+> tổng thống là người nắm quyền lực chính trị. Chính thể cộng hòa tổng thống :
Tổng thống do nhân dân trực tiếp bầu hoặc do đại hội cử tri bầu ra theo nhiệm kỳ. Khi
thực hiện quyền lực nhà nước, tổng thống độc lập với nghị viện và có quyền ngang bằng
với nghị viện.
+> : thủ tướng là người nắm quyền lực chính trị và là Chính thể cộng hòa đại nghị
người quyết định và chịu trách nhiệm về đường lối chính trị của chính phủ. Thủ tướng
luôn là thủ lĩnh của đảng chiếm ưu thế trong nghị viện, vì vậy, quyền hạn của thủ tướng
là rất lớn.
- Hình thức cấu trúc:
+> Nhà nước đơn nhất : chỉ có một chính phủ, một hiến pháp, một quốc tịch, một hệ
thống pháp luật thống nhất, một hệ thống cơ quan nhà nước ở trung ương thống nhất
(gồm lập pháp, hành pháp, tư pháp), các cơ quan chính quyền địa phương được tổ chức
và hoạt động theo quy định chung của chính quyền trung ương.
+> Nhà nước liên bang: Trong các nhà nước liên bang có nhiều nước thành viên
(bang). Ở mỗi bang có hiến pháp và các đạo luật riêng của bang do cơ quan lập pháp của
bang ban hành. Trong cơ cấu tổ chức, các bang đều có các cơ quan lập pháp, hành pháp,
tư pháp. Các bang không có chủ quyền riêng và không có quyền tách khỏi liên bang
+> : Nhà nước liên minh là sự liên kết giữa các quốc gia độc lập vì những nhiệm vụ
chính trị, quân sự hoặc kinh tế bằng hiệp ước do các thành viên liên minh thỏa thuận
- Chế độ chính trị :
+> Chế độ dân chủ tư sản: là cơ chế chính trị tốt nhất. biểu hiện bởi các dấu hiệu:
+ Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
+ Bộ máy nhà nước được thiết lập theo nguyên tắc phân chia quyền lực.
+ Có sự thừa nhận sự bình đẳng của công dân trước pháp luật và người dân được sử
dụng rộng rãi các quyền tự do dân chủ như quyền sống, quyền tự do mưu cầu hạnh
phúc, quyền bất khả xâm phạm về thân thể,….
+ Có sự tồn tại công khai của đảng cầm quyền, các đảng phái độc lập và có tchức xã
hội tiến bộ
+ Nguyên tắc pháp chế tư sản được thực hiện như có thiết chế giám sát hiến pháp bằng
hệ thống tòa án tư pháp
+Chế độ quân phiệt: Là cơ chế sử dụng bạo lực của các nhóm tư sản phản động lũng
đoạn. Đặc trưng của chế độ này là mọi quyền tự do, dân chủ bị hạn chế tới mức tối đa;
các đảng phái chính trị và các tổ chức xã hội độc lập bị đặt ra ngoài vòng pháp luật và bị
đàn áp dã man, các thể chế dân chủ bị vô hiệu.
Biến dạng của chủ nghĩa quân phiệt là chế độ phát xít.
KIỂU NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1. Khái niệm
Kiểu xã hội xhcn là một chế độ dân chủ, quyền lực cao nhất thuộc về nhân dân.
Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước thể hiện trước hết nó là một công cụ để
bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân.
2. Sự ra đời và phát triển của nhà nhà nước xã hội chủ nghĩa
a. sự ra đời
- Năm 1917 nhà nn xhcn đầu tiên ra đời là kquả của cuộc cmạng do giai cấp
sản và nhân dân lao động tiến hành .
năm 1924 thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết, bao gồm 15
nước cộng hoà được thành lập
Sau Đại chiến thế giới thứ lI (sau năm 1945), hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời, mà
Liên Xô là trụ cột.
Từ năm 1991 đến nay, Trung Quốc, Việt Nam, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều
Tiên, Cuba vẫn tiếp tục đi theo con đường xã hội chủ nghĩa còn Liên Xô và các
nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan rã.
b, sự phát triển
phát huy mọi năng lực sản xuất, mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế gồm
kinh tế nhà nước, tập thể, cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân, tư bản nhà nước và kinh
tế có vốn đầu tư nước ngoài dưới nhiều hình thức, mở rộng hợp tác kinh tế, khoa
học, kĩ thuật và giao với thị trường thế giới.
2. Bản chất
Về chính tri,
mang bchất của gcấp công nhân, gcấp có lợi ích phù hợp với lợi ích chung của
quần chúng lao động
giai cấp vô sản là lực lượng giữ địa vị thống trị về chính trị.
là đại biểu cho ý chí chung của nhân dân lao động
Về kinh tế
Tư liệu sản xuất do nhà nước nắm giữ đứng lên tổ chức nên không tồn tại bóc lôt
Quan điểm làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu
Về văn hóa
Được xây dựng trên nền tảng tinh thần là lý luận của chủ nghĩa Mác mang bản sắc
riêng của dân tộc
Sự phân hóa giữa các giai cấp, tang lớp từng bước được thu hẹp và bình đẳng
trong việc tiếp cận các nguồn lực cơ hội phát triển
3. Chức năng
a. Đối nội
Trấn áp giai cấp bóc lột đã bị lật đổ, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh
tế- xã hội
- Bảo vệ quyền tự do, dân chủ của Nhân dân là mục tiêu hàng đầu tạo ra xã hội
bình đẳng, công bằng
b. đối ngoại
- hòa bình, bảo đảm những điều kiện quốc tế thuận lợi cho việc xây dựng chủ
nghĩa xã hội (CNXH) và chủ nghĩa cộng sản
- ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc
- thực hiện sự hợp tác toàn diện với các quốc gia trẻ tuổi, đang phát triển
- kiên quyết chống các lực lượng xâm lược của chủ nghĩa đế quốc
4. Bộ máy nhà nước
- Là bộ máy quyền lực bao gồm 2 yếu tố: bộ máy quản lý và bộ máy cưỡng chế
- Bộ máy đó bao gồm nhiều bộ phận hợp thành, hoạt động theo những nguyên tắc
chung thống nhất
- Xuất hiện lần đầu và là “hình mẫu phác thảo” tại Công xã Paris (tồn tại 72 ngày)
- Bộ máy nhà nước hiện đại: chủ yếu kế thừa, phát triển những nguyên tắc và yếu tố
hợp lí của bộ máy công xã Paris và bộ máy nhà nước Xô Viết
- Các nguyên tắc: 5 nguyên tắc
+ Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
+ Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với nhà nước
+ Nguyên tắc tập trung dân chủ
+ Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
+ Nguyên tắc bảo đảm sự đoàn kết và bình đẳng của các dân tộc
C, Phân tích được bản chất của nhà nước CHXHCN Việt Nam.
CÂU HỎI KHÁC
1. Những mặt hạn chế của các lí thuyết trước học thuyết mac lê nin khi giải thích sự
ra đời của nhà nước.
2. Theo bạn cách lí giải về nhà nước của thuyết khế ước xã hội thì nhà nước có mang
bản chất giai cấp không. Tại sao?
Bài làm
1. Nhà nước không phải htượng bất biến , nó có quá trình hình thành ptriển và tiêu
vong. Qtrình ptriển ktxh đến giai đoạn nhất định khi xã hội xuất hiện quyền tư hữu và
hình thành gcấp. Qua qtrình đấu trah giai cấp, gc chiến thắng sẽ lập ra nhà nc giữvững
sự thống trị của gc đó. Đay là quan điểm Maclenin về nhà nước rất đúng đắn và hợp lí.
Còn quan điểm phi macxit thì chưa gthích chính xác về nguồn gốc cũng như bchất của
nhà nước.
Thứ 1 Các học thuyết trước mac vẫn chưa làm rõ được nguồn gốc cụ thể của nhà
nước, học thuyết thần thoại thì cho rằng là do thượng đế tạo ra, vua là thiên tử, còn về
gia trưởng thì lại coi nhà nước là 1 mô hình gia đình, khế ước lại coi nhà nước là sản
phẩm của sự thỏa thuận của các thành viên trong xã hội để dung hòa lợi ích. Tất cả đều
rất trừu tượng và có mặt phi hợp lí.
Thứ 2 là về mặt bản chất, các học thuyết trước mac chỉ chú trọng sự hiện diện của nhà
nước, về mặt hình thức mà không làm rõ cách thức vận hành, hay sự phát triển ta cx có
thể nói là vòng đời, của nhà nước. theo học thuyết thần thoại thì nhà nước do thượng
đế tạo ra, các biến cố trong xã hội là một sự chủ động của một thế lực tâm linh tác
động. Theo giai trưởng thì nhà nước là một mô hình gia đình có các thành viên dưỡi sự
lãnh đạo của 1 ng đứng đầu có thẩm quyển, còn theo khế ước thì nhà nước hoạt động
theo sự thay đổi trong các thỏa thuận , nếu cảm thấy lợi ích bị mất đi, các thành viên sẽ
bàn bạc và lập ra các thỏa thuận mới, Tất cả đều khẳng đĩnh rằng nhà nước là 1 hiện
tượng mang tính chủ quan, không hề có sự vận hành thay đổi, và bị ảnh hưởng bởi các
nhân tố xung quanh.
- Thứ 3
o Thuyết thần học: chưa giải thích được lí do của sự diệt vong của nhà nước
trong khi thuyết cho rằng nhà nước là do thế lực siêu nhiên tạo ra, vua là thiên
tử ( con trời) vì vậy có tính chất vĩnh cửu, bất biến.
o Thuyết gia trưởng: chưa giải thích được nguồn gốc, lí do hình thành nên nhà
nước.
o Thuyết khế ước: đã có sự phát triển cũng như tiến bộ nhưng có mặt hạn chế về
bản chất giai cấp. Theo thuyết khế ước thì nhà nước không mang bản chất giai
cấp.
Câu 2: Theo em thì Nhà nước KHÔNG mang bản chất giai cấp.
Giải thích: Vì theo thuyết khế ước xã hội, sự ra đời của nhà nước là kết quả của một
khế ước được kí kết giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà
nước. Nó phản ánh lợi ích của các thành viên trong xã hội và mỗi thành viên đều có
quyền yêu cầu nhà nước phục vụ và bảo vệ lợi ích của họ.
- Khái niệm của bản chất giai cấp: bản chất giai cấp là thông qua công cụ ép buộc các
giai cấp khác phải nghe theo và thực hiện theo những gì giai cấp thống trị muốn.
- Trong khi đó, theo như bản chất giai cấp của nhà nước, nhà nước là bộ máy chuyên
chính giai cấp, là công cụ để thực hiện, củng cố và bảo vệ lợi ích, quyền và địa vị
thống trị của giai cấp thống trị hay lực lượng cầm quyền trong xã hội. Mà theo thuyết
khế ước xã hội, nhà nước bảo vệ lợi ích của toàn bộ thành viên trong xã hội. Vậy nên,
nói cách lí giải sự hình thành nhà nước của thuyết khế ước xã hội thì Nhà nước mang
bản chất giai cấp là SAI, thay vào đó, Nhà nước mang bản chất xã hội.
-
2. Vấn đề 2: Một số vấn đề lý luận về pháp luật
- Kể tên các nguyên nhân ra đời của pháp luật
+ Theo thuyết thần học: Thượng đế tạo ra nhà Nhà nước để cai quản xã hội và
bảo vệ lợi ích do đó Pháp luật ra đời để thực hiện chức năng đó
+ Theo thuyết tư sản: Ở đâu có xã hội ở đó có pháp luật, tức là có nhà nước là
có pháp luật
+ Theo Mác Lênin: Nhà nước và pháp luật là 2 hiện tượng cùng tồn tại, phát
triển và tiêu vong, là 2 hiện tượng mang tính lịch sử đều là sản phẩm của xã hội
có giai cấp và đấu tranh giai cấp. Nguyên nhân hình thành nhà nước cũng là
nguyên nhân hình thành pháp luật: tư hữu, giai cấp và đấu tranh giai cấp.
- Nêu các dấu hiệu bản chất của pháp luật
+ Bản chất giai cấp: Thể hiện ý chí của gc thống trị, điều chỉnh các qhxh theo
lợi ích của giai cấp thống trị, bảo vệ và củng cố địa vị của giai cấp thống trị.
Chẳng hạn như để bảo vệ sự thống trị của chủ nô đối với nô lệ, pl chủ nô công
khai thừa nhận tình trạng bất bình đẳng giữa các gc , tầng lớp trong xh. Sự bất
bình đẳng này được pl ghi nhận bằng việc nô lệ không phải là chủ thể pl mà chỉ
là tài sản của chủ nô, có thể mua bán, tặng cho hoặc bị giết bất cứ khi nào. Pl
phong kiến bảo vệ lợi ích của địa chủ bằng cách quy định các chế tài hà khắc,
dã man để trừng trị nông nô trong trường hợp họ bỏ trốn khỏi chúa đất. Pl tư
sản bảo vệ chế độ tư hữu về tư liệu sx bằng cách khẳng định tchất thiêng liêng
bất khả xâm phạm của quyền sở hữu… Pl xh chủ nghĩa là kiểu pl cuối cùng
trong lịch sử, có mục đích bảo vệ lợi ích của đa số ndân lđộng và trấn áp thiểu
số phần tử bóc lột.
+ Bản chất xã hội: Thể hiện ý chí của các giai cấp khác ( những vẫn phải đặt
trong lợi ích tổng thể của gc thống trị), điều chỉnh hành vi của mọi chủ thể
trong xh, bảo vệ quyền và lợi ích của mọi thành viên trong xã hội, thể hiện sự
kháchh quan và công bằng. Ví dụ về vấn đề này như: Nhà nước ban hành pháp
luật về phòng chống lụt bão, bảo vệ đê điều, trị thủy, thủy lợi… không chỉ để
bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị mà còn bảo vệ lợi ích của cả cộng đồng.
- Đặc điểm của pháp luật
+ Tính cưỡng chế: pl do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, mọi chủ thể
có nghĩa vụ tôn trọng và thực hiện pl. Nhà nước định ra các chế tài xđịnh hậu
quả bất lợi đối với chủ thể ở nếu 0 thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pl.
+ Tính quy phạm phổ biến: Tính quy phạm của pháp luật thể hiện ở chỗ pháp
luật định ra khuôn mẫu, chuẩn mực và giới hạn cho hành vi của các chủ th
trong xã hội. Mọi hành vi (tồn tại dưới dạng hành động hoặc không hành động)
vượt ra ngoài giới hạn đó gọi là hành vi trái pháp luật (ngoài vòng pháp luật).
+ Tính bắt buộc
+ Tính ổn định và thông nhất
- Vai trò của pháp luật
- - Là phương tiện chủ yếu để nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống xã hội
- - Là phương tiện để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
- - Là cơ sở hoàn thiện bộ máy nhà nước và tăng cường quyền lực nhà nước
- - Góp phần tạo dựng những quan hệ mới
- - Là cơ sở tạo lập mối quan hệ đối ngoại
- Phân biệt đặc điểm của các kiểu pháp luật.
Kiểu pháp luật: Là tổng thể các dấu hiệu và đặc trưng cơ bản của pháp luật.
Thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại, phát triển của pháp
luật trong một hình thái KT-XH nhất định
+ Kiểu pháp luật chủ nô: Nội dung đơn giản, sử dụng nhiều tập quá, tín điều xã
hội, nguồn chủ yếu của pháp luật chủ nô là tập quán pháp.
Về bản chất, pl chủ nô là công cụ để duy trì và bảo vệ sự thống trị của gc chủ
nô đối với nô lệ. Theo đó, chủ nô là người có quyền lực vô hạn, nô lệ không
phải là chủ thể pl mà chỉ là hàng hóa, có thể mua bán, tặng cho hoặc bị giết
theo ý muốn của chủ nô.
Đặc điểm:
* Quy định đặc quyền đặc lợi của chủ nô: Chế tài đối với chủ nô luôn nhẹ hơn
đối với nô lệ dù là cùng hành vi vi phạm. Bản thân giai cấp chủ nô cũng được
chia thành nhiều tầng lớp khác nhau và chịu sự điều chỉnh khác nhau của pháp
luật. Những người càng ở tầng lớp trên càng được pháp luật trao cho nhiều
quyền lực.
* Sự bất bình đẳng giữa chủ nô và nô lệ, giữa nam và nữ: nô lệ không được coi
là người mà chỉ là hàng hóa thuộc sở hữu của chủ nô. Việc giết nô lệ không bị
coi là phạm tội giết người mà coi là hành vi xâm phạm tài sản của chủ nô. Công
dân loại thấp không được hưởng những quyền của người thượng đẳng và không
được tham gia vào các cơ quan Nhà nước, nếu vi phạm pháp luật có thể bị đưa
xuống hàng nô lệ.
* Quyền gia trưởng: Pháp luật chủ nô xác định trong quan hệ với người chủ nô
nam giới, vợ và con của họ không phải là nô lệ nhưng thuộc sở hữu của họ do
đó họ có quyền định đoạt số phận, tính mạng của những người này. Chủ nô có
quyền giết con mình nếu khi đứa trẻ sinh ra bị coi là ốm yếu, có quyền chặt
chân, tay hoặc bắt con mình làm nô lệ nếu người con bị cho là hỗn láo. Người
vợ sẽ bị giết nếu bị bắt quả tang ngoại tình trong khi đó chế tài này không áp
dụng đối với người chồng.
* Pl chủ nô rất tàn bạo và dã man: Tử hình hoặc tra tấn nhục hình được áp dụng
đối với rất nhiều hành vi vi phạm pháp luật mà không cần xác định mức độ
nguy hiểm cho xã hội của các hành vi đó. Hơn nữa, hình thức tử hình và tra tấn
cũng vô cùng dã man như chôn sống, ném vào vạc dầu, ném vào lửa hoặc móc
mắt, cắt lưỡi…
* Thể hiện không rõ nét lắm, vai trò quản lý xã hội
+ Kiểu pháp luật phong kiến:
Thể hiện ý chí của giai cấp địa chủ, phong kiến.
Bảo vệ chế độ tư hữu
Quy định đẳng cấp trong xã hội: Xh được phân chia thành nhiều đẳng cấp
như vua, lãnh chúa, địa chủ, tăng lữ… Căn cứ vào chức tước, nguồn gốc gia
đình và địa vị xã hội của từng đẳng cấp mà pháp luật có những quy định
khác nhau đối với từng đẳng cấp đó. PL phong kiến tuân thủ quan điểm
“quan thì xử theo lễ, dân thì xử theo luật”, “vua là thiên tử, thay trời trị dân”.
Hơn nữa, pl phong kiến cho phép địa chủ được xét xử nông dân theo ý riêng
của mình, mà không phải tuân thủ các quy định chặt chẽ của pháp luật.
Chẳng hạn như địa chủ có toàn quyền định đoạt sinh mệnh của nông dân nếu
bắt được họ bỏ trốn.
Quy định những hình phạt hà khắc, dã man: Các chế tài hình sự trong pháp
luật phong kiến thể hiện sự trừng phạt mang tính dã man nhằm hành hạ và
gây đau đớn về thể chất, tinh thần đối với người phạm tội. Tính chất dã man
thể hiện trên hai phương diện là bản chất hình phạt và chủ thể chịu trách
nhiệm hình sự. Về bản chất hình phạt, pháp luật phong kiến đưa ra những
loại hình phạt hà khắc như đánh bằng roi, đánh bằng trượng, cho đi đày…
Cao hơn nữa, người phạm tội có thể bị xẻo thịt, chém bêu đầu, thắt cổ, chém
băm xác... Có trường hợp pháp luật phong kiến còn áp dụng hình phạt theo
quan điểm “ăn miếng trả miếng” như thích chữ lên mặt, chặt tay kẻ trộm
cắp... Bên cạnh đó, pháp luật phong kiến ở một số nước phương Tây còn
thừa nhận hình phạt không phải do cơ quan Nhà nước áp dụng mà do các
bên tranh chấp tự giải quyết với nhau bằng con đường bạo lực như đấu kiếm,
đấu súng. Và như vậy, lẽ phải thuộc về những người chiến thắng trong các
cuộc đua bạo lực đó. Về chủ thể chịu trách nhiệm hình sự, pháp luật phong
kiến không chỉ áp dụng chế độ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người
phạm tội mà áp dụng cả với người thân của họ, điển hình là chế độ “tru di
tam tộc”, “tru di cửu tộc”… Lịch sử cho thấy những vụ tru di dòng họ đã để
lại hậu quả khôn lường và là sự bất công đối với nhiều người vô tội. Tuy
nhiên, sự hà khắc của pháp luật phong kiến ở chừng mực nhất định đã góp
phần tạo ra kỷ cương, trật tự cho xã hội phong kiến.
+ Kiểu pháp luật tư sản
Là công cụ bảo vệ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất
Quy định về quyền tự do, dân chủ của công dân, tuy thực tế vẫn còn phân
biệt chủng tộc, màu da…
+ Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa
* Thể hiện ý chí của gc công nhân và ndan l động, Bảo vệ quyền lợi của
ndan
* sử dụng các biện pháp cưỡng chế kết hợp với giáo dục thuyết phục: Quy
phạm pl xhoi chủ nghĩa được đặt trong mối liên hệ mật thiết với các quy
phạm xh khác như đạo đức, các phong tục tập quán nhằm thể hiện ý chí của
đông đảo quần chúng lao động và là cơ sở để mọi người tự giác thực hiện
pháp luật.
* Những quy định nhằm hạn chế sự bóc lột, xoá bỏ chế độ tư hữu về tư liệu
sản xuất, xoá bỏ giai cấp
* Quy định và bảo vệ quyền tự do dân chủ của nhân dân
Hình thức pháp luật:
- Hình thức Pháp luật được hiểu là sự biểu hiện của Pháp luật ra ngoài xã hội, hay còn gọi
là nguồn của Pháp luật.
- Về mặt pháp lý, hình thức Pháp luật là cách thức mà Nhà nước (giai cấp thống trị) sử
dụng để nâng quan điểm, ý chí của giai cấp mình thành các quy tắc xử sự mang tính bắt
buộc chung đối với mọi người (Pháp luật).
- Có 3 loại hình thức pháp luật: Tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật
Tập quán pháp
+ Là hình thức nhà nước thừa nhận một số tập quán đã lưu truyền trong xã hội
+ Phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, lợi ích của xã hội
+ Nâng lên thành những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung
+ Được nhà nước đảm bảo thực hiện
+ Áp dụng phổ biến trong pháp luật chủ nô, phong kiến, tư sản
Tiền lệ pháp
+ Là hình thức nhà nước thừa nhận một số quyết định của cơ quan hành chính và cơ quan
xet xử trong khi giải quyết các vụ việc xảy ra
+ Rồi lấy đó làm mẫu cho cách giải quyết đối với các vụ việc khác tương tự xảy ra sau đó
Văn bản quy phạm pháp luật
- Là hình thức Pháp luật thể hiện thành văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban
hành theo thủ tục, trình tự nhất định, trong đó chứa đựng các quy tắc xử sự chung nhằm
điều chỉnh các quan hệ xã hội.
- Đây là hình thức Pháp luật tiến bộ nhất thể hiện đầy đủ ý chí của Nhà nước.
- Hình thức Văn bản quy phạm Pháp luật là hình thức Pháp luật được áp dụng chủ yếu tại
Việt Nam.
MQH giữa PL với những hiện tượng xã hội
I. Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế
- Pl là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc
thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội và là
nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội.
- Kinh tế là tổng hợp các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội – liên
quan trực tiếp đến việc sxuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sphẩm hàng hóa và
dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người trong một xã hội với một
nguồn lực khan hiếm. Nói đến kinh tế suy cho cùng là nói đến vấn đề sở hữu và lợi ích.
Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế là mối liên hệ giữa1 yếu tố thuộc kiến trúc
thượng tầng và 1 yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng, trong mối qhệ này pl có tính độc lập tương
đối.
1.Thứ nhất: sự phụ thuộc của PL vào kinh tế
Tính chất, nội dung của các quan hệ kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế… sẽ quyết định sự ra
đời, nội dung, hình thức và sự phát triễn của pháp luật.
Sự thay đổi của nền ktế sẽ dẫn đến sự thay đổi pl. Pluật luôn phản ánh trình độ phát triển
của kinh tế. Pháp luật không thể cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển của kinh tế.
Tính chất nội, dung của các quan hệ kinh tế, của cơ chế kinh tế quyết định tính chất, nội
dung của các quan hệ pháp luật, tính chất phương pháp điều chỉnh cua pháp luật.
Chế độ ktế sẽ quyết định việc tchức bộ máy và pthức hđộng của các thiết chế pháp lý.
2. Thứ hai: pháp luật lại có sự tác động trở lại một cách mạnh mẽ với kinh tế. Việc tác
động của pháp luật với kinh tế theo những xu hướng tích cực hoặc tiêu cực khác
nhau do đó pháp luật có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy sự phát triễn của kinh tế.
Nếu pháp luật được ban hành phù hợp với các quy luật kinh tế – xã hội thì nó tác động
tích cực đến sự phát triển các quá trình kinh tế, cũng như cơ cấu của nền kinh tế; góp
phần vào ổn định trật tự xã hội.
Nếu pháp luật được ban hành không phù hợp với các quy luật pháp triển kinh tế – xã hội
do ý chí chủ quan của con người thì nó sẽ kìm hãm toàn bộ nền kinh tế, hoặc một bộ
phận của nền kinh tế dẫn đến cản trở, kiềm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội.
Ví dụ: Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế thể hiện rõ trong thời bao cấp tại Việt Nam.
- Trong thời bao cấp hầu hết sinh hoạt ktế đều được Nhà nước bao cấp, diễn ra dưới nền
ktế kế hoạch hóa, một đặc điểm của nền ktế các nước thuộc Khối xhội chủ nghĩa thời kỳ
đó. Theo đó thì ktế tư x bị xóa bỏ, nhường chỗ cho khối ktế tập thể và ktế do nn chỉ huy.
Trong thời kỳ bao cấp ra đời pl thời kỳ bao cấp với chế độ tem phiếu để quản lý hàng
hóa.
- Pháp luật thời bao cấp cũng ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế với cơ chế tập trung quan liêu
bao cấp bằng các mệnh lệnh, quy định hành chính đối với các hoạt động kinh tế, đã làm
nền kinh tế bị trì trệ dẩn đến khủng hoảng và kìm hãm toàn bộ nền kinh tế dẫn đến cản
trở, kiềm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội nước ta lúc bấy giờ.
II. Mối quan hệ giữa chính trị và pháp luật:
1. Mối qhệ của pháp luật và chính trị trong việc hình thành, tổ chức bộ máy nhà nước:
– Bộ máy nn là toàn bộ hệ thống từ Trung ương đến địa phương bao gồm nhiều loại
cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp…là một thiết chế phức tạp nhiều bộ phận. Để
xác định rõ chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm và phương pháp tổ chức hoạt động
phù hợp để thực hiện một cơ chế đồng bộ trong quá trình thiết lập thực hiện quyền
lực nhà nước cần phải thực hiện trên cơ sở vững chắc của những quy định của pl
– Khi một hệ thống quy phạm pl về tổ chức chưa đầy đủ, đồng bộ, phù hợp và
chính xác để làm cơ sở cho việc xác lập và hđộng của bộ máy nhà nước thì dễ dẫn
tới tình trạng trùng lặp, chồng chéo, thực hiện không đúng chức năng của các cơ
quan trong bộ máy nhà nước. Ngoài ra, pl còn quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách
nhiệm của mỗi cá nhân trong bộ máy nhà nước.
– Ngược lại, bộ máy nhà nước cũng tác động đến pháp luật. Một bộ máy nhà nước
hoàn chỉnh đại diện cho giai cấp tiến bộ trong xã hội sẽ đưa ra được một hệ thống
pháp luật phù hợp với đất nước, thể hiện đúng trình độ phát triển kinh tế xã hội.
2. Mối quan hệ của pháp luật và chính trị trong quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia:
Pháp luật luôn tạo ra môi trường ổn định cho việc thiết lập các mối quan hệ ngoại
giao giữa các quốc gia. Sự phát triển của quan hệ bang giao đòi hỏi pháp luật của
các nước thay đổi cho phù hợp với từng thời kỳ thay đổi của mỗi quốc gia.
3. Pháp luật với đường lối chính sách của giai cấp thống trị:
Mối liên hệ giữa chính trị và pl thể hiện tập trung nhất trong qhệ với đường lối chính
sách của đảng cầm quyền với pl của nhà nước. Pl thể chế hóa đường lối chính sách
của đảng cầm quyền tức là làm cho ý chí của đảng cầm quyền trở thành ý chí của
nhà nước. Đường lối chính sách của Đảng có vai trò chỉ đạo nôŠi dung và phương
hướng phát triển của pháp luâ Št. Sự thay đổi trong đường lối chính sách của Đảng
cầm quyền sớm hay muôŠn cũng dẫn đến sự thay đổi trong pl. Ví dụ, những năm
trước đây do sự chỉ đạo của chính trị nên pl của các xhôŠi chủ nghĩa đều thiết lâ Šp và
củng cố cơ chế quản lý ktế tâ Šp trung bao cấp, trên cơ sở thiết lâ Šp càng nhiều càng
nhanh chế đôŠ công hữu về tư liê Šu sản xuất càng tốt. Phương hướng phát triển của
pháp luâ Št trong mô Št đất nước là do đường lối chính sách của lực lượng cầm quyền
(Đảng cầm quyền) chỉ đạo. Đương nhiên chính sách của lực lượng cầm quyền phụ
thuộc vào điều kiện kinh tế-xã hội và cuộc đấu tranh giữa các lực lượng chính trị-xã
hội trong đất nước
III. Mối quan hệ giữa pháp luật và nhà nước.
1. Sự thống nhất giữa Pháp luật và Nhà nước.
- Pháp luật và Nhà nước đều là phương tiện của quyền lực chính trị
- pl và Nhà nước có chung nguồn gốc, điều kiện phát sinh, phát triển, tồn tại và tiêu vong.
- pl và nn là những htượng xh mang tính lsử đều là sphẩm của xh có gc và đtranh gc.
- Nguyên nhân hình thành Nhà nước cũng là nguyên nhân hình thành pháp luật: Sự tư
hữu, giai cấp và đấu tranh giai cấp.
- Với ý nghĩa đó Nhà nước không thể tồn tại và phát huy quyền lực nếu thiếu Pháp luật;
ngược lại Pháp luật chỉ phát sinh, tồn tại và có hiệu lực khi dựa trên cơ sở sức mạnh của
quyền lực Nhà nước. Vậy nên Nhà nước và Pháp luật có mối quan hệ rất chặt chẽ với
nhau về nhiều mặt.
2. Sự khác biệt giữa Nhà nước và Pháp luật:
- Nhà nước là tổ chức đặc biệt của quyền lực công và cũng chính là phương thức hay
chính hình thứ tồn tại của xã hội có giai cấp.
- pl lại được hiểu là hệ thống các quy định được nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện
nhằm mục đích có thể thông qua đó điều chỉnh hành vi và các qhệ xã hội của con người.
- Nhà nước sẽ đại diện cho sức mạnh – Pháp luật đại diện ý chí. (Khi chúng ta nhắc đến
Nhà nước tức là chúng ta đang nói đến yếu tố con ng cùng cơ chế bộ máy, còn khi chúng
ta nói pl thì tức là chúng ta đang là nói đến các quy tắc hành vi của con người.)
3. Sự tác động qua lại của Pháp luật và Nhà nước.
- Nhà nước ban hành, thay đổi, huỷ bỏ, hoàn thiện Pháp luật, bảo vệ Pháp luật khỏi sự vi
phạm, bảo đảm Pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống
- Pháp luật là sản phẩm trực tiếp từ hoạt động nhà nước
- Pháp luật có vai trò điều chỉnh hoạt động nhà nước và các quan hệ xã hội
IV. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC
- Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức:
+ Pháp luật củng cố và phát huy vai trò thực tế của các quan niệm đạo đức;
+ Pháp luật góp phần loại trừ những quan niệm đạo đức lac hậu, trái với ý chí nhà nước.
+ Hình thành pháp luật: nhiều quan niệm, quy tắc đạo đức được thừa nhận trong pl
+ Thực hiện pháp luật: Những quy phạm đạo đức đã trở thành thói quen, thành lương tâm
và niềm tin nên sẽ làm cho pháp luật được thực hiện một cách nghiêm chỉnh hơn.
(- Pháp luật: là hệ thống các quy tắc sử dụng mang tính bắt buộc chung, do nhà nước đặt
ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của nhà nước, được nhà nước đảm bảo thực hiện, nhằm
điều chỉnh quan hệ xã hội.
- Đạo đức: là những quan điểm, quan niệm của con người về các phạm trù thuộc đời sống
tinh thần của xã hội nhờ đó con người tự nhận thức, tự giác điều chỉnh hành vi của mình
cho phù hợp trước những lợi ích đặt ra. )
V. Mối quan hê
{
Pháp luâ
{
t và các quy phạm xã hô
{
i khác
(Hướng giải quyết vấn đề: phân tích đă
Š
c điểm của 2 đối tượng Pháp luâ
Š
t, quy phạm xã
Š
i và từ đó phân tích và làm rõ mối quan hê
Š
của chúng)
1. Đă
Š
c điểm của pháp luâ
Š
t và quy phạm xã hô
Š
i (Khái niê
Š
m, nguồn gốc, nô
Š
i dung,
mục đích, đă
Š
c điểm, phạm vi, hình thức thể hiê
Š
n, phương thức tác đô
Š
ng).
Pháp luâ
Š
t Quy phạm xã hô
Š
i
Khái
niê
Š
m
Là những quy tắc xử sự có tính chất khuôn mẫu bắt
buộc mọi chủ thể phải tuân thủ , được biểu thị bằng
hình thức nhất định . do nhà nước ban hành hoặc
thừa nhận . Được nhà nước đảm bảo thực hiện và có
thể có các biện pháp cưỡng chế của nhà nước nhằm
mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Là các quy phạm do các tổ chức
xã hội đặt ra , nó tồn tại và được
thực hiện trong các tổ chức xã hội
đó.
Nguồn
gốc
- Các quy phạm của tổ chức xã hội là các quy phạm
do các tổ chức xã hội là các quy phạm do các tổ
chức xã hội đặt ra , nó tồn tại và được thực hiện
trong các tổ chức xã hội đó- Không tổ chức , cá
nhânbảo ban hành ra luật chỉ trong trường hợp được
nhà nước đồng ý ủy quyền- Là kết quả của hoạt
động ý thức của con người do điều kiện kinh tế xã
hội quyết định
Chỉ mang tính chất bắt buộc với
một tổ chức nào đó hay một nhóm
người và một đơn vị cộng đồng
dân cư- Hình thành từ đời sống ,
bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã
hội trên các quan niệm về đạo đức
, lối sống
Š
i dung - Là quy tắc xử sự ( việc được làm , việc phải làm ,
việc không được làm )- Mang tính chất bắt buộc
chung đối với tất cảmọi người
- Được thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế củaNhà
nước
- Mang tính quy phạm chuẩn mực , có giới hạn ,các
chủ thể buộc phải xử sự trong phạm vi pháp luật cho
phép
- Thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi cho giai cấp
thống trị
- Là các quan điểm chuẩn mực
đối với đời sống tinh thần , tình
cảm của con người
- Không mang tính bắt buộc
- Không được bảo đảm thực hiện
bằng biện pháp cưỡng chế mà
được thực hiện bằng 1 cách tự
nguyện , tự giác
- Không có sự thống nhất ,không
rõ ràng , cụ thể nhưquy phạm
pháp luật
- Thể hiện ý chí và bảo vệ quyền
lợi cho đông đảo tầng lớp và tất cả
mọi người.
Mục đích Nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo ý chíNhà
nước
Dùng để điều chỉnh các mối quan
hệ giữa người với người
Đă
Š
c điểm - Quy phạm pháp luật dễ thay đổi
- Có sự tham gia của Nhà nước , do Nhà nước ban
hành hoặc thừa nhận
-Cứng rắn , không tình cảm , thể hiện sự răn đe.
- Không dễ thay đổi
- Do tổ chức chính trị . xã hội ,
tôn giáo quy định hay tự hình
thành trong xã hội
- Là những quy tăc xử sự không
có tính bắt buộc chỉcó hiệu lực
đối với thành viên tổ chức.
Phạm vi Rộng , bao quát hơn với nhiều tầng lớp đối tượng
khác nhau với mọi thành viên trong xã hội
Phạm vi hẹp , áp dụng đốivới
từng tổ chức riêng biệt.Trong
nhân thức tình cảm của con
người.
Hình thức
thể hiê
Š
n
Bằng văn bản quy phạm pháp luật, có nội dung
rõràng , chặt chẽ.
Không có
Phương
thức tác
đô
Š
ng
Giáo dục cưỡng chế bằng quyền lực nhà nước Dư luâ
Š
n xã hô
Š
i.
2. Mối quan hê
Š
giữa pháp luâ
Š
t và các quy phạm xã hô
Š
i.
a.Theo từng thời kỳ khác nhau trong tiến trình lịch sử
o Trong thời kỳ phong kiến mang nă
Š
ng tư tưởng Nho Giáo
- Chịu sự ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng Nho Giáo nên hầu như vẫn do quy phạm xã hô
Š
i
(đạo đức) và chiếm ưu thế hơn so với pháp luâ
Š
t
- Nói cách khác những quy phạm đạo đức được luâ
Š
t hóa rất nhiều
o Sang thời kỳ chiến tranh
- Pháp luâ
Š
t được bsung cũng như điều chỉnh nhiều nhưng vẫn có những vấn đề pháp sinh
mà pluâ
Š
t không thể áp dụng và quy phạm xã hô
Š
i vẫn có lợi thế hơn
o Thời bao cấp
- Tư duy cũng như đường lối chưa phù hợp nên pháp luâ
Š
t vẫn chưa có sự phát triển cao,
nhưng trong đấy vẫn có những chuyển biến thể hiê
Š
n khát vọng và nhu cầu của con người
o Thời kỳ hiê
Š
n nay: Nền kinh tế thị trường (Những điểm thống nhất)
- Chung mục đích trong qlý đời sống và giáo dục nhân cách, phẩm chất đạo đức tốt cho
con người trong xã hô
Š
i
- Đều là những công cụ đảm bảo cho lợi ích của con người trong xã hô
Š
i, hướng con người
tới những mối quan hê
Š
tốt đẹp trong xã hô
Š
i
- Tác đô
Š
ng trực tiếp đến những hành vi của con người
b. Sự tác đô
Š
ng qua lại của Pháp luâ
Š
t và Quy phạm xã hô
Š
i
o Pháp luâ
Š
t:
- Tác đô
Š
ng đến quy phạm xã hô
Š
i để đưa tiến bô
Š
vào thực tế pháp luâ
Š
t
- Khẳng định, bvê
Š
và phát huy những nguyên tắc chuẩn mực của truyền thống đạo đức và
từ đó loại bỏ dần những quan điểm, chuẩn mực đạo đức không tiến bô
Š
và phù hợp
- Là phương tiê
Š
n ghi nhâ
Š
n và đảm bảo cho đạo đức được thực hiê
Š
n thông qua những tác
đô
Š
ng của nhà nước
VD: điểm c khoản 1 điều 117 bô
Š
luâ
Š
t dân sự có quy định: “Mục đích và nô
Š
i dung của
giao dịch dân sự không được vi phạm những điều cầm của pháp luâ
Š
t và không trái với
đạo đức xã hô
Š
i”
o Quy phạm xã hô
Š
i:
- Tạo môi trường thuâ
Š
n lợi để tiếp thu, cảm nhâ
Š
n và thực hiê
Š
n pháp luâ
Š
t
- Là yếu tố không thể thiếu trong môi con người
Tuy chỉ mang tính chất tương đối nhưng nó giúp định hưóng cho các nhà làm luâ
Š
t
c.
