Đề Cương Ôn Thi Kết Thúc Học Phần - Luật tố tụng dân sự | Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh

Đề Cương Ôn Thi Kết Thúc Học Phần - Luật tố tụng dân sự | Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH
(THAM KHẢO)
*****
A.PHẦN LÝ THUYẾT.
I.TRÌNH BÀY VỀ ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH, CHO
VÍ DỤ MINH HỌA TỪNG NHÓM.
-Khái niệm Luật Hành chính: Luật hành chính là một ngành luật trong hệ thống pháp
luật nước ta, bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh
trong quá trình hoạt động quản lý hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước, các
quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan nhà nước xây dựng và ổn định chế
độ công tác nội bộ của mình, các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình cá nhân, tổ
chức thực hiện hoạt động quản lý hành chính đối với các vấn đề do pháp luật qui định.(
thể dùng làm mở bài)
-Khái niệm Đối tượng điều chỉnh: Đối tượng điều chỉnh của một ngành luật là những
nhóm quan hệ xã hội xác định, có đặc tính cơ bản giông nhau và do những quy phạm
thuộc ngành luật đó điéu chính. Đối tượng điểu chỉnh là tiêu chuẩn chủ yếu để phân biệt
ngành luật này với ngành luật khác.
-Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính Việt Nam: Luật hành chính có đối tượng
điều chỉnh đặc thù là hoạt động hành chính Nhà nước, hay nói cách khác đối tượng điều
chỉnh của ngành Luật hành chính là những quan hệ xã hội mang tính chấp hành và điều
hành hình thành trong lĩnh vực tổ chức và nhà nước.hoạt động hành chính
Những quan hệ này có thể gọi là những quan hệ chấp hành - điều hành hoặc những
quan hệ quản lí hành chính nhà nước. Nội dung của những quan hệ này thể hiên:
+Việc thành lập, đổi mới cơ cấu bộ máy. cải tiến chế độ làm việc, hoàn chỉnh các quan
hệ công tác của các cơ quan nhà nước;
+Hoạt động quản lí kinh tế, vãn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự xã
hội trên cả nước, ở từng địa phương hay từng ngành;
+Trực tiếp phục vụ các nhu cầu về vật chất và tinh thần của nhân dán;
+Hoạt động kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện pháp luật của các cơ quan, đơn vị
trực thuộc, các tổ chức và cá nhân.
+Xử lí các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm trật tự quản lí hành chính.
+v.v…..
Luật Hành chính điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lí hành
chính Nhà nước (còn được gọi là hoạt động chấp hành - điều hành).Các quan hệ xã hội
thuộc phạm vi điều chỉnh của luật hành chính được chia thành 3 nhóm, gồm:
a.Nhóm 1: Những quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính
nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành.
Với mục đích chính là đảm bảo trật tự quản lý, hoạt động bình thường của các cơ
quan hành chính nhà nước. Nhóm này thường được gọi ngắn gọn là nhóm hành
chính công.
-Nói một cách ngắn gọn, quan hệ pháp luật hành chính công được hình thành giữa các
bên chủ thể đều mang tư cách có thẩm quyền hành chính nhà nước khi tham gia vào quan
hệ pháp luật hành chính đó.
-Ðây là nhóm những quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh cơ bản, quan trọng nhất của luật
hành chính. Thông qua việc thiết lập những quan hệ loại này, các cơ quan hành chính nhà
nước thực hiện các chức năng cơ bản của mình. Những quan hệ này rất đa dạng, phong
phú bao gồm những quan hệ được chia thành 2 nhóm nhỏ như sau:
a.1. Quan hệ dọc :
- Quan hệ hình thành giữa cơ quan hành chính nhà nước cấp trên với cơ quan hành
chính nhà nước cấp dưới theo hệ thống dọc. Ðó là những cơ quan nhà nước có cấp trên,
cấp dưới phụ thuộc nhau về chuyên môn kỷ thuật, cơ cấu, tổ chức...
Ví dụ: Mối quan hệ giữa Chính phủ với UBND TP Hà Nội; Bộ Công thương với Sở Công
thương tỉnh Bạc Liêu....
- Quan hệ hình thành giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cấp
trên với cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung cấp dưới trực tiếp nhằm
thực hiện chức năng theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: Mối quan hệ giữa Bộ Tài chính với UBND tỉnh Tây Ninh; giữa Thanh tra tỉnh
Đồng Tháp với UBND huyện Châu Thành (tỉnh Đồng Tháp)...
- Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các đơn vị, cơ sở trực thuộc.
Ví dụ: Quan hệ giữa Bộ Nội vụ với Học viện Hành chính Quốc gia, Giữa Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch với Nhà hát Thăng Long(trực thuộc Bộ VH-TT&DL)....
a.2. Quan hệ ngang :
- Quan hệ hình thành giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung với cơ
quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp.
Ví dụ: Mối quan hệ giữa UBND Thành phố Cần Thơ với Sở Xây dựng TP Đà Nẵng ;
Giữa Chính Phủ với các Bộ,... ...
- Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp với
nhau. Các cơ quan này không có sự phụ thuộc nhau về mặt tổ chức nhưng theo quy định
của pháp luật thì có thể thực hiện 1 trong 2 trường hợp sau:
+ Một khi quyết định vấn đề gì thì cơ quan này phải được sự đồng ý, cho phép hay phê
chuẩn của cơ quan kia trong lĩnh vực mình quản lý.
Ví dụ: Mối quan hệ giữa Bộ Tài chính với Bộ Giáo dục - Ðào tạo trong việc quản lý ngân
sách Nhà nước về giáo dục; giữa Sở Khoa học- Công nghệ với các Sở khác trong việc
thực hiện chính sách khoa học- công nghệ của Nhà nước....
+ Phải phối hợp với nhau trong một số lĩnh vực cụ thể
Ví dụ: Thông tư liên Bộ do Bộ giáo dục đào tạo phối hợp với Bộ Y tế ban hành về vấn đề
liên quan đến việc đào tạo cử nhân ngành Y.
Thông tư liên ngành do Bộ trưởng Bộ tư pháp phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao liên quan đến lĩnh vực tội phạm ban hành.
- Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương với các đơn vị, cơ sở trực
thuộc trung ương đóng tại địa phương đó.
Ví dụ: quan hệ giữa UBND TPHCM với cơ quan đại diện khu vực phía nam của các Bộ...
b.Nhóm 2 : Những quan hệ hành chính mang tính chấp hành- điều hành phát sinh
trong hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch Nước, HĐND, TAND, VKSND các cấp và
Kiểm toán Nhà nước. Đâylà những quan hệ quản lí phát sinh trong quá trình các cơ
quan Nhà nước ổn định công tác nội bộ của mình.
-Các quan hệ quản lí hình thành trong quá trình cúc cơ quan nhà nước xây dựng vầ củng
cố chế độ công tác nội bộ của cơ quan nhằm ổn định về tổ chức để hoàn thành chức nâng,
nhiệm vụ của mình.
-Mỗi loại cơ quan nhà nước có chức năng cơ bản riêng và để hoàn thành chức năng cơ
bản của minh các cơ quan nhà nước phải tiến hành những hoạt động quản lí hành chính
nhất định.
-Những người lãnh đạo và một bộ phận công chức của các cơ quan trong bộ máy nhà
nước được trao quyền tiến hành hoạt động tổ chức trong giới hạn cơ quan. Hoạt động này
còn được gọi là hoạt động tổ chức nội bộ, khác với hoạt động hướng ra bên ngoài. Để cơ
quan nhà nước có thể hoàn thành chức nãng, nhiệm vụ của mình, hoạt động quản lí nội
bộ cần được tổ chức tốt, đặc biệt là những hoạt động như kiểm tra nội bộ, nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ công chức, phối hợp hoạt động giữa các bộ phận
của cơ quan, công việc vãn phòng, đảm bảo những điều kiện vật chất cần thiết..
-Hoạt động tổ chức nội bộ giữ vai trò đặc biệt quan trọng, tạo điều kiện cần thiết cho các
cơ quan nhà nước thực hiện tốt chức năng cơ bản của mình. Tuy nhiên, cần lưu ý nếu
cổng tác tổ chức nội bộ vượt quá giới hạn bình thường, nếu bộ máy nhà nước dành quá
nhiều thời gian và sức lực cho công tác tổ chức nội bộ, nếu có quá nhiều cơ quan trung
gian thì hiệu quả của quản lí giám sát.
