Đề cương ôn tập QT chuỗi cung ứng - Môn quản trị học - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng

Khi nhận thức về những hoạt động của chuỗi cung ứng nâng cao, chúng ta có thể sử dụng được mô hình Nghiên cứu hoạt động cung ứng -SCOR (Supply Chain Operations Research). Mô hình này được Hội đồng cung ứng (Supply chain Council Inc., 1150 Freeport Road, Pittsburgh, PA 1538, www.supplychain.org) phát triển.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD|49598967
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
I.LÝ THUYẾT
1. Trình bày hình hoạt động của chuỗi cung ứng, vẽ hình hoạt động của
chuỗi cung ứng? Lấy ví dụ thực tế về mô hình chuỗi cung ứng?
Năm lĩnh vực chính trong hoạt động chuỗi cung ứng là sản xuất, tồn kho,
địa điểm, vận tải thông tin. Năm yếu tố này còn được gọi những thông số
thiết kế hay những quyết định về chính sách. Năm yếu tố này hình thành nên mô
hình năng lực trong bất kmột chuỗi cung ứng nào. Khi các quyết định về
chính sách hình thành, chuỗi cung ứng luôn thực hiện công việc thông qua các
hoạt động thực thi hàng ngày và xảy ra thường xuyên. Chúng được gọi những
hoạt động “Đóng - Mở” tại điểm trung tâm của mỗi chuỗi cung ứng.
Khi nhận thức về những hoạt động của chuỗi cung ứng nâng cao, chúng ta
thể sử dụng được hình Nghiên cứu hoạt động cung ứng -SCOR (Supply
Chain Operations Research). hình này được Hội đồng cung ứng (Supply chain
Council Inc., 1150 Freeport Road, Pittsburgh, PA 1538, www.supplychain.org)
phát triển. Theo mô hình này, có 4 yếu tố được xác định như sau:
+ Lập kế hoạch (hoạch định)
+ Tìm nguồn cung ứng
+ Sản xuất
+ Phân phối
Chúng ta sẽ dụng 4 yếu tố này để tìm hiểu về những hoạt động của chuỗi
cung ứng. * Lập kế hoạch
lOMoARcPSD|49598967
Họat động bao gồm lập kế họach tổ chức các hoạt động cho ba yếu tố
liên quan kia. Ba yếu tố trong lập kế hoạch gồm: dự báo nhu cầu, giá sản phẩm
quản lý tồn kho.
*Tìm nguồn cung ứng
Trong yếu tố này bao gồm những hoạt động cần thiết để được các yếu t
đầu vào để tạo ra các sản phẩm/dịch vụ. Hai hoạt động chính cần quan tâm hoạt
động cung ứng và hoạt động tín dụng và khoản phải thu. Hoạt động cung ứng bao
gồm những hành động để mua nguyên vật liệu hay các dịch vụ cần thiết. Hoạt
động tín dụng và khoản phải thu là các hoạt động thu các nguồn tiền mặt. Cả hai
hoạt động này đều có tác động rất lớn đến hiệu quả của chuỗi cung ứng.
* Sản xuất
Đây các hoạt động nhằm xây dựng và phát triển sản phẩm/dịch vụ
chuỗi cung ứng cung cấp. Những hoạt động cần thiết là thiết kế sản phẩm, quản
sản xuất quản nhà máy. Mô hình SCOR không những hướng dẫn cụ thể
cách thiết kế sản phẩm triển khai quá trình mà còn hướng dẫn cách tích hợp
trong quá trình sản xuất.
* Phân phối
hoạt động tổng hợp bao gồm nhận đơn đặt hàng từ khách hàng; phân
phối các sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng đã đặt hàng. Hai hoạt động chính trong
yếu tố phân phối sản phẩm/dịch vụ thực thi các đơn hàng từ khách hàng giao
sản phẩm cho khách hàng. Đầu ra chuỗi cung ứng quản tốt sản phẩm, cung cấp
đủ lượng sản phẩm cần thiết, đem tới doanh thu tốt, giảm nguy cơ hàng quay đầu,
giảm chi phí hàng tồn.
Bên cạnh đó, quản trị chuỗi cung ứng tốt còn đem tới hiệu quả về hoạt động
logistics, hậu cần, đưa hàng hóa tới tay doanh nghiệp khách hàng nhanh chóng,
đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng hàng hóa, tối ưu hóa chi phí lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
Liên hệ thực tế
Câu 2: Trình bày những đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng? Lấy dụ thực
tế về các đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng.
Với hình thức đơn giản nhất, một chuỗi cung ứng bao gồm công ty, các nhà
cung cấp khách hàng của công ty đó. Đây tập hợp những đối tượng tham gia
bản để tạo ra một chuỗi cung ng bản. Những chuỗi cung ứng mở rộng ba loại
đối tượng tham gia truyền thống:
Loại thứ nhất là nhà cung cấp của các nhà cung cấp hay nhà cung cấp cuối cùng
ở vị trí bắt đầu của chuỗi cung ứng mở rộng.
Loại thứ hai là khách hàng của các khách hàng hay khách hàng cuối cùng ở vị
trí kết thúc của chuỗi cung ứng.
lOMoARcPSD|49598967
Loại thứ ba tổng thể các công ty cung cấp dịch vụ cho những công ty khác
trong chuỗi cung ứng. Đây các công ty cung cấp dịch vụ về hậu cần, tài chính, tiếp
thị và công nghệ thông tin.
Trong chuỗi cung ứng cũng có sự kết hợp của một số công ty thực hiện những
chức năng khác nhau. Những công ty đó là nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà n sỉ, nhà
bán lẻ và khách hàng cá nhân hay khách hàng là tổ chức. Những công ty thứ cấp này sẽ
có nhiều công ty khác nhau cung cấp hàng loạt những dịch vụ cần thiết.
