-
Thông tin
-
Quiz
Đề cương Pháp luật đại cương | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bằng lý luận và thực tiễn, hãy làm rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê Nin về nguồn gốc, bản chất của nhà nước. Bằng lí luận và thực tiễn, hãy làm sáng tỏ bản chất, đặc trưng của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Pháp luật đại cương (HV) 37 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Đề cương Pháp luật đại cương | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bằng lý luận và thực tiễn, hãy làm rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê Nin về nguồn gốc, bản chất của nhà nước. Bằng lí luận và thực tiễn, hãy làm sáng tỏ bản chất, đặc trưng của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (HV) 37 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Câu 1: Bằng lý luận và thực tiễn, hãy làm rõ quan điểm của chủ
nghĩa Mác- Lê Nin về nguồn gốc, bản chất của nhà nước
*Khái niêm nhà nước: Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền
lực chính trị, có bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế, thực hiện
các chức năng quản lý nhằm duy trì, bảo vệ trật tự XH, bảo vệ địa vị của trong XH có giai cấp giai cấp thống trị Stt Nguồn gốc nhà nước 1 ● Thuyết thần học: ●
-Khẳng định nhà nước do thượng đế tạo ra, người đứng
đầu nhà nước là sứ giả mà thượng đế phái xuống. Là cầu nối
giữa thượng đế và người dân
Vd: Nhà vua tự xưng thiên tử, các triều đình tổ chức tế trời,… ●
Vì thế mà những thứ liên quan đến vua đều là thứ cấm kị :
Quần áo vua mặc, đồ dung của vua, tên húy của vua,…… ●
-Xung quanh những người đứng đầu nhà nước thường có
những câu chuyện bí ẩn. Mục đích: Khiến người dân sợ hãi => Phục tùng ●
🡺 Quyền lực nhà nước trong thời kì này xây dựng bởi
long tin vào thần thánh của người dân => theo học thuyết :
Quyền lực là vĩnh cửu, bất biến 2 ● Thuyết Gia Trưởng : ●
Theo thuyết gia trưởng, quyền lực người đứng đầu nhà
nước cũng như người đứng đầu gia đình, TOÀN QUYỀN rất dễ dẫn đến LẠM QUYỀN 3 ● Thuyết Bạo Lực : ●
-Nhà nước là bộ máy mà bên thắng cuộc nghĩ ra để nô
dịch bên thua cuộc sau các cuộc chiến tranh giữa các bộ lạc 4 ● Thuyết Tâm Lý: ●
-Theo thuyết tâm lý, một cộng đồng người chung sống
chưa có hiểu biết về thế giới khách quan nên sợ hãi trước tự
nhiên. Các thủ lĩnh và các tín ngưỡng về các vị thần trở thành chỗ dựa cho người dân ●
🡺 Nhà nước là tổ chức của các siêu nhân, có năng lực siêu 1
nhiên để lãnh đạo cộng đồng 5 ●
Thuyết Khế Ước Xã Hội: ●
Những cộng đồng người sinh sống trong XH không có
nhà nước cùng tập hợp nhau lại, lựa chọn ra bộ máy quản lý.
Điều kiện kèm theo là những thành viên của bộ máy quản lý
nếu không hoàn thành nhiệm vụ thì sẽ bị thay thế ● * LƯU :
Ý Học thuyết này có vị trí cực kì quan trọng với
nhân loại, là chuyên đề cho cuộc CMTS ●
DO khác biệt về quan điểm, chính trị, văn hóa, chuyên ngành mà
các học giả đưa ra nhiều học thuyết khac nhau về nhà nước. ●
Nguồn gốc nhà nước của học thuyết Mác Lê Nin: ●
Đặc trưng của xã hội cộng sản nguyên thủy và tổ chức thị lạc ●
Sự tan rã của xã hội cộng sản nguyên thủy ●
Mở rộng: tính giai cấp và tính xã hội trong bản chất xã hội có
liên quan gì đến nguồn gốc nhà nước theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin?? ●
Quá trình tư hữu dẫn đến phân chia giai cấp trong Xã hội cộng
sản nguyên thủy là hình thành những giai cấp khác nhau trong Xh
=> mâu thuẫn giai cấp là yếu tố quyết định sự hình thành của nhà
nước. Nhà nước ra đời là kết quả của quá trình giải quyết mâu thuẫn
giai cấp. VÌ thế bản chất nhà nước được hình thành từ hai thuộc tính
(tính giai cấp và tinh xã hội)
* Nhà nước chỉ có một bản chất duy nhất
*BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC
Bản chất của nhà nước chỉ có một, ổn định và bất biến, được tạo thành
bởi hai thuộc tính: tính giai cấp và
tính xã hội. hai thuộc tính này
luôn song hành . Tuy nhiên có sự khác biệt, chênh lệch trong từng kiểu nhà nước ●
Tính giai cấp: Nhà nước: -
Được tạo nên bởi giai cấp thống trị -
Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị -
công cụ đàn áp, là bộ máy quản lý xã hội ⇨
Giai cấp nào có nhà nước ấy - VD: Nhà nước chủ nô -
Hình thành trong quá trình sở hữu nô lệ - Tính giai cấp rõ rệt 2 -
Pháp luật bảo vệ chủ nô -
Các cuộc nổi dậy của nô lệ đều bị đàn áp đẫm máu. ● Tính xã hội
Cho dù có quyền lực quản lý, lợi thế về kinh tế thì thành viên của bộ
máy nhà nước chỉ là thiểu số trong xã hội. Muốn duy trì quyền lực đối
với xã hội, giai cấp thống trị cũng phải đảm bảo quyền lợi cho các giai cấp khác ●
VD: Giải phóng tù nhân, mở kho lương, cấp ruộng đất, giảm thuế.
