Đề cương ôn tập quyền con người có đáp án | Đại học Nội Vụ Hà Nội
Câu 1 (Lý thuyết). Phân tích khái niệm “quyền con người”. Phân biệt với “quyền công dân”.Quyền con người còn được định nghĩa một cách khái quát là những quyền bẩm sinh, vốn có của con người mà nếu không được hưởng thì chúng ta sẽ không thể sống, tồn tại và phát triển bình thường như một con người.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45740413 Phiếu thi số 1
Câu 1 (Lý thuyết). Phân tích khái niệm “quyền con người”. Phân biệt với “quyền công dân”.
Có nhiều cách tiếp cận dẫn tới những định nghĩa khác nhau về quyền con người (human rights).
Khuynh hướng tiếp cận thứ nhất nhấn mạnh thuộc tính tự nhiên của các quyền con người (đã là con
người thì có các quyền). Khuynh hướng thứ hai nhấn mạnh thuộc tính nhân tạo của quyền con người,
cho rằng các quyền là do con người thỏa thuận với nhau hoặc do nhà nước quy định trong pháp luật.
Theo Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền thì: “Quyền con người là những bảo đảm
pháp lý toàn cầu (universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân và nhóm chống lại
những hành động (actions) hoặc sự bỏ mặc (omissions) làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được
phép (entitlements) và tự do cơ bản (fundamental freedoms) của con người”.
Cách định nghĩa này có thể bị phê phán vì cho rằng quyền con người là có sau luật pháp, có sau sự bảo
vệ ở phạm vi quốc tế. Tuy nhiên, định nghĩa này nhấn mạnh tính chuẩn mực chung (phổ quát) của các
quyền con người, và dễ làm căn cứ cho sự đồng thuận, cũng như thuận tiện cho việc vận động các quốc
gia tôn trọng tiêu chuẩn chung trong hoạt động lập pháp - (xây dựng pháp luật) và thực tiễn.
Quyền con người còn được định nghĩa một cách khái quát là những quyền bẩm sinh, vốn có của con
người mà nếu không được hưởng thì chúng ta sẽ không thể sống, tồn tại và phát triển bình thường như một con người.
* Phân biệt “quyền con người” với” quyền công dân”
Quyền con người và quyền công dân là hai phạm trù rất gần gũi nhưng không đồng nhất.
Quyền công dân (citizen’s rights) là một khái niệm xuất hiện cùng Cách mạng tư sản. Cách mạng tư
sản đã đưa con người từ địa vị những thần dân trở thành những công dân (với tư cách là những thành
viên bình đẳng trong một nhà nước) và pháp điển hóa các quyền tự nhiên của con người dưới hình
thức các quyền công dân. Như vậy, về bản chất, các quyền công dân chính là những quyền con người
được các nhà nước thừa nhận và áp dụng cho công dân của mình. Tuy nhiên, với ý nghĩa là một
khái niệm gắn liền với nhà nước, thể hiện mối quan hệ giữa công dân với nhà nước, được xác định
thông qua một chế định pháp luật đặc biệt là chế định quốc tịch, quyền công dân là tập hợp những
quyền tự nhiên được pháp luật của một nước ghi nhận và bảo đảm, nhưng chủ yếu dành cho những
người có quốc tịch của nước đó. Không phải ai cũng được hưởng các quyền công dân của một quốc
gia nhất định và không phải hệ thống quyền công dân của mọi quốc gia đều giống hệt nhau, cũng như
đều hoàn toàn tương thích với hệ thống các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người. Ở nhiều góc độ,
quyền con người là khái niệm rộng hơn quyền công dân. Về tính chất, quyền con người không bị bó
hẹp trong mối quan hệ giữa cá nhân với nhà nước mà thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với toàn thể
cộng đồng nhân loại. Về phạm vi áp dụng, do không bị giới hạn bởi chế định quốc tịch, chủ thể của
quyền con người là tất cả các thành viên của gia đình nhân loại, bất kể vị thế, hoàn cảnh, nơi cư trú...
Nói cách khác, quyền con người được áp dụng một cách bình đẳng với tất cả mọi người thuộc mọi
dân tộc đang sinh sống trên phạm vi toàn cầu, không phụ thuộc vào biên giới quốc gia, tư cách cá
nhân hay môi trường sống của chủ thể quyền. Một cá nhân, ngoại trừ những người không quốc tịch,
về danh nghĩa đồng thời là chủ thể của cả hai loại quyền con người và quyền công dân, tuy nhiên, sự
phân biệt trong thụ hưởng hai loại quyền này chỉ được thể hiện trong một số hoàn cảnh đặc biệt. Ví
dụ, một người nước ngoài sẽ không được hưởng một số quyền công dân, chẳng hạn như quyền bầu cử,
ứng cử... tuy nhiên, người đó vẫn được hưởng các quyền con người phổ biến áp dụng cho mọi thành
viên của nhân loại trong mọi hoàn cảnh, cụ thể như quyền sống, quyền tự do và an ninh cá nhân...
Câu 2 (Tình huống). Bình luận về nhận định cho rằng “Quyền con người có tính đặc thù, bên
cạnh tính phổ quát.” -
Tính phổ biến (universal) của QCN thể hiện ở chỗ QCN là những tài sản tự nhiên, vốn có của
mỗi con người, được pháp luật (quốc gia, quốc tế, khu vực) bảo vệ những giá trị bẩm sinh, vốn có của lOMoAR cPSD| 45740413
con người và được áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi thành viên trong gia đình nhân loại, không có sự
phân biệt đối xử vì bất cứ lý do gì. Tuy nhiên, cần chú ý là trong một số bối cảnh, sự bình đẳng không
có nghĩa là cào bằng mức độ hưởng thụ, mà là bình đẳng về tư cách chủ thể và cơ hội thụ hưởng các quyền con người. -
Trong khi đó, những người có quan điểm cho rằng QCN có tính đặc thù do những khác biệt về
văn hóa giữa các dân tộc, quốc gia, các tiêu chuẩn và việc thực thi các QCN ở các quốc gia dân tộc
khác nhau cần có sự khác nhau. -
Tuy nhiên, tính phổ quát và tính đặc thù là hai đặc tính mâu thuẫn với nhau, và QCN đã có tính
phổ quát thì sẽ không có tính đặc thù.
Một ví dụ tiêu biểu cho thấy sự khác biệt về quan điểm giữa hai thuyết kể trên là vấn đề cắt âm vật của
người phụ nữ mà vấn tồn tại ở một số nước châu Phi, châu Á và Nam Mỹ. Tập tục này thực tế không
liên quan đến tôn giáo mà đơn thuần chỉ là một tập quán văn hóa. Trong khi tập tục này bị những người
theo thuyết phổ biến lên án gay gắt như một vi phạm nghiêm trọng nhân thân của người phụ nữ và trẻ
em gái thì những người theo thuyết tương đối về văn hóa coi đó như một đặc trưng văn hóa cần được
tôn trọng. Một ví dụ khác nữa có thể liên quan đến những hạn chế về quyền phụ nữ ở một số nước Hồi
giáo từ những cấm kỵ với phụ nữ trong việc tiếp xúc, giao tiếp với đàn ông đến
những hạn chế của họ trong việc tham gia chính quyền, quyền đa thê của nam giới,… Phiếu thi số 2
Câu 1 (Lý thuyết). Phân tích các tính chất (nguyên tắc) của quyền con người.
Tính phổ biến (universal): Quyền con người là những giá trị bẩm sinh, vốn có của con người và được
áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi người, không có sự phân biệt đối xử vì bất cứ lý do gì. Tuy nhiên,
cần chú ý là trong một số bối cảnh, sự bình đẳng không có nghĩa là cào bằng mức độ hưởng thụ, mà là
bình đẳng về tư cách chủ thể và cơ hội thụ hưởng các quyền con người.
Tính không thể chuyển nhượng (inalienable): Quyền con người không thể bị tước bỏ hay hạn chế
một cách tùy tiện bởi bất cứ chủ thể nào, kể cả bởi các nhà nước. Mọi giới hạn, hạn chế hay tước bỏ
quyền của một cá nhân đều phải do pháp luật quy định và chỉ nhằm để bảo vệ lợi ích chính đáng, tương
xứng của cộng đồng hay của cá nhân khác.
Tính không thể phân chia (indivisible): Thể hiện ở chỗ Quyền con người đều có tầm quan trọng như
nhau, về nguyên tắc không có quyền nào được coi là có giá trị cao hơn quyền nào, bởi lẽ việc tước bỏ
hay hạn chế bất kỳ quyền nào đều tác động tiêu cực đến nhân phẩm, giá trị và sự phát triển của con
người. Tuy nhiên, tùy bối cảnh và với những đối tượng cụ thể, có thể ưu tiên thực hiện một số quyền
con người nhất định (ví dụ, khi có dịch bệnh đe dọa, quyền được ưu tiên thực hiện là quyền được chăm
sóc y tế, hoặc cần có những quyền đặc biệt cho phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người thiểu số...do
đây là những nhóm yếu thế). Điều này không có nghĩa là bởi các quyền được ưu tiên thực hiện có giá
trị cao hơn, mà bởi vì các quyền đó trong thực tế có nguy cơ bị đe dọa hoặc bị vi phạm nhiều hơn so với các quyền khác.
Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau (interrelated, interdependent): Thể hiện ở chỗ việc bảo đảm
các quyền con người, toàn bộ hoặc một phần, nằm trong mối liên hệ phụ thuộc và tác động lẫn nhau.
Sự vi phạm một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo đảm các quyền
khác, và ngược lại, tiến bộ trong việc bảo đảm một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tích cực
đến việc bảo đảm các quyền khác. Ví dụ, một người không được hưởng quyền học tập (hậu quả là bị
mù chữ hoặc văn hoá thấp) sẽ khó có thể có nghề nghiệp tốt, thu nhập cao, và khó có thể có cơ hội
tham gia và thăng tiến trong bộ máy nhà nước.
Những đặc trưng của quyền con người
Phổ biến: Quyền con người là tự nhiên, vốn có. Mọi thành viên của nhân loại đều là chủ thể của các quyền con người. lOMoAR cPSD| 45740413
Không thể phân chia: Mọi quyền con người đều có giá trị như nhau và đều cần phải được tôn trọng, bảo đảm thực hiện.
Không thể chuyển nhượng: Các quyền con người không thể bị tước bỏ hay hạn chế một cách tùy tiện
bởi bất cứ chủ thể nào.
