-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương tự luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh | Học viện Chính sách và Phát triển
Đề cương tự luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh | Học viện Chính sách và Phát triển được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Tư tưởng Hồ Chí Minh (HCP) 24 tài liệu
Học viện Chính sách và Phát triển 360 tài liệu
Đề cương tự luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh | Học viện Chính sách và Phát triển
Đề cương tự luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh | Học viện Chính sách và Phát triển được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (HCP) 24 tài liệu
Trường: Học viện Chính sách và Phát triển 360 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Chính sách và Phát triển
Preview text:
Câu 1 : Khi viết về HCM, Giáo sư Trần Văn Giàu khẳng định:” Ngư i ờ ta không
thể trở thành một HCM, nhưng
ở Cụ Hồ mọi người có thể học 1 số điều để làm
cho mình tốt hơn”. Bạn có thể học được
ở Cụ Hồ những điều gì “ để làm cho
mình tốt hơn”?
- Phong cách tư duy và làm việc: Tư duy làm việc đổi mới sáng tạo khoa học, có
tính độc lập tự chủ, có tính kế hoạch cao làm việc gì dứt điểm việc đó.
- Phong cách diễn đạt: giản dị cụ thể nhưng thiết thực, lấy ví dụ cụ thể gắn với đời
sống hàng ngày,cách diễn đạt cô đọng và có lượng thông tin cao.
- Phong cách ứng xử: khiêm tốn, hoà nhã lịch thiệp, chân tình nồng hậu và tự nhiên
- Phong cách sinh hoạt: cần kiện liêm chính chí công vô tư và có sự kết hợp hài
hoà của phong cách sáng tạo phương Đông và phương Tây gắn bó tự nhiên gần gũi
Câu 2: Nêu cơ sở lí luận hình thành tư tưởng HCM. Cơ sở lí luận nào là tiền đề
lí luận quan trọng nhất, có vai trò quyết định trong việc hình thành tư tư n ở g HCM. Vì sao ?
Cơ sở lí luận hình thành tư tưởng HCM
Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN: Chủ nghĩa yêu nước là giá
trị xuyên suốt. Yêu nước gắn liền với yêu dân, tinh thần đoàn kết, nhân
ái, khoan dung ; tinh thần cần cù, dũng cảm, sáng tạo, lạc quan, vì nghĩa
Tinh hoa văn hóa nhân loại: Phương Đông( về Nho giáo, với Phật giáo,
với Đạo giáo); Phương Tây (kế thừa, phát triển quan điểm nhân quyền
về quyền mưu cầu độc lập, tự do, hạnh phúc)
Chủ nghĩa Mác-Lênin: Bác đã kế thừa, đổi mới, phát triển những truyền
thống tốt đẹp của dân tộc VN
Cơ sở lí luận : Tinh hoa văn hóa nhân loại mang tiền đề lí luận quan trọng nhất
và Chủ nghĩa Mác có vai trò quyết định nhất
Câu 3: Nêu những luận điểm cơ bản của tư tưởng HCM về cách mạng giải
phóng dân tộc. Luận điểm nào thể hiện rõ nhất sáng tạo lí luận của HCM? Tại sao
- Những luận điểm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc:
Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản
Cách mạng giải phóng dân tộc trong điều kiện của Việt Nam muốn thắng
lợi phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo
Cách mạng giải phóng dân tộc phải dựa trên lực lượng đại đoàn kết toàn
dân tộc lấy liên minh công nông làm nền tảng (vai trò lực lượng cách mạng)
Cách mạng giải phóng dân tộc cần chủ động, sáng tạo và có khả năng
giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc ( định hướng chỉ
đường các nước thuộc địa)
Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng phương pháp bạo lực cách mạng
- Luận điểm 4 thể hiện rõ nhất sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh. Vì luận điểm đã
thể hiện rõ tư duy độc lập tự chủ sáng tạo của Hồ Chí Minh. Góp phần phát triển lí
luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về cách mạng, giúp cách mạng giải phóng dân tộc ở
VN trở nên chủ động hơn và định hướng cho ptrao giải phóng dtoc ở các nước
thuộc địa trên thế giới
Câu 4: Các thế lực thù địch tiến hành chống phá sự nghiệp xây dựng CNXH ở
Việt Nam bằng các hình thức như: xuyên tạc, bóp méo chủ trương, đường lối
của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; bôi nhọ lịch sử, bôi nhọ danh
dự của các nhà lãnh đạo; viết và phát tán những tài liệu phản động lên các
tranh mạng internet; sử dụng các chiêu bài dân chủ, nhân quyền và lợi dụng
các chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước để thực hiện các hoạt
động kích động nhân dân, chia rẽ đoàn kết dân tộc,….
