Đề cương ôn thi Luật hành chính | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Khái niệm: Hành chính NN là hoạt động thực thi quyền hành pháp bằng hoạt động hành chính nhà nước điều chỉnh bởi hiến pháp và pháp luật nhưng chủ yếu là pháp luật hành chính. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật hành chính(VNU)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46797236
KHOA LUẬT – ĐHQGHN
BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH -----
CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH
Dành cho chương trình đào tạo: Cử nhân luật kinh doanh (sửa đổi 1/2019)
1. Khái niệm quản lý nhà nước (theo nghĩa rông và theo nghĩa hẹp)̣ Quản lý NN:
- Khái niệm: là hoạt động của NN trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp
nhằm thực hiện các chức năng đối nội, đối ngoại của NN.
Quản lý NN là hoạt động của NN trên các lĩnh vực của đời sống XH, nhằm thực hiện
các chức năng cơ bản của NN. - Đặc điểm:
+ Chủ thể quản lý NN: là các cơ quan trong BMNN (Quốc hội, HĐND, CP, Bộ, Cơ
quan ngang bộ, UBND, TAND, VKSND).
+ Khách thể quản lý NN: là những lợi ích/ những trật tự quản lý NN được quy định trong các QPPL của NN.
+ Cơ sở tiến hành: tổ chức quyền lực/ quyền uy
+ Nội dung, phạm vi quản lý: trên 3 lĩnh vực (lập pháp, hành pháp, tư pháp, trên phạm vi cả nước).
+ Công cụ, phương tiện quản lý: chủ yếu là QPPL của NN (QP LHP, LHC, LDS, LHS, …
- Quản lý nhà nước bao gồm: quản lý nhà nước theo nghĩa rộng và quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp.
+ Quản lý nhà nước theo nghĩa rộng là sự quản lý của toàn bộ bộ máy nhà nước. +
Quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp là quản lý do bộ máy hành chính nhà nước thực
hiện; tự quản địa phương; quản trị trong nội bộ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; tự
điều chỉnh nhóm; tự điều chỉnh hành vi của cá nhân. 2.
Khái niệm hoạt đông hành chính nhà nước.̣
- Khái niệm: Hành chính NN là hoạt động thực thi quyền hành pháp bằng hoạt động
hành chính nhà nước điều chỉnh bởi hiến pháp và pháp luật nhưng chủ yếu là pháp luật hành chính.
+ Hoạt động hành chính nhà nước Việt Nam là hoạt động mang tính chất chấp hành và
điều hành của các cơ quan nhà nước Việt Nam và của những cá nhân, tổ chức được
trao quyền được tiến hành trên cơ sở và để thi hành luật nhằm thực hiện thường
xuyên, hiệu quả các nhiệm vụ, chức năng quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực hoạt
động hành chính - chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của đất nước; an ninh, quốc phòng.
3. Nhóm các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính Việt Nam
Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính gồm ba nhóm lớn:
a) Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt
động của các cơ quan quản lý nhà nước. lOMoAR cPSD| 46797236
Đây là đối tượng điều chỉnh cơ bản của luật hành chính. Thông qua việc thiết lập
những quan hộ loại nàv các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng cơ bản
của minh. Những quan hộ loại này rất phong phú, chủ yếu là những quan hệ sau:
+ Giữa cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới theo hệ thống
dọc (như giữa Chính phủ với ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh) hoặc vơi cơ
quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh (như giữa Bộ giáo dục và đào tạo
với sở giáo dục và đào lạo thành phố Hải Phòng).
+ Giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung với cơ quan hành chính
nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp ( Chính phủ với các bộ, cơ quan ngang
bộ); giữa cơ quan hành chính có thẩm quyền chung với cơ quan chuyên môn trực
thuộc nó (Chính phủ với các cơ quan chuyên môn của nó như: ban quản lý lăng chủ
tịch Hồ Chí Minh; bảo hiểm xã hội Việt Nam; thông tấn xã Việt Nam; học viện chính
trị – hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; viện khoa học và công nghệ Việt Nam; viện
khoa học xã hội Việt Nam; đài tiếng nói Việt Nam; đài truyền hình Việt Nam hoặc
giữa ủy ban nhân dân tỉnh các cơ sở nội vụ, tài chính, lao động thương binh xã hội…
+ Giữa cơ quan hành chính có thẩm quyền chuyên môn ở trung ương với cơ quan
hành chính có thẩm quyền chung ở cấp tỉnh như: Bộ nông nghiệp và phát triển nông
thông với ủy ban nhân dân cấp tỉnh Cao Bằng; Bộ tài nguyên và môi trường với úy
ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn…
+ Giữa cơ quan hành chính có thẩm quyền chuyên môn ở trung ương khác nhau: các
bộ, cơ quan ngang bộ với nhau, cơ quan này có một số quyền hạn đối với cơ quan kia
trong lĩnh vực quản lí chức năng nhất định song giữa các cơ quan đó không có sự lệ
thuộc về mặt tổ chức. Trong các quan hệ loại này, chủ thể quản lí là các cơ quan
chuyên môn có chức năng tổng hợp, phụ trách một lĩnh vực chuyên môn như cư quan
tài chính, lao động – thương binh và xã hội V.V.. Các cơ quan này có quyền hạn nhất
định đôi với các cơ quan chuyên môn khác trong các lĩnh vực chuyên môn mà họ phụ
trách (giữa Bộ tài chính với Bộ giáo dục và đào tạo trong việc quản lí ngân sách nhà nước).
+ Giữa cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương với các đơn vị trực thuộc cơ quan
hành chính ở trung ương đóng tại địa phương đó. Trong quan hệ này thì không có
quan hệ về tổ chức nhưng có quan hệ về hoạt động (ủy ban nhân dân quận Đống Đa
với Trường đại học luật Hà nội).
+ Giữa cơ quan hành chính với các đơn vị cơ sở trực thuộc như: giữa Bộ tư pháp với
Trường Đại học Luật Hà Nội.
+ Giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần
kinh tế ngoài quốc doanh. Các tổ chức kinh tế này phải đặt dưới sự quản lý thường
xuyên của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương nơi đóng trụ sở như: giữa ủy
ban nhân dân huyện với các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp trên địa hàn huyện
+ Giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức xã hội như: giữa Chính phủ với
Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận. 2 lOMoAR cPSD| 46797236
+ Giữa cơ quan hành chính nhà nước với công dân, người nước ngoài, người không
quốc tịch như: giữa cơ quan có thẩm quyền giải quvết khiếu nại với người khiếu nại.
b) Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong
hoạt động xây dựng, tổ chức công tác nội bộ của các cơ quan nhà nước khác.
