-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương xã hội học | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Anh/ chị hãy nêu quan điểm về đối tượng nghiên cứu và những đóng góp của A. omte cho sự ra đời và phát triển của khoa học Xã hội học. Quan điểm và đóng góp của M. Weber. Trình bày đối tượng và hướng tiếp cận nghiên cứu của xã hội học gia đình. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Xã hội học 21 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Đề cương xã hội học | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Anh/ chị hãy nêu quan điểm về đối tượng nghiên cứu và những đóng góp của A. omte cho sự ra đời và phát triển của khoa học Xã hội học. Quan điểm và đóng góp của M. Weber. Trình bày đối tượng và hướng tiếp cận nghiên cứu của xã hội học gia đình. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Xã hội học 21 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
CÂU 1: Anh/ chị hãy nêu quan điểm về đối tượng nghiên cứu và những đóng góp
của A. Comte cho sự ra đời và phát triển của khoa học Xã hội học.
a,Quan điểm về đối tượng nghiên cứu của XHH
-A.Comte có những đóng góp rất lớn cho xã hội học ở chỗ: ông là người đầu tiên sử
dụng thuật ngữ “xã hội học” (Sociology) vào năm 1838 để chỉ một lĩnh vực khoa học
chuyên nghiên cứu về các quy luật của tổ chức xã hội. Với quan niệm coi đối tượng
nghiên cứu của xã hội học là quy luật của hiện tượng xã hội.
b,Những đóng góp của A. Comte cho sự ra đời và phát triển của khoa học XHH
-Phương pháp luận: Auguste Comte cho rằng xã hội học phải có nhiệm vụ góp
phần tổ chức lại xã hội và lập lại trật tự xã hội dựa vào các quy luật tổ chức và biến đổi
xã hội do xã hội học nghiên cứu phát hiện được.
-Ông chia phương pháp xã hội học thành những nhóm: 1) Quan sát, 2) Thực nghiệm,
3) So sánh, 4) Phân tích lịch sử. Quan điểm xã hội học của ông được trình bày rõ trong các phương pháp:
+)Phươngphápquansát: Để giải thích các sự kiện, hiện tượng trong xã hội thì
phải quan sát nó, thu thập các bằng chứng về nó, ông cũng chỉ ra các bước, quy trình
cụ thể để tiến hành quan sát.
+)Phươngphápthựcnghiệm: Thực nghiệm được hiểu là việc tạo ra những điều
kiện nhân tạo để xem xét ảnh hưởng của chúng tới một hiện tượng, sự kiện xã hội nhất định.
+)Phươngphápsosánh: so sánh các sự vật, hiện tượng hay quá trình xã hội trong
xã hội hiện tại với xã hội trong quá khứ, hay so sánh các hình thức, hình dạng, loại xã
hội với nhau để thấy được sự giống nhau, khác nhau giữa các xã hội đó, qua đó nhà xã
hội học có thể phân tích, khái quát được các đặc điểm chung, các thuộc tính cơ bản của xã hội.
+) Phươngphápphântíchlịch :
sử là một dạng phương pháp so sánh, so sánh xã
hội hiện tại với xã hội trong quá khứ. Đối với phương pháp này đòi hỏi việc quan sát
phải tỉ mỉ, kỹ lưỡng sự vận động lịch sử của các xã hội, các sự kiện, các hiện tượng xã
hội để chỉ ra xu hướng, tiến trình biến đổi xã hội.
=> Phương pháp luận của Comte cho thấy nó có ý nghĩa rất quan trọng đặt nền móng
cho xã hội học trong bối cảnh lý luận và phương pháp khoa học xã hội đầu thế kỷ XIX.
-Auguste Comte cho rằng xã hội học nên được chia thành hai bộ phận chính: tĩnh học
xã hội và động học xã hội:
+)Tĩnhhọcxãhội: chuyên nghiên cứu về trật tự xã hội, cơ cấu xã hội, các thành
phần xã hội và các mối liên hệ của chúng (Gia đình, nhà nước, các nhóm...). +)Độnghọc
xãhội: nghiên cứu quy luật biến đổi xã hội trong quá trình lịch sử xã hội.
-Ông còn đưa ra quy luật ba giai đoạn về tri thức để giải thích sự phát triển của
các hệ thống tư tưởng và cơ cấu xã hội bằng các giai đoạn phát triển củạ xã hội loài
người từ thấp đến cao dựa vào trình độ phát triển tri thức loài người là:
+) Thứ nhất: giai đoạn thần học tương ứng với xã hội chiếm hữu nô lệ. Giai đoạn
này được đặc trưng bởi sự nhận thức mang tính thần bí, thần thánh, tin vào các thế lực
siêu nhiên. Thế giới xã hội là do thượng đế sáng tạo ra. Con người hoàn toàn phụ
thuộc vào tự nhiên, và bất lực trước sức mạnh của nó.
+) Thứ hai: giai đoạn siêu hình tương ứng với xã hội phong kiến.Giai đoạn này
được đặc trưng bởi nhận thức cảm tính, kinh nghiệm chứ không nặng về niềm tin vào
thần thánh như giai đoạn trước việc giải thích dựa vào thế lực trừu tượng.
+)Thứ ba: giai đoạn thực chứng tương ứng với xã hội tư bản chủ nghĩa.Giai đoạn
này được đặc trưng bởi nhận thức khoa học giải thích các sự vật hiện tượng trên cơ sở
khoa học, sự hiểu biết các mối liên hệ và các quy luật.
=> Dựa vào quy luật ba giai đoạn, Comte cho rằng sự phát triển xã hội theo 3 giai đoạn
diễn ra theo phương thức tiến hóa dần dần không phải bằng con đường đấu tranh xã
hội với các bước nhảy vọt.
CÂU 2: Quan điểm và đóng góp của M. Weber
- M. Weber là nhà luật học, sử học, kinh tế học, xã hội học người Đức.
Những tác phẩm chính: Những tiểu luận phương pháp luận (1902), Đạo đức
tin lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản (1902-1904), Kinh tế và xã hội (1910-
1914), Xã hội học tôn giáo (1916).
- Quan niệm về XHH: Weber gọi XHH là khoa học về hành động xã hội
của con người. Câu hỏi nghiên cứu: Tại sao nhóm người này lại thực hiện
kiểu hành động này mà không phải một kiểu hành động khác? Weber cho
rằng XHH nghiên cứu các kiểu, các dạng hành động XH với các nguyên
nhân, hình thức biểu hiện và mối liên hệ của chúng với tình huống XH cụ thể
của hành động XH. Các hiện tượng và các quá trình XH đều được Weber
xem xét trong mối quan hệ với các kiểu hành động XH.
- Phương pháp XHH: Weber cho rằng mục tiêu của XHH là nắm bắt được
các kiểu, dạng hành động XH và hiểu được động cơ thúc đẩy hành động đó.
Ông đưa ra phương pháp đặc thù của XHH kiểu Weber là phương pháp
thông hiểu và phương pháp loại hình lý tưởng.
+ Phương pháp thông hiểu: để hiểu được độngcơbêntrong cần phải đặt
mình vào vị trí người hành động, phải xem xét bối cảnh của nó và phải giải
thích có căn cứ khoa học.
+ Phương pháp loại hình lý tưởng: quansát,phântíchvàtổnghợp những gì
quan sát được để kháiquáthóavànhấnmạnh những đặc điểm, tính chất cơ
bản và quan trọng nhất của một hiện tượng, một quá trình hay một hành động XH.
- Thuyết hành động XH: Weber đã xây dựng một lý thuyết về hành động
XH trong đó đưa ra một hệ thống các khuôn mẫu hành động nhằm giúp các
nhà nghiên cứu có thể hiểu được hành động. Theo Weber hành động XH gồm 4 kiểu:
+ Hành động theo cảm xúc: gắn với yếu tố tâm lý khó giải thích.
+ Hành động theo truyền thống: gắn với thói quen, phong tục, tập quán, các
chuẩn mực được hình thức hóa.
