Đề cương tiếng việt thực hành 3 | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Chúng ta đang sống trong một thời đại mà loài người đang xích lại gần nhau và sự  giao lưu văn hóa diễn ra trên toàn thế giới. Không một sức mạnh nào có thể cản trở được chiều hướng này. Không một dân tộc nào có thể tồn tại và phát triển nếu  không đặt mình trong sự tiến bộ chung, nếu không tiếp thu những thành tựu trí tuệ  của nhân loại. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Môn:
Thông tin:
10 trang 4 ngày trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đề cương tiếng việt thực hành 3 | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Chúng ta đang sống trong một thời đại mà loài người đang xích lại gần nhau và sự  giao lưu văn hóa diễn ra trên toàn thế giới. Không một sức mạnh nào có thể cản trở được chiều hướng này. Không một dân tộc nào có thể tồn tại và phát triển nếu  không đặt mình trong sự tiến bộ chung, nếu không tiếp thu những thành tựu trí tuệ  của nhân loại. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

245 123 lượt tải Tải xuống
ĐỀ 3
Câu 1 (2 điểm)
Cho đoạn văn sau:
Chúng ta đang sống trong một loài người đang xích lạithời đại
gần nhau sự giao lưu văn hóa diễn ra trên toàn thế giới. Không một
sức mạnh nào thể được chiều hướng này. Không một dân tộccản trở
nào thể tồn tại phát triển nếu không đặt mình trong sự tiến bộ
chung, nếu không những thành tựu trí tuệ của nhân loại. Trêntiếp thu
lĩnh vực văn hóa, sự tiếp nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa Đông và Tây
lại trở thành một vấn đề cấp thiết. Trong bối cảnh đó, việc đánh giá lại
vai trò của Nho giáo trong lịch sử tư tưởng và ảnh hưởng của nó trong xã
hội ngày nay đang có một ý nghĩa đặc biệt.
(Dẫn theo Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên), Nguyễn Văn Hiệp)
a. Tìm từ đồng nghĩa với các từ sau: thời đại, cản trở, tiếp thu.
- Thời đại: thời kỳ, kỉ nguyên, thế kỷ, giai đoạn, bối cảnh
- Cản trở: ngăn cản, kìm hãm, ngăn chặn
- Tiếp thu: hấp thụ, lĩnh hội, thu nhận
b. Diễn đạt lại câu “Chúng ta đang sống trong một thời đại loài
người đang xích lại gần nhau sự giao lưu văn hóa diễn ra trên toàn
thế giới” bằng ít nhất 3 cách khác nhau.
- Chúng ta đang sống trong một thời đại sự giao lưu văn hóa diễn
ra trên toàn thế giới và loài người đang xích lại gần nhau
- Trong thời kỳ hội nhập với sự giao lưu văn hóa diễn ra trên toàn thế
giới giúp loài người đang xích lại gần nhau
- Chúng ta đang sống trong một bối cảnh loài người đang xích lại
gần nhau và sự giao lưu văn hóa diễn ra trên toàn thế giới
Câu 2 (3 điểm)
Hãy sắp xếp lại trật tự các câu sau để hoàn thành một đoạn văn chuẩn,
giải thích ngắn gọn về lý do sắp xếp đó:
a. Nói như vậy, nghĩa là, một từ mới hay một thuật ngữ mới, khi
được dùng trên báo chí hay các chương trình phát thanh truyền hình
thì thường đã được chuẩn hóa về mặt ngữ âm, cách viết, về mặt ngữ
nghĩa, cảnh huống sử dụng.
=> Nói như vậy, nghĩa là, một từ mới hay một thuật ngữ mới, khi
được dùng trên các chương trình phát thanh truyền hình hay trên báo
chí thì thường đã được chuẩn hóa về mặt ngữ âm, cảnh huống sử dụng,
về mặt ngữ nghĩa, cách viết.
Giải thích:
- Đảo “các chương trình PT-TH” lên trước “báo chí” để vế tương xứng
với vế trước “1 từ mới hay 1 thuật ngữ mới”: hẹp -> rộng
- Ngữ âm âm thanh ngôn ngữ gắn với cảnh huống sd, ngữ nghĩa ý
nghĩa ngôn ngữ đi với cách viết.
b. Vai trò quan trọng khác của các phương tiện thông tin đại chúng
trong việc phát triển ngôn ngữ là việc chuẩn hóa ngôn ngữ.
c. => Vai trò quan trọng khác trong việc phát triển ngôn ngữ của các
phương tiện thông tin đại chúng là việc chuẩn hóa ngôn ngữ.
Giải thích: giúp cụ thể vai trò quan trong trong vấn đề gì
d. Hoặc những từ trước đó công chúng dùng chưa đúng, phát âm
hay viết chưa đúng, nhưng nay qua các phương tiện thông tin đại chúng,
họ đã tự sửa được những sai sót đó.
e. => Hoặc có những từ trước đó công chúng phát âm chưa đúng, viết
hay dùng chưa đúng, nhưng nay qua các phương tiện thông tin đại
chúng, họ đã tự sửa được những sai sót đó.
=> sắp xếp theo cấp độ tăng tiếnGiải thích:
c. Người nghe hay độc giả khi tiếp thu các từ mới này đã tiếp thu ngay
dạng chuẩn của nó và cách sử dụng.
=> Người nghe hay độc giả khi tiếp thu các từ mới này đã tiếp thu
ngay cách sử dụng và dạng chuẩn của nó.
