Đề tài dinh dưỡng trẻ em - Môn Nhi khoa | Đại học Y dược Cần Thơ

Đại học Y dược Cần Thơ với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và học tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.­­­

ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRẺ DƯỚI 5 TUỔI
VÀ TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH
A. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phan Thị Thủy.
2. Cơ quan chủ trì đề tài: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Bình.
3. Cấp quản lý: UBND tỉnh Quảng Bình.
4. Mục tiêu của đề tài:
- Đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tại các huyện/thành phố
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm 2008.
- Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại
các huyện/thành phố.
5. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Trẻ em dưới 5 tuổi phát triển bình thường (những trẻ không bị mắc các bệnh bẩm
sinh, các dị tật hoặc các bệnh về thần kinh) và bà mẹ con dưới 5 tuổi trong diện điều
tra.
6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
- Bằng phương pháp nghiên cứu tả phân tích bằng phương pháp điều tra
cắt ngang.
- Phương pháp chọn mẫu.
- Phương pháp thu thập thông tin, gồm có:
+ Thu thập thông tin về ngày, tháng, năm sinh của trẻ.
+ Theo phương pháp nhân trắc học (chiều cao và cân nặng của trẻ em dưới 5 tuổi).
+ Đánh giá tăng trưởng trẻ em theo chuẩn tăng trưởng trẻ em WHO năm 2006.
- Điều tra xã hội học.
- Phân tích và xử lý số liệu.
7. Nội dung nghiên cứu của đề tài:
- Khảo sát điều tra: Điều tra dân số các cụm dân (thôn, bản, tiểu khu) trên địa
bàn các huyện/thành phố và tổng số trẻ em dưới 5 tuổi tại các địa bàn đó.
- Tổng hợp dân số theo huyện/thành phố: Sau khi điều tra dân số các cụm dân
cư, tổng hợp dân số để chọn cỡ mẫu và khoảng cách mẫu.
- Triển khai điều tra:
+ Dựa vào địa điểm đã được chọn để triển khai điều tra đánh giá tình trạng dinh
dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi trên địa bàn tỉnh và các huyện/thành phố.
+ Điều tra các yếu tố kinh tế - xã hội và tình hình chăm sóc trẻ, nuôi dưỡng trẻ dưới
5 tuổi.
+ Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi.
8. Thời gian thực hiện đề tài: 10 tháng (Từ tháng 6/2008 đến tháng 3/2009).
9. Bố cục của đề tài: gồm có 3 phần:
- Phần I : Tổng quan tình trạng suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi.
- Phần II: Kết quả nghiên cứu và bàn luận tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi.
- Phần III: Một số giải pháp phòng chống suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi trên địa
bàn tỉnh Quảng Bình.
B. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI
Phần I
TỔNG QUAN TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG
TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI
I. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ở trong và ngoài nước.
1. Thế giới.
Suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em là tình trạng chậm lớn, chậm phát triển. Ở cộng đồng
người ta thường gặp những trẻ em SDD thể thấp còi (Chiều cao theo tuổi thấp), SDD thể
nhẹ cân (Cân nặng theo tuổi thấp) và SDD thể gầy còm (Cân nặng theo chiều cao thấp).
Nguyên nhân SDD rất phức tạp đa dạng: do chế độ ăn không đầy đủ và hợp lý, tỷ lệ
mắc các bệnh nhiễm trùng thường gặp ở lứa tuổi này.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) hiện nay khoảng 800 triệu
người bị nghèo đói kéo dài 150 – 160 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng nhẹ
cân, 182 triệu trẻ em còi cọc. Suy dinh dưỡng chủ yếu tập trung các nước đang phát
triển, nhất là các nước châu Á và châu Phi.
2. Việt Nam.
Trong những năm qua, nền kinh tế - hội nước ta cũng như đời sống của người
dân đang ngày càng được cải thiện, các chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em đã
đạt được những kết quả nhất định. Mặc dù tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em giảm nhiều trong
những năm gần đây nhưng theo phân loại của TCYTTG, Việt Nam vẫn một trong
những quốc gia có tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ở mức cao.
Quảng Bình là tỉnh nằm ở khu vực Bắc miền Trung, địa bàn phức tạp, khí hậu khắc
nghiệt, luôn bị thiên tai đe dọa, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, điều đó ảnh
hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của cộng đồng nói chung cũng như trẻ em dưới 5 tuổi
nói riêng. Trong những năm qua, công tác phòng chống SDD trẻ em tỉnh ta đã được chú
trọng đạt những kết quả đáng khích lệ, nhưng tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi của tỉnh
vẫn còn rất cao so với khu vực Bắc Trung Bộ kể cả 2 thể nhẹ cânthấp còi theo phân
loại của TCYTTG.
II. Nguyên nhân các yếu tố ảnh hưởng đến suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5
tuổi.
Nguyên nhân SDD trẻ em rất phức tạp, nó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân:
- Nghèo đói và thiếu kiến thức.
- Thiếu ăn, bệnh tật và thiếu kiến thức để nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ.
Suy dinh dưỡng nhiễm khuẩn là vòng luẩn quẩn. Nhiễm trùng làm tăng nguy
SDD, đồng thời SDD làm giảm miễn dịch của cơ thể do đó làm giảm khả năng chống lại
vi khuẩn và làm tăng quá trình nhiễm trùng. Những trẻ nuôi dưỡng kém có nguy cơ viêm
phổi cao hơn rệt so với những trẻ được nuôi dưỡng tốt, nếu những trẻ đó mắc bệnh
viêm phổi thì nguy tử vong rất cao. Các nghiên cứu tại Nội cho thấy các yếu tố
như cai sữa sớm, ăn bổ sung sớm, không biết cách màu bát bột, mẹ không nhận
thức được về dinh dưỡng, không biết được cách chăm sóc theo dõi tình trạng dinh
dưỡng của trẻ có liên quan đến SDD.
III. Hậu quả của suy dinh dưỡng.
- Tử vong.
- Suy dinh dưỡng với tỷ lệ mắc bệnh.
- Suy dinh dưỡng với phát triển hành vi và trí tuệ.
- Suy dinh dưỡng và sức khỏe khi trưởng thành.
Phần II
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI
I. Đặc điểm đối tượng điều tra.
Nghiên cứu được tiến hành tại 7 huyện/ thành phố. Mỗi huyện/thành phố điều tra 30
cụm, mỗi cụm 25 trẻ dưới 5 tuổi và các bà mẹ có con dưới 5 tuổi trong diện điều tra.
II. Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi các huyện/thành phố.
- Tình trạng suy dinh dưỡng chung của trẻ em dưới 5 tuổi tại các huyện/ thành phố.
- Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi theo nhóm tuổi (từ 0-23 tháng và từ
24-59 tháng tuổi) tại các huyện/thành phố.
+ Tình trạng suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi theo nhóm tuổi của trẻ dưới 5 tuổi tại
các huyện/thành phố.
+ Tình trạng suy dinh dưỡng chiều cao/tuổi theo nhóm tuổi của trẻ dưới 5 tuổi tại
các huyện/thành phố.
+ Tình trạng suy dinh dưỡng cân nặng/chiều cao theo nhóm tuổi của trẻ dưới 5 tuổi
tại các huyện/thành phố.
+ Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi theo giới được điều tra tại các
huyện/thành phố.
III. Các yếu tố kinh tế - xã hội điều tra tại các huyện/thành phố.
- Thực trạng số thành viên, số con trong các hộ gia đình có trẻ dưới 5 tuổi được điều
tra.
- Trình độ học vấn của các mẹ con dưới 5 tuổi được điều tra tại các
huyện/thành phố.