+ Hành động hợp lí có xúc cảm hướng tới giá trị: gắn với hệ thống đạo đức,
niềm tin, khát vọng,… của cá nhân
+ Hành động duy lí hướng tới mục đích gắn với các nhu cầu cụ thể của con người
=> Tóm lại, Weber đã góp phần làm rõ một hướng nghiên cứu cơ bản của
XHH và đặt nền móng xây dựng XHH vi mô. Đối tượng của XHH được
Weber xác định là hành động XH. Phương pháp nghiên cứu XHH là
phương pháp giải thích nhằm phát hiện ra nguyên nhân và phương pháp
lý giải nhằm chỉ ra ý nghĩa, động cơ của hành động XH
Câu 3: Trình bày đối tượng và hướng tiếp cận nghiên cứu của xã hội học gia đình
Khi nghiên cứu về gia đình, xhh nghiên cứu giới hạn trong một phạm vi nhất định
+ Ở phạm vi hẹp, xhh đi sâu nghiên cứu mqh giữa các thành viên trong gia đình;
mqh giữa gd và thân tộc; nghiên cứu hành vi, sự kiện, hiện tượng và các quá trình diễn ra trong gia đình. + Ở phạm vi ,
rộng xhh nghiên cứu mqh gd và các nhóm xã hội, các tổ chức thiết chế
xã hội, các cộng đồng xã hội và xã hội tổng thể
Xã hội học quan tâm nghiên cứu gd như một hiện tượng xã hội hoàn chỉnh trên hai bình diện :
A, Gia đình là một thiết chế xã hội:
- Thiết chế gd là 1 trong 5 thiết chế cơ bản ( chính trị, kt, pháp luật, giáo dục)
·Gia đình biểu hiện với các mục đích:
- Xhh nghiên cứu mqh tác động qua lại giữa gia đình và xh
- Thiết chế gd ra đời, tồn tại và phát triển trước hết xuất phát từ sự điều tiết quan hệ nam- nữ
- Thiết chế gd thừa nhận và bảo vệ sự chung sống của cặp nam nữ dưới hình thức hôn nhân
-Thiết chế gd quy định trách nhiệm giữa vợ chồng vs nhau, cha mẹ với con
cái, gia đình với xã hội.
- Thiết chế gd không thừa nhận quan hệ tình dục ngoài hôn nhân
-Thiết chế gd thực hiện các chức năng: kiểm soát tình dục, tái sx con người,
xã hội hóa- chuyển giao văn hóa, chăm sóc người già,..
Các đặc điểm trên bền vững tương đối và biến đổi chậm
Khi nghiên cứu gia đình, với tư cách là một thiết chế xh, cần chú ý các đặc điểm sau:
- Mqh giữa gd và xã hội thông qua việc thực hiện các chức năng gd
- Mqh và tác động qua lại lẫn nhau giữa gd với các thiết chế xh khác; mqh
giữa gd với các tập hợp xh khác như làng xóm, bb, đồng nghiệp,…
B, Gia đình là một nhóm tâm lý tình cảm đặc thù
- Nghiên cứu mqh bên trong gia đình như: quan hệ giới, quan hệ giữa các
thành viên, giữa các thế hệ,..
- Gia đình còn mang yếu tố tâm linh, đáp ứng nhu cầu cá nhân ( tình iu, làm
cha mẹ, tâm sinh lý, tâm linh,..) và nhu cầu xã hội ( tái sx con người, cung
cấp lực lượng lao động mới, xã hội hóa thế hệ trẻ..) => Nghiên cứu gd
như là nhóm tâm lý tình cảm xh đặc thù là chú ý đến tính độc
lập tương đối của nó, là sự tác động qua lại trong nội bộ các thành viên
của gia đình để thỏa mãn nhu cầu riêng tư của họ
Câu 4: Hãy trình bày đối tượng nghiên cứu của Xã hội học nông thôn? *Khái niệm nông thôn
- Nông thôn: không phải xã hội độc lập, chỉ là một bộ phận của xã hội
tổng thể được chia theo cơ cấu cộng đồng lãnh thổ: nông thôn – đô thị, là vùng
dân cư sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp và những nghề khác có liên quan
trực tiếp hoặc gián tiếp tới sản xuất nông nghiệp.
-Xã hội nông thôn được hình thành sớm nhất ở Mỹ từ những năm cuối
thập kỉ 3 của thế kỉ XX, sau đó lan tràn sang Châu Âu và toàn thể giới cho đến ngày nay.
-Xã hội học nông thôn tập trung nghiên cứu xã hội nông thôn với tư cách
là một chỉnh thể, cấu trúc xã hội, đồng thời nghiên cứu những biểu hiện, vấn đề
cụ thể của xã hội nông thôn qua hành vi, hành động của con người, các nhóm
người và quan hệ xã hội ở nông thôn.
*Đối tượng nghiên cứu của xã hội học nông thôn:
-Xã hội học là một chuyên ngành của xã hội học.
-Khách thể nghiên cứu: toàn bộ xã hội nông thôn, bao gồm những con
người nông thôn, những nhóm, những cộng đồng xã hội nông thôn với tư cách
là chủ thể hoạt động, cùng với những sản phẩm của quá trình hoạt động đó.
Theo quan niệm của A.L.Bertrand: “Xã hội học nông thôn nghiên
cứu mối quan hệ của con người trong hoàn cảnh môi trường nông thôn”.
Theo quan niệm của G.Chaliand: “Xã hội học nông thông nghiên
cứu đời sống nông thôn trong mối quan hệ đặc biệt với cư dân nông thôn, tổ
chức xã hội nông thôn và các quá trình xã hội ở nông thôn khi chúng vận hành
trong khung cảnh nông thôn”.
Theo cách tiếp cận hệ thống của GS Tô Duy Hợp: “Đối tượng
nghiên cứu của xã hội học nông thôn chính là các vấn đề, sự kiện và những tính
quy luật đặc thù của hệ thống xã hội xã hội nông thôn, xét trong toàn bộ chỉnh
thể và phức thể, phức tạp và đa dạng, phong phú của nó trong hiện thực”.
Từ góc độ KT,VH,CT,PL : người ta coi XHH Nông thôn là xã hội
nông nghiệp còn chậm phát triển, lạc hậu, hạ tầng kém tiện nghi. Với giai cấp
nông dân chiếm ưu thế, tính tự quản cộng đồng cao nhưng còn nặng về chế độ
gia trưởng. Văn hóa dân gian truyền thống chiếm ưu thế, ở đây lệ làng vẫn tồn
tại song song với phép nước và pháp luật.
Câu 5. Những nội dung nghiên cứu cơ bản của xã hội học đô thị
-Cơ cấu xã hội đô thị : cơ cấu nhân khẩu học xã hội, nghề nghiệp, thu nhập, học
vấn, hay cơ cấu gia đình đô thị.
Nghiên cứu cơ cấu nhân khẩu học ở một xh đô thị cụ thể sẽ cho biết
đặc trưng cơ bản về nhân khẩu xã hội đô thị: sự cân bằng hay mất
cân bằng về giới tính, tình trạng kết hôn, …
Cơ cấu nghề nghiệp, thu nhập, học vấn và cơ cấu gđ tạo ra điểm
nhấn, điểm nổi bật khiến xh đô thị được phân biệt với xh nông thôn.
Thông thường thì các đặc trưng trên có mối quan hệ qua lại với
nhau, tạo nên vị trí kinh tế-xã hội của người dân đô thị.
-Đô thị hóa: thường nhấn mạnh đến sự gia tăng cả về quy mô dân số và diện
tích đô thị. Đô thị hóa dưới góc độ là một quá trình tổ chức lại môi trường sống
của người dân đô thị và nông thôn. Bên cạnh việc quan tâm đến mặt lượng, họ
còn quan tâm đến mặt chất: biến đổi về đời sống, văn hóa xã hội,...
+Có sự khác biệt cơ bản giữa qtr đô thi hóa ở các nước đang phát triển và các nước phát triển.
- Di dân và những tác động xã hội:
6. Trình bày khái niệm vị thế xã hội. Vị thế xã hội:
- Là địa vị của con người được hình thành trong các cơ cấu, tổ chức XH, trong đó con
người liên kết với nhau. Mỗi vị thế quyết định chỗ đứng của cá nhân trong XH và mối
quan hệ giữa cá nhân với người khác.
- Quan niệm của I. Robertsons: Vị thế là một vị trí XH. Mỗi vị thế quyết định chỗ đứng
của một cá nhân hay nhóm XH trong kết cấu XH cũng như phương thức quan hệ của
cá nhân và nhóm XH đó với XH xung quanh.
- Quan niệm của Fischer: Vị thế là vị trí của 1 người đứng trong cơ cấu tổ chức XH theo
sự thẩm định đánh giá của XH. Vị thế XH là vị trí hay thứ bậc mà những người đang
sống chung với 1 người nào đó dành cho anh ta một cách khách quan.
⇨ Vị thế là một vị trí XH của một người hay một nhóm người trong kết cấu XH, được
sắp xếp, thẩm định hay đánh giá của XH nơi người đó sinh sống.
7. Anh/chị hãy trình bày đối tượng nghiên cứu của xã hội học.
- Đối tượng nghiên cứu của xã hội học được làm sáng tỏ qua việc tìm câu trả lời
cho các câu hỏi như: những yếu tố nào gắn kết các cá nhân lại với nhau thành một xã
hội? Điều gì gắn kết cá nhân vào xã hội? Cái gì tạo nên trật tự xã hội? Cái gì gây ra sự
biến đổi xã hội? Tại sao các cá nhân lại hành động theo kiểu này mà không phải kiểu khác?