Liên hệ sự chênh lệch giữa hai tính chất Nhà nước và Xã hội (vở) 3
Câu 2: Bằng lí luận và thực tiễn, hãy làm sáng tỏ bản chất, đặc
trưng của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? *Nhà nước?
*Bản chất Nhà nước? (điểm riêng, đặc trưng để phân biệt nhà nước
này với nhà nước khác: Bản chất Nhà nước CHXHCNVN là các đặc
trưng để phân biệt nhà nước CHXHCNVN với các kiểu nhà nước
khác (trình bày lần lượt 5 đặc trưng, mỗi đặc trưng nêu tên, làm sáng
tỏ bằng lí luận, lấy ví dụ thực tiễn và liên hệ so sánh với các kiểu nhà nước khác).
- Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước:
+Nhà nước CHXHCNVN hiện nay do dân tự tổ chức và định đoạt
quyền lực NN. Quyền lực NN thuộc về toàn thể nhân dân.
+Ví dụ: bầu cử; kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan NN;
trực tiếp đưa kiến nghị.
>> So sánh với nhà nước phong kiến (quyền lực nằm trong tay nhà
vua, quyền lực chuyển giao về mặt huyết thống chứ không có bầu cử
dân chủ, người dân ko có quyền kiểm tra giám sát hoạt động của bộ
máy NN, phản kháng có thể bị quy về tội tạo phản)
-Nhà nước CHXHCNVN là 1 nhà nước dân chủ thực sự và rộng rãi.
+ Thể hiện toàn diện trên các lĩnh vực: Kinh tế, Chính trị, Tư tưởng, văn hóa và xã hội.
+Ví dụ: Kinh tế (tự do hoạt động kinh tế, khác trước 1986), Chính trị (tự do ngôn luận).
>>So sánh vs nhà nước p.kiến:
+Kinh tế: Triều đình và nhà vua đặt ra hệ thống các thuế khóa để kiềm
chế sự p.triển kinh tế tự do trong nhân dân; quản lý hoạt động SX của
ng dân thông qua các địa chủ p.kiến
+Chính trị: Do ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo, các QG phong kiến
phương Đông duy trì một nền chính trị ko dân chủ, chỉ đàn ông và
quan lại mới được tham chính, dân thường k được tham gia vào quá
trình hình thành, giám sát bộ máy nhà nước. Quan lại do nhà vua chỉ định,…
+Tư tưởng, VH, XH: Ng dân không có quyền tự do ngôn luận mà lúc
nào cũng có thể bị khép vào tội KHI QUÂN PHẠM THƯỢNG; các
tác phẩm VH đều phải phù hợp vs quan điểm chính trị, tư tưởng của
hoàng tộc, ng dân phải thể hiện tiếng nói, sự phẫn uất của mình với
chính quyền thông qua các tác phẩm dân gian hư cấu,… 4
-Nhà nước thống nhất các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. +Biểu hiện: ●
Xây dựng cơ sở pháp lí vững chắc (Hpháp 1946, 1959,1980,1992). ●
Mọi tổ chức đều coi việc thực hiện đại đoàn kết dân tộc là nguyên tắc hoạt động. ●
Ưu tiên đối với dân tộc thiểu số, vùng khó khan. ●
Tôn trọng giá trị văn hóa của các dân tộc. +Ví dụ ●
Mọi dân tộc đều có quyền giữ tiếng nói và chữ viết riêng. ●
Con em dân tộc thiểu số khi thi Đhọc được cộng điểm ưu tiên.
>>So sánh với nhà nước phong kiến: Các nhà nước phong kiến coi
những tộc người thiểu số là đối tượng để xâm lược đồng hóa, đây là
đặc trưng do bối cảnh lịch sử khi các QG chưa ổn định về mặt lãnh thổ.
-Nhà nước CHXHCNVN thể hiện tính xã hội rộng rãi.
+Biểu hiện: Đặc biệt coi trọng việc giải quyết các vấn đề xã hội thể hiện: ⮚ Đặt cơ sớ pháp lí ⮚ Đầu tư thỏa đáng ⮚
Coi là nhiệm vụ của mọi cấp, mọi ngành và Nhà nước nói chung.
+Ví dụ: Chương trình 135 xóa đói giảm nghèo, các công trình xã hội
được xây dựng, xóa tệ nạn xã hội…
>>So sánh: Nhà nước CHXHCNVN chú trọng giải quyết các vấn đề
XH nhằm duy trì ổn định trật tự XH. Nhà nước p.kiến đã từng bước
quan tâm đến những vấn đề như thiên tai, dịch bệnh, khoa cử,… tuy
nhiên do ràng buộc về giai cấp nên nhiều chính sách ưu đãi của nhà
nước phong kiến chỉ dành cho quý tộc và quan lại, quyền lợi của ng
dân nói chung phần nào bị xem nhẹ
-Nhà nước thực hiện đường lối hòa bình, hợp tác, hữu nghị.
