Đề cương Tâm lí học đại cương | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Hãy phân tích nội dung và ý nghĩa của luận điểm: “Tâm lý là sự phản ánh HTKQ  vào não của mỗi cá nhân”. Hãy phân tích nội dung và ý nghĩa của luận điểm: “Tâm lý người mang tính chủ thể”. Hãy phân tích nội dung và ý nghĩa của luận điểm: “Tâm lý người mang bản chất xã hội-lịch sử”. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Môn:
Thông tin:
15 trang 2 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đề cương Tâm lí học đại cương | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Hãy phân tích nội dung và ý nghĩa của luận điểm: “Tâm lý là sự phản ánh HTKQ  vào não của mỗi cá nhân”. Hãy phân tích nội dung và ý nghĩa của luận điểm: “Tâm lý người mang tính chủ thể”. Hãy phân tích nội dung và ý nghĩa của luận điểm: “Tâm lý người mang bản chất xã hội-lịch sử”. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

27 14 lượt tải Tải xuống
ĐỀ CƯƠNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG
Câu 1: Hãy phân tích nội dung ý nghĩa của luận điểm: “Tâm sự phản
ánh HTKQ vào não của mỗi cá nhân”.
TL:
Não điều kiện cần nhưng não rồi phải HTKQ phản ánh vào (tác
động) mới có tâm lý.
Sơ đồ: HTKQ ----------> Não -> Hình ảnh HTKQ (tâm lý)
Phản ánh sự tác động qua lại giữa 2 hệ thống vật chất. Kết quả được ghi
lại trên hệ thống tác động hệ thống bị tác động. rất nhiều loại phản ánh
như phản ánh tâm lý, phản ánh hóa học, phản ánh học phản ánh thuộc
tính chung của vật chất. Phản ánh tâm lý khác các dạng phản ánh còn lạiđây
là phản ánh đặc biệt. Phản ánh của não người nhận sự tác động của HTKQ.
HTKQ tất cả nhữngtồn tại ngoài ý thức của con người, trong đó có cái
ta nhìn thấy được, có cái ta không nhìn thấy được nhưng chúng đều tồn tại theo
quy luật của tự nhiênhội. VD: đời sống sinh viên hiện nay, khủng bố, tai
nạn giao thông, việc làm…
HTKQ phản ánh vào nào con người tạo ra tâm lý.
Tâm lý là hình ảnh của HTKQ.
Hình ảnh tâm mang tính sinh động sáng tạo, khác những hình ảnh vật
lý, hóa học, cơ học. (lấy dẫn chứng)
VD: Lấy 1 cái máy ảnh chụp lại cảnh sinh viên ngồi học bài. Ống kính máy
ảnh tương tự 1 cái gương to, sẽ cho hình ảnh của lớp. Đây phản ánh vật lý,
máy ảnh không nhận thức được về lớp máy ảnh chỉ vật chất đơn thuần.
Tuy nhiên, hình ảnh lớp học trong đầu của giảng viên lại phản ánh tâm lý,
sinh động, sáng tạo. Giảng viên có thể quan sát lớp học từ nhiều góc độ và nhận
thức được từng sinh viên: ý thức của từng người, sinh viên nào nói chuyện, sinh
viên nào lắng nghe,…
- Ý nghĩa:
o Tâm hình ảnh của HTKQ -> Đây sở khoa học giúp con
người giải thích các hiện tượng tâm lý (Tại sao nợ thi không phải do số phận mà
do nhận thức của con người?)
o Muốn phát triển tâm lý của bản thân phải làm phong phú HTKQ.
Câu 2: Hãy phân tích nội dung và ý nghĩa của luận điểm: “Tâm lý người mang
tính chủ thể”.
TL:
Hình ảnh tâm lý là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan. Hình ảnh tâm
không những phụ thuộc vào bản thân HTKQ còn phụ thuộc vào người
phản ánh. Vì thế, tâm lý người mang tính chủ thể.
Tính chủ thể trong tâm lý người thể hiện như sau:
o Cùng nhận sự tác động của cùng một sự vật, hiện tượng nhưng
những chủ thể khác nhau cho ta những hình ảnh tâm với những mức độ, sắc
thái khác nhau, từ đó ta tỏ thái độ hành vi khác nhau đối với sự vật, hiện
tượng khác.
VD: Cùng sự việc thi ĐH, có người lo lắng, hồi hộp, có người tự tin, thoải mái.
Cùng một sự vật, hiện tượng tác động đến một chủ thể duy nhất vào những
thời điểm khác nhau, hoàn cảnh khác nhau với trạng thái tinh thần khác nhau có
thể cho ta hình ảnh tâm lý khác nhau.
VD: Cùng một món ăn ta thích, khi ta vui vẻ ta sẽ thấy món ăn đó ngon hơn, ngược
lại, khi ta chán nản, buồn rầu, ta sẽ thấy không ngon.
Nguyên nhân tạo nên tính chủ thể trong tâm lý người:
o Yếu tố tự nhiên: mỗi người có cấu tạo giải phẫu, não, đặc điểm của hệ
thần kinh khác nhau, hoạt động của các giác quan khác nhau -> phản ánh tâm lý
của mỗi người khác nhau.
o Yếu tố hội: mỗi người hoàn cảnh sống, điều kiện, kinh nghiệm,
vốn sống, trình độ nhận thức, nhu cầu, thái độ,… khác nhau. Mỗi người đưa 1
cái riêng của mình vào hình ảnh tâm về thế giới, tiếp thu cái chung của
HTKQ rồi tạo ra cái riêng. -> tính chất quyết định tạo nên tính chủ thể trong
tâm lý con người.
Sơ đồ về tính chủ thể:
Não, hệ TK, hoàn cảnh sống,
HTKQ -----------> vốn sống, hoạt động, nhu cầu ------> Hình ảnh HTKQ
cá nhân, thái độ, trình độ nhận thức… mang tính chủ thể
Phản ánh tâm lý con người về HTKQ là đa dang, khác nhau.
Tâm lý người mang đậm màu sắc chủ quan.
Ý nghĩa: Tâm lý người mang tính chủ thể -> cần phải tôn trọng cái riêng của
mỗi cá nhân, đồng thời cần ứng xử, tiếp cận cho phù hợp với đối tượng.
Câu 3: Hãy phân tích nội dung và ý nghĩa của luận điểm: “Tâm lý người mang
bản chất xã hội-lịch sử”.
TL:
Tâm lý người mang bản chất xã hội:
o Tâm lý người có nguồn gốc xã hội:
Tâm của con người chỉ được hình thành phát triển trong
môi trường xã hội nơi con người sống và làm việc với tư cách là một thành viên
-> sinh ra hình thái người nhưng nếu thoát khỏi môi trường hội loài
người thì không có tâm lý người.
Tâm lý ngườisản phẩm của hội nơicon người đó sinh
ra, lớn lên và hoạt động giao tiếp.
Tâm lý người có nội dung xã hội:
Tâm người phản ánh toàn bộ các quan hệ hội họ
như quan hệ chính trị, quan hệ kinh tế, quan hệ đạo đức, quan hệ pháp quyền.
Thông qua hoạt động giao tiếp, mỗi nhân lĩnh hội kinh
nghiệm, lịch sử hội -> tâm của nhân được hình thành (sự hình thành
và phát triển tâm lý con người thông qua con đường lĩnh hội).
Tâm lý người mang tính lịch sử:
Tâm người luôn luôn vận động, biến đổi theo sự vận động,
biến đổi của hội -> mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau thì tâm con người
khác nhau. VD: thế kỷ 20, khi cuộc sống chưa phát triển thì con người chỉ
muốn ăn no mặc ấm. Còn bây giờ, khi cuộc sống đã phát triển hơn thì con
người lại muốn ăn ngon mặc đẹp.
Mỗi thời kỳ lịch sử qua đi thì tâm con người sự thay đổi
nhưng sự thay đổi này không diễn ra trong toàn bộ vẫn đọng lại những
nét tâm lý cũ.
Mỗi một dân tộc đều có tập tục, bản sắc, tâm lý riêng.
Mỗi giai cấp trong hội, hoạt động, nghề nghiệp đều đặc
điểm tâm lý khác nhau.
Ý nghĩa:
Yếu tố hội-lịch sử nguồn gốc quan trọng, yếu tố quyết
định sự hình thành và phát triển tâm lý con người.
Muốn hiểu nghiên cứu tâm con người, phải nghiên cứu
môi trường hội, nền văn hóa hội, quan hệ hội nhân đó sống
hoạt động.
Câu 4: Bằng dẫn chứng hãy CMR: Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động.
TL:
Định nghĩa hoạt động:
o mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với thế giới để tạo ra
sản phẩm về phía thế giới và con người.
o quá trình con người tác động vào tự nhiên, hội, người khác
bản thân, chuyển năng lực lao động các phẩm chất tâm thành sản phẩm
của hoạt động. Đồng thời với quá trình này quá trình con người tách các
thuộc tính của sự vật, hiện tượng bản chất của thế giới để biến thành vốn liếng
tinh thần cho chủ thể (bằng quá trình hình thành tâm lý, ý thức cho chủ thể hoạt
động).
Phân tích định nghĩa:
o Trong quá trình con người tiến hành hoạt động diễn ra đồng thời các
quá trình sau:
Quá trình 1: Chủ thể hoạt động chuyển năng lực lao động
các phẩm chất tâm thành sản phẩm hoạt động. Đây quá trình xuất tâm,
nghĩa là khi con người hoạt động sẽ chuyển năng lực lao động và các phẩm chất
tâm lý của mình để tạo nên sản phẩm hoạt động. Sản phẩm hoạt động là bộ mặt
tâm lý của chủ thể.
VD: Thợ may chuyển năng lực lao động phẩm chất tâm để tạo nên những
chiếc áo.