- Đối tượng nêu trên được xã hội học nghiên cứu trên các cấp độ khác nhau:
+ Cấp vĩ mô toàn xã hội: nghiên cứu các quy luật phổ biến và quy luật
đặc thù của sự hoạt động và phát triển của xã hội
+ Cấp tổ chức: nghiên cứu cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện
của các quy luật xã hội trong các hoạt động của các nhóm xã hội, cộng đồng xã hội
+ Cấp vi mô: nghiên cứu hành vi xã hội, hành động xã hội và các mối liên
hệ giữa các cá nhân với nhau và với nhóm nhỏ
Theo quan điểm của Viện Xã hội học và Tâm lý lãnh đạo quản lý (HV
Chính trị-Hành chính quốc gia HCM): XHH là một bộ môn khoa học
nghiên cứu “mặt” xã hội, khía cạnh XH của thực tại XH nói chung. “Mặt”
xã hội được biểu hiện ở 4 khía cạnh sau:
Thứnhất, những hình thức và mức độ biểu hiệncủacáchiện
tượngXH,cácquátrìnhXH(baogồmcảcáchànhvi,hànhđộng,
khuônmẫu,tácphong,cácchuẩnmực,cácgiátrịphongtụctập
quán,thiếtchếXH…)
VD: tình trạng thất nghiệp, tham nhũng, mê tín, tội phạm, gia đình, phân tầng XH, phân hóa giàu nghèo,…
Thứ hai, XHH nghiên cứunhững nguyên nhân, động cơ của
nhữnghànhđộngXH,nhữngbiếnđổiXH.
VD: Vì sao lại có người giàu thành đạt còn một số người khác lại rơi vào thất nghiệp,
nghèo khổ? Tại sao lại có hiện tượng tự tử?...
Thứba,chỉrađặc trưng, xu hướng của những quá trình XH,từ
đóđưa ra cácdự báo XH.
Thứtư,chỉranhữngvấnđềmang tính quy luật của thực tại XH
và hành vicủaquầnchúng.
Đối tượng nghiên cứu của XHH:
Quy luật phổ biến và quy luật đặc thù.
Cơ chế tác động và hình thức biểu hiện của các quy luật.
Các quan hệ XH về hành vi con người với tư cách là các cơ chế liên hệ
và tác động qua lại giữa con người với XH, tìm ra những gì trật tự, lặp đi lặp lại trong
sự vận hành của hệ thống XH.
8) Anh/ chị hãy trình bày khái niệm hành động xã hội.
Hành động xã hội là một thuật ngữ được dùng phổ biến trong học tập và
nghiên cứu xã hội học. Trong các ấn phẩm xã hội học ở nước ta hiện nay,
thuật ngữ hành động xã hội được diễn đạt rất đa dạng: thứ nhất: "Hành
động xã hội là một hành vi hướng đích gắn bó về nghĩa với hành vi, với
các kỳ vọng được cảm nhận hay được phỏng đoán của đối tác tương tác
và được định hướng theo chuẩn mực và giá trị xã hội"; thứ hai, "Hành
động xã hội là hành động được con người gắn cho một ý nghĩa nhất định
và hướng vào người khác"; thứ ba, "Hành động xã hội là hành động được
chủ thể gắn cho nó một ý nghĩa chủ quan nào đó, có tính đến hành vi của
người khác, và vì vậy được định hướng tới người khác, trong đường lối, quá trình của nó.
*Mặc dù có nhiều cách diễn đạt về hành động xã hội, nhưng ở đây cần thống nhất nhận
thức về hành động xã hội theo lý thuyết hành động của nhà xã hội học Weber như
sau: hành động xã hội là hành vi mà chủ thể gắn cho nó một ý nghĩa chủ quan nhất
định, hướng đến người khác, có tính đến cách thức thực hiện hành động.
Câu 9: Anh/chị hãy trình bày những nội dung nghiên cứu cơ bản của xã hội học
truyền thông đại chúng.
a. Các khái niệm và lý thuyết có liên quan đến truyền thông đại chúng
Khái niệm, các đặc trưng cơ bản của truyền thông đại chúng, loại hình
truyền thông đại chúng và lịch sử ra đời và phát triển của mỗi loại hình này.
b. Đối tượng của xã hội học về truyền thông đại chúng
Nghiên cứu các quan điểm khác nhau về đối tượng của xã hội học truyền thông đại chúng.
c. Tìm hiểu các phương pháp nghiên cứu của xã hội học truyền thông đại chúng:
nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng.
d. Nghiên cứu bản thân thiết chế truyền thông đại chúng
*Vềsựhìnhthànhvàpháttriểncủatruyềnthôngđạichúng
Nghiên cứu khái niệm truyền thông đại chúng, những đặc trưng cơ bản của nó.
Nghiên cứu về sự ra đời của các phương tiện truyền thông đại chúng
trong lịch sử, hoặc tại các quốc gia cụ thể như thế nào.
Nghiên cứu sự hình thành phát triển của chính thiết chế truyền thông đại chúng.
Nghiên cứu về đặc điểm, mô hình, các quan hệ của những yếu tố cấu
thành nên hệ thống truyền thông đại chúng như báo chí, điện ảnh, phát
thanh, truyền hình, sách, áp phích… mỗi kênh này có vị trí, vai trò trong
hệ thống truyền thông đại chúng.
*Vềcơchếtácđộngcủatruyềnthôngđạichúng
Nghiên cứu mô hình truyền thông: có nhiều mô hình truyền thông, mô
hình đầu tiên là của Claude Shannon đưa ra vào năm 1949. Mô hình này
thể hiện theo kiểu đơn tuyến, trong đó thông tin có thể bị nhiễu do tiếng
ồn chen giữa vào đối tượng phát và đối tượng nhận thông tin có khi gián
đoạn hẳn luồng thông tin. Shannon nêu 3 vấn đề:
Những ký hiệu truyền đi có đúng mẫu không - đó là vấn đề kỹ thuật.
Những ký hiệu truyền đi có mang đầy đủ ý nghĩa không - đó là vấn đề chữ nghĩa.
Tác động đến mức nào lên ứng xử của đối tượng - đó là vấn đề hiệu lực.
Harold Laswell (Mỹ) cho rằng muốn nghiên cứu về truyền thông cần tập
trung phân tích các yếu tố trong công thức 5 W: Who (ai nói), What (nói
gì), Which (How) channel (bằng cách nào), Whom (nói cho ai), Why
(effect) (hiệu quả ra sao).
Cơ chế tác động của truyền thông đại chúng
Chủ thể → Thông điệp → Ý thức xã hội → Hành vi xã hội → Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội phụ thuộc vào sự tiếp nhận thông tin của công chúng.
e. Nghiên cứu tổ chức hoạt động của truyền thông đại chúng
Nghiên cứu mối quan hệ giữa đài phát (phương tiện) với công chúng:
xem xét điều luật, quy định của nhà nước chi phối mối quan hệ này.
Nghiên cứu về nội dung truyền thông (bao gồm tất cả các thông tin xuất
hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng), hình ảnh, âm thanh,
ánh sáng được truyền đi trên các phương tiện này.
f. Nghiên cứu về công chúng
Công chúng là tập hợp người trong xã hội rộng lớn, được cấu thành một
cách phức tạp thuộc nhiều giới, nhiều tầng lớp khác nhau và thông tin tác
động đến họ cũng khác nhau.
Xác định mức độ tiếp cận của công chúng và thị phần của các phương
tiện truyền thông đại chúng, các đài phát thanh, truyền hình,,,
Xác định các đặc điểm nhân khẩu học của công chúng đối với phương
tiện truyền thông đại chúng nói chung và đối với từng loại phương tiện truyền thông đại chúng.
g. Nghiên cứu nhóm người làm công tác truyền thông đại chúng
Họ là những người chuyên nghiệp trong lĩnh vực truyền thông đại chúng, bao gồm:
Những người quản lý và điều hành: tổng biên tập, thư ký toà soạn…
Những người sáng tạo: soạn giả, đạo diễn, diễn viên…
Các nhà báo: phóng viên, biên tập viên…
Đội ngũ kỹ thuật viên: hoạ sĩ, kỹ thuật viên quay camera…
Nghiên cứu nguồn gốc xã hội cũng như một số đặc điểm nghiên cứu xã
hội khác của các nhà truyền thông.
Nghiên cứu về tính chất lao động trong hoạt động truyền thông đại chúng.
