Đề cương về cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Đề cương về cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (PHIL177)
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đề cương csvh 1.1.Văn hóa là j? Theo UNESCO :
Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và
trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ
thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc. Theo Hồ Chí Minh:
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và
phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học,
nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức
sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.
=> Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác
giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.
*Các đặc trưng của văn hóa:
Tính hệ thống: phát hiện những mối liên hệ mật thiết giữa các hiện
tượng, sự kiện thuộc một nền văn hóa, phát hiện các đặc trưng, những quy luật
hình thành và phát triển của nó.
Tính giá trị: văn hóa theo nghĩa đen “trở thành đẹp, thành có giá trị”,
phân biệt giá trị với phi giá trị (vd: thiên tai, mafia). Là thước đo mức độ nhân bản
của xã hội và con người. Phân loại:
Theo mục đích: Giá trị vật chất (phục vụ nhu cầu vật chất)
Giá trị tinh thần (vụ nhu cầu tinh thần)
Theo ý nghĩa: Giá trị sử dụng. Giá trị đạo đức. Giá trị thẩm mĩ. Theo : Giá trị vĩnh cửu. thời gian Giá trị nhất thời.
Tính nhân sinh: cho phép phân biệt văn hóa như một hiện tượng xã hội
(do cng sáng tạo, nhân tạo) với cái giá trị tự nhiên (thiên tạo). Văn hóa là cái tự
nhiên được biến đổi bởi con người. Sự tác động của con người vào tự nhiên có thể
mang tính vật chất (luyện quặng, đẽo gỗ…) hoặc tinh thần (đặt tên, truyền thuyết
cho các cảnh quan thiên nhiên…)
Văn hóa học ≠ Đất nước học. Đất nước học có nhiệm vụ giới thiệu thiên
nhiên – đất nước – con người. Đối tượng: bao gồm cả các giá trị tự nhiên và không
nhất thiết chỉ bao gồm các giá trị => rộng hơn văn hóa học. Mặt khác, đất nước học
chủ yếu quan tâm đến các vấn đề đương đại => hẹp hơn văn hóa học.
Tính lịch sử: cho phép phân biệt văn hóa như sản phẩm của một quá
trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ với văn minh như sản phẩm cuối cùng, chỉ
ra trình độ phát triển của từng giai đoạn. Tính lịch sử tạo cho văn hóa một bề dày,
một chiều sâu, buộc văn hóa thường xuyên tự điều chỉnh, tiến hành phân loại và
phân bố lại các giá trị. Tính lịch sử được duy trì bằng truyền thống văn hóa ( những
giá trị tương đối ổn định – những kinh nghiệm tập thể, được tích lũy và tái tạo
trong cộng đồng người qua không gian và thời gian, được đúc kết thành những
khuôn mẫu xã hội và cố định hóa dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghĩ
lễ, luật pháp, dư luận…
*Chức năng của văn hóa:
Tính hệ thống => văn hóa, với tư cách là một thực thể bao trùm mọi hoạt
động của xã hội, thực hiện chức năng tổ chức xh: làm tăng độ ổn định của xh;
cung cấp cho xã hội mọi phương tiện cần thiết để ứng phó với môi trg tự nhiên và
xh của mình; nền tảng của xh => người VN dùng từ chỉ loại “nền” để xác định khái
niệm văn hóa : nền văn hóa.
Tính giá trị => chức năng điều chỉnh xã hội: giúp xh duy trì dc trạng
thái cân bằng động, không ngừng tự hoàn thiện và thích ứng với những biến đổi
của môi trường, giúp định hướng các chuẩn mực, làm động lực cho sự ptrien của xh.
Tính nhân sinh => chức năng giao tiếp: văn hóa trở thành sợi dây nối
liền cng vs cng, có tác dụng liên kết lại với nhau. Ngôn ngữ là hình thức của giao
tiếp thì văn hóa là ND của nó.
Truyền thống văn hóa tồn tại nhờ gd => chức năng gd: bằng những gtri
đã ổn định (truyền thống) và những giá trị đang hình thành => tạo thành một hệ
thống chuẩn mực mà con người hướng tới => văn hóa đóng vai trò quyết định
trong việc hình thành nhân cách ( trồng ng).
Từ chức năng giáo dục, văn hóa có chức năng phái sinh là đảm bảo
tính kế tục của lịch sử. Nó là một thứ gen xh di truyền phẩm chất cng lại cho các thế hệ sau.
1.2.Những biểu hiện của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt ở VN?
