Đề cương triết học Mác Lênin | Triết học Mác Lênin | Đại học Ngoại thương
Đề cương triết học Mác Lênin của Trường Đại học Ngoại thương. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
47
24 lượt tải
Tải xuống
Môn: Triết học Mác - Lênin (TRI114)
Trường: Đại học Ngoại Thương
Thông tin:
28 trang
2 tháng trước
Tác giả:
lOMoARcPSD|44862240
Câu 1. Quan niệm của THMLN về vật chất và các hình thức tồn tại của vật chất
a) Quan niệm của V.I.Lenin
- V.I.Lenin đã tiến hành tổng kết toàn diện những thành tựu mới nhất của khoa học, đấu tranh chống
mọi biểuhiện của chủ nghĩa hoài nghi, duy tâm
- Lenin đã tìm kiếm phương pháp định nghĩa mới cho phạm trù vật chất thông qua đối lập với phạm trù
ý thức
⇒ Định nghĩa đầy đủ, đúng đắn nhất
b) Định nghĩa vật chất của V.I.Lenin
- Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong
cảmgiác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác
*Phương pháp định nghĩa
- Phương pháp định nghĩa không thông thường: không quy được khái niệm cần định nghĩa vào một khái
niệmkhác rộng hơn, đồng thời chỉ ra đặc điểm riêng của nó
⇒ Không thể dùng phương pháp này để định nghĩa vì vật chất là phạm trù triết học
- Dùng cái đối lập (dùng ý thức định nghĩa vật chất)
*Nội dung định nghĩa
- Vật chất là một phạm trù triết học: phải hiểu vật chất một cách khái quát nhất, không quy vật chất về
vật thể- Dùng để chỉ thực tại khách quan: thuộc tính cơ bản, phổ biến nhất của mọi dạng vật chất là tồn tại
khách quan
- Được đem lại cho con người trong cảm giác: vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau
- Được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh: con người có khả năng nhận thức được thế
giới- Tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác: một lần nữa khẳng định tính khách quan của vật chất
*Ý nghĩa định nghĩa vật chất của V.I.Lenin
- Giải quyết đúng đắn và triệt để cả hai mặt vấn đề cơ bản của triết học
- Triệt để khắc phục hạn chế của chủ nghĩa duy vật cũ, bác bỏ chủ nghĩa duy tâm, bất khả tri
- Khắc phục được khủng hoảng, đem lại niềm tin trong khoa học tự nhiên
- Tạo tiền đề xây dựng quan điểm duy vật về xã hội và lịch sử loài người
- Là cơ sở để xây dựng nền tảng vững chắc cho sự liên minh ngày càng chặt chẽ giữa triết học duy vật
biệnchứng với khoa học
c) Các hình thức tồn tại của vật chất
*Vận động
- Vận động là một phương thức tồn tại của vật chất
Vật chất chỉ tồn tại bằng cách vận động và chỉ thông qua vận động mà vật chất biểu hiện sự tồn tại của
mình
Con người chỉ nhận thức sâu sắc về sự vật thông qua trạng thái vận động của giới vật chất
- Vận động là một thuộc tính cố hữu của vật chất
Vận động của vật chất là vận động tự thân (chống lại quan điểm duy tâm và siêu hình về vận động)
lOMoARcPSD|44862240
Vận động sinh ra cùng với sự vật và chỉ mất đi khi sự vật mất đi ⇒ chuyển hoá thành sự vật và hình thức
vận động khác (vận động nói chung vĩnh cửu)
*Các hình thức vận động của vật chất
- Vận động xã hội
- Vận động sinh học
- Vận động hoá học
- Vận động vật lý
- Vật động cơ giới
⇒ Nhận xét:
Các hình thức vận động trên khác nhau về chất, từ vận động cơ học đến vận động xã hội là sự khác nhau
về trình độ của sự vận động
Các hình thức vận động cao xuất hiện trên cơ sở các hình thức vận động thấp hơn. Trong khi các hình
thức vận động thấp hơn không có khả năng bao hàm các hình thức vận động ở trình độ cao
Trong sự tồn tại của mình, mỗi sự vật có thể gắn liền với nhiều hình thức vận động khác nhau. Tuy
nhiên, bản thân sự tồn tại của sự vật bao giờ cũng đặc trưng bởi hình thức vận động cao nhất
Các hình thức vận động có thể chuyển hoá cho nhau nhưng phải tuân theo quy luật bảo toàn và chuyển
hoá năng lượng
*Mối quan hệ giữa vận động và đứng im
- Đứng im: một trạng thái đặc biệt của vận động, vận động trong cân bằng, sự vật vẫn còn là nó chứ
chưa biếnthành cái khác
- Vận động và đứng im có mối quan hệ tác động lớn nhất:
Vận động là tuyệt đối, vĩnh viễn vì vật chất là vô cùng, vô tận mà vận động là một phương thức tồn tại
của vật chất
Đứng im: mang tính tạm thời
• Chỉ xảy ra trong một quan hệ nhất định chứ không phải mọi quan hệ cùng một lúc
Chỉ xảy ra với một hình thức vận động chứ không phải với mọi hình thức vận động Tạm thời:
• Chỉ biểu hiện khi sự vật còn là nó, chưa biến đổi thành cái khác
• Vận động cá biệt có xu hướng hình thành, duy trì sự ổn định của một sự vật, hiện tượng
nào đó Vận động nói chung có xu hướng làm sự vật, hiện tượng không ngừng biến đổi
*Không gian, thời gian
- Khái niệm:
Không gian là hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt quảng tính, sự cùng tồn tại, trật tự, kết cấu và sự
tác động lẫn nhau.
Thời gian là hình thức tồn tại của vật chất vận động xét về mặt độ dài diễn biến, sự kế tiếp của các quá
trình.
- Không gian và thời gian là hình thức tồn tại của vật chất vận động
Không có không gian và thời gian thuần tuý tách rời vật chất vận động.
VD . Lênin viết: “Trong thế giới không có gì ngoài vật chất đang vận động và vật chất đang vận động
không thể vận động ở đâu ngoài không gian và thời gian”.
Không gian và thời gian là hai thuộc tính, hai hình thức tồn tại khác nhau của vật chất vận động, nhưng
chúng không tách rời nhau.
Không có sự vật, hiện tượng nào tồn tại trong không gian mà lại không có một quá trình diễn biến của
nó.
Cũng không thể có sự vật, hiện tượng nào có thời gian tồn tại mà lại không có quảng tính, kết cấu nhất
định. Tính chất của không gian và sự biến đổi của nó bao giờ cũng gắn liền với tính chất và sự biến đổi
lOMoARcPSD|44862240
của thời gian và ngược lại. Do đó, không gian và thời gian, về thực chất là một thể thống nhất không
gian - thời gian.
Vật chất có ba chiều không gian (chiều dài, chiều rộng, chiều cao) và một chiều thời gian (từ quá khứ tới
tương lai).
Không gian và thời gian của vật chất nói chung là vô tận, xét về cả phạm vi lẫn tính chất
Câu 2. Ý thức
a) Các quan niệm về nguồn gốc của ý thức
Là bản thể đầu tiên, tồn tại vĩnh viễn, là nguyên nhân sinh thành, chi phối sự tồn
Chủ nghĩa duy tâm tại, biến đổi của toàn bộ thế giới vật chất
Chủ nghĩa duy vật Xuất phát từ thế giới hiện thực để lý giải nguồn gốc của ý thức, coi ý thức cũng chỉ
siêu hình là một dạng vật chất đặc biệt, do vật chất sản sinh ra
Ý thức xuất hiện là kết quả của quá trình tiến hoá lâu dài của giới tự nhiên, của
Chủ nghĩa duy vật lịch sử trái đất, đồng thời là kết quả trực tiếp của thực tiễn xã hội - lịch sử của con
biện chứng người
*Nguồn gốc tự nhiên của ý thức
- Gồm bộ óc con người và thế giới khách quan
- Bộ óc con người và thế giới khách quan tác động lẫn nhau hình thành các trình độ phản ánh của thế
giới vậtchất
- Phản ánh: sự ghi lại, tái tạo lại đặc điểm của một hệ thống vật chất này ở một hệ thống vật chất khác
trongquá trình tác động qua lại giữa chúng
VD: cầm đất sét ném xuống đất thì tay còn đất và trên đất có dấu vân tay
Phản ánh ở trình độ thấp là giới tự nhiên vô sinh ⇒ Phản ánh cơ lí hoá: thụ động và chưa lựa chọn
Phản ánh ở trình độ cao là giới tự nhiên hữu sinh ⇒ Phản ánh sinh học: Thực vật: Tính kích thích
⇒ Động vật chưa có thần kinh: tính cảm ứng ⇒ Động vật có hệ thần kinh: phản xạ vô điều kiện ⇒
Động vật bậc cao: phản ánh tâm lí ⇒ Con người: Ý thức
⇒ Bộ óc người và mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan tạo ra quá trình phản ánh năng động,
sáng tạo
⇒ Nguồn gốc tự nhiên của ý thức
*Nguồn gốc xã hội của ý thức
- Lao động: quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên cải biến các dạng
sẵn cótrong giới tự nhiên để tạo ra của cải, vật chất nhằm thoả mãn nhu cầu tồn tại của con người.
