-
Thông tin
-
Quiz
Đề Tài: Các Hệ Thống Học Trực Tuyến môn Năng Lực Số Ứng Dụng |Học viện Ngân Hàng
Đề Tài: Các Hệ Thống Học Trực Tuyến môn Năng Lực Số Ứng Dụng |Học viện Ngân Hàng với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Năng lực số ứng dụng 75 tài liệu
Học viện Ngân hàng 1 K tài liệu
Đề Tài: Các Hệ Thống Học Trực Tuyến môn Năng Lực Số Ứng Dụng |Học viện Ngân Hàng
Đề Tài: Các Hệ Thống Học Trực Tuyến môn Năng Lực Số Ứng Dụng |Học viện Ngân Hàng với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Năng lực số ứng dụng 75 tài liệu
Trường: Học viện Ngân hàng 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Ngân hàng
Preview text:
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG BÀI TẬP LỚN
MÔN NĂNG LỰC SỐ ỨNG DỤNG
TÊN ĐỀ TÀI: CÁC HỆ THỐNG HỌC TRỰC TUYẾN TÊN NHÓM: NHÓM 9 HÀ NỘI- 05/2022
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG BÀI TẬP LỚN
MÔN NĂNG LỰC SỐ ỨNG DỤNG
TÊN ĐỀ TÀI: CÁC HỆ THỐNG HỌC TRỰC TUYẾN
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thanh Thuỵ Danh sách nhóm:
1. Mã sinh viên: 24A4060616 Họ và tên: Phạm Minh Thanh
2. Mã sinh viên: 24A4061966 Họ và tên: Trần Thị Trang
3. Mã sinh viên: 24A4063191 Họ và tên: Hà Thị Thu Thuỷ
4. Mã sinh viên: 24A4062191 Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hà
5. Mã sinh viên: 24A4062217 Họ và tên: Hoàng Thị Yến Nhi Hà Nội- 05/2022 LỜI CAM ĐOAN
Nhóm 9 chúng em xin giới thiệu với thầy và mọi người đề tài: “Các hệ thống học trực
tuyến”. Chúng em chọn đề tài này vì nhận thấy được tính thiết thực và thực trạng học tập
trực tuyến của hầu hết học sinh, sinh viên trong thời kỳ dịch bệnh lan rộng dẫn đến các
hình thức học trực tiếp khó khăn.
Chúng em xin cam đoan rằng những nội dung được trình bày trong bài tập lớn môn Năng
lực số ứng dụng này hoàn toàn là do bản thân chúng em thực hiện, tất cả các nội dung của
đề tài là kết quả nghiên cứu của chúng em và không phải là kết quả sao chép từ bất kì bài
tập lớn nào có trước đó. Bài tập lớn được thực hiện với sự hỗ trợ và tham khảo từ các tài
liệu, giáo trình liên quan đến đề tài có trích nguồn rõ ràng.
Trong quá trình thực hiện đề tài này vẫn còn có nhiều thiếu sót nhưng những nội dung
trình bày trong bài tập lớn này là biểu hiện kết quả của chúng em đạt được dưới sự hướng
dẫn của giảng viên Nguyễn Thanh Thụy.
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2022 Đại diện nhóm 9 Trần Thị Trang LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin cảm ơn trường Học viện Ngân hàng đã đưa bộ môn
Năng lực số ứng dụng vào chương trình đào tạo cũng như các thầy cô giảng dạy, những
người đã hướng dẫn và chỉ bảo phương pháp học tập, nghiên cứu, các kỹ năng quan trọng
giúp chúng em hoàn thành bài tập lớn này một cách tốt nhất.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy Nguyễn Thanh Thụy, giảng viên lớp
Năng lực số ứng dụng thuộc khoa Hệ thống thông tin quản lý, đã đồng hành cùng sinh
viên lớp K24LKTC trong học phần Năng lực số Ứng dụng và tận tình hướng dẫn chúng
em hoàn thành bài tập lớn kết thúc học phần này. Do chưa có nhiều kinh nghiệm nên bản
báo cáo sẽ không tránh được những thiếu sót, kính mong cô nhận xét, góp ý để bản báo
cáo của chúng em được hoàn thiện, đầy đủ hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................................2 1.
Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................2 2.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................2 3.
Phương pháp nghiên cứu...................................................................................2 4.
Kết cấu đề tài......................................................................................................2
PHẦN NỘI DUNG...........................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG HỌC TRỰC TUYẾN..........................3
CHƯƠNG II: KHÁI NIỆM VỀ E-LEARNING............................................................4 2.1.
E-learning là gì?..............................................................................................4 2.2.
Lợi ích và hạn chế của học trực tuyến:..........................................................4 2.2.1.
Lợi ích........................................................................................................4 2.2.2.
Hạn chế......................................................................................................6
CHƯƠNG III: CÁC HÌNH THỨC HỌC TRỰC TUYẾN............................................7 3.1.
Học online qua các phần mềm học trực tuyến trên đám mây......................7 3.2.
Học trực tuyến qua các khóa học online........................................................7 3.3.
Tự học từ giáo trình tài liệu, sách, ebook online...........................................7
Chương IV: TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ PHẦN MỀM HỌC TRỰC TUYẾN ZOOM,
GOOGLE MEET.............................................................................................................8 4.1.
Zoom.................................................................................................................8 4.2.
Google meet:..................................................................................................10
CHƯƠNG V: QUẢN LÝ RỦI RO VÀ TƯƠNG LAI PHÁT TRIỂN CỦA HỆ
THỐNG HỌC TRỰC TUYẾN.....................................................................................12 5.1.
Quản lý rủi ro trong các hệ thống học trực tuyến.......................................12 5.1.1.
Vấn đề chung...........................................................................................12 5.1.2.
Vấn đề riêng đối với học sinh.................................................................13 5.2.
