-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương ôn tập Nguyên lý kế toán - Kế toán tài chính | Trường đại học Hồng Đức
Đề cương ôn tập Nguyên lý kế toán - Kế toán tài chính | Trường đại học Hồng Đức được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Kế toán tài chính(DHHD) 9 tài liệu
Đại học Hồng Đức 130 tài liệu
Đề cương ôn tập Nguyên lý kế toán - Kế toán tài chính | Trường đại học Hồng Đức
Đề cương ôn tập Nguyên lý kế toán - Kế toán tài chính | Trường đại học Hồng Đức được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kế toán tài chính(DHHD) 9 tài liệu
Trường: Đại học Hồng Đức 130 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Hồng Đức
Preview text:
Câu 1: Tại công ty M, tháng 1 năm N có tài liệu kế toán sản xuất sản phẩm A như sau: (ĐVT: 1.000đ)
I. Số dư đầu tháng của một số tài khoản kế toán:
- TK: Nguyên liệu, vật liệu: 9.000.000
- TK: Phải trả người lao động: 180.000
- TK: Hao mòn TSCĐ: 1.800.000 - TK: Thành phẩm : 540.000
- TK: Chi phí SXKD dở dang: 360.000
- TK: Chi phí trả trước: 100.000
Các tài khoản khác có số dư bằng không hoặc không có số dư.
II. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng:
1, Kết chuyển chi phí SXKD dở dang đầu kỳ sang TK: Giá thành sản xuất.
2, Xuất kho nguyên liệu vật liệu dùng cho SXKD: 4.200.000. Trong đó:
- Dùng cho sản xuất sản phẩm: 3.600.000;
- Dùng cho quản lý sản xuất ở phân xưởng: 400.000;
- Dùng cho việc cải tiến kỹ thuật: 200.000.
3, Tiền lương phải trả cho người lao động trong tháng: 1.762.000. Trong đó:
- Công nhân sản xuất sản phẩm: 1.600.000;
- Nhân viên quản lý sản xuất ở phân xưởng: 90.000;
- Công nhân cải tiến kỹ thuật: 72.000.
4, Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ qui định hiện hành, tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
5, Trích khấu hao TSCĐ tính vào chi phí sản xuất chung trong tháng: 72.000.
6, Chi phí cải tiến kỹ thuật phân bổ vào chi phí sản xuất chung tháng này: 36.000.
7, Cuối tháng, kết chuyển hết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp
và chi phí sản xuất chung đã tập hợp trong tháng sang TK: Giá thành sản xuất.
8, Kiểm kê xác định trị giá sản phẩm dở dang cuối tháng: 563.600
9, Nhập kho 2.000 sản phẩm A sản xuất hoàn thành trong tháng theo giá thành sản xuất thực tế. Yêu cầu:
1, Tính toán, lập định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
2, Phản ánh vào tài khoản kế toán dạng chữ T các số liệu liên quan (có khoá sổ cuối tháng).
Câu 2: Có tài liệu kế toán tại công ty X trong tháng 10 năm N như sau: (ĐVT: 1.000 đồng)
A- Số dư đầu kỳ của các TKKT:
Tài khoản “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”: 400.000
Trong đó: + Giá trị dở dang của sản phẩm A: 240.000
+ Giá trị dở dang của sản phẩm B: 160.000
B- Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ:
1, Đầu kỳ kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang sang tài khoản giá thành sản xuất
2, Xuất kho nguyên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm: 560.000, trong đó dùng cho sản
xuất sản phẩm A là 300.000, sản phẩm B là 200.000, dùng cho quản lý phân xưởng 60.000.
3, Xuất kho vật liệu phụ dùng cho sản xuất sản phẩm 34.000, trong đó dùng cho sản xuất
sản phẩm A 20.000, sản phẩm B 10.000, dùng cho quản lý sản xuất là 4.000.
4, Tiền lương phải trả trong kỳ: 360.000, trong đó: Công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm
A 200.000, sản phẩm B 120.000, nhân viên quản lý phân xưởng: 40.000.
5, Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ qui định tính vào chi phí trên tiền lương phải trả.
6, Khấu hao dùng cho sản xuất sản phẩm 100.000
7, Chi phí công cụ dụng cụ loại dùng 1 lần phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm 70.000
8, Chi phí dịch vụ mua ngoài trả bằng TGNH trong kỳ phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm là 80.000
9, Nhập kho thành phẩm theo giá thành sản xuất thực tế. Biết rằng cuối kỳ chi phí sản
phẩm dở dang của sản phẩm A là 74.500, sản phẩm B là 55.150. Yêu cầu:
1, Tính toán, xác định giá trị nhập kho của sản phẩm A và B biết rằng các loại chi phí
chung được phẩn bổ cho các loại sản phẩm theo tỷ lệ tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất.
2, Đinh khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Câu 3: Tại Công ty X, tháng 3 năm N có các tài liệu kế toán như sau (ĐVT: 1.000đ)
I/ Số dư đầu tháng của một số tài khoản tổng hợp và chi tiết:
- TK “Hàng hoá” 1.000.000
Trong đó: + Hàng hóa A: Số lượng: 500; Thành tiền: 500.000
+ Hàng hóa B: Số lượng: 1.000; Thành tiền: 500.000
- Các tài khoản khác có số dư bất kỳ (xxx) hoặc số dư bằng không.
II/ Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1, Xuất kho hàng hoá bán cho khách hàng, trị giá thực tế của hàng hoá xuất kho xác định
theo phương pháp bình quân tồn đầu kỳ, trong đó hàng hóa A số lượng 100, hàng hóa B số lượng 400.
2, Giá bán đơn vị hàng hóa A là 2.000/Sp, hàng hóa B là 1.000/Sp, khách hàng đã trả
bằng tiền gửi ngân hàng. Thuế phải nộp trên doanh thu bán hàng hoá: 66.000
3, Xuất kho vật liệu để bao gói hàng hoá bán ra trong kỳ: 6.000.
4, Chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá bán ra trong kỳ chi bằng tiền gửi ngân hàng: 15.000
5, Tính tiền lương phải trả người lao động trong kỳ: 29.000. Trong đó: Nhân viên bán
hàng: 15.000, Nhân viên quản lý doanh nghiệp: 14.000
6, Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh theo tỷ lệ quy định hiện hành.
7, Khấu hao tài sản cố định trong kỳ 35.000, trong đó bộ phận bán hàng 15.000, bộ phận
quản lý doanh nghiệp là 20.000.
8, Kết chuyển giá vốn hàng bán, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thuần, chi phí
bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của hàng hoá bán ra trong kỳ.
9, Xác định kết quả kinh doanh trong kỳ của công ty. Yêu cầu :
1, Tính toán xác định kết quả kinh doanh trong kỳ cho 2 loại hàng hóa A và B, biết rằng
chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ theo tỷ lệ doanh thu của 2 loại hàng hóa.
2, Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.