-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương tóm tắt kiến thức - Môn chủ nghĩa xã hội khoa học| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (LLNL1107)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
I. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THẾ KỈ XIX VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
1. Điều kiện kinh tế - xã hội thế kỉ XIX:
- Các giai cấp được phân chia chủ yếu thành 2 giai cấp chính: một bên là người có tiền, có tư liệu
sản xuất và cần mua sức lao động, một bên là người không có tư liệu sản xuất và cần bán sức lao
động. Từ đây, sức lao động chuyển hóa thành hàng hóa sức lao động, các giai tầng quy thành giai
cấp công nhân. Quá trình này đi liền với quá trình hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa. Sự xuất hiện những hình thức kinh tế của chủ nghĩa tư bản đã tạo nên những cuộc cách mạng
trong phương thức sản xuất, mở đầu là sự ra đời hình thức kinh tế công trường thủ công của nền sản
xuất tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, địa vị của công nhân công trường thủ công bấy giờ vẫn mang tính
chất nhất thời, tạm bợ, chưa tách ra khỏi quần chúng nghèo khổ, chưa trở thành một lực lượng chính
trị ổn định, độc lập trong xã hội.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần I đã tạo nên một cuộc cách mạng trong phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa chuyển hóa từ hình thức công trường thủ công sang
hình thức đại công nghiệp cơ khí, dẫn tới sự ra đời của giai cấp công nhân hiện đại. Hình thức
những cuộc đấu tranh của công nhân cũng phát triển từ đấu tranh kinh tế đến đấu tranh chính trị, từ
đấu tranh tự phát đến đấu tranh tự giác. Khoảng những năm 40 của thế kỷ XIX, giai cấp công nhân
xuất hiện trên vũ đài lịch sử với tính cách một lực lượng chính trị - xã hội độc lập. Xung đột giữa
công nhân và tư sản đã trở thành những cuộc đấu tranh giai cấp.
- Bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX, các quốc gia tư bản chủ nghĩa chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh
sang chủ nghĩa đế quốc và thực hiện những chính sách tàn bạo: bên ngoài tăng cường các hoạt động
xâm lược thuộc địa, còn bên trong lại gia tăng áp bức, bóc lột người dân lao động,. Sự thống trị của
chủ nghĩa đế quốc khiến đời sống nhân dân lao động trên thế giới rơi vào cảnh cùng cực. Mâu thuẫn
giữa thuộc địa và chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt.
Ví dụ: Năm 1858, Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Về mặt kinh tế, Pháp cấu kết
cùng địa chủ nhằm thực hiện chính sách bóc lột tàn bạo, cướp đoạt ruộng đất, ra sức vơ vét tài
nguyên, lập đồn điền, xây dựng các cơ sở công nghiệp, hệ thống giao thông, bến cảng phục vụ
chính sách khai thác thuộc địa. Về văn hóa, chúng tiến hành chính sách ngu dân, ngăn cản nhân
dân Việt Nam tiếp xúc với nền văn hóa tiến bộ trên thế giới.
2. Khái niệm giai cấp công nhân
* Dưới góc độ chính trị - xã hội: Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và
phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại. Đây là giai cấp đại diện cho
lực lượng sản xuất tiên tiến, là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ nền chủ nghĩa tư
bản lên chủ nghĩa xã hội.
* Dưới góc độ kinh tế - xã hội: Đối với các nước tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là những
người về cơ bản không có tư liệu sản xuất, phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản
bóc lột giá trị thặng dư. Ở các nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa thì giai cấp công nhân cùng nhân
dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao động vì lợi ích
chung của toàn xã hội, trong đó có lợi ích chính đáng của mình.
=> Đặc điểm quan trọng của giai cấp công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa mà Các Mác và Ăng
ghen đã làm sáng tỏ dựa trên phương diện kinh tế - xã hội và chính trị - xã hội, đó là phương thức
lao động công nghiệp với đặc trưng công cụ lao động là máy móc, tạo ra giá trị năng suất cao, quá
trình lao động mang tính chất xã hội hóa.
Ví dụ: Ngày nay, hãng xe Vinfast trực thuộc tập đoàn Vingroup của Việt Nam đang hợp tác với các
hãng xe hàng đầu thế giới như Pininfarina, BMW, Siemens, Bosch,… nhằm mua lại linh phụ kiện,
phụ tùng sản xuất ô tô và mua lại quyền sở hữu trí tuệ từ hãng ô tô nổi tiếng thế giới BMW để hoàn
thiện toàn bộ quy trình sản xuất một sản phẩm nội địa hoàn chỉnh.
II. SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
1. Điều kiện quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
a) Điều kiện khách quan:
- Do địa vị kinh tế của giai cấp công nhân quy định
+ Giai cấp công nhân là con đẻ, sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp, là chủ thể của quá
trình sản xuất vật chất hiện đại, là đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, quyết định sự tồn tại và
phát triển của xã hội hiện đại. Điều kiện khách quan này là nhân tố kinh tế, quy định giai cấp công
nhân là lực lượng phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, giành chính quyền từ tay mình, chuyển
từ giai cấp “tự nó” thành giai cấp “vì nó”.
- Do địa vị chính trị - xã hội của giai cấp công nhân quy định
+ Giai cấp công nhân có được những phẩm chất của một giai cấp tiên tiến, giai cấp cách mạng.
Thông qua nền sản xuất đại công nghiệp và phương thức sản xuất tiên tiến, giai cấp công nhân được
rèn luyện tính tổ chức, kỉ luật lao động, tinh thần hợp tác và tâm lí lao động công nghiệp. => vai
trò lãnh đạo cách mạng trong tiến trình đấu tranh chống giai cấp tư sản.
+ Sự trưởng thành về ý thức chính trị, tinh thần tự giác và đoàn kết trong cuộc đấu tranh tự giải
phóng mình và giải phóng xã hội. Tính tự giác và tinh thần đoàn kết của giai cấp công nhân trong
cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản và thực hiện lý tưởng, mục tiêu cộng sản chủ nghĩa không
chỉ thể hiện trong phạm vi giai cấp, dân tộc mà còn trên phạm vi quốc tế.
+ Chủ nghĩa quốc tế vô sản tạo nên sức mạnh của giai cấp công nhân và phong trào công nhân,
thuộc về bản chất của giai cấp công nhân với tư cách là một giai cấp cách mạng, có tình hữu ái giai
cấp chân chính và tinh thần cách mạng triệt để.
b) Điều kiện chủ quan:
- Sự phát triển của bản thân giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng:
+ Sự phát triển về số lượng của giai cấp công nhân bao gồm số lượng, tỷ lệ và cơ cấu của giai cấp
công nhân phù hợp với yêu cầu của sản xuất công nghiệp hiện đại và cơ cấu kinh tế. Chất lượng giai
cấp công nhân thể hiện ở trình độ trưởng thành về ý thức chính trị, tự giác nhận thức được vai trò,
trọng trách của giai cấp mình đối với lịch sử
Cụ thể: Năm 2012, Ngân hàng Thế giới cho biết, thế giới đã có 1.000 triệu công nhân. Một nghiên
cứu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) năm 2014 khẳng định, trên thế giới hiện có 1.540 triệu
công nhân làm công ăn lương trong tổng số gần 3.300 triệu người lao động của thế giới hiện nay.
Cũng có một phân tích khác đưa ra số liệu tương đương: “Khi C. Mác viết Tuyên ngôn của Đảng
Cộng sản, năm 1848, trên thế giới chỉ có khoảng 10 - 20 triệu công nhân, tương đương chiếm 2% -
3% số dân toàn cầu và chỉ trong vài lĩnh vực có máy móc. Đến đầu thế kỷ XX, toàn thế giới có 80
triệu công nhân. Năm 2013, lần đầu tiên trong lịch sử có đa số cư dân tham gia vào lực lượng lao
động và là người lao động ăn lương. Hiện nay có khoảng 1,6 tỷ người lao động ăn lương, tăng
thêm 600 triệu kể từ giữa những năm 1990, hơn 1 tỷ trong số đó là công nhân”.
Nguồn: https://www.tapchicongsan.org.vn/
=> Giai cấp công nhân cần được giác ngộ về lý luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lê nin.
- Đảng Cộng sản là nhân tố chủ quan quan trọng nhất để giai cấp công nhân thực hiện thắng lợi sứ
mệnh lịch sử của mình:
+ Sự xuất hiện của Đảng Cộng sản chứng tỏ giai cấp công nhân đã đạt đến trình độ cao trong đấu
tranh chính trị. Quy luật chung, phổ biến cho sự ra đời của Đảng Cộng sản là sự kết hợp giữa chủ
nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân.
+ Điều kiện quyết định là phải có một đảng chính trị vững vàng, kiên định và sáng suốt. Đảng phải
có Cương lĩnh, đường lối cách mạng đứng đắn và phương pháp cách mạng sáng tạo theo lập trường
quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin.
- Để cuộc cách mạng của giai cấp công nhân đi tới thắng lợi, giai cấp công nhân phải có sự liên
minh giai cấp với giai cấp nông dân cùng các tầng lớp lao động khác và do đội tiên phong là Đảng Cộng sản lãnh đạo.
2. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
- Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân chính là những nhiệm vụ mà giai cấp công nhân
cần phải thực hiện với tư cách là giai cấp tiên phong, là lực lượng đi đầu trong cuộc cách mạng xác
lập hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa được thể hiện toàn diện trên các lĩnh vực chủ yếu
của đời sống xã hội.
a) Nội dung kinh tế:
* Đối với các nước tư bản chủ nghĩa:
- Giai cấp công nhân là nhân tố hàng đầu của lực lượng mang tính xã hội hóa cao, là đại biểu cho
quan hệ sản xuất mới, tiên tiến dựa trên chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất, đại biểu cho
phương thức sản xuất tiến bộ theo xu thế phát triển của lịch sử xã hội loài người.
- Sự phát triển sản xuất trong chủ nghĩa tư bản, làm cho lực lượng sản xuất phát triển ngày càng
cao, mâu thuẫn với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, đó là tiền đề vật chất cho sự chín muồi, ra
đời của quan hệ sản xuất mới.
* Đối với các nước xã hội chủ nghĩa:
- Giai cấp công nhân thông qua quá trình công nghiệp hóa để tăng năng suất lao động xã hội và thực
hiện chế độ sở hữu, quản lý và phân phối phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
- Hầu hết các nước đi lên chủ nghĩa xã hội đều bỏ qua chế độ chủ nghĩa tư bản. Giai cấp công nhân
đóng vai trò nòng cốt giải phóng, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển để tạo cơ sở cho quan hệ
sản xuất xã hội chủ nghĩa ra đời.
b) Nội dung chính trị - xã hội:
- Đối với các nước tư bản chủ nghĩa: Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản tiến hành cách mạng
chính trị lật đổ giai cấp tư sản, xóa bỏ chế độ bóc lột, áp bức của chủ nghĩa tư bản, giành quyền lực
về tay giai cấp lao động.
- Đối với các nước xã hội chủ nghĩa: Nhiệm vụ trước mắt là xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch,
vững mạnh, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa để xây dựng cơ sở vật
chất cho chủ nghĩa xã hội.
c) Nội dung văn hóa, tư tưởng:
- Giai cấp công nhân tập trung xây dựng những giá trị mới:
+ Lao động: Không còn lao động làm thuê, bị bóc lột và tha hóa như trong nền sản xuất tư bản chủ
nghĩa trước đây mà là lao động vì mình và vì lợi ích chung của cộng đồng xã hội.
+ Công bằng: Trong phân phối lợi ích, hài hòa giữa lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội
+ Dân chủ: Gắn liền quyền với lợi ích, quyền với trách nhiệm và nghĩa vụ.
+ Bình đẳng, tự do: Phát triển mọi khả năng, năng lực sáng tạo của mình.
=> Ngày nay, những giá trị trên vẫn luôn được nhân loại thừa nhận và phấn đấu thực hiện, có ý
nghĩa chỉ đạo, định hướng cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, quần chúng lao động chống
chủ nghĩa tư bản và lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa.
- Cải tạo cái lỗi thời, lạc hậu, xây dựng cái mới, tiến bộ trong lĩnh vực ý thức tư tưởng, trong đời sống tinh thần xã hội.
- Đấu tranh để bảo vệ nền tư tưởng của Đảng Cộng sản, giáo dục nhận thức và củng cố niềm tin
khoa học đối với lý tưởng, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội cho giai cấp công nhân và nhân dân lao
động, giáo dục và thực hiện chủ nghĩa quốc tế chân chính trên cơ sở phát huy chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc.
=> Trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ hiện nay, giai cấp công nhân có xu hướng
“trí thức hóa” ngày càng tăng. Thế nhưng điều đó không làm thay đổi bản chất, sứ mệnh lịch sử
của giai cấp công nhân, họ vẫn có sứ mệnh xóa bỏ tình cảnh vô sản, trở thành giai cấp có địa vị
làm chủ để tiến tới “tự thủ tiêu” chính mình với tư cách là một giai cấp.