Tương lai phát triển của hệ thống học trực tuyến......................................14
CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................16 6.1.
Kết luận..........................................................................................................16 6.2.
Kiến nghị........................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................18 STT Họ và tên
Phần trăm đóng góp 1 Trần Thị Trang 22% 2 Phạm Minh Thanh 24% 3 Hà Thị Thu Thủy 19% 4 Nguyễn Thị Thu Hà 16% 5 Hoàng Thị Yến Nhi 19%
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
E – Learning Hệ thống học trực tuyến
WiFi, WiMAX Kết nối không dây LAN Mạng nội bộ EBook Sách điện tử PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu về hệ thống E - learning nói chung và phần mềm học trực tuyến
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các phần mềm học trực tuyến phổ biến hiện nay: Google meet, zoom
Phạm vi nghiên cứu: Giảng viên, giáo viên với học sinh, sinh viên hiện nay.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận, tập trung làm sáng tỏ lý luận.
Phương pháp phân tích tổng hợp.
4. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, bài tập lớn gồm 6 chương:
Chương I: Tổng quan về hệ thống học trực tuyến
Chương II: Khái niệm về E-learning
Chương III: Các hình thức học trực tuyến
Chương IV: Tìm hiểu sơ lược về phần mềm học trực tuyến Zoom, Google meet.
Chương V: Quản lý rủi ro và tương lai cho hệ thống học trực tuyến
Chương VI: Kết luận và kiến nghị 2 PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG HỌC TRỰC TUYẾN
Với sự phát triển ngày càng cao của xã hội, cùng với tốc độ phát triển bùng nổ của
công nghệ thông tin - thời đại 4.0 mở cửa, con người buộc phải tìm hiểu ngày càng nhiều
ngành khoa học mới, lượng thông tin là rất lớn. Trong đó, việc sử dụng công nghệ thông
tin để thực hiện mọi nội dung và thao tác của quá trình dạy và học sẽ giúp giáo viên nâng
cao khả năng sử dụng phương pháp mới, học sinh tích cực tìm tòi, khơi gợi tính chủ động
học tập. Học tập đã tạo điều kiện cho việc học trực tuyến bùng nổ. Và trở thành xu hướng
chủ đạo ở hầu hết các nhóm tuổi. Học trực tuyến là một vấn đề khá mới mẻ trong xã hội
hiện nay, đồng thời cũng là một vấn đề nóng được nhiều người quan tâm.
Trong 2 năm trở lại đây, khi tình hình COVID-19 ngày càng căng thẳng, học sinh
nhìn chung không thể đến trường, nhưng các em phải hoàn thành kế hoạch học tập đúng
hạn để đạt được mục tiêu đề ra. Đó là lý do nhóm 9 chọn chủ đề “Hệ thống học trực
tuyến”. Môn học vừa cung cấp những hiểu biết sâu sắc về tác dụng của hệ thống học tập
trực tuyến và các phần mềm còn rất mới ở Việt Nam, vừa cung cấp thêm kiến thức thực
tế và cách sử dụng nó phát huy hết khả năng của nó.
E-learning bao gồm các khóa học được cung cấp bên ngoài lớp học, nơi giáo viên
được giảng dạy qua Internet. Tuy nhiên, nó vẫn cung cấp sự tương tác giữa người học,
nơi học sinh có thể giao tiếp với giáo viên hoặc các học sinh khác trong lớp. Hình thức
học trực tuyến ngày càng đổi mới, thậm chí với những bài giảng đã được ghi âm, thậm
chí bạn có thể “điện tử hóa” giơ tay lên để tương tác theo thời gian thực. Người học và
người hướng dẫn có thể tương tác với nhau hoặc với hệ thống học trực tuyến về các bài
tập, bài thực hành hoặc bài thi, cũng như lựa chọn phương pháp và công cụ học tập riêng
để hỗ trợ quá trình học tập đạt hiệu quả tối đa. E-learning đã được chứng minh là một
phương pháp đào tạo và giáo dục thành công trong thời đại công nghệ và đang trở thành một xu hướng tất yếu. 3
CHƯƠNG II: KHÁI NIỆM VỀ E-LEARNING 2.1. E-learning là gì?
E-learning theo tiếng Việt có nghĩa là giáo dục trực tuyến. Đây là phương thức học
ảo thông qua một thiết bị nối mạng đối với một máy chủ ở nơi khác có lưu giữ sẵn bài
giảng điện tử và phần mềm cần thiết để có thể hỏi/yêu cầu/ra đề cho học sinh học trực
tuyến từ xa. Giáo viên có thể truyền tải hình ảnh và âm thanh qua đường truyền băng
thông rộng hoặc kết nối không dây (WiFi, WiMAX), mạng nội bộ (LAN). Mở rộng ra,
các cá nhân hay các tổ chức đều có thể tự lập ra một trường học trực tuyến (e-school) mà
nơi đó vẫn nhận đào tạo học viên, đóng học phí và có các bài kiểm tra như các trường học khác. 2.2.
Lợi ích và hạn chế của học trực tuyến: 2.2.1. Lợi ích 2.2.1.1.
Tính tiện lợi cho giáo viên và học sinh
Một trong những lợi ích đầu tiên của việc học online đó chính là sự tiện lợi. Thay
vì phải tìm kiếm một địa điểm học và giảng dạy thì bạn có thể thực hiện ngay tại nhà.
Giáo viên và học sinh hoàn toàn có thể tương tác trên máy tính bảng hoặc là máy
tính xách tay đều được. Đồng thời địa điểm học của bạn có thể là bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào.
Việc học online còn giúp tiết kiệm được thời gian cho cả giáo viên học sinh. Đặc
biệt, các phụ huynh không mất thời gian di chuyển, đưa đón con và không cần phải lo
lắng quá nhiều về việc không thể quản lý con cái.
