-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương văn hoá nông thôn - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Đề cương văn hoá nông thôn - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (VH)
Trường: Đại học Văn hóa Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG VĂN HÓA NÔNG THÔN
Câu 1: Trình bày ý nghĩa của việc nghiên cứu nông thôn và
văn hóa nông thôn Việt Nam?
- Góp phần tìm hiểu tìm hiểu văn hóa dân tộc người Việt
- Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các thời đại
- Có cơ sở khoa học cho việc đề ra chính sách, giải pháp nhằm
quản lý xã hội nông thông và giúp các làng xã phát triển bền vững
- Quản lý văn hóa – xã hội, thực hiện các chính sách của nhà nước đối với làng xã
- Làm rõ vai trò, tác dụng, vị trí, tác dụng của văn hóa nông thôn
như là yếu tố cơ bản của nền văn hóa dân tộc
Câu 2: Trình bày khái niệm nông thôn, làng, xã, thôn? - Nông
thôn: là phần lãnh thổ của 1 nước hay một đơn vị hành
chính nằm ngoài lãnh thổ đô thị, có môi trường tự nhiên, hoàn
cảnh kinh tế xã hội, điều kiện sống khác biệt với thành thị và cư
dân chủ yếu làm nông nghiệp - Làng:
là cộng đồng tụ cư dân sự, còn xã là chính quyền hành
chính cơ sở. Do đó làng xã thường có 2 tên gọi:
+ Tên Hán Việt hay tên chữ được dùng trong hệ thống quản lý hành chính nhà nước.
+ Tên Nôm còn gọi là tên tục được phổ biến trong ngôn ngữ dân gian
+ Tên Nôm xuất hiện trước, nó gắn liền với thời điểm tụ cư hình
thành cộng đồng dân sự, còn tên Hán Việt trong ghi chép các
văn bản hành chính thường xuất hiện sau. - Xã:
là từ Hán Việt dùng để chỉ đơn vị hành chính cấp sơ sở của
nông thôn (tương đương với phường ở đô thị) - Thôn:
là từ Hán Việt dùng để chỉ các dạng sau đây:
+ Một làng khi làng đó được nhập với 1, 2 hay nhiều làng hơn để
thành 1 xã (nhất xã nhị thôn)
+ Thôn có khi chỉ là một xóm hoặc cụm xóm nhưng được viết trong văn bản hành chính + Thôn là một cụm giáp
Câu 3: Trình bày nguồn gốc các làng người Việt và các loại hình làng ở Việt Nam
Đơn vị làng xuất hiện từ rất sớm, từ thời Hùng Vương dựng nước,
lúc đó được gọi là “chạ”. Mỗi làng bao gồm một số gia đình sống
quây quần bên nhau trong một khu vực địa lý nhất định, sau trải
qua quá trình phát triển và biến đổi lâu dài.
Các loại làng ở Việt Nam:
- Theo thời gian hình thành:
+ Làng cổ: những làng được hình thành từ thời kì dựng nước (TK10)
+ Làng thời Lý – Trần: chế độ khẩn hoang của các vương hầu,
chế độ điền trang thái ấp
+ Làng thời Lê (Lê sơ): chủ yếu ở vùng ven biển do các cộng đồng dân cư khai hoang
+ Làng thời Lê – Trịnh: chủ yếu ở vùng Trung Bộ trở vào, găn với
công cuộc khẩn hoang của các chúa Nguyễn.
+ Làng thời Nguyễn: gắn với chế độ khai hoang của nhà nước do
các quan lại đứng ra tổ chức.
+ Làng đồn điền (cuối thế kỉ 19): chủ yếu ở vùng trung du, miền
núi – do người Pháp lập ra
- Theo cảnh quan – khu vực địa lý: + Làng trung du + Làng đồng bằng + Làng ven biển + Làng đảo - Theo cơ sở kinh tế: + Làng nông nghiệp + Làng nghề thủ công + Làng đi buôn + Làng khoa bảng
Câu 4: Trình bày đặc điểm của nông thôn và phân loại các loại nông thôn?