- Vai trò của lao động:
Hoàn thiện dần chức năng của bộ óc
Nhờ lao động mà con người không chỉ ăn thực vật mà còn ăn động vật, không chỉ ăn sống mà còn ăn
chín (phát hiện ra lửa)
Từ dáng đi khom chuyển thành dáng đi thẳng
Nhận thức được sự vật có hệ thống, nắm được bản chất quy luật
Nối dài giác quan của con người
Hình thành ngôn ngữ
- Ngôn ngữ: ra đời do nhu cầu giao tiếp và trao đổi thông tin, là vỏ vật chất của tư duy (ruột là ý thức) -
Vai trò của ngôn ngữ
Chuyển tải tư duy, ý thức
Đỡ lệ thuộc vào các đối tượng vật chất cụ thể
⇒ Làm tư duy phát triển
⇒ Lao động và ngôn ngữ là hai sức kích thích chủ yếu, biến bộ não con vật thành bộ não người, phản ánh tâm
lý động vật thành phản ánh ý thức
lOMoARcPSD|44862240
Kết luận: Nguồn gốc của ý thức được hình thành từ hai yếu tố:
Nguồn gốc tự nhiên: điều kiện cần
Nguồn gốc xã hội: điều kiện đủ
b) Bản chất của ý thức
- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: ý thức là “hình ảnh” về hiện thực khách quan
trong ócngười
Nội dung phản ánh là khách quan
Hình thức phản ánh là chủ quan
- Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc con người một cách chủ động, sáng tạo
Trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh
Xây dựng các học thuyết, lý thuyết khoa học
Vận động để cải tạo hoạt động thực tiễn
VD. C.Mác:“Ý thức chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến
đi trong đó”
- Ý thức mang bản chất lịch sử - xã hội
Điều kiện lịch sử
Quan hệ xã hội
c) Kết cấu của ý thức
*Các lớp cấu trúc của ý thức
- Tri thức: sự hiểu biết của con người về các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan; gồm 2 cấp
độ:
Tri thức cảm tính: chỉ biết được vẻ bề ngoài của sự vật
Tri thức lý tính: biết được bản chất của sự vật
- Tình cảm: là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh hiện thực, được hình thành từ sự khái quát những
cảmxúc cụ thể của con người khi nhận sự tác động của ngoại cảnh
- Niềm tin: sự tin tưởng của con người vào một sự vật, hiện tượng hoặc một khả năng nhất định nào đó,
là bộlọc lựa chọn thông tin và chỉ lối cho mọi hành động của con người trong hiện tại và tương lai.
- Ý chí: sự biểu hiện sức mạnh của bản thân mỗi con người nhằm vượt qua những cản trở trong quá
trình thựchiện mục đích, là mặt năng động của ý thức.
VD. Bác Hồ: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”
Lenin: “Nhiệt tình + Ngu dốt = Phá hoại”
Kết luận: Là những trạng thái khác nhau của tâm lý con người. Tri thức là yếu tố quan trọng nhất vì tri thức là
phương thức tồn tại của ý thức
*Các cấp độ của ý thức
- Tự ý thức:
Là ý thức hướng về nhận thức bản thân mình trong mối quan hệ với ý thức về thế giới bên ngoài
Đánh dấu trình độ phát triển của ý thức
=> Xác định đúng ưu, nhược điểm của mình; làm chủ bản thân; chủ động điều chỉnh hành vi của mình trong
tác động qua lại với thế giới khách quan.
- Tiềm thức:
Là những hoạt động tâm lý diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của ý thức
Là những tri thức mà chủ thể có từ trước gần như đã thành bản năng, kỹ năng nằm trong tầng sâu ý thức
của chủ thể
Có vai trò quan trọng trong đời sống và tư duy khoa học: góp phần giảm bớt sự quá tải của đầu óc khi
công việc lặp lại nhiều lần mà vẫn đảm bảo độ chính xác cao và chặt chẽ
lOMoARcPSD|44862240
- Vô thức
Là những hiện tượng tâm lý không phải do lý trí điều khiển, nằm ngoài phạm vi của lý trí mà ý thức
không kiểm soát được trong một lúc nào đó
Điều khiển hành vi thuộc về bản năng, thói quen,… thông qua phản xạ không điều kiện
=> Làm chủ đời sống nội tâm, kiềm chế những trạng thái ức chế của tinh thần; giảm bớt căng thẳng không cần
thiết do thần kinh làm việc quá tải
Câu 3. Mối quan hệ giữa VC và YT
a) Khái niệm
- Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong
cảmgiác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác
- Ý thức là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm những quan điểm, tư tưởng cùng những tình
cảm, tâm trạng, truyền thống,...nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn nhất
định. b) Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
*Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật siêu hình
*Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng
- Vật chất quyết định ý thức:
Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức. Vật chất sinh ra ý thức, vì ý thức xuất hiện gắn liền với sự
xuất hiện của con người cách đây từ 3 đến 7 triệu năm, mà con người là kết quả của một quá trình phát
triển, tiến hoá lâu dài, phức tạp của giới tự nhiên, của thế giới vật chất.
Vật chất quyết định nội dung của ý thức. Dưới bất kỳ hình thức nào, ý thức đều là phản ánh hiện thực
khách quan. Ý thức mà trong nội dung của nó chẳng qua là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách
quan vào trong đầu óc con người
VD. Thế giới đang đi theo xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, đương nhiên nước ta phải đổi mới tư duy
phát triển kinh tế mở cửa hội nhập.
Vật chất quyết định bản chất của ý thức. Phản ánh ý thức là phản ánh tích cực, tự giác, sáng tạo thông
qua thực tiễn. Chính thực tiễn là hoạt động vật chất có tính cải biến thế giới của con người - là cơ sở
để hình thành, phát triển ý thức, trong đó ý thức của con người vừa phản ánh, vừa sáng tạo, phản ánh
để sáng tạo và sáng tạo trong phản ánh
Vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức. Mọi sự tồn tại và phát triển của ý thức đều gắn
liền với quá trình biến đổi của vật chất; vật chất thay đổi thì sớm hay muộn ý thức cũng phải thay đổi
theo.
- Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất:
Tính độc lập tương đối của ý thức
• Tính lạc hậu: phong tục tập quán tồn tại đến ngày nay, gia trưởng, trọng nam khinh nữ
Tính vượt trước: ý tưởng của các nhà khoa học, nhà phát minh có thể vượt xa hơn sự phát triển
của thế giới
• Tính kế thừa: con cái kế thừa gen của cha mẹ
Ý thức tác động trở lại vật chất theo hai hướng: tính cực hoặc tiêu cực
lOMoARcPSD|44862240
• Tích cực: khi con người có tri thức đúng đắn, có nghị lực, ý chí và tình cảm tích cực thì con
người có khả năng hành động hợp quy luật khách quan
VD. Việc áp dụng chủ trương phát triển kinh tế theo mô hình kinh tế thị trường, mở cửa hội
nhập đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển với 1 tốc độ nhanh chóng
• Tiêu cực: khi con người không có tri thức đúng đắn, thiếu tình cảm, ý chí cách mạng sẽ nhận
thức sai lầm và hành động trái quy luật khách quan
VD. Chủ trương phát triển nền kinh tế theo mô hình kế hoạch hóa tập trung bao cấp đã khiến
cho nền kinh tế phát triển một cách trì trệ, chậm chạp
- Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người
- Vai trò của ý thức chính là vai trò hoạt động thực tiễn của con người được điều khiển bởi ý thứcc) Ý
nghĩa phương pháp luận
- Phải đảm bảo tính khách quan khi xem xét sự vật, hiện tượng
Phải xem xét sự vật, hiện tượng như chính nó đang tồn tại trên thực tế: không xuyên tạc, bịa đặt vì văn
hoá truyền miệng mang tính tam sao thất bản
Trong hoạt động thực tiễn, phải lấy nhân tố vật chất làm cơ sở
Phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan
Tránh chủ nghĩa chủ quan duy ý chí, duy vật tầm thường, thực dụng
- Phải biết phát huy tính năng động, sáng tạo của nhân tố chủ quan
Phải nâng cao tri thức ⇒ quan tâm phát triển giáo dục (xoá nạn mù chữ, phổ cập giáo dục, liên kết quốc
tế,…)
Phát huy vai trò của nhân tố con người; chống tư tưởng, thái độ thụ động, ỷ lại, bảo thủ, trì trệ, thiếu
sáng tạo
Xây dựng nhân sinh quan tích cực (tăng cường bồi dưỡng tình cảm, niềm tin và ý chí) (trích dẫn Có tài
có đức, Nhiệt tình + Ngu dốt)
Tạo ra môi trường xã hội thuận lợi để kích thích tính năng động, sáng tạo của nhân tố chủ quan
Phải giải quyết đúng đắn vấn đề lợi ích
Bảo đảm sự thống nhất giữa nhiệt tình cách mạng và tri thức khoa học: kết hợp giáo dục tư tưởng Hồ
Chí Minh, chủ nghĩa Mác – Lênin với nâng cao trình độ khoa học
lOMoARcPSD|44862240
Câu 4. Nglý về mối liên hệ phổ biến và nglý về sự phát triển
a) Nguyên lý mối liên hệ phổ biến
- Liên hệ: là quan hệ giữa hai đối tượng mà sự thay đổi của một trong số chúng nhất định làm đối tượng
kiathay đổi
- Mối liên hệ: dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố,
bộphận trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau
- Quan điểm siêu hình: mọi sự vật hiện tượng trên thế giới khách quan đều tồn tại biệt lập, tách rời
nhau,không quy định ràng buộc lẫn nhau, nếu có thì chỉ là những quan hệ bề ngoài, ngẫu nhiên
- Quan điểm biện chứng: các sự vật, hiện tượng, quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa liên hệ,
quy địnhvà chuyển hoá lẫn nhau - Mối liên hệ
Làm điều kiện, tiền đề, quy định lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng
Tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau giữa các mặt của sự vật, hiện tượng
⇒ Tất cả mọi sự vật, hiện tượng cũng như thế giới luôn luôn tồn tại trong mối liên hệ phổ biến quy định ràng
buộc lẫn nhau, không có sự vật hiện tượng nào tồn tại cô lập, không liên hệ.
- Mối liên hệ phổ biến: khi phạm vi bao quát của mối liên hệ không chỉ giới hạn ở các đối tượng vật
chất, màđược mở rộng sang cả liên hệ giữa các đối tượng tinh thần và giữa chúng với đối tượng vật chất sinh
ra chúng
*Tính chất
- Tính khách quan: mối liên hệ phổ biến là cái vốn có, tồn tại độc lập với con người; con người chỉ nhận
thứcsự vật thông qua các mối liên hệ vốn có của nó
VD: Sự phụ thuộc của cơ thể sinh vật vào môi trường. Khi môi trường thay đổi thì cơ thể sinh vật sẽ cần thích
nghi với môi trường. Mối liên hệ đó không do ai sáng tạo ra, mà là cái vốn có của thế giới vật chất.
- Tính đa dạng, phong phú, muôn vẻ: mọi sự vật, hiện tượng đều có những mối liên hệ cụ thể và chúng
có thể chuyển hoá cho nhau; ở những điều kiện khác nhau thì mối liên hệ có tính chất và vai trò khác nhau.
VD. Ta thấy có mối liên hệ bên trong là quá trình đồng hóa và dị hóa của cơ thể. Còn mối liên hệ bên ngoài
lại là mối liên hệ của con người với môi trường sống.
- Tính phổ biến: có trong tự nhiên, xã hội và tư duy
Tự nhiên: mối quan hệ giữa động vật và thực vật trong quá trình trao đổi chất
Xã hội: mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình
Tư duy: mối liên hệ giữa các cấp học (cấp 1 - cấp 2 - cấp 3 - Đại học)
*Ý nghĩa phương pháp luận
- Nhận thức sự vật trong mối liên hệ giữa các yếu tố, các mặt của chính sự vật và trong sự tác động giữa
sự vậtđó với các sự vật khác
- Biết phân loại từng mối liên hệ, xem xét có trọng tâm, trọng điểm, làm nổi bật cái cơ bản nhất của sự
vật,hiện tượng
- Từ việc rút ra mối liên hệ bản chất của sự vật, ta lại đặt mối liên hệ bản chất đó trong tổng thể các mối
liênhệ của sự vật xem xét cụ thể trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. - Cần tránh phiến diện siêu hình và chiết
trung, nguỵ biện
b) Nguyên lý về sự phát triển
*Khái niệm phát triển
- Quan điểm siêu hình
Phủ nhận sự phát triển, tuyệt đối hoá mặt ổn định của sự vật, hiện tượng
Phát triển chỉ là sự tăng hoặc giảm về mặt lượng, không có sự thay đổi về chất, không có sự ra đời của
sự vật, hiện tượng mới
- Quan điểm biện chứng
lOMoARcPSD|44862240
Phát triển là sự vận động theo hướng đi lên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn
thiện đến hoàn thiện của sự vật
Sự phát triển không diễn ra theo đường thẳng mà quanh co, phức tạp thậm chí có những bước thụt lùi -
Phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật theo khuynh hướng đi lên từ
thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn
- Tiến hoá: là một dạng của phát triển, diễn ra từ từ; là sự biến đổi hình thức của tồn tại từ đơn giản đến
phứctạp
- Tiến bộ: là một quá trình biến đổi hướng tới cải thiện thực trạng xã hội từ chỗ chưa hoàn thiện đến
hoànthiện hơn
*Tính chất của sự phát triển
- Tính khách quan: nguồn gốc của sự phát triển do các quy luật khách quan chi phối mà cơ bản nhất là
quyluật mâu thuẫn
VD: Quá trình phát sinh giống loài mới đều do quá trình chọn lọc và tiến hóa. Con người muốn tạo ra một
loài mới đều phải nhận thức và làm theo quy luật đó
- Tính phổ biến: sự phát triển diễn ra ở trong mọi lĩnh vực, sự vật, hiện tượng, mọi quá trình và giai
đoạn củachúng và kết quả là cái mới xuất hiện
Tự nhiên: sâu phát triển thành bướm
Xã hội: xã hội cộng sản nguyên thủy phát triển thành xã hội chiếm hữu nô lệ,...
Tư duy: từ không biết => biết ít => biết nhiều
- Tính phong phú, đa dạng: quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng không hoàn toàn giống nhau, ở
nhữngkhông gian và thời gian khác nhau; chịu sự tác động của nhiều yếu tố và điều kiện lịch sử cụ thể
VD: Ở thời điểm đi học tiểu học, ý thức ta mới chỉ tiếp cận với việc học chữ, học phép toán đơn giản. Đến
thời trung học, cấp 3 sẽ tiếp cận với nhiều công thức, nhiều môn học mới hơn.
*Ý nghĩa phương pháp luận
- Khi xem xét sự vật, hiện tượng phải luôn đặt nó trong khuynh hướng vận động, biến đổi, chuyển hoá
nhằmphát hiện ra xu hướng biến đổi
- Nhận thức sự vật, hiện tượng trong tính biện chứng để thấy được tính quanh co, phức tạp của sự phát
triển
- Biết phát hiện và ủng hộ cái mới; chống bảo thủ, trì trệ, định kiến
- Biết kế thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo chúng trong điều kiện mới
*Kết luận: Kết hợp hai nguyên lý ta, ta rút ra nguyên tắc lịch sử - cụ thể
- Yêu cầu
Phải xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng trong không gian, thời gian cụ thể, trong những điều kiện,
hoàn cảnh cụ thể, tránh cái nhìn chung chung, trừu tượng
Khi xem xét sự vật, hiện tượng, phải tái tạo lại được sự vận động, phát triển của sự vật hiện tượng qua
những ngẫu nhiên lịch sử, qua những bước quanh co, những điều kiện lịch sử - cụ thể
Khi đánh giá một luận điểm khoa học, cần đặt nó trong những điều kiện lịch sử - cụ thể. Một luận điểm
nào đó có thể đúng trong trường hợp này nhưng lại sai trong trường hợp khác, không có chân lý trừu
tượng, chân lý bao giờ cũng cụ thể
VD: Tư tưởng đàn ông phải có “5 thê, 7 thiếp” ở thời phong kiến là chuyện rất bình thường. Nhưng nếu xét ở
thời điểm hiện tại, đó là tư tưởng lạc hậu, không thể chấp nhận, vi phạm pháp luật và đáng bị lên án.