Người lãnh đạo và một bộ phận công chức của các cơ quan trong bộ máy nhà nước
được trao quyền tiến hành hoạt động tổ chức trong giới hạn cơ quan. Hoạt động này
còn được gọi là hoạt động tổ chức nội bộ, khác với hoạt động hướng ra bên ngoài. Để
cơ quan nhà nước có thể hoàn thành chức nãng, nhiệm vụ của mình, hoạt động quản lí
nội bộ cần được tổ chức tốt, đặc biệt là những hoạt động như kiểm tra nội bộ, nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ công chức, phối hợp hoạt động giữa
các bộ phận của cơ quan, công việc vãn phòng, đảm bảo những điều kiện vật chất cần thiết..
Hoạt động tổ chức nội bộ giữ vai trò đặc biệt quan trọng, tạo điều kiện cần thiết cho
các cơ quan nhà nước thực hiện tốt chức năng cơ bản của mình. Tuy nhiên, cần lưu ý
nếu cổng tác tổ chức nội bộ vượt quá giới hạn bình thường, nếu bộ máy nhà nước
dành quá nhiều thời gian và sức lực cho công tác tổ chức nội bộ, nếu có quá nhiều cơ
quan trung gian thì hiệu quả của quản lí giám sát.
Mỗi cơ quan nhà nước có chức năng cơ bản riêng và để hoàn thành chức năng cơ bản
của minh các cơ quan nhà nước phải tiến hành những hoạt động quản lí hành chính nhất định.
c) Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong
hoạt động của các cơ quan nhà nước khác hoặc các tổ chức xã hội khi được nhà nước
trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Trong thực trạng quản lí hành chính nhà nước, trong nhiều trường hợp, pháp luật có
thế trao quyền thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành cho các cơ quan nhà nước
khác (không phải là cơ quan hành chính nhà nước), các tổ chức hoặc cá nhân. Hoạt
động trao quyền được tiến hành trên cơ sở những lí do khác nhau: chính trị. tổ chức,
đảm bảo hiệu quả.. Vì vậy, hoạt động quán lí hành chính nhà nước không chi do các
cơ quan hành chính nhà nước tiến hành.
Hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhàn được trao quyền có tất cả
những hậu quả pháp lí như hoạt dộng của cơ quan hành chính nhà nước nhưng chỉ
trong khi thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành cụ thể được pháp luật quy định.
Hoạt động nào cần được phân biệt rõ với hoạt động cơ bán của cơ quan nhà nước
được trao quyền (chính cái đó quy định tính chất của cơ quan và của các mối quan
hệ). Xem xét vấn đề từ hướng khác cho thấy cơ quan hành chính nhà nước không chỉ
thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành mà còn được uỷ quyền lập pháp và tiến
hành hoạt động tài phán trong những trường hợp nhất định.
Như trao quyền cho các nhân, tổ chức trong bộ máy nhà nước như: tòa án nhân dân,
thẩm phán chủ tọa phiên tòa…Trao quyền cho cá nhân, tổ chức không phải trong bộ
máy nhà nước: chỉ huy tàu bay, tàu biển khi rời sân bay, bến cảng… lOMoAR cPSD| 46797236
Đối tượng điều chỉnh của một ngành luật là những nhóm quan hệ xã hội xác định, có
đặc tính cơ bản giống nhau và do những quy phạm thuộc ngành luật đó điều chỉnh. Do
đó mỗi ngành luật khác nhau sẽ có đối tượng điều chỉnh khác nhau và đây chính là
tiêu chuẩn chủ yếu để phân biệt các ngành luật với nhau. Để hiểu và phân biệt được
Luật hành chính với các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam cần phải
nắm được khái niệm và đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính. 4.
Phương pháp quyền uy – phục tùng.
- Do đặc thù của quyền lực hành chính, quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động
hànhchính nhà nước mang tính chất chấp hành và điều hành, do đó phương pháp đặc
trưng điều chỉnh của luật hành chính là phương pháp mang tính mệnh lệnh: quyền lực và phục tùng.
- Phương pháp này có cội nguồn từ bản chất của quản lý, vì muốn quản lý thì phải
có quyền uy. Mặt khác quyền uy lấy sự phục tùng làm tiền đề.
- Nếu phương pháp điều chỉnh của luật dân sự đặc trưng là sự bình đẳng về ý chí
của các bên tham gia quan hệ pháp luật dân sự thì luật hành chính có đặc trưng ở sự
không bình đẳng về ý chí của các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính: bên này
phải phục tùng ý chí của bên kia. Ví dụ: tính không bình đẳng trong quan hệ giữa các
cơ quan hành chính nhà nước cấp trên với cấp dưới…
- Trong quan hệ pháp luật hành chính thường một bên được giao quyền hạn mang
tínhquyền lực hành chính nhà nước ra các quyết định đơn phương, kiểm tra hoạt động
của bên kia, áp dụng biện pháp cưỡng chế nhà nước khi cần thiết theo pháp luật. Còn
bên khác phải chấp hành, thi hành các quyết định, phục tùng bên ra quyết định. => Tất
cả tiêu nói trên đều suất phát từ chỗ các cơ quan hành chính, các cơ quan nhà nước
khác hoặc cơ quan tổ chức xã hội khi được trao quyền, trong hoạt động hành chính đã
nhân danh nhà nước, đại diện cho quyền lực hành chính thể hiện ý chí của nhà nước,
tham gia thực hiện các chức năng của nhà nước. 5.
Phương pháp thỏa thuận
Được tồn tại dưới hình thực giao kết hợp đồng hành chính, ban hành các văn bản liên tịch.
Trong các trường hợp trên thì quan hệ ngang hàng cũng chỉ là tiền đề cho sự xuất hiện các quan hệ dọc. * Quan hệ dọc:
Quan hệ hình thành giữa cơ quan hành chính nhà nước cấp trên với cơ quan hành
chính nhà nước cấp dưới theo hệ thống dọc. Ðó là những cơ quan nhà nước có cấp
trên, cấp dưới phụ thuộc nhau về chuyên môn kỹ thuật, cơ cấu, tổ chức. . .
Ví dụ: Mối quan hệ giữa Chính phủ với UBND tỉnh Cần Thơ; Bộ Tư pháp với Sở Tư pháp. . .