+ Ví dụ : Chánh án phân công Thẩm phán xử án thì quan hệ giữa Chánh án và Thẩm
phán là do luật Hành chính điều chỉnh nhằm ổn định nội bộ.
+Ví dụ: Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao ban hành quyết định khen thưởng,
kỷ luật, điều động, bổ nhiệm cán bộ, công chức thì đây là hoạt động quản lý nội bộ, là
quan hệ do luật hành chính điều chỉnh
c. Nhóm 3 : Những quan hệ hành chính phát sinh trong hoạt động của các cơ quan
kiểm toán Nhà nước, HĐND các cấp, TAND các cấp và Viện Kiểm sát Nhân dân các
cấp hoặc tổ chức xã hội, cá nhân khi được Nhà nước trao quyền thực hiện nhiệm vụ,
chức năng hành chính Nhà nước trong một số trường hợp cụ thể.
-Trong thực trạng quản lí hành chính nhà nước, trong nhiều trường hợp, pháp luật có thế
trao quyền thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành cho các cơ quan nhà nước khác
(không phải là cơ quan hành chính nhà nước), các tổ chức hoạc cá nhân. Hoạt động trao
quyền được tiến hành trên cơ sở những lí do khác nhau: chính trị. tổ chức, dam bảo hiệu
quả.. Vì vậy, hoạt dộng quán lí hành chính nhà nước không chi do các cơ quan hành
chính nhà nước tiến hành.
-Hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhàn được trao quyền có tất cả những
hậu quả pháp lí như hoạt dộng của cơ quan hành chính r:hà nước nhưng chỉ trong khi
thực hiện hoạt động chấp hành - điéu hành cụ thổ được pháp luật quy định. Hoạt động
nào cần được phân biệt rõ với hoạt động cơ bán của cơ quan nhà nước được trao quyền
(chính cái đó quy định tính chất của cơ quan và của các mối quan hệ). Xem xét vấn đề từ
hướng khác cho thấy cơ quan hành chính nhà nước không chỉ thực hiện hoạt động chấp
hành - điều hành mà còn được uv quyền lập pháp và tiến hành hoạt động tài phán trong
những trường hựp nhất định.
+ Ví dụ : Khi phiên tòa đang được tiến hành, Chủ tọa phiên tòa đang xét xử thì có người
gây rối trật tự tại phiên tòa. Lúc đó, Chủ tọa phiên tòa được quyền ra quyết định xử phạt
vi phạm hành chính (hoạt động quản lí hành chính Nhà nước) đối với người gây rối.
+Ví dụ : Người chỉ huy con tàu (đã rời cảng) hoặc người chỉ huy máy bay (đã rời sân
bay) có quyền tạm giữ người gây rối theo thủ tục hành chính.
+Ví dụ: Luật Công đoàn quy định: công đoàn có quyền tham gia với cơ quan nhà nước
quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; giải quyết khiếu nại, tố cáo của người lao động,
tập thể người lao động theo quy định của pháp luật.
Tuy các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập, tổ chức để thực hiện hoạt động
hành chính nhà nước nhưng không đồng nghĩa với việc tất cả hoạt động của cơ quan hành
chính Nhà nước đều là hoạt động hành chính và đều do luật hành chính điều chỉnh. Khi
tham gia vào các quan hệ xã hội khác nhau, tùy từng nội dung mà hoạt động của cơ quan
hành chính nhà nước sẽ do các ngành Luật khác nhau điều chỉnh
→Như vậy, việc tìm hiểu về đối tượng điều chỉnh và nhóm các đối tượng điều chỉnh của
ngành Luật hành chính là cơ sở quan trọng cho việc bắt đầu tiếp cận về Luật hành chính
Việt Nam với tư cách là một ngành Luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, một
môn khoa học pháp lý và là một môn học nằm trong chương trình đào tạo cử nhân Luật.
Việc tìm hiểu, phân tích và nắm rõ khái niệm cũng như các nhóm đối tượng điều chỉnh
của Luật hành chính là điều kiện thuận lợi để tiếp tục đi sâu tìm hiểu về những kiến thức
pháp lý khác trong quá trình tiếp cận môn học này.
II.HÃY PHÂN TÍCH VỊ TRÍ PHÁP LÝ, CHỨC NĂNG CỦA CHÍNH PHỦ VÀ ỦY
BAN NHÂN DÂN. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN.
Cơ quan hành chính ở nước ta là một bộ phận của bộ máy nhà nước, được thành lập theo
quy định của pháp luật nhằm thực hiện chức năng tương ứng là quản lý nhà nước. Căn cứ
vào thẩm quyền, cơ quan hành chính nhà nước có các cơ quan hành chính có thẳm quyền
chung và cơ quan hành chính nhà nước có thẳm quyền riêng. Căn cứ vào phạm vi lãnh
thổ, chúng ta có thể phan chia cơ quan hành chính nhà nước thành cơ quan hành chính
nhà nước ở trung ương và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
Cơ quan hành chính Nhà nước ở Trung ương bao gồm Chính phủ, các bộ và cơ quan
ngang bộ. Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương bao gồm UBND các cấp. Theo
quy định mới của Hiến pháp 2013. Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền
địa phương, Cơ quan hành chính Nhà nước ở trung ương là chính phủ và cơ quan hành
chính nhà nước ở địa phương là UBND các cấp có vị trí pháp lý và các chức năng cơ bản
sau.
Đối với cơ quàn hành chính cao nhất cao nhất cả nước là chính phủ, Hiến pháp năm
2013 quy định Chính phủ là “cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc
hội” (Điều 94). Với quy định đó, vị trí pháp lý và chức năng của chính phủ có thể hiểu
như sau:
Thứ nhất, “Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
+Chính phủ có quyền cao nhất trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành đối với hệ thống
hành chính nhà nước từ Trung ương xuống địa phương (các bộ, UBND các cấp,..)
+Quản lý, điều hành mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội của đất nước thể hiện thông qua
thẩm quyền quyết định chủ trương, cơ ché, chính sách, thể chế quản lý nhà nước.
+Các văn bản do Chính phủ ban hành(nghị định, nghị quyết, quyết định, chỉ thị,…)có
hiệu lực bắt buộc thi hành đối với mọi chủ thể có liên quan trên phạm vi toàn quốc.
→Tư cách hành chính nhà nước cao nhất của chính phủ được xác định phù hợp với tính
thống nhất của hệ thống hành chính nước ta.
Thứ hai, chính phủ “là cơ quan chấp hành của Quốc hội”.
+Quy định này đã phản ánh sự gắn bó chặt chẽ và thống nhất trong việc thực hiện quyền
lập pháp và quyền hành pháp của Nhà nước ta.
+Là cơ quan chấp hành của Quốc hội (cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất), Chính phủ không chỉ có nhiệm vụ tổ chức thi hành Hiến
pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc
hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước (khoản 1 Điều 96), báo cáo công tác trước Quốc
hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước mà còn có trách nhiệm giải trình trước
Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn của mình.
+Thông qua quy định pháp luật và thực tiễn về việc thành lập chính phủ cũng như thông
qua việc xem xét báo cáo công tác của Chính phủ mà Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc
hội, Chủ tịch nước giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý,
điều hành của Chính phủ..
→Tư cách chấp hành của chính phủ trong mối quan hệ với quốc hội là sự thể hiện và
đảm bảo sự thống nhất trong quá trình phân công, phối hợp và kiểm soát thực thi quyền
lực nhà nước.
Thứ ba, chính phủ là cơ quan thực hiện quyền lập pháp
+Cùng với các quy định: Quốc hội thực hiện quyền lập pháp, Tòa án nhân dân là cơ quan
xét xử, thực hiện quyền tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm
sát hoạt động tư pháp, quy định Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp được
coi là bước tiến quan trọng trong việc tạo cơ sở hiến định nhằm cụ thể hóa nguyên tắc
phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa, vừa chỉ rõ Chính phủ không chỉ là cơ quan chấp hành của Quốc hội mà còn
tạo cho Chính phủ có đầy đủ vị thế và thẩm quyền độc lập nhất định trong quan hệ với cơ
quan lập pháp và cơ quan tư pháp; thực hiện sự kiểm soát đối với cơ quan lập pháp và cơ
quan tư pháp để quyền lực nhà nước được thực hiện đúng đắn, hiệu quả vì mục tiêu xây
dựng và phát triển đất nước.