Liên hệ, phụ thuộc lẫn nhau: Bất kỳ quyền con người nào được bảo đảm hay bị vi phạm đều tác động
tích cực hay tiêu cực đến các quyền khác.
Câu 2 (Tình huống). Bình luận về nhận định cho rằng “Việc quốc gia A phê phán thực trạng nhân
quyền tại quốc gia B là đã can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia B”.
Không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác là một trong những nguyên tắc cơ bản của
Luật quốc tế hiện đại mà đã được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc (1945). Trước đây, việc
hiểu “vấn đề nội bộ” dựa trên quan niệm về chủ quyền tuyệt đối nhưng quan niệm trên đã dần được
thay thế bởi quan niệm về chủ quyền hạn chế, trong đó mở rộng sự chi phối của cộng đồng quốc tế đối
với một số vấn đề, trong đó có vấn đề nhân quyền. Nhờ có các phong trào đấu tranh nhân quyền mà
nhân quyền đã trở thành một giá trị phi biên giới, một giá trị chung của toàn nhân loại. Vì vậy, việc
bảo vệ nhân quyền cũng là nỗ lực của toàn nhân loại và việc một quốc gia phê phán thực trạng nhân
quyền của một nước khác ở thời điểm hiện nay không nên được coi là một hành động can thiệp vào
công việc nội bộ. Tuy nhiên, việc phê phán này phải phản ánh đúng thực trạng nhân quyền hiện tại tại
quốc gia đó, với mục đích cao đẹp là bảo vệ những quyền vốn có của con người, chứ không phải với mục đích chính trị. Phiếu thi số 3
Câu 1 (Lý thuyết). Phân tích nội dung những “thế hệ quyền con người”.
Năm 1977, Karel Vasak đưa ra ý tưởng về ba “thế hệ nhân quyền” (generations of human rights)
nhằm phân tích lịch sử phát triển của quyền con người.
- Thế hệ thứ nhất, các quyền dân sự, chính trị: Thế hệ nhân quyền này hướng vào hai vấn đề chính,
đó là tự do và sự tham gia vào đời sống chính trị của các cá nhân. Nó bao gồm các quyền và tự do
cá nhân về phương diện dân sự và chính trị, mà tiêu biểu như quyền sống, quyền tự do tư tưởng, tự
do tôn giáo tín ngưỡng, tự do biểu đạt, quyền được bầu cử, ứng cử, quyền được xét xử công bằng...
Thế hệ nhân quyền này gắn liền với cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản lật đổ chế độ phong kiến.
Những văn kiện pháp lý quốc tế tiêu biểu hiện nay đề cập đến thế hệ quyền này là Tuyên ngôn toàn
thế giới về quyền con người, 1948 (sau đây viết tắt là UDHR) và Công ước quốc tế về các quyền
dân sự, chính trị, 1966 (sau đây viết tắt là ICCPR).
- Thế hệ thứ hai, các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa: Thế hệ nhân quyền này hướng vào việc tạo lập
những điều kiện và sự đối xử bình đẳng, công bằng cho mọi công dân trong xã hội. Chúng được đề
xướng và vận động từ cuối thế kỷ XIX, và bắt đầu được quan tâm bởi một số chính phủ kể từ sau
Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Các quyền tiêu biểu thuộc về thế hệ quyền này bao gồm quyền có
việc làm, quyền được bảo trợ xã hội, quyền được chăm sóc y tế, quyền có nhà ở... Sự ra đời của nhà
nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên (nước Nga Xô viết) vào năm 1917 và sau đó là hệ thống các nước xã
hội chủ nghĩa trên thế giới trong nửa sau thế kỷ 20 đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình pháp
điển hóa thế hệ quyền này trong pháp luật quốc gia và quốc tế. Văn kiện pháp lý quốc tế tiêu biểu
nhất đề cập đến thế hệ quyền này là Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hoá, xã hội, 1966
(sau đây viết tắt là ICESCR).
- Thế hệ thứ ba, các quyền tập thể: Thế hệ quyền này bao gồm các quyền tập thể, tiêu biểu như quyền
tự quyết dân tộc (right to self-determination); quyền phát triển (right to development); quyền với các
nguồn tài nguyên thiên nhiên (right to natural resources); quyền được sống trong hoà bình (right to
peace); quyền được sống trong môi trường trong lành (right to a healthy environment)... Danh mục
các quyền thuộc thế hệ quyền này vẫn đang được bổ sung, trong đó những quyền được đề cập gần lOMoAR cPSD| 45740413
đây bao gồm: quyền được thông tin và các quyền về thông tin (right to communicate; communication
rights); quyền được hưởng thụ các giá trị văn hóa (right to participation in cultural heritage). Những
văn kiện pháp lý quốc tế tiêu biểu hiện nay đề cập đến thế hệ quyền này là Tuyên ngôn về trao trả
độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa, 1960; Hai công ước cơ bản về nhân quyền năm 1966
là ICCPR (Điều 1), ICESCR (Điều 1); Tuyên bố về quyền của các dân tộc được sống trong hoà bình,
1984; Tuyên bố về quyền phát triển, 1986...
Ngoại trừ một số quyền như quyền tự quyết dân tộc, nhiều quyền trong thế hệ thứ ba chưa được pháp
điển hóa bằng các điều ước quốc tế, mà chủ yếu mới chỉ được đề cập trong các tuyên bố, tuyên ngôn
(các văn kiện luật mềm - soft law). Vì vậy, tính pháp lý và tính hiện thực của hầu hết các quyền trong
thế hệ này hiện vẫn đang là chủ đề gây tranh cãi.
Câu 2 (Tình huống). Bình luận về Khoản 2, Điều 14 Hiến pháp Việt Nam (2013): “Quyền con
người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì
lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.
- Theo Hiến pháp Việt Nam, ta nhận thấy một sự tiến bộ khi Hiến pháp đã đưa ra giới hạn quyềncon
người. Tuy nhiên có thể thấy việc quy định như trên là chưa chặt chẽ, bởi lẽ Điều 14 Hiến pháp 2013
dường như quy định các quyền con người đều có thể bị hạn chế, trong khi có một số QCN không thể
bị hạn chế/giới hạn trong bất kỳ hoàn cảnh nào (gọi là các quyền tuyệt đối (absolute rights))
- Trong luật quốc tế, việc giới hạn QCN được quy định rất chặt chẽ:
• Các điều ước quốc tế về quyền con người cho phép các quốc gia thành viên áp đặt một số điều
kiện với việc thực hiện/hưởng thụ một số quyền con người nhất định.
• Mục tiêu: bảo vệ trật tự, an ninh và đời sống của cộng đồng; các quyền và tự do hợp pháp của người khác.
• Những điều kiện trong việc giới hạn quyền:
o Phải được quy định bằng pháp luật o Không trái bản chất của các
quyền bị giới hạn
o Chỉ khi đó là cần thiết trong một xã hội dân chủ, nhằm mục đích duy
nhất là để thúc đẩy phúc lợi chung của cộng đồng (bảo vệ an ninh quốc
gia (national security), bảo đảm an toàn cho cộng đồng (public safety),
bảo vệ sức khỏe hay đạo đức của cộng đồng (public health or moral),
bảo vệ các quyền, tự do hợp pháp của người khác (rights and freedoms
of others) Một số quyền có thể bị giới hạn:
o Quyền thành lập, gia nhập công đoàn và quyền đình công (Điều 8
ICESCR) o Quyền tự do đi lại, cư trú, xuất nhập cảnh (Điều 12 ICCPR)
o Quyền được xét xử công khai (Điều 14 ICCPR)
o Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo (Điều 18 ICCPR) o
Quyền tự do ngôn luận (Điều 19 ICCPR) o Quyền hội họp hòa bình
(Điều 21 ICCPR) o Quyền tự do lập hội (Điều 22 ICCPR) Phiếu thi số 4
Câu 1 (Lý thuyết). Phân tích những yêu cầu đặc thù trong việc bảo đảm thực hiện hai nhóm
quyền dân sự, chính trị và nhóm quyền kinh tế, xã hội, văn hóa.
Nhóm quyền dân sự, chính trị là nhóm quyền chủ động, trong đó các chủ thể tự mình thực thi/thụ
hưởng quyền của mình (ví dụ: quyền sống, quyền tự do biểu đạt, quyền được bảo vệ đời tư, v.v). Vì lOMoAR cPSD| 45740413
vậy, việc bảo đảm cho nhóm quyền này đòi hỏi cả nghĩa vụ thụ động và nghĩa vụ chủ động của các
chủ thể khác, tức là sự kiềm chế không can thiệp vào việc hưởng thụ quyền của chủ thể có quyền (nghĩa
vụ tôn trọng) và sự ngăn chặn sự vi phạm của chủ thể khác đối với bên có quyền (nghĩa vụ bảo vệ).
Nhóm quyền kinh tế, văn hóa, xã hội là nhóm quyền thụ động (ví dụ: quyền được hưởng an sinh xã
hội, quyền được lao động, quyền giáo dục, v.v), trong đó các chủ thể khác phải có nghĩa vụ chủ động
hành động, có những biện pháp hỗ trợ (nghĩa vụ thực hiện) để bảo đảm nhóm quyền này (ví dụ: để bảo
đảm quyền giáo dục, mà ít nhất là giáo dục tiểu học, nhà nước có nghĩa vụ xây dựng, cung cấp cơ sở
vật chất phục vụ cho việc dạy và học, kêu gọi hoặc điều động giáo viên đến các vùng khó khăn, v.v)
Câu 2 (Tình huống). Bình luận về quy định tại Khoản 1 Điều 15 Hiến pháp Việt Nam (2013) rằng
“Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân”.
Điều 15 Hiến pháp VN là một quan điểm hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với quy định của thế giới.
Tuy nhiên có thể nhận thấy, quy định trên dường như cũng chỉ được hô hào như một khẩu hiệu: “Quyền
công dân không tách rời nghĩa vụ công dân”. Bởi lẽ, đã là nghĩa vụ thì phải có chế tài, nếu không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng đều phải chịu chế tài, nhưng Việt Nam thì không. Phiếu thi số 5
Câu 1 (Lý thuyết). Nêu và phân tích nội hàm của nghĩa vụ quốc gia về quyền con người. Nêu ví dụ minh họa.
Theo nhận thức phổ biến của cộng đồng quốc tế, để bảo đảm nhân quyền, các nhà nước có ba nghĩa vụ cụ thể như sau:
Thứ nhất, nghĩa vụ tôn trọng (obligation to respect): Nghĩa vụ này đòi hỏi các nhà nước không được
tuỳ tiện tước bỏ, hạn chế hay can thiệp, kể cả trực tiếp hoặc gián tiếp, vào việc hưởng thụ các quyền con người.