Nhà sản xuất
Nhà sản xuất là các tổ chức sản xuất ra sản phẩm. Nhà sản xuất bao gồm những
công ty sản xuất nguyên vật liệu công ty sản xuất thành phẩm. Các nhà sản xuất
nguyên vật liệu như khai thác khoáng sản, khoan tìm dầu khí, cưa gỗ. . . cũng bao
gồm những tổ chức trồng trọt, chăn nuôi hay đánh bắt thuỷ hải sản. Các nhà sản xuất
thành phẩm sử dụng nguyên vật liệu các bộ phận lắp ráp được sản xuất ra từ các
công ty khác.
Nhà phân phối
Nhà phân phối là những công ty tồn trữ hàng với số lượng lớn từ nhà sản xuất
phân phối sản phẩm đến khách hàng. Nhà phân phối cũng được xem nbán sỉ.
Nhà phân phối bán sản phẩm cho những nhà kinh doanh khác với số lượng lớn hơn so
với khách hàng mua lẻ. Do sự biến động nhu cầu về sản phẩm, nhà phân phối tồn trữ
hàng hóa, thực hiện bán hàng và phục vụ khách hàng.
Một nhà phân phối điển hình một tổ chức sở hữu nhiều sản phẩm tồn kho
mua từ nhà sản xuất và bán lại cho người tiêu dùng. Ngoài khuyến mãi sp và bán hàng,
những chức năng khác nhà phân phối phải thực hiện quản tồn kho, vận hành
cửa hàng, vận chuyển sp cũng như chăm sóc khách hàng.
Nhà phân phối cũng là một tổ chức chỉ đại diện bán hàng giữa nhà sản xuất và
khách hàng, không bao giờ sở hữu sản phẩm đó. Loại nhà phân phối này thực hiện chức
năng chính yếu là khuyến mãi và bán sản phẩm.
Với cả hai trường hợp này, nhà phân phối là đại lý nắm bắt liên tục nhu cầu của
khách hàng, làm cho khách hàng mua sản phẩm từ các công ty sản xuất.
Nhà bán lẻ
Nhà bán lẻ tồn trữ sản phẩm và bán cho khách hàng với số lượng nhỏ hơn. Nhà
bán lẻ trong khi bán hàng cũng nắm bắt ý kiến và nhu cầu của khách hàng rất chi tiết.
Do nỗ lực chính thu hút khách hàng đối với những sản phẩm mình bán, nhà bán lẻ
thường quảng cáo và sử dụng một số kỹ thuật kết hợp về giá cả, sự lựa chọn và sự tiện
dụng của sản phẩm.
Khách hàng
Khách hàng hay người tiêu dùng là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào mua và sử dụng
sản phẩm. Khách hàng tổ chức thể mua một sản phẩm để kết hợp với sản phẩm
khác rồi bán chúng cho khách hàng khác người sử dụng sản phẩm sau/ mua sản phẩm
về tiêu dùng.
lOMoARcPSD|49598967
Nhà cung cấp dịch vụ
Đó là những tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sx, nhà phân phối, nhà bán lẻ và
khách hàng. Nhà cung cấp dịch vụ những chuyên môn kỹ năng đặc biệt một
hoạt động riêng biệt trong chuỗi cung ứng. Chính thế, họ thể thực hiện những dịch
vụ này hiệu quả hơn và với mức giá tốt hơn so với chính các nhà sản xuất, nhà phân
phối, nhà bán lẻ hay người tiêu dùng làm điều này.
Trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào, nhà cung cấp phổ biến nhất cung cấp dịch
vụ vận tải và dịch vụ nhà kho. Đây là các công ty xe tải và công ty kho hàng và thường
được biết đến là nhà cung cấp hậu cần.
Nhà cung cấp dịch vtài chính cung cấp các dịch vụ như cho vay, phân tích
tính dụng thu các khoản nợ đáo hạn. Đó chính ngân hàng, công ty định giá tín
dụng và công ty thu nợ.
Một số nhà cung cấp thực hiện nghiên cứu thị trường, quảng cáo, thiết kế sản
phẩm, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ pháp lý và tư vấn quản lý. . .
Chuỗi cung ứng bao gồm nhiều đối tượng tham gia những đối tượng y
được chia ra thành một hay nhiều loại. Điều cần thiết của chuỗi cung ứng là duy trì tính
ổn định theo thời gian. Những thay đổi chính sự tác động vai trò của các đối
tượng tham gia trong chuỗi cung ứng nắm giữ. Liên hệ thực tế Câu 3:
Câu 2: ( 6 điểm )
Nêu và phân vai trò quản lý chuỗi cung ứng? Cho ví dụ thực tế về mô hình
chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng tốt hay không ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản
xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc quản trị chuỗi cung ứng càng
quan trọng. Nếu quản trị chuỗi cung ứng tốt sẽ giúp doanh nghiệp có lợi thế cạnh
tranh, chỗ đứng trên thị trường. Đồng thời, chúng tạo điều kiện để mở rộng chiến
lược và phát triển doanh nghiệp tốt hơn.
Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng hàng hóa tốt sẽ đảm bảo được đầu vào,
đầu ra của hàng hóa. Ở đầu vào, cung ứng đúng, đủ lượng hàng hóa, giảm lượng
hàng tồn kho đồng thời giảm được rủi ro cho doanh nghiệp.Ở đầu ra chuỗi cung
ứng quản lý tốt sản phẩm, cung cấp đủ lượng sản phẩm cần thiết, đem tới doanh
thu tốt, giảm nguy cơ hàng quay đầu, giảm chi phí hàng tồn.