Quá trình 2: Diễn ra đồng thời với quá trình 1. Khi con người tạo ra sản
phẩm hoạt động thì chủ thể hoạt động còn chuyển vào bản thân mình cách thức
tiến hành hoạt động, phương pháp, quy trình, kinh nghiệm,… để biến thành tâm
lý, ý thức cho chủ thể. Đâyquá trình nhập tâm, nghĩa là quá trình hình thành
tâm lý, ý thức của chủ thể hoạt động. Càng hoạt động tích cực thì tâm càng
phát triển.
VD: Khi may áo, người thợ may chuyển vào bản thân mình phương pháp, quy
trình may áo, các kinh nghiệm của mình, các kỹ thuật căn bản để biến thành ý thức
tạo ra những chiếc áo đẹp theo yêu cầu của khách hàng.
Khi con người tiến hành hoạt động sẽ tạo nên 2 sản phẩm: sản phẩm hoạt
động (tạo nên của cải, vật chất cho xã hội đáp ứng nhu cầu của con người và xã
hội) và hoàn thiện nhân cách cho chủ thể hoạt động.
Câu 5: Hãy phân loại các hiện tượng tâm lý. Cho VD minh họa.
TL:
Hiện tượng tâm những hiện tượng do HTKQ tác động vào não con
người mà sinh ra hay còn gọi là hoạt động tâm lý.
Phân loại:
o Cách 1: Dựa vào thời gian tồn tại của các hiện tượng tâm lý, người ta
chia hiện tượng tâm lý thành 3 loại:
Quá trình tâm lý: những hiện tượng tâm diễn ra trong thời
gian ngắn, việc mở đầu, diễn biến và kết thúc rõ ràng. VD: quá trình nhận thức,
quá trình xúc cảm, quá trình ý chí,…
Trạng thái tâm lý: là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời
gian tương đối dài, việc mở đầu, diễn biết kết thúc không ràng, luôn luôn
đi kèm với các hiện tượng tâm lý khác, làm nền cho chúng. VD: tâm trạng
Thuộc tính tâm lý: những hiện tượng tâm ổn định, khó
hình thành, khó mất đi, tạo nên nhân cách. Thuộc tính tâm lý gồm: xu hướng,
năng lực, tính cách, khí chất, tình cảm. VD: tính cách, quan điểm, hứng thú,…
Cách 2: Dựa vào đối tượng nghiên cứu, người ta chia hiện
tượng tâm lý thành 2 loại:
Hiện tượng tâm nhân: nghiên cứu những đặc điểm tâm
của nhân trong quá trình nhân đó sống hoạt động như nhận thức, tình
cảm, ý chí của cá nhân.
Hiện tượng tâm hội: những hiện tượng tâm nảy sinh
trong một cộng đồng người, một tập thể,… VD: tập quán, tin đồn, phong trào
quần chúng,…
Câu 6: So sánh sự giống nhau, khác nhau và mối quan hệ giữa nhận thức cảm
tính và nhận thức lý tính.
TL:
Khái niệm:
o Nhận thức cảm nh giai đoạn nhận thức đầu tiên, giai đoạn nhận
thức thấp trong hoạt động nhận thức của con người, là quá trình nhận thức bằng
các giác quan để đưa lại hình ảnh về sự vật, hiện tượng.
o Nhận thức tính giai đoạn nhận thức tiếp theo cao hơn về chất
so với nhận thức cảm tính.
So sánh:
o Giống nhau:
Đều nằm trong quá trình nhận thức của con người.
Đều phản ánh HTKQ để có những hình ảnh về chúng.
Đều quá trình tâm lý, nghĩa hiện tượng tâm mở đầu,
diễn biến và kết thúc rõ ràng, diễn ra trong thời gian ngắn.
Đều mang bản chất xã hội-lịch sử.
Khác nhau:
Nhận thức cảm tính Nhận thức lý tính
+ Nảy sinh khi HTKQ tác động vào
các giác quan tới ngưỡng.
+ Phản ánh những thuộc nh bề ngoài,
trực quan cụ thể. VD: Khi phản ánh
con người, ta chỉ biết được hình dáng
bên ngoài của họ (chiều cao, màu da,
…).
+ Nhận thức trực tiếp bằng các giác
quan, phải sự vật, hiện tượng trực
tiếp tác động vào giác quan.
+ Nhận thức sự vật một cách cụ thể.
VD: Thông qua giác quan ta biết được
chiếc điện thoại này màu đen, chiếc kia
màu trắng.
+ Sản phẩm?
+ Nảy sinh khi gặp hoàn cảnh “có vấn
đề”, được thúc đẩy bởi nhu cầu xã hội.
+ Phản những thuộc tính bản chất,
những mối quan hệ mang tính quy luật.
VD: Khi phản ánh con người, ta biết
được người này tốt hay xấu, tài năng ra
sao,…
+ Phản ánh gián tiếp thông qua ngôn
ngữ, công cụ nhận thức khác như máy
móc, thiết bị kỹ thuật.
+ Phản ánh sự vật, hiện tượng một cách
trừu tượng, khái quát, những bản chất
chung.
VD: ĐTDĐ 1 loại khái quát mang
những cấu tạo, chức năng chung được
phản ánh bằng nhận thức lý tính.
+ Sản phẩm là khái niệm, phán đoán.
Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính:
o Sơ đồ: Nhận thức cảm tính <------------------> Nhận thức lý tính
o Nhận thức cảm nh sở, cung cấp nguyên liệu cho nhận thức
tính.
o Không có nhận thức cảm tính thì không có nhận thức lý tính.
o Ngược lại, nhận thức lý tính chi phối nhận thức cảm tính, làm cho quá
trình nhận thức cảm tính diễn ra nhanh hơn, chính xác hơn, trọn vẹn hơn.Muốn
hiểu sự vật, hiện tượng phải đi từ nhận thức cảm tính. VD: Điều tra vụ án phải
đi từ những dấu vết trên hiện trường (nhận thức cảm tính), sau đó mới phân
tích, suy xét (nhận thức lý tính).
Kết luận: Nhận thức cảm tính nhận thức tính 2 quá trình trong hoạt
động nhận thức của con người, quan hệ mật thiết với nhau đóng vai trò
quan trọng trong đời sống tâm lý của con người.
Câu 7: Tư duy là gì? Nêu các đặc điểm của tư duy.
TL:
Định nghĩa: duy 1 quá trình tâm phản ánh những thuộc tính bản
chất, những mối liên hệ, quan hệ bên trong tính quy luật của sự vật, hiện
tượng.
Phân tích định nghĩa:
o duy 1 quá trình tâm lý, nghĩa hiện tượng tâm diễn ra
trong thời gian ngắn, có mở đầu, diễn biến và kết thúc rõ ràng.
o Khác với cảm giác tri giác, duy cho ta biết được những thuộc
tính bản chất bên trong của sự vật, hiện tượng.
VD: cảm giác tri giác, khi phản ánh 1 con người, ta chỉ biết được hình dáng
bên ngoài của họ (chiều cao, màu da,…) nhưng đến duy, phản ánh được bản
chất của con người này như tốt xấu, tài năng,…
Cũng như các hiện tượng tâm khác, duy mang bản chất hội.
hướng vào giải quyết những nhiệm vụ do xã hội đặt ra.
VD: Làm thế nào để SV ra trường có việc làm?
Sản phẩm của tư duy là khái niệm, phán đoán.
Đặc điểm của tư duy:
o Tư duy nảy sinh từ hoàn cảnh “có vấn đề”:
cảm giác tri giác sự vật, hiện tượng tác động vào các
giác quan của con người thì ta phản ánh. Nhưng đến duychỉ nảy sinh khi
gặp hoàn cảnh “có vấn đề”.
Hoàn cảnh “có vấn đề” hoàn cảnh xuất hiện mục đích
mới cần phải giải quyết.
VD: Trong quá trình giảng bài, người dạy thường đặt các câu hỏi cho người học.
Hoàn cảnh “có vấn đề” đó phải được chủ thể nhận thức ràng chuyển
thành nhiệm vụ duy. Nói cách khác, chủ thể xác định được cái đã biết cái
phải tìm, đồng thời có nhu cầu giải quyết.
Tư duy mang tính gián tiếp:
o Ở nhận thức cảm tính phải có sự vật, hiện tượng trực tiếp tác động vào
giác quan. Nói cách khác, phương thức nhận thức của cảm giác nhận thức
trực tiếp bằng các giác quan.
o Nhưng đến duy phán ảnh gián tiếp thông qua ngôn ngữ, công cụ
nhận thức khác như máy móc, thiết bị kỹ thuật…
Tư duy mang tính chất trừu tượng, khái quát:
nhận thức cảmnh, cảm giác tri giác nhận thức sự vật 1 cách cụ thể. Nhưng
duy thể phản ánh sự vật, hiện tượng 1 cách trừu tượng, khái quát. Tư duy
khả năng phản ánh những bản chất chung của sự vật, hiện tượng. Trên sở đó
khái quát chúng thành 1 nhóm, 1 loài. VD: sinh viên 1 nhóm khái quát chỉ
những người có chung các đặc điểm như….
duy mối quan hệ mật thiết với ngôn ngữ, lấy ngôn ngữ làm phương
tiện:
o Đây mối quan hệ giữa nội dung hình thức trong đó duy phản
ánh nội dung, ngôn ngữ phản ánh hình thức. Ngôn ngữ vỏ bọc của duy.
Nếu không ngôn ngữ thì không phương tiện để diễn đạt sản phẩm của
duy, đồng thời nếu ngôn ngữ không duy thì đó những chuỗi âm
thanh vô nghĩa.
o Tư duy phản ánh mục đích, ngôn ngữ là phương tiện biểu đạt.
Tư duy có mối quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính:
o Nhận thức cảm tính duy mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đan
xen nhau trong đó nhận thức cảm tính là cơ sở của tư duy, điều kiện củaduy.