Dựa vào các kênh thông tin chính thống của Nhà nước ta, bạn hãy chỉ ra một
vài tổ chức, cá nhân có hoạt động chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam.
Nếu đặt trong tình huống bạn là đối tượng đang bị các thế lực phản động tìm
cách lôi kéo, dụ dỗ, bạn sẽ phản ứng như thế nào? TRẢ LỜI
*Một số tổ chức, cá nhân có hoạt động chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
1. Việt Tân: Tổ chức “Việt Tân” có tên đầy đủ là “Việt Nam canh tân cách mạng đảng”
2. Khối 8406: Khối 8406 là tên gọi của một tổ chức chính trị, kêu gọi dân chủ đa nguyên tại Việt Nam.
3. Quỹ người Thượng ,còn gọi là Sáng Hội Người Thượng hoặc Tổ chức
Người Thượng, là một tổ chức với mục tiêu chống Cộng và bảo vệ cuộc
sống và văn hóa người Thượng ở Tây Nguyên, Việt Nam thông qua các biện pháp hòa bình
4. Ủy ban Cứu Người vượt biển hay Ủy ban Cứu trợ Thuyền nhân,là một tổ
chức hoạt động dưới vỏ bọc phi chính phủ và phi lợi nhuận của những người
Mỹ gốc Việt có lĩnh vực hoạt động về dân sự và chính trị
* Nếu đặt trong tình huống em là đối tượng đang bị các thế lực phản động tìm
cách lôi kéo, dụ dỗ, em sẽ:
Kiên quyết từ chối lời đề nghị tham gia các tổ chức chống phá nhà nước, thay
vào đó em sẽ tuyên truyền cảnh báo cho mng cần cảnh giác và tự ý thức bản
thân tránh xa những tổ chức xấu bôi nhọ hình ảnh nhà nước, Đảng và Bác Hồ.
*Vậy những việc mà bản thân em cần thực hiện đó là:
Trước hết bản thân phải là một công dân tốt, sống tích cực, có trách nhiệm,
nghiêm chỉnh chấp hành đườg lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ của bản thân đối với gia đình, cộng
việc, tổ chức và cộng đồng.
Bên cạnh đó cần rèn luyện cho mình thói quen, ký năng nhìn nhận đánh giá
sự việc, hiện tượng một cách toàn diện, hạn chế việc chỉ nhìn và đánh giá vấn
đề từ chủ quan một phương diện, rất dễ bị sa vào âm mưu kích xúi của các thế lực chống phá.
Đồng thời, phải thông minh, cẩn trọng trong lựa chọn, tiếp nhận thông tin,
đặc biệt là những thông tin của mạng xã hội, cần có sự xác minh vấn đề một
cách chính xác trước khi chia sẻ, truyền tải thông tin đến người khác để không
vô tình tiếp tay cho thông tin độc hại lan tràn.
