-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề kiểm tra tự luận Triết học Mác-Lenin | Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội
Đề kiểm tra tự luận Triết học Mác-Lenin. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 7 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học mác - lênin (THML11)
Trường: Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 41967345
ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN – Triết học Mac-LeNin
Đề 1: Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức; ý nghĩa
phương pháp luận và liên hệ với thực tế đổi mới kinh tế ở Việt Nam hiện nay. Lời giải
Để phân tích được mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức,
trước tiên em xin nếu ra khái niệm của vật chất và ý thức: * Khái niệm: -
Vật chất: Theo định nghĩa của Lê Nin thì vật chất là phạm trù
triết học được dùng để chỉ một thực tại khách quan được đem lại cho
con người cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn
tại mà không lệ thuộc vào cảm giác. -
Ý thức: là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc
con người và có sự cải biến, sáng tạo.
1. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, vật chất và ý thức có mối quan
hệ biện chứng, trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác
động tích cực trở lại vật chất.
1.a Vật chất quyết định ý thức.
Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức. Vật
chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức nên vật chất là cái có trước, là tính thứ
- Vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức nên vật
chất là cái có trước, là tính thứ nhất. Ý thức chỉ là hình thức phản ánh
của vật chất vào trong bộ óc con người nên ý thức là cái có sau, là tính thứ hai. •
Phải có sự vận động của vật chất trong tự nhiên (bộ óc người và thế giới khách quan)
- Phải có sự vận động của vật chất trong tự nhiên (bộ óc
người và thế giới khách quan) và vật chất trong xã hội (lao động và
ngôn ngữ) thì mới có sự ra đời ý thức. •
Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức. lOMoARcPSD| 41967345 -
Dưới bất kỳ hình thức nào, ý thức đều là phản ánh
hiện thực khách quan. Nội dung của ý thức là kết quả của
sự phản ánh hiện thực khách quan trong đầu óc con người. -
Sự phát triển của hoạt động thực tiễn là động lực
mạnh mẽ nhất quyết định tính phong phú và độ sâu sắc nội
dung của ý thức con người qua các thế hệ. •
Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức. •
Bản chất của ý thức là phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan, tức là thế
- Bản chất của ý thức là phản ánh tích cực, sáng tạo hiện
thực khách quan, tức là giới vật chất được dịch chuyển vào bộ óc con
người và được cải biên trong đó. Vậy nên vật chất là cơ sở để hình
thành bản chất của ý thức. •
Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức. •
Mọi sự tồn tại, phát triển của ý thức đều gắn liền với sự biến
đổi của vật chất. Vật
- Mọi sự tồn tại, phát triển của ý thức đều gắn liền với sự
biến đổi của vật chất. Vật chất thay đổi thì ý thức cũng phải thay đổi theo. •
Vật chất luôn vận động và biến đổi nên con người cũng ngày càng phát triển cả về
- Vật chất luôn vận động và biến đổi nên con người cũng
ngày càng phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, thì dĩ nhiên ý thức
cũng phát triển cả về nội dung và hình thức phản ánh. •
Ví dụ: Tục ngữ có câu “có thực mới vực được đạo”, nghĩa là
có ăn uống đầy đủ thì
Ví dụ: Tục ngữ có câu “có thực mới vực được đạo”, nghĩa
là có ăn uống đầy đủ thì mới có sức để đi theo đạo, hoàn cảnh sẽ
quyết định lối suy nghĩ, đời sống vật chất phải được đáp ứng thì
chúng ta mới hướng tới đời sống tinh thần. Điều này đã chứng minh
cho quan niệm vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức. lOMoARcPSD| 41967345
1.b Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất. •
Thứ nhất, tính độc lập tương đối của ý thức thể hiện ở chỗ ý
thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào trong đầu óc con
người nhưng khi đã ra đời thì ý thức có “đời sống” riêng, không
lệ thuộc máy móc vào vật chất mà tác động trở lại thế giới vật chất. •
Thứ hai, sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông
qua hoạt động thực tiễn của con người. Nhờ hoạt động thực
tiễn, ý thức có thể làm biến đổi những điều kiện, hoàn cảnh
vật chất để phục vụ cho cuộc sống con người. •
Thứ ba, vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ chỉ đạo hoạt động,
hành động của con người, nó có thể quyết định làm cho hoạt
động của con người đúng hay sai, thành công hay thất bại. Ý
thức không trực tiếp tạo ra hay làm thay đổi thế giới mà nó
trang bị cho con người tri thức về hiện tượng khách quan để
con người xác định mục tiêu, kế hoạch, hành động nên làm.