Không có nhận thức cảm tính thì không có quá trình tư duy diễn ra.
o Ngược lại, duy luôn đi kèm với nhận thức cảm tính, làm cho quá
trình nhận thức cảm tính diễn ra nhanh hơn, chính xác hơn.
Câu 8: So sánh tư duy và tưởng tượng.
TL:
Khái niệm:
o duy 1 quá trình tâm phản ánh những thuộc tính bản chất,
những mối liên hệ, quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật và hiện tượng.
o Tưởng tượng là 1 quá trình tâm phản ánh cái chưa từng trong
kinh nghiệm của nhân bằng cách xây dựng hình ảnh mới trên sở hiện
tượng đã có.
So sánh:
o Giống nhau:
Đều nằm trong giai đoạn nhận thức tính để giúp con người
nhận thức sự vật, hiện tượng.
Đều là quá trình tâm lý, nghĩa là hiện tượng tâm lý diễn ra trong
thời gian ngắn, có mở đầu, diễn biến và kết thúc rõ ràng.
Đều phản ánh cái mới, cái gián tiếp.
Đều mối quan hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính, đều làm
quá trình nhận thức cảm tính diễn ra nhanh hơn, chính xác hơn.
Đều được thúc đẩy bởi nhu cầu hội hướng vào giải quyết
những vấn đề xã hội đặt ra.
Đều mang bản chất xã hội-con người.
Đều xuất phát, nảy sinh từ hoàn cảnh “có vấn đề”.
Khác nhau:
Tư duy Tưởng tượng
+ Sản phẩm khái niệm, phán
đoán.
+ Hoàn cảnh “có vấn đề” tính
chất không xác định thấp hơn so với
tưởng tượng.
+ Khi giải quyết vấn đề, dựa vào
khái niệm trừu tượng.
+ VD: 1) GVCN phản ánh tình hình
học tập của lớp bằng khái niệm.
2) 1 ngày 1 sv ăn 3 bữa hết 100k.
Hỏi 1 tháng (30 ngày) sv tiêu hết ?
tiền (cơ chế tư duy).
+ Sản phẩm biểu tượng của tưởng
tượng.
+ Hoàn cảnh “có vấn đề” mang tính chất
bất định lớn.
+ Khi giải quyết vấn đề, dựa vào hình ảnh
cụ thể, rõ nét.
+ VD: 1) Trong cuộc thi vẽ tranh về cảnh
đẹp làng quê, người dự thi phải tưởng
tượng về cảnh làng quê.
2) Trên 1000 m hãy thiết kế tòa nhà 11
2
tầng -> cơ chế tưởng tượng.
Câu 9: Tình cảm là gì? Phân tích các đặc trưng của đời sống tình cảm.
TL:
Khái niệm: Tình cảm là thái độ, cảm xúc ổn định của cá nhân đối với sự vật,
hiện tượng. phản ánh ý nghĩa của sự vật, hiện tượng liên quan đến nhu cầu
động của con người. Tình cảm sản phẩm cao cấp của sự phát triển các
cảm xúc trong điều kiện xã hội.
Phân tích định nghĩa:
o Tình cảm phản ánh HTKQ dưới dạng thái độ, cảm xúc ổn định của
con người. VD: thái độ nghiêm túc, thờ ơ, tôn trọng, yêu ghét,…
o Tình cảm phản ánh ý nghĩa của sự vật, hiện tượng, gắn với nhu cầu,
động cơ của con người.
o Tình cảm sản phẩm cao cấp trong điều kiện hội, chỉ con
người mới có tình cảm.
o Sản phẩm của tình cảm là những rung động.
Đặc trưng của đời sống tình cảm:
o Tính nhận thức:
Yếu tố nhận thức là yếu tố chủ đạo vì con người chỉ có tình cảm
khi chủ thể nhận thức sâu sắc về sự vật, hiện tượng. thế yếu tố nhận thức
cơ sở của tình cảm.
Con người luôn luôn biểu đạt tình cảm của mình bằng những
ngôn từ thích hợp -> tình cảm gắn với tư duy con người.
Tính xã hội:
Tình cảm chỉ có ở con người -> mang tính xã hội.
Tình cảm chỉ nảy sinh trong môi trường hội, trong quá trình
con người cải tạo tự nhiên và xã hội như tình đồng chí, tình yêu,…
Tính ổn định:
Tình cảm mang tính ổn định tình cảm 1 thuộc tính tâm lý,
nghĩa là hiện tượng tâm lý ổn định, bền chặt, khó hình thành và khó mất đi.
Tình cảm mang tính ổn định -> khi biết được tình cảm của 1
con người nào đó ta sẽ hiểu được đời sống nội tâm của con người đó -> phán
đoán được cái chính yếu của người đó.
Tính 2 mặt:
Trong đời sống tình cảm của con người không bao giờ chỉ chứa
đựng những tình cảm tích cực còn những tình cảm tiêu cực, đối lập nhau.
VD: vui – buồn, yêu – ghét,…
Thiếu đị sự rung động, tương phản, đời sống tình cảm của con
người sẽ buồn tẻ, không dám đấu tranh với cái ác.
Tính chân thực:
Tình cảm mang tính chân thực nghĩa phản ánh chính xác
nội tâm thực của con người dù cố tình che giấu bằng những động tác giả.
Không tình cảm gi dối nhưng trong mỗi điều kiện khác
nhau, hoàn cảnh khác nhau thì thái độ, tình cảm của con người biểu hiện trùng
lặp hoặc không trùng lặp với đời sống nội tâm.
Tính khái quát:
Đó tình cảm của con người đối với 1 loài sự vật, hiện tượng
chứ không phải 1 sự vật, hiện tượng.
VD: yêu người lao động, ghét bọn buôn ma túy,…
Câu 10: So sánh sự giống nhau, khác nhau giữa xúc cảm và tình cảm.
TL:
Khái niệm:
o Xúc cảm quá trình tâm lý, phản ánh thái độ của con người đối với
sự vật, hiện tượng.
o Tình cảm thuộc tính tâm lý, phản ánh những cảm xúc ổn định của
nhận với sự vật, hiện tượng liên quan đến sự thỏa mãn, nhu cầu của con
người.
So sánh:
o Giống nhau:
Đều thuộc đời sống tình cảm của con người, thể hiện thái độ
của chủ thể đối với sự vật, hiện tượng.
Đều mang tính chủ thể và tính xã hội-lịch sử.
Đều có sản phẩm là những rung động.
Khác nhau:
Xúc cảm Tình cảm
+ quá trình tâm lý, nghĩa hiện tượng
tâm diễn ra trong thời gian ngắn, mở
đầu, diễn biến và kết thúc rõ ràng.
+ Có ở cả người và vật.
+ Thực hiện chức năng sinh vật.
+ Xuất hiện trước tình cảm.
+ Mang tính nhất thời, phụ thuộc tình
huống, gặp tình huống thì xuất hiện.
+ Gắn với những phản xạ không điều kiện
những bản năng. VD: Chó con bị người
đánh -> chó mẹ sủa để bảo vệ con.
+ thuộc tính tâm lý, nghĩa
hiện tượng tâm ổn định, bền
chặt, khó hình thành và mất đi.
+ Chỉ có ở người.
+ Thực hiện chức năng xã hội.
+ Xuất hiện sau, được nảy sinh tờ
những xúc cảm.
+ Mang tính ổn định.
+ Gắn với nhân cách.
Mối quan hệ giữa xúc cảm và tình cảm:
o Sơ đồ: Xúc cảm <----------------------> Tình cảm
o Không có xúc cảm thì không có tình cảm.
o Tình cảm chi phối xúc cảm, làm cho quá trình biểu lộ xúc cảm diễn ra
nhanh hơn, mạnh hơn.
Kết luận: Tuy xúc cảm tình cảm những đặc điểm khác nhau nhưng
chúng có mối quan hệ mật thiệt với nhau và không tách rời nhau.
Câu 11: So sánh phân tích mối quan hệ giữa hoạt động nhận thức đời
sống tình cảm.
TL:
Khái niệm:
o Nhận thức quá trình tâm phản ánh chính bản thân sự vật hiện
tượng, đưa lại sự hiểu biết cho con người về sự vật, hiện tượng.
o Tình cảm là thuộc tính tâm lý phản ánh ý nghĩa của sự vật, hiện tượng
liên quan đến nhu cầu và động cơ của con người.
So sánh:
o Giống nhau:
Đều phản ánh HTKQ cụ thể trong điều kiện hội cụ thể. VD:
Nhận thức về vấn đề dân số VN hiện nay -> thái độ?
Đều mang tính hội, tính chủ thể đều được thúc đẩy bởi
nhu cầu xã hội.
Khác nhau:
Nhận thức Tình cảm
+ quá trình tâm phản ánh chính
bản thân sự vật, hiện tượng, đưa lại sự
hiểu biết cho con người về sự vật, hiện
tượng đó.
VD: Nhận thức về HVBCTT
+ Phạm vi phản ánh rộng hơn.
+ Sản phẩm hình tượng, khái niệm,
biểu tượng.
+ Tính chủ thể không rõ ràng.
VD: Mọi sv đều thể nhận thức
được về các ngành đào tạo của
HVBCTT.
+ Là thuộc tính tâm lý ổn định, bền chặt,
phản ánh ý nghĩa của sự vật, hiện tượng
liên quan đến sự thỏa mãn nhu cầu
của con người.
VD: hiểu biết về HVNCTT thì
tình cảm ntn?
+ Phạm vi phản ánh hẹp hơn.
+ Sản phẩm là những rung động.
+ Tính chủ thể đậm nét, rõ ràng hơn.
VD: Không phải sv nào cũng thích
ngành mà họ đã lựa chọn.
Mối quan hệ giữa nhận thức và tình cảm:
o Sơ đồ: Nhận thức <------------------------> Tình cảm
o Nhận thức sở để phát triển tình cảm. Nhận thức đúng thì tình
cảm đúng, nhận thức sai thì tình cảm sai.
o Tình cảm chi phối quá trình nhận thức, quá trình lựa chọn đối tượng,
làm cho quá trình nhận thức diễn ra nhanh hơn, hiệu quả cao hơn.
VD: nhân thích 1 môn học nào đó sẽ đầu công sức nắm chắc nội dung
hơn, đạt kết quả cao hơn.
Kết luận: Nhận thức và tình cảm là 2 hoạt động tâm lý của con người, có nội
dung phản ánh khác nhau nhưng mối quan hệ mật thiết với nhau. Đôi khi
mối quan hệ này không diễn ra theo tỉ lệ thuận. Tình cảm quá mạnh thể làm
sai lệch quá trình nhận thức.
Câu 12: Phân biệt các khái niệm con người, cá nhân, nhân cách.
TL:
Con người: 1 đại biểu của 1 giống loài (khác động vật) có lao động, ngôn
ngữ sống thành hội; hoặc con người khác hẳn với loài động vật đó ý
thức thay thế bản năng.
nhân: 1 con người cụ thể sống trong hội loài người, không phụ
thuộc đặc điểm riêng của người đó như giới tính, nghề nghiệp, chức vụ,…
Nhân cách:
o Nhân cách toàn bộ những đặc điểm, những phẩm chất tâm quy
định giá tr hội hành vi hội của con người (tính trung thực, chăm chỉ,
kiên trì,…)
o Khái niệm nhân cách không bao quát rộng như khái niệm con người
và khái niệm cá nhân mà khái niệm nhân cách chỉ nhấn mạnh yếu tố xã hội, tính
xã hội, bản chất xã hội của con người.
o Bản chất hội của con người: Trong tính hiện thực của nh, bản
chất của con người tổng hòa các mối quan hệ hội, nghĩa bản chất của
con người được hình thành phát triển trong quan hệ với tự nhiên hội
(quan hệ song trùng), từ đó nhân cách hình thành phát triển. vậy không
tìm nhân cách con người đâu xa tìm trong chính các quan hệ hội của
họ.
o Nhân cách của con người bao giờ cũng gắn với 1 hoạt động nghề
nghiệp cụ thể, 1 vị trí xã hội cụ thể như: nhân cách sinh viên, nhân cách cán bộ,
Câu 13: Nhân cách là gì? Phân tích các đặc điểm của nhân cách.
TL:
Khái niệm:
o Nhân cách toàn bộ những đặc điểm, những phẩm chất tâm quy
định giá tr hội hành vi hội của con người (tính trung thực, chăm chỉ,
kiên trì,…)
o Khái niệm nhân cách không bao quát rộng như khái niệm con người
và khái niệm cá nhân mà khái niệm nhân cách chỉ nhấn mạnh yếu tố xã hội, tính
xã hội, bản chất xã hội của con người.
o Bản chất hội của con người: Trong tính hiện thực của nh, bản
chất của con người tổng hòa các mối quan hệ hội, nghĩa bản chất của
con người được hình thành phát triển trong quan hệ với tự nhiên hội
(quan hệ song trùng), từ đó nhân cách hình thành phát triển. vậy không
tìm nhân cách con người đâu xa tìm trong chính các quan hệ hội của
họ.
o Nhân cách của con người bao giờ cũng gắn với 1 hoạt động nghề
nghiệp cụ thể, 1 vị trí xã hội cụ thể như: nhân cách sinh viên, nhân cách cán bộ,
Đặc điểm của nhân cách:
o Tính ổn định:
Nhân cách con người gồm nhiều nét, nhiều phẩm chất.
Trong quá trình sống, các nét nhân cách này thể thay đổi
theo sự thay đổi của đời sống hội. Nhưng sự thay đổi đó tạo nên 1 cấu trúc
tương đối ổn định trong 1 quãng đời nào đó của con người. Do đó thể dự
đoán được hành vi của 1 nhân cách cụ thể trong 1 tình huống cụ thể. VD?
Tính thống nhất:
Nhân cách con người gồm nhiều phẩm chất nhân cách. Các nét
nhân cách này có mối quan hệ với nhau, thống nhất với nhau.
VD: Người A những nét nhân cách: trung thực, chăm chỉ, giản dị,… thống nhất
với nhau.
Khi đánh giá nhân cách con người, ta không xem xét từng nét nhân cách rời
rạc phải xem xét trong mối quan hệ với các nét nhân cách khác với
mục đích gì.
Tính tích cực:
o Nhân cách của con người có tính tích cực hoạt động, được biểu hiện
khả năng con người nhận thức được thế giới. Bằng hoạt động thực tiễn của bản
thân, con người còn cải tạo thế giới, qua đó cải tạo bản thân.
Khách quan <--------------------------> Chủ quan
Trong quá trình con người tiến hành hoạt động còn phải vượt qua khó khăn,
trở ngại để đạt được mục đích đề ra. Đây chính tính tích cực. (Liên hệ bản
thân)
Nguồn gốc của tính tích cực: nhu cầu trong cuộc sống. Mỗi nhân biết lựa
chọn nhu cầu của mình, hướng nhu cầu của mình cho phù hợp với sự phát triển
xã hội.
Tính giao lưu:
o Nhân cách con người chỉ có thể được hình thành và phát triển trong sự
giao lưu với nhân cách khác. Không có giao lưu thì không có nhân cách.
o Thông qua giao lưu ta lĩnh hội được những chuẩn mực xã hội -> hoàn
thiện bản thân.
o Thông qua giao lưu ta soi mình với người khác để thấy được những
hành vi, giá trị xã hội của nhân cách khác, từ đó điều chỉnh bản thân.
o Câu 14: Nhu cầu gì? Phân biệt nhu cầu học tập hứng thú
học tập.
TL:
Khái niệm:
o Nhu cầu sự đòi hỏi tất yếu nhân thấy cần được thỏa mãn để
tồn tại và phát triển.
o Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó vừa
ý nghĩa đối với đời sống cá nhân, vừa có khả năng đem lại khoái cảm cho
nhân trong quá trình hoạt động.
Phân biệt nhu cầu học tập và hứng thú học tập:
Nhu cầu học tập Hứng thú học tập
+ Là sự đòi hỏi của SV trong quá
trình lĩnh hội những tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo nghề nghiệp tương
lai để phát triển.
+ SV nhận thức được việc học
tập là cần thiết đối với bản thân.
+ Trong nhu cầu chỉ chứa đựng
mặt nhận thức nên SV chỉ hiểu
được việc học tập ý nghĩa với
bản thân.
+ Mặt biểu hiện thấp hơn so với
hứng thú:
1. SV đi học đủ số buổi.
2. Trong lớp ngồi nghe
giảng, không nói chuyện
riêng, ghi chép bài đầy đủ.
3. Về nhà học bài làm bài
đủ theo yêu cầu của giảng
viên.
4. Khi kết thúc môn học hay
cả quá trình học đạt kết
quả mức TB hoặc trên TB
thì hài lòng.
+ Là thái độ đặc biệt của SV đối với việc học
tập (lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề
nghiệp), đồng thời SV còn tình cảm, khát
khao đối với việc học tập.
+ SV không chỉ nhận thức được việc học tập
cần thiết đối với bản thân còn tình
cảm, sự yêu thích đối với việc học tập đó.
+ Chứa đựng cả mặt nhận thức nh cảm.
Nói cách khác, trong hứng thú SV không chỉ
nhận thức được việc học tập nghĩa đối với
bản thân mà còn khát khao học tập.
+ Mặt biểu hiện cao hơn so với nhu cầu:
1. Đi học đầy đủ các buổi, không nghỉ
buổi nào bất chấp mọi lý do.
2. Ngồi nghe giảng tập trung cao độ, ghi
bài sáng tạo, tích cực xây dựng bài, tự
giác.
3. Không chỉ làm đầy đủ các bải giảng
viên giao cho còn tìm hiểu thêm, đầu
tư công sức, thời gian cho việc học tập.
4. Khi kết quả học tập không như mong
muốn thì buồn phiền. Tuy nhiên, SV
hứng thú học tập thường có kết quả cao.
Như vậy nhu cầu học tập sẽ tạo ra hứng thú học tập nhưng hứng thú học tập sẽ
làm xuất hiện nhiều nhu cầu trong quá trình học tập (như nhu cầu tìm kiếm tài liệu,
mở mang kiến thức,…).
Câu 15: Năng lực ? Bằng dẫn chứng hãy phân tích mối quan hệ giữa
chất và năng lực.
Khái niệm: Năng lực những thuộc tính độc đáo của nhân, phù hợp với
yêu cầu của hoạt động nào đó và đảm bảo hoạt động ấy có hiệu quả.
Phân tích khái niệm:
o Năng lực là khả năng của con người để hoàn thành 1 hoạt động cụ thể.
o Năng lực gồm năng lực chung (tạo nền tảng cho các hoạt động của
con người) năng lực riêng (năng lực đặc biệt, không thì hoạt động
không đạt hiệu quả. VD: chất giọng hay là năng lực đặc biệt của ca sĩ).
o Năng lực của con người không phải sinh ra được hình thành
qua hoạt động thực tiễn của cá nhân.
o Năng lực vừa là tiền đề vừa là kết quả của hành động.
Mối quan hệ giữa tư chất và năng lực:
o Tư chấtnhững đặc điểm về giải phẫu và chức năng của chúng được
biểu hiện trong cuộc sống. VD: cao, chất giọng khỏe, chân dài,…
o Mối quan hệ giữa tư chất và năng lực:
chất tiền đề, sở vật chất, điều kiện đầu tiên, mầm ảnh
hưởng đến sự hình thành phát triển năng lực. VD: cao điều kiện để 1
người có thể trở thành vận động viên bóng rổ.
chất không quyết định đến sự hình thành phát triển năng
lực. VD: Không phải có chiều cao là sẽ trở thành vận động viên bóng rổ.
Sự hình thành phát triển năng lực của con người còn phụ
thuộc rất nhiều yếu tố như: môi trường giáo dục, nỗ lực hoạt động của nhân
đó, môi trường rèn luyện thường xuyên để trau dồi năng lực.
| 1/15

Preview text:

ĐỀ CƯƠNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG
Câu 1: Hãy phân tích nội dung và ý nghĩa của luận điểm: “Tâm lý là sự phản
ánh HTKQ vào não của mỗi cá nhân”. TL:
Não là điều kiện cần nhưng có não rồi phải có HTKQ phản ánh vào (tác động) mới có tâm lý.
Sơ đồ: HTKQ ----------> Não -> Hình ảnh HTKQ (tâm lý)
Phản ánh là sự tác động qua lại giữa 2 hệ thống vật chất. Kết quả được ghi
lại trên hệ thống tác động và hệ thống bị tác động. Có rất nhiều loại phản ánh
như phản ánh tâm lý, phản ánh hóa học, phản ánh cơ học vì phản ánh là thuộc
tính chung của vật chất. Phản ánh tâm lý khác các dạng phản ánh còn lại vì đây
là phản ánh đặc biệt. Phản ánh của não người nhận sự tác động của HTKQ.
HTKQ là tất cả những gì tồn tại ngoài ý thức của con người, trong đó có cái
ta nhìn thấy được, có cái ta không nhìn thấy được nhưng chúng đều tồn tại theo
quy luật của tự nhiên và xã hội. VD: đời sống sinh viên hiện nay, khủng bố, tai
nạn giao thông, việc làm…
HTKQ phản ánh vào nào con người tạo ra tâm lý.
Tâm lý là hình ảnh của HTKQ.
Hình ảnh tâm lý mang tính sinh động và sáng tạo, khác những hình ảnh vật
lý, hóa học, cơ học. (lấy dẫn chứng)
VD: Lấy 1 cái máy ảnh chụp lại cảnh sinh viên ngồi học bài. Ống kính máy
ảnh tương tự 1 cái gương to, sẽ cho hình ảnh của lớp. Đây là phản ánh vật lý,
máy ảnh không nhận thức được về lớp vì máy ảnh chỉ là vật chất đơn thuần.
Tuy nhiên, hình ảnh lớp học trong đầu của giảng viên lại là phản ánh tâm lý,
sinh động, sáng tạo. Giảng viên có thể quan sát lớp học từ nhiều góc độ và nhận
thức được từng sinh viên: ý thức của từng người, sinh viên nào nói chuyện, sinh viên nào lắng nghe,… - Ý nghĩa: o
Tâm lý là hình ảnh của HTKQ -> Đây là cơ sở khoa học giúp con
người giải thích các hiện tượng tâm lý (Tại sao nợ thi không phải do số phận mà
do nhận thức của con người?) o
Muốn phát triển tâm lý của bản thân phải làm phong phú HTKQ.
Câu 2: Hãy phân tích nội dung và ý nghĩa của luận điểm: “Tâm lý người mang tính chủ thể”. TL:
Hình ảnh tâm lý là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan. Hình ảnh tâm
lý không những phụ thuộc vào bản thân HTKQ mà còn phụ thuộc vào người
phản ánh. Vì thế, tâm lý người mang tính chủ thể.
Tính chủ thể trong tâm lý người thể hiện như sau: o
Cùng nhận sự tác động của cùng một sự vật, hiện tượng nhưng ở
những chủ thể khác nhau cho ta những hình ảnh tâm lý với những mức độ, sắc
thái khác nhau, từ đó ta tỏ thái độ và hành vi khác nhau đối với sự vật, hiện tượng khác.
VD: Cùng sự việc thi ĐH, có người lo lắng, hồi hộp, có người tự tin, thoải mái.
Cùng một sự vật, hiện tượng tác động đến một chủ thể duy nhất vào những
thời điểm khác nhau, hoàn cảnh khác nhau với trạng thái tinh thần khác nhau có
thể cho ta hình ảnh tâm lý khác nhau.
VD: Cùng một món ăn ta thích, khi ta vui vẻ ta sẽ thấy món ăn đó ngon hơn, ngược
lại, khi ta chán nản, buồn rầu, ta sẽ thấy không ngon.
Nguyên nhân tạo nên tính chủ thể trong tâm lý người: o
Yếu tố tự nhiên: mỗi người có cấu tạo giải phẫu, não, đặc điểm của hệ
thần kinh khác nhau, hoạt động của các giác quan khác nhau -> phản ánh tâm lý
của mỗi người khác nhau. o
Yếu tố xã hội: mỗi người có hoàn cảnh sống, điều kiện, kinh nghiệm,
vốn sống, trình độ nhận thức, nhu cầu, thái độ,… khác nhau. Mỗi người đưa 1
cái riêng của mình vào hình ảnh tâm lý về thế giới, tiếp thu cái chung của
HTKQ rồi tạo ra cái riêng. -> tính chất quyết định tạo nên tính chủ thể trong tâm lý con người.
Sơ đồ về tính chủ thể:
Não, hệ TK, hoàn cảnh sống,
HTKQ -----------> vốn sống, hoạt động, nhu cầu ------> Hình ảnh HTKQ
cá nhân, thái độ, trình độ nhận thức… mang tính chủ thể
Phản ánh tâm lý con người về HTKQ là đa dang, khác nhau.
Tâm lý người mang đậm màu sắc chủ quan.
Ý nghĩa: Tâm lý người mang tính chủ thể -> cần phải tôn trọng cái riêng của
mỗi cá nhân, đồng thời cần ứng xử, tiếp cận cho phù hợp với đối tượng.
Câu 3: Hãy phân tích nội dung và ý nghĩa của luận điểm: “Tâm lý người mang
bản chất xã hội-lịch sử”. TL:
Tâm lý người mang bản chất xã hội: o
Tâm lý người có nguồn gốc xã hội:
Tâm lý của con người chỉ được hình thành và phát triển trong
môi trường xã hội nơi con người sống và làm việc với tư cách là một thành viên
-> sinh ra là có hình thái người nhưng nếu thoát khỏi môi trường xã hội loài
người thì không có tâm lý người.
Tâm lý người là sản phẩm của xã hội nơi mà con người đó sinh
ra, lớn lên và hoạt động giao tiếp.
Tâm lý người có nội dung xã hội:
Tâm lý người phản ánh toàn bộ các quan hệ xã hội mà họ có
như quan hệ chính trị, quan hệ kinh tế, quan hệ đạo đức, quan hệ pháp quyền.
Thông qua hoạt động và giao tiếp, mỗi cá nhân lĩnh hội kinh
nghiệm, lịch sử xã hội -> tâm lý của cá nhân được hình thành (sự hình thành
và phát triển tâm lý con người thông qua con đường lĩnh hội).
Tâm lý người mang tính lịch sử:
Tâm lý người luôn luôn vận động, biến đổi theo sự vận động,
biến đổi của xã hội -> ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau thì tâm lý con người là
khác nhau. VD: Ở thế kỷ 20, khi cuộc sống chưa phát triển thì con người chỉ
muốn ăn no mặc ấm. Còn bây giờ, khi cuộc sống đã phát triển hơn thì con
người lại muốn ăn ngon mặc đẹp.
Mỗi thời kỳ lịch sử qua đi thì tâm lý con người có sự thay đổi
nhưng sự thay đổi này không diễn ra trong toàn bộ mà nó vẫn đọng lại những nét tâm lý cũ.
Mỗi một dân tộc đều có tập tục, bản sắc, tâm lý riêng.
Mỗi giai cấp trong xã hội, hoạt động, nghề nghiệp đều có đặc điểm tâm lý khác nhau. Ý nghĩa:
Yếu tố xã hội-lịch sử là nguồn gốc quan trọng, là yếu tố quyết
định sự hình thành và phát triển tâm lý con người.
Muốn hiểu và nghiên cứu tâm lý con người, phải nghiên cứu
môi trường xã hội, nền văn hóa xã hội, quan hệ xã hội mà cá nhân đó sống và hoạt động.
Câu 4: Bằng dẫn chứng hãy CMR: Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động. TL: Định nghĩa hoạt động: o
Là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với thế giới để tạo ra
sản phẩm về phía thế giới và con người. o
Là quá trình con người tác động vào tự nhiên, xã hội, người khác và
bản thân, chuyển năng lực lao động và các phẩm chất tâm lý thành sản phẩm
của hoạt động. Đồng thời với quá trình này là quá trình con người tách các
thuộc tính của sự vật, hiện tượng bản chất của thế giới để biến thành vốn liếng
tinh thần cho chủ thể (bằng quá trình hình thành tâm lý, ý thức cho chủ thể hoạt động). Phân tích định nghĩa: o
Trong quá trình con người tiến hành hoạt động diễn ra đồng thời các quá trình sau:
Quá trình 1: Chủ thể hoạt động chuyển năng lực lao động và
các phẩm chất tâm lý thành sản phẩm hoạt động. Đây là quá trình xuất tâm,
nghĩa là khi con người hoạt động sẽ chuyển năng lực lao động và các phẩm chất
tâm lý của mình để tạo nên sản phẩm hoạt động. Sản phẩm hoạt động là bộ mặt tâm lý của chủ thể.
VD: Thợ may chuyển năng lực lao động và phẩm chất tâm lý để tạo nên những chiếc áo.
Quá trình 2: Diễn ra đồng thời với quá trình 1. Khi con người tạo ra sản
phẩm hoạt động thì chủ thể hoạt động còn chuyển vào bản thân mình cách thức
tiến hành hoạt động, phương pháp, quy trình, kinh nghiệm,… để biến thành tâm
lý, ý thức cho chủ thể. Đây là quá trình nhập tâm, nghĩa là quá trình hình thành
tâm lý, ý thức của chủ thể hoạt động. Càng hoạt động tích cực thì tâm lý càng phát triển.
