Tiểu luận môn Triết học | Đại học Ngoại Thương
Tiểu luận môn Triết học | Đại học Ngoại Thương. Tài liệu gồm 29 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lênin (TRI114)
Trường: Đại học Ngoại Thương
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ====o0o====
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ
VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG
SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Sinh viên thực hiện: Tô Huyền My
Mã sinh viên: 2014330023
Lớp tín chỉ: TRI114.12 Số thứ tự: 45
Giảng viên hướng dẫn: TS. Đào Thị Trang
Hà Nội - Tháng 3 năm 2021 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………............1
NỘI DUNG……………………………………………………………………...….2
I. LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ CON NGƯỜI………….....2
1.1. Bản chất của con người……………………………………………….……….2
1.1.1. Các quan điểm về con người của các nhà Triết học trước Mac…………….2
1.1.1.1. Quan niệm con người trong Triết học phương Đông……………………2
1.1.1.2. Quan niệm con người trong Triết học phương Tây……………………...2
1.1.2. Bản chất của con người trong tự nhiên và xã hội………………………….4
1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác về con người……………………………...….4
1.2.1. Quan điểm của Mác về con người………………………………….……..5
1.2.2. Vai trò của chủ nghĩa Mác trong xã hội nước ta hiện nay………………...7
II. VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG CNH-HĐH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY…....9
2.1. Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hoá, hiện đại hoá……………….…9
2.1.1. Hoàn cảnh………………………………………………………………….9
2.1.2. Tính tất yếu khách quan của sự nghiệp CNH-HĐH, sự quan trọng của phát
triển con người……………………………………………………………………….9
2.2. Mục tiêu con người trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá……………..……11
2.3. Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề nguồn lực con người ở nước
ta hiện nay………………………………………………………………………….12
2.3.1. Thực trạng ………………………………………………………………13
2.3.1.1. Ưu điểm của nguồn lực con người ở Việt Nam…………………...……13
2.3.1.2. Hạn chế của nguồn lực con người ở Việt Nam……………………...…13
2.3.2. Nguyên nhân………………………………………………………….…14
2.3.3. Giải pháp………………………………………………………………...14
TỔNG KẾT…………………………………………………………….…………15
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………..16 MỞ ĐẦU
Năm 2020 mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức với quá trình thực hiện sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) của nước ta. Trong bối cảnh các hệ thống
xã hội chủ nghĩa tan rã làm cho các tư tưởng tự do tìm kiếm con đường khả quan nhất
cho sự phát triển của Việt Nam, nhiều người dễ đi đến sự phủ nhận vai trò, khả năng của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Song khi ta nhìn nhận lại một cách khách quan và toàn diện, nhìn vào khả năng,
những gì đã đạt được, đang làm được và sẽ làm được của chủ nghĩa Mác-Lênin thì ta
không thể phủ nhận được sự nổi trội và triển vọng của nó trong sự nghiệp phát triển con
người trong quá trình CNH-HĐH ở nước ta hiện nay.
Phát triển con người toàn diện chính là động lực và cũng là mục tiêu nhân đạo của
sự nghiệp CNH- HĐH mà nước ta đang tiến hành. Ta không thể phủ nhận vai trò quan
trọng của nguồn lao động nước ta trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như sự
phát triển nền kinh tế đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, theo cơ chế thị
trường. Nghị quyết ĐH Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã khẳng định: “Nâng
cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố
quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Thực tế đã chứng
tỏ rằng nếu không có nguồn nhân lực chất lượng cao thì nên kinh tế của chúng ta chưa
thế thoát ra khỏi sự nghèo nàn và lạc hậu. Để thực hiện được điều đó thì không thể
không xây dựng một tầm nhìn chiến lược về con người, nâng cao chất lượng của người
lao động, trong đó, tư tưởng Mác-Lênin chính là nền tảng xây dựng nên tầm nhìn chiến lược đó.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, em đã chọn đề tài tiểu luận:
“Quan điểm của triết học Mác – Lênin về con người và vấn đề xây dựng nguồn lực
con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay".
Với đề tài này, kết cấu của tiểu luận sẽ chia ra các mục như sau:
Mục I: Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người
Mục II: Vấn đề con người trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay 1 NỘI DUNG I.
LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC–LÊNIN VỀ CON NGƯỜI
1. 1. Bản chất của con người
1.1.1. Các quan điểm về con người của các nhà Triết học trước Mác 1.1.1.1.
Quan niệm con người trong triết học Phương Đông
Từ xưa đến nay, trong những vấn đề được bàn cãi nhất trong giới triết học nói
riêng và trong nghiên cứu khoa học nói chung thì vấn đề con người luôn được đưa lên
hàng đầu. Không những thế, đề tài con người được các nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý.
Ngay từ thời cổ đại, triết học Phương Đông (Trung Quốc, Ấn Độ) cho rằng:”
Con người được xem như là một vũ trụ thu nhỏ”. Các mối quan hệ giữa con người với
thế giới, con người với con người, con người với chính bản thân mình đều đã được đề
cập và giải luận khá sâu sắc. Nó trở thành triết lí ứng xử và là nét bản sắc của con người phương Đông.