Mặt khác, tự bản thân phải mạnh dạn đấu tranh tự phê bình và phê bình, đấu
tranh phản bác với cái xấu để hoàn thiện c
hính bản thân mình và góp phần xây
dựng tổ chức, tập thể vững mạnh. Và quan trọng nữa, là không ngừng tự tu
dưỡng, tự rèn luyện, học hỏi, tìm hiểu kiến thức trang bị cho mình những kiến
thức, kỹ năng cần thiết, trong đó có kiến thức và kỹ năng phản bác, đấu tranh
với âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch góp phần giữ vững
ổn định chính trị và phát triển đất nước
Câu 5: Trong tác phẩm “Đường kách mệnh” xuất bản năm 1927, Nguyễn Ái
Quốc viết: “Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có đảng cách
mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân
tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành
công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy…”. Anh (chị) làm rõ
vai trò của Đảng thông qua đoạn trích trên? Bằng hiểu biết của mình và vận
dụng những kiến thức đã học trong chương IV, anh (chị) chỉ ra những thắng
lợi của cách mạng Việt Nam có vai trò lãnh đạo của Đảng. TRẢ LỜI * Vai trò:
- Tổ chức và giáo dục nhân dân thành một đội quân thật mạnh
- Gíúp quần chúng nhận rõ tình hình, đường lối và định phương châm đúng
- Lãnh đạo cách mạng Đảng phụ cvuj lợi ích của nhân dân
* Những thắng lợi của cách mạng Việt Nam có vai trò lãnh đạo của Đảng -
Cao trào cách mạng 1930-1931 và Xô Viết Nghệ tĩnh Cao trào dân chủ 1936-
1939 và cao trào giải phóng dân tộc 1939-1945, đỉnh cao là cách mạng tháng
8/1945 thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1945 - Kháng chiến chống
Pháp với chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 “chấn động địa cầu”. - Kháng
chiến chống Mĩ, cứu nước với Đại thắng mùa Xuân 1975.
Câu 6. Trong tác phẩm “Đường kách mệnh” xuất bản năm 1927, Nguyễn Ái
Quốc viết: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai
cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa
cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam. Bây giờ học
thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn
nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”.
Thông qua đoạn trích trên, anh (chị) hãy cho biết Hồ Chí Minh đã lựa chọn
chủ nghĩa nào làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong việc tiếp nhận và vận dụng nền tảng tư
tưởng đó, Người lưu ý những điều gì? TRẢ LỜI
Hồ Chí Minh đã lựa chọn chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim
chỉ nam cho mọi hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam
Trong việc tiếp nhận và vận dụng nền tảng tư tưởng đó, Người lưu ý những điều sau :
1. Cần tập trung dân chủ
2. Tự phê bình và phê bình
3. Kỷ luật nghiêm minh, tự giác
4. Đảng thường xuyên tự chỉnh đốn
5. Đoàn kết, thống nhất trong Đảng
6. Đảng phải liên hệ mật thiết với nhân dân 7. Đoàn kết quốc tế
Câu 7. Tại Hội nghị đại biểu mặt trận Liên – Việt toàn quốc, tháng 1- 1955, Hồ
Chí Minh nói: “Đại đoàn kết: Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại
đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng
lớp nhân dân lao động khác. Đó là cái nền của nhà, cái gốc của cây. Nhưng đã
có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác. Bất kỳ ai
mà thật thà tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì dù những
người đó trước đây chống chúng ta, bây giờ chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ.
Đoàn kết rộng rãi và lâu dài: …. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự
Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”
Anh (chị) hãy làm rõ những lực lượng cần thực hiện đoàn kết theo Hồ Chí Minh
qua đoạn trích trên. Trả lời
- Đứng trên lập trường giai cấp công nhân và quan điểm quần chúng, HCM đã
đề cập vấn đề DÂN và NHÂN DÂN một cách rõ ràng, toàn diện, có sức thuyết
phục, thu phục lòng người. Các khái niệm này có biên độ rất rộng lớn. HCM
thường dùng khái niệm này để chỉ “mọi con dân nước Việt”, “mỗi người con Rồng
cháu Tiên”, không phân biệt dân tộc đa số hay thiểu số, có tín ngưỡng hay không
tín ngưỡng, không phân biệt “già, trẻ, gái, trai, giàu nghèo, phú quý”. Như vậy, dân
và nhân dân trong tư tưởng HCM vừa được hiểu với tư cách là mỗi con người Việt
Nam cụ thể, vừa là một tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân, với những mối
liên hệ cả quá khứ và hiện tại, họ là chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc và đại
đoàn kết dân tộc thực chất là đại đoàn kết toàn dân.
- Nói đại đoàn kết dân tộc cũng có nghĩa là phải tập hợp được tất cả mọi người
dân vào một khối trong cuộc đấu tranh chung. Theo ý nghĩa đó, nội hàm khái niệm
đại đoàn kết trong tư tưởng HCM rất phong phú, nó bao gồm nhiều tầng nấc, nhiều
cấp độ các quan hệ liên kết qua lại giữa các thành viên, các bộ phận, các lực lượng
xã hội của dân tộc từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ trong ra ngoài, từ trên xuống
dưới... HCM đã nói : “Đại đoàn kết: Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại
đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp
nhân dân lao động khác. Đó là cái nền của nhà, cái gốc của cây. Nhưng đã có nền
vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác. Bất kỳ ai mà thật thà
tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì dù những người đó trước đây
chống chúng ta, bây giờ chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ.
