Đề số 9 - Môn Kinh tế vĩ mô - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Lạm phát chi phíđẩy làm cho mức giá tăng, kéo theo sản lượng của nền kinh tế tăng lên. Trong nền kinh tế giản đơn, chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc dân danh nghĩa luôn luôn bằng chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội danh nghĩa. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoARcPSD| 49220901 ĐỀ SỐ 9
Câu I: (5 điểm) Khẳng định đúng hay sai các câu nói dưới đây và giải thích tại sao?
(Các điều kiện khác xem như không đổi)
1. Nếu CPI năm 20012 là 100%; CPI năm 2013 là 125% thì tỷ lệ lạm phát năm 2013 là 25%.
2. Khi Chính Phủ tăng chi tiêu mua hàng hóa G vượt quá số thuế thu được T sẽ làm cán cân
thương mại NX của quốc gia bị thâm hụt.
3. Để giảm mức cung tiền, Ngân Hàng Trung Ương có thể đồng thời vừa mua trái phiếu chính
phủ vừa giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
4. Số nhân chi tiêu sẽ tăng lên khi MPC giảm.
5. Chính sách cắt giảm thuế gây ra hiệu ứng lấn át đầu tư.
6. Một công nhân nghỉ việc trong ngành xây dựng để đi tìm một công việc tốt hơn trong ngành
thương mại thìđược coi là thất nghiệpchu kỳ.
7. Nếu hãng ford xây dựng một nhà máy mới ở Đà Nẵng thì trong tương lai GDP của Việt
Nam sẽ tăng chậm hơn GNP
8. Lạm phát chi phíđẩy làm cho mức giá tăng, kéo theo sản lượng của nền kinh tế tăng lên.
9. Trong nền kinh tế giản đơn, chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc dân danh nghĩa luôn luôn bằng chỉ
tiêu tổng sản phẩm quốc nội danh nghĩa.
10.Đường tổng cung ngắn hạn chỉ dịch chuyển khi các yếu tố về chi phí sản xuất thay đổi. Câu II: (2 điểm)
Giả sử nước A là một nền kinh tế nhỏ và mớ cửa . Nước A thực hiện chính sách cắt giảm chi tiêu cho giáo dục.
1. Chính sách này sẽ tác động thế nào đến tiết kiệm, đầu tư và tỷ giá hối đoái cân bằng
2. Muốn cố định tỷ giá thì Ngân Hàng trung ương cần thực hiện chính sách mua hay bán
ngoại tệ. Giải thích bằng đồ thị thích hợp Câu III: (3 điểm)
Một nền kinh tế có các hàm sau: C= 1900 + 0,8(Y-T) I = 650 G = 750 EX=400 T=0,2Y IM=0,14Y
1. Xác định sản lượng cân bằng ? Vẽ đồ thị minh họa.
2. Nếu đầu tư tăng thêm 250, chi tiêu chính phủ tăng thêm 150 và xuất khẩu giảm 100 thì sản
lượng cân bằng mới bằng bao nhiêu ?
3. Trạng thái của cán cân ngân sách và cán cân thương mại tại mức sản lượng cân bằng mới
như thế nào ? Minh họa trạng thái của cán cân ngân sách bằng đồ thị. BÀI LÀM
Câu I: (5 điểm) Khẳng định đúng hay sai các câu nói dưới đây và giải thích tại sao? (Các
điều kiện khác xem như không đổi) lOMoARcPSD| 49220901
1. Nếu CPI năm 2012 là 100%; CPI năm 2013 là 125% thì tỷ lệ lạm phát năm 2013 là
25%. Đáp án: Đúng
Tỷ lệ lạm phát năm 2013:
2. Khi Chính Phủ tăng chi tiêu mua hàng hóa G vượt quá số thuế thu được T sẽ làm
cán cân thương mại NX của quốc gia bị thâm hụt. Đáp án: Sai
Vì khi chính phủ tăng chi tiêu mua G vượt quá số thuế thu được T sẽ làm cho cán cân ngân
sách B = T-G của quốc gia bị thâm hụt.
