Đề tài: Hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế

Đề tài: Hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
ĐỀ TÀI
HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Thừa Thiên Huế 2023
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA
CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG...........................................................................................4
1. Khái niệm, đặc điểm về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng:............4
1.1. Khái niệm:............................................................................................................4
1.2. Đặc điểm:...............................................................................................................4
1.2.1. Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng:.............................................................4
1.2.2. Chủ thể của hoạt động cho vay:...........................................................................5
1.2.3 Đối tượng được vay vốn tổ chức tín dụng:.............................................................5
1.3. Phạm vi hoạt động được phép của tổ chức tín dụng:..........................................5
CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
CHO VAY CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG..............................................................6
2.1. Hoạt động vay vốn.................................................................................................6
2.2. Nguyên tắc cho vay và vay vốn.............................................................................6
2.3. Điều kiện vay vốn và các trường hợp tổ chức tín dụng không được cho vay....7
2.3.1. Điều kiện vay vốn.................................................................................................7
2.3.2. Các trường hợp tổ chức tín dụng không được cho vay.........................................7
2.4. Quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm về cho vay không đúng quy định
pháp luật:....................................................................................................................... 8
2.5 Quy định về mức lãi suất cho vay của Tổ chức tín dụng:..................................10
2.6. Những vướng mắc và bất cập của pháp luật cho vay tổ chức tín dụng:..........11
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA CÁC
TCTD...............................................................................................................................12
3.1. Hoàn thiện pháp luật về hoạt động cho vay của TCTD:...................................12
3.2. Nâng cao hiệu quả thực thi của hoạt động cho vay của các TCTD:.................12
KẾT LUẬN.....................................................................................................................13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................14
TÌNH HUỐNG:............................................................................................................... 15
2
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO
VAY CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
1. Khái niệm, đặc điểm về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng:
1.1. Khái niệm:
Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt
động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bào gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân
hàng, tổ chức tải chính vi quỹ tính dụng nhân dân.
1
(khoản 1 Điều 4 Luật
các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi bổ sung năm 2017)
1.2. Đặc điểm:
1.2.1. Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng:
Theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa
đổi bổ sung năm 2017 về khái niệm cho vay như sau:
“Cho vayhình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết
giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một
thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.”
Hoạt động cho vay (nói chung) bao gồm các yếu tố cấu thành bản sau
đây:
Thứ nhất về chủ thể, , việc cho vay bao giờ cũng hai bên tham gia, bao
gồm bên vay và bên cho vay. Bên cho vay là người có tài sản chưa dùng đến, muốn
cho người khác sử dụng để thoả mãn một số lợi ích của mình, thể lợi ích vật
chất hoặc tirih thần. Còn bên vay chính là người đang cần sử dụng loại tài sản đó để
thoả mãn nhu cầu về kinh doanh hoặc tiêu dùng.
Thứ hai về hình thức pháp lí, của việc cho vay chính là hợp đồng tín dụng tài
sản. Hợp đồng này được các bên xác lập thực hiện trên nguyên tắc tự do
thống nhất về ý chí, nguyên tắc tự định đoạt...
Thứ ba, sự kiện cho vay phát sinh bởi hai hành vi căn bản hành vi ứng
trước hành vi hoàn trả một số tiền (hay tài sản) nhất định các vật cùng loại.
Hành ving trước tài sản do người cho vay thực hiện, còn hành vi hoàn trả được
thực hiện bởi người vay sau đó một khoảng thời gian theo sự thoả thuận giữa hai
bên.
Thứ tư, việc cho vay bao giờ cũng dựa trên sự tín nhiệm giữa người cho vay
đối với người đi vay về khả năng hoàn trả tiền vay.
1
Luật Các Tổ chức tín dụng 2010
3
1.2.2. Chủ thể của hoạt động cho vay:
Căn cứ khoản 2 điều 2 Thông 39/2019/TT-NHNN về hoạt động cho vay
của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định:
“2. Tổ chức tín dụng cho vay là tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt
động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm:
a) Ngân hàng thương mại;
b) Ngân hàng hợp tác xã;
c) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng;
d) Tổ chức tài chính vi mô;
đ) Quỹ tín dụng nhân dân;
e) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2
1.2.3 Đối tượng được vay vốn tổ chức tín dụng:
Căn cứ khoản 3 điều 2 Thông 39/2019/TT-NHNN về hoạt động cho vay
của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định:
“3. Khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng (sau đây gọi là khách hàng) là
pháp nhân, cá nhân, bao gồm:
a) Pháp nhân được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, pháp nhân được thành
lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
b) Cá nhân có quốc tịch Việt Nam, cá nhân có quốc tịch nước ngoài.”
1.3. Phạm vi hoạt động được phép của tổ chức tín dụng:
Căn cứ theo Điều 90 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi bổ sung
năm 2017 về hoạt động của tổ chức tín dụng:
“1. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể phạm vi, loại hình, nội dung hoạt
động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tín dụng trong Giấy phép
cấp cho từng tổ chức tín dụng.
2. Tổ chức tín dụng không được tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào
ngoài các hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác ghi trong Giấy phép
được Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng.
3. Các hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tín
dụng quy định tại Luật này thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.”
2
Thông tư 39/2019/TT-NHNN về hoạt động cho vay các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
4
CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG CHO VAY CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG.
2.1. Hoạt động vay vốn
Theo Điều 5 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định:
“1. Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định tại Luật
các tổ chức tín dụng, Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Các hoạt động cho vay cụ thể được quy định tại văn bản riêng của Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thì thực hiện theo
quy định tại văn bản riêng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam; trường hợp văn bản riêng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc áp dụng Thông này hoặc các
nội dung liên quan đến hoạt động cho vay không được quy định tại văn bản riêng,
thì thực hiện theo quy định liên quan tại Thông này. Các hoạt động cho vay
cụ thể bao gồm:
a) Hoạt động cho vay hợp vốn;
b) Hoạt động cho vay đối với khách hàng để đầu tư ra nước ngoài;
c) Hoạt động cho vay đối với khách hàng thực hiện hoạt động kinh doanh
