-
Thông tin
-
Quiz
Đề cương ôn tập - Môn Thị trường và các định chế tài chính - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo
đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Thị trường và các định chế tài chính 206 tài liệu
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1.1 K tài liệu
Đề cương ôn tập - Môn Thị trường và các định chế tài chính - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo
đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Thị trường và các định chế tài chính 206 tài liệu
Trường: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:





Tài liệu khác của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Preview text:
lOMoARcPSD| 50205883
Câu 1. Có 2 hình thức tổ chức NHTW: NHTW trực thuộc chính phủ và
NHTW độc lập với chính phủ.
a. NHTW trực thuộc chính phủ: Chịu sự chi phối trực tiếp của chính phủ trong
các quyết định hoạt động như nhân sự, tài chính đặc biệt là các quyết định liên quan
đến việc xây dựng và chính sách tiền tệ. * Ưu điểm:
- Chính sách tiền tệ trở thành bộ phận chủ yếu của chính sách kinh tế vĩ mô.
- Chính phủ nắm trong tay các công cụ kinh tế vĩ mô nhằm tác động hiệu quả
của tổng thể các chính sách đối với từng thời kỳ. Phù hợp với yêu cầu tập trung
để khai thác tiềm năng xây dựng kinh tế trong thời kỳ tiền phát triển.
- Có 1 bộ máy hành chính, 1 cơ quan nhà nước đầy quyền lực tạo được độ uy tín,
tin cậy của cá nhân, tổ chức vào bộ máy nhà nước
- Chính phủ có thể lợi dụng chính sách tiền tệ để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước
- Mô hình này được xem là phù hợp với yêu cầu tập trung nguồn lực để khai thác
tiềm năng xây dựng kinh tế trong thời kì tiền phát triển * Nhược điểm:
- Giảm tính độc lập của NHTW, mất đi sự chủ động trong thực hiện chính sách tiền tệ.
- Thâm hụt tài chính kinh niên, khó có thể xây dựng mục tiêu kinh tế dài hạn và ổn định kinh tế.
- Do 1 tổ chức thuộc Chính phủ và nhất là khi chính phủ còn là “chủ quản” của
nhiều doanh nghiệp nhà nước nên đôi khi NHNN rất khó xử khi có mệnh lệnh
trái ngược với sứ mệnh và các chính sách tiền tệ và các quy chế điều tiết hệ
thống ngân hàng thương mại của mình. -
b. Ngân hàng TW độc lập với chính phủ. * Ưu điểm:
- Tự chủ trong việc xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ.. mà không bị
ảnh hưởng bởi các áp lực về chi tiêu ngân sách hoặc các áp lực chính trị khác.
- Được trao quyền lựa chọn mục tiêu mà không chịu sự can thiệp chỉ đạo từ Chính phủ.
- Tăng hiệu quả các mục tiêu kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế,
thâm hụt ngân sách, ổn định hệ thống tài chính.
- Có tính chủ động trong quyết định thực hiện chính sách tiền tệ. lOMoARcPSD| 50205883
- Giải quyết được mục tiêu kinh tế dài hạn , đặc biệt là ổn định kinh tế đồng tiền.
- Quan điểm dân chủ thì Các chính sách kinh tế nhằm mang lại lợi ích cho
toàn dân nên NHTW độc lập với chính phủ phải được toàn dân quản lý
dưới sự giám sát trực tiếp của quốc hội chứ không phải một nhóm các nhà chính trị.
* Nhược điểm: Khó có thể kết hợp hài hòa được giữa chính sách tiền tệ
của NHTW thực hiện và chính sách tài khóa của chính phủ chi phối để
quản lý vĩ mô một cách hiệu quả.