+Phương châm: “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác đáng tin cậy của
tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển.” +Ví dụ: ●
Tích cực tham gia các tổ chức khu vực vá quốc tế: ASEAN, WTO, APEC, TPP… 5 ●
Khi Trung Quốc có những hành động xâm phạm đến chủ quyền
ở Biển Đông thì nhà nước ta vẫn cố tìm giải pháp hoà bình..
>>So sánh với nhà nước phong kiến: Chính sách đối ngoại của các
nhà nước phong kiến chủ yếu là xâm lược, mở rộng lãnh thổ. Thời kì
này của lịch sử loài ng đã bước đầu hình thành 1 số liên minh về quân
sự và các QG p.kiến chỉ hòa hoãn vs các nc trong liên minh của mình.
Bên cạnh đó, thời kì p.kiến ở châu Á là thời kì phát triển mạnh mẽ của
chế độ Mẫu quốc – chư hầu. Trong đó T.Hoa là nước có nhiều chư hầu
nhất >> Tạo nên một nhóm các QG bị ảnh hưởng về Văn hóa,… (Đại
Việt,Hàn Quốc, Nhật Bản, …) 6
Câu 3 : Bộ máy nhà nước VN bao gồm hệ thống các cơ quan nhà
nước từ TW đến cơ sở. Hãy làm rõ hệ thống nhà nước ở nước ta hiện nay
>>Khái niệm : Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ
TW xuống cơ sở, được tổ chức theo những nguyên tắc chung thống
nhất, tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng và
nhiệm vụ của Nhà nước
- Cơ quan quyền lực Nhà nước : bao gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân
+ Quốc hội (cơ quan lập pháp) là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. ●
Quốc hội thống nhất ba quyền: Lập pháp, hành pháp và tư
pháp nhưng không phải là cơ quan độc quyền. Hiến pháp và pháp luật
quy định cho Quốc hội có các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn nhất
định: là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, ban hành các
quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp luật cao nhất, điều chỉnh các
quan hệ xã hội cơ bản nhất, tạo nên thể chế xã hội; quyết định những
vấn đề cơ bản nhất về đối nội và đối ngoại của đất nước như các
nhiệm vụ kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước; xác định các
nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước, trực tiếp thành lập các cơ quan quan trọng trong bộ máy nhà
nước, trực tiếp bầu, bổ nhiệmcác chức vụ cao nhất trong các cơ quan
nhà nước trung ương; thực hiện quyền giám sát tối cao toàn bộ hoạt
động của nhà nước, giám sát việc tuân theo hiến pháp và pháp luật qua
việc nghe báo cáo của các cơ quan tối cao nhà nước, thông qua hoạt
động của các cơ quan quốc hội, đại biểu quốc hội, thông qua hình thức
chất vấn của đại biểu quốc hội với những đối tượng xác định trong bộ máy nhà nước. ●
Cơ cấu tổ chức bao gồm :
Ủy ban thường vụ quốc hội Hộiđồngdântộc Ủy ban củaquốchội Đạibiểuquốchội
+ Hội đồng nhân dân: cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương,
đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do
nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa 7
phương và các cơ quan nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân cấp
tỉnh, cấp huyện có thường trực hội đồng nhân dân, cấp xã không lập
thường trực. Chức năng thường trực hội đồng nhân dân xã do chủ tịch
và phó chủ tịch giúp việc thực hiện.
- Chủ tịch nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người đứng
đầu nhà nước, thay mặt nhà nước trong các quan hệ đối nội và đối ngoại.
Chủ tịch nước có quyền
hạn khá rộng, bao quát nhiều lĩnh vực của
đời sống chính trị, xã hội.
+ Trong tổ chức nhân sự của bộ máy nhà nước: chủ tịch nước có
quyền đề nghị quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm phó chủ tịch
nước, thủ tướng chính phủ, chánh án tòa án nhân dân tối cao, viện
trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức phó chánh án, thảm phán tòa nhân dân tối cao, phó viện trưởng,
kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết
của quốc hội để bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các phó thủ tướng
và các thành viên khác của chính phủ.
+ Trong lĩnh vực an ninh quốc gia: thống lĩnh các lực lượng vũ trang
và giữ chức chủ tịch hội đồng quốc phòng và an ninh; quyết
định phong hàm, cấp sĩ quan cấp cao và các hàm, cấp khác trong lĩnh vực khác… +
ngoại giao, thôi, nhập quốc tịch, đặc xá… Các lĩnh vực khác:
- Cơ quan quản lý Nhà nước :Chính phủ, các bộ và cơ quan ngang
bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp. + Chính phủ: ●
Vị trí phái lý :là cơ quan chấp hành của Quốc hội, là cơ quan
hành chính cao nhất của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Chính phủ chịu sự giám sátcủa Quốc hội, chấp hành Hiến pháp,
luật, nghị quyết của quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban
thường vụ quốc hội; lệnh, quyết định của chủ tịch nước. Trong hoạt
động, chính phủ phải chịu
trách nhiệm và báo cáo trước quốc hội, ủy
ban thường vụ quốc hội và chủ tịch nước. Các quy định trên là nhằm
đảm bảo sự thống nhất của quyền lực nhà nước vào cơ quan quyền lực cao nhất là quốc hội. ●
Chính phủ có chứcnăng thống nhất quản lí mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội: lãnh đạo thống nhất bộ máy hành chính từ trung ương
tới cơ sở về tổ chức cán bộ, đảm bảo thi hành hiến pháp và pháp 8
luật; quản lí xây dựng kinh tế quốc dân, thực hiện chính sách tài chính
tiền tệ quốc gia, quản lí y tế, giáo dục, quản lí ngân sách nhà nước, thi
hành các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
công dân, quản lí công tác đối ngoại, thực hiện chính sách xã hội…
của Nhà nước. Khi thực hiện các chức năng này, Chính phủ chỉ tuân
theo Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quan quyền lực
nhà nước. Chính phủ có toàn quyền giải quyết công việc với tính sáng
tạo, chủ động, linh hoạt trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã
được pháp luật quy định… Chính phủ có quyền tham gia vào hoạt
động lập pháp bằng quyền trình dự án luật trước quốc hội, dự án pháp
lệnh trước ủy ban thường vụ quốc hội, trình quốc hội các dự án kế
hoạch, ngân sách nhà nước và các dự án khác. ●
Cơ cấu tổ chức: Gồm có Thủ tướng chính phủ, các phó thủ
tướng, các Bộ trưởng và thủ trưởng các cơ quan ngang bộ do thủ
tướng chính phủ lựa chọn, không nhất thiết phải là đại biểu quốc hội,
và đề nghị quốc hội phê chuẩn. Chính phủ không tổ chức ra cơ quan
thường trực, thay vào đó là một phó thủ tướng được phân công đảm
nhận chức vụ phó thủ tướng thường trực.