Sự tác động của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng:
Tích cực: Khi phản ánh đúng đắn hiện thực, ý
thức sẽ là động lực thúc đẩy vật chất
* Tích cực: Khi phản ánh đúng đắn hiện thực, ý thức sẽ là
động lực thúc đẩy vật chất phát triển. •
Tiêu cực: Khi phản ánh sai lạc hiện thực, ý thức có thể kìm
hãm sự phát triển của vật
* Tiêu cực: Khi phản ánh sai lạc hiện thực, ý thức có thể
kìm hãm sự phát triển của vật chất. •
Thứ tư, xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng
to lớn, nhất là trong thời đại ngày nay, khi mà tri thức khoa
học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. •
Tính năng động, sáng tạo của ý thức mặc dù rất to lớn nhưng
không thể vượt quá tính quy định của những tiền đề vật chất
đã xác định, phải dựa vào các điều kiện khách quan và năng
lực chủ quan của các chủ thể hoạt động. •
Ví dụ: Có nhận thức đúng đắn về thực tế kinh tế đất nước, từ
sau Đại hội VI, Đảng ta lOMoARcPSD| 41967345
Ví dụ: Có nhận thức đúng đắn về thực tế kinh tế đất nước, từ sau
Đại hội VI, Đảng ta chuyển nền kinh tế tự cung, quan liêu sang nền
kinh tế thị trường để phát triển đất nước như hôm nay. Điều này cho
thấy ý thức đã phản ánh được thực tiễn và đưa ra mục tiêu, phương
hướng để tác động lại vật chất, tạo sự phát triển cho vật chất. 2.
Ý nghĩa phương pháp luận từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
• Tôn trọng tính khách quan kết hợp với phát huy tính năng động
chủ quan. Mọi nhận thức, hành động, chủ trương, đường lối, kế
hoạch, mục tiêu đều phải xuất phát từ thực tế khách quan, từ
những điều kiện, tiền đề vật chất hiện có. Cần phải tránh chủ
nghĩa chủ quan, bệnh chủ quan duy ý chí. Không được lấy tình
cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược và sách lược cách mạng.
• Phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai
trò của nhân tố con người, chống tư tưởng, thái độ thụ động, ỷ
lại, ngồi chờ, bảo thủ, trì trệ, thiếu tính sáng tạo. Điều này đòi
hỏi con người phải coi trọng ý thức, coi trọng vai trò của tri
thức, phải tích cực học tập, nghiên cứu khoa học, đồng thời phải
tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý chí, nghị lực của bản thân.
• Phải nhận thức và giải quyết đúng đắn các mối quan hệ lợi ích,
kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, xã hội dựa
trên thái độ khách quan. 3.
Ý nghĩa phương pháp luận với thực tế đổi mới kinh tế ở Việt Nam hiện nay.
Nền kinh tế của mỗi nước là cơ sở để nước đó thực hiện những chủ
trương, biện pháp trong việc quản lí, đề ra những chiến lược phát
triển kinh tế, chiến lược phát triển quân đội để đảm bảo trật tự an
ninh và chủ quyền quốc gia. Căn cứ vào thực trạng của nền kinh tế,
các tư tưởng và chính sách đổi mới phát triển kinh tế được đưa ra phù hợp và
hiệu quả nhằm đem lại lợi ích kinh tế cao cho xã hội, cũng đồng thời
cho nhân dân. Tác dụng ngược trở lại, thể chế chính trị (ý thức) của
một nước cũng rất quan trọng trong việc xây dựng đất nước. lOMoARcPSD| 41967345
Chính trị ổn định là điều kiện tốt, tạo không khí yên ấm, thoải mái
và tự do để mọi người, nhà nhà, các công ty, các tổ chức, hoạt động
trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội cống hiến và phát huy khả năng của
mình để đem lại lợi ích cho bản thân mình và lợi ích cho xã hội.
Nguyên lý triết học Mác – Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa vật
chất và ý thức đòi hỏi chúng ta phải xem xét tình hình các sự vật (Ở
đây là nền kinh tế ) từ thực tế khách quan, tránh chủ nghĩa chủ quan,
duy ý trí, đồng thời phát huy vai trò năng động sáng tạo của ý thức,
phát huy nỗ lực chủ quan của con người (như hoạt động kinh tế của
nước ta, trong công cuộc đổi mới do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi
xướng đã chú trọng đến việc đề cao yếu tố con người, làm cho ý thức
thay đổi mới thâm nhập vào các cơ sở kinh tế, vào đông đảo quần chúng).