Câu 2. Việt Nam chọn mô hình NHTW trực thuộc chính phủ vì: -
Tạo sự đồng bộ trong mục tiêu phát triển kinh tế với Chính Phủ. -
Việt nam là nước đang phát triển nên mô hình này phù hợp để sử dụng
quyền lực trong việc khai thác tối đa tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. -
Giúp Chính Phủ thuận lợi trong việc hoàn thành các mục tiêu đề ra,
giảm thâm hụt ngân sách cho Chính Phủ. -
Đảm bảo sự giám sát thường xuyên của chính phủ và can thiệp kịp thời
để đảm bảo hài hòa các lợi ích, hạn chế tình trạng “lạm dụng” vai trò, vị
trí của mình và thiếu sự hợp tác của chính phủ. -
Tạo niềm tin vào hệ thống ngân hàng. -
Tương lai để tăng cường hiệu quả hoạt động NHNN với tư cách một
NHTW trong nền kinh tế thị trường, sử dụng mô hình này làm nền tảng
cho những thay đổi mang tính độc lập hơn cho NHTW sau này
Câu 3. Phân tích cơ chế tác động CCTT đến cung tiền.
Theo Luật NHNN năm 2010, Thống đốc NHNN quyết định việc sử dụng công
cụ thực hiện CSTT quốc gia, bao gồm tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự
trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác theo quy định của Chính phủ. -
Tái cấp vốn: Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của NHNN nhằm
cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho TCTD. NHNN
quy định và thực hiện việc tái cấp vốn cho TCTD theo các hình thức
như cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá; chiết khấu giấy tờ
có giá; các hình thức tái cấp vốn khác. -
Lãi suất: NHNN công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại
lãi suất khác để điều hành CSTT, chống cho vay nặng lãi. Trong trường
hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, NHNN quy định cơ chế lOMoARcPSD| 50205883
điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các TCTD với nhau và
với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác.( Xem Bảng lãi suất của NHNN ) -
Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành
trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà
nước. NHNN công bố tỷ giá hối đoái, quyết định chế độ tỷ giá, cơ chế
điều hành tỷ giá. ( Xem Bảng số liệu tỷ giá trung tâm của NHNN )
Câu 4. NHNN Việt Nam:
1. Mục tiêu: Hoạt động của NHNN Việt Nam nhằm:
- Ổn định giá trị đồng tiền;
- Bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo
đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia;
- Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Mục tiêu hoạt động vì lợi ích quốc gia của Ngân hàng nhà nước là tiêu chí để
phân biệt hoạt động của nó với hoạt động ngân hàng của các định chế tài
chínhtín dụng khác trong nền kinh tế.
2. Chức năng: NHNN Việt Nam có 3 chức năng:
- Độc quyền phát hành tiền trên toàn quốc. ( Chính Phủ có thể điều chỉnh
đượclượng tiền lưu thông để có thể kiểm soát lạm phát và từ đó tăng giảm r để
tăng lượng cầu hay giảm lượng cầu ứng với mỗi thời điểm của nền kinh tế.)
- Ngân hàng của Chính Phủ
- Ngân hàng mẹ của hệ thống ngân hàng trung gian.
+ Là trung tâm thanh toán, chuyển nhượng, bù trừ của các ngân hàng trung gian.
+ Là ngân hàng quản lý dự trữ bắt buộc của hệ thống ngân hàng trung gian
+ Tái cấp vốn cho ngân hàng trung gian.
+ Ngân hàng trung ương dùng lãi suất chiết khấu để điều tiết lượng tiền cung
ứng của hệ thống ngân hàng trung gian và của nền kinh tế. Qua đây ta thấy được
đây là một công cụ giúp chính phủ quản lý nền kinh tế một cách vĩ mô.
3. Công cụ điều tiết cung tiền của NHTW
- Nghiệp vụ thị trường mở lOMoARcPSD| 50205883
Nghiệp vụ thị trường mở có 2 lọai: mua /bán chứng khoán vào những thời điểm
nhất định sau khi nghiệp vụ được tiến hành và lọai không được phép mua bán lại.