Với số lượng lớp học quá đông thì có một số học sinh không thể nhìn rõ được chữ
trên bảng của cô giáo. Điều này sẽ làm ảnh hưởng lớn đến khả năng học tập và tiếp thu
của học sinh. Trong khi đó việc lựa chọn đọc online sẽ giúp cho tất cả lớp theo dõi toàn
bộ quá trình giải bài, và nhìn rõ tất cả nội dung. 2.2.1.2.
Linh hoạt địa điểm, thời gian dạy và học
Việc học trực tuyến sẽ làm tăng tính linh hoạt trọng quá trình dạy và học. Đôi bên
có thể ghi lại hình của buổi học ngày hôm đó và xem xét lại nếu cần thiết. Điều này giúp
giáo viên rút kinh nghiệm cho những bài giảng sau. Song song đó, bạn cũng có thể xem
lại bài giảng bất cứ lúc nào.
Lợi ích của việc học trực tuyến còn thể hiện ở điểm, cả học sinh và giáo viên đều
có thể truy cập tìm kiếm tài liệu mở rộng mà không bị giới hạn bên trong giáo trình. Điều 4
này sẽ giúp cho các dẫn chứng trở nên phong phú, tăng khả năng tư duy và giải quyết vấn đề cho học sinh. 2.2.1.3.
Tiết kiệm nhiều chi phí
Chi phí cũng là một trong những vấn đề khiến cho nhiều người lựa chọn việc học
online. Hầu hết các chương trình trực tuyến đều sẽ có mức giá thành phải chăng hơn so
với việc lựa chọn học truyền thống. Bên cạnh đó, bạn còn tiết kiệm được chi phí đi lại hay là chi phí xăng xe.
Chỉ cần sở hữu một chiếc máy tính có kết nối internet thì bạn có thể học tập thoải
mái tại nhà. Các học sinh có thể thảo luận mà không cần phải ở cùng trong một phòng. 2.2.1.4.
Điều chỉnh tiến độ học theo trình độ của học viên
Mỗi một học sinh, sinh viên đều sẽ có mức độ tập trung khác nhau. Chính sự khác
biệt này sẽ gây ảnh hưởng khá nhiều đến động lực của những người học kém hơn. Chính
vì thế cần phải có sự hỗ trợ đặc biệt lớn từ phía giáo viên để cải thiện tình trạng này.
Ngược lại với việc học online thì học sinh, sinh viên có thể học với tốc độ phù hợp
theo đúng khả năng của mình. Một số những nền tảng có chức năng ghi lại bài giảng sẽ
giúp cho học sinh, sinh viên xem lại buổi học và vẫn đảm bảo đúng tiến trình học tập. 2.2.1.5.
Học viên có thể chủ động hơn trong việc học
Với phương pháp học truyền thống thì bắt buộc các bạn cần phải có thời gian biểu
cố định cho việc học. Điều này đôi khi gây nên sự bất tiện, đặc biệt là với những người
vừa học vừa làm để kiếm thêm thu nhập. Chính vì thế lựa chọn học online chính là một
trong những sự lựa chọn lý tưởng và tuyệt vời nhất.
Thông qua mạng internet, quá trình học tập sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.
Tất cả chúng ta đều có thể học mọi lúc, mọi nơi, tranh thủ những khoảng thời gian rảnh
để học tập. Có một số người còn kết hợp cả thời gian làm và thời gian học. Chính quyền
chủ động trong học tập này sẽ giúp thu lại được kết quả tốt hơn.
Hiện nay có một số trang website học trực tuyến như:
https://hachium.com/blog/loi-ich-cua-viec-hoc-onl ine/ https://unica.vn/ https://hocmai.vn/ https://hoc24h.vn/ 2.2.1.6.
Tạo không gian học tập thoải mái
Trước kia với quy trình học tập truyền thống bắt buộc bạn phải tới trường hoặc là
tới trung tâm khiến bạn cảm thấy nhàm chán. Việc không cố định nơi học tập sẽ giúp cho 5
bản thân cảm thấy thoải mái nhất, dễ chịu nhất. Khi bạn ngồi học trong không gian lý
tưởng, bạn sẽ có tâm trạng tốt hơn, từ đó nâng cao chất lượng học tập. 2.2.1.7.
Lưu trữ tài liệu học tập dễ dàng
Việc có quá nhiều sách vở đôi khi sẽ gây ra những phiền toái nhất định cho bạn.
Bạn sẽ không thể nhớ hết được mình đã để tài liệu ở đâu. Đồng thời nó cũng chiếm mất
khá nhiều không gian trong văn phòng. Tuy nhiên lợi ích của việc học online ở đây là tất
cả tài liệu sẽ được gói gọn trong chiếc máy tính và bạn chỉ cần mở ra tìm kiếm bất cứ lúc nào bạn muốn.
Một số những lĩnh vực đòi hỏi cần phải có nguồn tài liệu phong phú với khối
lượng lớn. Việc lưu trữ thông qua các thiết bị điện tử sẽ giúp cho bạn có thể lưu trữ khối
lượng lớn cách dễ dàng và khoa học.
Trên đây là những chia sẻ về 7 lợi ích của việc học online có thể bạn chưa biết.
Nếu như bạn không có thời gian và không sắp xếp được công việc của mình thì học
online là sự lựa chọn tốt nhất để tiếp cận với kiến thức mới. 2.2.2. Hạn chế 2.2.2.1.
Sự tương tác có nhiều khó khan
So với việc học truyền thống, thì học trực tuyến sẽ có nhiều hạn chế về sự tương
tác hơn rất nhiều. Đối với học truyền thống, học sinh có thể thoải mái giao tiếp, trao đổi
kiến thức với người giảng dạy ngay lập tức. Còn đối với học trực tuyến, đôi lúc người
học sẽ gửi tin nhắn, email, hay gọi điện,... để có thể trao đổi kĩ hơn. 2.2.2.2.
