Đề tài 7: Vấn đề đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam | CNXHKH
Đề tài 7: Vấn đề đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (PLT09A)
Trường: Học viện Ngân hàng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐỀ TÀI 7: Vấn đề đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam
1. bản chất, nguồn gốc và tính chất của tôn giáo
1.1. Bản chất của tôn giáo
Chủ nghĩa Mác - Lênin coi tín ngưỡng, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội
phản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan. Qua hình thức
phản ánh của tôn giáo, những sức mạnh tự phát trong tự nhiên và xã hội đều trở
thành thần bí. C. Mác và Ph. Ăngghen còn cho rằng, tôn giáo là một hiện tượng
xã hội, văn hóa, lịch sử;một lực lượng xã hội trần thế. Giữa tín ngưỡng và tôn
giáo có sự khác nhau, song lại cóquan hệ chặt chẽ mà ranh giới để phân biệt
chúng chỉ là tương đối. Tín ngưỡng là mộtkhái niệm rộng hơn tôn giáo. ở đây
chúng ta chỉ đề cập một dạng tín ngưỡng - đó là tínngưỡng tôn giáo (gọi tắt là
tôn giáo).Tín ngưỡng là niềm tin và sự ngưỡng mộ của con người vào một hiện
tượng, mộtlực lượng siêu nhiên, tôn sùng vào một điều gì đó pha chút thần bí,
hư ảo, vô hình tácđộng mạnh đến tâm linh con người, trong đó bao hàm cả niềm
tin tôn giáo. Còn tôngiáo thường được hiểu là một hiện tượng xã hội bao gồm
có ý thức tôn giáo lấy niềm tintôn giáo làm cơ sở, hành vi và các tổ chức hoạt
động tín ngưỡng tôn giáo - nghĩa là, tôngiáo thường có giáo lý, giáo luật, lễ nghi
và các tổ chức giáo hội. Mê tín dị đoan là mộthiện tượng xã hội tiêu cực đã xuất
hiện từ lâu và vẫn tồn tại ở thời đại chúng ta. Trênthực tế, mê tín dị đoan thường
xen vào các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo.Việc xác định hiện tượng
mê tín dị đoan chủ yếu dựa vào biểu hiện và hậu quả tiêu cựccủa nó. Mê tín dị
đoan là niềm tin cuồng vọng của con người vào các lực lượng siêunhiên đến
mức độ mê muội với những hành vi cực đoan, thái quá, phi nhân tính, phảnvăn
hóa của một số người gọi chung là cuồng tín. Hiện tượng mê tín dị đoan thường
gắnchặt và lợi dụng các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề.
Vì vậy, cùng với việc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
của nhân dân thì chúng ta phải loại bỏ dần mê tín dị đoan nhằm làm lành mạnh
hoá đời sống tinh thần xã hội.Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với
những điều kiện lịch sử tự nhiên vàlịch sử xã hội xác định. Do đó, xét về mặt
bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hộiphản ánh sự bất lực, bế tắc của con
người trước tự nhiên và xã hội.. Tuy nhiên, tôn giáocũng chứa đựng một số giá
trị văn hoá, phù hợp với đạo đức, đạo lý của xã hội.Vềphương diện thế giới
quan, thế giới quan duy vật mácxít và thế giới quan tôn giáo là đốilập nhau. Tuy
vậy, trong thực tiễn, những người cộng sản có lập trường mácxít khôngbao giờ
có thái độ xem thường hoặc trấn áp những nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo
hợppháp của nhân dân. Ngược lại, chủ nghĩa Mác-Lênin và những người cộng
sản, chế độxã hội chủ nghĩa luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân.