3. Để giảm mức cung tiền, Ngân Hàng Trung Ương có thể đồng thời vừa mua trái phiếu
chính phủ vừa giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Đáp án: Sai
Vì ta có MS = m *B, khi NHTW mua trái phiếu chính phủ thì B tăng đồng thời NHTW M
giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc thì m tăng. Do đó, mức cung tiền MS M sẽ tăng. 4.
Số nhân chi tiêu sẽ tăng lên khi MPC giảm. Đáp án: Sai
Ta có: Số nhân = . Theo công thức thì MPC giảm -> ( 1-MPC) tăng -> 1/(1-MPC) giảm. 5.
Chính sách cắt giảm thuế gây ra hiệu ứng lấn át đầu tư. Đáp án: Sai
Cắt giảm thuế -> khuyến khích đầu tư tăng -> Đây không phải là tác động lấn át đầu tư
6. Một công nhân nghỉ việc trong ngành xây dựng để đi tìm một công việc tốt hơn trong
ngành thương mại thì được coi là thất nghiệp chu kỳ. Đáp án: Sai
Đây là thất nghiệp cơ cấu. Thất nghiệp chu kỳ hay còn gọi là thất nghiệp do thiếu cầu: Đây là
loại thất nghiệp phát sinh khi nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái do tổng cầu quá thấp. lOMoARcPSD| 49220901
7. Nếu hãng ford xây dựng một nhà máy mới ở Đà Nẵng thì trong tương lai GDP của
Việt Nam sẽ tăng chậm hơn GNP Đáp án: Sai.
Ta có GDP là tổng sản phẩm quốc nội, là toàn bộ giá trị được sản xuất trong một năm trong
lãnh thổ một quốc gia. Giá trị này có thể được tạo ra bởi các công ty nước ngoài hay trong
nước, miễn là trong lãnh thổ của quốc gia đó. Còn GNP là tổng sản phẩm quốc dân, là toàn
bộ giá trị được sản xuất trong một năm bởi những công dân, pháp nhân của nước đó. Những
người này có thể nằm ở trên nhiều lãnh thổ khác nhau. Vì vậy sản phẩm mà hãng Ford làm
ra sẽ cộng vào GDP của Việt Nam do đó GDP sẽ tăng nhanh hơn GNP.
8. Lạm phát chi phí đẩy làm cho mức giá tăng, kéo theo sản lượng của nền kinh tế tăng lên. Đáp án: Sai
Vì khi lạm phát chi phí đẩy xảy ra thì đường tổng cung AS sẽ dịch chuyển sang bên trái
đến điểm cân bằng mới tại O1 do đó mức giá chung sẽ tăng gây ra lạm phát nhưng sản lượng cân bằng giảm.
9. Trong nền kinh tế giản đơn, chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc dân danh nghĩa luôn luôn
bằng chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội danh nghĩa.
Đáp án: Đúng
Ta có: GNP = GDP + Thu thập yếu tố ròng (NIA)
Trong nền kinh tế giản đơn NIA = 0 => GNP = GDP
10. Đường tổng cung ngắn hạn chỉ dịch chuyển khi các yếu tố về chi phí sản xuất thay đổi. Đáp án: Sai
Vì khi các yếu tố về chi phí sản xuất tăng làm cho các doanh nghiệp giảm bớt việc cung
ứng hàng hóa và dịch vụ làm cho tổng cung giảm đẩy đường tổng cung ngắn hạn dịch
chuyển sang trái và ngược lại, khi các yếu tố về chi phí sản xuất giảm, các doanh nghiệp sẽ
sản xuất hàng hóa và dịch vụ nhiều hơn làm tổng cung tăng dẫn đến đường tổng cung dịch
chuyển sang phải. Tuy nhiên ngoài các yếu tố về chi phí sản xuất thay đổi thì còn có
tài nguyên thiên nhiên, mức giá kì vọng….. thay đổi cũng làm cho đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển. lOMoARcPSD| 49220901 Câu II: (2 điểm)
Giả sử nước A là một nền kinh tế nhỏ và mở cửa . Nước A thực hiện chính sách cắt
giảm chi tiêu cho giáo dục. 1.
Chính sách này sẽ tác động thế nào đến tiết kiệm, đầu tư và tỷ giá hối đoái cân bằng.? 2.
