-
Thông tin
-
Quiz
Đề tài nghiên cứu về mô hình phát triển của một quốc gia sẽ làm rõquan điểm của các nhà lãnh đạo về sự phát triển của một đất nước, quốc gia môn Kinh tế và phát triển nông thôn | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Nhằm có cái nhìn sâu xa hơn về mô hình phát triển cũng như để tiếpthu, chắt lọc những tiến bộtừ các nước tiến bộ khác, đề tài nghiên cứu về mô hình phát triển của một quốc gia sẽ làm rõquan điểm của các nhà lãnh đạo về sự phát triển của một đất nước, quốc gia với mục đích cuốicùng là nâng cao chất lượng sống của con người. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế và phát triển Nông thôn 35 tài liệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu
Đề tài nghiên cứu về mô hình phát triển của một quốc gia sẽ làm rõquan điểm của các nhà lãnh đạo về sự phát triển của một đất nước, quốc gia môn Kinh tế và phát triển nông thôn | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Nhằm có cái nhìn sâu xa hơn về mô hình phát triển cũng như để tiếpthu, chắt lọc những tiến bộtừ các nước tiến bộ khác, đề tài nghiên cứu về mô hình phát triển của một quốc gia sẽ làm rõquan điểm của các nhà lãnh đạo về sự phát triển của một đất nước, quốc gia với mục đích cuốicùng là nâng cao chất lượng sống của con người. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế và phát triển Nông thôn 35 tài liệu
Trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:















Tài liệu khác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Preview text:
lOMoAR cPSD| 48541417 MỞ ĐẦU
1 . Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu -
Nhằm có cái nhìn sâu xa hơn về mô hình phát triển cũng như để tiếp thu, chắt lọc những
tiến bộ từ các nước tiến bộ khác, đề tài nghiên cứu về mô hình phát triển của một quốc gia sẽ làm
rõ quan điểm của các nhà lãnh đạo về sự phát triển của một đất nước, quốc gia với mục đích cuối
cùng là nâng cao chất lượng sống của con người -
Mô hình phát triển - là một kế hoạch để tuân theo nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của một dân
tộc . Đó là một khung tham chiếu cho những người phụ trách chuẩn bị các chính sách công của một quốc gia -
Hiện tại, từ các quan điểm khác nhau và thông qua vô số các thực thể thuộc các loại khác
nhau, sự thay đổi trong các mô hình phát triển hiện tại đang được xem xét. Theo nghĩa này, nó
được thiết lập rằng việc đưa ra các sửa đổi trong các kế hoạch đó, những gì sẽ đạt được rõ ràng là
một sự cải thiện chất lượng cuộc sống của tất cả mọi người -
Đặc biệt, để xác định rằng để đạt được các mô hình mới này, điều quan trọng là phải tính
đến và theo cách hiện tại, một số lượng lớn các yếu tố như chính sách xanh, rủi ro của hiện tượng
khí hậu, tài chính và đầu tư hoặc vốn chủ sở hữu lớn hơn và sự tham gia của các công dân trên thế
giới. Các vấn đề được coi là cơ bản để đạt được trạng thái phúc lợi đó bình đẳng hơn, khoan dung
hơn, thuận lợi hơn về kinh tế và bền vững theo quan điểm môi trường -
Khi xây dựng hoặc áp dụng mô hình phát triển, Chính phủ tìm cách cải thiện tình hình kinh
tế và lao động của người dân, đảm bảo tiếp cận với y tế và giáo dục, và cung cấp an ninh, trong số
các vấn đề khác. Mục tiêu của một mô hình phát triển là cải thiện chất lượng cuộc sống
2. Mục tiêu tìm hiểu, nghiên cứu
Nghiên cứu mô hình phát triển của ngành nông nghiệp tại quốc gia Australia NỘI DUNG
1. Khát quát về Australia – Úc
1.1 . Đôi nét chính về Australia
1.1.1 . Vị trí địa lý, diện tích
- Là một lục địa nằm ở Nam Thái Bình Dương, gồm phần lục địa Ô-xtrây-li-a, đảo Tax-man và
nhiều đảo nhỏ khác. Tọa độ: 27000 vĩ nam, 133000 kinh đông
- Diện tích: 7.741.220 km 2
1.1.2 . Đặc điểm tự nhiên
- Phần lớn là cao nguyên thấp có sa mạc; đồng bằng màu mỡ ở phía đông nam. Đảo Tax-ma-ni-a có nhiều đồi núi
- Rất giàu tài nguyên bao, gồm: Than đá, sắt, đồng, thiếc bạc, bô-xít, uranium, niken, tungsten, cát
sa khoáng, chì, kẽm, kim cương, khí tự nhiên, dầu mỏ
1.1.3 . Dân tộc, tôn giáo
- Dân số: khoảng 22.751.014 người (thống kê 7/2015)
- Các dân tộc: Trong đó người châu Âu chiếm (92%), châu Á (6%), thổ dân (2% )
- Tôn giáo: Đạo Thiên chúa 71%, không tôn giáo 16,6%, tôn giáo khác 13,4%
1.1.4 . Thủ đô, thành phố lOMoAR cPSD| 48541417
- Thủ đô: Can-bê-ra (Canberra )
- Các thành phố lớn: Sydney, Melbourne, Brisbone, Perth...
1.1.5 . Ngôn ngữ chính, đơn vị tiền tệ
- Ngôn ngữ chính: Tiếng Anh; một số thổ ngữ cũng được sử dụng
- Đơn vị tiền tệ: Đô-la Ô-xtrây-li-a ($A); 1 $A = 100 cent
1.1.6 . Tổ chức nhà nước
- Chính thể: Hệ thống nhà nước liên bang, công nhận quyền lực tối cao của Hoàng gia Anh - Các
khu vực hành chính: 6 bang và 2 vùng*: vùng thủ đô Ô-xtrây-li-a*, New South Wales, vùng miền
Bắc*, Queensland, Nam Ôx-trây-li-a, Tasmania, Victoria, Tây Ôx-trây-li- a
- Lãnh thổ phụ thuộc: Quần đảo Ashmore và Cartier, đảo Christmas, quần đảo Co-cos (Keling),
quần đảo biển Sun-hô, đảo Heard và quần đảo Mc Donald, đảo Norfolk - Hiến pháp: Thông qua
ngày 9-7-1900 - Cơ quan hành pháp :
• Đứng đầu Nhà nước: Nữ hoàng Anh thông qua đại diện là Toàn quyền
• Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng
• Bầu cử: Theo chế độ quân chủ cha truyền con nối; Toàn quyền do Nữ hoàng bổ nhiệm; sau
khi bầu cử Quốc hội; thủ lĩnh của đảng chiếm đa số hoặc liên minh chiếm đa số thường
được Toàn quyền bổ nhiệm làm Thủ tướng, nhiệm kỳ 3 năm
- Cơ quan lập pháp: Quốc hội liên bang gồm 2 viện: Thượng viện (76 ghế, mỗi bang được 12 ghế
và mỗi vùng được 2 ghế; một nửa số thành viên được bầu 3 năm một lần theo phổ thông đầu
phiếu, nhiệm kỳ 6 năm) và Hạ viện (150 ghế, được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ trên
cơ sở đại diện tỷ lệ, nhiệm kỳ 3 năm; không bang nào có dưới 5 đại biểu)
- Cơ quan tư pháp: Tòa án cấp cao, Chánh án và thẩm phán do Toàn quyền bổ nhiệm.
- Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu và bắt buộc
- Các đảng phái chính: Đảng Lao động Ôx-trây-li-a, Đảng Dân chủ Ôx-trây-li- a, Đảng Xanh, Đảng
Một dân tộc; Đảng Quốc gia; Đảng Tự do 1.1.7 . Kinh tế
- Tổng quan: Ô-xtrây-li-a có nền kinh tế công nghiệp – dịch vụ phát triển, trong đó: dịch vụ 70%,
công nghiệp 26%, nông nghiệp 4% với GDP tính theo đầu người ngang mức của 4 nước đứng
đầu Tây Âu. Giàu có về tài nguyên thiên nhiên, Ôx-trây-li-a là một nước xuất khẩu lớn về các
nông sản, khoáng sản, kim loại và nhiêu liệu. GNP đầu người 20.640USD (1998). GDP bình quân
đầu người 12.107 USD (1996).