Trong nền triết học Trung Hoa cổ đại, vấn đề bản tính con người được ưu tiên
hàng đầu. Giải quyết vấn đề này, các nhà tư tưởng của Nho gia và Pháp gia đã tiếp cận
từ giác độ hoạt động thực tiễn chính trị, đạo đức của xã hội và đi đến kết luận bản tính
của con người là Thiện (Nho gia) và Bất Thiện (Pháp gia). Các nhà tư tưởng của Đạo
gia lại tiếp cận theo giác độ khác và đi tới kết luận bản tính tự nhiên của con người.
Triết học Ấn Độ, tiêu biểu là trường phái Đạo Phật lại tiếp cận ở giác độ suy tư
về con người và đời người ở tầm chiều sâu triết lí siêu hình. Kết luạn về bản tính vô
ngã, vô thường và tính hướng thiện con người trên con đường truy tìm sự giác ngộ là
một trong những kết luận độc đáo của triết học Đạo phật. 1.1.1.2.
Quan niệm con người trong Triết học phương Tây
Các triết gia tiêu biểu cho nền triết học Hy Lạp cổ đại đã đưa ra những kiến giải
có giá trị về con người. Protago (481-411 TCN) nói: “Người ta là thước đo của mọi
vật”. Nhà tư tưởng vĩ đại Arixtôt (382-322 TCN) phân biệt con người khác với con vật
ở chỗ con người là “động vật chính trị”.
Thời kì Trung cổ (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV) con người với những tư tưởng
khoa hoc bị kìm hãm. Thời đại này, triết học chit là đầy tớ của thần học. 2
Thời Phục hưng (thế kỉ XV – XVI) đã làm sống lại những giá trị, tư tưởng tích
cực về con người. Triết học thời kì này đã đề cập đến con người với tư cách là cá nhân,
có trí tuệ và phẩm chất, quan hệ giữa con người với thế giới trở thành trung tâm của
triết học. Tuy nhiên thời kì này đề cập đến vấn đề con người chủ yếu từ phương diện cá thể.
Những tư tưởng về con người tiếp tục phát triển và bừng sáng trong Triết học
Tây Âu cận đại (thế kỉ XVI – XVIII). Sức mạnh trí tuệ con người được các nhà triết
học đề cao. R. Đêcactơ đã nêu lên mệnh đề nổi tiếng:” Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại” là
điểm xuất phát cho hệ thống triết học của mình.
Nhìn chung những quan điểm duy vật về con người trong thời kì này trở
thành cơ sở, nền tảng cho các nhà khoa học nghiên cứu sau này.
Triết học cổ điển Đức (thế kỉ XVIII – XIX) là đỉnh cao của triết học Tây Âu cận
đại. Đến thế kỉ XV – XVIII thì những quan điểm triết học về con người trên cơ sở tự
nhiên đã bắt đầu phát triển và chiếm ưu thế. Tuy nhiên những nhà triết học cổ điển
Đức đã xây dựng quan điểm triết học về con người theo hướng của chủ nghĩa duy tâm.
Trong đó Hegel quan niệm con người là hiện thân của ý niệm tuyệt đối là con người ý
thức và do đó đời sống con người chỉ được xem xét về mặt tinh thần. Tuy nhiên ông
cũng chính là người đầu tiên thông qua việc xem xét cơ chế hoạt động của đời sống
tinh thần mà phát hiện ra quy luật về sự phát triển của đời sống tinh thần và cá nhân.
Đến thời Feuerbach thì ông lại phê phán tính siêu tự nhiên, phi thể xác trong quan
điểm của Hegel. Theo quan điểm của Feuerbach, con người chính là một sản phẩm của tự
nhiên và có bản năng tự nhiên, ông đã dùng những thành tựu của khoa học để chứng minh
mối liên hệ của tư duy với những quá trình vật chất diễn ra trong cơ thể con người. Tuy
nhiên sai lầm của Feuerbach là khi ông giải thích con người trong mối liên hệ cộng đồng thì
Feuerbach lại rơi vào lập trường của chủ nghĩa duy tâm.
Nói chung, từ Carter đến Feuerbach đã có một bước tiến dài trong việc tìm ra
bản chất của con người. Tuy nhiên trong lí luận của họ còn rất nhiều hạn chế, những
quan điểm về con người còn chưa đầy đủ và chặt chẽ, mang xu hướng duy tâm cá
nhân khá nhiều. Sau này, chủ nghĩa Mac đã kế thừa và khắc phục những hạn chế đó,
xây dựng một hệ thống quan niệm đầy đủ nhất về bản chất con người, vai trò của của 3 con người trong xã hội.
1.1.2. Bản chất của con người trong tự nhiên và xã hội
Theo khoa học hiện nay đã chứng tỏ rằng con người là một sản phẩm của tự
nhiên theo quá trình tiến hóa mà phát triển như ngày nay. Tuy con người đã vượt xa
so với những loài sinh vật còn lại nhưng con người vẫn không thể lột bỏ hết được
những cái tự nhiên để tách biệt hoàn toàn với tổ tiên, với những loài sinh vật khác.
Trong con người vẫn tồn tại những thú tính hoang dại của tổ tiên mình, đó thuộc về
bản năng của con người, những bản năng gốc mà chính nhờ nó con người đã sống và
phát triển đến ngày hôm nay.
Điềm giống nhau và cũng là điểm khác nhau giữa con người với những sinh
vật khác chính là sự phát triển về nhận thức và ý thức của con người. Lao động là
phương thức tồn tại của con người. Con người tồn tại được chỉ khi tiến hành lao động
sản xuất của cải vật chất để phục vụ cho chính cuộc sống của mình. Cũng chính nhờ
lao động mà con người hình thành được ý thức. Mặt khác, trong các mối quan hệ xã
hội thì quan hệ trong sản xuất lao động xuất hiện đầu tiên và trở thành quan hệ nền
tảng cho sự xuất hiện của các mối quan hệ xã hội khác trong các lĩnh vực đời sống và
tinh thần của con người.
