Đề cương ôn tập - Nguyên lý kế toán | Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội
Đề cương ôn tập - Nguyên lý kế toán | Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Nguyên lý kế toán (TC - NH)
Trường: Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu 1: Trình bày đặc điểm về phạm vi trách nhiệm tài sản trong
kinh doanh của loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và
không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào.
Đặc điểm về phạm vi trách nhiệm tài sản trong kinh doanh của loại hình doanh
nghiệp có tư cách pháp nhân và không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào:
- Mô hình DN: công ty hợp danh.
- Đặc điểm số lượng thành viên là tối thiếu 2 thành viên hợp danh cá nhân. - Chế độ TNTS:
+ Thành viên hợp danh: chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản.
+ Thành viên góp vốn: chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản. - Có tư cách pháp nhân.
- Không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào.
Câu 2: Quy định của luật DN 2020 về phạm vi TNTS trong kinh
doanh đối với thành viên công ty
- Đối với công ty hợp danh:
+ Thành viên hợp danh: chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản.
+ Thành viên góp vốn: chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản.
- Đối với công ty cổ phần: tất cả thành viên phải chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản.
- Đối với công ty TNHH 1 thành viên: tất cả thành viên phải chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản.
- Đối với công ty TNHH 2 thành viên: thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản.
Câu 3: Đặc điểm về thành viên của loại hình DN có tư cách pháp
nhân và không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào:
- Nó là DN tư nhân vì DN tư nhân là DN do 1 cá nhân làm chủ sở hữu, không có
tư cách pháp nhân và không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào.
- Thành viên hợp danh trong công ty hợp danh: cá nhân, tối thiểu 2 thành viên, tổ
chức có thể là người VN hoặc người nước ngoài.
+ Theo Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh thì:
“1. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được
làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí
của các thành viên hợp danh còn lại.
2. Thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác
kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích
của tổ chức, cá nhân khác.
3. Thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp
của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của
các thành viên hợp danh còn lại.”
- Thành viên góp vốn: cá nhân hoặc tổ chức, không giới hạn số lượng thành viên, tổ
chức có thể là người .VN hoặc người nước ngoài.
Câu 4: Phương pháp điều chỉnh của pháp luật kinh doanh bảo
hiểm? Tại sao lại sử dụng phương pháp đó?
- Pháp luật kinh doanh bảo hiểm là hệ thống các quy tắc xử sự chung mang tính bắt
buộc chung hoặc do nhà nước ban hành và đảm bảo bằng quyền lực nhà nước.
- Dùng phương pháp đó để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động
kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm.
- Bởi vì xuất phát từ 2 nhóm quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của PL kinh doanh bảo hiểm.
- Phương pháp điều chỉnh là cách thức NN tác động vào 1 MQH nào đó để điều chỉnh MQH đó.
- Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm có 2 nhóm quan hệ xã hội:
+ DN kinh doanh bảo hiểm với đối tác là MQH bình đẳng => sử dụng phương pháp thoả thuận.
+ Cơ quan quản lý nhà nước với chủ thể khác tham gia kinh doanh bảo hiểm là
MQH bất bình đẳng => sử dụng phương pháp mệnh lệnh.
Câu 5: Phương pháp điều chỉnh của pháp luật thuế? Tại sao lại sử dụng phương pháp đó?
- Pháp luật thuế là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội
phát sinh trong quá trình thu nộp thuế giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và
người nộp thuế nhằm hình thành nguồn thu ngân sách nhà nước để thực hiện các
mục tiêu xác định trước.
- Phương pháp điều chỉnh là cách thức NN tác động vào 1 MQH nào đó để điều chỉnh MQH đó.
- Phương pháp điều chỉnh pháp luật thuế là phương pháp mệnh lệnh: thể hiện mối
quan hệ bất bình đẳng giữa các chủ thể tham gia trong quan hệ pháp luật thuế, một
bên nhân danh nhà nước có quyền ra lệnh buộc chủ thể bên kia phải thực hiện
những hành vi nhất định trong quan hệ thu nộp thuế.
- Sử dụng phương pháp mệnh lệnh vì pháp luật về thuế điều chỉnh của pháp luật
kinh doanh với 1 bên là Cơ quản quản lý nhà nước với chủ thể khác tham gia kinh
doanh bảo hiểm là MQH bất bình đẳng.
Câu 6: Chủ thể có quyền nộp đơn và chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn
yêu cầu toà án mở thủ tục phá sản
Phá sản là tình trạng doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán (trong thời
hạn 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán) và bị toà án ra quyết định tuyên bố phá sản. - Quyền nộp đơn:
+ Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những
nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở.
+ Chủ nợ không có bảo đảm hoặc bảo đảm 1 phần.