+Quyền hành pháp của chính phủ được hiểu là quyền tổ chức thi hành luật hay pháp luật,
tức là chính phủ có trách nhiệm tổ chức thực hiện Hiến pháp, pháp luật, các văn bản quy
phạm pháp luật của Quốc hội, UBTVQH, Chủ tịch Nước.
Đối với UBND các cấp, Hiến pháp 2013 cũng quy định rõ về vị trí pháp lý và chức năng
của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương này, theo đó UBND các cấp là cơ
quan hành chính nhà nước ở địa phương, được tổ chức trên tất cả các đơn vị hành chính
(cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) của nước CHXHCNVN
Quy định về tính chất, nguồn gốc hình thành của UBND trong Hiến pháp năm 2013 về cơ
bản vẫn kế thừa các quy định về UBND trong Hiến pháp năm 1992. Ở đơn vị hành chính
nào được xác định là cấp chính quyền, ở đó có HĐND và UBND, UBND do HĐND bầu
ra và được xác định là “cơ quan chấp hành của HĐND”, “cơ quan hành chính nhà nước
ở địa phương”. Cụ thể, theo quy định tại Điều 114 Hiến pháp năm 2013: “Uỷ ban nhân
dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp
hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách
nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên”.
Về chức năng, nhiệm vụ của UBND, Khoản 2 Điều 114 tiếp tục quy định “Uỷ ban nhân
dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị
quyết của Hội đồng nhân dân thực hiện các nhiệm vụ ”, đồng thời có bổ sung nhiệm vụ
do cơ quan nhà nước cấp trên giao”.
Thứ nhất,UBND là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương,
+Uỷ ban nhân dân là thiết chế hoạt động thường xuyên, liên tục, thực hiện chức năng
quản lý theo sự phân cấp của Chính phủ và UBND cấp trên trực tiếp
+ ủy ban nhân dân là cơ quan thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trên mọi
mặt của đời sống xã hội tại địa phương.
+UBND cũng phải chịu trách nhiệm trước HĐND và cơ quan hành chính cấp trên, đây
yêu cầu nhằm tăng cường trashc nhiệm của UBND trong quá trình thực hiện hoạt động
quản lý nhà nước tại địa phương.
Thứ hai, UBND là cơ quan chấp hành của HĐND cùng cấp
+UBND có trách nhiệm tổ chức triển khai thi hành trên thực tế để đưa nghị quyết của
HĐND cùng câp vào cuộc sống
+Hoạt động của UBND chịu sự kiểm tra, giám sát của HĐND cùng cấp. HĐND có quyền
bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên của UBND cùng cấp
+Các thành viên của UBND phải trả lời chất vấn của Đại biểu HĐND trong các kỳ họp
của HĐND.
+Các văn bản trái pháp luật của Chủ tịch UBND và UBND sẽ bị bãi bỏ một phần hoặc
toàn bộ bởi HĐND cùng cấp.
+UBND trong tư cách chấp hành còn có mối quan hệ với cơ quan hành chính nhà nước
cấp trên như phải chấp hành các quyết định của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên,
văn bản trái pháp luật do UBND ban hành thì người đứng đầu cư quan hành chính nhà
nước cấp trên trực tiêp có quyền đình chỉ, bãi bỏ văn bản đó.
→Như vậy, với vị trí pháp lý và chức năng đã được quy định trong Hiến pháp 2013,
Chính phủ và UBND các cấp với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương
và địa phương đã có đầy đủ cơ sở pháp lý cho việc thực hiện hoạt động quản lý nhà nước
của mình theo đúng thẩm quyền được quy định.
Hoạt động của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt là của UBND các cấp
theo tinh thần của Hiến pháp 2013 đã có nhiều bước tiến quan trọng theo hướng đổi mới
cơ cấu tổ chức, hiệu lực, hiệu quả hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu về chức năng của
mình.Tuy nhiên trên thực tế, hoạt động của UBND vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất
cập như hoạt động quản lý hành chính của UBND còn yếu, Việc ban hành các quyết
định, văn bản quản lý, áp dụng pháp luật còn nhiều sai sót, không đúng thẩm quyền, thể
thức; việc tổ chức điều hành thực hiện các nhiệm vụ tại địa phương còn lúng túng, Năng
lực công tác, tính chủ động trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ chưa cao, chưa thực hiện tốt
chức năng là cơ quan chấp hành của HĐND. quy trình, thủ tục hành chính tuy đã được rà
soát, điều chỉnh nhưng vẫn còn rườm rà. Một số cán bộ, công chức tha hóa về đạo đức,
lối sống dẫn đến những quyết định hành chính hoặc hành vi gây ảnh hưởng xấu đến hiệu
quả hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương.,…
Những hạn chế trên là nút thắt cần được tháo gỡ để đồi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động
của UBND. Như vậy, việc xem xét nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp sau đây hi
vọng sẽ là lời giải cho bài toán nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND các cấp
Một là, tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao trách nhiệm và thẩm quyền
giám sát của hội đồng nhân dân đối với UBND. Tiếp tục nâng cao năng lực quản lý, điều
hành và đổi mới phương thức làm việc của Ủy ban nhân dân các cấp
Hai là,nâng cao hiệu quả của các phiên họp của UBND cũng như xác định, phân biệt rõ
nhiệm vụ, quyền hạn trong từng vấn đề cụ thể giữa chủ tịch UBND và tập thể UBND,
giữa UBND cấp dưới với UBND cấp trên và giữa các thành viên của UBND với nhau để
đảm bảo sự linh hoạt, chủ động trong xử lý vấn đè cũng như nhanh chóng quy rõ trách
nhiệm và kịp thời xử lý đối với cá nhân nếu có sai phạm xảy ra
Ba là, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Tiếp
tục thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh cải cách hành chính. Chú trọng vào giải quyết thủ tục
hành chính, xem cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá của cải cách hành chính
trong hoạt động của UBND. cần đặc biệt chú trọng việc ngăn chặn và đẩy lùi tệ tham
nhũng đang góp phần làm biến dạng hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.
Bốn là, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong UBND hướng đến đảm bảo
đúng tiêu chuẩn, có cơ cấu, số lượng hợp lý. Cần có cơ chế, biện pháp thích hợp để có
thể tuyển dụng, thu hút những người có trình độ, được đào tạo cơ bản về công tác tại các
cơ quan quản lý nhà nước các cấp một cách hiệu quả. Tổ chức tốt khâu rà soát lại tổng
thể đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn về số lượng, chất lượng theo từng
nhóm chức danh, gắn với vị trí công việc hiện tại của họ để xác định rõ những mặt hạn
chế và yếu kém. Cần dựa vào các tiêu chí nói trên để đào tạo, bồi dưỡng nhằm chuẩn hóa
sử dụng lâu dài, hay bổ sung, thay thế; chú trọng đến cán bộ, công chức người DTTS địa
phương, cán bộ, công chức là nữ.
Năm là, tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ làm việc tại UBND.Tăng
cường đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ
thông tin phục vụ nền hành chính của UBND địa phương các cấp. Đồng thời, tiếp tục
triển khai cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa, một cửa liên thông, khu
hành chính tập trung. Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ hành chính cho đội ngũ công chức
thực hiện nhiệm vụ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
Sáu là, tiếp tục xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ
chức cơ sở đảng trong các cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương, đặc biệt là tại
UBND và các cơ quan chuyên môn của UBND nhằm đảm bảo cho những chủ trương,
chính sách của Đảng về đôi mới hoạt dộng hành chính, tinh giản bộ máy,… nhanh chóng
được triển khai và đi vào thực tế.
Đề hiệu quả hoạt động của UBND được nâng cao trong thời gian tới, nhất thiết cần áp
dụng tổng thể nhiều biện pháp có tính đột phá nhằm tạo ra sự thay đổi trong nhận thức và
hành động. Việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBND không những phù
hợp với tinh thần cải cách hoạt động của các cơ quan nhà nước nói chung, cơ quan hành
chính nhà nước, trong đó có UBND các cấp nói riêng mà còn góp phần phục vụ tốt hơn
nhu cầu của nhân dân, của xã hội, tích cực thúc đẩy quá trình thực hiện mục tiêu công
nghiệp hóa- hiện đại hóa của đất nước.