- Sản phẩm công nghiệp: Thiết bị công nghiệp và vận tải, thực phẩm, hóa chất, thép - Sản phẩm
nông nghiệp: Lúa mì, lúa mạch, mía, hoa quả; gia súc, gia cầm 1.1.8 . Văn hoá
- Văn hóa: Kể từ năm 1788, nền tảng của văn hóa Ô-xtrây-li-a chịu ảnh hưởng mạnh của văn hóa
phương Tây . Các đặc điểm văn hóa đặc thù cũng xuất hiện từ môi trường tự nhiên của Ô-xtrâyli-
a và văn hóa bản địa. Từ giữa thế kỷ XX, văn hóa đại chúng Mỹ có ảnh hưởng mạnh đối với
Ôxtrây-li-a, đặc biệt là thông qua truyền hình và điện ảnh. Các ảnh hưởng văn hóa khác đến từ
các quốc gia châu Á lân cận, và thông qua nhập cư quy mô lớn từ các quốc gia không nói tiếng Anh. lOMoAR cPSD| 48541417
Nghệ thuật thị giác của Ô-xtrây-li-a được cho là khởi nguồn từ các bích họa hang động, khắc đá và
hội họa thân thể của các dân tộc bản địa. Các truyền thống của người Ô-xtrây-li-a bản địa phần lớn
được lưu truyền nhờ truyền khẩu, thông qua các nghi lễ và kể các chuyện thời mộng ảo… 1.1.9 . Giáo dục
- Giáo dục công cộng do chính phủ quản lý và đuợc tài trợ từ quỹ liên bang. Thời gian học bắt buộc
là 10 năm. Gần 1/4 trẻ em Ô-xtrây-li-a đi học ở trường tư và trường học của các giáo phái (75%
là của giáo hội Thiên chúa giáo) và phải đóng học phí. Tất cả các bang đều có trường đại học. 1.2 . Lịch sử
- Ô-xtrây-li-a được người Hà Lan phát hiện từ đầu thế kỷ XVII. Sau năm 1770, Chính phủ Anh đã
đưa tù nhân và di dân đến định cư khai phá ở Ô-xtrây-li-a. Đặc biệt là vào năm 1851, nhiều mỏ
vàng được tìm thấy đã mở đầu thời kỳ tăng mạnh lượng người nhập cư, theo đó là sự phát triển
kinh tế, thương mại ở vùng đất này. Năm 1901, những vùng đất của Anh ở Ô-xtrây-lia thống nhất
lại thành Liên bang Ô-xtrây-li-a. Năm 1931, theo quy chế Oét-men-xtơ, Ô-xtrây-lia được độc lập
về đối nội và đối ngoại. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nước này chịu nhiều ảnh hưởng của Hoa kỳ.
1.3 . Các giai đoạn phát triển 1.3.1 . Úc nguyên thuỷ
- Lịch sử Úc đề cập đến lịch sử khu vực và nhân dân ở Thịnh vượng chung Úc và những cộng đồng
bản địa và thuộc địa tiền thân của nó. Người Úc cổ đại được cho là lần đầu tiên đến đại lục Úc
theo đường biển từ Đông Nam Á hải đảo vào khoảng 40.000-70.000 năm trước. Các truyền thống
mỹ thuật, âm nhạc, tinh thần mà họ tạo nên nằm trong số những truyền thống tồn tại lâu nhất
trong lịch sử nhân loại.
1.3.2. Khám phá của người châu Âu thời kỳ đầu 1.3.3. Thuộc địa hoá
1.3.4. Từ tự trị đến liên bang hoá - Liên bang hoá
- Chiến tranh thế giới thứ nhất
1.3.5 . Những năm giữa 2 thế chiến - Thập niên 1920
- Tình trạng quốc gia tự vệ - Đại khủng hoảng
1.3.6. Chiến tranh thế giới thứ hai
1.3.7. Bùng nổ hậu chiến
1.3.7.1 . Chiến tranh Việt Nam
1.3.8 . Nước Úc hiện đại nổi lên từ thập niên 1960
2 . Nội dung mô hình phát triển của Úc
2.1 . Đặc điểm chính của ngành nông nghiệp ở Úc 2.1.1 . Khát quát chung
Trong lịch sử, nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Úc với sự thống trị về
lúa mì và cừu trên thị trường thế giới trong nhiều thập kỷ. Gần đây, nông nghiệp Úc ngày càng trở
nên đa dạng. Sự mở rộng đáng kể của đất trồng trọt đã giúp Úc trở thành nhà xuất khẩu hàng đầu lOMoAR cPSD| 48541417
thế giới về ngũ cốc, thịt và len. Ngũ cốc (chủ yếu là lúa mì, lúa mạch) và len trên toàn thế giới đều
bị chi phối bởi xuất khẩu của Úc. Nông nghiệp đóng góp khoảng 3% GDP và sử dụng khoảng 4%
tổng lực lượng lao động trực tiếp. Úc xuất khẩu nhiều sản phẩm nông nghiệp hơn là nhập khẩu.
Ngày nay, 135.000 nông dân Úc có thể sản xuất lương thực đủ để nuôi sống 80 triệu dân ở quốc
gia này. Họ không chỉ cung cấp 93% sản lượng lương thực trong nước mà còn hỗ trợ xuất khẩu.
Mỗi năm, nông nghiệp Úc mang về 41 tỷ AUD, chiếm 13% kim ngạch xuất khẩu. (Số liệu từ Cục
Nông nghiệp, Tài nguyên kinh tế và Khoa học Úc – ABARES). Con số mà ABARES công bố bao
gồm các mặt hàng chủ yếu như ngũ cốc, hạt có dầu (29,8%), thịt (24%), hàng chế biến (đường,
bông và rượu vang) (13,5%), len (7%), sữa (6,6%) và rau quả (4,5%) Với dân số và nguồn thu nhập
tăng nhanh, nhiều nước có nền kinh tế khá giả ở châu Á đang trở thành đối tác xuất khẩu nông
nghiệp quan trọng của Úc, chiếm tới 60% thị trường. Điển hình có Trung Quốc (22%) , Japan
(9,4%), Indonesia (7,3%), Hàn Quốc (5,8%), Malaysia (3%) và Singapore (2,8% ). Con số này sự
báo sẽ còn tiếp tục tăng trong tương lai. Tuy nhiên, ngành xuất nhập khẩu nông nghiệp hiện có rất
nhiều đối thủ và Úc phải đối mặt với vấn đề cạnh tranh, những rào cản về thể chế. Thay vì dựa vào
thị trường toàn cầu, những nước phát triển luôn tìm cách bảo vệ nông dân của họ khỏi những cuộc
cạnh tranh gay gắt bằng cách duy trì mức thuế nhập khẩu cao và hạn ngạch nhập khẩu, hỗ trợ giá
trực tiếp cho sản phẩm trong nước. Úc là một trong những quốc gia tích cực sử dụng phương pháp
này, chính phủ đã dành một khoản lên đến 960 triệu USD để hỗ trợ sản xuất cho nông dân.