Thứ hai, nghĩa vụ bảo vệ (obligation to protect): Nghĩa vụ này đòi hỏi các nhà nước phải ngăn chặn
sự vi phạm nhân quyền của các bên thứ ba.
Thứ ba, nghĩa vụ thực hiện (obligation to fulfil): Nghĩa vụ này đòi hỏi các nhà nước phải có những
biện pháp nhằm hỗ trợ công dân trong việc thực hiện các quyền con người.
Ngoài ra, liên quan đến bảo đảm các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, người ta còn đề cập đến các khái
niệm nghĩa vụ tổ chức (obligation of conduct) và nghĩa vụ đạt được kết quả (obligation of result).
Nghĩa vụ tổ chức đòi hỏi các quốc gia phải có những biện pháp để bảo đảm thực thi các quyền, ví dụ
như để cấm lao động cưỡng bức, đưa ra các chương trình chăm sóc sức khỏe cho nhân dân hay bảo
đảm giáo dục tiểu học miễn phí cho mọi trẻ em... Nghĩa vụ đạt được kết quả đòi hỏi các quốc gia phải
bảo đảm rằng những biện pháp đề ra phải mang tính khả thi và hiệu quả, với những kết quả xác định
được, chứ không phải chúng được xây dựng một cách hình thức.
Câu 2 (Tình huống). Bình luận về Khoản 1 Điều 12 Luật Xuất bản (2012): “Cơ quan, tổ chức sau
đây được thành lập nhà xuất bản: a) Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội
ở trung ương và cấp tỉnh; b) Đơn vị sự nghiệp công lập ở trung ương, tổ chức chính trị xã hội -
nghề nghiệp ở trung ương trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và tài liệu khoa học, học thuật.” -
Theo quy định tại Điều 18, 19 ICCPR; theo Điều 25 Hiến pháp 2013: “Công dân có quyền tự
do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền
này do pháp luật quy định”. -
Có thể thấy rằng, Khoản 1 Điều 12 Luật Xuất bản đã giới hạn Quyền tự do xuất bản của công
dân,chỉ giới hạn trong một số cơ quan, tổ chức nhất định. Phiếu thi số 6
Câu 1 (Lý thuyết). Tạm dừng (tạm đình chỉ) thực hiện quyền là gì? Nêu và phân tích những yêu
cầu với các quốc gia trong việc tạm dừng thực hiện một số quyền con người. lOMoAR cPSD| 45740413
Tạm dừng (tạm đình chỉ) thực hiện quyền là áp dụng những biện pháp hạn chế việc thực hiện các quyền
trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, việc hạn chế này không được áp dụng tùy tiện mà
chỉ áp dụng với một số quyền trong tình trạng khẩn cấp. Ngoài ra, tại điều 4 ICCPR cũng đòi hỏi:
Thứ nhất, việc tạm đình chỉ như vậy phải thực sự xuất phát từ tình huống khẩn cấp, do tình hình bắt
buộc phải làm để cứu vãn sự sống còn của quốc gia.
Thứ hai, các biện pháp áp dụng không được trái với những nghĩa vụ khác xuất phát từ luật pháp quốc
tế, và đặc biệt là không được mang tính chất phân biệt đối xử về chủng tộc, màu da, tôn giáo, giới tính,
ngôn ngữ hoặc nguồn gốc xã hội.
Thứ ba, kể cả trong tình huống khẩn cấp, các quốc gia cũng không được tạm đình chỉ việc thực hiện
những quyền bao gồm: quyền sống (Điều 6), quyền không bị tra tấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hay
hạ nhục (Điều 7), quyền không bị bắt giữ làm nô lệ hay nô dịch (Điều 8), quyền không bị bỏ tù chỉ vì
lý do không hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng (Điều 11), quyền không bị áp dụng hồi tố trong tố
tụng hình sự (Điều 15), quyền được công nhận là thể nhân trước pháp luật (Điều 16), quyền tự do tư
tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo (Điều 18). Những quyền này được gọi là những quyền không thể bị đình
chỉ (không thể bị hạn chế) (non-derogatable rights).
Thứ tư, khi quyết định tạm đình chỉ thực hiện quyền, phải thông báo ngay cho các quốc gia thành viên
khác của ICCPR thông qua Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, trong đó nêu rõ những biện pháp cụ thể đã
áp dụng và thời gian dự định sẽ chấm dứt các biện pháp đó.
Câu 2 (Tình huống). Bình luận về Điều 96 của Luật Giáo dục (2005), quy định về Ban đại diện
cha mẹ học sinh, rằng: “Ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức trong mỗi năm học ở giáo dục
mầm non và giáo dục phổ thông, do cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh từng lớp, từng trường cử
ra để phối hợp với nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục. Không tổ chức ban đại diện cha
mẹ học sinh liên trường và ở các cấp hành chính.”
Ban đại diện cha mẹ học sinh hoàn toàn có thể được coi là một hội, mà con người có quyền tự do lập
hội theo quy định tại điều 21, 22 ICCPR. Vì thế việc cấm tổ chức ban đại diện cha mẹ học sinh liên
trường và ở các cấp hành chính là đi ngược với quyền tự do lập hội. Hơn nữa, việc liên kết cha mẹ học
sinh là một điều tốt đẹp đối với giáo dục. Phiếu thi số 7
Câu 1 (Lý thuyết). Giới hạn áp dụng quyền là gì? Nêu và phân tích điều kiện và những yêu cầu
với các quốc gia trong việc giới hạn áp dụng một số quyền con người.
Khác với áp dụng biện pháp hạn chế quyền trong hoàn cảnh khẩn cấp cho phép các quốc gia có thể
tuyên bố tình trạng khẩn cấp để áp dụng biện pháp hạn chế quyền, giới hạn áp dụng của một số quyền
(limitation of rights) là quy định được ghi nhận trong một số điều ước quốc tế về quyền con người,
cho phép các quốc gia thành viên áp đặt một số điều kiện thực hiện/hưởng thụ một số quyền con người
nhất định. Tương tự như hạn chế áp dụng quyền đã nêu ở trên, không phải tất cả mọi quyền con người
đều có thể bị giới hạn. Những quyền không bị giới hạn được gọi là các quyền tuyệt đối (absolute rights).
Quy định về giới hạn của quyền có sự khác nhau trong các điều ước quốc tế về quyền con người. Một
số điều ước, ví dụ như ICESCR dành hẳn một điều riêng (Điều 4) đề cập đến vấn đề này, gọi là điều
khoản giới hạn chung (general limitation clause) áp dụng cho tất cả các quyền trong Công ước; trong
khi ở một số điều ước khác, việc giới hạn được đề cập trong một số điều quy định về các quyền cụ thể.
Theo Điều 4 ICESCR, các quốc gia thành viên có thể đặt ra những giới hạn với các quyền ghi nhận
trong Công ước, với các điều kiện sau: lOMoAR cPSD| 45740413
Thứ nhất, những giới hạn đó phải được quy định rõ trong pháp luật quốc gia. Yêu cầu này nhằm để
tránh sự tùy tiện trong việc áp đặt các giới hạn về quyền. Cũng cần hiểu rằng, kể cả khi những điều
kiện hạn chế được quy định trong pháp luật quốc gia thì chúng cũng không được trái với nội dung của ICESCR.
Thứ hai, những giới hạn đặt ra phải không trái với bản chất và không làm ảnh hưởng đến việc thực
hiện các quyền khác có liên quan. Yêu cầu này nhằm bảo đảm những giới hạn đặt ra không làm tổn
hại đến khả năng của các cá nhân có liên quan trong việc hưởng thụ các quyền đó. Do bản chất của
một số quyền con người, đặc biệt là các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa là khá trừu tượng nên việc đánh
giá là một giới hạn đặt ra có trái hay không với bản chất của một quyền thường phải dựavào việc xem
xét vấn đề trong bối cảnh cụ thể.
Thứ ba, việc đặt ra các hạn chế về quyền khi thực sự cần thiết trong một xã hội dân chủ và chỉ nhằm
mục đích duy nhất là để thúc đẩy phúc lợi chung của cộng đồng. Liên quan đến điều kiện này, trong
một số điều ước khác, danh mục các mục đích được bổ sung thêm một số yếu tố như để bảo vệ an
ninh quốc gia (national security), để bảo đảm an toàn cho cộng đồng (public safety), để bảo vệ sức
khỏe hay đạo đức của cộng đồng (public health or moral), và để bảo vệ các quyền, tự do hợp pháp
của người khác (rights and freedoms of others).
Một số quyền trong ICCPR và ICESCR cho phép các quốc gia thành viên hai công ước này có thể đặt
ra những giới hạn áp dụng, bao gồm:
- Quyền thành lập, gia nhập công đoàn và quyền đình công (Điều 8 ICESCR)
- Quyền tự do đi lại, cư trú, xuất nhập cảnh (Điều 12 ICCPR)
- Quyền được xét xử công khai (Điều 14 ICCPR)
- Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo (Điều 18 ICCPR)
- Quyền tự do ngôn luận (Điều 19 ICCPR)
- Quyền hội họp hòa bình (Điều 21 ICCPR)
- Quyền tự do lập hội (Điều 22 ICCPR)
Câu 2 (Tình huống). Bình luận về nhận định rằng: “Quyền im lặng khác với quyền bào chữa.
Quyền im lặng không phải quyền con người.”
- Quyền im lặng đã phần nào được quy định trong Bộ luật TTHS. Theo quan điểm cho rằng Quyền
im lặng khác với quyền bào chữa và quyền im lặng không phải là quyền con người thì nhận định đó không đúng, bởi lẽ:
- Thứ nhất: áp dụng quyền im lặng cho người bị bắt, tạm giữ, bị can, bị cáo là để thực thi quyền
đượcbào chữa của họ được quy định trong Hiến pháp, nâng cao vị thế, vai trò của Luật sư trong các
vụ án, nâng cao nghiệp vụ điều tra, truy tố, xét xử, chống sự lạm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng và chống oan sai
- Thứ hai: Quyền im lặng chính là yếu tố của quyền con người. Khi người bị bắt, tạm giữ, bị can,
bịcáo bị lôi cuốn vào vòng tố tụng, với một bên là cơ quan nhà nước có quyền lực, kinh nghiệm,
chuyên môn nghiệp vụ cao thì rất dễ sẽ rơi vào xâm phạm QCN của kẻ tình nghi. Cốt lõi của quyền
im lặng thể hiện tối đa QCN, bảo vệ công dân trong mối quan hệ với nhà nước và chống sự lạm
quyền của cơ quan tiến hành tố tụng. Nó là quyền phải được NN bảo đảm cho công dân.