Giải thích: cách sử dụng được nói trước cấu trúc
(Phỏng theo Nguyễn Khuê – Chính sách ngôn ngữ ở Cộng hòa
Philippin)
Câu 3 (5 điểm): Lập đề cương chi tiết cho văn bản chủ đề sau: Bàn
về hiện tượng ‘’lẩu’ văn hóa trong xã hội Việt Nam hiện nay. Trình bày
quan điểm của anh/chị trong một bài viết ngắn (khoảng 20-25 câu)
trong đó có sử dụng lập luận so sánh.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trước dòng chảy của hội nhập quốc tế, các nền văn hoá dường như không
còn khoảng cách. Những tinh hoa văn hoá phương Đông giao thoa với
những giá trị tốt đẹp của phương Tây, tạo nên một thế giới văn minh và
phát triển. Chính vì lẽ đó, hiện tượng “lẩu văn hoá” đang ngày càng trở
nên phổ biến trong xã hội Việt Nam.
Sự hoà hợp giữa truyền thống và hiện đại, tây và ta đã đem tới nhiều cơ
hội và thách thức cho nền văn hoá dân tộc
2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1. Giải thích các khái niệm liên quan
Hiện tượng “lẩu” văn hóa là gì?
- Nghĩa đen: Là một món ăn có nguồn gốc xuất phát từ Mông Cổ. Một
nồi lẩu sẽ bao
gồm nhiều dụng cụ và nguyên liệu.
- Nghĩa bóng: “Lẩu” văn hóa là một phép ẩn dụ dùng để nói về sự đa
dạng về chủng tộc (nhiều người từ nền văn hóa, sắc tộc, tôn giáo khác
nhau) cùng sống trong đất nước hay xã hội nào đó.
=> Một nồi lẩu thập cẩm nóng hổi nghi ngút khói với vị nước dùng đặc
trưng. Thứ nước này là vị đại diện cho những giá trị gốc, giá trị địa
phương của một xã hội.
Những nền văn hóa, sắc tộc, tôn giáo... được ví như những món ăn thêm
vào làm tăng sự hấp dẫn của nồi lẩu nhưng cũng không át đi hương vị gốc
của nước dùng.
2.2 Thực trạng
2.2.1 Những biểu hiện của hiện tượng ‘’lẩu’ văn hoá ở Việt Nam hiện
nay
• Phong tục truyền thống dần bị mai một
- Nhiều nét văn hoá từ các nơi trên thế giới vào Việt Nam, nhiều người
dân học tập những điều mới rồi quên đi những nét văn hoá truyền thống
tốt đẹp mà ông cha ta để lại.
- Cùng với sự phát triển của cuộc sống hiện đại và đi theo xu hướng đón
nhận cái mới, những phong tục truyền thống đang dần bị mai một và bị
mọi người lãng quên.
VD : Chẳng hạn như phong tục gói bánh chưng ngày Tết. Trước đây cứ
đến dịp Tết nhà nào cũng chuẩn bị nguyên liệu để gói bánh chưng rồi
ngồi quanh bếp lửa ấm canh nồi bánh chưng. Nhưng ngày nay, truyển
thống này cũng đang dần bị mai một khi nhiều gia đình không còn gói
bánh chưng mà thay vào đấy là đặt mua ở các cửa hàng.
- Đặc biệt, vấn đề lãng quên những phong tục truyền thống thường thấy ở
lớp trẻ.
Họ chạy theo những cái mới, sống theo lối sống Tây hoá. Nhiều người trẻ
còn không biết đến những phong tục truyền thống của dân tộc. Lớp trẻ là
những người nắm giữ tương lai của đất nước nhưng lại làm mai một
những phong tục truyền thống do ông cha để lại. Đây là mt điều đáng bị
phê phán.
• Lối sống phương Tây hoá
Với sự phát triển của xu thế toàn cầu hoá, các quốc gia đã xích lại gần
nhau hơn, tăng cơ hội giao thoa giữa các nước. Và Việt Nam ta cũng
không phải là một ngoại lệ. Hiện tượng này có thể thấy rõ nhất ở các
thành phố lớn như Hà Nội hay
Thành phố Hồ Chí Minh. Ở những thành phố này có rất nhiều người nước
ngoài đến sinh sống và làm việc.
- Các khu phố Tây, phố Hoa, Hàn, Nhật, … đã không còn quá xa lạ và tr
thành một phần của Việt Nam
Các khu phố này đã xuất hiện từ rất lâu tại Việt Nam, cũng trở thành địa
điểm sinh sống, vui chơi cho những người nước ngoài sống tại Việt Nam
và cả những người Việt. Tại đây, mọi người cũng có thể giao lưu văn hoá
với nhau.
VD: Khu phố người Hoa tại Quận 5, TP.HCM – nơi được khai sinh bởi
những Hoa kiều. Nơi đây mang những nét đẹp về kiến trúc, nét đẹp về
văn hoá của Trung Quốc
và hiện đang là nơi tập trung sinh sống của nhiều người Việt gốc Hoa.
- Nền ẩm thực đa dạng từ khắp các nơi trên thế giới.
Ở những thành phố lớn, ta có thể dễ dàng tìm được những quán ăn đồ
Âu, đồ Hàn, … Những quán ăn này không còn xa lạ với rất nhiều người
và cũng được mọi người rất ưa chuộng. Tại những quán ăn này, người
đầu bếp vẫn nêm nếm gia vị sao cho phù hợp với khẩu vị của người Việt.
VD: Dookki - chuỗi nhà hàng Hàn Quốc chuyên về món lẩu buffet
topokki bắt nguồn từ Hàn Quốc và hiện đang có rất nhiều chi nhánh trải
dài từ Nam ra Bắc, được đông đảo các bạn trẻ yêu thích.
-Người Việt nhưng “sính ngoại”.
Rất nhiều người Việt Nam đang sử dụng đồ ngoại, tôn sùng đồ ngoại mà
bài trừ hàng Việt Nam. Nhiều người luôn nghĩ “hàng Việt Nam không
chất lượng” và không sử dụng hàng Việt.