Đoàn kết rộng rãi và lâu dài: …. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự
Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”
Từ “Ta” ở đây là chủ thể, vừa là Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng, vừa là
mọi người dân Việt Nam nói riêng.
- Người còn chỉ rõ, trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải
đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, giải quyết hài hòa mối quan hệ giai
cấp – dân tộc để tập hợp lực lượng, không được phép bỏ sót một lực lượng nào,
miễn là lực lượng đó có lòng trung thành và sẵn sàng phục vụ Tổ quốc, không là
Việt gian, không phản bội lại quyền lợi của dân chúng là được. Với tinh thần đoàn
kết rộng rãi như vậy, HCM đã định hướng cho việc xây dựng lực lượng khối đại
đoàn kết toàn dân trong suốt tiến trình cách mạng VN, từ cách mạng giải phóng
dân tộc tới cách mạng dân chủ nhân dân và từ cách mạng dân chủ nhân dân tới
cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Câu 8: Trong bài “Ý kiến về việc làm” và xuất bản loại sách “Người tốt, việc
tốt” (tháng 6-1968), Bác viết: “Lấy gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo
dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng
tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”.
Hiện nay Đảng và Nhà nước Việt Nam có chính sách và có thực hiện hoạt
động tôn vinh “người tốt, việc tốt” hay không ? Nếu có hãy nêu một vài ví dụ
? Các hoạt động tôn vinh đó có ý nghĩa như thế nào trong việc giáo dục nhân
dân xây dựng đời sống mói, đạo đức mới ? TRẢ LỜI
Hiện nay, Đảng và Nhà nước đang đề cao các chính sách và hoạt động tôn vinh
“Người tốt, việc tốt”
Tiêu biểu qua các hoạt động:
- Chỉ thị số 20-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về tiếp tục lãnh đạo, chỉ
đạo đảy mạnh phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Hoạt động Hà Nội vinh danh Công dân Thủ đô Ưu tú qua các năm
- Phong trào thi đua viết về tấm gương “Người tốt, việc tốt” gắn liền với việc
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
- Chính sách khen thưởng, động viên những tấm gương thực hiện “Người tốt, việc tốt” Ý nghĩa:
- Góp phần xây dựng lối sống trong sạch, vững mạnh, xây dựng văn hóa, con
người Việt đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của đất nước
- Nhân rộng những tấm gương người tốt, việc tốt để xã hội ngày càng phát triển và nhân đạo
- Tăng nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư
tưởng, đạo đức, phong cách HCM
- Làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thật sự trở thành một
nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, của nền văn hóa và con người Việt Nam
- Câu 9: Trong thư gửi các thanh niên ngày 17/8/1947. Chủ tịch Hồ Chí
Minh viết: “ Người ta thường nói: “ Thanh niên là người chủ tương lai
của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một
phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm người chủ tương
lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực
lượng của mình, phải ra làm việc để chuẩn bị cái tương lai đó…”. Là
sinh viên, anh chị thấy mình cần làm gì đề góp phần bảo vệ, xây dựng,
phát triển đất nước?
- Bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước là một nghĩa vụ thiêng liêng cao
quý của mỗi công dân. Đặc biệt đối với thế hệ sinh viên hiện nay cần:
- - Tích cực học tập, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ.
- - Trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa, cảnh giác trước âm
mưu chia rẽ, xuyên tạc của các thế lực thù địch
- - Phê phán, đấu tranh với những thái độ, việc làm gây tổn hại đến an ninh
quốc gia, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
- - Tích cực tham gia các hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phương; tham
gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa…
- - Với trách nhiệm của người sinh viên, là tầng lớp trí thức, có sự hiểu biết,
năng động và sáng tạo, lại đang được tiếp thu những kiến thức khoa học của
nhân loại, là nguồn lực để xây dựng và phát triển đất nước, nhưng mỗi sinh
viên cũng cần được sự hỗ trợ, định hướng và dìu dắt của Đảng, Nhà nước,
nhà trường và của toàn xã hội, do đó mỗi người học không những chấp hành
đúng và đủ các quy định của Nhà nước về đảm bảo an ninh trật tự mà còn
phải tham gia tích cực vào các phong trào bảo vệ an ninh – trật tự của địa phương
- - Tham gia vào các tổ chức quần chúng Đội thanh niên xung kích an ninh,
Đội thanh niên tự quản… tích cực tham gia tuần tra canh gác, phòng ngừa
các hoạt động tội phạm thông qua các hoạt động của Đoàn thanh niên, các
hoạt động khác của nhà trường để lồng ghép các nội dung của phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc.
- - Tham gia đăng kí tham gia huấn luyện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi; sẵn
sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
- - Vận động bạn bè, người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
- - Nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ tổ quốc, giác ngộ về nghĩa vụ và trách
nhiệm của sinh viên đối với sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. Sự hiểu biết về những
vấn đề có liên quan tới sự nghiệp bảo vệ tổ quốc bao gồm: con người, dân
tộc, tôn giáo lịch sử, truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc; về Đảng cộng
sản, về nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân do dân và vì dân và về chế độ xã
hội chủ nghĩa mà ta đang xây dựng; bản chất âm mưu thủ đoạn của kẻ thù
trong và ngoài nước đối với nền độc lập dân tộc và công cuộc xây dựng đất
nước; hiểu biết về chủ trương, chiến lược, những yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ tổ
quốc hiện nay; hiểu biết về phương pháp và phương tiện đấu tranh bảo vệ tổ quốc…
- Câu 10(2₫): Theo HCM cách mạng gpdt muốn thắng lợi phải đi theo con
đường cmvs vì: - Trong nước, rút ra từ thất bại phong trào yêu nước cuối
TK19- đầu TK20 dẫn đến sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh
đạo. - CMTS ”không đến nơi” trên thế giới tiêu biểu là cách mệnh Pháp và
Mỹ - Năm 1917, CM tháng 10 Nga thắng lợi - Năm 1920, sau khi đọc bản
sơ thảo lần thứ nhất luận cương về những vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc
địa của Lenin thì HCM tìm thấy con đường cứu nước gpdt đó là CMVS đây
là con đường CM triệt để phù hợp với yêu cầu của CMVN - Câu 11
- *Các nguyên tắc trong hoạt động của Đảng :
- -Đảng lấy chủ nghĩa Mác Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động - -Tập trung dân chủ
- -Tự phê bình và phê bình
- -Kỉ luật nghiêm minh , tự giác
- -Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn
- -Đoàn kết , thống nhất trong Đảng
- -Đảng phải liên hệ mật thiết với nhân dân - -Đoàn kết quốc tế
- *Nguyên tắc theo Người phải tiến hành thường xuyên như người ta rửa
mặt hằng ngày là : tự phê bình và phê bình bởi vì :
- -Tự phê bình và phê bình là để học cái hay, tránh cái dở, chứ không phải để nói xấu nhau.
- -Phê bình và tự phê bình là để trị bệnh cứu người, dân chủ trong Đảng tốt
hơn, kỷ luật cao hơn, cán bộ, đảng viên gương mẫu, có tinh thần trách
nhiệm hơn, làm cho mỗi tổ chức mạnh hơn, lãnh đạo tốt hơn.
- -Phê bình và tự phê bình để nêu cao tính tự giác, tính chiến đấu, tính nêu
gương, chân thành, thẳng thắn, khách quan, trung thực, làm rõ những ưu,
khuyết điểm, nguyên nhân, đề xuất những biện pháp phát huy ưu điểm, khắc
phục khuyết điểm...được như thế thì trong đảng sẽ không có bệnh mà “Đảng
sẽ mạnh khỏe vô cùng”1.
Câu 12 Lời ghi ở trang đầu quyển sổ vàng của Trường Nguyễn Ái Quốc Trung
ương, tháng 9 -1949 của Chủ tịch Hồ Chí Minh có câu: “Học để làm việc,
làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự Đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân
dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại. Từ câu nói trên của Người, hãy cho biết
mục đích học tập của bạn hiện nay để làm gì?