- Ý nghĩa
Khi xem xét sự vật hiện tượng, cần đặt chúng trong những điều kiện cụ thể, tránh rơi vào giáo điều, chiết
trung, nguỵ biện
Chống lại thái độ tuyệt đối hoá cụ thể, xem nhẹ tiến trình chung, quy luật chung
lOMoARcPSD|44862240
Câu 5. Quy luật thống nhất và đấu tranh các mặt đối lập
a) Vị trí, vai trò của quy luật - Là hạt nhân của phép biện
chứng
- Chỉ ra nguồn gốc và động lực của sự phát triển
b) Khái niệm mặt đối lập, mâu thuẫn biện chứng
- Mặt đối lập là những mặt, những yếu tố,… có khuynh hướng, tính chất trái ngược nhau nhưng đồng
thời làđiều kiện tồn tại cho nhau
VD: Mọi hoạt động kinh tế đều có mặt sản xuất và mặt tiêu dùng. Chúng thống nhất với nhau tạo thành một
chỉnh thể nhưng đồng thời cũng luôn tác động bài trừ nhau. Hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm còn hoạt
dộng tiêu dùng thì lại triệt tiêu sản phẩm.
- Mâu thuẫn biện chứng chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh, chuyển hoá lẫn nhau của các mặt đối lập-
Quan niệm siêu hình phủ nhận mâu thuẫn khách quan, coi mâu thuẫn là thứ phi logic chỉ có trong tư duy,
không thể chuyển hoá
- Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, sự cùng tồn tại mà không thể tách rời
nhaugiữa các mặt đối lập
VD: Giai cấp vô sản và sự giàu có là hai mặt đối lập, với tính cách như vậy chúng hợp thành một chỉnh thể
hoàn chỉnh, thống nhất, chế độ tư hữu với tư cách là sự giàu có buộc phải duy trì vĩnh viễn ngay cả sự tồn tại
của mặt đối lập của nó là giai cấp vô sản.
- Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các mặt đối lập theo khuynh
hướngbài trừ và phủ định lẫn nhau
VD. Trong xã hội có đối kháng giai cấp luôn có giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Hai giai cấp này là hai
mặt đối lập và luôn đấu tranh với nhau để giành quyền lời về mình. c) Tính chất
*Mâu thuẫn có tính khách quan, phổ biến
- Tính khách quan của mâu thuẫn thể hiện ở chỗ nó bắt nguồn từ bản thân sự vật, hiện tượng; không phụ
thuộcvào ý thức chủ quan của con người
- Tính phổ biến của mâu thuẫn thể hiện ở chỗ nó xuất hiện ở mọi lĩnh vực khác nhau
Tự nhiên: sự sống được coi là một mâu thuẫn tồn tại trong bản thân sự vật
Tư duy: mâu thuẫn giữa năng lực nhận thức vô tận ở bên trong với sự tồn tại thực tế của năng lực ấy
trong những con người bị hạn chế bởi hoàn cảnh,...
Xã hội: mâu thuẫn giữa các giai cấp
*Mâu thuẫn có tính đa dạng phong phú
- Mỗi sự vật, hiện tượng đều có thể bao hàm nhiều loại mâu thuẫn khác nhau, biểu hiện khác nhau
trongnhững điều kiện lịch sử, cụ thể khác nhau
c) Nội dung quy luật
*Mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự phát triển
- Bất kỳ một sự vật hiện tượng nào cũng chứa đựng trong đó các mặt đối lập, các mặt đối lập vừa thống
nhấtvừa đấu tranh với nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng. Mâu thuẫn biện chứng có tính khách quan, phổ
biến - Vị trí, vai trò của sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập với sự tồn tại, phát triển của sự vật,
hiện tượng:
Thống nhất giữa các mặt đối lập, giữ cho sự vật trong trạng thái đứng im tương đối, cân bằng tạm thời
để phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác
Đấu tranh giữa các mặt đối lập nhằm duy trì sự vận động, phát triển, biến đổi liên tục của các sự vật,
hiện tượng
*Quá trình hình thành và giải quyết mâu thuẫn
- Giai đoạn 1: sự khác nhau giữa các mặt đối lập (thống nhất giữa các mặt đối lập giữ vai trò chủ đạo)
lOMoARcPSD|44862240
- Giai đoạn 2: các mặt đối lập xung đột gay gắt với nhau (đấu tranh giữa các mặt đối lập giữ vai trò chủ
đạo)
⇒ Mâu thuẫn biện chứng được hình thành
- Giai đoạn 3: sự chuyển hoá của các mặt đối lập là thời điểm ở đó mâu thuẫn biện chứng được giải
quyết.
Một sự vật, hiện tượng mới ra đời thay thế cho sự vật, hiện tượng kia
VD: Xã hội chiếm hữu nô lệ (Giai cấp chủ nô >< nô lệ => cần một cuộc đấu tranh) => mâu thuẫn được giải
quyết => xã hội phong kiến (xuất hiện mâu thuẫn mới)
*Các hình thức chuyển hoá mặt đối lập:
- Mặt đối lập này chuyển hoá thành mặt đối lập kia do có sự thay đổi căn bản về chất
VD. Người nông dân thay đổi phương thức cày bừa từ sử dụng trâu sang máy cày để tăng năng suất lao động
- Cả hai mặt đối lập cùng chuyển hoá để chuyển sang hình thức mới cao hơn với sự xuất hiện của các mặt đối
lập
VD. Khi mâu thuẫn của giai cấp thống trị và bị trị lên tới đỉnh điểm thì xã hội phong kiến sụp đổ. Xã hội tư
bản ra đời và trong xã hội tư bản lại tiếp tục hình thành những mặt đối lập mới là giai cấp vô sản và tư sản.
⇒ Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới dược hình thành. Quá trình thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối
lập tiếp tục diễn ra, dẫn đến sự hình thành các sự vật hiện tượng mới. Vì thế, quá trình vận động, phát triển
thực chất là quá trình liên tục hình thành và giải quyết mâu thuẫn của bản thân các sự vật hiện tượng ⇒ Mâu
thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự phát triển
*Phân loại mâu thuẫn
- Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn
Mâu thuẫn chủ yếu: là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giải đoạn phát triển nhất định của sự vật, nó
chi phối các mâu thuẫn khác trong giai đoạn đó. Giải quyết được mâu thuẫn chủ yếu trong từng giai
đoạn là điều kiện để sự vật chuyển sang giai đoạn phát triển mới.
Mâu thuẫn thứ yếu: là những mâu thuẫn ra đời và tồn tại trong một giai đoạn phát triển nào đó của sự
vật, nhưng nó không đóng vai trò chi phối mà bị mâu thuẫn chủ yếu chi phối. Giải quyết mâu thuẫn
thứ yếu góp phần vào việc từng bước giải quyết mâu thuẫn chủ yếu.
- Căn cứ vào quan hệ giữa các mặt đối lập
Mâu thuẫn bên trong: sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối lập của cùng một sự vật
VD: Mâu thuẫn giữa hoạt động ăn và hoạt động bài tiết là mâu thuẫn bên trong mỗi con người Mâu
thuẫn bên ngoài: là mâu thuẫn diễn ra trong mối quan hệ giữa sự vật đó với các sự vật khác. VD: Phòng A
và phòng B đều đang phấn đấu để trở thành đơn vị kinh doanh xuất sắc nhất của công ty X. Ở đây tồn tại
mâu thuẫn giữa phòng A và phòng B. Nếu xét riêng đối với phòng A (hoặc phòng B), mâu thuẫn này là
mâu thuẫn bên trong.
- Căn cứ vào tính chất của lợi ích quan hệ giai cấp
Mâu thuẫn đối kháng: là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những tập đoàn người có lợi ích cơ bản đối lập
nhau.
VD. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa thuộc địa với chính quốc.
Mâu thuẫn không đối kháng: là mâu thuẫn giữa những lực lượng xã hội có lợi ích cơ bản thống nhất với
nhau, chỉ đối lập về những lợi ích không cơ bản, cục bộ, tạm thời.
VD. Mâu thuẫn giữa thành thị và nông thông, giữa lao động trí óc với lao động chân tay.
- Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật
Mâu thuẫn cơ bản: là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định sự phát triển ở tất cả các giai
đoạn của sự vật. Mâu thuẫn cơ bản tồn tại trong suốt quá trình tồn tại của sự vật. Mâu thuẫn này được
giải quyết thì sự vật sẽ thay đổi căn bản về chất.
lOMoARcPSD|44862240
Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn chỉ đặc trưng cho một phương diện nào đó của sự vật, nó không
quy định bản chất của sự vật. Mâu thuẫn đó nảy sinh hay được giải quyết không làm cho sự vật thay
đổi căn bản về chất.
d) Ý nghĩa phương pháp luận
- Mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng mang tính khách quan, phổ biến nên phải tôn trọng mâu thuẫn
- Phân tích cụ thể từng loại mâu thuẫn để tìm ra cách giải quyết phù hợp; xem xét vai trò, vị trí và mối
quan hệgiữa các mâu thuẫn và điều kiện chuyển hoá giữa chúng, tránh rập khuôn, máy móc
- Nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập, không điều hoà mâu
thuẫncũng không nóng vội hay bảo thủ
lOMoARcPSD|44862240
Câu 6. Quy luật những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại
*Vị trí, vai trò của quy luật
- Chỉ ra cách thức vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng
- Là quy luật cơ bản, phổ biến về các phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển trong tự
nhiên,xã hội, tư duy và là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
*Chất
- Là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật hiện tượng; là sự thống
nhấthữu cơ của các thuộc tính, yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng làm cho sự vật, hiện tượng là nó mà không
phải là sự vật, hiện tượng khác - Phân tích
Đặc điểm cơ bản của chất là nó thể hiện tính ổn định tương đối của sự vật hiện tượng
Mỗi sự vật hiện tượng đều có quá trình tồn tại, phát triển qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có
những biểu hiện về chất khác nhau
Mỗi sự vật hiện tượng không chỉ có một chất mà có thể có nhiều chất
Chất của mỗi sự vật được biểu hiện qua những thuộc tính của nó. Trong đó có thuộc tính cơ bản mới tạo
thành chất của sự vật. Tuy nhiên, sự phân chia thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản chỉ mang
tính tương đối
Chất của sự vật hiện tượng không những được quy định bởi những yếu tố tạo thành mà còn bởi phương
thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành, nghĩa là bởi kết cấu của sự vật
*Lượng
- Là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy
mô, trìnhđộ, nhịp độ,… của các quá trình vận động và phát triển của sự vật hiện tượng - Phân tích
Đặc điểm cơ bản của lượng là tính biến đổi
Lượng cũng mang tính quy định khách quan: sự vật, hiện tượng nào cũng có lượng, lượng là một dạng
của vật chất chiếm một vị trí nhất định trong không gian và tồn tại trong một thời gian nhất định
Sự vật, hiện tượng có nhiều loại lượng khác nhau chứ không phải có một lượng duy nhất
Lượng của sự vật biểu hiện rất đa dạng, phong phú: có lượng diễn đạt bằng con số, đại lượng chính xác,
có lượng chỉ nhận thức bằng khả năng trừu tượng hoá, có lượng biểu thị hình thức bề ngoài của sự vật,
có lượng biểu thị quy mô, kết cấu bên trong của sự vật
*Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
- Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất
Mỗi sự vật hiện tượng đều có sự thống nhất giữa hai mặt chất và lượng, hai mặt đó không tách rời nhau
mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng (chất nào thì lượng ấy)
VD: Nước
Chất: Sự thống nhất của các thuộc tính khách quan vốn có của “nước”: không màu, không mùi, không
vị, có thể hoà tan muối, axit,…
Lượng: Mỗi phân tử “nước” được cấu tạo từ 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O
Lượng là mặt thường xuyên biến đổi còn chất là mặt tương đối ổn định, lượng đổi trong một giới hạn
nhất định chưa làm cho chất đổi, khoảng giới hạn đó gọi là độ
⇒ Độ là phạm trù triết học chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, là khoảng giới hạn mà trong đó có sự
thay đổi về lượng (tăng lên hoặc giảm đi) chưa làm cho sự thay đổi căn bản về chất của sự vật diễn ra.
Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định thì sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất, giới hạn đó chính là
điểm nút
⇒ Điểm nút là điểm giới hạn tại đó xảy ra bước nhảy
Sự thay đổi về chất do những thay đổi về lượng trước đó gây ra gọi là bước nhảy
lOMoARcPSD|44862240
⇒ Bước nhảy là điểm giới hạn tại đó sự thay đổi về lượng làm cho chất của sự vật thay đổi căn bản, sự
vật biến thành sự vật khác
Lượng biến đổi đạt tới điểm nút, vượt quá giới hạn độ thì chất của sự vật, hiện tượng thay đổi căn bản,
sự vật, hiện tượng biến thành sự vật, hiện tượng khác
Lượng biến đổi chưa đạt tới điểm nút thì chất của sự vật, hiện tượng đã thay đổi cục bộ
Chất mới tác động trở lại lượng, làm cho lượng biến đổi
Sự tác động, chuyển hoá lượng chất - phụ thuộc vào những điều kiện nhất định
⇒ Kết luận: cách thức của sự phát triển là đi từ lượng đổi dẫn đến chất đổi và ngược lại, cứ như thế tạo thành
quá trình vận động, phát triển liên tục, không ngừng của các sự vật, hiện tượng
Các hình thức cơ bản của bước nhảy
• Các bước nhảy khác nhau về quy mô
Bước nhảy cục bộ: làm thay đổi một số bộ phận trong chất của sự vật
Bước nhảy toàn bộ: làm thay đổi hoàn toàn chất của sự vật
• Các bước nhảy khác nhau về nhịp điệu
Bước nhảy đột biến: bước nhảy diễn ra trong một thời gian ngắn
Bước nhảy dần dần: bước nhảy diễn ra trong một thời gian dài (trải qua khâu trung
gian, quá độ)
VD: Sinh viên tích lũy một lượng kiến thức đủ mới trở thành cử nhân.
Lượng là lượng kiến thức phải đạt được Chất là sinh viên.
Độ là từ năm 1 đến năm 4
Điểm nút chính là năm 1 và năm 4
Bước nhảy chính là từ sinh viên lên cử nhân
=> Lúc này, chất là cử nhân.
*Ý nghĩa phương pháp luận
- Phải coi trọng sự tích luỹ về lượng; tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội, tả khuynh (tuyệt đói hoá về
chất);tránh tư tưởng hữu khuynh, bảo thủ, trì trệ (tuyệt đối hoá về lượng).
- Khi lượng đạt đến điểm nút thì thực hiện bước nhảy với hình thức thích hợp; chống bảo thù, trì trệ,
hữukhuynh
- Phải biết tạo điều kiện thích hợp để cho quá trình chuyển hoá lượng - chất diễn ra theo một mục đích
nhấtđịnh
- Vận dụng linh hoạt các hình thức bước nhảy
Câu 7. QL phủ định của phủ định
a) Vị trí, vai trò của quy luật trong phép biện chứng
- Chỉ ra khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng: tiến lên nhưng theo chu kỳ, quanh co
- Là khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng qua các lần phủ định biện chứng tạo
thành hìnhthức mang tính chu kỳ “phủ định của phủ định”
b) Khái niệm phủ định biện chứng và những đặc trưng cơ bản của nó
- Phủ định nói chung là sự thay thế một sự vật, hiện tượng này bởi một sự vật, hiện tượng khác: hoa
thành cây,cây thành quả, quả thành hạt,…
- Phủ định biện chứng: là tự phủ định, tự phát triển của sự vật, hiện tượng; là “mắt xích” trong “sợi
dâychuyền” dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, tiến bộ hơn so với sự vật, hiện tượng cũ
- Phủ định siêu hình là sự phủ định do các nguyên nhân bên ngoài dẫn đến sự triệt tiêu sự vận động,
phát triểncủa các sự vật, hiện tượng
c) Đặc điểm của phủ định biện chứng
- Tính khách quan: sự phủ định được thực hiện do việc giải quyết mâu thuẫn vốn có bên trong sự vật quy định,
hoàn toàn không phụ thuộc ý muốn chủ quan của con người
lOMoARcPSD|44862240
VD. Hạt lúa => bông lúa là một quy luật tự nhiên, không do ý chí con người quyết định
- Tính kế thừa
Sự vật, hiện tượng mới ra đời có chọn lọc và cải tạo yếu tố còn thích hợp; loại bỏ các yếu tố gây cản trở
cho sự phát triển của sự vật, hiện tượng mới
Các yếu tố chọn giữ lại sẽ được cải tạo, biến đổi để phù hợp với sự vật, hiện tượng mới
Sự vật, hiện tượng mới có chất giàu có hơn, phát triển cao hơn, tiến bộ hơn
Kế thừa biện chứng có sự liên hệ thông suốt bền chặt giữa cái mới với cái cũ, giữa nó với quá khứ của
chính phủ
VD: Nước ta quá độ lên XHCN, bỏ qua TBCN nhưng không bỏ qua hoàn toàn mà kế thừa TLSX, LLSX,...
d) Nội dung của quy luật *Phủ định của phủ định
- Là sự phủ định đã trải qua một số lần phủ định biện chứng, dẫn đến sự ra đời một sự vật, hiện tượng
mớidường như quay trở lại điểm xuất phát ban đầu nhưng trên một trình độ mới cao hơn hoàn thành một chu
kỳ của sự vật
VD: cây ngô ⇒ bắp ngô ⇒ hạt ngô (cao hơn vì có tính kế thừa)
*Tính chất
- Tính khách quan: không phụ thuộc vào ý chí con người
- Tính kế thừa: kế thừa tinh hoa chọn lọc cái cũ để xây dựng cái mới
- Tính chu kỳ: phải trải qua ít nhất 2 lần phủ định mới quay lại điểm xuất phát ban đầuVD. trứng ⇒ tằm
⇒ nhộng ⇒ … ⇒ trứng
*Phủ định của phủ định - con đường “xoáy ốc” của sự phát triển
- Sự vật, hiện tượng mới ra đời với tư cách là kết quả phủ định của phủ định, nó không chấm dứt sự vận
động,phát triển tiếp theo của sự vật, hiện tượng. Bản thân sự vật, hiện tượng mới đó cũng chứa đựng các nhân
tố để tự phủ định bản thân nó dẫn đến sự vận động, phát triển tiếp theo của sự vật, hiện tượng ⇒ Làm cho sự
vật phát triển không ngừng
- Sự phát triển của sự vật theo khuynh hướng phủ định của phủ định không diễn ra theo đường thẳng,
vòngtròn khép kín mà theo con đường “xoáy ốc” đi lên không ngừng
- Con đường “xoáy ốc” đi lên của sự phát triển nói lên tính biện chứng của quá trình phát triển: tính tiến
lênliên tục, tính kế thừa, tính chu kỳ
*Ý nghĩa phương pháp luận
- Khuynh hướng tiến lên của sự vận động của sự vật, hiện tượng; sự thống nhất giữa tính tiến bộ và tính
kếthừa của sự phát triển; kết quả của sự phát triển
- Cần nhận thức đúng về xu hướng phát triển là quá trình quanh co, phức tạp theo các chu kỳ phủ định
- Là cơ sở để nhận thức một cách đúng đắn về xu hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng
- Cần nắm được đặc điểm, bản chất, các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng để tác động tới sự phát triển,
phùhợp với yêu cầu hoạt động nhận thức.
- Khẳng định niềm tin vào xu hướng tất yếu là phát triển tiến lên của cái tiến bộ.
- Cần nâng cao tính tích cực của nhân tố chủ quan trong mọi hoạt động, niềm tin vào sự tất thắng của
cái mới,ủng hộ cái mới; khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, giáo điều,...
- Đòi hỏi trong quá trình phủ định cái cũ phải theo nguyên tắc kế thừa có phê phán, kế thừa các nhân tố
hợpquy luật và lọc bỏ, vượt qua, cải tạo cái tiêu cực, trái quy luật
lOMoARcPSD|44862240
Câu 8. Con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý
a) Các nguyên tắc của lý luận nhận thức duy vật biện chứng
- Một là, thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan bên ngoài và độc lập với ý thức con người
- Hai là, công nhận cảm giác, tri giác, ý thức nói chung là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
- Ba là, lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn để kiểm tra hình ảnh đúng, hình ảnh sai của cảm giác, ý thức nói
chungb) Nguồn gốc, bản chất của nhận thức
- Thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới và khả năng nhận thức của con người
- Nhận thức là một quá trình biện chứng có vận động và phát triển
- Nhận thức là một quá trình tác động biện chứng giữa chủ thể nhận thức và khách thể nhận thức trên cơ
sởhoạt động thực tiễn của con người
- Khách thể nhận thức (thế giới xung quanh) tác động chủ thể nhận thức (con người)
- Nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan một cách tích cực, chủ động, sáng tạo bởi con
ngườitrên cơ sở thực tiễn mang tính lịch sử cụ thể
c) Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
*Khái niệm
- Quan niệm trước Mác
Chủ nghĩa duy tâm: hoạt động của tinh thần nói chung là hoạt động thực tiễn
Triết học tôn giáo: hoạt động sáng tạo ra vũ trụ của thượng đế là hoạt động thực tiễn
Chủ nghĩa duy vật siêu hình: sự vật, hiện thực, cái cảm giác được, chỉ được nhận thức dưới hình thức
khách thể hay hình thức trực quan
- Quan niệm của Mác: thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất, cảm tính có mục đích, mang tính lịch sử -
xã hội (thời gian - không gian) của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội
Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau sẽ có thực tiễn khác nhau
VD: hoạt động của bác nông dân sản xuất ra lúa gạo vs hoạt động của nhạc sĩ sáng tác nhạc
Bác nông dân sử dụng công cụ lao động, tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao động ⇒ hoạt động
vật chất
Nhạc sĩ sáng tác nhạc ⇒ hoạt động tinh thần
*Đặc trưng của hoạt động thực tiễn
- Là hoạt động vật chất, cảm tính
- Là phương thức tồn tại cơ bản, phổ biến của con người và xã hội
- Là hoạt động có tính mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội
*Các dạng hoạt động thực tiễn cơ bản
- Hoạt động sản xuất vật chất: là hoạt động đầu tiên và căn bản nhất giúp con người và hoạt thiện cả bản
tính sinh học và xã hội
- Hoạt động chính trị xã hội: là hoạt động nhằm biến đổi các quan hệ xã hội mà đỉnh cao nhất là biến đổi
các hình thái kinh tế - xã hội
- Hoạt động thực nghiệm hoá học: là quá trình mô phỏng hiện thực khách quan trong phòng thí nghiệm
để hình thành chân lý
⇒ Mỗi hoạt động có vai trò khác nhau nhưng sản xuất vật chất là quan trọng nhất
*Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
- Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức
Thực tiễn cung cấp những tài liệu, vật liệu cho nhận thức của con người
lOMoARcPSD|44862240
Thực tiễn luôn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận thức; rèn luyện các giác
quan của con người ngày càng tinh tế hơn, hoàn thiện hơn
- Thực tiễn là mục đích của nhận thức
Nhận thức của con người là nhằm phục vụ thực tiễn, soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn
Tri thức chỉ có ý nghĩa khi nó được áp dụng vào đời sống thực tiễn một cách trực tiếp hay gián tiếp để
phục vụ con người
- Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý
Chỉ có qua thực nghiệm mới có thể xác định tính đúng đắn của một tri thức
Tri thức là kết quả của quá trình nhận thức, tri thức đó có thể phản ánh đúng hoặc không đúng hiện thực
nên phải được kiểm tra trong thực tiễn
Thực tiễn có nhiều hình thức nên khi kiểm tra chân lý có thể bằng thực nghiệm khoa học hoặc vận dụng
lý luận xã hội vào quá trình cải biến xã hội (chân lý có tính tuyệt đối và tương đối nên phải xét thực
tiễn trong không gian rộng và thời gian dài)
Cần phải quán triệt quan điểm thực tiễn trong nhận thức và hoạt động để khắc phục bệnh giáo điều d)
Các giai đoạn cơ bản của quá trình nhận thức
- V.I.Lenin đã khái quát con đường biện chứng của quá trình nhận thức như sau: “Từ trực quan sinh
động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường biện chứng của sự nhận
thức chân lý, của sự nhận thức thực tại khách quan.”