Nghiên cứu cơ cấu tổ chức của hoạt động đó.
h. Nghiên cứu truyền thông đại chúng như là một thiết chế xã hội
* Nghiên cứu vai trò của truyền thông đại chúng Vai trò:
Lưu truyền thông tin trong xã hội, bao gồm cả lưu truyền về tin về thái độ… Giáo dục đổi mới Giải trí Khuyến khích
* Nghiên cứu chức năng của truyền thông đại chúng
Theo Shannon, truyền thông đại chúng có 4 chức năng đối với xã hội và cá nhân:
Hình thành quan điểm chung đối với thế giới xung quanh
Xã hội hoá các thành viên, khuyến khích họ tuân theo những chuẩn
mực khuôn mẫu hành động
Đạt sự thống nhất về chính trị và mục đích chung và đặt sự kiểm
soát đối với các thành viên
Giải trí tạo sự cân bằng tâm lý cho các thành viên
Quan điểm khái quát coi truyền thông đại chúng có 3 chức năng cơ bản: Định hướng xã hội Văn hoá giáo dục Thông tin giải trí
Theo quan điểm của các nhà báo Việt Nam, có 4 chức năng: Chức năng tư tưởng
Chức năng giám sát và quản lý xã hội Chức năng văn hoá Các chức năng khác
14.Phân tích các chức năng của gia đình. Lấy ví dụ minh họa.
Các chức năng của gia đình :
Chức năng của gia đình chỉ phương thức biểu hiện hoạt động sống của gia đình và các
thành viên của nó. Chức năng của gia đình gắn liền với những nhu cầu của xã hội đối
với thiết chế gia đình, cũng như nhu cầu của các cá nhân trong gia đình. Do đó, chức
năng gia đình một mặt đóng góp vào sự tồn tại và phát triển của hệ thống xã hội , mặt
khác đem lại sự đảm bảo cuộc sống , niềm vui và hạnh phúc cho mỗi cá nhân .
Chức năng tái sinh sản và duy trì nòi giống
Đây là một mục tiêu xã hội đặt ra với gia đình và gắn với gia đình như một chỉ báo quan
trọng.Đây là chức năng đặc biệt của gia đình và nó là một đơn vị duy nhất được xã hội
thừa nhận trong việc tái sản sinh ra bản thân xã hội . Chức năng này vừa đáp ứng nhu
cầu cá nhân , vừa đáp ứng nhu cầu xã hội ; giải quyết mối quan hệ sản xuất ra tư liệu
sinh hoạt và tái sản xuất ra chính bản thân con người nhằm duy trì nòi giống .
Ví dụ : Ở Việt Nam, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con
vừa đảm bảo được sức khỏe cho mẹ lại đảm bảo được chất lượng về cuộc sống cho
gia đình và có điều kiện chăm sóc, dạy bảo các con.
ỞTrungQuốchiệnnaytỉlệnamgiớiđangcósựchênhlệchlớnsovớinữgiới,vìthếnênnhà
nướcđangthựchiệnchínhsáchkhuyếnkhíchsinhconmộtbềlàcongái.Đếnnăm2010,tại
TrungQuốc,SRBđạt118bétrai/100bégái,giảmsovới121(năm2008),119(năm2005),121
(năm2004).Tỷsốgiớitínhsẽvẫntiếptụcchênhlệchởmứcbáođộng119bétraitrên100bé
gáivàonhữngnăm2030. Chức năng kinh tế
Để đảm bảo các nhu cầu sinh sống như ăn, ở, mặc,... của gia đình thì các thành viên
phải tham gia lao động sản xuất để duy trì và tiếp nối sự sống . Gia đình trở thành một
đơn vị tiêu dùng quan trọng, thúc đẩy sự phát triển của sản xuất, phân phối và giao lưu hàng hóa cho xã hội .
Chức năng kinh tế của gia đình là tiền đề thực hiện các chức năng khác. Gia đình là
một đơn vị có tài sản riêng.
Chức năng này tạo sự gắn bó và ràng buộc giữa các thành viên trên cơ sở lợi ích kinh
tế , vật chất chung, sự chia sẻ lợi ích, quá trình tạo dựng ,tích lũy và thừa kế tài sản.
Ví dụ: giáo viên có thể nhận dạy lớp học thêm, công nhân có thể nhận thêm sản phẩm
làm ngoài giờ, những người nông dân thì có thể tăng gia chăn nuôi, tranh thủ buổi tối
bện chổi rơm, đan giậu,… Mỗi gia đình cần luôn có ý thức phấn đấu làm giàu và làm
giàu một cách chính đáng, đồng thời biết cách hài hòa giữa đời sống vật chất và tinh
thần. Bên cạnh đó xã hội cũng cần phải có trách nhiệm chăm lo chung cho mọi gia đình
bằng cách phát triển kinh tế, văn hóa có như vậy thì chức năng kinh tế của gia đình mới
có thể hoàn thiện được
Chức năng xã hội hóa
Đây là chức năng hết sức quan trọng của gia đình mà xã hội không thể thay thế được.
Sựhìnhthànhnhâncáchcơbảncủatrẻemphầnlớnchịutácđộngtrựctiếptừquátrìnhgiáodục tạigiađình.
Việc hoàn thiện củng cố nhân cách con người ở tuổi trưởng thành và về sau cũng do
tác động lớn của đời sống sinh hoạt và văn hóa gia đình .
Ví dụ : Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội . Việc phát triển về hành vi , thái độ và
cách ứng xử của trẻ nhỏ phụ thuộc rất nhiều bởi lối sống , văn hóa của từng gia đình.
Cha mẹ là người có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành tính cách trẻ nhỏ
như dạy con những quy tắc trên bàn ăn , cách ứng xử đối với người lớn tuổi và nhỏ
tuổi , tôn trọng người lớn , kính trên nhường dưới , ...Việt Nam là một quốc gia mang
đậm nét đẹp truyền thống về đạo đức và lối sống thuần phong mĩ tục, vì thế nội dung
giáo dục của gia đình cũng phải chú ý đến việc giáo dục toàn diện cả về phẩm chất đạo
đức, kinh nghiệm, lối sống, ý thức, cung cách cư xử trong cuộc sống và giáo dục cả về tri thức…
Chức năng đảm bảo sự cân= tâm lý và tình cảm
Trong xã hội hiện đại, chức năng này ngày càng chiếm vị trí quan trọng. Nó có vai trò
củng cố độ bền vững của hôn nhân và gia đình. Trong xã hội hiện đại, độ bền vững của
gia đình phụ thuộc vào sự ràng buộc của các mối quan hệ theo chiều dọc :vợ chồng -
cha mẹ- con cái; cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ của từng thành viên trong gia đình;
phụ thuộc vào sự chi phối của mối quan hệ theo chiều ngang: vợ - chồng , anh - em...
Gia đình là nơi thể hiện tình cảm sâu sắc nhất. Đời sống nội tâm gia đình có ý nghĩa
ngày càng tăng. Xu hướng chung của sự phát triển gia đình là chuyển từ chức năng
kinh tế sang chức năng tình cảm và giáo dục con cái .
Ví dụ : Khi một thành viên gặp biến cố, gia đình, dòng họ sẽ có sự quan tâm, chia sẻ và
có sự giúp đỡ để niềm vui được nhân đôi, nỗi buồn được vơi đi một nửa. Điều đó sẻ
tạo nên sợi dây vô hình nhưng bền chặt kết nối nghĩa tình những người trong gia đình,
dòng họ, thân tộc lại với nhau. Mối quan hệ đồng bào cũng từ đó mà hình thành trong
làng xóm, trong xã hội, trở thành nền tảng của tình yêu quê hương, đất nước, con người.
Chức năng chăm sóc người già và trẻ em
Chức năng này là một chức năng quan trọng trong xã hội truyền thống. Trong xã hội
ngày nay, dù các dịch vụ y tế có phát triển, các trung tâm dưỡng lão ra đời thì chức
năng này vẫn cần thiết cho cuộc sống của các thành viên trong gia đình.
Ví dụ :Đối với người cao tuổi yếu tố quan trọng nhất để có thể sống hạnh phúc chính là
có gia đình ở bên quan tâm, chăm sóc về cả thể chất, tinh thần và cảm xúc. Khi người
cao tuổi sống trong gia đình như vậy (kể cả ở cùng nhà hay ở riêng nhà), điều này sẽ
giúp cho người cao tuổi có được sự hỗ trợ trong cuộc sống hàng ngày tốt nhất, cũng
như gia đình con cái sẽ có thêm những sự hỗ trợ từ người cao tuổi như: chăm sóc,
trông nom con cháu; những lời khuyên bổ ích về kinh nghiệm cuộc sống;… Không đâu
bằng gia đình của mình , những đứa trẻ khi ốm đau được cha mẹ chăm sóc sẽ được
phát triển toàn diện từ vật chất lẫn tinh thần .
15. Phân tích tác động của quá trình đô thị hóa đến đời sống kinh tế - xã hội. Liên hệ thực tế. * Tích cực:
Góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.
Thay đổi sự phân bố dân cư. Ở các đô thị:
Là nơi tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
Là nơi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng.
