Đề cương tự luận nhập môn môn Việt ngữ học | Đại Học Hà Nội
Đề cương tự luận nhập môn môn Việt ngữ học | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG TỰ LUẬN NHẬP MÔN I. NGỮ ÂM
- Khái niệm ÂT: Là đơn vị phát âm nhỏ nhất của lời nói được thể hiện bằng một
luồng hơi, trong đó hạt nhân là nguyên âm, bao quanh là phụ âm hoặc bán nguyên âm - CẤU T RÚC ÂM TIẾT: 1. ÂM ĐẦU
▪ Âm ở vị trí đầu tiên trong cấu trúc âm tiết, có chức năng mở đầu âm tiết
▪ Luôn luôn do phụ âm đảm nhiệm
/b/, /m/, /f/, /v/, /t/, /t’/, /d/, /n/, /z/, / /, /s/, /ş/, /c/, / ʐ /, / ʈ /, /l/, /k/, /χ/ ɲ , /ŋ/, / /, /h/, / ɣ / ʔ 2. ÂM ĐỆM
▪ Âm đứng sau âm đầu, trước âm chính, có chức năng tu chỉnh âm sắc của âm tiết.
▪ Làm âm tiết có tính tròn môi, làm trầm hóa âm tiết.
- Bán nguyên âm: /w/ hay /u / - Âm zêrô
- Miêu tả và phân loại: ghi = 2 con chữ ”u” và “o”
▪ Ghi bằng con chữ ‘u”
+ Đứng trước các nguyên âm hẹp và hơi hẹp /i/, /e/, / /, / ɤ /, /ie/ ɤ
VD: huy, huế, huơ, huân, huyền
+ Đứng sau phụ âm /k/ (con chữ “q”) VD: quê, quả, quán
▪ Ghi bằng con chữ ‘o”
+ Đứng trước nguyên âm rộng và hơi rộng /a/, /ă/, /e/. VD: hoa, hoe, hoác, họa hoằn. 3. ÂM CHÍNH
▪ Là hạt nhân của âm tiết, đứng sau âm đệm, trước âm cuối, mang âm sắc chủ yếu của âm tiết.
▪ Do nguyên âm (đơn/đôi) đảm nhiệm
▪ Luôn thể hiện bằng chữ viết
- Các tiêu chí khu biệt âm chính-Theo vị trí của lưỡi-Theo độ mở của miệng-Theo
hình dáng của môi-Trường độ 4. ÂM CUỐI
Âm cuối: Là những âm đứng cuối âm tiết, có chức năng kết thúc âm tiết của tiếng Việt.
-Loại âm đảm nhiệm: phụ âm hoặc bán nguyên âm.-9 âm cuối: 6 phụ âm, 2 bán nguyên âm, 1 âm zero II. TỪ V ỰNG NGỮ NGHĨA
1. Các phương thức cấu tạo từ chủ yếu
- Là cách thức mà ngôn ngữ tác động vào hình vị để tạo ra các từ.
3 phương thức cấu tạo từ cơ bản: Từ hóa hình vị Ghép hình vị Láy hình vị 1.1.
Phương thức từ hóa hình vị: Là cách thức tác động vào một hình vị, làm
cho nó có những đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa của từ, biến hình vị thành từ mà
không thêm bớt gì vào hình thức của nó. VD: hình vị ‘bàn’-> từ ‘bàn’ TẠO RA TỪ ĐƠN 1.2.
Phương thức ghép hình vị: Là cách thức tác động vào hai hoặc hơn hai
hình vị và kết hợp chúng với nhau để tạo ra một từ mới trên cơ sở về nghĩa. VD:
Hvi ‘bàn’+’ghế’= từ ‘bàn ghế’ TẠO RA TỪ GHÉP 1.3.
Phương thức láy hình vị: Là cách thức tác động vào một hình vị cơ sở tạo
ra một hình vị giống nó một phần hay toàn bộ về âm thanh, sau đó ghép với hình vị gốc.
