Đề ôn triết học Mác - Lênin | Trường đại học Điện Lực
Đề ôn triết học Mác - Lênin | Trường đại học Điện Lực được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -lenin (THML)
Trường: Đại học Điện lực
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
A LỜI MỞ ĐẨU
Giá trị của một học thuyết, một tư tưởng là ở tính định hướng khoa học và sự vận
dụng của nó vào trong hoạt động thực tiễn, giúp con người vươn lên làm chủ tự
nhiên xã hội và bản thân mình. Triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập thuộc
loại học thuyết như vậy.Trong “Luận cương về Phơbác” C.Mác đã nhấn mạnh ý
nghĩa cải tạo thế giới của triết học mới, khác với các học thuyết trước đây chỉ dừng
lại ở “giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau”.
Triết học Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX, xuất phát từ tiền đề kinh tế
chính trị xã hội, các tiền đề khoa học tự nhiên, và các tiền đề lý luận. Cần khẳng định
rằng triết học Mác cũng như mọi triết học, không thể xuất hiện một cách tự phát. Để
nó xuất hiện dược, cần có một khối lượng không lồ công việc khoa học, sự hoạt
động thường xuyên, đầy trách nhiệm với cường độ cao của tư duy nghiên cứu, sự
nắm vững về mặt lý luận, những thành quả mang tính thời đại của khoa học, và kinh
nghiệm đấu tranh giai cấp. Bước ngoặc cách mạng trong triết học gắn liền một cách
biện chứng với việc khai thác các thành tựu của tư duy lý luận về văn hóa của quá
khứ, cũng như những truyền thống tốt đẹp nhất. Thành tựu của tư tưởng thời trước,
trong đó có triết học hàm chứa nhiều vấn đề đòi hỏi phải được giải đáp theo tinh thần
đó, cũng khai phá những hạt nhân hợp lý, mà các thế hệ trước để lại cho thời đại sau,
biến những hạt nhân ấy thành các yếu tố tích cực trong điều kiện lịch sử mới. Như
vậy C.Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng học thuyết của mình trên mảnh đất hiện
thực, nhưng đó không phải là mảnh đất hoàn toàn tách biệt, mà nó được vun xới,
khai thác từ những thế hệ đã Và chính qua. mảnh đất hiện thực đó được hình thành
từ những tiền đề (các yếu tố tạo nên khả năng) có tính khoa học lịch sử như vậy nên nó mang tính khách quan
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển mới có nhiều thuận lợi nhưng cũng
không ít khó khăn, thời đan xen cơ hội và thách thức. Quá trình công nghiệp hóa
hiện đại hóa đòi hỏi đào tạo nguồn nhân lực có trí tuệ cao là bản lĩnh chính trị vững
vàng nhất là nguồn nhân lực trẻ. Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ IX của Dảng
Cộng Sản Việt Nam vạch rõ rằng đối với thế hệ trẻ cần “chăm lo giáo dục, bồi
dưỡng, đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa,
sức khỏe, nghề nghiệp, giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sáng tạo, phát huy
vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc”. Để thực hiện tốt
nhiệm vụ ấy, một trong những điều cần thiết căn bản là định hướng thế giới quan và
phương pháp luận, vạch ra những mục tiêu lý tưởng, tạo dựng một tinh thần lành
mạnh cho thế hệ hệ trẻ. Nên hôm nay em xin phép được phân tích đề tài: “Phân tích
cặp phạm trù khả năng và hiện thực. Vận dụng vào vấn đề khởi nghiệp của sinh viên hiện nay” B.PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Phạm trù thực tiễn
1.1.1. Định nghĩa Ó
Thực tiễn, theo tiêng Hy Lạp cổ là Practica, có nghĩa là hoạt động tích cực.
Các nhà triết học duy tâm cho rằng, hoạt động nhận thức, hoạt động của ý thức, hoạt
động của tinh thần nói chung là hoạt động thực tiễn. Hêghen - nhà triết học duy tâm
khách quan điển hỉnh người Đức cho rằng, “hoạt động có ý chí của ý niệm”, hoạt
động của tinh thần thế giới “tha hóa” thành giới tự nhiên, xã hội, lịch sử, con người
là thực tiễn - tức hoạt động tinh thần là hoạt động thực tiễn. Trong Bút ký triết học,
V.I.Lênin đã chỉ rõ: “Đối với Hê-ghen, hành động, thực tiễn là một “suy lý” lô-gích,
một hình tượng lô-gích”1. Suy lý lô-gich là hoạt động tư duy, hoạt động tinh thần nói
chung. Do vậy, đây là quan niệm duy tâm về thực tiễn. Các nhà triết học tôn giáo cho
rằng, hoạt dộng sáng tạo ra vũ trụ của thượng đế, của những lực lượng siêu nhiên là
hoạt động thực tiễn. Trước khi triết học Mác ra đời, các nhà triết học duy vật đã có
nhiều đóng góp cho quan điểm duy vật về nhận thức. Tuy nhiên, chưa một đại biểu
duy vật nào trước Mác hiểu đúng bản chất của thực tiễn cũng như vai trò của thực
tiễn đối với nhận thức. Do vậy, chủ nghĩa duy vật của họ còn mang tính trực quan.