Là nơi sử dụng lực lượng lao động có chất lượng cao, cơ sở kỹ thuật hạ
tầng hiện đại có sức hút đầu tư mạnh trong nước và nước ngoài. * Tiêu cực:
Xuất hiện tình trạng phân cấp giàu nghèo rõ rệt trong xã hội.
Nếu đô thị hóa không gắn liền với công nghiệp hóa:
Làm sản xuất ở nông thôn bị đình trệ do người lao động chuyển đến thành thị.
Thành thị phải chịu áp lực thất nghiệp, quá tải cho cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường sống.
An ninh trật tự xã hội không đảm bảo, việc thiếu việc làm sẽ nảy sinh ra
nhiều vấn đề như nghèo đói, lạc hậu, mù chữ, các tệ nạn xã hội như trộm cắp,...
* Liên hệ thực tế ở Việt Nam:
Với một đất nước đang phát triển như Việt Nam quá trình đô thị hoá diễn
ra khá nhanh bên cạnh những tỉnh thành phố lớn như: Hà Nội, Đà Nẵng,
TP. HCM thì đã có thêm rất nhiều các khu đô thị mới phát triển mạnh mẽ.
Những đô thị này góp phần thúc đẩy kinh tế cả nước. Trong đó phải kể
đến những đô thị như: Phú Quốc, Kiên Giang, Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Quảng Ninh,…
Qua nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ đô thị hóa cả nước đã tăng nhanh từ
30,5% năm 2010 lên khoảng 40% năm 2020. Điều này tạo điều kiện thuận
lợi cho phát triển kinh tế – xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Vấn đề đô thị hóa, phát triển đô thị và phát triển kinh tế đô thị ở nước ta
hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Đô thị hóa không đồng đều giữa các
vùng, miền. Tỷ lệ đô thị hóa còn thấp so với mức trung bình của các nước
trong khu vực ASEAN và bình quân của thế giới.
Đồng thời, quá trình đô thị hóa tại Việt Nam diễn ra theo chiều rộng là chủ
yếu. Điều này gây phân tán, lãng phí về đất đai, hạn chế tích tụ kinh tế,… 16.
Hãy phân tích những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời của khoa học Xã hội học.
* Điều kiện (ĐK): XHH ra đời vào TK XIX, gắn vs các ĐK KT-CT-XH trong giai đoạn
đầu phát triển của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
- ĐK KT: đóng vai trò quyết định tới sự biến đổi của thượng tầng kiến trúc xã hội và toàn bộ hệ thống KT_XH
+ Xuất hiện nền kinh tế đại cơ khí, kinh tế TBCN ptr mạnh mẽ tạo ra khối lượng hàng hóa khổng lồ.
Nền KT này mang tính chất xã hội hóa (toàn cầu hóa), thay đổi theo hướng công
nghiệp hóa-hiện đại hóa tư bản chủ nghĩa.
+ Lực lượng sx ptr mới về chất, giai cấp công nhân đã hình thành và lớn mạnh cả về
quy mô số lượng, cơ cấu tổ chức và ý thức giai cấp.
+ CM KH-KT làm các phương tiện sx: máy móc, thiết bị, công cụ lao động không ngừng cải tiến.
- ĐK CT: xảy ra những sự kiện chính trị vô cùng to lớn như: CM TS Anh, Pháp,.. khiến
cho cấu trúc XH có sự thay đổi:
+ Giai cấp vô sản hình thành
=> Cuộc đấu tranh giữa hai giai cấp vô sản và tư sản dần quyết liệt và sâu sắc
=> Trong cuộc đấu tranh này giai cấp vô sản càng tỏ rõ là một giai cấp tiên tiến, đi tiên
phong cho công cuộc giải phóng toàn XH khỏi áp bức, tiến tới xây dựng XHCN.
- ĐK XH: có những biến đổi to lớn.
+ Cơ cấu XH phân tầng, bất bình đẳng (do sự phân hóa giai cấp diễn ra ngày càng sâu
sắc). Nội bộ giai cấp thay đổi (vd: nông dân trở thành giai cấp công nhân nông nghiệp.
+ Đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra nhanh: tăng quy mô đô thị >< …; ptr CSHT xã
hội; tăng mật độ tương tác XH;..
+ Tệ nạn xã hội xuất hiện
+ Các vấn nạn khó khăn khác: nghèo khổ, bệnh tật, sự suy thoái về đạo đức, tinh thần
+ Thay đổi tổ chức đời sống gia đình: gia đình đa hệ => gia đình hạt nhân.
* Tiền đề tư tưởng và lý luận xã hội:
- Bắt nguồn từ các tiền đề tư tưởng, văn hóa, khoa học của thời đại Phục Hưng, thời
đại Ánh sáng với các thành tựu vĩ đại của khoa học tự nhiên, triết học, chính trị, tâm lí,..
- Khoa học cho thấy thế giới là một thể thống nhất của các bộ phận có MLH phức tạp
và vận động, biến đổi không ngừng theo các quy luật mà con nguời có thể nhận biết
được => Các khoa học tự nhiên đã đem đến các mô hình và phương pháp nghiên cứu
hữu hiệu cho các nhà khoa học xã hội.
(Vd: theo cách nhìn của khoa học tự nhiên thì xã hội hoàn toàn có thể đc xem như là
một cơ thể sống có cấu trúc gồm các cơ quan bộ phận liên hệ hữu cơ với nhau và theo
cách làm, có thể quan sát các sự kiện xã hội để hiểu rõ tp cấu trúc và các quá trình của nó)
- Triết học và các khoa học xã hội như kinh tế học, sử học phát triển mạnh mẽ và đạt
tới những đỉnh cao trong nhận thức về thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy của con
người. (Trong đó, đỉnh cao nhất của sự phát triển tư tưởng khoa học thế kỉ XIX là học
thuyết Mác - kế thừa tất những thành tựu khoa học nhất là triết học cổ điển Đức, kinh tế
chính trị học Anh và chủ nghĩa xã hội Pháp để xây dựng nên duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.) 19.
Phân tích những phân hệ cơ bản của cơ cấu xã hội. Lấy ví dụ minh họa.
Theo giác độ tiếp cận nghiên cứu của XHH, mỗi xh luôn là một hệ thống đa cơ cấu tự
nhiên. Có 5 phân hệ CCXH cơ bản:
- Cơ cấu xã hội - giai cấp:
+ Định nghĩa: Là hệ thống các giai cấp, tầng lớp xã hội tồn tại khách quan trong một
chế độ xã hội nhất định
+ Vị trí vai trò: quan trọng hàng đầu, chi phối các loại hình cơ cấu xã hội khác
+ Nghiên cứu: về hoạt động của từng giai cấp xã hội, các mối quan hệ với các tầng
lớp, các tập đoàn xã hội khác; nghiên cứu những tập đoàn người hợp thành các giai
cấp cơ bản, quyết định đến sự phát triển và biến đổi của xã hội.)
+ Ví dụ: Ở nước ta cơ cấu giai cấp đa dạng gồm: nông dân, công nhân, đội ngũ tri
thức,.. trong đó, nông dân chiếm tỉ lệ cao, công nhân và tri thức chiếm tỉ lệ thấp (thể
hiện tính quá độ) và các thành phần giai cấp thống nhất bởi có sự lãnh đạo duy nhất của ĐCS.
- Cơ cấu xã hội - dân số:
+ Định nghĩa: là sự phân chia tổng số dân của một vùng thành các nhóm theo một hay nhiều tiêu thức
+ Nghiên cứu: Phân tích các tham số cơ bản và sự biến động: mức sinh, mức tử, tỉ lệ
dân số tự nhiên, tỉ lệ dân suất nhập cư, đô thị hóa, tỉ lệ giới tính, tỉ lệ và cơ cấu tháp
tuổi, vấn đề sức khỏe sinh sản…; Phân tích những ảnh hưởng tới quá trình dân số bởi
tự nhiên, văn hóa, tôn giáo,...
+ Ví dụ: Xét theo cơ cấu dân số theo tuổi, ở nhóm tuổi <15 hiện nay chiếm khoảng
24% và đang có xu hướng giảm dần qua từng năm.
- Cơ cấu xã hội - nghề nghiệp:
+ Định nghĩa: là hệ thống gồm các nhóm người, tầng lớp khác nhau về ngành nghề
+ Nghiên cứu: Thực trạng đa chiều của nghề nghiệp; Đặc trưng xu hướng và ảnh
hưởng qua lại của các loại nghề nghiệp; Sự biến đổi và biến đổi trong tương tác quá lại
giữa các loại nghề trong quá trình vận động xã hội.
+ Ví dụ: Cơ cấu nghề nghiệp trong xã hội vô cùng đa dạng, có thể chia theo các ngành
kinh tế thì gồm LĐ CN, LĐ NN, LĐ DV.
