-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương ôn tập Triết học Mác - Lênin | Trường đại học Luật, đại học Huế
Đề cương ôn tập Triết học Mác - Lênin | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Triết học Mac - Lenin (TH) 20 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Đề cương ôn tập Triết học Mác - Lênin | Trường đại học Luật, đại học Huế
Đề cương ôn tập Triết học Mác - Lênin | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mac - Lenin (TH) 20 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Preview text:
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP MÔN TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN
2 ĐỊNH NGHĨA VẬT CHẤT CỦA LENIN a) Định nghĩa vật chất
- “vật chất là một phạm trù triết học dung để chỉ thực tại khách
quan được đem lại cho con người cảm giác, được cảm giác của
chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” - Nội dung
+ vật chất là thực tại khách quan – cái tồn tại hiện thực bên
ngoài ý thức và không lệ thộc vào ý thức
+ vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người
thì sẽ đem lại cho con người cảm giác
+ vật chất là cái mà chẳng qua ý thức chỉ là sự phản ánh của nó
b) Ý nghĩa phương pháp luận
- Coi vật chất là có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc
khách quan của cảm giác, ý thức, ý thức con người là sự phản
ánh của thực tại khách quan đó. Con người có khả năng nhận thức thế giới.
- Bác bỏ quan điểm duy tâm về phạm trù vật chất.
- Khắc phục tính chất siêu hình, máy móc trong quan niệm về vật
chất của CNDV trước Mac
- Bác bỏ thuyết không thể biết và quan điểm của CNDV tầm thường về vật chất
- Đã liên kết CNDV biện chứng với CNDV lịch sử thành một thể thống nhất.
- Mở đường cổ vũ cho KH đi sâu khám phá ra những kết cấu
phức tạp hơn của thế giới vật chất
3 QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MAC LÊNIN VỀ Ý THỨC (NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT) * Nguồn gốc a) Nguồn gốc tự nhiên
- Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người
- Nguồn gốc tự nhiên của ý thức được thể hiện qua sự hình
thành của bộ óc con người và hoạt động của bộ óc đó cùng với
mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan; trong đó,
thế giới khách quan tác động đến bộ óc con người tạo ra quá
trình phản ánh sáng tạo, năng động
- Trong mối quan hệ này, thế giới khách quan, thông qua hoạt
động của các giác quan đã tác động đến bộ óc người, hình thành nên quá trình phản ánh.
- Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở
dạng vật chất khác trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa
chúng, những đặc điểm được tái tạo ở dạng vật chất chịu sự tác
động bao giờ cũng mang thông tin của dạng vật chất tác động b)Nguồn gốc xã hội
- Ý thức là sự phản ánh thế giới bởi bộ óc con người là sự khác
biệt về chất so với động vật. Do sự phản ánh đó mang tính xã
hội, sự ra đời của ý thức gắn liền với quá trình hình thành và
phát triển của bộ óc người dưới ảnh hưởng của lao động, của
giao tiếp và các quan hệ xã hội.
- Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ tác động vào
thế giới tự nhiên nhằm thay đổi giới tự nhiên cho phù hợp với
nhu cầu của con người; là quá trình trong đó bản thân con người
đóng vai trò môi giới, điều tiết sự trao đổi vật chất giữa mình với
giới tự nhiên, ( Đây cũng là quá trình làm thay đổi cấu trúc cơ
thể, đem lại dáng đi thẳng bằng hai chân, giải phóng hai tay, phát
triển khí quan, phát triển bộ não, ... của con người). Trong quá
trình lao động, con người tác động vào thế giới khách quan làm
cho thế giới khách quan bộc lộ những thuộc tính, những kết cấu,
những quy luật vận động của nó, biểu hiện thành những hiện
tượng nhất định mà con người có thể quan sát được.
- Những hiện tượng ấy, thông qua hoạt động của các giác quan,
tác động vào bộ óc người, thông qua hoạt động của bộ não
người, tạo ra khả năng hình thành nên những tri thức nói riêng và ý thức nói chung.
- Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin
mang nội dung ý thức. Không có ngôn ngữ, ý thức không thể tồn tại và thể hiện
- Sự ra đời của ngôn ngữ gắn liền với lao động. Lao động ngay từ
đầu đã mang tính tập thể. Mối quan hệ giữa các thành viên trong
lao động nảy sinh ở họ nhu cầu phải có phương tiện để biểu đạt.