1.2: Nguồn gốc của tôn giáo:
Tôn giáo xuất hiện rất sớm trong lịch sử xã hội loài người, hoàn thiện và biến
đổi cùngvới sự phát triển của các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội. Sự xuất hiện
và biến đổi đó gắn liền với các nguồn gốc sau:
- Nguồn gốc kinh tế - xã hội của tôn giáo
Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ, do trình độ lực lượng sản xuất thấp kém,
con ngườicảm thấy yếu đuối và bất lực trước thiên nhiên rộng lớn và bí ẩn, vì
vậy, họ đã gán chotự nhiên những sức mạnh, quyền lực to lớn, thần thánh hoá
những sức mạnh đó. Đó làhình thức tồn tại đầu tiên của tôn giáo. (VD: người
xưa sử dụng truyền thuyết sơn tinh, thủy tinh để giải thích hiện tượng mưa lũ
lụt)Khi xã hội xuất hiện những giai cấp đối kháng, bên cạnh cảm giác yếu đuối
trước sứcmạnh của tự nhiên, con người lại cảm thấy bất lực trước những sức
mạnh tự phát hoặccủa thế lực nào đó của xã hội. Không giải thích được nguồn
gốc của sự phân hoá giai cấpvà áp bức bóc lột, tội ác, v.v., và của những yếu tố
ngẫu nhiên, may rủi, con người thườnghướng niềm tin ảo tưởng vào "thế giới
bên kia" dưới hình thức các tôn giáo.Như vậy, sự yếu kém của trình độ phát
triển lực lượng sản xuất, sự bần cùng về kinh tế,áp bức về chính trị, thất vọng,
bất lực trước những bất công xã hội là nguồn gốc sâu xacủa tôn giáo.
- Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo
Các nhà duy vật trước C. Mác thường nhấn mạnh về nguồn gốc nhận thức của
tôn giáo.Còn các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, lại quan tâm trước hết
đến nguồn gốckinh tế - xã hội của tôn giáo. Tuy nhiên, chủ nghĩa Mác-Lênin
không phủ nhận nguồngốc nhận thức của tôn giáo mà còn làm sáng tỏ một cách
có cơ sở khoa học nguồn gốcđó.
Sự xuất hiện và tồn tại của tôn giáo còn gắn liền với đặc điểm nhận thức của
con người.Con người ngày càng nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn thế giới
khách quan, khái quáthoá thành các khái niệm, phạm trù, quy luật. Nhưng càng
khái quát hoá, trừu tượng hoáđến mức hư ảo thì sự vật, hiện tượng được con
người nhận thức càng có khả năng xa rời hiện thực và dễ phản ánh sai lệch hiện
thực. Sự nhận thức bị tuyệt đối hoá, cường điệuhoá của chủ thể nhận thức sẽ
dẫn đến thiếu khách quan, mất dần cơ sở hiện thực, dễ rơivào ảo tưởng, thần thánh hoá đối tượng.
- Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo
Các nhà duy vật cổ đại thường đưa ra luận điểm "sự sợ hãi sinh ra thần linh".
V.I. Lênintán thành và phân tích thêm: sợ hãi trước thế lực mù quáng của tư
bản..., sự phá sản "độtngột", "bất ngờ", "ngẫu nhiên", làm họ bị diệt vong..., dồn
họ vào cảnh chết đói, đó chínhlà nguồn gốc sâu xa của tôn giáo hiện đại.Ngoài
sự sợ hãi trước sức mạnh của tự nhiên và xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo làm nảy
sinhnhững tình cảm như lòng biết ơn, sự kính trọng, tình yêu trong quan hệ giữa
con ngườivới tự nhiên và con người với con người. Đó là những giá trị tích cực
của tín ngưỡng, tôngiáo. (VD: Việt Nam ta có rất nhiều ngày lễ thờ cúng, nhớ
về công lao to lớn của các vị vua như Vua Hùng, Phù Đổng Thiên Vương,…
hay những người anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Đinh Bộ Lĩnh, Trần Hưng Đạo,...)
Tín ngưỡng, tôn giáo đã đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân,
góp phầnbù đắp những hụt hẫng trong cuộc sống, nỗi trống vắng trong tâm hồn,
an ủi, vỗ về, xoadịu cho các số phận lúc sa cơ lỡ vận. Vì thế, dù chỉ là hạnh
phúc hư ảo, nhưng nhiềungười vẫn tin, vẫn bám víu vào. C. Mác đã nói, tôn
giáo là trái tim của thế giới không cótrái tim, cũng giống như nó là tinh thần của
trạng thái xã hội không có tinh thần.