+ Nhóm cổ đông nhỏ lẻ. - Nghĩa vụ nộp đơn:
+ Đối với công ty cổ phần: Chủ tịch HĐQT , Người đại diện theo pháp luật của CTCP
+ Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Chủ tịch HĐQT , Người đại diện
theo pháp luật của công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
+ Đối với công ty TNHH 1 thành viên: Chủ tịch HĐQT , Người đại diện theo pháp
luật của công ty TNHH 1 thành viên
Câu 7: Các trường hợp giải thể của...
Căn cứ khoản 1, điều 207 luật DN 2020:
- Các trường hợp giải thể của CTCP:
+ Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
+ Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với Đại hội đồng cổ
đông đối với công ty cổ phần;
+ Công ty không còn đủ 3 thành viên theo quy định điểm b khoản 1 điều 111 luật
DN 2020 trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
+ Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.
- Các trường hợp giải thể của công ty TNHH 2 thành viên trở lên:
+ Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
+ Theo nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
+ Công ty không còn đủ 2 thành viên theo quy định khoản 1 điều 47 luật DN 2020
trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
+ Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.
- Các trường hợp giải thể của công ty TNHH 1 thành viên:
+ Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
+ Theo nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên.
+ Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu là 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức
theo quy định khoản 1 điều 74 luật DN 2020 trong thời hạn 06 tháng liên tục mà
không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
+ Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác
Câu 8: Ưu điểm, nhược điểm của giải quyết tranh chấp kinh tế bằng
* Phương thức thương lượng: là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc
các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát
sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ 3 nào.
- Ưu điểm: đơn giản, hiệu quả, nhanh chóng, thuận tiện, ít tốn kém chi phí. Nếu xảy
ra tranh chấp có thể bảo vệ uy tín của chính họ và bảo vệ bí mật kinh doanh của DN. - Nhược điểm:
+ Không được đảm bảo thi hành bởi cơ chế bắt buộc.
+ Chỉ giải quyết được bất đồng không quá căng thẳng, nghiêm trọng.
+ Việc thực thi phụ thuộc vào thiện chí của các bên, kém hơn các biện pháp khác.
* Phương thức hoà giải: là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua vai trò trung
gian của bên thứ ba, hỗ trợ hoặc thuyết phục các bên tranh chấp trong việc tìm
kiếm giải pháp nhằm giải quyết mâu thuẫn trong kinh doanh.
- Ưu điểm: nhanh chóng, không hạn chế, giá thấp, tiết kiệm thời gian, ít chịu sự chi
phối của các nguyên tắc hay hoạt động của các cơ quan công quyền. Cơ hội thành
công cao hơn vì có người thứ 3 làm trung gian hoà giải. - Nhược điểm:
+ Phụ thuộc vào sự tự giác của các bên tham gia tranh chấp.
+ Thủ tục hòa giải cũng dễ bị biến tướng.
+ Uy tín bí mật kinh doanh bị ảnh hưởng.
+ Tốn kém chi phí dịch vụ cho bên thứ 3 đứng ra hoà giải - Nhược điểm:
+ Phụ thuộc vào sự tự giác của các bên tham gia tranh chấp.
+ Thủ tục hòa giải cũng dễ bị biến tướng.
+ Uy tín bí mật kinh doanh bị ảnh hưởng.
+ Tốn kém chi phí dịch vụ cho bên thứ 3 đứng ra hoà giải.
* Phương thức trọng tài thương mại: là phương thức giải quyết tranh chấp ngoài toà
án theo đó các bên đưa tranh chấp đến một trọng tài viên hay 1 hội đồng trọng tài
để giải quyết theo quy định của pháp luật áp dụng và chấp nhận ràng buộc về pháp
lý, tuân thủ phán quyết của trọng tài viên hay của hội đồng trọng tài. - Ưu điểm:
+ Thủ tục trọng tài tiện lợi, nhanh chóng, thể hiện tính chất mềm đơn giản, linh
hoạt và mềm dẻo về mặt tố tụng.
+ Các bên có quyền lựa chọn trung tâm trọng tài, trọng tài viên theo ý chí của
mình, không giới hạn về lãnh thổ
+ Nguyên tắc xét xử không công khai,thông tin của các bên được giữ kín nên giữ được uy tín.
+ Được thành lập theo ý chí các bên, xét xử phục vụ mục đích của các bên không
nhân danh quyền lực nhà nước. - Nhược điểm:
+ Trọng tài tuyên án chỉ sau một cấp xét xử duy nhất nên đôi khi các quyết định
của trọng tài là không chính xác, gây thiệt hại đối với doanh nghiệp.
+ Trọng tài không phải là cơ quan quyền lực nhà nước nên khi xét xử, trong
trường hợp cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm đảm bảo chứng cứ,
trọng tài không thể ra quyết định mang tính chất bắt buộc về điều đó mà phải yêu
cầu Tòa án thi hành các phán quyết của mình.
+ Trong thực tiễn thực hiện các quyết định của trọng tài hoàn toàn phụ thuộc vào
ý thức tự nguyện của các bên.
* Phương thức toà án: là hình thức quyết tranh chấp thông qua hoạt động của cơ
quan toà án việt nam, nhân danh quyền lực nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các
bên có nghĩa vụ thi hành kể cả cưỡng chế. - Ưu điểm:
+ Có tính cưỡng chế cao.
