Đề tài 5. Vấn đề đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam hiện nay | CNXHKH
Đề tài 5. Vấn đề đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam hiện nay với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (PLT09A)
Trường: Học viện Ngân hàng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đề tài 5. Vấn đề đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
I. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề tôn giáo
1. Bản chất, nguồn gốc và tính chất của tôn giáo
1.1. Bản chất tôn giáo
- Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hư ảo hiện thực khách quan
(vào bộ óc con người). Thông qua sự phản ánh đó các lực lượng tự nhiên và xã hội trở
thành siêu nhiên, thần bí.
- Tôn giáo là một thực thể xã hội - các tôn giáo cụ thể (Công giáo, Phật giáo,...)
với các tiêu chí cơ bản: có niềm tin sâu sắc vào đấng siêu nhiên, đấng tối cao, tôn thờ
thần linh; có hệ thống học thuyết phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan, đạo đức, lễ
nghi, tôn giáo; có hệ thống cơ sở thờ tự; có tổ chức nhân sự, quản lý điều hành việc
đạo; có hệ thống tín đồ đông đảo.
- Tôn giáo là một hiện tượng xã hội - văn hóa do con người sáng tạo ra. Vì mục
đích, lợi ích của con người, phản ánh ước mơ, nguyện vọng, suy nghĩ của họ.
- Về phương diện thế giới quan, các tôn giáo mang thế giới quan duy tâm, có sự
khác biệt thế giới quan duy vật biện chứng. Dù khác nhau về thế giới quan, nhưng
những người Cộng sản Mác-xít không bao giờ có thái độ xem thường hay trấn áp
những nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Những người Cộng sản và những
người có tín ngưỡng tôn giáo có thể cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn ở thế giới hiện thực.
- Tín ngưỡng và mê tín dị đoan là hai khái niệm dễ bị nhầm lẫn nhất, sự hiểu biết
không rõ ràng về hai khái niệm này sẽ gây ra những hành động sai trái:
+ Tín ngưỡng là hệ thống những niềm tin, sự ngưỡng mộ, cũng như cách thức
thể hiện niềm tin của con người trước các sự vật, hiện tượng, lực lượng có tính thần
thánh, linh thiêng để cầu mong sự che chở, giúp đỡ. Ví dụ: tín ngưỡng thờ ông bà tổ
tiên, thờ vị anh hùng dân tộc; đi lễ chùa; đền thờ,...
+ Mê tín dị đoan là niềm tin của con người vào các lực lượng siêu nhiên, thần
thánh đến mức độ mê muội, cuồng tín, dẫn đến những hành vi cực đoan, sai lệch quá
mức, trái với giá trị văn hóa, đạo đức, pháp luật, gây tổn hại cho cá nhân, xã hội và
cộng đồng. Ví dụ: bói toán, lên đồng, chữa bệnh bằng phù phép cúng bái trà tà đuổi ma,...
1.2. Nguồn gốc tôn giáo
a) Nguồn gốc tự nhiên, kinh tế - xã hội
- Trong xã hội công xã nguyên thủy, do lực lượng sản xuất chưa phát triển,
trước thiên nhiên hùng vĩ tác động và chi phối khiến cho con người cảm thấy yếu đuối
và bất lực không giải thích được tất cả hiện tượng tự nhiên tác động đến đời sống nên
con người đã gán cho tự nhiên những sức mạnh, quyền lực thần bí (ví dụ như thần sông, thần núi,...).
- Khi xã hội xuất hiện giai cấp đối kháng, có áp bức, bóc lột, bất công, do
không giải thích được nguồn gốc của sự phân hóa giai cấp và áp bức, tội ác,... cùng với
lo sợ trước sự thống trị của các lực lượng xã hội, sự bất lực trong đấu tranh giai cấp
nên con người trông chờ vào sự giải phóng của lực lượng siêu nhiên ngoài trần thế.
“Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có
trái tim, là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện
của nhân dân” - quan điểm của Mác. b) Nguồn gốc nhận thức
- Ở một giai đoạn lịch sử nhất định, sự nhận thức của con người về tự nhiên, xã
hội và chính bản thân mình là có giới hạn. Khi mà khoảng cách giữa “biết” và “chưa
biết” vẫn tồn tại, khi những điều mà khoa học chưa giải thích được, thì đó thường
được giải thích thông qua lăng kính các tôn giáo. Ngay cả những vấn đề đã được khoa
học chứng minh, nhưng do trình độ dân trí thấp chưa thể nhận thức đầy đủ thì đây vẫn
là điều kiện, là mảnh đất tôn giáo ra đời, tồn tại và phát triển. Thực chất nguồn gốc
nhận thức của tôn giáo chính là sự tuyệt đối hóa, sự cường điệu mặt chủ thể của nhận
thức con người, mất dần cơ sở hiện thức, thiếu khách quan, rơi vào ảo tưởng thần
thánh hóa đối tượng, biến cái nội dung khách quan thành siêu nhiên, thần thánh. c) Nguồn gốc tâm lý
- Sự sợ hãi, yếu đuối, thiếu sức mạnh lí trí trước những hiện tượng tự nhiên, xã hội
hay trong những lúc ốm đau, bệnh tật; ngay cả những may, rủi bất ngờ xảy ra, hoặc
tâm lý muốn được bình yên khi làm một việc lớn, hệ trọng (ví dụ như: ma chay, cưới
xin, làm nhà, khởi đầu sự nghiệp kinh doanh,...) con người cũng dễ tìm đến với tôn giáo.
- Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh tình cảm tích cực của quần
chúng nhân dân như tình yêu, lòng biết ơn, sự kính trọng đối với những người có công
với làng với nước, với nhân dân cũng dẫn con người đến với tôn giáo (ví dụ thờ ông bà
tổ tiên, các anh hùng dân tộc, thờ các thành hoàng làng,...).
1.3. Tính chất tôn giáo
a) Tính lịch sử của Tôn giáo
- Con người sáng tạo ra tôn giáo. Mặc dù nó còn tồn tại lâu dài, nhưng nó chỉ là
một phạm trù lịch sử. Tôn giáo không phải xuất hiện cùng một lúc với con người. Tôn
giáo chỉ xuất hiện khi khả năng tư duy trừu tượng của con người đạt tới mức độ nhất định.
- Tôn giáo là sản phẩm của lịch sử. Trong từng giai đoạn của lịch sử, tôn giáo có
sự biến đổi cho phù hợp với kết cấu chính trị và xã hội của thời đại đó. Thời đại thay
đổi, tôn giáo cũng có sự thay đổi, điều chỉnh theo.
- Đến một giai đoạn lịch sử nhất định, khi con người nhận thức được bản chất các
hiện tượng tự nhiên, xã hội, khi con người làm chủ được tự nhiên, xã hội, làm chủ
được bản thân mình và xây dựng được niềm tin cho mỗi con người thì tôn giáo sẽ không còn.
b) Tính quần chúng của tôn giáo
- Tôn giáo là nơi sinh hoạt văn hóa, tinh thần của một số bộ phận quần chúng nhân
dân lao động. Hiện nay số lượng tín đồ của các tôn giáo chiếm tỷ lệ khá cao trong dân
số thế giới (khoảng 1/3 đến 1/2 dân số thế giới chịu ảnh hưởng của tôn giáo).
- Tuy tôn giáo phản ánh hạnh phúc hư ảo, song nó phản ánh khát vọng của những
con người bị áp bức về một xã hội tự do, bình đẳng, bác ái,... vì tôn giáo thường có
tính nhân văn, nhân đạo, hướng thiện. Vì vậy, còn nhiều người ở trong các tầng lớp
khác nhau của xã hội tin theo.
c) Tính chính trị của tôn giáo
- Tính chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp, các giai
cấp thống trị đã lợi dụng tôn giáo để phục vụ lợi ích của mình.
- Trong nội bộ các tôn giáo, cuộc đấu tranh giữa các dòng, hệ, phái nhiều khi cũng
mang tính chính trị. Trong những cuộc đấu tranh ý thức hệ, thì tôn giáo thường là một
bộ phận của đấu tranh giai cấp.