VD: hvi ‘xanh’ + hvi ‘xanh’ = từ ‘xanh xanh’
Hvi ‘xanh’ + ‘xao’ = từ ‘xanh xao’ TẠO RA TỪ LÁY 2. CỤM TỪ CỐ ĐỊNH
- K/N: là đơn vị do một số từ hợp lại, tồn tại với tư cách là một đơn vị có sẵn như
từ, có thành tố cấu tạo và ý nghĩa cũng ổn định như từ.
- Phân loại: thành ngữ và ngữ cố định danh 2.1. Thành ngữ
- Là cụm từ cố định hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa, là loại ngữ cố định điển hình nhất.
- Nghĩa có tính hình tượng hoặc/và gợi cảm. - 2 loại:
Thành ngữ so sánh: ‘A như B’ hoặc ‘như B’: đắt như tôm tươi, như vịt nghe sấm…
Thành ngữ miêu tả ẩn dụ: nuôi ong tay áo, đàn gảy tai trâu… 2.2. Ngữ cố định
Ngữ cố định danh: Là những cụm từ cố định, định danh, gọi tên sự vật.
- Đặc điểm: là đơn vị trung gian giữa thành ngữ và từ ghép, ổn định về cấu trúc,ý
nghĩa hơn quán ngữ, nhưng tính thành ngữ kém (tính hình tượng)
Vd: anh hung rơm, kỉ luật sắt, mũi dọc dừa…
- Phân loại: ngữ định danh gọi tên BPCT con người ( mũi dọc dừa, mặt trái xoan,
mắt bồ câu) và ngữ định danh gọi tên 1 trạng thái, thuộc tính (đá tai mèo, con gái rượu, tấm long vàng..)
Quán ngữ: là những cụm từ được dùng lặp đi lặp lại trong các diễn ngôn thuộc
các phong cách khác nhau, chức năng là để đưa đẩy, rào đón, nhấn mạnh hoặc để liên kết…
- Phân loại: quán ngữ dùng để nối các câu (phong cách viết): nói tóm lại, như vậy
là…và quán ngữ dung để đưa đẩy rào đón (hội thoại): của đáng tội, trộm vía, thú thật là…
- Đặc điểm: là đơn vị trung gian giữa cụm từ tự do và cụm từ cố định, ít tính hình
tượng, là tổ hợp từ hình thành và sử dụng theo thói quen. III. NGỮ PHÁP
1. Phân biệt các từ loại.
2. Các kiểu cụm từ tự do.
- Cụm từ đẳng lập: Là cụm từ trong đó các từ thành phần kết hợp với nhau một
cách bình đẳng và độc lập xét về ý nghĩa và chức năng ngữ pháp.
Ví dụ: bàn, ghế; bàn và ghế; tôi hay cô ấy… Đặc điểm:
+ Các thành tố cùng từ loại, có vai trò ngang nhau
+ Các từ nối với nhau bằng dấu phẩy hoặc liên từ (và, hay)
+ Các thành tố đều đại diện được cho tổ hợp quan hệ với các yếu tố khác bên ngoài tổ hợp
+ Trật tự từ lỏng lẻo
- Cụm từ chính phụ: Là tổ hợp từ mà các các bộ phận cấu thành tổ hợp kết hợp với
nhau theo quan hệ chính phụ trong đó có 1 thành tố chính làm trung tâm, xung
quanh là các thành tố phụ bổ sung ý nghĩa cho thành tố chính.
Ví dụ: học giỏi xuất sắc; đã làm xong rồi; dày cuốn sách Đặc điểm:
+ Quan hệ giữa TT trung tâm và TTP có bản chất cú pháp của quan hệ C-P
+ Chỉ có TT chính mới quan hệ với các yếu tố khác bên ngoài tổ hợp, chức
năng cú pháp của nó đại diện cho chức năng cú pháp của cả cụm từ.
+ Số lượng, vị trí của các TT phụ có giới hạn
+ Trật tự các vị trí của các thành tố cố định
- Cụm chủ vị: Là những cụm từ có 2 thành tố có quan hệ hỗ trợ, ràng buộc lẫn
nhau. Một thành tố đóng vai trò làm chủ (nêu lên chủ đề của sự tường thuật), một
thành tố đóng vai trò làm vị (nêu lên một sự tường thuật).
Ví dụ: gió / -> thổi mạnh //-> làm đổ cây