Con người là sản phẩm của tự nhiên, con người sản xuất ra của cải vật chất, tác
động vào tự nhiên để làm thay đổi tự nhiên, do đó con người chính là chủ thể cải tạo
tự nhiên. Tuy nhiên con người lại sống phụ thuộc vào thiên nhiên. Do đó con người
được tự nhiên sinh ra, vừa bị phụ thuộc và vừa tác động vào thiên nhiên. Bằng hoạt
động lao động sản xuất, con người sáng tạo ra toàn bộ nền văn hóa vật chất, tinh thần.
Đặc biệt trong hoạt động kinh tế (một phương thức của sản xuất), vai trò của con
người đóng góp quan trọng nhất. Do đó, để xây dựng một nền kinh tế vững mạnh, đẩy
mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì hiểu rõ bản chất con người, xây
dựng một nguồn lực vững mạnh là một yêu cầu thiết yếu. 1.2.
Quan điểm của chủ nghĩa Mác về con người
1.2.1. Quan điểm của Mác về con người
Như ta đã biết, các nhà Triết học cổ đại đều thần thánh hóa hình tượng con người,
các nhà Triết học cổ điển Đức thì đã có bước tiến xa hơn đó là đã định nghĩa được con 4
người là sản phẩm của tự nhiên. Tuy nhiên các triết gia đã rơi vào lập trường chủ nghĩa
duy tâm trong khi phân tích bản chất của con người trong các mối quan hệ xã hội. Mác đã
khắc phục những điểm yếu trong lí luận của các nhà Triết học cổ điển Đức để xây dựng
một cách hoàn thiện nhất khái niệm và bản chất của con người.
Theo Mác, bản chất con người gồm có 2 phần, đây cũng chính là 2 giác độ để
Mác phân tích bản chất của con người.
Thứ nhất : Phần sinh học
Đây là phần cấu tạo cơ thể và cơ thế sinh hoạt. Con người là kết quả tiến hóa và
phát triển lâu dài của tự nhiên. Điều này không thể phủ nhận bởi sự phát triển của chủ
nghĩa duy vật và khoa học tự nhiên đã chứng minh điều đó. Với học thuyết tiến hóa của
Darwin đã chứng minh được rằng mọi loài sinh vật đều có nguồn gốc chung và đều là
sản phẩm của tự nhiên. Điều này đã bác bỏ mọi lí luận rằng con người là sản phẩm của
Thượng Đế tạo ra. Cũng như có ý kiến cho rằng con người, trái đất là trung tâm của Vũ
trụ, con người được thần thánh hóa như thần linh. Thực tế khoa hoc đã kiểm nghiệm
rằng Trái đất cũng chỉ là một phần cực kì nhỏ bé của Vũ trụ, và may mắn có được sự
sống. Cũng như loài người chỉ là một trong vô số loài sinh vật đã từng tồn tại trên trái đất
và cũng may mắn khi tồn tại và phát triển đến như ngày nay.
Thứ hai: Phần ý thức
Con người là một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới tự nhiên cũng là
“thân thể vô cơ của con người”. Do đó những biến đổi của tự nhiên và các tác động
của quy luật tự nhiên trực tiếp hay gián tiếp đến sự tồn tại của con người và xã hội loài
người. Điều đó tương tự như sự trao đổi vật chất giữa sinh vật và môi trường. Ở đây là
sự vất chất của con người với môi trường. Khi môi trường tác động đến con người thì
đồng thời con người cũng tác động ngược lại môi trường, làm biến đổi thiên nhiên
hình thành mối quan hệ hai chiều. Đây chính là mối quan hệ biện chứng giữa sự tồn
tại của con người, loài người và các tồn tại khác của giới tự nhiên.
Một điểm khác biệt rõ ràng giữa con người với các loài sinh vật khác chính là
bản năng của con người, nó không còn hoang dại, mang tính tự nhiên mà đã phát
triển lên mức cao hơn và được xã hội hóa. Con người có thể làm ra công cụ lao động.
Tuy nhiên, con người không chỉ biết làm ra công cụ lao động mà còn biết cải tạo tự 5
nhiên, biến đổi thiên nhiên theo mục đích của mình. Trong những luận điểm về con
người của chủ nghĩa Mác về con người thì luận điểm xem con người là sinh vật biết
chế tạo ra công cụ sản xuất được xem là luận điểm tiêu biểu, điển hình cho sự khác
biệt của con người và các loài sinh vật khác.
Về mặt xã hội, mỗi người là một phần tử của xã hội, tập hợp con người với
nhau ta được một tập gọi là xã hội trong đó các cá nhân liên hệ với nhau bằng các
mối quan hệ đặc biệt. Đó gọi là quan hệ xã hội. Từ quan hệ xã hội sẽ nảy sinh những mối quan hệ khác.