Như chúng ta đã biết, sau khi giải phóng Miền Nam thống nhất đất
nước, nền kinh tế miền Bắc còn nhiều nhược điểm. Cơ sở vật chất kỹ
thuật yếu kém, cơ cấu kinh tế nhiều mặt mất cân đối, năng suất lao
động thấp, sản xuất chưa bảo đảm nhu cầu đời sống, sản xuất nông
nghiệp chưa cung cấp đủ thực phẩm cho nhân dân, nguyên liệu cho
công nghiệp, hàng hoá cho xuất khẩu. Mặt khác nền kinh tế miền Bắc
còn bị chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ tàn
phá nặng nề. Ở miền Nam, sau 20 năm chiến tranh, nền kinh tế bị
đảo lộn và suy sụp, nông nghiệp nhiều vùng hoang hoá, lạm phát trầm trọng…
Từ năm 1976 tới nay, trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã nhận định: “Trong cách mạng
xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã có nhiều cố gắng nghiên cứu, tìm tòi,
xây dựng đường lối, xác định đúng mục tiêu và phương hướng xã hội
chủ nghĩa. Đảng ta liên tục đưa ra các chủ trương chính sách để khắc
phục - ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân.
Trải qua nhiều khó khăn và nhiều lần đổi mới chủ trương chính sách.
Hiện nay tình hình chính trị của đất nước ổn định, nền kinh tế có
những chuyển biến tích cực. Cụ thể, nền kinh tế thị trường ở nước ta
đã trở nên hiện đại, hội nhập quốc tế và đảm bảo định hướng xã hội
chủ nghĩa. Đó là nền kinh tế có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành
phần; có sự phát triển đầy đủ, đồng bộ các loại thị trường, thị trường
trong nước gắn kết với thị trường quốc tế. Thị trường đã phát huy vai lOMoARcPSD| 41967345
trò trong việc xác định giá cả, phân bổ nguồn lực, điều tiết sản xuất
và lưu thông hàng hóa; nền kinh tế đã vận hành theo các quy luật của
một nền kinh tế thị trường.
Năm 2023, ta có thể thấy kinh tế Việt Nam đang đạt mức tăng
trưởng cao, dịch bệnh được kiểm soát tạo điều kiện thuận lợi để phục
hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, lạm phát
được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm trong bối cảnh nhiều
khó, sức ép. Hoạt động sản xuất, kinh doanh phục hồi mạnh. Đầu tư
trực tiếp từ nước ngoài tiếp tục tăng. Các công tác đấu tranh phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh.
Trong khi tình hình thế giới vẫn có nhiều rủi ro, thách thức. Trong
nước còn những khó khăn, có những tồn đọng kéo dài, trong khi sức
chống chịu và khả năng thích ứng của nền kinh tế còn hạn chế. Nếu
các vấn đề không được giải quyết triệt để thì tình hình đất nước sẽ
diễn biến phức tạp, cần có những giải pháp cần thiết để khắc phục khó
khăn, xây dựng một nền kinh tế sáng tạo.
Như vậy, rõ ràng Đảng cộng sản Việt Nam ngày càng vận dụng đúng
đắn phương pháp luận duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật
chất và ý thức vào công cuộc đổi mới, tiến hành đổi mới kinh tế
trước để tạo điều kiện đổi mới trong lĩnh vực chính trị. Để có những
chủ trương và biện pháp giải quyết Đảng ta đã dự đoán những thách
thức lớn và những cơ hội lớn trong thời gian tới, từ đó đề ra những
nhiệm vụ chủ yếu: thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện chính sách nhất
quán phát triển kinh tế nhiều thành phần, xây dựng đồng bộ cơ chế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng của xã hội
chủ nghĩa, chăm lo các vấn đề văn hoá – xã hội, đảm bảo quốc phòng
và an ninh, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do
dân và vì dân, đổi mới chỉnh đốn Đảng, củng cố mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân.
Xuất phát từ tình hình nói trên và căn cứ vào cương lĩnh của Đảng,
cần tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa
xã hội và bảo vệ tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng nước ta
thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ
cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ lOMoARcPSD| 41967345
phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao,
quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là sự nghiệp rất khó và phức
tạp, có thể coi nó như một công cuộc kháng chiến trường kỳ của
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Những diễn biến phức tạp của tình
hình thế giới, những biến động nhiều của đất nước ta trong quá trình
đổi mới toàn diện xã hội càng đòi hỏi Đảng và nhà nước ta phải kiên
trì, kiên định, giữ vững lòng tin, quyết tâm khắc phục khó khăn đồng
thời phải tỉnh táo, thông minh nhạy bén để thích ứng kịp thời với
tình hình thực tế biến đổi từng ngày, từng giờ.