Khi ngân hàng trung ương đem chứng khoán ra thị trường mở để bán nó thu
tiền hay séc về, cho nên:
1. Giảm lượng cung tiền mắt trong lưu thông từ đó giảm khả năng cho vay của các ngân hàng trung gian.
2.Khi ngân hàng trung gian mua chứng khoán của ngân hàng trung ương thì dự
trữ tiền của nó sẽ giảm xuống và khả năng cung ứng tiền của nó bị thắt chặt.
3. Lượng chứng khoán tăng lên, chứng khoán trở nên thừa và giá của nó sẽ giảm
xuống, lãi suất của nó sẽ tăng lên. Lãi suất chứng khoán tăng lên buộc các ngân
hàng phải tăng lãi suất để tránh tình trạng người dân rút tiền ra khỏi ngân hàng
để đầu tư vào chứng khoán. Lãi suất ngân hàng tăng làm lượng tiền cung ứng giả
và do đó tiền trở nên khan hiếm, do đó tỉ giá và giá cả hàng hóa giảm xuống. Và
ngược lại khi ngân hàng trung ương ra thị trường mở để mua chứng khoán.
Như vậy khi ngân hàng trung ương thực hiện nghiệp vụ bán, nó thắt chặt cung
ứng tiền, tăng lãi suất, giảm tỉ giá và giá cả hạ xuống và ngược lại khi thực hiện nghiệp vụ mua.
- Lãi suất cho vay chiết khấu
Đầu tiên, lãi suất cơ bản của các NHTM và lãi suất liên ngân hàng sẽ tăng lên để
duy trì tính ổn định của dòng tiền của họ sau khi NHTW tăng lãi suất ngắn hạn.
Sau đó, các NHTM sẽ tăng lãi suất cho vay với các cá nhân và công ty trên cả
ngắn hạn và dài hạn. Vì NHTM là đơn vị kinh doanh tài chính nên khi lãi huy
động ngắn hạn tăng thì lãi suất cho vay tăng cả ngắn hạn và dài hạn; nhưng khi
lãi suất huy động ngắn hạn giảm thì lãi suất cho vay dài hạn chưa hẳn đã giảm
ngay (như vậy NHTM mới gia tăng đc chênh lệch NIM). Khi đó, các doanh
nghiệp và người tiêu dùng sẽ có xu hướng vay ít hơn khi lãi suất tăng
Tăng lãi suất chiết khấu ở tình hình Việt Nam là một biện pháp hiệu quả để giúp
cho các ngân hàng có thể chủ động trên thị trường tránh việc dựa dẫm vào NHNN
đồng thời giúp cho việc gom các khoản tiền dư thừa do dân cư đang nắm giữ để
hạn chế lạm phát nếu có nguy cơ xảy ra. lOMoARcPSD| 50205883
Ngoài ra thì lãi suất chiết khấu có thể được sử dụng để phát triển các khu vực,
ngành kinh tế yếu kém khi cho các khu vực đó được hưởng lãi suất thấp.
Tác động gián tiếp là nó làm tăng, giảm lãi suất cho vay của ngân hàng trung
gian và do đó tác động đến cung ứng tiền và tín dụng. Tác động trực tiếp là nó
làm tăng hay giảm dự trữ của ngân hàng trung gian và do đó tác động đến lượng
cho vay tiêu dùng và đầu tư trong kinh tế. - Dự trữ bắt buộc
Việc quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc giúp ngân hàng thích ứng tốt hơn với các tình
huống bất ngờ. Lượng tiền dự trữ của các ngân hàng thương mại thường được
kiểm soát bởi Ngân hàng TW. Nó được giữ trong một tài khoản riêng của Ngân
hàng TW. Nếu khủng hoảng xảy ra, các ngân hàng thương mại có thể dùng lượng
tiền dự trữ để giải quyết vấn đề. Ngoài ra, nó cũng giúp ngân hàng kiểm soát tốt
hơn lượng tiền mặt mà mình có. Cùng với đó là duy trì tính thanh khoản để đáp
ứng nhu cầu thanh toán và giao dịch của khách hàng.
Sự thay đổi trong tỉ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng đến lượng cung của tiền và
ảnh huởng sâu sắc đến nền kinh tế.