Bên cạnh đó, quản trị chuỗi cung ứng tốt còn đem tới hiệu quả về hoạt động
logistics, hậu cần, đưa hàng hóa tới tay doanh nghiệp khách hàng nhanh chóng,
đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng hàng hóa, tối ưu hóa chi phí lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
Nói tóm lại, quản trị chuỗi cung ứng có đem tới những lợi ích cụ thể như:
- Giảm chi phí chuỗi cung ứng SCM tới 25- 50%
- Giảm lượng hàng tồn kho tới 25 – 60%
- Cải thiện vòng cung ứng đơn hàng tốt hơn 30 – 50%
- Tăng độ chính xác trong dự báo sản xuất cao hơn 25 – 80%
lOMoARcPSD|49598967
- Tăng lợi nhuận sau thuế hơn 20%
Một chuỗi cung ứng hoàn hảo sẽ giúp doanh nghiệp có thêm nhiều lợi thế
trong kinh doanh, tối đa hóa chi phí, tăng lợi nhuận cao hơn. Nhất là trong bối
cảnh nền kinh tế toàn cầu hóa, doanh nghiệp quyết định tự cung tự cấp và tự làm
mọi thứ để kinh doanh thì sẽ không đạt hiệu quả cao nhất. Thậm chí việc tự túc
toàn bộ có thể khiến doanh nghiệp sa vào vực thẳm bởi chi phí chia cho nhiều b
phận. Chưa tính tới năng lực sản xuất, công nghệ và các yếu tố khác.
Vì vậy, việc liên kết giữa các đơn vị có từng thế mnh riêng, phối hợp nhịp
nhàng giữa nhà sản xuất nhà phân phối nhà bán lẻ. Trong mỗi công đoạn lại
phân chia nhỏ ra sẽ giúp nhà cung cấp giảm được chi phí thành phẩm cuối cùng,
đồng thời có được sản phẩm chất lượng tốt nhất.
Tóm lại, Quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management SCM) là
một yếu tố quan trọng cho việc điều hành hiệu quả. SCM thể gây ảnh hưởng
trực tiếp đến shài lòng của khách hàng, sự thành công của công ty, không những
trong vấn đề về hội dụ như trong lĩnh vực y tế, giảm nhẹ ảnh hưởng của
thiên tai các tình huống khẩn cấp khác, phát triển văn hóa còn trong quá
trình nâng cao chất lượng cuộc sống. Do SCM đóng vai trò quan trọng trong các
tổ chức, thế người sử dụng lao động luôn mong muốn tìm kiếm nguồn nhân lực
có lượng kiến thức và những kỹ năng phong phú về SCM.
SCM cần thiết trên toàn cầu, về căn bản, thế giới một chuỗi cung ứng
lớn. Quản trị chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến nhiều vấn đề lớn, bao gồm cả sự phát
triển nhanh chóng của các tập đoàn đa quốc gia, quan hệ đối tác chiến lược, sự
mở rộng toàn cầu tìm nguồn cung ứng, biến động giá kđốt các vấn đề môi
trường, mỗi vấn đnày ảnh hưởng đáng kể đến chiến lược những điểm mấu
chốt của công ty. Do những xu hướng này, quản trị chuỗi cung ứng một nguyên
tắc kinh doanh quan trọng nhất trên thế giới hiện nay. VD thực tế về hình
chuỗi cung ứng
II.Bài tập 1: Công ty TNHH Thành Đạt hiện doanh thu 10 triệu USD/năm với
mức tồn kho 25% doanh số. Chi phí tồn kho hàng năm là 20% giá trị. Chi phí sản
xuất (ngoại trừ chi phí tồn kho) là 7,5 triệu USD/năm và những tài sản khác trị giá
20 triệu USD. Thu nhập trên tài sản hiện tại là bao nhiêu? Chỉ số này thay đổi như
thế nào nếu mức tồn kho giám xuống còn 20% doanh số.
Bài giải:
Chi phí tồn kho = Tổng số tồn kho * chi phí tồn kho
= 10.000.000 * 25% * 20% = 500.000 USD/năm
Tổng chi phí = Chi phí sản xuất + Chi phí tồn kho
lOMoARcPSD|49598967
= 7.500.000 + 500.000 = 8.000.000 USD
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
= 10.000.000 8.000.000 = 2.000.000 USD/năm
Tổng tài sản = Tài sản khác + Tồn kho
= 20.000.000 + (10.000.000 *25%) = 22.500.000 USD
Lợi nhuận trên tài sản = (Tổng lợi nhuận/Tổng tài sản)*100
= (2.000.000/22.500.000)*100 = 9%
Khi tồn kho giảm xuống 20% ta có:
Chi phí tồn kho = 10.000.000 * 20% * 20% = 400.000 USD/năm
Tổng chi phí = 7.500.000 + 400.000 = 7.900.000 USD
Lợi nhuận = 10.000.000 – 7.900.000 = 2.100.000 USD/năm
Tổng tài sản = 20.000.000 + (10.000.000 *20%) = 22.000.000 USD
Lợi nhuận trên tài sản = 2.100.000/22.000.000 = 9,55%
Kết luận: Khi giảm chi phí tồn kho làm cho chi phí sản xuất thấp hơn và lợi nhuận
tăng, ROA (tỷ suất lợi nhuận trên tài sản) tăng
Bài 2: sản phẩm Z nhu cầu sử dụng hàng m 240 đơn vị. Chi phí cđịnh cho
mỗi lần đặt hàng là 5$. Chi phí cho mỗi đơn vị sản phẩm là 7$.
Tồn kho hàng năm chiếm 30% cho mỗi đơn vị.
Áp dụng công thức EOQ ta có.
EOQ =
EOQ =
EOQ = 1142.86
EOQ = 33,81 và làm tròn là 34.
.
Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Trong một chuỗi cung ứng ……….. quyết định sự tồn tại của cchuỗi cung ng
A. Nhà cung cấp
B. Đơn vị sản xuất
C. Khách hàng
D. Công ty logistics
Câu 2: Đặc trưng của việc thực hiện đơn hàng bằng tay trong hệ thống thông tin là:
A. Tốc độ chậm, chi phí thấp, hiệu quả thấp, độ chính xác trung bình
0.30*7.00
2*240*5.0
0
2.1
240
0
lOMoARcPSD|49598967
B. Tốc độ trung bình, chi phí thấp, hiệu quả thấp, độ chính xác thấp
C. Tốc độ chậm, chi phí thấp, hiệu quả thấp, độ chính xác thấp
D. Tốc độ chậm, chi phí trung bình, hiệu quả thấp, độ chính xác thấp
Câu 3: Dịch vụ khách hàng ảnh ởng đến tất cả các yếu tố sau của doanh nghiệp,
ngoại trừ:
A. Lợi nhuận
B. Chi phí
C. Đối thủ cạnh tranh
D. Thị phần
Câu 4: Mối quan hệ giữa chiến lược khách hàng với chiến lược marketing
A. Chiến lược dịch vụ khách hàng và chiến lược marketing tồn tại song song
B. Chiến lược marketing là một bộ phận của chiến lược dịch vụ khách hàng
C. Chiến lược dịch vụ khách hàng là một bộ phận của chiến lược marketing
D. Chiến lược dịch vụ khách hàng chiến lược marketing hoàn toàn không cómối
quan hệ
Câu 5: Mục đích của dịch vụ khách hàng tạo ra:
A. Sự thỏa mãn về lợi ích của công ty logistics
B. Không tạo ra gì cả
C. Sự thỏa mãn của khách hàng
D. Hành động mua hàng của khách hàng
Câu 6: Giai đoạn “sản xuất” trong chuỗi cung ứng không bao gồm:
A. Lưu kho sản phẩm hoàn thiện
B. Đóng gói sản phẩm hoàn thiện
C. Lập kế hoạch sản xuất
D. Lưu kho sản phẩm dở dang
Câu 7: Luồng nào sau đây không phải là luồng vật chất trong logistics
A. Đóng gói, rán nhãn
B. Lưu kho tại trung tâm phân phối
C. Vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến kho
D. Quản lý tồn kho thành phẩm
Câu 8: Trong quản trị chuỗi cung ng………….là “nguồn dinh dưỡng” cho toàn b
chuỗi cung ứng
lOMoARcPSD|49598967
A. Khách hàng
B. Doanh thu
C. Lợi nhuận
D. Thông tin
Câu 9: Logistics thế giới hiện nay đang ở giai đoạn nào?
A. Mua hàng
B. Quản trị dây chuyền cung ứng
C. Phân phối
D. Hệ thống logistics
Câu 10: SCM đối với doanh nghiệp
A. Hoàn toàn không liên quan gì đến hoạt động marketing
B. Chỉ hỗ trợ cho hoạt động của kênh phân phối
C. hỗ trợ nhưng không nhiều cho hoạt động marketing
D. Hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing
Câu 11: Quản trị chuỗi cung ứng tác động đến tất cả các khía cạnh sau của chiến lược
tiếp thị hỗn hợp trừ:
A. Quyết định giá cả
B. Quyết định lựa chọn sản phẩm
C. Quyết định lựa chọn thị trường mục tiêu
D. Quyết định lựa chọn nhà phân phối
Câu 12: Hai loại giá bán hàng theo điều kiện nào trong INcomterm các doanh nghiệp
xuất khẩu Việt Nam hiện đang giao dịch nhiều nhất?
A. Giá FOB FAS B.
Giá CIF và CIP
C. Giá FOA và FAS
D. Giá FOB và FCA
Câu 13: Đối tượng phục vụ của công ty cung cấp dịch vụ logistics là:
A. Bản thân công ty thuê/mua dịch vụ
B. Công ty thuê mua dịch vụ và khách hàng của công ty đối với dịch vụ đó
C. Tất cả các khách hàng của công ty thuê/mua dịch vụ đều là đối tượng phục vụ
D. Khách hàng của công ty thuê/mua dịch vụ
Câu 14: Theo bạn những tồn tại lớn nhất của công ty logistics Việt Nam là:
lOMoARcPSD|49598967
A. Cạnh tranh không lành mạnh
B. Thiếu hẳn sự liên kết
C. Vì nước ta còn nghèo nên dịch vụ logistics không phải thế mạnh
D. Câu a và b
Câu 15: Các thành phần cơ bản nằm trong dây chuyền cung ứng
A. Cung ứng, sản xuất, dự trữ, tồn kho, định vị
B. Sản xuất, tồn kho, dự trữ, phân phối, vận chuyển
C. Sản xuất, vận chuyển, tồn kho, định vị, thông tin
D. Cung ứng, sản xuất, tồn kho, phân phối, thông tin
Câu 16: Hầu hết các công ty Việt Nam hiện nay đang sử dụng dịch vụ logistics:
A. Tự cung, tự cấp
B. Thuê bên ngoài nhưng chủ yếu là làm thủ tục xuất nhập khẩu và thuê kho
C. Thuê bên ngoài nhưng chủ yếu là làm thủ tục xuất nhập khẩu và thuê xe vận tải
D. Thuê bên ngoài nhưng chủ yếu là làm thủ tục xuất nhập khẩu
Câu 17: Phương pháp nào sau đây không phải phương pháp định tính trong hoạch
định nhu cầu:
A. Khảo sát, thu thập số liu
B. Viết bối cảnh
C. Lấy ý kiến chuyên gia
D. Đường cong phát triển
Câu 18: Để đảm bảo cho quá trình logistics diễn ra liên tục thì dự trữ stồn tại trên suốt
dây chuyền cung ứng tất cả các khâu. Chọn khâu còn thiếu trong chuỗi cung cấp: nhà
cung cấp thu mua, Thu mua sản xuất, Sản xuất – (…), (…) phân phối.
A. Vận chuyển
B. Marketing
C. Kho hàng
D. Trung gian phân phối
Câu 19: Kho bãi có quan hệ với các bộ phận sau đây, ngoại trừ:
A. Quản trị vật tư
B. Dịch vụ khách hàng
C. Vận tải
D. Sản xuất
Câu 20: Sự khác biệt giữa logistics 4PL và 3PL là ở:
lOMoARcPSD|49598967
A. Khả năng hợp nhất, gắn kết các nguồn lực, tiềm năng của các đối tác trong côngty
B. Khả năng tư vấn và quản lý nhiều bộ phận hơn và nhiều đối tác làm ăn hơn
C. Khả năng quản lý nhiều bộ phận hơn và các đối tác
D. Khả năng tư vấn và quản lý tất cả các bộ phận và tất cả các đối tác liên quan
| 1/10

Preview text:

lOMoARcPSD| 49598967
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG I.LÝ THUYẾT
1. Trình bày mô hình hoạt động của chuỗi cung ứng, vẽ mô hình hoạt động của
chuỗi cung ứng? Lấy ví dụ thực tế về mô hình chuỗi cung ứng?