Đặc điểm của nông thôn:
- Nông thôn gắn chặt với một nghề lao động xã hội truyền thống,
đặc trưng nổi trội là hoạt động sản xuất nông nghiệp
- Những tụ điểm quan cư thường có quy mô nhỏ về mặt số lượng
- Ở nông thôn có môi trường tự nhiên ưu trội, con người gần gũi với tự nhiên
- Nông thôn có lối sống đặc thù của mình – lối sống nông thôn, lối
sống của các cộng đồng xã hội được hình thành chủ yếu trên cơ
sở của một hoạt động lao động nông nghiệp.
- Văn hóa nông thôn một loại hình văn hóa đặc thù mang đậm nét
dân gian, nét truyền thống dân tộc
Phân loại các loại nông thôn:
- Căn cứ vào vùng địa lý tự nhiên: nông thôn miền núi, thông thôn
đồng bằng, nông thôn miền biển
- Căn cứ vào lịch đại: nông thôn cổ đại, nông thôn thời trung cổ,
nông thôn cận, hiện đại
- Căn cứ vào tính chất truyền tại giữa các thể hệ: nông thôn
truyền thống và nông thôn hiện đại,…
Câu 5: Trình bày lịch sử hình thành của văn hóa nông thôn?
- Văn hóa nông thôn là những giá trị vật chất tinh thần do chính
người dân nông thôn sáng tạo trong quá trình sản xuất và lao động
- Làng Việt ở Bắc Bộ được hình thành từ rất sớm, gắn với công
cuộc mở nước, dựng nước từ thuở các vua Hùng và đi liền với giữ
nước và mở cõi, tức là từ đồng bằng Bắc Bộ lấn dần về phía Nam.
- Mô hình làng Việt cùng được dịch chuyển vào phía Nam, tiếp thu
thêm các yếu tố làng của Chăm và Khơ Me, cho nên giữ làm Bắc
Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ có những khác biệt rất rõ nét khác với
làng vủa người Việt ở vùng đồng bằng sông Hồng
Câu 6: Trình bày các thành tố văn hóa vật thể và phi vật thể ở nông thôn
Về thành tố văn hóa vật thể: - Làng:
Là công trình kiến trúc công cộng của làng xã, dùng làm
nơi diễn ra các sinh hoạt chính trị- tinh thần, văn hóa- xã hội của
nhân dân ở nông thông làng xã dưới thời phong kiến. Có chức
năng là Trung tâm hành chính, Trung tâm tôn giáo – tín ngưỡng,
Trung tâm ẩm thực, Trung tâm văn hóa – xã hội. ngôi đình làng
được dùng làm nơi thờ cúng Thành Hoàng của làng, vị thần bản
mệnh, bảo trợ của lãng xã. - Chùa:
Là công trình kiến trúc công cộng dùng làm nơi công cộng
dùng làm nơi thờ phật và 1 số tín ngưỡng dân gian bản địa. Bên
cạnh thờ phật, trong chùa còn thờ các tín ngưỡng dân gian bản
địa khác: tín ngưỡng thờ mẫu, thờ thần, thờ vong, thờ hậu, tín
ngưỡng thờ động thực vật. Chùa làng là nơi tụ họp sinh hoạt của
những người phụ nữ lớn tuổi (các vãi) “Trẻ vui nhà, già vui chùa
– Đất vua, chùa làng, phong cảnh bụt” - Đền,
miếu, nghè, am, quán: Đều là những thiết chế truyền
thống, có định nghĩa giống nhau. Đền và miếu là nơi thánh ở - Văn
chỉ, văn từ: Mỗi làng có một Văn từ hoặc Văn chỉ... để thờ
riêng những bậc khoa hoạn trong làng. Có làng hiếm văn học,
chưa có người hiển đạt thì thờ đức Khổng Tử để làm chủ trương cho việc học trong làng. - Nhà
thờ, từ đường các dòng họ, các danh nhân: Nhà thờ từ
đường hay còn có cái tên gọi khác là nhà thờ họ. Đây chính là
một công trình chuyên dụng dành cho việc thờ cúng tổ tiên của
một dòng họ hay chi họ tính theo phụ hệ. Căn nhà chính là một
nét đẹp văn hóa phổ biến của người dân Bắc Bộ và Trung Bộ.
