Đề tài: Hiểu thế nào là chủ nghĩa yêu nước. Cơ sở hình thành và phát triển của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
Đề tài: Hiểu thế nào là chủ nghĩa yêu nước. Cơ sở hình thành và phát triển của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (PHIL177)
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đề tài: Hiểu thế nào là chủ nghĩa yêu nước.
Cơ sở hình thành và phát triển của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. STT Tên Nhiệm vụ Nhiệm vụ cụ thể 1 Trịnh Lê Thanh Thảo Tìm hiểu nội dung Quan niệm về chủ nghĩa yêu nước? Chủ nghĩa yêu nước của Việt Nam? 2
Vũ Thanh Thảo Tìm hiểu nội dung +
Lịch sử dựng nước – sự làm pp
gắn bó của mỗi người với quê hương, đất nước 3 Dương Thị Thu Tổng hợp word + làm pp 4 Phạm Thị Thủy ( Nhóm trưởng ) Tìm Lịch sử chống giặc hiểu nội dung + ngoại xâm của dân tộc thuyết trình 5 Bùi Thị Trang Tiền Tìm hiểu nội dung Sự hình thành nền văn hóa thống nhất, đa dạng Nội dung: Phần mở đầu:
Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, lòng yêu nước đã trở thành một
trong những tài sản thiêng liêng quý báu góp phần làm nên truyền thống của dân
tộc Việt Nam ta. Trong khuôn khổ bài thuyết trình ngày hôm nay, nhóm chúng em
xin làm rõ vấn đề này để thấy được văn hóa cũng như truyền thống yêu nước ngàn
đời nay của dân tộc ta. Phần nội dung:
1: Quan niệm về chủ nghĩa yêu nước? Chủ nghĩa yêu nước của Việt Nam?
*Chủ nghĩa yêu nước:
- Chủ nghĩa yêu nước là toàn bộ tư tưởng và hành vi thể hiện tình yêu đối với Tổ quốc .
– Lòng yêu nước là sự tiếp thu và thể hiện chủ nghĩa yêu nước ở mỗi con người.
=>Chủ nghĩa yêu nước là nguyên tắc, đạo đức đòi hỏi mọi người phải biến lòng tự
hào dân tộc thành ý thức trách nhiệm trước vận mệnh Tổ quốc, sẵn sàng cống hiến
cuộc đời mình để đem lại độc lập tự do cho toàn thể nhân dân.
*Chủ nghĩa yêu nước ở Việt Nam.
- Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là một giá trị bền vững, là nhân tố quan
trọng hàng đầu tác động sâu sắc đến đời sống văn hóa tinh thần và đã trở
thành truyền thống, bản lĩnh Việt Nam trong suốt quá trình hình thành và
phát triển của dân tộc qua các thời kỳ lịch sử; là cơ sở vững chắc gắn kết
khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1: Cơ sở hình thành và phát triển chủ nghĩa yêu nước ở Việt Nam Cơ sở lịch sử
2.1: Lịch sử dựng nước – sự gắn bó của mỗi người với quê hương, đất nước
- Lịch sử dựng nước : là cả một quá trình diễn ra trong thời gian dài , tính từ
khi nhà nước được hình thành thì mới khoảng hơn 4000 năm TCN (theo
truyền thuyết). Nhà nước đầu tiên nước ta đó là Văn Lang rồi trải qua bao
thăng trầm của lịch sử mới có được một đất nước Việt Nam như ngày nay.
- Mối quan hệ giữa lịch sử dựng nước với sự gắn bó của mỗi người với quê hương đất nước.
- Lòng yêu nước là tình cảm xuất phát từ những điều bình dị , thân thuộc ,
thân quen nơi sinh ra và lớn lên của mỗi người từ đó hình thành nên sự gắn
bó với gia đình , với làng xóm , quê hương với đất nước .
- Đất nước ta vừa có những thuận lợi riêng và cũng có những khó khăn về
tự nhiên . Trong quá trình xây dựng đất nước , con người Việt Nam vừa thích
nghi vừa chăm chỉ , cần cù lao động và sáng tạo để mở mang đất đai , làng
xóm , phát triển sản xuất . Nhưng thiên nhiên cũng mang lại nơi đây cho con người khó khăn
- Không vì thế mà con người Việt Nam chùn bước , quyết tâm chống trọi lại
với thiên nhiên , sự đoàn kết sự gắn bó cộng đồng đã trở thành cây cầu tự
nhiên tất yếu để tồn tại và phát triển .