2.1.2 . Những khó khăn đối với nền nông nghiệp ở Úc
Khi nghĩ đến các quốc gia có nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, người ta thường nghĩ ngay rằng
quốc gia đó có được những ưu đãi từ thiên nhiên. Nhưng đối với Úc, điều này là hoàn toàn ngược
lại. Quốc gia này có điều kiện thiên nhiên không thuận lợi và cũng không thích hợp cho việc phát
triển nông nghiệp của quốc gia này
Diện tích đất nông nghiệp của Australia chỉ chiếm 1% tổng số diện tích của cả nước (46 triệu hecta),
trong đó có ⅓ được dùng để trồng lương thực và ⅔ là các đồng cỏ. Phần lớn lãnh thổ còn lại chủ
yếu là hoang mạc và vùng bán khô hạn, thường xuyên bị thiếu nước ngọt nên không phù hợp để
trồng trọt hay chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm
Quốc gia này nằm ở bán cầu nam, có mưa ít và khí hậu khô nóng, nên quanh năm thường xuyên
xảy ra tình trạng khô hạn. Lượng mưa quanh năm thường rất ít, tập trung chủ yếu tại vùng đồng
bằng ven biển tại rìa phía Nam của quốc gia này. Những điều kiện này đã gây ra cho ngành nông
nghiệp tại Úc rất nhiều khó khăn và thách thức
Úc từ lâu đã phụ thuộc vào lao động nước ngoài trong ngành nông nghiệp của mình để bù đắp
cho lực lượng lao động đang bị thu hẹp và già đi. Chính phủ liên bang đã cố gắng thu hẹp khoảng
cách lao động trong quá trình đại dịch bằng cách tổ chức các máy bay thuê để chở công nhân từ
các quốc đảo Thái Bình Dương trong các chương trình thử nghiệm, nhưng con số chưa đáp ứng
mức cần thiết để lấp đầy sự thiếu hụt hàng tháng ước tính lên tới 24.000 người trong vụ hè năm
nay. Tháng trước, Canberra cho biết họ bắt đầu cung cấp thị thực nông nghiệp cho người lao
động ở nước ngoài trong vòng ba năm tới, nhưng với rất ít thông tin về các quốc gia đối tác nào
tham gia và chương trình sẽ hoạt động như thế nào với giới hạn hiện tại về lượng khách quốc tế,
có thể không đủ để giải quyết thiếu hụt ngay lập tức. Chính phủ Úc cũng đã cố gắng thu hút
khách du lịch ba lô, những người phải hoàn thành ít nhất ba tháng công việc nông nghiệp cho kỳ
nghỉ làm việc kéo dài hai năm, với đề nghị gia hạn thị thực khi hoàn thành thời gian ở nông trại
dài hơn. Tuy nhiên, số lượng công nhân đó đã giảm từ 160.000 người trước đại dịch xuống còn lOMoAR cPSD| 48541417
dưới 40.000 người, khiến một số cây trồng không được gieo trồng hoặc bị thối rữa trong vụ mùa trước
2.1.3 . Những thách thức đối với nền nông nghiệp ở Úc
Khả năng phát triển sản phẩm hữu cơ đáp ứng nhu cầu trong nước vẫn là một thách thức lớn cho
sự tăng trưởng của ngành hữu cơ Úc trong tương lai. Trong đó cung ứng nguyên liệu thô dùng
cho chế biến một cách ổn định, đều đặn cho các cơ sở chế biến thực phẩm đông lạnh, các sản
phẩm giá trị gia tăng v.v là một thách thức lớn.
Ba lực cản lớn đối với thực phẩm hữu cơ Úc là i) giá cả, ii) dễ dàng truy cập / sẵn có, và iii) tin
tưởng đó là sản phẩm hữu cơ/chứng nhận hữu cơ.
Phụ nữ là thành phần người mua chính các thực phẩm hữu cơ vì lý do sức khỏe. Chiến lược tiếp
thị do vậy phải thích ứng với thành phần này.
Yêu cầu về sản phẩm hữu cơ ở thị trường luôn dịch chuyển. Hiện đang có xu thế dịch chuyển từ
thực phẩm chủ yếu sang các mặt hàng phi-thực-phẩm như rượu nho (tăng 107%), sữa (63%), và
trái cây & rau quả là những hạng mục đang được yêu chuộng nhất. Đồ-uống-không-cồn hữu cơ là
mặt hàng đang có tần số mua cao nhất, làm nổi bật" lối sống lành mạnh xanh-sạch" của dân Úc.
2.1.3 . Sự hậu thuẫn từ chính phủ và lợi thế quan trọng của Úc
Australia được biết đến với số dân vào khoảng 23,1 triệu người, đa dạng các sắc tộc, tôn giáo. Số
lượng dân cư này đã đặt ra sức ép về vấn đề lương thực, thực phẩm đối với đất nước, tối thiểu là
đáp ứng được nhu cầu cơ bản của mỗi người. Với mục tiêu là đảm bảo tự cung cấp đủ lương thực
cho người dân của mình, chính phủ Úc đã đưa cố gắng vượt qua mọi thách thức từ điều kiện tự nhiên
Với việc đưa ra những chính sách đầu tư và phát triển có hiệu quả, phù hợp với thực tiễn, ngành
nông nghiệp tại Úc dần dần đạt được những thành tựu to lớn. Một trong số những thành tựu đó là
vươn lên đứng hàng đầu thế giới trong xuất khẩu các loại lương thực như lúa mì, ngũ cốc, thịt và
lông cừu, thịt bò,…. Úc còn vươn lên vị trí đứng đầu trong bảng xếp hạng chỉ số tự cấp về lương
thực của các quốc gia trên thế giới
Sự thành công này đã vượt qua sự mong đợi của chính đất nước Kangaroo xinh đẹp này. Không
chỉ đạt được mục tiêu ban đầu là đảm bảo cung ứng đầy đủ lương thực trong nước, Úc còn vươn
lên vị trí hàng đầu thế giới về xuất khẩu lương thực, thực phẩm. Điều này thể hiện vai trò quan
trọng của bộ máy chính quyền ở Úc trong hoạch định và thực hiện các chính sách có hiệu quả. Một
trong những lợi thế thương mại quan trọng của Úc là nhà cung cấp đáng tin cậy các sản phẩm nông
nghiệp sạch, xanh và đẳng cấp thế giới. Quản lý tài nguyên nước là ưu tiên hàng đầu của Úc. Chính
phủ sẵn sàng hỗ trợ nông dân gặp khó khăn, quản lý các chương trình cho vay ưu đãi đối với những
doanh nghiệp nông nghiệp, chính sách tiền gửi và tài trợ cho dịch vụ tư vấn tài chính nông thôn.
Việc thành lập Tập đoàn Đầu tư Khu vực (Regional Investment Corporation - RIC) nhằm cung cấp
các khoản vay ưu đãi cho doanh nghiệp nông nghiệp. RIC sẽ cung cấp các khoản vay trực tiếp cho
nông dân, cung cấp và mở rộng một chương trình cho vay nông nghiệp mới, và áp dụng quy trình
phê duyệt thống nhất trên toàn quốc. Chính phủ tài trợ cho việc nghiên cứu, phát triển và mở rộng lOMoAR cPSD| 48541417
nông thôn (Research Development & Extension - RD&E). Chính phủ đầu tư hơn 600 triệu USD
hàng năm vào RD&E thông qua các tập đoàn nghiên cứu và phát triển nông thôn, cung cấp tài trợ
các dự án thiết thực cho nông dân, bao gồm quản lý dịch sâu hại, sử dụng các công nghệ hiện đại
để cải thiện chất lượng đất và cải thiện khả năng tiếp cận thị trường cao cấp. Năm 2017-2018, thị
trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Úc là Trung Quốc với 11,8 tỷ USD, Nhật Bản (4,9 tỷ
USD), Hoa Kỳ (3,9 tỷ USD) và Hàn Quốc (2,9 tỷ USD). Châu Á là thị trường lớn nhất của Úc đối
với hàng nông sản, chiếm khoảng 67% trong năm 2017-2018, Châu Mỹ chiếm khoảng 10%, Châu
Âu và Trung Đông lần lượt là 7 % và 6%.
2.1.4 . Sự phân bố sản xuất nông nghiệp ở Úc
Sự phân bố sản xuất nông nghiệp ở Úc được quyết định bởi môi trường và khí hậu. Hệ thống trang
trại truyền thống lớn sản xuất lúa mì và cừu được phân bổ khá đồng đều giữa các vùng của New
South Wales, Victoria, Nam Úc và Tây Úc. Queensland, New South Wales và Victoria sản xuất
phần lớn thịt bò. New South Wales sở hữu nhiều nhất các trang trại gia cầm lớn nhất. Mía và rau
được trồng với quy mô lớn ở bang nhiệt đới Queensland, trong khi bông được sản xuất ở cả New
South Wales và Queensland. Trái cây nhiệt đới như xoài và chuối được trồng ở New South Wales,
Queensland, Tây Úc và các vùng lãnh thổ phía Bắc.
2.1.5 . Một số thành tựu đạt được
Theo số liệu thống kê được công bố vào tháng 9 năm 2017 từ Cục Nông nghiệp và Kinh tế tài
nguyên & Khoa học Úc (Australian Bureau of Agricultural and Resource Economics and Sciences
- ABARES) cho thấy, nông nghiệp Úc đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng GDP quốc gia trong năm
2016-2017 - 0,5% trong tổng mức tăng trưởng 1,9% của cả nước (62,8 tỷ USD vào năm 2016-
2017). Ngành nông nghiệp tăng trưởng nhanh nhất trong số 19 ngành công nghiệp trong năm 2016-
2017 với 23%, đặc biệt là ngũ cốc và chăn nuôi. Giá trị xuất khẩu nông sản được ABARES ước
tính đã đạt 48 tỷ USD trong năm 2016-2017, cộng với xuất khẩu thủy sản khoảng 1,4 tỷ USD, lâm
sản hơn 3 tỷ USD, rượu vang 2,4 tỷ USD, các loại hạt 822 triệu USD, và cam quýt hơn 330 triệu
USD. Xuất khẩu hạnh nhân đã tăng hơn 50% trong nửa đầu năm 2017. Xuất khẩu đậu gà (chickpea)
sang Ấn Độ đã tăng gần 90% trong năm 2016-2017, đạt giá trị kỷ lục lên tới 1,1 tỷ USD. Sự tăng
trưởng mạnh trong xuất khẩu rượu vang đã vượt qua Hoa Kỳ, đạt 596 triệu USD trong năm 2017.