- Nghề nghiệp của các bà mẹ con dưới 5 tuổi được điều tra tại các huyện/thành
phố.
- Tình hình bệnh tật của trẻ dưới 5 tuổi trong 2 tuần trước khi điều tra.
- Cân nặng sơ sinh và thời gian bắt đầu bú mẹ sau khi sinh của trẻ dưới 5 tuổi được
điều tra.
- Thời gian trẻ được bú mẹ hoàn toàn và thời gian cai sữa (bỏ bú) của trẻ dưới 5 tuổi
tại các huyện/thành phố.
- Thời gian bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung.
- Tình hình sử dụng thực phẩm khi bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung (ăn dặm, ăn sam)
- Tình hình an ninh lương thực trong 6 tháng trước khi điều tra các hộ gia đình
được điều tra tại các huyện/thành phố.
- Thực trạng nguồn nước sinh hoạt sử dụng ở các hgia đình được điều tra tại các
huyện/thành phố.
IV. Các yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi.
- Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi và số con trong các hộ gia đình
được điều tra.
- Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi và trình độ học vấn của các
bà mẹ được điều tra.
- Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng mắc bệnh trong 2 tuần trước khi điều tra
của trẻ em dưới 5 tuổi tại các huyện/thành phố.
- Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi với cân nặng sơ sinh thấp <
2.500gr.
- Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi và thời gian cho trẻ mẹ
hoàn toàn sau khi sinh.
- Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi và thời gian cai sữa (bỏ bú)
cho trẻ.
- Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi và phối hợp các nhóm thực
phẩm khi cho trẻ ăn bổ sung.
- Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi và sử dụng nguồn nước tại
các hộ gia đình.
- Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng với các yếu tố liên quan.
Phần III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÒNG CHỐNG
SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
I. Đánh giá chung.
- Nhìn chung tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em trong nghiên cứu trên địa bàn tỉnh rất cao:
Thể nhẹ cân (CN/T) là 28,3%, thể thấp còi (CC/T) là 39,1%, thể gầy còm (CN/CC) 6,6%,
tỷ lệ suy dinh dưỡng nặng và rất nặng khá cao, đặc biệt tỷ lệ thấp còi (19,5%). Không có
sự khác biệt về tỷ lệ suy dinh dưỡng giữa trẻ trai và trẻ gái.
- Tình trạng dinh dưỡng của các huyện/thành phố: Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em giữa
các huyện sự khác nhau nhưng không đáng kể, nhưng giữa thành thị nông thôn
khác nhaurệt. Mặt khác, tỷ lệ suy dinh dưỡng xảy ra ở tất cả các độ tuổi, nhưng ở độ
tuổi từ 24 - 59 tháng có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao hơn trẻ em ở độ tuổi từ 0 - 23 tháng.
- Qua kết quả nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi trên địa bàn tỉnh,
tìm hiểu một số yếu tố liên quan phù hợp với tình hình chung của các điểm điều tra, phù
hợp với nhận định về tình hình dinh dưỡng hiện nay trên cả nước và các yếu tố liên quan
đến tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi, nhằm góp phần thực hiện chiến lược
dinh dưỡng giai đoạn 2006 - 2010 và làm giảm tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi trên địa bàn
tỉnh nói chung và các huyện/thành phố nói riêng.
II. Một số giải pháp.
1. Đối với toàn tỉnh.
a. Trước mắt:
- Thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình, xóa bỏ mù chữ.
- Nâng cao trình độ chuyên môn cho các nữ hộ sinh tuyến cơ sở.
- Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, trình diễn chế biến thức ăn.
- Tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao kiến thức cho bà mẹ có con dưới 5 tuổi.
- Soạn thảo, in ấn các tài liệu tuyên truyền, khuyến khích xây dựng hệ sinh thái
VAC, ô dinh dưỡng ở mỗi hộ gia đình.
- Các quan thông tin đại chúng chủ động tham gia tăng cường thời lượng
tuyên truyền về phòng chống suy dinh dưỡng.
b. Lâu dài:
- Xây dựng các hệ thống cung cấp nước ăn uống, sinh hoạt đảm bảo vệ sinh cho các
vùng, nhất là vùng nông thôn, vùng núi, rẻo cao.
- Chú trọng ưu tiên đầu ngân sách cho các hoạt động phòng chống suy dinh
dưỡng.
- Xây dựng mô hình can thiệp liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng và nhân rộng
điển hình trên địa bàn.
- Hàng năm, tổ chức đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi.
2. Tại các địa phương.
a. Thành phố Đồng Hới:
- Tăng cường tuyên truyền, tập huấn cho đối tượng tuổi sinh đẻ phụ nữ thai
trong việc chăm sóc thai sản.
- Tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn, trình diễn cách chế biến thức ăn phù hợp,
kiến thức chăm sóc trẻ bị bệnh.
- Tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức cho phụ nữ tuổi sinh đẻ, gia đình, cộng đồng
các kiến thức về cho trẻ bú và cai sữa.
b. Tại các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh
Lệ Thủy:
- Nâng cao trình độ học vấn cho các bà mẹ có trẻ dưới 5 tuổi và phụ nữ sinh đẻ.
- Tăng cường tập huấn nâng cao kiến thức cho phụ nữ mang thai.
- Tổ chức tập huấn, trình diễn cách chế biến thức ăn b sung cho nhóm tuổi với
thực phẩm sẵn có tại địa phương.
- Nâng cao kiến thức cho các mẹ với nhiều hình thức phong phú phù hợp với
từng vùng.
- Thành lập nhóm sinh hoạt, câu lạc bộ hoạt động hướng tới nhiều chủ đề: Kế hoạch
hóa gia đình, lợi ích cho bú sớm và bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, thời gian cai sữa,
ăn dặm...
- Phổ cập kiến thức về sức khỏe sinh sản, dinh dưỡng hợpcho các thiếu nữ sắp
bước vào hôn nhân để họ có những hiểu biết trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
Tổng thuật: Trần Thị Hồng Duyên
| 1/6

Preview text:

ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRẺ DƯỚI 5 TUỔI
VÀ TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH
A. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phan Thị Thủy.
2. Cơ quan chủ trì đề tài: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Bình.
3. Cấp quản lý: UBND tỉnh Quảng Bình.
4. Mục tiêu của đề tài:
- Đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tại các huyện/thành phố
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm 2008.
- Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại các huyện/thành phố.
5. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Trẻ em dưới 5 tuổi phát triển bình thường (những trẻ không bị mắc các bệnh bẩm
sinh, các dị tật hoặc các bệnh về thần kinh) và bà mẹ có con dưới 5 tuổi trong diện điều tra.
6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
- Bằng phương pháp nghiên cứu mô tả và có phân tích bằng phương pháp điều tra cắt ngang. - Phương pháp chọn mẫu.
- Phương pháp thu thập thông tin, gồm có:
+ Thu thập thông tin về ngày, tháng, năm sinh của trẻ.
+ Theo phương pháp nhân trắc học (chiều cao và cân nặng của trẻ em dưới 5 tuổi).
+ Đánh giá tăng trưởng trẻ em theo chuẩn tăng trưởng trẻ em WHO năm 2006. - Điều tra xã hội học.
- Phân tích và xử lý số liệu.
7. Nội dung nghiên cứu của đề tài:
- Khảo sát điều tra: Điều tra dân số các cụm dân cư (thôn, bản, tiểu khu) trên địa
bàn các huyện/thành phố và tổng số trẻ em dưới 5 tuổi tại các địa bàn đó.
- Tổng hợp dân số theo huyện/thành phố: Sau khi điều tra có dân số các cụm dân
cư, tổng hợp dân số để chọn cỡ mẫu và khoảng cách mẫu. - Triển khai điều tra:
+ Dựa vào địa điểm đã được chọn để triển khai điều tra đánh giá tình trạng dinh
dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi trên địa bàn tỉnh và các huyện/thành phố.
+ Điều tra các yếu tố kinh tế - xã hội và tình hình chăm sóc trẻ, nuôi dưỡng trẻ dưới 5 tuổi.
+ Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi.
8. Thời gian thực hiện đề tài: 10 tháng (Từ tháng 6/2008 đến tháng 3/2009).
9. Bố cục của đề tài: gồm có 3 phần:
- Phần I : Tổng quan tình trạng suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi.
- Phần II: Kết quả nghiên cứu và bàn luận tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi.
- Phần III: Một số giải pháp phòng chống suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
B. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI Phần I
TỔNG QUAN TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG
TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI
I. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ở trong và ngoài nước. 1. Thế giới.
Suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em là tình trạng chậm lớn, chậm phát triển. Ở cộng đồng
người ta thường gặp những trẻ em SDD thể thấp còi (Chiều cao theo tuổi thấp), SDD thể
nhẹ cân (Cân nặng theo tuổi thấp) và SDD thể gầy còm (Cân nặng theo chiều cao thấp).
Nguyên nhân SDD rất phức tạp và đa dạng: do chế độ ăn không đầy đủ và hợp lý, tỷ lệ
mắc các bệnh nhiễm trùng thường gặp ở lứa tuổi này.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) hiện nay có khoảng 800 triệu
người bị nghèo đói kéo dài và 150 – 160 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng nhẹ
cân, 182 triệu trẻ em còi cọc. Suy dinh dưỡng chủ yếu tập trung ở các nước đang phát
triển, nhất là các nước châu Á và châu Phi. 2. Việt Nam.
Trong những năm qua, nền kinh tế - xã hội nước ta cũng như đời sống của người
dân đang ngày càng được cải thiện, các chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em đã
đạt được những kết quả nhất định. Mặc dù tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em giảm nhiều trong
những năm gần đây nhưng theo phân loại của TCYTTG, Việt Nam vẫn là một trong
những quốc gia có tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ở mức cao.
Quảng Bình là tỉnh nằm ở khu vực Bắc miền Trung, địa bàn phức tạp, khí hậu khắc
nghiệt, luôn bị thiên tai đe dọa, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, điều đó ảnh
hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của cộng đồng nói chung cũng như trẻ em dưới 5 tuổi
nói riêng. Trong những năm qua, công tác phòng chống SDD trẻ em tỉnh ta đã được chú
trọng và đạt những kết quả đáng khích lệ, nhưng tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi của tỉnh
vẫn còn rất cao so với khu vực Bắc Trung Bộ kể cả 2 thể nhẹ cân và thấp còi theo phân loại của TCYTTG.
II. Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi.
Nguyên nhân SDD trẻ em rất phức tạp, nó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân:
- Nghèo đói và thiếu kiến thức.
- Thiếu ăn, bệnh tật và thiếu kiến thức để nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ.
Suy dinh dưỡng và nhiễm khuẩn là vòng luẩn quẩn. Nhiễm trùng làm tăng nguy cơ
SDD, đồng thời SDD làm giảm miễn dịch của cơ thể do đó làm giảm khả năng chống lại
vi khuẩn và làm tăng quá trình nhiễm trùng. Những trẻ nuôi dưỡng kém có nguy cơ viêm
phổi cao hơn rõ rệt so với những trẻ được nuôi dưỡng tốt, nếu những trẻ đó mắc bệnh
viêm phổi thì nguy cơ tử vong rất cao. Các nghiên cứu tại Hà Nội cho thấy các yếu tố
như cai sữa sớm, ăn bổ sung sớm, không biết cách tô màu bát bột, bà mẹ không nhận
thức được về dinh dưỡng, không biết được cách chăm sóc và theo dõi tình trạng dinh
dưỡng của trẻ có liên quan đến SDD.
III. Hậu quả của suy dinh dưỡng. - Tử vong.
- Suy dinh dưỡng với tỷ lệ mắc bệnh.
- Suy dinh dưỡng với phát triển hành vi và trí tuệ.
- Suy dinh dưỡng và sức khỏe khi trưởng thành. Phần II
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI
I. Đặc điểm đối tượng điều tra.
Nghiên cứu được tiến hành tại 7 huyện/ thành phố. Mỗi huyện/thành phố điều tra 30
cụm, mỗi cụm 25 trẻ dưới 5 tuổi và các bà mẹ có con dưới 5 tuổi trong diện điều tra.
II. Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi các huyện/thành phố.
- Tình trạng suy dinh dưỡng chung của trẻ em dưới 5 tuổi tại các huyện/ thành phố.
- Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi theo nhóm tuổi (từ 0-23 tháng và từ
24-59 tháng tuổi) tại các huyện/thành phố.
+ Tình trạng suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi theo nhóm tuổi của trẻ dưới 5 tuổi tại các huyện/thành phố.
+ Tình trạng suy dinh dưỡng chiều cao/tuổi theo nhóm tuổi của trẻ dưới 5 tuổi tại các huyện/thành phố.
+ Tình trạng suy dinh dưỡng cân nặng/chiều cao theo nhóm tuổi của trẻ dưới 5 tuổi
tại các huyện/thành phố.
+ Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi theo giới được điều tra tại các huyện/thành phố.
III. Các yếu tố kinh tế - xã hội điều tra tại các huyện/thành phố.
- Thực trạng số thành viên, số con trong các hộ gia đình có trẻ dưới 5 tuổi được điều tra.
- Trình độ học vấn của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi được điều tra tại các huyện/thành phố.
- Nghề nghiệp của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi được điều tra tại các huyện/thành phố.
- Tình hình bệnh tật của trẻ dưới 5 tuổi trong 2 tuần trước khi điều tra.
- Cân nặng sơ sinh và thời gian bắt đầu bú mẹ sau khi sinh của trẻ dưới 5 tuổi được điều tra.
- Thời gian trẻ được bú mẹ hoàn toàn và thời gian cai sữa (bỏ bú) của trẻ dưới 5 tuổi
tại các huyện/thành phố.
- Thời gian bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung.
- Tình hình sử dụng thực phẩm khi bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung (ăn dặm, ăn sam)
- Tình hình an ninh lương thực trong 6 tháng trước khi điều tra ở các hộ gia đình
được điều tra tại các huyện/thành phố.
- Thực trạng nguồn nước sinh hoạt sử dụng ở các hộ gia đình được điều tra tại các huyện/thành phố.
IV. Các yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi.
- Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi và số con trong các hộ gia đình được điều tra.
- Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi và trình độ học vấn của các bà mẹ được điều tra.
- Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng và mắc bệnh trong 2 tuần trước khi điều tra
của trẻ em dưới 5 tuổi tại các huyện/thành phố.
- Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi với cân nặng sơ sinh thấp < 2.500gr.
- Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi và thời gian cho trẻ bú mẹ hoàn toàn sau khi sinh.
- Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi và thời gian cai sữa (bỏ bú) cho trẻ.
- Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi và phối hợp các nhóm thực
phẩm khi cho trẻ ăn bổ sung.
- Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi và sử dụng nguồn nước tại các hộ gia đình.
- Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng với các yếu tố liên quan. Phần III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÒNG CHỐNG
SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH I. Đánh giá chung.
- Nhìn chung tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em trong nghiên cứu trên địa bàn tỉnh rất cao:
Thể nhẹ cân (CN/T) là 28,3%, thể thấp còi (CC/T) là 39,1%, thể gầy còm (CN/CC) 6,6%,
tỷ lệ suy dinh dưỡng nặng và rất nặng khá cao, đặc biệt tỷ lệ thấp còi (19,5%). Không có
sự khác biệt về tỷ lệ suy dinh dưỡng giữa trẻ trai và trẻ gái.
- Tình trạng dinh dưỡng của các huyện/thành phố: Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em giữa
các huyện có sự khác nhau nhưng không đáng kể, nhưng giữa thành thị và nông thôn
khác nhau rõ rệt. Mặt khác, tỷ lệ suy dinh dưỡng xảy ra ở tất cả các độ tuổi, nhưng ở độ
tuổi từ 24 - 59 tháng có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao hơn trẻ em ở độ tuổi từ 0 - 23 tháng.
- Qua kết quả nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi trên địa bàn tỉnh,
tìm hiểu một số yếu tố liên quan phù hợp với tình hình chung của các điểm điều tra, phù
hợp với nhận định về tình hình dinh dưỡng hiện nay trên cả nước và các yếu tố liên quan
đến tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi, nhằm góp phần thực hiện chiến lược
dinh dưỡng giai đoạn 2006 - 2010 và làm giảm tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi trên địa bàn
tỉnh nói chung và các huyện/thành phố nói riêng.
II. Một số giải pháp.
1. Đối với toàn tỉnh. a. Trước mắt:
- Thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình, xóa bỏ mù chữ.
- Nâng cao trình độ chuyên môn cho các nữ hộ sinh tuyến cơ sở.
- Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, trình diễn chế biến thức ăn.
- Tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao kiến thức cho bà mẹ có con dưới 5 tuổi.
- Soạn thảo, in ấn các tài liệu tuyên truyền, khuyến khích xây dựng hệ sinh thái
VAC, ô dinh dưỡng ở mỗi hộ gia đình.
- Các cơ quan thông tin đại chúng chủ động tham gia và tăng cường thời lượng
tuyên truyền về phòng chống suy dinh dưỡng. b. Lâu dài:
- Xây dựng các hệ thống cung cấp nước ăn uống, sinh hoạt đảm bảo vệ sinh cho các
vùng, nhất là vùng nông thôn, vùng núi, rẻo cao.
- Chú trọng ưu tiên đầu tư ngân sách cho các hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng.
- Xây dựng mô hình can thiệp liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng và nhân rộng
điển hình trên địa bàn.
- Hàng năm, tổ chức đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi. 2. Tại các địa phương. a. Thành phố Đồng Hới:
- Tăng cường tuyên truyền, tập huấn cho đối tượng tuổi sinh đẻ và phụ nữ có thai
trong việc chăm sóc thai sản.
- Tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn, trình diễn cách chế biến thức ăn phù hợp,
kiến thức chăm sóc trẻ bị bệnh.
- Tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức cho phụ nữ tuổi sinh đẻ, gia đình, cộng đồng
các kiến thức về cho trẻ bú và cai sữa.
b. Tại các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thủy:
- Nâng cao trình độ học vấn cho các bà mẹ có trẻ dưới 5 tuổi và phụ nữ sinh đẻ.
- Tăng cường tập huấn nâng cao kiến thức cho phụ nữ mang thai.
- Tổ chức tập huấn, trình diễn cách chế biến thức ăn bổ sung cho nhóm tuổi với
thực phẩm sẵn có tại địa phương.
- Nâng cao kiến thức cho các bà mẹ với nhiều hình thức phong phú và phù hợp với từng vùng.
- Thành lập nhóm sinh hoạt, câu lạc bộ hoạt động hướng tới nhiều chủ đề: Kế hoạch
hóa gia đình, lợi ích cho bú sớm và bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, thời gian cai sữa, ăn dặm...
- Phổ cập kiến thức về sức khỏe sinh sản, dinh dưỡng hợp lý cho các thiếu nữ sắp
bước vào hôn nhân để họ có những hiểu biết trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
Tổng thuật: Trần Thị Hồng Duyên