thuộc các chính sách, chương trình kinh tế - hội của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ;
d) Hoạt động cho vay bằng ngoại tệ đối với khách hàng là người cư trú;
đ) Hoạt động cho vay, thu nợ nước ngoài đối với khách hàngngười không
cư trú;
e) Hoạt động cho vay của quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô;
g) Hoạt động cho vay tiêu dùng của công ty tài chính;
h) Các hoạt động cho vay cụ thể khác được quy định tại văn bản riêng của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”
2.2. Nguyên tắc cho vay và vay vốn
Theo quy định: Điều 4 Thông tư 39/2016/TT-NHNN
1. Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng được thực
hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng, phù hợp với quy định tại
Thông này các quy định của pháp luật liên quan bao gồm cả pháp luật về
bảo vệ môi trường.
5
2. Khách hàng vay vốn tổ chức tín dụng phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng
mục đích, hoàn trả nợ gốc lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận với tổ chức
tín dụng.
2.3. Điều kiện vay vốn và các trường hợp tổ chức tín dụng không được
cho vay
2.3.1. Điều kiện vay vốn
Căn cứ tại quy định như sau: Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN
Điều kiện vay vốn
Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều
kiện sau đây:
1. Khách hàng pháp nhân năng lực pháp luật dân sự theo quy định của
pháp luật. Khách hàng nhân từ đủ 18 tuổi trở lên năng lực hành vi dân sự
đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị
mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
2. Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp.
3. Có phương án sử dụng vốn khả thi.
4. Có khả năng tài chính để trả nợ.
5. Trường hợp khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng theo lãi suất cho vay
quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông này, thì khách hàng được tổ chức tín dụng
đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh.
2.3.2. Các trường hợp tổ chức tín dụng không được cho vay
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành sửa đổi, bổThông 06/2023/TT-NHNN
sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN về hoạt động cho vay của tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
Thông sửa đổi, bổ sung Điều 8 về những nhu cầu vốn không được cho
vay. Theo đó, tổ chức tín dụng không được cho vay đối với các nhu cầu vốn:
“1. Để thực hiện các hoạt động đầu kinh doanh thuộc ngành, nghề cấm
đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư.
2. Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của hoạt động
đầu kinh doanh thuộc ngành, nghề cấm đầu kinh doanh theo quy định của
Luật Đầu tư và các giao dịch, hành vi khác mà pháp luật cấm.
3. Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề cấm đầu
kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư.
6
4. Để mua vàng miếng.
5. Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại chính tổ chức tín dụng cho vay, trừ
trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công
xây dựng công trình, chi phí lãi tiền vay được tính trong tổng mức đầu xây
dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
6. Để trả nợ khoản vay nước ngoài (không bao gồm khoản vay nước ngoài
dưới hình thức mua bán hàng hóa trả chậm), khoản cấp tín dụng tại tổ chức n
dụng khác, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ
các điều kiện sau: Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của
khoản vay cũ; là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
7. Để gửi tiền.
8. Để thanh toán tiền góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng phần vốn góp của
công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; góp vốn, mua, nhận chuyển
nhượng cổ phần của công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán
hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom.
9. Để thanh toán tiền góp vốn theo hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu
tư hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh để thực hiện dự án đầu tư không đủ điều kiện
đưa vào kinh doanh theo quy định của pháp luật tại thời điểm tổ chức tín dụng
quyết định cho vay.
10. Để đắp tài chính, trừ trường hợp khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều
kiện sau:
a) Khách hàng đã ứng vốn của chính khách hàng để thanh toán, chi trả chi
phí thực hiện dự án hoạt động kinh doanh, các chi phí thực hiện dự án hoạt
động kinh doanh này phát sinh dưới 12 tháng tính đến thời điểm tổ chức tín dụng
quyết định cho vay;
b) Các chi phí đã thanh toán, chi trả bằng vốn của chính khách hàng nhằm
thực hiện dự án hoạt động kinh doanh là các chi phí có sử dụng nguồn vốn vay của
tổ chức tín dụng theo phương án sử dụng vốn đã gửi tổ chức tín dụng để được xem
xét cho vay trung, dài hạn nhằm thực hiện dự án hoạt động kinh doanh đó.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2023.”
2.4. Quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm về cho vay không đúng
quy định pháp luật:
Căn cứ theo quy định tại sửa đổi, bổĐiều 206 Bộ luật Hình sự năm 2015
sung năm 2017 về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác
liên quan đến hoạt động ngân hàng, cụ thể:
7
Điều 206. Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác
liên quan đến hoạt động ngân hàng:
- Khung hình phạt thứ nhất: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000
đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Thực hiện một trong các hành vi gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ
100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, gồm:
+ Cấp tín dụng cho trường hợp không được cấp tín dụng, trừ trường hợp cấp
dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng.
+ Cấp tín dụng không có đảm bảo hoặc cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho
đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo qusy định của pháp luật.
+ Vi phạm quy định về tỉ lệ bảo đảm an toàn cho hoạt động của tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín
dụng.
+ Cố ý nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định giá để cấp tín dụng
đối với trường hợp có tài sản bảo đảm.
+ Vi phạm quy định của pháp luật về tổng mức nợ cấp tín dụng đối với
đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng.
+ Cấp tín dụng vượt quá giới hạn so với vốn tự có đối với một khách hàng
người liên quan, trừ trường hợp chấp thuận của người thẩm quyền theo
quy định của pháp luật.
+ Vi phạm quy định của pháp luật về góp vốn, giới hạn góp vốn, mua cổ
phần, điều kiện cấp tín dụng.
+ Phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm
giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán,
phương tiện thanh toán giả.
+ Kinh doanh vàng trái phép hoặc kinh doanh ngoại hối trái phép.
+ Tiến hành hoạt động ngân hàng khi chưa được quan nhà nước thẩm
quyền cho phép theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Luật
Các tổ chức tín dụng.
- Khung hình phạt thứ hai: Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
(Gây thiệt hại về tài sản từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000
đồng).
- Khung hình phạt thứ ba: Phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
(Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000
đồng).
- Khung hình phạt thứ tư: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm
(Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 3.000.000.000 đồng).
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Đồng thời còn phải
8
chịu thêm các hình phạt bổ sung hoặc khung hình phạt sẽ thấp, cao hơn nếu
các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
3
2.5 Quy định về mức lãi suất cho vay của Tổ chức tín dụng:
Về mức lãi suất cho vay theo Luật tổ chức tín dụng và các văn bản hướng
dẫn:
Đối với mức lãi suất của tổ chức tín dụng thì không chịu mức lãi suất trần
được quy định theo Bộ luật Dân sự 2015 các tổ chức tín dụng sẽ chịu sự điều
4
chỉnh của Luật tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2017các văn
bản hướng dẫn thi hành.
Đầu tiên, tổ chức tín dụng các nhân thể chothỏa thuận về lãi suất
vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách
hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về lãi suất cho
vay tối đa.
Thứ hai, tổ chức tín dụng khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn
hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp
ứng một số nhu cầu vốn trong những lĩnh vực nhất định.
Hiện tại, theo quy định tại Quyết định 1730/QĐ-NHNN ngày 30/9/2022 áp
dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam .4,5%/năm
Khách hàng cũng không bị giới hạn về hạn mức 20%/năm theo quy định tại Bộ luật
Dân sự 2015.
5
Tại điểm d khoản 3 Điều 14 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định vi phạm
việc áp dụng lãi suất cấp tín dụng không đúng quy định của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam nêu trên, các tổ chức tín dụng có thể bị phạt tiền từ 30.000.000
đồng đến 40.000.000 đồng
6
Như vậy, đối với hợp đồng vay một bên tổ chức tín dụng thì lãi suất
hợp đồng theokhông bị giới hạn mức lãi suất tối đa 20% của khoản tiền vay
quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Vì, hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng
được điều chỉnh bởi Luật Các tchức tín dụng 2010 các văn bản hướng dẫn thi
hành.
3
Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
4
Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất vay
5
Quyết định 1730/QĐ-NHNN ngày 30/9/2022 về mức cho vay ngắn hạn tối đa theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN, ngày
30/9/2022, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Quyet-dinh-1730-QD-NHNN-2020-muc-lai-suat-cho-vay-
ngan-han-toi-da-theo-39-2016-TT-NHNN-454281.aspx truy cập ngày 2/11/2023
6
Điều 14 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, ngày 14/11/2019,
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Nghi-dinh-88-2019-ND-CP-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-trong-linh-vuc-
tien-te-va-ngan-hang-428666.aspx truy cập ngày 2/11/2023
9
2.6. Những vướng mắc và bất cập của pháp luật cho vay tổ chức tín
dụng:
1. Một số quy định pháp liên quan đến tổ chức tín dụng thể không minh
bạch và dễ hiểu cho người dân. Điều này gây khó khăn cho người vay tiền tiềm
tàng rủi ro cho cả người vay và tổ chức tín dụng.
2. Quy định lỏng lẻo về quản rủi ro: Một số pháp luật tổ chức tín dụng
chưa đảm bảo một cách hiệu quả quản rủi ro trong bản thân hoạt động của tổ
chức. Điều này thể dẫn đến tình trạng nợ xấu gia tăng ảnh hưởng đến sự ổn
định của hệ thống tín dụng.
3. Thiếu sự đồng nhất trong pháp luật: Đối với các công ty tài chính, thể
tồn tại sự thiếu đồng nhất trong các quy định pháp luật áp dụng cho từng ngành
hoạt động, điều này có thể dẫn đến việc tạo ra các lỗ hổng sự mơ hồ trong quản
tổ chức tín dụng. Thiếu quy định ràng cụ thể về cách thức tiêu chuẩn
đánh giá sự tín nhiệm của người vay khả năng trả nợ, điều này gây ra sự mờ
nhạt trong quá trình ước lượng rủi ro gây ra mất cân đối trong việc phân phối
vốn cho các người vay.
5. Thiếu sự giám sát kiểm soát nghiêm ngặt từ phía quan quản
nhà nước. Điều này thể thu hút các hành vi lừa đảo, gian lận vi phạm pháp
luật khác từ phía các tổ chức tín dụng. Cũng có một số tổ chức tín dụng không thể
tồn tại lâu dài vì dựa quá nhiều vào các quy định pháp luật chặt chẽ, việc phụ thuộc
quá nhiều vào pháp luật làm hạn chế khả năng cạnh tranh sự phát triển của tổ
chức tín dụng.
4. Quy định liên quan đến lãi suất: Một số quy định về lãi suất của tổ chức
tín dụng có thể không linh hoạt và không phản ánh đúng tình hình kinh tế. Điều này
có thể tạo ra sự bất công và không công bằng trong việc xác định lãi suất vay.
6. Thiếu sự quan tâm đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Một số quy định
pháp luật về tổ chức tín dụng không đảm bảo đầy đủ quyền lợi của người tiêu dùng,
nhất những người vay vốn, điều này thể dẫn đến việc bóp méo quyền lợi của
người tiêu dùng và gây tổn hại cho họ. Quy định về bảo vệ quyền lợi của người cho
vay cũng chưa đáp ứng được các tình huống phức tạp, như nợ xấu hay khách hàng
không trả nợ, điều này cũng gây khó khăn cho tổ chức tín dụng trong việc thu hồi
nợ và gây tổn thất về tài chính.
7
7
Thực trạng, khó khăn và giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xử lý vi phạm tội phạm liên quan đến
“Tín dụng đen”. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, ngày 2/11/2023, https://vksndtc.gov.vn/tin-tuc/thuc-trang-kho-khan-
va-giai-phap-nang-cao-chat-luo-t3663.html?Page=131#new-related , truy cập ngày 2/11/2023
10
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY
CỦA CÁC TCTD
3.1. Hoàn thiện pháp luật về hoạt động cho vay của TCTD:
Thứ nhất, xây dựng dự thảo Luật Các TCTD (sửa đổi) nhằm hoàn thiện quy
định pháp luật về các TCTD, xử những vướng mắc, bất cập của Luật Các TCTD
hiện hành; luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu, cho vay nặng lãi, cho vay không
đúng đối tượng quy định tiếp tục tạo hành lang pháp trong hoạt động cho vay
của các TCTD sau khi Nghị quyết số 42 hết hiệu lực từ ngày 31/12/2023.
8
Thứ hai, sửa đổi, bổ sung các công cụ để bảo đảm an toàn hệ thống các
TCTD; tăng cường các biện pháp thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước, bên
cạnh đó sự tham gia của Thanh tra Chính phủ để quản lý, kiểm soát hoạt động
cho vay của các tổ chức tín dụng, chống thao túng, lợi ích nhóm, sở hữu chéo;
3.2. Nâng cao hiệu quả thực thi của hoạt động cho vay của các TCTD:
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật ngày càng minh bạch đầy đủ,
chặt chẽ hơn, ban hành các văn bản hướng dẫn liên quan đến vướng mắc về nhận
thức pháp luật về hoạt động cho vay của các TCTD, đ sở xử đảm bảo
thống nhất, đúng quy định.
Thứ hai, soát, tổng kết, đánh giá việc tổ chức, thực hiện pháp luật về việc
cho vay của các tổ chúc tín dụng trong thời gian qua để từ đó tìm ra những hạn chế,
bất cập cần phải khắc phục và sửa đổi cho phù hợp.
Thứ ba, tăng cường các biện pháp thanh tra giám sát đối với hoạt động cho
vay của các TCTD.
Thứ tư, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
cho người dân, doanh nghiệp về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng.
Thứ năm, hoàn thiện khung khổ pháp lý về hoạt động cho vay, đẩy mạnh ứng
dụng khoa học, công nghệ, phát triển các dịch vụ trực tuyến hỗ trợ hoạt động vay
vốn của người dân, doanh nghiệp.
Thứ sáu, xây dựng bộ khung pháp về chế tài xử phạt mang tính răn đe đối
với các hành vi cho vay nặng lãi, cho vay không đúng đối tượng, các hành vi về
hoạt động cho vay trái pháp luật của các tổ chức tín dụng.
8
Xử lý những vướng mắc, bất cập của pháp luật về hoạt động Tổ chức tín dụng, Báo điện tử Chính phủ, ngày
5/6/2023 https://baochinhphu.vn/xu-ly-nhung-vuong-mac-bat-cap-cua-phap-luat-ve-to-chuc-tin-dung-
102230605100010018.htm , truy cập ngày 2/11/2023
11
KẾT LUẬN
Như vậy, qua những tìm hiểu phân tích trên về quy định pháp luật đối
với hoạt động cho vay của các t chức tín dụng chúng ta đã thấy được hoạt động
cho vay hiện nay của các tổ chức tín dụng đã được Nhà nước quan tâm sự
điều chỉnh phù hợp. Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai thực thi pháp luật về cho
vay của các Tổ chức tín dụng vẫn còn một vài vấn đề bị bỏ ngõ, hoặc pháp luật
chưa thật sự đi sâu để can thiệp, hành lang pháp chưa thật sự hoàn thiện để bảo
vệ quyền lợi ích hợp pháp của các nhân, pháp nhân trong mối quan hệ cho
vay của các tổ chức tín dụng, một số quy định chưa tạo ra được sự thông thoáng đối
với hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng. Trên sở đó, nhóm tác giả cũng
đã đề xuất một số khuyến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật hoạt động cho
vay vốn của các tổ chức tín dụng trong thời gian đến. Bên cạnh đó, để khắc sâu hơn
với thực tiễn, nhóm tác giả cũng đã đưa ra tình huống để gắn luận thực tiễn
trong các trường hợp giải quyết cụ thể Với mong muốn đưa ra ý kiến thiết thực góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay vốn của các tổ chức tín dụng nhưng do
thời gian, trình độ nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác của bản thân còn hạn chế, do
đó đề tài không khỏi thiếu sót về mặt phân tích đề xuất giải pháp. vậy, kính
mong nhận được sự góp ý chỉnh sửa của Thầy các bạn để bài làm của nhóm
được hoàn thiện hơn.
12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Dân sự 2015
2. Bộ luật Hình sự 2015
3. Cảnh giác “Tín dụng đen” núp bóng cho vay tiêu dùng, Báo Pháp luật Việt
Nam, ngày 1/11/2023, https://baophapluat.vn/canh-giac-tin-dung-den-nup-
bong-cho-vay-tieu-dung-post493823.html, truy cập 31/10/2023;
4. Luật Các Tổ chức tín dụng 2010;
5. Luật Doanh nghiệp 2014;
6. Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về xử vi phạm hành chính trong lĩnh
vực tiền tệ ngân hàng, ngày 14/11/2019, https://thuvienphapluat.vn/van-
ban/Tien-te-Ngan-hang/Nghi-dinh-88-2019-ND-CP-xu-phat-vi-pham-hanh-
chinh-trong-linh-vuc-tien-te-va-ngan-hang-428666.aspx truy cập ngày
2/11/2022;
7. Quyết định 1730/QĐ-NHNN về mức cho vay ngắn hạn tối đa theo Thông
số 39/2016/TT-NHNN, ngày 30/9/2022, https://thuvienphapluat.vn/van-
ban/Tien-te-Ngan-hang/Quyet-dinh-1730-QD-NHNN-2020-muc-lai-suat-
cho-vay-ngan-han-toi-da-theo-39-2016-TT-NHNN-454281.aspx truy cập
ngày 2/11/2023;
8. Tăng cường các giải pháp phòng ngừa,ngăn chặn, xử hoạt động tín dụng
đen, Bộ Công An, nagfy 25/8/2023 https://bocongan.gov.vn/chi-dao-dieu-
hanh/tang-cuong-cac-giai-phap-phong-ngua-ngan-chan-xu-ly-hoat-dong-tin-
dung-den-t36144.html, truy cập ngày 2/11/2023;
9. Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng,
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Thong-tu-39-2016-
TT-NHNN-hoat-dong-cho-vay-cua-to-chuc-tin-dung-chi-nhanh-ngan-hang-
nuoc-ngoai-338877.aspx#:~:text=Theo%20Th%C3%B4ng%20t
%C6%B0%20s%E1%BB%91%2039,v%C3%A0%20nhu%20c%E1%BA
%A7u%20%C4%91%E1%BB%9Di%20s%E1%BB%91ng, ngày truy cập
01/11/2023;
10.Thực trạng, khó khăn và giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xử
vi phạm tội phạm liên quan đến “Tín dụng đen”. Viện kiểm sát nhân dân
tối cao, ngày 2/11/2023, https://vksndtc.gov.vn/tin-tuc/thuc-trang-kho-khan-
va-giai-phap-nang-cao-chat-luo-t3663.html?Page=131#new-related , truy cập
ngày 2/11/2023;
11. Xử những vướng mắc, bất cập của pháp luật về hoạt động Tổ chức tín
dụng, Báo điện tử Chính phủ, ngày 5/6/2023 https://baochinhphu.vn/xu-ly-
nhung-vuong-mac-bat-cap-cua-phap-luat-ve-to-chuc-tin-dung-
102230605100010018.htm , truy cập ngày 2/11/2023
13
TÌNH HUỐNG:
Anh Phương chủ doanh nghiê
x
p nhân Nam Phương. Bà Anh
Phương sở hữu 21% vốn cổ phyn của công ty Hoàng Anh. Bà Anh Phương
đzng thời là thành viên Ban Kiểm soát công ty tài chính Hoàng Vũ.
a) Doanh nghiệp nhân Nam Phương muốn vay của công ty tài chính
Hoàng 3 tỷ đzng trên sở tài sản bảo đảm của bà Anh Phương là quyền
sử dụng đất nhà gắn liền với đất trị giá 5 tỷ. Theo quy định của pháp luâ
x
t
hiê
x
n hành, công ty tài chính Hoàng quyền cho Doanh nghiê
x
p nhân
Nam Phương vay không? Tại sao?
- Căn c Khoản 1 Điều 7 Thông 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt
đô
ng cho vay của Tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài về điều kiê
n
vay vốn: “Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của
pháp luật. Khách hàng nhân từ đủ 18 tuổi trở lên năng lực hành vi dân sự
đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị
mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.” Như
y,
chủ thể được phép vay là cá nhân, pháp nhân.
- Căn cứ Điều 183 Luâ
t Doanh nghiê
p 2014 về Doanh nghiê
p tư nhân thì
thể xác định doanh nghiê
p nhân (DNTN) không cách pháp nhân, do đó
DNTN Nam Phươnh không cách pháp nhân không thuô
c chủ thể được
phép vay theo quy định của pháp luâ
t.
- Với cách chủ DNTN Nam Phương (tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ
tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp) cùng cách nhân đủ
điều kiê
n vay theo quy định pháp luâ
t thì bà Anh Phương chính là chủ thể thực hiê
n
hoạt đô
ng vay công ty tài chính (CTTC) Hoàng thay cho DNTN Nam Phương
dựa trên danh nghĩa cá nhân.
- Tuy nhiên, căn cứ điểm a, khoản 1, Điều 126 Luâ
t các TCTD 2010, sửa
đổi, bổ sung 2017 về các trường hợp cấm cấp tín dụng thì tổ chức tín dụng không
được cấp tín dụng đối với thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành
viên, thành viên Ban kiểm soát. (Bà Anh Phương là thành viên Ban Kiểm soát
CTTC Hoàng Vũ)
- Kết luâ
n: Bà Anh Phương mă
c dù là cá nhân đủ điều kiê
n vay vốn (đại diê
n
chủ thể vay cho Nam Phương) nhưng Anh Phương đồng thời thành viên ban
kiểm soát của công ty tài chính Hoàngnên bà Anh Phương thuô
c các đối tượng
cấm cấp tín dụng. Vâ
y, DNTN Nam Phương không thể vay CTTC Hoàng Vũ.
b) Công ty Hoàng Anh muốn vay của công ty tài chính Hoàng 20 tỷ
đzng trong thời hạn 1 năm, biết lãi suất hiện tại là 10%/năm. Tài sản bảo đảm
14
toàn bộ nhà xưởng dây chuyền sản xuất của công ty được định giá 30
tỷ đzng. Theo quy định của pháp luâ
x
t hiê
x
n hành, công ty tài chính Hoàng
có quyền cho công ty Hoàng Anh vay không? Tại sao?
- Căn cứ điểm d, khoản 1, Điều 127 Luâ
t các Tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi,
bổ sung 2017 về Hạn chế cấp tín dụng thì tổ chức tín dụng không được cấp tín
dụng không bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho doanh nghiệp
thành viên Ban kiểm soát của TCTD sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp
đó.
- Đối chiếu lại tình huống, bà Anh Phương mă
c dù sở hữu 21% vốn cổ phần
của Công ty Hoàng Anh đồng thời là thành viên Ban Kiểm soát của CTTC Hoàng
Vũ, tuy nhiên, công ty Hoàng Anh tiến hành vay dựa trên tài sản bảo đảm có giá trị
thẩm định 30 tˆ đồng. Vì vâ
y, trường hợp công ty Hoàng Anh vay CTTC Hoàng
không thuô
c trường hợp quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 127 Luâ
t các
TCTD (cấm cấp tín dụng KHÔNG B‹O Đ‹M, C•P TŽN D•NG V•I ĐI‘U
KIÊN ƯU Đ”I).
- Kết luâ
n: Hoạt đô
ng vay giữa công ty Hoàng Anh CTTC Hoàng
hoàn toàn hợp pháp.
c) Giả sử bà Anh Phương là chủ doanh nghiệp Nam Phương, không phải
là thành viên sở hữu cổ phyn Hoàng Anh đi vay 350.000 triệu đzng dưới hình
thức cá nhân thì có thuộc hoạt động cho vay của TCTD Hoàng Vũ không? Biết
rằng tổ chức tài chính Hoàng Vũ thành lập dưới dạng NHTM Hoàng Vũ? Nếu
có nếu nội dung của quan hệ cho vay trên?
- Căn cứ vào khoản 2 Điều 2 Thông 39/2016/TT-NHNN Thông quy
định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng:
“2. Tổ chức tín dụng cho vay tổ chức tín dụng được thành lập hoạt
động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm:
a) Ngân hàng thương mại;”
- Căn cứ vào điểm a khoản 3 Điều 98 Luật Các TCTD năm 2010 sửa đổi, bổ
sung năm 2017
“Điều 98. Hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại
3. Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây:
15
a) Cho vay;
…”
- Căn cứ vào khoản 2 Điều 2 Thông 39/2016/TT-NHNN thì Ngân hàng
thương mại được thành lập hoạt động theo quy định của Luật các TCTD thì đó
là tổ chức tín dụng cho vay.
- Căn cứ vào điểm a khoản 3 Điều 98 Luật Các TCTD năm 2010 sửa đổi, bổ
sung năm 2017 thì cấp tín dụng dưới hình thức cho vay một trong những hoạt
động ngân hàng của ngân hàng thương mại
Do đó, NHTMCP Hoàng là một tổ chức tín dụng và thể thể thực hiện
hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng:
- Hoạt động NHTMCP Hoàng Vũ cho bà Anh Phương vay 350.000.000 đồng
là hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng.
Bên cho vay
(NHTMCP Hoàng Vũ)
Bên đi vay (bà Anh Phương)
Quyền - Quyết định cho vay hay không
- Tham gia kết hợp đồng tín
dụng
- Yêu cầu bên đi vay trả gốc lẫn
lãi khi đến hạn
- Yêu cầu bên cho vay chuyển tiền
khi ký kết hợp đồng
- quyền sử dụng khoản vay vào
mục đích đã nêu ra trong hợp đồng
Nghĩa
vụ
- Thực hiện đúng các quy định
trong hợp đồng
- Chuyển giao tiền vay (nghĩa vụ
giải ngân)
- Cung cấp các giấy tờ, tài liệu theo
yêu cầu cảu bên cho vay
- Tham gia kết hợp đồng tín
dụng
- Sử dụng tiền vay đúng mục đích
theo như hợp đồng đã ký kết
- Hoàn trả tiền vay đúng hạn, cả
gốc lẫn lãi
- Nội dung của quan hệ cho vay quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh
trong quá trình tham gia hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách
hàng.
- Quyền của bên này thường tương ứng với nghĩa vụ bên kia và ngược lại.
16
17
.
| 1/18

Preview text:

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT ĐỀ TÀI
HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Thừa Thiên Huế 2023 MỤC LỤC
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA
CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
...........................................................................................4 1.
Khái niệm, đặc điểm về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng:............4
1.1. Khái niệm:............................................................................................................4
1.2. Đặc điểm:............................................................................................................... 4
1.2.1. Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng:.............................................................4
1.2.2. Chủ thể của hoạt động cho vay:...........................................................................5
1.2.3 Đối tượng được vay vốn tổ chức tín dụng:.............................................................5
1.3. Phạm vi hoạt động được phép của tổ chức tín dụng:..........................................5
CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
CHO VAY CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG.
.............................................................6
2.1. Hoạt động vay vốn.................................................................................................6
2.2. Nguyên tắc cho vay và vay vốn.............................................................................6
2.3. Điều kiện vay vốn và các trường hợp tổ chức tín dụng không được cho vay....7
2.3.1. Điều kiện vay vốn.................................................................................................7
2.3.2. Các trường hợp tổ chức tín dụng không được cho vay.........................................7
2.4. Quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm về cho vay không đúng quy định
pháp luật:
....................................................................................................................... 8
2.5 Quy định về mức lãi suất cho vay của Tổ chức tín dụng:..................................10
2.6. Những vướng mắc và bất cập của pháp luật cho vay tổ chức tín dụng:..........11
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA CÁC
TCTD
............................................................................................................................... 12
3.1. Hoàn thiện pháp luật về hoạt động cho vay của TCTD:...................................12
3.2. Nâng cao hiệu quả thực thi của hoạt động cho vay của các TCTD:.................12
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................14
TÌNH HUỐNG:............................................................................................................... 15 2
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO
VAY CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
1. Khái niệm, đặc điểm về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng: 1.1. Khái niệm:
Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt
động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bào gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân
hàng, tổ chức tải chính vi mô và quỹ tính dụng nhân dân. 1(khoản 1 Điều 4 Luật
các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi bổ sung năm 2017
) 1.2. Đặc điểm:
1.2.1. Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng:
Theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa
đổi bổ sung năm 2017 về khái niệm cho vay như sau:
“Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết
giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một
thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.”
Hoạt động cho vay (nói chung) bao gồm các yếu tố cấu thành cơ bản sau đây:
Thứ nhất, về
chủ thể, việc cho vay bao giờ cũng có hai bên tham gia, bao
gồm bên vay và bên cho vay. Bên cho vay là người có tài sản chưa dùng đến, muốn
cho người khác sử dụng để thoả mãn một số lợi ích của mình, có thể là lợi ích vật
chất hoặc tirih thần. Còn bên vay chính là người đang cần sử dụng loại tài sản đó để
thoả mãn nhu cầu về kinh doanh hoặc tiêu dùng.
Thứ hai, về hình thức pháp lí của việc cho vay chính là hợp đồng tín dụng tài
sản. Hợp đồng này được các bên xác lập và thực hiện trên nguyên tắc tự do và
thống nhất về ý chí, nguyên tắc tự định đoạt...
Thứ ba, sự kiện cho vay phát sinh bởi hai hành vi căn bản là hành vi ứng
trước và hành vi hoàn trả một số tiền (hay tài sản) nhất định là các vật cùng loại.
Hành vi ứng trước tài sản do người cho vay thực hiện, còn hành vi hoàn trả được
thực hiện bởi người vay sau đó một khoảng thời gian theo sự thoả thuận giữa hai bên.
Thứ tư, việc cho vay bao giờ cũng dựa trên sự tín nhiệm giữa người cho vay
đối với người đi vay về khả năng hoàn trả tiền vay.
1 Luật Các Tổ chức tín dụng 2010 3
1.2.2. Chủ thể của hoạt động cho vay:
Căn cứ khoản 2 điều 2 Thông tư 39/2019/TT-NHNN về hoạt động cho vay
của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định:
“2. Tổ chức tín dụng cho vay là tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt
động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm: a) Ngân hàng thương mại; b) Ngân hàng hợp tác xã;
c) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng;
d) Tổ chức tài chính vi mô;
đ) Quỹ tín dụng nhân dân;
e) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.2”

1.2.3 Đối tượng được vay vốn tổ chức tín dụng:
Căn cứ khoản 3 điều 2 Thông tư 39/2019/TT-NHNN về hoạt động cho vay
của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định:
“3. Khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng (sau đây gọi là khách hàng) là
pháp nhân, cá nhân, bao gồm:
a) Pháp nhân được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, pháp nhân được thành
lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
b) Cá nhân có quốc tịch Việt Nam, cá nhân có quốc tịch nước ngoài.”

1.3. Phạm vi hoạt động được phép của tổ chức tín dụng:
Căn cứ theo Điều 90 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi bổ sung
năm 2017 về hoạt động của tổ chức tín dụng:
“1. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể phạm vi, loại hình, nội dung hoạt
động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tín dụng trong Giấy phép
cấp cho từng tổ chức tín dụng.

2. Tổ chức tín dụng không được tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào
ngoài các hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác ghi trong Giấy phép
được Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng.

3. Các hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tín
dụng quy định tại Luật này thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.”
2 Thông tư 39/2019/TT-NHNN về hoạt động cho vay các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài 4
CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG CHO VAY CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG.

2.1. Hoạt động vay vốn
Theo Điều 5 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định:
“1. Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định tại Luật
các tổ chức tín dụng, Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Các hoạt động cho vay cụ thể được quy định tại văn bản riêng của Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thì thực hiện theo
quy định tại văn bản riêng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam; trường hợp văn bản riêng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định việc áp dụng Thông tư này hoặc các
nội dung liên quan đến hoạt động cho vay không được quy định tại văn bản riêng,
thì thực hiện theo quy định có liên quan tại Thông tư này. Các hoạt động cho vay cụ thể bao gồm:
a) Hoạt động cho vay hợp vốn;
b) Hoạt động cho vay đối với khách hàng để đầu tư ra nước ngoài;
c) Hoạt động cho vay đối với khách hàng thực hiện hoạt động kinh doanh
thuộc các chính sách, chương trình kinh tế - xã hội của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
d) Hoạt động cho vay bằng ngoại tệ đối với khách hàng là người cư trú;
đ) Hoạt động cho vay, thu nợ nước ngoài đối với khách hàng là người không cư trú;
e) Hoạt động cho vay của quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô;
g) Hoạt động cho vay tiêu dùng của công ty tài chính;
h) Các hoạt động cho vay cụ thể khác được quy định tại văn bản riêng của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”
2.2. Nguyên tắc cho vay và vay vốn
Theo Điều 4 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định:
1. Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng được thực
hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng, phù hợp với quy định tại
Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan bao gồm cả pháp luật về bảo vệ môi trường. 5
2. Khách hàng vay vốn tổ chức tín dụng phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng
mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận với tổ chức tín dụng.
2.3. Điều kiện vay vốn và các trường hợp tổ chức tín dụng không được cho vay
2.3.1. Điều kiện vay vốn
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định như sau: Điều kiện vay vốn
Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:
1. Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của
pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị
mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
2. Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp.
3. Có phương án sử dụng vốn khả thi.
4. Có khả năng tài chính để trả nợ.
5. Trường hợp khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng theo lãi suất cho vay
quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này, thì khách hàng được tổ chức tín dụng
đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh.
2.3.2. Các trường hợp tổ chức tín dụng không được cho vay
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 06/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN về hoạt động cho vay của tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
Thông tư sửa đổi, bổ sung Điều 8 về những nhu cầu vốn không được cho
vay. Theo đó, tổ chức tín dụng không được cho vay đối với các nhu cầu vốn:
“1. Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề cấm
đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư.
2. Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của hoạt động
đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của
Luật Đầu tư và các giao dịch, hành vi khác mà pháp luật cấm.

3. Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề cấm đầu tư
kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư. 6
4. Để mua vàng miếng.
5. Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại chính tổ chức tín dụng cho vay, trừ
trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công
xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong tổng mức đầu tư xây
dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

6. Để trả nợ khoản vay nước ngoài (không bao gồm khoản vay nước ngoài
dưới hình thức mua bán hàng hóa trả chậm), khoản cấp tín dụng tại tổ chức tín
dụng khác, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ
các điều kiện sau: Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của
khoản vay cũ; là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
7. Để gửi tiền.
8. Để thanh toán tiền góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng phần vốn góp của
công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; góp vốn, mua, nhận chuyển
nhượng cổ phần của công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán
hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom.

9. Để thanh toán tiền góp vốn theo hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu
tư hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh để thực hiện dự án đầu tư không đủ điều kiện
đưa vào kinh doanh theo quy định của pháp luật tại thời điểm tổ chức tín dụng quyết định cho vay.

10. Để bù đắp tài chính, trừ trường hợp khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
a) Khách hàng đã ứng vốn của chính khách hàng để thanh toán, chi trả chi
phí thực hiện dự án hoạt động kinh doanh, mà các chi phí thực hiện dự án hoạt
động kinh doanh này phát sinh dưới 12 tháng tính đến thời điểm tổ chức tín dụng quyết định cho vay;

b) Các chi phí đã thanh toán, chi trả bằng vốn của chính khách hàng nhằm
thực hiện dự án hoạt động kinh doanh là các chi phí có sử dụng nguồn vốn vay của
tổ chức tín dụng theo phương án sử dụng vốn đã gửi tổ chức tín dụng để được xem
xét cho vay trung, dài hạn nhằm thực hiện dự án hoạt động kinh doanh đó.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2023.”
2.4. Quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm về cho vay không đúng
quy định pháp luật:
Căn cứ theo quy định tại Điều 206 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ
sung năm 2017 về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác
liên quan đến hoạt động ngân hàng, cụ thể: 7
Điều 206. Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác
liên quan đến hoạt động ngân hàng:
- Khung hình phạt thứ nhất: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000
đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Thực hiện một trong các hành vi gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ
100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, gồm:
+ Cấp tín dụng cho trường hợp không được cấp tín dụng, trừ trường hợp cấp
dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng.
+ Cấp tín dụng không có đảm bảo hoặc cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho
đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo qusy định của pháp luật.
+ Vi phạm quy định về tỉ lệ bảo đảm an toàn cho hoạt động của tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.
+ Cố ý nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định giá để cấp tín dụng
đối với trường hợp có tài sản bảo đảm.
+ Vi phạm quy định của pháp luật về tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với
đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng.
+ Cấp tín dụng vượt quá giới hạn so với vốn tự có đối với một khách hàng và
người có liên quan, trừ trường hợp có chấp thuận của người có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật.
+ Vi phạm quy định của pháp luật về góp vốn, giới hạn góp vốn, mua cổ
phần, điều kiện cấp tín dụng.
+ Phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm
giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán,
phương tiện thanh toán giả.
+ Kinh doanh vàng trái phép hoặc kinh doanh ngoại hối trái phép.
+ Tiến hành hoạt động ngân hàng khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cho phép theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng.
- Khung hình phạt thứ hai: Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
(Gây thiệt hại về tài sản từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng).
- Khung hình phạt thứ ba: Phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
(Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng).
- Khung hình phạt thứ tư: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm
(Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 3.000.000.000 đồng).
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Đồng thời còn phải 8
chịu thêm các hình phạt bổ sung hoặc khung hình phạt sẽ thấp, cao hơn nếu có
các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.3
2.5 Quy định về mức lãi suất cho vay của Tổ chức tín dụng:
Về mức lãi suất cho vay theo Luật tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn:
Đối với mức lãi suất của tổ chức tín dụng thì không chịu mức lãi suất trần
được quy định theo Bộ luật Dân sự 2015 4 mà các tổ chức tín dụng sẽ chịu sự điều
chỉnh của Luật tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2017 và các văn
bản hướng dẫn thi hành.
Đầu tiên, tổ chức tín dụng và các cá nhân có thể thỏa thuận về lãi suất cho
vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách
hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa.
Thứ hai, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn
hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp
ứng một số nhu cầu vốn trong những lĩnh vực nhất định.
Hiện tại, theo quy định tại Quyết định 1730/QĐ-NHNN ngày 30/9/2022 áp
dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 4,5%/năm.
Khách hàng cũng không bị giới hạn về hạn mức 20%/năm theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015.5
Tại điểm d khoản 3 Điều 14 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định vi phạm
việc áp dụng lãi suất cấp tín dụng không đúng quy định của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam nêu trên, các tổ chức tín dụng có thể bị phạt tiền từ 30.000.000
đồng đến 40.000.000 đồng6
Như vậy, đối với hợp đồng vay mà một bên là tổ chức tín dụng thì lãi suất
hợp đồng không bị giới hạn ở mức lãi suất tối đa 20% của khoản tiền vay theo
quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Vì, hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng
được điều chỉnh bởi Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3 Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
4 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất vay
5 Quyết định 1730/QĐ-NHNN ngày 30/9/2022 về mức cho vay ngắn hạn tối đa theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN, ngày
30/9/2022, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Quyet-dinh-1730-QD-NHNN-2020-muc-lai-suat-cho-vay-
ngan-han-toi-da-theo-39-2016-TT-NHNN-454281.aspx truy cập ngày 2/11/2023
6 Điều 14 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, ngày 14/11/2019,
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Nghi-dinh-88-2019-ND-CP-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-trong-linh-vuc-
tien-te-va-ngan-hang-428666.aspx truy cập ngày 2/11/2023 9
2.6. Những vướng mắc và bất cập của pháp luật cho vay tổ chức tín dụng:
1. Một số quy định pháp liên quan đến tổ chức tín dụng có thể không minh
bạch và dễ hiểu cho người dân. Điều này gây khó khăn cho người vay tiền và tiềm
tàng rủi ro cho cả người vay và tổ chức tín dụng.
2. Quy định lỏng lẻo về quản lý rủi ro: Một số pháp luật tổ chức tín dụng
chưa đảm bảo một cách hiệu quả quản lý rủi ro trong bản thân hoạt động của tổ
chức. Điều này có thể dẫn đến tình trạng nợ xấu gia tăng và ảnh hưởng đến sự ổn
định của hệ thống tín dụng.
3. Thiếu sự đồng nhất trong pháp luật: Đối với các công ty tài chính, có thể
tồn tại sự thiếu đồng nhất trong các quy định pháp luật áp dụng cho từng ngành
hoạt động, điều này có thể dẫn đến việc tạo ra các lỗ hổng và sự mơ hồ trong quản
lý tổ chức tín dụng. Thiếu quy định rõ ràng và cụ thể về cách thức và tiêu chuẩn
đánh giá sự tín nhiệm của người vay và khả năng trả nợ, điều này gây ra sự mờ
nhạt trong quá trình ước lượng rủi ro và gây ra mất cân đối trong việc phân phối vốn cho các người vay.
5. Thiếu sự giám sát và kiểm soát nghiêm ngặt từ phía cơ quan quản lý và
nhà nước. Điều này có thể thu hút các hành vi lừa đảo, gian lận và vi phạm pháp
luật khác từ phía các tổ chức tín dụng. Cũng có một số tổ chức tín dụng không thể
tồn tại lâu dài vì dựa quá nhiều vào các quy định pháp luật chặt chẽ, việc phụ thuộc
quá nhiều vào pháp luật làm hạn chế khả năng cạnh tranh và sự phát triển của tổ chức tín dụng.
4. Quy định liên quan đến lãi suất: Một số quy định về lãi suất của tổ chức
tín dụng có thể không linh hoạt và không phản ánh đúng tình hình kinh tế. Điều này
có thể tạo ra sự bất công và không công bằng trong việc xác định lãi suất vay.
6. Thiếu sự quan tâm đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Một số quy định
pháp luật về tổ chức tín dụng không đảm bảo đầy đủ quyền lợi của người tiêu dùng,
nhất là những người vay vốn, điều này có thể dẫn đến việc bóp méo quyền lợi của
người tiêu dùng và gây tổn hại cho họ. Quy định về bảo vệ quyền lợi của người cho
vay cũng chưa đáp ứng được các tình huống phức tạp, như nợ xấu hay khách hàng
không trả nợ, điều này cũng gây khó khăn cho tổ chức tín dụng trong việc thu hồi
nợ và gây tổn thất về tài chính.7
7 Thực trạng, khó khăn và giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xử lý vi phạm tội phạm liên quan đến
“Tín dụng đen”. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, ngày 2/11/2023, https://vksndtc.gov.vn/tin-tuc/thuc-trang-kho-khan-
va-giai-phap-nang-cao-chat-luo-t3663.html?Page=131#new-related , truy cập ngày 2/11/2023 10
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA CÁC TCTD

3.1. Hoàn thiện pháp luật về hoạt động cho vay của TCTD:
Thứ nhất, xây dựng dự thảo Luật Các TCTD (sửa đổi) nhằm hoàn thiện quy
định pháp luật về các TCTD, xử lý những vướng mắc, bất cập của Luật Các TCTD
hiện hành; luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu, cho vay nặng lãi, cho vay không
đúng đối tượng quy định tiếp tục tạo hành lang pháp lý trong hoạt động cho vay
của các TCTD sau khi Nghị quyết số 42 hết hiệu lực từ ngày 31/12/2023.8
Thứ hai, sửa đổi, bổ sung các công cụ để bảo đảm an toàn hệ thống các
TCTD; tăng cường các biện pháp thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước, bên
cạnh đó có sự tham gia của Thanh tra Chính phủ để quản lý, kiểm soát hoạt động
cho vay của các tổ chức tín dụng, chống thao túng, lợi ích nhóm, sở hữu chéo;
3.2. Nâng cao hiệu quả thực thi của hoạt động cho vay của các TCTD:
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật ngày càng minh bạch và đầy đủ,
chặt chẽ hơn, ban hành các văn bản hướng dẫn liên quan đến vướng mắc về nhận
thức pháp luật về hoạt động cho vay của các TCTD, để có cơ sở xử lý đảm bảo
thống nhất, đúng quy định.
Thứ hai, rà soát, tổng kết, đánh giá việc tổ chức, thực hiện pháp luật về việc
cho vay của các tổ chúc tín dụng trong thời gian qua để từ đó tìm ra những hạn chế,
bất cập cần phải khắc phục và sửa đổi cho phù hợp.
Thứ ba, tăng cường các biện pháp thanh tra giám sát đối với hoạt động cho vay của các TCTD.
Thứ tư, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
cho người dân, doanh nghiệp về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng.
Thứ năm, hoàn thiện khung khổ pháp lý về hoạt động cho vay, đẩy mạnh ứng
dụng khoa học, công nghệ, phát triển các dịch vụ trực tuyến hỗ trợ hoạt động vay
vốn của người dân, doanh nghiệp.
Thứ sáu, xây dựng bộ khung pháp lý về chế tài xử phạt mang tính răn đe đối
với các hành vi cho vay nặng lãi, cho vay không đúng đối tượng, các hành vi về
hoạt động cho vay trái pháp luật của các tổ chức tín dụng.
8 Xử lý những vướng mắc, bất cập của pháp luật về hoạt động Tổ chức tín dụng, Báo điện tử Chính phủ, ngày
5/6/2023 https://baochinhphu.vn/xu-ly-nhung-vuong-mac-bat-cap-cua-phap-luat-ve-to-chuc-tin-dung-
102230605100010018.htm , truy cập ngày 2/11/2023 11 KẾT LUẬN
Như vậy, qua những tìm hiểu và phân tích ở trên về quy định pháp luật đối
với hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng chúng ta đã thấy được hoạt động
cho vay hiện nay của các tổ chức tín dụng đã được Nhà nước quan tâm và có sự
điều chỉnh phù hợp. Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai thực thi pháp luật về cho
vay của các Tổ chức tín dụng vẫn còn một vài vấn đề bị bỏ ngõ, hoặc pháp luật
chưa thật sự đi sâu để can thiệp, hành lang pháp lý chưa thật sự hoàn thiện để bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, pháp nhân trong mối quan hệ cho
vay của các tổ chức tín dụng, một số quy định chưa tạo ra được sự thông thoáng đối
với hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả cũng
đã đề xuất một số khuyến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật hoạt động cho
vay vốn của các tổ chức tín dụng trong thời gian đến. Bên cạnh đó, để khắc sâu hơn
với thực tiễn, nhóm tác giả cũng đã đưa ra tình huống để gắn lý luận và thực tiễn
trong các trường hợp giải quyết cụ thể Với mong muốn đưa ra ý kiến thiết thực góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay vốn của các tổ chức tín dụng nhưng do
thời gian, trình độ nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác của bản thân còn hạn chế, do
đó đề tài không khỏi thiếu sót về mặt phân tích và đề xuất giải pháp. Vì vậy, kính
mong nhận được sự góp ý chỉnh sửa của Thầy và các bạn để bài làm của nhóm được hoàn thiện hơn. 12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ luật Dân sự 2015 2. Bộ luật Hình sự 2015
3. Cảnh giác “Tín dụng đen” núp bóng cho vay tiêu dùng, Báo Pháp luật Việt
Nam, ngày 1/11/2023, https://baophapluat.vn/canh-giac-tin-dung-den-nup-
bong-cho-vay-tieu-dung-post493823.html, truy cập 31/10/2023;
4. Luật Các Tổ chức tín dụng 2010; 5. Luật Doanh nghiệp 2014;
6. Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực tiền tệ và ngân hàng, ngày 14/11/2019, https://thuvienphapluat.vn/van-
ban/Tien-te-Ngan-hang/Nghi-dinh-88-2019-ND-CP-xu-phat-vi-pham-hanh-
chinh-trong-linh-vuc-tien-te-va-ngan-hang-428666.aspx truy cập ngày 2/11/2022;
7. Quyết định 1730/QĐ-NHNN về mức cho vay ngắn hạn tối đa theo Thông tư
số 39/2016/TT-NHNN, ngày 30/9/2022, https://thuvienphapluat.vn/van-
ban/Tien-te-Ngan-hang/Quyet-dinh-1730-QD-NHNN-2020-muc-lai-suat-
cho-vay-ngan-han-toi-da-theo-39-2016-TT-NHNN-454281.aspx truy cập ngày 2/11/2023;
8. Tăng cường các giải pháp phòng ngừa,ngăn chặn, xử lý hoạt động tín dụng
đen, Bộ Công An, nagfy 25/8/2023 https://bocongan.gov.vn/chi-dao-dieu-
hanh/tang-cuong-cac-giai-phap-phong-ngua-ngan-chan-xu-ly-hoat-dong-tin-
dung-den-t36144.html, truy cập ngày 2/11/2023;
9. Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng,
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Thong-tu-39-2016-
TT-NHNN-hoat-dong-cho-vay-cua-to-chuc-tin-dung-chi-nhanh-ngan-hang-
nuoc-ngoai-338877.aspx#:~:text=Theo%20Th%C3%B4ng%20t
%C6%B0%20s%E1%BB%91%2039,v%C3%A0%20nhu%20c%E1%BA
%A7u%20%C4%91%E1%BB%9Di%20s%E1%BB%91ng, ngày truy cập 01/11/2023;
10.Thực trạng, khó khăn và giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xử
lý vi phạm tội phạm liên quan đến “Tín dụng đen”. Viện kiểm sát nhân dân
tối cao, ngày 2/11/2023, https://vksndtc.gov.vn/tin-tuc/thuc-trang-kho-khan-
va-giai-phap-nang-cao-chat-luo-t3663.html?Page=131#new-related , truy cập ngày 2/11/2023;
11. Xử lý những vướng mắc, bất cập của pháp luật về hoạt động Tổ chức tín
dụng, Báo điện tử Chính phủ, ngày 5/6/2023 https://baochinhphu.vn/xu-ly-
nhung-vuong-mac-bat-cap-cua-phap-luat-ve-to-chuc-tin-dung-
102230605100010018.htm , truy cập ngày 2/11/2023 13 TÌNH HUỐNG:
Bà Anh Phương là chủ doanh nghiê x

p tư nhân Nam Phương. Bà Anh
Phương sở hữu 21% vốn cổ phyn của công ty Hoàng Anh. Bà Anh Phương
đzng thời là thành viên Ban Kiểm soát công ty tài chính Hoàng Vũ.