VD: Các hãng giày đến từ những thương hiệu lớn luôn được các bạn trẻ
săn đón dù giá có cao đến mấy. Trong khi ngay ở tại nước nhà vẫn có
những hàng giày như Bitis hay Thượng Đình vẫn đang được mở bán và
có những dôi giày rất chất lượng.
• “Hoà nhập nhưng không hoà tan”
- Những con người đến từ những nơi khác nhau cùng sống trong một đất
nước, một thành phố, mang đến những văn hoá riêng để tạo nên một văn
hoá chung. Chung hoà những nét riêng để cùng nhau chung sống nhưng
vẫn phải giữ được những nét riêng trong văn hoá của mỗi người.
- Ngay ở tại Việt Nam vẫn có rất nhiều người nước ngoài sinh sống, đồng
nghĩa với
điều ấy là sẽ có rất nhiều nền văn hoá khác nhau trong một môi trường
sống. Ta hoà nhập, tôn trọng văn hoá nước họ nhưng không có nghĩa ta
phải hoà tan vào môi trường đó. Thay vào đó, ta phải giữ được bản sắc
văn hoá dân tộc ta, giới thiệu những nét đẹp trong văn hoá đến với bạn bè
quốc tế.
- Hoà nhập để tạo một môi trường sống vui vẻ, văn minh, đoàn kết giữa
mọi người.
Nhưng không có nghĩa ta phải học theo họ, sống theo văn hoá và cách
sống của họ.
2.2.2 Nguyên nhân của thực trạng “lẩu văn hoá”
• Nguyên nhân khách quan:
- Đây là thời đại công nghệ hoá, hiện đại hoá, nhiều nhà đầu tư lớn ở các
nước khác đến Việt Nam. Họ mang theo thương hiệu, đến xây dựng nhà
máy tại nước ta chẳng hạn như Samsung, … Điều ấy cũng đồng nghĩa sẽ
có thêm nhiều nên văn hoá du nhập vào Việt Nam.
- Chúng ta đang sống trong một thời đại phát triển, du lịch phát triển, rất
nhiều khách du lịch từ các nước khác nhau trên thế giới đến tham quan
Việt Nam và cũng có rất nhiều người nhập cư sống tại Việt Nam. Họ
mang theo văn hoá nước họ đến giới thiệu cho người dân ta, giúp chúng
ta học thêm về văn hoá nước họ và từ đó tạo ra một môi trường sống đa
sắc tộc với nhiều nền văn hoá.
- Mạng xã hội ngày nay rất phát triển nên việc trao đổi văn hoá giữa
những con người ở những đất nước khác nhau rất dễ dàng và nhanh
chóng.
• Nguyên nhân chủ quan:
- Việt Nam đang là một nước phát triển, đất nước ta cũng rất coi trọng
việc đối ngoại với các nước khác. Việc du nhập và học hỏi thêm về văn
hoá nước bạn cũng là một cách đối ngoại, đồng thời cũng giúp ta có thể
học hỏi những điều tốt để giúp đất nước phát triển hơn.
3. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
3.1. Mặt tích cực của hiện tượng “lẩu” văn hoá khi du nhập vào Việt Nam
hiện nay:
- Giúp đời sống tinh thần/ vật chất của nhân dân Việt Nam phát triển tiến
bộ, nhân dân Việt Nam có cơ hội tiếp cận các nền văn hoá hiện đại, văn
minh, tiến bộ của các nước trên thế giới.
Ví dụ 1: Sản xuất các loại bánh mì theo công thức nước ngoài. Giúp
người dân có bữa sáng nhiều dinh dưỡng. Bên cạnh đó giúp các cửa hàng
buôn bán nhỏ lẻ, các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm… tiết kiệm chi
phí sản xuất, tăng tỉ lệ lượng mua.
Từ đó, giúp các thương nhân, các doanh nghiệp phát triển kinh tế mạnh
mẽ.
- Quan điểm, suy nghĩ của người dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ Việt
Nam có bước tiến phát triển rõ rệt
Ví dụ 1: Phụ nữ Việt Nam có quyền được lên tiếng, quyết định, định đoạt
cuộc sống của mình.
Ví dụ 2: Hay trẻ em cũng cần phải được người lớn (Ông bà, cha mẹ…)
lắng nghe và tôn trọng ý kiến.
Ví dụ 3: Phụ nữ hay nam giới bất kể giới tính nào cũng cần được tôn
trọng trang phục họ mặc “My body, my choice- Thân thể của tôi- quyền
lựa chọn của tôi”. Đây là suy nghĩ rất mới mẻ của “Lẩu” văn hoá, khi du
nhập suy nghĩ hiện đại của phương Tây. Tư tưởng này cũng khiến những
người xung quanh phải tôn trọng trang phục của người khác. Đặc biệt
phải bình thường hoá thân thể của phụ nữ, lên án các hành vi đồi bại với
phụ nữ, nam giới…
- Thúc đẩy hợp tác, phát triển bền vững về kinh tế, văn hoá, giáo dục…
giữa Việt Nam và các quốc gia tren thế giới trong thời đại hội nhập toàn
cầu.
Ví dụ 1: Các hội, nhóm, đoàn thể về nét văn hoá Hàn Quốc được thành
lập ở Việt Nam. Ở đây không chỉ người Hàn sinh sống ở Việt Nam tham
gia mà có cả sự góp mặt của người Việt Nam. Người Việt Nam đến đây
được trải nghiệm, học hỏi thêm các nét đẹp về ẩm thực, văn hoá, cách
nuôi dạy của người Hàn Quốc.
Ví dụ 2: Hay tại Việt Nam- Quốc gia có 54 dân tộc, người dân tộc Ê Đê
cũng có nét văn hoá thiêng liêng mang tên “Lễ kết nghĩa mẹ con”. Văn
hoá của dân tộc thiểu số Ê- Đê cũng được nhiều các dân tộc đa số, thiểu
số khác tôn vinh và học hỏi các nghi lễ thiêng liêng trong tình mẫu tử của
người dân Ê- Đê.