VD: Khi may áo, người thợ may chuyển vào bản thân mình phương pháp, quy
trình may áo, các kinh nghiệm của mình, các kỹ thuật căn bản để biến thành ý thức
tạo ra những chiếc áo đẹp theo yêu cầu của khách hàng.
Khi con người tiến hành hoạt động sẽ tạo nên 2 sản phẩm: sản phẩm hoạt
động (tạo nên của cải, vật chất cho xã hội đáp ứng nhu cầu của con người và xã
hội) và hoàn thiện nhân cách cho chủ thể hoạt động.
Câu 5: Hãy phân loại các hiện tượng tâm lý. Cho VD minh họa. TL:
Hiện tượng tâm lý là những hiện tượng do HTKQ tác động vào não con
người mà sinh ra hay còn gọi là hoạt động tâm lý. Phân loại: o
Cách 1: Dựa vào thời gian tồn tại của các hiện tượng tâm lý, người ta
chia hiện tượng tâm lý thành 3 loại:
Quá trình tâm lý: là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời
gian ngắn, việc mở đầu, diễn biến và kết thúc rõ ràng. VD: quá trình nhận thức,
quá trình xúc cảm, quá trình ý chí,…
Trạng thái tâm lý: là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời
gian tương đối dài, việc mở đầu, diễn biết và kết thúc không rõ ràng, luôn luôn
đi kèm với các hiện tượng tâm lý khác, làm nền cho chúng. VD: tâm trạng
Thuộc tính tâm lý: là những hiện tượng tâm lý ổn định, khó
hình thành, khó mất đi, tạo nên nhân cách. Thuộc tính tâm lý gồm: xu hướng,
năng lực, tính cách, khí chất, tình cảm. VD: tính cách, quan điểm, hứng thú,…
Cách 2: Dựa vào đối tượng nghiên cứu, người ta chia hiện
tượng tâm lý thành 2 loại:
Hiện tượng tâm lý cá nhân: nghiên cứu những đặc điểm tâm lý
của cá nhân trong quá trình cá nhân đó sống và hoạt động như nhận thức, tình
cảm, ý chí của cá nhân.
Hiện tượng tâm lý xã hội: là những hiện tượng tâm lý nảy sinh
trong một cộng đồng người, một tập thể,… VD: tập quán, tin đồn, phong trào quần chúng,…
Câu 6: So sánh sự giống nhau, khác nhau và mối quan hệ giữa nhận thức cảm
tính và nhận thức lý tính. TL: Khái niệm: o
Nhận thức cảm tính là giai đoạn nhận thức đầu tiên, giai đoạn nhận
thức thấp trong hoạt động nhận thức của con người, là quá trình nhận thức bằng
các giác quan để đưa lại hình ảnh về sự vật, hiện tượng. o
Nhận thức lý tính là giai đoạn nhận thức tiếp theo và cao hơn về chất
so với nhận thức cảm tính. So sánh: o Giống nhau:
Đều nằm trong quá trình nhận thức của con người.
Đều phản ánh HTKQ để có những hình ảnh về chúng.
Đều là quá trình tâm lý, nghĩa là hiện tượng tâm lý có mở đầu,
diễn biến và kết thúc rõ ràng, diễn ra trong thời gian ngắn.
Đều mang bản chất xã hội-lịch sử. Khác nhau: Nhận thức cảm tính Nhận thức lý tính
+ Nảy sinh khi có HTKQ tác động vào + Nảy sinh khi gặp hoàn cảnh “có vấn
các giác quan tới ngưỡng.
đề”, được thúc đẩy bởi nhu cầu xã hội.
+ Phản ánh những thuộc tính bề ngoài, + Phản những thuộc tính bản chất,
trực quan cụ thể. VD: Khi phản ánh những mối quan hệ mang tính quy luật.
con người, ta chỉ biết được hình dáng VD: Khi phản ánh con người, ta biết
bên ngoài của họ (chiều cao, màu da, được người này tốt hay xấu, tài năng ra …). sao,…
+ Nhận thức trực tiếp bằng các giác + Phản ánh gián tiếp thông qua ngôn
quan, phải có sự vật, hiện tượng trực ngữ, công cụ nhận thức khác như máy
tiếp tác động vào giác quan.
móc, thiết bị kỹ thuật.
+ Nhận thức sự vật một cách cụ thể.
+ Phản ánh sự vật, hiện tượng một cách
VD: Thông qua giác quan ta biết được trừu tượng, khái quát, những bản chất
chiếc điện thoại này màu đen, chiếc kia chung. màu trắng.
VD: ĐTDĐ là 1 loại khái quát mang
những cấu tạo, chức năng chung được
phản ánh bằng nhận thức lý tính. + Sản phẩm?
+ Sản phẩm là khái niệm, phán đoán.
Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính: o
Sơ đồ: Nhận thức cảm tính <------------------> Nhận thức lý tính o
Nhận thức cảm tính là cơ sở, cung cấp nguyên liệu cho nhận thức lý tính. o
Không có nhận thức cảm tính thì không có nhận thức lý tính. o
Ngược lại, nhận thức lý tính chi phối nhận thức cảm tính, làm cho quá
trình nhận thức cảm tính diễn ra nhanh hơn, chính xác hơn, trọn vẹn hơn.Muốn
hiểu sự vật, hiện tượng phải đi từ nhận thức cảm tính. VD: Điều tra vụ án phải
đi từ những dấu vết trên hiện trường (nhận thức cảm tính), sau đó mới phân
tích, suy xét (nhận thức lý tính).
Kết luận: Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là 2 quá trình trong hoạt
động nhận thức của con người, có quan hệ mật thiết với nhau và đóng vai trò
quan trọng trong đời sống tâm lý của con người.
Câu 7: Tư duy là gì? Nêu các đặc điểm của tư duy. TL:
Định nghĩa: Tư duy là 1 quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản
chất, những mối liên hệ, quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng. Phân tích định nghĩa: o
Tư duy là 1 quá trình tâm lý, nghĩa là nó là hiện tượng tâm lý diễn ra
trong thời gian ngắn, có mở đầu, diễn biến và kết thúc rõ ràng. o
Khác với cảm giác và tri giác, tư duy cho ta biết được những thuộc
tính bản chất bên trong của sự vật, hiện tượng.
VD: Ở cảm giác và tri giác, khi phản ánh 1 con người, ta chỉ biết được hình dáng
bên ngoài của họ (chiều cao, màu da,…) nhưng đến tư duy, nó phản ánh được bản
chất của con người này như tốt xấu, tài năng,…
Cũng như các hiện tượng tâm lý khác, tư duy mang bản chất xã hội. Nó
hướng vào giải quyết những nhiệm vụ do xã hội đặt ra.
VD: Làm thế nào để SV ra trường có việc làm?
Sản phẩm của tư duy là khái niệm, phán đoán. Đặc điểm của tư duy: o
Tư duy nảy sinh từ hoàn cảnh “có vấn đề”:
Ở cảm giác và tri giác có sự vật, hiện tượng tác động vào các
giác quan của con người thì ta phản ánh. Nhưng đến tư duy nó chỉ nảy sinh khi
gặp hoàn cảnh “có vấn đề”.
Hoàn cảnh “có vấn đề” là hoàn cảnh mà xuất hiện mục đích
mới cần phải giải quyết.
VD: Trong quá trình giảng bài, người dạy thường đặt các câu hỏi cho người học.
Hoàn cảnh “có vấn đề” đó phải được chủ thể nhận thức rõ ràng và chuyển
thành nhiệm vụ tư duy. Nói cách khác, chủ thể xác định được cái đã biết và cái
phải tìm, đồng thời có nhu cầu giải quyết.
Tư duy mang tính gián tiếp: o
Ở nhận thức cảm tính phải có sự vật, hiện tượng trực tiếp tác động vào
giác quan. Nói cách khác, phương thức nhận thức của cảm giác là nhận thức
trực tiếp bằng các giác quan. o
Nhưng đến tư duy là phán ảnh gián tiếp thông qua ngôn ngữ, công cụ
nhận thức khác như máy móc, thiết bị kỹ thuật…
Tư duy mang tính chất trừu tượng, khái quát:
Ở nhận thức cảm tính, cảm giác và tri giác nhận thức sự vật 1 cách cụ thể. Nhưng
tư duy có thể phản ánh sự vật, hiện tượng 1 cách trừu tượng, khái quát. Tư duy có
khả năng phản ánh những bản chất chung của sự vật, hiện tượng. Trên cơ sở đó
khái quát chúng thành 1 nhóm, 1 loài. VD: sinh viên là 1 nhóm khái quát chỉ
những người có chung các đặc điểm như….
Tư duy có mối quan hệ mật thiết với ngôn ngữ, lấy ngôn ngữ làm phương tiện: o
Đây là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong đó tư duy phản
ánh nội dung, ngôn ngữ phản ánh hình thức. Ngôn ngữ là vỏ bọc của tư duy.
Nếu không có ngôn ngữ thì không có phương tiện để diễn đạt sản phẩm của tư
duy, đồng thời nếu ngôn ngữ mà không có tư duy thì đó là những chuỗi âm thanh vô nghĩa. o
Tư duy phản ánh mục đích, ngôn ngữ là phương tiện biểu đạt.
Tư duy có mối quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính: o
Nhận thức cảm tính và tư duy có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đan
xen nhau trong đó nhận thức cảm tính là cơ sở của tư duy, điều kiện của tư duy.
Không có nhận thức cảm tính thì không có quá trình tư duy diễn ra. o
Ngược lại, tư duy luôn đi kèm với nhận thức cảm tính, làm cho quá
trình nhận thức cảm tính diễn ra nhanh hơn, chính xác hơn.
Câu 8: So sánh tư duy và tưởng tượng. TL: Khái niệm: o
Tư duy là 1 quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất,
những mối liên hệ, quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật và hiện tượng. o
Tưởng tượng là 1 quá trình tâm lý phản ánh cái chưa từng có trong
kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng hình ảnh mới trên cơ sở hiện tượng đã có. So sánh: o Giống nhau:
Đều nằm trong giai đoạn nhận thức lý tính để giúp con người
nhận thức sự vật, hiện tượng.
Đều là quá trình tâm lý, nghĩa là hiện tượng tâm lý diễn ra trong
thời gian ngắn, có mở đầu, diễn biến và kết thúc rõ ràng.
Đều phản ánh cái mới, cái gián tiếp.
Đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính, đều làm
quá trình nhận thức cảm tính diễn ra nhanh hơn, chính xác hơn.
Đều được thúc đẩy bởi nhu cầu xã hội và hướng vào giải quyết
những vấn đề xã hội đặt ra.
Đều mang bản chất xã hội-con người.
Đều xuất phát, nảy sinh từ hoàn cảnh “có vấn đề”. Khác nhau: Tư duy Tưởng tượng
+ Sản phẩm là khái niệm, phán + Sản phẩm là biểu tượng của tưởng đoán. tượng.
+ Hoàn cảnh “có vấn đề” có tính + Hoàn cảnh “có vấn đề” mang tính chất
chất không xác định thấp hơn so với bất định lớn. tưởng tượng.
+ Khi giải quyết vấn đề, dựa vào hình ảnh
+ Khi giải quyết vấn đề, dựa vào cụ thể, rõ nét. khái niệm trừu tượng.
+ VD: 1) Trong cuộc thi vẽ tranh về cảnh
+ VD: 1) GVCN phản ánh tình hình đẹp làng quê, người dự thi phải tưởng
học tập của lớp bằng khái niệm.
tượng về cảnh làng quê.
2) 1 ngày 1 sv ăn 3 bữa hết 100k. 2) Trên 1000 m2 hãy thiết kế tòa nhà 11
Hỏi 1 tháng (30 ngày) sv tiêu hết ? tầng -> cơ chế tưởng tượng. tiền (cơ chế tư duy).
Câu 9: Tình cảm là gì? Phân tích các đặc trưng của đời sống tình cảm. TL:
Khái niệm: Tình cảm là thái độ, cảm xúc ổn định của cá nhân đối với sự vật,
hiện tượng. Nó phản ánh ý nghĩa của sự vật, hiện tượng liên quan đến nhu cầu
và động cơ của con người. Tình cảm là sản phẩm cao cấp của sự phát triển các
cảm xúc trong điều kiện xã hội. Phân tích định nghĩa: o
Tình cảm phản ánh HTKQ dưới dạng thái độ, cảm xúc ổn định của
con người. VD: thái độ nghiêm túc, thờ ơ, tôn trọng, yêu ghét,… o
Tình cảm phản ánh ý nghĩa của sự vật, hiện tượng, gắn với nhu cầu,
động cơ của con người. o
Tình cảm là sản phẩm cao cấp trong điều kiện xã hội, chỉ có con
người mới có tình cảm. o
Sản phẩm của tình cảm là những rung động.
Đặc trưng của đời sống tình cảm: o Tính nhận thức:
Yếu tố nhận thức là yếu tố chủ đạo vì con người chỉ có tình cảm
khi chủ thể nhận thức sâu sắc về sự vật, hiện tượng. Vì thế yếu tố nhận thức là cơ sở của tình cảm.
Con người luôn luôn biểu đạt tình cảm của mình bằng những
ngôn từ thích hợp -> tình cảm gắn với tư duy con người. Tính xã hội:
Tình cảm chỉ có ở con người -> mang tính xã hội.
Tình cảm chỉ nảy sinh trong môi trường xã hội, trong quá trình
con người cải tạo tự nhiên và xã hội như tình đồng chí, tình yêu,… Tính ổn định:
Tình cảm mang tính ổn định vì tình cảm là 1 thuộc tính tâm lý,
nghĩa là hiện tượng tâm lý ổn định, bền chặt, khó hình thành và khó mất đi.
Tình cảm mang tính ổn định -> khi biết được tình cảm của 1
con người nào đó ta sẽ hiểu được đời sống nội tâm của con người đó -> phán
đoán được cái chính yếu của người đó. Tính 2 mặt:
Trong đời sống tình cảm của con người không bao giờ chỉ chứa
đựng những tình cảm tích cực mà còn những tình cảm tiêu cực, đối lập nhau.
VD: vui – buồn, yêu – ghét,…
Thiếu đị sự rung động, tương phản, đời sống tình cảm của con
người sẽ buồn tẻ, không dám đấu tranh với cái ác. Tính chân thực:
Tình cảm mang tính chân thực nghĩa là nó phản ánh chính xác
nội tâm thực của con người dù cố tình che giấu bằng những động tác giả.
Không có tình cảm giả dối nhưng trong mỗi điều kiện khác
nhau, hoàn cảnh khác nhau thì thái độ, tình cảm của con người biểu hiện trùng
lặp hoặc không trùng lặp với đời sống nội tâm. Tính khái quát:
Đó là tình cảm của con người đối với 1 loài sự vật, hiện tượng
chứ không phải 1 sự vật, hiện tượng.
VD: yêu người lao động, ghét bọn buôn ma túy,…
Câu 10: So sánh sự giống nhau, khác nhau giữa xúc cảm và tình cảm. TL: Khái niệm: o
Xúc cảm là quá trình tâm lý, phản ánh thái độ của con người đối với sự vật, hiện tượng. o
Tình cảm là thuộc tính tâm lý, phản ánh những cảm xúc ổn định của
cá nhận với sự vật, hiện tượng liên quan đến sự thỏa mãn, nhu cầu của con người. So sánh: o Giống nhau:
Đều thuộc đời sống tình cảm của con người, thể hiện thái độ
của chủ thể đối với sự vật, hiện tượng.
Đều mang tính chủ thể và tính xã hội-lịch sử.
Đều có sản phẩm là những rung động. Khác nhau: Xúc cảm Tình cảm
+ Là quá trình tâm lý, nghĩa là hiện tượng + Là thuộc tính tâm lý, nghĩa là
tâm lý diễn ra trong thời gian ngắn, có mở hiện tượng tâm lý ổn định, bền
đầu, diễn biến và kết thúc rõ ràng.
chặt, khó hình thành và mất đi.
+ Có ở cả người và vật. + Chỉ có ở người.
+ Thực hiện chức năng sinh vật.
+ Thực hiện chức năng xã hội.
+ Xuất hiện trước tình cảm.
+ Xuất hiện sau, được nảy sinh tờ những xúc cảm.
+ Mang tính nhất thời, phụ thuộc tình + Mang tính ổn định.
huống, gặp tình huống thì xuất hiện.
+ Gắn với những phản xạ không điều kiện + Gắn với nhân cách.
và những bản năng. VD: Chó con bị người
đánh -> chó mẹ sủa để bảo vệ con.
Mối quan hệ giữa xúc cảm và tình cảm: o
Sơ đồ: Xúc cảm <----------------------> Tình cảm o
Không có xúc cảm thì không có tình cảm. o
Tình cảm chi phối xúc cảm, làm cho quá trình biểu lộ xúc cảm diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn.
Kết luận: Tuy xúc cảm và tình cảm có những đặc điểm khác nhau nhưng
chúng có mối quan hệ mật thiệt với nhau và không tách rời nhau.
Câu 11: So sánh và phân tích mối quan hệ giữa hoạt động nhận thức và đời sống tình cảm. TL: Khái niệm: o
Nhận thức là quá trình tâm lý phản ánh chính bản thân sự vật và hiện
tượng, đưa lại sự hiểu biết cho con người về sự vật, hiện tượng. o
Tình cảm là thuộc tính tâm lý phản ánh ý nghĩa của sự vật, hiện tượng
liên quan đến nhu cầu và động cơ của con người. So sánh: o Giống nhau:
Đều phản ánh HTKQ cụ thể trong điều kiện xã hội cụ thể. VD:
Nhận thức về vấn đề dân số VN hiện nay -> thái độ?
Đều mang tính xã hội, tính chủ thể và đều được thúc đẩy bởi nhu cầu xã hội. Khác nhau: Nhận thức Tình cảm
+ Là quá trình tâm lý phản ánh chính + Là thuộc tính tâm lý ổn định, bền chặt,
bản thân sự vật, hiện tượng, đưa lại sự phản ánh ý nghĩa của sự vật, hiện tượng
hiểu biết cho con người về sự vật, hiện liên quan đến sự thỏa mãn và nhu cầu tượng đó. của con người. VD: Nhận thức về HVBCTT
VD: Có hiểu biết về HVNCTT thì có
+ Phạm vi phản ánh rộng hơn. tình cảm ntn?
+ Sản phẩm là hình tượng, khái niệm, + Phạm vi phản ánh hẹp hơn. biểu tượng.
+ Sản phẩm là những rung động.
+ Tính chủ thể không rõ ràng.
VD: Mọi sv đều có thể nhận thức + Tính chủ thể đậm nét, rõ ràng hơn.
được về các ngành đào tạo của VD: Không phải sv nào cũng thích HVBCTT.
ngành mà họ đã lựa chọn.
Mối quan hệ giữa nhận thức và tình cảm: o
Sơ đồ: Nhận thức <------------------------> Tình cảm o
Nhận thức là cơ sở để phát triển tình cảm. Nhận thức đúng thì tình
cảm đúng, nhận thức sai thì tình cảm sai. o
Tình cảm chi phối quá trình nhận thức, quá trình lựa chọn đối tượng,
làm cho quá trình nhận thức diễn ra nhanh hơn, hiệu quả cao hơn.