Š
n dụng MQH pháp luâ
Š
t và quy phạm xã hô
Š
i trong các mối quan hê
Š
xã hô
Š
i
- Không có những mâu thuẫn sâu sắc, đều chung mục đích bảo vê
Š
những hành vi tốt và bài
trừ những hành vi xấu từ đó hướng đến mục tiêu xã lâ
Š
p trâ
Š
t tự và điều hòa lợi ích chung
của xã hô
Š
i
Hệ tống pháp luật
- Theo nghĩa rộng, hệ thống pháp luật được hiểu là các trường phái pháp luật với
những đặc trưng điển hình về nguồn gốc ra đời và nguồn của pháp luật.
- Theo nghĩa hẹp, hệ thống pháp luật là khái niệm dùng để chỉ pluật của một quốc gia
Hệ thống pháp luật Việt Nam
Chế định pháp luật Chế định pháp luật bao gồm một số quy phạm pháp luật có những
đặc điểm chung giống nhau nhằm điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội tương ứng. Chế
định pháp luật mang tính chất nhóm, nhiều chế định pháp luật hợp thành ngành luật.
Ngành luật Định nghĩa ngành luật Ngành luật bao gồm hệ thống quy phạm pl có đặc tính
chung để điều chỉnh các qhệ cùng loại trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội.
- Phân tích các ngành luật của hệ thống pháp luật Việt Nam
+ (còn gọi là luật nhà nước) là hệ thống các quy định pl điều chỉnh những Luật hiến pháp
qhệ xh quan trọng nhất gắn liền với việc tổ chức quyền lực nhà nước của nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội Luật hành chính
phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của nhà
nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
Luật hình sựlà hệ thống các quy định pl điều chỉnh các qhệ xhội nhằm xác định những
hành vi nguy hiểm nào cho xhội là tội phạm đồng thời quy định các hình phạt đối với
những người có hành vi phạm tội. Luật hình sự được chia thành hai phần: Phần
chung gồm những quy định pháp luật quy định những nguyên tắc, nhiệm vụ của luật hình
sự, những vấn đề chung về tội phạm và hình phạt... Phần các tội phạm (phần riêng) gồm
những quy định pl quy định các tội phạm cụ thể, loại và mức hình phạt với các loại tội
phạm đó.
+ Luật tố tụng hình sự là hệ thống các quy định pl điều chỉnh những qhe xhoi phát sinh
trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và quá trình kiểm sát việc điều tra, truy tố, xét xử
những vụ án hình sự.
+ Luật dân sự là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản mang
tính chất hàng hoá tiền tệ và một số quan hệ nhân thân trên nguyên tắc bình đẳng, độc lập
của các chủ thể tham gia vào các quan hệ đó.
+ Luật tố tụng dân sự là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội
phát sinh giữa toà án, viện kiểm sát, các đương sự và những người tham gia tố tụng
khác trong quá trình điều tra và giải quyết vụ án dân sự.
+ Luật hôn nhân và gia đình là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh những quan
hệ nhân thân và quan hệ tài sản phát sinh do việc kết hôn giữa nam và nữ.
+ Luật kinh tế là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát
sinh trong quá trình tổ chức quản lí và thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh giữa
các doanh nghiệp với nhau và với các cơ quan quản lí nhà nước.
+ Luật lao động là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội
phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động (cá nhân, tổ chức).
+ Luật tài chính là hệ thống các quy định pl điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh
trong lĩnh vực hoạt động tài chính của nhà nước, trong quá trình thành lập, phân phối
và sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể hoạt động phân phối của cải dưới hình thức
giá trì.
+ Luật ngân hàng là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội
phát sinh trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng.
+ Luật đất đai là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên
quan đến việc sở hữu, quản lí, bảo vệ và sử dụng đất.
Vấn đề 3: Qui phạm pháp luật
Quy phạm pháp luật là một loại quy phạm xã hội gồm những nguyên tắc quy
tắc xử bắt buộc chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện nhằm điều
chỉnh hành vi của cá nhân và tổ chức theo ý chí của nhà nước
a. Phân tích các bộ phận của qui phạm pháp luật.
+ Giả định: Nêu lên tình huống ( điều kiện, hoàn cảnh) mà ở đó chủ thể phải thể hiện
cách xử sự phù hợp quy định pháp luật. Trả lời câu hỏi: ai? Trong dkien hcanh nào?
+ Quy định: Nêu lên cách xử sự nhất định phải tuân theo khi ở trong tình huống phần
giả định ( mô hình: Cần làm gì, được làm gì, không được làm gì, làm như thế nào). Quy
định dứt khoát là loại quy định chỉ nêu ra một cách xử sự để chủ thể phải tuân theo mà
không có sự lựa chọn nào khác. Ví dụ “Trong trường hợp không có người thừa kế theo
di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối quyền
hưởng di sản thì di sản không có người nhận thừa kế thuộc Nhà nước” thì quy định ở
đây mang tính dứt khoát, đó là: “Thì di sản không có người nhận thừa kế thuộc Nhà
nước”. Bên cạnh quy định dứt khoát còn có quy định tùy nghi như trong ví dụ sau đây:
“Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ hoặc thực hiện
các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản”. Phần
quy định ở đây là: “Có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ hoặc
thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài
sản”. Phần này đã đưa ra rất nhiều khả năng cho chủ sở hữu tài sản có thể lựa chọn nên
được gọi là quy định tùy nghi.
+ Chế tài: Quy định biện pháp, hậu quả tác động tới các chủ thể không tuân thủ quy
định của quy phạm pháp luật. Ví dụ trong quy phạm pháp luật sau đây “Người nào thấy
người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà
không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam
giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”, phần chế tài là:“Thì bị phạt cảnh
cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.
D a vào cách th c nêu lên h u qu ph i gánh ch u có hai lo i
Chế tài cố định nêu chính xác biện pháp tác động sẽ áp dụng đối với chủ thể vi phạm
pháp luật. Chẳng hạn “Bên thuê phải sử dụng tài sản thuê theo đúng công dụng của
tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận. Trong trường hợp bên thuê sử dụng tài sản
không đúng mục đích, không đúng công dụng, thì bên cho thuê có quyền đơn phương
chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại”. Chế tài ở đây quy
định một cách dứt khoát là: “Bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện
hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.
Chế tài không cố định là chế tài không nêu lên một cách chính xác, dứt khoát hậu quả
phải gánh chịu mà chỉ nêu lên mức cao nhất và mức thấp nhất của biện pháp tác động.
Ví dụ, “Người nào vô ý làm chết người thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm”. Việc áp
dụng mức phạt tù chính xác là bao nhiêu trong trường hợp này được lựa chọn tùy
thuộc hoàn cảnh, điều kiện xảy ra hành vi phạm tội.
Dựa vào tính chất của các biện pháp tác động và chủ thể có thẩm quyền áp dụng, chế
tài được chia thành chế tài hành chính, chế tài hình sự, chế tài kỷ luật và chế tài dân sự
Chế tài hành chính là biện pháp xử lý của Nhà nước dự kiến áp dụng đối với các
chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật hành chính. Các hình thức chế tài hành chính bao
gồm cảnh cáo, phạt tiền, trục xuất, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và các hình thức xử lý khác như đưa vào
trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh…
Chế tài hình sự là biện pháp xử lý của Nhà nước dự kiến áp dụng đối với các chủ thể
có hành vi vi phạm pháp luật bị coi là tội phạm. Các chế tài hình sự bao gồm: Cảnh
cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội, tù có thời
hạn, tù chung thân, tử hình.
Chế tài kỷ luật là biện pháp xử lý của Nhà nước dự kiến áp dụng đối với các chủ thể
có hành vi vi phạm quy định về kỷ luật lao động, học tập, công tác hoặc vi phạm pháp
luật đã bị tòa án tuyên là có tội hoặc bị cơ quan có thẩm quyền kết luận bằng văn bản
về hành vi vi phạm pháp luật. Các chế tài kỷ luật bao gồm: Khiển trách, cảnh cáo, hạ
bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc.
Chế tài dân sự là biện pháp xử lý của Nhà nước dự kiến áp dụng đối với các chủ thể
có hành vi vi phạm pháp luật dân sự. Các chế tài dân sự bao gồm buộc chấm dứt hành
vi vi phạm, buộc xin lỗi, cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự, buộc bồi
thường thiệt hại, phạt hợp đồng…
b. So sánh các loại qui phạm pháp luật.
- Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh
- Căn cứ vào nội dung và vai trò của qppl
Quy phạm điều
chỉnh
Quy phạm xung
đột
Quy phạm xung
đột là loại quy
phạm pháp luật
đặc biệt, không
trực tiếp quy định
quyền và nghĩa vụ
pháp lý cho các
chủ thể hoặc các
biện pháp tác động
của nhà nước đối
với các chủ thể mà
chỉ nêu lên văn
bản quy phạm
pháp luật nào hoặc
pháp luật của nước
nào sẽ được lựa
chọn để áp dụng
thì cơ cấu của nó
chỉ gồm hai phần
là phạm vi và hệ
thuộc.
- Căn cứ vào hình thức mệnh lệnh
- Căn cứ vào cách trình bày
c. Phân tích đặc điểm của các loại qui phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật:
Định nghĩa: Văn bản quy phạm pl là vb do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
theo trình tự, thủ tục luật định, trong đó chứa đựng các quy tắc xử sự chung nhằm điều
chỉnh các qhe xhoi, được nn bảo đảm thực hiện và được áp dụng nhiều lần trong đời sống
xã hội.
Đặc điểm:
- Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành như Quốc
hội, Chính phủ, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân…
- VBQPPL chứa đựng các quy tắc xử sự chung. Đó là những khuôn mẫu, chuẩn mực cho
toàn xã hội, bất cứ ai ở vào những điều kiện, hoàn cảnh đã được quy định trong các quy
phạm pháp luật đều phải thực hiện đúng những quy tắc do pháp luật định ra. Đây là điểm
khác biệt của văn bản quy phạm pháp luật so với các loại văn bản pháp luật khác như văn
bản áp dụng pháp luật văn bản hành chính – là những văn bản có chứa đựng mệnh lệnh
của nhà nước không phải là quy tắc xử sự chung mà chỉ dành cho từng trường hợp cụ thể.
- VBQPPL được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội, tức là bất cứ khi có sự kiện
pháp lý xảy ra thì đều có thể áp dụng văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản quy phạm
pháp luật chỉ không được áp dụng khi đã hết hiệu lực pháp luật. Đặc điểm áp dụng nhiều
lần trong thực tế làm cho văn bản quy phạm pháp luật khác với văn bản áp dụng pháp luật
– là loại văn bản cá biệt chỉ được áp dụng một lần cho một đối tượng cụ thể nhất định.
Các loại văn bản quy phạm pháp luật
Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, các văn bản
quy phạm pháp luật ở nước ta bao gồm:
o Văn bản do Quốc hội ban hành bao gồm: Hiến pháp, Luật, Nghị quyết.
o Văn bản do Ủy ban Thường vụ quốc hội ban hành: Pháp lệnh, Nghị quyết.
o Văn bản do Chủ tịch nước ban hành: Lệnh, Quyết định.
o Văn bản do Chính phủ ban hành: Nghị định.
o Văn bản do Thủ tướng ban hành: Quyết định.
o Văn bản do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành: Thông tư.
o Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành: Nghị quyết.
o Văn bản do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành: Thông tư.
o Văn bản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành: Thông tư.
o Văn bản do Tổng kiểm toán nhà nước ban hành: Quyết định.
o Văn bản do Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ phối hợp với cơ quan trung
ương của các tổ chức chính trị xã hội ban hành: Nghị quyết liên tịch.
o Văn bản do các cơ quan nhà nước phối hợp ban hành: Thông tư liên tịch.
o Văn bản do Hội đồng nhân dân ban hành: Nghị quyết.
o Văn bản do Ủy ban nhân dân ban hành: Quyết định, Chỉ thị.
Căn cứ vào chủ thể ban hành thì văn bản quy phạm pháp luật được chia thành văn bản
luật và văn bản dưới luật.
o Văn bản luật là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất ban hành. Như vậy, văn bản luật bao gồm: Hiến pháp, Luật và Nghị quyết
của Quốc hội (trong trường hợp Nghị quyết có chứa đựng các quy tắc xử sự chung). Văn
bản luật do Quốc hội ban hành nên có giá trị pháp lý cao, trong đó Hiến pháp có giá trị
pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khi được ban hành phải đảm bảo phù hợp với các
quy định của Hiến pháp.
o Văn bản dưới luật là văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền nhưng không phải là Quốc hội ban hành. Văn bản dưới luật tồn tại dưới nhiều hình
thức khác nhau như Nghị định, Thông tư, Quyết định…Văn bản dưới luật có giá trị pháp
lý thấp hơn văn bản luật vì vậy nội dung của chúng phải phù hợp với các quy định của
Hiến pháp và luật. Nếu có mâu thuẫn về nội dung giữa văn bản luật và văn bản dưới luật
thì áp dụng các quy định của văn bản luật.
Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng
nhiều lần trong thực tế, tuy nhiên nó chỉ được áp dụng khi còn hiệu lực. Hiệu lực của văn
bản quy phạm pháp luật được xét trên ba phương diện: không gian, thời gian và đối tượng
áp dụng.
- Hiệu lực về không gian là giới hạn tác động của VBQPPL được xác định theo lãnh thổ
quốc gia, một vùng hoặc một địa phương nhất định. Hiệu lực về không gian của văn bản
quy phạm pháp luật có thể được ghi hoặc không ghi trực tiếp trong văn bản. Trường hợp
có điều khoản xác định cụ thể hiệu lực về không gian thì sử dụng quy định đó. Trong
trường hợp văn bản không quy định về vấn đề này thì dựa vào chủ thể ban hành để xác
định hiệu lực không gian của văn bản. Thông thường văn bản do cơ quan nhà nước ở
trung ương ban hành có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc, trừ trường hợp nội dung văn bản
đó thể hiện rõ đối tượng tác động là một vùng lãnh thổ nhất định. Những văn bản do cơ
quan nhà nước ở địa phương ban hành có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ thuộc thẩm
quyền quản lý của cơ quan đó. Ví dụ, Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
về cấm bán hàng rong trên một số tuyến phố chỉ có hiệu lực trong phạm vi thành phố Hà
Nội.
- Hiệu lực về thời gian là giới hạn tác động của văn bản quy phạm pháp luật được xác
định từ thời điểm phát sinh cho đến khi chấm dứt sự tác động của văn bản đó.
Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được xác định theo hai cách,
hoặc là ghi rõ thời điểm có hiệu lực trong văn bản hoặc không xác định yếu tố này. Chẳng
hạn như Luật Thương mại năm 2005 đã sử dụng cách thứ nhất để xác định hiệu lực về
thời gian, cụ thể là Điều 323 của Luật này quy định “Luật này có hiệu lực thi hành t
ngày 01 tháng 01 năm 2006. Luật này thay thế Luật Thương mại ngày 10 tháng 5 năm
1997”. Đối với các văn bản không có điều khoản quy định về thời điểm phát sinh hiệu lực
thì xác định như sau:
+ Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ quốc hội có hiệu lực
kể từ ngày Chủ tịch nước ký lệnh công bố, trừ trường hợp có quy định khác.
+ Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước có hiệu lực từ ngày đăng Công báo, trừ trường hợp
có quy định khác. Các văn bản do cơ quan nhà nước khác ở trung ương ban hành có hiệu
lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo hoặc muộn hơn theo quy định của văn bản.
Thời điểm chấm dứt hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật cũng được xác định
theo 2 cách sau: Hoặc là ghi rõ trong văn bản hoặc là bị thay thế bằng 1 văn bản quy
phạm pháp luật khác. Tùy theo việc toàn bộ hay một số quy phạm pháp luật (trong trường
hợp sửa đổi, bổ sung văn bản đang có hiệu lực) của văn bản bị thay thế mà tương ứng với
nó là việc chấm dứt hiệu lực toàn bộ hay một phần văn bản quy phạm pháp luật. Chẳng
hạn như Luật Thương mại 2005 thay thế Luật Thương mại 1997 như ví dụ ở trên, nhưng
cũng có trường hợp chỉ một số quy phạm trong văn bản bị thay đổi như Hiến pháp năm
1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001.
o Hiệu lực về đối tượng áp dụng của văn bản quy phạm pháp luật là giới hạn tác động bao
gồm cá nhân, tổ chức và những mối quan hệ mà văn bản đó cần phát huy hiệu lực. Thông
thường, văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với tất cả các đối tượng thuộc
phạm vi không gian và thời gian mà ở đó văn bản có hiệu lực. Chính vì vậy ngay cả khi
những người nước ngoài, người không quốc tịch thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trên
lãnh thổ Việt Nam vẫn bị truy cứu trách nhiệm pháp lý.
4.Vấn đề 4: Quan hệ pháp luật
Khái niệm : Quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội được pháp luật điều
chỉnh
Hoặc: Là những quan hệ nảy sinh trong đời sống xã hội. Trong đó, các chủ
thể tham gia có những quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định và đảm
bảo thực hiện.
Đặc điểm: Quan hệ pháp luật là loại quan hệ có ý chí, Quan hệ pháp luật luôn
gắn liền với sự kiện pháp lý, Quan hệ pháp luật xuất hiện dựa trên những cơ
sở quy phạm pháp luật
a, Nêu các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật
1. Chủ thể: Là những cá nhân hay tổ chức có đủ điều kiện do PL quy định khi
tham gia vào QHPL nhất định, Là các bên tham gia vào QHPL, có những
quyền và nghĩa vụ do luật định, Để trở thành chủ thể của QHPL, cá nhân hay
tổ chức phải đảm bảo năng lực chủ thể
Năng lực pháp luật:
- Là khả năng của chủ thể có những quyền và nghĩa vụ pháp lý mà NN quy định
- Năng lực pháp luật của cá nhân xuất hiện kể từ khi cá nhân sinh ra và mất đi khi cá
nhân đó chết hoặc bị tuyên bố chết
- Năng lực pháp luật của tổ chức xuất hiện từ khi tổ chức đó được thành lập hợp
pháp và chấm dứt khi tổ chức đó không còn tư cách pháp lý
* Năng lực hành vi: Là khả năng của chủ thể thực hiện được hành vi, nhận thức được
hậu quả từ hành vi đó và chịu trách nhiệm về hậu quả từ hành vi đó
- Năng lực hành vi của cá nhân: Là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình
thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý do luật định. Điều kiện: Độ tuổi, Điều kiện về
trí óc bình thường
- Năng lực hành vi của tổ chức ( pháp nhân) :
+ Được thành lập hợp pháp
+ Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
+ Có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó
+ Nhân danh mình tham gia vào các QHPL một cách độc lập
2. Khách thể: Là những lợi ích vật chất, tinh thần và những lợi ích xã hội khác mà
chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia vào các QHXH
3. Nội dung của quan hệ pháp luật: là quyền và nghĩa vụ của chủ thể tgia qhệ pl đó
3.1. Quyền chủ thể
- Là khả năng của chủ thể được lựa chọn cách xử sự trong giới hạn pl cho phép.
- Nhằm đạt được mục đích đề ra và phù hợp với quy định của PL
Đặc tính của quyền chủ thể
- Chủ thể có khả năng lựa chọn những xử sự theo cách thức mà PL cho phép
- Chủ thể có khả năng yêu cầu chủ thể bên kia thực hiện nghĩa vụ tương ứng để
tôn trọng việc thực hiện quyền của mình
- Chủ thể được yêu cầu cơ quan NN có thẩm quyền bảo vệ quyền của mình khi bị
chủ thể bên kia vi phạm
3.2 Nghĩa vụ của chủ thể
- Là cách xử sự bắt buộc của một bên chủ thể nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền
của chủ thể bên kia
Đặc tính của nghĩa vụ chủ thể
- Chủ thể phải tiến hành một số hành vi nhất định
- Chủ thể phải tự kiềm chế, không được thực hiện một số hành vi nhất định
- Chủ thể phải chịu trách nhiệm pháp lý khi không thực hiện theo cách xử sự bắt
buộc mà PL đã quy định
4.Sự kiện pháp lý
b. Phân tích các yếu tố của quan hệ pháp luật.
c. Phân tích làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật.các điều kiện
Sự kiện pháp lý: Là những sự kiện đã xảy ra trong thực tế mà sự xuất hiện hay
mất đi của nó được PL gắn với việc hình thành, thay đổi hay chấm dứt QHPL
Phân loại sự kiện pháp lý:
Dưa vào mối quan hệ với những sự kiện xảy ra đối với ý chí của các chủ thể
tham gia QHPL , có 2 loại
1. Hành vi: là những sự việc xảy ra theo ý chí của con người dưới dạng hành
động hoặc không hành động
2. Sự biến: là những sự kiện pháp lý xảy ra trong tự nhiên, không phụ thuộc
vào ý chí của con người, nhưng cũng làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt
QHPL
* Căn cứ vào hậu quả pháp lý, có 3 loại
1. Sự kiện pháp lý làm phát sinh QHPL
2. Sự kiện pháp lý làm thay đổi QHPL
3. Sự kiện pháp lý làm chấm dứt QHPL
4. Vấn đề 5: Điều chỉnh pháp luật
Khái niệm
DCPL là nhà nước- chủ thể điều chỉnh, sử dụng pháp luật để tác động lên đối tượng điều
chỉnh của mình là các quan hệ xã hội ->là quá trình tác động có tổ chức, mang tính qui
phạm của nhà nước đối với những quan hệ xã hội thông qua hành vi của các chủ thể
nhằm đạt được những mục đích nhất định
Là một dạng của điều chỉnh xã hội
Là điều chỉnh có tính định hướng, tính tổ chức và tính hiệu quả
Là sự điều chỉnh được thực hiện thông qua 1 hệ thống các phương tiện pháp lí cơ
bản, đặc thù.
DCPL là hoạt động của nhà nước thể hiện trong việc định ra luật, ban hành luật pháp để
đáp ứng nhu cầu mà pháp luật điều chỉnh
Đặc điểm sau:
Điều chỉnh QHXH là nhu cầu của đời sống nhằm tạo ra trật tự, kỷ cương đảm bảo
cho xã hội tồn tại và phát triển
Trong xã hội có giai cấp, pháp luật là phương tiện quan trọng nhất điều chỉnh các
QHXH
Là hoạt động có tổ chức và mục đích
Pl tác động lên QHXH bằng các quy định cho các chủ thể tham gia QH đó 1 số
quyền và nghĩa vụ pháp lý và đảm bảo cho nó được thực hiện.
Đối tượng điều chỉnh
Đối tượng điều chỉnh pháp luật là các quan hệ xã hội nhưng không phải pháp luật điều
chỉnh tất cả các quan hệ xã hội cụ thể mà chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội quan trọng,
cơ bản, điển hình liên quan trực tiếp đến lợi ích của nhà nước, xã hội và cá nhân con
người.
Đối tượng điều chỉnh của pháp luật còn có thể là những quan hệ xã hội phái sinh, nghĩa là
chúng chỉ xuất hiện khi có quy phạm pháp luật, ví dụ: các quan hệ tố tụng, các quan hệ
bảo hiểm
Phạm vi điều chỉnh:
5. Là phạm vi các quan hệ xã hội được pháp luật nói chung điều chỉnh.
6. Phạm vi điều chỉnh của một văn bản pháp luật là các vấn đề được đặt ra và giải quyết
trong văn bản đó
7. Xác định phạm vi điều chỉnh của pháp luật là xác định ranh giới của việc sử dụng pháp
luật vào điều chỉnh các mối quan hệ xã hội
8. Phạm vi điều chỉnh chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: Tính chất quan hệ xã hội, điều kiện
về kinh tế, văn hóa; ý thức pháp luật; sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật
Phân tích phương pháp của các dạng điều chỉnh pháp luật.
Phương pháp điều chỉnh pl: Là cách thức tác động pháp luật lên các quan hệ xã hội để đạt
được mục đích đề ra. Nội dung của phương pháp điều chỉnh pháp luật được quy định bởi
đặc điểm nội dung, tính chất của quan hệ xã hội và bởi vai trò của chủ thể điều chỉnh.
Đặc điểm của phương pháp dcpl:
- Do nhà nước đặt ra
- Được ghi nhận trong quy phạm pháp luật
- Được nhà nước đảm bảo thực hiện trên cơ sở áp dụng các biện pháp cưỡng chế
Phân tích các giai đoạn của quá trình điều chỉnh pháp luật
Xác định mục tiêu và nhiệm vụ của quá trình điều chỉnh pháp luật —> xây
dựng pháp luật —> tổ chức thực hiện —> kiểm tra giám sát , đánh giá hiệu quả
của quá trình dcpl
Cơ chế điều chỉnh pl
+ Là hệ thống các phương tiện, quy trình pháp lý, thông qua đó thực hiện sự tác
động của pháp luật lên các qua hệ xã hội nhằm thực hiện những mục tiêu mà
nhà nước đã đặt ra
+ Có nhiều yếu tố tạo thành cơ chế: quy phạm pháp luật, quyết định cá biệt,
quan hệ pháp luật, chủ thể, ý thức pháp luật, pháp chế, trách nhiệm pháp lý,..
mỗi yếu tố có nhiệm vụ và vtro nhất định
Phân tích các điều kiện đảm bảo hiệu quả của pháp luật.
6. Vấn đề 6: Thực hiện và áp dụng pháp luật
Khái niệm thực hiện pháp luật : Là hành vi ( hành động hoặc không hành
động) thực tế hợp pháp của chủ thể có năng lực hành vi pháp luật.
Đặc điểm của thực hiện pháp luật:
Thực hiện pháp luật phải là hành vi hợp pháp ( xác định hay xử sự thực tế) của các
chủ thể pháp luật
Hành vi: Là toàn bộ những phản ứngm cách cư xử biểu hiện ra bên ngoài của
một người trong 1 hoàn cảnh cụ thể
Hành vi hợp pháp : Hành vi mang tính pháp lý phù hợp với các quy định của
pháp luật
Chủ thể thực hiện Pl phải bằng hành vi hợp pháp, có thể là hoặc hành vi hành động
không hành động nhưng phải làm đúng, làm đủ, không trái với những quy định của
pháp luật.
+ Hành động thực hiện pháp luật thể hiện bằng những lời nói, cử chỉ, động tác nhất định. Ví
dụ: khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy, người điểu khiển xe “đội mũ bảo hiểm”, “báo
hiệu vượt trước khi vượt”, “chuyển làn đúng nơi được phép”…
+Hành vi thực hiện pháp luật thể hiện không hành động là trường hợp chủ thể không thực
hiện những cử chỉ, động tác, lời nói nhất định mà pháp luật cấm. Ví dụ: không “dừng xe, đỗ
xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông”; không “tụ tập từ 3 (ba) xe trở lên ở lòng
đường, trên cầu, trong hầm đường bộ”; không “dùng đèn chiếu xa khi tránh nhau”; không
“sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh” khi đang điều khiển xe.
- Thực hiện pháp luật phải là hành vi hợp pháp, tức là hành vi hoàn toàn phù hợp với yêu
cầu, đòi hỏi của pháp luật.
+ Thực hiện pháp luật là sự hiện thực hoá các quy định của pháp luật.
+ Hành vi thực hiện pháp luật phải nằm trong khuôn khổ các quy định của pháp luật
9. Thực hiện pháp luật phải là xử sự của các chủ thể có khả năng nhận thức và điều
khiển hành vi, có năng lực hành vi pháp luật
+ Với mục đích điều chỉnh các hành vi, xử sự của con người trong xã hội theo định
hướng của Nhà nước
-> Các quy định pháp luật chỉ có ý nghĩa đối với các chủ thể có khả năng nhận thức
và điều khiển hành vi của mình
- Thực hiện pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của cá nhân, tổ chức trong xã hội
+ Nghĩa vụ: cá nhân, tổ chức khi thực hiện pháp luật sẽ đảm bảo 1 trật tự xã hội cũng
như bảo đảm quyền và lợi ích của mọi thành viên trong xã hội
+ Quyền lợi: PL thừa nhận và đảm bảo quyền cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện pháp
luật
Các hình thức thực hiện pháp luật
1. Tuân thủ pháp luật: Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể
pháp luật kiềm chế không tiến hành những họat động mà pháp luật ngăn cấm
Ví dụ: Pháp luật quy định cấm đi ngược chiều, không đi ngược chiều là tuân thủ pháp
luật
2. Thi hành pháp luật: Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể
pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng cách hành động tích cực..
Ví dụ: Pháp luật quy định đội mũ bảo hiểm khi đi xe moto gắn máy , đội mũ bảo hiểm là
thi hang pháp luật
3. Sử dụng pháp luật: Là khả năng các chủ thể pháp luật có thể dử dụng khai thác
hay không sử dụng khai thác hưởng quyền mà pháp luật dã cho mình vidu: quyền
bầu cử
4. Áp dụng pháp luật: Là hdong có tinh tchuc và quyền lực do cquan tchuc cá x có
thẩm quyền theo qdpl tiến hành nhằm cá biệt hóa các quy phạm pl đối với cá x và
tchuc cụ thể, vidu tòa án giải quyết vụ án li hôn
Nội dung Chủ thể thực
hiện
Loại quy
phạm
tương
ứng
Loại hành
vi
Ví dụ
Tuân
thủ
pháp
luật
Chủ thể pháp
luật kiềm chế
mình để không
thực hiện điều
pháp luật cấm.
Mọi chủ thể
( Liên hệ hỏi tại
sao ?)
Loại quy
phạm Pl
cấm
đoán
Không
hành
động
Pháp luật quy
định cấm đi
ngược chiều
Thi
hành
pháp
luật
Chủ thể bằng
hành vi tích
cực của mình
thực hiện điều
mà pl yêu cầu
Mọi chủ thể Loại quy
phạm
pháp luật
bắt buộc
Hành
động
Đội mũ bảo hiểm
,..
Sử
dụng
Chủ thể thực
hiện các thức
Mọi chủ thể Loại quy
phạm
Hành
động hoặc
Tham gia bầu cử
khi đủ 18 tuổi
pháp
luật
xử sự mà pl
cho phép
pháp luật
cho phép
không
hành
động
Áp
dụng
pháp
luật
Nhà nước tổ
chức cho các
chủ thể thực
hiện những
quy định của
pháp luật
Cơ quan nhà
nước, nhà nước
có thẩm quyển
hoặc tổ chức XH
được nhà nươc
trao quyền
Tất cả
các quy
phạm
Hành
động
Ủy ban có thể xét
cấp Giấy chứng
nhận kết hôn ,
Tòa án nhân dân
mới có thể áp
dụng
Đặc điểm của áp dụng pháp luật :
Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính quyền lực nhà nước.
+ Áp dụng pháp luật chỉ do cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền tiến
hành theo quy định của pháp luật.
(Ví dụ: Chỉ có các Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và Tòa án mới có thể áp dụng
pháp luật hình sự và tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một người
thực hiện hành vi được quy định trong Bộ luật Hình sự là tội phạm.)
+ Hoạt động áp dụng pháp luật là sự tiếp tục thể hiện ý chí của nhà nước, thông
qua hoạt động áp dụng pháp luật, ý chí nhà nước thể hiện trong các quy phạm pháp luật
trở thành hiện thực trong thực tế, đuợc thể hiện một cách cụ thể trong các trường hợp cụ
thể.
(Ví dụ: Khi xem xét hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của một cá
nhân, tổ chức nào đó, Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên phải căn cứ vào các quy định
của Luật Đất đai và các nghị định hướng dẫn thi hành để ra quyết định cấp hay không cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân tổ chức đó. Quyết định này thể hiện ý
chí đơn phương của Ủy ban nhân dân mà không phụ thuộc vào ý chí của cá nhân, tổ chức
nộp hồ sơ xin cấp.)
Các mệnh lệnh, quyết định áp dụng pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện
bằng các biện pháp . Thông thưởng, sau khi ban hành mang tính quyền lực nhà nước (
các mệnh lệnh, quyết định áp dụng pháp luật, các chủ thể có thẩm quyền sẽ công bố công
khai cho đối tượng áp dụng để họ biết và thực hiện.
Đối với các quyết định cụ thể hoá nghĩa vụ pháp lý cho các chủ thể thì có thể có
hai trường hợp xảy ra:
Một là, các chủ thể tự giác thực hiện mà không cần đến sự cưỡng chế của nhà
nước.
Hai là, chủ thể không tự giác thực hiện các mệnh lệnh, quyết định đó. Khi đó các
chủ thể có thẩm quyền phải cưỡng chế thi hành để bảo đảm cho các mệnh lệnh, quyết
định đó được thực hiện nghiêm chỉnh.)
Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính tổ chức rất cao
Vì đây vừa là hình thức thực hiện pháp luật vừa là hình thức nhà nước tổ
chức cho các chủ thể thực hiện các quy định của pháp luật. Áp dụng pháp luật vì
vậy phải được tiến hành theo những điều kiện, trình tự, thủ tục rất chặt chẽ do
pháp luật quy định.
Do tính chất đa dạng của hoạt động áp dụng pháp luật trong các ngành, lĩnh
vực khác nhau, nên trình tự thủ tục ADPL không được quy định chung, thống nhất
trong mọi trường hợp.
VD: Trình tự thủ tục để ban hành một bản án hình sự sẽ khác so với trình tự thủ tục ban
hành một bản án dân sự và hoàn toàn khác trình tự thủ tục ban hành một quyết định xử
phạt hành chính.
Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính cá biệt, cụ thể đối với từng quan hệ xã
hội
Các quy phạm pháp luật là những quy tắc chung nên không chỉ rõ chủ thể
cụ thể và trường hợp cụ thể cần áp dụng.
Phải cá biệt hoá các quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể.
Ví dụ: Hoạt động áp dụng pháp luật của Cảnh sát giao thông khi xử lý một
người vi phạm pháp luật giao thông cụ thể là sự cá biệt hóa các quy định về xử lý
vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vào trường hợp cụ thể của người vi
phạm đó.
Đối với Tội vi phạm giao thông đường bộ gây hậu quả chết người sẽ phải
chịu mức phạt hình sự.
Đối với các hành vi vi phạm giao thông mà không gây ảnh hưởng nhiều đến
trật tự an toàn xã hội sẽ chịu mức phạt hành chính.
Áp dụng pháp luật là hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo.
Các quy định của pháp luật thường mang tính chất chung, khái quát, song
các vụ việc xảy ra trong thực tế vô cùng đa dạng, phong phú và phức tạp. Do vậy,
muốn đưa ra được một quyết định “thấu tình, đạt lý” để giải quyết vụ việc thì cần
có sự sáng tạo, tư duy logic, vận dụng chính xác nhưng không máy móc.
Ví dụ: Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Trong trường hợp pháp
luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì có thể áp dụng tập quán;
nếu không có tập quán thì áp dụng quy định tương tự của pháp luật. Tập quản và
quy định tương tự của pháp luật không được trái với những nguyên tắc quy định
trong Bộ luật dân sự”.
1. So sánh văn bản Quy phạm pháp luật và văn bản Áp dụng pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật Văn bản áp dụng pháp luật
Khái
niệm
là văn bản có chứa quy phạm pháp luật,
được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình
thức, trình tự, thủ tục quy định của Pháp luật
(Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật năm 2015).
là văn bản chứa đựng các quy
tắc xử sự cá biệt, do cơ quan,
cá nhân có thẩm quyền ban
hành, được áp dụng một lần
trong đời sống và bảo đảm
thực hiện bằng sự cưỡng chế
Nhà nước.
Đặc
điểm
+ Chứa quy phạm pháp luật
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung,
có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng
lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ
chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc
đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà
nước, người có thẩm quyền quy định trong
Luật này ban hành và được Nhà nước bảo
đảm thực hiện.
+ Áp dụng nhiều lần đối với nhiều chủ thể
trên phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính
nhất định
+ Được nhà nước đảm bảo thực hiện
+ Chứa quy tắc xử sự đặc
biệt
+ Áp dụng một lần đối với
một tổ chức cá nhân là đối
tượng tác động của văn
bản,Nội dung của văn bản áp
dụng pháp luật chỉ rõ cụ thể
cá nhân nào, tổ chức nào phải
thực hiện hành vi gì.
+ Đảm bảo tính hợp pháp
(tuân thủ đúng các van bản
quy phạm pháp luật), phù
hợp với thực tế (đảm bảo
việc thi hành)
+ Mang tính cưỡng chế nhà
nước cao
Thẩm
quyền
ban
hành
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
quy định tại chương II Luật xây dựng văn
bản quy phạm pháp luật 2015.
Các văn bản này được ban
hành bởi cơ quan, cá nhân có
thẩm quyền ban hành, nhưng
thường là cá nhân ban hành
nhiều hơn.
Hình
thức,
tên gọi
15 hình thức quy định tại điều 4 Luật ban
hành VBQPPL 2015 (Hiến pháp, Bộ luật,
Luật,….)
Chưa được pháp điển hóa tập
trung về tên gọi và thường
được thể hiện dưới hình thức:
Quyết định, bản án, lệnh,…
Phạm
vi áp
dụng
Áp dụng là đối với tất cả các đối tượng
thuộc phạm vi điều chỉnh trong phạm vi cả
nước hoặc đơn vị hành chính nhất định.
Chỉ có hiệu lực đối với một
hoặc một số đối tượng được
xác định đích danh trong văn
bản.
