Đề Cương Ôn Thi Kết Thúc Học Phần Môn Luật tố tụng dân sự | Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh

Đề Cương Ôn Thi Kết Thúc Học Phần Môn Luật tố tụng dân sự | Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN LUẬT HÌNH SỰ
(THAM KHẢO)
*****
I.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.
-Khái niệm Luật Hình sự: Luật Hình sự một ngành Luật độc lập trong hệ thống pháp
luật của nước CHXHCN Việt Nam, bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do nhà
nước ban hành , xác dịnh những hành vi nguy hiểm cho hội bị coi tội phạm, đồng
thời quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy.
-Đối tượng điều chỉnh của LHS: những quan hệ hội phát sinh khi một tội phạm
xảy ra giữa nhà nước với người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội.
-Phương pháp điều chỉnh của LHS: phương pháp quyền uy (phương pháp sử dụng
quyền lực nhà nước trong việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật hình sự giữa nhà nước và
người phạm tội hay pháp nhân thương mại phạm tội).
-Nguồn của LHS: hệ thống các VBQPPL hình sự các VBQPPL khác liên quan
gián tiếp đến việc đấu tranh phòng chống tội phạm căn cứ o đó, quant ư pháp
hình sự thẩm quyền giải quyết những vấn đề về trách nhiệm hình sự đối với người
phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội.
II.HIỆU LỰC CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ.
-Hiệu lực của BLHS phạm vi áp dụng các quy định của BLHS trong một không gian
xác định vụ án nhất định.
1.Hiệu lực về không gian của BLHS.
-Hiệu lực về không gian của BLHS là phạm vi áp dụng các quy định của BLHS trong một
không gian xác định đối với một số chủ thể nhất định.
Điều 5. Hiệu lực của Bộ luật Hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Bộ luật Hình sự áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi
phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc
quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa hội chủ nghĩa
Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo
pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được
giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó; trường
hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không tập quán quốc tế thì trách
nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
→BLHS Việt Nam hiệu lực áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh
thổ Việt Nam, không phân biệt chủ thể công dân Việt Nam, người nước ngoài, người
không quốc tịch, không phân biệt là pháp nhân thương mại nước ngoài hay của Việt Nam.
→Hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam hành vi phạm tội ít nhất một trong các
thời điểm bắt đầu, diễn ra, kết thúc hoặc hậu quả xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 6. Hiệu lực của Bộ luật Hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam hành vi phạm tội
ngoài lãnh thổ nước Cộng hòahội chủ nghĩa Việt Nam Bộ luật này quy định là
tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ
luật này.
Quy định này cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú Việt
Nam.
→Công dân, pháp nhân thương mại mang quốc tịch một quốc gia, bất kỳ đâu
trên thế giới cũng phải tuân thủ nhận được sự bảo hộ của quốc gia mình mang
quốc tịch. Vì thế, họ thể bị truy cứu TNHS nếu thực hiện một hành vi được BLHS
quy định là tội phạm.
2. Người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ngoài lãnh
thổ nước Cộng hòa hội chủ nghĩa Việt Nam thể bị truy cứu trách nhiệm hình
sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp hành vi phạm tội xâm hại quyền,
lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa
hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế Cộng hòa hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu
biển không mang quốc tịch Việt Nam đang tại biển cả hoặc tại giới hạn vùng trời
nằm ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa hội chủ nghĩa Việt Nam, thì người phạm tội có
thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp
điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định.
→Hành vi phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam là hành vi phạm tội được thực hiện trên lãnh
thổ nước ngoài, trên vùng trời quốc tế, trên vùng biển cả, trên châu Nam Cực.
2.Hiệu lực về thời gian của BLHS.
-Hiệu lực về thời gian của BLHS khoảng thời gian các quy định của BLHS được áp
dụng đối với hành vi phạm tội thực hiện trong khi Bộ luật đó đang có hiệu lực thi hành.
Điều 7. Hiệu lực của Bộ luật Hình sự về thời gian
1.Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội điều luật đang hiệu lực
thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện.
→Điều luật đang hiệu lực thi hành đối với hành vi phạm tội điều luật đã phát sinh
hiệu lực và chưa kết thúc hiệu lực.
→Thời điểm phát sinh hiệu lực của BLHS mới thời điểm chấm dứt hiệu lực của BLHS
cũ.
+Thời điểm phát sinh gồm: từ ngày Chủ tịch nước lệnh công bố chính thức trên các
phương tiện thông tin đại chúng hoặc trong công báo của nhà nước; do Nghị quyết riêng
biệt của Quốc hội quy định; được quy định trong chính Bộ Luật.
+Thời điểm chấm dứt hiệu lực gồm: khi một luật mới thay thế; hết thời hạn thi hành
ghi rõ trong điều luật; bị hủy bỏ bởi quyết định của Quốc hội.
→Thời điểm hành vi phạm tội được thực hiện thời điểm người phạm tội đã thực hiện
một hành vi phạm tội mà không nhất thiết hậu quả của hành vi đó đã xảy ra hay chưa.
2. Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng
nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ
trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích quy định khác
không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã
thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
→Nguyên tắc bất hồi tố của BLHS: BLHS không được áp dụng đối với hành vi phạm tội
được thực hiện trước hoặc sau khi nó có hiệu lực thi hành.
3. Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một
hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo,
miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình
phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tíchquy định khác có lợi cho người
phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật
đó có hiệu lực thi hành.
→Hiệu lực hồi tố: việc áp dụng quy định (thường quy định lợi cho người phạm
tội) của BLHS đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi
hành.
→Thể hiện tính nhân đạo và tính tiến bộ, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới.
III.PHÂN LOẠI TỘI PHẠM.
-Phân loại tội phạm phân chia các tội phạm được quy định trong BLHS thành các
nhóm (loại) khác nhau dựa trên các căn cứ xác định nhằm vào những mục đích nhất
định.
-Trong BLHS, phân loại tội phạm được tiến hành dựa trên căn cứ vào tính chất và mức độ
nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
-Dấu hiệu nhận diện loại tội phạm: dựa vào mức tối đa của khung hình phạt quy định đối
với tội phạm đó
Điều 9. Phân loại tội phạm.