3.2. Hệ quả của hiện tượng “lẩu” văn hoá khi du nhập vào Việt Nam hiện
nay:
“Lẩu” văn hoá mang những nét văn hoá của các quốc gia, châu lục khác
nhau vào Việt Nam. Có những nét văn hoá của quốc gia theo nền chủ
nghĩa tư bản, có quốc gia phát triển trước Việt Nam đến hàng 50-100
năm. Chính vậy khi du nhập vào Việt Nam- Quốc gia đang phát triển
thuộc Châu Á có nền móng nho giáo là chủ yếu. “Lẩu” văn hoá đã vô tình
mang đến những hệ luỵ mà khó có thể nhìn thấy.
- “Lẩu” văn hoá làm đảo lộn các truyền thống, tư tưởng có từ lâu đời, làm
các niềm tin về chân lý được khẳng định trăm năm phai mờ. Khoảng cách
thế hệ ngày càng lớn (Đặc biệt giữa cha mẹ và con cái)
- “Lẩu” văn hoá làm các tư tưởng, quan điểm, suy nghĩ khập khễnh, lệch
lạc.
Ví dụ 1: Sở thích trang phục cần được tôn trọng. Tuy nhiên, trang phục
cũng cần được lựa chọn đúng nơi, đúng thời gian.
- “Lẩu” văn hoá còn là kẽ hở khiến các thế lực thù trong, giặc ngoài nhằm
mục đích làm tư tưởng, quan điểm, suy nghĩ của nhân dân Việt Nam lệch
lạc. Nhằm chống phá thành quả cách mạng, Đảng và nhà nước.
3.3. Trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng trước hiện tượng “lẩu” văn
hoá tại Việt Nam hiện nay
3.3.1. Trách nhiệm cá nhân trước hiện tượng “lẩu” văn hoá ở Việt Nam
hiện nay
- Luôn có trách nghiệm của 1 công dân Việt Nam “Hoà nhập không hoà
tan” trước việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy truyền thống, văn hoá tt đẹp
của Việt Nam
- Tiếp thu có chọn lọc để phù hợp với thuần phong mỹ tục, nền văn hoá
của Việt Nam.
- Không ngần ngại khuyên nhủ, lên án các hành vi sai lệch tư tưởng, sính
ngoại, làm phai mờ, xoá bỏ văn hoá Việt Nam.
3.3.2: Trách nhiệm của cộng đồng trước hiện tượng “lẩu” văn hoá ở Việt
Nam hiện nay
- Cộng đồng cần thành lập các nhóm ủng hộ giữ gìn, phát triển nền văn
hoá Việt Nam. Bên cạnh đó là hợp tác, học hỏi các nền văn hoá tiến bộ,
mới mẻ trên thế giới.
Giúp cho văm hoá Việt Nam tiến bộ, văn minh, đổi mới. Tuy nhiên, vẻ
đẹp gốc của nét văn hoá Việt Nam không mất đi.
- Cộng đồng cần chung tay giữ vững tư tưởng, quan điểm, suy nghĩ về
văn hoá tốt đẹp của Việt Nam. Phê phán, lên án các hành vi không tôn
trọng, lãng quên văn hoá
người Việt.
Đoạn văn so sánh:
ĐỀ 10:
Câu 1:
- Câu chủ đề:
- Lược bớt 3c:
Lý do:
Câu 2:
1. Lặp từ hiện đại
Chữa lỗi: bỏ 1 từ mô - đen
2. Từ “vòng hoa” khiến người đọc dễ hiểu lầm và liên tưởng tới một
cái khác, hoàn toàn trái ngược với không khí tưng bừng náo nhiệt
của hội diễn
Chữa lỗi: thay bằng từ “lẵng hoa”
3. Từ “lảng vảng” mang nghĩa xấu, thường dùng để chỉ những hành
động mờ ám, lén lút của người khả nghi
Chủ ngữ trong câu :”chợ hoa…say sưa” không phù hợp khi câu trên
CN đang là nhân vật “anh” và phía sau lại dùng đại từ nhân xưng “mình”
Chữa lỗi: thay bằng từ “quanh quẩn”
Bỏ từ “tôi gặp” => chợ hoa Tết anh vẫn quanh quẩn…say sưa
4. Sai chủ ngữ
Chữa lỗi: bỏ từ “ta thấy”
5. Sai trong cách dùng từ, “kiếm ăn” dùng để nói về động vật
Chữa lỗi: thay bằng từ “kiếm thêm thu nhập”
6. V
Chữa lỗi
Câu 3:
Đề cương chi tiết
1. Giải thích ý kiến
- Đạo đức giả là cách ứng xử giả tạo, dùng vỏ đạo đức bề ngoài nhằm che đậy bản chất vô
đạo đức bên trong.
- Về thực chất, đạo đức giả là lối sống giả dối, vì thế nó nguy hại như một căn bệnh chết
người nhưng khó nhận biết.
2. Luận bàn về sự nguy hại của căn bệnh đạo đức giả
- Những biểu hiện của bệnh đạo đức giả (1,0 điểm)
+ Dùng những lời nói hay ho, đẹp đẽ bề ngoài để che đậy ý nghĩ đen tối và tình cảm thấp
hèn bên trong.
+ Dùng những hành động có vẻ tích cực để ngụy trang cho những động cơ xấu xa, đê tiện.
- Tác hại của bệnh đạo đức giả (1,0 điểm)
+ Đối với mỗi người: Vì sống giả dối nên tự đánh mất dần nhân cách, đánh mất niềm tin, sự
quý trọng của mọi người dành cho mình.