+ Góp phần cho các chủ thể kinh doanh nâng cao ý thức, tôn trọng pháp luật.
+ Tất cả các sai sót trong quá trình giải quyết tranh chấp đều có thể được phát hiện và khắc phục.
+ Các bên có quyền kháng cáo khi bản án xét xử xong mà chưa được thi hành ngay. - Nhược điểm:
+ Thủ tục giải quyết tranh chấp rất dài
+ Công khai xét xử không phù hợp tính chất hoạt động kinh doanh cũng như tâm lý của doanh nghiệp.
+ Thời gian kéo dài khá lâu
Câu 9: Các điều kiện để DN được kinh doanh dịch vụ kế toán * DN tư nhân:
- Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật.
- Có ít nhất hai kế toán viên hành nghề.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân là kế toán viên hành nghề và đồng thời là giám đốc. * Công ty hợp danh:
- Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật.
- Có ít nhất hai thành viên hợp danh là kế toán viên hành nghề.
- Người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty hợp
danh phải là kế toán viên hành nghề.
* Công ty TNHH 2 thành viên trở lên:
- Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật;
- Có ít nhất hai thành viên góp vốn là kế toán viên hành nghề
- Người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty trách
nhiệm hữu hạn phải là kế toán viên hành nghề;
- Bảo đảm tỷ lệ vốn góp của kế toán viên hành nghề trong doanh nghiệp, tỷ lệ vốn
góp của các thành viên là tổ chức theo quy định của Chính phủ
Câu 10: Các trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ * Công ty cổ phần: - Tăng vốn điều lệ: + Chào bán cổ phiếu.
+ Chuyển đổi trái phiếu đã phát hành thành cổ phiếu.
+ Trả cổ tức bằng cổ phần Giảm vốn điều lệ:
+ Hoàn trả 1 phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty.
+ Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông hoặc theo quyết định của công ty.
+ Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn.
* Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: - Tăng VĐL:
+ Tăng vốn góp của thành viên.
+ Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới. - Giảm VĐL:
+ Hoàn trả 1 phần vốn góp cho thành viên.
+ Mua lại phần vốn góp cho thành viên.
+ VĐL không được thanh toán đầy đủ và đúng hạn.
* Công ty TNHH 1 thành viên: - Tăng VĐL:
+ Chủ sở hữu công ty góp thêm vốn.
+ Huy động thêm vốn góp, làm giấy tờ chuyển đổi mô hình DN. - Giảm VĐL:
+ Hoàn trả 1 phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty.
+ VĐL không được thanh toán đầy đủ và đúng hạn. * Công ty hợp danh: - Tăng VĐL:
+ Tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn.
+ Thành viên góp thêm vốn -Giảm VĐL:
+ Khai trừ thành viên hợp danh khỏi công ty.
+ Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh
Câu 11: Đặc điểm của hợp đồng tín dụng:
* Khái niệm: Hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín
dụng (bên cho vay) với tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện do luật định (bên vay).
Theo đó, tổ chức tín dụng thỏa thuận ứng trước một số tiền cho bên vay sử dụng
trong một thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả cả gốc và lãi dựa trên sự tín nhiệm. * Đặc điểm: - Chủ thể:
+ Bên cho vay: tổ chức tín dụng có đủ các điều kiện luật định với tư cách là bên cho vay.
+ Bên vay: tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, tổ chức thoả mãn những điều kiện vay
vốn do pháp luật hoặc do tổ chức tín dụng quy định.
- Đối tượng: tiền (bao gồm tiền mặt và bút tệ) được xác định và phải được các bên
thoả thuận, ghi rõ trong văn bản hợp đồng.
- Rủi ro lớn đối với bên cho vay: bên cho vay chỉ có thể đòi tiền của bên vay sau thời hạn nhất định.
- Cơ chế thực hiện quyền và nghĩa vụ: bên cho vay thực hiện nghĩa vụ giải ngân
xong mới có quyền yêu cầu bên vay thực hiện các nghĩa vụ với mình.
Câu 12: Điều kiện có hiệu lực của HĐTD
* Khái niệm: Hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín
dụng (bên cho vay) với tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện do luật định (bên vay).
Theo đó, tổ chức tín dụng thỏa thuận ứng trước một số tiền cho bên vay sử dụng
trong một thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả cả gốc và lãi dựa trên sự tín nhiệm. * Điều kiện: - Chủ thế:
+ Có đủ năng lực hành vì dân sự và năng lực pháp luật.
+ Đối với chủ thể là tổ chức thì người đại diện cho tổ chức đó phải là người có
năng lực pháp lý và hành vi dân sự.
- Mục đích và nội dung của HĐTD: không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
- Đồng thuận về ý chí: có sự đồng thuận ý chí giữa các bên cam kết trên tinh thần
tự nguyện, bình đẳng và tự do ý chí.
- Hình thức của HĐTD: phải phù hợp với quy định của pháp luật.