Ngoài việc thờ phụng tổ tiên, thì đây còn là nơi lưu trữ gia phả
gốc, là nơi con cháu trong dòng họ tụ họp mỗi khi có dịp. - Cổng
làng : Là ranh giới ước lệ, thể hiện quyền uy của làng và để
phân cách làng này với làng khác
Về thành tố văn hóa phi vật thể: - Hội
làng: Lễ hội là tổ hợp các yếu tố và hoạt động văn hóa đặc
trưng của cộng đồng, xoay quanh một trục ý nghĩa nào đó, nhằm
tôn vinh và quảng bá cho những giá trị nhất định. Lễ hội cổ
truyền còn được gọi là lễ hội dân gian cổ truyền, được sử dụng ở
đây bao gồm những hễ hội đã được hình thành từ quá khứ,
truyền lại trong các cộng đồng nông nghiệp với tư cách một phong tục
- Phong tục tập quán:
+ Phong tục mang tính bắt buộc, ổn đỉnh hơn. Có phạm vi rộng
lớn. có tính vảo lưu, bảo thủ cao hơn so với tập quán nhưng
phong tục cũng dễ thay đỏi khi không còn phù hợp. Phong tục
liên quan đến đời sống tinh thần.
+ Tập quán linh hoạt hơn. Có sự điều chỉnh với từng địa phương.
Để thay đổi khi điều kiện sống thay đổi, dưới tác động của môi
trường tự nhiên, của chính sách. Tập quán liên quan đến đời
sống vật chất nhiều hơn - Tín
ngưỡng đa thần: Tín ngưỡng phổ biến nhất trong văn hóa
làng xã là thờ Đất và Nước. Bên cạnh thần Đất và thần Nước là
thần các hiện tượng tự nhiên liên quan đến nông nghiệp như
mây, mưa, sấm, chớp và các vị thần người. Các vị thần trên
thường được phân loại là thiên thần và nhiên thần. Tín ngưỡng
phổ biến nhất trong gia đình và dòng họ là tục thờ cúng tổ tiên ở
từ đường. Tín ngưỡng cao nhất trong một làng là thờ thành
hoàng làng trong đình làng.
Câu 7: Phân tích các đặc trưng cơ bản của văn hóa nông thôn - Tính
cộng đồng: Đoàn kết tương trợ nhau trong khó khăn “lá
lành đùm lá rách”. Hòa đồng tập thể, sống dân chủ bình đẳng.
Tuy nhiên, thủ tiêu vai trò có nhân, cản trở sự nhận thức của mỗi
người là một cá nhân. Mà yếu tố cá nhân tiêu biểu, xuất sắc cần
thiết cho sự phát triển xã hội càng ý thức rõ về cá nhân mình thì
con người càng dễ phát triển và thúc đẩy cả xã hội phát triển.
