Đề kiểm tra điều kiện Tư pháp quốc tế - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế

Đề kiểm tra điều kiện Tư pháp quốc tế - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

 

ĐẠI HỌC HUẾ
VIỆN ĐÀO TẠO MỞ VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
ĐỀ BÀI KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN
TƯ PHÁP QUỐC TẾ
Dùng cho ngành: Luật
Lưu ý: Sinh viên chọn 1 trong 5 câu sau để làm bài.
Câu 1: Hãy cho biết định nghĩa của hiện tượng xung đột pháp luật trong Tư pháp
quốc tế và nguyên nhân của hiện tượng này.
Câu 2: Hãy cho biết các phương pháp giải quyết xung đột pháp luật và ưu nhược
điểm của những biện pháp này.
Câu 3: Hãy cho biết đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế là gì? Cho 3 ví dụ
minh họa.
Câu 4: Hãy cho biết sự cần thiết của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong Tư
pháp quốc tế.
Câu 5: Hãy cho biết hiện tượng lẩn tránh pháp luật là gì? Cho ví dụ minh họa.
Câu 1:
- Định nghĩa :
Xung đột pháp luật là hiện tượng có hai hay nhiều hệ thống pháp
luật cùng điều chỉnh một quan hệ tư pháp quốc tế cụ thể, do có sự khác
nhau giữa pháp luật của các quốc gia hoặc do tính chất đặc thù của chính
đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế
Nguyên nhân:
- Do pháp luật của các nước có sự khác nhau
Nhà nước xây dựng pháp luật dựa trên những điều kiện của nước mình như
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,… Những yếu tố này làm cho pháp luật của
mỗi quốc gia là khác nhau.
Các quốc gia đều tồn tại dựa vào nền kinh tế nhất định và chế độ sở hữu
tương ứng. Chế độ sở hữu là một bộ phận của cơ sở hạ tầng và có mối quan hệ
với kiến trúc thượng tầng mà pháp luật là một cấu thành quan trọng. Do vậy
pháp luật cũng phải được hình thành để phản ánh phù hợp và tương xứng với
chế độ sở hữu.
Trình độ phát triển của các nước cũng ảnh hưởng đến cách giải thích và áp
dụng pháp luật dẫn đến gây ra sự khác nhau. Một nguyên nhân cũng không
kém phần quan trọng khác dẫn đến sự khác nhau giữa các hệ thống luật là
tập quán, truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng,…
Tuy nhiên, nếu chỉ có sự khác nhau giữ các hệ thống pháp luật thì vẫn chưa
xảy ra hiện tượng xung đột vì khi các quan hệ pháp luật nảy sinh ở đâu thì
pháp luật ở đấy sẽ được dụng để điều chỉnh, mà không có hiện tượng nhiều hệ
thống pháp luật cùng được áp dụng. Do đó, để hiện tượng xung đột pháp luật
xảy ra thì phải có những lý khác như được trình bày dưới đây.
- Do đối tượng điều chỉnh có yếu tố nước ngoài
Các quan hệ có yếu đối nước ngoài luôn liên quan đến hai hay nhiều hệ thống
pháp luật. Các hệ thống pháp luật trong tư pháp quốc tế bình đẳng với nhau
nên đều có thể cùng được sử dụng để điều chỉnh quan hệ, do đó phát sinh ra
xung đột.
- Nguyên nhân chủ quan
Có sự thừa nhận khả năng áp dụng nước ngoài của nhà nước
Các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nếu phát sinh sẽ xảy ra hiện tượng
xung đột pháp luật. Do các chủ thể của quan hệ này là các người dân, họ có
quyền bình đẳng với nhau. Do đó đặt ra vấn đề bình đẳng trong luật pháp
giữa các nước, khi liên quan đến nhiều quốc gia thì hệ thống pháp luật tương
ứng sẽ được xem xét để áp dụng, dẫn đến xung đột pháp luật. Đặc trưng của
quan hệ dân sự không xâm phạm đến những gì nghiêm trọng như quan hệ
hình sự hay quan hệ hành chính nên các quốc gia đều thừa nhận áp dụng
pháp luật nước khác nếu tuân thủ một số điều kiện nhất định.
Vậy, các quan hệ tư pháp quốc tế nảy sinh đa phần làm phát sinh các điều
kiện khách quan dẫn đến xuất hiện hiện tượng xung đột pháp luật. Một yếu tố
nữa là do bản chất của quan hệ dân sự không quá nghiêm trọng nên nhà nước
(mang yếu tố chủ quan) thừa nhận, cho phép áp dụng pháp luật nước ngoài.
Hai yếu tố này là điều kiện cần và đủ để hiện tượng xung đột pháp luật tồn tại
trong tư pháp quốc tế.
| 1/3