Quan hệ hình thành giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn
cấp trên với cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung cấp dưới trực tiếp
nhằm thực hiện chức năng theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: Mối quan hệ giữa Bộ Tư pháp với UBND tỉnh Cần Thơ; giữa
Sở Thương mại tỉnh Cần Thơ với UBND huyện Ô Môn. . . 4 lOMoAR cPSD| 46797236
Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các đơn vị, cơ sở trực thuộc. Ví dụ:
Quan hệ giữa Bộ Giáo dục – Ðào tạo với Trường đại học Cần Thơ, Giữa Bộ Y tế và
các bệnh viện nhà nước. * Quan hệ ngang
Quan hệ hình thành giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung với cơ
quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp.
Ví dụ: Mối quan hệ giữa UBND tỉnh Cần Thơ với Sở Thương mại tỉnh Cần Thơ ;
Giữa Chính Phủ với Bộ Tư pháp . . .
Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp với
nhau. Các cơ quan này không có sự phụ thuộc nhau về mặt tổ chức nhưng theo quy
định của pháp luật thì có thể thực hiện 1 trong 2 trường hợp sau:
– Một khi quyết định vấn đề gì thì cơ quan này phải được sự đồng ý, cho phép hay phê
chuẩn của cơ quan kia trong lĩnh vực mình quản lý.
Ví dụ: Mối quan hệ giữa Bộ Tài chính với Bộ Giáo dục – Ðào tạo trong việc quản lý
ngân sách Nhà nước; giữa Sở Lao động Thương binh – Xã hội với các Sở khác trong
việc thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước. – Phải phối hợp với nhau trong một số lĩnh vực cụ thể
Ví dụ: Thông tư liên Bộ do Bộ giáo dục đào tạo phối hợp với Bộ tư pháp ban hành về
vấn đề liên quan đến việc đào tạo cử nhân Luật.
Thông tư liên ngành do Bộ trưởng Bộ tư pháp phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao liên quan đến lĩnh vực tội phạm ban hành.
Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương với các đơn vị, cơ sở trựct
huộc trung ương đóng tại địa phương đó.
Ví dụ: quan hệ giữa UBND tỉnh Cần Thơ với Trường đại học Cần Thơ. 6.
Luật hành chính Viêt Nam: ngành luật, khoa học pháp lý, môn học ̣
1. Ngành luật hành chính Việt Nam:
a. Khái niệm luật hành chính: vs tư cách là một ngành luật trong hệ thống PL VN,
luật hành chính cũng có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng biệt.
b. Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính:
- Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính là các quan hệ xã hội hình thành trong
lĩnhvực quản lý hành chính nhà nước, những quan hệ này gọi là quan hệ quản lý
hành chính nhà nước hay quan hệ chấp hành điều hành.
- Luật hành chính điều chỉnh các quan hệ sau:
(1) quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước cấp trên với cơ quan hành chính nhà
nước cấp dưới theo hệ thống dọc.
Ví dụ: quan hệ giữa Chính phủ - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Ủy ban nhân dân cấp huyện, Bộ tư pháp Sở tư pháp.
(2) quan hệ giưã cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chung vs cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chuyên môn.
VD: Quan hệ giữa: Chính phủ - Bộ tài chính, uỷ ban nhân dân tỉnh – sở tư pháp.
(3) Quan hệ giữa cơ quan NN có thẩm quyền chuyên môn cấp trên vs cơ quan hành
chính NN có thẩm quyền chung ở cấp dưới trực tiếp nhằm thực hiẹn chức năng theo quy định của PL.
VD: Bộ tư pháp – Uỷ ban nhân dân tỉnh. lOMoAR cPSD| 46797236
(4) quan hệ giữa những cơ quan hành chính NN có thẩm quyền chuyên môn cùng
cấp,khi cơ quan này có quyền hạn theo quyết định của pháp luật đối với cơ quan
kia trong lĩnh vực quản lý, lĩnh vực chuyên môn nhất định nhưng ko phụ thuộc về
mặt tổ chức. VD: quan hệ giữa Bộ tài chính – Bộ giáo dục và đào tạo, quan hệ giữa
Sở Lao động – Thương binh – Xã hội và Sở tài chính nhằm thực hiện chính sách
xã hội đối vs công chức.
(5) quan hệ giữa cơ quan hành chính NN ở địa phương vs các đơn vị thực hiện trung
ương đóng tại địa phương.
VD: quan hệ giữa uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa thiên huế - Đại học Huế hay quan hệ
giữa Bộ tư pháp – Đại học Luật.
(6) quan hệ giữa cơ quan hành chính NN vs các đơn vị kinh tế thuộc các thành phần
kinh tế ngoài quốc doanh.
VD: Quan hệ giữa UBND huyện – Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp hay quan hệ giữa
UBND thành phố Huế - Doanh nghiệp tư nhân.
(7) quan hệ giữa cơ quan hành chính NN vs các tổ chức xã hội.
VD: quan hệ giữa chính phủ - Trung ương Đoàn thanh niên.
(8) quan hệ giữa cơ quan hành chính NN vs công dân, vs người ko quốc tịch, người
nước ngoài cư trú làm ăn, sinh sống ở VN.
VD: Quan hệ giưuax UBND thành phố - Công dân có đơn khiếu nại hay quan hệ giữa
UBND cấp xã – Công dân đăng kí kết hôn.
Các nhóm đối tượng điều chỉnh của luật Hành chính, bao gồm:
- Thứ nhất, các quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính
nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành điều hành trên mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội. - Thứ 2, các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình các cơ quan nhà nước xây
dựng và cũng cố chế độ công tác nội bộ của cơ quan nhằm ổn định tổ chức.
VD: Quan hệ thủ trưởng – nhân viên.
- Thứ 3, các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình cá nhân tổ chức đc NN trao quyền.
VD: Quan hệ giưuax Thẩm phán TA nhân dân xử phạt hành chính đối vs cá nhân, tổ
chức có hành vi cản trở hoạt động xét xử.
c. Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính.
Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là cách thức, biện pháp mà nhà nước
sử dụng pháp luật để tác động lên các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước.
Luật hành chính sử dụng hai phương pháp điều chỉnh -
phương pháp thứ nhất: phương pháp mệnh lệnh hành chính.
Phương pháp mệnh lệnh hành chính được hình
Phương pháp mệnh lệnh hành chính được hình thành từ quan hệ quyền lực - phục tùng.
Mối quan hệ quyền lực - phục tùng biểu hiện giữa một bên nhân danh nhà nước
ra những mệnh lệnh bắt buộc thi hành và một bên có nghĩa vụ phục tùng. Quan
hệ quyền lực - phục tùng biểu hiện sự không bình đẳng giữa các bên tham gia
vào quan hệ pháp luật hành chính. Sự không bình đẳng thể hiện như sau: 6 lOMoAR cPSD| 46797236
+ chủ thể quản lý có quyền nhân danh nhà nước áp đặt ý chí lên đối tượng quản lý; +
chủ thể quản lý căn cứ vào pháp luật để phê chuẩn hoặc bãi bỏ yêu cầu, đề nghị của
cấp dưới, của công dân tổ chức.