Năm lĩnh vực chính trong hoạt động chuỗi cung ứng là sản xuất, tồn kho,
địa điểm, vận tải và thông tin. Năm yếu tố này còn được gọi là những thông số
thiết kế hay những quyết định về chính sách. Năm yếu tố này hình thành nên mô
hình và năng lực trong bất kỳ một chuỗi cung ứng nào. Khi các quyết định về
chính sách hình thành, chuỗi cung ứng luôn thực hiện công việc thông qua các
hoạt động thực thi hàng ngày và xảy ra thường xuyên. Chúng được gọi là những
hoạt động “Đóng - Mở” tại điểm trung tâm của mỗi chuỗi cung ứng.
Khi nhận thức về những hoạt động của chuỗi cung ứng nâng cao, chúng ta
có thể sử dụng được mô hình Nghiên cứu hoạt động cung ứng -SCOR (Supply
Chain Operations Research). Mô hình này được Hội đồng cung ứng (Supply chain
Council Inc., 1150 Freeport Road, Pittsburgh, PA 1538, www.supplychain.org)
phát triển. Theo mô hình này, có 4 yếu tố được xác định như sau:
+ Lập kế hoạch (hoạch định) + Tìm nguồn cung ứng + Sản xuất + Phân phối
Chúng ta sẽ dụng 4 yếu tố này để tìm hiểu về những hoạt động của chuỗi
cung ứng. * Lập kế hoạch lOMoARcPSD| 49598967
Họat động bao gồm lập kế họach và tổ chức các hoạt động cho ba yếu tố
liên quan kia. Ba yếu tố trong lập kế hoạch gồm: dự báo nhu cầu, giá sản phẩm và quản lý tồn kho.
*Tìm nguồn cung ứng
Trong yếu tố này bao gồm những hoạt động cần thiết để có được các yếu tố
đầu vào để tạo ra các sản phẩm/dịch vụ. Hai hoạt động chính cần quan tâm là hoạt
động cung ứng và hoạt động tín dụng và khoản phải thu. Hoạt động cung ứng bao
gồm những hành động để mua nguyên vật liệu hay các dịch vụ cần thiết. Hoạt
động tín dụng và khoản phải thu là các hoạt động thu các nguồn tiền mặt. Cả hai
hoạt động này đều có tác động rất lớn đến hiệu quả của chuỗi cung ứng. * Sản xuất
Đây là các hoạt động nhằm xây dựng và phát triển sản phẩm/dịch vụ mà
chuỗi cung ứng cung cấp. Những hoạt động cần thiết là thiết kế sản phẩm, quản
lý sản xuất và quản lý nhà máy. Mô hình SCOR không những hướng dẫn cụ thể
cách thiết kế sản phẩm và triển khai quá trình mà còn hướng dẫn cách tích hợp
trong quá trình sản xuất. * Phân phối
Là hoạt động tổng hợp bao gồm nhận đơn đặt hàng từ khách hàng; phân
phối các sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng đã đặt hàng. Hai hoạt động chính trong
yếu tố phân phối sản phẩm/dịch vụ là thực thi các đơn hàng từ khách hàng và giao
sản phẩm cho khách hàng. Đầu ra chuỗi cung ứng quản lý tốt sản phẩm, cung cấp
đủ lượng sản phẩm cần thiết, đem tới doanh thu tốt, giảm nguy cơ hàng quay đầu, giảm chi phí hàng tồn.
Bên cạnh đó, quản trị chuỗi cung ứng tốt còn đem tới hiệu quả về hoạt động
logistics, hậu cần, đưa hàng hóa tới tay doanh nghiệp và khách hàng nhanh chóng,
đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng hàng hóa, tối ưu hóa chi phí và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Liên hệ thực tế
Câu 2: Trình bày những đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng? Lấy ví dụ thực
tế về các đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng.
Với hình thức đơn giản nhất, một chuỗi cung ứng bao gồm công ty, các nhà
cung cấp và khách hàng của công ty đó. Đây là tập hợp những đối tượng tham gia cơ
bản để tạo ra một chuỗi cung ứng cơ bản. Những chuỗi cung ứng mở rộng có ba loại
đối tượng tham gia truyền thống:
Loại thứ nhất là nhà cung cấp của các nhà cung cấp hay nhà cung cấp cuối cùng
ở vị trí bắt đầu của chuỗi cung ứng mở rộng.
Loại thứ hai là khách hàng của các khách hàng hay khách hàng cuối cùng ở vị
trí kết thúc của chuỗi cung ứng. lOMoARcPSD| 49598967
Loại thứ ba là tổng thể các công ty cung cấp dịch vụ cho những công ty khác
trong chuỗi cung ứng. Đây là các công ty cung cấp dịch vụ về hậu cần, tài chính, tiếp
thị và công nghệ thông tin.
Trong chuỗi cung ứng cũng có sự kết hợp của một số công ty thực hiện những
chức năng khác nhau. Những công ty đó là nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán sỉ, nhà
bán lẻ và khách hàng cá nhân hay khách hàng là tổ chức. Những công ty thứ cấp này sẽ
có nhiều công ty khác nhau cung cấp hàng loạt những dịch vụ cần thiết.
Nhà sản xuất
Nhà sản xuất là các tổ chức sản xuất ra sản phẩm. Nhà sản xuất bao gồm những
công ty sản xuất nguyên vật liệu và công ty sản xuất thành phẩm. Các nhà sản xuất
nguyên vật liệu như khai thác khoáng sản, khoan tìm dầu khí, cưa gỗ. . . và cũng bao
gồm những tổ chức trồng trọt, chăn nuôi hay đánh bắt thuỷ hải sản. Các nhà sản xuất
thành phẩm sử dụng nguyên vật liệu và các bộ phận lắp ráp được sản xuất ra từ các công ty khác.
