Đề cương tóm tắt môn Luật Hiến Pháp - Luật tố tụng dân sự | Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh

Đề cương tóm tắt môn Luật Hiến Pháp - Luật tố tụng dân sự | Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN LUẬT HIẾN
PHÁP
(THAM KHẢO)
*****
I.KHÁI NIỆM HIẾN PHÁP VÀ KHÁI NIỆM LUẬT HIẾN PHÁP
1.Khái niệm Hiến pháp
-Hiến pháp là của mỗi quốc gia, có đạo luật cơ bản hiệu lực pháp lý cao
nhất, quy định về của những vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất chế độ
chính trị, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội; quyền con
người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; tổ chức và hoạt động
của các cơ quan nhà nước then chốt ở trung ương và địa phương.
2.Khái niệm Luật Hiến pháp.
a.Khái niệm
-Luật Hiến pháp là trong hệ thống pháp luật, bao ngành luật chủ đạo
gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản và
quan trọng nhất phát sinh từ các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội và
từ tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước
→Phân tích ra: luật hiến pháp là vì nó định hướng ngành luật chủ đạo
cho việc xây dựng và hoàn thiện các ngành luật còn lại, thể hiện thông
qua:
+Các ngành luật khác được ban hành để cụ thể hóa những quy định của
luật hiến pháp.
+Khi nội dung của luật hiến pháp thay đổi thì các ngành luật khác phải
sửa đổi để phù hợp với sự thay đổi nội dung của luật hiến pháp.
+Luật hiến pháp là cơ sở pháp lý đảm bảo tính thống nhất của hệ thống
luật pháp.
b.Đối tượng điều chỉnh.
-Những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất phát sinh trong các
lĩnh vực của đời sống xã hội.
+Nhóm 1: trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục,
khoa học, công nghệ, môi trường.
+Nhóm 2: quan hệ xã hội cơ bản giữa nhà nước với cá nhân (quyền con
người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền và trách nhiệm
của nhà nước).
+Nhóm 3:nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; việc
thành lập, tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước then chốt.
c.Phương pháp điều chỉnh.
-Xác lập những nguyên tắc mang tính định hướng trên các lĩnh vực của
đời sống xã hội.
-Quy định quyền và nghĩa vụ cho các chủ thể; chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn cho các cơ quan nhà nước.(phương pháp áp đặt)
II.SỰ RA ĐỜI VÀ VỊ TRÍ PHÁP LÝ CỦA HIẾN PHÁP.
1.Sự ra đời của Hiến pháp.
-Trước khi cách mạng tư sản diễn ra, Hiến pháp chưa tồn tại, mặc dù vậy
với những văn bản pháp luật có giá trị cao nhất như mệnh lệnh, chiếu
chỉ, quyết định tối cao của Hoàng đế,…cũng được xem như là một hình
ảnh tương tự của Hiến pháp
-Hiến pháp - đạo luật cơ bản của mỗi quốc gia mới ra đời khoảng từ 200-
300 năm nay
-Sự xuất hiện của hiến pháp gắn liền với việc khẳng định sự ra đời của
chế độ tư bản, cùng với việc chấm dứt hàng ngàn năm thống trị của chế
độ phong kiến.
-Nhà nước của chế độ chiếm hữu nô lệ và của chế độ phong kiến, không
hề biết tới hiến pháp.
-Dưới chế độ phong kiến, hoàng đế- đại diện cho giai cấp thống trị nắm
trong tay toàn bộ quyền lực thế quyền và thần quyền.
-Để xây dựng, phát triển quyền lợi cho mình và đồng thời là tước bỏ, hạn
chế quyền lực của nhà vua và chế độ phong kiến, giai cấp tư sản phát
động cách mạng tư sản, đưa ra nhiều khẩu hiệu về tự do, bình đẳng, dân
chủ,…nhằm lôi kéo các tầng lớp nhân dân
→Hiến pháp và sự phát triển của hiến pháp trên thế giới là một hiện
tượng chính trị - xã hội trong thời kỳ cách mạng tư sản, khẳng định sự
xuất hiện chế độ tư bản và rút lui khỏi vũ đài chính trị của giai cấp phong
kiến
-Ở những nơi mà cách mạng tư sản thắng lợi hoàn toàn thì quyền lực nhà
nước thuộc về giai cấp tư sản, mô hình nhà nước là chế độ cộng hòa và
được quy định bởi Hiến pháp.
-Ở những nơi mà cách mạng tư sản không triệt để, chế độ quân chủ vẫn
tồn tại thì giai cấp tư sản và giai cấp quý tộc phong kiến thỏa hiệp, thiết
lập nền quân chủ lập hiến và cũng được quy định bởi Hiến pháp.
Hiến pháp ghi nhận thành quả dân chủ của cuộc cách mạng tư sản.