Dựa dẫm, ỷ lại. Biểu tượng truyền thống: cây đa, giếng nước, sân đình - Tính
tự trị: Hình thành từ quan hệ huyết thống: tôn ti chặt chẽ,
có trưởng họ (quyền quyết định mọi việc trong họ). Hình thành
từ quan hệ nghề nghiệp: có tổ nghề, có bí quyết nghề (tự lập,
cần cù). Tính tự trị: mỗi làng đề có hương ước, có lệ làng, các
làng tồn tại biệt laakp, ít quan hệ với bên ngoài. Biểu tượng
truyền thông: cổng làng, lũy tre. - Tính
đa dạng (hỗn dung): thể hiện ở vùng văn hóa , ở các cộng
đồng các dân tộc, ở văn hóa làng xã, văn hóa của lễ hội và các tín ngưỡng dân gian. - Tính
lưỡng phân (vừa đóng vừa mở): thể hiện trong sự giao lưu
hợp tác giữa các làng với nhau
- Tính cá nhân trong vỏ bọc cộng đồng
Câu 8: Phân tích cơ sở kinh tế của nông thôn:
Về nông nghiệp:
- Là cơ sở kinh tế chủ đạo, cũng là gốc rễ cơ bản nhất của cư dân Việt Nam
- Nền nông nghiệp lúa nước nổi trội, thực hiện trong điều kiện khí
hậu nhiệt đới gió mùa, phụ thuộc nặng nề vào thiên nhiên
- Trồng trọt là chủ đạo, chăn nuôi là nghề phụ
- Dựa vào kinh nghiệp và gia truyền, lao động cơ bắp, cùng với
thời tiết dẫn đến năng suất thấp, bấp bênh
- Việc mở rộng diện tích canh tác là điều kiện rất quan trọng của
kinh tế tiểu nông để tái sản xuất mở rộng
Về thủ công nghiệp:
- Là một bộ phận không tách rời của nông nghiệp
- Cư dân vừa là nông dân vừa là thợ thủ công nên trình độ kỹ
thuật không chuyên nghiệp
- Số làng nghề rất ít và mang những đặc điểm của nông nghiệp
- Là những nghề tiểu thủ công nghiệp được hình thành, tồn tại và
phát triển lâu đời trong lịch sử
- Có các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề
- Sản phẩm làm ra vừa có tính hàng hóa, vừa có tính nghệ thuật
mang đậm bản sắc dân tộc.
Về thương nghiệp:
- Nội thương là chủ yếu, thông quan hệ thống chợ làng và luồng
buôn bán tiểu thương, do những người phụ nữ tranh thủ lúc nông
dân đi buôn bán quan các chợ để có thêm thu nhập cho gia đình
- Mạng lưới nông thôn là sản phẩm của quá trình mở rộng kinh tế
hàng hóa nhỏ tồn tại hàng nghìn năm ở nước ta.
- Chợ làng là nơi người tiểu nông bán những sản phẩm chưa dùng
đến, là nơi họ mua những sản phẩm thiếu. Hình thức trao đổi ở
chợ, xét cho cùng cũng là vật đổi vật, bán vật này để mua vật
kia, vai trò của tiền tệ không lớn.
Câu 9: Phân tích nội dung khái niệm Làng văn hóa và Văn
hóa làng và các tiêu chí văn hóa của làng văn hóa?
- Làng văn hóa là một khái niệm dùng để xác định văn hóa của
một làng dựa trên những tiêu chí, đánh giá hay những chuẩn
mực nào đó được nhà nước quy định
- Văn hóa làng là tập hợp những giá trị truyền thống chuẩn mực,
đạo đức, tinh thần, lối sống sinh hoạt, tín ngưỡng, phong tục,…
được cư dân làng sáng tạo ra trong quá trình lao động và luôn
được phát triển, bảo tồn, và phát huy qua các thế hệ.
- Các tiêu chí văn hóa của văn hóa làng:
+ Đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú
+ Chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước
Câu 10: Trình bày các yếu tố tác động đến sự biến đổi văn hóa nông thôn:
- Yếu tố kinh tế: + Cơ cấu kinh tế + Vốn + Thị trường
+ Đổi mới doanh nghiệp và phát triển các thành phần kinh tế nông thôn
+ Cơ sở hạ tầng xã hội
+ Nguồn nhân lực (con người)
- Yếu tố tư tưởng – chính trị: Xây dựng và phát triển các tổ
chức chính trị ở nông thôn như: tổ chức Đảng, chính quyền và
các đoàn thể quần chúng (tổ chức quan phương)
+ Tổ chức Đảng: Chi bộ Đảng các thôn, làng triển khai, tổ chức
thực hiện các nghị quyết
+ Các tổ chức quần chúng: Chi đoàn thanh niên, Chi hội phụ nữ,
Chi hội nông dân, Chi hội cựu chiến binh
- Yếu tố văn hóa – xã hội: Những tác động của CNH – ĐTH đối
với văn hóa – xã hội ở nông thôn:
+ Chuyển đổi mục đích sử dụng đất
+ Chuyển đổi kết cấu kinh tế, gắn với chuyển đổi nghề nghiệp, lao động
+ Chuyển đổi kết cấu hạ tầng
+ Chuyển đổi về quan hệ xã hội trong cộng đồng dân cư
+ Chuyền đổi về lối sống
Câu 11: Trình bày những biến đổi văn hóa nông thôn hiện nay và xu thế của nó.