1. Căn cứ vào tính chất mức độ nguy hiểm cho hội của hành vi phạm tội được
quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng tội phạm tính chất mức độ nguy hiểm cho hội
không lớn mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội
ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng tội phạm tính chất mức độ nguy hiểm cho hội
lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấytừ
trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là
từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng tội phạm tính chất mức độ nguy hiểm cho
xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối
với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất
và mức độ nguy hiểm cho hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều
này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật
này.
LOẠI TỘI PHẠM
CĂN CỨ VÀO TÍNH
NGUY HIỂM CHO XÃ
HỘI CỦA HÀNH VI
PHẠM TỘI
CƠ SỞ XÁC ĐỊNH LOẠI
TỘI PHẠM
ÍT NGHIÊM TRỌNG
Gây nguy hại không lớn cho
xã hội
Mức cao nhất của khung
hình phạt đối với tội đó
phạt tiền, phạt cải tại
không giam giữ, phạt
đến 03 năm.
NGHIÊM TRỌNG Gây nguy hại cho xã hộilớn
Mức cao nhất của khung
hình phạt đối với tội đó
từ trên 03 năm đến 07 năm
RẤT NGHIÊM TRỌNG
Gây nguy hại chorất lớn
xã hội
Mức cao nhất của khung
hình phạt đối với tội đó
từ trên 07 năm đến 15 năm
ĐẶC BIỆT Gây nguy hại của khungđặc biệt lớn Mức cao nhất
NGHIÊM TRỌNG cho xã hội
hình phạt đối với tội đó
trên 15 năm tù, chung
thân hoặc tử hình
IV.TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ.
-Trách nhiệm hình sự một loại trách nhiệm pháp tính nghiêm khắc nhất của nhà
nước được quy định trong BLHS, do tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp
nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội,
pháp nhân thương mại phạm tội đó.
→TNHS những hậu quả pháp bất lợi người phạm tội, pháp nhân thương mại
phạm tội phải gánh chịu do đã thực hiện hành vi phạm tội.
Điều 2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự
1. Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách
nhiệm hình sự.
2. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ
luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
-Các đặc điểm của TNHS:
+TNHS là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm.
+TNHS là loại trách nhiệm pháp lý có tính nghiêm khắc, tính cưỡng chế cao nhất.
+TNHS trách nhiệm mà các nhân người phạm tội, các pháp nhân thương mại phạm
tội phải gánh chịu trước nhà nước.
+TNHS được thể hiện thông qua một trình tự, thủ tục được quy định trong Bộ luật Tố
tụng hình sự.
+TNHS được áp dụng bởi cơ quan duy nhất là tòa án.
+TNHS được thể hiện thông qua bản án, quyết định có hiệu lực phap luật của tòa án.
+TNHS được thể hiện thông qua các hình thức như hình phạt, các biện pháp tư pháp và án
tích.
+TNHS là hậu quả của việc thực hiện hành vi phạm tội; hành vi phạm tội là nguyên nhân.
+TNHS chỉ phát sinh khi có người thực hiện hành vi phạm tội, có pháp nhân thương mại
phạm tội.
Chú ý
+Không phải mọi biện pháp pháp được quy định trong BLHS đều hình thức của
TNHS, một biện pháp pháp chỉ được coi một hình thức của TNHS khi thỏa mãn
được các đặc điểm của TNHS.
V.ĐỒNG PHẠM.
Điều 17. Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội tổ chức hình thức đồng phạm sự câu kết chặt chẽ giữa những
người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người
giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội
phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự v hành vi vượt quá của
người thực hành.
1.Khái niệm Đồng phạm.
- Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2.Dấu hiệu của đồng phạm
a.Dấu hiệu khách quan.
a.1.Dấu hiệu về số lượng người đồng phạm.
-Một vụ đồng phạm phải có từ 02 người trở lên cùng thực hiện tội phạm.
-Cả 2 người trở lên ở đây đều phải có đủ dấu hiệu của chủ thể tội phạm, một trong những
người cùng thực hiện tội phạm nhưng không năng lực TNHS hoặc chưa đủ tuổi chịu
TNHS thì không có đồng phạm xảy ra.
a.2.Dấu hiệu về hành vi khách quan.
-“Cùng thực hiện tội phạm” nghĩa là các đồng phạm cùng thực hiện hoạt động chung.
+”Hoạt động chung” nghĩa các hành vi của mỗi đồng phạm phải liên kết, thống nhất,
hỗ trợ, bổ sung, tác động qua lại lẫn nhau.
+Những người tuy liên quan đến việc thực hiện tội phạm nhưng không liên kết,
phối hợp cùng nhau thì không phải là đồng phạm.
-Một người trong đồng phạm có thể thực hiện một hoặc nhiều vai trò khác nhau.
-Các đồng phạm có thể cùng tham gia thực hiện tội phạm ngay từ đầu nhưng cũng thể
bắt đầu tham gia trong quá trình cùng thực hiện tội phạm.
-Thời điểm cùng tham gia việc thực hiện tội phạm của các đồng phạm muộn nhất là trước
khi tội phạm kết thúc.
-Khi kết thúc tội phạm, các hành vi che giấu tội phạm, không tố giác tội phạm, cản trở
điều tra,…không phải là đồng phạm mà là tội phạm độc lập.
a.3.Dấu hiệu về hậu quả của đồng phạm.
-Dấu hiệu này là kết quả của hoạt động chung giữa các đồng phạm.
-Sự phối hợp của các đồng phạm trong hoạt động chung dẫn đến hậu quả chung.
-Các đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả chung.
-Người nào trong đồng phạm thực hiện hành vi vượt quá thì phải chịu TNHS riêng về hậu
quả vượt quá.
a.4.Dấu hiệu về nhân quả trong đồng phạm.
-Đây là quan hệ nguyên nhân- kết quả giữa hoạt động chung và hậu quả chung.
-Gồm:
+Quan hệ nhân quả trong đồng phạm giản đơn: tất cả các đồng phạm đều người trực
tiếp thực hiện hành vi được mô tả trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm.