III.TRÌNH BÀY VỀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH
CỦA NÓ. LẤY VÀ PHÂN TÍCH MỘT VÍ DỤ VỀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH.
1. Khái niệm Vi phạm hành chính
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của
pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật
phải bị xử phạt vi phạm hành chính. (Điều 1. Luật xử lý vi phạm hành chính 2012)
2. Các dấu hiệu của vi phạm hành chính
- Tính trái pháp luật của hành vi: là hành vi trái pháp luật hành chính, tức vi phạm quy
định của pháp luật về quản lý nhà nước.Hành vi trái pháp luât hành chính có thể được
biểu hiện ở dạng hành động hoặc không hành động.
-Vi phạm hành chính phải là hành vi có lỗi: Lỗi là trang thái tâm lý, thái độ của người vi
phạm đối với hành vi, hậu quả của hành vi đó tại thời điểm thực hiện hành vi. Những
người bình thường đạt tới độ tuổi nhất định đều có khả năng điều khiển, nhận thức được
tính chất nguy hại cho xã hội của hành. Không có lỗi thì không coi là vi phạm hành
chính.
-Vi phạm hành chính do người có năng lực trách nhiệm hành chính thực hiện: bao gồm
cá nhân, tổ chức có năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính (độ
tuổi, khả năng nhận thức và điều khiển hành vi,…đối với cá nhân và tính hợp pháp của tổ
chức được nhà nước thành lập ,công nhận,cho phép hoạt động….đối với tổ chức).
-Vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật nhưng không bị bộ luật hình sự quy định là
tội phạm:đây là dấu hiệu để tránh tùy tiện khi truy cứu trách nhiệm hành chính hay hình
sự.
- Vi phạm hành chính là hành vi bị xử phạt hành chính: tức Pháp quy định những hành vi
nào là vi phạm hành chính và định ra chế tài, biện pháp, mức phạt đối với hành vi đó.
Một hành vi không được luật quy định là vi phạm hành chính và không bị xử phạt hành
chính thì không phải là vi phạm hành chính..
3. Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính
-Chủ thể: là cá nhân hoặc tổ chức có năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định
của pháp luật.Năng lực chịu trách nhiệm hành chính là khả năng được nhà nước quy định
đối với cá nhân, tổ chức phải gánh chịu những hậu quả bất lợi do đã thực hiện hành vi vi
phạm một cách có lỗi.
-Khách thể : là những quan hệ xã hội trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước được
các quy phạm pháp luật hành chính bảo vệ bị các vi phạm hành chính xâm phạm và làm
tổn hại. Khách thể cụ thể của vi phạm hành chính rất đa dạng, đó là: sở hữu Nhà nước,
quyền tự do, lợi ích hợp pháp của công dân; trật tự an toàn giao thông; trật tự quản lý
hành chính nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, y tế...
- Mặt khách quan:
Mặt khách quan là những biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm hành chính mà con người
có thể nhận thức được bằng trực quan sinh động. Mặt khách quan gồm:
+Hành vi trái pháp luật: là những biểu hiện của con người hoặc tổ chức tác động vào thế
giới khách quan dưới những hình thức bên ngoài cụ thể gây tác hại tới sự tồn tại và phát
triển bình thường của các trật tự quản lý nhà nước. Những biểu hiện này được kiểm soát
và điều khiển bởi ý chí của chủ thể vi phạm hành chính.Hành vi đó có thể là làm một việc
mà pháp luật cấm hay không làm theo một việc mà pháp luật yêu cầu
+Hậu quả của hành vi trái pháp luật là thiệt hai gây ra cho các quan hệ xã hội được các
quy phạm pháp luật hành chính xác lập và bảo vệ.Hậu quả thực tế của VPHC không phải
là yếu tố bắt buộc do đa số các hành vi vi phạm hành
+ Quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật hành chính và hậu quả của hành vi đó
có mối liên hệ hữu cơ, trong đó hậu quả của vi phạm hành chính có tiền đề xuất hiện của
nó là hành vi khách quan của vi phạm hành chính. Việc xác định mối quan hệ nhân quả
dựa trên những căn cứ sau:
+ Ngoài ra còn có một số dấu hiện khách quan như công cụ, phương tiện, thời gian, địa
điểm ... những dấu hiệu này tuy không phổ biến nhưng trong một số trường hợp chúng sẽ
trở thành dấu hiệu bắt buộc.
-Mặt chủ quan của vi phạm hành chính:
Mặt chủ quan của vi phạm hành chính là những dấu hiệu bên trong thể hiện thái độ, trạng
thái tâm lý của người vi phạm đối với hành vi trái pháp luật cũng như đối với hậu quả do
hành vi đó gây ra.
+Lỗi : lỗi là trạng thái tâm lý hay thái độ của chủ thể đối với hành vi của mình và đối với
hậu quả của hành vi đó do mình gây ra cho xã hội. Lỗi là dấu hiệu đặc trưng bắt buộc đối
với việc xác định trách nhiệm hành chính. Lỗi gồm lỗi cố ý (trực tiếp, gián tiếp) và lỗi vô
ý (tự tin, cẩu thả).
+Động cơ: là động lực tâm lý bên trong thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp
luật hành chính.
+Mục đích:là cái đích trong tâm lý, cái kết quả cuối cùng mà chủ thể mong muốn đạt
được khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
4.Ví dụ và phân tích một vi phạm hành chính.
-Cho ví dụ phù hợp với cá nhân, tránh trùng lặp.
IV. PHÂN TÍCH KHÁI NIỆM CƯỠNG CHẾ HÀNH CHÍNH VÀ CHỈ RÕ SỰ
KHÁC NHAU GIỮA CƯỠNG CHẾ HÀNH CHÍNH VỚI CÁC LOẠI CƯỠNG
CHẾ KHÁC.
-Khái niệm cưỡng chế hành chính: cưỡng chế hành chính là tổng hợp các biện pháp tác
động mang tính bắt buộc được Luật hành chính quy định để truy cứu trách nhiệm hành
chính; phòng ngừa vi phạm pháp luật hoặc trong những trường hợp cần thiết được pháp
luật quy định để bảo vệ lợi ích chung của nhà nước, xã hội hoặc của cá nhân, tổ chức.
-Khái niệm trách nhiệm hành chính: là hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể vi phạm
hành chính phải gánh chịu theo quy định của pháp luật.
-Đặc điểm của cưỡng chế hành chính:
+Thứ nhất, cưỡng chế hành chính là tổng thể các biện pháp có tính bắt buộc do các quy
phạm pháp luật hành chính quy định và được áp dụng kết hợp nhau
●Cưỡng chế hành chính gồm nhiều nhóm biện pháp đối với các đối tượng và lý do áp
dụng khác nhau nhưng đều do quy phạm pháp luật hành chính quy định.
●Các quy phạm đó là những quy phạm quy định về xử lý vi phạm hành chính, pháp luật
về trưng dụng tài sản, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, biện
pháp hạn chế quyền cá nhân,….
+Thứ hai, cưỡng chế hành chính chủ yếu do cơ quan hành chính nhà nước và những
người có thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước hoặc người được cơ quan nhà
nước trao quyền áp dụng.
●Do cưỡng chế hành chính được áp dụng trong hoạt động quản lý nhà nước.
+Thứ ba, cưỡng chế hành chính được áp dụng theo thủ tục hành chính.
●Cưỡng chế hành chính nằm ngoài trình tự xét xử của Toà án, được tiến hành trong hoạt
động hành chính để tổ chức thực thi pháp luật
+Thứ tư, cưỡng chế hành chính có nội dung hạn chế quyền tự do và quyền tài sản của cá
nhân, tổ chức.
+Thứ năm, cưỡng chế hành chính có mục đích buộc các cá nhân, tổ chức phải thực hiệ
nghĩa vụ pháp lý nhằm mục đích phòng ngừa, ngăn chặn hoặc xử lý những hành vi vi
phạm pháp luật, bảo đảm trật tự an toàn xã hội
-Các biện pháp cưỡng chế hành chính
+Các biện pháp phòng ngừa
Khái niệm: Phòng ngừa hành chính là các biện pháp do các cơ quan hành chính nhà nước
hoặc người có thẩm quyền áp dụng để ngăn ngừa những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
quản lý nhà nước cũng như đảm bảo an toàn xã hội trong các trường hợp khẩn cấp, thiên
tai, dịch bệnh...
| 1/36

Preview text:

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH (THAM KHẢO) ***** A.PHẦN LÝ THUYẾT.