- Ngày nay, tôn giáo đang có chiều hướng phát triển, đa dạng, phức tạp không chỉ
ở quốc gia mà còn cả phạm vi quốc tế. Đó là sự xuất hiện các tổ chức quốc tế của tôn
giáo với thế lực lớn đã tác động đến nhiều mặt, trong đó có chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội. Vì vậy, cần nhận thức rõ rằng đa số quần chúng đến với tôn giáo nhằm thỏa
mãn nhu cầu tinh thần; song trên thực tế đã và đang bị các thế lực chính trị - xã hội lợi
dụng để thực hiện mục đích ngoài tôn giáo của họ.
2. Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tôn giáo vẫn còn tồn tại, tuy đã có sự
biến đổi trên nhiều mặt. Vì vậy, khi giải quyết vấn đề tôn giáo cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
a) Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân
- Tín ngưỡng tôn giáo là niềm tin sâu sắc của quần chúng vào đấng tối cao, đấng
thiêng liêng nào đó mà họ tôn thờ, thuô p
c lĩnh vực ý thức tư tưởng. Do đó, tự do tín
ngưỡng và tự do không tín ngưỡng thuô p
c quyền tự do tư tưởng của nhân dân. Quyền này nói lên rằng viê p
c theo đạo, đổi đạo, hay không theo đạo là thuô p c quyền tự do lựa
chọn của mỗi người dân, không mô p
t cá nhân, tổ chức nào, kể cả các chức sắc tôn giáo, tổ chức giáo hô p
i... được quyền can thiê p vào sự lựa chọn này. Mọi hành vi cấm đoán,
ngăn cản tự do theo đạo, đổi đạo, bỏ đạo hay đe dọa, bắt buô p
c người dân phải theo đạo
đều xâm phạm đến quyền tự do tư tưởng của họ.
- Tôn trọng tự do tín ngưỡng cũng chính là tôn trọng quyền con người, thể hiê p n bản chất ưu viê p
t của chế đô p xã hôi pchủ nghĩa. Nhà nước xã hô p i chủ nghĩa không can thiê p
p và không cho bất cứ ai can thiê p
p, xâm phạm đến quyền tự do tín ngưỡng, quyền
lựa chọn theo hay không theo tôn giáo của nhân dân. Các tôn giáo và hoạt đô p ng tôn
giáo bình thường, các cơ sở thờ tự, các phương tiê p
n phục vụ nhằm thoả mãn nhu cầu
tín ngưỡng của người dân được Nhà nước xã hô p
i chủ nghĩa tôn trọng và bảo hô p .
Ví dụ: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Điều 24 quy định:
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn
giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng,
tôn giáo để vi phạm pháp luật.
b) Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quá trình
cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới
- Nguyên tắc này để khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ hướng vào giải quyết
những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đối với quần chúng nhân dân mà không chủ trương can thiê p p vào công viê p c nô p
i bô p của các tôn giáo. Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra
rằng, muốn thay đổi ý thức xã hô p
i, trước hết cần phải thay đổi bản thân tồn tại xã hô p i;
muốn xoá bỏ ảo tưởng nảy sinh trong tư tưởng con người, phải xoá bỏ nguồn gốc sinh
ra ảo tưởng ấy. Để khắc phục những tiêu cực của tôn giáo còn cần quan tâm đến cuộc
đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, coi trọng tuyên truyền, giáo dục thế giới quan duy vật
và biện chứng với nhiều hình thức. Và điều cần thiết là phải xác lâ p p được mô p t thế giới hiê p
n thực không có áp bức, bất công, nghuo đói và thất học... cũng như những tê p nạn nảy sinh trong xã hô p i. Đó là mô p
t quá trình lâu dài, và không thể thực hiê p n được nếu tách rời viê p c cải tạo xã hô p i cũ, xây dựng xã hô p i mới. c) Phân biê p
t hai mặt chính trị và tư tưởng của tôn giáo trong quá trình giải quyết vấn đề về tôn giáo - Trong xã hô p
i công xã nguyên thuỷ, tín ngưỡng, tôn giáo chỉ biểu hiê p n thuần tuý
về tư tưởng. Nhưng khi xã hô p i đã xuất hiê p
n giai cấp thì dấu ấn giai cấp - chính trị ít
nhiều đều in rõ trong các tôn giáo. Từ đó, hai mặt chính trị và tư tưởng thường thể hiê p n và có mối quan hê p
với nhau trong vấn đề tôn giáo và bản thân mỗi tôn giáo.