+ Đối với xã hội: Làm lẫn lộn những giá trị đạo đức, khiến cho thật giả bất phân; làm suy
đồi phong hoá xã hội và gây nhiều hậu quả khôn lường khác.
3. Bài học nhận thức và hành động
- Thấy rõ sự cần thiết phải tích cực trau dồi nhân cách, bồi đắp những giá trị đạo đức, sống
chân thành, trung thực.
- Kiên quyết lên án, vạch trần và ngăn chặn thói đạo đức giả.
Đoạn văn diễn dịch
| 1/10

Preview text:

ĐỀ 3 Câu 1 (2 điểm) Cho đoạn văn sau:
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà loài người đang xích lại
gần nhau và sự giao lưu văn hóa diễn ra trên toàn thế giới. Không một
sức mạnh nào có thể cản trở được
chiều hướng này. Không một dân tộc
nào có thể tồn tại và phát triển nếu không đặt mình trong sự tiến bộ
chung, nếu không tiếp thu những thành tựu trí tuệ của nhân loại. Trên
lĩnh vực văn hóa, sự tiếp nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa Đông và Tây
lại trở thành một vấn đề cấp thiết. Trong bối cảnh đó, việc đánh giá lại
vai trò của Nho giáo trong lịch sử tư tưởng và ảnh hưởng của nó trong xã
hội ngày nay đang có một ý nghĩa đặc biệt.
(Dẫn theo Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên), Nguyễn Văn Hiệp)
a. Tìm từ đồng nghĩa với các từ sau: thời đại, cản trở, tiếp thu.
- Thời đại: thời kỳ, kỉ nguyên, thế kỷ, giai đoạn, bối cảnh
- Cản trở: ngăn cản, kìm hãm, ngăn chặn
- Tiếp thu: hấp thụ, lĩnh hội, thu nhận
b. Diễn đạt lại câu “Chúng ta đang sống trong một thời đại mà loài
người đang xích lại gần nhau và sự giao lưu văn hóa diễn ra trên toàn
thế giới” bằng ít nhất 3 cách khác nhau.
- Chúng ta đang sống trong một thời đại mà sự giao lưu văn hóa diễn
ra trên toàn thế giới và loài người đang xích lại gần nhau
- Trong thời kỳ hội nhập với sự giao lưu văn hóa diễn ra trên toàn thế
giới giúp loài người đang xích lại gần nhau
- Chúng ta đang sống trong một bối cảnh mà loài người đang xích lại
gần nhau và sự giao lưu văn hóa diễn ra trên toàn thế giới Câu 2 (3 điểm)
Hãy sắp xếp lại trật tự các câu sau để hoàn thành một đoạn văn chuẩn,
giải thích ngắn gọn về lý do sắp xếp đó:
a. Nói như vậy, có nghĩa là, một từ mới hay một thuật ngữ mới, khi
được dùng trên báo chí hay các chương trình phát thanh và truyền hình
thì thường đã được chuẩn hóa về mặt ngữ âm, cách viết, về mặt ngữ
nghĩa, cảnh huống sử dụng.
=> Nói như vậy, có nghĩa là, một từ mới hay một thuật ngữ mới, khi
được dùng trên các chương trình phát thanh và truyền hình hay trên báo
chí thì thường đã được chuẩn hóa về mặt ngữ âm, cảnh huống sử dụng,
về mặt ngữ nghĩa, cách viết. Giải thích:
- Đảo “các chương trình PT-TH” lên trước “báo chí” để vế tương xứng
với vế trước “1 từ mới hay 1 thuật ngữ mới”: hẹp -> rộng
- Ngữ âm là âm thanh ngôn ngữ gắn với cảnh huống sd, ngữ nghĩa là ý
nghĩa ngôn ngữ đi với cách viết.
b. Vai trò quan trọng khác của các phương tiện thông tin đại chúng
trong việc phát triển ngôn ngữ là việc chuẩn hóa ngôn ngữ.
c. => Vai trò quan trọng khác trong việc phát triển ngôn ngữ của các
phương tiện thông tin đại chúng là việc chuẩn hóa ngôn ngữ.
Giải thích: giúp cụ thể vai trò quan trong trong vấn đề gì
d. Hoặc có những từ trước đó công chúng dùng chưa đúng, phát âm
hay viết chưa đúng, nhưng nay qua các phương tiện thông tin đại chúng,
họ đã tự sửa được những sai sót đó.
e. => Hoặc có những từ trước đó công chúng phát âm chưa đúng, viết
hay dùng chưa đúng, nhưng nay qua các phương tiện thông tin đại
chúng, họ đã tự sửa được những sai sót đó.
=> Giải thích: sắp xếp theo cấp độ tăng tiến
c. Người nghe hay độc giả khi tiếp thu các từ mới này đã tiếp thu ngay
dạng chuẩn của nó và cách sử dụng.
=> Người nghe hay độc giả khi tiếp thu các từ mới này đã tiếp thu
ngay cách sử dụng và dạng chuẩn của nó.
Giải thích: cách sử dụng được nói trước cấu trúc
(Phỏng theo Nguyễn Khuê – Chính sách ngôn ngữ ở Cộng hòa Philippin)
Câu 3 (5 điểm): Lập đề cương chi tiết cho văn bản có chủ đề sau: Bàn
về hiện tượng ‘’lẩu’’ văn hóa trong xã hội Việt Nam hiện nay. Trình bày
quan điểm của anh/chị trong một bài viết ngắn (khoảng 20-25 câu)
trong đó có sử dụng lập luận so sánh. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trước dòng chảy của hội nhập quốc tế, các nền văn hoá dường như không
còn khoảng cách. Những tinh hoa văn hoá phương Đông giao thoa với
những giá trị tốt đẹp của phương Tây, tạo nên một thế giới văn minh và
phát triển. Chính vì lẽ đó, hiện tượng “lẩu văn hoá” đang ngày càng trở
nên phổ biến trong xã hội Việt Nam.