I.TRÌNH BÀY VỀ ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH, CHO
VÍ DỤ MINH HỌA TỪNG NHÓM.
-Khái niệm Luật Hành chính: Luật hành chính là một ngành luật trong hệ thống pháp
luật nước ta, bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh
trong quá trình hoạt động quản lý hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước, các
quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan nhà nước xây dựng và ổn định chế
độ công tác nội bộ của mình, các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình cá nhân, tổ
chức thực hiện hoạt động quản lý hành chính đối với các vấn đề do pháp luật qui định.(
thể dùng làm mở bài)

-Khái niệm Đối tượng điều chỉnh: Đối tượng điều chỉnh của một ngành luật là những
nhóm quan hệ xã hội xác định, có đặc tính cơ bản giông nhau và do những quy phạm
thuộc ngành luật đó điéu chính. Đối tượng điểu chỉnh là tiêu chuẩn chủ yếu để phân biệt
ngành luật này với ngành luật khác.
-Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính Việt Nam: Luật hành chính có đối tượng
điều chỉnh đặc thù là hoạt động hành chính Nhà nước, hay nói cách khác đối tượng điều
chỉnh của ngành Luật hành chính là những quan hệ xã hội mang tính chấp hành và điều
hành hình thành trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước.
Những quan hệ này có thể gọi là những quan hệ chấp hành - điều hành hoặc những
quan hệ quản lí hành chính nhà nước
. Nội dung của những quan hệ này thể hiên:
+Việc thành lập, đổi mới cơ cấu bộ máy. cải tiến chế độ làm việc, hoàn chỉnh các quan
hệ công tác của các cơ quan nhà nước;

+Hoạt động quản lí kinh tế, vãn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự xã
hội trên cả nước, ở từng địa phương hay từng ngành;

+Trực tiếp phục vụ các nhu cầu về vật chất và tinh thần của nhân dán;
+Hoạt động kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện pháp luật của các cơ quan, đơn vị
trực thuộc, các tổ chức và cá nhân.

+Xử lí các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm trật tự quản lí hành chính. +v.v…..
Luật Hành chính điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lí hành
chính Nhà nước (còn được gọi là hoạt động chấp hành - điều hành).Các quan hệ xã hội
thuộc phạm vi điều chỉnh của luật hành chính được chia thành 3 nhóm, gồm:
a.Nhóm 1: Những quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính
nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành.
Với mục đích chính là đảm bảo trật tự quản lý, hoạt động bình thường của các cơ
quan hành chính nhà nước. Nhóm này thường được gọi ngắn gọn là nhóm hành chính công.

-Nói một cách ngắn gọn, quan hệ pháp luật hành chính công được hình thành giữa các
bên chủ thể đều mang tư cách có thẩm quyền hành chính nhà nước khi tham gia vào quan
hệ pháp luật hành chính đó.
-Ðây là nhóm những quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh cơ bản, quan trọng nhất của luật
hành chính. Thông qua việc thiết lập những quan hệ loại này, các cơ quan hành chính nhà
nước thực hiện các chức năng cơ bản của mình. Những quan hệ này rất đa dạng, phong
phú bao gồm những quan hệ được chia thành 2 nhóm nhỏ như sau: a.1. Quan hệ dọc :
- Quan hệ hình thành giữa cơ quan hành chính nhà nước cấp trên với cơ quan hành
chính nhà nước cấp dưới theo hệ thống dọc
. Ðó là những cơ quan nhà nước có cấp trên,
cấp dưới phụ thuộc nhau về chuyên môn kỷ thuật, cơ cấu, tổ chức...
Ví dụ: Mối quan hệ giữa Chính phủ với UBND TP Hà Nội; Bộ Công thương với Sở Công
thương tỉnh Bạc Liêu....
- Quan hệ hình thành giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cấp
trên với cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung cấp dưới trực tiếp nhằm
thực hiện chức năng theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: Mối quan hệ giữa Bộ Tài chính với UBND tỉnh Tây Ninh; giữa Thanh tra tỉnh
Đồng Tháp với UBND huyện Châu Thành (tỉnh Đồng Tháp)...
- Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các đơn vị, cơ sở trực thuộc.
Ví dụ: Quan hệ giữa Bộ Nội vụ với Học viện Hành chính Quốc gia, Giữa Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch với Nhà hát Thăng Long(trực thuộc Bộ VH-TT&DL)....
a.2. Quan hệ ngang :
- Quan hệ hình thành giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung với cơ
quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp.
Ví dụ: Mối quan hệ giữa UBND Thành phố Cần Thơ với Sở Xây dựng TP Đà Nẵng ;
Giữa Chính Phủ với các Bộ,... ...
- Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp với
nhau. Các cơ quan này không có sự phụ thuộc nhau về mặt tổ chức nhưng theo quy định
của pháp luật thì có thể thực hiện 1 trong 2 trường hợp sau:
+ Một khi quyết định vấn đề gì thì cơ quan này phải được sự đồng ý, cho phép hay phê
chuẩn của cơ quan kia trong lĩnh vực mình quản lý.
Ví dụ: Mối quan hệ giữa Bộ Tài chính với Bộ Giáo dục - Ðào tạo trong việc quản lý ngân
sách Nhà nước về giáo dục; giữa Sở Khoa học- Công nghệ với các Sở khác trong việc
thực hiện chính sách khoa học- công nghệ của Nhà nước....
+ Phải phối hợp với nhau trong một số lĩnh vực cụ thể
Ví dụ: Thông tư liên Bộ do Bộ giáo dục đào tạo phối hợp với Bộ Y tế ban hành về vấn đề
liên quan đến việc đào tạo cử nhân ngành Y.
Thông tư liên ngành do Bộ trưởng Bộ tư pháp phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao liên quan đến lĩnh vực tội phạm ban hành.
- Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương với các đơn vị, cơ sở trực
thuộc trung ương đóng tại địa phương đó.
Ví dụ: quan hệ giữa UBND TPHCM với cơ quan đại diện khu vực phía nam của các Bộ...
b.Nhóm 2 : Những quan hệ hành chính mang tính chấp hành- điều hành phát sinh
trong hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch Nước, HĐND, TAND, VKSND các cấp và

Kiểm toán Nhà nước. Đâylà những quan hệ quản lí phát sinh trong quá trình các cơ
quan Nhà nước ổn định công tác nội bộ của mình.
-Các quan hệ quản lí hình thành trong quá trình cúc cơ quan nhà nước xây dựng vầ củng
cố chế độ công tác nội bộ của cơ quan nhằm ổn định về tổ chức để hoàn thành chức nâng, nhiệm vụ của mình.
-Mỗi loại cơ quan nhà nước có chức năng cơ bản riêng và để hoàn thành chức năng cơ
bản của minh các cơ quan nhà nước phải tiến hành những hoạt động quản lí hành chính nhất định.
-Những người lãnh đạo và một bộ phận công chức của các cơ quan trong bộ máy nhà
nước được trao quyền tiến hành hoạt động tổ chức trong giới hạn cơ quan. Hoạt động này
còn được gọi là hoạt động tổ chức nội bộ, khác với hoạt động hướng ra bên ngoài. Để cơ
quan nhà nước có thể hoàn thành chức nãng, nhiệm vụ của mình, hoạt động quản lí nội
bộ cần được tổ chức tốt, đặc biệt là những hoạt động như kiểm tra nội bộ, nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ công chức, phối hợp hoạt động giữa các bộ phận
của cơ quan, công việc vãn phòng, đảm bảo những điều kiện vật chất cần thiết..
-Hoạt động tổ chức nội bộ giữ vai trò đặc biệt quan trọng, tạo điều kiện cần thiết cho các
cơ quan nhà nước thực hiện tốt chức năng cơ bản của mình. Tuy nhiên, cần lưu ý nếu
cổng tác tổ chức nội bộ vượt quá giới hạn bình thường, nếu bộ máy nhà nước dành quá
nhiều thời gian và sức lực cho công tác tổ chức nội bộ, nếu có quá nhiều cơ quan trung
gian thì hiệu quả của quản lí giám sát.