+ Chủ thể quản lý có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính và đối tượng
quản lý phải thực hiện.
- Phương pháp thứ hai: Phương pháp thỏa thuận (Câu 5)
Sau khi xem xét đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật hành chính có thể rút
ra định nghĩa về luật hành chính như sau:
Luật hành chính là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm
tổng thể các quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh các quan hệ xã hội phát
sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước.
d. Phân biệt luật Hành chính vs một số ngành khác ( Câu 7)
e. Hệ thống luật Hành chính VN.
- ĐN: Hệ thống luật hành chính Việt Nam là sự tổng hợp giữa các bộ phận, các chế
định, các quy phạm pháp luật hành chính.
- Hệ thống luật hành chính:
Hệ thống luật hành chính được chia thành hai phần.
+ Phần chung bao gồm các chế định:
Quy định những nguyên tắc cơ bản về quản lý hành chính NN;
Những hình thức và phương pháp quản lý;
Xác định địa vị pháp lý hành chính của các cơ quan hành chính NN;
Quy định quy chế pháp lý hành chính của các tổ chức xã hội; Quy
định quy chế pháp lý hành chính của cán bộ, công chức;
Quy định quy chế pháp lý hành chính của công dân và người nước ngoài;
Những quy định về thủ tục hành chính;
Những quy định về những biện pháp bảo đảm kỷ luật NN và pháp chế xã hội chủ nghĩa.
+ Phần riêng bao gồm: Những nhóm quy phạm quy định về từng lĩnh vực của quản lý hành chính NN;
Những quy định về quản lý hành chính trong lĩnh vực chuyên môn như tài chính, kế hoạch, giá cả,…
Những quy định về quản lý hành chính trong từng lĩnh vực đời sống: Kinh tế, văn hoá
– xã hội; trật tự - an toàn giao thông,…
+ Các chế định: là các nhóm quy phạm điều chỉnh những quan hệ PL hành chính cùng
loại: ví dụ: các chế định về các chủ thể của Luật hành chính như chế định cơ quan hành
chính; chế định về công chức và công vụ; chế định về thanh tra – kiểm tra,… + Quy
phạm vật chất và quy phạm thủ tục.
Quy phạm vật chất: là quy phạm trả lời câu hỏi cần phải làm gì, cần tuân thủ quy tắc
hành vi nào quy phạm thủ tục trả lời câu hỏi phải làm như thế nào, các quy tắc đó được
thực hiện theo trình tự nào.
Quy phạm pháp luật vật chất hành chính và quy phạm thủ tục hành chính đều là quy
phạm pháp luật hành chính nhìn dưới giác độ nội dung và hình thức thủ tục hành chính.
Nếu không có các quy phạm thủ tục (là quy phạm quy định trình tự thực hiện các quy lOMoAR cPSD| 46797236
phạm vật chất) thì các quy phạm vật chất sẽ không giá trị, sẽ không thực hiện được vì
không có bảo đảm pháp lý quan trọng nhất cho sự thực hiện chúng.
Ngược lại, quy phạm vật chất là quy phạm trả lời cho câu hỏi cần phải làm gì, cần tuân
thủ quy tắc hành vi nào. Còn quy phạm thủ tục trả lời câu hỏi phải làm như thế nào, các
quy tắc đó phải thực hiện theo trình tự ra sao. Ví dụ:
-Quy định thủ tục đăng ký thường trú cần những giấy tờ sau:
+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;
+ Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;
+ Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành
phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường
hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.
-Trình tự thực hiện như sau:
+Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;
+ Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
-Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ
2. Khoa học Luật hành chính. (câu 9)
3. Môn học Luật hành chính: là một hệ thống thống nhất các khái niệm phạm trù cơ
bản về ngành luật hành chính.
7. Mối quan hệ giữa Luật Hành chính với các ngành luât khác: Luật Hiến pháp, ̣
Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Lao động, Luât Đất đai, Luậ t Môi trường
v.v…̣ a. Luật hành chính vs luật hiến pháp:
Luật hiến pháp điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản nhất như: chế độ kinh tế,
chính trị, văn hóa xã hội… Xét về đối tượng điều chỉnh luật hiến pháp rộng hơn luật hành chính.
Các quy phạm của luật hiến pháp là cơ sở pháp lý cho luật hành chính.
Luật hiến pháp quy định những vấn đề chung nhất, cơ bản nhất., còn quy phạm hành
chính là chi tiết hóa, cụ thể hóa các quy phạm của luật hiến pháp để điều chỉnh
những quan hệ phát sinh trong quá trình hoạt động chấp hành, điều hành. b. Luật
hành chính vs Luật dân sự: 8 lOMoAR cPSD| 46797236
Luật dân sự sử dụng phương pháp điều chỉnh dựa trên cơ sở sự tự nguyện, bình đẳng,
thỏa thuận của các bên tham gia quan hệ.
Hai ngành luật này cũng khác nhau về đối tượng điều chỉnh: Luật dân sự điều chỉnh
quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân, còn luật hành chính điều chỉnh quan hệ xã hội
phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Do đó luật hành chính sử
dụng phương pháp mệnh lệnh – hành chính. c. Luật hành chính vs Luật hình sự.
Luật hình sự quy định về tội phạm và hình phạt.
Luật hành chính quy định hành vi vi phạm pháp luật có tính nguy hiểm cho xã hội
thấp hơn tội phạm hình sự, quy định thẩm quyền xử phạt, quy định các hình thức cưỡng chế nhà nước.
+ Trong một số trường hợp vi phạm hành chính có thể dẫn tới phải chịu trách nhiệm hình sự.
+ Trình tự xử lý và chủ thể có thẩm quyền xử lý của vi phạm HC và tội phạm khác nhau.
+ Tội phạm và vi phạm HC khác nhau ở mức độ nguy hiểm của hành vi.
+ Luật Hành chính quy định thẩm quyền, cơ cấu tổ chức của cơ quan điều tra hình sự
và thi hành án hình sự, … các cơ quan quản lý trại giam. d. Luật hành chính vs luật lao động.
Luật hành chính vào luật lao động hai ngành luật này cùng có các quy phạm quy định
về tuyển dụng, cho thôi việc với đối với người lao động nhưng ở góc độ khác nhau.
Luật lao động điều chỉnh quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Quy định những quyền và lợi ích trực tiếp của người lao động, như quyền được nghỉ
ngơi, được trả lương, được bảo hiểm xã hội.