+Quan hệ nhân quả trong đồng phạm phức tạp: các đông phạm tham gia vào vụ đồng
phạm với các vai trò khác nhau chỉ hành vi của người thực hành mới nguyên
nhân trực tiếp gây ra hậu quả chung của đồng phạm.
b.Dấu hiệu chủ quan.
b.1. Dấu hiệu Lỗi
-Lỗi là dấu hiệu bắt buộc trong vụ án đồng phạm.
-Về ý thức
+Ý thức đối với hành vi
●Mỗi đồng phạm đều ý thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội.
●Các đồng phạm đều ý thức được mối liên hệ , phối hợp giữa các đồng phạm trong việc
thực hiện tội phạm.
→Người phạm tội nhận thức được mình đang thực hiện hành vi nguy hiểm cho hội
nhưng không biết được người khác cũng hành vi nguy hiểm cho hội cùng với mình
thì không phải là đồng phạm.
+Ý thức đối với hậu quả.
●Các đồng phạm nhìn thấy trước khả năng phát sinh hậu quả do hoạt động chung đưa lại
nên phải cùng chịu trách nhiệm về hậu quả
-Về ý chí
+Mỗi đồng phạm đều mong muốn cùng hoạt động chung với các đồng phạm khác.
+Các đồng phạm đều mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả chung xảy ra
+Dấu hiệu lỗi trong đồng phạm phải là cùng cố ý (trực tiếp hoặc gián tiếp).
→Hai người trở lên cùng thực hiện một tội phạm nhưng không cùng cố ý thì không phải
là đồng phạm.
+Trong đồng phạm không có lỗi vô ý
→Hai người trở lên cùng phối hợp thực hiện hành vi phạm tội nhưng vô ý gây ra hậu quả
nguy hiểm cho hội thì mỗi người phải chịu TNHS về tội phạm đã thực hiện một cách
riêng lẻ.
b.2.Dấu hiệu mục đích, động cơ phạm tội.
-Mục đích là kết quả cuối cùng mà người phạm tội mong muốn đạt được.
+Mỗi đồng phạm khi tham gia vụ án đồng phạm thể nhiều mục đích khác nhau
nhưng họ đã thống nhất ý chí trong việc cùng thực hiện hành vi phạm tội.
+Mục đích không phải dấu hiệu bắt buộc của đồng phạm, trừ các tội BLHS quy
định mục đích dấu hiệu định tội thì dấu hiệu cùng mục đích mới dấu hiệu của đồng
phạm
+”Cùng mục đích” phạm tội những người tham gia thực hiện tội phạm biết tiếp
nhận mục đích của nhau.
+Nếu cấu thành tội phạm quy định “cùng mục đích’ dấu hiệu bắt buộc nhưng những
người tham gia thực hiện tội phạm không có chung mục đích thì không phải đồng phạm.
-Động cơ là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội.
+Động không phải dấu hiệu bắt buộc trong đồng phạm, trừ các tội BLHS quy
định đọng dấu hiệu định tội thì dấu hiệu cùng động mới dấu hiệu của đồng
phạm
+Nếu cấu thành tội phạm quy định dấu hiệu bắt buộc nhưng những“cùng động cơ”
người tham gia thực hiện tội phạm không có chung động cơ thì không phải đồng phạm.
3.Các loại người đồng phạm.
a. Người thực hành.
-Là người trực tiếp thực hiện tội phạm, gồm 2 trường hợp: .
+Người thực hành tự mình trực tiếp thực hiện toàn bộ hoặc một phần hành vi khách quan
được mô tả trong cấu thành tội phạm.
●Đối với những tội phạm đòi hỏi dấu hiệu chủ thể đặc biệt thì những người thực hành
phải có đầy đủ các dấu hiệu của chủ thể đặc biệt đó.
+Người thực hành không tự mình trực tiếp thực hiện hành vi khách quan lại hành
vi cố ý tác động đến người khác để người này thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP
●Người bị tác động đã thực hiện hành vi đó không bị truy cứu TNHS do
▪Họ không có năng lực TNHS hoặc chưa đủ tuổi chịu TNHS.
▪Họ không có lỗi hoặc lỗi vô ý do cẩu thả
▪Họ được loại trừ TNHS do bị cưỡng bức về thân thể hoặc cưỡng bức về tinh thần đến
mức không thể hành động theo ý chí của mình.
-Hành vi vượt quá của người thực hành không nằm trong sự thống nhất ý chí chung của
tất cả đồng phạm nên chỉ riêng người có hành vi vượt quá mới phải chịu TNHS.
-Hành vi của người thực hành vị trí trung tâm trong vụ án đồng phạm, đóng vai trò
then chốt dẫn đến hậu quả chung.
-Hành vi của người thực hành ý nghĩa quyết định đến việc xác định tội danh của vụ
đồng phạm; xác định giai đoạn thực hiện tội phạm; căn cứ đánh giá tính chất nghiêm
trọng của vụ đồng phạm.
b.Người tổ chức.
-Là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
-Đây người thành lập, điều khiển nhóm tội phạm nên hành vi của họ nguy hiểm nhất
trong một vụ đồng phạm nên họ phải chịu TNHS nặng nhất.
-Không phải thực hiện bất cứ hành vi tổ chức nào đều là người tổ chức
+Trong một số CTTP, người trực tiếp thực hiện hành vi khách quan được tả trong
CTTP là người thực hành.
c.Người xúi giục.
-Là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác phạm tội.
-Hành vi xúi giục tác động đến tinh thần người khác bằng các thủ đoạn kích động, dụ dỗ,
thúc đẩy khiến người này phải thực hiện hành vi phạm tội.
+Hành vi xúi giục phải trực tiếp.
●Sự xúi giục phải hướng đến một hoặc một số đối tượng xác định.
+Hành vi xúi giục phải cụ thể.
●Sự xúi giục phải nhằm hướng đến việc gây ra việc thực hiện tội phạm nhất định.
+Người xúi giục phải có ý định rõ ràng thúc đẩy người khác phạm tội.
●Người xúi giục s dụng các thủ đoạn khác nhau để thúc đẩy người khác thực hiện tội
phạm.
●Thủ đoạn xúi giục không phải là dấu hiệu bắt buộc của đồng phạm.