Nhà triết học duy vật người Pháp thê kỷ XVIII, Điđờrô (1713-Ị784) đã thấy được vai
trò to lớn của thực nghiệm khoa học đối với nhận thức và coi thực nghiệm khoa học
là thực tiễn. Đây là quan niệm đúng, nhưng chưa đầy đủ, chưa thực sự khoa học,
chưa bao quát hết các hình thức của hoạt động thực tiễn. Nhà triết học duy vật lỗi lạc
trước Mác người Đức là Phoiơbắẹ cũng “chỉ coi hoạt động lý luận là hoạt động đích
thực của con người, còn thực tiễn chỉ được ông xem xét và xác định trong hình thức
biểu hiện Do Thái bẩn thỉu của nó mà thôi”1 2. Không phải ngẫu nhiên mà trong luận
đề so 1 của Luận cương về Phoiơbẳc, C.Mác viết: “Khuyết điểm chủ yếu của toàn
bộ chủ nghĩa duy vật từ trước đến nay - kể cả chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc - là sự
vật, hiện thực, cái cảm giác được, chỉ được nhận thức dưới hình thức khách thể hay
hình thức trực quan, chứ
không được nhận thức là hoạt động cảm giác của con
người, là thực tiễn, không được nhận thức về mặt chủ quan”1. Chính vì vậy, cũng
trong Luận cương về Phoiơbẳc, C.Mác tiếp tục khẳng định: “Điểm cao nhất mà chủ
nghĩa duy vật trực
quan, tức là chủ nghĩa duy vật không quan niệm tính cảm giác là
hoạt động thực tiễn, vươn tới được là sự trực quan về những cá nhân riêng biệt trong
“xã hội công dân””2. Các nhà triết học thực dụng đã quan tâm nhiều tới hoạt động
thực tiễn của con người, tuy nhiên, thực tiễn được họ hiểu là phản ứng của con người
trước hoàn cảnh một cách hiệu quả nhất. Hệ quả là đề phản úng một cách hiệu quả
trước hoàn cảnh, con người không cần quan tâm tới chân lý hay sai lầm, thiện hay
không thiện, đẹp hay không đẹp, mà chỉ cần quan tâm tới hiệu quả hay không hiệu
quả. Quan niệm này dễ dẫn tới việc lấy mục tiêu biện hộ cho hành động, dễ dẫn tới 1 2 Ó chủ nghĩa thực dụng.
Ke thừa những yếu tố hợp lý và khắc phục những hạn chế trong quan niệm về
thực tiễn của các nhà triết học trước đó trong lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa
ra một quan điểm đúng đẳn, khoa học về thực tiễn cũng như vai trò của thực tiễn đối
với nhận thức. Với việc đưa phạm trù thực tiễn vào lý luận nhận thức, C.Mác và
Ph.Ăngghen đã làm cho triết học của các ông hơn hẳn về chất so với toàn bộ các
trường phái triết học khác.
Hồ Chí Minh trong các bài viết, bài nói chuyện của minh để cán bộ và nhân
dân dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng thường sử dụng hai khái niệm thực tiễn và thực tế
với nội hàm gần giống nhau. Thực tế, được Hồ Chí Minh hiểu rất rộng: “Thực tế là
các vấn đê mình phải giải quyết, là mâu thuẫn của sự vật. Chúng ta ỉà những người
cán bộ cách mạng thực tế là những vấn đề mà cách mạng đề ra cho ta giải quyết.
Thực té bao gồm rất rộng. Nó bao gồm kinh nghiệm công tác và tư tưởng của cá
nhân, chính sách và đường lối của Đảng, kỉnh nghiệm lịch sử của Đảng cho đến các
vấn đề trong nước và trên thế giới”1. Như vậy, thực tế là tất cả những gì tồn tại thực
bao gồm cả các vấn đề phải giải quyết, cả tư tưởng, cả chính sách,v.v.. Điều này
hoàn toàn phù hợp với quan điểm triết học Mác-Lênin về thực tế. Thực tế với nghĩa
được Hồ Chí Minh hiểu như trên thì rộng hơn thực tiễn, nhưng không đối lập với
thực tiễn. Chính vì vậy, khi đề cập đến sự thống nhất giữa lý luận yà thực tiễn thì Hồ
Chí Minh luôn sử dụng khái niệm thực tiễn mà không bao giờ sử đụng khái niệm
thực tế. Nhưng khi diễn đạt sự vận dụng lý luận vào thực tiễn hay giải thích nguyên
tắc này thì Người thường dùng khái niệm thực tế. Điều này chứng tỏ, Hồ Chí Minh
phân biệt rất rõ hai khái niệm này và không coi chúng là đồng nhất, là một. Tuy
nhiên, khi cần tuyên truyền để dễ hiểu, dễ nhớ và để phù hợp với trinh độ của quần
chúng nhân dân Người dừng khái niệm thực tế3 4.
Tóm lại, theo quan điểm của triết học Mác-Lếnin, thực tiễn ỉà toàn bộ những
hoạt động vật chất - cảm tinh, có tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
1.1.2. Đặc trưng của thực tiễn
Từ quan niệm về thực tiễn trên của triết học Mác-Lênin, có thể thấy, nếu xem
xét thực tiễn theo chiều ngang thì thực tiễn gồm những đặc trưng sau:
Thứ nhất, thực tiễn không phải là toàn bộ hoạt động của con người mà chỉ là
những hoạt động vật chất - cảm tính, như lời của
3Hồồ Chí Minh: Tỡíbí Nxb.Chính trị quồốc gia Sự th t, H.2011, t.ll, tr ậ .96.
4Xem Hồồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính tr quồốc gia S ị th ự t, H.2011, t.6, tr ậ .496- 497; t.8, tr.496. Ó A.
Mác, đó là những hoạt động vật chất cảm giác được. Nghĩa là, con người có
thể quan sát trực quan được các hoạt động vật chất này. Hoạt động vật chất - cảm
tính là những hoạt động mà con người phải sử dụng lực lượng vật chất, công cụ vật
chất tác động vào các đối tượng vật chất để làm biến đổi chúng. Trên cơ sở đó, con
người mới làm biến đổi được thê giới khách quan và biến đổi chính bản thân mình.
Thứ hai, thực tiễn là những hoạt động mang tính lịch sử - xã hội của con
người. Nghĩa là, thực tiễn là hoạt động chỉ diễn ra trong xã hội, với sự tham gia của
đông đảo người trong xã hội. Trong thực tiên, con người truyền lại cho nhau những
kinh nghiệm thực tiễn từ thế hệ này qua thế hệ khác. Cũng vì vậy, thực tiễn luôn bị
giới hạn bởi những điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể. Đồng thời, thực tiễn cũng trải
qua các giai đoạn lịch sử phát triển cụ thể.
Thứ ba, thực tiễn là hoạt động có tính mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã
hội phục vụ nhân loại tiến bộ. Khác với hoạt động có tính bản năng, tự phát của động
vật nhằm thích nghi thụ động với thế giới, con người bằng và thông qua thực tiễn,
chủ động tác động cải tạo thế giới để thỏa mãn nhu cầu của mình, thích nghi một
cách chủ động, tích cực với thế giới. Như vậy, nói tới thực tiễn là nói tới hoạt động
có tính tự giác cao của con người, khác với hoạt động bản năng thụ động của động vật.