1.2. Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên XHCN:
+ Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân.
● Tín ngưỡng Tín ngưỡng tôn giáo là niềm tin sâu sắc của quần chúng
vào đấng tối cao, đấng thiêng liêng nào đó mà họ tôn thờ, thuộc lĩnh vực ý thức tư tưởng.
Do đó, tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng thuộc quyền tự do tư
tưởng của mỗi người. Họ có quyền tự do lựa chọn mình đi theo Đạo Phật
hay Hồi giáo hoặc học có thể là người vô đạo cũng không vấn đề gì.
Những hành vi cấm đoán, ngăn cản tự do theo đạo, hay đe dọa, bắt buộc
người dân phải theo đạo như là “ ngày nay vẫn có chuyện chồng ép vợ
mình đổi từ đạo Phật sang đạo Thiên chúa giáo để giống với gia đình,
dòng họ nhà chồng”, “cha mẹ ép con lấy người cùng đạo” đều xâm phạm
đến quyền tự do tư tưởng được pháp luật bảo vệ.
● Ngay trong bản chất chế độ Chủ nghĩa xã hội coi việc tôn trọng quyền
tự do tôn giáo cũng đồng nghĩa là tôn trọng quyền con người. Nhà nc
XHCN ko can thiệp và ko cho ai can thiệp hay xâm phạm quyền tự do tín
ngưỡng. Và các hoạt động tổ chưc hoạt động tôn giáo phục vụ nhằm thỏa
mãn nhu cầu tín ngưỡng của người dân được nhà nước Xã hội chủ nghĩa
tôn trọng. ủng hộ và bảo hộ. Ví dụ: Nhà nước Việt Nam cho phép các nhà
thờ, giáo xứ đạo Thiên Chúa hằng tuần tổ chức các buổi đọc Kinh thánh,
nghe giảng và xem những tiết mục liên quan đến Thiên Chúa giáo.
+ Khắc phục dần các ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo, gắn liền với
quá trình cải tạo xã hội cũ
● Nguyên tắc này để khẳng định chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ hướng vào
việc giải quyết những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đối với quần
chúng nhân dân mà không chủ trương can thiệp vào công việc nội bộ của
các tôn giáo. Ví dụ: Việt Nam bài trừ các "tà đạo", các giáo hội không
được Nhà nước cho phép như Hội Thánh Đức Chúa Trời tại thành phố Hồ Chí Minh.
● Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra rằng, muốn thay đổi ý thức xã hội, trước
hết cần phải thay đổi bản thân tồn tại xã hội; muốn xóa bỏ ảo tưởng này
sinh trong tư tưởng con người, phải xóa bỏ nguồn gốc sinh ra ảo tưởng ấy.
Điều cần thiết trước hết là phải xác lập được một thế giới hiện thực không
có áp bức, bất công, nghèo đói và thất học…cũng như những tệ nạn nảy
sinh trong xã hội. Đó là một quá trình lâu dài, và không thể thực hiện
được nếu tách rời việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
+ Phân biệt hai mặt chính trị và tôn giáo, phân biệt hoạt động tôn giáo
bình thường và việc lợi dụng tôn giáo.
● Trong xã hội công xã nguyên thủy, tín ngưỡng, tôn giáo chỉ biểu hiện
thuần túy về tư tưởng. Nhưng khi xã hội đã xuất hiện giai cấp thì dấu ấn
giai cấp – chính trị ít nhiều đều in rõ trong các tôn giáo. Từ đó, hai mặt
chính trị và tư tưởng thường thể hiện và có mối quan hệ với nhau trong
vấn đề tôn giáo và bản thân mỗi tôn giáo. Ví dụ: trong xã hội chiếm hữu
nô lệ, những tầng lớp, giai cấp nô lệ bị áp bức, bóc lột, bần cùng nặng nề
bởi chủ nô (chính trị), vì thế họ tin tưởng rằng có một thế lực siêu trần thế
có thể cứu giúp họ và cho họ tự do, hạnh phúc (tư tưởng).