=> Như vậy chúng ta có thể thấy , trong quá trình xây dựng quê hương đất
nước đều thấm đẫm mồ hôi , nước mắt , xương máu của bao thế hệ cũng vì
lẽ đó mà người Việt Nam đều rất nặng tình , nặng nghĩa với quê hương . Đó
chính là cơ sở vững bền của tình yêu đất nước , gắn bó với xứ sở và là nền
tảng quan trọng để hình thành chủ nghĩa yêu nước Việt Nam .
2.2: Lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc
+) Việt Nam nằm ở vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực và thế giới, cùng
với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và phong phú nên luôn là mục tiêu dòm
ngó của các thế lực ngoại xâm.
+)Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, ông cha ta luôn phải đấu tranh
chống lại những kẻ thù xâm lược mạnh hơn nhiều lần về quân sự, kinh tế. Song với
tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường, với cách đánh mưu trí sáng tạo, quân ta đã
đánh thắng tất cả kẻ thù xâm lược, viết lên trang sử hào hùng của dân tộc ta.
+)Từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, tinh thần yêu nước của dân tộc ta lại
được phát huy lên một tầm cao mới. Dân tộc ta đã đánh thắng 2 kẻ thù có tiềm lực
kinh tế hùng mạnh là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Từ thực tiễn đánh giặc ngoại
xâm của dân tộc, ông cha ta đã viết nên truyền thống đánh giặc vẻ vang đáng tự
hào, những truyền thống quý bau đến thế hệ mai sau.
*Cụ thể, lịch sử chống giặc ngoại xâm của Việt Nam trải qua 4 giai đoạn lớn:
-Giai đoạn I: Giai đoạn Văn Lang-Âu Lạc, bắt đầu từ khởi thủy, được miêu tả trong
truyền thuyết Thánh Gióng chống giặc Ân xâm lược trong thời đại Văn Lang, trải
qua các cuộc chiến tranh trong thế kỉ II, III TCN với nhà Tần, Nam Việt và nhà Hán.
-Giai đoạn II: Là thời kì Bắc thuộc, người Việt phải liên tục đấu tranh để chống lại
các triều đại Trung Quốc để giành lại độc lập. Giai đoạn này các cuộc nổi dậy đều
thất bại, hoặc kéo dài không lâu, Trung Quốc tái lập lại nền thống trị.
-Giai đoạn III: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX là lịch sử quân sự Việt Nam dưới chế dộ
phong kiến tự chủ, nổi bật các cuộc chiến tranh với các nước láng giềng, kéo dài cho đến năm 1858.
-Giai đoạn IV: Từ khi Pháp xâm lược năm 1858 đến nay, hầu hết là các cuộc chiến
tranh giành độc lập dân tộc
2.3: Sự hình thành nền văn hóa thống nhất, đa dạng
*Sự hình thành tính thống nhất và đa dạng: +Tính thống nhất:
- VN có nền văn hoá đặc sắc, lâu đời gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc.
- Dân tộc VN hình thành sớm và phải trải qua nhiều cuộc kháng chiến chống
giặc ngoại xâm để giữ nước tiêu biểu như: khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà
Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Lê Lợi,… hay công cuộc trường kì
kháng chiến chống Pháp, Mĩ đã tạo nên đặc trưng văn hoá nổi bật: tư tưởng
yêu nước thấm sâu và bao trùm mọi lĩnh vực. Các yếu tố cộng đồng có
nguồn gốc nguyên thuỷ đã sớm cố kết lại, trở thành cơ sở phát triển chủ
nghĩa yêu nước và ý thức dân tộc.
- VN gồm 54 dân tộc, cùng sống chung trên một lãnh thổ, mỗi dân tộc một
sắc thái riêng, cho nên văn hoá VN là một sự thống nhất trong đa dạng.
Ngoài văn hoá Việt - Mường mang tính tiêu biểu còn có các nhóm văn hoá
đặc sắc khác như Tày, Nùng, Thái, Chăm, Hoa - Ngái, Môn - Khmer,… nhất
là văn hoá dân tộc Tây Nguyên giữ được truyền thống khá phong phú và
toàn diện của một xã hội thuần nông nghiệp gắn bó với núi rừng tự nhiên.