- Cơ cấu xã hội - dân tộc: + Nghiên cứu:
Nghiên cứu về quy mô, tỉ trọng, phân bố, sự biến đổi về số lượng, chất lượng
Đặc trưng, xu hướng biến đổi của cơ cấu xã hội trong nội bộ mội dân tộc
Sự tương tác và ảh hg lẫn nhau trong sự biến đổi về cơ cấu giữa các dtộc
Mối quan hệ tác động qua lại giữa cơ cấu xã hội - dân tộc và các phân hệ cơ cấu xã hội khác.
+ Ví dụ: Nước ta có cơ cấu thành phần dân tộc phong phú: 54 dân tộc chia theo 3 ngữ hệ với 8 nhóm ngôn ngữ
- Cơ cấu xã hội - lãnh thổ:
+ Nghiên cứu: Nhận diện đường phân ranh giới lãnh thổ với những khác biệt về điều
kiện sống, môi trường kinh tế, trình độ sản xuất, đặc trưng văn hóa, mật độ dân cư,
mức sống, phong tục tập quán; Nghiên cứu về cơ cấu vùng theo tự nhiên; xã hội; kinh tế; văn hóa
+ Ví dụ: Nước ta gồm 7 vùng kinh tế,...
20. Phân tích các chức năng của xã hội học. Lấy ví dụ minh họa.
* Các chức năng của xã hội học:
1. Chức năng nhận thức:
xuất phát từ bản chất khoa học của xã hội học
Cung cấp tri thức khoa học về bản chất của hiện thực xã hội và con người.
Phát triển các quy luật, tính quy luật và cơ chế nảy sinh, vận động và phát
triển của quá trình, hiện tượng xã hội, của mối tác động qua lại giữa con người và xã hội;
Xây dựng và phát triển hệ thống các phạm trù, khái niệm, lý thuyết và
phương pháp luận nghiên cứu. Các chức năng nhận thức của xã hội học
gắn liền với chức năng thực tiễn và chức năng tư tưởng.
2. Chức năng thực tiễn:
Cung cấp thông tin khoa học và đưa ra các chuẩn đoán và các dự báo về
xu hướng vận động, biến đổi xã hội.
Giúp con người xác định vị trí, vai trò trong quan hệ xã hội và thực tiễn sự
kiểm soát một cách tự giác.
Giúp các cá nhân, tổ chức xã hội có được một hệ thống khái niệm, phạm
trù, quy luật, phương pháp làm công cụ cho hoạt động nhận thức và cải
tạo các đối tượng xã hội.
Đáp ứng những nhu cầu thực tiễn cụ thể do các cá nhân và tổ chức xã hội trực tiếp đặt ra.
3. Chức năng tư tưởng:
Phân tích thực trạng xã hội một cách khoa học , trung thực và phê phán.
Góp phần hình thành ý thức giai cấp công nhân, lý tưởng cách mạng và
lập trường chính trị vững vàng ở những người làm công tác nghiên cứu,
giảng dạy, học tập bộ môn khoa học này.
Giúp các cơ quan thông tin tuyên truyền định hướng lý luận và số liệu
thực tế để thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, ngăn chặn những
khuynh hướng tư tưởng tích cực, tiến bộ.
Góp phần hình thành niềm tin vào khoa học, vào xã hội, vào con người và
vào tương lai của đất nước thông qua việc tăng cường khả năng nhận
thức khoa học và hoạt động xã hội.
Giúp con người hình thành thói quen suy nghĩ theo quan điểm khoa học
đối với các hiện tượng của đời sống xã hội.
VD: Các biến động to lớn trong đời sống kinh tế, chính trị và xã hội châu Âu vào thế kỷ
XVIII và nhất là thế kỷ XIX đã đặt ra những nhu cầu thực tiễn mới đối với nhận thức xã hội.
22.Phân tích tính chất và xu hướng hoạt động truyền thông đại chúng. 1. Khái niệm
- Truyền thông: là sự trao đổi thông điệp giữa các thành viên hay nhóm người trong xã hội
nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau.
- Đại chúng: là đối tượng công chúng rộng rãi mà các phương tiện truyền thông đại chúng nhắm đến.
- Truyền thông đại chúng (mass communication hoặc mass media):
là quá trình phân phối thông tin thông qua các phương tiện kỹ thuật đến với số lượng lớn công chúng.
phân tán về không gian và thời gian.
thực hiện thông qua cơ chế trung gian. 2. Tính chất
- Tính quảng đại và đại chúng:
Số lượng công chúng lớn, phân tán về không gian, thời gian.
Nhu cầu, sở thích thông tin đa dạng và phong phú.
thông tin truyền tải bao quát mọi mặt và mọi lĩnh vực đời sống xã hội, hướng đến
thỏa mãn mọi nhu cầu của công chúng. - Tính tập thể: + Một là:
Quá trình thu thập, xử lý, biên tập, lưu trữ và phát thông tin có nhiều người tham gia.
Sự chi phối của kinh tế và chính trị đối với các loại hình TTDC thường xuất phát
vì lợi ích của nhóm xã hội -> tạo ra tính tập thể. + Hai là:
Các luồng thông tin thường hướng tới một nhóm xã hội, cộng đồng nhất định có
các sở thích và nhu cầu riêng -> tạo nên tính tập thể.
- Tính tiêu chuẩn hóa:
Sự biểu đạt thông tin về ngôn ngữ, âm thanh, hình ảnh phải đáp ứng và phù hợp
các tiêu chuẩn phổ biến nhất và cơ bản nhất của nền văn hóa đó.
vd: tránh sử dụng các từ đồng âm gây nhầm lẫn hoặc các từ tối nghĩa hoặc ngôn
từ mang tính học thuật cao.
Thông tin được truyền tải có thể phù hợp ở vùng này, quốc gia này nhưng lại
không phù hợp với vùng khác, quốc gia khác.
vd: người Hàn kiêng kỵ việc cầm bát lên vì nó gợi lại sự nghèo đói nhưng với
người Việt Nam việc cầm bát lên trong bữa ăn lại hoàn toàn bình thường. Cho
nên, khi làm một dự án truyền thông, cần phải tìm hiểu kỹ phong tục tập quán của
vùng, lãnh thổ, quốc gia đó. - Tính gián tiếp:
Tính chất này được khẳng định bởi sự tồn tại của các cơ chế trung gian trong
quá trình truyền tải thông tin của những người tham gia thu thập, xử lý, lưu trữ và phát thông tin.
Công chúng tiếp cận thông tin thế giới qua lăng kính của người truyền tin.
3. Xu hướng hoạt động
- Xu hướng thương mại hóa:
Là hệ quả tất yếu của hoạt động kinh tế của truyền thông đại chúng. +Thể hiện qua:
Tăng cường tỷ trọng quảng cáo trên truyền thông đại chúng
Tăng cường tính thu hút và hấp dẫn của nội dung thông tin được truyền tải.
- Xu hướng phi đại chúng hóa:
Cùng với sự bùng nổ công nghệ internet, thông tin được truyền tải đa dạng và
phong phú đến với công chúng.
Thông qua Internet, công chúng có thể tự tìm đến các thông tin mà họ cho là cần
thiết và phù hợp với nhu cầu của mình.
23.Hãy cho biết cơ cấu gia đình và ý nghĩa của việc nghiên cứu cơ cấu gia đình.
Cơ cấu gia đình là sốlượng,thànhphần vàmốiquanhệqualạigiữa các
thànhviênvàcácthếhệtronggiađình.
Khi nghiên cứu gia đình người ta thường chú ý đến các mối quan hệ tiền hôn
nhân, quan hệ vợ chồng, quan hệ giữa các mối quan hệ, quan hệ giữa gia đình
hạt nhân và gia đình mở rộng, quan hệ thân tộc….
Gia đình đa dạng đến mức các nhà nghiên cứu cho rằng, không thể có một hình
thái chung cho gia đình. Các nhà nghiên cứu phân chia thành một số loại hình gia đình như sau:
Căn cứ theo số người trong hôn nhân có gia đình ĐƠN HÔN (một
vợ ,một chồng), gia đình ĐA HÔN ( nhiều vợ nhiều chồng)
Căn cứ theo số thế hệ trong gia đình có gia đình hạt nhân, gia đình mở rộng
Căn cứ theo nơi ở của gia đình có gia đình ở nhà chồng, gia đình đông con
Căn cứ theo số con trong gia đình có gia đình có ít con, gia đình đông con
Căn cứ theo hình thức và các mối quan hệ giữa các thành viên
trong gia đình có thể dựa vào cơ cấu quyền uy, cơ cấu giao tiếp và
cơ cấu vai trò để phân chia
Ý nghĩa của việc nghiên cứu cơ cấu gia đình :
Giúp chúng ta nhận diện gia đình hiện đại, đưa ra được những luận
chứng khoa học về xu hướng biến đổi của gia đình và dự báo phát triển của gia đình
Đề xuất những cơ sở khoa học cho việc hoạch định những chính
sách xã hội đối với gia đình nhằm phát huy vai trò của gia đình với
tư cách là nhân tố ổn định và phát triển xã hội
29.Hãy xây dựng một đề cương nghiên cứu xã hội học thực nghiệm mà áp dụng
kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, bao gồm: - Đặt tên
đề tài; - Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu; - Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên
cứu; - Xác định các phương pháp thu thập thông tin chính cho đề tài.