●Người có lời nói hoặc việc làm gây tác động đến người phạm tội nhưng không có ý định
thúc đẩy người này phạm tội thì cũng không phải là người xúi giục.
●Hành vi của người xúi giục ít nguy hiểm hơn hành vi của người tổ chức.
●Một s tội phạm BLHS quy định hành vi xúi giục hành vi khách quan của tội
phạm thì người thực hiện hành vi đó là người thực hành chứ không phải người xúi giục.
d.Người giúp sức.
-Là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
-Giúp sức gồm giúp sức vật chất và giúp sức tinh thần
+Giúp sức vật chất: chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm chứ không
tham gia trực tiếp thực hiện các hành vi khách quan được mô tả trong CTTP.
+Giúp sức tinh thần: sự hứa hẹn trong hoạt động giúp sức về tinh thần phải được thực
hiện trước khi tội phạm kết thúc.
-Chỉ được coi đồng phạm khi hành vi tạo điều kiện về vật chất tinh thần được tiến
hành trước khi tội phạm kết thúc
-Hành vi giúp sức sau khi tội phạm kết thúc không phải là đồng phạm.
-Hành vi giúp sức thường thể hiện ở dạng hành động hoặc không hành động.
-Hành vi giúp sức về tinh thần sẽ củng cố thêm quyết tâm thực hiện tội phạm của người
thực hành.
-Hành vi giúp sức có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn các hành vi của
người tổ chức, người xúi giục, người thực hành.
-Hành vi giúp sức không đóng vai trò quyết định trong việc thực hiện tội phạm nên người
thực hiện hành vi này sẽ chịu TNHS thấp hơn.
-Không phải mọi hành vi có tính chất giúp sức đều là hành vi giúp sức, những trường hợp
mà BLHS quy định hành vi giúp sức hành vi khách quan của tội phạm nên người thực
hiện hành vi này là người thực hành, không phải người giúp sức.
4.Các hình thức đồng phạm
4.1.Phân loại theo dấu hiệu chủ quan
-Căn cứ vào dấu hiệu chủ quan, đồng phạm được chia thành:
+Đồng phạm không có thông mưu trước:
●Là một hình thức đồng phạm
●Những người đồng phạm không sự thỏa thuận, bàn bạc trước với nhau về việc cùng
thực hiện tội phạm
●Hoặc có sự thỏa thuận, bàn bạc nhưng không đáng kể.
●Thường gặp trong các trường hợp phạm tội bộc phát tronng hoàn cảnh thuận lợi.
+Đồng phạm có thông mưu trước:
●Là một hình thức đồng phạm.
●Những người đồng phạm sự bàn bạc, thỏa thuận với nhau về tội phạm cùng thực
hiện.
4.2.Phân loại theo dấu hiệu khách quan.
-Căn cứ vào dấu hiệu khách quan, đồng phạm được chia thành:
+Đồng phạm giản đơn:
●Là một hình thức đồng phạm.
●Những người cùng tham gia vào vụ phạm tội đều có vai trò là người thực hành.
●Những người đồng phạm đều tham gia thực hiện hành vi phạm tội được mô tả trong mặt
khách quan của CTTP.
●Những người đồng thực hành thể đều thực hiện một phần, một bộ phận hoặc toàn bộ
hành vi khách quan được quy định trong CTTP.
●Các đồng phạm thực hiện các hành vi phạm tội khác nhau với những nhiệm vụ khác
nhau nhưng tổng hợp hành vi của họ mới hành vi khách quan nên họ người thực
hành và hình thức đồng phạm này là hình thức giản đơn.
+Đồng phạm phức tạp:
●Là một hình thức đồng phạm.
●Có một hoặc một số người tham gia giữ vai trò người thực hành, những người đồng
phạm khác giữ vai trò tổ chức, xúi giục hay giúp sức.
●Đặc trưng của hình thức này chính sự phân công vai trò khác nhau của một vụ đồng
phạm.
●Các đồng phạm cùng thực hiện tội phạm với vai trò khác nhau dấu hiệu để xác định
đồng phạm phức tạp.
●Sự khác nhau về nhiệm vụ giữa các đồng phạm không phải dấu hiệu xác định hình
thức đồng phạm phức tạp.
●Các vụ án nghiêm trọng thường gặp trong đồng phạm phức tạp.
4.3.Phân loại theo tính chất và mức độ liên kết giữa các đồng phạm.
-Căn cứ theo mức độ liên kết giữa các đồng phạm, có thể chia đồng phạm thành phạm tội
có tổ chức và những trường hợp phạm tội khác.
-Phạm tội tổ chức hình thức đồng phạm sự câu kết chặt chẽ giữa những người
cùng thức hiện tội phạm (Khoản 2 Điều 17 BLHS 2015).
+Sự câu kết chặt chẽgiữa các đồng phạm sự phân công nhiệm vụ để phối hợp ăn ý
với nhau, sự chuẩn bị, tính toán chu đáo cho việc thực hiện tội phạm che dấu hành
vi phạm tội.
+Những người đồng phạm có thể đã tham gia vào một tổ chức phạm tội.
+Những người đồng phạm đã cùng nhau phạm tội nhiều lần theo một kế hoạch thống nhất
trước.
+Những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm một lần nhưng sự tính toán chu đáo
cho việc thực hiện tội phạm và che dấu hành vi phạm tội.
-Phạm tội tổ chức một hình thức phạm tội có tính nguy hiểm cao cho hội n
được luật quy định tình tiết định khung tăng nặng phổ biến trong nhiều CTTP tăng
nặng.
5.Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm.
5.1.Các nguyên tắc xác định TNHS trong đồng phạm.
5.1.1.Nguyên tắc chịu chung về toàn bộ tội phạm.
-Tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố, xét xử về cùng tội danh, theo cùng điều
luật và trong phạm vi chế tài mà điều luật đó quy định.
-Phải áp dụng chung cho tất cả những người đồng phạm về: các nguyên tắc chung về xác
định tội phạm, quyết định hình phạt, thời hiệu truy cứu TNHS, các giai đoạn thực hiện tội
phạm đối với các loại tội mà họ đã thực hiện.