Thời
gian có
hiệu lực
Thời gian có hiệu lực lâu dài, theo mức độ
ổn định của phạm vi và đối tương điều chỉnh
Thời gian có hiệu lực ngắn,
theo vụ việc.
Cơ sở
ban
hành
Dựa trên Hiến pháp, Luật và các văn bản
quy phạm pháp luật của chủ thể có thẩm
quyền ban hành cấp trên. Văn bản quy phạm
pháp luật là nguồn của luật.
Thường dựa vào ít nhất một
văn bản quy phạm pháp luật
hoặc dựa vào văn bản áp
dụng pháp luật của chủ thể
có thẩm quyền. Văn bản áp
dụng pháp luật hiện tại không
là nguồn của luật.
Trình
tự ban
hành
Được ban hành theo đúng trình tự thủ tục
luật định tại Luật xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật.
Không có trình tự luật định.
Sửa
đổi, huỷ
bỏ
Theo trình tự thủ tục luật định. Thường do tổ chức cá nhân
ban hành.
10.Phân tích các trường hợp áp dụng pháp luật.
Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước hay cần truy cứu trách nhiệm
pháp lý đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.
Khi chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, nhà nước phải tiến hành
áp dụng pháp luật để truy cứu trách nhiệm pháp lý với người vi phạm nhằm trừng
phạt họ, đồng thời giáo dục cho người vi phạm và các chủ thể khác ý thức tôn
trọng và thực hiện pháp luật.
Khi quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc nhiên phát sinh, thay đổi
hoặc chấm dứt.
Đây là trường hợp pháp luật quy định cho tổ chức, cá nhân có quyền và
nghĩa vụ pháp lý nhất định, nhưng các chủ thể không thể tự mình thực hiện được
các quyền và nghĩa vụ đó mà cần phải có sự can thiệp của nhà nước thông qua các
cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền.
Ví dụ: Điều 57 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Công dân có quyền tự do
kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Tuy nhiên, muốn thành lập doanh nghiệp
để kinh doanh thì theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, chủ thể phải
lập hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp gửi đến cơ quan có thẩm quyền để xin
cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận này,
chủ thể mới chính thức thực hiện được quyền tự do kinh doanh theo nội dung giấy
phép.
Khi cần áp dụng các biện pháp tác động của nhà nước nhưng không liên quan đến
trách nhiệm pháp lý mà vì lợi ích chung của xã hội.
Đây là trường hợp các chủ thể không vi phạm pháp luật nhưng vì lợi ích chung
của xã hội nên nhà nước phải thực hiện việc áp dụng pháp luật.
Ví dụ: Áp dụng biện pháp cưỡng chế để cách li và chữa bệnh cho những người
mắc bệnh truyền nhiễm nhằm tránh sự lây lan trong cộng đồng.
Khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp
luật mà các bên đó không tự giải quyết được với nhau và yêu cầu có sự can thiệp
của nhà nước.
Ví dụ: Khi có tranh chấp về một hợp đồng mua bán nhà mà các bên không
tự giải quyết được thì có thể gửi đơn lên Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo
quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Khi nhà nước thấy cần xác nhận sự tồn tại của một số sự việc, sự kiện thực tế nào
đó theo quy định của pháp luật. Ví dụ: nhà nước xác nhận tính hợp pháp của di
chúc; Ủy ban nhân dân chứng thực văn bản, giấy tờ...
Khi cần áp dụng các hình thức khen thưởng đối với các chủ thể có thành tích theo
quy định của pháp luật.
Ví dụ: Khi chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật về thi đua, khen
thưởng để công nhận thành tích và trao tặng giấy khen, bằng khen, danh hiệu vinh
dự nhà nước cho một cá nhân, tổ chức nào đó.
Khi cần kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ
thể trong một số quan hệ pháp luật nhất định theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: Viện kiểm sát nhân dân áp dụng pháp luật để kiểm tra, giám sát việc
thực hiện pháp luật trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án
đối với các vụ án hình sự.
Các giai đoạn áp dụng pháp luật (4 giai đoạn)
+ GĐ1: Phân tích, làm sáng tỏ những tình tiết của vụ việc cần áp dụng pháp luật
và các đặc trưng pháp lý của chúng
+ GĐ2: Lựa chọn quy phạm pháp luật cần áp dụng và làm sáng tỏ nội dung, ý
nghĩa của quy phạm pháp luật đó
+ GĐ3: Ban hành văn bản áp dụng pháp luật
+ GĐ4: Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật
Giai đoạn 1: Phân tích vụ việc
- Nội dung: Phân tích các tình tiết, diễn biến của vụ việc về thời gian, địa điểm,
tính chất...
- Mục đích: Nhằm xác định tính chân thực của vụ việc đã xảy ra. - Yêu cầu: Xác
định chính xác vụ việc thực tế xảy ra (có thể thành lập hội đồng chuyên môn để
đánh giá)
- Ý nghĩa: Rất quan trọng với các giai đoạn sau và giúp áp dụng đúng luật và có
hiệu quả
Giai đoạn 2: Lựa chọn quy phạm
11. Nội dung: Chọn và giải thích nội dung quy phạm pháp luật
12.Mục đích: Chọn quy phạm pháp luật để áp dụng cho vụ việc
13.Yêu cầu:
+ Chọn văn bản có hiệu lực pháp lý
+ Chọn quy phạm đúng với vụ việc cần áp dụng
14.Ý nghĩa: Có ý nghĩa pháp lý đối với quá trình áp dụng pháp luật
Giai đoạn 3: Ban hành văn bản ADPL
- Nội dung: Ban hành văn bản áp dụng
- Mục đích: Cụ thể hóa các quy phạm pháp luật thành các xử sự trên thực tế của
chủ thể
- Yêu cầu: Văn bản phải đúng hình thức, trình tự thẩm quyền. ..
- Ý nghĩa: Cơ sở pháp lý phát sinh quyền và nghĩa vụ cho các chủ thể, là biểu hiện
quan trọng của quá trình áp dụng pháp luật
Giai đoạn 4: Tổ chức thực hiện văn bản ADPL
- Nội dung: Tổ chức cho các chủ thể thực hiện nội dung văn bản áp dụng pháp
luật
- Mục đích: Đảm bảo nội dung văn bản ADPL được thực hiện trên thực tế
- Yêu cầu: Thực hiện đúng, đủ các nội dung của văn bản
- Ý nghĩa: Có ý nghĩa thực tế đối với quá áp dụng pháp luật, quyền và lợi ích hợp
pháp của các chủ thể.
15.Phân biệt hình thức áp dụng pháp luật với áp dụng pháp luật tương tự
16.Phân biệt các phương pháp giải thích pháp luật
17.Phân biệt thực hiện pháp luật với giải thích pháp luật
18.Vấn đề 7: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
1. Khái niệm vi phạm pháp luật
a) Định nghĩa
Là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực
hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
b) Dấu hiệu
Vi phạm pháp luật phải là hành vi xác định của con người.
- Tìm hiểu ví dụ sau: “Một đôi trai gái có quan hệ yêu đương và một tối nọ hai
người rủ nhau ngồi tâm sự bên gốc cây mít, có một quả mít khoảng 5 kg rơi
vào đầu cô gái, khiến Cô gái bị thương”, vậy ở đây có hành vi vi phạm pháp
luật không? Câu trả lời là không vì quả mít rơi vào đầu cô gái là một sự kiện
tự nhiên không phải là hành vi xác định của con người.
- Pháp luật được đặt ra với của con người mục đích nhằm điều chỉnh hành vi
cho nên vi phạm pháp luật trước hết phải là hành vi của con người, nói cách
khác không có hành vi của con người thì không có vi phạm pháp luật. Điều
này cũng có nghĩa, pháp luật không điều chỉnh những suy nghĩ hoặc đặc tính
cá nhân khác của con người nếu những đặc tính đó không biểu hiện thành các
hành vi cụ thể của họ.
- Ví dụ: Vượt đèn đỏ, trộm cắp, giết người…
Vi phạm pháp luật phải là hành vi trái pháp luật.
- Vi phạm pháp luật là xử sự trái với các yêu cầu của pháp luật.
- Được thể hiện dưới các hình thức:
Chủ thể thực hiện những hành vi bị pháp luật cấm. Pháp luật Ví dụ:
cấm đi vào đường một chiều, phóng nhanh, vượt ẩu đi vào đường một
chiều …
Chủ thể không thực hiện các nghĩa vụ mà pháp luật bắt buộc phải thực
hiện. Pháp luật buộc mọi chủ thể có hoạt động sản xuất kinh Ví dụ:
doanh phải nộp thuế, ông A là chủ doanh nghiệp tư nhân sản xuất phụ
tùng xe máy đã không nộp thuế. Tức là ông A đã không thực hiện việc
nộp thuế mà pháp luật yêu cầu.
Vi phạm pháp luật phải là hành vi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp
lý.
- Một hành vi có tính chất trái pháp luật nhưng chủ thể không có năng lực trách
nhiệm pháp lý thì không bị coi là vi phạm pháp luật.
- Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng của chủ thể tự mình gánh chịu trách
nhiệm pháp lý do nhà nước áp dụng khi chủ thể vi phạm pháp luật.
- Đặc điểm:
Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý là một người mà tại thời điểm thực
hiện hành vi trái pháp luật có đầy đủ năng lực nhận thức cũng như năng lực
điều khiển hành vi, và để đạt được điều kiện đó pháp luật đòi hỏi họ phải đạt
tới một độ tuổi nhất định do luật định ở trong trạng thái hoàn toàn bình
thường. Ví dụ: Trong luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, quy định độ tuổi
kết hôn của nam là từ đủ 20, của nữ là từ đủ 18 tuổi. Theo quy định của Luật
hôn nhân và gia đình, khi cá nhân đạt đến độ tuổi này, có khả năng nhận thức
và điều khiển hành vi thì có quyền được tham gia vào quan hệ pháp luật này,
điều này đồng nghĩa với việc các chủ thể đó có năng lực trách nhiệm pháp lý.
Với những trường hợp, hành vi trái pháp luật nhưng khi thực hiện các chủ thể
không có hoặc chưa có năng lực trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp
luật thì không bị coi là vi phạm pháp luật.
Ví dụ: Điều 12 Bộ luật Hình sự 1999 quy định: “Người thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác
làm mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình thì
không phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Vi phạm pháp luật phải là hành vi có lỗi của chủ thể.
- Tìm hiểu ví dụ: Người mắc bệnh tâm thần, cầm dao đâm chết người có phải là
VPPL không? Câu trả lời là không vì người mắc bệnh tâm thần không có khả
năng nhận thức và điều khiển hành vi. Người lái xe ô tô gây tai nạn chết người
đối với các em bé đang chơi trò trốn tìm ở trên mặt đường và phủ kín rơm rạ lên
mình thì hành vi này không bị coi là vi phạm pháp luật vì người lái xe không có
lỗi. Anh ta không thể biết và không buộc phải biết rằng dưới lớp rơm rạ kia có
bọn trẻ con.
- Lỗi là trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi của mình cũng như đối với
hậu quả của hành vi đó. Để xét xem một người nào đó có lỗi không khi tiến hành
một xử sự nào đó đòi hỏi phải đánh giá được:
Họ có do hành vi đó gây ra haynhận thức được hành vi của mình và hậu quả
không? (yếu tố lý trí).
Họ có xử sự hay hay điều kiện để lựa chọn phương án điều khiển theo ý họ
không? họ có điều khiển được hành vi của mình hay không? (yếu tố ý trí).
- Ví dụ: A trên 18 tuổi, khả năng nhận thức hoàn toàn bình thường, nhưng bị trói
và bị ép điểm chỉ vào giấy tờ bất hợp pháp thì có phải là VPPL không? (Không,
vì ở đây, A không có tự do, bắt buộc về mặt ý chí).
Từ đó có thể khẳng định mọi vi phạm pháp luật trước hết phải là hành vi trái
pháp luật, nhưng tất cả mọi hành vi trái pháp luật đều bị coi là vi không phải
pham pháp pháp luật. Chỉ những hành vi trái pháp luật có lỗi (được chủ thể thực
hiện một cách cố ý hoặc vô ý) mới bị coi là vi phạm pháp luật.
Vi phạm pháp luật là hành vi xâm phạm tới các quan hệ xã hội được pháp
luật xác lập và bảo vệ.
- Vi phạm pháp luật không chỉ là hành vi nguy hiểm cho xã hội của các
chủ thể pháp luật, mà hành vi đó còn trái pháp luật xâm hại tới các quan
hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia,
vấn đề này được quy định khác nhau.
- Ví dụ: Việc mở sòng bạc, hoạt động gái mại dâm ở Ma cao, Thái Lan
vẫn cho phép nhưng ở Việt Nam thì không (mở Casino phải tuân theo
những điều kiện chặt chẽ).
2. Các loại vi phạm pháp luật
Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội, chủ thể, khách thể, vi phạm
pháp luật đã được chia thành 4 loại.
a) Vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm)
Tội phạm là những hành vi nguy hiểm do người có năng lực trách nhiệm hình sự
thực hiện (cố ý hoặc vô ý). Cụ thể như xâm phạm Tổ quốc, chính trị, kinh tế, văn
hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và cả quyền, lợi ích của các tổ
chức cũng như các công dân. Nói chung đó là sự xâm phạm đến những lĩnh vực
của trật tự pháp luật trong xã hội chủ nghĩa. Đây là những điều đã được ghi trong
khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự của Việt Nam.
Theo pháp luật hiện hành của Việt nam, chủ thể vi phạm hình sự chỉ là những
nhân. Trong trường hợp chủ thể thực hiện hành vi nguy hiểm có tính chất hình sự
lại là cơ quan hay tổ chức thì trách nhiệm hình sự được quy cho những người
đứng đầu của cơ quan, tổ chức đó.
Thông thường, tội phạm chính là loại có tính nguy hiểm lớn nhất trong số tất cả
các loại vi phạm pháp luật.
Ví dụ: Vào ngày 24 tháng 8 năm 2011, với động cơ là cướp tải sản, Lê Văn
Luyện đã sát hại vợ chồng chủ tiệm vàng cùng con 18 tháng tuổi, làm bị thương
nghiêm trọng con gái 8 tuổi của họ. Lê Văn Luyện khi ấy gần 18 tuổi - độ tuổi đã
có năng lực trách nhiệm hình sự. Cụ thể, đây là hành vi xâm phạm về tính mạng,
sức khỏe và tài sản của công dân.
b) Vi phạm hành chính
Theo khoản 1 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, vi phạm hành
chính là hành vi của cá nhân hoặc tổ chức về việc xâm phạm quy định của pháp
luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp
luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Ví dụ: Gần đây, ca sĩ Tuấn Hưng bị phạt 12,5 triệu khi tổ chức live show tại nhà
riêng mà không có sự cho phép. Đây là hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
văn hóa và quảng cáo được quy định tại nghị định 38 của Chính phủ.
c) Vi phạm dân sự
Khái niệm: Là hành vi trái pháp luật và có lỗi của chủ thể có năng lực trách
nhiệm dân sự xâm hại tới các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân phi tài
sản.
Ví dụ 1: Hai công ty A và B ký kết hợp đồng mua bán sản phẩm với nhau. Tuy
nhiên khi đến ngày bên A phải vận chuyển sản phẩm cho bên B theo như ghi
trong hợp đồng, bên A lại không tới vì lý do không chuẩn bị kịp sản phẩm → bên
A không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình → hành vi vi phạm dân sự.
Ví dụ 2: Bạn ký hợp đồng với Công ty xây dựng để họ có thể xây nhà cho bạn
trong vòng 1 năm, tuy nhiên do đội xây dựng của Công ty thiếu trách nhiệm làm
việc nên 1 năm vẫn chưa xây xong → Công ty không thực hiện đúng nghĩa vụ
của mình → hành vi vi phạm dân sự.
d) Vi phạm kỉ luật
Là hành vi có lỗi của chủ thể trái với các quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong
nội bộ cơ quan, tổ chức, tức là không thực hiện đúng kỷ luật lao động, học tập,
công tác hoặc phục vụ được đề ra trong nội bộ cơ quan, tổ chức đó.
Ví dụ 1: Theo Điều 7 trong cẩm nang sinh viên Đại học Mở năm 2021 - 2022,
những sinh viên không đăng ký đủ tín chỉ tối thiểu trong học kỳ mà không có lý
do chính đáng sẽ được coi là không hoàn thành nhiệm vụ học tập trong học kỳ và
bị cảnh cáo kỷ luật học tập.
Ví dụ 2: Cuối tháng 8 năm 2022, Hội đồng kỷ luật của Học Viện Âm nhạc Quốc
gia Việt Nam đã họp và thống nhất hình thức kỷ luật là cảnh cáo đối với giảng
viên Hồ Hoài Anh vì đã vi phạm quy định, nội quy, quy chế làm việc của Học
viện. Cụ thể, Hồ Hoài Anh đã tự ý đi nước ngoài (Tây Ban Nha) không xin phép
và làm phát sinh sự việc gây xôn xao dư luận. Ngoài ra, sau khi có thêm thông tin
từ phía Tây Ban Nha, Hội đồng kỷ luật trường cũng sẽ tiếp tục xem xét, cân nhắc
để đưa ra hình thức xử lý tiếp theo nhằm đảm bảo tính nghiêm minh.
Phân tích các yếu tố cấu thành hành vi vi phạm pháp luật
3. Cấu thành của vi phạm pháp luật
Khái niệm là những yếu tố hợp thành vi phạm pháp luật hoặc là những dấu :
hiệu đặc trưng của một vi phạm pháp luật cụ thể (tổng hợp tất cả các dấu hiệu
đặc trưng của một vi phạm pháp luật). Dựa vào cấu thành VPPL, người ta có
thể phân biệt vi phạm này với vi phạm khác.
Ví dụ: Tội kinh doanh trái phép và tội buôn lậu có những dấu hiệu khách
quan rất khác nhau, nếu là tội buôn lậu thì buộc phải có dấu hiệu buôn bán
trái phép qua biên giới, còn tội kinh doanh trái phép thì ở phạm vi trong
nước.
Cấu thành của vi phạm pháp luật bao gồm: mặt chủ quan, mặt khách quan,
chủ thể, khách thể của vi phạm pháp luật. Chỉ khi nào xác định đầy đủ và
vững chắc các yếu tố đó thì mới truy cứu trách nhiệm pháp lý.
a) Mặt khách quan
Khái niệm: Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện ra bên
ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật.
Bao gồm:
Hành vi trái pháp luật (hành vi nguy hiểm cho xã hội)
- Là hành vi , nó hoặc gây ra trái với các yêu cầu của pháp luật gây ra đe dọa
những hậu quả cho xã hội. Là những xử sự trái với những yêu cầu,nguy hiểm
đòi hỏi của pháp luật do chủ thể tiến hành một cách có ý thức và có ý chí.
- Yếu tố quan trọng nhất, là dấu hiệu đặc trưng và có vai trò quyết định trong
mọi vi phạm pháp luật. Không có hành vi trái pháp luật thì không có vi phạm
pháp luật.
- Ví dụ 1: Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định khi tham gia giao thông là
hành vi nguy hiểm cho xã hội, vì nó gây ra hoặc đe dọa gây ra tai nạn giao
thông.
- Ví dụ 2: Anh A, thấy nhà hàng xóm rất giàu có, anh ta nảy ý định trộm cắp.
Một hôm, chủ nhà đi vắng, cửa khoá không cẩn thẩn, anh ta đã nhảy vào lấy
trộm tiền, vàng, tivi. Ở đây, hành vi của anh A là có ý thức vì anh ta nhận
thức được nhà hàng xóm có nhiều tài sản và tài sản đó có thể chiếm đoạt
được. Đồng thời hành vi này cũng có ý chí thể hiện ở việc anh ta mong muốn
chiếm đoạt số tài sản đó bằng hành động lợi dụng chủ nhà đi vắng để chiếm
đoạt tài sản.
- Ví dụ 3: Nhưng hành vi của em bé vào công viên bẻ cành cây, cầm diêm đốt
nhà người khác; hành vi vượt đèn đỏ của người tâm thần không cấu thành
mặt khách quan của vi phạm pháp luật vì những hành vi đó không có ý thức
và ý chí.
Hậu quả nguy hiểm cho xã hội
- Là những thiệt hại về vật chất (người và tài sản) hoặc những thiệt hại phi vật
chất (danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền tự do của con người, văn hóa truyền
thống …) do hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội.
- Ví dụ: Làm hư hỏng tài sản; làm cho người khác bị thương, bị chết.
- Chú ý: Hậu quả nguy hiểm cho xã hội là cơ sở đánh giá tính nguy hiểm của
hành vi vi phạm pháp luật. Thiệt hại càng lớn thì hành vi càng nguy hiểm cho
xã hội và ngược lại. Tuy nhiên, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của
vi phạm pháp luật. Sự thiệt hại về mặt thực tế chưa có nhưng vẫn bị xử lý vì
thiệt hại không xảy ra là nằm ngoài ý muốn của chủ thể.
Ví dụ: Tội cướp tài sản chỉ cần có hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt
tài sản mà không cần có dấu hiệu chiếm đoạt cũng cấu thành tội cướp tài sản.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội
- Giữa hành vi và hậu quả phải có mối quan hệ nội tại và tất yếu với nhau. Hành
vi đã chứa đựng khả năng gây ra hậu quả hoặc là nguyên nhân trực tiếp của hậu
quả nên nó phải xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian, còn hậu quả là kết quả
tất yếu của chính hành vi đó mà không phải là một nguyên nhân khác.
- Trong thực tế, hậu quả xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, cần xác
định rõ hậu quả do hành vi nào gây ra làm cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp
lý.
- Ví dụ 1: Hành vi dùng dao đâm nhiều nhát vào ngực, hậu quả nguy hiểm đến
tính mạng là điều tất nhiên sẽ xảy ra.
- Ví dụ 2: Giữa hành vi “điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định” gây tai nạn
giao thông và làm cho người khác bị thương với thương tích của người bị hại
chỉ có quan hệ nhân quả khi nguyên nhân của thương tích đó là do tai nạn giao
thông chứ không phải do nguyên nhân khác.
Thời gian vi phạm pháp luật là giờ, ngày, tháng, năm xảy ra vi phạm pháp luật.
Địa điểm vi phạm pháp luật là nơi xảy ra vi phạm pháp luật (nơi đông người, thiên
tai...).
Công cụ, phương tiện vi phạm pháp luật là các đối tượng được sử dụng để thực
hiện hành vi trái pháp luật (công cụ là một dạng cụ thể của phương tiện) (dùng xe
phân khối lớn để cướp giật)
b) Mặt chủ quan
Khái niệm: là thái độ hay trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể khi thực hiện
hành vi trái pháp luật.
Bao gồm:
Lỗi: là thái độ hay trạng thái tâm lý tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái pháp
luật của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra cho xã hội.
- Lỗi là yếu tố bắt buộc ở tất cả các cấu thành VPPL.
- Lỗi là yếu tố , là dấu hiệu đặc trưng và giữ vai trò quyết định quan trọng nhất
đối với mọi vi phạm pháp luật, vì nếu chủ thể không có lỗi trong hành vi của
mình thì không bị coi là vi phạm pháp luật.
- Được thể hiện dưới 2 hình thức:
o Lỗi cố ý gồm 2 loại:
+ : Là lỗi của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật, chủ Cố ý trực tiếp
thể nhận thức rõ hành vi của mình làm nguy hiểm cho xã hội, thấy trước
hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra và mong muốn
hậu quả đó xảy ra.
Ví dụ: A muốn giết B, đã dùng dao đâm nhiều nhát vào ngực B, ở đây khi
thực hiện hành vi A biết rằng hành vi của mình là trái pháp luật, gây hậu
quả nguy hiểm cho xã hội; hậu quả đó tất nhiên xảy ra, nhưng vì mong
muốn giết B nên A quyết tâm thực hiện hành vi.
+ : Là lỗi của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật, chủ Cố ý gián tiếp
thể nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu
quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra, tuy không mong muốn
nhưng để mặc cho nó xảy ra hoặc chấp nhận hậu quả đó.
Hành vi của người làm hàng giả (đặc biệt là thuốc chữa vệnh, Ví dụ:
thuốc thú ý, thuốc bảo vệ thực vật, các đồ uống giải khát…) là hành vi có lỗi
cố ý gián tiếp. Rõ ràng, khi sản xuất các mặt hàng đó, người sản xuất đều
không mong muốn có hậu quả xảy ra (nguy hiểm đến sức khoẻ, tính mạng
con người, súc vật…) nhưng họ vẫn cứ làm, mặc dù biết rằng hàng mình sản
xuất ra là hàng giả, hàng kém chất lượng, thậm chí gây thiệt hại cho người
tiêu dùng. Thái độ ở đây là chấp nhận hậu quả, xảy ra cũng được mà không
xảy ra thì thôi, mục đích của họ là thu nhiều lợi nhuận.
o Lỗi vô ý gồm 2 loại:
+Vô ý vì quá tự tin: Là lỗi của chủ thể nhận thấy trước hậu quả nguy hiểm cho
xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng hy vọng, tin tưởng điều đó không
xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên vẫn thực hiện và đã gây ra hậu qu
nguy hiểm cho xã hội.
Trường hợp đỗ xe ở đầu dốc (mặc dù đã cài phanh, chèn bánh), songVí dụ:
đám trẻ con nghịch ngợm làm mất vật chèn bánh, xe lao xuống dốc gây tai
nạn. Lỗi của lái xe cũng là vô ý do quá tự tin. Anh ta hoàn toàn tin rằng với
các thao tác cài phanh, chèn bánh… xe không thể lao xuống dốc. Niềm tin của
anh ta là có cơ sở nhưng chưa hoàn toàn chắc chắn (bởi sự xuất hiện của bọn
trẻ). Lỗi của anh ta là đã tự tin, không thận trọng khi đỗ xe ở đầu dốc.
+ Là lỗi chủ thể đã gây ra hậu quả nguy nhiểm cho xã hội Vô ý do cẩu thả:
nhưng do cẩu thả nên không thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành
vi của mình gây ra, mặc dù cần phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả
này.
Ví dụ: Bác sỹ A đã kê đơn và bán thuốc cho bé B (3 tuổi) theo đơn thuốc
người lớn. Do sơ suất, A k kiểm tra toa thuốc trước khi trao cho người nhà bé
B. Người nhà bé B cho cháu bé uống thuốc theo đúng chỉ định của A. Do uống
thuốc quá liều nên bé B bị tử vong.
- Khi A kê đơn thuốc cho bé B theo đơn thuốc cho người lớn thì khi A đưa
đơn thuốc cho người nhà bé B thì A k nhận thức được mình đang kê đơn
thuốc cho bé 3 tuổi theo đơn thuốc của người lớn.
- Tuy nhiên, theo quy tắc an toàn trong cuộc sống pháp luật buộc người kê
đơn phải nhận thức được đối tượng của mình là ai bệnh là gì, được áp dụng
thuốc gì và liều lượng ntn … và trong trường hợp này A là bác sỹ nên A
hoàn toàn có khả năng nhận thức đc điều đó. Nhưng do bất cẩn nên không
nhận thức đc điều đó. => Lỗi vô ý do cẩu thả.
Động cơ vi phạm pháp luật
- Khái niệm: Là động lực tâm lý bên trong thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi
trái pháp luật.
- Ví dụ: khi chủ thể thực hiện hành vi tham ô, động cơ chính là sự vụ lợi; khi
chủ thể thực hiện hành vi đánh người, động cơ thường là sự trả thù. Sự vụ lợi
hay trả thù trong các ví dụ trên chính là cái đã thôi thúc chủ thể thực hiện hành
vi vi phạm pháp luật. Khi động cơ của người vi phạm thể hiện tính ích kỷ rất
cao, thậm chí mất nhân tính, người ta gọi là động cơ đê hèn.
Mục đích vi phạm pháp luật
- Khái niệm: là kết quả trong ý thức chủ quan mà chủ thể đặt ra phải đạt được
khi thực hiện hành vi trái pháp luật.
- Ví dụ: mục đích của chủ thể thực hiện hành vi tham ô là chiếm đoạt một phần
tài sản của Nhà nước hay của đơn vị; mục đích của hành vi đánh người là gây
đau đớn hay làm suy giảm sức khoẻ của người khác.
- Trên thực tế không phải khi nào kết quả mà chủ thể vi phạm đạt được cũng
trùng hợp với mục đích mà chủ thể mong muốn đạt được. Có thể chủ thể chỉ
đạt được một phần, có khi chưa đạt được, cũng có thể thiệt hại xảy ra lại hoàn
toàn khác với mong muốn của chủ thể.
c) Chủ thể
Khái niệm: Chủ thể của vi phạm pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực trách
nhiệm pháp lý và đã thực hiện hành vi trái pháp luật, có lỗi.
Chủ thể vi phạm pháp luật là cá nhân
Cá nhân được coi là chủ thể của vi phạm pháp luật phải đạt tới độ tuổi nhất định
theo quy định của pháp luật, có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình.
Tức là tại thời điểm thực hiện hành vi, họ phải nhận thức được hành vi của mình là
nguy hiểm cho xã hội, nhận thức được hậu quả do hành vi đó gây ra (hoặc trong
thực tế, họ không nhận thức được nhưng pháp luật buộc họ phải nhận thức) và có tự
do ý chí: có thể kiểm soát không thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực
hiện và có điều kiện để lựa chọn xử sự khác không nguy hiểm cho xã hội – tức là họ
phải .có lỗi
Ví dụ: Pháp luật quy định công dân Việt Nam phải chịu trách nhiệm về mọi
hành vi vi phạm pháp luật hình sự do mình gây ra; người dưới 14 tuổi không phải
chịu trách nhiệm hình sự; từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi đối với hành vi cố ý giết
người.
Chủ thể vi phạm pháp luật là tổ chức
Khi thực hiện hành vi vi phạm, tổ chức đó phải đang tồn tại một cách hợp pháp,
có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó, hành vi vi phạm phải
là hành vi được thực hiện nhân danh chính tổ chức của mình.
Ví dụ: Công ty xả nước thải làm ô nhiễm môi trường hoặc công ty sản xuất sữa
kém chất lượng thì công ty là tổ chức VPPL.
Tuỳ từng vi phạm pháp luật mà xác định cơ cấu chủ thể riêng vì:
- Có vi phạm pháp luật mà chủ thể có thể là cá nhân vừa có thể là tổ chức (các
vi phạm dân sự, vi phạm hành chính).
- Có vi phạm pháp luật mà chủ thể chỉ có thể là cá nhân (vi phạm hình sự, vi
phạm kỷ luật).
- Có vi phạm có thể do bất kỳ ai thực hiện những cũng có những vi phạm mà
chủ thể chỉ có thể là những người nhất định.
- Ví dụ: Hành vi phản bội Tổ quốc thì chủ thể là công dân Việt Nam. Hành vi
tham nhũng thì chủ thể phải là người có chức vụ, quyền hạn.
d) Khách thể
Khái niệm: Khách thể của vi phạm pháp luật là quan hệ xã hội được pháp luật bảo
vệ nhưng bị hành vi trái pháp luật xâm hại.
Ví dụ: Quan hệ sở hữu là một loại quan hệ xã hội, quan hệ này được pháp luật bảo
vệ, chẳng hạn pháp lụật tôn trọng và bảo vệ sở hữu hợp pháp của các cá nhân, mọi
chủ thể khác trong xã hội phải tôn trọng quyền sở hữu đó. Khi có hành vi xâm hại
tới quan hệ sở hữu như trộm cắp tài sản thì quan hệ sở hữu đó gọi là khách thể của
tội phạm.
Tính chất của khách thể vi phạm pháp luật cũng phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã
hội của vi phạm pháp luật. Hành vi xâm phạm an ninh quốc gia là hành vi Ví dụ:
nguy hiểm nhất vì hành vi đó xâm phạm tới khách thể là độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước... Các hành vi xâm phạm đến trật tự an toàn
giao thông ít nguy hiểm hơn vì khách thể là an toàn giao thông, không quan trọng
bằng chủ quyền quốc gia.
Phân tích định nghĩa truy cứu trách nhiệm pháp lý.
Phân tích đặch điểm của các loại trách nhiệm pháp lý
I. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ VÀ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM PHÁP
1. Khái niệm trách nhiệm pháp lý
a) Định nghĩa
- Thuật ngữ “trách nhiệm” được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau trong từng
lĩnh vực.
- Trong lĩnh vực đạo đức, chính trị: Thuật ngữ trách nhiệm được hiểu là bổn
phận, vai trò. Đó là phần việc của bản thân phải làm tròn. Ở đây, “trách
nhiệm” luôn được hiểu theo nghĩa tích cực của chủ thể đối với công việc. Chủ
thể ý thức được vị trí, vai trò của mình, tự nguyện, tự giác thực hiện những
công việc nhất định phù hợp với đạo đức, tiến bộ xã hội. Trách nhiệm Ví dụ:
đối với Bố Mẹ, con cái, bạn bè…
- Trong khoa học pháp lý, trách nhiệm được hiểu theo hai nghĩa:
Thứ nhất: Đó là nghĩa vụ, tức chủ thể phải làm những việc nào đó do vị
trí, chức trách được pháp luật quy định. Ví dụ: Điều 96 Hiến pháp năm
2013: Chính phủ có nhiệm vụ tổ chức thi hành hiến pháp, luật, nghị quyết
của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ quốc hội, lệnh,
quyết định của Chủ tịch nước.
Thứ hai: đó chính là hậu quả bất lợi mà chủ thể phải gánh chịu do hành vi
của họ. Vượt đèn đỏ bị phạt tiền, vi phạm quy chế thì bị cảnh cáo. Ví dụ:
Trách nhiệm pháp lý của một chủ thể là sự bắt buộc chủ thể đó phải gánh chịu
những hậu quả pháp lý bất lợi thể hiện qua việc họ phải chịu nững biện pháp
cưỡng chế nhà nước được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp
luật khi họ vi phạm pháp luật hoặc khi có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân
khác được pháp luật quy định.
b) Đặc điểm
- Trách nhiệm pháp lý là loại pháp luật do nhà nước quy định.
- Để răn đe các hành vi vi phạm pháp luật, Nhà sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng
chế đối với các chủ thể vi phạm pháp luật. Tức là, Trách nhiệm pháp lý luôn
gắn liền với biện pháp cưỡng chế Nhà Nước.
Có nhiều biện pháp cưỡng chế nhà nước: khiển trách, cảnh cáo, phạt tiền …
tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà chủ thể có thể bị áp dụng biện pháp
cưỡng chế phù hợp.
- Trách nhiệm pháp lý luôn là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể phải gánh
chịu trách nhiệm.
Ví dụ như thiệt hại về tài sản, về nhân thân, về tự do …
- Trách nhiệm pháp lý phát sinh khi có vi phạm pháp luật hoặc khi có thiệt hại
xảy ra do những nguyên nhân khác được pháp luật quy định. Trách nghiệm
pháp lý chỉ phát sinh khi có vi phạm pháp luật hoặc có thiệt hại xảy ra do
những nguyên nhân khác được pháp luật quy định.
Ví dụ: tổ chức hoặc cá nhân vi phạm hành chính sẽ phải chịu trách nhiệm
hành chính; những người làm cha, làm mẹ sẽ phải bồi thường thiệt hại do
con chưa thành niên của mình gây ra cho người khác …
2. Phân loại trách nhiệm pháp lý
a) Trách nhiệm pháp lý hình sự: là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất do
Toà án áp dụng đối với người có hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật
hình sự. Đây chính là việc áp dụng các chế tài hình sự như cảnh cáo, phạt tiền,
trục xuất, cải tạo không giam giữ, phạt tù …
b) Trách nhiệm pháp lý hành chính: là loại trách nhiệm pháp lý do các cơ quan quản
lý Nhà nước áp dụng đối với những chủ thể vi phạm pháp luật hành chính. Đây
chính là việc áp dụng chế tài hành chính, như hình thức cảnh cáo, phạt tiền, tịch
thu giấy phép…
c) Trách nhiệm pháp lý dân sự: là loại trách nhiệm pháp luật do Toà án hoặc các chủ
thể khác áp dụng đối với những chủ thể vi phạm pháp luật dân sự. Đây chính là
việc áp dụng chế tài dân sự, chủ yếu là bồi thường thiệt hại trong hoặc ngoài hợp
đồng.
d) Trách nhiệm pháp lý kỷ luật: là loại trách nhiệm pháp lý do thủ trưởng cơ quan,
tổ chức của nhà nước áp dụng đối với cán bộ, công chức ... của cơ quan, tổ chức
của mình khi họ vi phạm pháp luật như cách chức buộc thôi việc, hạ bậc lương
3. Truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật
a) Khái niệm truy cứu trách nhiệm pháp lý
Định nghĩa
Truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật là hoạt động của
cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền nhằm cá biệt hoá các biện pháp
cưỡng chế nhà nước được quy định trong chế tài pháp luật đối với chủ thể vi phạm
pháp luật.
Đặc điểm
- Chủ thể tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lý chủ yếu là các cơ quan, tổ chức
hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Khi có vi phạm pháp luật xảy ra, giữa Nhà nước (thông qua cơ quan nhà
nước) và chủ thể vi phạm sẽ xuất hiện các quan hệ pháp luật, trong đó
việc các cơ quan nhà nước tiến hành xác minh vụ việc, yêu cầu chủ thể
vi phạm giải thích rõ về hành vi của mình và nhân danh nhà nước, buộc
chủ thể phải chịu những thiệt hại nhất định đã được quy định trong các
quy phạm pháp luật.
Ví dụ: - Tòa án có quyền xét xử, định tội và quyết định hình phạt cụ thể cho
người phạm tội.
- Cảnh sát giao thông có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với
người vi phạm khi tham gia giao thông.
- Truy cứu trách nhiệm pháp lý là áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước
đối với chủ thể vi phạm pháp luật.
Tức là áp dụng một biện pháp cưỡng chế nhà nước cụ thể được quy định
trong chế tài pháp luật lên chủ thể vi phạm tùy theo tính chất, mức độ vi
phạm của họ. Các biện pháp cưỡng chế có tính chất tước đoạt, làm thiệt
hại các quyền tự do, các lợi ích hợp pháp của chủ thể vi phạm pháp luật.
Các biện pháp điển hình như: tử hình, phạt tù, buộc khôi phục thiệt hại …
Ví dụ: Sinh viên A vi phạm kỉ luật bị Hội đồng kỉ luật của nhà trường quyết
định hình thức kỉ luật cảnh cáo, đây là sự áp dụng một biện pháp cưỡng
chế nhà nước cụ thể hay là sự cá biệt hóa hình thức kỉ luật đã được quy
định trong quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo vào trường hợp cụ thể của
sinh viên A.
- Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý phải được tiến hành theo những trình tự, thủ
tục rất chặt chẽ do pháp luật quy định để có thể bảo đảm tính nghiêm minh của
pháp luật và tính đúng đắn, chính xác của hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp
lý.
- Chứng minh là nội dung cơ bản của hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý.
Chứng minh là hoạt động tìm ra sự thật khách quan. Cơ quan hay nhà chức
trách có thẩm quyền và những cá nhân, tổ chức có liên quan tiến hành thu thập
chứng cứ và xử lý thông tin, xem xét một cách toàn diện và kĩ lưỡng nội dung
vụ việc nhằm xác định tính chân thực trong vụ việc. Bằng hoạt động chứng
minh, cơ quan hay nhà chức trách có thẩm quyền và những cá nhân, tổ chức có
liên quan tái hiện lại một cách cụ thể tất cả các tình tiết, sự việc, sự kiện liên
quan đến vụ việc đã xảy ra để giải quyết vụ việc vi phạm pháp luật.
Mục đích của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý
Thông qua thông qua việc trừng phạt chủ thể vi phạm pháp luật để nhằm giáo dục,
răn đe, phòng ngừa sự tái vi phạm pháp luật của chủ thể vi phạm và răn đe, phòng
ngừa các chủ thể khác trong xã hội vi phạm pháp luật
Ý nghĩa của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý
- Báo vệ xã hội và các lợi ích hợp pháp
- Cải tạo giáo dục, phòng ngừa vi phạm
- Tạo lòng tin vào pháp luật
b) Căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lý
Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật phải dựa trên
căn cứ và căn cứ .pháp lý thực tế
Căn cứ pháp lý
- Để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật là các quy
định của pháp luật về vi phạm pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật.
- Khi đã xác định một hành vi thoả mãn các dấu hiệu của một vi phạm pháp luật
cụ thể thì tiếp tục căn cứ vào các quy định của pháp luật để xác định rõ thẩm
quyền, trình tự, thủ tục cần tiến hành để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với
chủ thể vi phạm.
- Ví dụ: Cùng là hành vi vi phạm giao thông như không đội mũ bảo hiểm nhưng
mức phạt có thể dao động từ 100 – 200k, hoặc tội giết người có thể chịu hình
phạt từ 10-20 năm, chung thân hay tử hình. Tất cả những điều đó đều phụ
thuộc vào hành vi VPPL gì, ở đâu, hậu quả ntn và căn cứ vào đó để truy cứu
trách nhiệm pháp lý.
Căn cứ thực tế
- Để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật là phải có một
hành vi trái pháp luật xảy ra trong thực tế.
- Cụ thể:
Căn cứ vào hành vi trái pháp luật: Chủ thể có quyền truy cứu phải xác định được
trong thực tế có xảy ra hành vi trái pháp luật hay không. Nếu có thì hành vi đó
thuộc loại vi phạm luật cụ thể nào? (vi phạm hình sự, dân sự hay hành chính ...)
hành vi đó thoả mãn các dấu hiệu của loại vi phạm cụ thể nào?
Ví dụ: Ông A bị mất 1 con gà, nhà ông B bên cạnh không nuôi gà nhưng bữa nay
lại vừa lúc có gà để thịt, con gà này lại cùng giống với con gà ông A mất. Và ông
A đổ tội cho ông B đã ăn trộm con gà của mình. Với tình huống trên chúng ta có
thể thấy ông A chưa đủ bằng chứng để buộc tội ông B có hành vi VPPL là ăn
trộm hay không do đó chưa thể tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với
ông B được mà cần điều tra thêm và đây là 1 hành vi vi phạm dân sự.
Căn cứ vào hậu quả nguy hiểm cho xã hội: Chủ thể có thẩm quyền phải xác định
được hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi trái pháp luật gây ra thông qua việc
xác định cụ thể những thiệt hại về người, về tài sản hoặc những thiệt hại phi vật
chất khác do hành vi đó gây ra.
Ví dụ: Khoảng 2h ngày 25-6, Công an TP Thủ Đức nhận tin báo của người dân về
việc căn nhà trên đường Nguyễn Tư Nghiêm, phường Bình Trưng Tây, TP Thủ Đức
xảy ra hỏa hoạn. Căn nhà cháy là của bà K.T.T.L (48 tuổi, ngụ quận 3). Thời điểm
cháy, trong nhà có 6 người. Vụ hỏa hoạn khiến 2 con gái của bà L. là N.T.T.N (23
tuổi) và N.T.T.X. (19 tuổi) tử vong. Căn cứ lời khai của những người có liên quan,
chứng cứ thu thập được tại hiện trường, quanng an nhận định vụ việc cháy gây
chết người trên dấu hiệu của tội phạm giết nời, xác định đối tượng nghi vấn là
Hầu và khẩn trương truy bắt.
Căn cứ vào lỗi của chủ thể vi phạm: Chủ thể có quyền truy cứu trách nhiệm pháp
lý phái xác định được loại lỗi cụ thể của chủ thể vi phạm pháp luật. Ngoài ra,
cũng cần xác định rõ động cơ, mục đích vi phạm của chủ thể.
Ví dụ: 1 người lạ mặt đột nhập vào nhà của người khác và được camera ghi lại
nhưng chưa gây ra thiệt hại về người hay của. Lúc này chúng ta phải xác định
được động cơ hay mục đích của kẻ đột nhập là trộm hay gây thương tích cho
người khác hay có thể là cả 2 để căn cứ vào đó mà truy cứu trách nhiệm dân sự
hay hình sự.
Căn cứ vào chủ thể vi phạm: Chủ thể có thẩm quyền truy cứu phải xác định được
chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật có đủ năng lực chịu trách nhiệm pháp lý
hay không (dựa vào độ tuổi, năng lực nhận thức và điều khiển hành vi, tư cách
pháp nhân… của chủ thể).
Ví dụ: 1 đứa bé đi vào siêu thị, nó thích 1 món đồ nhưng không được phụ huynh
mua cho thế là liền lấy đi mất, đến khi bị phát hiện do camera ghi lại. Rõ ràng
hành vi này là VPPL nhưng do chưa đủ tuổi nên chưa phải chịu trách nhiệm pháp
lý. Do đó muốn truy cứu trách nhiệm pháp lý về 1 hành vi VPPL nào đó chúng ta
còn cần phải căn cứ vào chủ thể vi phạm xem đã đủ tuổi hay có đầy đủ nhận thức
về hành vi của mình không.
Căn cứ vào khách thể của vi phạm pháp luật: Chủ thể có thẩm quyền truy cứu
phải xác định rõ quan hệ xã hội cụ thể bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại.
Ví dụ: Hành vi giật túi xách của người đi đường làm cho chủ sở hữu ngã dẫn
đến thương tích. Ở đây có hai khách thể bị xâm hại là quyền sở hữu và sức khoẻ.
Ngoài căn cứ vào các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật của chủ thể vi phạm, chủ
thể có thẩm quyền truy cứ trách nhiệm pháp lý còn phải xem xét những trường hợp
được . Nếu chủ thể vi phạm ở vào trường hợp được miễnmiễn trách nhiệm pháp lý
trách nhiệm pháp lý thì sẽ không tiến hành truy cứu nữa.
TÀI LIỆU THÊM
Các trường hợp vi phạm pháp luật nhưng không phải chịu trách nhiệm pháp lý:
Trường hợp 1: Người vi phạm không có năng lực hành vi dân sự
Trường hợp 2: Người vi phạm chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý
Trường hợp 3: Miễn trách nhiệm pháp lý
Trường hợp 4: Hết thời hiệu truy cứu TNHS
Trường hợp 5: Thực hiện hành vi vi phạm do sự kiện bất ngờ
Trường hợp 6: Thực hiện hành vi vi phạm do phòng vệ chính đáng
Trường hợp 7: Thực hiện hành vi vi phạm trong tình thế cấp thiết
Trường hợp 8: Thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội
Trường hợp 9: Hành vi vi phạm do rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến
bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ
Trường hợp 10: Thực hiện hành vi vi phạm khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy
hoặc của cấp trên
Lưu ý: Trường hợp này không áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
- Phạm tội trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên, thì bị
phạt tù từ 10 năm đến 20 năm (khoản 2 Điều 421 vềTội phá hoại hòa bình, gây chiến
tranh xâm lược)
- Phạm tội trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên, thì bị
phạt tù từ 10 năm đến 20 năm (khoản 2 Điều 422 về Tội chống loài người)
- Phạm tội trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên, thì bị
phạt tù từ 10 năm đến 20 năm (khoản 2 Điều 423 về tội phạm chiến tranh)
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Câu 1: A có nhiệm vụ quản lý và bảo vệ khu rừng của nông trường X. B đã nhiều
lần vào khu rừng để chặt trộm cây bạch đàn. Một buổi A bắt quả tang B đang
trộm chặt trộm bạch đàn. A buộc B phải về trụ sở nông trường để xử lý theo quy
định. B xin tha nhưng A không chấp nhận. Trên đường trở về trụ sở nông trường,
lợi dụng trời tối và đoạn đường khó đi, B đã dùng rìu chặt cây chém hai nhát vào
đầu A làm A té quỵ. B tiếp tục chém nhiều nhát vào vùng ngực và mặt của A. Khi
thấy A nằm bất động B xách rìu đi về phía rừng. Một lúc sau có người phát hiện
ra và A đã được cứu sống. Giấy chứng thương ghi nhận A bị thương tật với tỷ lệ
65%.
Hãy xác định lỗi của B trong trường hợp trên.
Giải:
Lỗi của B là lỗi cố ý trực tiếp vì:
- B được hành vi vi phạm pháp luật của mình là hành vi gây nguy hiểmnhận thức
cho xã hội, thể hiện ở chỗ: Khi B cầm rìu chém A thì B lực chọn những vị trí
trọng yếu trên cơ thể, khi chém vào đó thì b biết rằng nguy cơ gây ra cái chết rất
cao. Ví dụ như B chém vào đầu và vào ngực. Trong trường hợp này khi thực
hiện chém vào các vị trí đó thì B nhận thức được hậu quả gây nguy hiểm cho xã
hội là chết ngưởi có thể xảy ra và khi B thất A năm bất động thì B mới bỏ đi.
Như vậy trong ý thức chủ quan của B, B nghĩ rằng A sẽ chết hoặc đã chết.
- Nếu B nghĩ A sẽ chết mà trong trường hợp 1 khu rừng vắng mà A bị thương tích
nặng mà k được cứu giúp kịp thời thì sẽ chết. => B thấy được hậu quả.
- Thông qua ý thức hành vi như vậy thì phản ánh ý thức chủ quan của B là B
mong muốn cho A chết
Câu 2: Trên đường chạy xe máy về quê ăn tết, trong lúc say rượu A đã cho xe chạy
quá tốc độ nên không may tông vào B làm cho B bị chết do chấn thương sọ não.
Hãy xác định lỗi của A trong việc gây ra cái chết cho B?
Giải:
Lỗi của A là lỗi vô ý vì quá tự tin.
- Ta thấy hành vi của A trong việc chạy xe phóng nhanh là cố ý, khi thực hiện
hành vi này A nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, có
khả năng tông xe vào người khác và có khả năng gây ra hậu quả chết người và
thương tích.
- Tuy nhiên, khi thực hiện hành vi này thì xác suất xảy ra hậu quả đó k cao và A
tin rằng mình sẽ lái xe cẩn thẩn và k tông vào người khác. Chính vì vậy khi
chạy xe vượt quá tốc độ trong ý thức chủ quan của A thì A loại trừ khả năng hậu
quả chết người và thương tích. Và sự chết người của B nằm ngoài cái khả năng
dự đoán của A.
Câu 3: Do mâu thuận nên anh K bỏ thuốc trừ sâu vào bể nước nhà anh B nhằm đầu
độc gia đình anh B. Kết quả là cả gia đình anh B bị ngộ độc và anh B qua đời.
Việc làm của anh K có được coi là vi phạm pháp luật k? Tại sao?
Giải:
Anh K đã vi phạm pháp luật vì:
- Hành vi của anh K là : anh K bỏ thuốc trừ sâu vào bể nước nhà anhxác định
B nhằm đầu đọc cả gia đình anh B.
- Hành vi đó , gây hậu quả là cả gia đình anh B bị ngộ độc, anh trái pháp luật
B qua đời.
- Hành vi đó (lỗi cố ý trực tiếp): anh K nhận thức rõ hành vi của có yếu tố lỗi
mình là nguy hiểm cho xã hội và thấy rõ hậy quả hành vi và anh K mong
muốn hậu quả đó xảy ra.
- Anh K là chủ thể . Anh K phải chịu trách có năng lực trách nhiệm pháp luật
nhiệm hình sự.
19.Vấn đề 8: Ý thức pháp luật và pháp chế
20.Phân tích các chức năng của ý thức pháp luật
21.Phân tích các yêu cầu cơ bản của pháp chế.
22.Phân tích mối quan hệ của ý thức pháp luật với pháp luật và thực hiện pháp luật
Ý THỨC PHÁP LUẬT VÀ PHÁP CHẾ
I. Ý Thức Pháp Luật
1. Khái niệm
Ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm hình
thành trong xã hội, thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp luật hiện hành,
pháp luật đã qua và pháp luật cần phải có; thể hiện sự đánh giá về tính hợp pháp hay
không hợp pháp trong hành vi xử xự của con người cũng như trong tổ chức và họat
động của các cơ quan Nhà nước và tổ chức khác trong xã hội
2. Đặc điểm
Ý thức PL có mối quan hệ biện chứng với tồn tại xã hội
- YTPL chịu sự quy định của tồn tại xã hội: tồn tại xã hội nào YTPL đó, tồn tại xã hội
thay đổi thì sớm hay muộn YTPL cũng thay đổi theo. (Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt
vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội)
VD: Thời tiền sử là các bộ lạc săn bắt (bán), hái lượm, dùng đá cuội để chế tác công cụ.
Công cụ còn rất thô sơ song đã có những bước tiến lớn trong kĩ thuật chế tác, đã có nhiều
hình loại ổn định nhằm phục vụ đời sống. Thời kì này con người nhận biết, tận dụng và
sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu như đá, đất sét, xương, sừng, tre gỗ…
- Ý thức PL mang tính độc lập tương đối so với tồn tại xã hội
YTPL thường lạc hậu so vs TTXH. Nhiều khi tồn tại xã hội cũ đã mất đi nhưng ý
thức pháp luật cũ vẫn còn tồn tại trong một thời gian dài sau đó. Nhất là trong lĩnh
vực tâm lý (tình cảm) pháp luật. Ví dụ như cứ có tranh chấp trong thể tự giải quyết
được là người dân lại chỉ tin tưởng tòa án và đưa vụ việc ra tòa án giải quyết, dù
hiện nay đã có cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. . Ví dụ hiện nay vẫn
còn quan niệm lạc hậu: “phép vua thua lệ làng”.
YTPL có thể vượt trước TTXH và mang tính dự báo. Vd tư tưởng Mác vầ pháp
luật XHCN vượt trc thời đại của ông đã sống
YTPL sự kế thừa YTPL của thời đại trc đó. Vd, các học giả tư sản kế thừa tư
tưởng phân quyền từ thời kì cổ đại
YTPL tác động trở lại TTXH theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.
Ý thức pháp luật mang tính giai cấp
Mỗi giai cấp có cơ sở kinh tế hay điều kiện vật chất khác nhau, nên có ý thwusc về
pháp luật khác nhau.
Ý thức pháp luật chính là sản phẩm từng giai cấp trong sự phát triển của lịch sử xã
hội. Nó là tiền đề để xây dựng các giá trị, chuẩn mực pháp lí của từng giai cấp đối
với xã hội, là cơ sở để hình thành thế giới quan pháp lí chính thống trong xã hội
3. Cấu trúc và phân loại của ý thức PL
a. Cấu trúc
Hệ tư tưởng PL: là hệ thống các học thuyết, tư tưởng, quan điểm lý luận về PL.
(Vd, học thuyết PL tự nhiên,..)
Tâm lý PL: là những tình cảm, tâm trạng, thái độ của con người đvs các hiện
tượng pháp lý. (Vd, lên án hnahf vi phạm tội dã man; đồng tình bản án đúng
người, đúng tội,…)
b. Phân loại
* Căn cứ vào cấp độ, giới hạn nhận thức :
Ý thức pháp luật thông thường là ý thức pháp luật của đa số người dân trong xã
hội.
Ý thức pháp luật mang tính chất lý luận là ý thức pháp luật của những người có sự
hiểu biết đầy đủ, toàn diện và sâu sắc về pháp luật, có trình độ lý luận cao về pháp
luật.
* Căn cứ vào chủ thể của ý thức pháp luật:
Ý thức pháp luật xã hội là ý thức của bộ phận tiên tiến, đại diện cho xã hội
Ý thức PL giai cấp: Phản ánh những đặc điểm của nhóm giai cấp nhất định
Ý thức PL cá nhân: phản ánh quan điểm, thái độ, tình cảm, hiểu biết về PL của
mỗi cá nhân.
4. Mối quan hệ YTPL và PL
* Sự tác động của YTPL đối với PL:
YTPL là tiền đề tư tưởng trực tiếp để xây dựng PL
YTPL thúc đẩy hoạt động thực hiện PL
YTPL bảo đảm áp dụng PL đúng đắn
* Sự tác động của PL đvs YTPL
PL là cơ sở để hình thành và phát triển YTPL
5. Vai trò của YTPL
5. Vấn đề nâng cao ý thức pháp luật
Nâng cao ý thức pháp luật không chỉ là nhiệm vụ cơ bản của nhà nước mà còn là
trách nhiệm của tất cả các chủ thể trong xã hội.
Nâng cao ý thức pháp luật giúp hình thành và phát triển tri trức về pháp luật của
mỗi người dân và hình thành tâm lý pháp luật tích cực ở họ.
* Để nâng cao ý thức pháp luật, cần phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp cụ th
Giải pháp hướng tới pháp luật.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Nâng cao chất lượng các quy phạm pháp luật.
Kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội có ảnh hưởng lớn đến lợi ích của các chủ
thể trong xã hội, của nhà nước
Giải pháp hướng tới các chủ thể của ý thức pháp luật.
Giải pháp nhằm tăng cường tri thức pháp luật của chủ thể.
Giải pháp nhằm hình thành tâm lý pháp luật tích cực đối với chủ thể.
7. Thực trạng ý thức PL của người dân Việt Nam hiện nay
Ưu điểm:
Những năm gần đây, công tác phổ biến giáo dục pháp luâ
Š
t ở nước ta đã được Đảng
và Nhà nước quan tâm chú trọng nhiều hơn.
Sự hiểu biết về pháp luâ
Š
t của nhân dân đã biểu hiê
Š
n rõ nét, nhân dân ý thức được
trách nhiê
Š
m, quyền hạn của mình đối với nhà nước thông qua pháp luâ
Š
t
Trong những năm qua, người dân đã tích cực tham gia đóng góp các ý kiến cho
các văn bản pháp luâ
Š
t, những ý kiến đó được đánh giá cao và có tính thực tiễn
Trong hoạt đô
Š
ng thực hiê
Š
n và tổ chức thực hiê
Š
n pháp luâ
Š
t hiê
Š
n nay cũng có nhiều
bước chuyển biến tích cực, người dân V
Š
t Nam đã chủ đô
Š
ng tích cực, đã tôn trọng
và thực hiê
Š
n nghiêm chỉnh các quy định của pháp luâ
Š
t.
Ý thức trong thực hiê
Š
n pháp luâ
Š
t của các tầng lớp nhân dân cũng được cải thiê
Š
n rõ
Š
t. Người dân đã ngày càng nêu cao tinh thần “ sống và làm viê
Š
c theo pháp Hiến
pháp và pháp luâ
Š
t”
Ý thức bảo vê
Š
pháp luâ
Š
t hiê
Š
n nay cũng đã được quan tâm. Xuất hiê
Š
n trong cuô
Š
c
sống của chúng ta nhiều tấm gương về người tốt, viê
Š
c tốt trong thực hiê
Š
n pháp luâ
Š
t
Hạn chế:
Ý thức pháp luâ
Š
t của mô
Š
t bô
Š
phâ
Š
n người dân vẫn còn thấp. Họ chưa tôn trọng pháp
luâ
Š
t, thái đô
Š
thờ ơ và lẩn tránh các quy định của pháp luâ
Š
t vẫn còn xảy ra nhiều, sự
tùy tiê
Š
n trong viê
Š
c chấp hành kỉ luâ
Š
t lao đô
Š
ng, sinh hoạt và làm viê
Š
c
Ý thức pháp luâ
Š
t trong mỗi người dân vẫn còn châ
Š
m được nâng cao do những thói
quen truyền thống
Š
t thực tế đáng buồn hiê
Š
n nay là tình trạng người dân thờ ơ, vô trách nhiê
Š
m với
những hành vi trái pháp luâ
Š
t.
Thái đô
Š
coi thường pháp luâ
Š
t trong nhân dân ngày càng phản ánh rõ nét dẫn đến
những hành vi trái với quy định của pháp luâ
Š
t
Š
nạn ma túy, mại dâm, bài bạc diễn ra khắp mọi nơi.
Ý thức của người dân ở vùng sâu vùng xa vùng dân tô
Š
c thiểu số còn thực sự thấp
Pháp Chế
I. ĐỊNH NGHĨA “PHÁP CHẾ XHCN”
Pháp chếthế chế pháp luật được xác lập trong toàn bộ đời sống xã hội từ trong
tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước đến các thiết chế, quan hệ xã hội, hoạt động,
sinh hoạt của mọi chủ thể pháp luật trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
VD: Xét trong trường hợp của đường dành riêng cho xe BRT tại Việt Nam, pháp luật ở đây
thể hiện ở điều luật trong Nghị định 46 năm 2016 về quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì các phương tiện đi vào làn
của BRT sẽ phạm lỗi “đi không đúng phần đường, làn đường quy định”. Còn pháp chế
là tình trạng áp dụng, công tác phổ biến điều luật của cơ quan nhà nước, các tổ chức xã
hội và tình hình thực hiện của người dân trên thực tế trên theo điều luật này.
Pháp luật và pháp chế là hai khái niệm khác nhau nhưng rất gần nhau và có
quan hệ khăng khít với nhau.
Pháp luật là cơ sở hình thành lên pháp chế. Chỉ khi có pháp luật đầy đủ, hoàn
chỉnh và được thực hiện nghiêm chỉnh thì mới có pháp chế
Ngược lại, pháp chế là mục tiêu phấn đấu để hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực
hiện đúng pháp luật. Pháp chế là môi trường làm cho pháp luật phát huy được vai trò,
hiệu lực, điều chỉnh một cách có hiệu quả các quan hệ xã hội
II.KIỂU PHÁP CHẾ
Hiện nay chỉ có hai kiểu pháp chế tồn tại là pháp chế tư sản pháp chế xã hội chủ
nghĩa.
Pháp chế tư sản
Định nghĩa: Pháp chế tư sản gắn liền với sự ra đời của pháp luật tư sản và là một
bước tiến quan trọng của giai cấp tư sản trong giai đoạn chống chế độ phong kiến
Pháp chế tư sản là tình trạng tôn trọng và thực hiện pháp luật xã hội tư bản hay là
sự tuân thủ của công dân, của các tổ chức, cơ quan đối với pháp luật hiện hành
+ Pháp chế tư sản có hai yêu cầu:
- Thứ nhất, hiến pháp phải có hiệu lực tối cao.
- Thứ hai, việc tuân thủ đầy đủ của công dân đối với pl hiện hành ycầu của pháp chế
tư sản:
+ Nội dung cơ bản bao gồm:
Đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp (Theo đó, các văn bản được xây dựng trái với
hiến pháp sẽ bị vô hiệu. Để đảm bảo nguyên tắc này, các nhà nước tư sản thường lập
tòa án hiến pháp (hoặc hội đồng bảo hiến) để xem xét tính hợp hiến của các luật
các văn bản khác.)
Các cơ quan nhà nước, các quan chức, công chức đều phải chịu sự giám sát của
pháp luật (Các cơ quan nhà nước, quan chức, công chức nhà nước đều phải chịu sự
giám sát của pháp luật. Mọi công dân đều phải tuân thủ pháp luật. Để xử lý các hành
vi vi phạm pháp luật, nhà nước tư sản tổ chức hệ thống tòa án độc lập với các cơ
quan lập pháp và hành pháp trên cơ sở học thuyết tam quyền phân lập.)
Mọi công dân đều phải tuân thủ pháp luật.
Pháp chế XHCN
Pháp chế xã hội chủ nghĩa gắn liền với sự ra đời của nhà nước XHCN. Pháp chế
XHCN là một nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị,
của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Người phát triển học thuyết này là V.I. Lênin.
Định nghĩa
Chủ nghĩa Mác-Lênin: pháp chế XHCN, "pháp chế là một hiện tượng xã hội độc
lập với tư cách là nhân tố của quyền lực chính trị".
Quan điểm của Đảng: pháp chế XHCN là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của
Nhà nước.
Khoa học pháp lý: có nội dung đa diện, đa nghĩa mà hạt nhân, cốt lõi của nó là sự
tôn trọng và thực hiện pháp luật hiện hành một cách tự giác, đầy đủ, nghiêm minh
và thống nhất của các chủ thể trong toàn xã hội.
Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị - xã hội,
trong đó tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi công
dân phải tôn trọng và thực hiện pháp luật hiện hành một cách nghiêm minh, triệt để,
chính xác, bình đẳng và thống nhất
+ Đặc điểm:
Thứ nhất, pháp chế xhcn là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước.
Thứ hai, pháp chế xhcn là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính
trị - xã hội và đoàn thể quần chúng
+ Nội dung cơ bản:
Tôn trọng tối cao của Hiến pháp và luật (bảo đảm tính thống nhất của hệ thống
pháp luật xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện cho hệ thống phát triển ngày càng hoàn
thiện, làm cơ sở để thiết lập trật pháp luật củng cố và tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa)
Bảo đảm tính thống nhất của pháp chế trên quy mô toàn quốc (là điều kiện quan
trọng để thiết lập một trật tự kỷ cương trong đó cơ quan cấp dưới phải phục tùng cơ
quan cấp trên)
Các cơ quan xây dựng pháp luật, cơ quan tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật
phải hoạt động một các tích cực, chủ động và có hiệu quả
Không tách rời công tác pháp chế với văn hóa (phải gắn công tắc pháp chế với
việc nâng cao trình độ văn hóa nói chung và văn hóa pháp lý nói riêng của các viên
chức nhà nước, nhân viên các tổ chức xã hội và công dân)
III. NGUYÊN TẮC PHÁP CHẾ
Nguyên tắc pháp chế được lao lý tại Hiến pháp như sau
- Thứ nhất: Pháp luật phải quy định rõ ràng, cụ thể, minh bạch toàn bộ việc thành lập,
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu hình thức hoạt động của cơ quan nhà nước,
cán bộ, công chức nhà nước
Để triển khai được những lao lý của pháp lý thì cỗ máy nhà nước đóng vai trò đặc
biệt quan trọng quan trọng. Chính vì thế cần phải pháp luật rõ ràng những công
dụng, trách nhiệm, quyền hạn của cỗ máy nhà nước và người trực tiếp thực thi nó
- Thứ hai: Cán bộ, công chức nhà nước, cơ quan nhà nước phải nghiêm chỉnh tuân thủ
theo pháp luật.
Những thành phần nói trên là người trực tiếp thực thi những tính năng của nhà
nước. Là đội ngũ đại diện thay mặt cho nhà nước khi triển khai những pháp luật của
pháp lý. Chính thế cho nên, đội ngũ này phải tuân thủ nguyên tắc kể trên để triển khai
được tốt nhất công dụng của nhà nước và thực thi pháp lý trong đời sống
VD:
Có thể nói đến trong thời nhà nước phong kiến ở Trung Quốc có câu nói: “Thiên
tử phạm tội luận như thứ dân”
Có lần Bác đi công tác xa, về đến Thủ đô vào khoảng 11h30 trưa. Khi xe đến ngã
tư thì đèn đỏ bật lên, biết Bác đi công tác từ sáng sớm đến trưa đã mệt, người chiến sĩ
bảo vệ định xuống xe yêu cầu cảnh sát giao thông bật đèn xanh cho đi ngay. Biết ý định
ấy, Bác liền ngăn lại nói phải nghiêm chỉnh tuân theo tín hiệu giao thông.
Qua đây ta thấy: Tư tưởng của Bác Hồ về pháp chế và hành vi mẫu mực của
Người trong việc thực thi pháp luật là tấm gương, là bài học vô cùng quý báu đối với
chúng ta, nhất là những cán bộ làm việc trong các cơ quan công quyền. Đó chính là
chuẩn mực đạo đức, hành vi là hệ thống nguyên tắc góp phần làm lành mạnh xã hội.
Thứ ba: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp
luật. Vi phạm pháp luật của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước tùy tiện
lạm quyền, tham nhũng xảy ra khá nhiều
VD: Mấy năm gần đây, Thế giới nói chung và VN nói riêng đều tăng cường công tác
kiểm tra giám sát, rà soát lại để truy ra những sai phạm như lạm quyền, tham nhũng,
quan liêu,…Từ việc giám sát chặt chẽ này, Chính phủ đã truy ra những cán bộ điển
hình vi phạm pháp luật như Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh,…hay vụ kít test của
giám đốc BV Bạch Mai Nguyễn Quang Tuấn. Những điều này đã góp phần làm cho
pháp chế XHCN ở VN thêm vững chắc, ổn định
IV.ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÁP CHẾ
Pháp chế là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước (nghĩa là
toàn bộ công tác tổ chức và hoạt động của cả bộ máy nhà nước nói chung và
của từng cơ quan nhà nước đều phải được tiến hành theo đúng pháp luật. Nó
cũng đòi hỏi mọi cán bộ, nhan viên nhà nước phải tôn trọng và thực hiện đúng
pháp luật rong khi thực thi công vụ và mọi vi phạm pháp luật phải được xử lí
nghiêm minh
Pháp chế là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị-xã hội
và đoàn thể quần chúng (Phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, tuân thủ và
thực hiện đúng pháp luật trong phạm vi hoạt động của mình, không vi phạm
những điều mà pháp luật cấm)
Pháp chế là nguyên tắc xử sự của công dân (Pháp chế đòi hỏi mọi công dân
không phân biệt địa vị xã hội, dân tộc, giới tính, tôn giáo,… đều phải tôn trọng
và thực hiện đúng các yêu cầu của pháp luật trong hành vi xử sự của mình. Đây
là điều kiện đảm bảo sự công bằng xã hội, thực hiện nguyên tắc hiến định: mọi
công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Mặt khác pháp chế cũng đòi hỏi công
dân phải có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà
nước, nhân viên nhà nước, đấu tranh chống lại mọi hành vi vi phạm pháp luật)
V.VAI TRÒ
Đảm bảo cho việc lãnh đạo của Đảng và sự quản lý nhà nước của nhân dân
bằng pháp luật, theo pháp luật (nghĩa là pháp chế, công tác pháp chế đảm
bảo cho việc tổ chức và hoạt động của Nhà nước, của các cơ quan nhà
nước, công chức, viên chức từ Trung ương đến địa phương được thực hiện
theo pháp luật và đúng pháp luật, bảo đảm cho mọi cá nhân, tổ chức trong
xã hội hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.)
Là công cụ để tạo lập và củng cố trật tự, kỷ cương trong xã hội (Để thiết lập
trật tự, kỉ cương, phép nước trong xã hội nhất định phải có pháp luật và
pháp luật phải được mọi chủ thể cơ quan, tổ chức, cá nhân chấp hành
nghiêm chỉnh)
Góp phần đảm bảo, bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích cộng đồng, các quyền
và lợi ích chính đảng của cơ quan, tổ chức, cá nhân (Khi có nền pháp chế
vững mạnh thì sẽ hình thành được trật tự, kỷ cương trong xã hội, từ đó lợi
ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích chính đáng của mọi tổ chức, cá
nhân đều được tôn trọng và bảo vệ. Bên cạnh đó, pháp chế còn góp phần
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, xã hội, công bằng, dân chủ văn minh)
Thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội
Góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền
VI.CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Đẩy mạnh công tác xây dựng pháp luật (Phải đẩy mạnh hơn nữa công tác hệ
thống hóa pháp luật, rà soát, loại bỏ những văn bản quy phạm pháp luật không
còn thích hợp với thực tế cuộc sống, đồng thời chú trọng ban hành các đạo luật
để điều chỉnh các quan hệ xã hội.)
Tổ chức tốt công tác thực hiện pháp luật (nhằm hình thành và nâng cao ý thức
pháp luật cho mọi thành viên trong xã hội)
Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, thực hiện pháp luật (Kiểm tra, giám sát
là trách nhiệm chung của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội và mọi công dân, nhưng trực tiếp là các cơ quan quyền lực
nhà nước, các cơ quan kiểm tra, thanh tra nhà nước; Thanh tra nhân dân, giám
sát của Tòa án, Viện Kiểm sát nhân dân. Cần phải kiện toàn tổ chức và đẩy
| 1/92

Preview text:

GỢI Ý ÔN TẬP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
1. Vấn đề 1: Một số vấn đề lý luận về nhà nước và nhà nước CHXNCN Việt Nam
A, Nắm được nguồn gốc ra đời của nhà nước
B, Có mấy kiểu nhà nước, cấu trúc nhà nước, Phân tích các đặc trưng đặc điểm của
nhà nước, Phân biệt bản chất của các kiểu nhà nước khác nhau. KIỂU NHÀ NƯỚC
- Kiểu nhà nước là tổng thể những dấu hiệu cơ bản của nhà nước, thể hiện bản chất
giai cấp, giá trị xã hội và những điều kiện phát sinh, tồn tại, phát triển của nhà
nước trong 1 hình thái kinh tế xã hội nhất định.
- Có 4 hình thái kinh tế xã hội: + Chiếm hữu nô lệ + Phong kiến + Tư bản chủ nghĩa + Xã hội chủ nghĩa  Có 4 kiểu nhà nước:
+ Kiểu nhà nước chủ nô
+ Kiểu nhà nước phong kiến
+ Kiểu nhà nước tư sản
+ Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa
 Mỗi kiểu nhà nước đều có những đặc điểm khác nhau về bản chất và chức
năng trong quá trình quản lý và điều hành xã hội.
KIỂU NHÀ NƯỚC CHỦ NÔ
- Là kiểu nhà nước đầu tiên trong lịch sử. Là tổ chức chính trị đặc biệt của giai cấp
chủ nô. Là hình thái kinh tế xã hội có giai cấp dựa trên cơ sở người bóc lột người. Ra
đời trong thời kỳ tan rã của công xã nguyên thuỷ.  Bản chất
- Phương thức sản xuất: chiếm hữu nô lệ.
- Tính giai cấp: bảo vệ quyền lợi cho giai cấp chủ nô.
+ Chủ nô: có quyền sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất (ruộng, đất,…) và con người (nô lệ).
+ Nô lệ: lực lượng chủ yếu tạo ra của cải vật chất nhưng không có tư liệu sản xuất ->
phụ thuộc hoàn toàn vào chủ nô
=> Mâu thuẫn => Đấu tranh (chỉ mang tính tự phát, không phải đấu tranh giai cấp).
- Tính xã hội: có vai trò quản lý xã hội, quản lý kinh tế, đất đai, khai hoang
-> Đất nước phát triển, tạo ra nhiều của cải.  Chức năng
- Về đối nội: chức năng củng cố và bảo vệ chế độ sở hữu, chức năng đàn áp bằng
quân sự đối với sự phản kháng của nô lệ và các tầng lớp lao động khác, chức năng đàn áp về tư tưởng
- Về đối ngoại: chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược, phòng thủ đất nước  Bộ máy nhà nước
- Bộ máy nhà nước chủ nô còn kế thừa, in đậm những dấu ấn của hệ thống quyền lực thị tộc.
- Những người làm trong bộ máy nhà nước thường đảm đương tất cả mọi việc.
- Cùng với sự phát triển thì bộ máy nhà nước ngày càng hoàn thiện:
+ Nhà nước được chia thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và tổ chức bộ máy theo
cấp, hình thành nên hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương.
+ Đối với phương Tây: phân định rõ ràng giữa các cơ quan trong việc lập pháp, hành
pháp và tư pháp vd: nhà nước Aten, La Mã, Spác.
+ Đối với phương Đông: bộ máy đơn giản hơn -> nhà Vua có toàn quyền thực thi
quyền lực của nhà nước. Các quan lại từ trung ương đến địa phương là bề tôi của
nhà Vua giúp Vua làm việc vd: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn độ,...
+ Quân đội, cảnh sát, tòa án là lực lượng chủ chốt
+ Quân đội được quan tâm xây dựng để chinh phạt và bảo vệ chủ quyền.
+ Lực lượng cảnh sát giữ gìn trật tự nô lệ trong nước.
+ Tòa án ở mỗi quốc gia đều có điểm đặc trưng riêng.  Hình thức - Hình thức chính thể
+ Chính thể là quân chủ: quyền lực tập trung vào người đứng đầu nhà nước, đó là vua
và hình thành theo quy tắc cha truyền con nối.
+ Chính thể cộng hòa: cơ quan quyền lực nhà nước đều được hình thành bằng con
đường bầu cử và hoạt động theo nhiệm kỳ -> hội nghị công dân là cơ quan quyền lực cao nhất.
- Về hình thức cấu trúc: hầu hết các nhà nước chủ nô đều có cấu trúc đơn giản nhất.
- Về chế độ chính trị: sử dụng phương pháp phản dân chủ để thực hiện quyền lực.
KIỂU NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN
1.Bchat NN: NN pkien ra đời vào gdoan cuối của chế độ chiếm hữu, khi QHSX chiếm hữu
nô lệ bắt đầu kìm hãm sự ptrien của lực lượng sx xh , mâu thuẫn giữa giai cấp chủ nô và
nô lệ ngày càng gay gắt. Các cuộc khởi nghĩa của nô lệ làm lung lay chế độ chiếm hữu
nô lệ và hình thái kinh tế- xã hội phong kiến đã hình thành thay thế kinh tế- xã hội chiếm hữu nô lệ.
Xét về mặt bản chất nhà nước, ta chia làm 2 thuộc tính: A. Tính giai cấp, B. Tính xã hội A.Tính giai cấp
Chia làm 2 giai cấp: Địa chủ và Nông dân. Ruộng đất nằm trong tay địa chủ.
Phương thức bóc lột: thu địa tô của nông dân do nông dân không có tư liệu sản xuất.