Preview text:

ĐẠI HỌC HUẾ
VIỆN ĐÀO TẠO MỞ VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
ĐỀ BÀI KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN TƯ PHÁP QUỐC TẾ
Dùng cho ngành: Luật
Lưu ý: Sinh viên chọn 1 trong 5 câu sau để làm bài.
Câu 1: Hãy cho biết định nghĩa của hiện tượng xung đột pháp luật trong Tư pháp
quốc tế và nguyên nhân của hiện tượng này.
Câu 2: Hãy cho biết các phương pháp giải quyết xung đột pháp luật và ưu nhược
điểm của những biện pháp này.
Câu 3: Hãy cho biết đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế là gì? Cho 3 ví dụ minh họa.
Câu 4: Hãy cho biết sự cần thiết của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong Tư pháp quốc tế.
Câu 5: Hãy cho biết hiện tượng lẩn tránh pháp luật là gì? Cho ví dụ minh họa. Câu 1: - Định nghĩa :
Xung đột pháp luật là hiện tượng có hai hay nhiều hệ thống pháp
luật cùng điều chỉnh một quan hệ tư pháp quốc tế cụ thể, do có sự khác
nhau giữa pháp luật của các quốc gia hoặc do tính chất đặc thù của chính
đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế
Nguyên nhân:
- Do pháp luật của các nước có sự khác nhau
Nhà nước xây dựng pháp luật dựa trên những điều kiện của nước mình như
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,… Những yếu tố này làm cho pháp luật của
mỗi quốc gia là khác nhau.

Các quốc gia đều tồn tại dựa vào nền kinh tế nhất định và chế độ sở hữu
tương ứng. Chế độ sở hữu là một bộ phận của cơ sở hạ tầng và có mối quan hệ
với kiến trúc thượng tầng mà pháp luật là một cấu thành quan trọng. Do vậy
pháp luật cũng phải được hình thành để phản ánh phù hợp và tương xứng với chế độ sở hữu.

Trình độ phát triển của các nước cũng ảnh hưởng đến cách giải thích và áp
dụng pháp luật dẫn đến gây ra sự khác nhau. Một nguyên nhân cũng không
kém phần quan trọng khác dẫn đến sự khác nhau giữa các hệ thống luật là
tập quán, truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng,…

Tuy nhiên, nếu chỉ có sự khác nhau giữ các hệ thống pháp luật thì vẫn chưa
xảy ra hiện tượng xung đột vì khi các quan hệ pháp luật nảy sinh ở đâu thì
pháp luật ở đấy sẽ được dụng để điều chỉnh, mà không có hiện tượng nhiều hệ
thống pháp luật cùng được áp dụng. Do đó, để hiện tượng xung đột pháp luật
xảy ra thì phải có những lý khác như được trình bày dưới đây.

- Do đối tượng điều chỉnh có yếu tố nước ngoài
Các quan hệ có yếu đối nước ngoài luôn liên quan đến hai hay nhiều hệ thống
pháp luật. Các hệ thống pháp luật trong tư pháp quốc tế bình đẳng với nhau
nên đều có thể cùng được sử dụng để điều chỉnh quan hệ, do đó phát sinh ra xung đột.

- Nguyên nhân chủ quan
Có sự thừa nhận khả năng áp dụng nước ngoài của nhà nước
Các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nếu phát sinh sẽ xảy ra hiện tượng
xung đột pháp luật. Do các chủ thể của quan hệ này là các người dân, họ có
quyền bình đẳng với nhau. Do đó đặt ra vấn đề bình đẳng trong luật pháp
giữa các nước, khi liên quan đến nhiều quốc gia thì hệ thống pháp luật tương
ứng sẽ được xem xét để áp dụng, dẫn đến xung đột pháp luật. Đặc trưng của
quan hệ dân sự không xâm phạm đến những gì nghiêm trọng như quan hệ
hình sự hay quan hệ hành chính nên các quốc gia đều thừa nhận áp dụng
pháp luật nước khác nếu tuân thủ một số điều kiện nhất định.

Vậy, các quan hệ tư pháp quốc tế nảy sinh đa phần làm phát sinh các điều
kiện khách quan dẫn đến xuất hiện hiện tượng xung đột pháp luật. Một yếu tố
nữa là do bản chất của quan hệ dân sự không quá nghiêm trọng nên nhà nước
(mang yếu tố chủ quan) thừa nhận, cho phép áp dụng pháp luật nước ngoài.
Hai yếu tố này là điều kiện cần và đủ để hiện tượng xung đột pháp luật tồn tại
trong tư pháp quốc tế.