- Tên đề tài: Xu hướng chọn trường ĐH của học sinh THPT trên địa bàn HN - Mục đích:
+ Mô tả thực trạng của việc học sinh THPT trên địa bàn Hà Nội lựa chọn trường đại học.
+ Tìm hiểu yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng chọn trường đại học của học sinh THPT trên địa bàn Hà Nội. + Đề xuất giải pháp - Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Xây dựng mô hình nghiên cứu đề tài
+ Xây dựng và kiểm định thang đo, tiến hành khảo sát trên mẫu học sinh được lựa
chọn để nêu ra xu hướng chọn trường đại học của học sinh THPT trên địa bàn Hà Nội.
+ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường đại học của học sinh THPT. + Đề xuất giải pháp.
- Đối tượng: Xu hướng chọn trường ĐH
- Khách thể: Học sinh THPT (chọn mẫu: học sinh của 5 trường THPT nội thành và 5 trường THPT ngoại thành)
- Phạm vi nghiên cứu: Hà Nội
-Các phương pháp thu thập thông tin chính cho đề tài:
Phương pháp phân tích tài liệu Phương pháp quan sát Phương pháp phỏng vấn
17.Tại sao gọi xã hội học là một khoa học? Phân tích vai trò của xã hội học đối với
quản lý xã hội. Lấy ví dụ minh họa.
Xã hội học được xem là khoa học về các quy luật phổ biến của sự phát triển xã hội và
các hình thái biểu hiện cụ thể của các quy luật ấy trong những điều kiện lịch sử khác
nhau. Cho nên, cũng như tất cả các bộ môn khoa học khác, xã hội học là một khoa học
độc lập, có đầy đủ các tiêu chí để khẳng định vị trí của nó trong nền khoa học thế giới:
* Thứ nhất: Xã hội học có một đối tượng nghiên cứu cụ thể.
* Thứ hai: XHH có một hệ thống lý thuyết riêng là các khái niệm, phạm trù, quy luật, các
học thuyết xã hội được sắp xếp một cách lôgíc và hệ thống.
* Thứ ba: Xã hội học có một hệ thống phương pháp nghiên cứu riêng.
* Thứ tư: Xã hội học có mục đích ứng dụng rõ ràng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển
của cuộc sống và xã hội.
* Thứ năm: Xã hội học có một quá trình lịch sử hình thành, phát triển và có một đội ngũ
các nhà khoa học đóng góp, cống hiến để khoa học phát triển không ngừng.
Xã hội học giúp chúng ta hiểu rõ được thực trạng tư tưởng xã hội để trên cơ sở đó làm
tốt công tác chính trị tư tưởng, nắm bắt và định hướng được dư luận xã hội góp phần
nâng cao hiệu quả của công tác quản lý và lãnh đạo các lĩnh vực của đời sống xã hội
VD: Xã hội học tiến hành nghiên cứu tình trạng việc làm và thất nghiệp của thanh niên
trong những năm gần đây để từ đó xác định nguyên nhân, tác động đồng thời đề ra các
giải pháp hiệu quả, góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp, tăng hiệu quả kinh tế, nâng cao
chất lượng đời sống cho xã hội Việt Nam
18.Phân tích sự khác biệt giữa văn hóa, lối sống đô thị và nông thôn. Lấy ví dụ minh họa.
*Về văn hóa ở Kv đô thị:
- Quan điểm của Louis Wirth: Ông đã cố gắng phân tích văn hóa đô thị bằng cách 3
biến độc lập: kích cỡ đô thị, mật độ dân số và tính không đồng nhất – đây là những yếu
tố được nhìn nhận như những yếu tố tác động đến văn hóa và cuộc sống đô thị:
+Ông đã đem so sánh với biến phụ là văn hóa nông thôn, về cơ bản quan điểm của ông là:
• Sự tách biệt đời sống-Sự phá rối về tổ chức mà nguyên nhân do:Thành phố quá
rộng lớn-Mật độ dân số cao- tính không đồng nhất.
- Quan điểm của Claud Fischer tiếp cận đô thị dưới góc độ tiểu văn hóa:
+Đô thị hóa tạo điều kiện cho các tiểu văn hóa sinh sôi nảy nở, tạo điều kiện hình thành
những văn hóa riêng biệt, phù hợp với 1 thành phố với 1 kích cỡ nhất định.
-Quan điểm của Geogr Simmel đưa ra khái niệm tiếp cận đô thị từ văn hóa làm trung tâm:
+Văn hóa đô thị là văn hóa hiện đại
+ Ông không tách biệt văn hóa nông thôn và thành thị bởi ông cho rằng ảnh hưởng của
thành phố trung tâm sẽ lan rộng ra toàn xã hội.
*Về lối sống ở Kv đô thị:
-Quan điểm của Louis Wirth về lối sống đô thị ( đặt nghiên cứu lối sống đô thị trong sự
phân biệt với lối sống nông thôn)
*Về lối sống Kv nông thôn:
- Đặc trưng : Lối sống nông thôn được hình thành trên cơ sở những điều kiện sinh hoạt
vật chất nhất định và mang tính cộng đồng cao-Phong cách giao tiếp mang tính chân
tình, cởi mở chan hào Nghề nông và điều kiện cư trú là yếu tố tác động.
*Về văn hóa Kv nông thôn: • Gồm 2 khía cạnh: +Cấu trúc vật chất(1) +Khía cạnh tinh thần(2)
(1)Có thể thấy ở nông thôn đều có chùa, đình, miếu- những giá trị văn hóa vật chất của
con ng thỏa mãn nhu cầu tâm linh, tinh thần, ngoài ra còn định hướng phép giao tiếp,
lối ứng xử của con người, nhắn nhở của quá khứ, tổ tiên.Cây đa, giếng nước, sân đình
là hình ảnh quen thuộc, gắn bó mật thiết với làng quê VN tạo môi trường sinh thái hài
hòa, phù hợp với điều kiện sản xuất và trình độ văn minh nông thôn.
(2)trong nền văn hóa truyền thống, có tính truyền miệng và thường được lưu truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác.Ngày nay điều kiện sống ở nơi đây có chuyển biến tích
cực:mở rộng giao thông nông thôn, nước sạch, đô thị hóa nông thôn được phát triển,…
*Ví dụ minh họa: khác nhau rất nhiều từ lối sống đến quan hệ giữa người và người và
dĩ nhiên cuộc sống ở đô thị đầy đủ hơn về mặt vật chất.ở đô thị thì cuộc sông tấp nập
ồn ào vì vậy mọi người cũng sống nhanh hơn và dường như ko có thời gian để quan
tâm đến nhau.còn ở nông thôn thì có một cuộc sống yên bình tuy có chút vất vả của
công việc nhưng mọi người lại quan tâm đến nhau hơn,và quan trọng,ở nông thôn ta sẽ
cảm thấy thanh thản hơn.
21.Phân tích những tác động xã hội của di dân. Lấy ví dụ minh họa.
– Theo nghĩa hẹp, di dân là sự di chuyển dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một
đơn vị lãnh thổ khác, nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong một khoảng thời gian nhất định.
– Theo nghĩa rộng, di dân là sự chuyển dịch bất kỳ của con người trong một không gian
và thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh viễn.
Di dân là quá trình di chuyển dân số hoặc quá trình con người rời bỏ hoặc hội nhập,
hoặc thiết lập nơi cư trú mới vào một đơn vị hành chính – địa lý trong một thời gian nhất
định. Di dân có thể liên quan đến sự di chuyển của một hay cá nhân, một gia đình,
thậm chí là cả một cộng đồng.
Di dân tạo ra những tác động tích cực và tác động tiêu cực ở cả nơi đi và nơi đến: Tác động tích cực:
Đối với nơi đi thì di dân giải quyết được các vấn đề lao động dư thừa, giúp cho họ có
thu nhập ổn định, giảm tình trạng thất nghiệp, xoá đói giảm nghèo, đóng góp cho việc phát triển quê hương.
l Khi di cư đi làm việc ở những nơi khác sẽ học được những kỹ năng, những kỹ năng
mềm trong mọi lĩnh vực, nâng cao tay nghề tạo ra nguồn lao động chất lượng khi họ trở
về nơi đi. Cùng với đó, nơi họ đến sẽ bù đắp được tình trạng thiếu hụt lao động.
l Người di cư vào nơi nhập cư mang theo lối sống, truyền thống văn hoá, tính cách,
thói quen, phong tục, tập quán của địa phương mình góp phần làm đa dạng hóa văn hóa của nơi đến.
l Tác động đến sự phân bố lực lượng lao động giữa nông thôn và thành thị ( làm cho sự
phân bố đó ( hợp lý hơn, giá công lao động ở đô thị giảm , giá công lao động ở nông thôn tăng).
Tác động tiêu cực: Đối với nơi đi:
l sẽ làm giảm dân số, gây ra thiếu hụt lao động ở một số ngành, nghề, làm cản trở việc
thực hiện các kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế của nơi đi, tạo ra các hệ lụy xã hội.
l Ngoài ra, người di cư đi nơi khác cũng tạo ra những vấn đề xã hội nghiêm trọng như
thiếu người chăm sóc gia đình, người thân Đối với nơi đến:
l việc quản lý đô thị gặp nhiều khó khăn : trật tự trị an , nhà ở , việc làm , tăng tỉ lệ thất
nghiệp tại đô thị , tăng tệ nạn xã hội
l Cơ sở hạ tầng đô thị có thể bị quá tải
l Gây thách thức về vấn đề giáo dục , chăm sóc sức khỏe , nhà ở và an sinh xã hội cho người nhập cư
Ví dụ : Trong giai đoạn sau năm 1975 và trước thời kỳ đổi mới, di dân trong nước chủ
yếu theo các chương trình kinh tế mới của Chính phủ (di dân có tổ chức). Từ năm
1986, dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa đất
nước, di dân tự do có xu hướng gia tăng mạnh mẽ nhất là ở các thành phố lớn, như:
Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, khu vực Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ. Bên
cạnh đó, từ sau ngày nước nhà thống nhất, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện chiến
lược phân bố lại các vùng dân cư để phát triển hài hòa, cân đối, bền vững và góp phần
bảo vệ chủ quyền quốc gia. Trong đó có sự dịch chuyển một số lượng lớn cư dân từ
nhiều tỉnh, thành phố lên miền đất bazan Tây Nguyên.
Tây Nguyên là khu vực đa dân tộc, đa văn hóa, có vai trò trọng yếu về chính trị, an ninh
quốc phòng và KTXH. Với điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng, khí hậu, dân cư, trong
những thập kỷ gần đây, một lượng lao động rất lớn từ các tỉnh, thành đã di cư vào các
buôn làng ở Tây Nguyên để mưu sinh. Quá trình này, dẫn đến những tác động sâu sắc
trong phát triển KTXH của cả khu vực. Một mặt, việc di cư này vừa tạo ra sự cân bằng
về lực lượng lao động giữa các vùng cũng như giữa các khu vực trên địa bàn, nguồn
lực lao động của các tỉnh cũng được bổ sung, đời sống văn hóa của các địa phương
càng trở nên phong phú. Mặt khác, việc di cư này tạo ra sức ép đối với các địa phương
trong việc cung ứng dịch vụ công, dịch vụ xã hội cơ bản như vấn đề học tập, khám
chữa bệnh, vui chơi, giải trí và nhiều vấn đề xã hội đã nảy sinh gây sức ép đối với công
tác quản lý của chính quyền địa phương.
27) Trình bày Phương pháp anket. Nêu ưu, nhược điểm của phương pháp anket.
Đặt 04 câu hỏi phù hợp để sử dụng trong 01 bảng hỏi anket. a- Khái niệm
Anket là phương pháp thu thập sự kiện trên cơ sở trả lời bằng văn bản (viết) của người
được nghiên cứu theo một chương trình đã được thiết lập một cách đặc biệt. Nói khác:
Anket là phương pháp phỏng vấn gián tiếp thông qua việc hỏi và trả lời trên giấy. Việc
xây dựng nội dung chính xác các câu hỏi và sự diễn đạt rõ ràng các câu hỏi có ý nghĩa
quan trọng khi xây dựng anket.
b- Những yêu cầu và phân loại của anket: Yêu cầu:
+ Câu hỏi cần làm sao cho mọi người đều hiểu như nhau vì khi điều tra không có sự
tiếp xúc trực tiếp với đối tượng.
+ Phải hướng dẫn tỉ mỉ, trình tự, cách thức điền dấu vào anket là rất cần thiết và quan trọng.
Anket chia làm 2 loại: kín và mở.
+ Anket mở: người đọc phải tự mình biểu đạt câu trả lời cho những câu hỏi được đặt
ra. Loại này giúp thu được tài liệu đầy đủ, phong phú hơn về đối tượng, nhưng rất khó
xử lý kết quả thu được vì các câu trả lời rất đa dạng.
+ Anket kín: chọn một trong các câu trả lời cho sẵn, loại này dễ xử lý, nhưng tài liệu thu
được chỉ đóng khung trong giới hạn của các câu trả lời đã cho trước.
c- Trình tự nội dung của phiếu anket
Phần mở đầu: Nội dung chủ yếu của phần này là giới thiệu cơ quan tiến hành nghiên
cứu; mục đích nghiên cứu; giải thích một số thuật ngữ ( nếu cần thiết); cách ghi (trả
lời ) phiếu Anket; cách thức thu lại phiếu; khẳng định tính khuyết danh của cuộc điều tra.
Tiếp theo là những câu hỏi có tính tiếp xúc, nhập cuộc: Những câu hỏi loại này có
tác dụng gợi sự quan tâm của người trả lời và khiến họ tham gia vào công việc. Trong
phần này chỉ nên đưa ra những câu hỏi tiếp xúc làm quen, những câu hỏi đơn
giản; không nên đưa những câu hỏi liên quan đến lý lịch, tiểu sử khiến người ta ngại
không muốn trả lời bảng hỏi nữa.
Phần các câu hỏi chính theo nội dung chủ đề: Các câu hỏi nội dung nên bố trí xen
kẽ với các câu hỏi lọc, câu hỏi tiếp xúc, câu hỏi kiểm tra và câu hỏi chức năng. Các câu
hỏi mở nên để ở giữa bảng và chỉ nên để từ một đến hai câu.
Phần câu hỏi về nhân khẩu- xã hội: Những câu hỏi loại này để ở phần cuối bảng hỏi.
Đó chỉ là những câu hỏi nhẹ nhàng, tế nhị, đề nghị người trả lời vui lòng cho biết đôi
điều về lứa tuổi, giới tính, đảng tính, nơi cư trú,…..
Phần kết luận : Thường là một lần nữa cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ và tham gia của người trả lời.
d- Ưu, nhược điểm của PP Ưu điểm
Dễ tổ chức: chỉ cần một bảng hỏi lập sẵn là có thể tiến hành điều tra hoặc
phỏng vấn mà không cần có địa điểm hoặc nghi thức gặp gỡ, không cần
có mặt người phỏng vấn.
Phỏng vấn Anket rất nhanh chóng, việc điều tra có thể tiến hành với nhiều
người cùng một lúc. Nếu có đông người cùng tập trung lại trong cùng một
địa điểm và thời gian thì có thể nhanh chóng thu thập được ý kiến của tất cả mọi người.
Tiết kiệm cả chi phí và thời gian. Nhược điểm:
Thứ nhất, về điều kiện áp dụng: chỉ áp dụng được trong những điều kiện,
hoàn cảnh nhất định đó là: đối tượng nghiên cứu có trình độ, có tinh thần
trách nhiệm cao, có điều kiện thuận lợi để phân phát và gửi trả lại phiếu điều tra.
Thứ hai, ít có cơ hội giải thích rõ các vấn đề: nếu người được phỏng vấn
không hiểu nội dung câu hỏi thì họ thường không có cơ hội được giải
thích rõ ràng các câu hỏi, nếu câu hỏi được hiểu theo nghĩa khác nhau thì
sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thông tin thu được.
Thứ ba, không kiểm soát được đối tượng trả lời: câu trả lời của người này
có thể chịu ảnh hưởng của người khác hoặc người được hỏi có thể tham
khảo ý kiến của người khác.
*4 câu hỏi phù hợp cho 1 bảng hỏi Anket
Khảo sát quan điểm về bộ môn Xã Hội Học của sinh viên K42 Học
viện Báo chí và Tuyên Truyền:
1. Em có thích bộ môn Xã Hội Học không?( Khoanh tròn vào lựa chọn)
a- Có b- Bình thường c- Không
2. Theo em, nội dung kiến thức giáo trình như thế nào?( Khoanh tròn vào lựa chọn)
a- Dễ hiểu b- Bình thường c- Khó hiểu
3. Trong quá trình học, em thấy nội dung kiến thức nào trong giáo trình khó
tiếp thu? ( Trả lời cụ thể)
……………………………………………………………………………
4. Với những nội dung khó, em làm cách nào để hiểu và tiếp thu?( Khoanh tròn vào lựa chọn) a- Trao đổi với bạn bè
b- Trao đổi với giảng viên c- Tự nghiên cứu
d- Khác( ghi rõ):.............