Thân phận và địa vị nông dân nâng cao hơn khi có 1 số đặc quyền riêng như kết hôn, …
2. Chức năng của nhà nước a. Chức năng đối nội
Bảo vệ,, củng cố và ptrien phương thức sx phong kiến. Và nông nghiệp là cơ sở tồn tại cho cả xã hội
Đàn áp nông dân và người lao động bằng phương tiện bạo lực
Nô dịch về tư tưởng : hệ tư tưởng tôn giáo: Đạo nho, giáo hội,vv B. Chức năng đối ngoại
Chiến tranh xâm lược: Được coi là phương tiện phổ biến để nhà nước giải quyết mâu
thuẫn, mở rộng lãnh thổ quyền lực và làm giàu tài nguyên thiên nhiên. 3. Bộ máy nhà nước
Nn pk với hình thức quân chủ là phổ biến nên bộ máy nhà nước luôn mang nặng tính
quân sự, tập trung quan liêu gắn liền với đẳng cấp của xã hội phong kiến
Đứng đầu bộ máy là vua. là người ban bố phluật là người tchức thi hành pluật, thực thi và xét xử pháp luật
Dưới là các quan lại do vua cắt cử. Triều đình giúp vua cai quản đất nước.
KIỂU NHÀ NƯỚC TƯ SẢN
Kiểu nhà nước tư sản là kiểu nhà nước ra đời, tồn tại và p triển trong lòng hình thái
kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa. Cơ sở ktế của nhà nước tư sản là phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sxuất, nền kinh
tế hàng hoá - thị trường.
1. Sự ra đời và phát triển của nhà nước tư sản
- Vào khoảng cuối thế kỉ XV, đầu thế kỉ XVI, trong lòng xã hội phong kiến phương Tây
đang diễn ra quá trình tư bản hoá.
-> Xã hội hình thành 1 kiểu quan hệ phát triển mạnh mẽ : quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa.-> hình thành nên : giai cấp tư sản >< giai cấp vô sản
=> Mâu thuẫn ngày càng sâu sắc
- Có 3 còn đường dãn đến sự ra đời của NNTS:
+> Một là, sự ra đời của các nhà nước tư sản thông qua các cuộc cách mạng xã hội
dưới hình thức khởi nghĩa vũ trang như Hà Lan, Anh, Pháp...
+> Hai là, sự ra đời các nhà nước tư sản thông qua các cuộc cải cách xã hội như ở
Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản... Ở những nước này, giai cấp tư sản chưa đủ mạnh để lật
đổ giai cấp phong kiến vì vậy có sự thoả hiệp giữa giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến,
xã hội được cải cách từng bước theo hướng tư bản hoá, chính quyền nhà nước dần dần
chuyển vào tay giai cấp tư sản.
+> Ba là, sự ra đời các nhà nước tư sản ở châu Mỹ, châu úc như Mỹ, Ca Na Đa, úc...
Ở những khu vực này, giai cấp tư sản được hình thành từ những người châu Âu di cư, họ
dùng vũ lực lấn át và tiêu diệt thổ dân bản xứ còn đang trong chế độ thị tộc, bộ lạc, thiết
lập nên chính quyền nhà nước tư sản.
- Các giai đoạn phát triển của NNTS:
+> Giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh (từ đầu đến cuối thế kỉ XIX).
+> Giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa tư bản độc quyền, lũng đoạn (từ cuối thế
kỉ XIX đến sau chiến tranh thế giới thứ hai).
+> Giai đoạn chủ nghĩa tư bản hiện đại (từ những năm 1970 trở lại đây).
2, Bản chất của Nhà nước tư sản:
- Bchất của nhà nước tư sản do chính các đkiện nội tại của xhội tư sản quyết định, đó là
cơ sở kinh tế, cơ sở xã hội và cơ sở tư tưởng.
+> Cơ sở kinh tế của nhà nước tư sản là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, đó là quan
hệ sản xuất giữa nhà tư bản và công nhân lao động làm thuê.
+> Cơ sở xã hội của nhà nước tư sản là quan hệ giữa các giai cấp tầng lóp trong xã hội
mà cốt lõi là quan hệ giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản.
+> Cơ sở tư tưởng : tìm mọi cách đảm bảo địa vị độc tôn của ý thức hệ tư sản, ngăn
cản mọi sự phát triển và tuyên truyền tư tưởng cách mạng, tiến bộ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
3. Chức năng của nhà nước tư sản
a, Chức năng đối nội
+> Chức năng chính trị : nhà nước tư sản luôn thẳng tay đàn áp cuộc đtranh bằng
nhiều hình thức và biện pháp khác nhau. Nhà nước tư sản đã dùng bạo lực đàn áp sự phản
kháng của gcấp công nhân hoặc hạn chế quyền chính trị chính đáng của giai cấp công
nhân và các tầng lớp nhân dân lao động khác.
+> Chức năng kinh tế : nhằm tạo ra các điều kiện, các đảm bảo vật chất, kỹ thật, pháp
lý và chính trị cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tập đoàn tư bản, đảm bảo
sự tăng trưởng của nền kinh tế tư sản, ngăn ngừa và khắc phục những nguyên nhân dẫn
đến tình trạng khủng hoảng kinh tế.
+> Chức năng xã hội : giải quyết các vấn đề xã hội như: việc làm, thất nghiệp, dân số,
giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường, vấn đề bảo trợ xã hội cho người già, giải quyết các tệ nạn xã hội…
+> Chức năng trấn áp về tư tưởng: nhà nước tư sản lợi dụng nhà thờ và tín điều tôn
giáo phục vụ gián tiếp cho lợi ích giai cấp. nhà nước tư sản đã sử dụng các phương tiện
thông tin đại chúng, quan hệ chặt chẽ với nhà thờ và tôn giáo khác nhằm ngăn chặn sự
phản kháng của nhân dân lao động, xuyên tạc học thuyết Mác-Lênin về nhà nước và pháp luật,….
b, Chức năng đối ngoại:
+> Chức năng tiến hành ctranh xlược và chống phá các ptrào cách mạng thế giới
+> Chức năng phòng thủ
+> Thiết lập và phát triển các quan hệ ngoại giao
4, Dặc điểm và bộ máy của nhà nước tư sản * Đặc điểm:
- Thiết lập nguyên tắc chủ quyền nhà nước trên danh nghĩa thuộc về nhân dân, tất
cả quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân
- Cquan lập pháp là cquan đại diện của các tầng lớp dân cư trong xhội do bầu cử lập nên;
- Thực hiện nguyên tắc phân chia quyền lực và kiểm chế, đối trọng giữa các cơ
quan lập pháp, hành pháp và tư pháp
- Thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng trong bầu cử nghị viện và tổng thống * Bộ máy:
a, Nguyên thủ quốc gia : đứng đầu nhà nước, chịu trách nhiệm lãnh đạo bộ máy nhà nước.
b, Nghị viện: là cơ quan nhà nước có vai trò rất lớn.
c, Chính phủ : là cơ quan hành pháp cao nhất, chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống các
cơ quan nhà nước ở trung ương
d, Tòa án: là cơ quan có vị trí độc lập với các cơ quan nhà nước khác, được xây dựng
thành ba hệ thống: tòa án truyền thống, tòa án hiến pháp và tòa án hành chính.
e, Hệ thống quân đội, cảnh sát
5, Hình thức nhà nước tư sản
- Hình thức chính thế:
+> Chính thể quân chủ lập hiến: là hình thức quá độ khi giai cấp tư sản chưa giành
được thắng lợi hoàn toàn và đây chính là hình thức thỏa thuận giữa giai cấp tư sản và
tầng lớp quý tộc phong kiến.
+> Chính thể cộng hòa tổng thống : tổng thống là người nắm quyền lực chính trị.
Tổng thống do nhân dân trực tiếp bầu hoặc do đại hội cử tri bầu ra theo nhiệm kỳ. Khi
thực hiện quyền lực nhà nước, tổng thống độc lập với nghị viện và có quyền ngang bằng với nghị viện.
+> Chính thể cộng hòa đại nghị : thủ tướng là người nắm quyền lực chính trị và là
người quyết định và chịu trách nhiệm về đường lối chính trị của chính phủ. Thủ tướng
luôn là thủ lĩnh của đảng chiếm ưu thế trong nghị viện, vì vậy, quyền hạn của thủ tướng là rất lớn.
- Hình thức cấu trúc:
+> Nhà nước đơn nhất : chỉ có một chính phủ, một hiến pháp, một quốc tịch, một hệ
thống pháp luật thống nhất, một hệ thống cơ quan nhà nước ở trung ương thống nhất
(gồm lập pháp, hành pháp, tư pháp), các cơ quan chính quyền địa phương được tổ chức
và hoạt động theo quy định chung của chính quyền trung ương.
+> Nhà nước liên bang: Trong các nhà nước liên bang có nhiều nước thành viên
(bang). Ở mỗi bang có hiến pháp và các đạo luật riêng của bang do cơ quan lập pháp của
bang ban hành. Trong cơ cấu tổ chức, các bang đều có các cơ quan lập pháp, hành pháp,
tư pháp. Các bang không có chủ quyền riêng và không có quyền tách khỏi liên bang
+> Nhà nước liên minh : là sự liên kết giữa các quốc gia độc lập vì những nhiệm vụ
chính trị, quân sự hoặc kinh tế bằng hiệp ước do các thành viên liên minh thỏa thuận
- Chế độ chính trị :
+> Chế độ dân chủ tư sản: là cơ chế chính trị tốt nhất. biểu hiện bởi các dấu hiệu:
+ Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
+ Bộ máy nhà nước được thiết lập theo nguyên tắc phân chia quyền lực.
+ Có sự thừa nhận sự bình đẳng của công dân trước pháp luật và người dân được sử
dụng rộng rãi các quyền tự do dân chủ như quyền sống, quyền tự do mưu cầu hạnh
phúc, quyền bất khả xâm phạm về thân thể,….
+ Có sự tồn tại công khai của đảng cầm quyền, các đảng phái độc lập và có tchức xã hội tiến bộ
+ Nguyên tắc pháp chế tư sản được thực hiện như có thiết chế giám sát hiến pháp bằng
hệ thống tòa án tư pháp
+Chế độ quân phiệt: Là cơ chế sử dụng bạo lực của các nhóm tư sản phản động lũng
đoạn. Đặc trưng của chế độ này là mọi quyền tự do, dân chủ bị hạn chế tới mức tối đa;
các đảng phái chính trị và các tổ chức xã hội độc lập bị đặt ra ngoài vòng pháp luật và bị
đàn áp dã man, các thể chế dân chủ bị vô hiệu.
Biến dạng của chủ nghĩa quân phiệt là chế độ phát xít.
KIỂU NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1. Khái niệm
Kiểu xã hội xhcn là một chế độ dân chủ, quyền lực cao nhất thuộc về nhân dân.
Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước thể hiện trước hết nó là một công cụ để
bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân.
2. Sự ra đời và phát triển của nhà nhà nước xã hội chủ nghĩa a. sự ra đời
- Năm 1917 nhà nn xhcn đầu tiên ra đời là kquả của cuộc cmạng do giai cấp vô
sản và nhân dân lao động tiến hành .
năm 1924 thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết, bao gồm 15
nước cộng hoà được thành lập
Sau Đại chiến thế giới thứ lI (sau năm 1945), hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời, mà Liên Xô là trụ cột.
Từ năm 1991 đến nay, Trung Quốc, Việt Nam, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều
Tiên, Cuba vẫn tiếp tục đi theo con đường xã hội chủ nghĩa còn Liên Xô và các
nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan rã. b, sự phát triển
phát huy mọi năng lực sản xuất, mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế gồm
kinh tế nhà nước, tập thể, cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân, tư bản nhà nước và kinh
tế có vốn đầu tư nước ngoài dưới nhiều hình thức, mở rộng hợp tác kinh tế, khoa
học, kĩ thuật và giao với thị trường thế giới. 2. Bản chất Về chính tri,
mang bchất của gcấp công nhân, gcấp có lợi ích phù hợp với lợi ích chung của quần chúng lao động
giai cấp vô sản là lực lượng giữ địa vị thống trị về chính trị.
là đại biểu cho ý chí chung của nhân dân lao động Về kinh tế
Tư liệu sản xuất do nhà nước nắm giữ đứng lên tổ chức nên không tồn tại bóc lôt
Quan điểm làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu Về văn hóa
Được xây dựng trên nền tảng tinh thần là lý luận của chủ nghĩa Mác mang bản sắc riêng của dân tộc
Sự phân hóa giữa các giai cấp, tang lớp từng bước được thu hẹp và bình đẳng
trong việc tiếp cận các nguồn lực cơ hội phát triển 3. Chức năng a. Đối nội
Trấn áp giai cấp bóc lột đã bị lật đổ, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế- xã hội
- Bảo vệ quyền tự do, dân chủ của Nhân dân là mục tiêu hàng đầu tạo ra xã hội bình đẳng, công bằng b. đối ngoại
- hòa bình, bảo đảm những điều kiện quốc tế thuận lợi cho việc xây dựng chủ
nghĩa xã hội (CNXH) và chủ nghĩa cộng sản
- ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc
- thực hiện sự hợp tác toàn diện với các quốc gia trẻ tuổi, đang phát triển
- kiên quyết chống các lực lượng xâm lược của chủ nghĩa đế quốc 4. Bộ máy nhà nước
- Là bộ máy quyền lực bao gồm 2 yếu tố: bộ máy quản lý và bộ máy cưỡng chế
- Bộ máy đó bao gồm nhiều bộ phận hợp thành, hoạt động theo những nguyên tắc chung thống nhất
- Xuất hiện lần đầu và là “hình mẫu phác thảo” tại Công xã Paris (tồn tại 72 ngày)
- Bộ máy nhà nước hiện đại: chủ yếu kế thừa, phát triển những nguyên tắc và yếu tố
hợp lí của bộ máy công xã Paris và bộ máy nhà nước Xô Viết
- Các nguyên tắc: 5 nguyên tắc
+ Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
+ Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với nhà nước
+ Nguyên tắc tập trung dân chủ
+ Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
+ Nguyên tắc bảo đảm sự đoàn kết và bình đẳng của các dân tộc
C, Phân tích được bản chất của nhà nước CHXHCN Việt Nam. CÂU HỎI KHÁC
1. Những mặt hạn chế của các lí thuyết trước học thuyết mac lê nin khi giải thích sự ra đời của nhà nước.
2. Theo bạn cách lí giải về nhà nước của thuyết khế ước xã hội thì nhà nước có mang
bản chất giai cấp không. Tại sao? Bài làm
1. Nhà nước không phải htượng bất biến , nó có quá trình hình thành ptriển và tiêu
vong. Qtrình ptriển ktxh đến giai đoạn nhất định khi xã hội xuất hiện quyền tư hữu và
hình thành gcấp. Qua qtrình đấu trah giai cấp, gc chiến thắng sẽ lập ra nhà nc giữvững
sự thống trị của gc đó. Đay là quan điểm Maclenin về nhà nước rất đúng đắn và hợp lí.
Còn quan điểm phi macxit thì chưa gthích chính xác về nguồn gốc cũng như bchất của nhà nước.
Thứ 1 Các học thuyết trước mac vẫn chưa làm rõ được nguồn gốc cụ thể của nhà nước,
học thuyết thần thoại thì cho rằng là do thượng đế tạo ra, vu a là thiên tử, còn về
gia trưởng thì lại coi nhà nước là 1 mô hình gia đình, khế ước lại coi nhà nước là sản
phẩm của sự thỏa thuận của các thành viên trong xã hội để dung hòa lợi ích. Tất cả đều
rất trừu tượng và có mặt phi hợp lí.
Thứ 2 là về mặt bản chất, các học thuyết trước mac chỉ chú trọng sự hiện diện của nhà
nước, về mặt hình thức mà không làm rõ cách thức vận hành, hay sự phát triển ta cx có
thể nói là vòng đời, của nhà nước. theo học thuyết thần thoại thì nhà nước do thượng
đế tạo ra, các biến cố trong xã hội là một sự chủ động của một thế lực tâm linh tác
động. Theo giai trưởng thì nhà nước là một mô hình gia đình có các thành viên dưỡi sự
lãnh đạo của 1 ng đứng đầu có thẩm quyển, còn theo khế ước thì nhà nước hoạt động
theo sự thay đổi trong các thỏa thuận , nếu cảm thấy lợi ích bị mất đi, các thành viên sẽ
bàn bạc và lập ra các thỏa thuận mới, Tất cả đều khẳng đĩnh rằng nhà nước là 1 hiện
tượng mang tính chủ quan, không hề có sự vận hành thay đổi, và bị ảnh hưởng bởi các nhân tố xung quanh. - Thứ 3
o Thuyết thần học: chưa giải thích được lí do của sự diệt vong của nhà nước
trong khi thuyết cho rằng nhà nước là do thế lực siêu nhiên tạo ra, vua là thiên
tử ( con trời) vì vậy có tính chất vĩnh cửu, bất biến.
o Thuyết gia trưởng: chưa giải thích được nguồn gốc, lí do hình thành nên nhà nước.
o Thuyết khế ước: đã có sự phát triển cũng như tiến bộ nhưng có mặt hạn chế về
bản chất giai cấp. Theo thuyết khế ước thì nhà nước không mang bản chất giai cấp.
Câu 2: Theo em thì Nhà nước KHÔNG mang bản chất giai cấp.
Giải thích: Vì theo thuyết khế ước xã hội, sự ra đời của nhà nước là kết quả của một
khế ước được kí kết giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà
nước. Nó phản ánh lợi ích của các thành viên trong xã hội và mỗi thành viên đều có
quyền yêu cầu nhà nước phục vụ và bảo vệ lợi ích của họ.
- Khái niệm của bản chất giai cấp: bản chất giai cấp là thông qua công cụ ép buộc các
giai cấp khác phải nghe theo và thực hiện theo những gì giai cấp thống trị muốn.
- Trong khi đó, theo như bản chất giai cấp của nhà nước, nhà nước là bộ máy chuyên
chính giai cấp, là công cụ để thực hiện, củng cố và bảo vệ lợi ích, quyền và địa vị
thống trị của giai cấp thống trị hay lực lượng cầm quyền trong xã hội. Mà theo thuyết
khế ước xã hội, nhà nước bảo vệ lợi ích của toàn bộ thành viên trong xã hội. Vậy nên,
nói cách lí giải sự hình thành nhà nước của thuyết khế ước xã hội thì Nhà nước mang
bản chất giai cấp là SAI, thay vào đó, Nhà nước mang bản chất xã hội. -
2. Vấn đề 2: Một số vấn đề lý luận về pháp luật
- Kể tên các nguyên nhân ra đời của pháp luật
+ Theo thuyết thần học: Thượng đế tạo ra nhà Nhà nước để cai quản xã hội và
bảo vệ lợi ích do đó Pháp luật ra đời để thực hiện chức năng đó
+ Theo thuyết tư sản: Ở đâu có xã hội ở đó có pháp luật, tức là có nhà nước là có pháp luật
+ Theo Mác Lênin: Nhà nước và pháp luật là 2 hiện tượng cùng tồn tại, phát
triển và tiêu vong, là 2 hiện tượng mang tính lịch sử đều là sản phẩm của xã hội
có giai cấp và đấu tranh giai cấp. Nguyên nhân hình thành nhà nước cũng là
nguyên nhân hình thành pháp luật: tư hữu, giai cấp và đấu tranh giai cấp.
- Nêu các dấu hiệu bản chất của pháp luật
+ Bản chất giai cấp: Thể hiện ý chí của gc thống trị, điều chỉnh các qhxh theo
lợi ích của giai cấp thống trị, bảo vệ và củng cố địa vị của giai cấp thống trị.
Chẳng hạn như để bảo vệ sự thống trị của chủ nô đối với nô lệ, pl chủ nô công
khai thừa nhận tình trạng bất bình đẳng giữa các gc , tầng lớp trong xh. Sự bất
bình đẳng này được pl ghi nhận bằng việc nô lệ không phải là chủ thể pl mà chỉ
là tài sản của chủ nô, có thể mua bán, tặng cho hoặc bị giết bất cứ khi nào. Pl
phong kiến bảo vệ lợi ích của địa chủ bằng cách quy định các chế tài hà khắc,
dã man để trừng trị nông nô trong trường hợp họ bỏ trốn khỏi chúa đất. Pl tư
sản bảo vệ chế độ tư hữu về tư liệu sx bằng cách khẳng định tchất thiêng liêng
bất khả xâm phạm của quyền sở hữu… Pl xh chủ nghĩa là kiểu pl cuối cùng
trong lịch sử, có mục đích bảo vệ lợi ích của đa số ndân lđộng và trấn áp thiểu số phần tử bóc lột.
+ Bản chất xã hội: Thể hiện ý chí của các giai cấp khác ( những vẫn phải đặt
trong lợi ích tổng thể của gc thống trị), điều chỉnh hành vi của mọi chủ thể
trong xh, bảo vệ quyền và lợi ích của mọi thành viên trong xã hội, thể hiện sự
kháchh quan và công bằng. Ví dụ về vấn đề này như: Nhà nước ban hành pháp
luật về phòng chống lụt bão, bảo vệ đê điều, trị thủy, thủy lợi… không chỉ để
bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị mà còn bảo vệ lợi ích của cả cộng đồng.
- Đặc điểm của pháp luật
+ Tính cưỡng chế: pl do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, mọi chủ thể
có nghĩa vụ tôn trọng và thực hiện pl. Nhà nước định ra các chế tài xđịnh hậu
quả bất lợi đối với chủ thể ở nếu 0 thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pl.
+ Tính quy phạm phổ biến: Tính quy phạm của pháp luật thể hiện ở chỗ pháp
luật định ra khuôn mẫu, chuẩn mực và giới hạn cho hành vi của các chủ thể
trong xã hội. Mọi hành vi (tồn tại dưới dạng hành động hoặc không hành động)
vượt ra ngoài giới hạn đó gọi là hành vi trái pháp luật (ngoài vòng pháp luật). + Tính bắt buộc
+ Tính ổn định và thông nhất
- Vai trò của pháp luật
- - Là phương tiện chủ yếu để nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống xã hội
- - Là phương tiện để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
- - Là cơ sở hoàn thiện bộ máy nhà nước và tăng cường quyền lực nhà nước
- - Góp phần tạo dựng những quan hệ mới
- - Là cơ sở tạo lập mối quan hệ đối ngoại
- Phân biệt đặc điểm của các kiểu pháp luật.
Kiểu pháp luật: Là tổng thể các dấu hiệu và đặc trưng cơ bản của pháp luật.
Thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại, phát triển của pháp
luật trong một hình thái KT-XH nhất định
+ Kiểu pháp luật chủ nô: Nội dung đơn giản, sử dụng nhiều tập quá, tín điều xã
hội, nguồn chủ yếu của pháp luật chủ nô là tập quán pháp.
Về bản chất, pl chủ nô là công cụ để duy trì và bảo vệ sự thống trị của gc chủ
nô đối với nô lệ. Theo đó, chủ nô là người có quyền lực vô hạn, nô lệ không
phải là chủ thể pl mà chỉ là hàng hóa, có thể mua bán, tặng cho hoặc bị giết
theo ý muốn của chủ nô. Đặc điểm:
* Quy định đặc quyền đặc lợi của chủ nô: Chế tài đối với chủ nô luôn nhẹ hơn
đối với nô lệ dù là cùng hành vi vi phạm. Bản thân giai cấp chủ nô cũng được
chia thành nhiều tầng lớp khác nhau và chịu sự điều chỉnh khác nhau của pháp
luật. Những người càng ở tầng lớp trên càng được pháp luật trao cho nhiều quyền lực.
* Sự bất bình đẳng giữa chủ nô và nô lệ, giữa nam và nữ: nô lệ không được coi
là người mà chỉ là hàng hóa thuộc sở hữu của chủ nô. Việc giết nô lệ không bị
coi là phạm tội giết người mà coi là hành vi xâm phạm tài sản của chủ nô. Công
dân loại thấp không được hưởng những quyền của người thượng đẳng và không
được tham gia vào các cơ quan Nhà nước, nếu vi phạm pháp luật có thể bị đưa xuống hàng nô lệ.
* Quyền gia trưởng: Pháp luật chủ nô xác định trong quan hệ với người chủ nô
nam giới, vợ và con của họ không phải là nô lệ nhưng thuộc sở hữu của họ do
đó họ có quyền định đoạt số phận, tính mạng của những người này. Chủ nô có
quyền giết con mình nếu khi đứa trẻ sinh ra bị coi là ốm yếu, có quyền chặt
chân, tay hoặc bắt con mình làm nô lệ nếu người con bị cho là hỗn láo. Người
vợ sẽ bị giết nếu bị bắt quả tang ngoại tình trong khi đó chế tài này không áp
dụng đối với người chồng.
* Pl chủ nô rất tàn bạo và dã man: Tử hình hoặc tra tấn nhục hình được áp dụng
đối với rất nhiều hành vi vi phạm pháp luật mà không cần xác định mức độ
nguy hiểm cho xã hội của các hành vi đó. Hơn nữa, hình thức tử hình và tra tấn
cũng vô cùng dã man như chôn sống, ném vào vạc dầu, ném vào lửa hoặc móc mắt, cắt lưỡi…
* Thể hiện không rõ nét lắm, vai trò quản lý xã hội
+ Kiểu pháp luật phong kiến:
 Thể hiện ý chí của giai cấp địa chủ, phong kiến.
 Bảo vệ chế độ tư hữu
 Quy định đẳng cấp trong xã hội: Xh được phân chia thành nhiều đẳng cấp
như vua, lãnh chúa, địa chủ, tăng lữ… Căn cứ vào chức tước, nguồn gốc gia
đình và địa vị xã hội của từng đẳng cấp mà pháp luật có những quy định
khác nhau đối với từng đẳng cấp đó. PL phong kiến tuân thủ quan điểm
“quan thì xử theo lễ, dân thì xử theo luật”, “vua là thiên tử, thay trời trị dân”.
Hơn nữa, pl phong kiến cho phép địa chủ được xét xử nông dân theo ý riêng
của mình, mà không phải tuân thủ các quy định chặt chẽ của pháp luật.
Chẳng hạn như địa chủ có toàn quyền định đoạt sinh mệnh của nông dân nếu
bắt được họ bỏ trốn.
 Quy định những hình phạt hà khắc, dã man: Các chế tài hình sự trong pháp
luật phong kiến thể hiện sự trừng phạt mang tính dã man nhằm hành hạ và
gây đau đớn về thể chất, tinh thần đối với người phạm tội. Tính chất dã man
thể hiện trên hai phương diện là bản chất hình phạt và chủ thể chịu trách
nhiệm hình sự. Về bản chất hình phạt, pháp luật phong kiến đưa ra những
loại hình phạt hà khắc như đánh bằng roi, đánh bằng trượng, cho đi đày…
Cao hơn nữa, người phạm tội có thể bị xẻo thịt, chém bêu đầu, thắt cổ, chém
băm xác... Có trường hợp pháp luật phong kiến còn áp dụng hình phạt theo
quan điểm “ăn miếng trả miếng” như thích chữ lên mặt, chặt tay kẻ trộm
cắp... Bên cạnh đó, pháp luật phong kiến ở một số nước phương Tây còn
thừa nhận hình phạt không phải do cơ quan Nhà nước áp dụng mà do các
bên tranh chấp tự giải quyết với nhau bằng con đường bạo lực như đấu kiếm,
đấu súng. Và như vậy, lẽ phải thuộc về những người chiến thắng trong các
cuộc đua bạo lực đó. Về chủ thể chịu trách nhiệm hình sự, pháp luật phong
kiến không chỉ áp dụng chế độ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người
phạm tội mà áp dụng cả với người thân của họ, điển hình là chế độ “tru di
tam tộc”, “tru di cửu tộc”… Lịch sử cho thấy những vụ tru di dòng họ đã để
lại hậu quả khôn lường và là sự bất công đối với nhiều người vô tội. Tuy
nhiên, sự hà khắc của pháp luật phong kiến ở chừng mực nhất định đã góp
phần tạo ra kỷ cương, trật tự cho xã hội phong kiến.
+ Kiểu pháp luật tư sản
 Là công cụ bảo vệ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất
 Quy định về quyền tự do, dân chủ của công dân, tuy thực tế vẫn còn phân
biệt chủng tộc, màu da…
+ Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa
* Thể hiện ý chí của gc công nhân và ndan l động, Bảo vệ quyền lợi của ndan
* sử dụng các biện pháp cưỡng chế kết hợp với giáo dục thuyết phục: Quy
phạm pl xhoi chủ nghĩa được đặt trong mối liên hệ mật thiết với các quy
phạm xh khác như đạo đức, các phong tục tập quán nhằm thể hiện ý chí của
đông đảo quần chúng lao động và là cơ sở để mọi người tự giác thực hiện pháp luật.
* Những quy định nhằm hạn chế sự bóc lột, xoá bỏ chế độ tư hữu về tư liệu
sản xuất, xoá bỏ giai cấp
* Quy định và bảo vệ quyền tự do dân chủ của nhân dân
Hình thức pháp luật:
- Hình thức Pháp luật được hiểu là sự biểu hiện của Pháp luật ra ngoài xã hội, hay còn gọi
là nguồn của Pháp luật.
- Về mặt pháp lý, hình thức Pháp luật là cách thức mà Nhà nước (giai cấp thống trị) sử
dụng để nâng quan điểm, ý chí của giai cấp mình thành các quy tắc xử sự mang tính bắt
buộc chung đối với mọi người (Pháp luật).
- Có 3 loại hình thức pháp luật: Tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật Tập quán pháp
+ Là hình thức nhà nước thừa nhận một số tập quán đã lưu truyền trong xã hội
+ Phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, lợi ích của xã hội
+ Nâng lên thành những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung
+ Được nhà nước đảm bảo thực hiện
+ Áp dụng phổ biến trong pháp luật chủ nô, phong kiến, tư sản Tiền lệ pháp
+ Là hình thức nhà nước thừa nhận một số quyết định của cơ quan hành chính và cơ quan
xet xử trong khi giải quyết các vụ việc xảy ra
+ Rồi lấy đó làm mẫu cho cách giải quyết đối với các vụ việc khác tương tự xảy ra sau đó
Văn bản quy phạm pháp luật
- Là hình thức Pháp luật thể hiện thành văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban
hành theo thủ tục, trình tự nhất định, trong đó chứa đựng các quy tắc xử sự chung nhằm
điều chỉnh các quan hệ xã hội.
- Đây là hình thức Pháp luật tiến bộ nhất thể hiện đầy đủ ý chí của Nhà nước.
- Hình thức Văn bản quy phạm Pháp luật là hình thức Pháp luật được áp dụng chủ yếu tại Việt Nam.
MQH giữa PL với những hiện tượng xã hội I.
Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế
- Pl là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc
thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội và là
nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội.
- Kinh tế là tổng hợp các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội – liên
quan trực tiếp đến việc sxuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sphẩm hàng hóa và
dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người trong một xã hội với một
nguồn lực khan hiếm. Nói đến kinh tế suy cho cùng là nói đến vấn đề sở hữu và lợi ích.
Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế là mối liên hệ giữa1 yếu tố thuộc kiến trúc
thượng tầng và 1 yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng, trong mối qhệ này pl có tính độc lập tương đối.
1.Thứ nhất: sự phụ thuộc của PL vào kinh tế
 Tính chất, nội dung của các quan hệ kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế… sẽ quyết định sự ra
đời, nội dung, hình thức và sự phát triễn của pháp luật.
 Sự thay đổi của nền ktế sẽ dẫn đến sự thay đổi pl. Pluật luôn phản ánh trình độ phát triển
của kinh tế. Pháp luật không thể cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển của kinh tế.
 Tính chất nội, dung của các quan hệ kinh tế, của cơ chế kinh tế quyết định tính chất, nội
dung của các quan hệ pháp luật, tính chất phương pháp điều chỉnh cua pháp luật.
Chế độ ktế sẽ quyết định việc tchức bộ máy và pthức hđộng của các thiết chế pháp lý.
2. Thứ hai: pháp luật lại có sự tác động trở lại một cách mạnh mẽ với kinh tế. Việc tác
động của pháp luật với kinh tế theo những xu hướng tích cực hoặc tiêu cực khác
nhau do đó pháp luật có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy sự phát triễn của kinh tế.
 Nếu pháp luật được ban hành phù hợp với các quy luật kinh tế – xã hội thì nó tác động
tích cực đến sự phát triển các quá trình kinh tế, cũng như cơ cấu của nền kinh tế; góp
phần vào ổn định trật tự xã hội.
 Nếu pháp luật được ban hành không phù hợp với các quy luật pháp triển kinh tế – xã hội
do ý chí chủ quan của con người thì nó sẽ kìm hãm toàn bộ nền kinh tế, hoặc một bộ
phận của nền kinh tế dẫn đến cản trở, kiềm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội.
Ví dụ: Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế thể hiện rõ trong thời bao cấp tại Việt Nam.
- Trong thời bao cấp hầu hết sinh hoạt ktế đều được Nhà nước bao cấp, diễn ra dưới nền
ktế kế hoạch hóa, một đặc điểm của nền ktế các nước thuộc Khối xhội chủ nghĩa thời kỳ
đó. Theo đó thì ktế tư x bị xóa bỏ, nhường chỗ cho khối ktế tập thể và ktế do nn chỉ huy.
Trong thời kỳ bao cấp ra đời pl thời kỳ bao cấp với chế độ tem phiếu để quản lý hàng hóa.
- Pháp luật thời bao cấp cũng ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế với cơ chế tập trung quan liêu
bao cấp bằng các mệnh lệnh, quy định hành chính đối với các hoạt động kinh tế, đã làm
nền kinh tế bị trì trệ dẩn đến khủng hoảng và kìm hãm toàn bộ nền kinh tế dẫn đến cản
trở, kiềm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội nước ta lúc bấy giờ.
II. Mối quan hệ giữa chính trị và pháp luật:
1. Mối qhệ của pháp luật và chính trị trong việc hình thành, tổ chức bộ máy nhà nước:
– Bộ máy nn là toàn bộ hệ thống từ Trung ương đến địa phương bao gồm nhiều loại
cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp…là một thiết chế phức tạp nhiều bộ phận. Để
xác định rõ chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm và phương pháp tổ chức hoạt động
phù hợp để thực hiện một cơ chế đồng bộ trong quá trình thiết lập thực hiện quyền
lực nhà nước cần phải thực hiện trên cơ sở vững chắc của những quy định của pl
– Khi một hệ thống quy phạm pl về tổ chức chưa đầy đủ, đồng bộ, phù hợp và
chính xác để làm cơ sở cho việc xác lập và hđộng của bộ máy nhà nước thì dễ dẫn
tới tình trạng trùng lặp, chồng chéo, thực hiện không đúng chức năng của các cơ
quan trong bộ máy nhà nước. Ngoài ra, pl còn quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách
nhiệm của mỗi cá nhân trong bộ máy nhà nước.
– Ngược lại, bộ máy nhà nước cũng tác động đến pháp luật. Một bộ máy nhà nước
hoàn chỉnh đại diện cho giai cấp tiến bộ trong xã hội sẽ đưa ra được một hệ thống
pháp luật phù hợp với đất nước, thể hiện đúng trình độ phát triển kinh tế xã hội.
2. Mối quan hệ của pháp luật và chính trị trong quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia:
Pháp luật luôn tạo ra môi trường ổn định cho việc thiết lập các mối quan hệ ngoại
giao giữa các quốc gia. Sự phát triển của quan hệ bang giao đòi hỏi pháp luật của
các nước thay đổi cho phù hợp với từng thời kỳ thay đổi của mỗi quốc gia.
3. Pháp luật với đường lối chính sách của giai cấp thống trị:
Mối liên hệ giữa chính trị và pl thể hiện tập trung nhất trong qhệ với đường lối chính
sách của đảng cầm quyền với pl của nhà nước. Pl thể chế hóa đường lối chính sách
của đảng cầm quyền tức là làm cho ý chí của đảng cầm quyền trở thành ý chí của
nhà nước. Đường lối chính sách của Đảng có vai trò chỉ đạo nô Ši dung và phương
hướng phát triển của pháp luâ Št. Sự thay đổi trong đường lối chính sách của Đảng
cầm quyền sớm hay muô Šn cũng dẫn đến sự thay đổi trong pl. Ví dụ, những năm
trước đây do sự chỉ đạo của chính trị nên pl của các xhô Ši chủ nghĩa đều thiết lâ Šp và
củng cố cơ chế quản lý ktế tâ Šp trung bao cấp, trên cơ sở thiết lâ Šp càng nhiều càng
nhanh chế đô Š công hữu về tư liê Šu sản xuất càng tốt. Phương hướng phát triển của
pháp luâ Št trong mô Št đất nước là do đường lối chính sách của lực lượng cầm quyền
(Đảng cầm quyền) chỉ đạo. Đương nhiên chính sách của lực lượng cầm quyền phụ
thuộc vào điều kiện kinh tế-xã hội và cuộc đấu tranh giữa các lực lượng chính trị-xã hội trong đất nước III.
Mối quan hệ giữa pháp luật và nhà nước.
1. Sự thống nhất giữa Pháp luật và Nhà nước.
- Pháp luật và Nhà nước đều là phương tiện của quyền lực chính trị
- pl và Nhà nước có chung nguồn gốc, điều kiện phát sinh, phát triển, tồn tại và tiêu vong.
- pl và nn là những htượng xh mang tính lsử đều là sphẩm của xh có gc và đtranh gc.
- Nguyên nhân hình thành Nhà nước cũng là nguyên nhân hình thành pháp luật: Sự tư
hữu, giai cấp và đấu tranh giai cấp.
- Với ý nghĩa đó Nhà nước không thể tồn tại và phát huy quyền lực nếu thiếu Pháp luật;
ngược lại Pháp luật chỉ phát sinh, tồn tại và có hiệu lực khi dựa trên cơ sở sức mạnh của
quyền lực Nhà nước. Vậy nên Nhà nước và Pháp luật có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau về nhiều mặt.
2. Sự khác biệt giữa Nhà nước và Pháp luật:
- Nhà nước là tổ chức đặc biệt của quyền lực công và cũng chính là phương thức hay
chính hình thứ tồn tại của xã hội có giai cấp.
- pl lại được hiểu là hệ thống các quy định được nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện
nhằm mục đích có thể thông qua đó điều chỉnh hành vi và các qhệ xã hội của con người.
- Nhà nước sẽ đại diện cho sức mạnh – Pháp luật đại diện ý chí. (Khi chúng ta nhắc đến
Nhà nước tức là chúng ta đang nói đến yếu tố con ng cùng cơ chế bộ máy, còn khi chúng
ta nói pl thì tức là chúng ta đang là nói đến các quy tắc hành vi của con người.)
3. Sự tác động qua lại của Pháp luật và Nhà nước.
- Nhà nước ban hành, thay đổi, huỷ bỏ, hoàn thiện Pháp luật, bảo vệ Pháp luật khỏi sự vi
phạm, bảo đảm Pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống
- Pháp luật là sản phẩm trực tiếp từ hoạt động nhà nước
- Pháp luật có vai trò điều chỉnh hoạt động nhà nước và các quan hệ xã hội
IV. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC
- Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức:
+ Pháp luật củng cố và phát huy vai trò thực tế của các quan niệm đạo đức;
+ Pháp luật góp phần loại trừ những quan niệm đạo đức lac hậu, trái với ý chí nhà nước.
+ Hình thành pháp luật: nhiều quan niệm, quy tắc đạo đức được thừa nhận trong pl
+ Thực hiện pháp luật: Những quy phạm đạo đức đã trở thành thói quen, thành lương tâm
và niềm tin nên sẽ làm cho pháp luật được thực hiện một cách nghiêm chỉnh hơn.
(- Pháp luật: là hệ thống các quy tắc sử dụng mang tính bắt buộc chung, do nhà nước đặt
ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của nhà nước, được nhà nước đảm bảo thực hiện, nhằm
điều chỉnh quan hệ xã hội.
- Đạo đức: là những quan điểm, quan niệm của con người về các phạm trù thuộc đời sống
tinh thần của xã hội nhờ đó con người tự nhận thức, tự giác điều chỉnh hành vi của mình
cho phù hợp trước những lợi ích đặt ra. )
V. Mối quan hê { Pháp luâ {t và các quy phạm xã hô {i khác
(Hướng giải quyết vấn đề: phân tích đă Šc điểm của 2 đối tượng Pháp luâ Št, quy phạm xã
hô Ši và từ đó phân tích và làm rõ mối quan hê Š của chúng)
1. Đă Šc điểm của pháp luâ Št và quy phạm xã hô Ši (Khái niê Šm, nguồn gốc, nô Ši dung,
mục đích, đă Šc điểm, phạm vi, hình thức thể hiê Šn, phương thức tác đô Šng). Pháp luâ Št Quy phạm xã hô Ši Khái
Là những quy tắc xử sự có tính chất khuôn mẫu bắt
Là các quy phạm do các tổ chức niê Šm
buộc mọi chủ thể phải tuân thủ , được biểu thị bằng
xã hội đặt ra , nó tồn tại và được
hình thức nhất định . do nhà nước ban hành hoặc
thực hiện trong các tổ chức xã hội
thừa nhận . Được nhà nước đảm bảo thực hiện và có đó.
thể có các biện pháp cưỡng chế của nhà nước nhằm
mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội. Nguồn
- Các quy phạm của tổ chức xã hội là các quy phạm Chỉ mang tính chất bắt buộc với gốc
do các tổ chức xã hội là các quy phạm do các tổ
một tổ chức nào đó hay một nhóm
chức xã hội đặt ra , nó tồn tại và được thực hiện
người và một đơn vị cộng đồng
trong các tổ chức xã hội đó- Không tổ chức , cá
dân cư- Hình thành từ đời sống ,
nhânbảo ban hành ra luật chỉ trong trường hợp được bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã
nhà nước đồng ý ủy quyền- Là kết quả của hoạt
hội trên các quan niệm về đạo đức
động ý thức của con người do điều kiện kinh tế xã , lối sống hội quyết định Nô Ši dung
- Là quy tắc xử sự ( việc được làm , việc phải làm ,
- Là các quan điểm chuẩn mực
việc không được làm )- Mang tính chất bắt buộc
đối với đời sống tinh thần , tình
chung đối với tất cảmọi người cảm của con người
- Được thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế củaNhà
- Không mang tính bắt buộc nước
- Không được bảo đảm thực hiện
- Mang tính quy phạm chuẩn mực , có giới hạn ,các
bằng biện pháp cưỡng chế mà
chủ thể buộc phải xử sự trong phạm vi pháp luật cho được thực hiện bằng 1 cách tự phép nguyện , tự giác
- Thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi cho giai cấp
- Không có sự thống nhất ,không thống trị
rõ ràng , cụ thể nhưquy phạm pháp luật
- Thể hiện ý chí và bảo vệ quyền
lợi cho đông đảo tầng lớp và tất cả mọi người.
Mục đích Nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo ý chíNhà
Dùng để điều chỉnh các mối quan nước
hệ giữa người với người
Đă Šc điểm - Quy phạm pháp luật dễ thay đổi - Không dễ thay đổi
- Có sự tham gia của Nhà nước , do Nhà nước ban
- Do tổ chức chính trị . xã hội , hành hoặc thừa nhận
tôn giáo quy định hay tự hình
-Cứng rắn , không tình cảm , thể hiện sự răn đe. thành trong xã hội
- Là những quy tăc xử sự không
có tính bắt buộc chỉcó hiệu lực
đối với thành viên tổ chức. Phạm vi
Rộng , bao quát hơn với nhiều tầng lớp đối tượng
Phạm vi hẹp , áp dụng đốivới
khác nhau với mọi thành viên trong xã hội
từng tổ chức riêng biệt.Trong
nhân thức tình cảm của con người.
Hình thức Bằng văn bản quy phạm pháp luật, có nội dung Không có thể hiê Šn rõràng , chặt chẽ. Phương
Giáo dục cưỡng chế bằng quyền lực nhà nước Dư luâ Šn xã hô Ši. thức tác đô Šng 2.
Mối quan hê Š giữa pháp luâ Št và các quy phạm xã hô Ši.
a. Theo từng thời kỳ khác nhau trong tiến trình lịch sử
o Trong thời kỳ phong kiến mang nă Šng tư tưởng Nho Giáo
- Chịu sự ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng Nho Giáo nên hầu như vẫn do quy phạm xã hô Ši
(đạo đức) và chiếm ưu thế hơn so với pháp luâ Št
- Nói cách khác những quy phạm đạo đức được luâ Št hóa rất nhiều
o Sang thời kỳ chiến tranh
- Pháp luâ Št được bsung cũng như điều chỉnh nhiều nhưng vẫn có những vấn đề pháp sinh
mà pluâ Št không thể áp dụng và quy phạm xã hô Ši vẫn có lợi thế hơn o Thời bao cấp
- Tư duy cũng như đường lối chưa phù hợp nên pháp luâ Št vẫn chưa có sự phát triển cao,
nhưng trong đấy vẫn có những chuyển biến thể hiê Šn khát vọng và nhu cầu của con người
o Thời kỳ hiê Šn nay: Nền kinh tế thị trường (Những điểm thống nhất)
- Chung mục đích trong qlý đời sống và giáo dục nhân cách, phẩm chất đạo đức tốt cho con người trong xã hô Ši
- Đều là những công cụ đảm bảo cho lợi ích của con người trong xã hô Ši, hướng con người
tới những mối quan hê Š tốt đẹp trong xã hô Ši
- Tác đô Šng trực tiếp đến những hành vi của con người b.
Sự tác đô Šng qua lại của Pháp luâ Št và Quy phạm xã hô Ši o Pháp luâ Št:
- Tác đô Šng đến quy phạm xã hô Ši để đưa tiến bô Š vào thực tế pháp luâ Št
- Khẳng định, bvê Š và phát huy những nguyên tắc chuẩn mực của truyền thống đạo đức và
từ đó loại bỏ dần những quan điểm, chuẩn mực đạo đức không tiến bô Š và phù hợp
- Là phương tiê Šn ghi nhâ Šn và đảm bảo cho đạo đức được thực hiê Šn thông qua những tác đô Šng của nhà nước
VD: điểm c khoản 1 điều 117 bô Š luâ Št dân sự có quy định: “Mục đích và nô Ši dung của
giao dịch dân sự không được vi phạm những điều cầm của pháp luâ Št và không trái với đạo đức xã hô Ši” o Quy phạm xã hô Ši:
- Tạo môi trường thuâ Šn lợi để tiếp thu, cảm nhâ Šn và thực hiê Šn pháp luâ Št
- Là yếu tố không thể thiếu trong môi con người
 Tuy chỉ mang tính chất tương đối nhưng nó giúp định hưóng cho các nhà làm luâ Št c.
Vâ Šn dụng MQH pháp luâ Št và quy phạm xã hô Ši trong các mối quan hê Š xã hô Ši
- Không có những mâu thuẫn sâu sắc, đều chung mục đích bảo vê Š những hành vi tốt và bài
trừ những hành vi xấu từ đó hướng đến mục tiêu xã lâ Šp trâ Št tự và điều hòa lợi ích chung của xã hô Ši
Hệ tống pháp luật -
Theo nghĩa rộng, hệ thống pháp luật được hiểu là các trường phái pháp luật với
những đặc trưng điển hình về nguồn gốc ra đời và nguồn của pháp luật. -
Theo nghĩa hẹp, hệ thống pháp luật là khái niệm dùng để chỉ pluật của một quốc gia
Hệ thống pháp luật Việt Nam
Chế định pháp luật Chế định pháp luật bao gồm một số quy phạm pháp luật có những
đặc điểm chung giống nhau nhằm điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội tương ứng. Chế
định pháp luật mang tính chất nhóm, nhiều chế định pháp luật hợp thành ngành luật.
Ngành luật Định nghĩa ngành luật Ngành luật bao gồm hệ thống quy phạm pl có đặc tính
chung để điều chỉnh các qhệ cùng loại trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội.
- Phân tích các ngành luật của hệ thống pháp luật Việt Nam
+ Luật hiến pháp (còn gọi là luật nhà nước) là hệ thống các quy định pl điều chỉnh những
qhệ xh quan trọng nhất gắn liền với việc tổ chức quyền lực nhà nước của nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Luật hành chínhlà hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội
phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của nhà
nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
Luật hình sựlà hệ thống các quy định pl điều chỉnh các qhệ xhội nhằm xác định những
hành vi nguy hiểm nào cho xhội là tội phạm đồng thời quy định các hình phạt đối với
những người có hành vi phạm tội. Luật hình sự được chia thành hai phần: Phần
chung gồm những quy định pháp luật quy định những nguyên tắc, nhiệm vụ của luật hình
sự, những vấn đề chung về tội phạm và hình phạt... Phần các tội phạm (phần riêng) gồm
những quy định pl quy định các tội phạm cụ thể, loại và mức hình phạt với các loại tội phạm đó.
+ Luật tố tụng hình sự là hệ thống các quy định pl điều chỉnh những qhe xhoi phát sinh
trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và quá trình kiểm sát việc điều tra, truy tố, xét xử những vụ án hình sự.
+ Luật dân sự là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản mang
tính chất hàng hoá tiền tệ và một số quan hệ nhân thân trên nguyên tắc bình đẳng, độc lập
của các chủ thể tham gia vào các quan hệ đó.
+ Luật tố tụng dân sự là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội
phát sinh giữa toà án, viện kiểm sát, các đương sự và những người tham gia tố tụng
khác trong quá trình điều tra và giải quyết vụ án dân sự.
+ Luật hôn nhân và gia đình là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh những quan
hệ nhân thân và quan hệ tài sản phát sinh do việc kết hôn giữa nam và nữ.
+ Luật kinh tế là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát
sinh trong quá trình tổ chức quản lí và thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh giữa
các doanh nghiệp với nhau và với các cơ quan quản lí nhà nước.
+ Luật lao động là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội
phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động (cá nhân, tổ chức).
+ Luật tài chính là hệ thống các quy định pl điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh
trong lĩnh vực hoạt động tài chính của nhà nước, trong quá trình thành lập, phân phối
và sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể hoạt động phân phối của cải dưới hình thức giá trì.
+ Luật ngân hàng là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội
phát sinh trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng.
+ Luật đất đai là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên
quan đến việc sở hữu, quản lí, bảo vệ và sử dụng đất.
Vấn đề 3: Qui phạm pháp luật
Quy phạm pháp luật là một loại quy phạm xã hội gồm những nguyên tắc quy
tắc xử bắt buộc chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện nhằm điều
chỉnh hành vi của cá nhân và tổ chức theo ý chí của nhà nước
a. Phân tích các bộ phận của qui phạm pháp luật.
+ Giả định: Nêu lên tình huống ( điều kiện, hoàn cảnh) mà ở đó chủ thể phải thể hiện
cách xử sự phù hợp quy định pháp luật. Trả lời câu hỏi: ai? Trong dkien hcanh nào?
+ Quy định: Nêu lên cách xử sự nhất định phải tuân theo khi ở trong tình huống phần
giả định ( mô hình: Cần làm gì, được làm gì, không được làm gì, làm như thế nào). Quy
định dứt khoát là loại quy định chỉ nêu ra một cách xử sự để chủ thể phải tuân theo mà
không có sự lựa chọn nào khác. Ví dụ “Trong trường hợp không có người thừa kế theo
di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối quyền
hưởng di sản thì di sản không có người nhận thừa kế thuộc Nhà nước” thì quy định ở
đây mang tính dứt khoát, đó là: “Thì di sản không có người nhận thừa kế thuộc Nhà
nước”. Bên cạnh quy định dứt khoát còn có quy định tùy nghi như trong ví dụ sau đây:
“Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ hoặc thực hiện
các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản”. Phần
quy định ở đây là: “Có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ hoặc
thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài
sản”. Phần này đã đưa ra rất nhiều khả năng cho chủ sở hữu tài sản có thể lựa chọn nên
được gọi là quy định tùy nghi.
+ Chế tài: Quy định biện pháp, hậu quả tác động tới các chủ thể không tuân thủ quy
định của quy phạm pháp luật. Ví dụ trong quy phạm pháp luật sau đây “Người nào thấy
người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà
không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam
giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”, phần chế tài là:“Thì bị phạt cảnh
cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.
Dự a vào cách thức nêu lên hậu quả phả i gánh chị u có hai loạ i
 Chế tài cố định nêu chính xác biện pháp tác động sẽ áp dụng đối với chủ thể vi phạm
pháp luật. Chẳng hạn “Bên thuê phải sử dụng tài sản thuê theo đúng công dụng của
tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận. Trong trường hợp bên thuê sử dụng tài sản
không đúng mục đích, không đúng công dụng, thì bên cho thuê có quyền đơn phương
chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại”. Chế tài ở đây quy
định một cách dứt khoát là: “Bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện
hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.
 Chế tài không cố định là chế tài không nêu lên một cách chính xác, dứt khoát hậu quả
phải gánh chịu mà chỉ nêu lên mức cao nhất và mức thấp nhất của biện pháp tác động.
Ví dụ, “Người nào vô ý làm chết người thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm”. Việc áp
dụng mức phạt tù chính xác là bao nhiêu trong trường hợp này được lựa chọn tùy
thuộc hoàn cảnh, điều kiện xảy ra hành vi phạm tội.
Dựa vào tính chất của các biện pháp tác động và chủ thể có thẩm quyền áp dụng, chế
tài được chia thành chế tài hành chính, chế tài hình sự, chế tài kỷ luật và chế tài dân sự
 Chế tài hành chính là biện pháp xử lý của Nhà nước dự kiến áp dụng đối với các
chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật hành chính. Các hình thức chế tài hành chính bao
gồm cảnh cáo, phạt tiền, trục xuất, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và các hình thức xử lý khác như đưa vào
trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh…
 Chế tài hình sự là biện pháp xử lý của Nhà nước dự kiến áp dụng đối với các chủ thể
có hành vi vi phạm pháp luật bị coi là tội phạm. Các chế tài hình sự bao gồm: Cảnh
cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội, tù có thời
hạn, tù chung thân, tử hình.
 Chế tài kỷ luật là biện pháp xử lý của Nhà nước dự kiến áp dụng đối với các chủ thể
có hành vi vi phạm quy định về kỷ luật lao động, học tập, công tác hoặc vi phạm pháp
luật đã bị tòa án tuyên là có tội hoặc bị cơ quan có thẩm quyền kết luận bằng văn bản
về hành vi vi phạm pháp luật. Các chế tài kỷ luật bao gồm: Khiển trách, cảnh cáo, hạ
bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc.
 Chế tài dân sự là biện pháp xử lý của Nhà nước dự kiến áp dụng đối với các chủ thể
có hành vi vi phạm pháp luật dân sự. Các chế tài dân sự bao gồm buộc chấm dứt hành
vi vi phạm, buộc xin lỗi, cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự, buộc bồi
thường thiệt hại, phạt hợp đồng… b.
So sánh các loại qui phạm pháp luật.
- Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh
- Căn cứ vào nội dung và vai trò của qppl Quy phạm điều Quy phạm xung chỉnh đột Quy phạm xung đột là loại quy phạm pháp luật đặc biệt, không trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các chủ thể hoặc các biện pháp tác động của nhà nước đối với các chủ thể mà chỉ nêu lên văn bản quy phạm pháp luật nào hoặc pháp luật của nước nào sẽ được lựa chọn để áp dụng thì cơ cấu của nó chỉ gồm hai phần là phạm vi và hệ thuộc.
- Căn cứ vào hình thức mệnh lệnh
- Căn cứ vào cách trình bày
c. Phân tích đặc điểm của các loại qui phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật:
Định nghĩa: Văn bản quy phạm pl là vb do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
theo trình tự, thủ tục luật định, trong đó chứa đựng các quy tắc xử sự chung nhằm điều
chỉnh các qhe xhoi, được nn bảo đảm thực hiện và được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội. Đặc điểm:
- Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành như Quốc
hội, Chính phủ, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân…
- VBQPPL chứa đựng các quy tắc xử sự chung. Đó là những khuôn mẫu, chuẩn mực cho
toàn xã hội, bất cứ ai ở vào những điều kiện, hoàn cảnh đã được quy định trong các quy
phạm pháp luật đều phải thực hiện đúng những quy tắc do pháp luật định ra. Đây là điểm
khác biệt của văn bản quy phạm pháp luật so với các loại văn bản pháp luật khác như văn
bản áp dụng pháp luật văn bản hành chính – là những văn bản có chứa đựng mệnh lệnh
của nhà nước không phải là quy tắc xử sự chung mà chỉ dành cho từng trường hợp cụ thể.
- VBQPPL được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội, tức là bất cứ khi có sự kiện
pháp lý xảy ra thì đều có thể áp dụng văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản quy phạm
pháp luật chỉ không được áp dụng khi đã hết hiệu lực pháp luật. Đặc điểm áp dụng nhiều
lần trong thực tế làm cho văn bản quy phạm pháp luật khác với văn bản áp dụng pháp luật
– là loại văn bản cá biệt chỉ được áp dụng một lần cho một đối tượng cụ thể nhất định.
Các loại văn bản quy phạm pháp luật
Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, các văn bản
quy phạm pháp luật ở nước ta bao gồm:
o Văn bản do Quốc hội ban hành bao gồm: Hiến pháp, Luật, Nghị quyết.
o Văn bản do Ủy ban Thường vụ quốc hội ban hành: Pháp lệnh, Nghị quyết.
o Văn bản do Chủ tịch nước ban hành: Lệnh, Quyết định.
o Văn bản do Chính phủ ban hành: Nghị định.
o Văn bản do Thủ tướng ban hành: Quyết định.
o Văn bản do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành: Thông tư.
o Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành: Nghị quyết.
o Văn bản do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành: Thông tư.
o Văn bản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành: Thông tư.
o Văn bản do Tổng kiểm toán nhà nước ban hành: Quyết định.
o Văn bản do Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ phối hợp với cơ quan trung
ương của các tổ chức chính trị xã hội ban hành: Nghị quyết liên tịch.
o Văn bản do các cơ quan nhà nước phối hợp ban hành: Thông tư liên tịch.
o Văn bản do Hội đồng nhân dân ban hành: Nghị quyết.
o Văn bản do Ủy ban nhân dân ban hành: Quyết định, Chỉ thị.
 Căn cứ vào chủ thể ban hành thì văn bản quy phạm pháp luật được chia thành văn bản
luật và văn bản dưới luật.
o Văn bản luật là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất ban hành. Như vậy, văn bản luật bao gồm: Hiến pháp, Luật và Nghị quyết
của Quốc hội (trong trường hợp Nghị quyết có chứa đựng các quy tắc xử sự chung). Văn
bản luật do Quốc hội ban hành nên có giá trị pháp lý cao, trong đó Hiến pháp có giá trị
pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khi được ban hành phải đảm bảo phù hợp với các
quy định của Hiến pháp.
o Văn bản dưới luật là văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền nhưng không phải là Quốc hội ban hành. Văn bản dưới luật tồn tại dưới nhiều hình
thức khác nhau như Nghị định, Thông tư, Quyết định…Văn bản dưới luật có giá trị pháp
lý thấp hơn văn bản luật vì vậy nội dung của chúng phải phù hợp với các quy định của
Hiến pháp và luật. Nếu có mâu thuẫn về nội dung giữa văn bản luật và văn bản dưới luật
thì áp dụng các quy định của văn bản luật.
 Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng
nhiều lần trong thực tế, tuy nhiên nó chỉ được áp dụng khi còn hiệu lực. Hiệu lực của văn
bản quy phạm pháp luật được xét trên ba phương diện: không gian, thời gian và đối tượng áp dụng.
- Hiệu lực về không gian là giới hạn tác động của VBQPPL được xác định theo lãnh thổ
quốc gia, một vùng hoặc một địa phương nhất định. Hiệu lực về không gian của văn bản
quy phạm pháp luật có thể được ghi hoặc không ghi trực tiếp trong văn bản. Trường hợp
có điều khoản xác định cụ thể hiệu lực về không gian thì sử dụng quy định đó. Trong
trường hợp văn bản không quy định về vấn đề này thì dựa vào chủ thể ban hành để xác
định hiệu lực không gian của văn bản. Thông thường văn bản do cơ quan nhà nước ở
trung ương ban hành có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc, trừ trường hợp nội dung văn bản
đó thể hiện rõ đối tượng tác động là một vùng lãnh thổ nhất định. Những văn bản do cơ
quan nhà nước ở địa phương ban hành có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ thuộc thẩm
quyền quản lý của cơ quan đó. Ví dụ, Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
về cấm bán hàng rong trên một số tuyến phố chỉ có hiệu lực trong phạm vi thành phố Hà Nội.
- Hiệu lực về thời gian là giới hạn tác động của văn bản quy phạm pháp luật được xác
định từ thời điểm phát sinh cho đến khi chấm dứt sự tác động của văn bản đó.
 Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được xác định theo hai cách,
hoặc là ghi rõ thời điểm có hiệu lực trong văn bản hoặc không xác định yếu tố này. Chẳng
hạn như Luật Thương mại năm 2005 đã sử dụng cách thứ nhất để xác định hiệu lực về
thời gian, cụ thể là Điều 323 của Luật này quy định “Luật này có hiệu lực thi hành từ
ngày 01 tháng 01 năm 2006. Luật này thay thế Luật Thương mại ngày 10 tháng 5 năm
1997”. Đối với các văn bản không có điều khoản quy định về thời điểm phát sinh hiệu lực thì xác định như sau:
+ Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ quốc hội có hiệu lực
kể từ ngày Chủ tịch nước ký lệnh công bố, trừ trường hợp có quy định khác.
+ Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước có hiệu lực từ ngày đăng Công báo, trừ trường hợp
có quy định khác. Các văn bản do cơ quan nhà nước khác ở trung ương ban hành có hiệu
lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo hoặc muộn hơn theo quy định của văn bản.
 Thời điểm chấm dứt hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật cũng được xác định
theo 2 cách sau: Hoặc là ghi rõ trong văn bản hoặc là bị thay thế bằng 1 văn bản quy
phạm pháp luật khác. Tùy theo việc toàn bộ hay một số quy phạm pháp luật (trong trường
hợp sửa đổi, bổ sung văn bản đang có hiệu lực) của văn bản bị thay thế mà tương ứng với
nó là việc chấm dứt hiệu lực toàn bộ hay một phần văn bản quy phạm pháp luật. Chẳng
hạn như Luật Thương mại 2005 thay thế Luật Thương mại 1997 như ví dụ ở trên, nhưng
cũng có trường hợp chỉ một số quy phạm trong văn bản bị thay đổi như Hiến pháp năm
1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001.
o Hiệu lực về đối tượng áp dụng của văn bản quy phạm pháp luật là giới hạn tác động bao
gồm cá nhân, tổ chức và những mối quan hệ mà văn bản đó cần phát huy hiệu lực. Thông
thường, văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với tất cả các đối tượng thuộc
phạm vi không gian và thời gian mà ở đó văn bản có hiệu lực. Chính vì vậy ngay cả khi
những người nước ngoài, người không quốc tịch thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trên
lãnh thổ Việt Nam vẫn bị truy cứu trách nhiệm pháp lý.
4.Vấn đề 4: Quan hệ pháp luật Khái niệm
: Quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh
Hoặc: Là những quan hệ nảy sinh trong đời sống xã hội. Trong đó, các chủ
thể tham gia có những quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định và đảm bảo thực hiện.
Đặc điểm: Quan hệ pháp luật là loại quan hệ có ý chí, Quan hệ pháp luật luôn
gắn liền với sự kiện pháp lý, Quan hệ pháp luật xuất hiện dựa trên những cơ
sở quy phạm pháp luật
a, Nêu các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật
1. Chủ thể: Là những cá nhân hay tổ chức có đủ điều kiện do PL quy định khi
tham gia vào QHPL nhất định, Là các bên tham gia vào QHPL, có những
quyền và nghĩa vụ do luật định, Để trở thành chủ thể của QHPL, cá nhân hay
tổ chức phải đảm bảo năng lực chủ thể
 Năng lực pháp luật:
- Là khả năng của chủ thể có những quyền và nghĩa vụ pháp lý mà NN quy định
- Năng lực pháp luật của cá nhân xuất hiện kể từ khi cá nhân sinh ra và mất đi khi cá
nhân đó chết hoặc bị tuyên bố chết
- Năng lực pháp luật của tổ chức xuất hiện từ khi tổ chức đó được thành lập hợp
pháp và chấm dứt khi tổ chức đó không còn tư cách pháp lý
* Năng lực hành vi: Là khả năng của chủ thể thực hiện được hành vi, nhận thức được
hậu quả từ hành vi đó và chịu trách nhiệm về hậu quả từ hành vi đó
- Năng lực hành vi của cá nhân: Là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình
thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý do luật định. Điều kiện: Độ tuổi, Điều kiện về trí óc bình thường
- Năng lực hành vi của tổ chức ( pháp nhân) :
+ Được thành lập hợp pháp
+ Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
+ Có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó
+ Nhân danh mình tham gia vào các QHPL một cách độc lập
2. Khách thể: Là những lợi ích vật chất, tinh thần và những lợi ích xã hội khác mà
chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia vào các QHXH
3. Nội dung của quan hệ pháp luật: là quyền và nghĩa vụ của chủ thể tgia qhệ pl đó
3.1. Quyền chủ thể
- Là khả năng của chủ thể được lựa chọn cách xử sự trong giới hạn pl cho phép.
- Nhằm đạt được mục đích đề ra và phù hợp với quy định của PL
Đặc tính của quyền chủ thể
- Chủ thể có khả năng lựa chọn những xử sự theo cách thức mà PL cho phép
- Chủ thể có khả năng yêu cầu chủ thể bên kia thực hiện nghĩa vụ tương ứng để
tôn trọng việc thực hiện quyền của mình
- Chủ thể được yêu cầu cơ quan NN có thẩm quyền bảo vệ quyền của mình khi bị chủ thể bên kia vi phạm
3.2 Nghĩa vụ của chủ thể
- Là cách xử sự bắt buộc của một bên chủ thể nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể bên kia
Đặc tính của nghĩa vụ chủ thể
- Chủ thể phải tiến hành một số hành vi nhất định
- Chủ thể phải tự kiềm chế, không được thực hiện một số hành vi nhất định
- Chủ thể phải chịu trách nhiệm pháp lý khi không thực hiện theo cách xử sự bắt buộc mà PL đã quy định 4.Sự kiện pháp lý
b. Phân tích các yếu tố của quan hệ pháp luật.
c. Phân tích các điều kiện làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật.
Sự kiện pháp lý: Là những sự kiện đã xảy ra trong thực tế mà sự xuất hiện hay
mất đi của nó được PL gắn với việc hình thành, thay đổi hay chấm dứt QHPL
Phân loại sự kiện pháp lý:
Dưa vào mối quan hệ với những sự kiện xảy ra đối với ý chí của các chủ thể
tham gia QHPL , có 2 loại
1. Hành vi: là những sự việc xảy ra theo ý chí của con người dưới dạng hành
động hoặc không hành động
2. Sự biến: là những sự kiện pháp lý xảy ra trong tự nhiên, không phụ thuộc
vào ý chí của con người, nhưng cũng làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt QHPL
* Căn cứ vào hậu quả pháp lý, có 3 loại
1. Sự kiện pháp lý làm phát sinh QHPL
2. Sự kiện pháp lý làm thay đổi QHPL
3. Sự kiện pháp lý làm chấm dứt QHPL
4. Vấn đề 5: Điều chỉnh pháp luật Khái niệm
DCPL là nhà nước- chủ thể điều chỉnh, sử dụng pháp luật để tác động lên đối tượng điều
chỉnh của mình là các quan hệ xã hội ->là quá trình tác động có tổ chức, mang tính qui
phạm của nhà nước đối với những quan hệ xã hội thông qua hành vi của các chủ thể
nhằm đạt được những mục đích nhất định
 Là một dạng của điều chỉnh xã hội
 Là điều chỉnh có tính định hướng, tính tổ chức và tính hiệu quả
 Là sự điều chỉnh được thực hiện thông qua 1 hệ thống các phương tiện pháp lí cơ bản, đặc thù.
DCPL là hoạt động của nhà nước thể hiện trong việc định ra luật, ban hành luật pháp để
đáp ứng nhu cầu mà pháp luật điều chỉnh Đặc điểm sau:
 Điều chỉnh QHXH là nhu cầu của đời sống nhằm tạo ra trật tự, kỷ cương đảm bảo
cho xã hội tồn tại và phát triển
 Trong xã hội có giai cấp, pháp luật là phương tiện quan trọng nhất điều chỉnh các QHXH
 Là hoạt động có tổ chức và mục đích
 Pl tác động lên QHXH bằng các quy định cho các chủ thể tham gia QH đó 1 số
quyền và nghĩa vụ pháp lý và đảm bảo cho nó được thực hiện.
Đối tượng điều chỉnh
Đối tượng điều chỉnh pháp luật là các quan hệ xã hội nhưng không phải pháp luật điều
chỉnh tất cả các quan hệ xã hội cụ thể mà chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội quan trọng,
cơ bản, điển hình liên quan trực tiếp đến lợi ích của nhà nước, xã hội và cá nhân con người.
Đối tượng điều chỉnh của pháp luật còn có thể là những quan hệ xã hội phái sinh, nghĩa là
chúng chỉ xuất hiện khi có quy phạm pháp luật, ví dụ: các quan hệ tố tụng, các quan hệ bảo hiểm
Phạm vi điều chỉnh:
5. Là phạm vi các quan hệ xã hội được pháp luật nói chung điều chỉnh.
6. Phạm vi điều chỉnh của một văn bản pháp luật là các vấn đề được đặt ra và giải quyết trong văn bản đó
7. Xác định phạm vi điều chỉnh của pháp luật là xác định ranh giới của việc sử dụng pháp
luật vào điều chỉnh các mối quan hệ xã hội
8. Phạm vi điều chỉnh chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: Tính chất quan hệ xã hội, điều kiện
về kinh tế, văn hóa; ý thức pháp luật; sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật
Phân tích phương pháp của các dạng điều chỉnh pháp luật.
Phương pháp điều chỉnh pl: Là cách thức tác động pháp luật lên các quan hệ xã hội để đạt
được mục đích đề ra. Nội dung của phương pháp điều chỉnh pháp luật được quy định bởi
đặc điểm nội dung, tính chất của quan hệ xã hội và bởi vai trò của chủ thể điều chỉnh.
Đặc điểm của phương pháp dcpl: - Do nhà nước đặt ra
- Được ghi nhận trong quy phạm pháp luật
- Được nhà nước đảm bảo thực hiện trên cơ sở áp dụng các biện pháp cưỡng chế
Phân tích các giai đoạn của quá trình điều chỉnh pháp luật
Xác định mục tiêu và nhiệm vụ của quá trình điều chỉnh pháp luật —> xây
dựng pháp luật —> tổ chức thực hiện —> kiểm tra giám sát , đánh giá hiệu quả của quá trình dcpl
Cơ chế điều chỉnh pl
+ Là hệ thống các phương tiện, quy trình pháp lý, thông qua đó thực hiện sự tác
động của pháp luật lên các qua hệ xã hội nhằm thực hiện những mục tiêu mà nhà nước đã đặt ra
+ Có nhiều yếu tố tạo thành cơ chế: quy phạm pháp luật, quyết định cá biệt,
quan hệ pháp luật, chủ thể, ý thức pháp luật, pháp chế, trách nhiệm pháp lý,..
mỗi yếu tố có nhiệm vụ và vtro nhất định
Phân tích các điều kiện đảm bảo hiệu quả của pháp luật.
6. Vấn đề 6: Thực hiện và áp dụng pháp luật
Khái niệm thực hiện pháp luật : Là hành vi ( hành động hoặc không hành
động) thực tế hợp pháp của chủ thể có năng lực hành vi pháp luật.
Đặc điểm của thực hiện pháp luật:
Thực hiện pháp luật phải là hành vi hợp pháp ( xác định hay xử sự thực tế) của các chủ thể pháp luật
Hành vi: Là toàn bộ những phản ứngm cách cư xử biểu hiện ra bên ngoài của
một người trong 1 hoàn cảnh cụ thể
Hành vi hợp pháp : Hành vi mang tính pháp lý phù hợp với các quy định của pháp luật
 Chủ thể thực hiện Pl phải bằng hành vi hợp pháp, có thể là hành vi hành động hoặc
không hành động nhưng phải làm đúng, làm đủ, không trái với những quy định của pháp luật.
+ Hành động thực hiện pháp luật thể hiện bằng những lời nói, cử chỉ, động tác nhất định. Ví
dụ: khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy, người điểu khiển xe “đội mũ bảo hiểm”, “báo
hiệu vượt trước khi vượt”, “chuyển làn đúng nơi được phép”…
+Hành vi thực hiện pháp luật thể hiện không hành động là trường hợp chủ thể không thực
hiện những cử chỉ, động tác, lời nói nhất định mà pháp luật cấm. Ví dụ: không “dừng xe, đỗ
xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông”; không “tụ tập từ 3 (ba) xe trở lên ở lòng
đường, trên cầu, trong hầm đường bộ”; không “dùng đèn chiếu xa khi tránh nhau”; không
“sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh” khi đang điều khiển xe.
- Thực hiện pháp luật phải là hành vi hợp pháp, tức là hành vi hoàn toàn phù hợp với yêu
cầu, đòi hỏi của pháp luật.
+ Thực hiện pháp luật là sự hiện thực hoá các quy định của pháp luật.
+ Hành vi thực hiện pháp luật phải nằm trong khuôn khổ các quy định của pháp luật
9. Thực hiện pháp luật phải là xử sự của các chủ thể có khả năng nhận thức và điều
khiển hành vi, có năng lực hành vi pháp luật
+ Với mục đích điều chỉnh các hành vi, xử sự của con người trong xã hội theo định hướng của Nhà nước
-> Các quy định pháp luật chỉ có ý nghĩa đối với các chủ thể có khả năng nhận thức
và điều khiển hành vi của mình
- Thực hiện pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của cá nhân, tổ chức trong xã hội
+ Nghĩa vụ: cá nhân, tổ chức khi thực hiện pháp luật sẽ đảm bảo 1 trật tự xã hội cũng
như bảo đảm quyền và lợi ích của mọi thành viên trong xã hội
+ Quyền lợi: PL thừa nhận và đảm bảo quyền cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện pháp luật
Các hình thức thực hiện pháp luật
1. Tuân thủ pháp luật: Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể
pháp luật kiềm chế không tiến hành những họat động mà pháp luật ngăn cấm
Ví dụ: Pháp luật quy định cấm đi ngược chiều, không đi ngược chiều là tuân thủ pháp luật
2. Thi hành pháp luật: Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể
pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng cách hành động tích cực..
Ví dụ: Pháp luật quy định đội mũ bảo hiểm khi đi xe moto gắn máy , đội mũ bảo hiểm là thi hang pháp luật
3. Sử dụng pháp luật: Là khả năng các chủ thể pháp luật có thể dử dụng khai thác
hay không sử dụng khai thác hưởng quyền mà pháp luật dã cho mình vidu: quyền bầu cử
4. Áp dụng pháp luật: Là hdong có tinh tchuc và quyền lực do cquan tchuc cá x có
thẩm quyền theo qdpl tiến hành nhằm cá biệt hóa các quy phạm pl đối với cá x và
tchuc cụ thể, vidu tòa án giải quyết vụ án li hôn Nội dung Chủ thể thực
Loại quy Loại hành Ví dụ hiện phạm vi tương ứng Tuân Chủ thể pháp Mọi chủ thể Loại quy Không Pháp luật quy thủ luật kiềm chế ( Liên hệ hỏi tại phạm Pl hành định cấm đi pháp mình để không sao ?) cấm động ngược chiều luật thực hiện điều đoán pháp luật cấm. Thi Chủ thể bằng Mọi chủ thể Loại quy Hành Đội mũ bảo hiểm hành hành vi tích phạm động ,.. pháp cực của mình pháp luật luật thực hiện điều bắt buộc mà pl yêu cầu Sử Chủ thể thực Mọi chủ thể Loại quy Hành Tham gia bầu cử dụng hiện các thức phạm
động hoặc khi đủ 18 tuổi pháp xử sự mà pl pháp luật không luật cho phép cho phép hành động Áp Nhà nước tổ Cơ quan nhà Tất cả Hành Ủy ban có thể xét dụng chức cho các nước, nhà nước các quy động cấp Giấy chứng pháp chủ thể thực có thẩm quyển phạm nhận kết hôn , luật hiện những hoặc tổ chức XH Tòa án nhân dân quy định của được nhà nươc mới có thể áp pháp luật trao quyền dụng
Đặc điểm của áp dụng pháp luật :
Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính quyền lực nhà nước.
+ Áp dụng pháp luật chỉ do cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền tiến
hành theo quy định của pháp luật.
(Ví dụ: Chỉ có các Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và Tòa án mới có thể áp dụng
pháp luật hình sự và tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một người
thực hiện hành vi được quy định trong Bộ luật Hình sự là tội phạm.)
+ Hoạt động áp dụng pháp luật là sự tiếp tục thể hiện ý chí của nhà nước, thông
qua hoạt động áp dụng pháp luật, ý chí nhà nước thể hiện trong các quy phạm pháp luật
trở thành hiện thực trong thực tế, đuợc thể hiện một cách cụ thể trong các trường hợp cụ thể.
(Ví dụ: Khi xem xét hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của một cá
nhân, tổ chức nào đó, Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên phải căn cứ vào các quy định
của Luật Đất đai và các nghị định hướng dẫn thi hành để ra quyết định cấp hay không cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân tổ chức đó. Quyết định này thể hiện ý
chí đơn phương của Ủy ban nhân dân mà không phụ thuộc vào ý chí của cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ xin cấp.)
Các mệnh lệnh, quyết định áp dụng pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện
bằng các biện pháp mang tính quyền lực nhà nước.
(Thông thưởng, sau khi ban hành
các mệnh lệnh, quyết định áp dụng pháp luật, các chủ thể có thẩm quyền sẽ công bố công
khai cho đối tượng áp dụng để họ biết và thực hiện.
Đối với các quyết định cụ thể hoá nghĩa vụ pháp lý cho các chủ thể thì có thể có hai trường hợp xảy ra:
Một là, các chủ thể tự giác thực hiện mà không cần đến sự cưỡng chế của nhà nước.
Hai là, chủ thể không tự giác thực hiện các mệnh lệnh, quyết định đó. Khi đó các
chủ thể có thẩm quyền phải cưỡng chế thi hành để bảo đảm cho các mệnh lệnh, quyết
định đó được thực hiện nghiêm chỉnh.)
Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính tổ chức rất cao
Vì đây vừa là hình thức thực hiện pháp luật vừa là hình thức nhà nước tổ
chức cho các chủ thể thực hiện các quy định của pháp luật. Áp dụng pháp luật vì
vậy phải được tiến hành theo những điều kiện, trình tự, thủ tục rất chặt chẽ do pháp luật quy định.
Do tính chất đa dạng của hoạt động áp dụng pháp luật trong các ngành, lĩnh
vực khác nhau, nên trình tự thủ tục ADPL không được quy định chung, thống nhất trong mọi trường hợp.
VD: Trình tự thủ tục để ban hành một bản án hình sự sẽ khác so với trình tự thủ tục ban
hành một bản án dân sự và hoàn toàn khác trình tự thủ tục ban hành một quyết định xử phạt hành chính.
Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính cá biệt, cụ thể đối với từng quan hệ xã hội
Các quy phạm pháp luật là những quy tắc chung nên không chỉ rõ chủ thể
cụ thể và trường hợp cụ thể cần áp dụng.
Phải cá biệt hoá các quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể.
Ví dụ: Hoạt động áp dụng pháp luật của Cảnh sát giao thông khi xử lý một
người vi phạm pháp luật giao thông cụ thể là sự cá biệt hóa các quy định về xử lý
vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vào trường hợp cụ thể của người vi phạm đó.
Đối với Tội vi phạm giao thông đường bộ gây hậu quả chết người sẽ phải
chịu mức phạt hình sự.
Đối với các hành vi vi phạm giao thông mà không gây ảnh hưởng nhiều đến
trật tự an toàn xã hội sẽ chịu mức phạt hành chính.
Áp dụng pháp luật là hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo.
Các quy định của pháp luật thường mang tính chất chung, khái quát, song
các vụ việc xảy ra trong thực tế vô cùng đa dạng, phong phú và phức tạp. Do vậy,
muốn đưa ra được một quyết định “thấu tình, đạt lý” để giải quyết vụ việc thì cần
có sự sáng tạo, tư duy logic, vận dụng chính xác nhưng không máy móc.
Ví dụ: Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Trong trường hợp pháp
luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì có thể áp dụng tập quán;
nếu không có tập quán thì áp dụng quy định tương tự của pháp luật. Tập quản và
quy định tương tự của pháp luật không được trái với những nguyên tắc quy định
trong Bộ luật dân sự”.
1. So sánh văn bản Quy phạm pháp luật và văn bản Áp dụng pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản áp dụng pháp luật Khái
là văn bản có chứa quy phạm pháp luật,
là văn bản chứa đựng các quy niệm
được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình
tắc xử sự cá biệt, do cơ quan,
thức, trình tự, thủ tục quy định của Pháp luật cá nhân có thẩm quyền ban
(Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm
hành, được áp dụng một lần pháp luật năm 2015).
trong đời sống và bảo đảm
thực hiện bằng sự cưỡng chế Nhà nước. Đặc
+ Chứa quy phạm pháp luật
+ Chứa quy tắc xử sự đặc điểm
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, biệt
có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng
+ Áp dụng một lần đối với
lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ
một tổ chức cá nhân là đối
chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc
tượng tác động của văn
đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà
bản,Nội dung của văn bản áp
nước, người có thẩm quyền quy định trong
dụng pháp luật chỉ rõ cụ thể
Luật này ban hành và được Nhà nước bảo
cá nhân nào, tổ chức nào phải đảm thực hiện. thực hiện hành vi gì.
+ Áp dụng nhiều lần đối với nhiều chủ thể
+ Đảm bảo tính hợp pháp
trên phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính (tuân thủ đúng các van bản nhất định
quy phạm pháp luật), phù
hợp với thực tế (đảm bảo
+ Được nhà nước đảm bảo thực hiện việc thi hành)
+ Mang tính cưỡng chế nhà nước cao Thẩm
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
Các văn bản này được ban quyền
quy định tại chương II Luật xây dựng văn
hành bởi cơ quan, cá nhân có ban
bản quy phạm pháp luật 2015.
thẩm quyền ban hành, nhưng hành
thường là cá nhân ban hành nhiều hơn. Hình
15 hình thức quy định tại điều 4 Luật ban
Chưa được pháp điển hóa tập thức,
hành VBQPPL 2015 (Hiến pháp, Bộ luật,
trung về tên gọi và thường tên gọi Luật,….)
được thể hiện dưới hình thức:
Quyết định, bản án, lệnh,… Phạm
Áp dụng là đối với tất cả các đối tượng
Chỉ có hiệu lực đối với một vi áp
thuộc phạm vi điều chỉnh trong phạm vi cả
hoặc một số đối tượng được dụng
nước hoặc đơn vị hành chính nhất định.
xác định đích danh trong văn bản. Thời
Thời gian có hiệu lực lâu dài, theo mức độ
Thời gian có hiệu lực ngắn,
gian có ổn định của phạm vi và đối tương điều chỉnh theo vụ việc. hiệu lực Cơ sở
Dựa trên Hiến pháp, Luật và các văn bản
Thường dựa vào ít nhất một ban
quy phạm pháp luật của chủ thể có thẩm
văn bản quy phạm pháp luật hành
quyền ban hành cấp trên. Văn bản quy phạm
hoặc dựa vào văn bản áp
pháp luật là nguồn của luật.
dụng pháp luật của chủ thể
có thẩm quyền. Văn bản áp
dụng pháp luật hiện tại không là nguồn của luật. Trình
Được ban hành theo đúng trình tự thủ tục
Không có trình tự luật định. tự ban
luật định tại Luật xây dựng văn bản quy hành phạm pháp luật. Sửa
Theo trình tự thủ tục luật định.
Thường do tổ chức cá nhân đổi, huỷ ban hành. bỏ
10. Phân tích các trường hợp áp dụng pháp luật.
Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước hay cần truy cứu trách nhiệm
pháp lý đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.
Khi chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, nhà nước phải tiến hành
áp dụng pháp luật để truy cứu trách nhiệm pháp lý với người vi phạm nhằm trừng
phạt họ, đồng thời giáo dục cho người vi phạm và các chủ thể khác ý thức tôn
trọng và thực hiện pháp luật.
Khi quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc nhiên phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt.
Đây là trường hợp pháp luật quy định cho tổ chức, cá nhân có quyền và
nghĩa vụ pháp lý nhất định, nhưng các chủ thể không thể tự mình thực hiện được
các quyền và nghĩa vụ đó mà cần phải có sự can thiệp của nhà nước thông qua các
cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền.
Ví dụ: Điều 57 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Công dân có quyền tự do
kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Tuy nhiên, muốn thành lập doanh nghiệp
để kinh doanh thì theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, chủ thể phải
lập hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp gửi đến cơ quan có thẩm quyền để xin
cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận này,
chủ thể mới chính thức thực hiện được quyền tự do kinh doanh theo nội dung giấy phép.
Khi cần áp dụng các biện pháp tác động của nhà nước nhưng không liên quan đến
trách nhiệm pháp lý mà vì lợi ích chung của xã hội.
Đây là trường hợp các chủ thể không vi phạm pháp luật nhưng vì lợi ích chung
của xã hội nên nhà nước phải thực hiện việc áp dụng pháp luật.
Ví dụ: Áp dụng biện pháp cưỡng chế để cách li và chữa bệnh cho những người
mắc bệnh truyền nhiễm nhằm tránh sự lây lan trong cộng đồng.
Khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp
luật mà các bên đó không tự giải quyết được với nhau và yêu cầu có sự can thiệp của nhà nước.
Ví dụ: Khi có tranh chấp về một hợp đồng mua bán nhà mà các bên không
tự giải quyết được thì có thể gửi đơn lên Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo
quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Khi nhà nước thấy cần xác nhận sự tồn tại của một số sự việc, sự kiện thực tế nào
đó theo quy định của pháp luật. Ví dụ: nhà nước xác nhận tính hợp pháp của di
chúc; Ủy ban nhân dân chứng thực văn bản, giấy tờ...
Khi cần áp dụng các hình thức khen thưởng đối với các chủ thể có thành tích theo
quy định của pháp luật.
Ví dụ: Khi chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật về thi đua, khen
thưởng để công nhận thành tích và trao tặng giấy khen, bằng khen, danh hiệu vinh
dự nhà nước cho một cá nhân, tổ chức nào đó.
Khi cần kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ
thể trong một số quan hệ pháp luật nhất định theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: Viện kiểm sát nhân dân áp dụng pháp luật để kiểm tra, giám sát việc
thực hiện pháp luật trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án
đối với các vụ án hình sự.
Các giai đoạn áp dụng pháp luật (4 giai đoạn)
+ GĐ1: Phân tích, làm sáng tỏ những tình tiết của vụ việc cần áp dụng pháp luật
và các đặc trưng pháp lý của chúng
+ GĐ2: Lựa chọn quy phạm pháp luật cần áp dụng và làm sáng tỏ nội dung, ý
nghĩa của quy phạm pháp luật đó
+ GĐ3: Ban hành văn bản áp dụng pháp luật
+ GĐ4: Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật
Giai đoạn 1: Phân tích vụ việc
- Nội dung: Phân tích các tình tiết, diễn biến của vụ việc về thời gian, địa điểm, tính chất...
- Mục đích: Nhằm xác định tính chân thực của vụ việc đã xảy ra. - Yêu cầu: Xác
định chính xác vụ việc thực tế xảy ra (có thể thành lập hội đồng chuyên môn để đánh giá)
- Ý nghĩa: Rất quan trọng với các giai đoạn sau và giúp áp dụng đúng luật và có hiệu quả
Giai đoạn 2: Lựa chọn quy phạm
11.
Nội dung: Chọn và giải thích nội dung quy phạm pháp luật
12. Mục đích: Chọn quy phạm pháp luật để áp dụng cho vụ việc 13. Yêu cầu:
+ Chọn văn bản có hiệu lực pháp lý
+ Chọn quy phạm đúng với vụ việc cần áp dụng
14. Ý nghĩa: Có ý nghĩa pháp lý đối với quá trình áp dụng pháp luật
Giai đoạn 3: Ban hành văn bản ADPL
- Nội dung: Ban hành văn bản áp dụng
- Mục đích: Cụ thể hóa các quy phạm pháp luật thành các xử sự trên thực tế của chủ thể
- Yêu cầu: Văn bản phải đúng hình thức, trình tự thẩm quyền. ..
- Ý nghĩa: Cơ sở pháp lý phát sinh quyền và nghĩa vụ cho các chủ thể, là biểu hiện
quan trọng của quá trình áp dụng pháp luật
Giai đoạn 4: Tổ chức thực hiện văn bản ADPL
- Nội dung: Tổ chức cho các chủ thể thực hiện nội dung văn bản áp dụng pháp luật
- Mục đích: Đảm bảo nội dung văn bản ADPL được thực hiện trên thực tế
- Yêu cầu: Thực hiện đúng, đủ các nội dung của văn bản
- Ý nghĩa: Có ý nghĩa thực tế đối với quá áp dụng pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể.
15. Phân biệt hình thức áp dụng pháp luật với áp dụng pháp luật tương tự
16. Phân biệt các phương pháp giải thích pháp luật
17. Phân biệt thực hiện pháp luật với giải thích pháp luật
18. Vấn đề 7: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
1. Khái niệm vi phạm pháp luật a) Định nghĩa
Là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực
hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. b) Dấu hiệu
Vi phạm pháp luật phải là hành vi xác định của con người.
- Tìm hiểu ví dụ sau: “Một đôi trai gái có quan hệ yêu đương và một tối nọ hai
người rủ nhau ngồi tâm sự bên gốc cây mít, có một quả mít khoảng 5 kg rơi
vào đầu cô gái, khiến Cô gái bị thương”, vậy ở đây có hành vi vi phạm pháp
luật không? Câu trả lời là không vì quả mít rơi vào đầu cô gái là một sự kiện
tự nhiên không phải là hành vi xác định của con người.
- Pháp luật được đặt ra với mục đích nhằm điều chỉnh hành vi của con người
cho nên vi phạm pháp luật trước hết phải là hành vi của con người, nói cách
khác không có hành vi của con người thì không có vi phạm pháp luật. Điều
này cũng có nghĩa, pháp luật không điều chỉnh những suy nghĩ hoặc đặc tính
cá nhân khác của con người nếu những đặc tính đó không biểu hiện thành các
hành vi cụ thể của họ.
- Ví dụ: Vượt đèn đỏ, trộm cắp, giết người…
Vi phạm pháp luật phải là hành vi trái pháp luật.
- Vi phạm pháp luật là xử sự trái với các yêu cầu của pháp luật.
- Được thể hiện dưới các hình thức:
 Chủ thể thực hiện những hành vi bị pháp luật cấm. Ví dụ: Pháp luật
cấm đi vào đường một chiều, phóng nhanh, vượt ẩu đi vào đường một chiều …
 Chủ thể không thực hiện các nghĩa vụ mà pháp luật bắt buộc phải thực
hiện. Ví dụ: Pháp luật buộc mọi chủ thể có hoạt động sản xuất kinh
doanh phải nộp thuế, ông A là chủ doanh nghiệp tư nhân sản xuất phụ
tùng xe máy đã không nộp thuế. Tức là ông A đã không thực hiện việc
nộp thuế mà pháp luật yêu cầu.
Vi phạm pháp luật phải là hành vi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý. -
Một hành vi có tính chất trái pháp luật nhưng chủ thể không có năng lực trách
nhiệm pháp lý thì không bị coi là vi phạm pháp luật.
- Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng của chủ thể tự mình gánh chịu trách
nhiệm pháp lý do nhà nước áp dụng khi chủ thể vi phạm pháp luật. - Đặc điểm:
Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý là một người mà tại thời điểm thực
hiện hành vi trái pháp luật có đầy đủ năng lực nhận thức cũng như năng lực
điều khiển hành vi, và để đạt được điều kiện đó pháp luật đòi hỏi họ phải đạt
tới một độ tuổi nhất định do luật định ở trong trạng thái hoàn toàn bình
thường. Ví dụ: Trong luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, quy định độ tuổi
kết hôn của nam là từ đủ 20, của nữ là từ đủ 18 tuổi. Theo quy định của Luật
hôn nhân và gia đình, khi cá nhân đạt đến độ tuổi này, có khả năng nhận thức
và điều khiển hành vi thì có quyền được tham gia vào quan hệ pháp luật này,
điều này đồng nghĩa với việc các chủ thể đó có năng lực trách nhiệm pháp lý.
Với những trường hợp, hành vi trái pháp luật nhưng khi thực hiện các chủ thể
không có hoặc chưa có năng lực trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp
luật thì không bị coi là vi phạm pháp luật.
Ví dụ: Điều 12 Bộ luật Hình sự 1999 quy định: “Người thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác
làm mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình thì
không phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Vi phạm pháp luật phải là hành vi có lỗi của chủ thể.
- Tìm hiểu ví dụ: Người mắc bệnh tâm thần, cầm dao đâm chết người có phải là
VPPL không? Câu trả lời là không vì người mắc bệnh tâm thần không có khả
năng nhận thức và điều khiển hành vi. Người lái xe ô tô gây tai nạn chết người
đối với các em bé đang chơi trò trốn tìm ở trên mặt đường và phủ kín rơm rạ lên
mình thì hành vi này không bị coi là vi phạm pháp luật vì người lái xe không có
lỗi. Anh ta không thể biết và không buộc phải biết rằng dưới lớp rơm rạ kia có bọn trẻ con.
- Lỗi là trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi của mình cũng như đối với
hậu quả của hành vi đó. Để xét xem một người nào đó có lỗi không khi tiến hành
một xử sự nào đó đòi hỏi phải đánh giá được:
 Họ có nhận thức được hành vi của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra hay không? (yếu tố lý trí).
 Họ có điều kiện để lựa chọn phương án xử sự hay
điều khiển theo ý họ hay
không? họ có điều khiển được hành vi của mình hay không? (yếu tố ý trí).
- Ví dụ: A trên 18 tuổi, khả năng nhận thức hoàn toàn bình thường, nhưng bị trói
và bị ép điểm chỉ vào giấy tờ bất hợp pháp thì có phải là VPPL không? (Không,
vì ở đây, A không có tự do, bắt buộc về mặt ý chí).
 Từ đó có thể khẳng định mọi vi phạm pháp luật trước hết phải là hành vi trái
pháp luật, nhưng không phải tất cả mọi hành vi trái pháp luật đều bị coi là vi
pham pháp pháp luật. Chỉ những hành vi trái pháp luật có lỗi (được chủ thể thực
hiện một cách cố ý hoặc vô ý) mới bị coi là vi phạm pháp luật.
Vi phạm pháp luật là hành vi xâm phạm tới các quan hệ xã hội được pháp
luật xác lập và bảo vệ.
- Vi phạm pháp luật không chỉ là hành vi nguy hiểm cho xã hội của các
chủ thể pháp luật, mà hành vi đó còn trái pháp luật xâm hại tới các quan
hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia,
vấn đề này được quy định khác nhau.
- Ví dụ: Việc mở sòng bạc, hoạt động gái mại dâm ở Ma cao, Thái Lan
vẫn cho phép nhưng ở Việt Nam thì không (mở Casino phải tuân theo
những điều kiện chặt chẽ).
2. Các loại vi phạm pháp luật
Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội, chủ thể, khách thể, vi phạm
pháp luật đã được chia thành 4 loại.
a) Vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm)
 Tội phạm là những hành vi nguy hiểm do người có năng lực trách nhiệm hình sự
thực hiện (cố ý hoặc vô ý). Cụ thể như xâm phạm Tổ quốc, chính trị, kinh tế, văn
hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và cả quyền, lợi ích của các tổ
chức cũng như các công dân. Nói chung đó là sự xâm phạm đến những lĩnh vực
của trật tự pháp luật trong xã hội chủ nghĩa. Đây là những điều đã được ghi trong
khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự của Việt Nam.
 Theo pháp luật hiện hành của Việt nam, chủ thể vi phạm hình sự chỉ là những
nhân. Trong trường hợp chủ thể thực hiện hành vi nguy hiểm có tính chất hình sự
lại là cơ quan hay tổ chức thì trách nhiệm hình sự được quy cho những người
đứng đầu của cơ quan, tổ chức đó.
 Thông thường, tội phạm chính là loại có tính nguy hiểm lớn nhất trong số tất cả
các loại vi phạm pháp luật.
Ví dụ: Vào ngày 24 tháng 8 năm 2011, với động cơ là cướp tải sản, Lê Văn
Luyện đã sát hại vợ chồng chủ tiệm vàng cùng con 18 tháng tuổi, làm bị thương
nghiêm trọng con gái 8 tuổi của họ. Lê Văn Luyện khi ấy gần 18 tuổi - độ tuổi đã
có năng lực trách nhiệm hình sự. Cụ thể, đây là hành vi xâm phạm về tính mạng,
sức khỏe và tài sản của công dân.
b) Vi phạm hành chính
 Theo khoản 1 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, vi phạm hành
chính là hành vi của cá nhân hoặc tổ chức về việc xâm phạm quy định của pháp
luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp
luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Ví dụ: Gần đây, ca sĩ Tuấn Hưng bị phạt 12,5 triệu khi tổ chức live show tại nhà
riêng mà không có sự cho phép. Đây là hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
văn hóa và quảng cáo được quy định tại nghị định 38 của Chính phủ. c) Vi phạm dân sự
Khái niệm: Là hành vi trái pháp luật và có lỗi của chủ thể có năng lực trách
nhiệm dân sự xâm hại tới các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân phi tài sản. 
Ví dụ 1: Hai công ty A và B ký kết hợp đồng mua bán sản phẩm với nhau. Tuy
nhiên khi đến ngày bên A phải vận chuyển sản phẩm cho bên B theo như ghi
trong hợp đồng, bên A lại không tới vì lý do không chuẩn bị kịp sản phẩm → bên
A không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình → hành vi vi phạm dân sự. 
Ví dụ 2: Bạn ký hợp đồng với Công ty xây dựng để họ có thể xây nhà cho bạn
trong vòng 1 năm, tuy nhiên do đội xây dựng của Công ty thiếu trách nhiệm làm
việc nên 1 năm vẫn chưa xây xong → Công ty không thực hiện đúng nghĩa vụ
của mình → hành vi vi phạm dân sự.
d) Vi phạm kỉ luật
Là hành vi có lỗi của chủ thể trái với các quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong
nội bộ cơ quan, tổ chức, tức là không thực hiện đúng kỷ luật lao động, học tập,
công tác hoặc phục vụ được đề ra trong nội bộ cơ quan, tổ chức đó. 
Ví dụ 1: Theo Điều 7 trong cẩm nang sinh viên Đại học Mở năm 2021 - 2022,
những sinh viên không đăng ký đủ tín chỉ tối thiểu trong học kỳ mà không có lý
do chính đáng sẽ được coi là không hoàn thành nhiệm vụ học tập trong học kỳ và
bị cảnh cáo kỷ luật học tập. 
Ví dụ 2: Cuối tháng 8 năm 2022, Hội đồng kỷ luật của Học Viện Âm nhạc Quốc
gia Việt Nam đã họp và thống nhất hình thức kỷ luật là cảnh cáo đối với giảng
viên Hồ Hoài Anh vì đã vi phạm quy định, nội quy, quy chế làm việc của Học
viện. Cụ thể, Hồ Hoài Anh đã tự ý đi nước ngoài (Tây Ban Nha) không xin phép
và làm phát sinh sự việc gây xôn xao dư luận. Ngoài ra, sau khi có thêm thông tin
từ phía Tây Ban Nha, Hội đồng kỷ luật trường cũng sẽ tiếp tục xem xét, cân nhắc
để đưa ra hình thức xử lý tiếp theo nhằm đảm bảo tính nghiêm minh.
Phân tích các yếu tố cấu thành hành vi vi phạm pháp luật
3. Cấu thành của vi phạm pháp luật
Khái niệm: là những yếu tố hợp thành vi phạm pháp luật hoặc là những dấu
hiệu đặc trưng của một vi phạm pháp luật cụ thể (tổng hợp tất cả các dấu hiệu
đặc trưng của một vi phạm pháp luật). Dựa vào cấu thành VPPL, người ta có
thể phân biệt vi phạm này với vi phạm khác. 
Ví dụ: Tội kinh doanh trái phép và tội buôn lậu có những dấu hiệu khách
quan rất khác nhau, nếu là tội buôn lậu thì buộc phải có dấu hiệu buôn bán
trái phép qua biên giới, còn tội kinh doanh trái phép thì ở phạm vi trong nước. 
Cấu thành của vi phạm pháp luật bao gồm: mặt chủ quan, mặt khách quan,
chủ thể, khách thể của vi phạm pháp luật. Chỉ khi nào xác định đầy đủ và
vững chắc các yếu tố đó thì mới truy cứu trách nhiệm pháp lý. a) Mặt khách quan
 Khái niệm: Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện ra bên
ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật.  Bao gồm:
Hành vi trái pháp luật (hành vi nguy hiểm cho xã hội)
- Là hành vi trái với các yêu cầu của pháp luật, nó gây ra hoặc đe dọa gây ra
những hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Là những xử sự trái với những yêu cầu,
đòi hỏi của pháp luật do chủ thể tiến hành một cách có ý thức và có ý chí.
- Yếu tố quan trọng nhất, là dấu hiệu đặc trưng và có vai trò quyết định trong
mọi vi phạm pháp luật. Không có hành vi trái pháp luật thì không có vi phạm pháp luật.
- Ví dụ 1: Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định khi tham gia giao thông là
hành vi nguy hiểm cho xã hội, vì nó gây ra hoặc đe dọa gây ra tai nạn giao thông.
- Ví dụ 2: Anh A, thấy nhà hàng xóm rất giàu có, anh ta nảy ý định trộm cắp.
Một hôm, chủ nhà đi vắng, cửa khoá không cẩn thẩn, anh ta đã nhảy vào lấy
trộm tiền, vàng, tivi. Ở đây, hành vi của anh A là có ý thức vì anh ta nhận
thức được nhà hàng xóm có nhiều tài sản và tài sản đó có thể chiếm đoạt
được. Đồng thời hành vi này cũng có ý chí thể hiện ở việc anh ta mong muốn
chiếm đoạt số tài sản đó bằng hành động lợi dụng chủ nhà đi vắng để chiếm đoạt tài sản.
- Ví dụ 3: Nhưng hành vi của em bé vào công viên bẻ cành cây, cầm diêm đốt
nhà người khác; hành vi vượt đèn đỏ của người tâm thần không cấu thành
mặt khách quan của vi phạm pháp luật vì những hành vi đó không có ý thức và ý chí.
Hậu quả nguy hiểm cho xã hội
- Là những thiệt hại về vật chất (người và tài sản) hoặc những thiệt hại phi vật
chất (danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền tự do của con người, văn hóa truyền
thống …) do hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội.
- Ví dụ: Làm hư hỏng tài sản; làm cho người khác bị thương, bị chết.
- Chú ý: Hậu quả nguy hiểm cho xã hội là cơ sở đánh giá tính nguy hiểm của
hành vi vi phạm pháp luật. Thiệt hại càng lớn thì hành vi càng nguy hiểm cho
xã hội và ngược lại. Tuy nhiên, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của
vi phạm pháp luật. Sự thiệt hại về mặt thực tế chưa có nhưng vẫn bị xử lý vì
thiệt hại không xảy ra là nằm ngoài ý muốn của chủ thể.
Ví dụ: Tội cướp tài sản chỉ cần có hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt
tài sản mà không cần có dấu hiệu chiếm đoạt cũng cấu thành tội cướp tài sản.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội -
Giữa hành vi và hậu quả phải có mối quan hệ nội tại và tất yếu với nhau. Hành
vi đã chứa đựng khả năng gây ra hậu quả hoặc là nguyên nhân trực tiếp của hậu
quả nên nó phải xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian, còn hậu quả là kết quả
tất yếu của chính hành vi đó mà không phải là một nguyên nhân khác. -
Trong thực tế, hậu quả xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, cần xác
định rõ hậu quả do hành vi nào gây ra làm cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý. -
Ví dụ 1: Hành vi dùng dao đâm nhiều nhát vào ngực, hậu quả nguy hiểm đến
tính mạng là điều tất nhiên sẽ xảy ra. -
Ví dụ 2: Giữa hành vi “điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định” gây tai nạn
giao thông và làm cho người khác bị thương với thương tích của người bị hại
chỉ có quan hệ nhân quả khi nguyên nhân của thương tích đó là do tai nạn giao
thông chứ không phải do nguyên nhân khác.
Thời gian vi phạm pháp luật là giờ, ngày, tháng, năm xảy ra vi phạm pháp luật.
Địa điểm vi phạm pháp luật là nơi xảy ra vi phạm pháp luật (nơi đông người, thiên tai...).
Công cụ, phương tiện vi phạm pháp luật là các đối tượng được sử dụng để thực
hiện hành vi trái pháp luật (công cụ là một dạng cụ thể của phương tiện) (dùng xe
phân khối lớn để cướp giật) b) Mặt chủ quan
 Khái niệm: là thái độ hay trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật.  Bao gồm:
Lỗi: là thái độ hay trạng thái tâm lý tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái pháp
luật của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra cho xã hội.
- Lỗi là yếu tố bắt buộc ở tất cả các cấu thành VPPL.
- Lỗi là yếu tố quan trọng nhất, là dấu hiệu đặc trưng và giữ vai trò quyết định
đối với mọi vi phạm pháp luật, vì nếu chủ thể không có lỗi trong hành vi của
mình thì không bị coi là vi phạm pháp luật.
- Được thể hiện dưới 2 hình thức:
o Lỗi cố ý gồm 2 loại:
+ Cố ý trực tiếp: Là lỗi của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật, chủ
thể nhận thức rõ hành vi của mình làm nguy hiểm cho xã hội, thấy trước
hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra và mong muốn hậu quả đó xảy ra.
Ví dụ: A muốn giết B, đã dùng dao đâm nhiều nhát vào ngực B, ở đây khi
thực hiện hành vi A biết rằng hành vi của mình là trái pháp luật, gây hậu
quả nguy hiểm cho xã hội; hậu quả đó tất nhiên xảy ra, nhưng vì mong
muốn giết B nên A quyết tâm thực hiện hành vi.
+ Cố ý gián tiếp: Là lỗi của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật, chủ
thể nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu
quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra, tuy không mong muốn
nhưng để mặc cho nó xảy ra hoặc chấp nhận hậu quả đó.
Ví dụ: Hành vi của người làm hàng giả (đặc biệt là thuốc chữa vệnh,
thuốc thú ý, thuốc bảo vệ thực vật, các đồ uống giải khát…) là hành vi có lỗi
cố ý gián tiếp. Rõ ràng, khi sản xuất các mặt hàng đó, người sản xuất đều
không mong muốn có hậu quả xảy ra (nguy hiểm đến sức khoẻ, tính mạng
con người, súc vật…) nhưng họ vẫn cứ làm, mặc dù biết rằng hàng mình sản
xuất ra là hàng giả, hàng kém chất lượng, thậm chí gây thiệt hại cho người
tiêu dùng. Thái độ ở đây là chấp nhận hậu quả, xảy ra cũng được mà không
xảy ra thì thôi, mục đích của họ là thu nhiều lợi nhuận.
o Lỗi vô ý gồm 2 loại:
+Vô ý vì quá tự tin: Là lỗi của chủ thể nhận thấy trước hậu quả nguy hiểm cho
xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng hy vọng, tin tưởng điều đó không
xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên vẫn thực hiện và đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Ví dụ: Trường hợp đỗ xe ở đầu dốc (mặc dù đã cài phanh, chèn bánh), song
đám trẻ con nghịch ngợm làm mất vật chèn bánh, xe lao xuống dốc gây tai
nạn. Lỗi của lái xe cũng là vô ý do quá tự tin. Anh ta hoàn toàn tin rằng với
các thao tác cài phanh, chèn bánh… xe không thể lao xuống dốc. Niềm tin của
anh ta là có cơ sở nhưng chưa hoàn toàn chắc chắn (bởi sự xuất hiện của bọn
trẻ). Lỗi của anh ta là đã tự tin, không thận trọng khi đỗ xe ở đầu dốc.
+ Vô ý do cẩu thả: Là lỗi chủ thể đã gây ra hậu quả nguy nhiểm cho xã hội
nhưng do cẩu thả nên không thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành
vi của mình gây ra, mặc dù cần phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả này.
Ví dụ: Bác sỹ A đã kê đơn và bán thuốc cho bé B (3 tuổi) theo đơn thuốc
người lớn. Do sơ suất, A k kiểm tra toa thuốc trước khi trao cho người nhà bé
B. Người nhà bé B cho cháu bé uống thuốc theo đúng chỉ định của A. Do uống
thuốc quá liều nên bé B bị tử vong.
- Khi A kê đơn thuốc cho bé B theo đơn thuốc cho người lớn thì khi A đưa
đơn thuốc cho người nhà bé B thì A k nhận thức được mình đang kê đơn
thuốc cho bé 3 tuổi theo đơn thuốc của người lớn.
- Tuy nhiên, theo quy tắc an toàn trong cuộc sống pháp luật buộc người kê
đơn phải nhận thức được đối tượng của mình là ai bệnh là gì, được áp dụng
thuốc gì và liều lượng ntn … và trong trường hợp này A là bác sỹ nên A
hoàn toàn có khả năng nhận thức đc điều đó. Nhưng do bất cẩn nên không
nhận thức đc điều đó. => Lỗi vô ý do cẩu thả.
Động cơ vi phạm pháp luật
- Khái niệm: Là động lực tâm lý bên trong thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật.
- Ví dụ: khi chủ thể thực hiện hành vi tham ô, động cơ chính là sự vụ lợi; khi
chủ thể thực hiện hành vi đánh người, động cơ thường là sự trả thù. Sự vụ lợi
hay trả thù trong các ví dụ trên chính là cái đã thôi thúc chủ thể thực hiện hành
vi vi phạm pháp luật. Khi động cơ của người vi phạm thể hiện tính ích kỷ rất
cao, thậm chí mất nhân tính, người ta gọi là động cơ đê hèn.
Mục đích vi phạm pháp luật
- Khái niệm: là kết quả trong ý thức chủ quan mà chủ thể đặt ra phải đạt được
khi thực hiện hành vi trái pháp luật.
- Ví dụ: mục đích của chủ thể thực hiện hành vi tham ô là chiếm đoạt một phần
tài sản của Nhà nước hay của đơn vị; mục đích của hành vi đánh người là gây
đau đớn hay làm suy giảm sức khoẻ của người khác.
- Trên thực tế không phải khi nào kết quả mà chủ thể vi phạm đạt được cũng
trùng hợp với mục đích mà chủ thể mong muốn đạt được. Có thể chủ thể chỉ
đạt được một phần, có khi chưa đạt được, cũng có thể thiệt hại xảy ra lại hoàn
toàn khác với mong muốn của chủ thể. c) Chủ thể
 Khái niệm: Chủ thể của vi phạm pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực trách
nhiệm pháp lý và đã thực hiện hành vi trái pháp luật, có lỗi.
Chủ thể vi phạm pháp luật là cá nhân
Cá nhân được coi là chủ thể của vi phạm pháp luật phải đạt tới độ tuổi nhất định
theo quy định của pháp luật, có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình.
Tức là tại thời điểm thực hiện hành vi, họ phải nhận thức được hành vi của mình là
nguy hiểm cho xã hội, nhận thức được hậu quả do hành vi đó gây ra (hoặc trong
thực tế, họ không nhận thức được nhưng pháp luật buộc họ phải nhận thức) và có tự
do ý chí: có thể kiểm soát không thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực
hiện và có điều kiện để lựa chọn xử sự khác không nguy hiểm cho xã hội – tức là họ phải có lỗi.
Ví dụ: Pháp luật quy định công dân Việt Nam phải chịu trách nhiệm về mọi
hành vi vi phạm pháp luật hình sự do mình gây ra; người dưới 14 tuổi không phải
chịu trách nhiệm hình sự; từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi đối với hành vi cố ý giết người.
Chủ thể vi phạm pháp luật là tổ chức
Khi thực hiện hành vi vi phạm, tổ chức đó phải đang tồn tại một cách hợp pháp,
có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó, hành vi vi phạm phải
là hành vi được thực hiện nhân danh chính tổ chức của mình.
Ví dụ: Công ty xả nước thải làm ô nhiễm môi trường hoặc công ty sản xuất sữa
kém chất lượng thì công ty là tổ chức VPPL.
 Tuỳ từng vi phạm pháp luật mà xác định cơ cấu chủ thể riêng vì:
- Có vi phạm pháp luật mà chủ thể có thể là cá nhân vừa có thể là tổ chức (các
vi phạm dân sự, vi phạm hành chính).
- Có vi phạm pháp luật mà chủ thể chỉ có thể là cá nhân (vi phạm hình sự, vi phạm kỷ luật).
- Có vi phạm có thể do bất kỳ ai thực hiện những cũng có những vi phạm mà
chủ thể chỉ có thể là những người nhất định.
- Ví dụ: Hành vi phản bội Tổ quốc thì chủ thể là công dân Việt Nam. Hành vi
tham nhũng thì chủ thể phải là người có chức vụ, quyền hạn. d) Khách thể
 Khái niệm: Khách thể của vi phạm pháp luật là quan hệ xã hội được pháp luật bảo
vệ nhưng bị hành vi trái pháp luật xâm hại.
Ví dụ: Quan hệ sở hữu là một loại quan hệ xã hội, quan hệ này được pháp luật bảo
vệ, chẳng hạn pháp lụật tôn trọng và bảo vệ sở hữu hợp pháp của các cá nhân, mọi
chủ thể khác trong xã hội phải tôn trọng quyền sở hữu đó. Khi có hành vi xâm hại
tới quan hệ sở hữu như trộm cắp tài sản thì quan hệ sở hữu đó gọi là khách thể của tội phạm.
 Tính chất của khách thể vi phạm pháp luật cũng phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã
hội của vi phạm pháp luật. Ví dụ: Hành vi xâm phạm an ninh quốc gia là hành vi
nguy hiểm nhất vì hành vi đó xâm phạm tới khách thể là độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước... Các hành vi xâm phạm đến trật tự an toàn
giao thông ít nguy hiểm hơn vì khách thể là an toàn giao thông, không quan trọng
bằng chủ quyền quốc gia.
Phân tích định nghĩa truy cứu trách nhiệm pháp lý.
Phân tích đặch điểm của các loại trách nhiệm pháp lý
I. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ VÀ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
1. Khái niệm trách nhiệm pháp lý a) Định nghĩa
- Thuật ngữ “trách nhiệm” được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau trong từng lĩnh vực.