Nhà phân phối
Nhà phân phối là những công ty tồn trữ hàng với số lượng lớn từ nhà sản xuất
và phân phối sản phẩm đến khách hàng. Nhà phân phối cũng được xem là nhà bán sỉ.
Nhà phân phối bán sản phẩm cho những nhà kinh doanh khác với số lượng lớn hơn so
với khách hàng mua lẻ. Do sự biến động nhu cầu về sản phẩm, nhà phân phối tồn trữ
hàng hóa, thực hiện bán hàng và phục vụ khách hàng.
Một nhà phân phối điển hình là một tổ chức sở hữu nhiều sản phẩm tồn kho
mua từ nhà sản xuất và bán lại cho người tiêu dùng. Ngoài khuyến mãi sp và bán hàng,
có những chức năng khác mà nhà phân phối phải thực hiện là quản lý tồn kho, vận hành
cửa hàng, vận chuyển sp cũng như chăm sóc khách hàng.
Nhà phân phối cũng là một tổ chức chỉ đại diện bán hàng giữa nhà sản xuất và
khách hàng, không bao giờ sở hữu sản phẩm đó. Loại nhà phân phối này thực hiện chức
năng chính yếu là khuyến mãi và bán sản phẩm.
Với cả hai trường hợp này, nhà phân phối là đại lý nắm bắt liên tục nhu cầu của
khách hàng, làm cho khách hàng mua sản phẩm từ các công ty sản xuất.
Nhà bán lẻ
Nhà bán lẻ tồn trữ sản phẩm và bán cho khách hàng với số lượng nhỏ hơn. Nhà
bán lẻ trong khi bán hàng cũng nắm bắt ý kiến và nhu cầu của khách hàng rất chi tiết.
Do nỗ lực chính là thu hút khách hàng đối với những sản phẩm mình bán, nhà bán lẻ
thường quảng cáo và sử dụng một số kỹ thuật kết hợp về giá cả, sự lựa chọn và sự tiện dụng của sản phẩm.
Khách hàng
Khách hàng hay người tiêu dùng là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào mua và sử dụng
sản phẩm. Khách hàng là tổ chức có thể mua một sản phẩm để kết hợp với sản phẩm
khác rồi bán chúng cho khách hàng khác là người sử dụng sản phẩm sau/ mua sản phẩm về tiêu dùng. lOMoARcPSD| 49598967
Nhà cung cấp dịch vụ
Đó là những tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sx, nhà phân phối, nhà bán lẻ và
khách hàng. Nhà cung cấp dịch vụ có những chuyên môn và kỹ năng đặc biệt ở một
hoạt động riêng biệt trong chuỗi cung ứng. Chính vì thế, họ có thể thực hiện những dịch
vụ này hiệu quả hơn và với mức giá tốt hơn so với chính các nhà sản xuất, nhà phân
phối, nhà bán lẻ hay người tiêu dùng làm điều này.
Trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào, nhà cung cấp phổ biến nhất là cung cấp dịch
vụ vận tải và dịch vụ nhà kho. Đây là các công ty xe tải và công ty kho hàng và thường
được biết đến là nhà cung cấp hậu cần.
Nhà cung cấp dịch vụ tài chính cung cấp các dịch vụ như cho vay, phân tích
tính dụng và thu các khoản nợ đáo hạn. Đó chính là ngân hàng, công ty định giá tín dụng và công ty thu nợ.
Một số nhà cung cấp thực hiện nghiên cứu thị trường, quảng cáo, thiết kế sản
phẩm, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ pháp lý và tư vấn quản lý. . .
Chuỗi cung ứng bao gồm nhiều đối tượng tham gia và những đối tượng này
được chia ra thành một hay nhiều loại. Điều cần thiết của chuỗi cung ứng là duy trì tính
ổn định theo thời gian. Những gì thay đổi chính là sự tác động và vai trò của các đối
tượng tham gia trong chuỗi cung ứng nắm giữ. Liên hệ thực tế Câu 3: Câu 2: ( 6 điểm )
Nêu và phân vai trò quản lý chuỗi cung ứng? Cho ví dụ thực tế về mô hình chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng có tốt hay không ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản
xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc quản trị chuỗi cung ứng càng
quan trọng. Nếu quản trị chuỗi cung ứng tốt sẽ giúp doanh nghiệp có lợi thế cạnh
tranh, chỗ đứng trên thị trường. Đồng thời, chúng tạo điều kiện để mở rộng chiến
lược và phát triển doanh nghiệp tốt hơn.
Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng hàng hóa tốt sẽ đảm bảo được đầu vào,
đầu ra của hàng hóa. Ở đầu vào, cung ứng đúng, đủ lượng hàng hóa, giảm lượng
hàng tồn kho đồng thời giảm được rủi ro cho doanh nghiệp.Ở đầu ra chuỗi cung
ứng quản lý tốt sản phẩm, cung cấp đủ lượng sản phẩm cần thiết, đem tới doanh
thu tốt, giảm nguy cơ hàng quay đầu, giảm chi phí hàng tồn.