*Giai đoạn 1: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng (từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý
tính)
- Nhận thức cảm tính: là sự phản ánh trực tiếp khách thể thông qua các giác quan, thông qua 3 nấc thang
nhậnthức
Cảm giác: nảy sinh do sự tác động trực tiếp của khách thể lên các giác quan của con người hình thành tri
thức giản đơn nhất về một thuộc tính riêng lẻ của sự vật VD: sờ mặt bàn thấy nhẵn
Tri giác: là sự tổng hợp của nhiều cảm giác
VD: quả cam sành xúc
giác: sần sùi vị
giác: chua thị
giác: màu xanh
khứu giác: thơm
Biểu tượng: là hình ảnh sự vật được tái hiện trong óc nhờ trí nhớ; là khâu trung gian chuyển từ nhận
thức cảm tính lên nhận thức lý tính
VD: gặp một người rất quen ở đường nhưng không nhớ ra là ai, về nhà mới nhận ra….
Đặc điểm của giai đoạn nhận thức cảm tính
• Là sự phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ thể nhận thức
• Chỉ phản ánh được cái bề ngoài, có cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên, cả cái bản chất và không
bản chất
- Nhận thức lý tính: thông qua tư duy trừu tượng, con người phản ánh sự vật một cách gián tiếp, khái
quát vàđầy đủ hơn
Khái niệm: là hình thức đầu tiên của nhận thức lý tính, phản ánh những đặc tính bản chất của sự vật VD:
con người là động vật có tư duy lao động và ngôn ngữ
Phán đoán: là hình thức của tư duy liên kết các khái niệm lại với nhau để khẳng định hoặc phủ định một
đặc điểm, thuộc tính nào đó của đối tượng. VD: dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng
Suy lý: là hình thức của tư duy liên kết các phán đoán lại với nhau để rút ra tri thức mới VD:
Mọi sinh viên đều lười học. Bạn A là sinh viên ⇒ Bạn A lười học
Đặc điểm:
lOMoARcPSD|44862240
• Phản ánh, khái quát, trừu tượng, gián tiếp sự vật, hiện tượng trong tính tất yếu, chỉnh thể toàn
diện
• Phản ánh được mối liên hệ bản chất, tất nhiên, bên trong của sự vật, nên sâu sắc hơn nhận thức
cảm tính
• Nhận thức lý tính phải được gắn liền với thực tiễn và được kiểm tra bởi thực tiễn
- Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
Có sự thống nhất với nhau, liên hệ, bổ sung cho nhau trong quá trình nhận thức của con người
Nhận thức cảm tính cung cấp những hình ảnh chân thực, bề ngoài của sự vật hiện tượng là cơ sở của
nhận thức lý tính
Nhận thức lý tính cung cấp cơ sở lý luận và các phương pháp nhận thức cho nhận thức cảm tính nhanh
và đầy đủ hơn
Tránh tuyệt đối hoá nhận thức cảm tính vì sẽ rơi vào chủ nghĩa duy cảm; hoặc phủ nhận vai trò của nhận
thức cảm tính sẽ rơi vào chủ nghĩa duy lý cực đoan
*Giai đoạn 2: Sự thống nhất giữa trực quan sinh động, tư duy trừu tượng và thực tiễn
- Quá trình nhận thức được bắt đầu từ thực tiễn và kiểm tra trong thực tiễn
- Kết quả của cả nhận thức cảm tính và cả nhận thức lý tính, được thực hiện trên cơ sở của hoạt động
thực tiễn- Vòng khâu của nhận thức, được lặp đi lặp lại nhưng sâu hơn về bản chất, là quá trình giải quyết
mâu thuẫn nảy sinh trong nhận thức giữa chưa biết và biết, giữa biết ít và biết nhiều, giữa chân lý và sai lầm
d) Vấn đề chân lý *Quan niệm về chân lý
- Chân lý là tri thức (lý luận, lý thuyết,…) phù hợp với khách thể mà nó phản ánh và được thực tiễn
kiểmnghiệm
*Các tính chất của chân lý
- Tính khách quan
VD. V.I.Lenin: “Thừa nhận chân lý khách quan, tức là chân lý không phụ thuộc vào con người và loài người”
- Tính cụ thể: chân lý luôn phản ánh sự vật, hiện tượng ở trong một điều kiện cụ thể với những hoàn cảnh lịch
sử cụ thể trong một không gian và thời gian xác định - Tính tương đối và tuyệt đối:
Tương đối: những tri thức của chân lý đúng nhưng chưa hoàn toàn đầy đủ do điều kiện lịch sử chế ước
Tuyệt đối: những tri thức của chân lý phản ánh đầy đủ, toàn diện hiện thực khách quan ở một giai đoạn
lịch sử cụ thể xác định
*Vai trò của chân lý đối với thực tiễn
- Chân lý là một trong những điều kiện tiên quyết bảo đảm sự thành công và tính hiệu quả trong hoạt
động thực tiễn
- Mối quan hệ giữa chân lý và hoạt động thực tiễn là mối quan hệ biện chứng trong quá trình vận động,
phát triển của cả chân lý và thực tiễn: chân lý phát triển nhờ thực tiễn và thực tiễn phát triển nhờ vận dụng
đúng đắn những chân lý mà con người đã đạt được trong hoạt động thực tiễn
- Quan điểm biện chứng về mối quan hệ giữa chân lý và thực tiễn đòi hỏi trong hoạt động nhận thức con
người cần phải xuất phát từ thực tiễn để đạt được chân lý, phải coi chân lý cũng là một quá trình
- Phải thường xuyên tự giác vận dụng chân lý vào trong hoạt động thực tiễn để phát triển thực tiễn, nâng
cao hiệu quả hoạt động cải biến giới tự nhiên và xã hội
- Coi trọng tri thức khoa học và tích cực vận dụng sáng tạo những tri thức đó vào các hoạt động kinh tế
– xã hội, nâng cao hiệu quả của những hoạt động đó
Câu 9. Thực tiễn
a) Khái niệm
*Quan niệm trước Mác
- Chủ nghĩa duy tâm: hoạt động của tinh thần nói chung là hoạt động thực tiễn
lOMoARcPSD|44862240
- Triết học tôn giáo: hoạt động sáng tạo ra vũ trụ của thượng đế là hoạt động thực tiễn
- Chủ nghĩa duy vật siêu hình: sự vật, hiện thực, cái cảm giác được, chỉ được nhận thức dưới hình thức
khách thể hay hình thức trực quan
*Quan niệm của Mác
- Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất, cảm tính có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội (thời gian -
không gian) của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội - Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau sẽ có thực tiễn
khác nhau
VD: hoạt động của bác nông dân sản xuất ra lúa gạo vs hoạt động của nhạc sĩ sáng tác nhạc
Bác nông dân sử dụng công cụ lao động, tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao động ⇒ hoạt động
vật chất
Nhạc sĩ sáng tác nhạc ⇒ hoạt động tinh thần
b) Đặc trưng của hoạt động thực tiễn
- Là hoạt động vật chất, cảm tính
- Là phương thức tồn tại cơ bản, phổ biến của con người và xã hội
- Là hoạt động có tính mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội
VD: "Thất bại là mẹ thành công"
Thực tiễn: thất bại => con người nhận thức để thay đổi => thành công
c) Các dạng hoạt động thực tiễn cơ bản
- Hoạt động sản xuất vật chất: là hoạt động đầu tiên và căn bản nhất giúp con người và hoạt thiện cả bản
tính sinh học và xã hội
VD . Hoạt động gặt lúa của nông dân, lao động của các công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp,…
- Hoạt động chính trị xã hội: là hoạt động nhằm biến đổi các quan hệ xã hội mà đỉnh cao nhất là biến đổi
các hình thái kinh tế - xã hội
VD. Bầu cử đại biểu Quốc hội
- Hoạt động thực nghiệm hoá học: là quá trình mô phỏng hiện thực khách quan trong phòng thí nghiệm
để hình thành chân lý
VD. Hoạt động nghiên cứu, thí nghiệm của các nhà khoa học để tìm ra vaccine phòng COVID-19
⇒ Mỗi hoạt động có vai trò khác nhau nhưng sản xuất vật chất là quan trọng nhất vì ra đời đầu tiên, là hoạt
động nguyên thủy nhất và tạo tiền đề, cơ sở cho các hoạt động khác. Hai hoạt động còn lại cũng quan trọng vì
nó giúp thúc đẩy xã hội phát triển.
d) Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
*Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức
- Thực tiễn cung cấp những tài liệu, vật liệu cho nhận thức của con người
- Thực tiễn luôn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận thức; rèn luyện các giác
quan của con người ngày càng tinh tế hơn, hoàn thiện hơn
VD: Ngô Tất Tố chứng kiến cuộc sống nửa phong kiến, nửa thực dân hà khắc, tàn bạo đáng lên án, nên viết
lên tiểu thuyết “Tắt đèn”
*Thực tiễn là mục đích của nhận thức
- Nhận thức của con người là nhằm phục vụ thực tiễn, soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn
- Tri thức chỉ có ý nghĩa khi nó được áp dụng vào đời sống thực tiễn một cách trực tiếp hay gián tiếp để
phục vụ con người
VD: HIV là một căn bệnh thế kỷ. Đó là thực tiễn đặt ra, thôi thúc con người nghiên cứu liều thuốc chữa trị nó.
*Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý
- Chỉ có qua thực nghiệm mới có thể xác định tính đúng đắn của một tri thức
lOMoARcPSD|44862240
- Tri thức là kết quả của quá trình nhận thức, tri thức đó có thể phản ánh đúng hoặc không đúng hiện
thực nên phải được kiểm tra trong thực tiễn
- Thực tiễn có nhiều hình thức nên khi kiểm tra chân lý có thể bằng thực nghiệm khoa học hoặc vận
dụng lý luận xã hội vào quá trình cải biến xã hội (chân lý có tính tuyệt đối và tương đối nên phải xét thực tiễn
trong không gian rộng và thời gian dài)
VD . Mác đã từng khẳng định: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan
hay không, hoàn toàn không phải là vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con
người phải chứng minh chân lý”.
e) Các giai đoạn cơ bản của quá trình nhận thức
- V.I.Lenin đã khái quát con đường biện chứng của quá trình nhận thức như sau: “Từ trực quan sinh
động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường biện chứng của sự nhận
thức chân lý, của sự nhận thức thực tại khách quan.”
*Giai đoạn 1: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng (từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý
tính)
- Nhận thức cảm tính: là sự phản ánh trực tiếp khách thể thông qua các giác quan, thông qua 3 nấc thang
nhậnthức
Cảm giác: nảy sinh do sự tác động trực tiếp của khách thể lên các giác quan của con người hình thành tri
thức giản đơn nhất về một thuộc tính riêng lẻ của sự vật VD: sờ mặt bàn thấy nhẵn
Tri giác: là sự tổng hợp của nhiều cảm giác
VD: quả cam sành xúc
giác: sần sùi vị
giác: chua thị
giác: màu xanh
khứu giác: thơm
Biểu tượng: là hình ảnh sự vật được tái hiện trong óc nhờ trí nhớ; là khâu trung gian chuyển từ nhận
thức cảm tính lên nhận thức lý tính
VD: gặp một người rất quen ở đường nhưng không nhớ ra là ai, về nhà mới nhận ra….
Đặc điểm của giai đoạn nhận thức cảm tính
• Là sự phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ thể nhận thức
• Chỉ phản ánh được cái bề ngoài, có cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên, cả cái bản chất và không
bản chất
- Nhận thức lý tính: thông qua tư duy trừu tượng, con người phản ánh sự vật một cách gián tiếp, khái
quát vàđầy đủ hơn
Khái niệm: là hình thức đầu tiên của nhận thức lý tính, phản ánh những đặc tính bản chất của sự vật VD:
con người là động vật có tư duy lao động và ngôn ngữ
Phán đoán: là hình thức của tư duy liên kết các khái niệm lại với nhau để khẳng định hoặc phủ định một
đặc điểm, thuộc tính nào đó của đối tượng. VD: dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng
Suy lý: là hình thức của tư duy liên kết các phán đoán lại với nhau để rút ra tri thức mới VD:
Mọi sinh viên đều lười học. Bạn A là sinh viên ⇒ Bạn A lười học
Đặc điểm:
• Phản ánh, khái quát, trừu tượng, gián tiếp sự vật, hiện tượng trong tính tất yếu, chỉnh thể toàn
diện
• Phản ánh được mối liên hệ bản chất, tất nhiên, bên trong của sự vật, nên sâu sắc hơn nhận thức
cảm tính
• Nhận thức lý tính phải được gắn liền với thực tiễn và được kiểm tra bởi thực tiễn
- Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
Có sự thống nhất với nhau, liên hệ, bổ sung cho nhau trong quá trình nhận thức của con người
lOMoARcPSD|44862240
Nhận thức cảm tính cung cấp những hình ảnh chân thực, bề ngoài của sự vật hiện tượng là cơ sở của
nhận thức lý tính
Nhận thức lý tính cung cấp cơ sở lý luận và các phương pháp nhận thức cho nhận thức cảm tính nhanh
và đầy đủ hơn
Tránh tuyệt đối hoá nhận thức cảm tính vì sẽ rơi vào chủ nghĩa duy cảm; hoặc phủ nhận vai trò của nhận
thức cảm tính sẽ rơi vào chủ nghĩa duy lý cực đoan
*Giai đoạn 2: Sự thống nhất giữa trực quan sinh động, tư duy trừu tượng và thực tiễn
- Quá trình nhận thức được bắt đầu từ thực tiễn và kiểm tra trong thực tiễn
- Kết quả của cả nhận thức cảm tính và cả nhận thức lý tính, được thực hiện trên cơ sở của hoạt động
thực tiễn- Vòng khâu của nhận thức, được lặp đi lặp lại nhưng sâu hơn về bản chất, là quá trình giải quyết
mâu thuẫn nảy sinh trong nhận thức giữa chưa biết và biết, giữa biết ít và biết nhiều, giữa chân lý và sai lầm f)
Ý nghĩa phương pháp luận
- Phải quán triệt quan điểm thực tiễn, yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở
thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, coi trọng công tác tổng kết thực tiễn - Nghiên cứu lý luận phải liên hệ thực tiễn,
học đi đôi với hành
VD. Nghiên cứu cây lúa phải bám sát quá trình phát triển của cây lúa trực tiếp trên cánh đồng, kết hợp với tri
thức trong tài liệu chuyên ngành, không thể nghiên cứu về cây lúa chỉ bằng việc đọc sách, báo, tài liệu.
- Nguyên tắc thống nhất giữa thực tiễn và nhận thức là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thực tiễn và
lý luận- Không được tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn vì sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng
Câu 10. PTSX (Khái niệm, kết cấu, vai trò của người lao động trong LLSX)
a) Khái niệm
- Là cách thức mà con người sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất trong từng giai đoạn lịch sử nhất
địnhb) Kết cấu
*Lực lượng sản xuất
- Khái niệm:
Phản ánh mối quan hệ giữa con người với với tự nhiên trong quá trình sản xuất
Là sự thống nhất hữu cơ giữa tư liệu sản xuất và người lao động
Nói lên trình độ chinh phục tự nhiên của con người -
Kết cấu
Người lao động: con người có tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng lao động và năng lực sáng tạo nhất định
trong quá trình sản xuất của xã hội
• Trí lực: trình độ nghề nghiệp, chuyên môn
• Thể lực: yếu tố sức khỏe
• Tâm lực: yếu tố đạo đức, ý thức nghề nghiệp
Tư liệu sản xuất: là những điều kiện vật chất cần thiết cho quá trình tổ chức sản xuất
• Đối tượng lao động: là một bộ phận của giới tự nhiên được con người tác động trong quá trình sản
xuất, nhằm biến đổi theo mục đích của mình:
Tự nhiên 1: đối tượng lao động đã có sẵn trong tự nhiên (cao su, nước,…)
Tự nhiên 2: đối tượng lao động đã qua chế biến (xi măng, thuỷ tinh,…)
Tư liệu lao động: là vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ dẫn truyền sự tác động của con
người lên đối tượng lao động
Công cụ lao động: là vật hay phức hợp vật thể được người lao động sử dụng khi tác
động vào đối tượng lao động (dao, máy,…)
Bấm Tải xuống để xem toàn bộ.