-Nếu những người đồng pham cùng biết, cùng sự thỏa thuận bàn bạc hoặc đều nhận
thức được những tình tiết tăng nặng trong vụ án đồng phạm thì họ sẽ phải cùng chịu
TNHS về những tình tiết tăng nặng đó.
5.1.2.Nguyên tắc chịu độc lập về việc cùng thực hiện tội phạm.
-Những người đồng phạm không phải chịu TNHS về hành vi vượt quá của người đông
phạm khác .
+Hành vi vượt quá hành vi vượt ra ngoài ý định chung của những người đồng phạm,
thường được biểu hiện hành vi của người thực hành thể cấu thành một tội phạm
độc lập hay một tình tiết tăng nặng định khung.
| 1/40

Preview text:

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN LUẬT HÌNH SỰ (THAM KHẢO) *****
I.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.
-Khái niệm Luật Hình sự: Luật Hình sự là một ngành Luật độc lập trong hệ thống pháp
luật của nước CHXHCN Việt Nam, bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do nhà
nước ban hành , xác dịnh những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm, đồng
thời quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy.
-Đối tượng điều chỉnh của LHS: là những quan hệ xã hội phát sinh khi có một tội phạm
xảy ra giữa nhà nước với người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội.
-Phương pháp điều chỉnh của LHS: là phương pháp quyền uy (phương pháp sử dụng
quyền lực nhà nước trong việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật hình sự giữa nhà nước và
người phạm tội hay pháp nhân thương mại phạm tội).
-Nguồn của LHS: là hệ thống các VBQPPL hình sự và các VBQPPL khác có liên quan
gián tiếp đến việc đấu tranh phòng chống tội phạm mà căn cứ vào đó, cơ quant ư pháp
hình sự có thẩm quyền giải quyết những vấn đề về trách nhiệm hình sự đối với người
phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội.
II.HIỆU LỰC CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ.
-Hiệu lực của BLHS là phạm vi áp dụng các quy định của BLHS trong một không gian
xác định vụ án nhất định.

1.Hiệu lực về không gian của BLHS.
-Hiệu lực về không gian của BLHS là phạm vi áp dụng các quy định của BLHS trong một
không gian xác định đối với một số chủ thể nhất định.

Điều 5. Hiệu lực của Bộ luật Hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Bộ luật Hình sự áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi
phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc
quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo

pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được
giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó; trường
hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách
nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
→BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh
thổ Việt Nam, không phân biệt chủ thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài, người
không quốc tịch, không phân biệt là pháp nhân thương mại nước ngoài hay của Việt Nam.
→Hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam là hành vi phạm tội có ít nhất một trong các
thời điểm bắt đầu, diễn ra, kết thúc hoặc hậu quả xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 6. Hiệu lực của Bộ luật Hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở
ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật này quy định là
tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này.
Quy định này cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam.
→Công dân, pháp nhân thương mại mang quốc tịch một quốc gia, dù ở bất kỳ đâu
trên thế giới cũng phải tuân thủ và nhận được sự bảo hộ của quốc gia mà mình mang
quốc tịch. Vì thế, họ có thể bị truy cứu TNHS nếu thực hiện một hành vi được BLHS

quy định là tội phạm.
2. Người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh
thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình
sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp hành vi phạm tội xâm hại quyền,
lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu
biển không mang quốc tịch Việt Nam đang ở tại biển cả hoặc tại giới hạn vùng trời
nằm ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì người phạm tội có
thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp
điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định.
→Hành vi phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam là hành vi phạm tội được thực hiện trên lãnh
thổ nước ngoài, trên vùng trời quốc tế, trên vùng biển cả, trên châu Nam Cực.
2.Hiệu lực về thời gian của BLHS.
-Hiệu lực về thời gian của BLHS là khoảng thời gian các quy định của BLHS được áp
dụng đối với hành vi phạm tội thực hiện trong khi Bộ luật đó đang có hiệu lực thi hành
.
Điều 7. Hiệu lực của Bộ luật Hình sự về thời gian
1.Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực
thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện.
→Điều luật đang có hiệu lực thi hành đối với hành vi phạm tội là điều luật đã phát sinh
hiệu lực và chưa kết thúc hiệu lực.
→Thời điểm phát sinh hiệu lực của BLHS mới là thời điểm chấm dứt hiệu lực của BLHS cũ.
+Thời điểm phát sinh gồm: từ ngày Chủ tịch nước ký lệnh công bố chính thức trên các
phương tiện thông tin đại chúng hoặc trong công báo của nhà nước; do Nghị quyết riêng
biệt của Quốc hội quy định; được quy định trong chính Bộ Luật.
+Thời điểm chấm dứt hiệu lực gồm: khi có một luật mới thay thế; hết thời hạn thi hành
ghi rõ trong điều luật; bị hủy bỏ bởi quyết định của Quốc hội.
→Thời điểm hành vi phạm tội được thực hiện là thời điểm người phạm tội đã thực hiện
một hành vi phạm tội mà không nhất thiết hậu quả của hành vi đó đã xảy ra hay chưa.
2. Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng
nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ
trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và quy định khác
không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã
thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
→Nguyên tắc bất hồi tố của BLHS
: BLHS không được áp dụng đối với hành vi phạm tội
được thực hiện trước hoặc sau khi nó có hiệu lực thi hành.
3. Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một
hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo,
miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình
phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người
phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật
đó có hiệu lực thi hành.
→Hiệu lực hồi tố
: là việc áp dụng quy định (thường là quy định có lợi cho người phạm
tội) của BLHS đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
→Thể hiện tính nhân đạo và tính tiến bộ, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới.
III.PHÂN LOẠI TỘI PHẠM.
-Phân loại tội phạm là phân chia các tội phạm được quy định trong BLHS thành các
nhóm (loại) khác nhau dựa trên các căn cứ xác định nhằm vào những mục đích nhất định.

-Trong BLHS, phân loại tội phạm được tiến hành dựa trên căn cứ vào tính chất và mức độ
nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
-Dấu hiệu nhận diện loại tội phạm: dựa vào mức tối đa của khung hình phạt quy định đối với tội phạm đó
Điều 9. Phân loại tội phạm.
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được
quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội
ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội

lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ
trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là
từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho
xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối
với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất
và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều
này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.
CĂN CỨ VÀO TÍNH NGUY HIỂM CHO XÃ
CƠ SỞ XÁC ĐỊNH LOẠI LOẠI TỘI PHẠM HỘI CỦA HÀNH VI TỘI PHẠM PHẠM TỘI
Mức cao nhất của khung
hình phạt đối với tội đó là
Gây nguy hại không lớn cho ÍT NGHIÊM TRỌNG xã hội
phạt tiền, phạt cải tại
không giam giữ, phạt tù
đến 03 năm.
Mức cao nhất của khung NGHIÊM TRỌNG
Gây nguy hại lớn cho xã hội hình phạt đối với tội đó
từ trên 03 năm đến 07 năm tù
Mức cao nhất
của khung
Gây nguy hại rất lớn cho hình phạt đối với tội đó RẤT NGHIÊM TRỌNG xã hội
từ trên 07 năm đến 15 năm tù ĐẶC BIỆT
Gây nguy hại đặc biệt lớn Mức cao nhất của khung
hình phạt đối với tội đó NGHIÊM TRỌNG cho xã hội
trên 15 năm tù, tù chung
thân hoặc tử hình

IV.TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ.
-Trách nhiệm hình sự là một loại trách nhiệm pháp lý có tính nghiêm khắc nhất của nhà
nước được quy định trong BLHS, do tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp
nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội,
pháp nhân thương mại phạm tội đó.
→TNHS là những hậu quả pháp lý bất lợi mà người phạm tội, pháp nhân thương mại
phạm tội phải gánh chịu do đã thực hiện hành vi phạm tội.

Điều 2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự
1. Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
2. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ
luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
-Các đặc điểm của TNHS:

+TNHS là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm.
+TNHS là loại trách nhiệm pháp lý có tính nghiêm khắc, tính cưỡng chế cao nhất.
+TNHS là trách nhiệm mà các cá nhân người phạm tội, các pháp nhân thương mại phạm
tội phải gánh chịu trước nhà nước.
+TNHS được thể hiện thông qua một trình tự, thủ tục được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự.
+TNHS được áp dụng bởi cơ quan duy nhất là tòa án.
+TNHS được thể hiện thông qua bản án, quyết định có hiệu lực phap luật của tòa án.
+TNHS được thể hiện thông qua các hình thức như hình phạt, các biện pháp tư pháp và án tích.
+TNHS là hậu quả của việc thực hiện hành vi phạm tội; hành vi phạm tội là nguyên nhân.
+TNHS chỉ phát sinh khi có người thực hiện hành vi phạm tội, có pháp nhân thương mại phạm tội. Chú ý
+Không phải mọi biện pháp tư pháp được quy định trong BLHS đều là hình thức của
TNHS, một biện pháp tư pháp chỉ được coi là một hình thức của TNHS khi nó thỏa mãn
được các đặc điểm của TNHS.
V.ĐỒNG PHẠM.
Điều 17. Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những
người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.

1.Khái niệm Đồng phạm.
- Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2.Dấu hiệu của đồng phạm
a.Dấu hiệu khách quan.
a.1.Dấu hiệu về số lượng người đồng phạm.
-Một vụ đồng phạm phải có từ 02 người trở lên cùng thực hiện tội phạm.
-Cả 2 người trở lên ở đây đều phải có đủ dấu hiệu của chủ thể tội phạm, một trong những
người cùng thực hiện tội phạm nhưng không có năng lực TNHS hoặc chưa đủ tuổi chịu
TNHS thì không có đồng phạm xảy ra.
a.2.Dấu hiệu về hành vi khách quan.
-“Cùng thực hiện tội phạm” nghĩa là các đồng phạm cùng thực hiện hoạt động chung.
+”Hoạt động chung” nghĩa là các hành vi của mỗi đồng phạm phải liên kết, thống nhất,
hỗ trợ, bổ sung, tác động qua lại lẫn nhau.
+Những người tuy có liên quan đến việc thực hiện tội phạm nhưng không có liên kết,
phối hợp cùng nhau thì không phải là đồng phạm.
-Một người trong đồng phạm có thể thực hiện một hoặc nhiều vai trò khác nhau.
-Các đồng phạm có thể cùng tham gia thực hiện tội phạm ngay từ đầu nhưng cũng có thể
bắt đầu tham gia trong quá trình cùng thực hiện tội phạm.
-Thời điểm cùng tham gia việc thực hiện tội phạm của các đồng phạm muộn nhất là trước khi tội phạm kết thúc.
-Khi kết thúc tội phạm, các hành vi che giấu tội phạm, không tố giác tội phạm, cản trở
điều tra,…không phải là đồng phạm mà là tội phạm độc lập.
a.3.Dấu hiệu về hậu quả của đồng phạm.
-Dấu hiệu này là kết quả của hoạt động chung giữa các đồng phạm.
-Sự phối hợp của các đồng phạm trong hoạt động chung dẫn đến hậu quả chung.
-Các đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả chung.
-Người nào trong đồng phạm thực hiện hành vi vượt quá thì phải chịu TNHS riêng về hậu quả vượt quá.
a.4.Dấu hiệu về nhân quả trong đồng phạm.
-Đây là quan hệ nguyên nhân- kết quả giữa hoạt động chung và hậu quả chung. -Gồm:
+Quan hệ nhân quả trong đồng phạm giản đơn: tất cả các đồng phạm đều là người trực
tiếp thực hiện hành vi được mô tả trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm.
+Quan hệ nhân quả trong đồng phạm phức tạp: các đông phạm tham gia vào vụ đồng
phạm với các vai trò khác nhau và chỉ có hành vi của người thực hành mới là nguyên
nhân trực tiếp gây ra hậu quả chung của đồng phạm.
b.Dấu hiệu chủ quan.
b.1. Dấu hiệu Lỗi
-Lỗi là dấu hiệu bắt buộc trong vụ án đồng phạm. -Về ý thức
+Ý thức đối với hành vi
●Mỗi đồng phạm đều ý thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội.
●Các đồng phạm đều ý thức được mối liên hệ , phối hợp giữa các đồng phạm trong việc thực hiện tội phạm.
→Người phạm tội nhận thức được mình đang thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
nhưng không biết được người khác cũng có hành vi nguy hiểm cho xã hội cùng với mình
thì không phải là đồng phạm.
+Ý thức đối với hậu quả.
●Các đồng phạm nhìn thấy trước khả năng phát sinh hậu quả do hoạt động chung đưa lại
nên phải cùng chịu trách nhiệm về hậu quả -Về ý chí
+Mỗi đồng phạm đều mong muốn cùng hoạt động chung với các đồng phạm khác.
+Các đồng phạm đều mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả chung xảy ra
+Dấu hiệu lỗi trong đồng phạm phải là cùng cố ý (trực tiếp hoặc gián tiếp).
→Hai người trở lên cùng thực hiện một tội phạm nhưng không cùng cố ý thì không phải là đồng phạm.
+Trong đồng phạm không có lỗi vô ý
→Hai người trở lên cùng phối hợp thực hiện hành vi phạm tội nhưng vô ý gây ra hậu quả
nguy hiểm cho xã hội thì mỗi người phải chịu TNHS về tội phạm đã thực hiện một cách riêng lẻ.
b.2.Dấu hiệu mục đích, động cơ phạm tội.
-Mục đích là kết quả cuối cùng mà người phạm tội mong muốn đạt được.
+Mỗi đồng phạm khi tham gia vụ án đồng phạm có thể có nhiều mục đích khác nhau
nhưng họ đã thống nhất ý chí trong việc cùng thực hiện hành vi phạm tội.
+Mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc của đồng phạm, trừ các tội mà BLHS quy
định mục đích là dấu hiệu định tội thì dấu hiệu cùng mục đích mới là dấu hiệu của đồng phạm
+”Cùng mục đích” phạm tội là những người tham gia thực hiện tội phạm biết rõ và tiếp
nhận mục đích của nhau.
+Nếu cấu thành tội phạm quy định “cùng mục đích’’ là dấu hiệu bắt buộc nhưng những
người tham gia thực hiện tội phạm không có chung mục đích thì không phải đồng phạm.
-Động cơ là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội.
+Động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc trong đồng phạm, trừ các tội mà BLHS quy
định đọng cơ là dấu hiệu định tội thì dấu hiệu cùng động cơ mới là dấu hiệu của đồng phạm
+Nếu cấu thành tội phạm quy định “cùng động cơ” là dấu hiệu bắt buộc nhưng những
người tham gia thực hiện tội phạm không có chung động cơ thì không phải đồng phạm.
3.Các loại người đồng phạm.
a. Người thực hành.
-Là người trực tiếp thực hiện tội phạm, gồm 2 trường hợp: .
+Người thực hành tự mình trực tiếp thực hiện toàn bộ hoặc một phần hành vi khách quan
được mô tả trong cấu thành tội phạm.
●Đối với những tội phạm đòi hỏi dấu hiệu chủ thể đặc biệt thì những người thực hành
phải có đầy đủ các dấu hiệu của chủ thể đặc biệt đó.
+Người thực hành không tự mình trực tiếp thực hiện hành vi khách quan mà lại có hành
vi cố ý tác động đến người khác để người này thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP
●Người bị tác động đã thực hiện hành vi đó không bị truy cứu TNHS do
▪Họ không có năng lực TNHS hoặc chưa đủ tuổi chịu TNHS.
▪Họ không có lỗi hoặc lỗi vô ý do cẩu thả
▪Họ được loại trừ TNHS do bị cưỡng bức về thân thể hoặc cưỡng bức về tinh thần đến
mức không thể hành động theo ý chí của mình.
-Hành vi vượt quá của người thực hành không nằm trong sự thống nhất ý chí chung của
tất cả đồng phạm nên chỉ riêng người có hành vi vượt quá mới phải chịu TNHS.
-Hành vi của người thực hành có vị trí trung tâm trong vụ án đồng phạm, đóng vai trò
then chốt dẫn đến hậu quả chung.
-Hành vi của người thực hành có ý nghĩa quyết định đến việc xác định tội danh của vụ
đồng phạm; xác định giai đoạn thực hiện tội phạm; là căn cứ đánh giá tính chất nghiêm
trọng của vụ đồng phạm.
b.Người tổ chức.
-Là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
-Đây là người thành lập, điều khiển nhóm tội phạm nên hành vi của họ nguy hiểm nhất
trong một vụ đồng phạm nên họ phải chịu TNHS nặng nhất.
-Không phải thực hiện bất cứ hành vi tổ chức nào đều là người tổ chức
+Trong một số CTTP, người trực tiếp thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong
CTTP là người thực hành.
c.Người xúi giục.
-Là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác phạm tội.
-Hành vi xúi giục tác động đến tinh thần người khác bằng các thủ đoạn kích động, dụ dỗ,
thúc đẩy khiến người này phải thực hiện hành vi phạm tội.
+Hành vi xúi giục phải trực tiếp.
●Sự xúi giục phải hướng đến một hoặc một số đối tượng xác định.
+Hành vi xúi giục phải cụ thể.
●Sự xúi giục phải nhằm hướng đến việc gây ra việc thực hiện tội phạm nhất định.
+Người xúi giục phải có ý định rõ ràng thúc đẩy người khác phạm tội.
●Người xúi giục sử dụng các thủ đoạn khác nhau để thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
●Thủ đoạn xúi giục không phải là dấu hiệu bắt buộc của đồng phạm.
●Người có lời nói hoặc việc làm gây tác động đến người phạm tội nhưng không có ý định
thúc đẩy người này phạm tội thì cũng không phải là người xúi giục.
●Hành vi của người xúi giục ít nguy hiểm hơn hành vi của người tổ chức.
●Một số tội phạm mà BLHS quy định hành vi xúi giục là hành vi khách quan của tội
phạm thì người thực hiện hành vi đó là người thực hành chứ không phải người xúi giục.
d.Người giúp sức.
-Là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
-Giúp sức gồm giúp sức vật chất và giúp sức tinh thần
+Giúp sức vật chất: chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm chứ không
tham gia trực tiếp thực hiện các hành vi khách quan được mô tả trong CTTP.
+Giúp sức tinh thần: sự hứa hẹn trong hoạt động giúp sức về tinh thần phải được thực
hiện trước khi tội phạm kết thúc.
-Chỉ được coi là đồng phạm khi hành vi tạo điều kiện về vật chất và tinh thần được tiến
hành trước khi tội phạm kết thúc
-Hành vi giúp sức sau khi tội phạm kết thúc không phải là đồng phạm.
-Hành vi giúp sức thường thể hiện ở dạng hành động hoặc không hành động.
-Hành vi giúp sức về tinh thần sẽ củng cố thêm quyết tâm thực hiện tội phạm của người thực hành.
-Hành vi giúp sức có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn các hành vi của
người tổ chức, người xúi giục, người thực hành.
-Hành vi giúp sức không đóng vai trò quyết định trong việc thực hiện tội phạm nên người
thực hiện hành vi này sẽ chịu TNHS thấp hơn.
-Không phải mọi hành vi có tính chất giúp sức đều là hành vi giúp sức, những trường hợp
mà BLHS quy định hành vi giúp sức là hành vi khách quan của tội phạm nên người thực
hiện hành vi này là người thực hành, không phải người giúp sức.
4.Các hình thức đồng phạm
4.1.Phân loại theo dấu hiệu chủ quan
-Căn cứ vào dấu hiệu chủ quan, đồng phạm được chia thành:
+Đồng phạm không có thông mưu trước:
●Là một hình thức đồng phạm
●Những người đồng phạm không có sự thỏa thuận, bàn bạc trước với nhau về việc cùng thực hiện tội phạm
●Hoặc có sự thỏa thuận, bàn bạc nhưng không đáng kể.
●Thường gặp trong các trường hợp phạm tội bộc phát tronng hoàn cảnh thuận lợi.
+Đồng phạm có thông mưu trước:
●Là một hình thức đồng phạm.
●Những người đồng phạm có sự bàn bạc, thỏa thuận với nhau về tội phạm cùng thực hiện.
4.2.Phân loại theo dấu hiệu khách quan.
-Căn cứ vào dấu hiệu khách quan, đồng phạm được chia thành:
+Đồng phạm giản đơn:
●Là một hình thức đồng phạm.
●Những người cùng tham gia vào vụ phạm tội đều có vai trò là người thực hành.
●Những người đồng phạm đều tham gia thực hiện hành vi phạm tội được mô tả trong mặt khách quan của CTTP.
●Những người đồng thực hành có thể đều thực hiện một phần, một bộ phận hoặc toàn bộ
hành vi khách quan được quy định trong CTTP.
●Các đồng phạm thực hiện các hành vi phạm tội khác nhau với những nhiệm vụ khác
nhau nhưng tổng hợp hành vi của họ mới là hành vi khách quan nên họ là người thực
hành và hình thức đồng phạm này là hình thức giản đơn.
+Đồng phạm phức tạp:
●Là một hình thức đồng phạm.
●Có một hoặc một số người tham gia giữ vai trò người thực hành, những người đồng
phạm khác giữ vai trò tổ chức, xúi giục hay giúp sức.
●Đặc trưng của hình thức này chính là sự phân công vai trò khác nhau của một vụ đồng phạm.
●Các đồng phạm cùng thực hiện tội phạm với vai trò khác nhau là dấu hiệu để xác định đồng phạm phức tạp.
●Sự khác nhau về nhiệm vụ giữa các đồng phạm không phải là dấu hiệu xác định hình
thức đồng phạm phức tạp.
●Các vụ án nghiêm trọng thường gặp trong đồng phạm phức tạp.
4.3.Phân loại theo tính chất và mức độ liên kết giữa các đồng phạm.
-Căn cứ theo mức độ liên kết giữa các đồng phạm, có thể chia đồng phạm thành phạm tội
có tổ chức và những trường hợp phạm tội khác.
-Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người
cùng thức hiện tội phạm (Khoản 2 Điều 17 BLHS 2015).

+Sự câu kết chặt chẽ là giữa các đồng phạm có sự phân công nhiệm vụ để phối hợp ăn ý
với nhau, có sự chuẩn bị, tính toán chu đáo cho việc thực hiện tội phạm và che dấu hành vi phạm tội.
+Những người đồng phạm có thể đã tham gia vào một tổ chức phạm tội.
+Những người đồng phạm đã cùng nhau phạm tội nhiều lần theo một kế hoạch thống nhất trước.
+Những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm một lần nhưng có sự tính toán chu đáo
cho việc thực hiện tội phạm và che dấu hành vi phạm tội.
-Phạm tội có tổ chức là một hình thức phạm tội có tính nguy hiểm cao cho xã hội nên
được luật quy định là tình tiết định khung tăng nặng phổ biến trong nhiều CTTP tăng nặng.
5.Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm.
5.1.Các nguyên tắc xác định TNHS trong đồng phạm.
5.1.1.Nguyên tắc chịu chung về toàn bộ tội phạm.
-Tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố, xét xử về cùng tội danh, theo cùng điều
luật và trong phạm vi chế tài mà điều luật đó quy định.
-Phải áp dụng chung cho tất cả những người đồng phạm về: các nguyên tắc chung về xác
định tội phạm, quyết định hình phạt, thời hiệu truy cứu TNHS, các giai đoạn thực hiện tội
phạm đối với các loại tội mà họ đã thực hiện.
-Nếu những người đồng pham cùng biết, cùng có sự thỏa thuận bàn bạc hoặc đều nhận
thức được những tình tiết tăng nặng trong vụ án đồng phạm thì họ sẽ phải cùng chịu
TNHS về những tình tiết tăng nặng đó.
5.1.2.Nguyên tắc chịu độc lập về việc cùng thực hiện tội phạm.
-Những người đồng phạm không phải chịu TNHS về hành vi vượt quá của người đông phạm khác .
+Hành vi vượt quá là hành vi vượt ra ngoài ý định chung của những người đồng phạm,
thường được biểu hiện ở hành vi của người thực hành và có thể cấu thành một tội phạm
độc lập hay một tình tiết tăng nặng định khung.