+Là cơ sở pháp lý vững chắc để triệt tiêu quyền lực nhà vua.
+Quy định rõ việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước
+Ghi nhận, tuyên bố một cách rõ ràng quyền con người, quyền công dân,
quyền lực thuộc về nhân dân và các vấn đề quan trọng khác của quốc
gia.
2.Gía trị pháp lý của Hiến pháp
Hiến pháp là đạo luật cơ bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống
các văn bản qui phạm pháp luật. Hiến pháp qui định những vấn đề cơ
bản nhất của nước ta như: chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ
máy Nhà nước.
a.Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước.
+Quy định những vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất của một quốc gia.
+Trên cơ sở những điều được hiến pháp quy định, các văn bản có giá trị
pháp lý thấp hơn phải được ban hành, triển khai và áp dụng một cách
phù hợp với hiến pháp và nhằm mục đích triển khai hiến pháp, bảo đảm
việc thi hành hiến pháp.b
b.Có giá trị pháp lý cao nhất
-Hiến pháp do chủ thể đặc biệt là Nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp thông
qua.
- Xét về hình thức, HP là hình thức pháp lý thể hiện một cách tập trung
hệ tư tưởng của giai cấp cầm quyền.
- Xét về nội dung, HP có đối tượng điều chỉnh rộng mà không có đạo luật
thông thường nào có được. HP có phạm vi áp dụng rộng nhất, điều chỉnh
các quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất, bao quát tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội và có hiệu lực bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ
chức trong xã hội
- Xét về hiệu lực pháp lý, HP là đạo luật cơ bản có hiệu lực pháp lý cao
nhất trong hệ thống pháp luật quốc gia. Các qui định của HP là nguồn, là
căn cứ cho tất cả các ngành luật thuộc hệ thống pháp luật.
- HP được ban hành theo một trình tự, thủ tục Xét về thủ tục ban hành,
đặc biệt không giống như thủ tục thông thường về lập pháp và được qui
định ngay trong nội dung HP .
-Hiến pháp còn là văn bản duy nhất quy định về việc tổ chức và thực
hiện toàn bộ quyền lực nhà nước. Chính vì giá trị pháp lý tối cao của
mình mà hiến pháp có cơ chế giám sát, bảo vệ đặc biệt.
III. VỊ TRÍ, VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ.
1.Hệ thống chính trị
-Hệ thống chính trị là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng xã hội, bao
gồm các tổ chức, các thiết chế hợp pháp có quan hệ mục đích và chức
năng thực hiện hoặc tham gia thực hiện quyền lực chính trị, quyền lực
nhà nước.
-Hệ thống chính trị của nước ta là những cơ quan, tổ chức mà qua đó đội
ngũ giai cấp công nhân, nông dân, trí thức thực hiện quyền lực của mình
để thống trị xã hội.
-Hệ thống chính trị nước ta bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước CHXHCN Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên
của Mặt trận.
2.Nhà nước
-Khái niệm Nhà nước: Nhà nước là tổ chức quan trọng nhất trong việc
thực thi quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền, bằng hệ thống luật
pháp buộc mọi người phải tuân thủ; đồng thời còn những tổ chức cưỡng
chế đặc biệt như quân đội, cảnh sát, toà án, nhà tù… để bảo đảm thực
hiện quyền lực của mình.
-Vị trí của Nhà nước trong hệ thống chính trị: Nhà nước là một bộ
phận hợp thành của hệ thống chính trị nhưng nó luôn đứng ở vị trí trung
tâm của hệ thống đó và giữ vai trò quan trọng, là công cụ để thực hiện
quyền lực nhân dân, giữ gìn trật tự kỷ cương và bảo đảm công bằng xã
hội. Là điều kiện để các bộ phận còn lại của hệ thống chính trị thiết lập
tổ chức và hoạt động của mình.
→Thể hiện bởi các lý do:
+ , Thứ nhất Nhà nước là đại diện chính thức của toàn bộ dân cư, là tổ
chức rộng lớn nhất trong xã hội; Nhà nước quản lý tất cả mọi công dân
và cư dân trong phạm vi lãnh thổ của mình. Thông qua các cơ quan đại
diện của Nhà nước, Nhân dân có thể thực hiện gián tiếp quyền lực của
mình.
+ Thứ hai, Nhà nước là chủ sở hữu lớn nhất trong xã hội, có đủ điều
kiện và sức mạnh vật chất để tổ chức và thực hiện quyền lực chính trị,
quản lý đất nước và xã hội; đồng thời Nhà nước còn có thể bảo trợ cho
các tổ chức khác trong hệ thống chính trị để thực hiện các hoạt động của
mình.
+Thứ ba, Nhà nước là thiết chế duy nhất trong hệ thống chính trị mang
chủ quyền quốc gia, là chủ thể của công pháp quốc tế.