Con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất, là yếu tố hàng
đầu quyết định trong lực lượng sản xuất, mà còn đóng vai trò là chủ thể hoạt động
của quá trình lịch sử. Chính việc thông qua hoạt động sản xuất mà con người sáng tạo
ra lịch sử của mình. Dựa vào đó Mác khẳng định sự phát triển của lực lượng sản xuất
có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển phong phú bản chất con người. Do đó, ta có
thể nhận định rằng mục tiêu cao cả của sự phát triển xã hội là phát triển con người
toàn diện , nâng cao nặng lực và phẩm giá của con người. Trong đó bước quan trọng
nhất là giải phóng con người về mặt xã hội.
Theo quan điểm của Mác thì định hướng phát triển xã hội lấy sự phát triển của
con người làm thước đo chung càng được khẳng định trong bối cảnh lịch sử của con
người. Hiện nay chúng ta đang sống trong một thế giới đầy biến động. Xã hội loài
người phát triển một cách đa dạng, do đó ta có thể thấy được sự không đồng đều
trong sự phát triển kinh tế xã hội ở các nước khác nhau. Sự không đồng đều này tạo
nên một bức tranh đa sắc màu về bối cảnh của thế giới. Tuy nhiên, cho dù có phát
triển theo kiểu gì thì định hướng phát triển đó đều hướng tới mục đích chung là phát
triển con người lên một mức cao hơn như Mác đề cập.
Nghiên cứu về con người, Mác lấy đối tượng nghiên cứu chủ yếu là con người
vô sản. Điều đó có thể dễ hiểu là do Giai cấp vô sản là giai cấp duy nhất có thể đáp
ứng đẩy đủ những quy luật của cuộc sống và phục tùng được lòng dân. Theo Mác,
con người vô sản là người sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội tuy nhiên họ lại là
giai cấp bị bóc lột trong xã hội. Một luận điểm nữa của Mác cho rằng, người vô sản
là những người tiêu biểu cho phương thức sản xuất xã hội mới, đó là những người có 6
khả năng giải phóng xã hội, xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn. Trong xã hội đó
con người làm theo năng lực và hưởng theo nhu cầu. Tuy nhiên điều này khó cỏ thể
xẩy ra và có cảm giác phi lí. Điều đó không xảy ra ở các nước tư bản chủ nghĩa hay
đa số các nước xã hội chủ nghĩa mà chỉ xảy ra ở các nước xã hội chủ nghĩa tiêu biểu
như Liên Xô. Như ta đã biết, Liên Xô đã tan rã cách đây gần 3 thập kỉ. và đến nay tư
tưởng đó của Mác cũng gần như không thể thực hiện. Lí do đưa ra là đa phần xã hội
hiện nay không thể tồn tại những con người chỉ biết “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” .
1.2.2. Vai trò của chủ nghĩa Mác trong xã hội nước ta hiện nay
Nước ta là nước đang phát triển. Do đó, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm
đến vấn đề con người trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước. Muốn xây dựng một đất
nước phát triển về nhiều mặt, trong đó đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, ta cần phải đào tạo
con người một cách có chiều sâu lấy chủ nghĩa Mác- Lênin làm cơ sở. Đặc biệt trong
khi nền nước ta đang đối mặt với nhiều thách thức thì việc xây dựng một đội ngũ
nhân lực giỏi là một điều vô cùng cần thiết. Hơn bất cứ một lĩnh vực nào khác, lĩnh
vực phát triển con người là mục tiêu cao cả nhất của toàn dân, đưa chúng đến một
thời kì mới, mở ra nhiều khả năng tìm ra những con đường tối ưu để phát triển đất
nước. Người lao động nước ta ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát
triển của kinh tế đất nước theo cơ chế thị trường. Với khả năng của tư tưởng Mác-
Lênin chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào con đường phát triển con người để phát triển
đất nước của Đảng và nhà nước đề ra. Thực tế đã chứng minh tư tưởng Mác – Lênin
đã vạch ra nhiều con đường đúng đắn trong lịch sử cho đất nước ta. Đó là cách mạng
tháng Tám năm 1945, chiến thắng 30/04/1975 giải phóng đất nước. Đó là điều mà
bao nhiêu học thuyết trước Mác không thể làm được. Chủ nghĩa Mác-Lênin sau này
được chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo vào hoàn cảnh
của đất nước và được biết với cái tên tư tưởng Hồ Chí Minh. Hệ thống tư tưởng Mác-
Lênin đã trở thành hệ thống tư tưởng chính thống của toàn xã hội , làm thay đổi
nhanh chóng đời sống tinh thần đại đa số nhân dân Việt Nam. Bằng hệ thống giáo
dục với các hình thức đào tạo đa dạng, với các hình thức khoa học thấm nhuần tinh
thần chủ nghĩa cơ bản của chủ nghĩa Mac Lênin đã hình thành những lớp người lao 7
động mới ngày càng có tư tưởng, trình độ chuyên môn ngày càng cao. Ngày nay
chúng ta đã có một đội ngũ cán bộ văn hóa, khoa học công nghệ với trình độ lý luận
và quản lí tốt đồng đều trong cả nước.