Sự hoà hợp giữa truyền thống và hiện đại, tây và ta đã đem tới nhiều cơ
hội và thách thức cho nền văn hoá dân tộc 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1. Giải thích các khái niệm liên quan
Hiện tượng “lẩu” văn hóa là gì?
- Nghĩa đen: Là một món ăn có nguồn gốc xuất phát từ Mông Cổ. Một nồi lẩu sẽ bao
gồm nhiều dụng cụ và nguyên liệu.
- Nghĩa bóng: “Lẩu” văn hóa là một phép ẩn dụ dùng để nói về sự đa
dạng về chủng tộc (nhiều người từ nền văn hóa, sắc tộc, tôn giáo khác
nhau) cùng sống trong đất nước hay xã hội nào đó.
=> Một nồi lẩu thập cẩm nóng hổi nghi ngút khói với vị nước dùng đặc
trưng. Thứ nước này là vị đại diện cho những giá trị gốc, giá trị địa
phương của một xã hội.
Những nền văn hóa, sắc tộc, tôn giáo... được ví như những món ăn thêm
vào làm tăng sự hấp dẫn của nồi lẩu nhưng cũng không át đi hương vị gốc của nước dùng. 2.2 Thực trạng
2.2.1 Những biểu hiện của hiện tượng ‘’lẩu’’ văn hoá ở Việt Nam hiện nay
• Phong tục truyền thống dần bị mai một
- Nhiều nét văn hoá từ các nơi trên thế giới vào Việt Nam, nhiều người
dân học tập những điều mới rồi quên đi những nét văn hoá truyền thống
tốt đẹp mà ông cha ta để lại.
- Cùng với sự phát triển của cuộc sống hiện đại và đi theo xu hướng đón
nhận cái mới, những phong tục truyền thống đang dần bị mai một và bị mọi người lãng quên.
VD : Chẳng hạn như phong tục gói bánh chưng ngày Tết. Trước đây cứ
đến dịp Tết nhà nào cũng chuẩn bị nguyên liệu để gói bánh chưng rồi
ngồi quanh bếp lửa ấm canh nồi bánh chưng. Nhưng ngày nay, truyển
thống này cũng đang dần bị mai một khi nhiều gia đình không còn gói
bánh chưng mà thay vào đấy là đặt mua ở các cửa hàng.
- Đặc biệt, vấn đề lãng quên những phong tục truyền thống thường thấy ở lớp trẻ.
Họ chạy theo những cái mới, sống theo lối sống Tây hoá. Nhiều người trẻ
còn không biết đến những phong tục truyền thống của dân tộc. Lớp trẻ là
những người nắm giữ tương lai của đất nước nhưng lại làm mai một
những phong tục truyền thống do ông cha để lại. Đây là một điều đáng bị phê phán.
• Lối sống phương Tây hoá
Với sự phát triển của xu thế toàn cầu hoá, các quốc gia đã xích lại gần
nhau hơn, tăng cơ hội giao thoa giữa các nước. Và Việt Nam ta cũng
không phải là một ngoại lệ. Hiện tượng này có thể thấy rõ nhất ở các
thành phố lớn như Hà Nội hay
Thành phố Hồ Chí Minh. Ở những thành phố này có rất nhiều người nước
ngoài đến sinh sống và làm việc.
- Các khu phố Tây, phố Hoa, Hàn, Nhật, … đã không còn quá xa lạ và trở
thành một phần của Việt Nam
Các khu phố này đã xuất hiện từ rất lâu tại Việt Nam, cũng trở thành địa
điểm sinh sống, vui chơi cho những người nước ngoài sống tại Việt Nam
và cả những người Việt. Tại đây, mọi người cũng có thể giao lưu văn hoá với nhau.
VD: Khu phố người Hoa tại Quận 5, TP.HCM – nơi được khai sinh bởi
những Hoa kiều. Nơi đây mang những nét đẹp về kiến trúc, nét đẹp về văn hoá của Trung Quốc
và hiện đang là nơi tập trung sinh sống của nhiều người Việt gốc Hoa.
- Nền ẩm thực đa dạng từ khắp các nơi trên thế giới.
Ở những thành phố lớn, ta có thể dễ dàng tìm được những quán ăn đồ
Âu, đồ Hàn, … Những quán ăn này không còn xa lạ với rất nhiều người
và cũng được mọi người rất ưa chuộng. Tại những quán ăn này, người
đầu bếp vẫn nêm nếm gia vị sao cho phù hợp với khẩu vị của người Việt.
VD: Dookki - chuỗi nhà hàng Hàn Quốc chuyên về món lẩu buffet
topokki bắt nguồn từ Hàn Quốc và hiện đang có rất nhiều chi nhánh trải
dài từ Nam ra Bắc, được đông đảo các bạn trẻ yêu thích.
-Người Việt nhưng “sính ngoại”.
Rất nhiều người Việt Nam đang sử dụng đồ ngoại, tôn sùng đồ ngoại mà
bài trừ hàng Việt Nam. Nhiều người luôn nghĩ “hàng Việt Nam không
chất lượng” và không sử dụng hàng Việt.
VD: Các hãng giày đến từ những thương hiệu lớn luôn được các bạn trẻ
săn đón dù giá có cao đến mấy. Trong khi ngay ở tại nước nhà vẫn có
những hàng giày như Bitis hay Thượng Đình vẫn đang được mở bán và
có những dôi giày rất chất lượng.