+ Các Bộ và cơ quan ngang Bộ: (gọi chung là Bộ) là các bộ phận cấu
thành của chính phủ. Bộ và các cơ quan ngang bộ thực hiện chức
năng quản lí nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong
phạm vi cả nước, quản lí nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh
vực, thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn doanh nghiệp có vốn nhà
nước theo quy định của pháp luật. ●
Phạm vi quản lí của bộ và các cơ quan ngang bộ được phân
công bao quát toàn bộ mọi tổ chức và hoạt động thuộc mọi thành phần
kinh tế, trực thuộc các cấp quản lí khác nhau, từ trung ương đến địa
phương, cơ sở. Bộ quản lí theo ngành hoặc lĩnh vực công tác. Vì vậy
có hai loại Bộ: bộ quản lí theo ngành (quản lí những ngành kinh tế, kĩ
thuật hoặc sự nghiệp như nông nghiệp, y tế, giao thông vận tải, giáo
dục… bằng chỉ đạo toàn diện những cơ quan, đơn vị trực thuộc ngành
từ trung ương tới địa phương) và bộ quản lí theo lĩnh vực (quản lí
những lĩnh vực như tài chính, kế hoạch – đầu tư, lao động – xã hội,
khoa học công nghệ…bằng các hoạt động liên quan tới tất cả các bộ,
các cấp quản lí, tổ chức xã hội và công dân nhưng không can thiệp
vào hoạt động quản lí nhà nước của các cấp chính quyền và quyền tự
chủ, sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế.) 9 ●
Cơ cấu tổ chức của bộ bao gồm: các cơ quan giúp bộ trưởng
thực hiện chức năng quản lí nhà nước (các vụ chuyên môn, thanh tra,
văn phòng bộ) và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc bộ (các cơ quan
nghiên cứu tham mưu về những vấn đề cơ bản, chiến lược, chính sách;
các tổ chức sự nghiệp nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, giáo dục, các tổ
chức kinh doanh là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc bộ không nằm
trong cơ cấu hành chính của bộ.
+ Ủy ban nhân dân: do Hội đồng nhân dân bầu ra, là cơ quan chấp
hành của hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương. Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật,
các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của hội đồng
nhân dân. Ủy ban nhân dân có nhiệm vụquản lí nhà nước đối với các
lĩnh vực khác nhau của đời sống địa phương, thực hiện tuyên truyền,
giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, luật, các văn
bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của hội đồng nhân
dân cùng cấp tại các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh
tế, đơn vị vũ trang, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội,
thực hiện xây dựng lực lượng vũ trang và xây dựng quốc phòng toàn
dân, quản lí hộ khẩu, hộ tịch, quản lí công tác tổ chức biên chế, lao
động tiền lương, tổ chức thu chi ngân sách của địa phương theo quy định của pháp luật.
- Các cơ quan xét xử : Tòa án nhân dân tối cao, các tòa án nhân
dân địa phương, các tòa án quân sự và các tòa án khác do luật định.
Tòa án nhân dân được tổ chức theo cơ cấu gồm: thấm phán (được bổ
nhiệm theo nhiệm kì), hội thẩm nhân dân (ở tòa án tối cao và tòa án
quân sự thực hiện chế độ cử, tại các tòa án nhân dân địa phương thực hiện theo chế độ bầu ●
Tòa án nhân dân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ pháp luật thông
qua hoạt động xét xử. Đây là chức năng riêng có của tòa án. ●
Hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân có các đặc điểm:
– Nhân danh nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, căn cứ
vào pháp luật của nhà nước đưa ra phán xét, quyết định cuối cùng nhằm kết thúc vụ án.
– Xét xử là kiểm tra hành vi pháp lí của các cơ quan nhà nước, các cán
bộ, công chức trong bộ máy nhà nước trong quá trình giải quyết các 10
vụ việc có liên quan đến việc bảo vệ các quyền, tự do, danh dự, nhân
phẩm, tài sản của con người, bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân.