- Mặt chính trị phản ánh mối quan hê p
giữa tiến bô p với phản tiến bô, p phản ánh mâu
thuẫn đối kháng về lợi ích kinh tế, chính trị giữa các giai cấp, mâu thuẫn giữa những
thế lực lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiê p cách mạng với lợi ích của nhân dân lao đô p
ng. Mặt tư tưởng biểu hiê p
n sự khác nhau về niềm tin, mức đô p tin giữa những người
có tín ngưỡng tôn giáo và những người không theo tôn giáo, cũng như những người có
tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau, phản ánh mâu thuẫn không mang tính đối kháng. - Phân biê p
t hai mặt chính trị và tư tưởng trong giải quyết vấn đề tôn giáo thực chất là phân biê p
t tính chất khác nhau của hai loại mâu thuẫn luôn tồn tại trong bản thân tôn
giáo và trong vấn đề tôn giáo. Sự phân biê p
t này, trong thực tế không đơn giản, bởi lẽ, trong đời sống xã hô p i, hiê p
n tượng nhiều khi phản ánh sai lê p
ch bản chất, mà vấn đề
chính trị và tư tưởng trong tôn giáo thường đan xen vào nhau. Mặt khác, trong xã hô p i
có đối kháng giai cấp, tôn giáo thường bị yếu tố chính trị chi phối rất sâu sắc, nên khó nhâ p
n biết vấn đề chính trị hay tư tưởng thuần tuý trong tôn giáo. Viê p c phân biê p t hai
mặt này là cần thiết nhằm tránh khuynh hướng cực đoan trong quá trình quản lý, ứng
xử những vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.
Ví dụ: Ở Việt Nam, ăn thịt bò là chuyện bình thường, nhưng ở Hồi giáo họ tôn
sùng con bò, những người theo đạo Hồi sẽ không ăn thịt bò.
d) Quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo
- Tôn giáo không phải là mô p t hiê p n tượng xã hô p
i bất biến, ngược lại, nó luôn luôn vâ p n đô p
ng và biến đổi không ngừng tuỳ thuô p c vào những điều kiê p n kinh tế - xã hô pi -
lịch sử cụ thể. Mỗi tôn giáo đều có lịch sử hình thành, có quá trình tồn tại và phát triển
nhất định. Ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò, tác đô p
ng của từng tôn giáo đối với đời sống xã hô p
i không giống nhau. Quan điểm, thái đô p của các giáo hôi,p giáo sĩ,
giáo dân về những lĩnh vực của đời sống xã hô p i luôn có sự khác biê p t. Vì vâ p y, cần phải
có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với những vấn đề có
liên quan đến tôn giáo và đối với từng tôn giáo cụ thể.
II. Tôn giáo và đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
1. Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam
- Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, theo phân loại của Chính phủ, có bao gồm
tất cả 16 tôn giáo, nhưng phổ biến nhất là Phật giáo (14 triệu tín đồ, 18.544 cơ sở thờ tự vào 2021).
- Ở Việt Nam không có sự phân biệt về tôn giáo, tín ngưỡng; không có mâu thuẫn
hay xung đột về các tôn giáo.
+ Các tôn giáo ở Việt Nam có sự đa dạng trong văn hóa và lịch sử, với quá trình
phát triển và tồn tại khác nhau.
+ Tuy có sự khác biệt nhưng họ đều chung sống hòa hợp trên địa bàn, chưa
từng xảy ra xung đột tôn giáo.
+ Người theo tôn giáo khác nhau đều chung sống hài hòa trong cộng đồng.
- Tín đồ các tôn giáo Việt Nam phần lớn là nhân dân lao động, có lòng yêu nước
và tinh thần dân tộc, có đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
+ Đồng hành, gắn bó cùng dân tộc cả trong đấu tranh giành chính quyền, đấu tranh bảo vệ tổ quốc.
+ Khi vẫn còn bị giặc xâm lăng, bản thân địch đã không trừ một nơi nào mà tàn
phá, kể cả chùa chiền, nhà thờ,... nên bản thân các tôn giáo cũng là nạn nhân của đế quốc.
- Chức sắc tôn giáo có vai trò, vị trí quan trọng trong xã hội.
+ Chức sắc tôn giáo là tín đồ tôn giáo, có vai trò lớn trong các hoạt động tôn
giáo, như: truyền đạo, hành đạo và quản đạo, có vai trò, vị trí quan trọng trong xã hội,
vì vậy nên có uy tín và ảnh hưởng với các tín đồ.
- Các tôn giáo ở Việt Nam đều có quan hệ với các tổ chức, cá nhân tôn giáo ở nước ngoài.
+ Trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao
với gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Đây chính là điều kiện gián
tiếp củng cố và phát sinh mối quan hệ giữa các tôn giáo Việt Nam với tôn giáo ở các nước trên thế giới. 2. Ví dụ
Sự đoàn kết của các tôn giáo khác nhau thể hiện ở việc các tôn giáo cùng chung
sống hòa bình và cùng đóng góp một phần vào xây dựng nền văn hóa của Việt Nam:
- Về văn hóa vật thể, với hơn 25 ngàn cơ sở thờ tự mang đậm phong cách cả Đông
và Tây, trong đó có những cơ sở được xếp hạng di tích văn hóa trải dài khắp đất nước
đã bảo lưu những giá trị văn hóa của Việt Nam. Có thể kể đến những công trình tiêu
biểu như: chùa Dâu, nhà thờ Phát Diệm (Ninh Bình), nhà thờ gỗ của người Công giáo
Ba Na (Kon Tum); một số nhà thờ của đạo Tin Lành ở Lâm Đồng hay một số Thánh đường Hồi giáo...
- Về văn hóa phi vật thể:
+ Phật giáo đã làm sâu sắc và phong phú hơn những giá trị truyền thống Việt
như: quan niệm về lòng từ bi với mọi sinh linh, về nhân quả, về vô ngã vị tha, về sự giác ngộ...
+ Công giáo đã làm phong phú văn hóa Việt Nam bởi qua quá trình du nhập,
đưa những văn hóa, khoa học phương Tây vào nước ta, đặc biệt đã xác lập hệ thống
chữ Quốc ngữ tạo sự thuận lợi cho việc tiếp nhận, lưu giữ, phát triển và quảng bá tri thức.
+ Đạo Tin Lành tuy vào Việt Nam muộn hơn so với Phật giáo và Công giáo,
song với sự đề cao trách nhiệm xã hội, khuyến khích làm giàu chính đáng... cũng đóng
góp phần không nhỏ vào văn hóa Việt Nam thời hiện đại...
+ Chính những khía cạnh đó, tôn giáo đã để lại dấu ấn sâu đậm cho đời sống
sinh hoạt cộng đồng, cho sự liên kết xã hội qua đó đã bảo lưu và phát triển văn hóa
truyền thống Việt Nam trong sự hội nhập và phát triển.
- Nhận thức rõ vai trò của các tôn giáo với xã hội nói chung, với văn hóa nói riêng,
trong quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,
Đảng ta trong công cuộc đổi mới đất nước đã rất quan tâm đến các sinh hoạt văn hóa
tín ngưỡng, tôn giáo nhằm phát huy vai trò tích cực của các tôn giáo phục vụ cho sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
3. Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với tôn giáo
3.1. Chính sách tôn giáo ở Việt Nam
- Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín
ngưỡng, tôn giáo của người dân. Mọi công dân đều có quyền bình đẳng về nghĩa vụ và
quyền lợi trước pháp luật, không phân biệt người theo đạo, không theo đạo hay giữa các tôn giáo với nhau.
- Đoàn kết gắn bó đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo trong khối đoàn kết toàn dân.
- Mọi cá nhân, tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật,
có nghĩa vụ bảo vệ lợi ích của quốc gia, dân tộc; giữ gìn độc lập và chủ quyền quốc gia.
- Những hoạt động tôn giáo ích nước, lợi dân, phù hợp với nguyện vọng và lợi ích
chính đáng, hợp pháp của tín đồ được đảm bảo.
- Mọi hành vi lợi dụng hoạt động tôn giáo để làm mất trật tự an toàn xã hội phá
hoại chính sách đoàn kết toàn dân, chống lại Nhà nước Việt Nam... đều bị xử lý theo pháp luật.
3.2. Các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành về tôn giáo
- Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị khóa VI, tháng 10 năm 1990 về tăng cường
công tác tôn giáo trong tình hình mới.