Như vậy, cần ghi nhận quyền im lặng để tránh oan sai, chống bức cung nhục hình, mớm cung, các sai
phạm trong tiến hành tố tụng. Là một cách hữu hiệu để QCN được thực thi một cách tuyệt đối. Và
nhận định trên theo quan điểm của em là không đúng Phiếu thi số 8
Câu 1 (Lý thuyết). Nêu tên 9 công ước được coi là “các văn kiện quốc tế cốt lõi về nhân quyền”.
• Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, 1966 (ICCPR);
• Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, 1966 (ICESCR); lOMoAR cPSD| 45740413
• Công ước quốc tế về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử về chủng tộc, 1965 (ICERD);
• Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, 1979 (CEDAW);
• Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt và đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục khác, 1984 (CAT); lOMoAR cPSD| 45740413
• Công ước về quyền trẻ em, 1989 (CRC);
• Công ước quốc tế về bảo vệ các quyền của tất cả người lao động di trú và các thành viên trong
gia đình họ, 1990 (ICRMW);
• Công ước quốc tế về bảo vệ tất cả mọi người khỏi bị đưa đi mất tích, 2006 (ICPPED);
• Công ước về quyền của những người khuyết tật, 2006 (ICRPD)
Câu 2 (Tình huống). Bình luận về nhận định cho rằng “Khi nhà nước chưa ban hành Luật Biểu
tình, mọi cuộc biểu tình đều là bất hợp pháp.”
Nhận định này là không chính xác, bởi Hiến pháp đã trao cho công dân quyền biểu tình, còn Luật Biểu
tình chỉ có trách nhiệm làm rõ hơn quyền đó, quy định những hành động hợp pháp và không hợp pháp
của người tham gia biểu tình hay trách nhiệm của bên thứ ba.Vì vậy, việc có hay chưa có Luật Biểu
tình không ngăn cản công dân thực hiện quyền biểu tình của mình. Phiếu thi số 9
Câu 1 (Lý thuyết). Liệt kê và phân loại những quyền và tự do cơ bản được nêu trong Công ước
quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR, 1966).
ICCPR quy định về nhiều quyền dân sự và chính trị, trong đó có 3 quyền có vị trí đặc biệt, đó là: 1.
Quyền tự quyết (Điều 1): do đây là một quyền tập thể thuộc về các dân tộc, có ý nghĩa đối với
việcbảo đảm tất cả các quyền con người khác; 2.
Quyền bình đẳng (các Điều 2 (1), 3 và 26): do đây đồng thời là một nguyên tắc bao trùm, đòi
hỏibảo đảm khi thực hiện các quyền con người; và 3.
Quyền của người thiểu số (Điều 27): do đây là tập hợp một số quyền cá nhân thuộc về các
nhóm.Ngoài ba quyền trên, các quyền còn lại trong ICCPR có thể xếp thành hai nhóm như sau: Nhóm
các quyền dân sự gồm:
1. Quyền sống (Điều 6);
2. Quyền không bị tra tấn (Điều 7);
3. Quyền tự do không bị buộc làm nô lệ hay nô dịch (Điều 8);
4. Quyền tự do và an toàn cá nhân (còn được gọi là quyền không bị bắt hoặc giam giữ tùy tiện) (Điều 9);
5. Quyền được đối xử nhân đạo của người bị tước tự do (Điều 10)
6. Cấm phạt tù vì nghĩa vụ dân sự (Điều 11);
7. Quyền tự do đi lại và cư trú (Điều 12);
8. Quyền về thủ tục khi bị trục xuất (Điều 13);
9. Quyền về xét xử công bằng (Điều 14);
10.Cấm áp dụng luật hồi tố (Điều 15);
11. Quyền được thừa nhận là thể nhân trước pháp luật (Điều 16)
12. Quyền bảo vệ sự riêng tư (Điều 17);
13. Quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo (Điều 18);
14.Quyền tự do biểu đạt (Điều 19);
15. Bảo vệ gia đình (Điều 23); 16.
Bảo vệ trẻ em (Điều 24 );
Nhóm các quyền chính trị gồm:
17. Quyền tự do hội họp (Điều 21);
18. Quyền tự do hiệp hội (Điều 22); 19. Quyền tham gia chính trị (Điều 25). lOMoAR cPSD| 45740413
Câu 2 (Tình huống). Một thành phố ở Tân Cương, Trung Quốc, là nơi có nhiều người Hồi giáo
sinh sống, đã ra một quy định cấm các hành khách sau lên xe buýt: những người đeo mạng che
mặt, khăn trùm đầu, mặc quần áo rộng thùng thình (bộ quần áo dài của người Hồi giáo có tên
gọi jilbab) và những người để râu dài. Quy định này sẽ áp dụng trong vòng 2 tháng, nhằm giúp
tăng cường an ninh, cho tới ngày tổ chức xong một sự kiện thể thao quốc tế tại thành phố. Bình
luận về biện pháp mà thành phố đã áp dụng đó dưới góc độ luật nhân quyền quốc tế.
Quy định mà thành phố ở Tân Cương áp dụng đó là một biện pháp hạn chế quyền của công dân mà
thành phố này áp dụng. Tuy nhiên có một số vấn đề cần lưu ý như sau:
- Mục đích của việc áp dụng biện pháp này để làm gì? - nhằm giúp tăng cường an ninh, cho tới ngàytổ
chức xong một sự kiện thể thao quốc tế tại thành phố. Tuy nhiên, LQT quy định hạn chế quyền – Chỉ
khi đó là cần thiết trong một xã hội dân chủ, nhằm mục đích duy nhất là để thúc đẩy phúc lợi chung
của cộng đồng (bảo vệ an ninh quốc gia (national security), bảo đảm an toàn cho cộng đồng (public
safety), bảo vệ sức khỏe hay đạo đức của cộng đồng (public health or moral), bảo vệ các quyền, tự
do hợp pháp của người khác (rights and freedoms of others)
- Nó có xâm phạm đến quyền không bị phân biệt đối xử của công dân ở đây không? Có vì hầu hếtcông
dân ở đây đều theo đạo Hồi, mà xe bus là phương tiện di chuyển cơ bản của cong người nên không
ngoại trừ những người hồi giáo. Mà những đặc điểm như mô tả trong quy định cấm là những đặc
điểm phổ biến của người Hồi giáo, vì vậy nó thể hiện sự phân biệt đối xử.
Hơn nữa, theo ủy ban giám sát ICCPR, quyền không bị phân biệt đối xử phải được áp dụng trong mọi
tình huống, kể cả trong tình trạng khẩn cấp của quốc gia. Do đó, quy định của thành phố này thể hiện
một sự phân biệt đối xử
- Quy định này có cần thiết không? Không Phiếu thi số 10
Câu 1 (Lý thuyết). Nêu nội dung cơ bản của quyền được xét xử công bằng theo quy định của
Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR, 1966).
Quyền được xét xử công bằng đầu tiên được đề cập trong các Điều 10 và 11 UDHR và sau đó được tái
khẳng định và cụ thể hóa trong các Điều 14, 15 và 11 ICCPR.
Điều 14 ICCPR cụ thể hóa các quyền bình đẳng trước tòa án, quyền được suy đoán vô tội và một loạt
bảo đảm tố tụng tối thiểu khác dành cho bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự. Bao gồm các nội dung
chính là: 1) Mọi người đều bình đẳng trước các toà án và cơ quan tài phán; có quyền được xét xử công
bằng và công khai bởi một toà án có thẩm quyền, độc lập, không thiên vị; 2) Người bị cáo buộc là
phạm tội hình sự có quyền được coi là vô tội cho tới khi hành vi phạm tội của người đó được chứng
minh theo pháp luật; 3) Trong quá trình xét xử về một tội hình sự, mọi người đều có quyền được hưởng
một cách đầy đủ và hoàn toàn bình đẳng những bảo đảm tối thiểu như: a) Được thông báo không chậm
trễ và chi tiết bằng một ngôn ngữ mà người đó hiểu về bản chất và lý do buộc tội mình; b) Có đủ thời
gian và điều kiện thuận lợi để chuẩn bị bào chữa và liên hệ với người bào chữa do chính mình lựa
chọn...; 4) Tố tụng áp dụng đối với những người chưa thành niên phải xem xét tới độ tuổi của họ và
mục đích thúc đẩy sự phục hồi nhân cách của họ...
Điều 15 ICCPR chi tiết hóa bảo đảm về quyền không bị xét xử hồi tố, trong đó nêu rõ: Không ai bị
coi là phạm tội vì một hành động hoặc không hành động mà không cấu thành tội phạm theo pháp luật
quốc gia hoặc pháp luật quốc tế tại thời điểm thực hiện hành vi đó. Cũng không được áp dụng hình
phạt nặng hơn hình phạt đã ấn định tại thời điểm hành vi phạm tội được thực hiện. Nếu sau khi xảy ra
hành vi phạm tội mà luật pháp quy định hình phạt nhẹ hơn với hành vi đó, thì người phạm tội được
hưởng mức hình phạt nhẹ hơn. lOMoAR cPSD| 45740413
Điều 11 ICCPR tái khẳng định bảo đảm về quyền không bị bỏ tù chỉ vì không hoàn thành nghĩa vụ
theo hợp đồng, trong đó nêu rõ: Không ai bị bỏ tù chỉ vì lý do không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng.
Câu 2 (Tình huống). Cơ quan an ninh của một quốc gia đã được phép dùng các biện pháp tra
tấn với nghi can khủng bố với lý do là để lấy lời khai, qua đó ngăn chặn các vụ khủng bố gây
thiệt hại tính mạng cho nhiều người. Bình luận về biện pháp đó dưới góc độ luật nhân quyền quốc tế.
Theo điều 1 CAT (Công ước chống tra tấn), tra tấn được hiểu là bất kì hành vi nào cố ý gây đau đớn
hoặc đau khổ nghiêm trọng về thể xác hay tinh thần cho một người, vì những mục đích như lấy thông
tin hoặc lời thú tội…do một công chức hay người với tư cách chính thức gây ra, hay với sự xúi giục,
đồng tình hoặc ưng thuận của một công chức. Điều này cũng loại trừ những đau khổ xuất phát từ các
biện pháp trừng phạt hợp pháp.