+ Ví dụ : Chánh án phân công Thẩm phán xử án thì quan hệ giữa Chánh án và Thẩm
phán là do luật Hành chính điều chỉnh nhằm ổn định nội bộ.
+Ví dụ: Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao ban hành quyết định khen thưởng,
kỷ luật, điều động, bổ nhiệm cán bộ, công chức thì đây là hoạt động quản lý nội bộ, là
quan hệ do luật hành chính điều chỉnh
c. Nhóm 3 : Những quan hệ hành chính phát sinh trong hoạt động của các cơ quan
kiểm toán Nhà nước, HĐND các cấp, TAND các cấp và Viện Kiểm sát Nhân dân các
cấp hoặc tổ chức xã hội, cá nhân khi được Nhà nước trao quyền thực hiện nhiệm vụ,
chức năng hành chính Nhà nước trong một số trường hợp cụ thể.
-Trong thực trạng quản lí hành chính nhà nước, trong nhiều trường hợp, pháp luật có thế
trao quyền thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành cho các cơ quan nhà nước khác
(không phải là cơ quan hành chính nhà nước), các tổ chức hoạc cá nhân. Hoạt động trao
quyền được tiến hành trên cơ sở những lí do khác nhau: chính trị. tổ chức, dam bảo hiệu
quả.. Vì vậy, hoạt dộng quán lí hành chính nhà nước không chi do các cơ quan hành
chính nhà nước tiến hành.
-Hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhàn được trao quyền có tất cả những
hậu quả pháp lí như hoạt dộng của cơ quan hành chính r:hà nước nhưng chỉ trong khi
thực hiện hoạt động chấp hành - điéu hành cụ thổ được pháp luật quy định. Hoạt động
nào cần được phân biệt rõ với hoạt động cơ bán của cơ quan nhà nước được trao quyền
(chính cái đó quy định tính chất của cơ quan và của các mối quan hệ). Xem xét vấn đề từ
hướng khác cho thấy cơ quan hành chính nhà nước không chỉ thực hiện hoạt động chấp
hành - điều hành mà còn được uv quyền lập pháp và tiến hành hoạt động tài phán trong
những trường hựp nhất định.
+ Ví dụ : Khi phiên tòa đang được tiến hành, Chủ tọa phiên tòa đang xét xử thì có người
gây rối trật tự tại phiên tòa. Lúc đó, Chủ tọa phiên tòa được quyền ra quyết định xử phạt
vi phạm hành chính (hoạt động quản lí hành chính Nhà nước) đối với người gây rối.
+Ví dụ : Người chỉ huy con tàu (đã rời cảng) hoặc người chỉ huy máy bay (đã rời sân

bay) có quyền tạm giữ người gây rối theo thủ tục hành chính.
+Ví dụ: Luật Công đoàn quy định: công đoàn có quyền tham gia với cơ quan nhà nước
quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; giải quyết khiếu nại, tố cáo của người lao động,
tập thể người lao động theo quy định của pháp luật.

Tuy các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập, tổ chức để thực hiện hoạt động
hành chính nhà nước nhưng không đồng nghĩa với việc tất cả hoạt động của cơ quan hành
chính Nhà nước đều là hoạt động hành chính và đều do luật hành chính điều chỉnh. Khi
tham gia vào các quan hệ xã hội khác nhau, tùy từng nội dung mà hoạt động của cơ quan
hành chính nhà nước sẽ do các ngành Luật khác nhau điều chỉnh
→Như vậy, việc tìm hiểu về đối tượng điều chỉnh và nhóm các đối tượng điều chỉnh của
ngành Luật hành chính là cơ sở quan trọng cho việc bắt đầu tiếp cận về Luật hành chính
Việt Nam với tư cách là một ngành Luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, một
môn khoa học pháp lý và là một môn học nằm trong chương trình đào tạo cử nhân Luật.
Việc tìm hiểu, phân tích và nắm rõ khái niệm cũng như các nhóm đối tượng điều chỉnh
của Luật hành chính là điều kiện thuận lợi để tiếp tục đi sâu tìm hiểu về những kiến thức
pháp lý khác trong quá trình tiếp cận môn học này.
II.HÃY PHÂN TÍCH VỊ TRÍ PHÁP LÝ, CHỨC NĂNG CỦA CHÍNH PHỦ VÀ ỦY
BAN NHÂN DÂN. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN.
Cơ quan hành chính ở nước ta là một bộ phận của bộ máy nhà nước, được thành lập theo
quy định của pháp luật nhằm thực hiện chức năng tương ứng là quản lý nhà nước. Căn cứ
vào thẩm quyền, cơ quan hành chính nhà nước có các cơ quan hành chính có thẳm quyền
chung và cơ quan hành chính nhà nước có thẳm quyền riêng. Căn cứ vào phạm vi lãnh
thổ, chúng ta có thể phan chia cơ quan hành chính nhà nước thành cơ quan hành chính
nhà nước ở trung ương và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
Cơ quan hành chính Nhà nước ở Trung ương bao gồm Chính phủ, các bộ và cơ quan
ngang bộ. Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương bao gồm UBND các cấp. Theo
quy định mới của Hiến pháp 2013. Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền
địa phương, Cơ quan hành chính Nhà nước ở trung ương là chính phủ và cơ quan hành
chính nhà nước ở địa phương là UBND các cấp có vị trí pháp lý và các chức năng cơ bản sau.
Đối với cơ quàn hành chính cao nhất cao nhất cả nước là chính phủ, Hiến pháp năm
2013 quy định Chính phủ là “cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc
hội” (Điều 94).
Với quy định đó, vị trí pháp lý và chức năng của chính phủ có thể hiểu như sau:
Thứ nhất, “Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
+Chính phủ có quyền cao nhất trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành đối với hệ thống
hành chính nhà nước từ Trung ương xuống địa phương (các bộ, UBND các cấp,..)
+Quản lý, điều hành mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội của đất nước thể hiện thông qua
thẩm quyền quyết định chủ trương, cơ ché, chính sách, thể chế quản lý nhà nước.
+Các văn bản do Chính phủ ban hành(nghị định, nghị quyết, quyết định, chỉ thị,…)có
hiệu lực bắt buộc thi hành đối với mọi chủ thể có liên quan trên phạm vi toàn quốc.
→Tư cách hành chính nhà nước cao nhất của chính phủ được xác định phù hợp với tính
thống nhất của hệ thống hành chính nước ta.
Thứ hai, chính phủ “là cơ quan chấp hành của Quốc hội”.
+Quy định này đã phản ánh sự gắn bó chặt chẽ và thống nhất trong việc thực hiện quyền
lập pháp và quyền hành pháp của Nhà nước ta.
+Là cơ quan chấp hành của Quốc hội (cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất), Chính phủ không chỉ có nhiệm vụ tổ chức thi hành Hiến
pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc
hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước (khoản 1 Điều 96), báo cáo công tác trước Quốc
hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước mà còn có trách nhiệm giải trình trước
Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
+Thông qua quy định pháp luật và thực tiễn về việc thành lập chính phủ cũng như thông
qua việc xem xét báo cáo công tác của Chính phủ mà Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc
hội, Chủ tịch nước giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý,
điều hành của Chính phủ..
→Tư cách chấp hành của chính phủ trong mối quan hệ với quốc hội là sự thể hiện và
đảm bảo sự thống nhất trong quá trình phân công, phối hợp và kiểm soát thực thi quyền lực nhà nước.
Thứ ba, chính phủ là cơ quan thực hiện quyền lập pháp
+Cùng với các quy định: Quốc hội thực hiện quyền lập pháp, Tòa án nhân dân là cơ quan
xét xử, thực hiện quyền tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm
sát hoạt động tư pháp, quy định Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp được
coi là bước tiến quan trọng trong việc tạo cơ sở hiến định nhằm cụ thể hóa nguyên tắc
phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa, vừa chỉ rõ Chính phủ không chỉ là cơ quan chấp hành của Quốc hội mà còn
tạo cho Chính phủ có đầy đủ vị thế và thẩm quyền độc lập nhất định trong quan hệ với cơ
quan lập pháp và cơ quan tư pháp; thực hiện sự kiểm soát đối với cơ quan lập pháp và cơ
quan tư pháp để quyền lực nhà nước được thực hiện đúng đắn, hiệu quả vì mục tiêu xây
dựng và phát triển đất nước.