Chỉ trong một thời gian ngắn tư tưởng Mác-Lênin đã thể hiện xu hướng của
mình đối với nền văn hóa dân tộc, xóa bỏ dần sự thống trị của các tư tưởng tự phát lạc
hậu ở nước ta. Với sức mạnh hùng hồn cùng những dẫn chứng khoa học có cơ sở, học
thuyết Mác-Lênin đã vạch rõ được những yếu tố phi khoa học, phi nhân đạo của các
tư tưởng nhân đạo. Hơn thế, chủ nghĩa Mác-Lênin còn thể hiện tính ưu việt so với các
tư tưởng tư sản đang dần dần làm lệch hướng đi của người trong điều kiện đời sống
vật chất khó khăn. Với một nước còn nhiều khó khăn, trong hoàn cảnh những tư tưởng
lạc hậu, những tàn dư của các xã hội cũ để lại vẫn bám đuổi, che lấp con đường đi của
đất nước thì Chủ nghĩa Mác-Lênin là ngọn đèn soi sáng cho con đường của đất nước
và cũng là người dẫn đường cho đảng và chính phủ cũng như toàn thể nhân dân Việt
Nam. Tuy nhiên một đất nước đã có truyền thống lâu đời như Việt Nam thì không
phải ai cũng hiểu và thấm nhuần tư tưởng Mac-Lênin.
Tóm lại, trong sự phát triển của đất nước, tiến trình CNH-HĐH cần yếu tố hàng
đầu là phát triển con người, trong đó, chủ nghĩa Mác-Lênin chính là nền tảng của sự phát triển đó. 8
II. VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI
HOÁ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1.Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
2.1.1. Hoàn cảnh
Đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường được hơn 30 năm, sau khi chế độ
bao cấp được xóa bỏ. Trong khoảng thời gian đó, thực hiện mục tiêu “dân giàu nước
manh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” đất nước ta đã có nhiều khởi sắc về nhiều
mặt. Trong đó, lĩnh vực kinh tế đã có những bước nhảy tột bậc, tham gia vào nền kinh tế
thế giới. Tuy nhiên trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới đang có những dấu
hiệu khủng hoảng. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến một nền kinh tế con non trẻ ở
nước ta. Trong khi ở nước ta, sự nghiệp CNH HĐH đang trên đà thực hiện thì việc thúc
đẩy quá trình này sẽ nhanh chóng làm cho nền kinh tế của chúng ta ổn định phát triển.
2.1.2. Tính tất yếu khách quan của sự nghiệp CNH-HĐH, sự quan
trọng của phát triển con người
Ở các nước khác trên thế giới, CNH-HĐH là xu hướng tất yếu. Đây không chỉ là công
cuộc xây dựng kinh tế mà nó còn làm biến đổi sâu sắc tới các lĩnh vực đời sống xã hội. Quá
trình phát triển kinh tế đều có 3 giai đoạn, đầu tiên là nền kinh tế nông nghiệp, sau đó là nền
kinh tế công nghiệp và cuối cùng là nền kinh tế dịch vụ. Nước ta là nước có nền kinh tế nông
nghiệp lâu đời, và quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa xảy ra là điều tất yếu. Sự phát triển
của CNH HĐH yêu cầu nhiều yếu tố như môi trường chính trị ổn định, vốn tài nguyên, cơ sở
vật chất. Các yếu tố đó đều tham gia vào quá trình CNH-HĐH tuy nhiên với một vai trò không
giống nhau, trong đó nguồn nhân lực là quan trọng nhất. Nguồn nhân lực phải đủ về số lượng
và cả chất lượng. Nói cách khác nguồn nhân lực phải là động lực thúc đẩy quá trình CNH
HĐH. Điều đó được thể hiện ở các lí do sau đây:
Thứ nhất: Ngoại trừ yếu tố con người thì các yếu tố còn lại như vốn, tài nguyên
thiên nhiên, cơ sở vật chất, vị trí địa lí chỉ tồn tại ở dạng tiềm năng, không thể có tác
dụng ngay được. Các yếu tố đó chỉ có thể phát huy được tác dụng khi chúng dưới điều
khiển và sử dụng của con người. Bởi con người là nguồn lực duy nhất có thể tư duy, có
trí tuệ và ý chí biết khai thác, điều khiển và gắn kết các nguồn lực khác gắn kết chúng
lại với nhau, tạo nên một sức mạnh tổng hợp vô cùng to lớn để tác động vào quá trình 9
công nghiệp hóa hiện đại hóa. Vì vậy, trong các yếu tố cấu thành nên lực lượng sản xuất
để có thể thúc đẩy quá trình CNH-HĐH thì người lao động chính là yếu tố quan trọng nhất.
Thứ hai: Các nguồn lực khác là có hạn và không vĩnh cửu, có thể bị cạn kiệt do
khai thác và do thời gian. Tuy nhiên nguồn lực con người lại là vô hạn. Ngoài về mặt
sinh học con người có khả năng sinh sản thì con người không ngừng phát triển về mặt
trí tuệ và không ngừng học hỏi. Do đó, con người góp phần cải tạo, nâng cấp những
nguồn lực khác. Không những thế con người có khả năng sáng tạo vô tận, do đó con
người có thể tìm ra, phát minh ra những yếu tố không có trong tự nhiên. Điều đó dễ
dàng được chứng minh khi chúng ta nhìn vào lịch sử của con người, hệ thống công cụ
sản xuất của con người ngày càng hiện đại hơn, được hiện đại hóa, tự động hóa chính là
minh chứng rõ ràng nhất cho điều đó.