VD: Cá nhân thích 1 môn học nào đó sẽ đầu tư công sức và nắm chắc nội dung
hơn, đạt kết quả cao hơn.
Kết luận: Nhận thức và tình cảm là 2 hoạt động tâm lý của con người, có nội
dung phản ánh khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đôi khi
mối quan hệ này không diễn ra theo tỉ lệ thuận. Tình cảm quá mạnh có thể làm
sai lệch quá trình nhận thức.
Câu 12: Phân biệt các khái niệm con người, cá nhân, nhân cách. TL:
Con người: là 1 đại biểu của 1 giống loài (khác động vật) có lao động, ngôn
ngữ và sống thành xã hội; hoặc con người khác hẳn với loài động vật đó là ý thức thay thế bản năng.
Cá nhân: là 1 con người cụ thể sống trong xã hội loài người, không phụ
thuộc đặc điểm riêng của người đó như giới tính, nghề nghiệp, chức vụ,… Nhân cách: o
Nhân cách là toàn bộ những đặc điểm, những phẩm chất tâm lý quy
định giá trị xã hội và hành vi xã hội của con người (tính trung thực, chăm chỉ, kiên trì,…) o
Khái niệm nhân cách không bao quát rộng như khái niệm con người
và khái niệm cá nhân mà khái niệm nhân cách chỉ nhấn mạnh yếu tố xã hội, tính
xã hội, bản chất xã hội của con người. o
Bản chất xã hội của con người: Trong tính hiện thực của mình, bản
chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, nghĩa là bản chất của
con người được hình thành và phát triển trong quan hệ với tự nhiên và xã hội
(quan hệ song trùng), từ đó nhân cách hình thành và phát triển. Vì vậy không
tìm nhân cách con người ở đâu xa mà tìm trong chính các quan hệ xã hội của họ. o
Nhân cách của con người bao giờ cũng gắn với 1 hoạt động nghề
nghiệp cụ thể, 1 vị trí xã hội cụ thể như: nhân cách sinh viên, nhân cách cán bộ, …
Câu 13: Nhân cách là gì? Phân tích các đặc điểm của nhân cách. TL: Khái niệm: o
Nhân cách là toàn bộ những đặc điểm, những phẩm chất tâm lý quy
định giá trị xã hội và hành vi xã hội của con người (tính trung thực, chăm chỉ, kiên trì,…) o
Khái niệm nhân cách không bao quát rộng như khái niệm con người
và khái niệm cá nhân mà khái niệm nhân cách chỉ nhấn mạnh yếu tố xã hội, tính
xã hội, bản chất xã hội của con người. o
Bản chất xã hội của con người: Trong tính hiện thực của mình, bản
chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, nghĩa là bản chất của
con người được hình thành và phát triển trong quan hệ với tự nhiên và xã hội
(quan hệ song trùng), từ đó nhân cách hình thành và phát triển. Vì vậy không
tìm nhân cách con người ở đâu xa mà tìm trong chính các quan hệ xã hội của họ. o
Nhân cách của con người bao giờ cũng gắn với 1 hoạt động nghề
nghiệp cụ thể, 1 vị trí xã hội cụ thể như: nhân cách sinh viên, nhân cách cán bộ, …
Đặc điểm của nhân cách: o Tính ổn định:
Nhân cách con người gồm nhiều nét, nhiều phẩm chất.
Trong quá trình sống, các nét nhân cách này có thể thay đổi
theo sự thay đổi của đời sống xã hội. Nhưng sự thay đổi đó tạo nên 1 cấu trúc
tương đối ổn định trong 1 quãng đời nào đó của con người. Do đó có thể dự
đoán được hành vi của 1 nhân cách cụ thể trong 1 tình huống cụ thể. VD? Tính thống nhất:
Nhân cách con người gồm nhiều phẩm chất nhân cách. Các nét
nhân cách này có mối quan hệ với nhau, thống nhất với nhau.
VD: Người A có những nét nhân cách: trung thực, chăm chỉ, giản dị,… thống nhất với nhau.
Khi đánh giá nhân cách con người, ta không xem xét từng nét nhân cách rời
rạc mà phải xem xét nó trong mối quan hệ với các nét nhân cách khác và với mục đích gì. Tính tích cực: o
Nhân cách của con người có tính tích cực hoạt động, được biểu hiện ở
khả năng con người nhận thức được thế giới. Bằng hoạt động thực tiễn của bản
thân, con người còn cải tạo thế giới, qua đó cải tạo bản thân.
Khách quan <--------------------------> Chủ quan
Trong quá trình con người tiến hành hoạt động còn phải vượt qua khó khăn,
trở ngại để đạt được mục đích đề ra. Đây chính là tính tích cực. (Liên hệ bản thân)
Nguồn gốc của tính tích cực: nhu cầu trong cuộc sống. Mỗi cá nhân biết lựa
chọn nhu cầu của mình, hướng nhu cầu của mình cho phù hợp với sự phát triển xã hội. Tính giao lưu: o
Nhân cách con người chỉ có thể được hình thành và phát triển trong sự
giao lưu với nhân cách khác. Không có giao lưu thì không có nhân cách. o
Thông qua giao lưu ta lĩnh hội được những chuẩn mực xã hội -> hoàn thiện bản thân. o
Thông qua giao lưu ta soi mình với người khác để thấy được những
hành vi, giá trị xã hội của nhân cách khác, từ đó điều chỉnh bản thân. o
Câu 14: Nhu cầu là gì? Phân biệt nhu cầu học tập và hứng thú học tập. TL: Khái niệm: o
Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà cá nhân thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển. o
Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó vừa
có ý nghĩa đối với đời sống cá nhân, vừa có khả năng đem lại khoái cảm cho cá
nhân trong quá trình hoạt động.
Phân biệt nhu cầu học tập và hứng thú học tập: Nhu cầu học tập Hứng thú học tập
+ Là sự đòi hỏi của SV trong quá + Là thái độ đặc biệt của SV đối với việc học
trình lĩnh hội những tri thức, kỹ tập (lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề
năng, kỹ xảo nghề nghiệp tương nghiệp), đồng thời SV còn có tình cảm, khát lai để phát triển.
khao đối với việc học tập.
+ SV nhận thức được việc học + SV không chỉ nhận thức được việc học tập
tập là cần thiết đối với bản thân.
là cần thiết đối với bản thân mà còn có tình
+ Trong nhu cầu chỉ chứa đựng cảm, sự yêu thích đối với việc học tập đó.
mặt nhận thức nên SV chỉ hiểu + Chứa đựng cả mặt nhận thức và tình cảm.
được việc học tập có ý nghĩa với Nói cách khác, trong hứng thú SV không chỉ bản thân.
nhận thức được việc học tập có nghĩa đối với
+ Mặt biểu hiện thấp hơn so với bản thân mà còn khát khao học tập. hứng thú:
+ Mặt biểu hiện cao hơn so với nhu cầu: 1.
SV đi học đủ số buổi. 1.
Đi học đầy đủ các buổi, không nghỉ 2. Trong lớp ngồi nghe
buổi nào bất chấp mọi lý do.
giảng, không nói chuyện 2.
Ngồi nghe giảng tập trung cao độ, ghi
riêng, ghi chép bài đầy đủ.
bài có sáng tạo, tích cực xây dựng bài, tự 3.
Về nhà học bài và làm bài giác.
đủ theo yêu cầu của giảng 3.
Không chỉ làm đầy đủ các bải giảng viên.
viên giao cho mà còn tìm hiểu thêm, đầu 4. Khi kết thúc môn học hay
tư công sức, thời gian cho việc học tập.
cả quá trình học mà đạt kết 4.
Khi kết quả học tập không như mong
quả ở mức TB hoặc trên TB
muốn thì buồn phiền. Tuy nhiên, SV có thì hài lòng.
hứng thú học tập thường có kết quả cao.
Như vậy nhu cầu học tập sẽ tạo ra hứng thú học tập nhưng có hứng thú học tập sẽ
làm xuất hiện nhiều nhu cầu trong quá trình học tập (như nhu cầu tìm kiếm tài liệu, mở mang kiến thức,…).
Câu 15: Năng lực là gì? Bằng dẫn chứng hãy phân tích mối quan hệ giữa tư chất và năng lực.
Khái niệm: Năng lực là những thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với
yêu cầu của hoạt động nào đó và đảm bảo hoạt động ấy có hiệu quả. Phân tích khái niệm: o
Năng lực là khả năng của con người để hoàn thành 1 hoạt động cụ thể. o
Năng lực gồm năng lực chung (tạo nền tảng cho các hoạt động của
con người) và năng lực riêng (năng lực đặc biệt, không có nó thì hoạt động
không đạt hiệu quả. VD: chất giọng hay là năng lực đặc biệt của ca sĩ). o
Năng lực của con người không phải sinh ra là có mà được hình thành
qua hoạt động thực tiễn của cá nhân. o
Năng lực vừa là tiền đề vừa là kết quả của hành động.
Mối quan hệ giữa tư chất và năng lực: o
Tư chất là những đặc điểm về giải phẫu và chức năng của chúng được
biểu hiện trong cuộc sống. VD: cao, chất giọng khỏe, chân dài,… o
Mối quan hệ giữa tư chất và năng lực:
Tư chất là tiền đề, cơ sở vật chất, điều kiện đầu tiên, mầm ảnh
hưởng đến sự hình thành và phát triển năng lực. VD: cao là điều kiện để 1
người có thể trở thành vận động viên bóng rổ.
Tư chất không quyết định đến sự hình thành và phát triển năng
lực. VD: Không phải có chiều cao là sẽ trở thành vận động viên bóng rổ.
Sự hình thành và phát triển năng lực của con người còn phụ
thuộc rất nhiều yếu tố như: môi trường giáo dục, nỗ lực hoạt động của cá nhân
đó, môi trường rèn luyện thường xuyên để trau dồi năng lực.