+ Thứ tư, Nhà nước có hệ thống tổ chức bộ máy quy mô và chặt chẽ
nhất, có chủ quyền tối cao trong lĩnh vực đối nội cũng như đối ngoại, có
bộ máy quyền lực và có sức mạnh để bảo đảm thực hiện quyền lực chính
trị và bảo vệ chế độ chính trị của nhà nước
+Thứ năm, , công cụ có hiệu lực nhất để thiết lập Nhà nước có pháp luật
trật tự kỷ cương, quản lý mọi mặt đời sống xã hội.
-Vai trò, chức năng của Nhà nước
+Thứ nhất, bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân
+Thứ hai, công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người,
quyền công dân.
+Thứ ba, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh; mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện
phát triển toàn diện.
IV.QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA
CÔNG DÂN.
1.Khái niệm
-Quyền con người: là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo
vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc
mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những tự do cơ bản của con người.
→ Quyền con người (Nhân quyền) là những quyền tự nhiên của con
người và không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào. Là
những quyền bẩm sinh, vốn có của con người, được cộng đồng quốc tế
bảo vệ, nếu không được hưởng thì không thể sống như một con người.
-Quyền công dân: là khả năng của công dân được thực hiện những hành
vi nhất định mà pháp luật không cấm theo ý chí, nhận thức và sự lựa
chọn của mình
-Nghĩa vụ công dân: là yêu cầu bắt buộc của nhà nước về việc công dân
phải thực hiện những hành vi nhất định nhằm đáp ứng lợi ích của nhà
nước và xã hội theo quy định của pháp luật.
-Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân: là những quyền và nghĩa vụ
được quy định trong Hiến pháp- luật cơ bản của nhà nước, xác định vị trí
pháp lý cơ bản của công dân trong mối quan hệ với nhà nước. Quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân là một chế định của luật hiến pháp.
→Đặc điểm của Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân:
+Được quy định trên cơ sở tôn trọng quyền con người đã được công
đồng quốc tế và các quốc gia dân chủ hiện đại trên thế giới thừa nhận.
+Được quy định trong Hiến pháp- luật cơ bản của nhà nước, văn bản có
hiệu lực pháp lý cao nhát, Hiến pháp là cơ sở đầu tiên và chủ yếu để xác
định vị trí pháp lý cơ bản của công dân.
+Là cơ sở để các ngành luật khác cụ thể hóa và thực hiện trên thực
tế( xây dựng cách thức thực hiện; đưa ra cơ chế bảo vệ quyền và nghĩa
vụ; đưa ra trách nhiệm pháp lý khi không thực hiện quyền và nghĩa vụ)
+Được các văn bản quy phạm pháp luật khác quy định cụ thể về cách
thức thực hiện, bảo vệ quyền, nghĩa vụ của công dân cũng như trách
nhiệm pháp lý khi lợi dụng quyền hay trốn tránh nghĩa vụ công dân.
+Phản ánh chất lượng sống của cá nhân, cộng đồng xã hội; thể hiện tính
nhân đạo, tiến bộ của nhà nước.
2.Các nguyên tắc Hiến pháp về Quyền con người, quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân.
-Có 4 nguyên tắc : Nguyên tắc công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm
quyền con người, quyền công dân; Nguyên tắc về tiêu chí hạn chế quyền
con người, quyền công dân; Nguyên tắc quyền công dân không tách rời
nghĩa vụ công dân; Nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp
luật
a.Nguyên tắc quyền công dân không tách rời với nghĩa vụ công dân
Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, mọi công dân Việt Nam, không phân
biệt dân tộc, nam nữ, tôn giáo, địa vị xã hội, đều bình đẳng với nhau về
quyền và nghĩa vụ. Đó là bản chất riêng, không trộn lẫn của Nhà nước ta
với chế độ nhà nước khác.
-Sự bình đẳng của công dân luôn luôn thể hiện ở hai mặt: Quyền và
nghĩa vụ.
-Hai bên đều có quyền và nghĩa vụ đối với nhau, quyền của người này là
nghĩa vụ hoặc được đảm bảo bằng nghĩa vụ của người kia
-Trong chế độ xã hội ta, không thể chấp nhận tình trạng người được
hưởng quyền mà không thực hiện nghĩa vụ và ngược lại.
-Thực tế cho thấy các quyền công dân chỉ có thể được đảm bảo trên cơ
sở công dân thực hiện nghĩa vụ của mình. Việc công dân thực hiện nghĩa
vụ chính là điều kiện tiên quyết để tạo ra tiền đề vật chất bảo đảm cho
việc thực hiện các quyền công dân.
- Nguyên tắc quyền công dân không tách rời với nghĩa vụ công dân là
nguyên tắc pháp lý văn minh của một xã hội tiến bộ, dân chủ, hài hòa lợi
ích của mỗi cá nhân với nhau và với xã hội.
-Nếu chỉ có quyền công dân mà không có nghĩa vụ công dân thì sẽ đưa
nhà nước đến tình trạng “ ”, không thể tạo dựng được cơ sở tồn vô quyền
tại và hoạt động của mình. Dẫn đến không có khả năng để đảm bảo thực
hiện quyền công dân.
-Thực hiện nghĩa vụ là cơ sở để công dân thực hiện quyền vì quyền công
dân chỉ được đảm bảo trên cơ sở đóng góp (nghĩa vụ) của công dân tạo
ra tiền đề về kinh tế, chính trị, tư tưởng cho xã hội.
-Khi tham gia quan hệ pháp luật, mỗi cá nhân không chỉ được hưởng
quyền mà còn thực hiện nghĩa vụ pháp lý với đối tác.
-Mọi công dân vi phạm nghĩa vụ đều có thể bị nhà nước truy cứu trách
nhiệm pháp lý hay hạn chế quyền.
-Không thể vận dụng nguyên tắc quyền công dân không tách rời với
nghĩa vụ công dân theo kiểu quyền công dân đồng thời là nghĩa vụ công
dân hoặc khi hưởng một quyền bất kỳ thì phải kèm theo việc thi hành
một nghĩa vụ tương ứng.
→Mối quan hệ qua lại cùng có trách nhiệm giữa Nhà nước với công dân,
giữa công dân với công dân chỉ tồn tại và bảo đảm khi mỗi người, cùng
với việc hưởng quyền thực hiện đầy đủ và trách nhiệm các nghĩa vụ công
dân của mình.
b.Nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật
- Quan hệ mật thiết với nguyên tắc quyền công dân không tách rời nghĩa
vụ công dân là nguyên tắc mọi công dân điều bình đẳng trước pháp luật.
-Bình đẳng trước pháp luật nghĩa là: Mỗi công dân trong hoạt động thực
hiện pháp luật, có quyền đòi hỏi được đối xử giống như những công dân
khác trong những hoàn cảnh, điều kiện như nhau.
-Bình đẳng là nguyên tắc tiến bộ của mối quan hệ con người- xã hội- nhà
nước và giữa con người với nhau
-Bình đẳng không phải là sự cào bằng tuyệt đối
-Bất cứ công dân nào, không phân biệt người đó là ai, thành phần xã hội
thế nào, tình trạng tài sản ra sao, nắm giữ chức vụ gì trong bộ máy nhà
nước, theo tín ngưỡng , tôn giáo nào… đều có quyền và nghĩa vụ như
nhau. Luật pháp Nhà nước ta không thừa nhận bất kỳ một sự đặc quyền,
đặc lợi của bất kỳ đối tượng, tầng lớp nào.
-Bình đẳng trước pháp luật còn có nghĩa vụ là mọi công dân đều phải tôn
trọng và tuân thủ Hiến pháp, pháp luật. Bất kỳ công dân nào vi phạm
pháp luật đều bị xử lý theo pháp luật, bất luận người đó là ai.
- Trước pháp luật mọi công dân chỉ có một tư cách giống nhau: Công dân
nhà nước. Pháp luật của Nhà nước ta không thừa nhận sự phân biệt công
dân thành các loại khác nhau và hưởng sự đối xử khác nhau.Mọi người
trong mọi hoàn cảnh và điều kiện đều được nhà nước đối xử ngang bằng
nhau về quyền và nghĩa vụ,
- Sự bình đẳng trước pháp luật không có nghĩa là mọi công dân đều được
đối xử giống nhau một cách máy móc mà cần xem xét vào điều kiện,
hoàn cảnh mỗi người. Trong hoạt động áp dụng pháp luật, các đặc điểm
khách quan và chủ quan của mỗi người đều được chú ý, cân nhắc một
cách kỹ càng, đầy đủ.( như về tuổi tác, sức khoẻ, hoàn cảnh xã hội, điều
kiện làm việc, kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ học vấn, trách nhiệm
được giao, hoàn cảnh gia đình…)
+Khi xem xét vào điều kiện từng người để có cách đối xử công bằng và
phù hợp cần phải thỏa mãn các điều kiện: công khai, minh bạch bằng
luật pháp và không nhằm mục đích để phân biệt đối xử bất công hay kỳ
thị ai.
-Bình đẳng trước pháp luật hoàn toàn không phải là sự áp dụng pháp luật
giống nhau một cách hình thức đối với mọi công dân mà không chú ý
đến các điều kiện xã hội và cá nhân cụ thể.
-Bình đẳng trước pháp luật còn bao hàm trong nó nội dung quyền bình
đẳng dân tộc .Bình đẳng dân tộc đã trở thành một trong những nguyên
tắc tổ chức và hoạt động cơ bản của Nhà nước ta. Bình đẳng dân tộc là
nguyên tắc bao trùm và xuyên suốt toàn bộ lịch sử lập hiến Việt Nam
được ghi nhận ở tất cả các Hiến pháp.
-Quyền bình đẳng trước pháp luật còn bao hàm cả nội dung quyền bình
đẳng nam, nữ. Quyền bình đẳng nam nữ đã trở thành một nguyên tắc
| 1/31

Preview text:

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN LUẬT HIẾN PHÁP (THAM KHẢO) *****
I.KHÁI NIỆM HIẾN PHÁP VÀ KHÁI NIỆM LUẬT HIẾN PHÁP
1.Khái niệm Hiến pháp
-Hiến pháp là đạo luật cơ bản của mỗi quốc gia, có hiệu lực pháp lý cao nhất, quy định về của
những vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất chế độ
chính trị, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội; quyền con
người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; tổ chức và hoạt động
của các cơ quan nhà nước then chốt ở trung ương và địa phương.

2.Khái niệm Luật Hiến pháp. a.Khái niệm
-Luật Hiến pháp là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật, bao
gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản và
quan trọng nhất phát sinh từ các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội và
từ tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước
→Phân tích ra: luật hiến pháp là ngành luật chủ đạo vì nó định hướng
cho việc xây dựng và hoàn thiện các ngành luật còn lại, thể hiện thông qua:
+Các ngành luật khác được ban hành để cụ thể hóa những quy định của luật hiến pháp.
+Khi nội dung của luật hiến pháp thay đổi thì các ngành luật khác phải
sửa đổi để phù hợp với sự thay đổi nội dung của luật hiến pháp.
+Luật hiến pháp là cơ sở pháp lý đảm bảo tính thống nhất của hệ thống luật pháp.
b.Đối tượng điều chỉnh.
-Những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất phát sinh trong các
lĩnh vực của đời sống xã hội.
+Nhóm 1: trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục,
khoa học, công nghệ, môi trường.
+Nhóm 2: quan hệ xã hội cơ bản giữa nhà nước với cá nhân (quyền con
người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền và trách nhiệm của nhà nước).
+Nhóm 3:nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; việc
thành lập, tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước then chốt.
c.Phương pháp điều chỉnh.
-Xác lập những nguyên tắc mang tính định hướng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
-Quy định quyền và nghĩa vụ cho các chủ thể; chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn cho các cơ quan nhà nước.(phương pháp áp đặt)
II.SỰ RA ĐỜI VÀ VỊ TRÍ PHÁP LÝ CỦA HIẾN PHÁP.
1.Sự ra đời của Hiến pháp.
-Trước khi cách mạng tư sản diễn ra, Hiến pháp chưa tồn tại, mặc dù vậy
với những văn bản pháp luật có giá trị cao nhất như mệnh lệnh, chiếu
chỉ, quyết định tối cao của Hoàng đế,…cũng được xem như là một hình
ảnh tương tự của Hiến pháp
-Hiến pháp - đạo luật cơ bản của mỗi quốc gia mới ra đời khoảng từ 200- 300 năm nay
-Sự xuất hiện của hiến pháp gắn liền với việc khẳng định sự ra đời của
chế độ tư bản, cùng với việc chấm dứt hàng ngàn năm thống trị của chế độ phong kiến.
-Nhà nước của chế độ chiếm hữu nô lệ và của chế độ phong kiến, không
hề biết tới hiến pháp.
-Dưới chế độ phong kiến, hoàng đế- đại diện cho giai cấp thống trị nắm
trong tay toàn bộ quyền lực thế quyền và thần quyền.
-Để xây dựng, phát triển quyền lợi cho mình và đồng thời là tước bỏ, hạn
chế quyền lực của nhà vua và chế độ phong kiến, giai cấp tư sản phát
động cách mạng tư sản, đưa ra nhiều khẩu hiệu về tự do, bình đẳng, dân
chủ,…nhằm lôi kéo các tầng lớp nhân dân
→Hiến pháp và sự phát triển của hiến pháp trên thế giới là một hiện
tượng chính trị - xã hội trong thời kỳ cách mạng tư sản, khẳng định sự
xuất hiện chế độ tư bản và rút lui khỏi vũ đài chính trị của giai cấp phong kiến
-Ở những nơi mà cách mạng tư sản thắng lợi hoàn toàn thì quyền lực nhà
nước thuộc về giai cấp tư sản, mô hình nhà nước là chế độ cộng hòa và
được quy định bởi Hiến pháp.
-Ở những nơi mà cách mạng tư sản không triệt để, chế độ quân chủ vẫn
tồn tại thì giai cấp tư sản và giai cấp quý tộc phong kiến thỏa hiệp, thiết
lập nền quân chủ lập hiến và cũng được quy định bởi Hiến pháp.
Hiến pháp ghi nhận thành quả dân chủ của cuộc cách mạng tư sản.
+Là cơ sở pháp lý vững chắc để triệt tiêu quyền lực nhà vua.