Nếu cắt theo chiều dọc, thực tiễn bao giờ cũng bao gồm mục đích, phương
tiện và kết quả. Mục đích được nảy sinh từ nhu cầu và lợi ích, nhu cầu xét đến cùng
được nảy sinh từ điều kiện khách quan. Lợi ích chính là cái thỏa mãn nhu cầu. Để
đạt mục đích, con người trong hoạt động cải tạo thế giới khách quan phải lựa chọn
phương tiện, công cụ để thực hiện. Kết quả phụ thuộc vào nhiều nhân tố nhưng trước
hết là phụ thuộc vào mục đích đặt ra và phương tiện mà con người sử dụng để thực hiện mục đích.
Dù xem xét theo chiều dọc hay chiều ngang thì thực tiên là hoạt động thể hiện
tính mục đích, tính tự giác cao của cọn người, chủ động tác động làm biến đổi tự
nhiên, xã hội, phục vụ con người, khác với những hoạt động mang tính bản năng thụ
động của động vật, nhằm thích nghi với hoàn cảnh. Rõ ràng, thực tiễn là hoạt động
cơ bản, phổ biến của con người và xã hội loài người, là phương thức cơ bản của mối
quan hệ giữa con người với thế giới. Nghĩa là, con người quan hệ với thê giới bằng
và thông qua thực tiễn. Không có thực tiễn thì bản thân con người và xã hội loài
người không thể tồn tại và phát triển.
1.2. Phạm trù lý luận 1.2.1. Định nghĩa
Con người muốn cải tạo được thê giới cần phải có những hiểu biết về nó, Ó
nhưng những hiểu biết ấy không có sẵn trong con người. Muốn có hiểu biết (tri
thức), con người phải tác động vào thế giói khách quan bằng và thông qua thực tiễn.
Trên cơ sở đó, con người tích lũy được những tri thức kinh nghiệm, nhưng tri thức
kinh nghiệm mới chỉ đem lại sự hiểu biết về từng mặt riêng lẻ, bề ngoài của sự vật.
Ph.Àngghen đã chỉ rõ: “Sự quan sát dựa vào kinh nghiệm tự nó không bao giờ có thể
chứng minh được đầy đủ tính tât yêu”1. Đê hiểu được tính tất yểu, bản chất của sự
vật, con người phải khái quát những tri thức kinh nghiệm thành lý luận. Trên thực tế,
C.Mác và Ph.Ăngghen chưa đưa ra quan niệm về lý luận, Hồ Chí Minh trong các bài
viét, bài nói chuyện của mình đã đưa ra một số quan niệm về lý luận với những cách
diễn đạt cụ thể khác nhau. Trong tác phẩm Sửa đổi lổi làm
việc Hồ Chí Minh chỉ
dẫn: “Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh
đấu, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng rõ ràng, làm thành kết luận. Rồi lại đem nó
chứng minh với thực tế”5 6. Đồng thời, theo Người, “kinh nghiệm từ trước và kinh
nghiệm hiện nay gom góp, phân tích và kết luận những kinh nghiệm đó thành ra lý
luận”. Trong Diên văn Khai mạc lớp học lý luận khóa I của trường Nguyễn Ái Quốc
(nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) ngày 7-9-1957, Hồ Chí Minh
quan niệm “Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp
những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trtt lại trong quá trinh lịch sử”4. Còn “lý
luận của chủ nghĩa Mác-Lênin là sự tổng kết kinh nghiệm của phong trào công nhân
từ trước đến nay của tất cả các nước”1. Như vậy, Hồ Chí Minh quan niệm lý luận đã
bao hàm sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Bởi lẽ, lý luận phải được tổng kểt từ
kinh nghiệm thực tiễn. Không có kinh nghiệm thực tiễn, rõ ràng là không thể thể có
lý luận. Nhưng kinh nghiệm thực tiễn tự thân chúng chưa phải là lý luận. Những
kinh nghiệm thực tiễn này phải được tổng kết thành những kết luận mang tính khái
quát cao có vai trò chỉ đường, dẫn dắt cho thực tiễn. Điều quan trọng nữa, theo Hồ
Chí Minh là khi khái quát được những kết luận rồi thì phải đem lý luận “chứng minh
với thực tế”. Nghĩa là, lý luận phải được kiểm tra bởi thực tiễn, chứng minh bằng
thực tế. Đó mới là lý luận chân chính7 8.
Rõ ràng, lý luận được hình thành trên cơ sở khái quát kinh nghiệm thực tiễn,
nhưng không phải cứ có kinh nghiệm thực tiễn là có được lý luận. Lý luận được hình
thành thông qua hoạt động tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, khái quát lý luận của các
nhà lý luận. Vì vậy, lý luận không thể ra đời một cách tự phát và luôn phải được bổ
sung, hoàn thiện, phát triển bằng tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn mới, phong 5 6 7 8 Ó
phú bởi các nhà lý luận. Do tính độc lập tưong đối của mình, lý luận có thể phản ánh
vượt trước các dữ liệu thực tiễn. Nhưng xét đến cùng, lý luận không thể không dựa
trên cơ sở của kinh nghiệm thực tiễn.
Từ những chỉ dẫn của C.Mác, Ph.Ăngghen, Hồ Chí Minh có thể hiểu, lý luận
khoa học ỉà hệ thong những tri thức được khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn, phản
ánh những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, mang tính quy luật của các sự vật, hiện
tượng được biểu đạt bằng hệ thống nguyên lý, quy luật, phạm trù.
1.2.2. Đặc trưng của lý luận
Thứ nhất, lý luận có tính hệ thống, tính khái quát cao, tính ỉôgíc chặt chẽ. Bởi
lẽ, bản thân lý luận là hệ thống tri thức được khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn. Nó
khác với tri thức kinh nghiệm là loại tri thức mà nội dung cơ bản của nó là thu được
từ kinh nghiệm, từ quan sát và thực nghiệm khoa học. Cho nên tri thức kinh nghiệm
nhìn chung còn rời rạc, đã có tính hệ thống nhưng tính hệ thống chưa chặt chẽ. Tri
thức kinh nghiệm đã có tính khái quát nhưng chưa cao, chưa sâu sắc; tính khái quát
của tri thức kinh nghiệm còn ở trình độ thấp. Tính lôgíc của tri thức kinh nghiệm cũng còn hạn chế.