a) Doanh nghiệp tư nhân Nam Phương muốn vay của công ty tài chính
Hoàng Vũ 3 tỷ đzng trên cơ sở tài sản bảo đảm của bà Anh Phương là quyền
sử dụng đất và nhà gắn liền với đất trị giá 5 tỷ. Theo quy định của pháp luâ x
t hiê x
n hành, công ty tài chính Hoàng Vũ có quyền cho Doanh nghiê x p tư nhân
Nam Phương vay không? Tại sao?
- Căn cứ Khoản 1 Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt
đô ‡ng cho vay của Tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài về điều kiê ‡n
vay vốn: “Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của
pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị
mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.” Như vâ ‡y,
chủ thể được phép vay là cá nhân, pháp nhân.
- Căn cứ Điều 183 Luâ ‡t Doanh nghiê ‡p 2014 về Doanh nghiê ‡p tư nhân thì có
thể xác định doanh nghiê ‡p tư nhân (DNTN) không có tư cách pháp nhân, do đó
DNTN Nam Phươnh không có tư cách pháp nhân và không thuô ‡c chủ thể được
phép vay theo quy định của pháp luâ ‡t.
- Với tư cách là chủ DNTN Nam Phương (tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ
tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp) cùng tư cách là cá nhân đủ
điều kiê ‡n vay theo quy định pháp luâ ‡t thì bà Anh Phương chính là chủ thể thực hiê ‡n
hoạt đô ‡ng vay công ty tài chính (CTTC) Hoàng Vũ thay cho DNTN Nam Phương
dựa trên danh nghĩa cá nhân.
- Tuy nhiên, căn cứ điểm a, khoản 1, Điều 126 Luâ ‡t các TCTD 2010, sửa
đổi, bổ sung 2017 về các trường hợp cấm cấp tín dụng thì tổ chức tín dụng không
được cấp tín dụng đối với thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành
viên, thành viên Ban kiểm soát. (Bà Anh Phương là thành viên Ban Kiểm soát CTTC Hoàng Vũ)
- Kết luâ ‡n: Bà Anh Phương mă ‡c dù là cá nhân đủ điều kiê ‡n vay vốn (đại diê ‡n
chủ thể vay cho Nam Phương) nhưng bà Anh Phương đồng thời là thành viên ban
kiểm soát của công ty tài chính Hoàng Vũ nên bà Anh Phương thuô ‡c các đối tượng
cấm cấp tín dụng. Vâ ‡y, DNTN Nam Phương không thể vay CTTC Hoàng Vũ.
b) Công ty Hoàng Anh muốn vay của công ty tài chính Hoàng Vũ 20 tỷ
đzng trong thời hạn 1 năm, biết lãi suất hiện tại là 10%/năm. Tài sản bảo đảm 14
là toàn bộ nhà xưởng và dây chuyền sản xuất của công ty được định giá là 30
tỷ đzng. Theo quy định của pháp luâ x
t hiê x
n hành, công ty tài chính Hoàng Vũ
có quyền cho công ty Hoàng Anh vay không? Tại sao?
- Căn cứ điểm d, khoản 1, Điều 127 Luâ ‡t các Tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi,
bổ sung 2017 về Hạn chế cấp tín dụng thì tổ chức tín dụng không được cấp tín
dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho doanh nghiệp có
thành viên Ban kiểm soát của TCTD sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó.
- Đối chiếu lại tình huống, bà Anh Phương mă ‡c dù sở hữu 21% vốn cổ phần
của Công ty Hoàng Anh đồng thời là thành viên Ban Kiểm soát của CTTC Hoàng
Vũ, tuy nhiên, công ty Hoàng Anh tiến hành vay dựa trên tài sản bảo đảm có giá trị
thẩm định là 30 tˆ đồng. Vì vâ ‡y, trường hợp công ty Hoàng Anh vay CTTC Hoàng
Vũ không thuô ‡c trường hợp quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 127 Luâ ‡t các
TCTD (cấm cấp tín dụng KHÔNG CŠ B‹O Đ‹M, C•P TŽN D•NG V•I ĐI‘U KIʇN ƯU Đ”I).
- Kết luâ ‡n: Hoạt đô ‡ng vay giữa công ty Hoàng Anh và CTTC Hoàng Vũ hoàn toàn hợp pháp.
c) Giả sử bà Anh Phương là chủ doanh nghiệp Nam Phương, không phải
là thành viên sở hữu cổ phyn Hoàng Anh đi vay 350.000 triệu đzng dưới hình
thức cá nhân thì có thuộc hoạt động cho vay của TCTD Hoàng Vũ không? Biết
rằng tổ chức tài chính Hoàng Vũ thành lập dưới dạng NHTM Hoàng Vũ? Nếu
có nếu nội dung của quan hệ cho vay trên?

- Căn cứ vào khoản 2 Điều 2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN Thông tư quy
định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng:
“2. Tổ chức tín dụng cho vay là tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt
động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm:
a) Ngân hàng thương mại;”
- Căn cứ vào điểm a khoản 3 Điều 98 Luật Các TCTD năm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2017
“Điều 98. Hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại
3. Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây: 15 a) Cho vay; …”
- Căn cứ vào khoản 2 Điều 2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN thì Ngân hàng
thương mại được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các TCTD thì đó
là tổ chức tín dụng cho vay.
- Căn cứ vào điểm a khoản 3 Điều 98 Luật Các TCTD năm 2010 sửa đổi, bổ
sung năm 2017 thì cấp tín dụng dưới hình thức cho vay là một trong những hoạt
động ngân hàng của ngân hàng thương mại
Do đó, NHTMCP Hoàng Vũ là một tổ chức tín dụng và có thể thể thực hiện
hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng:
- Hoạt động NHTMCP Hoàng Vũ cho bà Anh Phương vay 350.000.000 đồng
là hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng. Bên cho vay
Bên đi vay (bà Anh Phương) (NHTMCP Hoàng Vũ)
Quyền - Quyết định cho vay hay không
- Yêu cầu bên cho vay chuyển tiền
- Tham gia ký kết hợp đồng tín khi ký kết hợp đồng dụng
- Có quyền sử dụng khoản vay vào
- Yêu cầu bên đi vay trả gốc lẫn mục đích đã nêu ra trong hợp đồng lãi khi đến hạn
Nghĩa - Thực hiện đúng các quy định - Cung cấp các giấy tờ, tài liệu theo vụ trong hợp đồng yêu cầu cảu bên cho vay
- Chuyển giao tiền vay (nghĩa vụ - Tham gia ký kết hợp đồng tín giải ngân) dụng
- Sử dụng tiền vay đúng mục đích
theo như hợp đồng đã ký kết
- Hoàn trả tiền vay đúng hạn, cả gốc lẫn lãi
- Nội dung của quan hệ cho vay là quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh
trong quá trình tham gia hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
- Quyền của bên này thường tương ứng với nghĩa vụ bên kia và ngược lại. 16 17 .