Đề cương quan niệm về văn hóa Việt Nam - Môn cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Đề cương quan niệm về văn hóa Việt Nam - Môn cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống

I. KHÁI NIỆM VĂM HÓA
1. Quan niệm về văn hóa
a) Phương Đông
- Văn: hoa văn/ nét vằn, đẹp, văn tự, văn chương, chế độ lễ nghĩ…
- Hoá: trở thành, biến cải, làm cho trở nên.
Văn hoá: làm cho … trở nên đẹp/có giá trị
- Được người Nhật sử dụng để dịch từ Cultus.
b) Phương Tây: bắt nguồn từ thuật ngữ Latin cultus – nghĩa gốc là trồng trọt
Theo nghĩa gốc ( cả phương Tây và phương Đông ): văn hoá gắn liền với
giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, trí tuệ, đào tạo con người, làm cho xã hội và
tự nhiên trở nên tốt đẹp, chuẩn mực
c) Việt Nam
- Từ “ văn hoá” xuất hiện vào khoảng đầu thế kỉ XX (“Việt Nam văn hoá sử
cương” – Đào Duy Anh)
- Thế kỉ XV, Nguyễn Trãi trong “Bình Ngô đại cáo” dùng “văn hiến” +
“phong tục” – tương đương với nghĩa văn hoá: Như nước Đại Việt ta từ
trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”
- Hiệu chỉnh, bàn luận về cách dùng/cách hiểu thuật ngữ “văn hoá” hiện nay
2. Định nghĩa văn hóa
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa của Hồ Chí Minh, Từ Chi,
Trần Quốc Vượng,...nhưng ở đây em xin đưa ra định nghĩa về văn hóa của
giáo sư Trần Ngọc Thêm:
“ Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương
tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.”
- Khái niệm này đã nêu ra 4 đặc trưng cơ bản của văn hóa là tính hệ thống,
tính giá trị, tính lịch sử và tính nhân sinh. Định nghĩa từ cách tiếp cận cấu
trúc
Chủ thể: con người
Nhấn mạnh tính lịch sử, thực tiễn của quá trình sáng tạo ra văn hoá
Nhìn văn hoá trong tổng thể 2 mối quan hệ cơ bản của con người
3. Phân biệt văn hóa, văn minh, văn hiến
a) Khái niệm
- Văn minh:
Ở phương tây, trong tiếng Anh, tiếng Pháp: bắt nguồn từ chữ cái
gốc Latin Civitas – có nghĩa là đô thị, thành phố.
Ở phương đông, trong Hán Việt: văn là vẻ đẹp, minh là sáng. Văn
minh là ánh sáng rạng rỡ (của nhân sinh), biểu hiện ở khoa học, kĩ
thuật, chính trị, pháp luật, văn học, nghệ thuật,…
Ở từ điển Tiếng Việt: Văn minh là trình độ phát triển đạt đến một
mức độ nhất định của xã hội loài người, có nền văn hoá vật chất và
tinh thần với những đặc trưng riêng.
Một cách chung nhất, có thể hiểu văn minh là trạng thái tiến bộ cả về vật
chất và tinh thần của xã hội loài người. Văn minh còn có thể hiểu là giai
đoạn phát triển cao của văn hoá cũng như hành vi hợp lí của con người.
Văn hoá và Văn minh: Đồng nhất + Đối lực + Tạm phân định
VD: văn minh lúa nước, văn minh cơ khí, văn minh châu Âu
- Văn hiến
Văn là sách vở, thư tịch; hiến là hiền tài. Văn hiến thiên về các giá
trị tinh thần do hiền tài sáng tạo ra.
Đời Lê (thế kỷ xv), Nguyễn Trãi viết trong “Bình Ngô đại cáo”: “
Như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu”
Văn hiến ở đây chỉ một nền văn hoá cao – gần với nghĩa “trình độ phát
triển văn hoá” của từ văn minh – trong đó các giá trị tinh thần được chú
trọng.
VD: chữ viết, thơ văn, phong tục tập quán
- Văn vật
Văn là vẻ đẹp, tinh thần,..; vật là vật chất, vật thể
Đào Duy Anh: văn vật là những sản vật của văn hoá như lễ nhạc,
chế độ.
Trần Ngọc Thêm: văn vật là truyền thống văn hoá tốt đẹp biểu hiện
ở nhiều di tích lịch sử và nhiều nhân tài trong lịch sử.
Văn vật thiên về những giá trị văn hóa vật chất. Biểu hiện ở những công
trình, hiện vật có giá trị nghệ thuật và lịch sử.
Văn vật, văn hiến chỉ là 1 bộ phận của văn hoá
VD: Phở Hà Nội, Cốm Làng Vòng, Gốm Bát Tràng
b) So sánh
- Tính giá trị:
Văn hóa: bao gồm cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần
Văn hiến: thiên về giá trị tinh thần
Văn vật: thiên về giá trị vật chất
Văn minh: thiên về giá trị vật chất – kĩ thuật
- Tính lịch sử:
Văn hóa, văn hiến, văn vật: có bề dày lịch sử
Văn minh: là một lát cắt đồng đại tại một khoảng thời gian nhất
định
- Phạm vi:
Văn hóa, văn hiến, văn vật: mang tính dân tộc
Văn minh: mang tính siêu dân tộc (khu vực, quốc tế)
- Nguồn gốc:
Văn hóa, văn hiến, văn vật: gắn bó nhiều hơn với phương Đông
nông nghiệp
Văn minh: gắn bó nhiều hơn với phương Tây đô thị
4. Loại hình văn hóa
Loại hình văn hóa là lí thuyết được đưa ra để lí giải sự tương
đồng và khác biệt giữa các nền văn hóa. Lí thuyết loại hình
văn hoá được phân biệt dựa trên sự tương đồng và khác biệt
trong điều kiện tự nhiên, môi trường, phương thức sản xuất,
phương thức sinh hoạt, điều kiện lịch sử-xã hội tạo ra nét
khác biệt về ngoại hình giữa các nền văn hóa của cộng đồng,
quốc gia và khu vực. Theo Trần Ngọc Thêm có 2 loại hình
như sau: văn hoá gốc nông nghiệp và văn hoá gốc du mục
(tương ứng là các nền văn hoá phương Đông và phương Tây).
Do vị trí địa lý nằm ở góc tận cùng phía Đông-Nam Châu Á nên Việt Nam
thuộc loại hình văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt điển hình. Tất cả những
đặc trưng của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt đều được thể
hiện rất rõ nét trong đặc trưng văn hóa Việt Nam. Đặc trưng chung là lo tạo
dựng một cuộc sống ổn định, lâu dài, không xáo trộn, mang tính chất trọng
tĩnh; gồm 4 yếu tố: lối ứng xử với môi trường tự nhiên, lối tư duy nhận thức,
tổ chức cộng đồng và lối ứng xử với môi trường xã hội.
- Trong lối ứng xử với môi trường tự nhiên, nghề trồng trọt buộc người
dân phải sống định cư để chờ cây cối lớn lên, ra hoa kết trái và thu
hoạch. Do sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên dân nông nghiệp
có ý thức tôn trọng và ước vọng sống hòa hợp với thiên nhiên. Người
Việt Nam mở miệng là nói “lạy trời”, “nhờ trời”, “ơn trời”…Người
nông dân Việt trong tâm thức luôn coi trời là chỗ dựa cho nên có
những câu ca dao rất gần gũi như:
“Lạy trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Lấy đầy bát cơm
Lấy rơm đun bếp”
- Trong nhận thức duy, nghề nông, nhất nghề nông nghiệp lúa
nước, cùng một lúc phụ thuộc vào tất cả mọi hiện tượng thiên nhiên: đất,
nước, mưa, nắng…Nắng, mưa nhiều quá hoặc không nắng, không mưa
đều nguy hiểm cả. Cho nên trong nhận thức của người dân dần hình
thành lối duy tổng hợp, bao quát thiên về kinh nghiệm, trực giác, cảm
tính duy linh. Tổng hợp kéo theo hiện chứng cái người nông
nghiệp quan tâm không phải là các yếu tố riêng rẽ, mà là những mối quan
hệ qua lại giữa chúng. Tổng hợp bao quát được mọi yếu tố, còn biện
chứng chú trọng đến các mối quan hệ giữa chúng. Người nông dân ta
quan sát từng yếu tố, hiện tượng của tự nhiên để đúc kết ra kinh nghiệm
trong sản xuất, trồng trọt. để thể nhớ một cách dễ dàng, thể
truyền lại cho nhiều đời, cha ông ta đã chuyển thể những kinh nghiệm
khô khan đó thành những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ gần gũi, giản dị,
và xúc tích. Ví dụ như:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.”
- Trong tổ chức cộng đồng, con người nông nghiệp ưa sống theo nguyên
tắc trọng tình chuộng sự hòa thuận, tương trợ, quan tâm đến những láng
giềng. Hàng xóm sống cố định lâu dài với nhau phải tạo ra một cuộc sống
hòa thuận trên sở lấy tình nghĩa làm đầu. Lối sống trọng tình cảm tất
yếu dẫn đến thái độ trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ. Không phải ngẫu
nhiên vùng nông nghiệp Đông Nam Á này được nhiều học
giả phương tây gọi là “xứ sở Mẫu hệ”. Cho đến tận bây giờ, ở các dân tộc
ít chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa hoặc hoàn toàn không chịu ảnh
hưởng, vai trò của phụ nữ vẫn rất lớn: phụ nữ chủ động trong hôn nhân,
chồng về đằng nhà vợ, con cái đặt tên theo họ mẹ,...Lối duy tổng
hợp biện chứng, luôn đắn đo cân nhắc của người làm nông nghiệp
cộng với nguyên tắc trọng tình đã dẫn đến lối sống linh hoạt, luôn biến
báo cho thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể dẫn đến triết lí sống:
“Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”
Sống theo tình cảm con người phải biết tôn trọng xử, bình đẳng,
dân chủ với nhau. Đó là nền dân chủ làng mạc, nó có trước nền quân chủ
phong kiến phương đông nền dân chủ sản phương tây. Lối sống
trọng tìnhcách xử dân chủ dẫn đến tâm lí coi trọng cộng đồng, tập
thể. Người nông nghiệp làm gì cũng phải tính đến tập thể, luôn có tập thể
đứng sau. Mặt trái của tính linh hoạt thói tùy tiện biểu hiện tật co
giãn giờ giấc, sự thiếu tôn trọng pháp luật… dẫn đến tệ “đi cửa sau”
trong giải quyết công việc: “Nhất quen, nhì thân, tam thần, tứ thế”…Ví
dụ như người Việt chúng ta thường có thói quen vi phạm các quy tắc giao
thông như vượt đèn đỏ, không đội bảo hiểm khi tham gia giao thông
hay gian lận điểm thi THPTQG ở tỉnh Hà Giang.
- Trong lối ứng xử với môi trường hội, duy tổng hợp phong cách
linh hoạt của văn hóa nông nghiệp còn quy định thái độ dung hợp trong
tiếp nhận các yếu tố: Việt Nam không những không chiến tranh tôn
giáo mà, ngược lại, mọi tôn giáo thế giới (Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo,
Thiên chúa giáo…) đều được tiếp nhận đều bình đẳng giữa các tôn
giáo. Việt Nam một nước đa tôn giáo với khoảng 13 đạo khác nhau.
Tất cả các tôn giáo được Nhà nước công nhận thì đều bình đẳng trước
pháp luật điều này đã được ghi lại tại điều 24 Hiến pháp nước Cộng
hòa hội chủ nghĩa Việt Nam. Đối phó với các cuộc chiến tranh xâm
lược, người Việt Nam luôn hết sức mềm dẻo, hiếu hòa. Ngày xưa, trong
kháng chiến chống ngoại xâm, mỗikhi thế thắng đã thuộc về ta một cách
ràng, cha ông ta thường dừng lại chủ động cầu hòa,“trải chiếu hoa”
cho giặc về, mở đường cho chúng rút lui trong danh dự.
5. Tọa độ văn hóa
a) Không gian văn hóa
- Không gian văn hóa: những không gian lãnh thổ với các
đặc trưng của nó, nơi chủ nhân, chủ thể văn hóa đã
nhận tác động để từ đó kiến tạo nên nề văn hóa của riêng
mình.
- Không gian địa không gian văn hóa không hoàn toàn trùng khít lên
nhau.
- Vùng văn hóa: Những vùng lãnh thổ có tương đồng về mặt
tự nhiên; cộng đồng n những mối liên hệ về
nguồn gốc, có sự tương đồng về trình độ phát triển kinh tế
- hội, giữa họ đã những giao lưu ảnh hưởng qua lại.
Biểu hiện thành những đặc trưng chung trong văn hóa vật
chất văn hóa tinh thần, thể phân biệt với vùng văn
hóa khác
- Không gian văn hóa Việt Nam:
Không gian gốc: Nằm trong khu vực trú của người Nam Á
(Bách Việt). Một hình tam giác với cạnh đáy là vùng Dương Tử và
đỉnh là vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam
Phạm vi rộng hơn: Khu vực trú của người Indonesien lục địa.
Một tam giác rộng lớn hơn trùm ra ngoài hình tam giác thứ nhất
với cạnh đáy vẫn là sông Dương Tử ở phía Bắc nhưng hình thì kéo
tới vùng đồng bằng sông Mê Kông ở phía Nam
b) Thời gian văn hóa
- Thời gian văn hóa được xác định từ lúc một nền văn hóa hình thành, trải
qua một diễn trình. Thời điểm khởi đầu của một nền văn hóa do thời
điểm hình thành chủ thể văn hóa (thời điểm hình thành dân tộc) quy định
=> Thời gian văn hóa không đồng nhất với lịch sử quốc gia/ dân tộc
- Thời gian văn hóa của một nền văn hóa và mối quan hệ với lịch sử văn
hóa của một dân tộc
- Thời gian văn hóa và chủ thể văn hóa; tuy hai mà là một
- Thời gian văn hóa Việt Nam
Thời kỳ tiền sử và sơ sử
Thời kỳ hình thành quốc gia dân tộc
Thời kỳ phong kiến tự chủ
Thời kỳ Pháp thuộc và chống Pháp thuộc
Thời kỳ dân chủ
Thời gian văn hóa Việt Nam được tính từ khi con người bắt đầu có mặt
trên lãnh thổ Việt Nam
Tương ứng theo đó: Lịch sử văn hóa Việt Nam
c) Chủ nhân, chủ thể của văn hóa
- Khái niệm: cộng đồng người/ dân tộc đã sáng tạo ra văn hóa, có sự khác
biệt về chủng, đại chủng, tộc người,...
- Vấn đề xác định chủ thể văn hóa: chủ thể gốc và diễn trình hình thành
quốc gia dân tộc
- Xác định đặc điểm của chủ thể văn hóa
- Đặc trưng thời gian văn hóa và chủ thể văn hóa Việt Nam:
Tính bản địa, nội sinh. Thuộc trung tâm hình thành loài người ở phía
Đông, Đông Nam
Cội nguồn lâu đời, “nguyên viễn lưu trường”
Tuyệt đại bộ phận các tộc người trong thành phần 54 dân tộc ở Việt
Nam đều có cùng một nguồn gốc chung. Chính điều đó đã tạo nên
tính thống nhất cao thống nhất trong đa dạng - của con người và văn
hóa Việt Nam.
6. Đặc trưng và chức năng của văn hóa
a) Tính hệ thống và chức năng tổ chức xã hội
- Tính hệ thống:
Là 1 tổ hợp hữu cơ, bao gồm nhiều thành tố có quan hệ khăng khít
với nhau, tương tác, tương thành, chi phối và chế ước lẫn nhau.
Văn hóa bao trùm mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội, là
cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội; là sản phẩm mang tính xã hội
cao do mọi người cùng chung sức tạo ra.
Là cơ sở để giữa các nền văn hóa, các quốc gia, các dân tộc,... có thể
giao lưu, tiếp biến.
- Chức năng tổ chức xã hội:
Mục đích: duy trì kết cấu xã hội, thực hiện liên kết và tổ chức đời
sống cộng đồng
Biểu hiện:
Thông qua các thiết chế xã hội: hệ thống chính trị, luật pháp
Thông qua các thiết chế văn hóa: gia đình, làng xóm, trường học
Tạo nên tính cố kết cộng đồng, sự ổn định xã hội và cung cấp cách ứng
xử thích hợp với môi trường tự nhiên và xã hội.
b) Tính lịch sử và chức năng điều chỉnh xã hội
- Tính lịch sử:
Tính lịch sử được hình thành trong một quá trình và được tích lũy qua
nhiều thế hệ
Văn hóa có một bề dày truyền thống, một chiều sâu giá trị và các
lớp trầm tích văn hóa
Tính lịch sử của văn hóa cũng quy định mỗi hiện tượng văn hóa đồng
thời cũng là một hiện tượng lịch sử
Đặc trưng của truyền thống lại biểu hiện ở tính di tồn và tính cộng
đồng
- Chức năng điều chỉnh xã hội:
Mục đích: hướng tới sự chuẩn mực, điều tiết xã hội, giúp xã hội duy
trì trạng thái cân bằng động, không ngừng thích ứng với những biến
đổi của môi trường và xã hội
Biểu hiện:
Thông qua các bảng giá trị -> Định hướng cho phương thức hành
động và mục tiêu phấn đấu của mỗi cá nhân và toàn thể cộng đồng
Căn cứ vào các thang giá trị -> Các cá nhân không ngừng hoàn thiện
bản thân -> Duy trì ổn định xã hội
c) Tính giá trị và chức năng giáo dục
- Tính giá trị:
Giá trị như là những quan niệm về cái đáng mong muốn, ảnh hưởng
tới hành vi lựa chọn. Tính giá trị là thước đo mức độ nhân bản của xã
hội và con người
Nói đến văn hóa là nói đến giá trị. Những giá trị này hàm chứa trong
nghiên cứu thành phẩm văn hóa (vật chất cũng như tinh thần) vốn là
kết quả của những hoạt động có ý thức của con người tác động vào
thế giới.
Tính giá trị từ góc nhìn văn hóa:
Những chuẩn mực được cộng đồng thừa nhận, theo đuổi, mong
muốn đạt được.
Cơ sở đánh giá hành vi và quyết định lợi ích của con người trong cộng
đồng
Giá trị xác định các tiêu chuẩn của bậc thang xã hội, là nền tảng cho sự
điều tiết xã hội.
- Chức năng giáo dục:
Là chức năng bao trùm của văn hóa, các chức năng khác về một mặt
nào đó cũng phục vụ chức năng giáo dục.
Hình thành nhân cách, trí tuệ, tư duy … của một con người; truyền
thống văn hóa tồn tại và phát triển nhờ giáo dục; tạo nên sự phát triển
liên tục của lịch sử nhân loại và lịch sử mỗi dân tộc
Con người không thể tách khỏi tiến trình lịch sử
Không thể tách con người ra khỏi quỹ đạo của văn hóa
d) Tính nhân sinh và chức năng giao tiếp
- Tính nhân sinh:
Tính nhân sinh của văn hóa: giá trị nhân văn, nhân loại tính phổ quát
Tính nhân sinh là một thuộc tính cốt lõi của văn hóa, nó cho phép
phân biệt văn hóa như một hiện tượng xã hội với các giá trị tự nhiên
Giá trị nhân văn là thực chất của văn hóa, là cái tạo nên nội dung, bản
chất của 1 nền văn hóa
- Chức năng giao tiếp:
Mục đích, ý nghĩa: giúp kết nối các dân tộc, quốc gia, các nền văn
hóa; giúp con người hiểu biết và cảm thông với nhau hơn
Phương tiện:
Giao tiếp thông qua hệ thống ký hiệu, biểu tượng của văn hóa
Ngôn ngữ là “vỏ” giao tiếp thì văn hóa là nội dung của nó
Giao tiếp thông qua hệ giá trị, các chuẩn mực xã hội
Các xã hội khác nhau, dân tộc khác nhau… có cách giao tiếp khác nhau
II. DIỄN RÌNH VĂN HÓA
1. Thành tựu cơ bản của văn minh Đại Việt
Việc dời đô về Đại La và đổi tên thành Thăng Long, nhà Lý đã mở đầu một
giai đoạn phục hưng văn hóa Đại Việt. Nhà Trần tiếp tục sự nghiệp của nhà
Lý, đưa đất nước tiếp tục phát triển về mọi mặt.
- Chính trị:
Tiếp thu mô hình thiết chế chính trị quân chủ trung ương tập quyền
của phong kiến Trung Quốc
Các vương triều Đại Việt chú trọng xây dựng pháp luật
Ý nghĩa: thiết chế ngày càng được hoàn thiện qua các triều đại Lý,
Trần và đạt đến đỉnh cao triều đại Lê Sơ; các bộ luật như Hình thư
thời Lý, Hình luật thời Trần.
- Kinh tế:
Nông nghiệp lúa nước, khai hoang, mở rộng diện tích canh tác
Nhiều nghề thủ công phát triển
Các triều đại đều cho các loại tiền kim loại riêng
Ý nghĩa: kỹ thuật thâm canh cây lúa nước có nhiều tiến bộ; sản xuất
các mặt hàng thủ công có trình độ cao. Một số làng nghề thủ công vẫn
được duy trì đến ngày nay; buôn bán nhộn nhịp ở khắp cả nước
- Tín ngưỡng, tôn giáo:
Thời kì này các sư tăng và tín đồ phật giáo phát triển cả về số lượng
lẫn chất lượng. Nho sĩ còn thưa thớt, vì thế nhà chùa cũng là nơi đào
tạo ra những sư tăng đồng thời là những trí thức thời đại. Những trí
thức Phật giáo này đã nối liền Phật giáo với Nho giáo và Đạo giáo.
Chính họ là người đã đặt nền cho chính sách tam giáo đồng nguyên.
Phật giáo tham gia vào sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước.
Phật giáo còn có tác động đến tư tưởng tâm lí phong tuc và nếp sống
của đông đảo nhân dân ở các làng xã. Việc mở Quốc Tử Giám, mở
các khoa thi đã khiến Nho giáo bắt đầu có địa vị trong xã hội.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ cúng các vị anh hùng, người có công
với đất nước tiếp tục được duy trì.
Ý nghĩa: Trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước quân chủ,
hòa quyện với tín ngưỡng bản địa. Ngày nay, một số tín ngưỡng
truyền thống vẫn được duy trì.
- Giáo dục, khoa cử:
Bắt đầu được triển khai từ thời nhà Lý. Đến thời Trần, khoa cử được
tổ chức đều đặn và quy củ hơn. Từ thời Lê Sơ, khoa cử Nho học phát
triển thịnh đạt. Các triều đại đều có chính sách nhằm khuyến khích
giáo dục và khoa cử.
Nhiều người đỗ đạt, làm quan, trở thành các nhà văn hóa lớn của dân
tộc.
- Văn học, chữ viết:
Chữ Hán là văn tự chính thức. Trên cơ sở chữ Hán, chữ Nôm được
người Việt sáng tạo và sử dụng rộng rãi từ TK XIII. Các tác giả có
văn thơ Nôm thời kì này là Trần Nhân Tông, Mạc Đình Chi, Nguyễn
Thuyên...Sự xuất hiện của văn học chữ viết (Hán và Nôm) là bước
phát triển cả về chất và lượng của nền văn hóa.
Văn học phong phú, đa dạng, gồm 2 bộ phận: văn học dân gian, văn
học viết được tạo ra từ hai nguồn: tri thức Phật giáo và tri thức Nho
giáo.
Ý nghĩa: có chữ viết riêng thể hiện bản sắc riêng, Được lưu truyền và
bổ sung qua thời gian, phản ánh đời sống xã hội.
- Kiến trúc:
Phát triển đạt đến trình độ cao, thể hiện qua những tác phẩm chạm
khắc trên các công trình kiến trúc, điêu khắc tượng, các công trình
kiến trúc.
Ý nghĩa: Nhiều công trình kiến trúc: chùa, tháp, đền, đình, miếu…
được xây dựng ở khắp cả nước. Các loại hình nghệ thuật dân gian (ca
trù, hát văn,...) còn được lưu giữ.
2. Giao lưu và tiếp biến văn hóa
Nếu quy luật kế thừa là sự khái quát hoá quá trình phát triển văn hoá diễn ra
theo trục thời gian thì giao lưu và tiếp biến văn hoá nhìn nhận sự phát triển
văn hoá trong mối quan hệ không gian với nhiều phạm vi rộng hẹp khác
nhau, tuỳ trình độ phát triển và đặc điểm riêng của mỗi dân tộc.
a) Khái niệm
- Giao lưu văn hoá là quá trình trao đổi thành tựu, thực hành văn hóa giữa
các nền văn hóa. Quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hoá thường diễn ra
theo hai hình thức:
Hình thức tự nhiên: thông qua các hoạt động như buôn bán, thăm hỏi,
du lịch, hôn nhân, quà tặng...mà văn hoá được trao đổi trên tinh thần
tự nguyện. Ví dụ: tự nguyện có tiếp nhân văn hóa ăn đồ ăn nhanh của
Mỹ, văn hóa phong cách ăn mặc của Hàn Quốc,...
Hình thức cưỡng bức: thường gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm
lược thôn tính đất đai và đồng hoá văn hoá của một quốc gia này đối
với một quốc gia khác. Ví dụ: cưỡng bức có tiếng Hán, nho giáo của
Trung Quốc, công trình kiến trúc tây phongw của Pháp,...
Giao lưu văn hóa vừa là kết quả của sự trao đổi vừa là chính bản thân sự
trao đổi. Có hiểu như vậy mới thấy hết tầm quan trọng của giao lưu văn
hóa trong lịch sử nhân loại, vì sản xuất, trao đổi là một động lực thúc đẩy
sự phát triển của lịch sử.
- Tiếp biến văn hóa là quá trình tiếp thu có cải biến những thành tựu văn
hóa có nguồn gốc ngoại sinh để yếu tố văn hóa mới không xung đột với
yếu tố cũ.
- Giao lưu và tiếp biến văn hoá là sự gặp gỡ, thâm nhập và học hỏi lẫn
nhau giữa các nền văn hóa. Trong quá trình này, các nền văn hoá bổ
sung, tiếp nhận và làm giàu cho nhau, dẫn đến sự biến đổi, phát triển và
tiến bộ văn hoá. Quá trình giao lưu và tiếp biến đòi hỏi mỗi nền văn hoá
phải biết dựa trên cái nội sinh để lựa chọn tiếp nhận cái ngoại sinh, từng
bước bản địa hoá nó để làm giàu, phát triển văn hoá dân tộc. Trong tiếp
nhận các yếu tố văn hoá ngoại sinh, hệ giá trị xã hội và tâm thức dân tộc
có vai trò rất quan trọng. Nó là "màng lọc" để tiếp nhận những yếu tố văn
hoá của các dân tộc khác, giúp cho văn hoá dân tộc phát triển mà vẫn giữ
được sắc thái riêng của mình. Sự phát triển của cái cải biến đến mức độ
nào đó sẽ làm thay đổi chính thực thể văn hóa, giống như quy luật lượng
đổi dẫn đến chất đổi.
Như vậy quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa diễn ra ở hầu khắc các
nền văn hóa. Nó là quy luật phát triển của văn hóa, quy luật tất yếu của
đời sống, một nhu cầu tự nhiên của con người hiện tại.
b) Giao lưu và tiếp biến văn hóa Trung Quốc thời kỳ trung đại
Trung Hoa là một trong những trung tâm văn hóa lớn ở phương Đông,
có nền văn hóa lâu đời và phát triển rực rỡ. Do nằm trên ngã ba ở đại lục
Châu Á và miền bình nguyên Âu - Á, nên văn hóa Trung Hoa vừa mang
những đặc điểm văn hóa du mục của dân cư phương bắc và tây bắc, vừa thấu
hiểu tinh hoa văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước của các dân cư phương
Nam. Lịch sử hình thành và phát triển của văn hóa Trung Hoa gắn liền với
lịch sử mở rộng lãnh thổ bằng các cuộc chinh phạt về mặt quân sự và truyền
bá văn hóa của tổ tiên người Trung Hoa. Cùng với sự bành trướng về
phương nam, Trung hoa thâu hóa, Hán hóa các nền văn hóa phương nam. Vị
trí địa lí và những diễn biến của lịch sử đã tạo các điều kiện gặp gỡ và tiếp
xúc thường xuyên giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa. Ngày nay,
không thể phủ nhận sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa đối với văn hóa
Việt Nam là rất lớn.
Sự giao lưu tiếp biến giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa là
một sự giao lưu, tiếp biến lâu dài qua nhiều thời kỳ lịch sử VN. Cho đến
nay, không một nhà văn hóa nào phủ nhận sự ảnh hưởng của văn hóa Trung
Hoa đến văn hóa VN. Quá trình giao lưu tiếp biến ấy diễn ra theo cả hai
đường cưỡng bức và tự nguyện:
- Giao lưu cưỡng bức diễn ra ở hai giai đoạn lịch sử điển hình: từ thế kỉ I
đến thế kỹ thứ X và từ năm 1407 đến năm 1427 sau công nguyên, các đế
chế Phương Bắc ra sức thực hiện các chính sách đồng hóa về phương
diện văn hóa nhằm biến nước ta trở thành một quận, huyện của Trung
Hoa. Từ năm 1407 đến năm 1427 là giai đoạn nhà Minh xâm chiếm Đại
Việt, từ đó nền văn hóa Việt Nam thay đổi, có sự thâm nhập của nền van
hóa Trung Hoa.
- Giao lưu và tiếp biến văn hóa tự nguyện là dạng thức thứ hai của quan
hệ giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa. Trước thời kỳ Bắc
thuộc đã từng diễn ra giao lưu tự nhiên giữa dân tộc người Hán với cư
dân Bách Việt. Theo nghiên cứu lịch sử, ở Trung Hoa người ta thấy có
nhiều yếu tố văn hóa phương Nam đã được người Hán tiếp nhận từ cổ
đại, những yếu tố này nhập sâu vào văn hóa Hán, được hệ thống hóa rồi
truyền bá trở lại phương nam dưới dáng vẻ mới. Đó là sự giao lưu tiếp
xúc hai chiều học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn hóa. Hiện nay đã phát
hiện được trống đồng và nhiều đồ đồng Đông Sơn trên đất Trung Hoa,
đồng thời cũng phát hiện nhiều vật phẩm mang dấu ấn Trung Hoa trong
các di chỉ khảo cổ học ở Việt Nam.
Cả 2 dạng thức của giao lưu và tiếp biến văn hóa cưỡng bức và tự
nguyện giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa đều là nhân tố cho sự
vận động của văn hóa Việt Nam trong diễn trình lịch sử, người Việt luôn có
ý thức vượt lên, thâu hóa những giá trị văn hóa Trung Hoa để làm giàu cho
văn hóa dân tộc và đã đạt được những thành tựu đáng kể trong giao lưu tiếp
biến với văn hóa Trung Hoa.
- Về văn hóa vật thể, người Việt đã tiếp nhận một số kỹ thuật trong sản
xuất như: kỹ thuật rẽ, đúc sắt, gang để làm ra công cụ sản xuất và sinh
hoạt, kỹ thuật dùng phân để làm tăng độ màu mỡ cho đất, kỹ thuật xây
cất nơi ở bằng gạch ngói. Người Việt cũng học được kinh nghiệm dùng
đá đắp để ngắn sóng biển, cải biến kỷ làm đồ gốm,...
- Về văn hóa phi vật thể, Việt Nam tiếp nhận ngôn ngữ của người Trung
Hoa, tiếp thu hệ tư tưởng Trung Hoa cổ đại ( nho gia, đạo gia) trên tinh
thần hỗn dung, hóa hợp với tín ngưỡng bản địa và các hệ tư tưởng khác,
tiếp nhận một số phong tục lễ tết lễ hội,...
c) Giao lưu và tiếp biến văn hóa Ấn Độ thời trung đại
Ấn Độ là một trung tâm văn hóa văn minh lớn, của khu vực phương
đông và thế giới. Văn minh Ấn Độ lan tỏa khắp khu vực Đông Nam Á và
trên nhiền bình diện có ảnh hưởng sâu đậm đến văn hóa Việt Nam bằng
nhiều hình thức.
Khác với Trung Hoa, Ấn Độ không có đường biên giới chung với VN.
Do đó Ấn Độ không có con đường tiếp xúc trực tiếp với văn hóa VN, tuy
nhiên sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ tới VN không hề nhỏ. Sự tiếp xúc
này diễn ra theo nhiều con đường chủ yếu bình và trải rộng trên ba nền văn
| 1/23

Preview text:

I. KHÁI NIỆM VĂM HÓA
1. Quan niệm về văn hóa a) Phương Đông
- Văn: hoa văn/ nét vằn, đẹp, văn tự, văn chương, chế độ lễ nghĩ…
- Hoá: trở thành, biến cải, làm cho trở nên.
 Văn hoá: làm cho … trở nên đẹp/có giá trị
- Được người Nhật sử dụng để dịch từ Cultus.
b) Phương Tây: bắt nguồn từ thuật ngữ Latin cultus – nghĩa gốc là trồng trọt
 Theo nghĩa gốc ( cả phương Tây và phương Đông ): văn hoá gắn liền với
giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, trí tuệ, đào tạo con người, làm cho xã hội và
tự nhiên trở nên tốt đẹp, chuẩn mực c) Việt Nam
- Từ “ văn hoá” xuất hiện vào khoảng đầu thế kỉ XX (“Việt Nam văn hoá sử cương” – Đào Duy Anh)
- Thế kỉ XV, Nguyễn Trãi trong “Bình Ngô đại cáo” dùng “văn hiến” +
“phong tục” – tương đương với nghĩa văn hoá: Như nước Đại Việt ta từ
trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”
- Hiệu chỉnh, bàn luận về cách dùng/cách hiểu thuật ngữ “văn hoá” hiện nay
2. Định nghĩa văn hóa
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa của Hồ Chí Minh, Từ Chi,
Trần Quốc Vượng,...nhưng ở đây em xin đưa ra định nghĩa về văn hóa của
giáo sư Trần Ngọc Thêm:
“ Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương
tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.”
- Khái niệm này đã nêu ra 4 đặc trưng cơ bản của văn hóa là tính hệ thống,
tính giá trị, tính lịch sử và tính nhân sinh. Định nghĩa từ cách tiếp cận cấu trúc  Chủ thể: con người
 Nhấn mạnh tính lịch sử, thực tiễn của quá trình sáng tạo ra văn hoá
 Nhìn văn hoá trong tổng thể 2 mối quan hệ cơ bản của con người
3. Phân biệt văn hóa, văn minh, văn hiến a) Khái niệm - Văn minh:
 Ở phương tây, trong tiếng Anh, tiếng Pháp: bắt nguồn từ chữ cái
gốc Latin Civitas – có nghĩa là đô thị, thành phố.
 Ở phương đông, trong Hán Việt: văn là vẻ đẹp, minh là sáng. Văn
minh là ánh sáng rạng rỡ (của nhân sinh), biểu hiện ở khoa học, kĩ
thuật, chính trị, pháp luật, văn học, nghệ thuật,…
 Ở từ điển Tiếng Việt: Văn minh là trình độ phát triển đạt đến một
mức độ nhất định của xã hội loài người, có nền văn hoá vật chất và
tinh thần với những đặc trưng riêng.
 Một cách chung nhất, có thể hiểu văn minh là trạng thái tiến bộ cả về vật
chất và tinh thần của xã hội loài người. Văn minh còn có thể hiểu là giai
đoạn phát triển cao của văn hoá cũng như hành vi hợp lí của con người.
 Văn hoá và Văn minh: Đồng nhất + Đối lực + Tạm phân định
 VD: văn minh lúa nước, văn minh cơ khí, văn minh châu Âu - Văn hiến
 Văn là sách vở, thư tịch; hiến là hiền tài. Văn hiến thiên về các giá
trị tinh thần do hiền tài sáng tạo ra.
 Đời Lê (thế kỷ xv), Nguyễn Trãi viết trong “Bình Ngô đại cáo”: “
Như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu”
 Văn hiến ở đây chỉ một nền văn hoá cao – gần với nghĩa “trình độ phát
triển văn hoá” của từ văn minh – trong đó các giá trị tinh thần được chú trọng.
 VD: chữ viết, thơ văn, phong tục tập quán - Văn vật
 Văn là vẻ đẹp, tinh thần,..; vật là vật chất, vật thể
 Đào Duy Anh: văn vật là những sản vật của văn hoá như lễ nhạc, chế độ.
 Trần Ngọc Thêm: văn vật là truyền thống văn hoá tốt đẹp biểu hiện
ở nhiều di tích lịch sử và nhiều nhân tài trong lịch sử.
 Văn vật thiên về những giá trị văn hóa vật chất. Biểu hiện ở những công
trình, hiện vật có giá trị nghệ thuật và lịch sử.
 Văn vật, văn hiến chỉ là 1 bộ phận của văn hoá
 VD: Phở Hà Nội, Cốm Làng Vòng, Gốm Bát Tràng b) So sánh - Tính giá trị:
 Văn hóa: bao gồm cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần
 Văn hiến: thiên về giá trị tinh thần
 Văn vật: thiên về giá trị vật chất
 Văn minh: thiên về giá trị vật chất – kĩ thuật - Tính lịch sử:
 Văn hóa, văn hiến, văn vật: có bề dày lịch sử
 Văn minh: là một lát cắt đồng đại tại một khoảng thời gian nhất định - Phạm vi:
 Văn hóa, văn hiến, văn vật: mang tính dân tộc
 Văn minh: mang tính siêu dân tộc (khu vực, quốc tế) - Nguồn gốc:
 Văn hóa, văn hiến, văn vật: gắn bó nhiều hơn với phương Đông nông nghiệp
 Văn minh: gắn bó nhiều hơn với phương Tây đô thị
4. Loại hình văn hóa
Loại hình văn hóa là lí thuyết được đưa ra để lí giải sự tương
đồng và khác biệt giữa các nền văn hóa. Lí thuyết loại hình
văn hoá được phân biệt dựa trên sự tương đồng và khác biệt
trong điều kiện tự nhiên, môi trường, phương thức sản xuất,
phương thức sinh hoạt, điều kiện lịch sử-xã hội tạo ra nét
khác biệt về ngoại hình giữa các nền văn hóa của cộng đồng,
quốc gia và khu vực. Theo Trần Ngọc Thêm có 2 loại hình
như sau: văn hoá gốc nông nghiệp và văn hoá gốc du mục
(tương ứng là các nền văn hoá phương Đông và phương Tây).
Do vị trí địa lý nằm ở góc tận cùng phía Đông-Nam Châu Á nên Việt Nam
thuộc loại hình văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt điển hình. Tất cả những
đặc trưng của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt đều được thể
hiện rất rõ nét trong đặc trưng văn hóa Việt Nam. Đặc trưng chung là lo tạo
dựng một cuộc sống ổn định, lâu dài, không xáo trộn, mang tính chất trọng
tĩnh; gồm 4 yếu tố: lối ứng xử với môi trường tự nhiên, lối tư duy nhận thức,
tổ chức cộng đồng và lối ứng xử với môi trường xã hội.
- Trong lối ứng xử với môi trường tự nhiên, nghề trồng trọt buộc người
dân phải sống định cư để chờ cây cối lớn lên, ra hoa kết trái và thu
hoạch. Do sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên dân nông nghiệp
có ý thức tôn trọng và ước vọng sống hòa hợp với thiên nhiên. Người
Việt Nam mở miệng là nói “lạy trời”, “nhờ trời”, “ơn trời”…Người
nông dân Việt trong tâm thức luôn coi trời là chỗ dựa cho nên có
những câu ca dao rất gần gũi như: “Lạy trời mưa xuống Lấy nước tôi uống Lấy ruộng tôi cày Lấy đầy bát cơm Lấy rơm đun bếp”
- Trong nhận thức tư duy, vì nghề nông, nhất là nghề nông nghiệp lúa
nước, cùng một lúc phụ thuộc vào tất cả mọi hiện tượng thiên nhiên: đất,
nước, mưa, nắng…Nắng, mưa nhiều quá hoặc không nắng, không mưa
đều nguy hiểm cả. Cho nên trong nhận thức của người dân dần hình
thành lối tư duy tổng hợp, bao quát thiên về kinh nghiệm, trực giác, cảm
tính và duy linh. Tổng hợp kéo theo hiện chứng – cái mà người nông
nghiệp quan tâm không phải là các yếu tố riêng rẽ, mà là những mối quan
hệ qua lại giữa chúng. Tổng hợp là bao quát được mọi yếu tố, còn biện
chứng là chú trọng đến các mối quan hệ giữa chúng. Người nông dân ta
quan sát từng yếu tố, hiện tượng của tự nhiên để đúc kết ra kinh nghiệm
trong sản xuất, trồng trọt. Và để có thể nhớ một cách dễ dàng, có thể
truyền lại cho nhiều đời, cha ông ta đã chuyển thể những kinh nghiệm
khô khan đó thành những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ gần gũi, giản dị, và xúc tích. Ví dụ như:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.”
- Trong tổ chức cộng đồng, con người nông nghiệp ưa sống theo nguyên
tắc trọng tình chuộng sự hòa thuận, tương trợ, quan tâm đến những láng
giềng. Hàng xóm sống cố định lâu dài với nhau phải tạo ra một cuộc sống
hòa thuận trên cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu. Lối sống trọng tình cảm tất
yếu dẫn đến thái độ trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ. Không phải ngẫu
nhiên mà vùng nông nghiệp Đông Nam Á này được nhiều học
giả phương tây gọi là “xứ sở Mẫu hệ”. Cho đến tận bây giờ, ở các dân tộc
ít chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa hoặc hoàn toàn không chịu ảnh
hưởng, vai trò của phụ nữ vẫn rất lớn: phụ nữ chủ động trong hôn nhân,
chồng về ở đằng nhà vợ, con cái đặt tên theo họ mẹ,...Lối tư duy tổng
hợp và biện chứng, luôn đắn đo cân nhắc của người làm nông nghiệp
cộng với nguyên tắc trọng tình đã dẫn đến lối sống linh hoạt, luôn biến
báo cho thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể dẫn đến triết lí sống:
“Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”
Sống theo tình cảm con người phải biết tôn trọng và cư xử, bình đẳng,
dân chủ với nhau. Đó là nền dân chủ làng mạc, nó có trước nền quân chủ
phong kiến phương đông và nền dân chủ tư sản phương tây. Lối sống
trọng tình và cách cư xử dân chủ dẫn đến tâm lí coi trọng cộng đồng, tập
thể. Người nông nghiệp làm gì cũng phải tính đến tập thể, luôn có tập thể
đứng sau. Mặt trái của tính linh hoạt là thói tùy tiện biểu hiện ở tật co
giãn giờ giấc, sự thiếu tôn trọng pháp luật… Nó dẫn đến tệ “đi cửa sau”
trong giải quyết công việc: “Nhất quen, nhì thân, tam thần, tứ thế”…Ví
dụ như người Việt chúng ta thường có thói quen vi phạm các quy tắc giao
thông như vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
hay gian lận điểm thi THPTQG ở tỉnh Hà Giang.
- Trong lối ứng xử với môi trường xã hội, tư duy tổng hợp và phong cách
linh hoạt của văn hóa nông nghiệp còn quy định thái độ dung hợp trong
tiếp nhận các yếu tố: ở Việt Nam không những không có chiến tranh tôn
giáo mà, ngược lại, mọi tôn giáo thế giới (Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo,
Thiên chúa giáo…) đều được tiếp nhận và đều bình đẳng giữa các tôn
giáo. Việt Nam là một nước đa tôn giáo với khoảng 13 đạo khác nhau.
Tất cả các tôn giáo được Nhà nước công nhận thì đều bình đẳng trước
pháp luật và điều này đã được ghi lại tại điều 24 Hiến pháp nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đối phó với các cuộc chiến tranh xâm
lược, người Việt Nam luôn hết sức mềm dẻo, hiếu hòa. Ngày xưa, trong
kháng chiến chống ngoại xâm, mỗikhi thế thắng đã thuộc về ta một cách
rõ ràng, cha ông ta thường dừng lại chủ động cầu hòa,“trải chiếu hoa”
cho giặc về, mở đường cho chúng rút lui trong danh dự. 5. Tọa độ văn hóa a) Không gian văn hóa
- Không gian văn hóa: những không gian lãnh thổ với các
đặc trưng của nó, là nơi mà chủ nhân, chủ thể văn hóa đã
nhận tác động để từ đó kiến tạo nên nề văn hóa của riêng mình.
- Không gian địa lý và không gian văn hóa không hoàn toàn trùng khít lên nhau.
- Vùng văn hóa: Những vùng lãnh thổ có tương đồng về mặt
tự nhiên; cộng đồng cư dân có những mối liên hệ về
nguồn gốc, có sự tương đồng về trình độ phát triển kinh tế
- xã hội, giữa họ đã có những giao lưu ảnh hưởng qua lại.
Biểu hiện thành những đặc trưng chung trong văn hóa vật
chất và văn hóa tinh thần, có thể phân biệt với vùng văn hóa khác
- Không gian văn hóa Việt Nam:
 Không gian gốc: Nằm trong khu vực cư trú của người Nam Á
(Bách Việt). Một hình tam giác với cạnh đáy là vùng Dương Tử và
đỉnh là vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam
 Phạm vi rộng hơn: Khu vực cư trú của người Indonesien lục địa.
Một tam giác rộng lớn hơn trùm ra ngoài hình tam giác thứ nhất
với cạnh đáy vẫn là sông Dương Tử ở phía Bắc nhưng hình thì kéo
tới vùng đồng bằng sông Mê Kông ở phía Nam
b) Thời gian văn hóa
- Thời gian văn hóa được xác định từ lúc một nền văn hóa hình thành, trải
qua một diễn trình. Thời điểm khởi đầu của một nền văn hóa do thời
điểm hình thành chủ thể văn hóa (thời điểm hình thành dân tộc) quy định
=> Thời gian văn hóa không đồng nhất với lịch sử quốc gia/ dân tộc
- Thời gian văn hóa của một nền văn hóa và mối quan hệ với lịch sử văn hóa của một dân tộc
- Thời gian văn hóa và chủ thể văn hóa; tuy hai mà là một
- Thời gian văn hóa Việt Nam
 Thời kỳ tiền sử và sơ sử
 Thời kỳ hình thành quốc gia dân tộc
 Thời kỳ phong kiến tự chủ
 Thời kỳ Pháp thuộc và chống Pháp thuộc  Thời kỳ dân chủ
 Thời gian văn hóa Việt Nam được tính từ khi con người bắt đầu có mặt trên lãnh thổ Việt Nam
 Tương ứng theo đó: Lịch sử văn hóa Việt Nam
c) Chủ nhân, chủ thể của văn hóa
- Khái niệm: cộng đồng người/ dân tộc đã sáng tạo ra văn hóa, có sự khác
biệt về chủng, đại chủng, tộc người,...
- Vấn đề xác định chủ thể văn hóa: chủ thể gốc và diễn trình hình thành quốc gia dân tộc
- Xác định đặc điểm của chủ thể văn hóa
- Đặc trưng thời gian văn hóa và chủ thể văn hóa Việt Nam:
 Tính bản địa, nội sinh. Thuộc trung tâm hình thành loài người ở phía Đông, Đông Nam
 Cội nguồn lâu đời, “nguyên viễn lưu trường”
 Tuyệt đại bộ phận các tộc người trong thành phần 54 dân tộc ở Việt
Nam đều có cùng một nguồn gốc chung. Chính điều đó đã tạo nên
tính thống nhất cao thống nhất trong đa dạng - của con người và văn hóa Việt Nam.
6. Đặc trưng và chức năng của văn hóa
a) Tính hệ thống và chức năng tổ chức xã hội
- Tính hệ thống:
 Là 1 tổ hợp hữu cơ, bao gồm nhiều thành tố có quan hệ khăng khít
với nhau, tương tác, tương thành, chi phối và chế ước lẫn nhau.
 Văn hóa bao trùm mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội, là
cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội; là sản phẩm mang tính xã hội
cao do mọi người cùng chung sức tạo ra.
 Là cơ sở để giữa các nền văn hóa, các quốc gia, các dân tộc,... có thể giao lưu, tiếp biến.
- Chức năng tổ chức xã hội:
 Mục đích: duy trì kết cấu xã hội, thực hiện liên kết và tổ chức đời sống cộng đồng  Biểu hiện:
Thông qua các thiết chế xã hội: hệ thống chính trị, luật pháp
Thông qua các thiết chế văn hóa: gia đình, làng xóm, trường học
 Tạo nên tính cố kết cộng đồng, sự ổn định xã hội và cung cấp cách ứng
xử thích hợp với môi trường tự nhiên và xã hội.
b) Tính lịch sử và chức năng điều chỉnh xã hội - Tính lịch sử:
 Tính lịch sử được hình thành trong một quá trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ
 Văn hóa có một bề dày truyền thống, một chiều sâu giá trị và các lớp trầm tích văn hóa
 Tính lịch sử của văn hóa cũng quy định mỗi hiện tượng văn hóa đồng
thời cũng là một hiện tượng lịch sử
 Đặc trưng của truyền thống lại biểu hiện ở tính di tồn và tính cộng đồng
- Chức năng điều chỉnh xã hội:
 Mục đích: hướng tới sự chuẩn mực, điều tiết xã hội, giúp xã hội duy
trì trạng thái cân bằng động, không ngừng thích ứng với những biến
đổi của môi trường và xã hội  Biểu hiện:
Thông qua các bảng giá trị -> Định hướng cho phương thức hành
động và mục tiêu phấn đấu của mỗi cá nhân và toàn thể cộng đồng
Căn cứ vào các thang giá trị -> Các cá nhân không ngừng hoàn thiện
bản thân -> Duy trì ổn định xã hội
c) Tính giá trị và chức năng giáo dục - Tính giá trị:
 Giá trị như là những quan niệm về cái đáng mong muốn, ảnh hưởng
tới hành vi lựa chọn. Tính giá trị là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người
 Nói đến văn hóa là nói đến giá trị. Những giá trị này hàm chứa trong
nghiên cứu thành phẩm văn hóa (vật chất cũng như tinh thần) vốn là
kết quả của những hoạt động có ý thức của con người tác động vào thế giới.
 Tính giá trị từ góc nhìn văn hóa:
Những chuẩn mực được cộng đồng thừa nhận, theo đuổi, mong muốn đạt được.
Cơ sở đánh giá hành vi và quyết định lợi ích của con người trong cộng đồng
 Giá trị xác định các tiêu chuẩn của bậc thang xã hội, là nền tảng cho sự điều tiết xã hội. - Chức năng giáo dục:
 Là chức năng bao trùm của văn hóa, các chức năng khác về một mặt
nào đó cũng phục vụ chức năng giáo dục.
 Hình thành nhân cách, trí tuệ, tư duy … của một con người; truyền
thống văn hóa tồn tại và phát triển nhờ giáo dục; tạo nên sự phát triển
liên tục của lịch sử nhân loại và lịch sử mỗi dân tộc
 Con người không thể tách khỏi tiến trình lịch sử
 Không thể tách con người ra khỏi quỹ đạo của văn hóa
d) Tính nhân sinh và chức năng giao tiếp - Tính nhân sinh:
 Tính nhân sinh của văn hóa: giá trị nhân văn, nhân loại tính phổ quát
 Tính nhân sinh là một thuộc tính cốt lõi của văn hóa, nó cho phép
phân biệt văn hóa như một hiện tượng xã hội với các giá trị tự nhiên
 Giá trị nhân văn là thực chất của văn hóa, là cái tạo nên nội dung, bản chất của 1 nền văn hóa - Chức năng giao tiếp:
 Mục đích, ý nghĩa: giúp kết nối các dân tộc, quốc gia, các nền văn
hóa; giúp con người hiểu biết và cảm thông với nhau hơn  Phương tiện:
Giao tiếp thông qua hệ thống ký hiệu, biểu tượng của văn hóa
Ngôn ngữ là “vỏ” giao tiếp thì văn hóa là nội dung của nó
Giao tiếp thông qua hệ giá trị, các chuẩn mực xã hội
 Các xã hội khác nhau, dân tộc khác nhau… có cách giao tiếp khác nhau II. DIỄN RÌNH VĂN HÓA
1. Thành tựu cơ bản của văn minh Đại Việt
Việc dời đô về Đại La và đổi tên thành Thăng Long, nhà Lý đã mở đầu một
giai đoạn phục hưng văn hóa Đại Việt. Nhà Trần tiếp tục sự nghiệp của nhà
Lý, đưa đất nước tiếp tục phát triển về mọi mặt. - Chính trị:
 Tiếp thu mô hình thiết chế chính trị quân chủ trung ương tập quyền
của phong kiến Trung Quốc
 Các vương triều Đại Việt chú trọng xây dựng pháp luật
 Ý nghĩa: thiết chế ngày càng được hoàn thiện qua các triều đại Lý,
Trần và đạt đến đỉnh cao triều đại Lê Sơ; các bộ luật như Hình thư
thời Lý, Hình luật thời Trần. - Kinh tế:
 Nông nghiệp lúa nước, khai hoang, mở rộng diện tích canh tác
 Nhiều nghề thủ công phát triển
 Các triều đại đều cho các loại tiền kim loại riêng
 Ý nghĩa: kỹ thuật thâm canh cây lúa nước có nhiều tiến bộ; sản xuất
các mặt hàng thủ công có trình độ cao. Một số làng nghề thủ công vẫn
được duy trì đến ngày nay; buôn bán nhộn nhịp ở khắp cả nước
- Tín ngưỡng, tôn giáo:
 Thời kì này các sư tăng và tín đồ phật giáo phát triển cả về số lượng
lẫn chất lượng. Nho sĩ còn thưa thớt, vì thế nhà chùa cũng là nơi đào
tạo ra những sư tăng đồng thời là những trí thức thời đại. Những trí
thức Phật giáo này đã nối liền Phật giáo với Nho giáo và Đạo giáo.
Chính họ là người đã đặt nền cho chính sách tam giáo đồng nguyên.
Phật giáo tham gia vào sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước.
Phật giáo còn có tác động đến tư tưởng tâm lí phong tuc và nếp sống
của đông đảo nhân dân ở các làng xã. Việc mở Quốc Tử Giám, mở
các khoa thi đã khiến Nho giáo bắt đầu có địa vị trong xã hội.
 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ cúng các vị anh hùng, người có công
với đất nước tiếp tục được duy trì.
 Ý nghĩa: Trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước quân chủ,
hòa quyện với tín ngưỡng bản địa. Ngày nay, một số tín ngưỡng
truyền thống vẫn được duy trì.
- Giáo dục, khoa cử:
 Bắt đầu được triển khai từ thời nhà Lý. Đến thời Trần, khoa cử được
tổ chức đều đặn và quy củ hơn. Từ thời Lê Sơ, khoa cử Nho học phát
triển thịnh đạt. Các triều đại đều có chính sách nhằm khuyến khích giáo dục và khoa cử.
 Nhiều người đỗ đạt, làm quan, trở thành các nhà văn hóa lớn của dân tộc.
- Văn học, chữ viết:
 Chữ Hán là văn tự chính thức. Trên cơ sở chữ Hán, chữ Nôm được
người Việt sáng tạo và sử dụng rộng rãi từ TK XIII. Các tác giả có
văn thơ Nôm thời kì này là Trần Nhân Tông, Mạc Đình Chi, Nguyễn
Thuyên...Sự xuất hiện của văn học chữ viết (Hán và Nôm) là bước
phát triển cả về chất và lượng của nền văn hóa.
 Văn học phong phú, đa dạng, gồm 2 bộ phận: văn học dân gian, văn
học viết được tạo ra từ hai nguồn: tri thức Phật giáo và tri thức Nho giáo.
 Ý nghĩa: có chữ viết riêng thể hiện bản sắc riêng, Được lưu truyền và
bổ sung qua thời gian, phản ánh đời sống xã hội. - Kiến trúc:
 Phát triển đạt đến trình độ cao, thể hiện qua những tác phẩm chạm
khắc trên các công trình kiến trúc, điêu khắc tượng, các công trình kiến trúc.
 Ý nghĩa: Nhiều công trình kiến trúc: chùa, tháp, đền, đình, miếu…
được xây dựng ở khắp cả nước. Các loại hình nghệ thuật dân gian (ca
trù, hát văn,...) còn được lưu giữ.
2. Giao lưu và tiếp biến văn hóa
Nếu quy luật kế thừa là sự khái quát hoá quá trình phát triển văn hoá diễn ra
theo trục thời gian thì giao lưu và tiếp biến văn hoá nhìn nhận sự phát triển
văn hoá trong mối quan hệ không gian với nhiều phạm vi rộng hẹp khác
nhau, tuỳ trình độ phát triển và đặc điểm riêng của mỗi dân tộc. a) Khái niệm
- Giao lưu văn hoá là quá trình trao đổi thành tựu, thực hành văn hóa giữa
các nền văn hóa. Quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hoá thường diễn ra theo hai hình thức:
 Hình thức tự nhiên: thông qua các hoạt động như buôn bán, thăm hỏi,
du lịch, hôn nhân, quà tặng...mà văn hoá được trao đổi trên tinh thần
tự nguyện. Ví dụ: tự nguyện có tiếp nhân văn hóa ăn đồ ăn nhanh của
Mỹ, văn hóa phong cách ăn mặc của Hàn Quốc,...
 Hình thức cưỡng bức: thường gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm
lược thôn tính đất đai và đồng hoá văn hoá của một quốc gia này đối
với một quốc gia khác. Ví dụ: cưỡng bức có tiếng Hán, nho giáo của
Trung Quốc, công trình kiến trúc tây phongw của Pháp,...
Giao lưu văn hóa vừa là kết quả của sự trao đổi vừa là chính bản thân sự
trao đổi. Có hiểu như vậy mới thấy hết tầm quan trọng của giao lưu văn
hóa trong lịch sử nhân loại, vì sản xuất, trao đổi là một động lực thúc đẩy
sự phát triển của lịch sử.
- Tiếp biến văn hóa là quá trình tiếp thu có cải biến những thành tựu văn
hóa có nguồn gốc ngoại sinh để yếu tố văn hóa mới không xung đột với yếu tố cũ.
- Giao lưu và tiếp biến văn hoá là sự gặp gỡ, thâm nhập và học hỏi lẫn
nhau giữa các nền văn hóa. Trong quá trình này, các nền văn hoá bổ
sung, tiếp nhận và làm giàu cho nhau, dẫn đến sự biến đổi, phát triển và
tiến bộ văn hoá. Quá trình giao lưu và tiếp biến đòi hỏi mỗi nền văn hoá
phải biết dựa trên cái nội sinh để lựa chọn tiếp nhận cái ngoại sinh, từng
bước bản địa hoá nó để làm giàu, phát triển văn hoá dân tộc. Trong tiếp
nhận các yếu tố văn hoá ngoại sinh, hệ giá trị xã hội và tâm thức dân tộc
có vai trò rất quan trọng. Nó là "màng lọc" để tiếp nhận những yếu tố văn
hoá của các dân tộc khác, giúp cho văn hoá dân tộc phát triển mà vẫn giữ
được sắc thái riêng của mình. Sự phát triển của cái cải biến đến mức độ
nào đó sẽ làm thay đổi chính thực thể văn hóa, giống như quy luật lượng
đổi dẫn đến chất đổi.
 Như vậy quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa diễn ra ở hầu khắc các
nền văn hóa. Nó là quy luật phát triển của văn hóa, quy luật tất yếu của
đời sống, một nhu cầu tự nhiên của con người hiện tại.
b) Giao lưu và tiếp biến văn hóa Trung Quốc thời kỳ trung đại
Trung Hoa là một trong những trung tâm văn hóa lớn ở phương Đông,
có nền văn hóa lâu đời và phát triển rực rỡ. Do nằm trên ngã ba ở đại lục
Châu Á và miền bình nguyên Âu - Á, nên văn hóa Trung Hoa vừa mang
những đặc điểm văn hóa du mục của dân cư phương bắc và tây bắc, vừa thấu
hiểu tinh hoa văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước của các dân cư phương
Nam. Lịch sử hình thành và phát triển của văn hóa Trung Hoa gắn liền với
lịch sử mở rộng lãnh thổ bằng các cuộc chinh phạt về mặt quân sự và truyền
bá văn hóa của tổ tiên người Trung Hoa. Cùng với sự bành trướng về
phương nam, Trung hoa thâu hóa, Hán hóa các nền văn hóa phương nam. Vị
trí địa lí và những diễn biến của lịch sử đã tạo các điều kiện gặp gỡ và tiếp
xúc thường xuyên giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa. Ngày nay,
không thể phủ nhận sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa đối với văn hóa Việt Nam là rất lớn.
Sự giao lưu tiếp biến giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa là
một sự giao lưu, tiếp biến lâu dài qua nhiều thời kỳ lịch sử VN. Cho đến
nay, không một nhà văn hóa nào phủ nhận sự ảnh hưởng của văn hóa Trung
Hoa đến văn hóa VN. Quá trình giao lưu tiếp biến ấy diễn ra theo cả hai
đường cưỡng bức và tự nguyện:
- Giao lưu cưỡng bức diễn ra ở hai giai đoạn lịch sử điển hình: từ thế kỉ I
đến thế kỹ thứ X và từ năm 1407 đến năm 1427 sau công nguyên, các đế
chế Phương Bắc ra sức thực hiện các chính sách đồng hóa về phương
diện văn hóa nhằm biến nước ta trở thành một quận, huyện của Trung
Hoa. Từ năm 1407 đến năm 1427 là giai đoạn nhà Minh xâm chiếm Đại
Việt, từ đó nền văn hóa Việt Nam thay đổi, có sự thâm nhập của nền van hóa Trung Hoa.
- Giao lưu và tiếp biến văn hóa tự nguyện là dạng thức thứ hai của quan
hệ giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa. Trước thời kỳ Bắc
thuộc đã từng diễn ra giao lưu tự nhiên giữa dân tộc người Hán với cư
dân Bách Việt. Theo nghiên cứu lịch sử, ở Trung Hoa người ta thấy có
nhiều yếu tố văn hóa phương Nam đã được người Hán tiếp nhận từ cổ
đại, những yếu tố này nhập sâu vào văn hóa Hán, được hệ thống hóa rồi
truyền bá trở lại phương nam dưới dáng vẻ mới. Đó là sự giao lưu tiếp
xúc hai chiều học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn hóa. Hiện nay đã phát
hiện được trống đồng và nhiều đồ đồng Đông Sơn trên đất Trung Hoa,
đồng thời cũng phát hiện nhiều vật phẩm mang dấu ấn Trung Hoa trong
các di chỉ khảo cổ học ở Việt Nam.
Cả 2 dạng thức của giao lưu và tiếp biến văn hóa cưỡng bức và tự
nguyện giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa đều là nhân tố cho sự
vận động của văn hóa Việt Nam trong diễn trình lịch sử, người Việt luôn có
ý thức vượt lên, thâu hóa những giá trị văn hóa Trung Hoa để làm giàu cho
văn hóa dân tộc và đã đạt được những thành tựu đáng kể trong giao lưu tiếp
biến với văn hóa Trung Hoa.
- Về văn hóa vật thể, người Việt đã tiếp nhận một số kỹ thuật trong sản
xuất như: kỹ thuật rẽ, đúc sắt, gang để làm ra công cụ sản xuất và sinh
hoạt, kỹ thuật dùng phân để làm tăng độ màu mỡ cho đất, kỹ thuật xây
cất nơi ở bằng gạch ngói. Người Việt cũng học được kinh nghiệm dùng
đá đắp để ngắn sóng biển, cải biến kỷ làm đồ gốm,...
- Về văn hóa phi vật thể, Việt Nam tiếp nhận ngôn ngữ của người Trung
Hoa, tiếp thu hệ tư tưởng Trung Hoa cổ đại ( nho gia, đạo gia) trên tinh
thần hỗn dung, hóa hợp với tín ngưỡng bản địa và các hệ tư tưởng khác,
tiếp nhận một số phong tục lễ tết lễ hội,...
c) Giao lưu và tiếp biến văn hóa Ấn Độ thời trung đại
Ấn Độ là một trung tâm văn hóa văn minh lớn, của khu vực phương
đông và thế giới. Văn minh Ấn Độ lan tỏa khắp khu vực Đông Nam Á và
trên nhiền bình diện có ảnh hưởng sâu đậm đến văn hóa Việt Nam bằng nhiều hình thức.
Khác với Trung Hoa, Ấn Độ không có đường biên giới chung với VN.
Do đó Ấn Độ không có con đường tiếp xúc trực tiếp với văn hóa VN, tuy
nhiên sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ tới VN không hề nhỏ. Sự tiếp xúc
này diễn ra theo nhiều con đường chủ yếu bình và trải rộng trên ba nền văn