Thứ hai, cơ sở của lý luận là những tri thức kinh nghiệm thực tiễn. Không có
tri thức kinh nghiệm thực tiễn thì không có cơ sở để khái quát thành lý luận. Tuy
nhiên, không phải mọi tri thức kinh nghiệm đều có thể khái quát thành lý luận. Từ
những tri thức kinh nghiệm thông thường, vụn vặt, cục bộ không thể khái quát thành lý luận khoa học.
Thứ ba, lý luận có thể phản ánh được bản chất sự vật, hiện tữợng. Bởi vì, lý
luận phản ánh được mối liên hệ bản chất, tất nhiên, mang tính quy luật của sự vật,
hiện tượng. Khác với kinh nghiệm - mới phản ánh được từng mặt riêng lẻ, bề ngoài,
thậm chí còn mang tính ngẫu nhiên của sự vật.
Do có được những đặc trưng trên mà lý luận có phạm vi ứng dụng rộng hơn,
phổ biên hơn so với tri thức kinh nghiệm. Mặc dù, tri thức kinh nghiệm đóng vai trò
rất quan trọng trong đời sống thường ngày của con người, nhưng rõ ràng, vai trò của
tri thức kinh nghiệm bị hạn ché ở những giới hạn, phạm vi cụ thể xác định.
2.nội dung cặp phạm trù khả năng và hiện thực
Lý luận khoa học phải được hình thành trên cơ sở thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn,
bằng con đường tổng két thực tiễn, phản ánh đúng thực tiễn đó, nếu không lý luận đó
sẽ là lý luận suông, lý luận thuần tủy sách vở, xa rời cuộc sống dễ trở thành lý luận
ảo tưởng, không có căn cứ, giáo điều, kinh viện. Vì vậy, Chủ tịch Hô Chi Minh
thường nhắc nhở cán bộ, đảng viên: “Lý luận mà không áp dụng vào thực tế là lý Ó
luận suông”9. Bởi lẽ, thực tiễn có vai trò to lớn đối với lý luận. Điều này thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, thực tiễn là cơ sở, động lực của lý luận. Các hình thức thực tiễn của con
người, ngay từ đầu, đã bị quy định bởi nhu cầu sống, nhu cầu tồn tại. Muốn sống,
muốn tồn tại, con người phải sản xuất vật chất, cải tạo tự nhiên và xã hội, hoạt động
thực nghiệm khoa học. Như vậy, con người quan hệ với thế giới xung quanh bắt đầu
bằng và thông qua thực tiễn. Cũng chính bằng và thông qua thực tiễn, con người tác
động vào sự vật làm cho chứng bộc lộ thuộc tính, tính chất, quy luật của mình. Trên
cơ sở đó, con người mới có hiểu biết (tri thức) về sự vật và dần dần có cơ sở để khái
quát những hiểu biết (tri thức) này thành lý luận. Như vậy, chính thực tiễn đã cung
cấp “vật liệu” cho nhận thức, cho lý luận. Có thể nói, mọi tri thức của con người xét
đến cùng đều bắt nguồn từ thực tiễn. Nói khác đi, thực tiễn là cơ sở của nhận thức, của lý luận.
Thực tiễn còn là cơ sở đề ra nhu cầu, nhiệm vụ đòi hỏi con người trong đời sống của
mình phải giải quyết. Trên cơ sở đó thúc đẩy nhận thức, lý luận phát triển. Thực tiễn
còn quy định khuynh hướng phát triển của lý luận. Hơn nữa, thực tiễn luôn vận
động, biến đổi, phát triển, luôn đòi hỏi phải được khái quát, tổng kết để làm giàu
kinh nghiệm, phát triển lý luận, định hướng cho hoạt động thực tiễn tiếp theo. Vì thế,
thực tiễn luôn thúc đẩy cho sự ra đời của các ngành khoa học mớỉ, của các lý luận mới.
Thực tiễn đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đạt được rất nhiều thành tựu
nhưng cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần tổng kết để bổ sung lý luận về con đuờng
đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đại hội XI của Đảng đã đề ra nhiệm vụ: “Tăng
cường nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, làm sáng tỏ một số vấn đề về đảng cầm
quyền, về chủ nghĩa xã hội, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta và những
vấn đề mới nảy sinh trong quá trình đổi mới, không ngừng phát triển lý luận”1. Đại
hội XII của Đảng đề ra nhiệm vụ “đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu
lý luận, cung cấp các luận cứ khoa học, lý luận cho việc hoạch định, phát triển
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”10 11. Tiếp theo
tinh thần này, Đại hội XIII của Đảng đê ra nhiệm vụ “Đẩy mạnh tổng kết thực tiễn,
nghiên cứu lý luận, hoàn thiện hệ thống lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa
xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Gắn tổng kết thực tiễn,
nghiên cứu lý luận với định hướng chính sách”
Thực tiễn còn là cơ sở góp phần rèn luyện giác quan của con người, làm cho chủng
phát triển tỉnh tế hơn, hoàn thiện hơn. Trên cơ sở đó, giúp con người nhận thức hiệu
quả hơn, khái quát lý luận đúng đắn hơn. Thông qua thực tiễn, con người cũng cải
biến luôn chỉnh bản thân mình, phát triển năng lực, trí tuệ của minh. Ph.Ăngghen đã
viết: “...chính việc người ta biến đổi tự nhiên, chứ không phải chỉ một mình giới tự 9 10 11 Ó
nhiên, với tính cách giới tự nhiên, là cơ sở chủ yếu nhất và trực tiếp nhất của tư duy
con người, và trí tuệ con người đã phát triển song song với việc người ta đã học cải biến tự nhiên Ó
Thực tiễn còn là cơ sở chế tạo ra các công cụ, phương tiện, máy móc ho trợ con
người nhận thức hiệu quả hơn và khải quát lý luận đúng đắn hơn. Chính nhu cầu
chế tạo, cải tiến công cụ sản xuất cũng như công cụ, máy móc hỗ trợ con người,
thực tiễn đã thúc đẩy nhận thức, tư duy, lý luận và bản thân thực tiễn phát triển.
Như vậy, thực tiễn là cơ sở, động lực chủ yếu, trực tiếp của nhận thức, của lý luận.