Bên cạnh đó, quản trị chuỗi cung ứng tốt còn đem tới hiệu quả về hoạt động
logistics, hậu cần, đưa hàng hóa tới tay doanh nghiệp và khách hàng nhanh chóng,
đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng hàng hóa, tối ưu hóa chi phí và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Nói tóm lại, quản trị chuỗi cung ứng có đem tới những lợi ích cụ thể như:
- Giảm chi phí chuỗi cung ứng SCM tới 25- 50%
- Giảm lượng hàng tồn kho tới 25 – 60%
- Cải thiện vòng cung ứng đơn hàng tốt hơn 30 – 50%
- Tăng độ chính xác trong dự báo sản xuất cao hơn 25 – 80% lOMoARcPSD| 49598967
- Tăng lợi nhuận sau thuế hơn 20%
Một chuỗi cung ứng hoàn hảo sẽ giúp doanh nghiệp có thêm nhiều lợi thế
trong kinh doanh, tối đa hóa chi phí, tăng lợi nhuận cao hơn. Nhất là trong bối
cảnh nền kinh tế toàn cầu hóa, doanh nghiệp quyết định tự cung tự cấp và tự làm
mọi thứ để kinh doanh thì sẽ không đạt hiệu quả cao nhất. Thậm chí việc tự túc
toàn bộ có thể khiến doanh nghiệp sa vào vực thẳm bởi chi phí chia cho nhiều bộ
phận. Chưa tính tới năng lực sản xuất, công nghệ và các yếu tố khác.
Vì vậy, việc liên kết giữa các đơn vị có từng thế mạnh riêng, phối hợp nhịp
nhàng giữa nhà sản xuất – nhà phân phối – nhà bán lẻ. Trong mỗi công đoạn lại
phân chia nhỏ ra sẽ giúp nhà cung cấp giảm được chi phí ở thành phẩm cuối cùng,
đồng thời có được sản phẩm chất lượng tốt nhất.
Tóm lại, Quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management – SCM) là
một yếu tố quan trọng cho việc điều hành hiệu quả. SCM có thể gây ảnh hưởng
trực tiếp đến sự hài lòng của khách hàng, sự thành công của công ty, không những
trong vấn đề về xã hội ví dụ như trong lĩnh vực y tế, giảm nhẹ ảnh hưởng của
thiên tai và các tình huống khẩn cấp khác, phát triển văn hóa mà còn trong quá
trình nâng cao chất lượng cuộc sống. Do SCM đóng vai trò quan trọng trong các
tổ chức, vì thế người sử dụng lao động luôn mong muốn tìm kiếm nguồn nhân lực
có lượng kiến thức và những kỹ năng phong phú về SCM.
SCM cần thiết trên toàn cầu, về căn bản, thế giới là một chuỗi cung ứng
lớn. Quản trị chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến nhiều vấn đề lớn, bao gồm cả sự phát
triển nhanh chóng của các tập đoàn đa quốc gia, quan hệ đối tác chiến lược, sự
mở rộng toàn cầu và tìm nguồn cung ứng, biến động giá khí đốt và các vấn đề môi
trường, mỗi vấn đề này ảnh hưởng đáng kể đến chiến lược và những điểm mấu
chốt của công ty. Do những xu hướng này, quản trị chuỗi cung ứng là một nguyên
tắc kinh doanh quan trọng nhất trên thế giới hiện nay. VD thực tế về mô hình chuỗi cung ứng
II.Bài tập 1: Công ty TNHH Thành Đạt hiện có doanh thu 10 triệu USD/năm với
mức tồn kho 25% doanh số. Chi phí tồn kho hàng năm là 20% giá trị. Chi phí sản
xuất (ngoại trừ chi phí tồn kho) là 7,5 triệu USD/năm và những tài sản khác trị giá
20 triệu USD. Thu nhập trên tài sản hiện tại là bao nhiêu? Chỉ số này thay đổi như
thế nào nếu mức tồn kho giám xuống còn 20% doanh số.
Bài giải:
Chi phí tồn kho = Tổng số tồn kho * chi phí tồn kho
= 10.000.000 * 25% * 20% = 500.000 USD/năm
Tổng chi phí = Chi phí sản xuất + Chi phí tồn kho lOMoARcPSD| 49598967
= 7.500.000 + 500.000 = 8.000.000 USD
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
= 10.000.000 – 8.000.000 = 2.000.000 USD/năm
Tổng tài sản = Tài sản khác + Tồn kho
= 20.000.000 + (10.000.000 *25%) = 22.500.000 USD
Lợi nhuận trên tài sản = (Tổng lợi nhuận/Tổng tài sản)*100
= (2.000.000/22.500.000)*100 = 9%
Khi tồn kho giảm xuống 20% ta có:
Chi phí tồn kho = 10.000.000 * 20% * 20% = 400.000 USD/năm
Tổng chi phí = 7.500.000 + 400.000 = 7.900.000 USD
Lợi nhuận = 10.000.000 – 7.900.000 = 2.100.000 USD/năm
Tổng tài sản = 20.000.000 + (10.000.000 *20%) = 22.000.000 USD
Lợi nhuận trên tài sản = 2.100.000/22.000.000 = 9,55%
Kết luận: Khi giảm chi phí tồn kho làm cho chi phí sản xuất thấp hơn và lợi nhuận
tăng, ROA (tỷ suất lợi nhuận trên tài sản) tăng
Bài 2: sản phẩm Z có nhu cầu sử dụng hàng năm là 240 đơn vị. Chi phí cố định cho
mỗi lần đặt hàng là 5$. Chi phí cho mỗi đơn vị sản phẩm là 7$.
Tồn kho hàng năm chiếm 30% cho mỗi đơn vị.
Áp dụng công thức EOQ ta có. EOQ = 2*240*5.0 0 0.30*7.00 240 0 2.1 EOQ = EOQ = 1142.86
EOQ = 33,81 và làm tròn là 34. .
Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Trong một chuỗi cung ứng ……….. quyết định sự tồn tại của cả chuỗi cung ứng A. Nhà cung cấp B. Đơn vị sản xuất C. Khách hàng D. Công ty logistics
Câu 2: Đặc trưng của việc thực hiện đơn hàng bằng tay trong hệ thống thông tin là:
A. Tốc độ chậm, chi phí thấp, hiệu quả thấp, độ chính xác trung bình lOMoARcPSD| 49598967
B. Tốc độ trung bình, chi phí thấp, hiệu quả thấp, độ chính xác thấp
C. Tốc độ chậm, chi phí thấp, hiệu quả thấp, độ chính xác thấp
D. Tốc độ chậm, chi phí trung bình, hiệu quả thấp, độ chính xác thấp
Câu 3: Dịch vụ khách hàng có ảnh hưởng đến tất cả các yếu tố sau của doanh nghiệp, ngoại trừ: A. Lợi nhuận B. Chi phí C. Đối thủ cạnh tranh D. Thị phần
Câu 4: Mối quan hệ giữa chiến lược khách hàng với chiến lược marketing
A. Chiến lược dịch vụ khách hàng và chiến lược marketing tồn tại song song
B. Chiến lược marketing là một bộ phận của chiến lược dịch vụ khách hàng
C. Chiến lược dịch vụ khách hàng là một bộ phận của chiến lược marketing
D. Chiến lược dịch vụ khách hàng và chiến lược marketing hoàn toàn không cómối quan hệ
Câu 5: Mục đích của dịch vụ khách hàng tạo ra:
A. Sự thỏa mãn về lợi ích của công ty logistics B. Không tạo ra gì cả
C. Sự thỏa mãn của khách hàng
D. Hành động mua hàng của khách hàng
Câu 6: Giai đoạn “sản xuất” trong chuỗi cung ứng không bao gồm:
A. Lưu kho sản phẩm hoàn thiện
B. Đóng gói sản phẩm hoàn thiện
C. Lập kế hoạch sản xuất
D. Lưu kho sản phẩm dở dang
Câu 7: Luồng nào sau đây không phải là luồng vật chất trong logistics A. Đóng gói, rán nhãn
B. Lưu kho tại trung tâm phân phối
C. Vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến kho
D. Quản lý tồn kho thành phẩm
Câu 8: Trong quản trị chuỗi cung ứng………….là “nguồn dinh dưỡng” cho toàn bộ chuỗi cung ứng lOMoARcPSD| 49598967 A. Khách hàng B. Doanh thu C. Lợi nhuận D. Thông tin
Câu 9: Logistics thế giới hiện nay đang ở giai đoạn nào? A. Mua hàng
B. Quản trị dây chuyền cung ứng C. Phân phối D. Hệ thống logistics
Câu 10: SCM đối với doanh nghiệp
A. Hoàn toàn không liên quan gì đến hoạt động marketing
B. Chỉ hỗ trợ cho hoạt động của kênh phân phối
C. Có hỗ trợ nhưng không nhiều cho hoạt động marketing
D. Hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing
Câu 11: Quản trị chuỗi cung ứng tác động đến tất cả các khía cạnh sau của chiến lược
tiếp thị hỗn hợp trừ: A. Quyết định giá cả
B. Quyết định lựa chọn sản phẩm
C. Quyết định lựa chọn thị trường mục tiêu
D. Quyết định lựa chọn nhà phân phối
Câu 12: Hai loại giá bán hàng theo điều kiện nào trong INcomterm mà các doanh nghiệp
xuất khẩu Việt Nam hiện đang giao dịch nhiều nhất? A. Giá FOB và FAS B. Giá CIF và CIP C. Giá FOA và FAS D. Giá FOB và FCA
Câu 13: Đối tượng phục vụ của công ty cung cấp dịch vụ logistics là:
A. Bản thân công ty thuê/mua dịch vụ
B. Công ty thuê mua dịch vụ và khách hàng của công ty đối với dịch vụ đó
C. Tất cả các khách hàng của công ty thuê/mua dịch vụ đều là đối tượng phục vụ
D. Khách hàng của công ty thuê/mua dịch vụ
Câu 14: Theo bạn những tồn tại lớn nhất của công ty logistics Việt Nam là: lOMoARcPSD| 49598967
A. Cạnh tranh không lành mạnh
B. Thiếu hẳn sự liên kết
C. Vì nước ta còn nghèo nên dịch vụ logistics không phải thế mạnh D. Câu a và b
Câu 15: Các thành phần cơ bản nằm trong dây chuyền cung ứng
A. Cung ứng, sản xuất, dự trữ, tồn kho, định vị
B. Sản xuất, tồn kho, dự trữ, phân phối, vận chuyển
C. Sản xuất, vận chuyển, tồn kho, định vị, thông tin
D. Cung ứng, sản xuất, tồn kho, phân phối, thông tin
Câu 16: Hầu hết các công ty Việt Nam hiện nay đang sử dụng dịch vụ logistics: A. Tự cung, tự cấp
B. Thuê bên ngoài nhưng chủ yếu là làm thủ tục xuất nhập khẩu và thuê kho
C. Thuê bên ngoài nhưng chủ yếu là làm thủ tục xuất nhập khẩu và thuê xe vận tải
D. Thuê bên ngoài nhưng chủ yếu là làm thủ tục xuất nhập khẩu
Câu 17: Phương pháp nào sau đây không phải là phương pháp định tính trong hoạch định nhu cầu:
A. Khảo sát, thu thập số liệu B. Viết bối cảnh
C. Lấy ý kiến chuyên gia
D. Đường cong phát triển
Câu 18: Để đảm bảo cho quá trình logistics diễn ra liên tục thì dự trữ sẽ tồn tại trên suốt
dây chuyền cung ứng ở tất cả các khâu. Chọn khâu còn thiếu trong chuỗi cung cấp: nhà
cung cấp – thu mua, Thu mua – sản xuất, Sản xuất – (…), (…) – phân phối. A. Vận chuyển B. Marketing C. Kho hàng D. Trung gian phân phối
Câu 19: Kho bãi có quan hệ với các bộ phận sau đây, ngoại trừ: A. Quản trị vật tư B. Dịch vụ khách hàng C. Vận tải D. Sản xuất
Câu 20: Sự khác biệt giữa logistics 4PL và 3PL là ở: lOMoARcPSD| 49598967
A. Khả năng hợp nhất, gắn kết các nguồn lực, tiềm năng của các đối tác trong côngty
B. Khả năng tư vấn và quản lý nhiều bộ phận hơn và nhiều đối tác làm ăn hơn
C. Khả năng quản lý nhiều bộ phận hơn và các đối tác
D. Khả năng tư vấn và quản lý tất cả các bộ phận và tất cả các đối tác liên quan