Sự phát triển ở thị trường Trung Quốc đã làm thay đổi một số ngành công nghiệp làm vườn đang
gặp khó khăn ở Úc, bao gồm rượu vang, nho và cam quýt.
Số liệu quốc gia tháng 9/2018 đã chứng minh tầm quan trọng của ngành nông nghiệp đối
với tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và là ngành tăng trưởng nhanh nhất trong
năm 2016-2017. Tốc độ tăng trưởng thay đổi theo mùa nhưng có xu hướng mạnh mẽ và ổn
định. Ưu tiên của chính phủ Úc là thực hiện các chính sách hướng tới các ngành nông
nghiệp có lợi nhuận, năng suất cao và bền vững trong tương lai. Chính phủ hỗ trợ các doanh
nghiệp như nghiên cứu và phát triển dịch vụ an toàn sinh học, quản lý tài nguyên nước, môi
trường, hỗ trợ tiếp cận thị trường, và công nghệ kỹ thuật số vào nông nghiệp… Xuất khẩu
nông sản của Úc đã được hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc,
Nhật Bản và Hàn Quốc, việc đàm phán tiếp cận thị trường được cải thiện ở các quốc gia
này đối với hàng hóa của Úc để tối đa hóa giá trị của các hiệp định thương mại tự do.
2.2 . Mô hình phát triển theo chính sách – Sự thành công của nền nông nghiệp Úc lOMoAR cPSD| 48541417
Từ những đặc điểm điều kiện thiên nhiên không mấy thuận lợi, có thể thấy sự phát triển của nền
nông nghiệp Úc phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện chủ quan. Nói cách khác, chính những công dân
của nước Úc đã giúp nền nông nghiệp này phát triển thành công như hiện tại. Dưới đây là một số
nguyên nhân cụ thể để bạn hiểu rõ hơn về sự nỗ lực của nước Úc.
2.2.1 . Ngành nông nghiệp tại Úc ưu tiên ứng dụng công nghệ
Quy mô thị trường máy móc nông nghiệp Úc dự kiến sẽ tăng từ 3,15 tỷ USD vào năm 2023 lên 4
,48 tỷ USD vào năm 2028, với tốc độ CAGR là 7.30% trong giai đoạn dự báo (2023-2028).
Việc cơ giới hóa các quy trình nông nghiệp đã và đang tiến triển đều đặn trong nước. Nhu cầu về
các máy móc này phần lớn là do nhu cầu cải thiện chất lượng năng suất và sự suy giảm dân số tham
gia canh tác trong khu vực. Hơn 18.000 máy kéo mới đã được bán tại Úc vào năm 2021, bất chấp
những thách thức về chuỗi cung ứng khiến việc giảm doanh số bán hàng mạnh mẽ ở tất cả các bang
trở nên khó khăn. Những vùng đất rộng lớn sẵn có cho phép đất nước đáp ứng nhu cầu của mình
và xuất khẩu sản phẩm sang các nước khác. Trong tương lai, tăng trưởng kinh tế cao được dự báo
trong nước trong giai đoạn dự báo, điều này được kỳ vọng sẽ tiếp tục thúc đẩy thị trường máy móc
nông nghiệp. Tuy nhiên, giá các mặt hàng nông nghiệp tăng đột biến đã đặt ra mối đe dọa đối với
việc áp dụng thiết bị nông nghiệp của nông dân trong vài năm qua.
Vào năm 2022, trong khi các nhà sản xuất ô tô du lịch đang nhanh chóng chuyển sang năng lượng
điện để đáp ứng các quy định về khí thải và nhu cầu thị trường nhưng các đại lý máy móc ở Tây
Úc đang lo ngại rằng áp lực tương tự để chuyển thiết bị của họ sang điện sẽ không khả thi ở các
khu vực xa xôi và khu vực. Máy kéo, đầu và máy phun tự hành xung quanh Tây Úc hoạt động liên
tục trong quá trình gieo hạt và thu hoạch, điều mà các hệ thống điện hiện có sẽ không thể làm được.
Bởi vì quy mô hoạt động, đặc biệt là ở WA, là các trang trại lớn và quan trọng là những thách thức
về cung cấp điện nên thiết bị diesel vẫn cung cấp năng lượng cho hầu hết các máy móc trong lĩnh
vực nông nghiệp của bang.
Máy kéo và máy gặt đập liên hợp vẫn là những dụng cụ phổ biến nhất, với hệ sinh thái sản xuất và
bán hàng phát triển tốt của một số nhà sản xuất trong khu vực và địa phương. Ngoài hiệu quả ngày
càng tăng, cơ giới hóa trong nông nghiệp được thúc đẩy bởi các hoạt động nông nghiệp chính xác
ngày càng tăng trong nước. Việc áp dụng ngày càng nhiều các kỹ thuật nông nghiệp hiện đại trong
nước và sự gia tăng hỗ trợ của chính phủ đối với việc áp dụng máy móc nông nghiệp hiện đại là
một số yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường được nghiên cứu. Dân số ngày càng tăng,
cùng với sự gia tăng chi phí lao động và tăng đầu tư của các nhà sản xuất máy móc nông nghiệp
hàng đầu, như AGCO Corporation, Deere ; Company và Kubota, trong số những người khác, trong
các dòng sản phẩm của họ đã ảnh hưởng đến thị trường máy móc nông nghiệp, do đó, có thể thúc lOMoAR cPSD| 48541417
đẩy thị trường máy móc nông nghiệp Úc trong giai đoạn dự báo. Nông dân và nhà phân phối Úc
tích cực tìm kiếm các nhà cung cấp ở nước ngoài cho các sản phẩm và giải pháp mới và hiệu quả
có thể cải thiện năng suất và hiệu quả canh tác. Gần đây, nhà sản xuất có trụ sở tại Wisconsin,
Miller đã giới thiệu thành công máy phun tự hành mới của họ đến thị trường Úc. Trong tương lai,
dự kiến nhiều nông dân sẽ chuyển sang sử dụng máy bay không người lái, GPS và công nghệ tự trị.
2.2.1.1. Thực trạng và tầm nhìn của chính phủ đối với nền nông nghiệp -
Australia là một quốc gia có đất rộng người thưa, ít mưa, tình trạng khô hạn xảy ra thường
xuyên, Australia không có một ngành nghề nào gọi là truyền thống, kể cả nông nghiệp – vốn là
ngành nghề cổ xưa nhất của loài người. Cho nên có thể nói tất cả các cây, con và công nghệ sản
xuất hiện đang sử dụng trong nông nghiệp Australia hiện nay đều có nguồn gốc nhập khẩu. Chính
vì vậy, để phát huy tối đa hiệu quả của việc nhập khẩu trong việc phát triển nông nghiệp, Chính
phủ Australia đã cho xây dựng các Trung tâm nghiên cứu để nhập khẩu giống và công nghệ, kiểm
chứng, ứng dụng đại trà và thực hiện tiếp thu công nghệ.