Thứ ba : Theo Mác, trí tuệ con người có một sức mạnh vô cùng to lớn khi nó
được vật thể hóa và trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Trong thời đại hiện nay, khi
khoa học đang phát triển như vũ bão dẫn đến các nền kinh tế của các nước công nghiệp
phát triển vận động theo hướng trí thức. Ở các nước này, nguồn lợi thu được từ tri thức
(chất xám) có thể chiếm một nửa tổng giá trị tài sản quốc gia, ở các nước đang phát
triển như Việt Nam, nguồn lợi từ chất xám không nhiều mà hầu hết bắt nguồn từ việc
sản xuất thủ công. Ngày càng có nhiều nhân tài bỏ nước sang các nước phát triển, mất
đi một lượng nhân tài lớn. Điều đó được gọi là chảy máu chất xám. Ở nước ta, hiện
tượng chảy máu chất xám diễn ra không quá nhiều nhưng nó đang âm thầm mang đi rất
nhiều những con người tài giỏi đến những nước khác. Do đó, việc nâng cao chất lượng
con người cần đi đôi với việc tránh tình trạng chảy máu chất xám để chúng ta có thể xây
dựng một nguồn lực chất lượng nhất, toàn tâm toàn ý phục vụ cho đất nước.
Thứ tư: Kinh nghiệm của nhiều nước và thực tiễn đã chứng minh sự nghiệp
CNH HĐH còn phụ thuộc vào kế hoạch đường lối chính sách của của Đảng và Nhà
nước và phụ thuộc rất nhiều vào ý thức và năng lực nhận thức của mỗi người.
2.2. Mục tiêu con người trong Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa
Trong quá trình CNH-HĐH hiện nay ở nước ta hiện nay, chúng ta cần phải đạt
được những mục tiêu sau :
“Xây dựng nước ta thành một nước CN có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, cơ 10
cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ của lực lượng sản
xuấtđời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh giữ vững, dân giàu nước
mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh”.
CNH HĐH không chỉ là một tiến trình đổi mới, nó còn là một cuộc cách mạng vì
con người và do con người. Khi nói đến những lợi ích và ưu việt của chủ nghĩa xã hội
mang đến cho nước ta thì đó là kết quả của những nỗ lực vượt bậc và bền bỉ của nhân
dân. Điều đó không thể phủ nhận. Đảng ta đã nhiều lần khẳng định rằng :” Con người
là vốn quy nhất, chăm lo cho hạn phúc con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của
chế độ ta”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói ” Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì
lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Qua đó ta có thể thấy được đường lối đúng đắn
của Đảng ta khi đặt mục tiêu lâu dài vào con người. trong thực tế trong suốt những năm
lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Đảng ta đã cố gắng
làm nhiêu việc theo hướng đó. Với tư cách là Đảng cầm quyền, ngay từ đầu những
chính sách, đường lối của Đảng đều quán triệt việc chăm sóc và phát huy nhân tố con
người. Việc đẩy mạnh công cuộc CNH HĐH đất nước đòi hỏi chúng ra phải nhận thức
một cách đầy đủ những giá trị và những ý nghĩa quyết định của nhân tố con người. Nền
công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu phát triển con người toàn diện, ta không chỉ
hiểu con người với tư cách là người lao động sản xuất mà là còn là một công dân trong
xã hội, một cá nhân trong gia đình, tập thể, là một thành viên trong trong cộng đồng
dân tộc. Đó không chỉ là những con người lao động chân tay bình thường mà còn là
nhứng người làm việc bằng trí óc, đó là những những nhà kinh tế, những doanh nhân
hay quản lí… Không chỉ thế, đó là còn là lớp người ý thức được cuộc sống, nhận thức
được thực trạng của đất nước để cùng nhau hợp tác, cùng nhau gắn bó vì sự nghiệp chung của đất nước.
Qua đó, ta có thể khẳng định rằng bước sang thời kì CNH-HĐH theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, theo nền kinh tế thị trường thì chúng ta cần phải lấy việc phát triển con người
là mục tiêu trọng tâm, là yếu tố cơ bản cho việc phát triển nhanh, bền vững của nền kinh tế
đồng thời phát triển mọi mặt của xã hội như văn hóa, giáo dục…Nếu CNH-HĐH là vị sự
nghiệp phát triển con người thì con người phải được coi là giá trị tối cao.
CNH-HĐH ở Việt Nam có thành công hay thất bại phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
trong đó quan trọng nhất là yếu tố con người phải được đáp ứng. Để đáp ứng được điều 11
đó, chúng ta phải càng đầu tư hơn nữa trong việc nghiên cứu con người. Nghiên cứu
con người để phát triển con người, phát triển con người để đáp ứng những sự phát triển
khác. Yếu tố hàng đầu của nguồn lực con người trước hết phải là trí tuệ. Nó được biểu
hiện ở khả năng áp dụng những thành tựu khoa học để sang chế ra những kỹ thuật tiên
tiến, sự nhạy bén, thích ứng nhanh và làm chủ được được kĩ thuật, công nghệ hiện đại,
có kĩ năng lao động nghề nghiệp, có năng lực hoạch định chính sách và lựa chọn giải
pháp và tổ chức thực hiện.
Tuy nhiên CNH-HĐH không phải không có mặt trái của nó. CNH - HĐH đụng
chạm đến vấn đề khá phức tạp và nhạy cảm trong mối quan hệ giữa con người và thiên
nhiên. Đây là vấn đề cấp bách không chỉ với mỗi quốc gia mà còn đối với sự tồn tại của
con người trên trái đất, Do đó, đi kèm với CNH- HĐH phải là trách nhiệm trước vấn đề
môi trường, không thể chỉ quan tâm đến phát triển kinh tế mà quên bảo vệ môi trường.