Trong lời ghi trang đầu quyển sổ vàng của trường Nguyễn Ái Quốc Trung
ương tháng 9/1945, Hồ Chí Minh đã dạy: “ Học để làm việc, làm người, làm
cán bộ. Học để phụng sự toàn thế, giai cấp và nhân dân, tổ quốc và nhân loại”.
Lời dạy của Hồ Chí Minh đã nêu lên những quan điểm hết sức sâu sắc về
động cơ học tập. Theo Hồ Chí Minh động cơ đi học phải là:
+ Học để có kiến thức phục vụ cho công việc, cho thực tiễn
+Học để trở thành người có ích cho xã hội
+Học để hoàn thiện nhân cách người cán bộ
+Học vì muốn cống hiến cho xã hội và nhân loại
Mục đích học tập của e hiện nay là
- Bổ sung kiến thức và hoàn thiện bản thân
- Theo đuổi ước mơ của bản thân mình
- Có được một công việc để nuôi sống mình và giúp đỡ gia đình
- Hi vọng có thể cống hiến sức trẻ của mình giúp đất nước phát triển
Câu 13 Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, khi nói về đạo đức cách mạng
của người cán bộ, đảng viên Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: Người đảng viên,
người cán bộ tốt muốn trở nên người cách mạng chân chính, không có gì là
khó cả. Điều đó hoàn toàn do lòng mình mà ra… Các tính tốt đó gồm có năm
điều: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm. Mặc đù đoạn trích trên nói về đạo đức
cách mạng đối với người cán bộ, đảng viên, tuy nhiên nó lại đúng với mỗi
chúng ta. Vận dụng những quan điểm của Bác, theo bạn đối với học sinh, sinh
viên thì Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm tức là phải như thế nào?
- Học tập theo quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh, đối với sinh viên, ‘NHÂN’
là tính thật thà yêu thương , hết lòng giúp đỡ mọi người xung quanh.Đi liền
với “NHÂN” là “NGHĨA” có nghĩa là ngay thẳng,chính trực, phải có tâm
không làm việc bậy, không sợ phê bình và phê bình người khác.Đã có
“NHÂN- NGHĨA” rồi thì phải có “TRÍ” là trí tuệ, phải không ngừng trau dồi
tri thức, nâng cao trí tuệ,biết vận dụng linh hoạt kiến thức để áp dụng vào
thực tiễn, đầu óc sáng suốt, nhìn mọi việc một cách thấu đáo. “DŨNG” là
dũng cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm, thấy khuyết điểm có gan sửa
chữa, cực khổ khó khăn có gan chịu đựng, có gan chống lại vinh hoa phú quý
không chính đáng, bên cạnh đấu tranh cái xấu còn bảo vệ cái tốt , cái thiện ,
chân lý… “TRÍ và DŨNG” thường đi liền với nhau có trí tuệ rồi thì phải có
lòng dũng cảm thì mới dám nghĩ dám làm. “LIÊM” là trong sạch , không
tham lam , không tham tiền , địa vị…“NHÂN NGHĨA TRÍ DŨNG LIÊM là
hội tụ đày đủ các yếu tố , có nội dung cốt cách riêng song vẫn có mỗi quan
hệ chặt chẽ chi phối lẫn nhau.Tức là phải luôn tự phấn đấu không ngừng tu
dưỡng bản thân , xây dựng cho mình được lòng yêu thương, đức tính thật thà,
hết lòng giúp đỡ người khác . Hơn nữa còn phải hướng đến những đức tính
cao cả, sống phải hướng đến thiện, và đặc biệt phải có tinh thần dũng cảm để
vượt qua những thử thách trong cuộc sống.
Câu 14. Anh (chị) làm rõ nội dung luận điểm sau của Hồ Chí Minh: “Cách
mạng giải phóng dân tộc cần chủ động, sáng tạo, có khả năng giành thắng lợi
trước cách mạng vô sản ở chính quốc”.
Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và
có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc
- Khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền (đế quốc chủ nghĩa),
nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đặt ra yêu cầu bức thiết về thị trường.
Đó là nguyên nhân sâu xa dẫn tới những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc
địa. Các nước thuộc địa trở thành một trong những nguồn sống của chủ nghĩa đế quốc.