– Xét xử nhằm ổn định trật tự pháp luật, giữ vững kỉ cương xã hội, tự
do an toàn cho con người, làm lành mạnh các quan hệ xã hội.
– Xét xử mang nội dung giáo dục với đương sự cũng như với xã hội,
tạo ý thức pháp luật cho mỗi cá nhân, từ đó có được những hành vi
phù hợp với yêu cầu của pháp luật trong mối quan hệ xã hội. ●
Tòa án nhân dân gồm: Tòa án nhân dân tối cao, tòa án nhân
dân cấp tỉnh, tòa án nhân dân cấp huyện, tòa án quân sự trung ương,
tòa án quân sự quân khu, tòa án quân sự khu vực, và các tòa án khác
theo quy định của pháp luật. ●
Tòa án nhân dân được tổ chức theo cơ cấu gồm: thấm phán
(được bổ nhiệm theo nhiệm kì), hội thẩm nhân dân (ở tòa án tối cao và
tòa án quân sự thực hiện chế độ cử, tại các tòa án nhân dân địa phương
thực hiện theo chế độ bầu). Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết
định theo đa số, các Chánh án tòa án nhân dân phải chịu trách nhiệm
và báo cáo công tác trước các cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp.
- Các cơ quan kiểm sát : Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các viện
kiểm sát nhân dân địa phương, các viện kiểm sát quân sự, viện
kiểm sát nhân dân: thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt
động tư pháp theo quy định của hiến pháp và pháp luật, góp phần đảm
bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. ●
Các công tác của Viện kiểm sát nhân dân gồm: ⮚
Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật
trong việc điều tra các vụ án hình sự của các cơ quan điều tra và các
cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt động điều tra. ⮚
Điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người
phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp ⮚
Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật
trong việc xét xử các vụ án hình sự
– Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ án
dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế. lao động và những
việc khác theo quy định của pháp luật ⮚
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong thi hành bản án, quyết
định của tòa án nhân dân. ⮚
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tạm giữ, tạm giam, quản
lí, giáo dục người chấp hành án phạt tù. 11 ●
Các Viện kiểm sát được phân thành Viện kiểm sát nhân dân
tối cao, viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành trực thuộc trung ương, viện
kiểm sát nhân dân thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, các
viện kiểm sát quân sự. Cácviệnkiểmsát do Việntrưởnglãnhđạo. - Kiểm tóan nhà nước : ●
Kiểm toán Nhà nước được tổ chức và quản lý tập trung thống
nhất, gồm: bộ máy điều hành, Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành,
Kiểm toán Nhà nước khu vực và các đơn vị sự nghiệp. Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội quy định cụ thể cơ cấu tổ chức của Kiểm toán
Nhànước. Tổng Kiểm toán Nhà nước quy định cụ thể chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc
Kiểm toán Nhà nước. Số lượng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành và
Kiểm toán Nhà nước khu vực trong từng thời kỳ được xác định trên cơ
sở yêu cầu nhiệm vụ do Tổng Kiểm toán Nhà nước trình Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội quyết định. ●
Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước bao gồm 30
Vụ và đơn vị tương đương cấp Vụ như sau:
Các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành
Các đơn vị Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành
Các đơn vị Kiểm toán Nhà nước khu vực ●
Cán bộ, Kiểm toán viên Kiểm toán Nhà nước là công chức Nhà
nước, được tuyển chọn từ 2 nguồn: ⮚
Các cán bộ, công chức Nhà nước có bằng cử nhân trở lên về các
chuyên ngành: kiểm toán, kế toán, tài chính, ngân hàng, kinh tế, luật
hoặc chuyên ngành khác đã có bề dày kinh nghiệm thực tiễn công tác
được tuyển chọn ở các cơ quan, đơn vị và các địa phương. ⮚
Các cử nhân mới tốt nghiệp các trường đại học, học viện thuộc
các chuyên ngành: kiểm toán, kế toán, tài chính, ngân hàng, kinh tế,
luật hoặc chuyên ngành khác được lựa chọn qua các kỳ thi tuyển cán bộ, công chức. ●
Chức danh Kiểm toán viên nhà nước gồm: Kiểm toán viên dự bị;
Kiểm toán viên; Kiểm toán viên chính; Kiểm toán viên cao cấp. Việc
bổ nhiệm, miễn nhiệm Kiểm toán viên, Kiểm toán viên chính do Tổng
Kiểm toán Nhà nước quyết định theo quy định của pháp luật. Việc bổ
nhiệm, miễn nhiệm Kiểm toán viên cao cấp do ủy ban Thường vụ
Quốc hội quyết định theo quy định của pháp luật. 12 ●
Kiểm toán viên nhà nước phải có đủ các tiêu chuẩn của cán bộ,
công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và các tiêu chuẩn sau:
1. Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;
2. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên
ngành kiểm toán, kế toán, tài chính, ngân hàng, kinh tế, luật hoặc
chuyên ngành khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm toán;
3. Đã có thời gian làm việc liên tục từ năm năm trở lên theo chuyên
ngành được đào tạo hoặc có thời gian làm nghiệp vụ kiểm toán ở
Kiểm toán Nhà nước từ ba năm trở lên;
4. Đã tốt nghiệp chương trình bồi dưỡng Kiểm toán viên nhà nước và
được Tổng Kiểm toán Nhà nước cấp chứng chỉ.