Về biến đổi các giá trị văn hóa:
- Lòng yêu quê hương đất nước vốn từ lâu không còn bó hẹp trong
lũy tre làng thì nay đã và sẽ mở rộng hơn. Nội hàm của lòng yêu
nước, bên cạnh cách hiểu
- Tinh thần lao động cần cù sẽ gắn kết ngày càng sâu sắc hơn với
sự sáng tạo trong sản xuất và đời sống. Người nông dân trong
những năm tới chắc chắn sẽ khôn ngoan
- Bên cạnh đó những giá trị về tuổi thọ (sống lâu), sống có chất
lương (ăn ngon hơn, mặc đẹp hơn, thỏa mãn ngày càng nhiều
hơn nhu cầu vui chơi, giải trí lành mạnh,…), về tình yêu và hạnh
phúc gia đình cũng sẽ được người nông dân hướng tới nhiều hơn.
Về biến đổi nhu cầu văn hóa:
- Nhu cầu một ngôi nhà kiên cố, hiện đại và đẹp
- Nhu cầu cho con cái được học hành đến nơi đến chốn, càng cao càng tốt
- Nhu cầu được bảo vệ chăm sóc sức khỏe, được sống trong môi
trường không có cái ác, không có tệ nạn xã hội, không bị ô
nhiêm đã và đang được mọi người quan tâm
- Nhu cầu về vui chơi giải trí lành mạnh, giao lưu văn hóa, phát triển cá nhân
Về biến đổi cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động văn hóa:
- Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn,
trước hết là hệ thông thủy lợi, đường giao thông nông thôn, hệ thống điện, nước,…
- Các thiết chế văn hóa đã và sẽ được mở rộng, phát triển về số
lượng, đầu tư tốt hơn
Về biến đổi cơ cấu tổ chức và hoạt động văn hóa:
- Về bộ máy tổ chức hoạt động văn hóa ở nông thôn, cán bộ chủ
chốt của các ban văn hóa sẽ được chuẩn hóa về chuyên môn nghiệp
- Về hoạt động văn hóa lễ hội (bao gồm cả lễ hội dân gian truyền
thống và lễ hội hiện đại) sẽ vẫn là sinh hoạt văn hóa có sức
mạnh tập hợp đông đảo nhất
- Xu hướng liên kết giữa các lực lượng trong hoạt động văn hóa sẽ
là xu hướng chủ đạo, giữa tổ chức, cá nhân, giữa các địa phương.
Về biến đổi lối sống và phong tục tập quán:
- Làm giàu đã trở thành mục tiêu và động lực để người nông dân
vượt khỏi tâm lý cố hữu, tự ti. Tâm lý ỷ lại trông chờ, buông xuôi
cho số phận đang dần dần thay thể bởi sự năng động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh
- Bên cạnh biến đôi tích cực là biến đổi tiêu cực, đố kị, “con gà
chét nhau tiếng gáy” có nguy cơ trỗi dậy, việc ma chay cưới xin
bớt đi các thủ tục rườm rà, nhưng ăn uống linh đình hơn. Một bộ
phận không nhỏ cư dân ở nông thôn thiếu ý thức và không có
thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường sinh thái, ở nhà to, nhưng
vệ sinh môi trường lại rất kém.