+Quyền hành pháp của chính phủ được hiểu là quyền tổ chức thi hành luật hay pháp luật,
tức là chính phủ có trách nhiệm tổ chức thực hiện Hiến pháp, pháp luật, các văn bản quy
phạm pháp luật của Quốc hội, UBTVQH, Chủ tịch Nước.
Đối với UBND các cấp, Hiến pháp 2013 cũng quy định rõ về vị trí pháp lý và chức năng
của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương này, theo đó UBND các cấp là cơ
quan hành chính nhà nước ở địa phương, được tổ chức trên tất cả các đơn vị hành chính
(cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) của nước CHXHCNVN
Quy định về tính chất, nguồn gốc hình thành của UBND trong Hiến pháp năm 2013 về cơ
bản vẫn kế thừa các quy định về UBND trong Hiến pháp năm 1992. Ở đơn vị hành chính
nào được xác định là cấp chính quyền, ở đó có HĐND và UBND, UBND do HĐND bầu
ra và được xác định là “cơ quan chấp hành của HĐND”, “cơ quan hành chính nhà nước
ở địa phương”.
Cụ thể, theo quy định tại Điều 114 Hiến pháp năm 2013: “Uỷ ban nhân
dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp
hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách
nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên
”.
Về chức năng, nhiệm vụ của UBND, Khoản 2 Điều 114 tiếp tục quy định “Uỷ ban nhân
dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị
quyết của Hội đồng nhân dân
”, đồng thời có bổ sung nhiệm vụ thực hiện các nhiệm vụ
do cơ quan nhà nước cấp trên giao
”.
Thứ nhất,UBND là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương,
+Uỷ ban nhân dân là thiết chế hoạt động thường xuyên, liên tục, thực hiện chức năng
quản lý theo sự phân cấp của Chính phủ và UBND cấp trên trực tiếp
+ ủy ban nhân dân là cơ quan thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trên mọi
mặt của đời sống xã hội tại địa phương.
+UBND cũng phải chịu trách nhiệm trước HĐND và cơ quan hành chính cấp trên, đây là
yêu cầu nhằm tăng cường trashc nhiệm của UBND trong quá trình thực hiện hoạt động
quản lý nhà nước tại địa phương.
Thứ hai, UBND là cơ quan chấp hành của HĐND cùng cấp
+UBND có trách nhiệm tổ chức triển khai thi hành trên thực tế để đưa nghị quyết của
HĐND cùng câp vào cuộc sống
+Hoạt động của UBND chịu sự kiểm tra, giám sát của HĐND cùng cấp. HĐND có quyền
bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên của UBND cùng cấp
+Các thành viên của UBND phải trả lời chất vấn của Đại biểu HĐND trong các kỳ họp của HĐND.
+Các văn bản trái pháp luật của Chủ tịch UBND và UBND sẽ bị bãi bỏ một phần hoặc
toàn bộ bởi HĐND cùng cấp.
+UBND trong tư cách chấp hành còn có mối quan hệ với cơ quan hành chính nhà nước
cấp trên như phải chấp hành các quyết định của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên,
văn bản trái pháp luật do UBND ban hành thì người đứng đầu cư quan hành chính nhà
nước cấp trên trực tiêp có quyền đình chỉ, bãi bỏ văn bản đó.
→Như vậy, với vị trí pháp lý và chức năng đã được quy định trong Hiến pháp 2013,
Chính phủ và UBND các cấp với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương
và địa phương đã có đầy đủ cơ sở pháp lý cho việc thực hiện hoạt động quản lý nhà nước
của mình theo đúng thẩm quyền được quy định.
Hoạt động của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt là của UBND các cấp
theo tinh thần của Hiến pháp 2013 đã có nhiều bước tiến quan trọng theo hướng đổi mới
cơ cấu tổ chức, hiệu lực, hiệu quả hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu về chức năng của
mình.Tuy nhiên trên thực tế, hoạt động của UBND vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất
cập như hoạt động quản lý hành chính của UBND còn yếu, Việc ban hành các quyết
định, văn bản quản lý, áp dụng pháp luật còn nhiều sai sót, không đúng thẩm quyền, thể
thức; việc tổ chức điều hành thực hiện các nhiệm vụ tại địa phương còn lúng túng, Năng
lực công tác, tính chủ động trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ chưa cao, chưa thực hiện tốt
chức năng là cơ quan chấp hành của HĐND. quy trình, thủ tục hành chính tuy đã được rà
soát, điều chỉnh nhưng vẫn còn rườm rà. Một số cán bộ, công chức tha hóa về đạo đức,
lối sống dẫn đến những quyết định hành chính hoặc hành vi gây ảnh hưởng xấu đến hiệu
quả hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương.,…
Những hạn chế trên là nút thắt cần được tháo gỡ để đồi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động
của UBND. Như vậy, việc xem xét nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp sau đây hi
vọng sẽ là lời giải cho bài toán nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND các cấp
Một là, tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao trách nhiệm và thẩm quyền
giám sát của hội đồng nhân dân đối với UBND
. Tiếp tục nâng cao năng lực quản lý, điều
hành và đổi mới phương thức làm việc của Ủy ban nhân dân các cấp
Hai là,nâng cao hiệu quả của các phiên họp của UBND cũng như xác định, phân biệt rõ
nhiệm vụ, quyền hạn trong từng vấn đề cụ thể giữa chủ tịch UBND và tập thể UBND,
giữa UBND cấp dưới với UBND cấp trên và giữa các thành viên của UBND
với nhau để
đảm bảo sự linh hoạt, chủ động trong xử lý vấn đè cũng như nhanh chóng quy rõ trách
nhiệm và kịp thời xử lý đối với cá nhân nếu có sai phạm xảy ra
Ba là, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Tiếp
tục thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh cải cách hành chính.
Chú trọng vào giải quyết thủ tục
hành chính, xem cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá của cải cách hành chính
trong hoạt động của UBND. cần đặc biệt chú trọng việc ngăn chặn và đẩy lùi tệ tham
nhũng đang góp phần làm biến dạng hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.
Bốn là, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong UBND hướng đến đảm bảo
đúng tiêu chuẩn, có cơ cấu, số lượng hợp lý
. Cần có cơ chế, biện pháp thích hợp để có
thể tuyển dụng, thu hút những người có trình độ, được đào tạo cơ bản về công tác tại các
cơ quan quản lý nhà nước các cấp một cách hiệu quả. Tổ chức tốt khâu rà soát lại tổng
thể đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn về số lượng, chất lượng theo từng
nhóm chức danh, gắn với vị trí công việc hiện tại của họ để xác định rõ những mặt hạn
chế và yếu kém. Cần dựa vào các tiêu chí nói trên để đào tạo, bồi dưỡng nhằm chuẩn hóa
sử dụng lâu dài, hay bổ sung, thay thế; chú trọng đến cán bộ, công chức người DTTS địa
phương, cán bộ, công chức là nữ.
Năm là, tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ làm việc tại UBND.Tăng
cường đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ
thông tin phục vụ nền hành chính của UBND địa phương các cấp
. Đồng thời, tiếp tục
triển khai cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa, một cửa liên thông, khu
hành chính tập trung. Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ hành chính cho đội ngũ công chức
thực hiện nhiệm vụ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
Sáu là, tiếp tục xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ
chức cơ sở đảng trong các cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương
, đặc biệt là tại
UBND và các cơ quan chuyên môn của UBND nhằm đảm bảo cho những chủ trương,
chính sách của Đảng về đôi mới hoạt dộng hành chính, tinh giản bộ máy,… nhanh chóng
được triển khai và đi vào thực tế.
Đề hiệu quả hoạt động của UBND được nâng cao trong thời gian tới, nhất thiết cần áp
dụng tổng thể nhiều biện pháp có tính đột phá nhằm tạo ra sự thay đổi trong nhận thức và
hành động. Việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBND không những phù
hợp với tinh thần cải cách hoạt động của các cơ quan nhà nước nói chung, cơ quan hành
chính nhà nước, trong đó có UBND các cấp nói riêng mà còn góp phần phục vụ tốt hơn
nhu cầu của nhân dân, của xã hội, tích cực thúc đẩy quá trình thực hiện mục tiêu công
nghiệp hóa- hiện đại hóa của đất nước.