Khái niệm loại hình văn hoá được hình thành trên cơ sở về sự khác biệt của
các yếu tố: môi trường tự nhiên, phương thức sản xuất kinh tế, lối cư trú. Từ ba yếu
tố cơ bản này, giới nghiên cứu quy văn hoá nhân loại vào hai loại hình: văn hoá
gốc nông nghiệp và văn hoá gốc du mục (tương ứng là các nền văn hoá phương Đông và phương Tây)
1.Điều kiện tự nhiên:
Văn hóa Việt Nam thuộc loại hình gốc nông nghiệp trồng trọt điển hình
do ở góc tận cùng phía Đông Nam.
Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều thích hợp với sự phát
triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa nước.
Đất đai: phù sa màu mỡ, thường xuyên được bồi đắp sau mưa.
Sông ngòi: hệ thống sông ngòi dày đặc cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho nông nghiệp.
2.Tổ chức đời sống:
Người Việt thích cuộc sống định cư ổn định, không thích sự di chuyển,
đổi thay, gắn bó với quê hương, xứ sở (An cư lạc nghiệp), nghề trồng trọt buộc
người dân phải sống định cư để chờ cây cối lớn lên, Bảo thủ, tự trị, hướng nội:
(Ta về ta tắm ao ta…). => Trọng tĩnh.
3.Ứng xử với tự nhiên:
Cư dân nông nghiệp Việt Nam tôn trọng, hòa hợp với thiên nhiên, sùng
bái tự nhiên: Do sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên , ở cố định một chỗ với cái
nhà, cái cây của mình nên dân nông nghiệp có ý thức tôn trọng và ước vọng sống
hòa hợp với thiên nhiên. Cầu mong mưa thuận gió hòa để có cuộc sống no đủ ( mở
miệng là nói: lạy Trời, ơn Trời…) Có nhiều tín ngưỡng, lễ hội sùng bái tự nhiên.
4. Ứng xử xã hội:
Cuộc sống định cư tạo cho người Việt tính gắn kết cộng đồng cao xem
nhẹ vai trò cá nhân: Một cây làm chẳng nên non…; Xấu đều hơn tốt lỏi; Thà chết
một đống còn hơn sống một người…Sống theo tình cảm, con người còn phải biết
tôn trọng và cư xử bình đẳng, dân chủ với nhau. Đó là nền dân chủ làng mạc, nó có
trước nền quân chủ phong kiến phương Đông và nền dân chủ tư sản phương Tây.
Lối sống trọng tình và cách cư xử dân chủ dẫn đến tâm lí coi trọng cộng đồng, tập
thể. Người nông nghiệp làm gì cũng phải tính đến tập thể, luôn có tập thể đứng sau.
Lối sống trọng tình nghĩa, ứng xử hiếu hòa, nhân ái, không thích
dùng sức mạnh, bạo lực: Con người nông nghiệp ưa sống theo nguyên tắc trọng
tình. Hàng xóm sống cố định lâu dài với nhau phải tạo ra một cuộc sống hòa thuận
trên cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu: Dĩ hòa vi quí; Một sự nhịn chín sự lành; Lời nói
chẳng mất tiền mua…; Yêu nhau chín bỏ làm mười…
Trong truyền thống Việt Nam, tinh thần coi trọng ngôi nhà, coi trọng
cái bếp, coi trọng người phụ nữ là hoàn toàn nhất quán và rõ nét: phụ nữ quản
lí kinh tế, tài chính – người nắm tay hòm chìa quá => Nhất vợ nhì trời; Lệnh ông
không bằng cồng bà; Ruộng sâu trâu nái, không bằng con gái đầu lòng. Trong việc
giáo dục con cái: phúc đức tại mẫu, con dại cái mang. Trong tiếng Việt, từ “cái”
với nghĩa là mẹ đã mang thêm nghĩa “chính, quan trọng”: sông cái, đường cái,...
Tư tưởng coi thường phụ nữ là do Trung Hoa truyền vào ( Nhất nam viết hữu, thập
nữ viết vô,...). Cho đến hiện nay, các dân tộc ít chịu ảnh hưởng của Trung Hoa như
Chàm hoặc hoàn toàn không chịu ảnh hưởng như nhiều dân tộc Tây Nguyên, vai
trò của người phụ nữ vẫn rất lớn: phụ nữ chủ động trong hôn nhân, chồng về ở
đằng nhà vợ, con cái đặt tên theo họ mẹ… Cũng không phải ngẫu nhiên mà cho
đến nay, người Khmer vẫn gọi người đứng đầu phum, sóc của họ là mê phum, mê
sóc (mê=mẹ), bất kể đó là đàn ông hay đàn bà.