- Chính những điều này đã giúp 54 dân tộc anh em kề vai sát cánh chung tay
xây dựng một nền văn hoá chung đó là văn hoá dân tộc VN
- Chính những lí do này đã tạo nên tính thống nhất của nền văn hoá dân tộc
VN với những đặc trưng như: lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân
tộc, tinh thần đoàn kết, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, ý thức cộng
đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc, lối sống giản dị, cởi mở,
khả năng tiếp nhận và dễ hoà nhập để từ đó bản đoạ hoá các yếu tố ngoại lai.
Có thể nói những nét văn hoá chung đó đã giúp cho dân tộc giữ vững được
tính thống nhất, tính nhất quán trong bản thân mình trong quá trình phát
triển tạo nên sức mạnh ngàn đời cho dân tộc VN. +Tính đa dạng:
- Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía
cạnh, nguời Việt cùng 54 dân tộc có những phong tục đúng đẳn, tốt đẹp từ
lâu đời, có những lễ hội nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, những niềm tin bền vững trong tín ngưỡng,..
- Đa dạng về không gian: Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân
bố dân tộc, dân cư đã tạo ra những vùng văn hóa có những nét đặc trưng
riêng tại Việt Nam. Từ cái nôi của văn hóa Việt Nam ở đồng bằng sông
Hồng của người Việt chủ đạo với nền văn hóa làng xã và văn minh lúa nước,
đến sắc thái các văn hóa các dân tộc mièn núi tại Tây Bắc và Đông Bắc. Từ
những vùng đất mới ở Nam Bộ với sự kết hợp văn hóa các tộc người Hoa,
người Khmer đến sự đa dạng trong văn hóa và tộc người ở Tây Nguyên.
- Đa dạng về thời gian: Với một lịch sử đã có hàng nghìn năm của người
Việt cùng với những hội tụ về sau của các dân tộc khác, từ văn hoá bản địa
của người Việt cổ từ thời Hồng Bàng đến những ảnh hưởng từ bên ngoài
trong hàng nghìn năm nay. Với những ảnh hưởng từ xa xưa của Trung Quốc
và Đông Nam Á đến những ảnh hưởng của Pháp từ thế kỉ XIX, phương Tây
trong thế ki XX và toàn cầu hóa từ thế kỉ XXI. Việt Nam đã có những thay
đổi về văn hóa theo các thời kì lịch sử, có những khía cạnh mất đi nhưng
cũng có những khía cạnh văn hóa khác bổ sung vào nền văn hóa Việt Năm hiện đại.
=> Các giá trị và sắc thái các văn hóa dân tộc bổ sung cho nhau, làm phong
phú nền văn hóa Việt Nam và củng cố sự thống nhất dân tộc. Đây chính là
cơ sở để giữ vững sự bình đẳng và phát huy tính đa dạng văn hóa của các dân tộc. Phần kết luận
Trung-Hiếu vẹn toàn dân là gốc
Quốc gia bền vững chẳng gì lay.
Có thể nói, lòng yêu nước của dân tộc ta là nhân tố quyết định thắng lợi trong công
cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở giai đoạn trước và góp phần dẫn tới thành công
cho các nghị quyết mà Đảng, chính phủ đề ra trong giai đoạn này. Tinh thần và
truyền thống yêu nước đã trở thành biểu tượng của dân tộc, trở thành một nét văn
hóa mà trải qua bao đời nó chỉ càng đậm nét thêm chứ không bao giờ bị mai một.
Bởi, yêu nước còn thì dân tộc còn, yêu nước suy yếu thì dân tộc cũng suy yếu. Mỗi
người dân Việt Nam, cần phải phát huy cao độ, cũng như nâng tầm nét văn hóa đó
để dân tộc ta ngày càng trở nên đoàn kết, đất nước ngày một phát triển hơn.
Tài liệu tham khảo:
http://ninhthuan.edu.vn/thptchuyenlequydon/1199/29171/40773/89689/Hoat-dong-
Cong-doan/CHU-NGHIA-YEU-NUOC----DAC-TRUNG-CUA-VAN-HOA-VIET- NAM.aspx
https://tuyengiao.vn/tu-lieu/huong-dan-chi-dao/huong-dan-chi-tiet-chuyen-de-chu-
nghia-yeu-nuoc-viet-nam-105844
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/-/2018/823611/bao-
dam-tinh-thong-nhat-trong-da-dang-cua-van-hoa-viet-nam-hien-nay.aspx