Luật hành chính điều chỉnh các quan hệ về việc tổ chức quá trình lao động. Xác định
thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong lĩnh vực lao động, quy định về quy chế phục
vụ nhà nước của công chức, quy định thủ tục hành chính trong việc tuyển dụng, cho
thôi việc, khen thưởng kỉ luật.
e. Luật hành chính và luật tài chính.
Luật tài chính điều chỉnh những quan hệ xã hội trong hoạt động tài chính của nhà
nước như việc lập và thực hiện ngân sách nhà nước, quản lý các nguồn vốn, chỉ đạo
việc thu, chi tín dụng, quản lý lưu thông tiền tệ.
Luật hành chính quy định về thẩm quyền quản lý tiền mặt, tiền xét, thủ tục lập ngân
sách, thủ tục cấp phát vốn, thủ tục tín dụng
g. Luật HC với Luật đất đai: Luật Hành chính là phương tiện thực hiện luật đất đai.
Trong quan hệ với luật đất đai, Nhà nước có tư cách là chủ sở duy nhất đối với đất đai,
quan hệ đất đai chỉ xuất hiện, thay đổi, chấm dứt khi có quyết định của cơ quan HC
NN. Người sử dụng trong quan hệ đất đai là người chấp hành quyền lực NN. 8.
Vai trò của Luật Hành chính Việt Nam.
Luật hành chính giữ một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động chấp
hành điều hành, bởi vì, các quy phạm pháp luật hành chính:
- Quy định địa vị pháp lý của cơ quan hành chính, trình tự thành lập bãi bỏ các cơ quan hành chính. lOMoAR cPSD| 46797236
- Xác định những nguyên tắc cơ bản về quản lý hành chính nhà nước và các vấn đề có
liên quan đến quản lý hành chính nhà nước.
- Quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý hành chính nhà nước,
cácbiện pháp bảo đảm thực hiện về quyền và nghĩa vụ của công dân nhằm mở rộng dân chủ.
- Quy định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội trong quản lý hành chính nhà
nước nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức tham gia vào quản lý nhà nước.
- Quy định chế độ cán bộ, công chức nhà nước, xác định quyền và nghĩa vụ của cán
bộ, công chức nhà nước; quy định về tiêu chuẩn hóa cán bộ để nâng cao chất lượng
cán bộ, đảm bảo hoạt động có hiệu quả.
- Xác định cơ chế quản lý hành chính trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội. 9.
Khái niệm và đối tượng nghiên cứu của khoa học luật hành chính.
- Khái niệm: khoa học luật hành chính là một hệ thống thống nhất những học thuyết,
luận điểm khoa học, những khái niệm, phạm trù về ngành luật hành chính.
- Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu khoa học luật hành chính là những quan hệ xã
hộiphát sinh trong quản lý hành chính nhà nước và hoạt động của nhà nước tác động vào quan hệ đó.
(1) Những vấn đề của Lí luận về HCNN có liên quan chặt chẽ tới ngành Luật Hành
chính ( như nội dung, vị trí của HCNN trong cơ chế quản lí xh; quan hệ của quyền
hành pháp vs quyền lập pháp và tư pháp,…) (2) Hệ thống quy phạm Luật hành chính. (3) Quan hệ PLHC
(4) Quy chế pháp lý của các chủ thể LHC
(5) Các hình thức và phương pháp hoạt động HC.
(6) Các phương pháp bảo đảm pháp chế và kỉ luật trong hoạt động hành chính
(7) Các vấn đề mang tính tổ chức - pháp lý của hoạt động hành chính trong các ngành
và lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội và hành chính - chính trị . - Nhiệm vụ:
Khoa học luận chính có nhiệm vụ làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản lý hành chính nhà nước.
Nghiên cứu, tổng kết thực tiễn tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà
nước. Thực tiễn thực hiện và xây dựng pháp luật trong quản lý hành chính nhà
nước, đề xuất những ý kiến nhằm hoàn thiện các chế định pháp luật hành chính.
10. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học luật hành chính - Pháp
luật luận của khoa học luật hành chính là học thuyết Mác-Lênin và với ba bộ phận
cấu thành là chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện
chứng duy vật - cơ sở khoa học để nhận thức các hiện tượng xã hội.
- Phương pháp nghiên cứu: phương pháp nhận thức khoa học cụ thể của khoa học luật
hành chính là: so sánh pháp luật, phân tích, tổng hợp, điều tra xã hội học cụ thể
(Phương pháp xã hội học cụ thể), hệ thống - chức năng, thống kê, mô hình hóa và thử nghiệm khoa học… 11.
Khái niệm, hệ thống nguồn Luật Hành chính Việt Nam 10 lOMoAR cPSD| 46797236
Nguồn của luật hành chính là những hình thức chứa đựng các quy phạm pháp luật hành
chính, bao gồm: các văn bản quy phạm pháp luật và án lệ hành chính. Văn bản quy
phạm pháp luật là nguồn cơ bản của luật hành chính. Các loại nguồn: • Hiến pháp.
• Luật, nghị quyết của Quốc hội.
• Pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH.
• Lệnh, quyết định của CTN
• Nghị định của CP, quyết định của thủ tướng chính phủ
• Nghị quyết của hội đồng thẩm phán TANDTC
• Thông tư của chánh án TANDTC; thông tư của Viện trưởng VKSNDTC
• Thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ
• Quyết định của Tổng kiểm toán NN
• Nghị quyết liên tihcj giữa UBTVQH hoặc giữa CP vs cơ quan TW của tổ chức CT – XH
• Thông tư liên tịch giữa tránh án tòa án nhân dân tối cao với viện trưởng viện
kiểm sát nhân dân tối cao, giữa bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ với
tránh án tòa tối cao, viện trưởng viện kiểm sát tối cao; giữa các bộ trưởng thủ
trưởng cơ quan ngang bộ.
• Quyết định của ủy ban nhân dân, nghị quyết của hội đồng nhân dân, quyết định
chỉ thị của ủy ban nhân dân; văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa
phương ở đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt. Đặc điểm nguồn: - Là văn bản QPPL
- Do các chủ thể có thẩm quyền ban hành - Chứa đựng QPPL hành chính.
- Nhiều, Luôn thay đổi đối tượng điêù chỉnh rộng, khó pháp điển háo. Vì qhxh
mà nó điều chỉnh luôn thay đổi, phức tạp. 12.
Hệ thống hóa nguồn của Luật Hành chính bằng hình thức tập hợp hóa, pháp điển hóa.