Sự tập trung bị giảm khi ngồi học trước màn hình
Bởi vì học trực tuyến sẽ không có sự theo dõi trực tiếp của giáo viên, nên nhiều
học viên có thể bị xao nhãng bởi những yếu tố bên ngoài: mạng xã hội (facebook,
zalo….), việc ngồi học trước màn hình có thể gây chán nản, học viên có thể không nghe
giảng, ăn uống hay ngủ ngay trong giờ học đang diễn ra. 2.2.2.3.
Ảnh hưởng đến sức khỏe
Việc ngồi học quá lâu trước màn hình máy tính, điện thoại có thể gây ra tình trạng
đau mắt, cận thị nặng ở học viên, ngồi quá lâu có thể ảnh hưởng đến xương khớp hay
thậm chí làm ảnh hưởng đến tâm lý học sinh, gây chán nản, khó chịu. 6
CHƯƠNG III: CÁC HÌNH THỨC HỌC TRỰC TUYẾN
Hiện nay, dưới sự hỗ trợ của công nghệ, các hình thức dạy học trực tuyến trở nên
rất đa dạng. Dưới đây là 3 hình thức giảng dạy và học tập phổ biến thông qua các nền tảng E-Learning. 3.1.
Học online qua các phần mềm học trực tuyến trên đám mây
Đây là hình thức học tập đang đi đầu xu hướng nhờ sự phát triển của công nghệ
điện toán đám mây. Theo đó, các lớp học online sẽ được tổ chức nhờ sự hỗ trợ của các
phần mềm thiết lập trên đám mây. Các phần mềm học trực tuyến trên đám mây cung cấp
một số tính năng để hỗ trợ quá trình học tập như chia sẻ màn hình thiết bị, sử dụng các
bảng viết, chế độ tắt tiếng, giơ tay phát biểu, … 3.2.
Học trực tuyến qua các khóa học online
Các khóa học online được xem là hình thức phổ biến nhất của e-Learning. Nội
dung bài giảng được xây dựng theo từng chủ đề, từng môn học, từng lĩnh vực cụ thể.
Ngoài ra, người học cũng sẽ được cung cấp giáo trình, tài liệu, slide bài giảng, video
hướng dẫn, … để có thể tiếp thu kiến thức và kỹ năng mới một cách thuận tiện và trực
quan nhất. Toàn bộ những tài liệu, video và slide sẽ được tổng hợp để tạo thành các khóa
học, các gói khóa học trên những website học trực tuyến e-Learning. Người học có thể
chủ động lựa chọn khóa học dựa trên nhu cầu và sở thích cá nhân. 3.3.
Tự học từ giáo trình tài liệu, sách, ebook online
Hình thức phổ biến thứ ba của e-Learning là việc tự học từ những tài liệu, giáo
trình được chia sẻ hoặc được bán trên các nền tảng online. Với một số lĩnh vực, người
học có thể trực tiếp tìm kiếm thông tin được chia sẻ miễn phí online. Với những vấn đề
mang tính chuyên sâu, học thuật, người học có thể tìm và chọn mua một số loại sách,
giáo trình đã được số hóa, có thể đọc và tải về từ các nguồn online. Bên cạnh đó, có khá
nhiều website bán ebook, giáo trình học online. 7
Chương IV: TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ PHẦN MỀM HỌC TRỰC TUYẾN ZOOM, GOOGLE MEET
Hiện nay, học trực tuyến dần phổ biến làm cho các phần mềm hỗ trợ học tập dần
xuất hiện. Các phần mềm này giúp học sinh, sinh viên tiếp xúc với kiến thức dễ dàng hơn
và có thể lưu trữ bài học lại phục vụ cho mục đích ôn tập. Bên cạnh đó, còn rất nhiều
những tiện ích khác mà chúng đem lại. Trên thị trường có rất những phần mềm khác
nhau, sau đây là một số phần mềm được nhiều người lựa chọn vì tính tiện lợi cũng như dễ sử dụng của chúng. 4.1. Zoom
Zoom là một trong những giải pháp họp từ xa phổ biến nhất ở nhiều quốc gia. Nó
được ghi nhận về độ tin cậy và dễ sử dụng. Đặc biệt là khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác. 4.1.1. Tiện ích
Hình ảnh và âm thanh ở chế độ full HD
Thao tác đơn giản để bắt đầu hoặc tham gia cuộc họp
Hỗ trợ chế độ xem toàn màn hình và sắp xếp màn hình
Hỗ trợ chia màn hình kép
Giao diện người dùng dễ sử dụng
Đặt lịch trước cho cuộc họp
Có thể lựa chọn người tham dự họp
Host kiểm soát tất cả hoạt động cuộc họp
Sao lưu lại hình ảnh và âm thanh cuộc họp trên máy client
Có thể chat cá nhân hoặc theo nhóm 4.1.2. Các tính năng
Chất lượng cuộc hội thoại tốt, ổn định.
Hỗ trợ các cuộc họp video trực tuyến, tin nhắn nhanh hoặc chia sẻ màn hình.
Phần mềm họp trực tuyến Zoom Cloud Meetings có thể kết bạn, mời bạn bè sử dụng thông qua Email.
Phần mềm họp trực tuyến Zoom Cloud Meetings có thể làm việc thông qua WiFi, 4G / LTE, và mạng 3G. 8
Hỗ trợ đa nền tảng, giao diện đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với những công ty
họp trực tuyến thường xuyên.