Muốn cố định tỷ giá thì Ngân Hàng trung ương cần thực hiện chính sách mua
hay bán ngoại tệ. Giải thích bằng đồ thị thích hợp? Bài làm:
1. Ta có tiết kiệm của chính phủ : S = Y – C – G
Khi nước A cắt giảm chi tiêu cho giáo dục => mua sắm của chính phủ (G) sẽ giảm
xuống và tiêu dùng (C) không thay đổi do đó S sẽ tăng hay tiết kiệm sẽ tăng lên S = Y – C – G↓ → S↑
Ta có đầu tư I = Y – C – G – NX
Khi nước A cắt giảm chi tiêu cho giáo dục => mua sắm của chính phủ (G) sẽ giảm xuống
và tiêu dùng (C), xuất khẩu ròng (NX) không thay đổi do đó I sẽ tăng hay đầu sẽ tăng lên
I = Y – C – G↓ – NX → I↑ 1 r2 Lãi suất Lãi suất thực S 1 thực lOMoARcPSD| 49220901 r S 2 r 1 r 2 Cầu NCO
Lượng vốn vay Dòng vốn ra ròng Tỷ giá hối đoái thực S 1 S 2 E1 E2 D2 D1 Lượng đô la
S tăng => cung tăng => đường cung dịch chuyển sang phải từ S1 sang S2 => lãi suất giảm từ
r1 xuống r2 để cân bằng cung và cầu trên thị trường vốn vay. Lãi suất giảm xuống làm tăng
dòng vốn ra ròng do đó làm tăng cung đô la trên thị trường ngoại hối từ S1 sang S2 => Tỷ giá
hối đoái giảm từ E1 xuống E2.
2. Khi cung đô la tăng lên để tỷ giá hối đoái trở về trạng thái cân bằng cố định ở mức E1 thì
trên đồ thị đường cầu phải dịch chuyển sang phải từ D1 sang D2 => Ngân hàng trung ưng cần
thực hiện chính sách thu mua ngoại tệ. Câu III: (3 điểm) lOMoARcPSD| 49220901
Một nền kinh tế có các hàm sau: C= 1900 + 0,8(Y-T) I = 650 G = 750 EX=400 T=0,2Y IM=0,14Y
1. Xác định sản lượng cân bằng ? Vẽ đồ thị minh họa. Giải
Ta có hàm tiêu dùng C= 1900 + 0.8(Y-T) = 1900 +0.8 ( Y-0.2Y ) =1900 + 0.64Y
- Tổng cầu AD = C+I +G + EX – IM = 1900 + 0.64Y + 650 + 750 + 400 - 0.14Y = 3700 + 0.5Y - Tổng cung AS = Y
Sản lượng cân bằng khi AD =AS => Y = 3700 + 0.5Y => Y = 7400 AD AD 3700 1 7400 Y
2. Nếu đầu tư tăng thêm 250, chi tiêu chính phủ tăng thêm 150 và xuất khẩu giảm 100
thì sản lượng cân bằng mới bằng bao nhiêu ? Giải
Nếu đầu tư tăng thêm 250, chi tiêu chính phủ tăng thêm 150 và xuất khẩu giảm 100 Thì
tổng cầu AD’ = C+I +G + EX – IM = 1900 + 0.64Y’ + 650 +250 + 750 +150 + 400 -100 – 0.14Y’= 4000 + 0.5 Y’ AS’ = Y’
Sản lượng cân bằng mới khi : AD’ =AS’ => 4000 + 0.5 Y’ =Y’ => Y’ = 8000
3. Trạng thái của cán cân ngân sách và cán cân thương mại tại mức sản lượng cân bằng
mới như thế nào ? Minh họa trạng thái của cán cân ngân sách bằng đồ thị ? lOMoARcPSD| 49220901 Giải
Cán cân ngân sách tại mức sản lượng cân bằng mới : T – G = 0.2 * 8000 – 750 = 850
Cán cân ngân sách của chính phủ thặng dư 850 Đồ thị G T = 0,2Y 9000 G = 900 8000 Y
-Cán cân thương mại tại mức sản lượng cân bằng mới : EX – IM = 400 – 0.14*8000= -
720 cán cân thương mại thâm hụt 720