- hệ thống hóa nguồn của luật hành chính là việc đưa các nguồn của luật hành chính
vào một hệ thống, bảo đảm tính thống nhất, tính hợp pháp, nâng cao hiệu quả của nó
trong điều chỉnh các quan hệ phát sinh, phát triển trong hoạt động hành chính nhà nước. - Tập hợp hoá:
Các văn bản quy phạm pháp luật có thể được tập hợp theo vấn đề, theo ngành, lĩnh
vực thành những tuyển tập. Tùy theo mục đích của cơ quan và người thực hiện việc
tập hợp mã số lượng văn bản, loại văn bản, các phần của từng văn bản được đưa vào
các tuyển tập có khác nhau.
Từ những năm 90 của thế kỷ 20 đến nay số lượng những tuyển tập nhiều, thường
xuyên về từng vấn đề như: tuyển tập các văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi
phạm hành chính hay pháp luật về đất đai, nhà ở,…
Hiện nay với chủ trương đúng về công khai hóa tờ Công báo và với sự phát triển của
công nghệ thông tin, công tác tập hợp hóa đã có những tiến bộ nhảy vọt, các văn bản
quy phạm pháp luật quan trọng của các cơ quan nhà nước đã được tập hợp hóa đưa lên trang Web của nhà nước. lOMoAR cPSD| 46797236 - Pháp điển hoá:
Pháp điển hóa được hiểu là việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành rà
soát, tập hợp và sắp xếp các quy phạm pháp luật đang có hiệu lực (trừ hiến pháp)
thành một chỉnh thể thống nhất, khoa học để tạo thành một văn bản quy phạm pháp
luật mới hoặc bộ pháp điển.
Mục đích: giúp cho việc tìm kiếm, tra cứu và áp dụng pháp luật được dễ dàng, thuận tiện và chính thống.
- đối với cơ quan nhà nước: pháp điện hóa giúp các cơ quan nhà nước biết một cách
hệ thống những văn bản nào cần áp dụng trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
- đối vs công dân: giúp cho công dân biết được văn bản quy phạm pháp luật được áp
dụng trong những tình huống cụ thể mà công dân gặp phải từ đó giúp công dân tự bảo vệ mình tốt hơn.
Hiện nay, việc pháp điện hóa nguồn của luật hành chính gặp khó khăn lớn do số lượng
quy phạm pháp luật hành chính đặc biệt nhiều, thay đổi nhanh do lĩnh vực quan hệ xã
hội mà nó điều chỉnh quá rộng, phức tạp và biến động nhanh. Vì vậy, không thể pháp
điển pháp toàn ngành luật hành chính thành “bộ luật hành chính” mà chỉ có thể pháp
điện hóa theo từng vấn đề, từng loại chế định của luật hành chính. 13.
Khái niệm, đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước.
- KN: Cơ quan hành chính nhà nước là những bộ phận hợp thành của bộ máy hành
chính nhà nước, được thành lập để thực hiện chức năng hành chính nhà nước. - Đặc điểm:
Là một bộ phận của bộ máy nhà nước nên cơ quan hành chính nhà nước cũng có các
đặc điểm chung giống như mọi cơ quan nhà nước:
(1) Cơ quan nhà nước là một tập thể cán bộ, công chức nhà nước; có tính độc lập
tương đối về cơ cấu tổ chức; (2) Được trao những thẩm quyền để thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của nhà nước; (3) Nhân sự của cơ quan nhà nước được hình thành theo quy
định của hiến pháp, luật và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Ngoài điểm chung còn có những đặc điểm đặc trưng sau:
- Một, cơ quan hành chính nhà nước được thành lập để thực hiện chức năng hành
chính nhà nước (quản lý nhà nước): nghĩa là thực hiện hoạt động quản lý đối với tất cả
các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, mọi mặt của đời sống nhà nước và xã
hội, không một cơ quan nào được thành lập để thực hiện chức năng này.
- Hai, các cơ quan hành chính nhà nước tạo thành một hệ thống thống nhất và có tính thứ bậc.
+ tính hệ thống, thống nhất của các cơ quan hành chính nhà nước do sự thống nhất của
các quá trình kinh tế xã hội, sự thống nhất của hoạt động hành chính nhà nước quyết định.
+ Tính thứ bậc cao của cơ quan hành chính nhà nước được thể hiện ở những đặc điểm
căn bản sau: cơ quan cấp dưới luôn chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra của cơ quan cấp
trên. Cơ quan cấp trên có thể ủy quyền cho cơ quan cấp dưới thực hiện những công
việc thuộc thẩm quyền của mình,…
- Ba, hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước mang tính dưới luật, được tiến
hành trên cơ sở hiến pháp, luật, pháp lệnh và để thi hành các văn bản đó. 12 lOMoAR cPSD| 46797236
- Bốn, thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước chỉ giới hạn trong phạm vi
hoạt động hành chính nhà nước. Đây là giới hạn, phạm vi hoạt động, tác động của cơ
quan hành chính. Vì vậy, cơ quan hành chính không thể can thiệp, tác động đến hoạt
động xét xử của tòa án.
- Năm, các cơ quan hành chính nhà nước do cơ quan quyền lực nhà nước thành lập
trực tiếp, hoặc gián tiếp, trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước, chịu trách nhiệm và
báo cáo trước cơ quan quyền lực nhà nước.
- Sáu, hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước là đối tượng giám sát của cơ
quan quyền lực nhà nước.
- Bảy, các cơ quan hành chính nhà nước có đối tượng, khách thể tác động rộng lớn.
Đối tượng khách thể tác động là những cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc
mọi thành phần kinh tế khác nhau, các tổ chức xã hội, công dân và các quá trình chính trị, kinh tế xã hội. 14.
Năng lực chủ thể pháp luật hành chính của cơ quan hành chính nhà nước.
năng lực chủ thể pháp luật hành chính là điều kiện để chủ thể được tham gia vào quan
hệ pháp luật hành chính bao gồm năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính.
Trong đó, năng lực pháp luật hành chính là khả năng của các chủ thể có được những
quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý được nhà nước thừa nhận bằng các quy định của Luật hành chính.
Còn năng lực hành vi hành chính là khả năng của các chủ thể bằng chính hành vi của
mình thực hiện các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý, tham gia vào các quan hệ pháp
luật hành chính và khả năng đó được nhà nước thừa nhận bằng các quy định của luật hành chính.
Như vậy, để một chủ thể được tham gia vào một quan hệ pháp luật cụ thể, chủ thể đó
không những chỉ cần có năng lực pháp luật mà còn phải đáp ứng các điều kiện về năng
lực hành vi, hai bộ phận này hợp lại tạo thành năng lực chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật.