- Nghị quyết 25/NQ - TW ngày 12/03/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
(khóa IX) về “công tác tôn giáo”.
- Luật tín ngưỡng, tôn giáo được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 2, thông qua
ngày 18/11/2016, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018.
III. Liên hệ bản thân: đoàn kết tôn giáo, xây dựng đất nước
1. Trách nhiệm học sinh, sinh viên trong vấn đề dân tộc, tôn giáo
- Việt Nam hiện nay đang tiến hành xây dựng và phát triển đất nước trên nhiều
lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề đoàn kết tôn giáo, dân tộc là một thách thức đối
với sự phát triển và đoàn kết của đất nước.
- Việc xây dựng đất nước và đoàn kết tôn giáo không chỉ là trách nhiệm của chính
phủ và các tổ chức mà còn là trách nhiệm của từng cá nhân. Có thể thấy việc sinh viên
có trách nhiệm trong việc củng cố và góp phần khối đại đoàn kết dân tộc là việc ý
nghĩa hết sức to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước. Đây cũng được coi là tư
tưởng cơ bản trong việc chiến đấu, chống giặc ngoại xâm, hình thành sức mạnh vững
chắc, là một vấn đề sống của cách mạng.
Dưới đây là một số ý tưởng về việc làm của từng cá nhân trong việc xây dựng đất
nước và đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam:
1. Tôn trọng và thực hiện đúng các quy định pháp luật, cống hiến cho sự phát triển của đất nước.
+ Xây dựng tư tưởng chính trị vững vàng, tìm hiểu và nắm rõ đường lối tư
tưởng của Đảng và Nhà nước.
2. Đặt niềm tin vào các tôn giáo và tôn trọng các giá trị tôn giáo của mình, đồng
thời cũng tôn trọng và đối xử tốt với những người thuộc các tôn giáo khác.
+ Phê bình lên án hành vi phân biệt hay gây hấn giữa các tôn giáo, dân tộc với nhau.
3. Luôn chủ động run luyện nâng cao đạo đức, tinh thần mỗi ngày. Trau dồi nhân
cách, tình yêu nước và ý thức trách nhiệm.
+ Sống trách nhiệm, trung thực, bảo vệ cho những điều đúng đắn, đường lối
chính sách, quan điểm của Đảng, Nhà nước.
+ Học tập và làm việc theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
4. Nâng cao trình độ chuyên môn của mình thông qua việc học hỏi và đào tạo,
đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Ý thức được trách nhiệm của bản thân đối
với công việc của mình.
5. Quan tâm đến các vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội, tham gia vào các cuộc thảo
luận và đóng góp ý kiến để cùng nhau tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề này.
+ Tuy nhiên, cũng cần run luyện khả năng chọn lọc thông tin không để bản thân
sa lầy vào các thông tin phản động, thông tin sai sự thật.
6. Thể hiện tinh thần đoàn kết và hợp tác, giúp đỡ người khác trong cộng đồng và
tạo ra một môi trường sống hòa đồng và đoàn kết.
7. Tham gia vào các hoạt động tình nguyện tuyên truyền đường lối chính sách của
Đảng trong đoàn kết dân tộc, tích cực giao lưu và tìm hiểu các dân tộc, tôn giáo khác
nhau. Qua đó phát huy những giá trị tốt đẹp vốn có của dân tộc.
2. Trách nhiệm của gia đình, trường học trong vấn đề dân tộc, tôn giáo
Gia đình là tế bào của xã hội nên cũng có ảnh hưởng nhất định đến các vấn đề dân
tộc tôn giáo. Nhà trường là nơi dạy các em những điều đúng đắn nên cũng có những trách nhiệm:
- Cha mẹ, nhà trường luôn đi đầu về những tư tưởng công bằng về đoàn kết dân tộc, tôn giáo.
- Giảng dạy con em không được phân biệt đối xử với bạn bu, nhất là với những bạn dân tộc thiểu số.
- Tổ chức các hoạt động liên quan đến vấn đề dân tộc, tôn giáo để các em được tìm hiểu nhiều hơn.
- Khuyến khích con em tham gia những hoạt động về đoàn kết dân tộc, tôn giáo.