• “Hoà nhập nhưng không hoà tan”
- Những con người đến từ những nơi khác nhau cùng sống trong một đất
nước, một thành phố, mang đến những văn hoá riêng để tạo nên một văn
hoá chung. Chung hoà những nét riêng để cùng nhau chung sống nhưng
vẫn phải giữ được những nét riêng trong văn hoá của mỗi người.
- Ngay ở tại Việt Nam vẫn có rất nhiều người nước ngoài sinh sống, đồng nghĩa với
điều ấy là sẽ có rất nhiều nền văn hoá khác nhau trong một môi trường
sống. Ta hoà nhập, tôn trọng văn hoá nước họ nhưng không có nghĩa ta
phải hoà tan vào môi trường đó. Thay vào đó, ta phải giữ được bản sắc
văn hoá dân tộc ta, giới thiệu những nét đẹp trong văn hoá đến với bạn bè quốc tế.
- Hoà nhập để tạo một môi trường sống vui vẻ, văn minh, đoàn kết giữa mọi người.
Nhưng không có nghĩa ta phải học theo họ, sống theo văn hoá và cách sống của họ.
2.2.2 Nguyên nhân của thực trạng “lẩu văn hoá” • Nguyên nhân khách quan:
- Đây là thời đại công nghệ hoá, hiện đại hoá, nhiều nhà đầu tư lớn ở các
nước khác đến Việt Nam. Họ mang theo thương hiệu, đến xây dựng nhà
máy tại nước ta chẳng hạn như Samsung, … Điều ấy cũng đồng nghĩa sẽ
có thêm nhiều nên văn hoá du nhập vào Việt Nam.
- Chúng ta đang sống trong một thời đại phát triển, du lịch phát triển, rất
nhiều khách du lịch từ các nước khác nhau trên thế giới đến tham quan
Việt Nam và cũng có rất nhiều người nhập cư sống tại Việt Nam. Họ
mang theo văn hoá nước họ đến giới thiệu cho người dân ta, giúp chúng
ta học thêm về văn hoá nước họ và từ đó tạo ra một môi trường sống đa
sắc tộc với nhiều nền văn hoá.
- Mạng xã hội ngày nay rất phát triển nên việc trao đổi văn hoá giữa
những con người ở những đất nước khác nhau rất dễ dàng và nhanh chóng. • Nguyên nhân chủ quan:
- Việt Nam đang là một nước phát triển, đất nước ta cũng rất coi trọng
việc đối ngoại với các nước khác. Việc du nhập và học hỏi thêm về văn
hoá nước bạn cũng là một cách đối ngoại, đồng thời cũng giúp ta có thể
học hỏi những điều tốt để giúp đất nước phát triển hơn. 3. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
3.1. Mặt tích cực của hiện tượng “lẩu” văn hoá khi du nhập vào Việt Nam hiện nay:
- Giúp đời sống tinh thần/ vật chất của nhân dân Việt Nam phát triển tiến
bộ, nhân dân Việt Nam có cơ hội tiếp cận các nền văn hoá hiện đại, văn
minh, tiến bộ của các nước trên thế giới.
Ví dụ 1: Sản xuất các loại bánh mì theo công thức nước ngoài. Giúp
người dân có bữa sáng nhiều dinh dưỡng. Bên cạnh đó giúp các cửa hàng
buôn bán nhỏ lẻ, các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm… tiết kiệm chi
phí sản xuất, tăng tỉ lệ lượng mua.
Từ đó, giúp các thương nhân, các doanh nghiệp phát triển kinh tế mạnh mẽ.
- Quan điểm, suy nghĩ của người dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ Việt
Nam có bước tiến phát triển rõ rệt
Ví dụ 1: Phụ nữ Việt Nam có quyền được lên tiếng, quyết định, định đoạt cuộc sống của mình.
Ví dụ 2: Hay trẻ em cũng cần phải được người lớn (Ông bà, cha mẹ…)
lắng nghe và tôn trọng ý kiến.
Ví dụ 3: Phụ nữ hay nam giới bất kể giới tính nào cũng cần được tôn
trọng trang phục họ mặc “My body, my choice- Thân thể của tôi- quyền
lựa chọn của tôi”. Đây là suy nghĩ rất mới mẻ của “Lẩu” văn hoá, khi du
nhập suy nghĩ hiện đại của phương Tây. Tư tưởng này cũng khiến những
người xung quanh phải tôn trọng trang phục của người khác. Đặc biệt
phải bình thường hoá thân thể của phụ nữ, lên án các hành vi đồi bại với phụ nữ, nam giới…
- Thúc đẩy hợp tác, phát triển bền vững về kinh tế, văn hoá, giáo dục…
giữa Việt Nam và các quốc gia tren thế giới trong thời đại hội nhập toàn cầu.
Ví dụ 1: Các hội, nhóm, đoàn thể về nét văn hoá Hàn Quốc được thành
lập ở Việt Nam. Ở đây không chỉ người Hàn sinh sống ở Việt Nam tham
gia mà có cả sự góp mặt của người Việt Nam. Người Việt Nam đến đây
được trải nghiệm, học hỏi thêm các nét đẹp về ẩm thực, văn hoá, cách
nuôi dạy của người Hàn Quốc.
Ví dụ 2: Hay tại Việt Nam- Quốc gia có 54 dân tộc, người dân tộc Ê Đê
cũng có nét văn hoá thiêng liêng mang tên “Lễ kết nghĩa mẹ con”. Văn
hoá của dân tộc thiểu số Ê- Đê cũng được nhiều các dân tộc đa số, thiểu
số khác tôn vinh và học hỏi các nghi lễ thiêng liêng trong tình mẫu tử của người dân Ê- Đê.