Dưới góc độ của Luật nhân quyền quốc tế, thì điều 1 CAT áp dụng đối với tất cả mọi người, không loại
trừ bất cứ ai kể cả những kẻ khủng bố. Vậy nên việc áp dụng biện pháp tra tấn đối với kẻ khủng bố là
trái với nguyên tắc của Luật nhân quyền. Phiếu thi số 11
Câu 1 (Lý thuyết). Nêu nội dung cơ bản của quyền tự do quan điểm và biểu đạt theo quy định
của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR, 1966).
Quyền tự do quan điểm và biểu đạt (freedom of opinion and expression) đầu tiên được ghi nhận trong
Điều 19 UDHR. Sau đó, quyền này được tái khẳng định và cụ thể hóa trong các Điều 19 và 20
ICCPR. Theo Điều 19 ICCPR, mọi người có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp.
Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi
thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc
dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn
của họ (Khoản 1 và 2). Khoản 3 Điều này xác định quyền tự do biểu đạt “phải được thực hiện kèm
theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Vì vậy, quyền này có thể phải chịu một số hạn chế
nhất định được quy định trong pháp luật và là cần thiết để: (a) tôn trọng các quyền hoặc uy tín của
người khác và; (b) để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sự bình yên hoặc đạo đức xã hội”.
Nội dung Điều 19 ICCPR sau đó còn được UNHRC làm rõ thêm trong Bình luận chung số 10 thông
qua tại phiên họp lần thứ 19 năm 1983 của Ủy ban. Theo văn kiện này, quyền được giữ quan điểm
của mình mà không bị ai can thiệp nêu ở Khoản 1 Điều 19 là quyền tuyệt đối, không được hạn chế hay
tước bỏ trong bất cứ hoàn cảnh nào, kể cả trong tình huống khẩn cấp của quốc gia (đoạn 1). Bổ sung
cho quy định trong Điều 19, Điều 20 ICCPR đề cập một hạn chế cần thiết của quyền tự do biểu đạt,
theo đó, mọi hình thức tuyên truyền cho chiến tranh, mọi chủ trương gây hằn thù dân tộc, chủng tộc
hoặc tôn giáo để kích động sự phân biệt đối xử về chủng tộc, sự thù địch, hoặc bạo lực đều phải bị pháp luật nghiêm cấm.
Gần đây, trong năm 2011, HRC thông qua Bình luận chung số 34 về quyền tự do quan điểm và biểu
đạt. Trong Bình luận chung số 34 (đoạn 11), HRC giải thích quyền biểu đạt tại khoản 2 Điều 19 “bao
gồm các tranh luận chính trị, bình luận về một người và về các vấn đề chung, vận động, thảo tậuht
ệhgn àv aóh n愃v ềv tạđ uểib các ,íhc oáb ,iờưgn noc nềyuq ềv nậul, giáo dục và tranh luận tôn
giáo”. Bình luận chung số 34 làm rõ nhiều khía cạnh của quyền tự quan điểm và biểu đạt, đồng thời
đặc biệt lưu ý đến quyền tiếp cận các thông tin nắm giữ bởi các cơ quan nhà nước. Mặc dù Điều 19
không đề cập đến thuật ngữ “tiếp cận thông tin”, HRC giải thích rằng quyền này được bao hàm trong
khoản 2 Điều 19, theo đó, mọi người có quyền tiếp cận thông tin mà các cơ quan công quyền nắm giữ,
các thông tin đó bao gồm các dạng hồ sơ bất kể hình thức lưu trữ, nguồn tin và ngày xác lập. Quyền
tiếp cận thông tin bao gồm quyền của truyền thông được tiếp cận thông tin về các vấn đề công, quyền lOMoAR cPSD| 45740413
của công chúng nói chung được tiếp nhận sản phẩm truyền thông, quyền của cá nhân biết được các cơ
quan công quyền, cá nhân hay tổ chức nào kiểm soát, có thể kiểm soát dữ liệu cá nhân của mình… (đoạn 18).
Câu 2 (Tình huống). Công ty X treo bảng tuyển dụng lao động trước cổng công ty. Bảng này có
dòng chữ “Không tuyển phụ nữ đang mang thai, không tuyển người có hộ khẩu tỉnh M và tỉnh N”.
Bình luận về nội dung của bảng này.
Nội dung trên tấm bảng này của Công ty X đã thể hiện sự phân biệt đối xử giữa các công dân mà ở đây
đó là sự phân biệt đối xử với những người lao động nữ và những người lao động ở tỉnh M và N.
Bên cạnh đó xâm phạm quyền tự do của công dân về việc làm.
Điều 1 UDHR nêu rõ, mọi người sinh ra đều được tự do, bình đẳng về nhân phẩm và các quyền. Điều
2 UDHR quy định: mọi người đều được hưởng tất cả các quyền và tự do mà không có bất kỳ sự phân
biệt nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác,
nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hay các địa vị khác.
Hai điều kể trên được nhắc lại và cụ thể hóa trong Điều 2 và 3 của ICCPR. Điều 3 tập trung khía cạnh
đảm bảo bình đẳng giữa nam và nữ trong việc thực hiện các quyền dân sự mà công ước đã quy định Phiếu thi số 12
Câu 1 (Lý thuyết). Nêu nội dung cơ bản của quyền tham gia quản lý đất nước theo quy định của
Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR, 1966).
Điều 25 ICCPR tái khẳng định và cụ thể hóa quy định trong Điều 21 UDHR, trong đó nêu rõ: Mọi
công dân, không có bất kỳ sự phân biệt nào... và không có bất kỳ sự hạn chế bất hợp lý nào, đều có
quyền và cơ hội để: a) Tham gia điều hành các công việc xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua
những đại diện do họ tự do lựa chọn; b) Bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử định kỳ chân thực,
bằng phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín, nhằm đảm bảo cho cử tri được tự do bày tỏ ý
nguyện của mình; c) Được tiếp cận với các chức vụ công ở đất nước mình trên cơ sở bình đẳng. Câu
2 (Tình huống). Một công dân Việt Nam cho rằng quyền tự do ngôn luận của mình bị xâm phạm
và đã sử dụng hết các cơ chế khiếu nại, khiếu kiện ở trong nước nhưng không được bảo vệ. Công
dân này có thể gửi đơn khiếu nại đến Ủy ban Nhân quyền (HRC) Liên Hợp quốc yêu cầu xem xét
vụ việc của mình không?
Đối với cơ chế dựa trên Hiến chương, bất kì ai cũng có thể gửi các khiếu nại về việc bị vi phạm nhân
quyền. Trước đây có thủ tục 1503, nhưng hiện giờ thủ tục này đã được cải tiến hướng đến cá nhân hơn và kịp thời hơn. Phiếu thi số 13
Câu 1 (Lý thuyết). Liệt kê và phân loại những quyền và tự do cơ bản được nêu trong Công ước
quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR, 1966).
Các quyền kinh tế (Economic Rights)
• Quyền được hưởng và duy trì tiêu chuẩn sống thích đáng. Các quyền lao động.
Các quyền xã hội (Social Rights)
Quyền được hưởng an sinh xã hội.
• Quyền được hỗ trợ về gia đình.
• Quyền được hưởng sức khỏe về thể chất và tinh thần.
Các quyền văn hóa (Cultural Rights) Quyền được giáo dục.
• Quyền được tham gia vào đời sống văn hóa và được hưởng các thành tựu của khoa học.
Câu 2 (Tình huống). Một công dân Việt Nam cho rằng quyền tự do ngôn luận của
mình bị xâm phạm và đã sử dụng hết các cơ chế khiếu nại, khiếu kiện ở trong nước lOMoAR cPSD| 45740413
nhưng không được bảo vệ. Công dân này có thể gửi đơn khiếu nại đến Báo cáo viên
đặc biệt về tự do biểu đạt của Liên Hợp quốc yêu cầu xem xét vụ việc của mình không?
Trong tình huống trên, Công dân Việt Nam có thể gửi đơn khiếu nại yêu cầu xem xét vụ việc của mình. Bởi vì:
Theo cơ chế dựa trên Hiến chương Liên hợp quốc để bảo vệ QCN khi bị xâm phạm:
+ Đối với cơ chế này thì bất kỳ ai cũng có thể gửi khiếu nại về vi phạm nhân quyền
+ Trong đó, cơ quan chuyên trách về QCN của LHQ có Hội đồng nhân quyền (HRC). Cơ chế của cơ
quan này có các thủ tục đặc biệt (là các chuyên gia có nhiệm vụ theo dõi, nhận và xem xét các khiếu
nại nhân quyền, đưa ra ý kiến tư vấn, báo cáo công khai về tình hình nhân quyền trong từng lĩnh vực
hoặc tại một số quốc gia cụ thể), thủ tục khiếu nại (nhận và xem xét khiếu nại về vi phạm nhân quyền).
Đây là cách thức nhanh chóng cho việc nộp các khiếu tố các nhân bị vi phạm nhân quyền, phương thức
này khá hữu hiệu để có thể có được sự can thiệp trực tiếp của LHQ vào các vụ việc đơn lẻ.
+ Đơn khiếu nại theo Thủ tục đặc biệt này có thể gửi đến Nhóm công tác hoặc Báo cáo viên đặc biệt
hay Chuyên gia độc lập tùy vào nhân quyền bị vi phạm Phiếu thi số 14
Câu 1 (Lý thuyết). Nêu nội dung cơ bản của quyền lao động theo quy định của Công ước quốc tế
về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR, 1966).
ICESCR cụ thể hóa các quyền về lao động nêu ở UDHR tại các Điều 6, 7 và 8.
Theo Khoản 1 Điều 6, các quốc gia thành viên Công ước này thừa nhận quyền làm việc, trong đó bao
gồm quyền của tất cả mọi người có cơ hội kiếm sống bằng công việc do họ tự do lựa chọn hoặc chấp
nhận, và các quốc gia phải thi hành các biện pháp thích hợp để bảo đảm quyền này.
Khoản 2 Điều 6 quy định, các quốc gia thành viên Công ước phải tiến hành các biện pháp để thực
hiện đầy đủ quyền này, bao gồm triển khai các chương trình đào tạo kỹ thuật và hướng nghiệp, các
chính sách và biện pháp kỹ thuật nhằm đạt tới sự phát triển vững chắc về kinh tế, xã hội và văn hoá,
tạo công ăn việc làm đầy đủ và hữu ích với điều kiện bảo đảm các quyền tự do cơ bản về chính trị và
kinh tế của từng cá nhân.
Điều 7 ICESCR khẳng định quyền của mọi người được hưởng những điều kiện làm việc công bằng
và thuận lợi, đặc biệt là được bảo đảm: a, Thù lao thoả đáng và công bằng cho tất cả mọi người làm
công tối thiểu để bảo đảm cuộc sống tương đối đầy đủ cho họ và gia đình họ; b) Những điều kiện làm
việc an toàn và lành mạnh; c) Cơ hội ngang nhau cho mọi người trong việc được đề bạt lên chức vụ
thích hợp cao hơn, chỉ cần xét tới thâm niên và năng lực làm việc; d) Sự nghỉ ngơi, thời gian rảnh rỗi,
giới hạn hợp lý số giờ làm việc, những ngày nghỉ thường kỳ được hưởng lương cũng như thù lao cho những ngày nghỉ lễ.
Điều 8 ICESCR khẳng định quyền của mọi người được thành lập và gia nhập công đoàn do mình lựa
chọn, theo quy chế của tổ chức đó, để thúc đẩy và bảo vệ các lợi ích kinh tế và xã hội của mình. Cùng
với quyền này là quyền đình công với điều kiện là phải được thực hiện phù hợp với pháp luật của mỗi nước.
Câu 2 (Tình huống). Một công dân Việt Nam cho rằng quyền tự do lập hội của mình bị xâm
phạm và đã sử dụng hết các cơ chế khiếu nại, khiếu kiện ở trong nước nhưng không được bảo
vệ. Công dân này có thể gửi đơn khiếu nại đến Báo cáo viên đặc biệt về tự do hội họp hòa bình và
lập hội của Liên Hợp quốc yêu cầu xem xét vụ việc của mình không?
Nhiệm vụ của các báo cáo viên đặc biệt là thu thập thông tin có liên quan từ tất cả các nguồn có thể và
quyết định các biện pháp điều tra thích hợp để làm rõ vấn đề, sau đó báo cáo với Ủy ban Nhân quyền
trong phiên họp gần nhất. Báo cáo viên đặc biệt không phải là người/cơ quan có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại. Vì vậy, công dân này không thể gửi đơn khiếu nại đến báo cáo viên đặc biệt mà phải gửi
đến Ủy ban Nhân quyền. lOMoAR cPSD| 45740413 Phiếu thi số 15
Câu 1 (Lý thuyết). Nêu nội dung cơ bản của quyền có mức sống thích đáng theo Công ước quốc
tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR, 1966).
• Nguồn:Điều 25 UDHR, Điều 11 ICESCR
• Nội dung: Mọi người đều có quyền được hưởng một mức sống thích đáng, đủ để đảm
bảo sức khỏe và phúc lợi của bản thân và gia đình, về các khía cạnh ăn, mặc, ở, chăm
sóc y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết, cũng như có quyền được bảo hiểm trong trường
hợp thất nghiệp, đau ốm, tàn phế, góa bụa, già nua hoặc thiếu phương tiện sinh sống do
những hoàn cảnh khách quan vượt quá khả năng đối phó của họ Những điểm lưu ý:
• Bao gồm các khía cạnh: không bị đói (có đủ lương thực, thực phẩm); có nơi ở thích đáng;
có nước uống sạch; được chăm sóc y tế và được bảo trợ trong các hoàn cảnh khó khăn • Quyền không bị đói
• Được cung cấp lương thực, thực phẩm hoặc tiền bạc để mua được lương thực, thực phẩm
ít nhất là đủ cho nhu cầu tối thiểu
• Lương thực, thực phẩm phải sạch, không độc hại, phù hợp về mặt văn hóa
• Áp dụng với mọi đối tượng, chú ý đến những nhóm dễ bị tổn thương
• Trách nhiệm chung của nhà nước, cộng đồng, gia đình, doanh nghiệp
• Quyền có nơi ở thích đáng
• Không đơn thuần chỉ là là quyền có một nơi trú ngụ với một mái che trên đầu mà là
quyền được sống ở một nơi an toàn, thanh bình và xứng đáng với phẩm giá
• “nơi ở thích đáng là...nơi ở với sự bảo đảm thích đáng về tính riêng tư, khoảng không,
an ninh, ánh sáng, sự thông thoáng, kết cấu hạ tầng và địa điểm phù hợp với công việc
và với các cơ sở dịch vụ cơ bản – tất cả đều với chi phí hợp lý’ Quyền có nước sạch
• Rất quan trọng vì là nhu cầu cơ bản, và liên quan mật thiết đến vệ sinh, dịch tễ...
• Là điều kiện tiên quyết để bảo đảm các quyền có sức khỏe, mức sống, nhà ở thích đáng và không bị đói.
• Hàm ý mọi người có quyền tiếp cận với nguồn nước sạch một cách thích đáng, an toàn,
có thể chấp nhận được, có thể chi trả một cách bình đẳng, ổn định
• Sự thích đáng không được hiểu theo nghĩa hẹp là thể tích hay công nghệ mà theo nghĩa
nước là một loại vật phẩm văn hóa và xã hội, chứ không đơn thuần là một loại hàng hóa.
Câu 2 (Tình huống).Việc cha mẹ dùng roi để đánh, răn dạy con có vi phạm quyền trẻ em hay ko?
Theo Điều 5 Công ước về quyền trẻ em (CRC) và xét trong mối quan hệ với các quyền khác của trẻ
em được ghi nhận trong CRC có thể thất sự chỉ bảo, hướng dẫn của cha mẹ không bao gồm biện pháp
bạo lực về thể chất, tinh thần (với ý nghĩa một hình thức kỷ luật buộc trẻ phải tuân theo). Như vậy, cha
mẹ có trách nhiệm nhiệm nuôi dưỡng và chỉ bảo con cái nhưng điều đó không đồng nhất với việc cha
mẹ dùng roi để đánh, răn dạy con. Hành động này có thể được coi là vi phạm tới quyền được tôn trọng
và bảo vệ thân thể của trẻ em.
Tuy nhiên ở Việt Nam, việc cha mẹ dùng roi để đánh, răn dạy con là một điều không phải là lạ, chính
vì vậy mà dường như người ta không quan tâm xem nó có vi phạm nhân quyền hay không Phiếu thi số 16
Câu 1 (Lý thuyết). Nêu nội dung cơ bản của quyền về sức khỏe theo Công ước quốc tế về các
quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR, 1966).
Tuy nhiên, Điều 12 ICESCR được coi là quy định pháp luật quốc tế toàn diện nhất về quyền về sức
khỏe. Theo Điều này, mọi người đều có quyền được hưởng một tiêu chuẩn sức khoẻ về thể chất và tinh lOMoAR cPSD| 45740413
thần ở mức cao nhất có thể được. Các quốc gia thành viên Công ước cần thi hành các biện pháp để
thực hiện đầy đủ quyền này, trong đó bao gồm những biện pháp cần thiết nhằm giảm bớt tỷ lệ tử vong
của trẻ sơ sinh và trẻ em; cải thiện mọi mặt về vệ sinh môi trường và vệ sinh công nghiệp; ngăn ngừa,
xử lý và hạn chế các dịch bệnh, bệnh ngoài da, bệnh nghề nghiệp và các loại bệnh khác; và tạo các
điều kiện để bảo đảm mọi dịch vụ và sự chăm sóc y tế khi đau yếu.
Câu 2 (Tình huống). Một số hộ dân tại xã D, quận H, do bị thu hồi đất với giá đền bù quá thấp,
đã đi khiếu nại ở nhiều cấp chính quyền trong nhiều năm nhưng vẫn chưa được giải quyết thấu
đáo. Quyền nào của họ đã bị vi phạm? Nhà nước có những nghĩa vụ gì liên quan đến những trường hợp như vậy?
Quyền bị vi phạm ở đây đó là: quyền không bị phân biệt đối xử, được thừa nhận và bình đẳng trước
pháp luật. Quyền này thể hiện ở 3 khía cạnh chủ yếu: không bị phân biệt đối xử, được thừa nhận tư
cách con người trước pháp luật, có vị thế bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách
bình đẳng. […] Các cơ quan nhà nước là những người định ra mức giá đền bù khi thu hồi đất, tuy nhiên
lại thực hiện không đúng và cũng không giải quyết thấu đáo khiếu nại của người dân, vậy nên, các cơ
quan nhà nước có nghĩa vụ tiếp nhận đơn khiếu nại và giải quyết đơn khiếu nại theo đúng thủ tục, đền
bù đủ số tiền mà người dân đáng lẽ phải nhận được khi bị thu hồi đất. Phiếu thi số 17
Câu 1 (Lý thuyết). Nêu nội dung cơ bản của quyền về giáo dục theo Công ước quốc tế về các
quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR, 1966). •
Nguồn: Điều 26 UDHR, Điều 13 ICESCR •
Nội dung: Mọi người có quyền học tập; Giáo dục tiểu học phải miễn phí và bắt buộc; Các quốc
gia có nghĩa vụ dành các nguồn lực thích đáng để bảo đảm quyền giáo dục cho công dân ở mọi cấp. •
Những điểm lưu ý: •
Ý nghĩa của giáo dục: xóa bỏ đói nghèo, tạo lập bình đẳng, nâng cao cơ hội… •
Mục tiêu của giáo dục: “giúp mọi người tham gia hiệu quả vào xã hội tự do, thúc đẩy sự hiểu
biết, khoan dung và tình hữu nghị giữa các dân tộc và các nhóm về chủng tộc, sắc tộc hoặc tôn
giáo, cũng như nhằm đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động duy trì hòa bình của Liên Hợp Quốc“ •
Những yêu cầu của dịch vụ giáo dục: tính sẵn có, có thể tiếp cận (địa lý và kinh tế, có thể chấp
nhận (văn hóa, chương trình), tính thích ứng, bình đẳng.
Câu 2 (Tình huống). Vào tháng 7/2013, do mất điện và cẩu thả, y tá của tại Bệnh viện đa khoa huyện H,
tỉnh Q đã tiêm nhầm thuốc cho 3 trẻ sơ sinh, khiến các em này tử vong. Quyền nào của các em đã bị xâm
phạm? Ai là chủ thể vi phạm quyền?
Quyền được sống và được chăm sóc sức khỏe của các em bị xâm phạm.
Chủ thể xâm phạm quyền ở đây là Bệnh viện đa khoa huyện H, tỉnh Q Phiếu thi số 18
Câu 1 (Lý thuyết). Phân tích nội hàm và ý nghĩa của các biện pháp đặc biệt tạm thời quy định
trong Điều 4 của CEDAW.
Điều 4 CEDAW cho phép các quốc gia thành viên có thể áp dụng những ưu đãi với phụ nữ (hay còn
được gọi là các biện pháp đặc biệt tạm thời để thúc đẩy nhanh sự bình đẳng trên thực tế giữa nam
và nữ mà không bị coi là phân biệt đối xử với nam giới. Những biện pháp đặc biệt tạm thời có thể
bao gồm việc dành một số lượng ghế hay vị trí nhất định cho phụ nữ trong những cơ quan, tổ chức
hoạt động trong những lĩnh vực mà thường do nam giới đảm nhiệm, hay dành ưu tiên cho phụ nữ khi
tuyển dụng trong những trường hợp có hai ứng cử viên nam và nữ với trình độ chuyên môn ngang nhau. lOMoAR cPSD| 45740413
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 CEDAW, có một điều kiện với việc áp dụng các biện pháp đặc biệt
tạm thời, đó là những biện pháp đó phải được chấm dứt ngay khi mục tiêu bình đẳng nam nữ đã đạt
được. [các biện pháp này chỉ mang tính chất tạm thời cho đến khi đạt mục tiêu]
Theo Khoản 2 Điều 4, các biện pháp ưu tiên nhằm bảo vệ thiên chức làm mẹ của phụ nữ thì có thể áp
dụng liên tục mà không bị coi là phân biệt đối xử với nam giới. [các biện pháp này dựa trên đặc trưng
cố định về sinh học người phụ nữ]
Sự đối xử phân biệt không phải lúc nào cũng mang tính tiêu cực và cần phải loại bỏ, mà trong một số
hoàn cảnh, nó mang tính tích cực và cần phải vận dụng, để bảo đảm sự bình đẳng thực chất, chứ không
phải bình đẳng một cách hình thức. Thông thường, sự phân biệt đối xử tích cực (cụ thể như các biện
pháp đặc biệt tạm thời), được áp dụng khi các đối tượng tác động khác nhau về mức độ năng lOMoAR cPSD| 45740413
lực hành vi về quyền con người, nhằm mục đích đặt các đối tượng tác động vào một điểm xuất phát
ngang bằng, bởi lẽ, trong trường hợp có sự khác nhau về năng lực hành vi, việc đối xử như nhau với
tất cả mọi người trên thực tế là sự phân biệt đối xử với những đối tượng yếu thế hơn
Câu 2 (Tình huống). Theo số liệu “Báo cáo Trẻ em ngoài nhà trường: nghiên cứu của Việt Nam” do Bộ
Giáo dục - Đào tạo và UNICEF phối hợp thực hiện, công bố vào tháng 9/2014, có hơn 80% trẻ em khuyết
tật không được đi học (chưa từng đi học hoặc thôi học). Nhà nước cần phải làm gì để khắc phục tình trạng này?
Nhà nước cần thực hiện một số biện pháp sau đây:
• Hỗ trợ kinh tế, ví dụ như những chính sách ưu tiên về học phí cho người khuyết tật, v.v
• Xây dựng cơ sở vật chất, hỗ trợ các thiết bị giúp người khuyết tật dễ dàng tiếp cận hơn với giáo
dục, đặc biệt hỗ trợ trẻ em khuyết tật tại các vùng khó khăn. Đẩy mạnh đào tạo giáo viên trong lĩnh
vực giáo dục đặc biệt. Phiếu thi số 19
Câu 1 (Lý thuyết). Phân tích các nguyên tắc của Công ước về quyền trẻ em (CRC).
Theo các chuyên gia về quyền trẻ em, có bốn nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho CRC, đó là: - Trẻ
em cũng là những con người: Nguyên tắc này xác định vị thế bình đẳng của trẻ em với người lớn về
phương diện chủ thể của quyền. Nó khẳng định trẻ em cũng có những giá trị như người lớn và do đó,
phải được công nhận và bảo vệ các quyền ngay từ giai đoạn thơ ấu; -
Không phân biệt đối xử: Nguyên tắc này hàm ý rằng tất cả trẻ em trên thếgiới đều được
hưởng các quyền quy định trong CRC, bất kể dân tộc, chủng tộc, giới tính, tôn giáo, dòng dõi gia đình, tài sản... -
Lợi ích tốt nhất dành cho trẻ em: Nguyên tắc này đòi hỏi trong mọi hoạt động có liên quan
đến trẻ em, Nhà nước, các bậc cha mẹ và các chủ thể khác phải lấy lợi ích của trẻ em là mục tiêu hàng đầu; -
Tôn trọng ý kiến, quan điểm của trẻ em: Nguyên tắc này nhằm bảo đảm rằng trẻ em thực sự
là chủ thể của quyền. Nó đòi hỏi các chủ thể khác phải tôn trọng các quyền tự do ý kiến, tự do diễn
đạt, tự do tôn giáo, tín ngưỡng và tự do lập hội của trẻ em.
Câu 2 (Tình huống). Một số xe bus tại Thành phố T ấn định 3 vị trí thuận lợi nhất dành cho
người khuyết tật. Điều này có vi phạm nguyên tắc bình đẳng không?
Điều này không vi phạm nguyên tắc bình đẳng, bởi vì:
Nhóm người khuyết tật là nhóm thiểu số trong XH, là nhóm người dễ bị tổn thương nên được các tổ
chức quốc tế và các nhà nước đặc biệt quan tâm. Ngoài những quyền được hưởng như những người
bình thường khác, họ còn được hưởng những ưu đãi do nhà nước hỗ trợ. Vì vậy với tình huống trên
thì không vi phạm nguyên tắc bình đẳng Phiếu thi số 20
Câu 1 (Lý thuyết). Phân tích các nguyên tắc của Công ước về quyền của người khuyết tật (Điều 3, CRPD).
Điều 3 đề cập các nguyên tắc chỉ đạo của CRPD, trong đó bao gồm: (i) Tôn trọng nhân phẩm, quyền
tự chủ và sự độc lập của cá nhân; (ii) Không phân biệt đối xử; (iii) Tham gia và hòa nhập trọn vẹn và
hữu hiệu vào xã hội; (iv) Tôn trọng sự khác biệt và chấp nhận người khuyết tật là bộ phận của nhân
loại có tính đa dạng; (v) Bình đẳng về cơ hội; (vi) D tiếp cận; (vii) Bình đẳng giữa nam và àv tật
tếyuhk me ẻrt aủc nểirt táhp gn愃n ảhk gnọrt nôT )iiiv( ;ữn tôn trọng quyền của trẻ em khuyết tật
được giữ gìn bản sắc của mình. Những nguyên tắc kể trên rõ ràng đã được xây dựng trên cơ sở tính
đến những nhu cầu đặc thù của người khuyết tật. Bên cạnh các nguyên tắc cơ bản phổ biến trong các
điều ước quốc tế về quyền con người là tôn trọng nhân phẩm, không phân biệt đối xử và bình đẳng lOMoAR cPSD| 45740413
nam nữ, các nguyên tắc còn lại đều xuất phát nhằm bù đắp cho những hạn chế, thiệt thòi của người khuyết tật
Câu 2 (Tình huống). Quốc gia A ấn định trong luật rằng sẽ dành tối thiểu 20% số ghế đại biểu
Quốc hội cho phụ nữ. Điều này có vi phạm nguyên tắc bình đẳng không?
Quy định này không vi phạm nguyên tắc bình đẳng. Theo CEDAW, các quốc gia có quyền áp dụng các
biện pháp đặc biệt tạm thời trong đó có việc dành một số lượng ghế hay vị trí nhất định cho phụ nữ
trong những cơ quan, tổ chức hoạt động trong những lĩnh vực mà thường do nam giới đảm nhiệm
nhằm thúc đẩy sự bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ. Biện pháp này sẽ chấm dứt khi đạt được mục
tiêu bình đẳng. Biện pháp này dành một sự ưu tiên cho phụ nữ, tuy nhiên, không thể hiện sự bất bình
đẳng. Bởi đặc tính sinh học giữa phụ nữ và đàn ông là khác nhau, trong đó, đàn ông nhận được một sự
ưu tiên hơn trong thể lực, trí lực nên không thể đối xử với hai đối tượng này như nhau, như vậy sẽ là
một sự phân biệt đối xử với bên yếu thế hơn là phụ nữ. Phiếu thi số 21
Câu 1 (Lý thuyết). Phân tích nội hàm của khái niệm “tra tấn” theo quy định của Công ước chống tra tấn (CAT).
- Việt Nam ký kết và tham gia CAT vào ngày 7/11/2013, Quốc hội thông qua nghị quyết phê chuẩn
Công ước này ngày 28/11/2014 (VN không áp dụng trực tiếp các quy định của công ước)
Xét về nội dung, mặc dù UDHR và ICCPR đều không đưa ra định nghĩa về hành động tra tấn, song
định nghĩa này được nêu ở Điều 1 của CAT, theo đó, tra tấn được hiểu là: bất kỳ hành vi nào cố ý
gây đau đớn hoặc đau khổ nghiêm trọng về thể xác hay tinh thần cho một người, vì những mục đích
như lấy thông tin hoặc lời thú tội từ người đó hay một người thứ ba, hoặc để trừng phạt người đó vì
một hành vi mà người đó hay người thứ ba thực hiện hay bị nghi ngờ đã thực hiện, hoặc để đe doạ
hay ép buộc người đó hay người thứ ba, hoặc vì bất kỳ một lý do nào khác dựa trên sự phân biệt đối
xử dưới mọi hình thức, khi nỗi đau đớn và đau khổ đó do một công chức hay người nào khác hành
động với tư cách chính thức gây ra, hay với sự xúi giục, đồng tình hay ưng thuận của một công chức.
Tuy nhiên, Điều này cũng nêu rõ, khái niệm tra tấn không bao gồm những đau đớn hoặc đau khổ xuất
phát từ, gắn liền với hoặc có liên quan đến các biện pháp trừng phạt hợp pháp. Định nghĩa về tra tấn
trong Điều 1 CAT hiện được sử dụng như một quy định tham chiếu chung trong luật nhân quyền quốc
tế và luật hình sự quốc tế khi đề cập vấn đề tra tấn, tuy nó bị phê phán là đã loại trừ những đối tượng
và hoàn cảnh mà hành động tra tấn được thực hiện bởi những thủ phạm phi công chức (ví dụ, việc
một nhóm phiến quân bắt cóc con tin và tra tấn họ hay việc một người chồng đánh đập vợ mình sẽ
không thuộc nội hàm của hành động tra tấn theo định nghĩa này). Câu 2 (Tình huống). Do bị đánh
đập trong giai đoạn điều tra, ông X đã liều thú nhận rằng mình là thủ phạm giết người. Tòa án
đã xét xử và kết án ông hình phạt tù chung thân. Tuy nhiên, sau 10 năm, các cơ quan tố tụng
phát hiện tình tiết mới, và đã kết luận rằng ông X vô tội, ông đã ngồi tù oan. Những quyền nào
của ông X đã bị xâm phạm? Các cơ quan nhà nước liên quan đã không thực thi đúng các nghĩa
vụ nào theo luật nhân quyền?