+Quy định rõ việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước
+Ghi nhận, tuyên bố một cách rõ ràng quyền con người, quyền công dân,
quyền lực thuộc về nhân dân và các vấn đề quan trọng khác của quốc gia.
2.Gía trị pháp lý của Hiến pháp
Hiến pháp là đạo luật cơ bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống
các văn bản qui phạm pháp luật. Hiến pháp qui định những vấn đề cơ
bản nhất của nước ta như: chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước.
a.Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước.
+Quy định những vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất của một quốc gia.
+Trên cơ sở những điều được hiến pháp quy định, các văn bản có giá trị
pháp lý thấp hơn phải được ban hành, triển khai và áp dụng một cách
phù hợp với hiến pháp và nhằm mục đích triển khai hiến pháp, bảo đảm
việc thi hành hiến pháp.b
b.Có giá trị pháp lý cao nhất
-Hiến pháp do chủ thể đặc biệt là Nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua.
- Xét về hình thức, HP là hình thức pháp lý thể hiện một cách tập trung
hệ tư tưởng của giai cấp cầm quyền.
- Xét về nội dung, HP có đối tượng điều chỉnh rộng mà không có đạo luật
thông thường nào có được. HP có phạm vi áp dụng rộng nhất, điều chỉnh
các quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất, bao quát tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội và có hiệu lực bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội
- Xét về hiệu lực pháp lý, HP là đạo luật cơ bản có hiệu lực pháp lý cao
nhất trong hệ thống pháp luật quốc gia. Các qui định của HP là nguồn, là
căn cứ cho tất cả các ngành luật thuộc hệ thống pháp luật. - HP
Xét về thủ tục ban hành,
được ban hành theo một trình tự, thủ tục
đặc biệt không giống như thủ tục thông thường về lập pháp và được qui
định ngay trong nội dung HP .
-Hiến pháp còn là văn bản duy nhất quy định về việc tổ chức và thực
hiện toàn bộ quyền lực nhà nước
. Chính vì giá trị pháp lý tối cao của
mình mà hiến pháp có cơ chế giám sát, bảo vệ đặc biệt.
III. VỊ TRÍ, VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ.
1.Hệ thống chính trị
-Hệ thống chính trị là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng xã hội, bao
gồm các tổ chức, các thiết chế hợp pháp có quan hệ mục đích và chức
năng thực hiện hoặc tham gia thực hiện quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước.
-Hệ thống chính trị của nước ta là những cơ quan, tổ chức mà qua đó đội
ngũ giai cấp công nhân, nông dân, trí thức thực hiện quyền lực của mình để thống trị xã hội.
-Hệ thống chính trị nước ta bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước CHXHCN Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận.
2.Nhà nước
-Khái niệm Nhà nước: Nhà nước là tổ chức quan trọng nhất trong việc
thực thi quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền, bằng hệ thống luật
pháp buộc mọi người phải tuân thủ; đồng thời còn những tổ chức cưỡng
chế đặc biệt như quân đội, cảnh sát, toà án, nhà tù… để bảo đảm thực
hiện quyền lực của mình.
-Vị trí của Nhà nước trong hệ thống chính trị: Nhà nước là một bộ
phận hợp thành của hệ thống chính trị nhưng nó luôn đứng ở vị trí trung
tâm
của hệ thống đó và giữ vai trò quan trọng, là công cụ để thực hiện
quyền lực nhân dân, giữ gìn trật tự kỷ cương và bảo đảm công bằng xã
hội. Là điều kiện để các bộ phận còn lại của hệ thống chính trị thiết lập
tổ chức và hoạt động của mình.
→Thể hiện bởi các lý do:
+ Thứ nhất,Nhà nước là đại diện chính thức của toàn bộ dân cư, là tổ
chức rộng lớn nhất trong xã hội
; Nhà nước quản lý tất cả mọi công dân
và cư dân trong phạm vi lãnh thổ của mình. Thông qua các cơ quan đại
diện của Nhà nước, Nhân dân có thể thực hiện gián tiếp quyền lực của mình.
+ Thứ hai, Nhà nước là chủ sở hữu lớn nhất trong xã hội, có đủ điều
kiện và sức mạnh vật chất để tổ chức và thực hiện quyền lực chính trị,
quản lý đất nước và xã hội; đồng thời Nhà nước còn có thể bảo trợ cho
các tổ chức khác trong hệ thống chính trị để thực hiện các hoạt động của mình.
+Thứ ba, Nhà nước là thiết chế duy nhất trong hệ thống chính trị mang
chủ quyền quốc gia, là chủ thể của công pháp quốc tế.

+ Thứ tư, Nhà nước có hệ thống tổ chức bộ máy quy mô và chặt chẽ
nhất,
có chủ quyền tối cao trong lĩnh vực đối nội cũng như đối ngoại, có
bộ máy quyền lực và có sức mạnh để bảo đảm thực hiện quyền lực chính
trị và bảo vệ chế độ chính trị của nhà nước +Thứ năm,
, công cụ có hiệu lực nhất để thiết lậ
Nhà nước có pháp luật p
trật tự kỷ cương, quản lý mọi mặt đời sống xã hội.
-Vai trò, chức năng của Nhà nước
+Thứ nhất, bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân
+Thứ hai, công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
+Thứ ba, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh; mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
IV.QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN. 1.Khái niệm
-Quyền con người: là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo
vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc
mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những tự do cơ bản của con người.
→ Quyền con người (Nhân quyền) là những quyền tự nhiên của con
người và không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào. Là
những quyền bẩm sinh, vốn có của con người, được cộng đồng quốc tế
bảo vệ, nếu không được hưởng thì không thể sống như một con người.
-Quyền công dân: là khả năng của công dân được thực hiện những hành
vi nhất định mà pháp luật không cấm theo ý chí, nhận thức và sự lựa chọn của mình
-Nghĩa vụ công dân: là yêu cầu bắt buộc của nhà nước về việc công dân
phải thực hiện những hành vi nhất định nhằm đáp ứng lợi ích của nhà
nước và xã hội theo quy định của pháp luật.
-Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân: là những quyền và nghĩa vụ
được quy định trong Hiến pháp- luật cơ bản của nhà nước, xác định vị trí
pháp lý cơ bản của công dân trong mối quan hệ với nhà nước. Quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân là một chế định của luật hiến pháp.
→Đặc điểm của Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân:
+Được quy định trên cơ sở tôn trọng quyền con người đã được công
đồng quốc tế và các quốc gia dân chủ hiện đại trên thế giới thừa nhận.
+Được quy định trong Hiến pháp- luật cơ bản của nhà nước, văn bản có
hiệu lực pháp lý cao nhát, Hiến pháp là cơ sở đầu tiên và chủ yếu để xác
định vị trí pháp lý cơ bản của công dân.
+Là cơ sở để các ngành luật khác cụ thể hóa và thực hiện trên thực
tế( xây dựng cách thức thực hiện; đưa ra cơ chế bảo vệ quyền và nghĩa
vụ; đưa ra trách nhiệm pháp lý khi không thực hiện quyền và nghĩa vụ)
+Được các văn bản quy phạm pháp luật khác quy định cụ thể về cách
thức thực hiện, bảo vệ quyền, nghĩa vụ của công dân cũng như trách
nhiệm pháp lý khi lợi dụng quyền hay trốn tránh nghĩa vụ công dân.
+Phản ánh chất lượng sống của cá nhân, cộng đồng xã hội; thể hiện tính
nhân đạo, tiến bộ của nhà nước.
2.Các nguyên tắc Hiến pháp về Quyền con người, quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân.

-Có 4 nguyên tắc : Nguyên tắc công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm
quyền con người, quyền công dân; Nguyên tắc về tiêu chí hạn chế quyền
con người, quyền công dân; Nguyên tắc quyền công dân không tách rời
nghĩa vụ công dân; Nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật

a.Nguyên tắc quyền công dân không tách rời với nghĩa vụ công dân
Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, mọi công dân Việt Nam, không phân
biệt dân tộc, nam nữ, tôn giáo, địa vị xã hội, đều bình đẳng với nhau về
quyền và nghĩa vụ. Đó là bản chất riêng, không trộn lẫn của Nhà nước ta
với chế độ nhà nước khác.
-Sự bình đẳng của công dân luôn luôn thể hiện ở hai mặt: Quyền và nghĩa vụ.
-Hai bên đều có quyền và nghĩa vụ đối với nhau, quyền của người này là
nghĩa vụ hoặc được đảm bảo bằng nghĩa vụ của người kia
-Trong chế độ xã hội ta, không thể chấp nhận tình trạng người được
hưởng quyền mà không thực hiện nghĩa vụ và ngược lại.
-Thực tế cho thấy các quyền công dân chỉ có thể được đảm bảo trên cơ
sở công dân thực hiện nghĩa vụ của mình. Việc công dân thực hiện nghĩa
vụ chính là điều kiện tiên quyết để tạo ra tiền đề vật chất bảo đảm cho
việc thực hiện các quyền công dân.
- Nguyên tắc quyền công dân không tách rời với nghĩa vụ công dân là
nguyên tắc pháp lý văn minh của một xã hội tiến bộ, dân chủ, hài hòa lợi
ích của mỗi cá nhân với nhau và với xã hội.
-Nếu chỉ có quyền công dân mà không có nghĩa vụ công dân thì sẽ đưa
nhà nước đến tình trạng “
”, không thể tạo dựng được c vô quyền ơ sở tồn
tại và hoạt động của mình. Dẫn đến không có khả năng để đảm bảo thực hiện quyền công dân.