3.2. Hệ quả của hiện tượng “lẩu” văn hoá khi du nhập vào Việt Nam hiện nay:
“Lẩu” văn hoá mang những nét văn hoá của các quốc gia, châu lục khác
nhau vào Việt Nam. Có những nét văn hoá của quốc gia theo nền chủ
nghĩa tư bản, có quốc gia phát triển trước Việt Nam đến hàng 50-100
năm. Chính vậy khi du nhập vào Việt Nam- Quốc gia đang phát triển
thuộc Châu Á có nền móng nho giáo là chủ yếu. “Lẩu” văn hoá đã vô tình
mang đến những hệ luỵ mà khó có thể nhìn thấy.
- “Lẩu” văn hoá làm đảo lộn các truyền thống, tư tưởng có từ lâu đời, làm
các niềm tin về chân lý được khẳng định trăm năm phai mờ. Khoảng cách
thế hệ ngày càng lớn (Đặc biệt giữa cha mẹ và con cái)
- “Lẩu” văn hoá làm các tư tưởng, quan điểm, suy nghĩ khập khễnh, lệch lạc.
Ví dụ 1: Sở thích trang phục cần được tôn trọng. Tuy nhiên, trang phục
cũng cần được lựa chọn đúng nơi, đúng thời gian.
- “Lẩu” văn hoá còn là kẽ hở khiến các thế lực thù trong, giặc ngoài nhằm
mục đích làm tư tưởng, quan điểm, suy nghĩ của nhân dân Việt Nam lệch
lạc. Nhằm chống phá thành quả cách mạng, Đảng và nhà nước.
3.3. Trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng trước hiện tượng “lẩu” văn
hoá tại Việt Nam hiện nay
3.3.1. Trách nhiệm cá nhân trước hiện tượng “lẩu” văn hoá ở Việt Nam hiện nay
- Luôn có trách nghiệm của 1 công dân Việt Nam “Hoà nhập không hoà
tan” trước việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy truyền thống, văn hoá tốt đẹp của Việt Nam
- Tiếp thu có chọn lọc để phù hợp với thuần phong mỹ tục, nền văn hoá của Việt Nam.
- Không ngần ngại khuyên nhủ, lên án các hành vi sai lệch tư tưởng, sính
ngoại, làm phai mờ, xoá bỏ văn hoá Việt Nam.
3.3.2: Trách nhiệm của cộng đồng trước hiện tượng “lẩu” văn hoá ở Việt Nam hiện nay
- Cộng đồng cần thành lập các nhóm ủng hộ giữ gìn, phát triển nền văn
hoá Việt Nam. Bên cạnh đó là hợp tác, học hỏi các nền văn hoá tiến bộ,
mới mẻ trên thế giới.
Giúp cho văm hoá Việt Nam tiến bộ, văn minh, đổi mới. Tuy nhiên, vẻ
đẹp gốc của nét văn hoá Việt Nam không mất đi.
- Cộng đồng cần chung tay giữ vững tư tưởng, quan điểm, suy nghĩ về
văn hoá tốt đẹp của Việt Nam. Phê phán, lên án các hành vi không tôn
trọng, lãng quên văn hoá người Việt. Đoạn văn so sánh: ĐỀ 10: Câu 1: - Câu chủ đề: - Lược bớt 3c: Lý do: Câu 2: 1. Lặp từ hiện đại
Chữa lỗi: bỏ 1 từ mô - đen
2. Từ “vòng hoa” khiến người đọc dễ hiểu lầm và liên tưởng tới một
cái khác, hoàn toàn trái ngược với không khí tưng bừng náo nhiệt của hội diễn
Chữa lỗi: thay bằng từ “lẵng hoa”
3. Từ “lảng vảng” mang nghĩa xấu, thường dùng để chỉ những hành
động mờ ám, lén lút của người khả nghi
Chủ ngữ trong câu :”chợ hoa…say sưa” không phù hợp khi câu trên
CN đang là nhân vật “anh” và phía sau lại dùng đại từ nhân xưng “mình”
Chữa lỗi: thay bằng từ “quanh quẩn”
Bỏ từ “tôi gặp” => chợ hoa Tết anh vẫn quanh quẩn…say sưa 4. Sai chủ ngữ
Chữa lỗi: bỏ từ “ta thấy”
5. Sai trong cách dùng từ, “kiếm ăn” dùng để nói về động vật
Chữa lỗi: thay bằng từ “kiếm thêm thu nhập” 6. V Chữa lỗi Câu 3: Đề cương chi tiết 1. Giải thích ý kiến
- Đạo đức giả là cách ứng xử giả tạo, dùng vỏ đạo đức bề ngoài nhằm che đậy bản chất vô đạo đức bên trong.
- Về thực chất, đạo đức giả là lối sống giả dối, vì thế nó nguy hại như một căn bệnh chết
người nhưng khó nhận biết.
2. Luận bàn về sự nguy hại của căn bệnh đạo đức giả
- Những biểu hiện của bệnh đạo đức giả (1,0 điểm)
+ Dùng những lời nói hay ho, đẹp đẽ bề ngoài để che đậy ý nghĩ đen tối và tình cảm thấp hèn bên trong.
+ Dùng những hành động có vẻ tích cực để ngụy trang cho những động cơ xấu xa, đê tiện.
- Tác hại của bệnh đạo đức giả (1,0 điểm)
+ Đối với mỗi người: Vì sống giả dối nên tự đánh mất dần nhân cách, đánh mất niềm tin, sự
quý trọng của mọi người dành cho mình.
+ Đối với xã hội: Làm lẫn lộn những giá trị đạo đức, khiến cho thật giả bất phân; làm suy
đồi phong hoá xã hội và gây nhiều hậu quả khôn lường khác.
3. Bài học nhận thức và hành động
- Thấy rõ sự cần thiết phải tích cực trau dồi nhân cách, bồi đắp những giá trị đạo đức, sống chân thành, trung thực.
- Kiên quyết lên án, vạch trần và ngăn chặn thói đạo đức giả. Đoạn văn diễn dịch