Để hỗ trợ hoạt động của các trung tâm này, Chính phủ Australia đã thành lập Hội đồng
Nghiên cứu Australia nhằm xây dựng chiến lược và cung cấp kinh phí cho các công trình
nghiên cứu khoa học. Hội đồng này đưa ra danh sách những hạng mục ưu tiên có lợi cho
quốc gia và đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải lập dự án theo sát danh sách ưu tiên này nếu
muốn nhận được tiền tài trợ cho việc nghiên cứu
Các trung tâm này hoạt động thường xuyên, liên tục nghiên cứu, phát triển và chọn lọc
những giống cây lương thực phù hợp với điều kiện thiên nhiên. Hội đồng Nghiên cứu Úc
sẽ cơ quan đầu mối trong định hướng, đánh giá và cấp kinh phí cho các hoạt động nghiên
cứu nông nghiệp. Nhờ cơ chế này, nước Úc đã tạo dựng được một nền tảng vững chắc cho
hoạt động nông nghiệp của mình
Các trung tâm này ngoài nghiên cứu về các giống cây trồng hoặc con giống phù hợp, còn
nghiên cứu thêm về các quy trình sản xuất năng suất cao. Những điều kiện về GAP hay các
quy chuẩn cần thiết trong sản xuất lương thực cũng được các trung tâm này ứng dụng, giúp
đem lại chất lượng sản phẩm tốt nhất. Nhờ vậy nên, ngành nông nghiệp tại Úc luôn được
thế giới đánh giá cao và tin dùng sản phẩm do nước này cung cấp -
Đặc biệt hơn, đối với những lĩnh vực mà chính phủ xác định là thực sự cấp thiết đến sự
phát triển của nền nông nghiệp, Chính phủ Australia thành lập các Trung tâm chuyên ngành hay
còn gọi là Trung tâm ưu tú (Centre of Excellence) để nghiên cứu, cải thiện, ứng dụng và chuyển
giao từ kiến thức công nghệ cho nông dân. Bộ Nông nghiệp Australia đã xây dựng 11 Trung tâm
như vậy đều khắp trong bang, mỗi Trung tâm phụ trách một ngành hàng nông nghiệp đặc biệt trên
một vùng sinh thái thích hợp để giải quyết dứt điểm những khó khăn của vùng đó.
Ví dụ như vùng lục địa Narrabri miền tây bắc Australia có khí hậu khô, nóng nên có
Trung tâm chuyên về ngành bông vải và cải dầu, vùng miền bắc gần duyên hải vùng
Armidale có khí hậu khô nhưng mát mẻ nên có trung tâm về ngành bò thịt, vùng miền trung
duyên hải Gosford có khí hậu ôn hoà, gần Sydney nên có Trung tâm Tiếp thị và ngành Làm lOMoAR cPSD| 48541417
vườn nhà kính, vùng lục địa Yanco phía tây nam có khí hậu khô, nóng, nhiều ánh sáng nên
có Trung tâm Lúa gạo và tưới tiêu -
Với một quốc gia không được thiên nhiên quá ưu đãi, việc lựa chọn giống cây trồng, vật
nuôi và quy trình sản xuất là biện pháp hữu hiệu. Nhìn nhận từ tình hình thực tiễn của đất nước
mình, Chính phủ Úc đã chuyên tâm và có sự đầu tư đúng mực cho hai vấn đề nêu trên. Hàng loạt
các trung tâm nghiên cứu về nông nghiệp đã ra đời trên khắp mọi miền đất nước, đáp ứng nhu cầu của đất nước.
2.2.1.2 . Diễn biến của quá trình phát triển công nghệ -
Nông nghiệp 4.0 đang biến nông nghiệp kỹ thuật số thành hiện thực. Với dân số ngày càng
tăng, tác động của biến đổi khí hậu, ngành nông nghiệp đang tìm cách để phát triển hiệu quả hơn
và tiết kiệm chi phí. Thực hiện việc canh tác chính xác, máy kéo thông minh, máy bay không người
lái, động thực vật được giám sát bởi các cảm biến, ngành nông nghiệp áp dụng công nghệ của Úc
đang chuyển mình. Các nhà đầu tư và nhà nghiên cứu Úc đang phát triển các công nghệ nông
nghiệp (agtech) và thực phẩm (foodtech) trong tương lai. Sự kết nối với các thị trường đang phát
triển nhanh ở Châu Á, Úc đang tận dụng những lợi thế này để trở thành một trung tâm đổi mới của agtech và foodtech -
Chính phủ Úc đã đầu tư hơn 600 triệu đô la Úc vào nghiên cứu, phát triển nông nghiệp và
hỗ trợ sáng kiến của Liên đoàn Nông dân Quốc gia (National Farmers’ Federation) để phát triển
nông nghiệp thành ngành công nghiệp trị giá 100 tỷ đô la Úc vào năm 2030. Chính phủ Úc đã tìm
kiếm đầu tư từ Vương quốc Anh để giúp thúc đẩy xuất khẩu và đổi mới nông nghiệp 4.0 tại Úc.
Theo tờ Australia Financial Review, nông nghiệp 4.0 ở Úc phát triển mạnh với hơn 300 công ty
khởi nghiệp đưa ra các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề như hạn hán, bệnh cây trồng và quản lý chăn nuôi -
Để thúc đẩy sự tiến bộ trong nông nghiệp 4.0, Úc đã phát triển một nền tảng kỹ thuật số
mới cho ngành agtech và foodtech, và kết nối các nhà đầu tư, xuất khẩu, đối tác nghiên cứu với
chính phủ, khu vực tư nhân, các nhà lãnh đạo và các bên liên quan trong lĩnh vực này. Sáng kiến
này sẽ kết nối các nhà đầu tư với nông dân Úc và các công ty khởi nghiệp agtech cũng như tạo ra
nhiều cơ hội nghiên cứu và phát triển hợp tác hơn. Các phát minh, ứng dụng được thiết kế để làm
thế nào các công nghệ mới có thể được áp dụng vào nông nghiệp ở Úc và có thể được xuất khẩu.
Dự án được xây dựng dựa trên thành tích ấn tượng của đất nước trong đổi mới nông nghiệp để tạo
thuận lợi cho đầu tư nước ngoài, xuất khẩu và hợp tác trong cả agtech và foodtech. Mục đích của
sáng kiến này nhằm biến Úc trở thành trung tâm toàn cầu cho đổi mới nông nghiệp và thực phẩm
(agtech và foodtech), và nêu bật những tiến bộ công nghệ độc đáo, sự xuất sắc trong nghiên cứu,
thành tích mạnh mẽ về chuyên môn đổi mới, cũng như sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ và các
kênh xuất khẩu. Ngoài ra, Úc còn có sự hỗ trợ và quan tâm của chính phủ và những ngành công
nghiệp khác với nỗ lực hợp tác
nghiên cứu có lợi cho ngành nông nghiệp, cũng như cơ sở hạ tầng để phát triển và thử
nghiệm các sản phẩm và công nghệ mới -
Nông nghiệp 4.0 rất quan trọng để nuôi sống dân số của thế giới đang gia tăng đồng thời
đối phó với tác động của biến đổi khí hậu. Vai trò hợp tác giữa chính phủ và ngành nông nghiệp là
rất quan trọng. Úc là nhà xuất khẩu nông sản đứng thứ 12 trên thế giới. Vì vậy, chính phủ hỗ trợ
cho các nỗ lực nghiên cứu, đổi mới, đầu tư và thương mại hóa agtech và foodtech. Chính phủ muốn
thấy sự tăng trưởng liên tục của thực phẩm từ cây trồng và sản phẩm từ agtech và foodtech của Úc lOMoAR cPSD| 48541417
được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Nông nghiệp 4.0 ở Úc có thể phát triển mạnh ngay cả
trong thời kỳ khó khăn nhờ các yếu tố như lao động giá rẻ và nguồn cung cấp nước được đảm bảo.
Môi trường nông nghiệp thuận lợi và quỹ đất rộng lớn của Úc chắc chắn là mảnh đất màu mỡ cho sự đổi mới.
2.2.2 . Australia – Quốc Gia Tiên Phong Trong Sản Xuất Nông Nghiệp Hữu Cơ
Châu Úc Australia là nước có diện tích hữu cơ lớn nhất thế giới. Hơn một nửa đất nông nghiệp hữu
cơ thế giới là đồng cỏ với 22 triệu ha, thì Úc đã chiếm hơn 30%. Ngoài ra, nông nghiệp hữu cơ Úc
cũng có diện tích có chứng chỉ lớn nhất thế giới: 11.199.577,4 ha từ 3.069 đơn vị kinh doanh trong
tổng số 13.637.541,9 ha tổng diện tích nông nghiệp hữu cơ (2012). Đó là chưa kể 253,392 ha đang
trong thời kỳ “tiền chứng chỉ - precertification”. Thị trường hữu cơ tại Úc có tổng giá trị khoảng
$1,27 tỷ AUD (2012), tăng trưởng 10–15% tính từ năm 2007. Sản phẩm hữu cơ nay đã trở thành
một trong những ngành thuộc nhóm chủ đạo của thị trường Úc, không còn là thị trường ngách nữa.
Trong năm 2012, đã có 92% doanh thu sản phẩm hữu cơ là từ các cửa hàng bán lẻ/siêu thị. Ba trong
bốn mặt hàng hữu cơ có thể mua ở các siêu thị lớn. Thị trường hữu cơ tuy chiếm một tỷ lệ nhỏ (0,8
– 1,2%) trong tổng giá trị thị trường thực phẩm Úc có trị giá khoảng $ 130,3 tỷ AUD nhưng lại có
mức tăng trưởng trên mức tăng trưởng trung bình của sản phẩm thông thường. Nông nghiệp hữu
cơ Úc có giá trị tại nông trại (farm-gate) là $300.637.412 AUD, doanh số nông nghiệp hữu tại nông
trại (total farm turnover) là $432.211.807 AUD. Các mặt hàng nông sản hữu cơ mà Úc sản xuất có
quy mô lớn nhỏ khác nhau, gồm thịt bò, trái cây, rau & rau gia vị, sữa và sản phẩm sữa, thị cừu,
thịt gia cầm, các loại hạt ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch, mật, trứng gà, dầu (canola, hướng dương),
lợn/heo. Xuất khẩu sản phẩm hữu cơ của Úc phát triển không khả quan như mong đợi so với những
năm 2000, trừ trường hợp ngoại lệ của ngành thịt xuất khẩu đạt $126 triệu AUD (thịt bò = $72.7
triệu, thịt cừu = $18.6 triệu, gia cầm = $17.8 triệu), chiếm một phần nhỏ (10%) trong tổng giá trị
xuất khẩu nông sản của Úc.
2.2.2.1 . Các chỉ số tăng trưởng thần kỳ
Trong liên tục 18 năm, từ 2000-2018, mức tăng hằng năm ở mức 16,5%; quỹ đất organic đạt chuẩn
tăng từ 1.736.000 lên 27.145.021 hecta. Cũng trong giai đoạn trên, tỉ lệ đất organic đạt chuẩn trên
tổng số đất nông nghiệp tăng mạnh từ 0.38% 6.7%
Hiện nay, tỉ lệ đất organic đạt chuẩn 35.640.000 hecta – chiếm 54% quỹ đất hữu cơ đạt chuẩn toàn cầu
Không thể không nhắc đến sự tăng trưởng ấn tượng trong xuất khẩu organic của nước Úc, với thành
tích gia tăng giá trị xuất khẩu gấp đôi trong 2 năm (2012-2014). Nhu cầu xuất khẩu gia tăng nhanh
chóng là nhân tố kích thích nền nông nghiệp organic phát triển, thu hút thêm nhiều hoạt động sản xuất và đầu tư
Ngoài ra, cũng cần lưu ý sự tăng trưởng của thị trường organic tại Úc gắn liền với các hoạt động
sản xuất được chứng nhận và kiểm định theo chuẩn hữu cơ bài bản. Điều này chứng minh sự tăng
trưởng của thị trường organic sẽ bền vững bởi chất lượng sản phẩm rất được chú trọng
2.2.2.2 . Động lực của nền nông nghiệp hữu cơ
Động lực của sự tăng trưởng cho nông nghiệp organic không gì khác nằm từ phía người tiêu dùng
nhận thức về sức khỏe và an toàn thực phẩm ngày càng được nâng cao. Ngoài yếu tố sức khỏe,
người tiêu dùng tại Úc còn quan tâm nhiều về yếu tố bảo vệ môi trường khi chọn mua thực phẩm
organic (sản xuất nông nghiệp organic với bản chất sản xuất tự nhiên đóng vai trò không nhỏ trong
việc bảo vệ môi trường). lOMoAR cPSD| 48541417
Cũng cần lưu ý, về phía thị trường, nhờ nhu cầu tăng cao và ngành nông nghiệp organic lớn
mạnh nhanh chóng, với nguồn cung được gia tăng và giá thành mau chóng giảm đi, thực phẩm hữu
cơ ngày càng trở nên dễ tiếp cận và phổ biến với người tiêu dùng Động lực tiếp theo cho sự tăng
trưởng của nông nghiệp hữu cơ tại Úc nằm ở ngành công nghiệp organic phát triển sâu rộng, với
hệ thống chuỗi cung ứng được nâng cấp, năng suất gia tăng và thu nhập ngành hàng tăng mạnh,
kích thích sản xuất và đầu tư trong ngành công nghiệp này. Hệ thống cung ứng thực phẩm cũng
lớn mạnh nhanh chóng với các nhà phân phối có mặt tại cả siêu thị tổng hợp và các nhà bán lẻ
organic. Sự cạnh tranh trong nội bộ ngành cũng gia tăng nhanh chóng, người tiêu dùng được hưởng
lợi nhờ chất lượng sản phẩm được cải thiện đồng thời giá thành giảm đáng kể. Ngành công nghiệp
organic của Úc, từ chỗ đáp ứng nhu cầu nội địa, sau đó đã lớn mạnh vượt trội để đáp ứng cho cả
nhu cầu quốc tế gia tăng mạnh mẽ.
2.2.2.3 . Tiềm năng phát triển tương lai
Ngành công nghiệp organic tại Úc được dự đoán tăng trưởng mạnh, với nhu cầu cho thực phẩm
hữu cơ gia tăng mạnh mẽ trên toàn cầu. Ngoài ra, với việc thực phẩm hữu cơ ngày càng phổ biến,
người tiêu dùng giờ đây sẽ chú trọng nhiều hơn đến yếu tố “đạt chuẩn”, có chứng nhận hữu cơ uy
tín và thông tin đầy đủ – của một sản phẩm hữu cơ. Thị trường thực phẩm hữu cơ Úc đã tăng trưởng
88% trong 7 năm trở lại đây. Báo cáo năm 2018 của Thị trường Hữu cơ Úc (AOM) khẳng định
ngành công nghiệp hữu cơ nước này hiện có giá 2,4 tỉ USD, với xuất khẩu hằng năm đạt 700 triệu
USD.Các xu hướng trên mở ra nhiều tiềm năng phát triển cho ngành công nghiệp organic tại Úc,
vì định hướng phát triển của chính phủ Úc là nền sản xuất hữu cơ bền vững dựa trên hoạt động sản
xuất organic bài bản, đạt chuẩn.
Hiện nay, các ngành hàng organic tăng trưởng mạnh mẽ nhất đều từ sản phẩm giàu giá trị dinh
dưỡng và được tiêu thụ phổ biến hằng ngày: sản phẩm sữa có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, sau
đó sản phẩm từ thịt bò. "Khách hàng ngày càng quan tâm đến sức khỏe của họ. Trong bối cảnh
công nghệ không ngừng phát triển, họ tiếp cận được thêm nhiều thông tin liên quan đến thực
phẩm" - bà Niki Ford, Tổng Giám đốc Tổ chức Hữu cơ Úc, chia sẻ.
Những sản phẩm hữu cơ được tiêu thụ nhiều nhất tại Úc bao gồm trái cây, rau củ, các loại hạt,
trứng và thịt. Trong mảng trái cây, rau củ và hạt, rau củ chiếm doanh số bán lớn nhất với 75%.
"Trái cây và rau củ thường là 2 sản phẩm được khách hàng chọn mua khi họ bắt đầu hướng đến
chế độ ăn hữu cơ" - bà Ford cho hay.
2.2.3. Tận dụng và phân bố ngành nghề hiệu quả dựa trên các điều kiện sẵn có -
Việc vận hành các trung tâm này đã giúp Bộ Nông nghiệp Australia giải quyết kịp thời các
vấn đề theo từng loại nông sản. Các quy trình sản xuất tốt nhất trên thế giới được nhập vào Australia
qua các trung tâm này, ví dụ như Quy trình chăm sóc rau quả tươi sạch dành cho việc sản xuất rau
quả (được gọi là Fresh care), Quy trình sản xuất thịt tươi sống (được gọi là Cattle Care), Quy trình
sản xuất ngũ cốc (được gọi là Grain Care), qua đó, Australia đã có được thương hiệu về an toàn vệ
sinh thực phẩm, gia tăng sức cạnh tranh cho xuất khẩu.
Theo như số liệu của Cục Kinh tế, khoa học nông nghiệp và nguồn lợi Australia
(Abarres), giá trị sản lượng nông nghiệp Australia đạt 43 tỷ đô la Mỹ, tương đương với 3%
GDP vào năm 2013. Riêng về sản lượng lúa của bang New South Wales (là bang sản xuất lOMoAR cPSD| 48541417
99% sản lượng lúa của Australia) từ tháng 04/2014 đến tháng 03/2015 đạt 894.000 tấn trên
diện tích gieo cấy 90.000 héc ta, tương đương với năng suất là 9,89 tấn/héc ta (năng suất
lúa của toàn Việt Nam đạt 6,6 tấn/héc ta vào năm 2014). Nền nông nghiệp Australia được
quản lý dưới hình thức nông trại, với khoảng 130.000 nông trại trên diện tích 46 triệu héc
ta, trung bình một nông trại có diện tích 354 héc ta -
Chính sách của chính phủ Australia là xây dựng một nền nông nghiệp vì nông dân, vậy nên
Chính phủ giảm tối đã những điều luật, quy định bắt buộc đối với nông dân như các quy định về
thuế hay hải quan, đồng thời đưa ra những chính sách hữu hiệu giúp đỡ nông dân ổn định trong
sản xuất, tránh hiện tượng bỏ đất lên các thành phố lớn, đồng thời nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh.
Chỉ với 46 triệu hecta đất có thể canh tác, nước Úc đã có sự phân bổ hợp lý các giống cây
trồng và vật nuôi cho từng khu vực riêng. Việc phân bổ này đảm bảo các giống cây trồng
và vật nuôi đều đáp ứng được các điều kiện về tự nhiên, có quá trình sinh trưởng và phát
triển tốt. Vì Úc có lãnh thổ rộng lớn, trải dài trên nhiều đai khí hậu khác nhau, nên giải
pháp này đem lại hiệu quả rất tốt.
Ví dụ như tại lục địa Yanco nằm ở phía Tây nam, có khí hậu nóng ẩm, nhiều ánh sáng,
thích hợp để phát triển lúa mì và hoạt động tưới tiêu. Ngược lại với Yanco là vùng lục địa
Narrabri ở phía Tây bắc với khí hậu nóng khô, vì thế được ưu tiên phát triển cây bông vải
và cây cải dầu. Hay Gosford có khí hậu ôn hòa đã trở thành trung tâm cung cấp thịt heo và
phát triển nông nghiệp nhà kính.
2.2.4 . Ngành nông nghiệp tại Úc được nhận chính sách và ưu đãi phù hợp -
Nhân lực là một trong những yếu tố chủ quan có vai trò rất quan trọng, giúp kinh tế nông
nghiệp Úc phát triển mạnh mẽ và thành công. Số lượng người lao động đang làm việc trong lĩnh
vực nông nghiệp hiện nay tại đất nước Kangaroo này chỉ chiếm khoảng 4% tổng dân số. Tuy vậy,
họ được đánh giá là có trình độ học vấn cao, với tỷ lệ có bằng đại học, cao đẳng lên tới 31%. -
Chính phủ Úc cũng tạo mọi điều kiện để giúp người nông dân được tiếp cận các công nghệ tiên
tiến nhất, nắm bắt chính xác thông tin thị trường. Trong hai năm là 1977 và 2004, quốc gia này đã
xây dựng và áp dụng các chương trình đào tạo, giúp nâng cao kiến thức và kỹ năng cho người nông
dân. Từ đây, chính phủ đã tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh -
Vào năm 1997, Australia thực hiện chương trình “Một nền nông nghiệp Australia tiên tiến”
và hướng đến xuất khẩu với mục đích nâng cao thu nhập cho nông dân và nâng cao sức cạnh tranh
quốc tế cho nông dân. Đặc điểm nội bật của chương trình này như sau:
• Hỗ trợ tài chính cho nông dân trong các chương trình giáo dục và đào tạo về kỹ năng quản
lý tài nguyên thiên nhiên
• Hỗ trợ nông dân thay đổi ngành nghề cho hợp với thay đổi trong thực tế
• Hỗ trợ nông dân nâng cao kỹ năng về quản lý tài chính
• Tư vấn cho nông dân tình hình tài chính trong và ngoài nước
• Hỗ trợ tài chính cho nông dân về các dịch vụ tư vấn của chuyên gia, cũng như tổ chức các
lớp tập huấn để nâng cao năng lực phát triển kỹ năng
• Cung cấp thông tin giúp nông dân nắm vững biến động thị trường trong và ngoài nước. -
Vào năm 2004, Chính phủ Australia đã thành lập một nhóm tư vấn xây dựng định hướng
và chiến lược cho ngành nông nghiệp và thực phẩm, theo đó Chính phủ điều chỉnh các
chính sách và đưa ra các giải pháp về: lOMoAR cPSD| 48541417
• Nâng cao khả năng đáp ứng của nông dân trước các yêu cầu mới của thị trường và chuỗi cung ứng
• Giúp nông dân nâng cao năng lực cạnh tranh
• Hỗ trợ nông dân về kỹ năng quản lý tài nguyên thiên nhiên
• Bảo đảm môi trường kinh doanh tốt nhất, thông thoáng nhất để các doanh nghiệp tự do
hoạt động, tăng mạnh sức cạnh tranh -
Xét về mặt bằng chung, nông dân Australia có trình độ giáo dục cao, khoảng 31% có bằng
đại học hoặc cao đẳng (trung bình toàn quốc 52%). Các chính sách đầu tư vào nông dân Australia
có thể tóm lại theo ba mục chính, đó là:
• Nông dân Australia là chủ thể của nền nông nghiệp Australia, thể hiện trên thực tế đối với
các chính sách này là việc một hộ nông dân Australia được cấp giấy phép sở hữu diện tích
đất rất lớn chứ không phải được thuê lại đất của Nhà nước và Nhà nước sẽ xem xét lại
tình trạng cho thuê đất sau một thời gian.
• Nông dân Australia sản xuất theo chuỗi giá trị và phân phối theo chuỗi cung ứng, thể hiện
ở điểm các mặt hàng nông nghiệp Australia được đóng gói bao bì đầy đủ với nhãn hiệu
“made in Australia” có mặt trên toàn thế giới.
• Nông dân Australia áp dụng hiệu quả các công nghệ hiện đại bao gồm các máy móc và
kỹ thuật công nghệ hiện đại trong sản xuất nông nghiệp. Tại các cánh đồng rộng ngút tầm
mắt, những mày cày, máy hái không cần người lái được sử dụng rộng rãi. Đồng thời, nông
dân Australia biết cách dùng hệ thống vệ tinh để định vị đường cày cho máy cày qua các
thiết bị điện toán tính toán chính xác. -
Bên cạnh việc đầu tư về công nghệ, Chính phủ Úc còn ban hành các chính sách về thuế
quan và hải quan, chính sách hỗ trợ người nông dân hiệu quả. Mục tiêu chính là nhằm xây dựng
một nền nông nghiệp vì người nông dân. Điển hình nhất, người nông dân ở Úc được giảm thuế tối
đa, được nhận chuyển giao công nghệ hiện đại nhất, được hỗ trợ học tập các kiến thức quản lý tài nguyên,…. -
Ngoài ra, chính phủ quốc gia này còn ưu tiên phát triển nông nghiệp theo hướng là các nông
trại, giúp sử dụng tài nguyên thiên nhiên có hiệu quả. Nông dân được Nhà nước cho đứng tên sở
hữu đất đai nông trại, được toàn quyền quyết định trong sử dụng đất sao cho hợp lý. Những chính
sách này đã tạo nên sự tin tưởng, giúp người dân yên tâm và tập trung phát triển nông trại của mình.
3 . Bài học rút ra cho Việt Nam
3 . Một số bài học kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp hữu cơ
Ở Úc, sản xuất nông nghiệp được coi là một trong những ngành kinh tế quan trọng nhất. Và bài
học rút ra từ sản xuất nông nghiệp của Úc đó là sự quản lý và phát triển bền vững.
Các nhà sản xuất nông nghiệp ở Úc đã áp dụng các phương pháp quản lý được xây dựng dựa trên
khoa học và công nghệ hiện đại để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và gia tăng năng
suất sản xuất. Chính vì thế, sản xuất nông nghiệp của Úc có thể tự bảo vệ mình trước các yếu tố
bất lợi như biến đổi khí hậu hay tác động của dịch bệnh.
Bằng việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, các nhà sản xuất nông nghiệp Úc đã tạo ra các sản
phẩm chất lượng cao và đa dạng, từ đó tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường quốc tế. Vì
vậy, bài học quan trọng mà chúng ta có thể rút ra từ sản xuất nông nghiệp của Úc đó là phải phát
triển một kế hoạch và chiến lược dài hạn để đảm bảo sự quản lý và phát triển bền vững, từ đó tạo lOMoAR cPSD| 48541417
ra những sản phẩm chất lượng cao và đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Và những bài học thực tiễn khác như sau.
Một là, các nước có sự phát triển mạnh về sản xuất nông nghiệp hữu cơ như Pháp. Đan Mạch, Đức,
Australia đều hình thành nên một môi trường pháp lý rõ ràng cho nông nghiệp hữu cơ. Điều này
thể hiện qua các tiêu chuẩn về sản xuất hữu cơ và nhãn sản phẩm hữu cơ được hình thành từ rất
sớm. Từ đó, chính phủ các quốc gia này có thể xây dựng khung pháp lý cho việc kiểm tra, giám
sát hoạt động canh tác hữu cơ, cũng như là cơ sở để các nhà sản xuất có thể xác định vị thế của sản
phẩm hữu cơ so với sản phẩm phi hữu cơ. Đây cũng là tiêu chí giúp người tiêu dùng nội địa có thể
phân biệt và an tâm khi sử dụng các sản phẩm hữu cơ. Ngoài ra, với các nước đang phát triển, việc
xây dựng một tiêu chuẩn hữu cơ bám sát vào tiêu chuẩn của các thị trường lớn như Pháp, Đan
Mạch, Đức hay Australia chính là động lực nâng cao khả năng xuất khẩu sản phẩm hữu cơ thông
qua cạnh tranh bằng chất lượng.
Hai là, cần có cơ chế chính sách hỗ trợ canh tác hữu cơ, từ cả phía chính phủ lần cộng đồng. Tại
Pháp, Đan Mạch, Đức, chính phủ có những chính sách hỗ trợ nhà sản xuất hữu cơ thông qua việc
đầu tư mạnh về nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật. Trong khi ở Nhật Bản các tổ chức
cấp cộng đồng hoặc chính quyền địa phương là tác nhân hỗ trợ chính giúp nhà sản xuất tiếp cận
được thông tin (cả công nghệ lẫn thị trường) về nông nghiệp hữu cơ. Việc hỗ trợ bằng tiền thông
qua việc cắt giảm hay miễn chi phí đàng ký nhãn sản phẩm hữu cơ cũng được nhiều quốc gia áp
dụng. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ cho các sản phẩm phi hữu cơ cũng phải tiến hành cắt giảm tiến tới
chấm dứt hẳn, từ đó giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm hữu cơ.
Ba là, đa phần các quốc gia đi đầu về nông nghiệp hữu cơ đều hình thành được chuỗi liên kết trong
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hữu cơ. Và hình thức liên kết được đánh giá là chặt chẽ nhát đó là
thông qua các hợp đồng canh tác (contract farming). Các hợp đồng này sẽ giúp nhà sản xuất đảm
bảo được vấn đề tiêu thụ, cũng như giúp các doanh nghiệp kinh doanh kiểm soát được chất lượng
sản phẩm. Một kênh tiêu thụ khác cũng được xác lập ở các thị trường như Pháp, Đan Mạch, Đức
hay Nhật Bản, đó là các cửa hàng chuyên biệt kinh doanh các sản phẩm hữu cơ do doanh nghiệp
hoặc bản thân các nhà sản xuất thành lập.
Bốn là, phát triển thị trường nội địa thông qua việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về lợi
ích của sản phẩm hữu cơ với sức khỏe và môi trường. Điều này cần thiết được tiến hành ngay từ
bậc học phổ thông như trường hợp của Nhật Bản 3.1 . Thách thức với ngành nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam
Tại hai nước Úc và New Zeyland, nền nông nghiệp hữu cơ đang phát triển đến thị trường xuất khẩu
lắm tiền – cũng như thị trường nội địa tăng trưởng phát đạt, với những sản phẩm ngày càng nhiều
được bán ra tại thị trường trong nước. Có một thực tế khác là sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng lương
thực thực phẩm hữu cơ tại những trung tâm độ thị lớn của nhưng nước châu Á đang phát triển, và
sự sẵn sàng mua với giá cao các sản phẩm này đã dâng đến một cơ hội cho sự gia tăng thu nhập
của người dân nông thôn, đặc biệt là đối với những nông dân nghèo chưa được hưởng lợi từ cuộc
cách mạnh xanh trong vòng 40 năm qua (IFAD, 2002). Tuy nhiên, sư cản trở lớn nhất trong quá
trình này là chi phí quá cao để được cấp chứng chỉ cho một sản phẩm hửu cơ đúng tiêu chuẩn theo
yêu cầu của thị trường. Liên hệ với thực tế Việt nam, một quốc gia kém phát triển vừa mới gia nhập
tổ chức thương mại thế giới (WTO), nếu nhà nước trung ương hoặc địa phương có chủ trương dùng
một phần ngân sách thích đáng để tài trợ cho chi phí này hoặc tiếp thị cho các sản phẩm hữu cơ đã lOMoAR cPSD| 48541417
được cấp chứng chỉ để giúp đỡ cộng đồng người nghèo nông thôn thì cũng không vi phạm các điều
khỏan đã cam kết khi tham gia tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh này.
Có thể nói sản xuất nông nghiệp hữu cơ không còn là vấn đề kỹ thuật mà là vấn đề chính sách.
Chính phủ và các Bộ, Ngành có liên quan đến nông nghiệp hữu cơ, cần sớm ban hành các chính
sách cụ thể, khả thi để hỗ trợ nông nghiệp hữu cơ phát triển, Cụ thể: Qui hoạch và bảo vệ đất đai
và nguồn nước hiện chưa hoặc ít bị ô nhiễm và còn thích hợp cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ
theo hướng hàng hóa. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn sản xuất, ưu đãi cho các tổ chức, cá
nhân tham gia sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Hoàn thiện hệ thống
tiêu chuẩn, qui chuẩn sản xuất, chế biến, chứng nhận chất lượng, thanh tra, giám sát liên quan đến
nông nghiệp hữu cơ. Giúp đỡ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường và quảng bá sản phẩm.
Hiện nay ở nước ta vẫn chưa có tổ chức nào cấp giấy chứng nhận cho sản phẩm hữu cơ. Các sản
phẩm xuất khẩu được chứng nhận hữu cơ lại dựa vào tổ chức của nước ngoài như: IMO, JAS,
Control Union, liên hiệp kiểm soát (SKAL), ICEA, ACT - Chính sách hỗ trợ cho sản xuất nông
nghiệp hữu cơ vẫn chưa có, tháng 1/ 2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định
(01/2012/QĐ-TTg) về chính sách hỗ trợ việc áp dụng các thực hành nông nghiệp tốt trong nông
nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản bao gồm hữu cơ, nhưng hầu hết chỉ hỗ trợ cho an toàn/GAP. -
Việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ ở các địa phương còn rất hạn chế, các tiêu
chuẩn cơ bản cho sản xuất và chế biến hữu cơ vẫn chưa rõ ràng. - Do không dùng hóa chất nên
năng suất cây trồng hữu cơ thấp, sản phẩm hữu cơ nhỏ hình thức chưa đẹp , năng suất thấp. Đời
sống người Việt Nam còn thấp, do vậy việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ cũng gặp nhiều khó
khăn và thách thức lớn nhất vẫn là nâng cao nhận thức cho cả cộng đồng về giá trị của nông nghiệp hữu cơ.
Trồng cây hữu cơ, người sản xuất chỉ được phép sử dụng phân bón hữu cơ, phòng trừ dịch hại bằng
cách tiêu diệt thủ công hoặc thuốc sinh học , nên mất nhiều công sức và khó thực hiện trên diện
rộng. Với những cây trồng sản xuất hữu cơ, trước đây đã trồng cây lâu năm và đã sử dụng nhiều
phân bón hóa học, thuốc hóa học bảo vệ thực vật cây trồng mới để sản xuất hữu cơ thường sinh
trưởng khó khăn vào những năm đầu. Phân hữu cơ và các chế phẩm sinh học có tác dụng chậm
hơn so với phân hóa học, và hóa chất bảo vệ thực vật nên nguồn dinh dưỡng, khoáng cung cấp cho
cây ở giai đoạn đầu là rất chậm và không đầy đủ. Sản xuất bằng biện pháp thủ công nên công sức
lao động nhiều dẫn đến giá thành sản phẩm hữu cơ cao gấp 2-3 lần bình thường nên việc sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm hữu cơ gặp nhiều khó khăn vì người tiêu dùng không nhận biết được đâu là
sản phẩm hữu cơ và đâu là sản phẩm thường KẾT LUẬN