Nhiều người tham gia có thể chia sẻ màn hình của họ đồng thời và đồng chú
thích cho một cuộc họp tương tác hơn. 4.1.3. Nhược điểm:
Do là phần mềm trực tuyến nên không thể đảm bảo 100% chất lượng đường
truyền, trong quá trình học tập, giảng dạy còn có nhiều lúc mạng internet không ổn
định dẫn đến ảnh hưởng chất lượng buổi học. Zoom phụ thuộc vào kết nối internet
cũng như dung lượng người dùng, Trung bình, nó sẽ cần từ 600MB đến 1,70GB dữ
liệu mỗi giờ. Do đó, bạn cũng nên sử dụng nền tảng này theo gói kết nối Internet
không giới hạn với tốc độ tải xuống và tải lên ít nhất 5 Mbps. Bên cạnh đó, zoom
được sử dụng hầu hết trên các hệ thống và khá nặng về tài nguyên hệ thống. Do nhu
cầu xử lý cao của nó dẫn đến sự tốn điện năng và làm cho thiết bị hết pin trong thời
gian học hoặc hội nghị. Và còn một nhược điểm rất lớn của zoom nữa đó là các tính
năng bị giới hạn của zoom free, do ngày càng nhiều người sử dụng nên các tính năng
cần được mở rộng hơn. 4.1.4.
Đối tượng sử dụng phổ biến: Giáo viên, học sinh, sinh viên, nhân viên, giám đốc công ty, … 4.1.5.
Cách thức sử dụng:
Đăng ký tài khoản zoom: Có thể đăng ký tài khoản bằng email, tài khoản
google hoặc facebook. Sau khi bấm kích hoạt tài khoản, bạn sẽ được dẫn tới
trang điền thông tin của tài khoản. Bạn điền đầy đủ thông tin bao gồm họ, tên,
và mật khẩu của tài khoản.
Tạo phòng họp zoom: Chọn Schedule a Meeting để đặt lịch và thiết lập thông
số phòng họp. Đối với người tham gia phòng họp, Sau khi đăng nhập thành
công, tại menu phía trên bên phải, bạn chọn JOIN A MEETING, tại đây bạn
điền ID, hoặc Link phòng họp bạn muốn vào, thông tin này sẽ được cung cấp
bởi người chủ (HOST) của phòng họp bạn muốn tham gia. 4.1.6.
Các chức năng phòng họp trên Zoom meeting:
Trên thanh menu ngang, có các chức năng:
Home : Nhấn để quay lại màn hình Trang chủ.
Chat: Hiện cửa sổ, nhóm chức năng Trò chuyện.
Meeting: Hiện cửa sổ, nhóm chức năng Họp.
Contact: Quản lý danh bạ. 9
Có 4 phím chức năng hỗ trợ trên Trang Chủ.
New Meeting: Tạo phòng họp, phòng học mới.
Join: Truy cập vào phòng học, phòng họp khác.
Schedule: Lên lịch, quản lý thời gian các buổi học.
Share Screen: Chia sẻ màn hình máy tính của mình cho người khác 4.1.7.
Chức năng cơ bản của phòng họp/phòng học Zoom meeting: (1) Bật/tắt micro. (2) Bật/tắt video.
(3) Bật/tắt truyền âm thanh của PC trong khi học.
(4) Quản lý học viên tham gia phòng học.
(5) Chia sẻ một cửa sổ cụ thể trong màn hình.
(6) Bật cửa sổ chat bên tay phải.
(7) Nhấn vào nút này để tiến hành thu hình buổi học.
Lưu ý: Record và share link cho học viên sau mỗi buổi học.
(8) Kết thúc buổi học. 4.2. Google meet:
Google Meet là một công cụ cho phép người dùng thực hiện liên lạc qua video cho
các cá nhân hay một nhóm người. Người dùng Google Meet có thể kết nối trực tuyến trên
các nền tảng Web tích hợp trong G-suite của Google như Gmail hoặc Google Lịch. 4.2.1. Tiện ích:
Cuộc họp giới hạn người tham gia lên đến 100 người (phiên bản miễn phí).
Chất lượng video cao và tính năng bảo mật cao.
Cho phép chia sẻ màn hình, trang trình bày và tài liệu nhanh chóng, thuận tiện.
Cho phép ghi lại cuộc họp và lưu trữ trên Google Drive của người tạo cuộc họp.
Cho phép người dùng tham gia đa nền tảng.
Giao diện thân thiện, dễ sử dụng các thao tác cơ bản.
Có hỗ trợ phụ đề tiếng Anh. 4.2.2. Nhược điểm
Cần trả phí cho các dịch vụ nâng cấp hơn về trình chiếu, ghi lại cuộc họp, bộ nhớ dùng chung. 10
Chưa có ứng dụng trên macOS và Windows, chỉ có thể sử dụng trên PC bằng trình duyệt Web.
Không thể lưu các tin nhắn trên khung chat của cuộc họp nếu cuộc họp không được ghi lại. 4.2.3.
Đối tượng sử dụng phổ biến: doanh nghiệp, sinh viên 4.2.4.
Cách thức hoạt động: Cách trụy cập
Trên các thiết bị điện thoại di động: Có thể tải ứng dụng Google meet trên
google play đối với hệ điều hành android và App store đối với hệ điều hành IOS.
Trên máy tính: Có thể dùng luôn trên các web của google chrome, cốc cốc…
mà không cần thiết phải tải về máy.
Cách bắt đầu cuộc gọi video
Tạo cuộc họp: Đầu tiên đăng ký tài khoản google meet, sau đó đăng nhập vào ứng dụng.
Mời mọi người tham gia cuộc họp: Gửi link liên kết hoặc mã tham gia cuộc
họp đến với những người muốn tham gia cuộc họp.
Tham gia cuộc họp: Ấn vào đường link đã được mời hoặc nhập mã tham gia
người chủ cuộc họp đã cung cấp để tham gia.
Một số tính năng cơ bản của Google meet
Số lượng cuộc họp không bị giới hạn, có thể kết nối với bất kì ai hay bất kì thời gian nào.
Có khả năng hoạt động trên mọi thiết bị dị động từ Android đến IOS.
Hiển thị màn hình xem trước video và điều chỉnh âm thanh trước khi tham gia
cuộc họp: Trước khi tham gia cuộc họp ban có thể xem trước diện mạo và thay đổi background và micro.
Chia sẻ màn hình với mọi người đang tham gia cuộc họp.
Nhắn tin với những người tham gia cuộc họp tại khung chat.
Người mở cuộc họp có những quyền: Bật, tắt micro hay kick của những người
tham gia gây ảnh hưởng đến quá trình họp. 11
CHƯƠNG V: QUẢN LÝ RỦI RO VÀ TƯƠNG LAI PHÁT TRIỂN CỦA HỆ
THỐNG HỌC TRỰC TUYẾN 5.1.
Quản lý rủi ro trong các hệ thống học trực tuyến 5.1.1. Vấn đề chung
Việc giãn cách xã hội để đối phó với dịch bệnh khiến nhu cầu sử dụng các nền
tảng họp trực tuyến lớn hơn bao giờ hết. Tuy vậy, môi trường mạng luôn tiềm ẩn trên đó
rất nhiều rủi ro mà các tin tặc có thể khai thác để phục vụ cho mục đích của chúng. Vậy
chúng ta đang phải đối mặt với những nguy cơ nào?
Xét riêng trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức giáo dục, hệ thống học trực
tuyến đã và đang trở thành công cụ, phương tiện không thể thiếu để ghi, nhận, trao đổi
thông tin giữa thầy cô với học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, những yếu tố rủi ro đến từ đặc
điểm vật mang tin và kỹ năng sử dụng thiết bị điện tử của đội ngũ cán bộ giảng viên và
học sinh, sinh viên đã và đang thách thức tính an toàn hệ thống học trực tuyến hiện nay. 5.1.1.1.
Không bao giờ an toàn 100% trên Internet
Trong thời đại ngày nay, hầu hết các sản phẩm họp trực tuyến, hội nghị truyền
hình, ... đều sử dụng mạng truyền dẫn dựa trên nền IP. Người dùng thường sử dụng các
giải pháp họp trực tuyến thương mại trên nền tảng hạ tầng đám mây (cloud) chủ yếu
truyền đưa qua mạng Internet công cộng. Do đó, nó tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về bảo
mật. Cũng các nguy cơ này có thể đến từ việc bị chặn bắt thông tin, dữ liệu, bị xâm nhập, 12
chen ngang với hình ảnh và nội dung không phù hợp (như trường hợp "zoombooming"
của ứng dụng Zoom), bị lén lút gửi thông tin cuộc họp đến một bên thứ ba khác…
Nhìn chung, sẽ không thể không có rủi ro một khi đã tiếp xúc với môi trường
mạng công cộng. Để hạn chế rủi ro này, đa số các sản phẩm họp trực tuyến đều sử dụng
các giao thức mã hóa phổ biến như tiêu chuẩn an toàn TLS (Transport Layer Security),
SRTP (Secure Realtime Transport Protocol), ... 5.1.1.2.
Máy chủ đặt tại “vùng không cấm": Cơ hội của các hacker
Để tối ưu hiệu năng trong truy xuất, xử lý dữ liệu, các nền tảng họp trực tuyến
ngoại thường xây dựng hạ tầng Cloud tại các trung tâm dữ liệu trên khắp thế giới. Điều
này cũng mang tới những lo ngại khi mà ở tại một số quốc gia, các điều luật về bảo vệ dữ
liệu không được thực hiện một cách nghiêm ngặt. Trên thực tế cho thấy, Zoom đã rất khó
xử khi báo chí loan tin dữ liệu của nền tảng này được gửi về server đặt tại Trung Quốc.
Sự cố khiến CEO Eric Yuan của Zoom sau đó đã phải “muối mặt" thừa nhận rằng, các kỹ
sư của mình đã "định tuyến nhầm".
Để hạn chế rủi ro, các nền tảng họp trực tuyến thường sử dụng mật mã hóa toàn
trình (end-to-end encryption). Nghĩa là tất cả các dữ liệu chia sẻ, âm thanh, nội dung trao
đổi, kể cả cuộc họp trực tuyến đều sẽ được mật mã hóa. Việc mã hóa này được thực hiện
từ ứng dụng trên máy người dùng đến hệ thống lưu trữ đặt ở bất kỳ đâu trên thế giới. Với
các thuật toán mật mã hóa tiêu chuẩn như AES-256, TLS_RSA…, được áp dụng rộng rãi,
ngay chính bản thân nhà cung cấp giải pháp cũng không thể giải mã để khôi phục video,
dữ liệu. Zoom từng khẳng định ứng dụng của mình hỗ trợ mã hóa toàn trình. Tuy vậy,
theo báo cáo mà Intercept công bố, các cuộc gọi của Zoom hoàn toàn không được mã hóa
toàn trình. Các giao thức truyền đưa dữ liệu chỉ đơn thuần qua HTTPS (Giao thức mã hóa cơ bản SSL/TLS). 5.1.1.3.
Chính thiết bị người dùng là “gián điệp ngầm”
Ngay cả khi các nền tảng họp trực tuyến đều xử lý tốt công việc của mình, họ cũng
sẽ phải “bó tay" nếu như “gián điệp" ở ngay chính chiếc điện thoại hay máy tính của bạn.
Nhiều loại mã độc được cài đặt sẵn trên các thiết bị di động có khả năng thu thập, chia sẻ
thông tin được người dùng gửi đi trong quá trình họp trực tuyến. Bên cạnh đó, những lỗ
hổng bảo mật trên cả phần cứng và phần mềm cũng có thể là môi trường thuận lợi cho
các hacker cài cắm “gián điệp ngầm".
Nhìn chung, các cuộc gọi trực tuyến luôn đi kèm với những nguy cơ về bảo mật.