-Thực hiện nghĩa vụ là cơ sở để công dân thực hiện quyền vì quyền công
dân chỉ được đảm bảo trên cơ sở đóng góp (nghĩa vụ) của công dân tạo
ra tiền đề về kinh tế, chính trị, tư tưởng cho xã hội.
-Khi tham gia quan hệ pháp luật, mỗi cá nhân không chỉ được hưởng
quyền mà còn thực hiện nghĩa vụ pháp lý với đối tác.
-Mọi công dân vi phạm nghĩa vụ đều có thể bị nhà nước truy cứu trách
nhiệm pháp lý hay hạn chế quyền.
-Không thể vận dụng nguyên tắc quyền công dân không tách rời với
nghĩa vụ công dân theo kiểu quyền công dân đồng thời là nghĩa vụ công
dân hoặc khi hưởng một quyền bất kỳ thì phải kèm theo việc thi hành
một nghĩa vụ tương ứng.
→Mối quan hệ qua lại cùng có trách nhiệm giữa Nhà nước với công dân,
giữa công dân với công dân chỉ tồn tại và bảo đảm khi mỗi người, cùng
với việc hưởng quyền thực hiện đầy đủ và trách nhiệm các nghĩa vụ công dân của mình.
b.Nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật
- Quan hệ mật thiết với nguyên tắc quyền công dân không tách rời nghĩa
vụ công dân là nguyên tắc mọi công dân điều bình đẳng trước pháp luật.
-Bình đẳng trước pháp luật nghĩa là: Mỗi công dân trong hoạt động thực
hiện pháp luật, có quyền đòi hỏi được đối xử giống như những công dân
khác trong những hoàn cảnh, điều kiện như nhau.
-Bình đẳng là nguyên tắc tiến bộ của mối quan hệ con người- xã hội- nhà
nước và giữa con người với nhau
-Bình đẳng không phải là sự cào bằng tuyệt đối
-Bất cứ công dân nào, không phân biệt người đó là ai, thành phần xã hội
thế nào, tình trạng tài sản ra sao, nắm giữ chức vụ gì trong bộ máy nhà
nước, theo tín ngưỡng , tôn giáo nào… đều có quyền và nghĩa vụ như
nhau. Luật pháp Nhà nước ta không thừa nhận bất kỳ một sự đặc quyền,
đặc lợi của bất kỳ đối tượng, tầng lớp nào.
-Bình đẳng trước pháp luật còn có nghĩa vụ là mọi công dân đều phải tôn
trọng và tuân thủ Hiến pháp, pháp luật. Bất kỳ công dân nào vi phạm
pháp luật đều bị xử lý theo pháp luật, bất luận người đó là ai.
- Trước pháp luật mọi công dân chỉ có một tư cách giống nhau: Công dân
nhà nước. Pháp luật của Nhà nước ta không thừa nhận sự phân biệt công
dân thành các loại khác nhau và hưởng sự đối xử khác nhau.Mọi người
trong mọi hoàn cảnh và điều kiện đều được nhà nước đối xử ngang bằng
nhau về quyền và nghĩa vụ,
- Sự bình đẳng trước pháp luật không có nghĩa là mọi công dân đều được
đối xử giống nhau một cách máy móc mà cần xem xét vào điều kiện,
hoàn cảnh mỗi người. Trong hoạt động áp dụng pháp luật, các đặc điểm
khách quan và chủ quan của mỗi người đều được chú ý, cân nhắc một
cách kỹ càng, đầy đủ.( như về tuổi tác, sức khoẻ, hoàn cảnh xã hội, điều
kiện làm việc, kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ học vấn, trách nhiệm
được giao, hoàn cảnh gia đình…)
+Khi xem xét vào điều kiện từng người để có cách đối xử công bằng và
phù hợp cần phải thỏa mãn các điều kiện: công khai, minh bạch bằng
luật pháp và không nhằm mục đích để phân biệt đối xử bất công hay kỳ thị ai.
-Bình đẳng trước pháp luật hoàn toàn không phải là sự áp dụng pháp luật
giống nhau một cách hình thức đối với mọi công dân mà không chú ý
đến các điều kiện xã hội và cá nhân cụ thể.
-Bình đẳng trước pháp luật còn bao hàm trong nó nội dung quyền bình
đẳng dân tộc .Bình đẳng dân tộc đã trở thành một trong những nguyên
tắc tổ chức và hoạt động cơ bản của Nhà nước ta. Bình đẳng dân tộc là
nguyên tắc bao trùm và xuyên suốt toàn bộ lịch sử lập hiến Việt Nam
được ghi nhận ở tất cả các Hiến pháp.
-Quyền bình đẳng trước pháp luật còn bao hàm cả nội dung quyền bình
đẳng nam, nữ. Quyền bình đẳng nam nữ đã trở thành một nguyên tắc