Tóm lại, các cơ quan nhà nước hoạt động trong một thể thống nhất,
đồng bộ, có liên kết hữu cơ với nhau và có các đặc điểm:
- Các cơ quan nhà nước được thành lập theo trình tự nhất định được quy định trong pháp luật
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền do pháp luật quy định
- Hoạt động của cơ quan nhà nước mang tính quyền lực và được đảm
bảo bằng quyền lực nhà nước, hoạt động đó được tuân theo thủ tục do pháp luật quy định.
- Những người đảm nhiệm chức trách trong các cơ quan nhà nước
phải là công dân Việt Nam.
- Làm rõ được mối quan hệ chỉ đạo – chấp hành giữa các cơ quan TW
với cơ sở (được + điểm) 13
CÂU 4:các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ ra
rằng:pháp luật chỉ phát sinh, tồn tại và phát triển trong xã hội có
giai cấp.từ quan điểm nêu tren .hãy làm rõ bản chất của phap luật ●
Khái niệm: PL là hệ thống các quy tắc ứng xử mang tính bắt
buộc chung do nhà nc ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí và bảo
vệ lợi ích cuẩ giai cấp thống trị nhằm điêu chỉnh các mối quan hệ trong xã hội ●
NGUỒN GỐC PHÁP LUẬT: PL chỉ phát sinh, phát triển
và tồn tại trong xã hội có gc -
Pl ra đời đồng thời với sự ra đòi của nhà nước, la công cụ điều hành XH của đn -
Con đường hình thành pl, cunggx tườn tự như con đường hình
thành nhà nc, trải qua 2 gđ:
+ GĐ 1: trong XHCSNT, chưa có nhà nc, chưa có pháp luật nhưng
con ng sống với nhau trong các cọng đồng ng nhất định nên đã sớm
nảy sinh nhu cầu quản lí bằng các phong tục tập quán,tín ngưỡng,tín
điều tôn giáo,.. thể hiện ý chí của toàn bộ thị tộc, bộ lạc, được thực
hiện một cách tự nguyện, tự giác và trở thành thói quen của các thành viên
Cuối chế độ CSNT ,xảy ra 3 lần phân công lđ, dẫn đến sự xuất hiện
chế độ tư hữu và XH phân chia thành các gc có lợi ích khác nhau, xuất
hiện những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa đk. Lúc này,các tập
quán k còn phù hợp nữa, cần phải có một hệ thống quy tắc ứng xử phù hợp hơn
+ GĐ 2: chế độ CSNT tan rã, hình thành nhà nc, đồng thời PL cũng ra đời
. Xã hội lúc này tồn tại chế độ tư hữu và các giai cấp đối kháng với
các mâu thuẫn k thể điều hòa dẫn đến sự hình thành NN. Từ đó xuất
hiện nhu cầu quản lí XH, bảo vệ lợi ích của gc thống trị , khồn còn là
bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng. và gc thống trị cần một công cụ
đặc biệt để đàn áp gc bị trị => PL ra đời
PL ra đời bằng sự công nhận, thừa nhận những những nguyên tắc,
chuẩn mực trong XH và đề lên thành luật đồng thời ban hành mới-
stao ra PL của gc thống trị -
Vì pháp luật ra đời cùng với NN, là công cụ mà NN sdung để
thực hiện quyền lực của mh ma NN chỉ hình thành,tồn tại và ptrien
trong XH có giai cấp và tiêu vog khi những đk khách quan cho sự tồn 14
tại của NN mất đi nên PL cũng chỉ tồn tại, và phát triển trong XH có gc ● Bản chất của pl
Tính giai cấp và tính xã hội: -
Tính gc của PL: pl là phương tiện để thể hiện sự thống trị của gc.
PL là nhân tố điều chỉnh về mặt giai cấp của các qhxh nhằm hướng
các qhxh theo một trật tự phù hợp với ý chí, lợi ích của gc thống trị,
bảo vệ và củng cố địa vị của gc thống trị Vd:
+ nhà nước phong kiến sử dụng PL để bảo vệ quyền lực của giai cấp
mình một cách rất cực đoan. Họ sử dụng các hình phạt nặng nề, tàn
khốc để xử lý các hành vi vi phạm PL. Các hình phạt này được thực
hiện một cách công khai có tính chất "trình diễn" để răn đe các thành
viên trong xã hội (tạo phản -> chém ngang người, lăng trì...)
+ nhà nước xhcn, PL thể hiện ý chí của gc công nhân, nhân dân lao
động, đại diện đa số người trong xã hội. PL hướng đến một nhà nước
khônv phải sử dụng hình phạt, loại bỏ án tử hình. - tính xã hội
Vd: bộ luật Hồng Đức ra đời trong khoảng thế kỷ XV, XVI có những
điều luật tiến bộ như xử lý đung người, đúng tội... -
Tính XH của: PL là những quy tắc ứng xử chung cho toàn XH,
do NN ban hành, là chủ thể đại diện chính thức cho toàn XH. PL được
xd trên cơ sở của đs XH , thể hiện ý chí của các ll khác nhau trong xh,
là cơ sở pháp lí để bảo vệ lợi ích hợp pháp cuẩ mọi tầng lớp
Vd: bộ luật Hồng Đức ra đời trong khoảng thế kỷ XV, XVI có những
điều luật tiến bộ như xử lý đung người, đúng tội... ⇨
PL vừa mang tính gc, vừa mang tính xh: qh mật thiết.
Qua mối quan hệ với các hiện tượng khác trong xh: - Pháp luật với NN:
+NN là chủ thể làm ra pl, là chủ thể bảo vệ pl, đưa pl vào cs
+ PL là công cụ gi nhận và củng cố quyền lực NN, là công cụ để NN
tiến hành thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mh
+Tính chất pháp luật phụ thuộc vào bản chất nhà nước
PL với chính trị: . CT là cách thức tổ chức bộ máy NN thông qua
những chủ trương, đường lối, chính sách, quan điểm, CT còn là nghệ
thuật quản lý. -> PL là sự cụ thể hoá của đường lối CT thông qua 2
con đường: chính sách KTe và giải quyết mâu thuẫn XH. 15
Vd: + PL VN trước và sau đổi mới 1986 có sự khác biệt do đường lối CT có sự thay đổi...
+những năm trước đây do sự chỉ đạo của chính trị nên pháp luâ — t
của các xã hô —i chủ nghĩa đều thiết lâ p —
và củng cố cơ chế quản lý kinh tế tâ —
p trung bao cấp, trên cơ sở thiết lâ —
p càng nhiều càng nhanh chế đô — công hữu về tư liê — u sản xuất càng tốt PL với kinh tế
+ KT quyết định gc nào là gc cầm quyền, thống trị xh. KT là cơ sở của
pl, KT thay đổi làm thay đổi PL
+ PL tạo hành lang và cơ sở pháp lí cho KT, khi phản ánh đúng trình
độ kt, PL có nội dung tiến bộ sẽ thúc đẩy KT theo hướng tích cực và ngược lại
VD: + quy định của VN trước và sau 1986 + BLHS 1999 chỉ có quy
định về tội buôn bán phụ nữ, trẻ em. BLHS 2005 đổi thành tội buôn bán người
PL với các quy phạm khác trong XH: với đạo đức
+ văn hoá truyền thống VN: con cháu phải hiếu kính với ông bà, cha
mẹ thì luật HNGĐ cũng có quy định về điều này.
+ tội ngộ sát trong bạo hành gia đình. 16
Câu 5: Bằng lí luận và thực tiễn hãy làm rõ bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa ❖
Khái niệm: PL XHCN là hệ thống các quy tắc xử sự, thể hiện ý
chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của
Đảng , do nhà nướcXHCN ban hành và đảm bảo thực hiện bằng nhà
nước trên cơ sở giáo dục, thuyết phục mọi người tôn trọng và tự giác thực hiện. ❖
Trên phương diện chung: Bản chất của PL XHCN vừa thể hiện
tính giai cấp, vừa thể hiện tính xã hội và có những đặc trưng cơ bản
của PL nói chung trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác –Lê Nin: ●
Tính giai cấp: PL XHCN thể hiện ý chí của giai cấp công nhân, ý
chí đó phù hợp với nguyện vọng của đông đảo nhân dân lao động ●
Tính xã hội: PL XHCN đảm bảo những quyền cơ bản của con
người, đảm bảo sự phát triển của các quan hệ XH vì mục tiêu dân giàu
nước mạnh, XH công bằng dân chủ văn minh ❖
Trên phương diện cụ thể: PL XHCN có những đặc thù riêng, dựa
trên cơ sở kinh tế, chính trị, XH của XHCN; là pháp luật kiểu mới ,
bản chất của PL XHCN thể hiện ở những điểm cơ bản sau đây: ●
PL XHCN là hệ thống các quy tắc xử sự có tính thống nhất nội tại cao -
Hệ thống PL XHCN đựng những quy định đa dạng và phong
phú, điều chỉnh nhiều vấn đề khác nhau trong xã hội. Tuy nhiên, về
bản chất các quy định này đều thống nhất với nhau có chung bản chất
của công dân, nhân dân lao động và mang tính chất của nền kinh tế XHCN -
Văn bản PL của cơ quan nhà nước cấp dưới luôn có sự phù hợp
nội dung với cơ quan nhà nước cấp trên. Trong mỗi văn bản quy phạm
PL luôn có sự thống nhất và tác động qua lại giữa các nội dung với nhau. -
Mặc dù nền kinh tế mở cửa tạo điều kiện cho các thành phần
kinh tế được phát triển nhưng là sự phát triển theo một xu thế thống
nhất: tất cả các thành phần kinh tế đều tuân thủ pháp luật. Kinh tế thị
trường định hướng XHCN được đảm bảo bởi sự điều tiết của nhà nước
→ Như vậy, PL XHCN thể hiện tính nội tại: mặc dù là một hệ thống
phức tạp nhưng vẫn đảm bảo tính giai cấp , XH của XHCN 17 -
Ví dụ: Mọi văn bản PL đều tôn trọng quyền lợi của người lao động ●
PL XHCN thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và đông đảo nhân dân lao động -
PL XHCN thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và đông đảo
nhân dân lao dộng dưới sự lãnh đạo của ĐCS, thể hiện ý chí của số
đông, chiếm tuyệt đại đa số trong dân cư -
PL XHCN phù hợp với nguyện vọng của nhân dân lao động vì
trong quá trình xây dựng PL luôn đảm bảo sự tham gia đóng góp ý
kiến của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “PL XHCN là PL
thực sự dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động” -
PL XHCN được đông đảo quần chúng tôn trọng đầy đủ và thực
hiện tự giác. Tuy nhiên, trong thời kì quá độ có sự thống nhất và chưa
thống nhất hoàn toàn về lợi ích của các giai cấp khác nhau nên việc
thể hiện ý chí đó cũng có mức độ khác nhau -
Ví dụ: các chế độ đãi ngộ với người lao động như lương thưởng ,
số ngày nghỉ, khai sản, trợ cấp… được quy định cụ thể trong bộ luật
lao động. Vì thế, các văn bản luật có liên quan đều phải đảm bảo và
tôn trọng quyết định này. Và chủ sử sụng lao động thuộc bất cứ thành
phần kinh tế nào cũng phải tuân thủ những quy định trên ●
PL XHCN có quan hệ chặt chẽ với chế độ kinh tế XHCN -
Kinh tế giữ vai trò quyết định đối với PL, mọi sự thay đổi của
chế độ kinh tế tất yếu sẽ làm thay đổi PL. Nền kinh tế nước ta là nền
kinh tế thị trường nhiều thành phần có sự điều tiết của nhà nước, định
hướng XHCN, vì vậy PL nước ta cũng là hệ thống PL XHCN thể hiện
và bảo vệ ý chí, nguyện vọng của giai cấp công nhân và đông đảo nhân dân lao động -
PL XHCN phản ánh trình độ phát triển của chế độ KT XHCN,
tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của chế độ KT XHCN. PL XHCN
phản ánh đúng trình độ phát triển của KT-XH nên đóng vai trò tích
cực trong việc thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển lớn mạnh. -
Ví dụ: Mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng ●
PL XHCN có quan hệ mật thiết với đường lối của ĐCS -
Đường lối chính sách của Đảng giữ vai trò chỉ đạo, là phương
hướng xây dựng PL, chỉ đạo nội dung PL, và chỉ đạo việc tổ chức thực hiện, áp dụng PL 18 -
PL luôn phản ánh đường lối của Đảng, là sự thể chế hóa đường
lối, chính sách của Đảng thành các quy định chung thống nhất trên quy mô toàn XH -
Khi xây dựng PL cần thấm nhuần đường lối chính sách của
Đảng để thể chế hóa thành hệ thống các quy phạm PL phù hợp, tránh
khuynh hướng PL thuần túy và khuynh hướng hạ thấp vai trò của PL -
Ví dụ: Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới giáo dục là cơ sở cho luật giáo dục 2013 ●
PL XHCN có quan hệ qua lại với các quy phạm XH khác như:
quy phạm đạo đức, quy tắc xử sự của các tổ chức xã hội và quần thể quần chúng… -
Các quy phạm khác trong xã hội sẽ trợ giúp PL XHCN trong
việc điều chỉnh những quan hệ XH mà PL chưa điều chỉnh đến hoặc
không thể điều chỉnh được -
PL sẽ ghi nhận sự tồn tại của các quy phạm XH phù hợp với lợi
ích đông đảo của quần chúng nhân dân lao động, loại bỏ những quy
phạm đi ngược lại lợi ích trên -
Trong thời kì quá độ đi lên CNXH, XH còn tồn tại nhiều loại
đạo đức luôn tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. PL XHCN thể hiện ý
chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Vì vậy, PL vừa tác
động mạnh mẽ tới đạo đức, mặt khác cũng chịu ảnh hưởng nhất định của đạo đức. -
Ví dụ: văn hóa truyền thống của Việt Nam là con cháu hiếu thảo
với ông bà , cha mẹ, những người thân trong gia đình thì Luật Hôn
nhân và gia đình quy định con cái phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ… 19
Câu 6 Hãy chỉ ra những điểm cơ bản giữa nhà nước và các tổ chức khác trong xã hội ● Nội dung ● Nhà nước ● Các tổ chức so sánh xã hội ● Khái ●
Là tổ chức đặc biệt của ● Là hệ thống niệm
quyền lực chính trị, là bộ các quan hệ xh tập
máy chuyên làm nhiệm vụ hợp các cá nhân có
cưỡng chế và thực hiện các cùng chung dấu
chức năng quản lí đặc biệt hiệu, đặc điểm để
nhằm duy trì trật tự xh, thực hoạt động trong xh
hiện nhiệm vụ bảo vệ địa vị nhằm mục đích
g/c thống trị=> có tính bắt nhất định=> mang buộc tính chất tự nguyện ● Đặc trưng ● ● Không thiết - *thiết lập ●
-Thiết lập 1 quyền lực lập được quyền lực quyền
công cộng đặc biệt được công, chỉ có tính - lực
thực hiện và đảm bảo = sức chất bắt buộc do
mạnh cưỡng chế của Nhà ban lãnh đạo đưa ra
nước , là quyền lực của g/c thống trị, ● -Khi nhà nước ra đời
đã lấy sự phân chia lãnh thổ - *phân
làm điểm xuất phát cho mỗi ● -Chỉ thành lập
chia dân cư người k kể họ thuộc tổ chức được các đơn vị theo đơn vị xh nào hành chính quốc gia hành chính ● -Nhà nước có chủ
quyền quốc gia đại diện cho
lợi ích quốc gia trong các quan hệ quốc tế ● -Chỉ đại diện - *Nhà cho tổ chức của nước có chủ ●
-Chỉ có nhà nước mới mình
quyền quốc gia ban hành được pháp luật,
thiết lập mối quan hệ pháp lí với nhân dân ● -là bắt buộc là nguồn - *nhà
thu chính để nuôi sống bộ ● -Chỉ có thề 20