* Những quyền mà ông X đã bị xâm phạm:
+ Quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục. +
Quyền được xét xử công bằng. Việc ông X dù có liều mình tự thú mình là kẻ phạm tội giết người thì
cũng chưa thể đưa ra kết luận ông X có tội. Khi xét xử, tòa phải áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội
để bảo đảm những điều kiện cần thiết để bị cáo bào chữa cho mình.
+ Trong 10 năm ngồi tù oan, các quyền trong nhóm quyền kinh tế, văn hóa, xã hội như quyền chăm
sóc sức khỏe, quyền bảo trợ xã hội,… không thể bảo đảm như bên ngoài được. Việc ông X ngồi tù oan
vi phạm nghiêm trọng QCN và cần được bồi thường thích đáng. lOMoAR cPSD| 45740413
* Các cơ quan nhà nước đã không thực thi đúng nghĩa vụ của mình trong Luật nhân quyền: tôn
trọng,bảo vệ và thực thi. Trong tình huống này, Nhà nước vi phạm nghĩa vụ tôn trọng khi đã tùy tiện
tước bỏ, hạn chế quyền mà đáng nhẽ ông X có quyền được hưởng trong quá trình tố tụng. Nhà nước
phải bồi thường cho ông X cả về vật chất và tinh thần cũng như người nhà ông X trong thời gian ông bị bắt. Phiếu thi số 22
Câu 1 (Lý thuyết). Phân tích những điểm giống và khác nhau giữa 2 nhóm cơ chế bảo vệ và thúc
đẩy nhân quyền của Liên hợp quốc (cơ chế dựa trên Hiến chương và cơ chế dựa trên công ước).
Cơ chế dựa trên Hiến chương là khái niệm chỉ cơ cấu tổ chức và thủ tục hoạt động của các cơ quan
chính của Liên hợp quốc (được thành lập theo Hiến chương 1945) trong việc bảo vệ và thúc đẩy nhân
quyền. Đây là mục tiêu cơ bản của Liên hợp quốc nên cả 6 cơ quan chính đều có trách nhiệm trong
lĩnh vực này (Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế và Xã hội, Hội đồng Quản thác và Toà án quốc tế)
Cơ chế dựa trên Công ước là khái niệm chỉ cơ cấu tổ chức và thủ tục hoạt động của các Ủy ban giám
sát việc thực hiện một công ước quốc tế về quyền con người, được thành lập theo quy định của chính các công ước đó.
Nếu như các cơ quan trong cơ chế dựa trên Hiến chương có những chức năng đa dạng, bao gồm cả
việc nghiên cứu, xây dựng các dự thảo văn kiện, thẩm định, theo dõi, giám sát và điều hành các chương
trình, hoạt động về quyền con người… thì hệ thống uỷ ban công ước có chức năng hẹp hơn. Các uỷ
ban này được thiết lập chỉ để giám sát, thúc đẩy việc thực hiện những điều ước quốc tế về quyền con
người, thông qua việc nhận, xem xét và ra khuyến nghị liên quan đến các báo cáo về việc thực hiện
những công ước này của những quốc gia thành viên (và với một số uỷ ban, còn thông qua thẩm quyền
nhận, xem xét và xử lý các khiếu nại về việc vi phạm các quyền con người được ghi nhận trong một số công ước).
Câu 2 (Tình huống). Một số hộ dân tại xã D, quận H, do bị thu hồi đất với giá đền bù quá thấp,
đã đi khiếu nại ở nhiều cấp chính quyền trong nhiều năm nhưng vẫn chưa được giải quyết thấu
đáo. Quyền nào của họ đã bị vi phạm? Nhà nước có những nghĩa vụ gì liên quan đến những
trường hợp như vậy?
Quyền bị vi phạm ở đây đó là: quyền không bị phân biệt đối xử, được thừa nhận và bình đẳng trước
pháp luật. Quyền này thể hiện ở 3 khía cạnh chủ yếu: không bị phân biệt đối xử, được thừa nhận tư
cách con người trước pháp luật, có vị thế bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách
bình đẳng. […] Các cơ quan nhà nước là những người định ra mức giá đền bù khi thu hồi đất, tuy nhiên
lại thực hiện không đúng và cũng không giải quyết thấu đáo khiếu nại của người dân, vậy nên, các cơ
quan nhà nước có nghĩa vụ tiếp nhận đơn khiếu nại và giải quyết đơn khiếu nại theo đúng thủ tục, đền
bù đủ số tiền mà người dân đáng lẽ phải nhận được khi bị thu hồi đất. Phiếu thi số 23
Câu 1 (Lý thuyết). Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc có cơ cấu như thế nào? Có những thẩm quyền gì?
Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (UNHRC) là cơ quan mới được thành lập theo Nghị quyết số
60/251 ngày 03-4-2006 của ĐHĐ để thay thế UNCHR. Sự kiện này được nhiều tổ chức và chuyên
gia đánh giá là hứa hẹn mở ra “một trang mới” trong hoạt động của Liên hợp quốc trên lĩnh vực nhân quyền.
* CƠ CẤU TỔ CHỨC: lOMoAR cPSD| 45740413
Theo Điều 5 Nghị quyết 60/251 của ĐHĐ, UNHRC bao gồm 47 nước thành viên (Ủy ban Nhâ quyền
Liên hợp quốc - UNCHR trước đây có 53 nước thành viên). Các nước thành viên được bầu trực tiếp
bằng phiếu kín bởi đa số thành viên ĐHĐ, phục vụ với nhiệm kỳ 3 năm và chỉ được bầu lại sau hai
nhiệm kỳ kế tiếp. Các nước thành viên được phân bổtheo khu vực địa lý, cụ thể như sau: Nhóm các
nước châu Phi: 13 ghế; Nhóm các nước châu Á: 13 ghế; Nhóm các nước Đông Âu: 6 ghế; Nhóm các
nước châu Mỹ Latinh và Caribê: 8 ghế; Nhóm các nước Tây Âu và các quốc gia khác: 7 ghế.
Đứng đầu UNHRC là một Chủ tịch phục vụ với nhiệm kỳ một năm, do các nước thành viên của UNHRC bầu ra.
* THẨM QUYỀN CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LHQ
Theo Nghị quyết 60/251 của ĐHĐ, UNHRC có những chức năng, nhiệm vụ sau:
- Thúc đẩy những hoạt động giáo dục, nghiên cứu, dịch vụ tư vấn, trợ giúp kỹ thuật và xây dựngnăng
lực về quyền con người ở các quốc gia,
- Thúc đẩy việc thực thi đầy đủ những nghĩa vụ về quyền con người ở các quốc gia,
- Đóng vai trò là một diễn đàn để đối thoại về những chủ đề cụ thể về quyền con người,
- Đưa ra những khuyến nghị với Đại hội đồng về sự phát triển của luật nhân quyền quốc tế,- Thực
hiện đánh giá định kỳ toàn thể việc tuân thủ các nghĩa vụ và cam kết về quyền con người của các quốc gia,
- Thông qua đối thoại và hợp tác để góp phần phòng ngừa những vi phạm quyền con người
vàphản ứng kịp thời với những tình huống khẩn cấp vềquyền con người,
- Hợp tác chặt chẽ với các chính phủ, các tổ chức khu vực, các cơ quan quyền con người quốc gia,các
tổ chức xã hội dân sự trong những hoạt động vềquyền con người, - Báo cáo công tác hàng năm với Đại hội đồng.
Câu 2 (Tình huống). Nhận xét về cơ chế bảo vệ quyền con người tại Việt Nam hiện nay. Việt
Nam đã có “cơ quan nhân quyền quốc gia” chưa?
- Nói qua về vấn đề quyền con người trong Hiến pháp 2013, những điểm tiến bộ. Bên cạnh Hiếnpháp,
QCN được cụ thể hóa trong các đạo luật của Việt Nam (VD) - Một số vấn đề trong quá trình thực thi
QCN ở Việt Nam: + Nhận thức của cán bộ, công chức
+ Sự tham gia của người dân trong việc bảo vệ nhân quyền
+ Cơ chế bảo đảm nhân quyền chưa hiệu quả: chưa có cơ quan chuyên trách về vấn đề thúc đẩy và bảo
đảm nhân quyền; chưa có một quy chế chặt chẽ trong việc xử lý, tố cáo các vi phạm nhân quyền +
Thiếu hụt vật chất bảo đảm
- Việt Nam chưa có cơ quan nhân quyền quốc gia (cái này chưa chắc lắm) Phiếu thi số 24
Câu 1 (Lý thuyết). Phân tích những nội dung cơ bản của Cơ chế đánh giá định kỳ toàn thể (UPR)
về quyền con người của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.
UPR đánh giá định kỳ việc tuân thủ các nghĩa vụ và cam kết về quyền con người của tất cả các quốc
gia thành viên Liên hợp quốc dựa trên các báo cáo từ các nguồn khác nhau. Để thực hiện UPR, một
Nhóm công tác (working group) do UNHRC thành lập sẽ tiến hành ba kỳ họp mỗi năm, mỗi kỳ họp
kéo dài hai tuần và sẽ đánh giá 16 quốc gia. Như vậy, mỗi năm UPR đánh giá được 48 quốc gia và
phải mất hơn bốn năm để hoàn tất thủ tục này với toàn bộ thành viên của Liên hợp quốc. Từ 251 năm
2008 đến tháng 10/2011, UNHRC mới kết thúc vòng đánh giá đầu tiên đối với 193 quốc gia. Vòng
đánh giá UPR thứ hai diễn ra từ năm 2012 đến năm 2016. Tiến trình UPR về cơ bản bao gồm các bước như sau: -
Chuẩn bị thông tin làm cơ sở cho việc xem xét: Trong bước này, các tài liệu cần chuẩn bị bao
gồm: (i) Báo cáo của quốc gia được xem xét (không quá 20 trang); (ii) Tổng hợp của OHCHR về tình
hình ở quốc gia được xem xét từ báo cáo của các cơ quan giám sát điều ước và các tài liệu khác