● Mặt chính trị phản ánh mối quan hệ giữa tiến bộ và phản tiến bộ, phản
ánh mâu thuẫn đối kháng về lợi ích kinh tế chính trị giữa các giai cấp,
mâu thuẫn giữa những thế lực lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách
mạng với lợi ích nhân dân lao động. Mặt tư tưởng biểu hiện sự khác nhau
về niềm tin, mức độ tin tưởng giữa những người có tín ngưỡng tôn giáo và những người
không theo tôn giáo, cũng như những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác
nhau, phản ánh mâu thuẫn không mang tính đối kháng. Ví dụ: Thực dân
Pháp đã sử dụng tôn giáo để đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta:
“các sứ giả của Chúa nộp những người An Nam yêu nước cho bọn chiến
thắng đem lên máy chém hay giá treo cổ”. Trái lại, trong Kinh thánh của
đạo Thiên Chúa đã truyền lại rằng: Mọi con người được tạo nên theo hình
ảnh của Chúa và được ban quyền làm chủ vũ trụ, làm chủ thế giới.
● Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng trong giải quyết vấn đề tôn
giáo thực chất là phân biệt tính chất khác nhau của hai loại mâu thuẫn luôn tồn tại
trong bản thân tôn giáo và trong vấn đề tôn giáo. Sự phân biệt này, trong
thực tế không đơn giản, bởi lẽ, trong đời sống xã hội, hiện tượng nhiều
khi phản ánh sai lệch bản chất, mà vấn đề chính trị và tư tưởng trong tôn
giáo thường đan xen vào nhau. Mặt khác, trong xã hội có đối kháng giai
cấp, tôn giáo thường bị yếu tố chính trị chi phối rất sâu sắc, nên khó nhận
biết vấn đề chính trị hay tư tưởng thuần tuý trong tôn giáo. Việc phân biệt
hai mặt này là cần thiết nhằm tránh khuynh hướng cực đoan trong quá
trình quản lý, ứng xử những vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo. Ví
dụ: người dân Việt Nam cảm thấy ăn thịt bò là chuyện bình thường,
nhưng ở Hồi giáo, họ tôn sùng con bò, bắt những người theo đạo Hồi
không được ăn thịt bò.
+ Có quan điểm lịch sử- cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo.
2. Tôn giáo và đoàn kết tôn giáo ở VN hiện nay:
2.1. Đặc điểm tôn giáo ở VN ( cho ví dụ)
Một là, các tín ngưỡng, tôn giáo có sự dung hợp, đan xen và hòa đồng,
không kỳ thị, tranh chấp và xung đột. Các tín ngưỡng truyền thống phản ánh đời
sống tâm linh phong phú, đa dạng, sự khoan dung, độ lượng, nhân ái của người
Việt Nam và tinh thần đoàn kết toàn dân tộc. Đây là những yếu tố để người Việt
Nam dễ hòa đồng với nhiều tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
Trong nhiều cộng đồng dân cư có sự xen kẽ giữa người có tôn giáo và người
không có tôn giáo. Ở nhiều nơi, trong cùng một làng, xã, có nhóm tín đồ của tôn
giáo này sống đan xen với nhóm tín đồ của tôn giáo khác hoặc với những người
không theo tôn giáo, và họ sống hòa hợp với nhau trên nền tảng làng, xóm, dòng họ.
Hai là, các tôn giáo ở Việt Nam chủ yếu thờ Thượng đế và linh nhân là
người nước ngoài. Các nghiên cứu về lịch sử tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam
cho thấy, tư tưởng tôn giáo có từ người Việt cổ, thể hiện trực quan qua các hình
tượng chim Lạc và con Rồng. Hệ thống giáo lý của các tôn giáo nội sinh (Phật
giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam,...) hầu hết đều sao
chép hoặc chịu ảnh hưởng từ các tôn giáo có trước.
Ba là, mỗi tín ngưỡng, tôn giáo mang những nét văn hóa riêng biệt nhưng
đều hướng đến Chân - Thiện - Mỹ, chịu ảnh hưởng của truyền thống dân tộc,
góp phần tạo nên những nét đẹp trong nền văn hóa đa dạng, phong phú về bản sắc của dân tộc.
Thực tế, mỗi tôn giáo đều mang trong nó một hay nhiều tín ngưỡng; các tín
ngưỡng này đã có sự giao thoa với văn hóa Việt Nam. Qua hàng trăm năm tồn
tại, phát triển, văn hóa tín ngưỡng ngoại nhập dần được Việt hóa và trở thành
một bộ phận của văn hóa Việt Nam (dù không thuần nhất).
Bốn là, tôn giáo ở Việt Nam thì còn bị các thế lực phản động lợi dụng,
Trong lịch sử, thì các thế lực phản động thì luôn luôn chú ý ủng hộ và tiếp tay
cho những đối tượng phản động trong nước, lợi dụng tôn giáo để thực hiện âm
mưu chiến lược là diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ- đó là chống phá trên tất
cả các lĩnh vưc từ chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, tư tưởng.
VD: Về tôn giáo, Pháp sử dụng Kitô giáo như một công cụ đắc lực để lan tỏa
sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây ở Việt Nam. Triều đình Huế đã ký Hiệp
ước Nhâm Tuất (5-6-1862) với thực dân Pháp và Tây Ban Nha. Từ Hiệp ước
này, Pháp đã liên tiếp buộc nhà Nguyễn phải ký những văn bản chính sách có
lợi cho sự phát triển của đạo Kitô ví dụ như Hiệp ước Giáp Tuất (1874). Cùng
với đó, những chính quyền bảo hộ còn đưa ra những chính sách bất bình đẳng
tôn giáo, phân biệt đối xử giữa các tôn giáo, tỏ thái độ chỉ coi trọng duy nhất
Kitô giáo, gây chia rẽ sâu sắc trong nội bộ dân tộc.
Trong lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa nó có sử dụng tôn giáo để chống
phá nước ta. Núp dưới vỏ bọc "tự do tôn giáo" và những lời rao giảng mị dân,
một số đối tượng cực đoan ra sức lôi kéo, xúi giục, thậm chí gây sức ép để bà
con giáo dân chống đối chính quyền, nhằm gây mất ổn định an ninh trật tự trên
địa bàn. Cùng với đó, họ móc nối với các đối tượng phản động trong và ngoài
địa phương tổ chức các hoạt động gây rối với mục tiêu nhằm phức tạp hóa tình
hình, đẩy Giáo hội công giáo đối lập với chính quyền.
VD: Trong thời gian vừa qua, dấy lên vấn đề nhức nhối khi xuất hiện tổ chức
“Hội thánh tin lành Đấng Christ Tây Nguyên” vào đầu năm 2019. Núp dưới vỏ
bọc là một tổ chức tôn giáo, mục đích của chúng là lôi kéo tín đồ, tập hợp lực
lượng để chống phá nhà nước, kích động tín đồ nhằm tiến hành bạo loạn, lật đổ
chính quyền tại Tây Nguyên. Đáng sợ hơn, dưới vỏ bọc tôn giáo chúng công
khai hóa hoạt động như một tổ chức nhóm phái tin lành thuần túy nhưng đằng
sau đó nhóm đối tượng này bí mật thu thập thông tin về vđe dan tôc, tôn giao
trong nc sau đó gửi sang nước ngoài với nội dung xuyên tạc, vu cao nhà nc vn
vi phạm dân chủ, dân quyền, đàn áp sư sãi, chống chế tôn giáo tại diễn đàn quốc tế.
2.2. Chính sách Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với tôn giáo
1. Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân,
đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đúng như bạn nói, Việt Nam là quốc gia 85% dân số có đời sống duy tâm.