Rủi ro có thể đến từ bất cứ nơi đâu, từ nhà cung cấp dịch vụ, nhà cung cấp máy chủ,
đường truyền Internet cho đến chính thiết bị của người dùng. Do vậy, dù là cá nhân, tổ 13
chức hay doanh nghiệp, người dùng đều cần thận trọng khi lựa chọn nền tảng họp trực tuyến. 5.1.2.
Vấn đề riêng đối với học sinh 5.1.2.1.
Kết nối đường truyền
Với thời đại xã hội ngày càng tân tiến thì công nghệ là cái được ưu tiên hàng đầu.
Việc học trực tuyến cũng vậy công nghệ giúp kết nối dễ dàng đặc biệt là mạng lưới
internet. Internet càng ngày được phổ biến rộng rãi ở mọi nơi nhưng ở những nơi không
có đủ điều kiện như trên thành thị thì việc học trực tuyến rất bất cập. Đường truyền
không ổn định khiến việc học bị gián đoạn không truyền tải được hết kiến thức. Thiếu
tính liên tục trong học tập. 5.1.2.2. Thời gian sử dụng
Thời gian sử dụng các thiết bị điện tử chính là mối lo ngại của nhiều bậc phụ
huynh đối với con cái. Sự gia tăng sử dụng các thiết bị có thể gây ra các thói quen xấu
thậm chí là ‘nghiện’ sử dụng làm giảm sự tương tác giữa các thành viên trong gia đình. 5.1.2.3.
Không thể thay thế được những mảng cần thao tác trực tiếp
Việc học tập đương nhiên không chỉ là việc học lí thuyết mà còn là làm những bài
tập thực hành. Những nội dung học liên quan đến thí nghiệm, thực hành sẽ không thể
hiện được hoặc thể hiện kém hiệu quả khi học qua E-Learning. Bên cạnh đó, nó cũng
không thể thay thế được các hoạt động liên quan đến việc rèn luyện và hình thành các kỹ
năng, đặc biệt là kỹ năng thao tác và vận động. 5.1.2.4.
Ảnh hưởng tâm sinh lý bởi những nội dung phản cảm, đồi truỵ và độc hại
Việc phụ thuộc vào các thiết bị kết nối Internet để học và giải trí online dễ dàng
dẫn đến rủi ro cao trẻ tiếp cận với nội dung độc hại trên Internet. Điều này có thể diễn
giải qua nhiều lý do. Thứ nhất là nội dung khiêu dâm rất tràn lan trên mạng. Chúng
không chỉ xuất hiện ở trên các trang web đen mà còn xuất hiện dày đặc ở những trang
web mà không liên quan đến nội dung khiêu dâm dưới dạng quảng cáo pop-up… Ngoài
ra là các nội dung bạo lực, trái với văn hoá học đường gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý của
không ít học sinh sinh viên, có một số trường hợp gây ra một số tai nạn rủi ro không đáng
có trong môi trường học tập. Bên cạnh đó, dễ dàng tiếp nhận các nguồn thông tin phản
động, phản chính phủ. Ví dụ chúng sử dụng mạng xã hội để đăng tải nhiều đơn thư khiếu
nại, khiếu kiện, tố cáo, xuyên tạc, bôi nhọ, hạ uy tín lãnh đạo các cấp, bịa đặt chính quyền
đàn áp, bắt giam những người tự ứng cử đại biểu Quốc hội, vu cáo chính quyền tước
quyền bầu cử của người dân, … và còn nhiều nội dung tác động ảnh hưởng xấu đến tư
duy suy nghĩ của thế hệ học sinh sinh viên hiện nay. 14 5.2.
Tương lai phát triển của hệ thống học trực tuyến
Nền tảng mạng xã hội đang ngày càng phổ biến. Mạng xã hội đã trở thành thói
quen hàng ngày và là một phần không thể thiếu của rất nhiều người. Không chỉ vậy nền
tảng xã hội còn là một thành tố quan trọng trong nền kinh tế hiện tại. Chính vì lý do trên,
trong tương lai hệ thống đào tạo online sẽ được liên kết, tích hợp với các nền tảng xã hội
để đem lại những hiệu quả đào tạo tốt nhất.
Việc học tập là một nhu cầu tất yếu của mọi người, học ở mọi lúc mọi nơi. Khi
liên kết các nền tảng mạng xã hội với hệ thống đào tạo online thì sẽ xây dựng nên một
thói quen học tập online cho mọi người. Điều này sẽ giúp cho người học vừa tiết kiệm
được thời gian, chi phí, thuận tiện hơn biến học tập trên hệ thống online thành điều tất yếu hàng ngày.
Hệ thống đào tạo online phát triển đồng thời cũng sẽ có những diễn đàn trao đổi
giữa các doanh nghiệp với nhau. Mọi người trong công ty sẽ cùng nhau chia sẻ các kiến
thức, tính năng khám phá, học hỏi được từ hệ thống đào tạo online. Đồng thời, việc trao
đổi trên các diễn đàn của công ty sẽ thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp. Ngoài ra, cũng có
những diễn đàn chia sẻ về hệ thống đào tạo online giữa các doanh nghiệp với nhau trao
đổi về các nhà cung cấp hệ thống đào tạo online, điều cần chuẩn bị trước khi dùng hệ
thống đào tạo online hay các kỹ năng về làm bài giảng E-Learning, trao đổi các cách
thức, phương pháp đào tạo trực tuyến hiệu quả.
Những kết nối các nền tảng mạnh với nhau sẽ thúc đẩy một hệ sinh thái học tập
lớn mạnh. Điều này thúc đẩy tri thức được chia sẻ và phát triển mạnh. Hệ thống đào tạo
online sẽ được nhiều người biết đến, đẩy mạnh thành nhu cầu tất yếu. Mọi người cùng
nhau thúc đẩy lan rộng tinh thần học tập mọi lúc, mọi nơi, tùy chỉnh cá nhân hóa qua hệ
thống đào tạo online. Chính từ đây thì mọi người sẽ được cùng nhau đi lên không chỉ
nâng cao kiến thức còn bổ sung những kỹ năng phát triển bản thân tốt hơn. 15
CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận
Công nghệ sinh ra là để giúp ích cho con người, có rất nhiều công nghệ được cho
ra đời đã trở thành một trợ thủ đắc lực trong nhiều lĩnh vực như sản xuất, kinh doanh, giải
trí, ăn uống,…giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh, đáp ứng đa dạng nhu cầu người dùng.
Vậy còn đối với lĩnh vực giáo dục? Trong quá trình chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid
19 đồng thời với giai đoạn kinh tế nước ta và thế giới đang bước vào một nền kinh tế tri
thức. Do đó việc nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục, đào tạo sẽ là nhân tố sống còn
quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, công ty, gia đình, và cá nhân. Nhu
cầu học tập bồi dươꄃng là rất lớn và E-learning chính là một giải pháp hữu hiệu giải quyết nhu cầu này.
E-learning là một xu hướng tất yếu trong giai đoạn phát triển tới, nhờ công nghệ
này mọi người ở bất kỳ nơi đâu, thời điểm nào đều có thể tham gia những khoá học tốt
nhất được hướng dẫn bới những giáo viên giỏi nhất. Nắm được cấu trúc của hệ thống E-
learning để chúng ta từng bước tin học hoá quá trình đào tạo đang được áp dụng. Sự kết
hợp giữa công nghệ mới và điểm mạnh của phương pháp học tập truyền thống nhất định 16
sẽ tạo được hiệu quả học tập cao nhất cho học viên. Nhưng bên cạnh đó những ưu điểm
nổi trội cũng sẽ có những bất cập, khó khăn của phần mềm học trực tuyến đang được
xem là thách thức, rào cản lớn đối với người dạy và học. 6.2. Kiến nghị
Đối với nhà trường: Xây dựng hạ tầng mạng, trang thiết bị công nghệ thông tin
(như máy tính, camera, máy in, máy quét), đường truyền, dịch vụ internet, tận dụng tối đa
các phương tiện để hỗ trợ cho giáo viên khi dạy học trực tuyến. Bồi dươꄃng đội ngũ nhân
lực (cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên) có kiến thức, kỹ năng đáp
ứng yêu cầu chuyển đổi số. Trước hết là kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, kỹ năng
an toàn thông tin, kỹ năng khai thác, sử dụng hiệu quả các ứng dụng phục vụ công việc
dạy - học. Hướng dẫn cụ thể về tổ chức học trực tuyến để triển khai, hướng dẫn, tập huấn
cho giáo viên kỹ thuật thực hiện, xây dựng kế hoạch chi tiết theo từng bộ môn.
Kết hợp từ hai phía: Nhà trường, các thầy cô giáo cần phối hợp tốt với phụ huynh
học sinh để trao đổi kế hoạch, thống nhất cách làm, tăng cường sự phối hợp của phụ
huynh khi các em học sinh học tập tại nhà. Căn cứ vào đặc thù vùng miền và các điều
kiện hiện có, các thầy cô giáo cần chủ động, linh hoạt lựa chọn hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp.
Đối với bản thân học sinh sinh viên: Khảo sát học sinh khả năng đáp ứng yêu cầu
học trực tuyến về thiết bị học tập, tâm thế chuẩn bị học tập nghiên cứu, cần trang bị cho
học sinh, sinh viên những kỹ thuật để duy trì sự hứng thú, sự tập trung trong học tập trực
tuyến cũng như cách thức cân bằng sức khỏe tinh thần và thể chất trong bối cảnh học tập trực tuyến.
Đồng thời, phân tích khai thác sâu hơn về phần mềm học trực tuyến nhằm đảm
bảo chất lượng dạy và học, từ đó đề xuất các giải pháp mang tính thiết thực nhằm nâng
cao hơn nữa chất lượng dạy và học của hệ thống học trực tuyến trong tương lai. 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Top 3 hình thức học trực tuyến phổ biến hiện nay - Liệu bạn đã biết” (2021), bizflycloud.vn
https://bizflycloud.vn/tin-tuc/top-3-hinh-thuc-hoc-truc-tuyen-pho-bien-hien-nay-lieu-ban- da-biet-20211015093930327.htm
2. “Phân loại các hình thức học trực tuyến hiện nay”, platform.cloudclass.edu.vn
https://platform.cloudclass.edu.vn/blog/cac-hinh-thuc-hoc-truc-tuyen/
3. “Vô vàn lợi ích của việc học online mà bạn nên biết để áp dụng” (2020),
https://hachium.com/blog/loi-ich-cua-viec-hoc-online/
4. “4 rủi ro khi con học trực tuyến mà cha mẹ phải biết ngay lúc này”
https://cyberpurify.com/knowledge/rui-ro-khi-con-hoc-truc-tuyen/#thoi-gian-su-dung- thiet-bi-qua-nhieu
5. ” Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng Zoom Meeting từ A đến Z”, nordiccoder.com. 18
https://nordiccoder.com/blog/huong-dan-chi-tiet-cach-su-dung-zoom-meeting-tu-a- denz/?
fbclid=IwAR0hqesRnmElIFQmP5AeMO6LI9FH8LHLcOlLk15d2ddGPvwrQtvkHAtG tkA
6. “Google Hangouts Meet – Phần mềm họp trực tuyến giúp đơn giản hóa các cuộc
họp” (2020), gobranding.com.vn.
https://gobranding.com.vn/phan-mem-hop-truc-tuyen-hangouts-meet-la-gi/
7. “Cách sử dụng Zoom trên máy tính”, quantrimang.com.
https://quantrimang.com/cach-hoc-truc-tuyen-tren-zoom-169997 19