Nhưng như thế không có nghĩa là mỗi người, mỗi thế hệ người đều phải lặp lại
những hoạt động thực tiễn giống nhau ban đầu để có được những tri thức giống
nhau. Mỗi người, mỗi thế hệ người có thể tiếp thu, kế thừa những kinh nghiệm và
tri thức của các thế hệ trước để bổ sung, phát triển làm giàu tri thức, lý luận của
mình. Nhung những tri thức, kinh nghiệm được tiếp thu, kế thừa này, xét đến cùng
đều trực tiếp, hoặc gián tiếp bắt nguồn từ thực tiễn.
Thứ hai, thực tiễn là mục đích của lý luận. Hoạt động nhận thức, lý luận của con
người ngay từ khi con người mới xuất hiện trên trái đất với tư cách là người đã bị
quy định bởi nhu cầu tồn tại, nhu cầu sống, nhu cầu thực tiễn của mình. Đe tồn tại,
để sống, con người phải tìm hiểu thế giới xung quanh để có những hiểu biết nhất
định về thế giới, trên cơ sở đó phải khái quát những hiểu biết của mình thành lý
luận để định hướng cho những nhu cầu này cũng như hoạt động của mình. Như
vậy, chính nhu cầu sống, nhu cầu sản xuất vật chất, cải tạo tự nhiên, xã hội buộc
con người phải tim hiểu, khám phá, nhận thức thế giới xung quanh. Nghĩa là, nhận
thức cửa con người ngay từ đầu đã bị quy định bởi nhu cầu thực tiễn. Nổi cách
khác, thực tiễn chỉnh là mục đích của nhận thức, của lý luận. Lịch sử phát triển của
nhân loại đã chứng tỏ, không có nhận thức vị nhận thức, không có lý luận vị lý
luận, chỉ có nhận thức vị thực tiễn, lý luận vị thực tiễn.Những tri thức - kết quả của
nhận thức, những lý luận - kết quả của khái quát hóa kỉnh nghiệm thực tiễn chỉ có
giá trị, có ý nghĩa đích thực khi được vận dụng vào thực tiễn, phục vụ thực tiễn, cụ
thể là vận dụng vào sản xuất vật chất, cải tạo chính trị-xã hội, vào thực nghiệm
khoa học phục vụ nhân loại tiến bộ. Nói khác đi, thước đo đánh giá giá trị của lý
luận, của nhận thức chính là thực tiễn. Nếu nhận thức, lý luận không vì thực tiễn,
không nhằm phục vụ, soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn mà vì chủ nghĩa cá
nhân, chủ nghĩa thành tích, chủ nghĩa hình thức,v.v.. thì nhất định sẽ mất phương hướng, phải trả giá.
Thứ ba, thực tiễn là tiêu chuẩn đánh giả sự đủng, saí của lý luận. Tri thức của con
người là kết quả của quá trình nhận thức. Tri thức ấy có thể phản ánh đứng hoặc
không đúng hiện thực khách quan. Theo triết học Mác-Lênin, chân lý không phải
bao giờ cũng thuộc về số đông. Chân lý cũng không phải là cái gì đó hiển nhiên.
Chân lý cũng không phải chỉ là cái có ích, có lợi. Theo triết học Mác-Lênin, chân
lý là trì thức phản ánh đúng đẳn hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm
nghiệm. Chỉ có thực tiễn mới là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để khẳng định
chân lý, bác bỏ sai lầm. Như ở trên đã khẳng định, dù tồn tại dưới hình thức nào thì
thực tiễn đều là những hoạt động vật chất - cảm tính. Chính bằng và thông qua
những hoạt động vật chất - cảm tính này con người mới có những hiểu biết về sự
vật, hiện tượng. Con người có được những hiểu biết về thế giới thông qua thực
tiễn. Đo vậy, cũng chỉ có thông qua hoạt động vật chất - cảm tính con người mới
chứng minh được những tri thức - sự hiểu biết mà mình có được là chân lý hay là
sai lầm. Hơn nữa, chỉ có thông qua thực tiễn, con người mới “vật chất hóa” được
tri thức, “hiện thực hóa được tư tưởng”. Trong quá trình “vật chất hóa” tri thức,
“hiện thực hóa tư tưởng” đó, con người mới khẳng định được chân lý, bác bỏ được
sai lầm. Cho nên, C.Mác trong Luận cương về Phoỉơbắc đã khẳng định: “Vấn đề
tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan không, hoàn
toàn không phải là một vấn đề lý luận mà là vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn
mà con người phải chứng minh chân lý, nghĩa là chúng minh tỉnh hiện thực và sức
mạnh, tính trần tục của tư duy của mình. Sự tranh cãi về tính hiện thực hay tính
không hiện thực của tư duy tách rời thực tiên, là một vấn đề kinh viện thuần túy”1.
Khi đọc lại Hêghen, V.I.Lênin khẳng định: “... con người chứng minh bàng thực
tiễn của minh sự đúng đắn khách quan của những ý niệm, khái niệm, tri thức của
mình, của khoa học của mình”12 13. Ph.Ăngghen trong Lútvỉch Phoiơbắc và sự cáo
chung của triết học cổ điển Đức cũng khẳng định: “Sự bác bỏ một cách hết sức
đanh thép những sự vặn vẹo triết học ấy, cũng như tất cả những triết học khác
(những quan niệm triét học sai lầm - tác giả nhẩn mạnh), là thực tiễn, chính là thực
nghiệm và công nghiệp”14. Chính vỉ vậy, thực tiễn cũng là tiêu chuẩn đánh giá sự
đúng sai của lý luận. Có nhiều hình thức hoạt động thực tiễn khác nhau, do vậy
cũng có nhiều hình thức kiểm tra sự đúng, sai của lý luận khác nhau, ví dụ như
bằng thực nghiệm khoa học; bằng việc áp dụng lý luận vào cải biển xã hội,v.v.. Vì
vậy, việc sử dụng thực tiễn như là phương thức kiểm tra chân lý, bác bỏ sai lầm
cũng phải linh hoạt, mềm dẻo, không được cứng nhắc.
Với tư cách là tiêu chuẩn chân lý, thực tiễn vừa có tinh tuyệt đối, vừa có tỉnh tương
đối. Tinh tuyệt đoi của thực tiễn với tư cách là tiêu chuẩn chân lý thể hiện ở chỗ,
thực tiễn ở mỗi giai đoạn lịch sử - cụ thể là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để
khẳng định chân lý, bác bỏ sai lầm. Ngoài thực tiễn không gì có thể khẳng định
chân lý, bác bỏ sai lầm. Tính tương đối của thực tiễn với tư cách là tiêu chuẩn chân
lý thể hiện ở chỗ, thực tiễn luôn vận động, biến đổi, phát triển, do đó, với tư cách là 12 13. 14
tiêu chuẩn chân lý nố cũng không đứng im mà thay đổi. Hơn nữa, đủng như
V.I.Lênin đã khẳng định: ’’Không bao giờ có thể xác nhận hoặc bác bỏ một cách
hoàn toàn một biểu tượng nào đó của con người, dù biểu tượng ấy là thế nào chăng
nữa”1. Vì vậy, khi thực tiễn thay đổi thì nhận thức, lý luận cũng phải thay đổi theo
cho phù hợp thực tiễn mới. Cũng vì vậy, thực tiễn được xem xét trong không gian
càng rộng, trong thời gian càng dài thì càng rỗ đâu là chân lý, đâu là sai lạm.
Những người mắc bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa thường lấy thực tiễn vụn vặt để
chứng minh cho luận điểm của minh. Do đỏ, thực tiễn ấy không mang tính điển hình và tính phổ biến.
Từ những vấn đề nêu trên, có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận là phải có quan
điểm thực tiễn trong nhận thức và hoạt động cải tạo thế giới khách quan. Quan
điểm thực tiễn đòi hỏi nhận thức sự vật, nhận thức lý luận phải gắn với nhu cầu
thực tiễn; phải lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn đánh giá sự đúng, sai của lý luận, chủ
trương, đường lối, chính sách; phải tăng cường tổng kết thực tiễn để kiểm ha sự
đúng đắn của lý luận, chủ trương, đường lối, chính sách và kịp thời bổ sung, phát
triển lý luận cũng như điều chỉnh chủ trương, đường lôi, chính sách cho phù hợp
thực tiễn mới. Phải thấm nhuần lời căn dặn của V.LLênin: “Quan điểm về đời sống,
về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức”
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, cần phải dựa vào hiện thực để xác lập
nhận thức và hoạt động. Lênin cho rằng: “Chủ nghĩa Mác căn cứ vào những sự thật
chứ không phải dựa vào những khả năng… người Macxit chỉ có thể sử dụng, để
làm căn cứ cho chính sách của mình, những sự thật được chứng minh rõ rệt và
không thể chối cãi được”.
Tuy nhiên, trong nhận thức và thực tiễn cũng cần phải nhận thức toàn diện các
khả năng từ trong hiện thực để có được phương pháp hoạt động thực tiễn phù hợp
với sự phát triển trong những hoàn cảnh nhất định. Tích cực phát huy nhân tố chủ
quan trong việc nhận thức và thực tiễn để biến khả năng thành hiện thực theo mục đích nhất định. II. VẬN DỤNG
Những năm gần đây, cụm từ khởi nghiệp (startup) đang nhận được sự quan
tâm của sinh viên (SV) trên giảng đường đại học. Rất nhiều SV đã thử sức mình
với những vai trò mới như là chủ cơ sở sản xuất nhỏ, chủ quán cà phê, chủ
cửa hàng quần áo, phụ kiện thời trang hay kinh doanh các mặt hàng
handmade... Thực tiễn ở Việt Nam, việc khởi nghiệp của SV là khi có ý tưởng hoạt
động ở lĩnh vực nào đó; từ đó, SV bắt tay tiến hành nhập hàng, sản xuất,
bán hàng, quản lí hàng hóa, nhân sự, thu chi... để kiếm lợi nhuận từ công việc
đó. Như vậy, tùy mô hình kinh doanh mà SV khởi nghiệp phải đầu tư thời gian,
công sức vào việc quản lí hoặc trực tiếp làm tất cả các khâu để duy trì và phát triển
công việc kinh doanh. Trường học là nơi cung cấp kiến thức nền tảng, SV liên tục
được giảng viên trau dồi kiến thức là cơ sở lí thuyết vững chắc để SV dễ dàng lập
ra kế hoạch cụ thể cho các dự án khởi nghiệp của mình. Ngoài ra, trường học là
nơi sản sinh ý tưởng kinh doanh và thúc đẩy sự sáng tạo, tạo tiền đề cho các dự án
khởi nghiệp. Có rất nhiều mô hình kinh doanh được nảy sinh từ nhu cầu học tập, cá
nhân của SV hoặc phục vụ cộng đồng xã hội. Trường học thực sự là môi trường
tốt, sẽ giúp ích cho rất nhiều SV.
1. Thực trạng của việc khởi nghiệp đối với giới trẻ, sinh viên hiện nay.
Hiện nay, việc khởi nghiệp trong SV đã được Chính phủ, Trung ương Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh quan tâm và hỗ trợ tận tình cho các SV có ý
định khởi nghiệp. Điển hình là Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh đã phát động chương trình “Thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn 2016 – 2021
và đã có những hỗ trợ thiết thực để thanh niên, SV khởi nghiệp. Các trường
đại học đã tổ chức các hội thảo về khởi nghiệp nhằm tạo điều kiện cho SV tiếp cận
và nhận thức về khởi nghiệp. Tuy nhiên, nhìn từ khía cạnh khách quan, sự nhận
thức và sự quan tâm về “khởi nghiệp” ở SV còn ở mức độ chưa tích cực;
vậy vấn đề đặt ra ở đây là “lí do tại sao SV chưa thực sự quan tâm về khởi
nghiệp?” Theo các chuyên gia, trước vấn đề khởi nghiệp, SV thường sợ thất
bại, nảy sinh tâm lí an phận và muốn tìm kiếm công việc với mức lương
phù hợp thay vì khởi nghiệp. Nhiều SV còn thiếu tự tin, tâm lí e ngại, nhất là với
những cái mới. Bên cạnh đó, tại các trường, các hoạt động về khởi nghiệp chưa
nhiều: Thường chỉ giới hạn ở mức “lâu lâu” mời các chuyên gia hoặc cựu SV
thành đạt về báo cáo kinh nghiệm; các tổ chức đoàn, và hội SV chưa triển khai sôi
động chương trình “Thanh niên khởi nghiệp” của Trung ương Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh đã phát động, hình thức chưa lôi cuốn, chưa kích thích sự
tò mò và khám phá của SV
2. Ý nghĩa của việc khởi nghiệp đối với giới trẻ, sinh viên hiện nay.
trong thời gian qua, phong trào khởi nghiệp của sinh viên đã bước đầu đạt được
kết quả nhất định: trang bị cho sinh viên kiến thức về khởi nghiệp; rèn luyện tinh
thần khởi nghiệp cho người trẻ, giúp họ dần trưởng thành, trở thành những người
dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với khó khăn, thử thách. Đồng thời, khởi
nghiệp cũng góp phần đổi mới căn bản phương pháp dạy và học trong các trường
đại học và cao đẳng, đưa môi trường đào tạo
trở thành nơi sáng tạo tri thức
mới. Cùng với đó, phong trào khởi nghiệp của sinh viên đã trở thành một trong
những động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước:
Thứ nhất, chương trình khởi nghiệp sinh viên đã tạo ra một lực lượng lao động lớn
mà phần đông là những người trẻ có tinh thần chủ động, sáng tạo, đặc biệt là sự
nhanh nhạy, nắm bắt nhanh khoa học và công nghệ, là động lực mạnh mẽ thúc đẩy
sự phát triển kinh tế thị trường. Thông qua các hoạt động và chương trình khởi
nghiệp, sinh viên trở nên tự tin, năng động, có ý thức hiện thực hóa các ý tưởng
khởi nghiệp của bản thân, từ đó nắm bắt những cơ hội cho tương lai vì sự phát triển chung của xã hội.
Thứ hai, xuất phát từ các dự án khởi nghiệp sáng tạo thành công của sinh viên,
nhiều doanh nghiệp tư nhân đã ra đời và trở thành yếu tố đóng vai trò hết sức quan
trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thị trường. Bản thân mỗi doanh
nghiệp lại có vai trò lớn trong việc liên kết với các trường đại học, cao đẳng để tiếp
tục hợp tác và mở rộng, tạo điều kiện cho sinh viên hình thành ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo.
Thứ ba, sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, cùng đội ngũ lao
động trẻ, dồi dào đã góp phần hình thành nên một nền kinh tế năng động, sáng tạo,
chủ động đón đầu sự phát triển của khoa học hiện đại, nhằm rút ngắn khoảng cách
về trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam với các nước phát triển trên thế giới.
Bên cạnh những kết quả đạt được, phong trào khởi nghiệp của sinh viên vẫn còn
một số những hạn chế như:
Một là, hoạt động tư vấn viê Œc làm, hướng nghiê Œp cho sinh viên tại các trường đại
học còn chưa thực sự hiệu quả, tỷ lệ trường đại học trên số doanh nghiệp tại Việt
Nam là rất nhỏ so với các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Hai là, hoạt động khởi nghiệp và hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp tại các trường đại
học, cao đẳng chưa được triển khai rộng rãi. Hiện nay, một số trường đã có sinh
viên tham gia chương trình “Khởi nghiệp quốc gia” dưới sự chỉ đạo của Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Trung ương Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh, song mới chỉ dừng lại ở các hoạt động nhỏ lẻ, chưa thực
sự tạo ra động lực thúc đẩy sinh viên khởi nghiệp.
Ba là, có 10/120 trường báo cáo đã bước đầu hình thành các câu lạc bộ “Vườn
ươm doanh nhân”. Song, việc sinh hoạt và tổ chức hoạt động của các câu lạc bộ
này chưa thực sự hiệu quả do thiếu đội ngũ cố vấn hoặc do các thầy, cô chưa có đủ
thời gian để hỗ trợ sinh viên.
Bốn là, thông tin khởi nghiệp chưa được phổ biến rộng rãi. Qua một khảo sát đối
với sinh viên của một số trường đại học cho thấy, 66,6% sinh viên hiện nay chưa
hề biết đến các hoạt động khởi nghiệp. Số lượng sinh viên biết đến các chương
trình khởi nghiệp chỉ đạt 33,4%, và trên thực tế, số lượng sinh viên tham gia các
chương trình khởi nghiệp do VCCI khởi xướng hằng năm chỉ đạt 0.016%2.
Năm là, các hoạt động khởi nghiệp mới chỉ thu hút được một bộ phận nhỏ sinh
viên theo học các ngành quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin tham gia. Các
cuộc thi về khởi nghiệp chưa thực sự tạo được động lực đối với sinh viên các
trường đại học, cao đẳng; chưa thực sự hỗ trợ toàn diện về kiến thức, kỹ năng khởi
nghiệp và lập nghiệp đối với sinh viên.
3. Những khó khăn khi khởi nghiệp của tuổi trẻ, sinh viên
Tuy nhiên, để có thể khởi nghiệp, SV cũng gặp không ít khó khăn khi đang ở độ
tuổi còn ở giảng đường đại học.
Thứ nhất: Để khởi nghiệp, việc tìm cho mình một ý tưởng là hết sức quan
trọng. Bên cạnh đó, SV còn phải biết đánh giá được tính khả thi của ý tưởng để có
thể bắt đầu thực hiện. Bởi vì SV là những người trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm.
Vì vậy, để đưa ra một ý tưởng đã khó mà còn phải đánh giá được tính khả thi của
ý tưởng thì quả thật là cả một vấn đề.
Thứ hai, SV là những người trẻ về mọi mặt, là những người đầy nhiệt huyết
nhưng nhiệt huyết không là yếu tố tất yếu để quyết định SV thành công khi
họ không có nguồn vốn cũng khó có nguồn vốn hỗ trợ thích hợp. Có thể ý tưởng
của SV rất hay và độc đáo, thậm chí có tính khả thi rất cao nhưng SV lại
không có nguồn vốn thực hiện. 4. Giải pháp
Để khắc phục, thu hút và tạo cơ sở cho các bạn SV trên hành trang khởi
nghiệp, việc tìm ra giải pháp là hết sức cần thiết.
Một là: Đối với SV, hãy trau dồi, học hỏi thêm những kiến thức từ thầy cô
truyền đạt, từ kinh nghiệm trong cuộc sống, từ những người đi trước và hãy biến
thất bại của người đi trước thành thành công của mình.
Hai là: Chuẩn bị cho mình các kĩ năng cần thiết như kĩ năng làm việc nhóm,
quản lí thời gian và công việc, khả năng thuyết phục và lãnh đạo.... Những
kĩ năng này SV có thể rèn luyện cho mình từ trong học tập và tham gia các
phong trào do đoàn – hội phát động để giúp SV rèn luyện được nhiều kĩ năng cần
thiết. Để có kiến thức tốt, SV phải không ngừng học tập, trau dồi kiến
thức từ giảng viên, chuyên gia cố vấn, doanh nhân, liên tục học sách chuyên
ngành để rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Ngoài ra, khi khởi nghiệp, chính
những bài học rút ra từ thực tế sẽ cho SV kiến thức vững vàng nhất. Việc
vận dụng các kiến thức chuyên môn vào thực tiễn sẽ giúp SV nắm bắt và hiểu rõ
hơn những gì được thầy cô truyền đạt.
Ba là: Thật kiên trì và chăm chỉ. Khởi nghiệp là SV đã nghĩ đến thành công,
phải nhanh chóng kiếm được lợi nhuận. Để đạt được thành công, trong mọi công
việc cũng như trong quá trình học tập, hãy tạo cho mình sự trung thực, uy tín để
có được lòng tin với khách hàng, đối tác. Phẩm chất luôn là yếu tố quan trọng mà
SV cần rèn giũa bản thân.
Bốn là: Có ý chí và khát vọng được làm giàu. Khi ý chí và khát vọng làm
giàu luôn chảy trong tim bạn thì không có thất bại nào có thể làm bạn chùn bước,
thất bại chỉ là động lực và là cơ hội để bạn có thể vươn lên khởi đầu lại để đạt được thành công.
Năm là: Lập rõ kế hoạch khởi nghiệp. Khi bạn có ý tưởng kinh doanh, để
khởi nghiệp, bạn phải xác định ý tưởng đó có phù hợp với sở thích và khả
năng của mình hay không. Bạn phải phác thảo sơ bộ và lập mục tiêu, kế hoạch rõ
ràng để biến ý tưởng thành việc kinh doanh. Thậm chí, khi có kế hoạch cụ thể, bạn
có thể kêu gọi các nhà đầu tư cho ý tưởng kinh doanh của mình. Việc học hỏi
kinh nghiệm từ những người đi trước sẽ giúp doanh nghiệp non trẻ tránh
khỏi những “vết xe đổ” và những thất bại không đáng có.
Sáu là: Không sợ thất bại, ‘thất bại là mẹ thành công’. Phải trải qua những
khó khăn, thử thách mới có thể gặt hái được thành công. Thành quả sẽ đến
với những người không ngừng nỗ lực. Nếu SV đang có ý tưởng kinh doanh,
hãy cứ mạnh dạn bắt tay vào khởi nghiệp.
Bảy là: Nhà trường và tổ chức đoàn – hội cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động
tuyên truyền, nâng cao nhận thức của SV đối với hoạt động khởi nghiệp;
chú trọng truyền thông trên các kênh SV thường tiếp cận và tương tác, trong đó, có
cả mạng xã hội. Ngoài ra, các tổ chức cũng cần triển khai nhiều hơn các hoạt
động về khởi nghiệp liên quan đến các ngành đang đào tạo, cách làm cần đa
dạng về hình thức và hấp dẫn về nội dung, có thể tổ chức nhiều các buổi
giao lưu với doanh nhân thành đạt trong lĩnh vực khởi nghiệp nhằm thu hút sự quan tâm của SV.
Tám là: Với góc độ quản lí nhà nước, trong thời gian tới, việc xây dựng các
hành lang pháp lí và hệ sinh thái khởi nghiệp thật sự cần thiết để hỗ trợ
cho SV mới bước vào cuộc chơi. Đồng thời, nếu được chuẩn bị kĩ kiến thức
pháp lí và kinh nghiệm thương trường, những vấn đề pháp lí sẽ không còn là rào
cản, thậm chí sẽ trở thành bước đệm đưa doanh nghiệp tiến xa hơn và thành công
trong hoạt động kinh doanh khởi nghiệp. Triển khai sâu rộng vào thực tiễn Đề
án “Hỗ trợ học sinh – sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” được Thủ tướng
phê duyệt tại Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017. Mục đích của
đề án bao gồm: thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh – sinh viên trên
toàn quốc; tạo môi trường hỗ trợ học sinh – sinh viên khởi nghiệp trong các cơ sở
giáo dục; thúc đẩy hình thành các dự án kinh doanh, dự án khởi nghiệp của
học sinh – sinh viên thông qua các cuộc thi III. KẾẾT LU N Ậ III. KẾT LUẬN
Như vậy C.Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng học thuyết của mình trên mảnh đất
hiện thực, nhưng đó không phải là mảnh đất hoàn toàn tách biệt, mà nó được vun
xới, khai thác từ những thế hệ đã qua. Và chính mảnh đất hiện thực đó được hình
thành từ những tiền đề (các yếu tố tạo nên khả năng) có tính khoa học lịch sử như
vậy nên nó mang tính khách quan. Đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển
mới có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thời đan xen cơ hội và thách
thức. Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đòi hỏi đào tạo nguồn nhân lực có trí
tuệ cao là bản lĩnh chính trị vững vàng nhất là nguồn nhân lực trẻ. Báo cáo chính
trị tại Đại hội lần thứ IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam vạch rõ rằng đối với thế hệ
trẻ cần “chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư
tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa, sức khỏe, nghề nghiệp, giải quyết việc làm, phát
triển tài năng và sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ Quốc”. Để thực hiện tốt nhiệm vụ ấy, một trong những điều cần thiết căn
bản là định hướng thế giới quan và phương pháp luận, vạch ra những mục tiêu lý
tưởng, tạo dựng một tinh thần lành mạnh cho thế hệ hệ trẻ.
C. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật
V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
Nxb.Chính trị quếc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.181-182
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đợi biểu toàn quốc lần thứ XI,
Nxb.Chính tri quốc gia Sự thật, H.2011, tr.255-256
Đàng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2016, tr.201
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật
Xem Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật
http://chinhtrivaphattrien.vn/ bài “Phong trào khởi nghiệp của sinh viên trong bối cảnh hiện nay”
https://tailieutuoi.com/ bài: “Một số vấn đề về sinh viên khởi nghiệp hiện nay”
mục lục tự làm nhaaa �))