- Nguyễn Ái Quốc khẳng định: "tất cả sinh lực của chủ nghĩa tư bản quốc tế
đều lấy ở các xứ thuộc địa. Đó là nơi Chủ nghĩa tư bản lấy nguyên liệu cho
các nhà máy của nó, nơi nó đầu tư tiêu thụ hàng, mộ nhân công rẻ mạt cho
đạo quản lao động của nó, và nhất là quyền những binh lính ban xử cho các
đạo quân phản cách mạng của nó". "... nọc độc và sức sống của con rắn độc
tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa". Người thẳng thắn phê bình
một số đảng cộng sản không thấy được vấn đề quan trọng đó. Người chỉ rõ:
"Bàn về khả năng và các biện pháp thực hiện cách mạng, đề ra kế hoạch của
cuộc chiến đấu sắp tới, các đồng chí Anh và Pháp cũng như các đồng chí ở
các đảng khác hoàn toàn bỏ qua luận điểm cực kỳ quan trọng có tính chiến
lược này. Chính vì thế, tôi hết sức kêu gọi các đồng chí: Hãy chú ý!".
- Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, cách
mạng thuộc địa có tầm quan trọng đặc biệt. Nhân dân các dân tộc thuộc địa
có khả năng cách mạng to lớn. Theo Hồ Chí Minh, phải "Làm cho các dân
tộc thuộc địa, từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn
kết lại -để đặt cơ sở cho một Liên minh phương Đông tương lai, khối liên
minh này sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản".
- Tại phiên họp thứ 22 Đại hội V Quốc tế Cộng sản (1-7-1924). Nguyễn Ái
Quốc phê phán các đảng cộng sản ở Pháp, Anh, Hà Lan, Bỉ và các đảng cộng
sản ở các nước có thuộc địa chưa thi hành chính sách thật tích cực trong vấn
đề thuộc địa. Trong khi giai cấp tư sản các nước đó đã làm tất cả để kìm giữ
các dân tộc bị chúng nô dịch trong vòng áp bức.
- Trong khi yêu cầu Quốc tế Cộng sản và các đảng cộng sản quan tâm đến cách
mạng thuộc địa, Hồ Chí Minh vẫn khẳng định công cuộc giải phóng nhân dân
thuộc địa chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực tự giải phóng.
- Vận dụng công thức của C.Mác: "Sự giải phóng của giai cấp công nhân phải
là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân"[1], Người đi đến luận điểm:
"Công cuộc giải phóng anh em (tức nhân dân thuộc địa - TG) chỉ có thể thực
hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em" .
- Người đánh giá rất cao sức mạnh của một dân tộc vùng dậy chống đế quốc
thực dân. Người chủ trương phát huy nỗ lực chủ quan của dân tộc, tránh tư
tưởng bị động, trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài. Tháng 8-1945, khi thời
cơ cách mạng xuất hiện, Người kêu gọi: "Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy
đem sức ta mà tự giải phóng cho ta".
- Trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Người nói:"Kháng chiến trường
kỳ gian khổ đồng thời lại phải tự lực cánh sinh. Trông vào sức mình. . cố
nhiên sự giúp đỡ của các nước bạn là quan trọng, nhưng không được ỷ lại,
không được ngồi mong chờ người khác. Một dân tộc không tự lực cánh sinh
mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập"[].
- Trong phong trào cộng sản quốc tế đã từng tồn tại quan điểm xem thẳng lợi
của cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở
chính quốc. Quan điểm này vô hình trung đã làm giảm tính chủ động, sáng
tạo của các phong trào cách mạng ở thuộc địa.
- Theo Hồ Chí Minh. Giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách
mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua
lại lần nhau trong cuộc đấu tranh Chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.
Đó là mối quan hệ bình đẳng chứ không phải là quan hệ lệ thuộc, hoặc quan hệ chính - phụ.
- Nhận thức đúng vai trò, vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa và sức
mạnh dân tộc. Nguyễn Ái Quốc cho rằng cách mạng giải phóng dân tộc từ
thuộc địa có thể giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
- Đây là một luận điểm sáng tạo, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn: một cống
hiến rất quan trọng của Hồ Chí Minh vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác
– Lênin, đã được thắng lợi của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trên
toàn thế giới trong gần một thế kỷ qua chứng minh là hoàn toàn đúng đắn.