Về mở rộng giao lưu, hợp tác văn hóa nông thôn với đô thị:
- Giao lưu và hợp tác văn hóa nông thôn với đô thị sẽ được đẩy
mạnh và trở thành một trong những giải pháp có tính đột phá để
phát triển văn hóa nông thôn nói riêng, kinh tế xã hội nông thông nói chung
- Trên thực tế, quá trinh CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Việt
Nam cũng là quá trình đô thị hóa, nâng cao dân trí cho cư dân ở nông thôn
Về xu hướng biến đổi:
- Biến đổi tích cực:
+ Trước hết thay đổi kết cấu vật chất làng xóm, nhà cửa, cảnh quan, môi trường
+ Biến đổi các di tích thờ cúng và cung cách quản lý các di tích
+ Xây dựng hệ thống các thiết chế văn hóa mới ở nông thôn như câu lạc bộ
+ Đời sống văn hóa vật chất của người dân thay đổi
+ Biến đổi trong quan hệ xã hội như quan hệ làng xã, dòng họ,
về văn hóa ẩm thực, cưới xin, phong tục tang lễ
- Biến đổi tiêu cực:
+ Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nông thôn đã tác động
làm biến đổi cấu trúc các làng truyền thống
+ Nhiều làng quê bị thu hồi đất nông nghiệp, không còn cơ sở
để duy trì hoạt động văn hóa làng xã, rất khó huy động lực
lượng trong việc tổ chức các hoạt động
+ Tổ chức lễ hội đã tạo điều kiện cho các dòng họ trong làng thể
hiện vai trò, vị trí và ảnh hưởng của mình, song cũng gây nên
sự mất đoàn kết ngầm giữa các dòng họ với nhau, thậm chí
giữ những người trong cùng một họ bới mức đóng góp của
từng gia đình, dòng họ vào di tích lễ hội
+ Lễ hội trở nên mất dần bản sắc riêng
Câu 12: Phân tích vai trò của gia đình và họ tộc trong xã hội
nông thôn Việt Nam truyền thống? Về gia đình: - Khái
niệm: Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do
hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng, có ràng buộc pháp lý - Vai trò:
+ Là đơn vị tổ chức sản xuất
+ Duy trì nòi giống, tài sức lao động sản xuất
+ Là đơn vị giáo dục, trao truyền truyền thống văn hóa qua các thế hệ + Thờ cúng tổ tiên
Về họ tộc (dòng họ): - Khái
niệm: Dòng họ là toàn thể những người cùng huyết thống
với nhau, ngoài họ nội mỗi người còn có và duy trì quan hệ nhất
định với họ ngoại. Nói cách khác họ hàng không chỉ bao gồm
những người cùng huyết thống mà cả những người có quan hệ
thân tộc với nhau thông quan hôn nhân. - Vai trò:
+ Gắn kết các gia đình lại với nhau vì yêu cầu cạnh tranh sinh
tồn, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, củng cố địa vị của dòng
họ trong quá trình lập làng
+ Giữa các dòng họ lại liên kết qua một thiết chế khác nhằm
duy trì sự ổn định cùng nhau quần cư phát triển, bảo vệ làng
+ Đơn vị giáo dục, trao quyền truyền thống văn hóa dòng họ tổ
tiên, văn hóa dân tộc qua các thế hệ
+ Thờ cúng tổ tiên, dòng họ
+ Để lại những chứng tích lịch sử thành lập làng, chức tích văn
hóa dân tộc trong gia phả góp phần trong các công tác nghiên cứu
+ Chứng tích văn hóa làng: nhà thờ họ, từ đường,…
Câu 13: Phân tích vai trò của giáp trong xã hội nông thôn Việt Nam truyền thống?
Giáp là tổ chức năng động nhấy, là một mắt xích quan trọng nhất
trong cơ cấu làng xã Việt Nam. Giáp được phân theo độ tuổi và chỉ là nam giới Có 3 giáp:
- Giáp ti ấu: mới sinh cho đến 16-18t: tiếp thu sự giáo dưỡng của
gia đình, dòng họ, làng xã
- Giáp đinh tráng: 16-18t đến 55-60: tổ chức các hoạt động trị an
làng xã, một bộ phận tinh anh được tham gia bàn bạc các sự
kiện quan trọng của làng
- Giáp lão: >60t: quyết định mở hội, quyết định việc mua quán
ngôi thứ trong làng, quyết điịnh đấu thầu ruộng đất công,…