4. Lối nhận thức, tư duy: tổng hợp - biện chứng.
Tư duy tổng hợp – biện chứng ứng xử mềm dẻo, linh hoạt, : Luôn đắn
đo cân nhắc cộng với nguyên tắc trọng tình: Một bồ cái lý không bằng một tí cái
tình. Tùy cơ ứng biến; Liệu cơm gắp mắm; Nhập gia tùy tục; Ở bầu thì tròn, ở ống
thì dài; Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy.
Mặt trái: thói tùy tiện, thiếu tôn trọng pháp luật, dẫn đến tệ nạn đi cửa
sau trong giải quyết công việc; nhất quen, nhì thân, tam thần, tứ thế,
làm cho tính tổ chức của người nông nghiệp kém hơn so với các nền văn hóa gốc du mục.
Lối tư duy tổng hợp và phong cách linh hoạt còn quy định thái độ dung
hợp trong tiếp nhận: Không có chiến tranh tôn giáo, mọi tôn giáo thế giới đề được
tiếp nhận. Đối phó với các cuộc chiến tranh xâm lược, người Việt Nam luôn hết
sức mềm dẻo, hiếu hòa => mỗi khi thế thắng đã thuộc về ta một cách rõ ràng =>
chủ động cầu hòa, “trải chiếu hoa cho giặc về”, mở đường cho chúng rút lui trong danh dự.
Tư duy nông nghiệp nặng về kinh nghiệm, cảm tính: Hệ thống tri thức
thu được bằng con đường tích lũy kinh nghiệm, chủ quan, cảm tính “Trăm hay
không bằng tay quen”. Người Việt tích lũy được một kho kinh nghiệm hết sức
phong phú về các loại quan hệ trong tự nhiên: Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa;
Ráng mỡ gà, ai có nhà phải chống; Được mùa lúa thì úa mùa cau, được mùa cau thì đau mùa lúa…
Sống lâu nên lão làng, có những ứng xử tùy tiện, chủ quan như: Trông
mặt mà bắt hình dong; Yêu nên tốt, ghét nên xấu; Yêu nhau cau sáu bổ ba, ghét
nhau cau sáu bổ ra làm mười; Thương nhau thương cả lối đi, ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng…
Những đặc điểm nổi bật trên đây của văn hóa truyền thống Việt Nam
được thể hiện rõ nét trong tất cả các lĩnh vực: Văn hóa vật chất – Văn hóa tinh
thần – Văn hóa tổ chức xã hội.
1.3. Văn hóa châu thổ Bắc Bộ thời Bắc thuộc: Hán hóa, chống Hán hóa.
Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực còn lại được hình thành qua
hai giai đoạn: giai đoạn chống văn hóa Bắc thuộc và giai đoạn văn hóa Đại Việt.
Đặc trưng chung của lớp văn hóa này là sự song song tồn tại của hai xu hướng trái
ngược nhau: Một bên là xu hướng Hán hóa về mặt văn hóa và bên kia là xu hướng
chống Hán hóa và Việt Nam hóa các ảnh hưởng Trung Hoa.
Giai đoạn văn hóa thời chống Bắc thuộc khởi đầu từ trước công nguyên và
kéo dài đến khi Ngô Quyền giành lại được đất nước. Những đặc điểm chủ yếu của giai đoạn này là:
Ý thức đối kháng bất khuất và thường trực trước nguy cơ xâm lăng từ phía
phong kiến phương Bắc. Sự ra đời của quốc hiệu “Nam Việt” từ trước Công
Nguyên, trong đó yếu tố chỉ phương hướng “nam” lần đầu tiên xuất hiện (và sẽ tồn
tại trong hầu hết các quốc hiệu về sau) đánh dấu một bước ngoăc trong nhận thức
của dân tộc về hiểm họa xâm lặng thường trực từ phía phong kiến phương Bắc mà
từ đời Tần – Hán trở đi đã trở thành một đế quốc hùng mạnh bậc nhất khu vực.
Biểu hiện qua: KN Hai Bà Trưng (40 – 43), Triệu Thị Trinh (246), Lí Bí với
nước Vạn Xuân (544 – 548), Triệu Quang Phục (548 – 571), Mai Thúc Loan (722),
Phùng Hưng (791), cha con họ Khúc (906 – 923), Dương Diên Nghệ (931 – 937)
và đạt đến đỉnh cao ở cuộc khởi nghĩa thắng lợi của Ngô Quyền (938).
Đăc điểm thứ hai của giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc là sự suy tàn của nền
văn minh Văn Lang – Âu Lạc, sự suy tàn này bắt nguồn từ: sự suy thoái tự nhiên
có tính quy luật của một nền văn hóa sau khi đạt đến đỉnh cao; sự tàn phá cố tình
của kẻ xâm lược phương Bắc với âm mưu đồng hóa thâm độc.
Sứ giả Tư Mã Thiên chép rằng từ đời Tần, Trung Hoa “đã chiếm cả thiên hạ,
cướp lấy đất Dương Việt, đưa những người bị đày đến ở lẫn với người Việt”. Thời
Hán, Mã Viện đưa dân Trung Quốc sang ở lẫn để đồng hóa với người Việt, sử cũ
gọi họ là dân Mã lưu (do Mã Viện lưu lại). Năm 231, Tiết Tông dâng sớ lên vua
Ngô Hoàng Võ kể rằng “vua Há Võ Đế giết Lữ Gia (thừa tướng Nam Việt – TNT),
chia nước Việt thành 9 quận, đặt ra quan thứ sử quận Giao Chỉ. Từ đó những tội
nhân Trung Quốc chạy sang, ở lẫn với dân, dạy học sử sách ( Trung Hoa – TNT) và
phổ cập phong tục lễ hóa của Trung Quốc. 2.1.Văn minh là j?
Văn minh có nghĩa là “trình độ phát triển”, là lát cắt đồng đại, cho biết trình
độ phát triển của văn hóa ở từng giai đoạn. Nói đến văn minh, người ta còn nghĩ
đến các tiện nghi. Văn minh chủ yếu thiên về các giá trị vật chất, mang tính quốc
tế, đặc trưng cho một khu vực rộng lớn hoặc cả nhân loại, bởi lẽ cái vật chật thì dễ phổ biến, lây lan.
2.2.Văn minh đại Việt ( thời gian, thành tựu, ý nghĩa trong văn hóa VN) Thời gian:
Văn minh Đại Việt là nền văn minh rực rỡ, tồn tại và phát triển chủ yếu trong
thời độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt, kéo dài gần 1000 năm (từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX). Cơ sở hình thành:
Kế thừa nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc (những di sản và truyền thống có từ
thời Văn Lang- Âu Lạc tiếp tục được bảo lưu và phát triển).
Dựa trên nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt.
Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh bên ngoài như văn minh
Trung Quốc, văn minh Ấn Độ góp phần làm phong phú nền văn minh Đại Việt.
Cương vực lãnh thổ từng bước được mở rộng, kéo dài từ Nam Quan đến Cà
Mau, mở rộng từ đất liền ra biển đảo. Nền độc lập dân tộc được bảo vệ vững chắc
qua nhiều cuộc kháng chiến oanh liệt chống ngoại xâm.
Ý thức dân tộc ngày càng mạnh mẽ tạo điều kiện cho sự tiếp biến nhiều giá trị
từ văn minh Trung Quốc, văn minh Ấn Độ để làm giàu văn minh Đại Việt. Thành tựu: 1. Về kinh tế:
Ý nghĩa của lễ Tịch điền:
Là lễ nhà vua đích thân cày ruộng nhằm khuyến khích dân chúng chăm lo
việc cày cấy, phát triển nông nghiệp, thể hiện sự quan tâm của các vị vua đối với người nông.
Tuyên truyền, giáo dục nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ lòng biết ơn tiền
nhân,tích cực phát triển sản xuất nông nghiệp, phát huy truyền thống thi đua lao
động, sản xuất, phát triển kinh tế trên chính mảnh đất quê hương mình.
Sự phát triển của thương nghiệp từ thế kỉ X – XIX:
Góp phần trực tiếp tạo nên sự phồn thịnh của các quốc gia Đại Việt, nhất
là ở các đô thị và cảng thị tuy không được chú trọng như nông nghiệp
Thời Lý Trần đã phổ biến việc đúc tiền kim loại, thời nhà Hồ đã có tiền giấy.
Chợ địa phương và phố buôn bán ra đời, kinh đô Thăng Long là trung tâm buôn bán sầm uất.
Thăng Long thời Lý Trần có 61 phố phường. Đến thời Lê Sơ sắp xếp thành 36 phố phường.
Việc buôn bán với các nước Trung Quốc và ĐNA phát đạt.