Câu 15 : Nêu nội dung, ý nghĩa luận điểm sau của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lợi
ích trăm năm thì phải trồng người +Trả lời : * Nội dung :
- Khẳng định vai trò của con người, vấn đề xây dựng con người mới.
- Xây dựng con người là nhiệm vụ lâu dài, không ngừng hoàn thiện
- Trách nhiệm xây dựng con người mới thuộc về Đảng, Nhà nước, gia đình, cá nhân mỗi người. * ý nghĩa luận điểm:
- Khẳng định đào tạo nguồn nhân lực là yêu cầu khách quan
- Giúp chúng ta hiểu đúng về vị trí, tầm quan trọng trong việc xây dựng con người trong sự nghiệp cách mạng. PHẦN 4 ĐIỂM
Câu 1 : Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về mục tiêu xây dựng chủ
nghĩa xã hội trên lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam. Hiện nay, Đảng và Nhà nước
Việt Nam vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng và
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như thế nào?
*Mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội trên lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam:Phải xây dựng
được nền kinh tế phát triển cao gắn bó mật thiết với mục tiêu về chính trị.
Khái quát mục tiêu về kinh tế của chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Hồ Chí
Minh xác đinh: Đây phải là nền kinh tế phát triển cao “ với công nghiệp và nông nghiệp hiện
đại, khoa học kĩ thuật tiên tiến”, là “một nền kinh tế thuần nhất, dựa trên chế độ sở hữu toàn
dân và sở hữu tập thể”.
Mục tiêu này phải gắn bó chặt chẽ với mục tiêu về chính trị vì “ Chế độ kinh tế và xã hội
của chúng ta nhằm thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, trên cơ sở kinh tế xã hội chủ
nghĩa ngày càng phát triển.”
*Trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa ,
Đảng và Nhà nước Việt Nam đã vận dụng tốt quan điểm của Hồ Chí Minh:
- Một là, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về dân chủ XHCN và xây dựng nền dân chủ XHCN phù hợp với điều kiện mới của đất
nước và tình hình thế giới.
- Hai là,Tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp. -Ba là,
Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của kinh tế tập thể,kinh tế hợp
tác xã; đẩy mạnh liên kết và hợp tác dựa trên quan hệ lợi ích, áp dụng phương thức quản lý tiên
tiến, phù hợp với cơ chế thị trường.
Câu2: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về nguyên tắc xây dựng chủ
nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ. Trong giai đoạn hiện nay, để xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội Đảng; Nhà nước và mỗi công dân Việt Nam cần làm gì? +Trả lời :
* Nguyên tắc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kì quá độ:
- Thứ nhất, mọi tư tưởng, hành động phải được thực hiện trên nền tảng chủ nghĩa Mác-
Lênin. Hồ Chí Minh quan niệm chủ nghĩa Mác- Lê nin là khoa học về cách mạng của
quần chúng bị áp bức và bóc lột; là khoa học về sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở tất cả
các nước; khoa học về xây dựng chủ nghĩa xã hội cộng sản nên theo Người, cuộc cách
mạng mà giai cấp công nhân thực hiện chỉ có thể đạt được thành tựu trên cơ sở trung
thành sắt đá với những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác- Lênin.
- Thứ hai, phải giữ vững độc lập dân tộc. Tự do cho đồng bào, độc lập cho Tổ Quốc là
mục đích của Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước.
- Thứ ba, phải đoàn kết, học tập kinh nghiệm của các nước anh em. Hồ Chí Minh quan
niệm “ sự đoàn kết lực lượng các nước xã hội chủ nghĩa và sự đoàn kết nhất trí giữa các
đảng cộng sản và công nhân tất cả các nước có ý nghĩa quan trọng bậc nhất”.
- Bốn là, xây đi đôi với chống. Theo Hồ Chí Minh muốn đạt được và giữ được thành quả
của cách mạng thì cùng với việc xây dựng các lĩnh vực của đời sống xã hội phải chống
lại mọi hình thức của các thế lực cản trở, phá hoại sự phát triển của cách mạng.
* Để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội Đảng; Nhà nước và mỗi công dân Việt Nam cần:
- Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội