-
Thông tin
-
Quiz
Đề tài: Cơ cấu xã hội-giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam .liên hệ với sáu nhà nước ở Việt Nam hiện nay | CNXHKH
Đề tài: Cơ cấu xã hội-giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam .liên hệ với sáu nhà nước ở Việt Nam hiện nay với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ nghĩa xã hội khoa học (PLT09A) 75 tài liệu
Học viện Ngân hàng 1 K tài liệu
Đề tài: Cơ cấu xã hội-giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam .liên hệ với sáu nhà nước ở Việt Nam hiện nay | CNXHKH
Đề tài: Cơ cấu xã hội-giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam .liên hệ với sáu nhà nước ở Việt Nam hiện nay với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (PLT09A) 75 tài liệu
Trường: Học viện Ngân hàng 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Ngân hàng
Preview text:
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA KẾ TOÁN BÀI TẬP
MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC ĐỀ TÀI:
CƠ CẤU XÃ HỘI-GIAI CẤP VÀ LIÊN MINH
GIAI CẤP ,TẦNG LỚP TRONG THỜI KỲ QUÁ
ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT
NAM .LIÊN HỆ VỚI SÁU NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
Giảng viên hướng dẫn: TS Võ Minh Tuấn Nhóm: 03 Lớp: K25KTH
Bảng mô tả làm việc nhóm: Tỷ lệ phần STT Họ tên Mã sinh viên Chữ ký trăm đóng góp 1 Bùi Thị Huế (nhóm trưởng) 2 Phan Huy Duy 3 Trần Thị Hiền 4 Đặng Hải Long 5 Đặng Minh Hoàng 6 Hoàng Việt Dương 7 Nguyễn Mỹ Huyền 8 Phan Mai Lan 9 Nguyễn Thị Huyền Trang 10 Đinh Thị Hương Giang MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU XÃ HỘI –GIAI CẤP VÀ LIÊN
MINH GIAI CẤP,TẦNG LỚP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ ĐI LÊN CHỦ NGHĨA
XÃ HỘI................................................................................................................................
1.1.Cơ cấu xã hội –giai cấp trong thời kỳ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam...........
1.2. Liên minh giai cấp giai tầng trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam..........................................................................................................................
CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN SÁU NHÀ NƯỚC HIỆN NAY Ở VIỆT NAM
VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN.................................................................................................
2.1 Liên hệ thực tiễn liên minh sáu nhà nước hiện nay ở Việt Nam............................
2.2 Liên hệ bản thân........................................................................................................
Tài liệu kham khảo.............................................................................................................
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU XÃ HỘI –GIAI
CẤP VÀ LIÊN MINH GIAI CẤP,TẦNG LỚP TRONG THỜI KỲ
QUÁ ĐỘ ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI.
1.1. Cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam a. Khái quát chung
- Cơ cấu xã hội – giai cấp là hệ thống các giai cấp, tầng lớp xã hội tồn tại khách
quan thông qua những mối quan hệ giữa chúng về sở hữu tư liệu sản xuất, về tổ
chức quản lý quá trình sản xuất hay địa vị chính trị - xã hội,… được hình thành dựa
trên một hệ thống sản xuất trong một cơ cấu kinh tế nhất định.
- Ở nước ta cơ cấu xã hội – giai cấp mang 3 đặc điểm chính:
+ Tính chất xã hội chủ nghĩa.
+ Cơ cấu xã hội – giai cấp còn chậm phát triển.
+ Cơ cấu xã hội – giai cấp ở nước ta mang tính quá độ và tính đa dạng thống nhất.
b. Sự biến đổi của cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kì quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam
Những biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp tại Việt Nam đảm bảo hai yếu tố về tính đa
dạng và tính thống nhất.
+ Tính đa dạng: Nhiều giai cấp khác nhau trong cùng một xã hội.
+ Tính thống nhất: Các tầng lớp trong xã hội đều được lãnh đạo bởi Đảng cộng sản.
c. Cơ cấu xã hội – giai cấp ở Việt Nam ở thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã
hội bao gồm những giai cấp, tầng lớp cơ bản sau: - Giai cấp công nhân: + Vai trò :
Là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đô d
i tiên phong là Đảng Cô d ng sản Viê d t Nam.
Đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến.
Là lực lượng đi đầu trong sự nghiê d p công nghiê d p hóa, hiê d n đại hóa đất nước.
Là lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đô d i ngũ trí thức.
+ Ví dụ : Trong các phong trào đấu tranh trước đây, giai cấp công nhân là lực
lượng đông đảo nhất tham gia vào các cuộc đấu tranh lớn như: cuộc đấu tranh đòi
tăng lương, giảm giờ làm vào dịp ngày Quốc tế Lao động 1/5/1930,…
Còn ngày nay công nhân ngày càng phát triển hơn khi biết tham gia vào sản
xuất, sử dụng công nghệ kĩ thuật hiện đại,…
+ Vị trí : Là lực lượng đi đầu của quá trình phát triển kinh tế , tiến hành công nghiê d p hóa, hiê d n đại hóa. - Giai cấp nông dân + Vai trò:
Góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Giữ vững ổn định chính trị,
Bảo đảm an ninh quốc phòng
Là lực lượng xã hội quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội
Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ sinh thái
+ Vị trí : Có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.
+ Ví dụ: Trong các phong trào đấu tranh trước đây giai cấp nông dân cũng tham gia
vào các cuộc đấu tranh của đất nước như cuộc đấu tranh phá kho thóc Nhật cuối 1944 đầu 1945,…
Ngày nay giai cấp nông dân cũng ngày càng phát triển hơn, biết áp dụng cả
máy móc công nghệ hiện đại trong trồng trọt và chăn nuôi,….. - Đội ngũ tri thức + Vai trò:
Góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hội nhập quốc tế
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc + Vị trí :
Là lực lượng lao động quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa với nền kinh tế tri thức phát triển mạnh.
Càng ngày càng tăng lên cả về số lượng và chất lượng.
Mang lại những tri thức khoa học, những sản phẩm tinh thần phục vụ và định
hướng cho nhận thức và hành động thực tiễn trên nhiều lĩnh vực.
+ Ví dụ: Học sinh, sinh viên chính là đội ngũ tri thức vững mạnh, là những chủ
nhân tương lai của đât nước sau này.
- Đội ngũ doanh nhân Việt Nam
Đây là tầng lớp xã hội được Đảng ta chủ trương xây dựng thành một đội ngũ vững
mạnh của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. + Vai trò: Không ngừng tăng lên
Chi phối kinh tế - xã hội do hoạt động sản xuất – trao đổi trong nước hay nước
ngoài đều được đẩy mạnh.
Góp phần tích cực vào việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
Giải quyết việc làm cho người lao động và các vẫn đề an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo.
+ Vị trí : Có vị trí quan trọng trong việc chi phối kinh tế - xã hội. - Phụ nữ
+ Vai trò:Có vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hô d i và trong gia đình. + Vị trí : Là mô d
t lực lượng quan trọng và đông đảo trong đô d i ngũ những người lao đô d
ng tạo dựng nên xã hô di và đóng góp phần to lớn vào sự nghiê d p xây dựng chủ nghĩa xã hô d i.
Ví dụ: Trong số các đại biểu quốc hội Việt Nam, phụ nữ chiếm 27,3% và được
Liên Hiệp Quốc đánh giá là “Phụ nữ Việt Nam tham gia hoạt động chính trị cao nhất thế giới” - Đội ngũ thanh niên
+ Vai trò: Mang trong mình sứ mệnh của chủ nhân tương lai của đất nước.
+ Vị trí : Là rường cô d
t của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng
xung kích trong xây dựng và bảo vê d Tổ quốc.
+Ví dụ : Bác Hồ đã viết: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà.
Thật vậy nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh
niên. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại
phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc để chuẩn bị tương lai đó”
1.2. Liên minh giai cấp giai tầng trong thời kỳ quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. a.Tính tất yếu - Về chính trị:
+ Cuộc đấu tranh giai cấp của các giai cấp có lợi ích đối lập nhau đã đặt
ra nhu cầu tất yếu khách quan: phải tìm cách liên minh với những giai
cấp, tầng lớp xã hội khác có những lợi ích phù hợp với mình để tập
hợp lực lượng thực hiện mục đích chung. Đó chính là quy luật mang
tính phổ biến và là động lực cho sự phát triển của các xã hội có giai cấp.
+ Liên minh giai cấp, tầng lớp là nguyên tắc cao nhất của chuyên chính vô sản.
+ Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân phải liên
minh với giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động để tạo
sức mạnh đảm bảo cho thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
cả trong giai đoạn chính quyền và giai đoạn xây dựng xã hội mới.
+ Thông qua liên minh này, tập hợp được lực lượng đông đảo phấn đấu
cho mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, là điều kiện để
giai cấp công nhân giữ vững vai trò lãnh đạo xã hội.
- Về kinh tế:
+ Yêu cầu khách quan của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
+ Yêu cầu xây dựng nền kinh tế quốc dân thống nhất bao gồm công
nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ gắn bó chặt chẽ với nhau để thỏa mãn
lợi ích kinh tế trước mắt và lâu dài của các giai cấp và tầng lớp xã hội,
đảm bảo giúp họ giải phóng khỏi ách áp bức bóc lột.
+ Quá trình thực hiện liên minh giai cấp tầng lớp đồng thời là quá trình
phát hiện ra mâu thuẫn và có giải pháp kịp thời để giải quyết mâu
thuẫn nhằm tạo sự đồng thuận và động lực thúc đẩy quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời tăng cường khối liên
minh ngày càng bền chặt hơn dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và giai cấp công nhân.
+ Giai cấp công nhân đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển mối
quan hệ liên minh giữa giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí
thức, từ đó tạo nên sự thống nhất của cơ cấu xã hội, giai cấp trong suốt
thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa. b.Nội dung
- Về kinh tế:
+ Là nội dung cơ bản, quyết định nhất; là cơ sở vật chất kỹ thuật vững
chắc của liên minh trong thời kỳ quá độ.
+ Là sự kết hợp và giải quyết đúng đắn các lợi ích kinh tế giữa giai cấp
công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.
+ Biểu hiện: các hoạt động kinh tế giữa công nghiệp, nông nghiệp; giữa
các ngành sản xuất vật chất với nghiên cứu ứng dụng khoa học vào sản
xuất; giữa các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu với cơ sở sản
xuất nông nghiệp, công nghiệp.
- Về chính trị:
+ Nhu cầu chính trị cơ bản của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân,
tầng lớp trí thức và của cả dân tộc là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
+ Nguyên tắc chính trị của liên minh là do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
+ Nội dung: giữ vững lập trường chính trị, tư tưởng của giai cấp công
nhân; giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với khối
liên minh và toàn xã hội để xây dựng và bảo vệ vững chắc chế độ
chính trị, giữ vững độc lập dân tộc và định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Về văn hóa, xã hội:
+ Là sự đoàn kết, hợp tác của công nhân, nông dân, trí thức để xây dựng
nền văn hóa mới, con người mới và xã hội văn minh.
+ Nội dung: đáp ứng nghĩa vụ và quyền lợi, trước hết là về đời sống
tinh thần của công nhân, nông dân, trí thức thông qua những vấn đề cơ bản sau:
● Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội.
● Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.
● Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
● Xóa đói giảm nghèo, thực hiện tốt chính sách xã hội.
CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN SÁU NHÀ NƯỚC HIỆN NAY Ở VIỆT
NAM VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN.
2.1.Liên hệ thực tiễn liên minh sáu nhà nước hiện nay ở Việt Nam.
a.Liên hệ thực tiễn :
-Việc thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự
lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta đã tạo điều kiện cho mọi tầng lớp, giai cấp có cơ
hội phát triển sáng tạo, làm giàu một cách chính đáng, mang lại lợi ích kinh tế đồng
thời kết hợp lợi ích kinh tế của các giai cấp công-nông-tri thức để đảm bảo khối liên minh vững chắc.
-Liên minh kinh tế sáu nhà là sự liên kết giữa Nhà nước, nhà khoa học,nhà
doanh nghiệp, nhà nông, nhà ngân hàng, nhà phân phối nhằm gắn sản xuất với chế
biến và tiêu thụ để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, bền vững; tiến
tới sản xuất hàng hóa quy mô lớn, hiện đại.Trong sản xuất nông sản, liên kết chính
là chìa khóa giúp phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, đảm bảo hài hòa lợi ích
của các chủ thể tham gia. Quá trình liên kết đó có những đặc điểm riêng và đóng
vai trò quan trọng: Góp phần đảm bảo các bên cùng có lợi; làm tăng hiệu quả trong
sản xuất nông sản; góp phần nâng cao hiệu quả, vai trò quản lý nhà nước về kinh tế.
-Trong mối liên kết 6 nhà thì Nhà nước giữ vai trò nhạc trưởng, thông qua
pháp luật và các chính sách, kế hoạch để tạo môi trường pháp lý và kinh tế thuận
lợi cho các hoạt động sản xuất - kinh doanh, khuyến khích, hỗ trợ nông dân liên kết
với các nhà để sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa; nhà doanh nghiệp là cánh
tay phải của mối liên kết, cam kết thu mua sản phẩm, tuyển dụng nhà khoa học hỗ
trợ nông dân, tạo ra các cơ sở bảo quản, chế biến sản phẩm để đưa ra thị trường.
Trong quá trình doanh nghiệp đầu tư cho việc sản xuất thì nhà ngân hàng lại là một
yếu tố quan trọng trong việc hỗ trợ, cung cấp tín dụng cho chuỗi sản xuất, cho nông
dân vay vốn. Nhà nông có vai trò trực tiếp tham gia canh tác, chăm sóc, thực hiện
sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhà nông chính là trung tâm của
mối liên kết kinh tế này. Trực tiếp hỗ trợ nhà nông trong quá trình canh tác là nhà
khoa học, họ cung cấp các loại giống cây trồng, các tiêu chuẩn khoa học, công nghệ
phù hợp với trình độ chuyên môn và phù hợp với nhận thức, với mô hình, loại hình
nông nghiệp, nghĩa là phù hợp trong điều kiện thực tế sản xuất cho nhà nông các
loại giống cây trồng, từ đó giúp tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, vượt trội hơn.
Nhà phân phối là thành phần cuối cùng trong chuỗi liên minh tuy vậy lại đóng vai
trò quan trọng trong việc cung cấp, bán sản phẩm tới trực tiếp người tiêu dùng, bên
cạnh việc phân phối sản phẩm của doanh nghiệp, những nhà phân phối còn kiêm
nhiệm nhiều dịch vụ như: Marketing, giới thiệu thương hiệu để nhiều khách hàng biết đến sản phẩm.
b.Vai trò của Nhà nước và Nhà ngân hàng trong nội dung liên minh
-Vai trò của Nhà nước : Nhà nước tạo ra là của dân , do dân và vì dân. Nhà nước
ban hành nhiều chính sách tạo điều kiện cho người nông dân, doanh nghiệp cũng
như cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và logistic, ứng dụng khoa học công
nghệ mới, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc
gia… , khuyến khích mọi ý tưởng khởi nghiệp , đổi mới sáng tạo của người dân , doanh nghiệp.
-Vai trò của các Nhà ngân hàng : Hệ thống ngân hàng đóng vai trò huyết mạch của
nền kinh tế; là kênh dẫn vốn chủ yếu phục vụ sản xuất kinh doanh, góp phần thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, nâng cao đời
sống nhân dân. Các ngân hàng cung ứng vốn và dịch vụ ngân hàng phục vụ phát
triển nông nghiệp, nông thôn; thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước, của ngành, góp phần đảm bảo môi trường kinh doanh tiền tệ, ngân hàng ổn
định, an toàn, hiệu quả, lành mạnh.
-Vai trò của Nhà nước và Nhà ngân hàng đối với doanh nghiệp giai đoạn hậu covid-19 hiện nay:
Trong giai đoạn hậu Covid-19 hiện nay, vai trò của nhà nước và ngân hàng đối với
doanh nghiệp là rất quan trọng. Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ
các doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong giai đoạn hậu Covid-19.Các giải pháp
được Nhà nước đưa ra như cung cấp vốn, giảm thuế phí, hỗ trợ tài chính và đào tạo
nhân lực giúp các doanh nghiệp phục hồi và phát triển. Nhà nước đưa ra những
chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho hoạt động sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp, rà soát, cắt bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết nhằm
giảm chi phí, thủ tục cho doanh nghiệp; khơi thông mọi nguồn lực cho đầu tư, kinh
doanh. Giảm thuế các mặt hàng đặc biệt như xăng dầu để hỗ trợ các doanh nghiệp.
-Ngành ngân hàng có vai trò lớn trong điều chỉnh các chính sách tiền tệ nhằm giúp
cho doanh nghiệp. Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt,
đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa
và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định
kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi kinh tế-xã hội. Điều hành chính sách tiền tệ (CSTT)
chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với chính sách
tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát mục tiêu
năm 2023 bình quân khoảng 4,5%, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng
trưởng kinh tế hợp lý.Kiểm soát tăng trưởng tín dụng hợp lý nhằm góp phần kiểm
soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, hướng nguồn vốn tín dụng vào các lĩnh
vực sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng theo
chủ trương của Chính phủ.
2.2. Liên hệ bản thân
-Là một sinh viên đang ngồi trên giảng đường, để đóng góp vào sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước góp phần nâng cao cơ cấu giai cấp, bản thân em cần :
+Có tinh thần tự học, trau dồi các kiến thức chuyên môn bằng cách tận dụng triệt
để công nghệ hiện đại phục vụ cho việc học của mình ví dụ như tìm tài liệu ,ứng dụng học Tiếng Anh .vv
+ Trau dồi khả năng ngoại ngữ.
+ Không chỉ qua sách vở mà còn qua các hoạt động thực tiễn.
+ Rèn luyện thân thể để có sức khỏe học tập và làm việc.
+Bồi dưỡng các phẩm chất tốt về tư tưởng chính trị.
+ Vận dụng các kiến thức về triết học, pháp luật vào đời sống cũng rất quan trọng,
giúp bản thân sớm trở thành công dân gương mẫu.
+ Tích cực tham gia các phong trào của Đoàn Thanh niên hoặc các câu lạc bộ, hội
nhóm ở trường giúp em rất nhiều trong việc cải thiện các kỹ năng mềm, nâng cao thành tích cá nhân.
-Đồng thời, em nhận thấy những biến đổi về cơ cấu giai cấp -xã hội và liên minh
giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một vấn
đề mang tính thời sự. Mỗi người cần có nhận thức đúng đắn về điều này để chấp
hành tốt các chính sách của Đảng và nhà nước, hiểu được vai trò của mình trong xã
hội để góp phần vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Tài liệu kham khảo
1. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học , Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Tài liệu học tập và bài tập thực hành Chủ nghĩa xã hội khoa học , Khoa Lý luận
chính trị -Học viện Ngân hàng, Hà Nội. 13