Nhu cầu này làm ngôn ngữ nảy sinh và phát triển ngay trong quá
trình lao động. Nhờ ngôn ngữ con người đã không chỉ giao tiếp,
trao đổi mà còn khái quát, tổng kết đúc kết thực tiễn, truyền đạt
kinh nghiệm, truyền đạt tư tưởng từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Như vậy, nguồn gốc trự tiếp quan trọng nhất quyết định sự ra
đời và phát triển của ý thức là lao động. Sau lao động và đồng
thời với lao động là ngôn ngữ, đó là hai chất kích thích chủ yếu
làm cho bộ óc vượn dần dần chuyển hóa thành bộ óc người,
khiễn cho tâm lý động vật dần chuyển hóa thành ý thức. * Bản chất của ý thức
- Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách
quan , là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người
- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, hình ảnh
ấy bị thế giới khách quan quy định cả về nội dung, lẫn hình thức
biểu hiện nhưng nó không còn y nguyên như thế giới khách quan
mà nó đã cải biến thông qua lăng kính chủ quan của con người.
Theo Mác thì ý thức chẳng qua chỉ là vật chất được di chuyển
vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó.
- Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức được thể
hiện ở khả năng hoạt động tâm - sinh lý của con người trong việc
định hướng tiếp nhận thông tin, chọn lọc thông tin, xử lý thông
tin, lữu giữ thông tin và trên cơ sở những thông tin đã có nó có
thể tạo ra những thông tin mới và phát hiện ý nghĩa của thông
tin được tiếp nhận. Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản
ánh ý thức còn được thể hiện ở quá trình con người tạo ra
những giả tưởng, giả thuyết, huyền thoại, ... trong đời sống tinh
thần của mình hoặc khái quát bản chất, quy luật khách quan, xây
dựng các mô hình tư tưởng, tri thức trong các hoạt động của con người.
- Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội. Sự ra
đời và tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự
chi phối không chỉ của các quy luật sinh học mà chủ yếu là các
quy luật xã hội, do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh
hoạt hiện thực của xã hội quy định. Với tính năng động, ý thức
đã sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của thực tiễn xã hội.
5) nội dung cặp phạm trù cái riêng và cái chung a) Định nghĩa
- Cái riêng là phạm trù triết học dung để chỉ một sự vật, hiện tượng nhất định
- Cái chung là phạm trù triết học dung để chỉ những mặt, những
thuộc tính không có ở một sự vật, hiện tượng nào đó, mà còn lặp
lại nhiều trong nhiều sự vật hiện tượng (nhiều cái riêng ) khác b) Mối quan hệ
- Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà
biểu hiện sự tồn tại của nó, nó không tồn tại biệt lập, tách rời khỏi cái riêng
- Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung, không có
cái riêng tồn tại độc lập tuyệt đối tách rời khỏi cái chung
- Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng hơn cái chung; còn
cái chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng
c) ý nghĩa phương pháp luận
- phải tìm cái chung trong cái riêng , vì cái chung chỉ tồn tại và
biểu hiện thông qua cái riêng, nên muốn tìm ra cái chung phải
thông qua việc phân tích, nghiên cứu những cái riêng từ đó khái quát thành cái chung - …
6) nguyên nhân và kết quả a) KN
- nguyên nhân là phạm trù triết học dung để chỉ sự tương tác lẫn
nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự
vật, hiện tượng với nhau gây nên những biến đổi nhất định
- kết quả là phạm trù triết học dung để chỉ những biến đổi xuất
hiện do sự tương tác giữa các yếu tố mang tính nguyên nhân gây nên b) mối quan hệ
- nguyên nhân sinh ra kết quả nên nguyên nhân lúc nào cũng có
trước, kết quả lúc nào cũng có sau
- mối liên hệ nhân – quả là mối liên hệ mang tính phức tạp
+ một nguyên nhân có thể sinh ra một hoặc nhiều kết quả
+ một kết quả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân sinh ra
+ nguyên nhân có nhiều loại: cơ bản và không cơ bản
: trực tiếp và gián tiếp
: trực tiếp và gián tiếp : chủ yếu và thứ yếu : khách quan và chủ quan
- nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau, tạo
thành chuỗi nhân quả vô cùng vô tận, không có nguyên nhân đầu
tiên và kết quả cuối cùng
- kết quả có thể tác động lại nguyên nhân c) 7) lượng chất a) vị trí
- một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, chỉ
ra cách thức chung nhất của sự vận động và phát triển b) KN
- chất là khái niệm dung để chỉ tính quy định khách quan vốn có
của sự vật hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc
tính, yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng làm cho sự vật, hiện
tượng là nó chứ không phải là sự vật hiện tượng khác
- lượng là khái niệm dung để chỉ tính quy định vốn có của sự vật,
hiện tượng về mặt quy mô, trình độ phát triển, các yếu tố biểu
hiện ở số lượng các thộc tính, ở tổng số các bộ phận, ở đại
lượng, ở tốc độ và nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng c) mối quan hệ