Năng lực chủ thể của cơ quan hành chính nhà nước:
Cơ quan nhà nước là bộ phận hợp thành bộ máy nhà nước, được thành lập để thực
hiện chức năng, nhiệm vụ theo luật định.
Năng lực chủ thể của cơ quan nhà nước phát sinh khi cơ quan đó được thành lập và
chấm dứt khi cô quan đó bị giải thể. Đã là cơ quan nhà nước khi nó ra đời tất yếu là đã
có năng lực pháp luật bằng chứng là ở việc nhà nước cho phép thành lập và đặc biệt hôn
nữa đó là cơ quan được nhân danh nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước để hoạt động
trong phạm vi thẩm quyền của mình. Môn nhà nước ra đời nó thực hiện một chức năng
nhiệm vụ cụ thể do pháp luật quy định. Điều đó cũng có nghĩa là nó phải có những điều
kiện khả năng để thực hiện chức năng của mình tức là phải có đủ năng lực hành vi và
năng lực hành vi trong trường hợp này xuất hiện cùng lúc với năng lực pháp luật được
thể hiện trong quyết định thành lập cơ quan hành chính nhà nước đó. lOMoAR cPSD| 46797236
Mặc dù các cơ quan nhà nước có thể được thành lập không có chức năng quản lý hành
chính nhà nước nhưng khi nó có quyết định được thành lập thì năng lực chủ thể trong
quan hệ pháp luật hành chính của nó mặc nhiên phát sinh. Bởi lễ tuy hoạt động quản lý
hành chính không phải là chức năng của nó nhưng hoạt động quản lý hành chính không
thể thiếu trong của quá trình hoạt động của cơ quan nhà nước. Đặc biệt là hoạt động
quản lý hành chính nhà nước trong quá trình cùng cố, xây dựng chế độ công tác nội bộ
của cơ quan. Do vậy pháp luật không cần quy định hoạt động quản lý của cơ quan này
nhưng cơ quan đó sẽ tự thỏa mãn yêu cầu về năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật
hành chính ngay khi thành lập. 15.
Địa vị pháp lý hành chính của cơ quan hành chính nhà nước 16. Vị trí của Chính phủ
Theo Điều 1 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 có quy định như sau:
Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy
ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. 17.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ. Cơ cấu của Chính phủ
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ được quy định cụ thể tại Điều 5 Luật
Tổ chức Chính Phủ 2015, theo đó, việc tổ chức và hoạt động của Chính phủ phải đảm
bảo thực hiện đúng và đủ các nguyên tắc sau:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực
hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; bảo đảm bình đẳng giới.
- Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và chức năng, phạm vi quản lý giữa
các bộ, cơ quan ngang bộ; đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu.
- Tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, năng động, hiệu lực, hiệu quả; bảo đảm
nguyên tắc cơ quan cấp dưới phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo và chấp hành nghiêm
chỉnh các quyết định của cơ quan cấp trên.
- Phân cấp, phân quyền hợp lý giữa Chính phủ với chính quyền địa phương, bảo
đảm quyền quản lý thống nhất của Chính phủ và phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự
chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.
- Minh bạch, hiện đại hóa hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan hành chính nhà nước các cấp; bảo đảm thực hiện một nền hành chính thống nhất,
thông suốt, liên tục, dân chủ, hiện đại, phục vụ Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.
Tại Nghị quyết 08/2021/QH15, Quốc hội quyết nghị cơ cấu tổ chức của Chính phủ
nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gồm 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ, gồm: 14 lOMoAR cPSD| 46797236 1. Bộ Quốc phòng; 2. Bộ Công an; 3. Bộ Ngoại giao; 4. Bộ Nội vụ; 5. Bộ Tư pháp;
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư; 7. Bộ Tài chính;
8. Bộ Công Thương;
9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
10. Bộ Giao thông vận tải; 11. Bộ Xây dựng;
12. Bộ Tài nguyên và Môi trường;
13. Bộ Thông tin và Truyền thông;
14. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
15. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
16. Bộ Khoa học và Công nghệ;
17. Bộ Giáo dục và Đào tạo; 18. Bộ Y tế.
Cơ quan ngang bộ
19. Ủy ban Dân tộc;
20. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
21. Thanh tra Chính phủ;
22. Văn phòng Chính phủ.
Ngoài ra, Tại Nghị quyết 20/2021/QH15, Quốc hội quyết nghị cơ cấu số lượng thành
viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gồm 27 thành viên là:
- Thủ tướng Chính phủ;
- 4 Phó Thủ tướng Chính phủ;
- 18 Bộ trưởng các bộ: Quốc phòng; Công an; Ngoại giao; Nội vụ; Tư pháp; Kế
hoạchvà Đầu tư; Tài chính; Công Thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Giao thông vận tải; Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường; Thông tin và Truyền
thông; Lao động Thương binh và Xã hội; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Khoa học và
Công nghệ; Giáo dục và Đào tạo; Y tế;
- 4 Thủ trưởng cơ quan ngang bộ: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Thống đốc lOMoAR cPSD| 46797236
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Tổng Thanh tra Chính phủ; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. 18.
Hình thức hoạt động của Chính phủ.
Luật tổ chức chính phủ 2015
Điều 44. Hình thức hoạt động của Chính phủ
1. Chính phủ họp thường kỳ mỗi tháng một phiên hoặc họp bất thường theo quyết
định của Thủ tướng Chính phủ, theo yêu cầu của Chủ tịch nước hoặc của ít nhất một
phần ba tổng số thành viên Chính phủ.
2. Trong trường hợp Chính phủ không họp, Thủ tướng Chính phủ quyết định gửi lấy
ýkiến các thành viên Chính phủ bằng văn bản.
3. Chính phủ họp theo yêu cầu của Chủ tịch nước để bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước
xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước. 19.
Nhiệm vụ, thẩm quyền của Chính Phủ.
Theo Điều 96 Hiến pháp năm 2013 quy định Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyếtcủa
Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
- Đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyếtđịnh
hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều
này; trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước và các dự án khác trước Quốc hội; trình
dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công
nghệ,môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật
tự, an toàn xã hội; thi hành lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình
trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân;
- Trình Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập, giảithể,
nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn
vị hành chính - kinh tế đặc biệt; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập,
giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia; thực hiện quản lý về cán bộ, côngchức,
viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước; tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra,
giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà
nước; lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy
ban nhân dân các cấp; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện văn
bản của cơ quan nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn do luật định; 16 lOMoAR cPSD| 46797236
- Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công
dân;bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
- Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của
Chủtịch nước; quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước
quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn quy định
tại khoản 14 Điều 70; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và
công dân Việt Nam ở nước ngoài;
- Phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung
ươngcủa tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. 20.