Sự nghiệp CNH- HĐH không chỉ đặt lên vai những con người lao động, trên vai
của chính phủ và nhà nước mà đây là nhiệm vụ của mỗi cá nhân, kể cả những học sinh,
sinh viên đang học tập. Điều mà chúng ta phải học tập theo những nước đã phát triển
hơn chúng ta một bước là việc coi trọng giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu.
Việc coi thường giáo dục, tài năng, thờ ơ trước tương lai của thế hệ trẻ sẽ là lực cản rất
lớn đến quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. 2.3.
Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề nguồn lực cho
con người ở nước ta hiện nay
Muốn hoàn thành được CNH- HĐH, chúng ta cần phải khai thác hiệu quả nguồn
lực con người và coi đây là nguồn lực quan trọng nhất. Muốn sử dụng tốt nó thì chúng
ta phải hiểu được thực trang và những tiềm năng, khó khăn cần giải quyết. Khi đó
chúng ta mới có thể khai thác được một cách triệt để và phát triển được nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay.
2.3.1. Thực trạng 2.3.1.1.
Ưu điểm của nguồn lực con người ở Việt Nam
Nhìn vào thực trạng của nguồn lao động của nước ta có thể thấy rất nhiều ưu
điểm thuận lơi. Thứ nhất, Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, tăng trưởng nhanh.
Năm 2016 tổng số dân là 92,7 triệu người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 12
54,4 triệu người chiếm 58,6% dân số cả nước, hằng năm có thêm 1 triệu người gia nhập
vào thị trường lao động. Thứ hai, chất lượng lao động ngày càng được cải thiện. Việt
Nam được Liên Hợp Quốc đánh giá cao về chỉ số phát triển con người: chỉ số HDI đạt
0,682 cao hơn nhiều nước trong khu vực, trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân
lực không ngừng được nâng cao. Thứ ba, người lao động Việt Nam giàu lòng yêu nước,
cần cù chăm chỉ, có tư chất thông minh, sang tạo, khả năng vận dụng và thích ứng
nhanh. Những phẩm chất đó khẳng định năng lực trí tuệ của người Việt Nam có khả
năng theo kịp tốc độ phát triển của thế giới hiện đại. 2.3.1.2.
Hạn chế của nguồn lực con người ở Việt Nam
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, nguồn nhân lực Việt Nam vẫn còn có rất
nhiều hạn chế. Trước hết, cơ cấu nguồn lực còn bất hợp lí việc ở cơ cấu phân bố lao
động theo ngành nghề và phân bố lao động theo vùng miền. Tỉ lệ lao động làm việc cho
các ngành phục vụ CNH- HĐH đất nước giai đoạn 2011-2020 như: công nghệ thông tin,
y tế, giáo dục-đào tạo…chỉ xấp xỉ 1% mỗi ngành, trong khi 47,4% lao động làm trong
ngành nông – lâm – ngư nghiệp hoặc những công việc giản đơn. Thành phố là nơi tập
trung đông lao động, rất nhiều lao động có tay nghề nhưng lại không có việc làm. Trong
khi ở những làng quê, vùng núi thì lại thiếu lao động trầm trọng. Bên cạnh đó, nguồn
nhân lực nước ta còn hạn chế về chất lượng. Một điều đáng nói, theo thói quen của
người Việt Nam, rất nhiều người có tác phong làm việc không cao, không có năng suất.
Ngoài việc hạn chế về thể lực, trí thức, nhiều lao động lại thiếu những kĩ năng cần thiết
về văn hóa, giao tiếp….Ngoài ra tỉ lệ thất nghiệp trong những năm gần đây có xu hướng
gia tăng. Theo Tổng cục Thống kê, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III
năm 2020 là hơn 1,2 triệu người, giảm 63,0 nghìn người so với quý trước và tăng 148,2
nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi của khu vực
thành thị là 4,0%, giảm 0,46 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,89 điểm phần
trăm so với cùng kỳ năm trước. So với cùng kỳ các năm trước, tỷ lệ thất nghiệp của lao
động trong độ tuổi khu vực thành thị quý III năm 2020 cao nhất trong vòng 10 năm qua.
2.3.2. Nguyên nhân
Những hạn chế trên có thể nhìn nhận ở ba góc độ: đào tạo, sử dụng và đãi ngộ.Đào
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ quốc gia và đặt trên vai các trường đại 13
học. Trong những năm qua, hệ thống giáo dục, đào tạo, nhất là đào tạo trình độ cao
được phát triển và mở rộng, nhưng chất lượng đào tạo còn nhiều hạn chế và yếu kém.
Nguyên nhân là do thiếu đội ngũ giảng viên trình độ cao; nội dung chương trình đào tạo
chưa thường xuyên cập nhật đáp ứng sự thay đổi của khoa học- công nghệ; cơ sở vật
chất, trang thiết bị nghèo nàn, phương pháp giảng dạy và học tập lạc hậu,…Công tác
quản lý nhà nước, nhất là quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển nguồn nhân lực
của các ngành vẫn còn yếu kém và thiếu đồng bộ. Các cơ sở đào tạo không đủ thông tin
về cung, cầu lao động, nên việc xây dựng ngành nghề, chỉ tiêu và trình độ đào tạo hằng
năm không sát thực tiễn.
Chế độ đãi ngộ “người tài” cũng chưa phù hợp và chưa tương xứng; tình trạng thu
nhập cào bằng đang là rào cản lớn cho sức sáng tạo của nhân lực chất lượng cao. Các
chế độ đãi ngộ nhân tài phần nhiều vẫn nằm trong các dự định, dự thảo của các cấp và
các cơ quan có thẩm quyền.
2.3.3. Giải pháp
Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập, cạnh tranh và hướng tới nền kinh tế tri thức,
các quốc gia đều chú trọng đầu tư đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Với
Việt Nam, để không tụt hậu xa so với trình độ chung của các nước tiên tiến trong khu
vực và trên thế giới, chúng ta phải thật sự có các chính sách đổi mới công tác đào tạo
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Để đáp ứng những yêu cầu cơ bản về con người trong CNH-HĐH thì chúng ta
phải thực hiện một loạt những giải pháp nhằm phát triển tốt yếu tố con người trong sự đi
lên của đất nước. Ngoài việc đào tạo, chăm sóc những nguồn lao động có trí thức, có lí
thuyết chúng ta phải đào tạo cho họ những kĩ năng về văn hóa, những kinh nghiệm thực
tiễn. Chỉ có cách đó thì chúng ta mới có thể có những thế hệ người lao động hoàn hảo
về mọi mặt, đáp ứng những yêu cầu khắt khe của nguồn tuyển dụng lao động, phục vụ tốt cho CNH HĐH.
Muốn có những con người đáp ứng được những yêu cầu trong sự nghiệp CNH
-HĐH ở nước ta hiện nay, cùng với sự giáo dục nhà trường và xã hội, sự chăm sóc, bồi
dưỡng và những ưu đãi của nhà nước, mỗi con người chúng ta phải biết phấn đấu hết
mình trong học tập, lao động, nâng cao trí thức cá nhân, đồng thời học tập theo gương 14
chủ tịch Hồ Chí Minh, phát huy những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam,
cùng góp phần trong công cuộc đổi mới đất nước. 15 KẾT LUẬN
Chủ nghĩa xã hội do con người và vì con người. Do vậy hình thành mối quan hệ
đúng đắn về con người trong vai trò của con người trong sự phát triển của xã hội nói
chung , xã hội chủ nghĩa nói riêng là một vấn đề không thể thiếu được trong lí luận tư
tưởng của chủ nghĩa Mác Lênin.
Ở nước ta, con đường CNH- HĐH là điều tất yếu để nước ta phát triển và hội nhập
với thế giới, đưa nước ta từ đạt được những thành tựu to lớn trên cả kinh tế và xã hội.
Nhưng để CNH- HĐH thành công thì chúng ta không thể phát triển nó trên những tư tưởng
lí luận lạc hậu và lỗi thời. Chúng ta cần một lí luận, một tư tưởng thông suốt, phù hợp với
hoàn cảnh Việt Nam và đáp ứng được điều đó thì chỉ có tư tưởng của Mác-Lênin là phù
hợp với thực trang của nước ta hiện nay, qua những phân tích ở trên chúng ta có thể thấy
rằng tư tưởng Mác-Lênin hoàn toàn có thể đáp ứng mọi yêu cầu được đặt ra và nó cũng đã
chứng tỏ qua những thành tựu đã đạt được trong hơn 60 năm qua.
Trong sự nghiệp CNH- HĐH nói riêng và sự nghiệp phát triển đất nước nói
chung, tuy chúng ta đã được những thành tựu đáng kể, song đời sống vật chất và tinh
thần của đại đa số người dân còn thiếu. Dó đó, việc áp dụng triệt để, coi chủ nghĩa Mác-
Lênin là kim chỉ nam cho mọi sự phát triển của đất nước vừa là mục tiêu vừa là nhiệm
vụ đặt ra cho nhà nước, chính phủ và mọi công dân Việt Nam. Như vậy chúng ta có thể
hoàn thành được công cuộc đổi mới đất nước, đưa nước ta đến một tầm cao hơn, ngang
tầm với những nước phát triển trên thế giới. 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin – Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia
2. Vấn đề con người trong Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa:
http://www.giangvien.net/forum/showthread.php?t=2433
3. Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá ở nước ta
http://tailieu.vn/tag/tai-lieu/c
%C3%B4ng%20nghi%E1%BB%87p%20h%C3%B3a%20-%20hi%E1%BB%87n
%20%C4%91%E1%BA%A1i%20h%C3%B3a%20%C4%91%E1%BA%A5t%20n %C6%B0%E1%BB%9Bc.html 4. https
://tailieuxanh.com/vn/dlID2087498_tieu-luan-triet-hoc-quan-diem-cua-
triet-hoc-mac-lenin-ve-con-nguoi-va-van-de-xay-dung-nguon-luc-con-nguoi-
trong-su-nghiep-cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-o-nuoc-ta.html#google_vignette
5. http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/tieu-luan-cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-va-vai-
tro-cua-no-trong-su-nghiep-xay-dung-cnxh-o-nuoc-ta-.33831.html 6. https
://tailieu.vn/doc/tieu-luan-triet-hoc-mac-lenin-ve-con-nguoi-1610082.html
7. Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm quý III và tháng 9 năm 2020
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2020/10/thong-cao-bao-
chi-tinh-hinh-lao-dong-viec-lam-quy-iii-va-9-thang-nam-2020/#:~:text=S
%E1%BB%91%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20th%E1%BA%A5t%20nghi
%E1%BB%87p%20trong,v%E1%BB%9Bi%20c%C3%B9ng%20k%E1%BB
%B3%20n%C4%83m%20tr%C6%B0%E1%BB%9Bc. 17 18