Chính vì nhận biết được niềm tin tôn giáo đã ăn sâu trong máu đại đa số người
dân và thấy được tiềm năng từ các nguồn lực đa dạng của các tôn giáo: nguồn
lực con người có tôn giáo; nguồn lực từ cơ sở vật chất, khả năng vận động, huy
động tài chính; cả những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo.... có thể
góp phần phát triển đất nước nên Đảng và Nhà nước luôn có những chính sách
tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo và ko theo tín ngưỡng. Điều
này thấy rõ nhất ở nghị quyết số 25 NQ-TW về công tác tôn giáo. Nghị quyết
được coi là “KIM CHỈ NAM” cho công tác tôn giáo và đời sống tôn giáo VN
trong đó nhấn mạnh đến những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo,
tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng theo hoặc ko theo tôn giáo của
công dân, quyền sinh hoạt tín ngưỡng bình thường theo đúng pháp luật. Tích
cực thực hiện chính sách đoàn kết đồng bào theo và không theo các tôn
giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo với dồng bào không theo tôn giáo
để xây dựng đất nước như nghiêm cấm hành vi chia rẽ, phân biệt đối xử vì lý
do tín ngưỡng, xáo bỏ định kiến bỏ đạo. Mặt khác, vận động nhân dân nâng cao
đời sống tinh thần, vật chất và trình dộ kiến thức để tăng cường sự đoàn kết vì
mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
2. Chăm lo phát triển kinh tế, văn hóa, nâng cao đời sống của đồng bào dân
tộc, đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo
- Trước tiên phải quan tâm phát triển kinh tế vì để từ đó mới nâng cao chất
lượng cuộc sống, thu nhập, mức sống con người, để ng theo tôn giáo, tín đồ
chức sắc, họ tìm thấy “thiên đường” trong hiện thực này, chứ ko phải đi tìm
hạnh phúc ở những nơi xa vời, hư ảo. Nâng cao trình độ dân chí vì chính trình
độ dân chí thấp sẽ tạo cơ hội cho các thế lực thù địch lợi dụng để chúng lôi kéo,
chống phá đường lối của Đảng. Việc chăm lo trc hết là từ những chính sách của
Đảng và mỗi con người, muốn có cuộc sống hạnh phúc, ấm no mà ko phải cầu
viện những llg siêu nhiên mà chính từ nội lực con người vươn lên.
- Nhà nước thúc đẩy chăm lo về mặt văn hóa để từ đó người dân theo và không
theo tôn giáo đều có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, tích cực duy trì các
nét đẹp, giá trị văn hóa như thờ cúng tổ tiên, vinh danh các anh hùng dân tộc.
Nâng cao nhận thức đề phòng và phòng tránh được những chiêu trò lợi dụng, lôi
kéo vào các tổ chức tôn giáo vi phạm pháp luật, tổ chức tà đạo làm mất trật tự
an ninh xã hội, chính trị, trật tự và an toàn đời sống.
3. Hướng các chức sắc, tín đồ giáo hội hoạt động tôn giáo theo đúng pháp
luật, ủng hộ các xu hướng tiến bộ trong tôn giáo, làm cho các giáo hội ngày
càng gắn bó dân tộc và sự nghiệp cách mạng của toàn dân
- nhà nước khuyến khích, chức sắc tôn giáo và các tín đồ ngoài tôn giáo thực
hiện các chương trinh các phong trào mặt trận tổ quốc, ủng hộ các xu hướng
nhiệt thế của tôn giáo, như thiện nguyện, hđ cứu trợ,…
-> hỗ trợ cho các cơ quan đoàn thể, tổ chức nhà nước, vừa là cơ hội để các giáo
hội càng gắn bó với nhân dân, với sự nghiệp cách mạng, phát triển đất nước.
- các tổ chức giáo hội và hệ phái tôn giáo có đg lối lãnh đạo với dân tộc, có tôn
chỉ, mục đích, điều lệ phù hợp với luật pháp nhà nước, có tổ chức phù hợp, có
sự đảm bảo tốt về mặt đời và đạo để NN xem xét từng TH cụ thể để cho phép
hoạt động trong các cơ sở nhà thờ, nhà chùa, thánh thất, thánh đường
Nhà nc luôn động viên, tạo điều kiện để đồng bào là tín đồ thể hiện, phát huy
các giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của từng tôn giáo. Đặc biệt chú ý khơi dậy
những lợi ích tương đồng mang tính cốt lõi như độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
4. Phòng chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng tôn
giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Bởi vì trong những năm vừa qua, có rất nhiều thế lực phản động vẫn lợi dụng
tôn giáo, coi tôn giáo là chiêu bài để chống phá nhà nc VN, lợi dụng sinh hoạt
tín ngưỡng tôn giáo của người dân để gây chia rẽ các dân tộc và tôn giáo khác.
Đặc biệt, những kẻ núp dưới bóng tôn giáo để xuyên tạc chủ trương, đường lối
của ĐẢNG, NN, đưa các quan điểm phản động bên ngoài, xuyên tạc tình hình
thực tế ở VN, nhằm gây rối trật tự an ning chính trị, tạo sự bất ổn chính trị tại nơi đó.
Ví dụ: như sự kiện biểu tình Tây Nguyên 2004, Bạo luận Phục sinh thì một số
phần tử cực đoan ở muốn tách Tây Nguyên ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, thành lập
nhà nước riêng gọi là nhà nước đề ga lấy đạo tin lành làm quốc giáo. Có thể
thấy điểm chung ở đây là lực phản động lợi dụng đường lối đổi mới mở rộng
dân chủ và phát huy dân chủ của đảng và nhà nước để chúng có cơ hội thúc đẩy
hoạt động tôn giáo rồi tập hợp các tín đồ tạo thành 1 lực lượng để cạnh tranh
ảnh hưởng để chống lại Đảng, Nhà nước, chế độ Xã hội chủ nghĩa. Để rồi mục
đích cuối cùng là đòi hoạt động tôn giáo phải thoát ly khỏi sự quản lý của nhà
nước, tìm mọi cách để quốc tế hóa vấn đề tôn giáo ở Việt Nam.
Ngoài ra, vấn nạn mê tín dị đoan cũng gia tăng, bản thân chúng lợi dụng những
hành động mê tín để hoạt động, hành nghề để phục vụ lợi ích cá nhân cho
chúng. VD: chùa ba vàng, hội thánh đức chúa trời đã làm ảnh hưởng xấu đến đời sống ng dân.
Thế nên những kẻ đó đi ngược lại phạm pháp, đi ngược với pháp luật, chắc chắn
cần phải nghiêm trị để làm gương, có như vậy mới tạo ra môi trường sống hòa
bình, ổn định, an lành cho nhân dân, trong đó có đồng bào theo tín ngưỡng tôn giáo.
ð Vấn đề truyền đạo và theo đạo.
Nhà nước cho phép mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ
sở thờ tự hợp pháp theo qui định pháp luật. Thế nhưng việc theo đạo và truyền
đạo cũng phải tuân thủ theo những điều lệ trong Hiến Pháp và pháp luật; không
được lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền tà đạo. Đặc biệt, nghiêm cấm các tổ
chức truyền đạo và các hoạt động mê tín dị đoan, KHÔNG ÉP BUỘC NGƯỜI
THEO ĐẠO, người truyền đạo và các cách thức truyền đạo trái phép, vi phạm
đến các qui định hiến pháp, pháp luật.
- Liên hệ bản thân ( mỗi người tự viết quan điểm của mình rồi chọn ra ý kiến hợp lý nhất )
+ Hiểu đúng các quan điểm khoa học của chủ nghĩa Mác-Leenin
về tôn giáo, thực hiện đúng đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước về tôn giáo
+ Lên án, phê phán các hiện tượng mê tín, dị đoan, buôn thần bán
thánh làm ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân.
+ Kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu của các thế lực thù
địch lợi dụng các vấn đề tôn giáo để chống phá Nhà nước, chế độ XHCN,...
+ Đóng góp công sức, trí tuệ để tăng cường đoàn kết giữa những
người theo tín ngưỡng tôn giáo và người không theo tín ngưỡng tôn giáo