III.TRÌNH BÀY VỀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH
CỦA NÓ. LẤY VÀ PHÂN TÍCH MỘT VÍ DỤ VỀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH.
1. Khái niệm Vi phạm hành chính
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của
pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật
phải bị xử phạt vi phạm hành chính. (Điều 1. Luật xử lý vi phạm hành chính 2012)
2. Các dấu hiệu của vi phạm hành chính
- Tính trái pháp luật của hành vi
: là hành vi trái pháp luật hành chính, tức vi phạm quy
định của pháp luật về quản lý nhà nước.Hành vi trái pháp luât hành chính có thể được
biểu hiện ở dạng hành động hoặc không hành động.
-Vi phạm hành chính phải là hành vi có lỗi: Lỗi là trang thái tâm lý, thái độ của người vi
phạm đối với hành vi, hậu quả của hành vi đó tại thời điểm thực hiện hành vi. Những
người bình thường đạt tới độ tuổi nhất định đều có khả năng điều khiển, nhận thức được
tính chất nguy hại cho xã hội của hành. Không có lỗi thì không coi là vi phạm hành chính.
-Vi phạm hành chính do người có năng lực trách nhiệm hành chính thực hiện: bao gồm
cá nhân, tổ chức có năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính (độ
tuổi, khả năng nhận thức và điều khiển hành vi,…đối với cá nhân và tính hợp pháp của tổ
chức được nhà nước thành lập ,công nhận,cho phép hoạt động….đối với tổ chức).
-Vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật nhưng không bị bộ luật hình sự quy định là
tội phạm
:đây là dấu hiệu để tránh tùy tiện khi truy cứu trách nhiệm hành chính hay hình sự.
- Vi phạm hành chính là hành vi bị xử phạt hành chính: tức Pháp quy định những hành vi
nào là vi phạm hành chính và định ra chế tài, biện pháp, mức phạt đối với hành vi đó.
Một hành vi không được luật quy định là vi phạm hành chính và không bị xử phạt hành
chính thì không phải là vi phạm hành chính..
3. Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính
-Chủ thể:
là cá nhân hoặc tổ chức có năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định
của pháp luật.Năng lực chịu trách nhiệm hành chính là khả năng được nhà nước quy định
đối với cá nhân, tổ chức phải gánh chịu những hậu quả bất lợi do đã thực hiện hành vi vi phạm một cách có lỗi. -Khách thể
: là những quan hệ xã hội trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước được
các quy phạm pháp luật hành chính bảo vệ bị các vi phạm hành chính xâm phạm và làm
tổn hại. Khách thể cụ thể của vi phạm hành chính rất đa dạng, đó là: sở hữu Nhà nước,
quyền tự do, lợi ích hợp pháp của công dân; trật tự an toàn giao thông; trật tự quản lý
hành chính nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, y tế... - Mặt khách quan:
Mặt khách quan là những biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm hành chính mà con người
có thể nhận thức được bằng trực quan sinh động. Mặt khách quan gồm:
+Hành vi trái pháp luật: là những biểu hiện của con người hoặc tổ chức tác động vào thế
giới khách quan dưới những hình thức bên ngoài cụ thể gây tác hại tới sự tồn tại và phát
triển bình thường của các trật tự quản lý nhà nước. Những biểu hiện này được kiểm soát
và điều khiển bởi ý chí của chủ thể vi phạm hành chính.Hành vi đó có thể là làm một việc
mà pháp luật cấm hay không làm theo một việc mà pháp luật yêu cầu
+Hậu quả của hành vi trái pháp luật là thiệt hai gây ra cho các quan hệ xã hội được các
quy phạm pháp luật hành chính xác lập và bảo vệ.Hậu quả thực tế của VPHC không phải
là yếu tố bắt buộc do đa số các hành vi vi phạm hành
+ Quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật hành chính và hậu quả c ủa hành vi đó
có mối liên hệ hữu cơ, trong đó hậu quả của vi phạm hành chính có tiền đề xuất hiện của
nó là hành vi khách quan của vi phạm hành chính. Việc xác định mối quan hệ nhân quả
dựa trên những căn cứ sau:
+ Ngoài ra còn có một số dấu hiện khách quan như công cụ, phương tiện, thời gian, địa
điểm ... những dấu hiệu này tuy không phổ biến nhưng trong một số trường hợp chúng sẽ
trở thành dấu hiệu bắt buộc.
-Mặt chủ quan của vi phạm hành chính:
Mặt chủ quan của vi phạm hành chính là những dấu hiệu bên trong thể hiện thái độ, trạng
thái tâm lý của người vi phạm đối với hành vi trái pháp luật cũng như đối với hậu quả do hành vi đó gây ra. +Lỗi
: lỗi là trạng thái tâm lý hay thái độ của chủ thể đối với hành vi của mình và đối với
hậu quả của hành vi đó do mình gây ra cho xã hội. Lỗi là dấu hiệu đặc trưng bắt buộc đối
với việc xác định trách nhiệm hành chính. Lỗi gồm lỗi cố ý (trực tiếp, gián tiếp) và lỗi vô ý (tự tin, cẩu thả).
+Động cơ: là động lực tâm lý bên trong thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hành chính.
+Mục đích:là cái đích trong tâm lý, cái kết quả cuối cùng mà chủ thể mong muốn đạt
được khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
4.Ví dụ và phân tích một vi phạm hành chính.
-Cho ví dụ phù hợp với cá nhân, tránh trùng lặp.
IV. PHÂN TÍCH KHÁI NIỆM CƯỠNG CHẾ HÀNH CHÍNH VÀ CHỈ RÕ SỰ
KHÁC NHAU GIỮA CƯỠNG CHẾ HÀNH CHÍNH VỚI CÁC LOẠI CƯỠNG CHẾ KHÁC.
-Khái niệm cưỡng chế hành chính: cưỡng chế hành chính là tổng hợp các biện pháp tác
động mang tính bắt buộc được Luật hành chính quy định để truy cứu trách nhiệm hành
chính; phòng ngừa vi phạm pháp luật hoặc trong những trường hợp cần thiết được pháp
luật quy định để bảo vệ lợi ích chung của nhà nước, xã hội hoặc của cá nhân, tổ chức.
-Khái niệm trách nhiệm hành chính: là hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể vi phạm
hành chính phải gánh chịu theo quy định của pháp luật.
-Đặc điểm của cưỡng chế hành chính:
+Thứ nhất
, cưỡng chế hành chính là tổng thể các biện pháp có tính bắt buộc do các quy
phạm pháp luật hành chính quy định và được áp dụng kết hợp nhau
●Cưỡng chế hành chính gồm nhiều nhóm biện pháp đối với các đối tượng và lý do áp
dụng khác nhau nhưng đều do quy phạm pháp luật hành chính quy định.
●Các quy phạm đó là những quy phạm quy định về xử lý vi phạm hành chính, pháp luật
về trưng dụng tài sản, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, biện
pháp hạn chế quyền cá nhân,….
+Thứ hai, cưỡng chế hành chính chủ yếu do cơ quan hành chính nhà nước và những
người có thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước hoặc người được cơ quan nhà
nước trao quyền áp dụng.
●Do cưỡng chế hành chính được áp dụng trong hoạt động quản lý nhà nước.
+Thứ ba, cưỡng chế hành chính được áp dụng theo thủ tục hành chính.
●Cưỡng chế hành chính nằm ngoài trình tự xét xử của Toà án, được tiến hành trong hoạt
động hành chính để tổ chức thực thi pháp luật
+Thứ tư, cưỡng chế hành chính có nội dung hạn chế quyền tự do và quyền tài sản của cá nhân, tổ chức.
+Thứ năm, cưỡng chế hành chính có mục đích buộc các cá nhân, tổ chức phải thực hiệ
nghĩa vụ pháp lý nhằm mục đích phòng ngừa, ngăn chặn hoặc xử lý những hành vi vi
phạm pháp luật, bảo đảm trật tự an toàn xã hội
-Các biện pháp cưỡng chế hành chính
+Các biện pháp phòng ngừa
Khái niệm: Phòng ngừa hành chính là các biện pháp do các cơ quan hành chính nhà nước
hoặc người có thẩm quyền áp dụng để ngăn ngừa những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
quản lý nhà nước cũng như đảm bảo an toàn xã hội trong các trường hợp khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh...