Đề Tài: Hệ Thống Quản Lý Học Tập (Learning Management System –Lms) | Năng Lực Số Ứng Dụng
Đề Tài: Hệ Thống Quản Lý Học Tập (Learning Management System –Lms) | Năng Lực Số Ứng Dụng với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC TẬP (Learning Management System – LMS) LỜI CẢM ƠN LỜI MỞ ĐẦU MỤC LỤC
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN: DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
1 Tìm hiểu về đào tạo trực tuyến
1.1 Tổng quan về đào tạo trực tuyến
1.1.1 Khái niệm đào tạo trực tuyến
Đào tạo trực tuyến hay còn gọi là E-learning (Electronic Learning) là một phương thức học tập và đào tạo mới
dựa trên công nghệ thông tin và tuyền thông. E-learning sử dụng các công cụ điện tử như máy tính, tivi, điện
thoại, mạng Internet, … để truyền tải nội dung học tập thông qua các website, phần mềm, ứng dụng, video, audio,...
Khác với phương pháp dạy và học truyền thống, khi đào tạo trực tuyến, người dạy và người học giao tiếp, tương
tác với nhau qua mạng dưới các hình thức như thảo luận trực tuyến (chat), hội thảo, video call, hoặc trao đổi
thông qua e-mail, thảo luận trên diễn đàn (forum),…
1.1.2 Đặc điểm chung của E-learning
E-learning dựa trên việc khai thác rất nhiều các loại công nghệ thông tin và truyền thông, cụ thể là công nghệ
mạng, kĩ thuật đồ họa, kĩ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán…
So với phương pháp học trực tiếp truyền thống thì E-learning mang lại nhiều hiệu quả hơn, do nó có tính tương
tác cao dựa trên đa phương tiện, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội
dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng người.
E-Learning sẽ trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức. Hiện nay, ELearning đang thu hút được sự quan
tâm đặc biệt của các nước trên thế giới, rất nhiều tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực E-Learning đã ra đời.
1.1.3 Kiến trúc của một chương trình đào tạo E-learning
Học tập sẽ dựa trên mạng Internet là chủ yếu, thông qua World Wide Web (www). Hệ thống E-Learning sẽ được
tích hợp vào portal của trường học hoặc doanh nghiệp. Như vậy hệ thống E-Learning sẽ phải tương tác tốt với các
hệ thống khác trong trường học như hệ thống quản lý sinh viên, hệ thống quản lý giáo viên, lịch giảng dạy… cũng
như các hệ thống của doanh nghiệp như là ERP, HR…
Một thành phần rất quan trọng của hệ thống chính là hệ thống quản lý học tập (Learning Management System),
gồm nhiều module khác nhau, giúp cho quá trình học tập trên mạng đuợc thuận tiện và dễ dàng phát huy hết các
điểm mạnh của mạng Internet .
Một phần nữa rất quan trọng là các công cụ tạo nội dung. Hiện nay, chúng ta có 2 cách tạo nội dung là trực tuyến
(online), có kết nối với mạng Internet và offline (ngoại tuyến), không cần kết nối với mạng Internet. Những hệ
thống như hệ thống quản trị nội dung học tập (LCMS – Learning Content Management System) cho phép tạo và
quản lý nội dung trực tuyến. Các công cụ soạn bài giảng (authoring tools) giáo viên có thể cài đặt ngay trên máy
tính cá nhân của mình và soạn bài giảng. Với những nước và khu vực mà cơ sở hạ tầng mạng chưa tốt thì việc
dùng các công cụ soạn bài giảng là một sự lựa chọn hợp lý. Một hệ thống tạo nội dung mềm dẻo thường cho phép
kết hợp giữa soạn bài giảng online và offline.
Với các trường và cơ sở có quy mô lớn cần phải quản lý kho bài giảng lớn và muốn chia sẻ cho các trường khác
thì phải nghĩ đến giải pháp kho chứa bài giảng. Kho chứa bài giảng này cho phép lưu trữ, quản lý thông tin về các
bài giảng (thường dùng các chuẩn về metadata của IEEE, IMS, và SCORM). Các chuẩn/đặc tả là một thành phần
kết nối tất cả các thành phần của hệ thống E-Learning. LMS, LCMS, công cụ soạn bài giảng, và kho chứa bài
giảng sẽ hiểu nhau và tương tác được với nhau thông qua các chuẩn/đặc tả. Chuẩn và đặc tả E-Learning cũng
đang phát triển rất nhanh tạo điều kiện cho các công ty và tổ chức tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm E-learning, và
người dùng có rất nhiều sự lựa chọn.
1.2 Lợi ích và hạn chế của E-learning 1.2.1 Tổng quan
E-Learning đem đến một môi trường đào tạo năng động hơn với chi phí thấp hơn.
E-Learning uyển chuyển, nhanh và thuận lợi.
E-Learing tiết kiệm thời gian, tài nguyên và mang lại kết quả tin cậy.
E-Learning mang lại kiến thức cho bất kỳ ai cần đến.
1.2.2 Lợi ích của E-learning
E-Learning có một số ưu điểm vượt trội so với loại hình đào tạo truyền thống. E-Learning kết hợp cả ưu điểm
tương tác giữa học viên, giáo viên của hình thức học trên lớp lẫn sự linh hoạt trong việc tự xác định thời gian, khả
năng tiếp thu kiến thức của học viên. 1.2.2.1
Đối với nội dung học tập:
Hỗ trợ các “đối tượng học” theo yêu cầu cá nhân hoá việc học. Nội dung học tập đã được phân chia thành các đối
tượng tri thức riêng biệt theo từng lĩnh vực, ngành nghề rõ ràng. Điều này tạo ra tính mềm dẻo cao hơn, giúp cho
học viên có thể lựa chọn những khoá học phù hợp với nhu cầu học tập của mình. Học viên có thể truy cập những
đối tượng này qua các đường dẫn đã được xác định trước, sau đó sẽ tự tạo cho mình các kế hoạch học tập, thực
hành hay sử dụng các phương tiện tìm kiếm để tìm ra các chủ đề theo yêu cầu.
Nội dung môn học được cập nhật, phân phối dễ dàng, nhanh chóng. Với nhịp độ phát triển nhanh chóng của trình
độ kỹ thuật công nghệ, các chương trình đào tạo cần được thay đổi, cập nhật thường xuyên để phù hợp với thông
tin, kiến thức của từng giai đoạn phát triển của thời đại. Với phương thức đào tạo truyền thống và những phương
thức đào tạo khác, muốn thay đổi nội dung bài học thì các tài liệu phải được sao chép lại và phân bố lại cho tất cả
các học viên. Đối với hệ thống E-Learning, việc đó hoàn toàn đơn giản vì để cập nhật nội dung môn học chỉ cần
sao chép các tập tin được cập nhật từ một máy tính địa phương (hoặc các phương tiện khác) tới máy chủ. Tất cả
học viên sẽ có được phiên bản mới nhất trong máy tính trong lần truy cập sau.
Hiệu quả tiếp thu bài học của học viên được nâng lên vượt bậc vì học viên có thể học những giáo viên tốt nhất, tài
liệu mới nhất cùng với giao diện web học tập đẹp mắt với các hình ảnh động, vui nhộn… 1.2.2.2
Đối với học viên
Hệ thống E-Learning hỗ trợ học theo khả năng cá nhân, theo thời gian biểu tự lập nên học viên có thể chọn
phương pháp học thích hợp cho riêng mình. Học viên có thể chủ động thay đổi tốc độ học cho phù hợp với bản
thân, giảm căng thẳng và tăng hiệu quả học tập. Bên cạnh đó, khả năng tương tác, trao đổi với nhiều người khác
cũng giúp việc học tập có hiệu quả hơn. 1.2.2.3
Đối với giáo viên
Giáo viên có thể theo dõi học viên dễ dàng. E-Learning cho phép dữ liệu được tự động lưu trên máy chủ, thông
tin này có thể được thay thế từ phía người truy cập vào khoá học. Giáo viên có thể đánh giá các học viên thông
qua cách trả lời các câu hỏi kiểm tra và thời gian trả lời các câu hỏi đó. Điều này cũng giúp đánh giá một cách
công bằng học lực của các học viên. 1.2.2.4
Đối với việc đào tạo nói chung
E-Learning giúp giảm chi phí học tập. Bằng việc sử dụng các giải pháp học tập qua mạng, các tổ chức bao gồm cả
trường học có thể giảm được các chi phí tiền học như tiền lương phải trả cho giáo viên, tiền thuê phòng học, chi
phí đi lại và ăn ở của học viên. Đối với những người thuộc các tổ chức này, học tập qua mạng giúp họ không mất
nhiều thời gian, công sức tiền bạc trong khi di chuyển, đi lại, tổ chức lớp học,… góp phần tăng hiệu quả công
việc. Thêm vào đó, giá cả các thiết bị công nghệ thông tin hiện nay cũng tương đối thấp, việc trang bị cho mình
những chiếc máy tính có thể truy cập vào Internet và các phần mềm trình duyệt miễn phí để thực hiện việc học tập
qua mạng là hết sức dễ dàng. E-Learning còn giúp làm giảm tổng thời gian cần thiết cho việc học. Theo thống kê
trung bình, lượng thời gian cần thiết cho việc học giảm từ 40-60%.
Hỗ trợ triển khai đào tạo từ xa. Giáo viên và học viên có thể truy cập vào khoá học ở bất cứ chỗ nào, trong bất cứ
thời điểm nào mà không nhất thiết phải trùng nhau, chỉ cần có máy tính có thể kết nối Inetrnet.
1.2.3 Hạn chế của E-learning
E-Learning đang là một xu hướng phát triển ở rất nhiều nơi trên thế giới. Việc triển khai hệ thống E-Learning cần
có những nỗ lực và chi phí lớn, mặt khác nó cũng có những rủi ro nhất định. Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, E-
Learning còn có một số khuyết điểm mà ta không thể bỏ qua cần phải khắc phục.
Do đã quen với phương pháp học tập truyền thống nên học viên và giáo viên sẽ gặp một số khó khăn về cách học
tập và giảng dạy. Ngoài ra họ còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các công nghệ mới.
1.3 Một số công cụ, nền tảng giao tiếp đồng bộ giữa người dạy và người học qua hệ thống đào
tạo trực tuyến e-learning 1.3.1 Tổng quan
Giao tiếp đồng bộ là hình thức giao tiếp trong đó có nhiều người truy cập tại cùng một thời điểm và trao đổi thông
tin trực tiếp với nhau như: thảo luận trực tuyến, hội thảo video… 1.3.1.1 Zoom
Zoom là phần mềm gọi video phát triển bởi Zoom Video Communications. Nó cung cấp gọi video với tối đa 100
thiết bị cùng lúc, và giới hạn thời gian là 40 phút đối với cuộc gặp có từ ba người tham gia trở lên đối với phiên
bản miễn phí. Người dùng có thể nâng cấp bằng cách đăng ký một gói theo tháng, trong đó tùy chọn cao nhất cho
phép 1.000 người tham gia mà không có giới hạn thời gian.
Zoom có mặt trên Windows, macOS, iOS, Android, Chrome OS, và Linux. Giao diện đơn giản và dễ dùng, nhất là
cho người không quen với công nghệ. Các tính năng bao gồm gọi một-một, họp video nhóm, chia sẻ màn hình,
plugin, tiện ích trình duyệt, và khả năng thu lại cuộc họp và tự động phiên âm. Trên một số máy tính và hệ điều
hành, người dùng có thể chọn một phông nền ảo, có thể tải từ nhiều trang khác nhau, dùng để thay cho phông nền thật.
Các tính năng bảo mật của Zoom bao gồm cuộc họp cần mật khẩu, xác thực người dùng, phòng chờ, cuộc họp
kín, vô hiệu hóa chia sẻ màn hình, ID tạo ngẫu nhiên, và khả năng đuổi người tham gia. Giao diện của Zoom
Hiện nay, ứng dụng Zoom vẫn được ưa chuộng. Tuy nhiên, Zoom đã vướng hàng loạt những chỉ trích không hay
vì những “lỗ hổng” của bảo mật. Bên cạnh những tính năng với mục đích giảm thiểu trở ngại trong các cuộc họp
đồng thời nó cũng làm giảm sự riêng tư hay bảo mật của người sử dụng. 1.3.1.2 Google meet
Google Meet (còn gọi là Hangouts Meet) là một dịch vụ liên lạc qua video do Google phát triển thường dùng cho
các cuộc họp hoặc hội nghị truyền hình qua mạng internet trực tuyến. Đây là một trong những ứng dụng hoàn
toàn miễn phí của Google nhằm hỗ trợ các buổi học/ họp trực tuyến qua mạng với số lượng người tham gia lớn,
có thể lên tới tối đa 100 người. Giao diện Google meet
Người dùng tham gia các cuộc họp thông qua trình duyệt web hoặc thông qua các ứng dụng Android hoặc Ios.
Cuộc gọi âm thanh và video hai chiều và đa chiều với độ phân giải lên đến 720p. Mỗi cuộc trò chuyện kèm theo
bộ lọc tạp âm; chế độ ánh sáng thấp cho video giúp tự động tăng độ sáng của video từ máy ảnh. Máy chủ có thể từ
chối mục nhập và xóa người dùng trong khi gọi.
Google meet cho phép người dùng chia sẻ màn hình để trình bày tài liệu, bảng tính, bản trình bày hoặc (nếu sử
dụng trình duyệt) các tab trình duyệt khác. Tích hợp với Google Calendar và Google Contacts cho các cuộc gọi
họp bằng một cú nhấp chuột
Google Meet sử dụng các giao thức đặc biệt để mã hoá video, âm thanh và dữ liệu. Khả năng tương tác giữa
Google Meet và phần mềm và thiết bị hội nghị được tối ưu hóa dựa trên SIP/H.323. 1.3.1.3 Microsoft teams
Microsoft Teams là một hệ thống cung cấp chat, meetings, notes, và tệp đính kèm. Dịch vụ tích hợp với bộ Office
365 cho thuê của công ty, bao gồm bộ Microsoft Office và Skype, và các tính năng mở rộng mà có thể tích hợp
với các sản phẩm không phải của Microsoft. Phần mềm Microsoft team
Microsoft teams hỗ trợ tổ chức các cuộc hội thảo âm thanh, video và hội thảo web với bất kỳ ai có địa chỉ email
hợp lệ. Các cuộc họp có thể rất lớn với tối đa 10.000 người dự đảm bảo sự trải nghiệm nhất quán trên nền tảng.
Ngoài ra, người dùng còn nhận các tính năng khác lập lịch biểu, ghi chú cuộc họp, chia sẻ màn hình, ghi cuộc họp
và nhắn tin tức thời. Có thể ghi âm, quay video và ghi lại hoạt động của cuộc họp bằng chia sẻ màn hình bằng
hoặc tạo ghi chú cuộc họp ngay trên Teams. Các ghi chú này cũng dễ dàng truy cập giúp người tham gia cuộc họp
mới dễ dàng nắm bắt thông tin từ các cuộc họp trước đây hơn.
Một trong những ưu điểm của Microsoft Teams đó là người sử dụng có thể chia sẻ nội dung của mình và cộng tác
dễ dàng trong suốt cuộc họp thông qua tích hợp liền mạch với Office 365.
PHẦN II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG CỤ, NỀN TẢNG HỌC TẬP
TRỰC TUYẾN CỦA TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT
2 Giới thiệu trường THPT Lý Thường Kiệt
Trường THPT Lý Thường Kiệt nằm ở bờ bắc sông Như Nguyệt- dòng sông gắn liền với những chiến tích vang
dội của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Tống những năm thập niên 70 của thế kỷ XI. Trường được
tọa lạc ở xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Giữa cánh đồng bao la hướng gió, mênh mông nắng trời,
tiếng trống trường vang lên như tạo nên bản hòa âm diệu kỳ của cuộc sống bình yên miền đát học.
Trước đây, trường có nguồn gốc là trường cấp II- III Tiên Sơn, được thành lập vào tháng 7/1999. Đến tháng
7/2002, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang đã đưa ra quyết định thành lập trường THPT Lý Thường Kiệt để đáp
ứng nhu cầu học tập của con em các xã của huyện Việt Yên và mới đây vào tháng 7 vừa qua nhà trường đã kỷ
niệm 20 năm ngày thành lập trường- một cột mốc đánh dấu những thành công mà thầy và trò đã đạt được trong những năm qua.
Bước qua cánh cổng trường hiện lên trước mắt chúng ta là hình ảnh logo của trường hàm chứa ý nghĩa sâu xa,
hình ảnh trung tâm bao trùm là con thuyền trên sông nước. Con thuyền đó vừa gợi lên sắc thái truyền thống lịch
sử, đồng thời chứa đựng những tư tưởng, ý nghĩa rất hiện đại: con thuyền đánh đuổi giặc phương Bắc năm nào,
đồng thời cũng là con thuyền truyền tải đạo lý tri thức trên dòng sông tuổi thơ.
Cơ sở vật chất của trường ngày càng được nâng cấp hiện đại theo hướng chuẩn hóa. Về chất lượng giáo dục, thời
gian qua nhà trường đã đạt được rất nhiều thành tích: nhiều giải học sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh, nhiều huy chương
vàng, huy chương bạc thể thao cấp tỉnh, và các thầy cô trong trường cũng đạt được nhiều giải thưởng trong các
các cuộc thi mà tỉnh tổ chức. Tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp hằng năm của trường đạt từ 98% trở lên, học sinh định
hướng học các trường cao đẳng, đại học ngày càng nhiều, nhiều học sinh đã trúng tuyển vào các trường danh tính
như: Học viện An Ninh nhân dân, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân,.... Về danh hiệu thi đua,
nhiều năm qua, nhà trường đã đạt danh hiệu trường tiên tiến, tiên tiến xuất sắc, được tặng nhiều bằng khen, giấy khen các cấp
3 Thực trạng quản lý nền tảng công cụ học tập trực tuyến của trường
Cuối năm 2019, dịch Covid 19 bắt đầu xuất hiện ở xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc và nhanh chóng trở thành đại
dịch toàn cầu. Vào tháng 1 năm 2020, Việt Nam ghi nhận ca nhiễm đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh- điều đó
cũng đồng nghĩa rằng nước ta bắt đầu bước vào công cuộc phòng chống đại dịch. Đại dịch xuất hiện tác động tiêu
cực đến nhiều mặt của đời sống xã hội, ví dụ như trong giáo dục. Khi dịch bùng phát ở nhiều nơi, biến thể diễn
biến phức tạp, học sinh, sinh viên không được đến trường nhưng vẫn phải hoàn thành chương trình đào tạo đúng
thời hạn. Điều đặt ra vấn đề cho ngành giáo dục. Bộ giáo dục, các ban ngành đoàn thể phối hợp cùng các nhà
trường đã triển khai hình thức học trực tuyến qua Internet và trên truyền hình cho học sinh, sinh viên.
Khi đó, trường THPT Lý Thường Kiệt đã triển khi việc dạy học trực tuyến thông qua phần mềm Microsoft Teams.
Hiện nay, khi dịch đã lắng xuống, học sinh đã trở lại trường học nhưng Microsoft Teams vẫn được nhà trường và học sinh sử dụng.
3.1 Quy trình ứng dụng Microsoft team
Quy trình ứng dụng Microsoft Teams trong dạy học tại trường THPT Lý Thường Kiệt, được tiến hành ở cả
phương thức dạy trực tuyến trực tiếp và trực tuyến gián tiếp. Cụ thể như sau:
3.1.1 Một số bước chuẩn bị
Đối với giáo viên: giáo viên đăng nhập vào Microsoft Teams bằng tài khoản do nhà trường đã đăng kí trước
đó và tiến hành tạo lớp học online. -
Thực hiện đăng nhập bằng cách truy cập vào địa chỉ https://teams.microsoft.com bằng trình duyệt web
hoặc bằng phần mềm Microsoft Teams trên các nền tảng Windows, MacOS, Android, iOS. Nhập tài
khoản (Account), mật khẩu (Password) và nhấn Đăng nhập (Sign in). -
Tại giao diện này, GIÁO VIÊN có thể khởi tạo lớp học với những mô tả vắn tắt thông tin của lớp (nếu
cần) và thêm HỌC SINH vào lớp học (bằng tài khoản do nhà trường cấp). -
GIÁO VIÊN cũng có thể tải tài liệu tham khảo lên kho tài liệu (bằng tính năng Upload), giúp những HỌC
SINH có trong danh sách lớp truy cập và nghiên cứu, phục vụ mục đích học tập. Đối với Học sinh: -
Đăng nhập: Truy cập vào địa chỉ https://teams.microsoft.com bằng trình duyệt web hoặc bằng phần mềm
Microsoft Teams trên các nền tảng Windows, MacOS, Android, iOS. Nhập tài khoản do nhà trường lập
trước đó (Account), mật khẩu (Password) và nhấn đăng nhập (Sign in). -
Tham gia lớp học: Sau khi đăng nhập thành công, HỌC SINH sẽ thấy các lớp học của mình (với điều kiện
là GIÁO VIÊN đã tạo xong lớp và thêm HỌC SINH vào lớp đó). Click chuột vào tên lớp để tham gia.
3.1.2 Ứng dụng Microsoft Teams trên lớp
Kiểm tra bài cũ và nội dung tự học: Đầu giờ học, GIÁO VIÊN sử dụng Forms trong Microsoft Teams,
Kahoot, Quizziz,… tạo ra các bài thi vừa để kiểm tra những nội dung đã học ở bài trước cũng như các nội
dung tự học đã giao mà không làm cho HỌC SINH cảm thấy căng thẳng, vừa tạo không khí sôi nổi của lớp học. Tổ chức buổi học: -
Để bắt đầu dạy trực tuyến, GIÁO VIÊN click vào chức năng “Meet now” (Họp ngay) trên thanh công cụ. -
Nhập vào thông tin của phiên giảng trực tuyến (Tên bài học) → Click “Meet now” (Họp ngay) để bắt đầu
lên lớp. Thông thường, GIÁO VIÊN sẽ lên lịch giảng dạy theo thời khóa biểu. Sau khi lên lịch, các HỌC
SINH của lớp học sẽ nhận được thông báo để tham gia đúng giờ. Sau khi nhấn nút “Meet now” (Họp
ngay), ta có giao diện của phiên giảng trực tuyến trực tiếp gồm các nút lệnh sau (Hình 1): Hình 1 Chia sẻ bài giảng: -
Để trình chiếu PowerPoint, GIÁO VIÊN chọn chức năng “Share” (Chia sẻ). -
Sau khi nhấn nút “Share” (Chia sẻ) → Xuất hiện các nguồn để GIÁO VIÊN chọn (hình 2): - -
Hình 2: Giao diện lựa chọn nguồn chia sẻ -
GIÁO VIÊN sử dụng phím mũi tên trên bàn phím để di chuyển qua lại giữa các slide. GIÁO VIÊN có thể
ngăn không cho HỌC SINH tự ý di chuyển các slide khi đang trình chiếu bằng cách vào tab “Post”, đến
chỗ cuộc họp đã lên lịch, ấn vào dấu (…) → “View meeting details” → “Meeting option” → “Who can
present?” → “Only me” → “Save”. -
GIÁO VIÊN có thể ghi lại bài giảng của mình, bao gồm cả âm thanh và hình ảnh (tính năng “Start
recording”, hình 3). Video bài giảng sẽ được lưu trong “Open in Microsoft stream” của Microsoft Teams
và HỌC SINH có thể vào để xem lại.
Hình 3: Giao diện tính năng ghi âm lại bài giảng
Soạn bài tập cho lớp học: -
Chọn tab “Assignment” (Bài tập), chọn “Create” (Khởi tạo): GIÁO VIÊN chọn 1 trong 2 dạng bài tập: tự
luận (Assignment) hoặc trắc nghiệm (Quiz), sau đó soạn nội dung bài tập trực tiếp trên Microsoft Teams. -
Với tất cả các nội dung thiết kế trên Microsoft Teams như Forms và các phần mềm tích hợp như Kahoot,
… thì kết quả làm bài và số điểm được hiển thị ngay sau khi HỌC SINH hoàn thành. Ngoài ra, Forms
trong Microsoft Teams cũng như Kahoot còn hiển thị những đáp án, đúng, sai giúp HỌC SINH hiểu rõ
hơn về bài làm của mình. Đồng thời, Microsoft Teams cũng cho phép GIÁO VIÊN cập nhật và thống kê
được kết quả làm bài, thời gian nộp bài của HỌC SINH ngay khi hoàn thành.
3.1.3 Ứng dụng Microsoft Teams ngoài giờ lên lớp
Ngoài thời gian học trực tuyến trực tiếp, trong tuần HỌC SINH cũng được giao bài tập về nhà và thực hiện trên
hệ thống Microsoft Teams cũng như các phần mềm tích hợp như Kahoot, Flipgrid hay các bộ công cụ khác như
Quizziz, Poll everywhere,… với nội dung ôn tập các vấn đề đã học trên lớp nhằm củng cố kiến thức và rèn luyện
các kĩ năng. Đặc biệt, với kĩ năng nói, HỌC SINH có thể sử dụng Flipgrid, phần mềm tích hợp của Microsoft
Teams để quay video bài thuyết trình. Với Flipgrid, cả GIÁO VIÊN và HỌC SINH có thể xem và đánh giá được
bài làm của tất cả HỌC SINH trong lớp. Ngoài ra, HỌC SINH có thể được khảo sát trên Microsoft Teams về tình
hình học tập của mình (khó khăn, thuận lợi, điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình học tập cũng như những mong
muốn nguyện vọng của họ).
3.2 Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng Microsoft Teams trong giảng dạy trực tuyến tại trường THPT Lý Thường Kiệt
Sau khi hướng dẫn và tổ chức giảng dạy, giao bài tập về nhà có sử dụng Microsoft Teams, nhà trường đã tiến hành
đánh giá hiệu quả và rút ra một số kết luận sau: Đối với HỌC SINH: -
HỌC SINH tỏ ra yêu thích các môn học và thấy hứng thú hơn khi ứng dụng Microsoft Teams. Đã có
nhiều HỌC SINH đã có thể tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu để từ đó tự tìm ra cách học cho riêng
mình và hình thành ý thức học tập tốt hơn. Với Microsoft Teams, HỌC SINH có thể tiếp cận được nguồn
học liệu vô cùng phong phú mà GIÁO VIÊN đã tải lên “Files”. Một số HỌC SINH cũng chia sẻ rằng họ
cảm thấy rất vui khi có thể theo dõi tiến trình học tập của mình trên hệ thống Microsoft Teams. Điều đó
giúp họ biết cách tự định hướng và làm việc chăm chỉ hơn để bắt kịp với tốc độ học tập của cả lớp. Hầu
hết HỌC SINH đều đề nghị sử dụng Microsoft Teams cho các học kì tiếp theo vì ứng dụng này giúp các
em học tập hiệu quả hơn. -
Ngoài ra, HỌC SINH cũng tự học thường xuyên hơn, điều này được thể hiện rất rõ trong kết quả các bài
tập GIÁO VIÊN giao được lưu lại trong hệ thống Microsoft Teams cũng như các bộ công cụ hỗ trợ khác.