=> Từ thế kỉ XVI-XVIII, Đại Việt mở rộng buôn bán với Nhật Bản, Bồ
Đào Nha, Pháp,....qua các trung tâm ở Thăng Long, Phố Hiến (thuộc Đàng Ngoài),
Thanh Hà, Hội An, Sài Gòn, Đồng Nai, Mỹ Tho, Hà Tiên (thuộc Đàng Trong). 2. Chính trị:
Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền với vai trò tối cao
của nhà vua, từng bước phát triển từ thế kỉ XI và hoàn thiện, đạt đến đỉnh cao vào thế kỉ XV.
Sự hoàn thiện bộ máy nhà nước là một bước trưởng thành về văn minh
chính trị của quốc gia Đại Việt.
Nhà nước phong kiến Đại Việt đã lãnh đạo thành công nhiều cuộc kháng
chiến chống xâm lược như chống Tống, chống Mông,...
Bộ máy nhà nước thời Lê Sơ, thời kỳ mà chế độ quân chủ chuyên chế tập
quyền trong lịch sử Việt Nam lần đầu tiên đạt đến đỉnh cao của sự phát triển cũng như suy thoái của nó. 3.Luật pháp:
Luật Hồng Đức mang đậm tính dân tộc, có những điểm tiến bộ về mặt kĩ
thuật lập pháp, được xem là bộ luật tiến bộ nhất thời phong kiến Việt Nam. 3.1.Văn hiến là j? 4.1.Văn vật là j?
5.1.Loại hình văn hóa là j?
6.1.Tôn giáo là gì?
6.2.Chọn 1 tôn giáo cụ thể: nguồn gốc, chức năng, các thực hành văn hóa, giá trị ( Phật giáo)
7.1.Tín ngưỡng là gì?
7.2.Chọn 1 tín ngưỡng cụ thể: nguồn gốc, chức năng, các thực hành văn hóa,
giá trị ( tín ngưỡng thờ mẫu)
a. Lịch sử hình thành:
Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian mang sắc thái nguyên thủy
và có chiều dài lịch sử hàng ngàn năm.
Tín ngưỡng thờ Mẫu được xây dựng và bảo tồn trong suốt quá trình dựng
nước và giữ nước của dân tộc.
Thông qua hình thức “hầu đồng” tín ngưỡng thờ Mẫu hướng con người đến
với những ước vọng về một cuộc sống tốt hơn, hạnh phúc hơn đồng thời mang lại
cho họ sức mạnh niềm tin với cái thiện.
Trải qua nhiều biến cố, thăng trầm của lịch sử, tín ngưỡng thờ Mẫu mà tiêu
biểu cho nó là nghi lễ hầu đồng dần bị thay đổi, thậm chí đến biến dạng cả về bản chất.
b. Hệ thống thần linh trong đạo Mẫu.
Các vị thần trong điện thần tam phủ có nguồn gốc không chỉ của người Kinh,
mà còn của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam như người Mường, Tày, Nùng, Dao, v.v
Chủ chốt và cao nhất là Ngọc Hoàng Thượng đế, Tam Tòa Thánh Mẫu, rồi
thấp dần là các hàng Quan lớn, Chầu bà, Ông Hoàng, Cô và Cậu, Ngũ Hổ và Ông
Lốt,... và có cả các thần linh địa phương (Thánh Bản Cảnh/ Thánh bản tỉnh).
Không được nhầm lẫn tín ngưỡng thờ Mẫu với tín ngưỡng thờ nhà Trần, tức lục bộ nhà Trần.
Thanh đồng xiên linh, lên đai thượng, trích huyết, lấy dấu mặn trừ tà,… Đây
là một nét đặc trưng của tín ngưỡng thờ nhà Trần, nhưng lại bị nhiều người quy kết là lừa đảo, mê tín,…
c. Giá trị của đạo Mẫu:
Giá trị nhận thức thế giới.
Giá trị nhân sinh: Đạo Mẫu hướng niềm tin của con người vào đời sống trần thế.
Đạo mẫu gắn bó với dân tộc, là chủ nghĩa yêu nước đã được tâm linh hóa.
Đạo Mẫu – Hầu đồng – Chầu văn: một di sản văn hóa nghệ thuật độc đáo. 8.1.Phong tục là j?
8.2.Chọn một phong tục cụ thể: nguồn gốc, chức năng, các thực hành vh, giá trị trong vh VN.
9.1.Phát triển bền vững?
9.2. làm rõ quan điểm, văn hóa là nền tảng, động lực của sự phát triển. 10.1.Làng xã là j?
10.2.Đặc trưng của làng xã VN.
11.1.Toàn cầu hóa là gì?
11.2. Phân tích tác động của TCH đối với bản sắc văn hóa dân tộc, liên hệ với bản thân.
12.1.Chủ nghĩa yêu nước có nội hàm là gì?