Vị trí và tổ chức của Bộ.
Điều 2 Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định vị trí và chức năng của Bộ như sau:
"Điều 2. Vị trí và chức năng của Bộ
Bộ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một
số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc." 21.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ. Cơ cấu của Bộ - Nguyên
tắc tổ chức và hoạt động của Bộ:
Theo Điều 5 Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 5. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ
1. Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Bộ, Bộ trưởng; đề cao trách
nhiệm của Bộ trưởng trong mọi hoạt động của Bộ.
2. Tổ chức bộ máy của Bộ theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, tinh gọn, hiệu
lực, hiệu quả; chỉ thành lập tổ chức mới khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
3. Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ bảo
đảm không chồng chéo hoặc bỏ sót nhiệm vụ.
4. Công khai, minh bạch và hiện đại hóa hoạt động của Bộ.
Điều 14. Về cán bộ, công chức, viên chức
1. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ
chức, tạm đình chỉ công tác đối với Thứ trưởng.
2. Quy định tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch công chức, tiêu chuẩn chức
danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thuộc lĩnh vực được giao quản lý sau khi
thống nhất với Bộ Nội vụ.
3.[7] Quy định cụ thể tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.
4. Quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc Bộ theo quy định
của pháp luật. Thực hiện các biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành
chính đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc Bộ; thực hành tiết lOMoAR cPSD| 46797236
kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, quan liêu, hách dịch, cửa quyền
trong các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ.
5. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viênchức, người lao động và việc tuyển dụng, sử dụng, điều động, luân chuyển, biệt
phái, nghỉ hưu, chế độ tiền lương, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ khác đối với cán
bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ theo quy định của pháp luật." - Cơ cấu của BỘ:
Điều 40. Cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ - Luật tổ chức Chính phủ 2015.
1. Cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ gồm vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng
cục, đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập có người đứng đầu.
Số lượng cấp phó của người đứng đầu vụ, văn phòng, thanh tra, cục, đơn vị sự nghiệp
công lập không quá 03; số lượng cấp phó của người đứng đầu tổng cục không quá 04.
3. Việc thành lập các đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quyết định
căn cứ vào tính chất, phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ, cơ quan ngang bộ. 22.
Thẩm quyền của Bộ và Bộ trưởng.
Điều 33, Điều 34 Luật Tổ chúc chính phủ 2015. 23.
Vị trí của Ủy ban nhân dân.
Theo quy định tại Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về Ủy ban nhân dân như sau:
Ủy ban nhân dân
1. Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành
củaHội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm
trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
2. Ủy ban nhân dân gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên, số lượng cụ thể
PhóChủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp do Chính phủ quy định.
24. Tổ chức – cơ cấu của Ủy ban nhân dân. Hình thức hoạt động của Ủy ban nhân dân
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân tỉnh
- Ủy ban nhân dân tỉnh gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên.
Ủy ban nhân dân tỉnh loại I có không quá bốn Phó Chủ tịch; tỉnh loại II và loại III có
không quá ba Phó Chủ tịch.
Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an. 18 lOMoAR cPSD| 46797236
- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh gồm có các sở và cơ quan tương đương sở.
(Điều 20 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015)
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân huyện
- Ủy ban nhân dân huyện gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên.
Ủy ban nhân dân huyện loại I có không quá ba Phó Chủ tịch; huyện loại II và loại III
có không quá hai Phó Chủ tịch.
Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện gồm có các phòng và cơ quan tương đương phòng.
(Điều 27 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015)
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân xã
- Ủy ban nhân dân xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
- Ủy ban nhân dân xã loại I, loại II có không quá hai Phó Chủ tịch; xã loại III có một Phó Chủ tịch.
(Điều 34 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, được sửa đổi bởi khoản 12
Điều 2 Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019)
Hình thức hoạt động của UBND:
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 như sau:
"Điều 5. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên
tắc tập trung dân chủ.
2. Hiện đại, minh bạch, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân.
3. Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.
4. Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể Ủy ban nhân dân kết hợp với
trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân." Hoạt động của UBND:
Điều 113. Phiên họp Ủy ban nhân dân
Điều 114. Triệu tập phiên họp Ủy ban nhân dân
Điều115. Trách nhiệm chủ tọa phiên họp Ủy ban nhân dân
Điều 116. Khách mời tham dự phiên họp Ủy ban nhân dân
Điều 117. Biểu quyết tại phiên họp Ủy ban nhân dân
Điều 118. Biểu quyết bằng hình thức gửi phiếu ghi ý kiến
Điều 119. Biên bản phiên họp Ủy ban nhân dân lOMoAR cPSD| 46797236
Điều 120. Thông tin về kết quả phiên họp Ủy ban nhân dân
Điều 121. Phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Điều 122. Phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Điều 123. Phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của Ủy viên Ủy ban nhân dân
Điều 124. Điều động, cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Điều 125. Tổ chức hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với Nhân dân 25.
Nhiệm vụ, chức năng và thẩm quyền của Ủy ban nhân dân 26.
Vị trí và tính chất pháp lý của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
Nghị định số 24/2014/NĐ-CP : Nghị định quy định tổ chức các cơ quan chuyên
môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Điều 3. Vị trí và chức năng
1. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; thực hiện chức năng
tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở
địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban
nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất
quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương.
2. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý
về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác
của Ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về
chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 27.
Cải cách hành chính ở Việt Nam 28.
Khái niệm hoạt động công vụ và các đặc điểm của hoạt động công vụ Theo
quy định tại Điều 2 Luật cán bộ, công chức 2008 thì hoạt động công vụ của
cán bộ, công chức được quy định cụ thể như sau:
“Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
cán bộ, công chức theo quy định của Luật cán bộ, công chức 2008 và các quy định khác có liên quan.”
Có thể hiểu hoạt động công vụ là hoạt động được tiến hành trên cơ sở pháp luật nhằm
thực hiên các chức năng của Nhà nước vì lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước, lợi ích chính
đáng của các tổ chức và cá nhân. Hoạt động công vụ là hoạt động có tính tổ chức cao,
được tiến hành thường xuyên, liên tục theo trật tự do pháp luật quy định trên cơ sở sử
dụng quyền lực nhà nước và được bảo đảm bằng quyền lực nhà nước. Hoạt động công
vụ chủ yếu do đội ngũ công chức chuyên nghiệp thực hiện.
Công vụ khác với nhiệm vụ ở chỗ nếu công vụ là hoạt động mang tính thường xuyên,
liên tục thì nhiêm vụ là công việc phải làm vì một mục đích nhất định trong một khoảng 20