Bên cạnh đó, Microsoft Teams còn giúp HỌC SINH cải thiện trình độ tin học và khả năng nghiên cứu,
tìm kiếm thông tin. Điều này dường như phù hợp với những gì quan sát được trong toàn bộ quá trình ứng
dụng: mỗi bài học trên lớp đều có sự tham gia tích cực của HỌC SINH, nhiều HỌC SINH cảm thấy hài
lòng vì họ có thể nhận được phản hồi và câu trả lời ngay lập tức chỉ sau một cú click chuột.
Đối với GIÁO VIÊN: giáo viên nhận thấy công việc giảng dạy và quản lí việc tự học ở nhà của HỌC SINH
đơn giản mà hiệu quả hơn rất nhiều nhờ việc sử dụng Microsoft Teams. GIÁO VIÊN chỉ cần vào phần quản lí
lớp học để theo dõi việc làm bài của HỌC SINH. GIÁO VIÊN cũng có thể theo dõi sự tiến bộ, nguyện vọng
của từng HỌC SINH qua việc click vào phần làm bài chi tiết và phần khảo sát. Những phần làm sai sẽ được
đánh dấu và rất dễ nhận ra. Việc này không mất quá nhiều thời gian nhưng GIÁO VIÊN lại nắm rất rõ được
năng lực của mỗi em thông qua những kết quả, để từ đó có những hỗ trợ cần thiết cho từng HỌC SINH nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo. Microsoft Teams đã giúp họ triển khai các phương pháp giảng dạy hiệu quả,phù
hợp với nội dung và đối tượng học. Các GIÁO VIÊN đã phần nào khai thác được Microsoft Teams để ứng
dụng vào trong giảng dạy mặc dù chưa phát huy hết các tính năng của Microsoft Teams và các bộ công cụ tích
hợp như Kahoot, Flipgrid,…
Bên cạnh những ưu điểm, trong quá trình sử dụng Microsoft Teams còn tồn tại một số nhược điểm sau: Không
giống như Zoom hay một số bộ công cụ khác, Microsoft Teams bị hạn chế về vấn đề hiển thị các tài khoản cùng
lúc trên màn hình. Trong quá trình giảng dạy, tại một thời điểm, GIÁO VIÊN chỉ có thể quan sát được 4 tài khoản.
Vì vậy, có một số HỌC SINH ở trên lớp vẫn chưa tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, còn sa đà vào các
trang mạng khác như Youtube, Facebook,… gây khó khăn cho GIÁO VIÊN trong việc quản lí lớp học; tình trạng
gian lận trong quá trình học tập vẫn còn xảy ra, HỌC SINH sao chép bài của bạn khi làm bài tập về nhà hoặc nhờ
người khác làm hộ; ở một số giờ dạy trực tuyến trực tiếp, tình trạng nghẽn mạng vẫn xảy ra do nhiều người truy
cập cùng lúc làm ảnh hưởng tới tiến trình và chất lượng giờ dạy.
PHẦN II: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 4 Kết luận
Với việc học online cho giáo dục cấp cơ sở và đại học, như là trường THPT Lý Thường Kiệt, dạy học trực tuyến
(online) qua microsoft team , dạy học phối hợp (blended) trực tuyến trên microsoft team với trực tiếp (trực diện)
cũng là những giải pháp được nhiều quốc gia và các tổ chức giáo dục lựa chọn trong thời kỳ COVID-19.
Tuy nhiên giáo dục online học đường lại đối mặt với những khó khăn khác như có quá nhiều nền tảng dạy và học
cùng lúc nhưng việc đăng nhập và quản lý thường khá phiền phức. Khi dùng Google meet, khi dùng Zoom, hay
Microsoft team phải ra vào tải file, làm bài tập một chỗ, thi chỗ khác, chụp hoặc scan bài làm rồi tải lên v.v.. Một
học sinh có khi phải tạo cả chục tài khoản để đăng nhập khiến không chỉ học sinh mà còn cả thầy cô và thậm chí là phụ huynh mệt mỏi.
Bên cạnh đó là thiếu hụt nguồn nội dung số và công cụ đánh giá trực tuyến để giáo viên có thể sử dụng ngay. Các
nền tảng nội dung số hiện giờ rất sơ sài, một chiều và chưa có tính tương tác với người học.
Chất lượng đường truyền rất kém hoặc nền tảng quá nặng. Một số nền tảng quốc tế, học sinh phải dùng máy tính
với cấu hình đủ mạnh. Còn các nền tảng dạy trực tuyến như Zoom thì server đặt nước ngoài, nếu đường truyền
không ổn định sẽ ảnh hưởng ngay đến chất lượng tiết học, làm gián đoạn kết nối, phân tán khả năng tập trung của cả thầy lẫn trò…
Xác định được nhu cầu dạy và học online sẽ còn tiếp tục "nóng" kể cả khi đại dịch qua đi trong tương lai, chúng
em có đề xuất các trường học, tổ chức giáo dục sử dụng Hệ thống quan lý học tập trực tuyến (Learning
Management System – LMS). Đây là một mô hình học tập online tiềm năng, một phương tiện hữu ích và hiệu
quả, nhằm tăng cường nội lực, tính chủ động của các đơn vị, góp phần hiện đại hóa giáo dục - đào tạo.
5 Đề xuất: HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC TẬP
5.1 Khái quát về hệ thống quản lí học tập trực tuyến 5.1.1 Khái niệm LMS
Hệ thống quản lí học tập là một phần mềm hay một chương trình giao diện web cho phép trường học, tổ chức
quản lí, vận hành hệ thống tài liệu, hướng dẫn, theo dõi, báo cáo và cung cấp các công nghệ giáo dục điện tử cho
các khóa học hay chương trình đào tạo.
Hệ thống này bao gồm toàn bộ một hệ sinh thái bao trùm tiến trình học tập, giao diện tương tác và các đối tượng
tham gia bao gồm: Giáo viên, sinh viên, các trợ giảng cho tới các thành viên quản trị và điều hành hệ sinh thái
này. Theo nghĩa này, hệ thống quản lí học tập đã tạo ra một không gian trao đổi và chia sẻ thống tin trong suốt quá trình học tập. 5.1.1.1
Các chức năng của LMS
Các chức năng tiêu biểu trong hệ thống quản lí đào tạo LMS bao gồm: Chức năng quản lí lưu trữ dữ liệu số; Chức
năng bảo mật; Chức năng đáp ứng (hoạt động trên các nển tảng thiết bị khác nhau); Chức năng đa chủ thể; Chức
năng kiểm soát đăng kí; Chức năng tạo lịch; Chức năng quản lí tương tác, hỗ trợ; Chức năng thi, kiểm tra; Chức năng theo dõi, kiểm soát.
5.1.2 Nguyên tắc hoạt động chung
Nguyên tắc hoạt động chung của một hệ thống LMS dựa trên các chức năng chính liên quan đến các đối tượng
bao gồm: Người học, giáo viên, người gia sư, điều phối viên và quản trị viên.
Người học có thể tham khảo hoặc tải xuống các tài nguyên được cung cấp trên hệ thống, người học cũng có thể
tạo ra các hoạt động học tập của mình trong khi theo dõi sự tiến bộ của mình trong đào tạo. Giảng viên, người
chịu trách nhiệm về một hoặc nhiều mô-đun, có thể tạo và quản lí nội dung đào tạo mà họ muốn phát triển thông
qua hệ thống LMS. Họ cũng có thể xây dựng các công cụ để theo dõi hoạt động của người học. Người hướng dẫn
đồng hành và theo dõi từng học viên bằng cách cung cấp các công cụ giao tiếp và tương tác. Liên quan đến điều
phối viên (các nhà quản lí đào tạo), họ sẽ đảm bảo việc quản lí toàn bộ hệ thống thông qua chức năng quản lí và
báo cáo. Cuối cùng, quản trị viên chịu trách nhiệm về việc tùy chỉnh nền tảng để phù hợp với nhu cầu sử dụng và
các đối tượng (cài đặt hệ thống, bảo trì, quản lí truy cập ...). 5.1.3 Phân loại LMS
Ngày nay, LMS đang trở thành một hệ thống quản lí học tập nổi bật được nhiều trường học, tổ chức triển khai.
Hiện nay, có ba loại hình hệ thống quả lí đào tào LMS tiêu biểu (Dobre, 2015): LMS độc quyền (Propriety
LMSs); LMS nguồn mở (opensource LMS); LMS dựa trên nền tảng điện toán đám mây (Cloud-based LMSs).
LMS độc quyền (Propriety LMSs): Các hệ thống LMS bản quyền là dạng sản phẩm mà người sử dụng phải được
cấp phép bản quyền sử dụng từ các nhà phát triển để sử dụng. Các LMS độc quyền yêu cầu cung cấp hệ thống cơ
sở hạ tầng đồng bộ để sử dụng (phòng máy tính, mạng, …) và cũng liên quan đến việc cài đặt các nền tảng trên
các máy chủ và máy tính của cơ sở đào tạo. Hệ thống LMS bản quyền được biết đến nhiều nhất hiện nay là
Blackboard, tiếp đến là Design2learn và Angel. Tuy nhiên, do có sự cạnh tranh mạnh mẽ của các loại hình hệ
thống LMS khác, các nhà phát triển LMS bản quyền đang tìm kiếm các khách hàng bên ngoài các cơ sở đào tạo .
LMS mã nguồn mở (open-source LMS): LMSs mã nguồn mở là các nền tảng quản lí học tập trực tuyến được
cung cấp sẵn bộ mã nguồn không tính phí bản quyền cho phép bất kì ai với các mục đích khác nhau để sử dụng,
thay đổi và nghiên cứu phát triển trên nền tảng hệ thống này. Điều này tương đương với khoản đóng góp do nhà
phát triển thực hiện cho công chúng vì lợi ích công cộng. Việc phát triển các nền tảng mã nguồn mỡ LMS được
coi là một giải pháp tối ưu hơn từ khía cạnh về tài chính như là chi phí bản quyền và bảo trì/nâng cấp, không đòi
hỏi quá nhiều cơ sở hạ tầng để phát triển và quan trọng nhất là có thể tự phát triển một hệ thống LMS riêng để đáp
ứng với mục đích và nhu cầu sử dụng. Một số loại hình LMS mã nguồn mở: Canvas, Moodle và Sakai.
LMS dựa trên nền tảng điện toán đám mây (Cloudbased LMSs): Hệ thống này tích hợp các tính năng điện toán
đám mây với các tùy chọn có sẵn trên Internet để phục vụ cho cho việc đào tạo trực tuyến mọi lúc mọi nơi
(Dobre, 2015). Những lợi thế chính của hệ thống này là: Có thể truy cập trực tiếp qua internet mà không yêu cầu
phải cài đặt hệ thống; Việc quản lí chương trình học có thể thực hiện thông qua trình duyệt internet; Giải pháp chi
phí thấp, không yêu cầu cơ sở hạng tầng, không cần bảo trì; Sử dụng thuận tiện trên các thiết bị di động. Từ
những lợi thế trên làm cho LMS dựa trên điện toán đám mây trở thành giải pháp phù hợp cho các trường có quy
mô trung bình và đặc biệt đối với các trường còn hạn chế về hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đáp ứng
yêu cầu số lượng sinh viên (tuyển sinh) tăng lên. Danh sách các LMS dựa trên điện toán đám mây tiêu biểu có thể
kể đến như: DigitalChalk, Docebo SaaS LMS, TalentLMS, Firmwater LMS, Litmos LMS, v.v ...
5.1.4 Các thành phần của hệ thống quản lý đào tạo LMS
Mặc dù các loại hình LMS được phân chia theo 03 loại hình hệ thống như trên nhưng cốt lõi, các hệ thống LMS
này đều nhằm mục đích giải quyết các nhu cầu tương tác của các chủ thể chính trong hệ thống học trực tuyến, đó
là người cung cấp nội dung học trực tuyến, người sử dụng nội dung học trực tuyến, người quản lí chương trình
đào tạo và người quản lí hệ thống. Một LMS được cấu thành từ 02 thành phần chính sau:
- Thành phần công nghệ nền, gồm các chức năng cốt lõi như tạo, quản lí và cung cấp các khóa học, chứng thực
người dùng, cung cấp các dữ liệu hay thực hiện các thông báo, … Thành phần này được quản lí và điều khiển bởi
người lập trình, người quản lí hệ thống.
- Thành phần liên quan đến giao diện người dùng chạy trên nền các trình duyệt web (tương tự như Gmail/
Facebook). Thành phần này được dùng bởi các chủ thể trong hệ thống học trực tuyến như người quản lí, giảng
viên và học viên. Tập hợp các công cụ tích hợp trong hệ thống LMS đáp ứng cho tất cả các chức năng giúp quản
lí quy trình giảng dạy và tương tác giữa người dùng theo hai hình thức giao tiếp chính là giao tiếp đồng bộ
(synchoronous) và giao tiếp không đồng bộ (asynchronous). Giao tiếp đồng bộ là hình thức giao tiếp trong đó có
nhiều người truy cập mạng tại cùng một thời điểm và trao đổi thông tin trực tiếp với nhau như: Thảo luận trực
tuyến, hội thảo video, … Giao tiếp không đồng bộ là hình thức mà những người giao tiếp không nhất thiết phải
truy cập mạng tại cùng một thời điểm, ví dụ như: Các khóa tự học qua mạng, e-mail, diễn đàn.
5.1.5 Vai trò cơ bản của hệ thống quản lý học tập LMS
Các trường có thể khai thác lợi ích từ việc sử dụng LMS theo một số các cách sau: Người hướng dẫn và sinh viên
truy cập nội dung học tập mọi lúc, mọi nơi; Nguồn dữ liệu học được tập trung; Các công cụ theo dõi và báo cáo
nhằm nâng cao chất lượng của người học; Tăng hiệu quả trong các hoạt động của sinh viên như gửi bài tập; Tăng
cường giao tiếp; Phân tích quá trình học.
Hệ thống LMS mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho như:
– Thiết kế hệ thống bài giảng trực tuyến, quản lý các chương trình, khóa học bao gồm nội dung học, giáo án, bài tập, bài thi,…;
– Lưu trữ được nguồn tài nguyên học liệu lớn: hỗ trợ định dạng video, hình ảnh trực quan, file âm thanh, các file word, excel, pdf;
– Đơn vị tổ chức có thể chia sẻ với các cán bộ đào tạo, giảng viên; dễ dàng cập nhật, bổ sung tài liệu;
– Theo dõi và quản lý, phân công nội dung, quá trình dạy – học, đánh giá quá trình giảng dạy dễ dàng, nhanh chóng;
– Học sinh, sinh viên chủ động theo dõi nội dung học tập, làm bài tập/bài thi, quản lý kết quả học tập trong suốt quá trình học;
– Tổ chức các kỳ thi đầu vào, kiểm tra, đánh giá học sinh, sinh viên trong quá trình học tập tại trường hoàn toàn
online bằng cả hình thức trắc nghiệm và tự luận, hỗ trợ đa dạng hình thức câu hỏi;
– Tự động hóa công tác đánh giá, chấm điểm và cập nhật điểm số;
– Tổ chức các lớp học E-learning trên hệ thống với đầy đủ cấu phần :
+ Cung cấp học liệu cho học sinh, sinh viên: bài giảng, tài liệu tham khảo,…
+ Giao bài tập, bài kiểm tra, bài thi và kiểm soát quá trình làm bài
+ Thiết lập các buổi học online theo thời khóa biểu qua MS Teams, Zoom, Google Meet.
5.2 Hướng dẫn triển khai hệ thống quản lý học tập LMS
Ứng dụng hệ thống LMS vào trong nhà trường rất nhanh chóng, dễ tiến hành và được triển khai theo lộ trình sau:
– OMT thiết lập hệ thống LMS cho nhà trường.
– Đội ngũ nhân viên của OMT hướng dẫn cách sử dụng, quy trình thực hiện để nhà trường chủ động cập nhật
dữ liệu lên hệ thống hoặc nhà trường chuẩn bị các tài liệu, tài khoản và chuyển lại cho OMT cập nhật lên hệ thống.
– Hỗ trợ phát triển các báo cáo quản lý theo yêu cầu của nhà trường
– Hỗ trợ 24/7 trong suốt quá trình nhà trường sử dụng hệ thống. TÀI LIỆU THAM KHẢO