- Trong lĩnh vực đạo đức, chính trị: Thuật ngữ trách nhiệm được hiểu là bổn
phận, vai trò. Đó là phần việc của bản thân phải làm tròn. Ở đây, “trách
nhiệm” luôn được hiểu theo nghĩa tích cực của chủ thể đối với công việc. Chủ
thể ý thức được vị trí, vai trò của mình, tự nguyện, tự giác thực hiện những
công việc nhất định phù hợp với đạo đức, tiến bộ xã hội. Ví dụ: Trách nhiệm
đối với Bố Mẹ, con cái, bạn bè…
- Trong khoa học pháp lý, trách nhiệm được hiểu theo hai nghĩa:
 Thứ nhất: Đó là nghĩa vụ, tức chủ thể phải làm những việc nào đó do vị
trí, chức trách được pháp luật quy định. Ví dụ: Điều 96 Hiến pháp năm
2013: Chính phủ có nhiệm vụ tổ chức thi hành hiến pháp, luật, nghị quyết
của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ quốc hội, lệnh,
quyết định của Chủ tịch nước.
 Thứ hai: đó chính là hậu quả bất lợi mà chủ thể phải gánh chịu do hành vi
của họ. Ví dụ: Vượt đèn đỏ bị phạt tiền, vi phạm quy chế thì bị cảnh cáo.
Trách nhiệm pháp lý của một chủ thể là sự bắt buộc chủ thể đó phải gánh chịu
những hậu quả pháp lý bất lợi thể hiện qua việc họ phải chịu nững biện pháp
cưỡng chế nhà nước được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp
luật khi họ vi phạm pháp luật hoặc khi có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân
khác được pháp luật quy định. b) Đặc điểm
- Trách nhiệm pháp lý là loại pháp luật do nhà nước quy định.
- Để răn đe các hành vi vi phạm pháp luật, Nhà sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng
chế đối với các chủ thể vi phạm pháp luật. Tức là, Trách nhiệm pháp lý luôn
gắn liền với biện pháp cưỡng chế Nhà Nước.
Có nhiều biện pháp cưỡng chế nhà nước: khiển trách, cảnh cáo, phạt tiền …
tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà chủ thể có thể bị áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp.
- Trách nhiệm pháp lý luôn là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể phải gánh chịu trách nhiệm.
Ví dụ như thiệt hại về tài sản, về nhân thân, về tự do …
- Trách nhiệm pháp lý phát sinh khi có vi phạm pháp luật hoặc khi có thiệt hại
xảy ra do những nguyên nhân khác được pháp luật quy định. Trách nghiệm
pháp lý chỉ phát sinh khi có vi phạm pháp luật hoặc có thiệt hại xảy ra do
những nguyên nhân khác được pháp luật quy định.
Ví dụ: tổ chức hoặc cá nhân vi phạm hành chính sẽ phải chịu trách nhiệm
hành chính; những người làm cha, làm mẹ sẽ phải bồi thường thiệt hại do
con chưa thành niên của mình gây ra cho người khác …
2. Phân loại trách nhiệm pháp lý
a) Trách nhiệm pháp lý hình sự: là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất do
Toà án áp dụng đối với người có hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật
hình sự. Đây chính là việc áp dụng các chế tài hình sự như cảnh cáo, phạt tiền,
trục xuất, cải tạo không giam giữ, phạt tù …
b) Trách nhiệm pháp lý hành chính: là loại trách nhiệm pháp lý do các cơ quan quản
lý Nhà nước áp dụng đối với những chủ thể vi phạm pháp luật hành chính. Đây
chính là việc áp dụng chế tài hành chính, như hình thức cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu giấy phép…
c) Trách nhiệm pháp lý dân sự: là loại trách nhiệm pháp luật do Toà án hoặc các chủ
thể khác áp dụng đối với những chủ thể vi phạm pháp luật dân sự. Đây chính là
việc áp dụng chế tài dân sự, chủ yếu là bồi thường thiệt hại trong hoặc ngoài hợp đồng.
d) Trách nhiệm pháp lý kỷ luật: là loại trách nhiệm pháp lý do thủ trưởng cơ quan,
tổ chức của nhà nước áp dụng đối với cán bộ, công chức ... của cơ quan, tổ chức
của mình khi họ vi phạm pháp luật như cách chức buộc thôi việc, hạ bậc lương …
3. Truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật
a) Khái niệm truy cứu trách nhiệm pháp lý  Định nghĩa
Truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật là hoạt động của
cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền nhằm cá biệt hoá các biện pháp
cưỡng chế nhà nước được quy định trong chế tài pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật.  Đặc điểm
- Chủ thể tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lý chủ yếu là các cơ quan, tổ chức
hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Khi có vi phạm pháp luật xảy ra, giữa Nhà nước (thông qua cơ quan nhà
nước) và chủ thể vi phạm sẽ xuất hiện các quan hệ pháp luật, trong đó
việc các cơ quan nhà nước tiến hành xác minh vụ việc, yêu cầu chủ thể
vi phạm giải thích rõ về hành vi của mình và nhân danh nhà nước, buộc
chủ thể phải chịu những thiệt hại nhất định đã được quy định trong các quy phạm pháp luật.
Ví dụ: - Tòa án có quyền xét xử, định tội và quyết định hình phạt cụ thể cho người phạm tội.
- Cảnh sát giao thông có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với
người vi phạm khi tham gia giao thông.
- Truy cứu trách nhiệm pháp lý là áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước
đối với chủ thể vi phạm pháp luật.
Tức là áp dụng một biện pháp cưỡng chế nhà nước cụ thể được quy định
trong chế tài pháp luật lên chủ thể vi phạm tùy theo tính chất, mức độ vi
phạm của họ. Các biện pháp cưỡng chế có tính chất tước đoạt, làm thiệt
hại các quyền tự do, các lợi ích hợp pháp của chủ thể vi phạm pháp luật.
Các biện pháp điển hình như: tử hình, phạt tù, buộc khôi phục thiệt hại …
Ví dụ: Sinh viên A vi phạm kỉ luật bị Hội đồng kỉ luật của nhà trường quyết
định hình thức kỉ luật cảnh cáo, đây là sự áp dụng một biện pháp cưỡng
chế nhà nước cụ thể hay là sự cá biệt hóa hình thức kỉ luật đã được quy
định trong quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo vào trường hợp cụ thể của sinh viên A.
- Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý phải được tiến hành theo những trình tự, thủ
tục rất chặt chẽ do pháp luật quy định để có thể bảo đảm tính nghiêm minh của
pháp luật và tính đúng đắn, chính xác của hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý.
- Chứng minh là nội dung cơ bản của hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý.
Chứng minh là hoạt động tìm ra sự thật khách quan. Cơ quan hay nhà chức
trách có thẩm quyền và những cá nhân, tổ chức có liên quan tiến hành thu thập
chứng cứ và xử lý thông tin, xem xét một cách toàn diện và kĩ lưỡng nội dung
vụ việc nhằm xác định tính chân thực trong vụ việc. Bằng hoạt động chứng
minh, cơ quan hay nhà chức trách có thẩm quyền và những cá nhân, tổ chức có
liên quan tái hiện lại một cách cụ thể tất cả các tình tiết, sự việc, sự kiện liên
quan đến vụ việc đã xảy ra để giải quyết vụ việc vi phạm pháp luật.
 Mục đích của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý
Thông qua thông qua việc trừng phạt chủ thể vi phạm pháp luật để nhằm giáo dục,
răn đe, phòng ngừa sự tái vi phạm pháp luật của chủ thể vi phạm và răn đe, phòng
ngừa các chủ thể khác trong xã hội vi phạm pháp luật
 Ý nghĩa của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý
- Báo vệ xã hội và các lợi ích hợp pháp
- Cải tạo giáo dục, phòng ngừa vi phạm
- Tạo lòng tin vào pháp luật
b) Căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lý
Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật phải dựa trên
căn cứ pháp lý và căn cứ thực tế.
Căn cứ pháp lý
- Để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật là các quy
định của pháp luật về vi phạm pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật.
- Khi đã xác định một hành vi thoả mãn các dấu hiệu của một vi phạm pháp luật
cụ thể thì tiếp tục căn cứ vào các quy định của pháp luật để xác định rõ thẩm
quyền, trình tự, thủ tục cần tiến hành để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm.
- Ví dụ: Cùng là hành vi vi phạm giao thông như không đội mũ bảo hiểm nhưng
mức phạt có thể dao động từ 100 – 200k, hoặc tội giết người có thể chịu hình
phạt từ 10-20 năm, chung thân hay tử hình. Tất cả những điều đó đều phụ
thuộc vào hành vi VPPL gì, ở đâu, hậu quả ntn và căn cứ vào đó để truy cứu trách nhiệm pháp lý.
Căn cứ thực tế -
Để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật là phải có một
hành vi trái pháp luật xảy ra trong thực tế. - Cụ thể:
Căn cứ vào hành vi trái pháp luật: Chủ thể có quyền truy cứu phải xác định được
trong thực tế có xảy ra hành vi trái pháp luật hay không. Nếu có thì hành vi đó
thuộc loại vi phạm luật cụ thể nào? (vi phạm hình sự, dân sự hay hành chính ...)
hành vi đó thoả mãn các dấu hiệu của loại vi phạm cụ thể nào?
Ví dụ: Ông A bị mất 1 con gà, nhà ông B bên cạnh không nuôi gà nhưng bữa nay
lại vừa lúc có gà để thịt, con gà này lại cùng giống với con gà ông A mất. Và ông
A đổ tội cho ông B đã ăn trộm con gà của mình. Với tình huống trên chúng ta có
thể thấy ông A chưa đủ bằng chứng để buộc tội ông B có hành vi VPPL là ăn
trộm hay không do đó chưa thể tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với
ông B được mà cần điều tra thêm và đây là 1 hành vi vi phạm dân sự.
Căn cứ vào hậu quả nguy hiểm cho xã hội: Chủ thể có thẩm quyền phải xác định
được hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi trái pháp luật gây ra thông qua việc
xác định cụ thể những thiệt hại về người, về tài sản hoặc những thiệt hại phi vật
chất khác do hành vi đó gây ra.
Ví dụ: Khoảng 2h ngày 25-6, Công an TP Thủ Đức nhận tin báo của người dân về
việc căn nhà trên đường Nguyễn Tư Nghiêm, phường Bình Trưng Tây, TP Thủ Đức
xảy ra hỏa hoạn. Căn nhà cháy là của bà K.T.T.L (48 tuổi, ngụ quận 3). Thời điểm
cháy, trong nhà có 6 người. Vụ hỏa hoạn khiến 2 con gái của bà L. là N.T.T.N (23
tuổi) và N.T.T.X. (19 tuổi) tử vong. Căn cứ lời khai của những người có liên quan,
chứng cứ thu thập được tại hiện trường, cơ quan công an nhận định vụ việc cháy gây
chết người trên có dấu hiệu của tội phạm giết người, xác định đối tượng nghi vấn là
Hầu và khẩn trương truy bắt.
Căn cứ vào lỗi của chủ thể vi phạm: Chủ thể có quyền truy cứu trách nhiệm pháp
lý phái xác định được loại lỗi cụ thể của chủ thể vi phạm pháp luật. Ngoài ra,
cũng cần xác định rõ động cơ, mục đích vi phạm của chủ thể.
Ví dụ: 1 người lạ mặt đột nhập vào nhà của người khác và được camera ghi lại
nhưng chưa gây ra thiệt hại về người hay của. Lúc này chúng ta phải xác định
được động cơ hay mục đích của kẻ đột nhập là trộm hay gây thương tích cho
người khác hay có thể là cả 2 để căn cứ vào đó mà truy cứu trách nhiệm dân sự hay hình sự.
Căn cứ vào chủ thể vi phạm: Chủ thể có thẩm quyền truy cứu phải xác định được
chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật có đủ năng lực chịu trách nhiệm pháp lý
hay không (dựa vào độ tuổi, năng lực nhận thức và điều khiển hành vi, tư cách
pháp nhân… của chủ thể).
Ví dụ: 1 đứa bé đi vào siêu thị, nó thích 1 món đồ nhưng không được phụ huynh
mua cho thế là liền lấy đi mất, đến khi bị phát hiện do camera ghi lại. Rõ ràng
hành vi này là VPPL nhưng do chưa đủ tuổi nên chưa phải chịu trách nhiệm pháp
lý. Do đó muốn truy cứu trách nhiệm pháp lý về 1 hành vi VPPL nào đó chúng ta
còn cần phải căn cứ vào chủ thể vi phạm xem đã đủ tuổi hay có đầy đủ nhận thức
về hành vi của mình không.
Căn cứ vào khách thể của vi phạm pháp luật: Chủ thể có thẩm quyền truy cứu
phải xác định rõ quan hệ xã hội cụ thể bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại.
Ví dụ: Hành vi giật túi xách của người đi đường làm cho chủ sở hữu ngã dẫn
đến thương tích. Ở đây có hai khách thể bị xâm hại là quyền sở hữu và sức khoẻ.
 Ngoài căn cứ vào các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật của chủ thể vi phạm, chủ
thể có thẩm quyền truy cứ trách nhiệm pháp lý còn phải xem xét những trường hợp
được miễn trách nhiệm pháp lý. Nếu chủ thể vi phạm ở vào trường hợp được miễn
trách nhiệm pháp lý thì sẽ không tiến hành truy cứu nữa. TÀI LIỆU THÊM
 Các trường hợp vi phạm pháp luật nhưng không phải chịu trách nhiệm pháp lý:
Trường hợp 1: Người vi phạm không có năng lực hành vi dân sự
Trường hợp 2: Người vi phạm chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý
Trường hợp 3: Miễn trách nhiệm pháp lý
Trường hợp 4: Hết thời hiệu truy cứu TNHS
Trường hợp 5: Thực hiện hành vi vi phạm do sự kiện bất ngờ
Trường hợp 6: Thực hiện hành vi vi phạm do phòng vệ chính đáng
Trường hợp 7: Thực hiện hành vi vi phạm trong tình thế cấp thiết
Trường hợp 8: Thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội
Trường hợp 9: Hành vi vi phạm do rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến
bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ
Trường hợp 10: Thực hiện hành vi vi phạm khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy
hoặc của cấp trên
Lưu ý: Trường hợp này không áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
- Phạm tội trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên, thì bị
phạt tù từ 10 năm đến 20 năm (khoản 2 Điều 421 vềTội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược)
- Phạm tội trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên, thì bị
phạt tù từ 10 năm đến 20 năm (khoản 2 Điều 422 về Tội chống loài người)
- Phạm tội trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên, thì bị
phạt tù từ 10 năm đến 20 năm (khoản 2 Điều 423 về tội phạm chiến tranh)
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Câu 1: A có nhiệm vụ quản lý và bảo vệ khu rừng của nông trường X. B đã nhiều
lần vào khu rừng để chặt trộm cây bạch đàn. Một buổi A bắt quả tang B đang
trộm chặt trộm bạch đàn. A buộc B phải về trụ sở nông trường để xử lý theo quy
định. B xin tha nhưng A không chấp nhận. Trên đường trở về trụ sở nông trường,
lợi dụng trời tối và đoạn đường khó đi, B đã dùng rìu chặt cây chém hai nhát vào
đầu A làm A té quỵ. B tiếp tục chém nhiều nhát vào vùng ngực và mặt của A. Khi
thấy A nằm bất động B xách rìu đi về phía rừng. Một lúc sau có người phát hiện
ra và A đã được cứu sống. Giấy chứng thương ghi nhận A bị thương tật với tỷ lệ 65%.
Hãy xác định lỗi của B trong trường hợp trên. Giải:
Lỗi của B là lỗi cố ý trực tiếp vì:
- B nhận thức được hành vi vi phạm pháp luật của mình là hành vi gây nguy hiểm
cho xã hội, thể hiện ở chỗ: Khi B cầm rìu chém A thì B lực chọn những vị trí
trọng yếu trên cơ thể, khi chém vào đó thì b biết rằng nguy cơ gây ra cái chết rất
cao. Ví dụ như B chém vào đầu và vào ngực. Trong trường hợp này khi thực
hiện chém vào các vị trí đó thì B nhận thức được hậu quả gây nguy hiểm cho xã
hội là chết ngưởi có thể xảy ra và khi B thất A năm bất động thì B mới bỏ đi.
Như vậy trong ý thức chủ quan của B, B nghĩ rằng A sẽ chết hoặc đã chết.
- Nếu B nghĩ A sẽ chết mà trong trường hợp 1 khu rừng vắng mà A bị thương tích
nặng mà k được cứu giúp kịp thời thì sẽ chết. => B thấy được hậu quả.
- Thông qua ý thức hành vi như vậy thì phản ánh ý thức chủ quan của B là B mong muốn cho A chết
Câu 2: Trên đường chạy xe máy về quê ăn tết, trong lúc say rượu A đã cho xe chạy
quá tốc độ nên không may tông vào B làm cho B bị chết do chấn thương sọ não.
Hãy xác định lỗi của A trong việc gây ra cái chết cho B? Giải:
Lỗi của A là lỗi vô ý vì quá tự tin.
- Ta thấy hành vi của A trong việc chạy xe phóng nhanh là cố ý, khi thực hiện
hành vi này A nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, có
khả năng tông xe vào người khác và có khả năng gây ra hậu quả chết người và thương tích.
- Tuy nhiên, khi thực hiện hành vi này thì xác suất xảy ra hậu quả đó k cao và A
tin rằng mình sẽ lái xe cẩn thẩn và k tông vào người khác. Chính vì vậy khi
chạy xe vượt quá tốc độ trong ý thức chủ quan của A thì A loại trừ khả năng hậu
quả chết người và thương tích. Và sự chết người của B nằm ngoài cái khả năng dự đoán của A.
Câu 3: Do mâu thuận nên anh K bỏ thuốc trừ sâu vào bể nước nhà anh B nhằm đầu
độc gia đình anh B. Kết quả là cả gia đình anh B bị ngộ độc và anh B qua đời.
Việc làm của anh K có được coi là vi phạm pháp luật k? Tại sao? Giải:
Anh K đã vi phạm pháp luật vì:
- Hành vi của anh K là xác định: anh K bỏ thuốc trừ sâu vào bể nước nhà anh
B nhằm đầu đọc cả gia đình anh B.
- Hành vi đó trái pháp luật, gây hậu quả là cả gia đình anh B bị ngộ độc, anh B qua đời.
- Hành vi đó có yếu tố lỗi (lỗi cố ý trực tiếp): anh K nhận thức rõ hành vi của
mình là nguy hiểm cho xã hội và thấy rõ hậy quả hành vi và anh K mong
muốn hậu quả đó xảy ra.
- Anh K là chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp luật. Anh K phải chịu trách nhiệm hình sự.
19. Vấn đề 8: Ý thức pháp luật và pháp chế 20. Phân tích cá
c chức năng của ý thức pháp luật
21. Phân tích các yêu cầu cơ bản của ph áp chế.
22. Phân tích mối quan hệ của ý thức pháp luật với pháp luật và thực hiện pháp luật
Ý THỨC PHÁP LUẬT VÀ PHÁP CHẾ I. Ý Thức Pháp Luật
1. Khái niệm
Ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm hình
thành trong xã hội, thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp luật hiện hành,
pháp luật đã qua và pháp luật cần phải có; thể hiện sự đánh giá về tính hợp pháp hay
không hợp pháp trong hành vi xử xự của con người cũng như trong tổ chức và họat
động của các cơ quan Nhà nước và tổ chức khác trong xã hội
2. Đặc điểm
Ý thức PL có mối quan hệ biện chứng với tồn tại xã hội
- YTPL chịu sự quy định của tồn tại xã hội: tồn tại xã hội nào YTPL đó, tồn tại xã hội
thay đổi thì sớm hay muộn YTPL cũng thay đổi theo. (Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt
vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội)
VD: Thời tiền sử là các bộ lạc săn bắt (bán), hái lượm, dùng đá cuội để chế tác công cụ.
Công cụ còn rất thô sơ song đã có những bước tiến lớn trong kĩ thuật chế tác, đã có nhiều
hình loại ổn định nhằm phục vụ đời sống. Thời kì này con người nhận biết, tận dụng và
sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu như đá, đất sét, xương, sừng, tre gỗ…
- Ý thức PL mang tính độc lập tương đối so với tồn tại xã hội
 YTPL thường lạc hậu so vs TTXH. Nhiều khi tồn tại xã hội cũ đã mất đi nhưng ý
thức pháp luật cũ vẫn còn tồn tại trong một thời gian dài sau đó. Nhất là trong lĩnh
vực tâm lý (tình cảm) pháp luật. Ví dụ như cứ có tranh chấp trong thể tự giải quyết
được là người dân lại chỉ tin tưởng tòa án và đưa vụ việc ra tòa án giải quyết, dù
hiện nay đã có cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. . Ví dụ hiện nay vẫn
còn quan niệm lạc hậu: “phép vua thua lệ làng”.
 YTPL có thể vượt trước TTXH và mang tính dự báo. Vd tư tưởng Mác vầ pháp
luật XHCN vượt trc thời đại của ông đã sống
 YTPL sự kế thừa YTPL của thời đại trc đó. Vd, các học giả tư sản kế thừa tư
tưởng phân quyền từ thời kì cổ đại
 YTPL tác động trở lại TTXH theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.
Ý thức pháp luật mang tính giai cấp
 Mỗi giai cấp có cơ sở kinh tế hay điều kiện vật chất khác nhau, nên có ý thwusc về pháp luật khác nhau.
 Ý thức pháp luật chính là sản phẩm từng giai cấp trong sự phát triển của lịch sử xã
hội. Nó là tiền đề để xây dựng các giá trị, chuẩn mực pháp lí của từng giai cấp đối
với xã hội, là cơ sở để hình thành thế giới quan pháp lí chính thống trong xã hội
3. Cấu trúc và phân loại của ý thức PL a. Cấu trúc
 Hệ tư tưởng PL: là hệ thống các học thuyết, tư tưởng, quan điểm lý luận về PL.
(Vd, học thuyết PL tự nhiên,..)
 Tâm lý PL: là những tình cảm, tâm trạng, thái độ của con người đvs các hiện
tượng pháp lý. (Vd, lên án hnahf vi phạm tội dã man; đồng tình bản án đúng người, đúng tội,…) b. Phân loại
* Căn cứ vào cấp độ, giới hạn nhận thức :
 Ý thức pháp luật thông thường là ý thức pháp luật của đa số người dân trong xã hội.
 Ý thức pháp luật mang tính chất lý luận là ý thức pháp luật của những người có sự
hiểu biết đầy đủ, toàn diện và sâu sắc về pháp luật, có trình độ lý luận cao về pháp luật.
* Căn cứ vào chủ thể của ý thức pháp luật:
 Ý thức pháp luật xã hội là ý thức của bộ phận tiên tiến, đại diện cho xã hội
 Ý thức PL giai cấp: Phản ánh những đặc điểm của nhóm giai cấp nhất định
 Ý thức PL cá nhân: phản ánh quan điểm, thái độ, tình cảm, hiểu biết về PL của mỗi cá nhân.
4. Mối quan hệ YTPL và PL
* Sự tác động của YTPL đối với PL:
 YTPL là tiền đề tư tưởng trực tiếp để xây dựng PL
 YTPL thúc đẩy hoạt động thực hiện PL
 YTPL bảo đảm áp dụng PL đúng đắn
* Sự tác động của PL đvs YTPL
PL là cơ sở để hình thành và phát triển YTPL 5. Vai trò của YTPL
5. Vấn đề nâng cao ý thức pháp luật
 Nâng cao ý thức pháp luật không chỉ là nhiệm vụ cơ bản của nhà nước mà còn là
trách nhiệm của tất cả các chủ thể trong xã hội.
 Nâng cao ý thức pháp luật giúp hình thành và phát triển tri trức về pháp luật của
mỗi người dân và hình thành tâm lý pháp luật tích cực ở họ.
* Để nâng cao ý thức pháp luật, cần phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp cụ thể
Giải pháp hướng tới pháp luật.
 Hoàn thiện hệ thống pháp luật.
 Nâng cao chất lượng các quy phạm pháp luật.
 Kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội có ảnh hưởng lớn đến lợi ích của các chủ
thể trong xã hội, của nhà nước
Giải pháp hướng tới các chủ thể của ý thức pháp luật.
 Giải pháp nhằm tăng cường tri thức pháp luật của chủ thể.
 Giải pháp nhằm hình thành tâm lý pháp luật tích cực đối với chủ thể.
7. Thực trạng ý thức PL của người dân Việt Nam hiện nay Ưu điểm:
 Những năm gần đây, công tác phổ biến giáo dục pháp luâ Št ở nước ta đã được Đảng
và Nhà nước quan tâm chú trọng nhiều hơn.
 Sự hiểu biết về pháp luâ Št của nhân dân đã biểu hiê Šn rõ nét, nhân dân ý thức được
trách nhiê Šm, quyền hạn của mình đối với nhà nước thông qua pháp luâ Št
 Trong những năm qua, người dân đã tích cực tham gia đóng góp các ý kiến cho
các văn bản pháp luâ Št, những ý kiến đó được đánh giá cao và có tính thực tiễn
 Trong hoạt đô Šng thực hiê Šn và tổ chức thực hiê Šn pháp luâ Št hiê Šn nay cũng có nhiều
bước chuyển biến tích cực, người dân Viê Št Nam đã chủ đô Šng tích cực, đã tôn trọng
và thực hiê Šn nghiêm chỉnh các quy định của pháp luâ Št.
 Ý thức trong thực hiê Šn pháp luâ Št của các tầng lớp nhân dân cũng được cải thiê Šn rõ
rê Št. Người dân đã ngày càng nêu cao tinh thần “ sống và làm viê Šc theo pháp Hiến pháp và pháp luâ Št”
 Ý thức bảo vê Š pháp luâ Št hiê Šn nay cũng đã được quan tâm. Xuất hiê Šn trong cuô Šc
sống của chúng ta nhiều tấm gương về người tốt, viê Šc tốt trong thực hiê Šn pháp luâ Št Hạn chế:
 Ý thức pháp luâ Št của mô Št bô Š phâ Šn người dân vẫn còn thấp. Họ chưa tôn trọng pháp
luâ Št, thái đô Š thờ ơ và lẩn tránh các quy định của pháp luâ Št vẫn còn xảy ra nhiều, sự
tùy tiê Šn trong viê Šc chấp hành kỉ luâ Št lao đô Šng, sinh hoạt và làm viê Šc
 Ý thức pháp luâ Št trong mỗi người dân vẫn còn châ Šm được nâng cao do những thói quen truyền thống
 Mô Št thực tế đáng buồn hiê Šn nay là tình trạng người dân thờ ơ, vô trách nhiê Šm với
những hành vi trái pháp luâ Št.
 Thái đô Š coi thường pháp luâ Št trong nhân dân ngày càng phản ánh rõ nét dẫn đến
những hành vi trái với quy định của pháp luâ Št
 Tê Š nạn ma túy, mại dâm, bài bạc diễn ra khắp mọi nơi. 
Ý thức của người dân ở vùng sâu vùng xa vùng dân tô Šc thiểu số còn thực sự thấp Pháp Chế I.
ĐỊNH NGHĨA “PHÁP CHẾ XHCN”
Pháp chế là thế chế pháp luật được xác lập trong toàn bộ đời sống xã hội từ trong
tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước đến các thiết chế, quan hệ xã hội, hoạt động,
sinh hoạt của mọi chủ thể pháp luật trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
VD: Xét trong trường hợp của đường dành riêng cho xe BRT tại Việt Nam, pháp luật ở đây
thể hiện ở điều luật trong Nghị định 46 năm 2016 về quy định xử phạt vi phạm h ành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì các phương tiện đi vào làn
của BRT sẽ phạm lỗi “đi không đúng phần đường, làn đường quy định”. Còn pháp chế
là tình trạng áp dụng, công tác phổ biến điều luật của cơ quan nhà nước, các tổ chức xã
hội và tình hình thực hiện của người dân trên thực tế trên theo điều luật này.
Pháp luật và pháp chế là hai khái niệm khác nhau nhưng rất gần nhau và có
quan hệ khăng khít với nhau.
Pháp luật là cơ sở hình thành lên pháp chế. Chỉ khi có pháp luật đầy đủ, hoàn
chỉnh và được thực hiện nghiêm chỉnh thì mới có pháp chế 
Ngược lại, pháp chế là mục tiêu phấn đấu để hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực
hiện đúng pháp luật. Pháp chế là môi trường làm cho pháp luật phát huy được vai trò,
hiệu lực, điều chỉnh một cách có hiệu quả các quan hệ xã hội II.KIỂU PHÁP CHẾ
Hiện nay chỉ có hai kiểu pháp chế tồn tại là pháp chế tư sảnpháp chế xã hội chủ nghĩa.
Pháp chế tư sản
Định nghĩa: Pháp chế tư sản gắn liền với sự ra đời của pháp luật tư sản và là một
bước tiến quan trọng của giai cấp tư sản trong giai đoạn chống chế độ phong kiến 
Pháp chế tư sản là tình trạng tôn trọng và thực hiện pháp luật xã hội tư bản hay là
sự tuân thủ của công dân, của các tổ chức, cơ quan đối với pháp luật hiện hành
+ Pháp chế tư sản có hai yêu cầu:
- Thứ nhất, hiến pháp phải có hiệu lực tối cao.
- Thứ hai, việc tuân thủ đầy đủ của công dân đối với pl hiện hành ycầu của pháp chế tư sản:
+ Nội dung cơ bản bao gồm: 
Đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp (Theo đó, các văn bản được xây dựng trái với
hiến pháp sẽ bị vô hiệu. Để đảm bảo nguyên tắc này, các nhà nước tư sản thường lập
tòa án hiến pháp (hoặc hội đồng bảo hiến) để xem xét tính hợp hiến của các luật và các văn bản khác.) 
Các cơ quan nhà nước, các quan chức, công chức đều phải chịu sự giám sát của
pháp luật (Các cơ quan nhà nước, quan chức, công chức nhà nước đều phải chịu sự
giám sát của pháp luật. Mọi công dân đều phải tuân thủ pháp luật. Để xử lý các hành
vi vi phạm pháp luật, nhà nước tư sản tổ chức hệ thống tòa án độc lập với các cơ
quan lập pháp và hành pháp trên cơ sở học thuyết tam quyền phân lập.) 
Mọi công dân đều phải tuân thủ pháp luật.
Pháp chế XHCN
Pháp chế xã hội chủ nghĩa gắn liền với sự ra đời của nhà nước XHCN. Pháp chế
XHCN là một nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị,
của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Người phát triển học thuyết này là V.I. Lênin.  Định nghĩa 
Chủ nghĩa Mác-Lênin: pháp chế XHCN, "pháp chế là một hiện tượng xã hội độc
lập với tư cách là nhân tố của quyền lực chính trị". 
Quan điểm của Đảng: pháp chế XHCN là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Nhà nước. 
Khoa học pháp lý: có nội dung đa diện, đa nghĩa mà hạt nhân, cốt lõi của nó là sự
tôn trọng và thực hiện pháp luật hiện hành một cách tự giác, đầy đủ, nghiêm minh
và thống nhất của các chủ thể trong toàn xã hội. 
Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị - xã hội,
trong đó tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi công
dân phải tôn trọng và thực hiện pháp luật hiện hành một cách nghiêm minh, triệt để,
chính xác, bình đẳng và thống nhất + Đặc điểm: 
Thứ nhất, pháp chế xhcn là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. 
Thứ hai, pháp chế xhcn là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính
trị - xã hội và đoàn thể quần chúng + Nội dung cơ bản: 
Tôn trọng tối cao của Hiến pháp và luật (bảo đảm tính thống nhất của hệ thống
pháp luật xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện cho hệ thống phát triển ngày càng hoàn
thiện, làm cơ sở để thiết lập trật pháp luật củng cố và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa) 
Bảo đảm tính thống nhất của pháp chế trên quy mô toàn quốc (là điều kiện quan
trọng để thiết lập một trật tự kỷ cương trong đó cơ quan cấp dưới phải phục tùng cơ quan cấp trên) 
Các cơ quan xây dựng pháp luật, cơ quan tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật
phải hoạt động một các tích cực, chủ động và có hiệu quả 
Không tách rời công tác pháp chế với văn hóa (phải gắn công tắc pháp chế với
việc nâng cao trình độ văn hóa nói chung và văn hóa pháp lý nói riêng của các viên
chức nhà nước, nhân viên các tổ chức xã hội và công dân) III.
NGUYÊN TẮC PHÁP CHẾ
Nguyên tắc pháp chế được lao lý tại Hiến pháp như sau
- Thứ nhất: Pháp luật phải quy định rõ ràng, cụ thể, minh bạch toàn bộ việc thành lập,
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu hình thức hoạt động của cơ quan nhà nước,
cán bộ, công chức nhà nước 
Để triển khai được những lao lý của pháp lý thì cỗ máy nhà nước đóng vai trò đặc
biệt quan trọng quan trọng. Chính vì thế cần phải pháp luật rõ ràng những công
dụng, trách nhiệm, quyền hạn của cỗ máy nhà nước và người trực tiếp thực thi nó
- Thứ hai: Cán bộ, công chức nhà nước, cơ quan nhà nước phải nghiêm chỉnh tuân thủ theo pháp luật. 
Những thành phần nói trên là người trực tiếp thực thi những tính năng của nhà
nước. Là đội ngũ đại diện thay mặt cho nhà nước khi triển khai những pháp luật của
pháp lý. Chính thế cho nên, đội ngũ này phải tuân thủ nguyên tắc kể trên để triển khai
được tốt nhất công dụng của nhà nước và thực thi pháp lý trong đời sống  VD: 
Có thể nói đến trong thời nhà nước phong kiến ở Trung Quốc có câu nói: “Thiên
tử phạm tội luận như thứ dân” 
Có lần Bác đi công tác xa, về đến Thủ đô vào khoảng 11h30 trưa. Khi xe đến ngã
tư thì đèn đỏ bật lên, biết Bác đi công tác từ sáng sớm đến trưa đã mệt, người chiến sĩ
bảo vệ định xuống xe yêu cầu cảnh sát giao thông bật đèn xanh cho đi ngay. Biết ý định
ấy, Bác liền ngăn lại nói phải nghiêm chỉnh tuân theo tín hiệu giao thông. 
Qua đây ta thấy: Tư tưởng của Bác Hồ về pháp chế và hành vi mẫu mực của
Người trong việc thực thi pháp luật là tấm gương, là bài học vô cùng quý báu đối với
chúng ta, nhất là những cán bộ làm việc trong các cơ quan công quyền. Đó chính là
chuẩn mực đạo đức, hành vi là hệ thống nguyên tắc góp phần làm lành mạnh xã hội. 
Thứ ba: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp
luật. Vi phạm pháp luật của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước tùy tiện
lạm quyền, tham nhũng xảy ra khá nhiều
VD: Mấy năm gần đây, Thế giới nói chung và VN nói riêng đều tăng cường công tác
kiểm tra giám sát, rà soát lại để truy ra những sai phạm như lạm quyền, tham nhũng,
quan liêu,…Từ việc giám sát chặt chẽ này, Chính phủ đã truy ra những cán bộ điển
hình vi phạm pháp luật như Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh,…hay vụ kít test của
giám đốc BV Bạch Mai Nguyễn Quang Tuấn. Những điều này đã góp phần làm cho
pháp chế XHCN ở VN thêm vững chắc, ổn định
IV.ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÁP CHẾ
 Pháp chế là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước (nghĩa là
toàn bộ công tác tổ chức và hoạt động của cả bộ máy nhà nước nói chung và
của từng cơ quan nhà nước đều phải được tiến hành theo đúng pháp luật. Nó
cũng đòi hỏi mọi cán bộ, nhan viên nhà nước phải tôn trọng và thực hiện đúng
pháp luật rong khi thực thi công vụ và mọi vi phạm pháp luật phải được xử lí nghiêm minh
 Pháp chế là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị-xã hội
và đoàn thể quần chúng (Phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, tuân thủ và
thực hiện đúng pháp luật trong phạm vi hoạt động của mình, không vi phạm
những điều mà pháp luật cấm)
 Pháp chế là nguyên tắc xử sự của công dân (Pháp chế đòi hỏi mọi công dân
không phân biệt địa vị xã hội, dân tộc, giới tính, tôn giáo,… đều phải tôn trọng
và thực hiện đúng các yêu cầu của pháp luật trong hành vi xử sự của mình. Đây
là điều kiện đảm bảo sự công bằng xã hội, thực hiện nguyên tắc hiến định: mọi
công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Mặt khác pháp chế cũng đòi hỏi công
dân phải có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà
nước, nhân viên nhà nước, đấu tranh chống lại mọi hành vi vi phạm pháp luật) V.VAI TRÒ
 Đảm bảo cho việc lãnh đạo của Đảng và sự quản lý nhà nước của nhân dân
bằng pháp luật, theo pháp luật (nghĩa là pháp chế, công tác pháp chế đảm
bảo cho việc tổ chức và hoạt động của Nhà nước, của các cơ quan nhà
nước, công chức, viên chức từ Trung ương đến địa phương được thực hiện
theo pháp luật và đúng pháp luật, bảo đảm cho mọi cá nhân, tổ chức trong
xã hội hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.)
 Là công cụ để tạo lập và củng cố trật tự, kỷ cương trong xã hội (Để thiết lập
trật tự, kỉ cương, phép nước trong xã hội nhất định phải có pháp luật và
pháp luật phải được mọi chủ thể cơ quan, tổ chức, cá nhân chấp hành nghiêm chỉnh)
 Góp phần đảm bảo, bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích cộng đồng, các quyền
và lợi ích chính đảng của cơ quan, tổ chức, cá nhân (Khi có nền pháp chế
vững mạnh thì sẽ hình thành được trật tự, kỷ cương trong xã hội, từ đó lợi
ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích chính đáng của mọi tổ chức, cá
nhân đều được tôn trọng và bảo vệ. Bên cạnh đó, pháp chế còn góp phần
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, xã hội, công bằng, dân chủ văn minh)
 Thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội
 Góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền
VI.CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
 Đẩy mạnh công tác xây dựng pháp luật (Phải đẩy mạnh hơn nữa công tác hệ
thống hóa pháp luật, rà soát, loại bỏ những văn bản quy phạm pháp luật không
còn thích hợp với thực tế cuộc sống, đồng thời chú trọng ban hành các đạo luật
để điều chỉnh các quan hệ xã hội.)
 Tổ chức tốt công tác thực hiện pháp luật (nhằm hình thành và nâng cao ý thức
pháp luật cho mọi thành viên trong xã hội)
 Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, thực hiện pháp luật (Kiểm tra, giám sát
là trách nhiệm chung của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội và mọi công dân, nhưng trực tiếp là các cơ quan quyền lực
nhà nước, các cơ quan kiểm tra, thanh tra nhà nước; Thanh tra nhân dân, giám
sát của Tòa án, Viện Kiểm sát nhân dân. Cần phải kiện toàn tổ chức và đẩy